Bệnh & Chương trình

Cây dâm bụt, vỏ dưa hấu, rễ cây chuối già, lá ổi chữa bệnh tiểu đường

Cây dâm bụt, vỏ dưa hấu, rễ cây chuối già, lá ổi, Những vị thuốc chữa bệnh tiểu đường rất hiệu nghiệm ở ngay quanh bạn

Trong dân gian có rất nhiều cách trị tiểu đường bằng các loại cây thuốc nam đã được người dân áp dụng và cho thấy hiệu quả rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

Dưới đây là một số cây thuốc nam được đánh giá là tốt nhất hiện nay trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

  1. Cây dâm bụt

Tên gọi khác xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Cây mọc ở dưới chân núi nơi trống nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu. Hoa hái từ tháng 7-10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi. Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa. Liều dùng: hoa 6-12g. Vỏ rễ 3-10g.

Dưới đây là vài phương thuốc chữa tiểu đường:

  • Rễ dâm bụt tươi 30-60g. Sắc uống thay nước trà.
  • Rễ dâm bụt tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.
  • Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống. 
  1. Vỏ dưa hấu

Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài, phơi hay sấy khô. Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.

Tính năng: vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.

Liều dùng: 10-30g. Người bên trong có hàn thấp nhiều không nên dùng.

Để chữa tiểu đường có thể áp dụng cách như sau: Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống hàng ngày.

  1. Rễ cây chuối già

Thu hái và chế biến, đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi khô. Tính năng: Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp. Liều dùng: 30-120g. Người tỳ vị hư nhược không được dùng.

Dưới đây là cách chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

  • Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nát vắt lấy nước cốt hoà với mật ong uống, chia uống 3 lần trong ngày.
  • Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống trong ngày.
  • Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống hàng ngày. 
  1. Lá ổi

Thu hái và chế biến: Lá ổi hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi khô hoặc sấy khô. Quả hái lúc quả chín, ép lấy nước. Tính năng: Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết. Liều dùng: Khô 10-15g, tươi 15-30g. Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng.

Dưới đây là cách chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

  • Lá ổi 30g (tươi 50g), sắc uống thay nước trà
  • Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống
  • Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2lần/ ngày. Uống nhiều ngày.
  • Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắp tươi 100g. Nấu nước uống cả ngày.

 

TĐMVSK sưu tầm

Các công dụng chữa bệnh của cần tây

CÁC CÔNG DỤNG CỦA CẦN TÂY

 Cần tây: Loại rau ‘lọc’ mỡ máu, trị tiểu đường… và nhiều công dụng không thể bỏ qua

 

Không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, cần tây còn mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao.

Cần tây là loại rau ăn cao cấp chứa nước 90,5%, hợp chất nitơ 1,95%, chất béo 0,07%, xenlulo 1,15% và tro 1,13%, các vitamin A, B, C. Các khoáng chất như Mg, Mn, Fe, I, Cu, K, P, Ca và vitamin P, cholin, tyrosin, axít glutamic.

Chất xơ trong rau cần gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, tinh dầu có tính kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa.

Cần tây có tác dụng kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả gút, sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng.

Cần tây được dùng “lọc” máu có mỡ máu cao, chữa tăng huyết áp, giảm béo, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, chống hoại huyết (chảy máu), kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả gút, sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng. Dùng ngoài ngâm chân, chữa nứt nẻ, gội đầu sạch gàu.

Theo Đông y, cần vị ngọt đắng, the mát (có tài liệu nói lạnh), có công dụng dưỡng huyết mạch, lợi tỳ ích khí, thanh nhiệt, hạ hỏa, lợi đại tiểu tiện, đái tháo đường, giảm ho và các triệu chứng quy về huyễn vựng (ngày nay thấy tương ứng chứng tăng huyết áp), khử phong thấp, vết máu bầm, tan hạch ở cổ…

Dưới đây các bài thuốc từ rau cần tây:

  1. Trị chứng huyết áp cao

Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.

Cách dùng: rau cần tây sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định. Hoặc, dùng rau cần tươi giã vắt lấy nước thêm một ít mật ong và đường mạch nha, lượng như nhau, đem đun nóng ấm và uống ngay, cũng cho kết quả hạ huyết áp rõ rệt. Cần tây dùng cả thân 50g, thái khoảng đốt ngón tay, đổ 3 bát con nước, sắc lấy một bát, uống ngày 3 lần như vậy. Sau một thời gian ngắn, huyết áp sẽ ổn định.

 2. Bổ thận, hạ huyết áp

Rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nước luộc gà 300ml, nấm hương 30g, dâu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối, dầu vừa đủ. Cho dầu vào chảo nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước luộc gà, đun nhỏ lửa 20 phút, chia làm 2 – 3 lần ăn trong ngày.

  1. Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động

Lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt. Trong rau cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.

  1. Trị bệnh gút (gout)

Sự có mặt của chất kiềm trong cần tây có tác dụng trung hòa các chất acid, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do acid tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gút.

  1. Bệnh đường hô hấp

Hạt cần tây có tác dụng làm giảm co thắt nên được dùng chữa hen suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi và bệnh lao phổi.

  1. Ngừa sỏi thận

Ăn rau cần tây có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

  1. Trị bệnh đi tiểu nước đục như sữa

Cách bào chế và dùng rễ cần tây cắt sát gốc thân, tốt nhất có đường kính từ 2cm trở lên (nếu nhỏ hơn thì phải lấy tăng lên). Mỗi lần dùng 10 bộ rễ, rửa sạch cho vào 500ml nước đun sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn khoảng 200ml thì lấy để uống. Mỗi ngày cần uống 2 lần vào buổi sáng, tối, lúc bụng đói. Kết quả rất công hiệu. Uống thuốc từ 3 – 7 ngày nước tiểu trở lại hoàn toàn trong.

  1. Chữa mỡ trong máu cao

Cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Sau một tháng lượng mỡ trong máu sẽ giảm xuống rõ rệt. Mặt khác nhờ trong cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và cà rốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…

 

  1. Chữa mất ngủ

Lượng chất kiềm trong cần tây có công dụng giúp những người đang mắc chứng mất ngủ có thể ngủ ngon hơn. Khoáng chất này làm cho hệ thần kinh êm dịu lại, giảm bớt sự căng thẳng và lo âu.

  1. Làm lợi tiểu

Hàm lượng kali và natri trong cần tây sẽ chịu trách nhiệm về khả năng giúp lợi tiểu. Chúng kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng nước thừa.

  1. Trị táo bón

Từ xa xưa, cần tây đã được dùng làm thuốc nhuận tràng. Chúng làm dịu các dây thần kinh vốn đã hoạt động quá mức do các loại thuốc nhuận tràng nhân tạo. Nhờ đó, làm nhẹ chứng táo bón một cách tự nhiên.

  1. Giúp xương chắc khỏe mạnh

Loại rau này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều canxi và magiê – rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.

 

  1. Chữa vàng da

Xào 150g cần tây với 15g dạ dày lợn, ăn liên tục trong 1 tuần đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.

  1. Chữa bệnh viêm gan mạn

Dùng rau cần tây xào ăn hoặc sắc lấy nước uống liên tục trong nhiều ngày, nhiều tháng.

  1. Chữa cảm cúm

Ăn cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào…

  1. Chữa trị viêm miệng, họng

Cần tây 30g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm vài hạt muối tinh, súc miệng ngày 3 lần, hoặc có thể nuốt từ từ càng nhanh khỏi.

Lưu ý: Cần tây có furocoumarin nếu để lâu quá 3 tuần trong tủ lạnh, chất này sẽ tăng gấp 2,5 lần, nếu ăn sẽ dễ bị ngộ độc. Do đó, chỉ nên để cần tây trong tủ lạnh vài ngày đến 1 tuần để an toàn khi sử dụng.

 Cao Sơn

  TĐMVSK sưu tầm

7 dấu hiệu của bệnh tiểu đường

7 DẤU HIỆU CỦA BỆNH TIỂU ĐUỞNG

Thường xuyên đi tiểu đêm, cơ thể mệt mỏi, mắt mờ, chảy máu chân răng… là những dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong cơ thể bạn đang vượt ngoài tầm kiểm soát. 

Dấu hiệu bệnh tiểu đường rất khó nhận biết hoặc hay bị nhầm với triệu chứng của bệnh khác.

Theo Womenshealthmag, khi lượng đường trong máu cao nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, tổn thương thận, thần kinh, mất thị lực…

Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy mức đường trong máu đang vượt ngoài tầm kiểm soát:

 1. Đi tiểu thường xuyên

Tiến sĩ Fuhrman giải thích rằng khi bạn có quá nhiều glucose hoặc đường trong máu, thận của bạn sẽ phải đào thải qua nước tiểu.

Tăng số lần đi tiểu là dấu hiệu lượng đường trong máu có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Theo các chuyên gia y tế, khi đường trong máu cao, thận sẽ cố gắng làm sạch ra ngoài qua nước tiểu.

  1. Mắt kém

Mờ mắt là hậu quả do lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến làm thay đổi hình thái thủy tinh thể của mắt. Nhưng khi đường huyết trở lại mức bình thường trạng thái này sẽ không còn nữa.

  1. Khát nước liên tục

Đi tiểu nhiều sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn bình thường, điều này khiến bạn có nguy cơ bị mất nước.

Bạn sẽ cảm thấy lúc nào cũng cảm thấy khát và khô miệng ngay cả khi uống cùng một lượng nước như mọi khi. Thêm vào đó, vì uống nhiều nước hơn cũng sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

  1. Mệt mỏi

Mệt mỏi là một tác dụng phụ của mất nước. Theo các chuyên gia y tế, nếu đi tiểu nhiều hơn và khát hơn bình thường, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Việc thức dậy nhiều lần trong đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Vì ngủ ít nên dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi.

  1. Vết thương lâu lành

Các vết thương hoặc vết xước, vết bầm tím rất lâu lành. Nguyên nhân do các mạch máu đã bị hư hại do nhiều glucose di chuyển trong những tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông đến các vùng trong cơ thể, điều này khiến vết thương trở nên lâu lành.

  1. Chảy máu lợi, nướu răng

Khi lượng đường trong máu cao, máu lưu thông kém, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành và vấn đề với nướu cũng xảy ra. Nướu có thể đỏ, sưng lên và dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Lượng đường trong máu cao, gây ra tình trạng nướu gây sưng đỏ và dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Lượng đường huyết cao trong cơ thể cao cũng khiến cho hệ thống miễn dịch bị tổn thương, làm giảm tính chống lại các vi khuẩn tự nhiên trong miệng góp phần gây ra tình trạng chảy máu lợi, chân răng.

  1. Xuất hiện mạch máu dưới da

Lượng đường trong máu quá cao có thể làm tổn thương các mạch máu, bao gồm các mạch máu dưới da. Sự tổn thương này có thể dẫn đến mảng màu nâu nhạt hoặc vẩy màu trên da, đặc biệt là ở vùng dưới chân gây ngứa và thậm chí có thể gây đau đớn.

Ngoài ra bạn cũng có thể nhận thấy những mảng màu tối, nhợt nhạt trong nếp gấp da, đặc biệt là ở nách, háng hay cổ.

Đường huyết cao cũng có thể làm cho tế bào da tái sản xuất nhanh hơn bình thường. Các tế bào mới có nhiều sắc tố hơn, có thể dẫn đến các đốm tối dưới da. Chúng có thể sẽ không đau đớn, nhưng gây ngứa hoặc thậm chí có mùi.

Do đó, nếu có những dấu hiệu cảnh báo bệnh thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Phương Nam

 TĐMVSK sưu tầm

20 phát minh y khoa tân tiến tuyệt diệu

 

TĐMVSK sưu tầm

Vài cách chữa đau đầu

Những cách thức và thực phẩm giúp bạn giảm chứng đau đầu hữu hiệu

Có rất nhiều người mắc phải chứng đau nửa đầu, vì nhiều nguyên nhân trong đó có sự thay đổi hoóc môn, thức ăn nhất định và căng thẳng. Trong một số trường hợp, chứng đau nửa đầu cũng có thể là di truyền. Nhưng cũng có thể là thiếu các khoáng chất như Sodium Bicarbonate, Magnesium Chloride, Iodine, thiếu dưỡng khí, thiếu nước,  khi huyết lưu thông không đều, một vài mạch máu bị tắc nghẽn, cholesterol và áp huyết cao vv.

 Vậy làm thế nào để thuyên giảm mà không phải uống thuốc?

      . Bổ sung 3 khoáng chất nói trên

  • Hít thở nhiều để nạp dưỡng khi đầy đủ cho cơ thể
  • Tập thể dục
  • Dùng 10 ngón tay hay lược cào đầu 5-10 phút mỗi ngày, được nhiểu lần càng tốt, nhưng ít nhất là truớc khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Tác động này cũng giúp chống tai biến mạch máu não, gia tăng thị lực, trí nhớ…

    Thay đổi lối sống, thay đổi thói quen ăn uống, tập thể dục đều đặn và đặc biệt là ăn những thực phẩm dưới đây là những cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.

    Nếu bạn đang trải qua cơn đau nhói chỉ ở một bên đầu, kèm theo buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng, thì bạn có thể bị chứng đau nửa đầu.

    Chứng đau nửa đầu có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, mỗi lần sử dụng thuốc giảm đau có thể gây ra nhiều phản ứng phụ. Thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và tập thể dục đều đặn là những cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, có một số loại thực phẩm dưới đây giúp bạn chống lại chứng đau nửa đầu một cách hiệu quả.

    1. Hạnh nhân

    Hạnh nhân là một trong những loại hạt tốt nhất giàu chất béo tốt, magiê, cao tryptophan, (một axit amin giúp giải phóng serotonin. Serotonin có liên quan đến tâm trạng, giấc ngủ, chán ăn…). Tiêu thụ một nắm hạnh nhân giúp thư giãn các mạch máu và cơ giúp giảm cơn đau nửa đầu.

    2. Chuối

    Chuối giàu kali và magiê. Nếu bạn đang bị chứng đau nửa đầu, chuối giúp thư giãn mạch máu của bạn và giảm đau đầu. Do vậy hãy ăn chuối thường xuyên để cho kết quả tốt nhất.

    3. Sữa chua

    Khi cơ thể thiếu canxi sẽ gây nhức đầu và chứng đau nửa đầu. Thêm sữa chua vào chế độ ăn kiêng thông thường của bạn giúp cung cấp cho cơ thể nhu cầu canxi cần thiết và do đó ngăn ngừa cơn đau nửa đầu.

    4. Uống nhiều nước

    Mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây nhức đầu và chứng đau nửa đầu. Khi có sự cạn kiệt các chất lỏng quan trọng trong cơ thể sẽ gây đau nửa đầu. Do đó, uống nhiều nước rất quan trọng để giữ cho cơ thể luôn ngậm nước.

    5. Hạt diêm mạch

    Chứa hàm lượng carbohydrate thấp, hàm lượng protein và magiê cao nên hạt diêm mạch là một trong những loại thực phẩm tốt nhất giúp giảm chứng đau nửa đầu. Thường xuyên thêm hạt diêm mạch vào chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp chống lại chứng đau nửa đầu.

    6. Hạt kê

    Hạt kê có chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu và được biết đến với tính chất chống oxy hóa giàu có của chúng. Ngoài ra, hạt kê cũng chứa một lượng magiê tốt. Thường xuyên tiêu thụ hạt kê sẽ giúp giảm cơn đau nửa đầu đồng thời giúp điều chỉnh huyết áp rất tốt.

    7. Caffeine

    Caffeine được biết đến với việc làm giảm kích thước của mạch máu, làm giảm sự giải phóng histamin trong máu và do đó làm giảm chứng đau nửa đầu.

    8. Rau bina (rau chân vịt, cải bó xôi)

    Giàu hàm lượng magiê và vitamin B2, rau bina là một trong những loại rau lá xanh tốt nhất mà bạn cần phải ăn nếu bị chứng đau nửa đầu. Bạn có thể tiêu thụ rau bina ở dạng nấu chín hoặc sống hoặc thêm vào salad sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng đau nửa đầu.

    9. Hạt lanh

    Hạt lanh là một loại thực phẩm khác nữa mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày để giảm chứng đau nửa đầu. Hạt lanh có nhiều axit béo omega-3 giúp chống lại chứng viêm và giảm đau liên quan đến chứng đau nửa đầu.

    10. Cá béo

    Các loại cá béo như cá hồi và cá ngừ giàu axit béo omega-3. Thường xuyên bổ sung các loại cá béo này vào bữa ăn hàng ngày của bạn sẽ giúp giảm đau và viêm.

    11. Gừng

    Gừng được biết đến với tính chống viêm và có hiệu quả chống lại các triệu chứng buồn nôn và chứng đau nửa đầu. Khi bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, bạn hãy uống một tách trà gừng sẽ giúp giảm các triệu chứng.

  12. Ớt

      Ớt có rất nhiều tác dụng giúp cải tiến sức khoẻ và    phòng chống tới 80 thứ bệnh tật, trong đó cả tiểu đường, áp huyết cao, mỡ trong máu, thấp khớp, các thứ bệnh tim mạch, mệt mỏi, mất ngủ, cảm cúm, đau đầu, ợ chua, ung thư, kể cả ung thư dạ dầy, loét dạ dầy.

Vài lát ớt tươi hay ¼ muỗng cà phê bột ớt cayenne pha trong một ly nước nóng sẽ giúp giải quyết được khá nhiều vấn đề sức khỏe.

   13 Cà rốt

Cà rốt có nhiều magiê và beta-carotene. Nhờ hai dưỡng chất thiết yếu này, cà rốt được coi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để chống lại các triệu chứng đau nửa đầu. Tiêu thụ một bát cà rốt sống hoặc một cốc nước ép cà rốt thường xuyên giúp bạn chống lại các triệu chứng đau nửa nửa đầu có hiệu quả

  TĐMVSK sưu tầm và bổ túc

Ung thư vì điện thoại di động

Ung thư vì điện thoại di động

Không nên cất điện thoại di động trong túi quần, hay áo lót ngực (phái nữ)

“Không nên để điện thoại trong túi quần” – đó là lời khuyên chúng ta vẫn thường nghe thấy hàng ngày. Tuy nhiên sự thực thì chẳng mấy ai trong chúng ta thực hiện được điều đó. Đơn giản là vì trong thời đại “sống gấp” như hiện nay, điện thoại di động là một thứ không thể thiếu. Nếu như để điện thoại trong cặp, túi xách… bạn có thể lỡ tin quan trọng bất kỳ lúc nào. Thêm vào đó, hầu hết các mẫu điện thoại được thiết kế sao cho có thể đút vừa vặn vào túi quần, nên đây có thể được xem là lựa chọn tối ưu để cất giữ “người bạn đồng hành” này.

Mà không chỉ túi quần đâu. Những cô gái tại các nước phương Tây còn hay để điện thoại ở phần ngực.

Nhét điện thoại vào áo ngực là một trong những thói quen phổ biến của các “nữ nhi” trên thế giới. Tuy nhiên quay trở lại với lời khuyên đầu tiên, bạn cần biết rằng lời khuyên đó hoàn toàn chính xác, vì thói quen cất điện thoại trong túi quần, túi ngực, trong… áo lót đều để lại hậu quả khôn lường.

Sóng điện thoại là một loại “bức xạ” có hại

Đó là lời tuyên bố của tiến sĩ Devra Davis – nhà dịch tễ học người Mỹ. Davis cho biết bà bắt đầu nghiên cứu khi trào lưu cất điện thoại trong áo ngực lan rộng trong các trường cấp 3 tại Mỹ. Còn tại sao cất trong áo lót ư? Đó là vì các cô gái thường mặc váy đi học nên không có túi.

Trong quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Davis có nhắc đến một trường hợp đặc biệt về người phụ nữ trẻ bị mắc ung thư vú. Điểm đáng lưu ý ở đây là hình dạng của khối u trùng hợp với hình dáng của… chiếc điện thoại di động. Thêm nữa, bầu ngực có khối u cũng chính là bên ngực cô thường cất điện thoại bên trong.

Vị trí của khối u trùng khớp với vị trí cô hay cất điện thoại di động

Dù vẫn chưa thể tìm ra mối liên hệ cụ thể, các bằng chứng vẫn cho thấy thói quen để điện thoại gần cơ thể có thể gây những tác hại khôn lường.

Theo giáo sư Davis: “Việc hình dáng của khối u có sự trùng hợp kỳ lạ với chiếc điện thoại khiến tôi thực sự lo ngại về những gì chúng ta có thể đang phải chịu đựng khi tiếp xúc với điện thoại thường xuyên” .

Hậu quả khôn lường của sóng bức xạ điện thoại

Theo như tiến sĩ Davis, các hãng sản xuất điện thoại đã khéo léo biến thứ sóng điện thoại phát ra thành một cụm từ khá… hoa mỹ: năng lượng tần số vô tuyến – radio frequency energy. Tuy nhiên, thực chất đây chính là bức xạ vi sóng – microwave radiation – thứ luôn được cho là có tác hại nhất định đến cơ thể.

Tuy nhiên người sử dụng hiện nay chẳng ai biết được sự thật này. Theo Davis, nếu như biết được hàng ngày đang phải giữ một “máy phát bức xạ vi sóng” bên cạnh, có lẽ bạn sẽ phải suy nghĩ lại về chuyện cất điện thoại gần “chỗ nhạy cảm” như túi quần.

Và bạn đừng tưởng đây là chuyện do mấy bác khoa học “rảnh” nghĩ ra. Trên thực tế ngay trong tờ hướng dẫn sử dụng điện thoại iPhone của Apple – một trong những hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới cũng có dòng chữ sau:

(Tạm dịch: Nếu để điện thoại ở khoảng cách dưới 15mm như đút vào túi quần, các tiêu chuẩn tiếp xúc điện tử FCC có thể bị vi phạm)

Một số chuyên gia về sức khỏe cũng đồng tình với quan điểm này. Bác sĩ Joseph Mercol – chuyên gia châm cứu hàng đầu của Mỹ cho biết “Việc tiếp xúc thường xuyên với bức xạ điện thoại có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường, đặc biệt tại một số khu vực nhạy cảm” .

Có thể thấy một số bằng chứng về tác hại này. Năm 2009, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có thói quen để điện thoại trong túi quần thường có vùng xương chậu yếu hơn.

Chưa hết, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng bức xạ từ điện thoại làm giảm số lượng tinh trùng ở đàn ông, đồng thời có thể gây loãng xương.

Bức xạ điện thoại có thể gây tác hại nhất định đến não bộ

Dù chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng các khoa học gia cũng cảnh báo về nguy cơ gây u não khi nghe điện thoại.

Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyên bạn không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc.

Nên cất điện thoại vào đâu?

Rõ ràng việc cất điện thoại vào túi quần, túi áo hay trong… áo lót là không hề khả thi. Vậy phải cất vào đâu?

Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ tốt nhất nên cất điện thoại trong túi xách. Còn nam giới có thể sử dụng túi đựng điện thoại.

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng tai nghe khi nói chuyện điện thoại để hạn chế bức xạ tác động đến não. Các chuyên gia cũng khuyên rằng không nên sử dụng điện thoại ở những nơi có tín hiệu yếu, vì lúc này là lúc điện thoại phát ra bức xạ mạnh hơn để tiếp sóng.

TĐMVSK sưu tầm

13 thực phẩm giúp chống ung thư hữu hiệu

13 thực phẩm vừa ngon vừa chống ung thư hữu hiệu

Có một vài loại thực phẩm sẽ giúp bạn ngăn ngừa và đẩy lùi căn bệnh ung thư đáng sợ. Bạn hãy tích cực ăn uống những thực phẩm bổ dưỡng sau hàng ngày nhé.

 1. Nấm

Mỗi loại nấm khác nhau có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung chúng đều chứa các chất chống ung thư, đặc biệt là hoạt chất betaglucan có khả năng ức chế tác hại của siêu vi gây ung thư, đồng thời trung hòa độc chất sinh ung thư nội tại cũng như ngoại lai.

Do đó, chế độ ăn uống hàng ngày nên được bổ sung đa dạng các loại nấm như mộc nhĩ đen, nấm hương, nấm mỡ, nấm đông cô, ngân nhĩ,…

2. Cà tím

Cà tím được xếp vào nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng vitamin PP và chứa chất Nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa.

3. Mướp đắng

Mướp đắng giúp quá trình chuyển hóa glucose, giới hạn năng lượng cung cấp cho tế bào ung thư tuyến tụy và tiêu diệt chúng nhưng không làm ảnh hưởng đến tế bào bình thường.

 4. Khoai lang

Khoai lang chứa một thành phần đặc biệt có tên DHEA và beta- carotene có thể phòng ngừa ung thư và chống lão hóa. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang hiệu quả trong việc chữa trị chứng táo bón và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.

5. Bí đỏ

Bí đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa và giàu beta-carotene và alfa-carotene, 2 tiền tố của vitamin A nên có tác dụng bảo vệ da, chống tia nắng mặt trời và ngăn ngừa những bệnh ung thư và tiểu đường.

6. Hành

Giống như tỏi, hành là thành viên thuộc họ hành, bao gồm tỏi tây, hẹ tây và hành lá. Hành cũng là thực phẩm tuyệt vời giúp chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư vì khả năng can thiệp vào sự tiến triển của khối u và mang lại hiệu quả tích cực chosức khỏe.

Theo đó, hành tây đã được chứng minh là giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, như ung thư đại trực tràng, thanh quản và buồng trứng.

7. Nghệ

Hoạt chất chính chiết xuất từ củ nghệ vàng giúp ức chế sự phát triển một số loại tế bào ung thư như tế bào ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư máu, ung thư đại trực tràng, ung thư gan…

Nghệ có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do hình thành trong quá trình tự vệ của cơ thể, vừa phòng ngừa ung thư một cách tích cực ngay từ lúc mới hình thành tế bào ung thư. Đồng thời ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới.

8. Gừng

Các tế bào thông thường có vòng đời xác định và sẽ bị đào thải một cách tự nhiên. Tuy nhiên, tế bào ung thư thì không như vậy. Chúng liên tục gia tăng và gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Các nhà khoa học đã tìm ra một chất dinh dưỡng thực vật trong củ gừng là 6-gingerol. Chất này có tác dụng thúc đẩy kết thúc vòng đời của tế bào ung thư, do đó làm giảm khả năng sản sinh và phát triển của căn bệnh này.

9. Tỏi

Tỏi là một trong những thực phẩm đi đầu trong việc phòng chống các bệnh ung thư dạ dày và ung thư ruột kết. Chỉ cần sử dụng một lượng tỏi nhỏ trong bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng tốt đến hệ miễn dịch.

 Trong tỏi cớ chứa nhiều selen – một chất chống oxy hóa rất mạnh nên có thể giúp cơ thể chống lại ung thư. Các chất chống oxy hóa này có thể vô hiệu hóa các gốc tự do và tấn công khối u trước khi nó có thể nhen nhóm.

Đối với bệnh nhân đã mắc ung thư, tỏi sẽ có tác dụng ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển, tiêu diệt sự phát triển của những mạch máu mới nuôi sống khối u.

10. Quả lựu

Lựu không chỉ là loại trái cây tươi ngon mà còn có hiệu quả rất ấn tượng trong việc phòng chống các bệnh ung thư.

Quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của bệnh ung thư. Hoạt tính chống ôxy hóa trong loại quả này cũng mạnh hơn nhiều so với hợp chất ở rượu vang và chè xanh.

Ngoài ra, trong lựu có chứa hợp chất ellagitannins có vai trò tích cực trong ngăn chặn sự sản xuất các oestrogen – yếu tố nguy hiểm kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư vú.

11. Kiwi

Kiwi giàu vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao gấp 4-12 lần cam quýt, gấp 30 lần táo và 60 lần với nho. Trong kiwi hàm chứa một loại chất hoạt tính ngăn chặn sự hình thành chất gây ung thư trong cơ thể.

12. Lúa mì

Lúa mì chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Uống nước ép từ mầm lúa mì sẽ giúp một lượng lớn chất xơ dễ dàng đi vào cơ thể giúp giảm các bệnh như đau ruột kết, trực tràng ngoài ra còn có tác dụng phòng bệnh ung thư.

13. Các loi rau h ci

Những loại rau họ cải như súp lơ trắng, súp lơ xanh và bắp cải là những thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Và chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất như hoạt chất chống oxy hóa và ung thư  có sức mạnh đáng kinh ngạc.

 Hãy ăn càng nhiều cải búp, cải canh, cải xoong, củ cải, bắp cải,… càng tốt, để nạp đủ lượng dưỡng chất thực vật và các hợp chất chống ung thư cho cơ thể.

TĐMVSK sưu tầm 

Sự khác biệt giữa vi trùng (viruses) và vi khuẩn (bacteria)

Sự Khác Biệt Giữa Vi trùng (Viruses) Và Vi Khuẩn (Bacteria)

Sự Lây Lan Và Cách Phòng Ngừa ?

Virus và vi khuẩn đều là những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu khi hệ miễn dịch của con người bị suy yếu.

Chúng ta nên biết rõ sự khác nhau giữa virus và vi khuẩn để có cách phòng và điều trị bệnh hợp lý khi bị bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra.

  1. Vi khuẩn là gì ?

Vi khuẩn thuộc loại đơn bào, có ở khắp mọi nơi, chỉ một giọt sữa chua là có thể chứa 100 triệu vi khuẩn. Hầu hết các vi khuẩn sinh sản bằng cách phân bào (một tế bào tách làm đôi).

Vi khuẩn giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa của người và vật, giúp hóa mùn cây cối và súc vật chết, giúp cho tiến trình lên men hiệu quả.

Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong tái chế chất dinh dưỡng như cố định nitơ từ khí quyển và gây thối rữa sinh vật khác.

  1. Virus (Vi rút) là gì ?

Vi rút lớn lên và phát triển chỉ khi chúng sống trong tế bào sống. Sống ngoài tế bào sống, vi rút sẽ tự hủy diệt, không thể phát triển, trừ khi chúng sống trong tế bào động vật, thực vật hay vi khuẩn.

Vi rút gây bệnh cho người và vật, do thở hay nuốt vào, đột nhập vào lỗ hổng trên da.

Virus bao gồm vật liệu di truyền (DNA hoặc RNA) bao quanh bởi một lớp phủ bảo vệ của protein. Có khả năng bám vào các tế bào và nhận được bên trong chúng.

Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn và vi khuẩn cổ.

  1. Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus ?

(Chú thích: dấu + là Có, dấu – là Không)

* Vi khuẩn (Bacteria) – Gây viêm nhiễm nhưng diệt được

Vi khuẩn còn được gọi là vi trùng, chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước và ở dạng cộng sinh với các sinh vật khác. Một số là tác nhân gây bệnh và gây ra bệnh uốn ván, thương hàn, giang mai, tả, bệnh lây qua thực phẩm và lao.

Một số nhiễm khuẩn có thể lan rộng ra khắp cơ thể và trở thành bệnh toàn thân.

Bệnh do vi khuẩn lây nhiễm qua tiếp xúc, không khí, thực phẩm, nước và côn trùng.

Vi khuẩn gây viêm nhiễm nhưng diệt được mầm bệnh, bệnh do bị nhiễm khuẩn có thể trị bằng thuốc kháng sinh, được chia làm hai nhóm là diệt khuẩn (bacteriocide) và kìm khuẩn (bacteriostasis), với liều lượng mà khi phân tán vào dịch cơ thể có thể tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

* Virus – Thuốc kháng sinh vô tác dụng với virus

Vi rút chỉ có thể sống và phát triển được khi xâm nhập vào bên trong tế bào của sinh vật khác (người, động vật và cây cỏ) và khi ra khỏi ký chủ, vào môi trường ngoài (nước, không khí…) chúng sẽ không sống được lâu.

Ngày nay, khoa học đã phát hiện có khoảng 2.000 loài vi rút khác nhau, trong đó có khoảng 300 loài có khả năng gây bệnh cho người như AIDS, viêm gan B và C, sốt xuất huyết, bại liệt, bệnh dại, đậu mùa, cúm…

Khác với vi khuẩn, vi rút đánh vào hệ miễn dịch của cơ thể nên điều trị bằng kháng sinh không có tác dụng mà chỉ có thể chống lại bằng cách tiêm vaccin.

Riêng các loại vi rút gây cúm, vì chúng biến chủng rất nhanh nên vaccin chế từ virus năm này lại không hữu hiệu với cùng virus ấy cho năm tới. Vì thế các loại vaccin hiện có không ngừa được virus cúm A (H1N1).

Khi thời tiết chuyển mùa hay trở lạnh sẽ là điều kiện thuận lợi để vi rút gây bệnh.

  1. Tại sao thuốc kháng sinh (antibiotic) không điều trị được bệnh do virus gây ra ?

Năm 1928, tại Bệnh viện Saint Mary (London), Alexander Plemming phát hiện ra chất kháng sinh (antibiotic) diệt khuẩn và đặt tên là penicillin.

Loại kháng sinh này được tìm ra từ nấm Penicillium notatum. Sau đó có rất nhiều nhà nghiên cứu về kháng sinh penicillin và đến năm 1943, dự án sản xuất penicillin được Chính phủ Mỹ chấp nhận và từ đây kháng sinh penicillin chính thức ra đời, cứu sống được vô vàn người mắc bệnh nhiễm khuẩn.

Từ penicillin, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm tòi ra vô vàn các loại kháng sinh khác nhau và đã xếp chúng thành nhiều nhóm dựa vào cấu tạo và cơ chế tác dụng đối với vi khuẩn.

Kháng sinh (Antibiotic) đối với virut thì như thế nào?

Do cấu tạo virut hoàn toàn khác biệt với tế bào vi khuẩn và nó không phải là một tế bào hoàn chỉnh bởi cấu tạo đơn giản hơn rất nhiều so với tế bào vi khuẩn chỉ là bộ gen (hoặc DNA hoặc RNA) bao quanh là lớp vỏ protein chứa nhiều kháng nguyên, vì vậy được gọi là “phi tế bào”.

Do cấu tạo đặc biệt đó nên bắt buộc virut phải sống ký sinh bên trong tế bào túc chủ mà nó xâm nhiễm, bởi vì virut không có hệ thống enzym hoàn chỉnh nên không thể tự tạo ra năng lượng cho mình hoặc tự sinh sôi nảy nở được.

Do đó, để tồn tại và phát triển thì virut phải xâm nhập vào trong các tế bào khác (tế bào túc chủ) và “gửi” các vật liệu di truyền của mình.

Khi vào cơ thể, áo protein bị loại bỏ, chỉ hoạt động bởi ARN hoặc ADN của nó, không có cách gì để nhận biết. Hơn nữa, kháng sinh diệt được vi khuẩn vì vi khuẩn ký sinh ngoài tế bào nên kháng sinh có thể diệt nguyên vi khuẩn, còn virut nằm trong vật chất di truyền của tế bào túc chủ cho nên nếu kháng sinh diệt virut thì đồng nghĩa với diệt cả tế bào của túc chủ (người hoặc động vật).

Vì vậy, nếu thuốc kháng sinh muốn tấn công virut sẽ phải biết chọn lọc không tấn công vào các bộ phận “tầm gửi” này (tức là không tấn công vào tế bào túc chủ) và đây thực sự là cản trở cực lớn.

Hơn thế nữa, virut còn có khả năng nằm ẩn mình vài năm trong tế bào trước khi phát bệnh.

Để thay vì dùng kháng sinh không có tác dụng đối với virut, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một số thuốc diệt virut dựa trên cơ sở sự hiểu biết về cấu trúc và cơ chế xâm nhiễm, nhân lên trong tế bào túc chủ của virut.

Tuy vậy, virut luôn thay đổi hình dạng và do đó luôn có khả năng kháng lại thuốc, đó là những điều bất lợi cho việc dùng thuốc tiêu diệt chúng.

  1. Virus và vi khuẩn lây lan như thế nào ?

 

– Một người bị lạnh có thể lây nhiễm vi khuẩn hoặc virus bằng cách ho hoặc hắt hơi.

– Vi khuẩn hoặc virus có thể được lây lan bằng cách chạm hoặc bắt tay với người khác.

– Chạm vào thức ăn với bàn tay bẩn cũng sẽ cho phép virus hoặc vi khuẩn từ ngoài lây lan tới ruột.

– Lây qua dịch cơ thể:  như máu, nước bọt và tinh dịch, có thể chứa các vi sinh vật, ví dụ bằng cách tiêm hoặc quan hệ tình dục (đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng do virus như viêm gan hoặc AIDS).–

Virus lây lan theo nhiều cách; virus thực vật thường được truyền từ cây này sang cây khác qua những loài côn trùng hút nhựa cây như rệp vừng; trong khi virus động vật lại có thể được truyền đi nhờ những côn trùng hút máu. Những sinh vật mang mầm bệnh như vậy được gọi là những vector.

Virus cúm lan truyền thông qua ho và hắt hơi. Norovirus và rotavirus, nguyên nhân chính của bệnh viêm dạ dày-ruột siêu vi, lây lan qua đường phân-miệng và truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, cũng như xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hay nước uống.

HIV là một trong vài loại virus lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục và tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Mỗi virus chỉ có thể xâm nhiễm vào một số dạng tế bào vật chủ nhất định, gọi là “biên độ vật chủ” (host range); biên độ này có thể rất hẹp hoặc rất rộng, tùy vào số lượng những sinh vật khác nhau mà virus có khả năng lây nhiễm.

Sự xâm nhập của virus trong động vật đã kích hoạt một phản ứng miễn dịch nhằm loại bỏ virus xâm nhiễm. Những phản ứng miễn dịch cũng có thể được tạo ra bởi vaccin, giúp tạo ra miễn dịch thu được nhân tạo đối với một virus xâm nhiễm nhất định.

Tuy nhiên, một số virus, bao gồm những loại gây ra AIDS và viêm gan siêu vi, lại có thể trốn tránh những phản ứng trên và gây ra sự nhiễm bệnh mãn tính. Đa phần các chất kháng sinh không có hiệu quả đối với virus, dù vậy cũng đã có những loại thuốc kháng virus được phát triển.

  1. Làm thế nào để tránh nhiễm trùng ?

–  Rửa tay thật kỹ (thường là một trong những cách tốt nhất để tránh bị cảm cúm).

– Bắt tay với người bị cảm lạnh là nguy hiểm, do đó, tránh dụi mắt hoặc mũi của bạn sau đó.

– Thức ăn phải được nấu chín hoặc làm lạnh càng nhanh càng tốt.

– Rau và thịt phải được lưu giữ riêng và chuẩn bị trên thớt riêng biệt.

– Khi bị cảm cúm, hoặc hắt hơi, sổ mũi cần chuẩn bị khăn giấy, khăn cá nhân để ngăn chặn đưa virus, vi khuẩn ra ngoài môi trường. Cần luyện thói quen ho vào cánh tay áo (nếu không có khăn giấy) và khạc nhổ vào giấy vệ sinh rồi gói lại cho vào thùng rác.                      

– Một số sinh vật bị giết khi thức ăn được nấu chín, nhưng chúng vẫn có thể để lại các chất độc hại có thể gây ra tiêu chảy và nôn mửa. Hạn chế ăn các thức ăn để qua đêm, vì dù đun sôi, vi khuẩn có thể chết, nhưng độc tố gây bệnh do vi khuẩn tạo ra trong thực phẩm vẫn còn.

– Việc sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục làm giảm khả năng lây lan bệnh qua đường tình dục.

– Giữ phong cách sống và tinh thần tốt để có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

  1. Một số bệnh do vi rút gây ra và cách phòng bệnh

Tiêu chảy do vi rút: Bệnh tiêu chảy mùa đông do Rota vi rút gây ra và thường chỉ kéo dài trong 3 – 7 ngày. Khi bị bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ, hơi mệt, nôn, tiêu chảy, ở trẻ em có quấy khóc… Người bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, màu vàng chanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải. Là một bệnh thông thường, nhưng nếu bị tiêu  chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.

Sốt do vi rút: Các triệu chứng sốt vi rút điển hình là ban đầu sốt nhẹ khoảng 38 – 38,5 độ C, sau đó bùng lên sốt cao đến 39 độ C hoặc cao hơn. Nhiều người đau họng, ho hắng nhẹ, đau nhức mình mẩy, vã mồ hôi, mệt mỏi. Thường sau 5 – 6 ngày, bệnh sẽ tự khỏi.

Về điều trị, chỉ cần dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, hoặc dùng các loại thuốc cảm để chữa triệu chứng đau nhức, sổ mũi, ho… Ngoài ra nên súc miệng nước muối và nhỏ mũi thường xuyên. Không nên dùng kháng sinh.

Sốt vi rút là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và công sở, nơi dùng điều hòa không khí. Do đó, người bị sốt vi rút nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Nếu mệt nặng, nên nghỉ làm. Những người xung quanh nên phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C và bảo vệ sức khỏe. Để cơ thể có sức đề kháng tốt cần ăn uống phong phú, đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, súp… ngoài ra nên uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả…

  1. Cách phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra

Bạn cần có một phong cách sống lành mạnh, tinh thần tích cực để giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Vì khi hệ miễn dịch yếu thì vi khuẩn hoặc virus nào cũng có thể tấn công bạn.

Bạn cần thực hiện 8 điều tốt sau đây nhé:

– Ăn tốt: đủ dinh dưỡng, cân bằng, hợp lý, tươi, sạch, an toàn,

– Uống đủ nước và đúng cách.

– Ngủ tốt: ngủ đúng giờ, phòng thoáng khí, đông ấm, hè mát, ngủ sâu giấc.

– Tập tốt: Tập thể dục và vận động hàng ngày, để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố.

– Nghĩ tốt: suy nghĩ tích cực, lạc quan, để có sức khỏe tinh thần tốt.

– Môi trường sống tốt: xanh, sạch, đẹp.

– Học tốt: học các kiến thức chăm sóc, bảo vệ và phòng bệnh mỗi ngày.

– Làm tốt: Làm tốt công việc của bạn để có tài chính tốt đảm bảo cho bản thân và gia đình.

TĐMVSK sưu tầm

Cần phân biệt các phương pháp chụp hình chẩn bệnh

Cần phân biệt

X-RAYS, CT SCAN, MRI, PET SCAN , ULTRA SOUND

     Các phương pháp chụp hình để chẩn bệnh 

  1. Hồ Ngọc Minh

LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà:www.bacsihongocminh.com

  1. X-rays (X-quang ) là gì?

Để hiểu X-quang là gì, trước hết hãy tìm hiểu khái niệm về “sóng điện từ trường” (electromagnetic wave, electromagnetic radiation).

Chung quanh chúng ta luôn luôn hiện hữu một không gian năng lượng dưới dạng điện từ trường, trong đó ánh sánh mặt trời, hay ánh sáng mà chúng ta thấy được cũng chỉ là một dạng sóng điện từ trường. Có nhiều loại sóng từ trường, từ yếu đến mạnh theo thứ tự, gồm có: sóng radio, sóng microwaves, sóng hồng ngoại (infared, IR, dùng trong các remote controls), ánh sáng thường, tia cực tím còn gọi là tia tử ngoại (ultraviolet light, UV), tia X-quang, và cuối cùng là gamma-rays. Như thế chỉ có 3 loại sóng mạnh hơn là ánh sáng thường. Sóng càng mạnh, độ “xuyên thủng” qua tế bào càng nhiều. Ba tia X-rays, UV, và Gamma đều được sử dụng trong y học để truy tầm hay chữa bệnh. Trong khi đó, ánh sáng thường trở xuống, khi đụng vật cản đa phần sẽ bị phản chiếu và ít ảnh hưởng đến cấu trúc hay làm hư hại vật thể bên trong. Mở ngoặc một tí cho vui, tôi nói “đa phần” ở đây vì sóng có thể tồn tại dưới dạng sóng (wave), năng lượng (energy), và vật chất (matter), vì thế năng lượng có khi một phần bị hấp thụ mà không phản chiếu ra. Có thể hiểu, cơ thể chúng ta, có lúc hiện hữu chỉ là một khối lượng sóng và năng lượng trong không gian điện từ trường!.

X-rays được khám phá năm 1895 bởi một giáo sư vật lý người Đức, Wilhelm Conrad Röentgen. Một công dụng thường dùng của X-rays là để “chụp hình quang tuyến”, tuy nhiên X-rays còn dùng để trị ung thư và để dò tìm các thiên thể trong ngành thiên văn (cosmos). X-rays còn được dùng để dò tìm hàng lậu, súng ống …

  1. CT scan là gì?

CT scan còn gọi là CAT scan, viết tắt của hai chữ “computed tomography”, được phát minh năm 1967 bởi một kỹ sư người Anh tên là Godfrey Hounsfield. CT cho ta thấy hình chụp của cơ thể theo dạng mặt cắt, một khối 3 chiều, thể hiện trên những mặt phẳng hai chiều. Mỗi một hình ảnh là tập hợp bởi nhiều tia X-rays, bắn đi từ nhiều hướng khác nhau vòng quanh cơ thể. Khi chụp hình bằng X-ray thường, tia sáng bắn đi một chiều nên hình ảnh chồng lên nhau. Thí dụ chụp hình phổi, ta thấy cả tim phổi xương sườn chồng lên nhau làm cho khó thấy rõ chỗ bị bệnh. CT scan dùng computer để tổng hợp hình X-rays từ nhiều góc độ khác nhau, để có thể để tạo ra hình chụp rõ ràng, giống như cơ thể được cắt ngang từng lát mỏng như những lát chanh trong dĩa bò tái chanh!

  1. MRI là gì?

Một hạn chế của X-rays là nó xuyên qua cơ thể và mang theo phóng xạ (radiation) vì thế ngày nay MRI có nhiều lợi thế hơn. MRI viết tắt của ba chữ, Magnetic Resonance Imaging. MRI được sáng chế bởi Paul C. Lauterbur vào năm 1971, nhưng kỹ thuật không được hoàn thiện mãi cho đến những năm 1990’s. Nguyên tắc của MRI là tạo ra một từ trường chung quanh phần cơ thể muốn chụp hình. Vì trong cơ thể chúng ta hầu hết là… nước, mà phân tử nước có chứa nguyên tử Hygrogen mang điện cực dương, còn gọi là proton. Khi bị kích động bởi từ trường, những hạt proton như bị “sắp hàng lại” và rung lên, phát ra sóng radio. Máy computer sẽ ghi nhận sóng radio nầy thành hình ảnh.

Như vậy, chung chung, MRI an toàn, và kỹ thuật càng ngày càng tiến bộ, độ chính xác nhiều hơn là CT.

  1. PET scan là gì?

PET scan là chữ viết tắt của Positron Emission Tomography. PET scan là một thử nghiệm dùng chất phóng xạ để truy tầm những đấu hiệu bất bình thường trong cơ thểhầu hết là truy tầm bệnh ung thư hay ung thư di cănTuỳ theo trường hợp, bệnh nhân sẽ được tiêm, uống, hay hít thở hơi có chất phóng xạ, gọi là radiotracer. Nguyên tắc là, các tế bào bất thường, như ung thư chẳng hạn, thường tụ tập thành khối u, và sử dụng nhiều máu, nhiều oxigen, ăn nhiều đường, tiêu hoá và sanh sản nhanh hơn tế bào thường. Như thể nhờ vào chất phóng xạ, những chỗ bất thường nầy sẽ hiện lên hình bất thường ở những tụ điểm. PET scan thường kết hợp với CT hay MRI, vì hai thử nghiệm trên chỉ phát hiện hình ảnh, thí dụ khối u chẳng hạn, trong khi đó PET sẽ cho biết khối u đó là ung thư hay không.

  1. Siêu âm, ultrasound là gì?

Ultrasound, còn gọi là sonogram, là thử nghiệm dùng sóng âm thanh, siêu âm để tạo ra hình ảnh. Tương tự như sóng radar mà các loài dơi dùng để định hướng, hay ứng dụng dò tìm tàu ngầm, tìm máy bay cho trạm không lưu, hay tìm… cá cho dân đi câu! Thiết bị phát âm thanh sẽ bắn ra sóng âm thanh, khi đụng vật thể muốn dò tìm sẽ dội lại tạo ra hình ảnh. Trong nghề cấy thai nhân tạo của tôi, máy siêu âm là con mắt thứ ba của tôi mỗi ngày. Nhiều bệnh nhân hỏi tôi có an toàn không. Xin trả lời là rất an toàn, vì nó chỉ là sóng âm thanh, không có phóng xạ gì cả. Chỉ là âm thanh mà chỉ có loài dơi hay những chú chó có thể nghe được mà thôi.

  1. Mức độ an toàn của các thử nghiệm?

Như thế, MRI và sonogram có lẽ an toàn nhất vì chẳng dính dáng gì tới phóng xạ, radiation cả. Millisievert (mSv) là đơn vị để đo độ phóng xạ. Mỗi năm, trung bình mỗi người chúng ta chịu độ phóng xa là 3 mSv từ môi trường xung quanh. Trong một chuyến bay 5 tiếng từ Los Angeles qua New York, mỗi hành khách sẽ bị nhiễm phóng xa khoảng 0.03 mSv. Trung bình chụp hình X-rays, tuỳ theo bộ phận của cơ thể, độ nhiễm phóng xạ từ 0.001 mSv cho đến 1.5 mSv, thí dụ chụp hình ngực mammogram là 0.4 mSv và chụp hình phổi là 0.1 mSv, độ nhiễm ít hơn là một ngày phơi nắng ngoài biển! Trong khi đó, CT scan, độ nhiễm phóng xạ từ 2 dến 20 mSv. Còn, mỗi PET scan, sẽ gây ra phóng xạ khoảng 25 mSv.

So ra thì độ nhiễm phóng xạ của các phương pháp chụp hình cũng không đến nỗi nào, vì lâu lâu mới chụp một lần, và nếu cần là chuyện phải làm mà thôi. Nhờ vào những phát minh này mà y khoa có thể dò tìm và chữa trị bệnh mau chóng.

Rủi Ro Nhiễm Phóng Xạ Khi Làm CT Scan

Chúng ta nên thận trọng khi quyết định đi làm CT scan vì rủi ro bị nhiễm phóng xạ hết sức nguy hiểm.

BỆNH NHÂN BỊ TIA PHÓNG XẠ GÂY HẠI trong một số khám nghiệm y khoa là điều rõ ràng. Tuy nhiên, để bệnh nhân tiếp xúc với tia phóng xạ bao nhiêu thì mới gọi là nguy hiểm?

Các cuộc nghiên cứu mới đây đưa ra lời báo động cho rằng thủ tục làm CT scan được dùng ngày càng nhiều lúc gần đây, đưa đến nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân. CT scan là viết tắt của chữ “computed tomography” nghĩa là kỹ thuật chụp hình các bộ phận bên trong cơ thể con người. Đôi khi còn gọi là “imaging” hay nội soi. Bác sĩ thường dùng phương pháp này để chẩn đoán bệnh. CT scan được sử dụng để tìm đủ mọi loại bệnh từ nơi nào nhiễm trùng, té ngã vỡ sọ, hay tìm bệnh ung thư.

Bác sĩ Rebecca Smith-Bindman, ở bệnh viện UC San Francisco, và ê kíp chuyên viên của bà vừa mới đưa ra một phúc trình nghiên cứu cho biết họ tỏ ý lo ngại vì phương pháp CT scan được dùng khá nhiều lúc gần đây, tăng gấp ba lần kể từ năm 1996 cho đến  nay. Bản phúc trình nghiên cứu nói rằng kỹ thuật CT scan phóng ra nhiều chất phóng xạ (radiation) hơn là phương pháp chụp bằng quang tuyến X thông thường. Đặc biệt đối với trẻ em, rủi ro nhiễm phóng xạ còn cao hơn gấp bội phần. Một nhóm nghiên cứu quốc tế công bố bản báo cáo cho thấy trẻ em đang mạnh khoẻ, lỡ bị té ngã, đem các em đi làm CT scan, các em có nhiều rủi ro sẽ bị ung thư so với trẻ em từ chối không làm CT scan. Cuộc nghiên cứu này kéo dài 23 năm theo dõi. Những em làm CT scan có nhiều rủi ro bị ung thư não gấp ba lần, và ung thư máu gấp bốn lần.

Các  chuyên gia không đồng ý với nhau trong việc giải thích kết quả của cuộc nghiên cứu khiến cho nhiều bệnh nhân đang lo âu. Tổ chức Radiology Society of North America vẫn cả quyết rằng rủi ro gây ra bệnh ung thư vì làm CT scan rất nhỏ so với những ích lợi mà kỹ thuật này giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.  Ông Mark Pearce, một trong những tác giả nghiên cứu về rủi ro xảy ra cho trẻ em, thuộc trường đại học Newcastle University nói rằng; “Mặc dầu rủi ro có thể là gấp ba lần, nhưng đó là gấp ba lần của một con số rất nhỏ.”. Nhiều chuyên viên về quang tuyến, trong đó có cả bác sĩ Smith-Bindman, biện minh cho lập trường của mình, và họ nói rằng việc dùng kỹ thuật CT scan đã bị lạm dụng vì dễ sử dụng. Thậm chí, bệnh nhân  đòi yêu cầu phải cho đi làm CT scan, và bác sĩ không ngần ngại cho đi làm CT scan chỉ vì sợ rằng mình có thể đã bỏ sót, chưa làm đầy đủ mọi chẩn đoán.

Dầu sao đi nữa, kết quả nghiên cứu cũng khiến cho các bác sĩ phải suy nghĩ lại trước khi quyết định gửi người bệnh đi làm CT scan. Bác sĩ Smith-Bindman đề nghị: “Chúng ta nên suy nghĩ lại và quyết định xem chúng ta có nên làm việc nội soi cho bệnh nhân hay không, và việc nội soi đó có được chứng minh là cần thiết cho bệnh nhân hay không.”

Lượng Phóng Xạ cho mỗi lần làm CT scan phần ngực gây nguy hại tương đương với:

a.) 1,400 lần chụp hình răng bằng quang tuyến X,

b.) 240 lần đi máy bay kéo dài 5 tiếng đồng hồ,

c.) 70,000 đi qua máy dò xét ở phi trường,

d.) 19 năm hút thuốc lá, mỗi ngày hút một gói 20 điếu.

Lấy đơn vị đo phóng xạ mSv làm chuẩn: Mỗi lần chụp quang tuyến X phần ngực chỉ bị 0.1 mSv. Dùng CT scan sẽ bị 7 mSv phóng xạ

Bài tường trình của Alice Park trên báo TIME

Nguyễn Minh Tâm dịch 

TĐMVSK Sưu tầm

 

by Tháng Mười Hai 25, 2017 Comments are Disabled Bệnh & Chương trình, Chia sẻ kinh nghiệm, Tài liệu Bệnh & Chương trình, Ung thư
Chỉ sống bằng dưỡng khí

Chỉ sống bằng dưỡng khí

 Suốt 9 năm chỉ sống bằng ‘hít khí giời’, cặp vợ chồng vẫn khỏe đẹp và có 2 con

 

Một đôi vợ chồng ở Mỹ đang sống theo phong cách “ăn không khí”. Trong tuần, họ chỉ ăn một chút rau và quả, nhưng không phải vì đói. Thậm chí người mẹ đã mang thai thành công 2 lần và có những đứa con khoẻ mạnh. Lý giải hiện tượng kỳ lạ này như thế nào?

Con người không thể nhịn thở nhưng có thể nhịn ăn vài ngày nếu bị rơi vào tình huống đặc biệt, hoặc ăn chay, chỉ ăn thức ăn nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên có thể nhịn ăn trường kỳ mà vẫn sống khoẻ mạnh là điều vượt khỏi khả năng bình thường của con người. Trong y học, tình trạng không ăn chỉ xảy ra khi người đó rơi vào trạng thái thực vật, nằm bất động.

Dinh dưỡng như loài phong lan, ăn không khí – Cặp đôi vẫn có cuộc sống gia đình hạnh phúc

Cũng giống như loài cây phong lan chỉ sống dựa vào không khí và ánh sáng. Akahi Ricardo (36 tuổi) và vợ Camila Castello (34 tuổi) – cặp vợ chồng sống tại California, Mỹ và cả Ecuador – cho biết, họ đã quên mất cảm giác đói là như thế nào và tin rằng con người có thể sống nhờ “năng lượng tồn tại trong vũ trụ và trong chính họ”.

Bà mẹ 2 con vẫn trẻ đẹp khi thực hành phương pháp ăn không khí

Chị Camila – bà mẹ 2 con cho biết, suốt thai kỳ chị đã thực hành phương pháp ăn không khí (breatharianism), chỉ ăn 5 lần thức ăn trong suốt 9 tháng mang thai bé đầu tiên. “Con người có thể dễ dàng sống mà không cần thức ăn, miễn là chúng ta kết nối được với năng lượng tồn tại trong mọi thứ và hơi thở”, chị cho biết.

Gặp nhau vào năm 2005, Camila và Akahi đã kết hôn vào 3 năm sau đó. Trong khi du lịch vòng quanh Nam Mỹ vào năm 2008, họ biết đến breatharianism qua một người bạn. Cặp đôi đã ăn chay trong nhiều năm và chuyển sang chế độ ăn thực phẩm tươi sống, hạn chế nấu nướng ở mức tối thiểu và sau đó là chỉ ăn trái cây thôi. Tháng 3/2008, sau những bước chuẩn bị cần thiết, Akahi và Camila đã tiến hành quá trình “ăn không khí 21 ngày”.

Trong quá trình này, vào 7 ngày đầu tiên, cả hai không được ăn gì cả, ngoại trừ không khí. 7 ngày tiếp theo, được uống ít nước và nước trái cây pha loãng. 7 ngày cuối cùng sẽ là nước trái cây pha loãng và nước.

Từ đó 2 vợ chồng dần dần từ bỏ được việc lệ thuộc vào đồ ăn và trở thành những huấn luyện viên của thuyết breatharianism (ăn không khí).

“Đây sẽ là điều giúp bạn nhận ra tiềm năng vô hạn ẩn sâu trong mỗi người. Nó giúp chúng ta hiểu hơn về hơi thở và sự hiện diện của hơi thở trong cuộc sống của chúng ta, cho chúng ta thấy rằng có thể sống mà không cần thức ăn bởi đã có không khí. Tôi từng ăn rất nhiều nhưng giờ thì tôi chẳng còn cảm thấy đói bụng từ năm 2008”, anh Akiha cho biết.

Trong lần mang thai đầu tiên vào năm 2011, tuy có chút lo lắng về sức khoẻ đứa bé nhưng cặp đôi vẫn tin tưởng vào bản thân.

“Tôi không bao giờ cảm thấy hay có nhu cầu ăn thức ăn suốt 9 tháng mang thai. Vì vậy tôi chỉ ăn 5 lần, tất cả đều là do đi dự tiệc với người thân. Và tôi biết rằng con trai mình sẽ được nuôi dưỡng bởi tình yêu của tôi và điều này sẽ giúp con phát triển khỏe mạnh trong cơ thể tôi. Tôi thường xuyên khám thai và bác sĩ khẳng định chỉ số tăng trưởng cho thấy con tôi là một bé trai khỏe mạnh”, chị tự hào chia sẻ.

Sau khi sinh con đầu lòng, cặp đôi cho phép bản thân thư giãn đôi chút bằng cách nạp ít thức ăn vào cơ thể trong những bữa cơm gia đình, nhưng chỉ là lượng rất ít.

Trong suốt thai kỳ thứ hai, chị chỉ ăn trái cây và rau củ nhưng theo chị, nó vẫn rất ít so với khuyến cáo cho mẹ bầu. Giờ đây, vợ chồng chị ăn nhiều nhất là từ 3 đến 4 lần một tuần và khẳng định, cả hai không ép buộc con mình phải theo breatharianism.

Akahi cho biết: “Chúng tôi không bao giờ thay đổi chúng, để chúng ăn bất kì thứ gì chúng muốn, từ rau củ, pizza, kem hay nước hoa quả. Chúng tôi muốn con được khám phá những hương vị khác nhau và tương thích với các món ăn khi chúng lớn lên”.

“Tôi ăn không phải vì tôi đói. Tôi không nhớ cảm giác đó thế nào đâu”, chị Camila thêm vào.

Chị Camila bảo rằng, chị cảm thấy khỏe hơn và hạnh phúc hơn khi là một người “ăn không khí”, nó giúp chị điều chỉnh cân nặng và loại bỏ bất kì triệu chứng nào của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Akahi chia sẻ: “Rõ ràng, sinh hoạt phí của chúng tôi thấp hơn nhiều so với các gia đình khác. Điều này cho phép chúng tôi sử dụng tiền vào những việc thực sự quan trọng như du lịch và khám phá cùng nhau. Bất kì ai chọn breatharianism đều cảm nhận được lợi ích. Không chỉ bởi vì không cần phải ăn thức ăn nữa mà con là hiểu về sự nuôi dưỡng vũ trụ, chứ không phải chỉ nuôi dưỡng thể chất, cũng như sống không có giới hạn”.

Lý giải: Khả năng nhịn ăn trường kỳ vẫn sống tốt

Đây đó trên thế giới, người ta vẫn ghi nhận các trường hợp không ăn không uống trong nhiều năm trời, có trường hợp nhịn ăn đến 70 năm nhưng vẫn sống khỏe, như cụ ông Prahlad Jani, một hành giả Yoga ở Ấn Độ. Một số trường hợp này thuộc diện người tập luyện yoga, thiền định Phật giáo… nhưng cũng có trường hợp vẫn sinh hoạt trong xã hội bình thường.

Đây là điều khoa học chưa có cách lý giải rõ ràng. Tuy nhiên trong giới tu luyện khí công, hoặc ngay trong những người thực hành thiền định, yoga cổ xưa… thì điều này có vẻ hết sức bình thường. Đó có thể là bắt nguồn từ những phương pháp tu luyện cổ xưa, nhiều người vào núi sâu rừng thẳm tách biệt với nơi con người sinh sống để tu luyện.

Có người vẫn đang tu luyện trong núi sâu? (Ảnh minh hoạ: Internet)

Tại đó không có khả năng cung cấp thực phẩm đều đặn nên đã buộc phải có những phương pháp tu luyện như thế. Tuy nhiên các phương thức này thường chỉ là mật truyền giữa sư phụ và đệ tử trong những tình huống đặc thù, và không được phép phổ biến ra xã hội bên ngoài… Cơ thể người tu luyện có thể sản sinh ra năng lượng mà ngày nay dựa vào những máy đo các hạt vi mô đang có người ta có thể kiểm chứng được, nên họ có thể dùng nó để duy trì sự sống.

Hiện tượng nhịn ăn (tịch cốc) này cũng được đề cập đến trong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách hướng dẫn tu luyện khí công Phật gia đã được dịch ra tiếng Việt và hàng chục ngôn ngữ khác, bạn có thể tham khảo. Trong đó, tác giả có giải thích chi tiết hiện tượng này và nhiều bí ẩn khác về cơ thể người. Xem tại trang www.phapluan.org

Theo thesun.co.uk Hoàng Kỳ