Bí quyết sống khoẻ mạnh

5 gia vị tuyệt vời cho sức khoẻ thường ngày

5 gia vị tuyệt vời cho sức khỏe thường ngày

Nhiều loại gia vị không những bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe như vị thơm ngon chúng tạo ra, mà có thể chữa lành một cách tự nhiên những ốm đau hàng ngày, thậm chí là phòng ngừa được những bệnh mãn tính.

Nhiều người sử dụng gia vị khi nấu nướng tại nhà, nhưng không phải ai cũng biết những gia vị này bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe như vị thơm ngon chúng tạo ra, và có thể chữa lành một cách tự nhiên những ốm đau hàng ngày, thậm chí là phòng ngừa được những bệnh mãn tính.

Chắc chắn rằng một chút gừng không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên gia y tế, nhưng khoa học đang bắt đầu xác nhận những gì y học cổ truyền đã biết tới hàng thế kỷ qua: rằng tự nhiên có tủ thuốc của riêng mình!

Hãy tận hưởng lợi ích của 5 loại gia vị đáng ngạc nhiên sau trong ẩm thực.

  1. Quế

Đăc tính kháng viêm và kháng khuẩn giúp quế trở thành một vị thuốc tốt.

Thường được sử dụng để tạo hương thơm, vị ngọt, loại gia vị thơm ngon này đã được chứng minh là chữa nhiều vấn đề sức khỏe hàng ngày. Chính đặc tính chống viêm và kháng khuẩn khiến quế trở thành một vị thuốc tốt chữa bệnh đường tiêu hóa, chướng hơi do hội chứng ruột kích thích, đau bụng kinh, và lượng lớn những chất chống oxi hóa có trong quế giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do gốc tự do gây nên.

Cinnamaldehyde trong quế, chất giúp quế có hương vị đặc trưng như ta thấy, là hợp chất hữu cơ chịu trách nhiệm cho hầu hết những tác động tích cực của quế đối với sức khỏe. Quế cũng được chỉ ra là có thể làm hạ đường huyết, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống HIV, và bảo vệ bạn khỏi ung thư, Alzheimer. Hãy nhớ dùng bột quế thật.

2. Nghệ tây

Nghệ tây đã được sử dụng để chữa đau bụng kinh, hen, tăng huyết áp, sốt v.v.v.

Nghệ tây là một loại gia vị xuất xứ từ nước ngoài làm món ăn thêm phần hấp dẫn bởi màu vàng cam đặc trưng. Nghệ tây có mối liên hệ với ẩm thực Ấn Độ, Hy Lạp, và Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, nghệ tây còn có nhiều công dụng khác, như làm thuốc. Nghệ tây giàu mangan, vitamin C, magie, sắt, kali, và vitamin B6 – đã được sử dụng làm thuốc chữa đau bụng kinh, hen, tăng huyết áp, sốt v.v. Nghệ tây cũng đã được chứng minh là có hiệu quả làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, và chữa trầm cảm mức độ vừa. Hơn thế nữa, nghệ tây còn cho thấy có tiềm năng chữa ung thư.

3. Nghệ

Nghệ tạo màu sắc và hương vị cho thực phẩm. Nó đã được sử dụng làm thuốc nhuộm và đồ gia vị trong hàng ngàn năm qua. Thành phần hoạt tính chính của nghệ là curcumin, chất làm cho nghệ có màu vàng, vị cay và hương thơm; curcumin cũng là một chất chống viêm mạnh mẽ, đồng thời có khả năng chống oxi hóa mạnh nhờ trung hòa các gốc tự do, do vậy nghệ rất hữu dụng trong y học. Chứa sắt, vitamin B-6, kali, vitamin C, và kẽm, nghệ được chứng minh là hiệu quả trong chữa trị nhiều ốm đau và bệnh tật, như đau đầu, ợ nóng, viêm khớp, đau dạ dày, đầy hơi, sốt, trầm cảm, nhiễm trùng phổi. Nghệ cũng giúp kiểm soát tiểu đường và ngăn ngừa (hay thậm chí là chữa) bệnh ung thư.

4. Hạt thìa là Ai Cập

Hạt thìa là hay được dùng là thuốc chữa cảm cúm, thiếu máu, khó tiêu, kích thích sản xuất men tụy trong cơ thể.

Cây thìa là Ai Cập là gia vị chính tại Châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi, vùng Trung Đông. Hạt thìa là có vị nóng, hương thơm đặc biệt, thường được dùng trong làm món súp, món hầm, nước xốt v.v. Hạt thìa là Ai Cập cũng được sử dụng làm thuốc. Chứa nhiều sắt, magie, vitamin và khoáng chất, gia vị này hay được dùng là thuốc chữa cảm cúm, thiếu máu, khó tiêu, kích thích sản xuất men tụy trong cơ thể. Hạt thìa là Ai Cập cũng được sử dụng để chữa mất ngủ, sốt, nôn, tiêu chảy, trĩ, và hen, đồng thời được cho là làm tăng cường thị lực và chức năng tâm thần. Hơn thể nữa, một vài nghiên cứu cho thấy nó phòng ngừa được ung thư (đặc biệt là ung thư đại tràng) và tiểu đường.

5. Ớt

Ớt được nhiều người ưa chuộng bởi vị cay cuốn hút và tác dụng giải phóng hooc-môn, nhưng tác dụng của loại gia vị này không chỉ dừng ở đó. Ớt chứa vitamin A, vitamin B6, vitamin C, Canxi, magie, và kali, đồng thời cũng chứa những hợp chất alkaloid như capsaicin, được biết đến là làm tiêu tan đau đầu và ngạt mũi, chống viêm, giảm đau cơ, khớp, dây thần kinh. Các nghiên cứu cũng cho thấy capsaicin làm giảm nhẹ các triệu chứng có liên quan với bệnh thần kinh do đái tháo đường và bệnh vảy nến. Những ích lợi khác của ớt bao gồm có cải thiện tiêu hóa, giảm cân, cải thiện chức năng tim mạch, phòng ngừa ung thư (ruột và tiền liệt tuyến).

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đại Hải biên dịch

 TĐMVSK sưu tẩm

 

Sáng sớm ngậm gừng tốt hơn uống sâm

Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm?

6:08 pm – 02/09/2017

 

Có câu nói rằng, “buổi sáng ăn gừng, hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng, chẳng khác nào ăn thạch tín”. Mặc dù câu chữ hơi khoa trương phóng đại một chút, nhưng không phải là không có lý.

Bởi vì gừng có tính nóng, ăn buổi sáng giúp hỗ trợ tiêu hóa, trái lại ăn ban đêm sẽ ảnh hưởng giấc ngủ, tổn hại đường tiêu hóa. Thật ra cổ nhân từ xưa đã sớm biết ngậm gừng mỗi buổi sáng sớm, nhờ vậy thụ ích được 7 điều sau.

  1. Hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa âm dương

Nói về khí của trời đất, ban ngày mặt trời mọc, dương khí thịnh, âm khí suy, ban đêm mặt trời lặn, âm khí thịnh, dương khí suy. Cơ thể người chúng ta cũng vận hành theo quy luật tương tự.

Theo Đông y, gừng có tính nóng, vào buổi sáng khí trong dạ dày nhiều lên, ăn một chút gừng sẽ giúp kiện tỳ ôn vị, khích lệ dương khí bốc lên.

Trái lại vào ban đêm, dương khí thu lại, âm khí thịnh, nhờ vậy cơ thể và trí não dịu lại, thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ. Lúc này ăn gừng là trái với quy luật sinh lý, sẽ tổn thương âm khí, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

  1. Không bị cảm lạnh

Gừng – khắc tinh của cảm lạnh

Từ xưa gừng đã được dùng làm vị thuốc chữa cảm lạnh, ngày nay các loại thuốc ngậm chữa cảm cúm cũng được cho thêm vị cay của gừng đẻ giảm ho, làm ấm cơ thể. Mỗi khi bị cảm lạnh, uống một chén nước gừng có hiệu quả rất nhanh. Bởi vậy người thường xuyên ăn gừng buổi sáng sẽ khó bị cảm lạnh.

  1. Giảm đau

Nghiên cứu cho thấy gừng rất có hiệu quả trong giảm đau cơ bắp ở những người vận động nhiều. Tuy nhiên gừng không có tác dụng giảm đau ngay lập tức, mà đòi hỏi phải dùng gừng thường xuyên, liên tục.

  1. Phòng sỏi mật

Gừng giúp tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày bài tiết dịch vị, tăng nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa.

Ngoài ra gừng còn chứa chất gingerol, giúp giảm sự hình thành sỏi mật.

  1. Phòng chống bệnh tim mạch

Các thử nghiệm trên người và động vật đã chứng minh gừng có khả năng giảm mỡ máu không kém thuốc statin, nhờ đó có hiệu quả phòng chống bệnh tim mạch.

  1. Chống nhiễm khuẩn

Các hoạt chất sinh học trong gừng có khả năng giảm nhiễm khuẩn. Chiết xuất của gừng chống các vi khuẩn đường miệng gây viêm lợi, viêm nha chu rất hiệu quả.

Ngoài ra gừng cũng có khả năng tiêu diệt RSV – nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp.

  1. Chống lão hóa

Sáng sớm ăn 3 miếng gừng, hơn uống nước sâm”. Thành phần cay nồng của gừng là gingerol sau khi qua tiêu hóa hấp thu vào cơ thể, có tác dụng chống lão hóa, phòng ngừa sự hình thành các chấm đồi mồi, do vậy dùng gừng có thể bảo vệ sức khỏe, tăng cường tuổi thọ.

 

Cách ngậm gừng buổi sáng sớm

 

Gừng gọt vỏ (vì vỏ gừng có tính hàn), mỗi ngày cắt 4-5 miếng. Mỗi sáng sớm, đem tấm gừng đặt trong miệng từ từ ngậm, nhấm trong khoảng 10 – 30 phút. Sau đó cắn nát miếng gừng, để cho mùi gừng, từ trong miệng tỏa ra, trong khuếch tán đến dạ dày và ngoài khuếch tán qua lỗ mũi.

Từ rất lâu đời, gừng là gia vị không thể thiếu được trong căn bếp của những người phương Đông, đặc biệt là những khi thời tiết trở lạnh nên phát huy được tác dụng phòng bệnh. Qua kiến thức dùng gừng vào thời điểm buổi sáng lại càng khiến chúng ta khâm phục trí huệ của người xưa trong vận dụng cây thuốc và vị thuốc cổ truyền, ngay cả việc bỏ hãy để nguyên vỏ gừng lại cũng có tác dụng khác nhau.

Lưu ý: Các trường hợp tuyệt đối không uống nước gừng

 

  • Người gặp chứng bệnh về gan: Khi mắc các chứng bệnh về gan, nếu ăn hoặc uống nước từ gừng sẽ khiến cho các tế bào gan bị hoại tử
  • Người bị sỏi mật: Bởi tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.
  • Phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai:  Trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
  • Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt:người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.
  • Nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.
  • Nếu cảm nắng thì tuyệt đối tránh
  • Người bệnh dạ dày, tá tràng:Các niêm mạc dễ bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
  • Phản ứng với thuốc: Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.

 

Đại Hải

 

TĐMVSK sưu tầm

10 công dụng trị bệnh của gừng

10 công dụng trị bệnh cuả gừng

9:17 am – 28/09/2017

Gừng là gia vị không thể thiếu trong nhà bếp nhưng từ lâu nó cũng đã được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Nếu biết tận dụng bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích từ chữa bệnh đến làm đẹp, vừa an toàn lại tiết kiệm chi phí. 

Hãy khoan đến nhà thuốc hay bệnh viện, thử tận dụng nước gừng nóng khi mắc phải những bệnh sau đây, có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả của nó đấy!

  1. Lở miệng

1 chén nước gừng, bách bệnh tiêu tan (Ảnh qua: vietgiaitri.com)

Dùng nước gừng tươi ấm uống và súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, những vết lở loét sẽ biến mất nhanh chóng vì gừng có tính sát trùng.

  1. Cao huyết áp

Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15-20 phút. Nước gừng nóng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống.

  1. Trị cảm cúm nhức đầu

Ngâm hai chân vào nước gừng nóng, để nước ngập đến mắt cá chân. Cũng có thể cho thêm ít muối và giấm, nhưng không cho thêm nước nóng, ngâm đến khi nào mu bàn chân đỏ lên là được.

Phương pháp này có tác dụng rõ rệt đối với người bị nhiễm lạnh, cảm cúm, nhức đầu và đau họng.

  1. Hôi chân

Ngâm chân nước gừng (Ảnh qua: sinhcon.com)

Cho thêm chút muối và giấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.

  1. Đau lưng và đau vai

Cho một ít muối và giấm vào nước gừng nóng, lấy khăn ngâm vào nước gừng, vắt khăn khô, sau đó đắp lên chỗ bị đau, làm như thế nhiều lần.

Phương pháp này có thể khiến các cơ bắp thả lỏng, cường gân hoạt huyết, có tác dụng giảm bớt đau nhức rất hiệu quả.

  1. Đau một bên đầu

Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.

  1. Trị gàu

Thái lát nhỏ mảnh gừng (Ảnh qua: khoedepblog.com)

Trước tiên, thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10-15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch,sẽ có tác dụng trị gàu hiệu quả.

  1. Sắc mặt nhợt nhạt

Rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối trong 60 ngày liên tiếp có tác dụng làm cho da mặt hồng hào. Sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến.

  1. Giải rượu

Trà gừng giúp giải rượu (Ảnh qua: Lypatrika.com)

Dùng nước gừng nóng để uống thay cho trà, có tác dụng tăng sự tuần hoàn máu, giúp tiêu hóa chất cồn trong cơ thể.

  1. Phòng ngừa và trị sâu răng

Mỗi buối sáng và tối nên kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày để bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.

Tuy có tác dụng tuyệt vời nhưng nước gừng nóng chống chỉ định với người bệnh dạ dày, tá tràng; người bị cảm nắng; người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt; phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai; người bị sỏi mật; người có bệnh liên quan đến gan và người cao huyết áp. Đặc biệt, không nên dùng gừng vào ban đêm.

Hoàng Kỳ (T/h)

 TĐMVSK sưu tầm

23 công hiệu trị bệnh của bí đao

23 công hiệu trị bệnh của bí đao

12:06 pm – 28/10/2017

Bí đao ít năng lượng, nhiều khoáng tố và các hợp chất thiên nhiên, đặc biệt là chất hyterin-caperin có khả năng ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể…

Theo Đông y, bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, vỏ quả tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu thũng, giải nhiệt. Hạt giúp kháng sinh tiêu độc, trừ giun, thanh nhiệt thẩm thấp, hóa đàm bài nung.

Nghiên cứu dược lý cho thấy quả bí đao chứa β-sitosterol, β-sitosterol acetat, lupeol và lupeol acetat, 0,4% protein, 0,1%lipit, 3,2% carbohidrat, 0,3% chất vô cơ và vitamin B. Sáp và vỏ quả chứa chất triterpen gọi là isomultiflorenol acetat.

Hợp chất hyterin-caperin trong bí đao có khả năng ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể… (Ảnh: qua khoahocphattrien.vn)

Bí đao được dùng để trị nhiều bệnh như thận, viêm thủy thũng, tiểu tiện không thông, đái tháo đường, bạch đới, trẻ em nóng sốt vào mùa hè, viêm thận cấp tính, toàn thân phù thũng, ngộ độc cua, cá. Hạt trị ho, giải độc, trị rắn cắn. Đặc biệt, hạt bí để lâu ngày chữa được bệnh bạch đới.

  1. Phù thũng (cả mình và mặt đều phù)

Dùng bí đao và hành củ nấu canh với cá chép ăn thường ngày; hoặc 40 g bí đao, 40 g đậu đỏ sắc đặc uống hằng ngày.

  1. Tiểu không thông,tiểu đục,tiểu ra chất nhầy

Vỏ bí đao sắc đặc lấy nước uống.

  1. Bệnh tiết niệu sinh dục –tiểu dắt

uống nước bí đao hoặc ăn bí đao sống thái chấm muối.

  1. Đái tháo đường

20 g vỏ bí đao, 20 g vỏ dưa hấu, thiên hoa phấn (qua lâu căn) 20 g. Tất cả đem nấu với một lít nước để sôi 10 phút rồi trữ vào ấm uống cả ngày. Hoặc dùng 100 g bí đao tươi để cả vỏ và hạt, củ mài 50 g, lá sen 50 g nấu nước uống cả ngày.

  1. Đái tháo đường, miệng khát tâm phiền

Dùng 300 g thịt quả bí (đông qua nhương) thu trữ vào mùa hạ – thu rồi phơi khô dưới nắng to hoặc sấy than, nghiền nát. Mỗi lần dùng 1/10 sắc nước gạn bỏ bã, uống khi còn ấm.

  1. Bạch đới

Dùng 250 g hạt bí đao lâu ngày đem sao lên, nghiền nát vụn, mỗi lần dùng 15 g pha với nước cơm uống mỗi ngày 2 lần, liên tiếp 5-7 ngày.

  1. Thận khí hư suy, lưng đau gối mỏi, suy giảmchuyện chăn gối

Bí đao 100g, lộc nhung 5g, trứng bồ câu 5 quả lấy lòng đỏ, dầu, muối, gia vị. Bí đao giã nhuyễn, nhung thái mỏng ngâm rồi hấp. Tất cả đánh đều hấp chín ăn cách ngày 1 lần trong tháng.

Bí đao hỗ trợ tốt cho người thận yếu, đau lưng, mỏi gối (Ảnh: qua Elinerfood.com)

  1. Ho gà, viêm phế quản cấp và mạn

Hạt bí đao 15g trộn với đường phèn giã mịn nhào với mật ong uống với nước đun sôi để nguội. Ngày 2-3 lần.

  1. Hen suyễn

Quả bí đao còn cuống, bổ ra cho đường phèn hấp chín. Ăn hết khoảng 4 quả mới thấy rõ hiệu quả. Có thể thêm gừng.

Phổi có ung nhọt (viêm, áp xe…): Hạt bí đao, các vị bồ công anh, kim ngân hoa… ý dĩ sống, diếp cá, mỗi thứ 40g, rễ lau 20g, hạt đào cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g sắc uống.

  1. Mũi chảy nước hôi (viêm mũi)

Bí đao, ý dĩ mỗi thứ 40g, nấu nước uống hàng ngày.

  1. Ngộ độc thức ăn (tôm, cá nóc…)

Bí đao tươi, giã nát, vắt lấy nước thật nhiều để uống.

  1. Bỏng

Vỏ bí đao sấy khô tan bột trộn dầu vừng bôi.

  1. Sụn lưng do lao động

Vỏ bí đao đốt thành than tán bột uống với rượu, mỗi lần 6g.

  1. Phạm phòng

Vỏ bí đao sao vàng 12g sắc uống. Ngày 3 lần.

  1. Ung thư gan trong thời gian xạ trị và sau phẫu thuật

Thịt chân giò 100g, măng vụ đông 100g, nấm hương vụ đông 20g, giăm bông 30g, đậu xanh 10-20 hạt. Muối < 4g, dầu vừng 50g. Rượu vang 5g, mỳ chính. Các thứ tẩm gia vị đun cho chín rồi tưới dầu lên.

Bí đao cực kỳ hữu ích trong bổ trợ bệnh nhân ung thư (Ảnh: qua tapchigiadinh.com.vn)

  1. Ung thư họng

Bí đao tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho bí vào nấu chín, gia vị. Ăn cái uống nước. Chia hai lần ăn hết trong ngày.

  1. Ung thư trực tràng, kết tràng

Đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, đại hoàng 10g, đan bì 16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

  1. Ung thư phổi

Đông qua nhân 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáp phấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử sâm 20g, bạch cập 16g, bối mẫu 10g, đông trùng hạ thảo 5g, chính cam thảo 6g, tam thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g, sắc uống ngày 1 thang.

  1. Chống béo phì

Trong bí đao không có chất béo, ít năng lượng, thích hợp cho người muốn giảm cân.

  1. Chữa tàn nhang, làm đẹp da mặt

350gr hạt bí, 30gr hạt sen, 15gr bạch chỉ, tất cả nghiền mịn. Hàng ngày, sau bữa ăn uống 1 thìa bột đó với nước đun sôi để nguội.
Trị sắc mặt nâu vàng

Lấy 1 kg bí đao gọt vỏ, thái miếng, trộn đều với 1,5 lít rượu gạo, 1 lít nước. Sau đó, nấu lên, lọc bỏ bã, tiếp tục nấu cô đặc thành kem, cho vào lọ dùng dần như kem dưỡng vào buổi tối.

  1. Chữa rám má, sạm da

1 quả bí đao vừa phải, 100gr bán hạ, ½ lít rượu, ½ lít nước. Tất cả đun nát nhừ, lọc lấy nước cốt, cô đặc như cao rồi cho vào lọ dùng dần. Trước khi đi ngủ, bôi lên mặt một lớp mỏng, sáng dậy rửa mặt thật sạch.

  1. Trị da khô

Dùng 40 g nhân ý dĩ ngâm nước qua đêm, 300 g thịt gà thái nhuyễn, 20 g miến, 500 g bí đao, 10 g nấm hương, 1 miếng tỏi, một ít hành, gừng, muối, rượu vang, dầu vừng. Cho ý dĩ vào nồi nước đun chín mềm, lần lượt cho thịt gà, bí đao, nấm vào nấu chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. Miến và dầu vừng bỏ sau cùng.

  1. Mặt nạ bằng bí đao

Công thức mặt nạ tự nhiên bằng bí đao tươi rất đơn giản: xay bí đao nhuyễn bằng máy xay sinh tố với chút mật ong, kể cả làn da hỗn hợp cũng không lo dị ứng hay nổi mụn.

Lưu ý:

Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời của bí đao cần lưu ý khi sử dụng loại quả này bởi nó có tính xà phòng rất cao. Vì thế nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống được xay như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa của bạn.

Bí đao rất tốt nhưng bạn cũng chỉ nên ăn 1bữa/tuần. Không ăn hàng ngày, không ăn liên tục trong nhiều ngày bởi không chỉ bí đao mà bất kì thực phẩm nào cũng vậy, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Cao Sơn 

 

TĐMVSK sưu tầm

Hãy sống tràn đầy giây phút hiện tại

HÃY SỐNG TRÀN ĐẦY GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

Ngẫm lại sự đời, tôi thấy hình như hầu hết chúng ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai. Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ! Hừm! Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại.

Quả là lý thú! Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.

Một người 60, tiếc mãi tuổi 45 của mình, thì khi 75, họ sẽ tiếc mãi tuổi 60, rồi khi 80, họ sẽ càng tiếc 75! Vậy tại sao ta không nghĩ ta đang ở cái tuổi tuyệt vời nhất của mình lại không yêu thích nó đi, sao cứ phải…. nguyền rủa, bất mãn với nó.

Có phải tội nghiệp nó không? Ta đang ở cái tuổi nào thì nhất định tuổi đó phải là tuổi đẹp nhất rồi, không thể có tuổi nào đẹp hơn nữa!

Còn đối với các vị phụ nữ cũng có khi gạt gẫm mình chút đỉnh như đi giải phẫu thẩm mỹ chẳng hạn. Xóa chỗ này, bơm chỗ nọ, lóc chỗ kia.

Nhưng nhức mỏi vẫn cứ nhức mỏi, loãng xương vẫn cứ loãng xương, tim mạch vẫn cứ tim mạch…

Thân thể ta cứ tiến triển theo một “lộ trình” đã được vạch sẵn của nó, không cần hỏi han ta, không cần biết ta có “chịu” không! Mà hình như, càng nguyền rủa, càng bất mãn với nó, nó càng làm dữ.

At present, the rapid development of industry has exacerbated water pollution and traditional water treatment methods have failed to ensure the provision of good quality drinking water. There are also two pollution problems in municipal water supply, such as high-level water tanks for water supply. Water supply pipelines can cause potential problems such as rust, scale, and microorganisms. Therefore, filters have emerged.
It is understood that the Water Filter W10295370A NSF certification can reduce most of the pollutants. Reduce 24 kinds of pollutants, including drugs, aquatic parasites, lead and pesticides, so that we can rest assured that use.

Trái lại, nếu biết thương yêu nó, chiều chuộng nó một chút, biết cách cho nó ăn, cho nó nghỉ, biết cách làm cho xương nó cứng cáp, làm cho mạch máu nó thông thoáng, làm cho các khớp nó trơn tru thì nó cũng sẽ tử tế với ta hơn.

Từ ngày “thế giới phẳng” thông qua internet, ta còn sống với đời sống ảo.

Ta ngồi đây với người nhà nhưng chuyện trò với một người nào khác, cười đùa, nhăn nhó, giận dữ, âu yếm với một người nào khác ở nơi xa.

Khi bắt lại câu chuyện với mọi người bên cạnh thì nhiều khi đã lỡ nhịp!

Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết quý thời gian hơn, quý phút giây hiện tại, ở đây và bây giờ hơn.

Nhờ vậy mà không có thì giờ cho già nữa! Hiện tại với tôi thì không có già, không có trẻ, không có quá khứ vị lai.

Dĩ nhiên, không phải trốn chạy già mà hiểu nó, chấp nhận nó, thưởng thức nó.

Khi biết “enjoy” nó thì quả có nhiều điều thú vị để phát hiện, để khám phá.

Từ ngày biết thương “thân thể” của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi xưa.

Tôi biết cho thân thể của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn.

Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá!

Một người bạn tôi mắc bệnh “ăn không được”, “ăn không biết ngon” vậy mà vẫn béo phì, đi không nổi, là bởi vì các con thương ông quá, mua toàn sữa Mỹ mắc tiền cho uống! Sữa giàu năng lượng, nhiều chất béo bổ quá, làm sao còn có thể ăn ngon, làm sao không béo phì cho được?

Giá ông nghèo một chút còn hay hơn! Cá kho quẹt, rau muống mà tốt, miễn ông ăn thấy ngon, thấy sướng! Tôi cũng biết cho thân thể của mình ngủ hơn.

Ngủ đầy giấc, đủ giấc. Ngủ đủ giấc là cơ hội tốt nhất cho các tế bào não phục hồi, như sạc pin vậy.

Sạc không đủ mà đòi pin ngon lành sao được!

Bảy trăm năm trước, Trần Nhân Tông viết:

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên! (Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền!)

trong bài Cư trần lạc đạo, (ở đời mà vui đạo)!

Ông là vị vua nhà Trần sớm nhường ngôi cho con, lên tu ở núi Yên Tử, Tổ sư thiền phái Trúc Lâm.

Tu hành như vậy mà khi quân Nguyên xâm lấn nước ta, ông liền xuống núi, ra tay dẹp giặc, xong, phủi tay lên núi tu tiếp!

Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình, không ai giống ai, như vân tay vậy, cho nên không cần bắt chước, chỉ cần lắng nghe mình.

Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo, nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình.

Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc quá thì phải cảnh giác!

Nên nhớ rằng tới tuổi nào đó, tai ta sẽ bắt đầu kém nhạy, mắt bắt đầu kém tinh, đấu óc bắt đầu kém sắc sảo.

Tai kém nhạy để bớt nghe những điều chướng tai.

Mắt kém tinh để bớt thấy những điều gai mắt.

Đầu óc cứ sắc sảo hoài ai chịu cho nổi!

Tuy vậy, tai kém mà muốn nghe gì thì nghe được, không thì đóng lại; mắt kém mà muốn thấy gì thì thấy được, không thì khép lại.

Thế là “căn” hết tiếp xúc được với “trần”.

Tự dưng không tu hành gì cả mà cũng như tu, cũng thực tập ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!

Rồi một hôm đẹp trời nào đó ta còn có thể phát hiện mắt mình chẳng những nhìn kém mà còn thấy những ngôi sao lấm chấm, những lốm đốm hoa trên bầu trời trong xanh vời vợi kia.

Nếu không phải do một thứ bệnh mắt nào đó thì đây hẳn là hiện tượng thoái hóa của tuổi già, nói nôm na là mắt xài lâu quá, hết thời hạn bảo hành.

Cái mà người xưa gọi là “hoa đốm hư không” chính là nó.

Tưởng hoa đốm của trời, ai dè trong mắt mình! Chính cái “tưởng” của ta nhiều khi làm hại ta.

Biết vậy ta bớt mất thì giờ cho những cuộc tranh tụng, bớt tiêu hao năng lượng vào những chuyện hơn thua.

Dĩ nhiên có những chuyện phải ra ngô ra khoai, nhưng cái cách cũng đã khác, cái nhìn đã khác, biết tôn trọng ý kiến người khác, biết chấp nhận và nhìn lại mình.

Khi 20 tuổi người ta băn khoăn lo lắng không biết người khác nghĩ gì về mình.

Đến 40 thì ai nghĩ gì mặc họ.

Đến 60 mới biết chả có ai nghĩ gì về mình cả!

Tóm lại, chấp nhận mình là mình và từ bi với mình một chút.

Có lẽ như vậy hay hơn cho mình.

Bs. Đỗ Hồng Ngọc

 

TĐMVSK sưu tầm

by Tháng Một 3, 2018 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh, Chia sẻ kinh nghiệm, LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh

Cây dâm bụt, vỏ dưa hấu, rễ cây chuối già, lá ổi chữa bệnh tiểu đường

Cây dâm bụt, vỏ dưa hấu, rễ cây chuối già, lá ổi, Những vị thuốc chữa bệnh tiểu đường rất hiệu nghiệm ở ngay quanh bạn

Trong dân gian có rất nhiều cách trị tiểu đường bằng các loại cây thuốc nam đã được người dân áp dụng và cho thấy hiệu quả rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

Dưới đây là một số cây thuốc nam được đánh giá là tốt nhất hiện nay trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

  1. Cây dâm bụt

Tên gọi khác xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Cây mọc ở dưới chân núi nơi trống nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu. Hoa hái từ tháng 7-10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi. Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa. Liều dùng: hoa 6-12g. Vỏ rễ 3-10g.

Dưới đây là vài phương thuốc chữa tiểu đường:

  • Rễ dâm bụt tươi 30-60g. Sắc uống thay nước trà.
  • Rễ dâm bụt tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.
  • Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống. 
  1. Vỏ dưa hấu

Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài, phơi hay sấy khô. Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.

Tính năng: vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.

Liều dùng: 10-30g. Người bên trong có hàn thấp nhiều không nên dùng.

Để chữa tiểu đường có thể áp dụng cách như sau: Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống hàng ngày.

  1. Rễ cây chuối già

Thu hái và chế biến, đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi khô. Tính năng: Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp. Liều dùng: 30-120g. Người tỳ vị hư nhược không được dùng.

Dưới đây là cách chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

  • Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nát vắt lấy nước cốt hoà với mật ong uống, chia uống 3 lần trong ngày.
  • Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống trong ngày.
  • Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống hàng ngày. 
  1. Lá ổi

Thu hái và chế biến: Lá ổi hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi khô hoặc sấy khô. Quả hái lúc quả chín, ép lấy nước. Tính năng: Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết. Liều dùng: Khô 10-15g, tươi 15-30g. Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng.

Dưới đây là cách chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

  • Lá ổi 30g (tươi 50g), sắc uống thay nước trà
  • Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống
  • Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2lần/ ngày. Uống nhiều ngày.
  • Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắp tươi 100g. Nấu nước uống cả ngày.

 

TĐMVSK sưu tầm

Các công dụng chữa bệnh của cần tây

CÁC CÔNG DỤNG CỦA CẦN TÂY

 Cần tây: Loại rau ‘lọc’ mỡ máu, trị tiểu đường… và nhiều công dụng không thể bỏ qua

 

Không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, cần tây còn mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao.

Cần tây là loại rau ăn cao cấp chứa nước 90,5%, hợp chất nitơ 1,95%, chất béo 0,07%, xenlulo 1,15% và tro 1,13%, các vitamin A, B, C. Các khoáng chất như Mg, Mn, Fe, I, Cu, K, P, Ca và vitamin P, cholin, tyrosin, axít glutamic.

Chất xơ trong rau cần gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, tinh dầu có tính kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa.

Cần tây có tác dụng kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả gút, sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng.

Cần tây được dùng “lọc” máu có mỡ máu cao, chữa tăng huyết áp, giảm béo, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, chống hoại huyết (chảy máu), kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả gút, sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng. Dùng ngoài ngâm chân, chữa nứt nẻ, gội đầu sạch gàu.

Theo Đông y, cần vị ngọt đắng, the mát (có tài liệu nói lạnh), có công dụng dưỡng huyết mạch, lợi tỳ ích khí, thanh nhiệt, hạ hỏa, lợi đại tiểu tiện, đái tháo đường, giảm ho và các triệu chứng quy về huyễn vựng (ngày nay thấy tương ứng chứng tăng huyết áp), khử phong thấp, vết máu bầm, tan hạch ở cổ…

Dưới đây các bài thuốc từ rau cần tây:

  1. Trị chứng huyết áp cao

Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.

Cách dùng: rau cần tây sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định. Hoặc, dùng rau cần tươi giã vắt lấy nước thêm một ít mật ong và đường mạch nha, lượng như nhau, đem đun nóng ấm và uống ngay, cũng cho kết quả hạ huyết áp rõ rệt. Cần tây dùng cả thân 50g, thái khoảng đốt ngón tay, đổ 3 bát con nước, sắc lấy một bát, uống ngày 3 lần như vậy. Sau một thời gian ngắn, huyết áp sẽ ổn định.

 2. Bổ thận, hạ huyết áp

Rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nước luộc gà 300ml, nấm hương 30g, dâu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối, dầu vừa đủ. Cho dầu vào chảo nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước luộc gà, đun nhỏ lửa 20 phút, chia làm 2 – 3 lần ăn trong ngày.

  1. Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động

Lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt. Trong rau cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.

  1. Trị bệnh gút (gout)

Sự có mặt của chất kiềm trong cần tây có tác dụng trung hòa các chất acid, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do acid tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gút.

  1. Bệnh đường hô hấp

Hạt cần tây có tác dụng làm giảm co thắt nên được dùng chữa hen suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi và bệnh lao phổi.

  1. Ngừa sỏi thận

Ăn rau cần tây có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

  1. Trị bệnh đi tiểu nước đục như sữa

Cách bào chế và dùng rễ cần tây cắt sát gốc thân, tốt nhất có đường kính từ 2cm trở lên (nếu nhỏ hơn thì phải lấy tăng lên). Mỗi lần dùng 10 bộ rễ, rửa sạch cho vào 500ml nước đun sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn khoảng 200ml thì lấy để uống. Mỗi ngày cần uống 2 lần vào buổi sáng, tối, lúc bụng đói. Kết quả rất công hiệu. Uống thuốc từ 3 – 7 ngày nước tiểu trở lại hoàn toàn trong.

  1. Chữa mỡ trong máu cao

Cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Sau một tháng lượng mỡ trong máu sẽ giảm xuống rõ rệt. Mặt khác nhờ trong cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và cà rốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…

 

  1. Chữa mất ngủ

Lượng chất kiềm trong cần tây có công dụng giúp những người đang mắc chứng mất ngủ có thể ngủ ngon hơn. Khoáng chất này làm cho hệ thần kinh êm dịu lại, giảm bớt sự căng thẳng và lo âu.

  1. Làm lợi tiểu

Hàm lượng kali và natri trong cần tây sẽ chịu trách nhiệm về khả năng giúp lợi tiểu. Chúng kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng nước thừa.

  1. Trị táo bón

Từ xa xưa, cần tây đã được dùng làm thuốc nhuận tràng. Chúng làm dịu các dây thần kinh vốn đã hoạt động quá mức do các loại thuốc nhuận tràng nhân tạo. Nhờ đó, làm nhẹ chứng táo bón một cách tự nhiên.

  1. Giúp xương chắc khỏe mạnh

Loại rau này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều canxi và magiê – rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.

 

  1. Chữa vàng da

Xào 150g cần tây với 15g dạ dày lợn, ăn liên tục trong 1 tuần đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.

  1. Chữa bệnh viêm gan mạn

Dùng rau cần tây xào ăn hoặc sắc lấy nước uống liên tục trong nhiều ngày, nhiều tháng.

  1. Chữa cảm cúm

Ăn cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào…

  1. Chữa trị viêm miệng, họng

Cần tây 30g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm vài hạt muối tinh, súc miệng ngày 3 lần, hoặc có thể nuốt từ từ càng nhanh khỏi.

Lưu ý: Cần tây có furocoumarin nếu để lâu quá 3 tuần trong tủ lạnh, chất này sẽ tăng gấp 2,5 lần, nếu ăn sẽ dễ bị ngộ độc. Do đó, chỉ nên để cần tây trong tủ lạnh vài ngày đến 1 tuần để an toàn khi sử dụng.

 Cao Sơn

  TĐMVSK sưu tầm

7 dấu hiệu của bệnh tiểu đường

7 DẤU HIỆU CỦA BỆNH TIỂU ĐUỞNG

Thường xuyên đi tiểu đêm, cơ thể mệt mỏi, mắt mờ, chảy máu chân răng… là những dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong cơ thể bạn đang vượt ngoài tầm kiểm soát. 

Dấu hiệu bệnh tiểu đường rất khó nhận biết hoặc hay bị nhầm với triệu chứng của bệnh khác.

Theo Womenshealthmag, khi lượng đường trong máu cao nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, tổn thương thận, thần kinh, mất thị lực…

Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy mức đường trong máu đang vượt ngoài tầm kiểm soát:

 1. Đi tiểu thường xuyên

Tiến sĩ Fuhrman giải thích rằng khi bạn có quá nhiều glucose hoặc đường trong máu, thận của bạn sẽ phải đào thải qua nước tiểu.

Tăng số lần đi tiểu là dấu hiệu lượng đường trong máu có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Theo các chuyên gia y tế, khi đường trong máu cao, thận sẽ cố gắng làm sạch ra ngoài qua nước tiểu.

  1. Mắt kém

Mờ mắt là hậu quả do lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến làm thay đổi hình thái thủy tinh thể của mắt. Nhưng khi đường huyết trở lại mức bình thường trạng thái này sẽ không còn nữa.

  1. Khát nước liên tục

Đi tiểu nhiều sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn bình thường, điều này khiến bạn có nguy cơ bị mất nước.

Bạn sẽ cảm thấy lúc nào cũng cảm thấy khát và khô miệng ngay cả khi uống cùng một lượng nước như mọi khi. Thêm vào đó, vì uống nhiều nước hơn cũng sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

  1. Mệt mỏi

Mệt mỏi là một tác dụng phụ của mất nước. Theo các chuyên gia y tế, nếu đi tiểu nhiều hơn và khát hơn bình thường, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Việc thức dậy nhiều lần trong đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Vì ngủ ít nên dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi.

  1. Vết thương lâu lành

Các vết thương hoặc vết xước, vết bầm tím rất lâu lành. Nguyên nhân do các mạch máu đã bị hư hại do nhiều glucose di chuyển trong những tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông đến các vùng trong cơ thể, điều này khiến vết thương trở nên lâu lành.

  1. Chảy máu lợi, nướu răng

Khi lượng đường trong máu cao, máu lưu thông kém, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành và vấn đề với nướu cũng xảy ra. Nướu có thể đỏ, sưng lên và dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Lượng đường trong máu cao, gây ra tình trạng nướu gây sưng đỏ và dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Lượng đường huyết cao trong cơ thể cao cũng khiến cho hệ thống miễn dịch bị tổn thương, làm giảm tính chống lại các vi khuẩn tự nhiên trong miệng góp phần gây ra tình trạng chảy máu lợi, chân răng.

  1. Xuất hiện mạch máu dưới da

Lượng đường trong máu quá cao có thể làm tổn thương các mạch máu, bao gồm các mạch máu dưới da. Sự tổn thương này có thể dẫn đến mảng màu nâu nhạt hoặc vẩy màu trên da, đặc biệt là ở vùng dưới chân gây ngứa và thậm chí có thể gây đau đớn.

Ngoài ra bạn cũng có thể nhận thấy những mảng màu tối, nhợt nhạt trong nếp gấp da, đặc biệt là ở nách, háng hay cổ.

Đường huyết cao cũng có thể làm cho tế bào da tái sản xuất nhanh hơn bình thường. Các tế bào mới có nhiều sắc tố hơn, có thể dẫn đến các đốm tối dưới da. Chúng có thể sẽ không đau đớn, nhưng gây ngứa hoặc thậm chí có mùi.

Do đó, nếu có những dấu hiệu cảnh báo bệnh thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Phương Nam

 TĐMVSK sưu tầm

Người dám phê bình mới là quý nhân trong cuộc đời chúng ta

QUÝ NHÂN TRONG CUỘC ĐỜI CHÚNG TA

Người dám phê bình mới là quý nhân thật sự trong đời bạn

 Nếu khi có người phê bình bạn, xin đừng vội biện giải cho bản thân, mà hãy thật sự nghiêm túc, thành khẩn và đối diện. Bởi vì, những người phê bình bạn, họ đều là “quý nhân” trong đời bạn… 

Thomas Edison – nhà phát minh vĩ đại mà mọi người đều biết đến, khi còn nhỏ cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn, thường hay phải bán kẹo, điểm tâm và giấy báo ở các trạm xe lửa. Có một lần, trong lúc bán báo trên xe lửa, một nhân viên bảo vệ hách dịch đã đánh đập ông thậm tệ, khiến tai ông bị tổn thương nặng, từ đó ông bị khiếm thính vì mất khả năng nghe của một bên tai.

Nhưng ông lại thường hay nói: “Tôi thật sự phải cảm ơn người đàn ông đó, trong cái thế giới ồn ào náo nhiệt này, là ông ấy đã giúp tôi tĩnh cái tâm này lại mà không cần phải bịt hai lỗ tai để làm các thí nghiệm nữa”.

Máy hát và máy nghe nhạc đều là những món quá quý giá mà Edison đã để lại cho đời, cùng với hơn hai nghìn phát minh sáng tạo khác. Vậy nên, Edison nói người đàn ông làm ông bị điếc đó là quý nhân của ông, đây đúng thật là lý trí và sáng suốt biết bao!

Thomas Alva Edison (11/2/1847 – 18/10/1931) là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ảnh dẫn theo genk.vn

Trên con đường nhân sinh không thể mọi chuyện cũng đều như ý và thuận buồm xuôi gió, mà sẽ luôn có những lúc bị người khác phê bình, cự tuyệt… Kỳ thực, những điều không thuận tâm trong đời trái lại là bước ngoặt trong sinh mệnh của chúng ta. Nếu như có thể khám phá ra ý nghĩa chính diện trong đó, rất có khả năng sẽ mang đến một kết quả tốt đẹp.

Có một câu chuyện thế này: Có một chàng trai trẻ nhiều lần bị ông chủ trách mắng, trong lòng anh rất không phục, và nảy ra ý định nghỉ việc. Một lần bị ông chủ chửi mắng thậm tệ, anh không thể chịu đựng thêm được nữa, liền bỏ ra ngoài. Bởi chạy xe quá nhanh không để ý trước sau, anh bị một chiếc xe hơi đụng phải, và nhờ vậy mà có cuộc trò chuyện dưới đây:

Người đụng ngã anh là giám đốc của một công ty. Sau khi nghe anh nói ra nguyên nhân vì sao lại phóng nhanh như vậy, ông cười nói: “Tình huống mà con gặp phải, mấy năm trước chú cũng đều đã trải qua. Chú còn nhớ, năm đó ông chủ chú đã mắng chửi chú rất thậm tệ, ông ấy hỏi chú có phải vẫn chưa tốt nghiệp tiểu học hay không, sao ngay đến cả nói năng cũng đều không thể nói rõ ràng được”.

Chàng trai trẻ kinh ngạc nói: “Sao lại có loại ông chủ như thế chứ! Thế chú đã làm thế nào? Chú có nghỉ làm hay không?”.

Ông ấy cười nói: “Không, chiều hôm đó chú lập tức đi ghi danh tham gia khóa học đào tạo kỹ năng giao tiếp. Ba tháng sau, ông chủ mỗi lần đi gặp gỡ khách hàng đều luôn dẫn chú đi cùng, bởi chú nói chuyện khá hay!”.

Chàng trai trẻ im lặng không nói được lời nào, anh trước nay chưa từng suy nghĩ về phương diện này. Vị giám đốc kia khích lệ chàng trai, nói: “Trong công tác, đừng sợ bị chửi mắng, mà cần từ trong những lời chửi mắng đó học được điều gì. Nếu được như vậy, tất cả mọi người mắng chửi cậu đều sẽ trở thành quý nhân của cậu vậy!”.

Nữ tác giả Joanne Rowling của bộ tiểu thuyết “Harry Potter”, lúc đầu nếu như khi liên tục bị 12 nhà xuất bản từ chối mà bỏ cuộc, thì sẽ không có kỷ lục bất ngờ của bản dịch 60 ngôn ngữ với 400 triệu bản được bán ra như hôm nay. Ông Walt Disney – cha đẻ của Công ty Walt Disney, lại cũng từng bị biên tập của một tòa soạn lấy lý do “thiếu sức sáng tạo” để sa thải.

Những quý nhân chính diện, thân thiết khiến chúng ta cảm thấy hiền hòa, ấm áp, tràn đầy cảm kích trong tâm, giống như có ân huệ đời này báo đáp không hết vậy. Ngược lại, những người xem thường, phê bình chúng ta, nhìn vào thì thấy nghiêm khắc, lạnh lùng đến thế, khi đó luôn khiến người ta hận đến nghiến răng, nhưng họ lại là người tạo động lực khích lệ chúng ta cố gắng vươn lên!

Nhà Phật có nói: “Phiền não, tức Bồ Đề”. Bởi vậy, trong cuộc sống thường ngày, phàm là những người có thể mang đến gợi ý cho ta, đều là quý nhân của ta vậy!

Nếu có thể nghĩ được như vậy, thế thì, những lời chỉ trích của người khác, không những không thể khiến bạn tổn thương, trái lại lại trở thành cơ hội giúp bạn nâng cao tâm tính, và biết cách hoàn thiện chính mình!

Nhà Phật có nói: “Phiền não, tức Bồ Đề”. Bởi vậy, trong cuộc sống thường ngày, phàm là những người có thể mang đến gợi ý cho ta, đều là quý nhân của ta vậy !. Ảnh dẫn theo gettyimages.com

Có một câu nói rằng: “Những người dám phê bình bạn, mới là quý nhân trong cuộc đời của bạn! Con người ta trong một đời, nhất định phải có được người bạn loại này!”. Không phải như vậy sao?

Lấy một ví dụ, trong trường học, người phê bình bạn nhiều nhất là ai vậy? Là thầy cô giáo. Thử hỏi có thầy cô nào không mong muốn học trò của mình học hành xuất sắc, tương lai trở thành những người có ích cho xã hội? Cũng như vậy, những người phê bình bạn hôm nay, cũng là vì tốt cho bạn, họ cảm thấy bạn vẫn là một nhân tài, nên mới chỉ ra chỗ sai cho bạn!

Vậy nên, lần sau nếu như khi có người phê bình bạn, xin đừng vội biện giải cho bản thân, hãy thật sự nghiêm túc, thành khẩn mà đối diện. Bởi vì, những người phê bình bạn, họ đều là ‘quý nhân’ trong đời bạn. Nếu hễ nghe thấy có người nói xấu mình, liền vội vàng biện giải cho bản thân, thế thì bạn có thể chuyện gì cũng đều không thành được rồi!

 Thiện Sinh

TĐMVSK sưu tầm

by Tháng Mười Hai 31, 2017 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh, Chia sẻ kinh nghiệm, LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh

20 phát minh y khoa tân tiến tuyệt diệu

 

TĐMVSK sưu tầm