Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)

TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI – QUYỂN 1, 3-4

TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI – QUYỂN 1, 3-4

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/09/TMN%C4%90%C4%90VMCT-Q1.jpg

§3-4

3* ANNA CẦU NGUYỆN Ở ĐỀN THỜ

1. VÀ THIÊN CHÚA NHẬN LỜI BÀ

          Trước khi tiếp tục, con ghi chú một điều:

          Con thấy căn nhà này không phải là căn nhà ở Nazarét mà con đã biết. Ít nhất là căn phòng, nó rất khác. Ngay vườn rau cũng lớn hơn, và hơn nữa, người ta còn nhìn thấy các cánh đồng, không nhiều, nhưng có. Sau này, sau hôn lễ của Maria, nó chỉ còn lại khu vườn, lớn, nhưng không còn gì khác. Và căn phòng này mà con thấy, con chưa bao giờ thấy trong các thị kiến trước. Con không biết có phải vì lý do tài chánh mà cha mẹ Maria phải giảm bớt đi một phần sở hữu của họ, hay là vì Maria, khi ra khỏi Đền Thờ, đã đến ở tại một căn nhà khác, có lẽ là của Giuse. Con không nhớ là trong những thị kiến đã qua hay trong những giáo huấn mà con đã nhận được, con có được sự chỉ dẫn chắc chắn nào cho thấy rằng căn nhà ở Nazarét là căn nhà sinh quán hay không. Đầu óc con rất mệt mỏi. Rồi nhất là vì những điều người ta nói với con làm con quên ngay các lời, mặc dù mệnh lệnh đã ban cho con trong linh hồn vẫn cương quyết và tồn tại trong ánh sáng, nhưng các chi tiết biến đi lập tức. Sau đó một giờ, con phải nhắc lại những điều con đã nghe, nếu không thì ngoại trừ một vài câu quan trọng, con không còn nhớ gì nữa, trong khi các thị kiến vẫn sống động trong tâm hồn con, bởi vì con đã quan sát nó bằng chính mắt mình. Con đã nhận những bài đọc, con phải thu thập các thị kiến vì chúng vẫn tồn tại rất rõ ràng trong tư tưởng của con mà con cố gắng để ghi chép lại từ từ.

          Con đã hy vọng nhận được những lời giải thích về thị kiến ngày hôm qua, nhưng trong thực tế, không có gì cả. Con bắt đầu thấy và viết.

          Ở bên ngoài tường thành Jêrusalem, trên các ngọn đồi, ở giữa các cây oliu, có một đám rất đông. Có thể nói, đó là khu chợ mênh mông. Nhưng không có bàn ghế, không có cửa hàng, không có tiếng rao của các người bán rong, cũng không có lái buôn, không có trò chơi. Có nhiều cái lều bằng len thô, chắc chắn là không thấm nước, căng trên những cây cọc cắm xuống đất, hoặc buộc vào những cọc bằng cành cây xanh như một trang trí tươi mát. Những chỗ khác thì được làm bằng các cành cắm xuống đất, làm thành một hành lang cây xanh. Dưới mỗi hành lang, các người thuộc đủ hạng tuổi và đủ hoàn cảnh, nói nhỏ với nhau trong sự trầm mặc mà chỉ có tiếng kêu của trẻ nít là làm cho khuấy động.

          Chiều đã xuống, và ánh sáng của các ngọn đèn dầu nhỏ chiếu ra đó đây một ánh sáng mờ trên khu cắm trại kỳ lạ. Chung quanh các ngọn đèn sáng, các gia đình dùng bữa, ngồi ngay trên đất. Các bà mẹ với các con nhỏ nhất ẵm trong lòng. Nhiều con nít mệt mỏi, thiếp ngủ khi còn cầm một miếng bánh nhỏ trong các ngón tay hồng, tựa đầu vào ngực mẹ như gà con dưới cánh gà mẹ, và các bà mẹ dùng bữa, như các bà có thể, bằng bàn tay tự do còn lại, trong khi tay kia họ ôm con nhỏ vào lòng.

          Trái lại, nhiều gia đình khác chưa bắt đầu bữa ăn, nói chuyện trong ánh sáng mờ của hoàng hôn trong khi chờ đợi thức ăn được  nấu xong. Các đống lửa nhóm lên ở đó đây, các phụ nữ lo công việc ở chung quanh đám lửa. Một giọng ru chậm rãi, chậm rãi, tôi nói là tiếng than, để ru một đứa trẻ khó ngủ.

          Trên cao, bầu trời đẹp và thanh quang, càng lúc càng trở thành xanh tối. Nó gần giống như một tấm màn khổng lồ bằng nhung mềm mầu xanh đen, trên đó, các thợ làm pháo bông và các nhà trang trí vô hình, rất từ từ, đính vào đó những hạt ngọc sáng, những hạt lẻ loi và những hạt họp thành nhóm, tạo nên những cơ cấu hình học kỳ lạ, trong số đó, nhóm Đại Hùng Tinh và Tiểu Hùng Tinh với hình thể của chiếc xe mà càng xe vẫn bám vào đất sau khi đã cởi bỏ cái ách của con bò. Sao Bắc Đẩu đã nhóm lên hết số lửa của nó. Tôi hiểu rằng đây là tháng mười, vì một giọng nam rồ rồ nói lên: “Một tháng mười thật đẹp, ít khi được thấy như vầy!”

          Đây, Anna từ một lều trại tới, cầm trên tay những món gì mà bà để trên miếng bánh lớn và bằng phẳng, trông giống như một trong các loại bánh tráng của chúng ta và được dùng như cái mâm. Thằng bé Alphê bám lấy váy bà và bi bô cái giọng trẻ nít của nó. Joakim đứng ở cửa một căn lều nhỏ bằng lá, nói chuyện với một người trạc ba mươi tuổi mà Alphê chào từ xa với tiếng kêu cung bắc: “Ba!”

          Khi Joakim thấy Anna tới, ông vội vã thắp đèn.

          Anna đi qua như một bà hoàng giữa các hàng lều. Dáng điệu oai phong nhưng khiêm tốn. Bà không hãnh diện về con người của bà. Bà đỡ dậy một đứa bé của một người ăn mày, một bà ăn mày thực sự, nó bị ngã ngay bên chân Anna, vì nó bước đi vụng về. Khuôn mặt nhỏ của nó lem luốc đầy đất và nó khóc. Bà lau cho nó, an ủi nó và trả cho bà mẹ nó đã chạy tới. Anna nói: “Không sao. Ôi, tôi hài lòng vì nó không bị đau. Một đứa trẻ đẹp. Nó mấy tuổi rồi?”

          – Ba tuổi. Đây là đứa áp út. Và trong ít lâu nữa, tôi lại có một đứa nữa. Tôi có sáu con trai, bây giờ tôi muốn một đứa con gái. Đối với một bà mẹ thì một đứa con gái nhỏ là cái gì rất lớn…

          – Đấng Tối Cao đã an ủi bà rất nhiều – Anna thở dài.

          Và bà kia: “Phải, tôi nghèo, nhưng con cái chúng tôi là niềm vui của chúng tôi. Và bây giờ đứa lớn nhất đã có thể giúp đỡ trong công việc. Và thưa bà (tất cả đều chứng tỏ rằng Anna có một địa vị rất cao hơn người đàn bà này, và bà ta cũng nhận ra) bà được bao nhiêu cháu?”

          – Chả có đứa nào cả!

          – Không có đứa nào sao? Thế đứa này không phải của bà?

          – Không, nó là con một người hàng xóm rất tử tế, nó là sự an ủi của tôi.

          – Các con bà chết? Hay…

          – Tôi không hề có con.

          – Ôi! – người ăn mày nhìn bà cách thương hại.

          Anna chào bà với một cái thở dài và đi vào lều của bà.

          – Joakim, tôi đã làm ông phải chờ. Tôi nói chuyện với một người đàn bà nghèo, mẹ của sáu đứa con trai. Nghĩ coi! Và ít lâu nữa, bà ta lại có thêm một đứa nữa.

          Joakim thở dài.

          Ông bố của thằng bé Alphê gọi nó, nó liền trả lời: “Con ở lại với  bà Anna để giúp đỡ bà”. Mọi người đều cười rộ.

          – Hãy để kệ nó. Nó không làm phiền. Nó chưa phải giữ luật. Ở đây hay ở đó thì nó cũng chỉ ăn như một con chim nhỏ – Anna nói, và bà ngồi, ôm đứa trẻ trong lòng. Bà cho nó một cái bánh tráng với cái gì giống như cá nướng, tôi thấy bà sửa soạn trước khi cho nó, có lẽ bà gỡ xương. Trước hết bà phục vụ cho chồng bà, rồi bà ăn sau.

          Trời đêm càng lúc càng nhiều sao, và ánh sáng càng lúc càng đốt lên nhiều trong trại. Rồi rất từ từ, như không nhận ra, nhiều ánh sáng tắt đi. Đó là các đèn của những người đã ăn sớm nhất và bây giờ họ sắp ngủ. Tiếng động cũng giảm bớt từ từ. Người ta không nghe tiếng khóc trẻ thơ nữa. Chỉ có vài đứa bé chưa được ăn còn cho nghe thấy tiếng nói như chiên con tìm sữa mẹ của chúng. Đêm trường thở hơi của nó trên người và vật, ru ngủ cả đau khổ và kỷ niệm, hy vọng và oán giận. Có lẽ việc đó xảy ra theo đà mà giấc ngủ và cơn mơ mang sự yên tĩnh đến cho họ.

          Anna nói với chồng bà trong khi bà ru Alphê đang sắp ngủ trong tay bà: “Đêm vừa qua tôi mơ rằng năm tới tôi sẽ trở lại Thành Thánh vào hai lễ thay vì một, và một lễ sẽ là dâng con tôi vào Đền thờ… Ôi! Joakim!…”

          – Hãy trông cậy, Anna, hãy trông cậy. Bà không biết điều gì khác nữa sao? Chúa đã không nói cách bí mật với con tim bà sao?

          – Không, không có gì, chỉ có một giấc mơ thôi.

          – Ngày mai sẽ là ngày van nài sau cùng. Tất cả các của lễ đã được dâng. Nhưng ngày mai chúng ta sẽ dâng lại cách trọng thể. Chúng ta sẽ thắng Thiên Chúa bằng tình yêu trung thành của chúng ta. Tôi nghĩ rằng sẽ xảy ra cho bà giống như cho Anna Elqana.

          – Nguyện Chúa thi ân… để tôi mau được nghe một tiếng nói bảo tôi: “Hãy đi bình an. Thiên Chúa Israel đã chấp thuận cho bà ơn mà bà xin Người”.

          – Nếu ơn phúc tới, con bà sẽ nói câu đó cho bà khi nó trở mình lần thứ nhất trong dạ bà: đó sẽ là tiếng nói của trẻ thơ trong trắng, tức là tiếng nói của Thiên Chúa.

          Bây giờ tất cả trại đều yên lặng trong đêm. Anna ẵm thằng Alphê vào lều bên cạnh và đặt nó trên nệm cỏ, nơi các anh nó đã ngủ. Rồi bà về nằm xuống bên cạnh Joakim, và ngọn đèn nhỏ của họ cũng tắt: Đó là vì sao nhỏ sau cùng của trái đất. Chỉ còn lại các vì sao trên bầu trời, đẹp hơn bao giờ hết, để canh chừng cho những người đang ngủ.

4* “JOAKIM ĐÃ KẾT HÔN VỚI SỰ KHÔN NGOAN CỦA THIÊN CHÚA, ĐƯỢC GIỮ KÍN TRONG CON TIM CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ CÔNG CHÍNH”

          Chúa Giêsu nói: Những kẻ công chính luôn luôn khôn ngoan: là bạn của Thiên Chúa, họ sống kề cận với Người, và Người: sự Khôn Ngoan vô tận, Người giáo huấn họ. Ông bà ngoại của Cha là những vị công chính, vì vậy họ có sự khôn ngoan. Chính với sự thật mà họ có thể nói điều sách đã nói, khi ca tụng sự Khôn Ngoan trong cuốn sách mang tên này: “Ta yêu nàng và tìm nàng từ tuổi  thanh niên của ta, và ta đã quyết định lấy nàng làm vợ”.

          Anna dòng Aaron là người đàn bà can đảm mà tổ tiên chúng ta đã nói. Và Joakim dòng dõi vua Đavít, đã không tìm ân lộc và của cải nào ngoài nhân đức. Anna là người nhân đức cao cả. Nơi bà, tất cả các nhân đức họp thành một bó hoa thơm, để làm thành một thực tại duy nhất, một thực tại đẹp hơn tất cả, là nhân đức, một nhân đức thực sự, đáng được xuất hiện trước ngai Thiên Chúa. Như vậy là Joakim đã hai lần kết hôn với sự Khôn Ngoan, trong khi “yêu nó hơn một người đàn bà”: sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa giữ kín trong con tim của người đàn bà công chính. Anna dòng Aaron không tìm sự gì khác ngoài việc kết hợp đời bà với đời của một người đàn ông ngay thẳng, tin tưởng chắc chắn rằng sự ngay thẳng là niềm vui của gia đình. Và để là tượng trưng cho người đàn bà dũng cảm, bà chỉ còn thiếu chiếc triều thiên con cái, vinh quang của người vợ, bằng chứng của hôn nhân mà Salômôn đã nói tới. Trong hạnh phúc trọng đại của bà, chỉ còn thiếu những người con này, hoa trái của một cây mà sự đoàn kết với cây bên cạnh, tiếp theo sau một sự phong phú của các hoa trái mới, nơi hai lòng tốt tan hòa thành một, bởi vì về phần chồng bà thì ông không có điều gì phải thất vọng.

          Anna lúc này là người đàn bà già, vợ của Joakim đã từ bao ngũ niên. Đối với ông, bà luôn luôn là “người vợ thời trai tráng của ông, niềm vui của ông, con nai yêu qúi, con linh dương đẹp đẽ” mà những âu yếm luôn luôn tươi mát như buổi chiều ngày hôn lễ. Sự vuốt ve nâng niu của bà làm ông thích thú một cách êm đềm. Bà đã bảo trì nó tươi mát như một bông hoa ướt sương, và nồng nàn như ngọn lửa mà người ta không ngừng châm thêm chất đốt. Cũng vậy, trong nỗi buồn không con, họ nói với nhau “những lời an ủi trong nỗi lo âu và buồn rầu của họ”. Và trên họ, sự Khôn Ngoan đời đời  vươn dậy: khi đến giờ, sau khi đã giáo huấn họ suốt cuộc đời, Sự Khôn Ngoan soi sáng cho họ bằng một giấc mộng ban đêm, báo trước bài thơ vinh quang sẽ được sinh ra bởi họ là MARIA, hoàn toàn thánh thiện, Mẹ của Cha.

          Dù trong sự khiêm nhường của họ, họ không dừng lại ở giấc mơ này, nhưng con tim họ run lên vì niềm hy vọng vào sự loan báo đầu tiên về lời hứa của Thiên Chúa. Điều đó đã là một chắc chắn trong những lời của Joakim: “Hãy trông cậy, hãy trông cậy… Chúng ta sẽ thắng Thiên Chúa bằng tình yêu trung thành của chúng ta”. Họ mơ một đứa con trai, và họ đã được Mẹ của Thiên Chúa. Các lời của sách Khôn Ngoan có vẻ như được viết cho họ: “Bởi nàng, tôi đã tạo được vinh quang trước mặt dân… Nhờ nàng, tôi đã chiếm được sự bất tử, và tôi sẽ để lại một kỷ niệm đời đời về tôi cho những kẻ sẽ đến sau tôi”. Nhưng để được tất cả những điều đó, họ phải chinh phục vương vị bằng các nhân đức thật, bất biến, mà không một biến cố nào có thể tác động đến: đức Tin, đức Mến, đức Cậy, đức Trong Sạch.

          Sự trong sạch của vợ chồng! Họ đã chiếm hữu được nó, vì không cần phải là đồng trinh mới là trong sạch. Các cặp vợ chồng trong sạch được các thiên thần gìn giữ, họ sẽ có những người con tốt, biết coi các nhân đức của cha mẹ như qui luật của đời sống riêng họ. Nhưng hiện nay họ ở đâu? Thời nay người ta không muốn có con cái, nhưng người ta cũng không muốn sống trong sạch. Vậy Cha nói với các con rằng tình yêu và tâm hồn đã hư hỏng.

Download TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI 

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo 

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/05/cavathanhgia.gif 

by Tháng Chín 17, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)
TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI – Quyển 1, 1-2

TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI – Quyển 1, 1-2

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/09/TMN%C4%90%C4%90VMCT-Q1.jpg

§1-2

CHUẨN BỊ

          “Thiên Chúa đã có Ta từ khởi đầu các công trình của Người”

 (Salômôn- Ngạn Ngữ 8, 22)

 

1* “NGƯỜI TA CÓ THỂ GỌI MARIA LÀ CON THỨ CỦA CHÚA CHA”

          Chúa Giêsu ra lệnh cho tôi: “Hãy lấy một cuốn vở mới và chép trên tờ đầu tiên bài đọc của ngày 16 tháng 8 (1944). Trong cuốn sách này, người ta sẽ nói về Mẹ”. Tôi vâng lời và chép.

          Chúa Giêsu nói: Hôm nay chỉ viết điều này thôi: sự trong trắng có một giá trị lớn lao tới nỗi lòng dạ một thụ tạo có thể chứa đựng đấng không thể chứa được, bởi vì Mẹ có sự trong sạch tuyệt đối, một sự trong sạch lớn lao nhất mà một thụ tạo của Thiên Chúa có thể có.

          Ba Ngôi Rất Thánh đã xuống đó với tất cả sự toàn vẹn của Người, ở đó với cả Ba Ngôi, khép kín thực thể vô biên của Người trong một khoảng không gian bé tí – Người không bị giảm bớt chút nào, vì tình yêu của Đức Trinh Nữ và ý muốn của Thiên Chúa đã làm giãn nở khoảng không gian này ra đến nỗi biến nó thành Trời – và tự bộc lộ ra với các đặc tính của Người.

          Chúa Cha, với tư cách là Tạo Hóa, đã làm công việc của Người vào ngày thứ sáu, để có một “người con gái” thực sự xứng đáng với Ngưới, có sự giông giống với Người cách trọn vẹn nhất. Dấu ấn của Thiên Chúa được in trên Maria rõ ràng đến nỗi chỉ có Người Con Đầu Lòng của Cha là ở trên Người. Người ta có thể gọi Maria là con thứ của Chúa Cha, vì sự trọn lành mà Mẹ đã nhận được và biết bảo trì, vì phẩm giá của Mẹ là Hiền Thê và là Mẹ của Thiên Chúa, là Nữ Vương nước Trời. Mẹ đến thứ hai tiếp sau Con của Cha, và đến thứ hai trong tư tưởng đời đời của Người, bởi vì từ đời đời, Người thỏa lòng nơi Mẹ.

          Chúa Con: cũng là “Người Con cho Mẹ”, đã dạy Mẹ, nhờ mầu nhiệm Ân Sủng, Chân Lý của Người và sự Khôn ngoan của Người, trong khi Người mới chỉ là bào thai đang phát triển trong lòng Mẹ.

          Chúa Thánh Thần: khi xuất hiện giữa loài người bởi một lễ Hiện Xuống trước kỳ hạn, bởi một lễ Hiện Xuống kéo dài: “Tình yêu trong Người yêu”, sự yên ủi cho loài người bởi hoa trái của lòng Mẹ, sự thánh hóa cho loài người bởi việc làm mẹ của Đấng Thánh.

          Để tự bộc lộ ra cho loài người dưới hình thức mới và trọn vẹn, khai mào cho kỷ nguyên cứu độ, Thiên Chúa đã không chọn một tinh tú trên trời hay một lâu đài của một quân vương mạnh thế để làm ngai của Người. Người cũng không muốn cánh của các thiên thần để làm bệ dưới chân Người. Người đã muốn một cung lòng không tì vết.

          Evà cũng đã được tạo dựng không tì vết, nhưng bà đã muốn hư hỏng một cách hồn nhiên. Trong khi Evà sống trong một thế giới trong sạch, thì Maria sống trong một thế giới đồi trụy, mà Mẹ không ưng thuận làm tổn thương sự trong trắng của Mẹ, dù bởi một ý nghĩ nhỏ mọn hướng về tội lỗi. Mẹ biết sự hiện hữu  của tội lỗi, Mẹ đã thấy những diện mạo khác nhau và ghê gớm nhất của nó. Mẹ đã thấy tất cả, cho tới điều khủng khiếp nhất: giết Thiên Chúa. Nhưng Mẹ biết chúng để đền tội cho chúng, và để đời đời là đấng  thương kẻ có tội và cầu nguyện cho sự cứu rỗi của họ.

          Tư tưởng này là một lời giới thiệu cho nhiều thực tế thánh thiện khác mà Cha sẽ thông cho con để củng cố cho con, con và nhiều người khác.

 

2* JOAKIM VÀ ANNA KHẤN VỚI CHÚA

          Tôi thấy một cảnh trong nhà. Trước khung cửi, một người đàn bà khá già. Mái tóc xưa kia đen, bây giờ muối tiêu. Khuôn mặt bà không nhăn, nhưng đã đầy vẻ trang trọng đứng đắn theo với tuổi. Tôi nói bà có thể vào khoảng năm mươi hay năm lăm, không hơn. Tôi thấy bà dệt. Căn phòng được soi sáng hoàn toàn bởi ánh sáng vào qua cửa sổ mở ra phía một vườn rau mênh mông, tôi cho bà là một chủ đất nhỏ, bởi vì khu vườn trải ra, mặt đất dợn sóng, tận cùng tại một sườn dốc xanh ngát. Bà đẹp với các nét đặc biệt Hy Bá. Đôi mắt đen và sâu. Không biết sao nó nhắc tôi nhớ đến mắt ông Tẩy Giả. Cái nhìn của bà qúi phái như đôi mắt bà hoàng, nhưng đầy êm dịu. Tựa như trên ánh nhìn của chim phượng có trải ra một tấm màn mầu xanh lơ: nó êm đềm và đượm nét buồn, tựa như bà nghĩ đến điều gì đã bị mất. Làn da hơi đậm. Miệng hơi rộng và đẹp, bộc lộ một sự nhiệm nhặt nhưng không khe khắt. Mũi dài và nhỏ, hơi quặp ở dưới. Mũi quặp rất hòa hợp với đôi mắt. Bà có vẻ vạm vỡ, nhưng không phì nộn. Theo như người ta có thể đoán hình vóc trong khi bà ngồi, thì bà cao lớn và cân đối.

          Tôi thấy dường như bà dệt một cái màn gió hay một cái thảm. Chiếc thoi nhiều mầu qua lại mau chóng trên canh chỉ mầu nâu đậm. Phần đã dệt rồi cho thấy một sự đan chéo kiểu Hy Lạp của các hoa hồng, trong đó mầu lục, mầu vàng, mầu đỏ và mầu lơ với những óng ánh bằng đồng giao nhau, tạo nên như bức khảm. Người đàn bà mặc y phục mầu đậm đơn giản. Đó là mầu tím đỏ, giống như mầu tím bắt chước nơi các hoa păng-xê.

          Nghe gõ cửa, bà đứng dậy ra mở. Qủa là bà khá cao. Một người đàn bà hỏi: “Anna, chị có muốn đưa vò của chị cho tôi không? Tôi sẽ đổ đầy cho chị”.

          Người đàn bà dắt theo với bà một bé trai chừng năm tuổi. Nó bám ngay lấy váy của người đàn bà vừa được gọi tên là Anna. Bà vừa vuốt ve nó vừa đi vào phòng bên cạnh, từ đó bà mang ra một cái vò đẹp bằng đồng. Bà đưa cho người tới thăm và nói: “Chị luôn  luôn tốt với bà già Anna. Nguyện Chúa thưởng cho chị trong đứa bé này và trong tất cả các đứa con mà chị đã có và sẽ có. Chị thật hạnh phúc”, và Anna trút ra một tiếng thở dài.

          Bà kia nhìn Anna, không biết nói sao sau tiếng thở dài này. Để thoa dịu nỗi đau mà bà đoán được, bà nói: “Tôi để Alphê lại đây với chị, nếu điều đó không làm phiền chị, như vậy tôi sẽ đi lẹ hơn, và tôi đổ đầy cho chị nhiều vò và chum”.

          Alphê rất bằng lòng được ở lại, và ta biết tại sao: Mẹ nó đi khỏi, Anna liền vòng tay quanh cổ nó và dẫn nó ra vườn. Bà ẵm nó, giơ cao nó lên tới tận dàn nho với những trái vàng như hoàng ngọc và nói: “Ăn đi! Ăn đi! Ngon lắm”. Rồi bà bao phủ những cái hôn lên khuôn mặt nhỏ lem luốc đầy nước nho mà đứa trẻ lảy hột cách thèm khát. Rồi bà cười, bà cười và bỗng dưng bà như trẻ lại với hai hàng hạt trai trang điểm dưới đôi môi, và niềm vui soi sáng khuôn mặt, xóa đi dấu vết tháng năm, khi đứa trẻ nói với bà: “Và bây giờ thì bà sẽ cho con cái gì nữa?” Và nó nhìn bà, giương tròn đôi mắt xám xanh đậm mầu.

          Bà cười dỡn, cúi xuống tới đầu gối và nói: “Con sẽ cho bà cái gì nếu bà cho con… Nếu bà cho con… đoán coi cái gì nào?”

          Đứa trẻ vỗ tay, cười và nói: “Những cái hôn, những cái hôn, con sẽ cho bà những cái hôn, Anna đẹp, Anna tốt, Anna má con!…”

          Anna, khi bà nghe nó nói: “Anna má con”, bà liền phát ra tiếng kêu vui mừng. Bà ghì đứa nhỏ vào ngực và nói: “Ôi! Vui! Cưng! Cưng! Cưng!” Ở mỗi cái “Cưng” là một cái hôn trên đôi má hồng. Rồi bà cháu đi tới một cái kệ, bà lấy bánh tráng và mật ong ở một cái dĩa ra: “Bà làm cho con đó, con, vẻ đẹp của bà già Anna tội nghiệp, bà cho con là đứa bé yêu bà! Nhưng hãy nói cho bà biết, con yêu bà bao nhiêu?”

          Và đứa trẻ, khi nghĩ đến một cái gì xúc động nhất, nó nói: “Như Đền Thờ của Chúa!” Anna lại hôn lên đôi mắt long lanh sức sống của nó, đôi môi hồng của nó, và đứa trẻ cà vào bà như con mèo con. Mẹ nó ra vào với những vò đầy, bà cười và không nói gì, bà để bà cháu tự do bộc lộ.

          Một người đàn ông già đi vào vườn, ông ta hơi thấp hơn Anna, đầu phủ một bộ tóc trắng toát. Khuôn mặt trắng đóng khung trong bộ râu vuông, đôi mắt xanh đậm hầu như mầu lam giữa hai hàng mi mầu nâu lạt, hầu như vàng. Ông mặc y phục mầu nâu đậm.

         Anna không nhìn thấy ông vì bà quay lưng ra lối vào. Ông cầm vai bà và nói: “Còn tôi, không có gì hết sao?” Anna quay lại và nói: “Ồ, Joakim, ông xong việc rồi à?”, đồng thời thằng bé Alphê cũng ôm lấy đầu gối ông và nói: “Cho cả ông nữa, cho cả ông nữa”. Và khi ông già cúi xuống để hôn nó, đứa trẻ quàng tay quanh cổ ông, vuốt ve bộ râu của ông và hôn ông.

          Joakim cũng có món quà của ông. Ông với tay trái ra sau lưng và lấy một trái táo bóng như trái cây bằng sứ và nói với đứa trẻ đang giơ tay ra cách thèm khát: “Đợi ông bổ ra thành miếng. Con không thể ăn như vầy, nó lớn hơn con”. Và với con dao ông dắt ở giây lưng, một con dao làm vườn, ông bổ thành lát, rồi thành miếng  nhỏ. Ông làm như mớm cho chim trong tổ, vì ông bổ nó ra rất cẩn thận và đưa từng miếng nhỏ vào cái miệng nhỏ há hốc và không ngừng nghiến ngấu.

          – Nhưng ông nhìn coi Joakim! Ôi đôi mắt! Rõ là hai vũng nhỏ của biển Galilê khi gió chiều rải một màn mây trên bầu trời? – Anna nói khi đặt tay trên vai chồng bà và hơi tì vào ông: một cử chỉ bộc lộ tình yêu sâu xa của người vợ, một tình yêu còn nguyên vẹn sau hôn lễ đã nhiều năm.

          Joakim nhìn bà với tình yêu ghi dấu sự ưng thuận của ông khi nói: “Rất đẹp! Và những lọn tóc quăn này, chẳng phải mầu lúa mì chín sao? Hãy nhìn ở bên trong, đó là hỗn hợp của vàng và đồng”.

          – A! Nếu chúng ta được lấy một đứa con thì tôi muốn nó giống như bé Alphê, với đôi mắt và bộ tóc như vầy…- Anna cúi xuống, gần như qùi, và bà hôn đôi mắt xám xanh với một cái thở dài.

          Joakim cũng thở dài, nhưng ông muốn an ủi bà. Ông đặt bàn tay ông lên mái tóc quăn và trắng của Anna và nói: “Phải hy vọng nữa. Thiên Chúa có thể làm tất cả. Bao lâu người ta còn sống thì phép lạ còn có thể xảy ra, nhất là khi người ta yêu Chúa và yêu nhau”. Joakim nhấn mạnh trên những lời sau cùng này.

          Nhưng Anna nín lặng, nhẫn nhục, bà cúi đầu để che giấu hai giọt nước mắt mà chỉ một mình bé Alphê nhìn thấy. Nó ngạc nhiên một cách đau đớn khi thấy người bạn lớn của nó khóc. Và cũng như đôi khi người ta làm cho nó, nó giơ bàn tay nhỏ của nó lên để lau những nước mắt này.

          – Đừng khóc, Anna. Dù sao chúng ta cũng sung sướng. Ít nhất là tôi, bởi vì tôi có bà.

          – Tôi cũng vậy, tôi được sung sướng nhờ ông. Nhưng tôi không cho ông một đứa con nào… Tôi nghĩ mình đã làm mất lòng Thiên Chúa, nên Người đã làm cho lòng dạ tôi thành son sẻ.

          – Ôi! bà xã tôi! Bà đã làm mất lòng Thiên Chúa điều gì chứ! Bà hoàn toàn thánh thiện. Chúng ta hãy lên Đền Thờ một lần nữa về việc này, không phải chỉ vì lễ Lều mà thôi. Chúng ta hãy cầu nguyện thật lâu… Có lẽ sẽ xảy ra cho bà giống như cho Sara… Cho Anna Elqana. Các bà đã chờ đợi rất lâu, và đã tin là bị từ chối vì lẽ sự son sẻ của các bà. Nhưng trái lại, trên trời, Thiên Chúa đã sửa soạn cho các bà một người con thánh. Hãy mỉm cười đi, hiền thê của tôi! Nỗi buồn của bà làm tôi đau khổ hơn là không có kẻ nối dòng. Chúng ta sẽ mang Alphê đi với chúng ta. Chúng ta sẽ dạy nó cầu nguyện, nó vô tội… Thiên Chúa sẽ nghe lời nó và lời chúng ta, và Người sẽ nhận lời chúng ta.

          – Phải, chúng ta hãy khấn với Chúa: con chúng ta sẽ thuộc về Người, miễn là Người ban nó cho chúng ta. Ôi! được nghe gọi: má ơi!

          Và Alphê, khán giả ngạc nhiên và ngây thơ: “Con, con gọi bà như vậy”.

          – Ưà, niềm vui của bà, bé cưng của bà… Nhưng con đã có một người má, còn bà, bà không có con…

          Thị kiến chấm dứt.

          Con cho rằng thị kiến này là khởi đầu chu kỳ về sinh nhật của Mẹ Maria. Con bị  quyến rũ và con mong mỏi biết bao.

          Trước khi viết con nghe người Má nói với con: “Con gái mẹ, vậy hãy viết về mẹ đi, điều đó sẽ an ủi sự đau đớn của con”. Và trong khi nói như vậy, Người đặt tay trên đầu con với một cái vuốt ve nhẹ. Sau đó thị kiến trên đã tới. Nhưng lúc đầu con chưa được nghe nói tới tên của người đàn bà lớn tuổi, con không thể hiểu được rằng con đang ở trước mặt người mẹ của Má con, và sự việc liên can tới sự sinh ra của Người.

Download TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI 

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo 

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/05/cavathanhgia.gif

by Tháng Chín 9, 2012 1 comment Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)
TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI (Maria Valtorta) – Quyển 1, phần mở đầu

TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI (Maria Valtorta) – Quyển 1, phần mở đầu

 https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/09/TMN%C4%90%C4%90VMCT-Q1.jpg

Phần Mở Đầu

          Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời đã ở nơi Thiên chúa, và Ngôi lời là Thiên Chúa. Từ nguyên thủy, Người đã ở với Thiên Chúa. Tất cả đều được tạo dựng bởi Người, và không có Người thì không gì được tạo dựng. Điều đã được tạo dựng trong Người là Sự Sống. Và Sự Sống là Ánh Sáng của loài người, và Ánh Sáng đã soi trong bóng tối, nhưng bóng tối không thấu hiểu Ánh Sáng.

          Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan.Ông đến để tỏ bày, để làm chứng cho Ánh Sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là Ánh Sáng, nhưng ông đã làm chứng cho Ánh Sáng.

          Ngôi Lời là Ánh Sáng thực soi cho mọi người. Người đã đến trong thế giới, và thế giới được tạo dựng bởi Người, nhưng thế giới không nhận biết Người. Người đã đến nhà Người, nhưng thân nhân của Người không tiếp đón Người. Nhưng với những ai đón nhận Người, những ai tin vào danh Người, thì Người ban cho quyền trở nên Con Thiên Chúa. Người đã được sinh ra không phải bởi máu huyết, cũng không phải bởi ý muốn của xác thịt hay ý muốn của loài người, nhưng bởi Thiên Chúa.

          Và Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta, và chúng ta đã nhìn ngắm vinh quang của Người, vinh quang mà Người đã nhận được từ Cha Người như người Con Duy Nhất đầy Ân Sủng và Chân Lý.

          Gioan đã làm chứng cho Người và tuyên bố: “Chínhvề Người mà tôi đã nói: Đấng đến sau tôi, đây, Người vượt qua trước tôi, vì Người có trước tôi”. Phải, từ sự sung mãn của Người, chúng ta đã nhận được hết ơn nọ tới ơn kia. Vì Lề Luật thì được ban bố bởi Môise, còn Ân Sủng và Chân Lý thì từ Đức Giêsu Kitô mà tới. Không hề có ai đã thấy Thiên Chúa. Người Con Duy Nhất trở về cung lòng Cha đã cho ta biết Người.

(Khai mào Tin Mừng theo thánh Gioan)

 Maria Valtorta

TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI

Chuẩn bị

Quyển thứ nhất

Năm thứ nhất đời sống công khai

Quyển thứ hai

Năm thứ hai đời sống công khai

Quyển thứ ba và bốn

Năm thứ ba đời sống công khai

Quyển thứ năm, sáu và bảy

Chuẩn bị cuộc tử nạn

Quyển thứ tám

Cuộc tử nạn

Quyển thứ chín

Vinh quang

 Quyển thứ mười

 

Maria Valtorta

Tin Mừng

như đã được vén mở cho tôi

 Dịch từ bản tiếng Pháp

“L’Evangile tel qu’il m’a été révélé”

 Quyển thứ nhất

Chuẩn bị

          La presente pubblicazione dell’opera di Maria Valtorta: “L’Evangelo come mi è stato rivelato”, tradotta in lingua vietnamita, è stata autorizzata dal Centro Editoriale Valtortiano (Viale Piscicelli 91 – 03036 Isola del Liri (FR) Italia – www.mariavaltorta.com) che è titolare di tutti i diritti sulle opere di Maria Valtorta.

          Tác phẩm này của Maria Valtorta: “L’Evangile tel qu’il m’a été révélé”, được phiên dịch và xuất bản bằng tiếng Việt với sự cho phép của Trung Tâm Xuất Bản Valtorta (Viale Piscicelli 91, 03036 Isola del Liri (FR) Italia, www.mariavaltorta.com), cơ quan giữ bản quyền về mọi tác phẩm của Maria Valtorta.

 

TỰA

          Maria Valtorta sinh tại Caserte (nước Ý) ngày 14-3-1897. Maria là con gái duy nhất của một hạ sĩ quan kỵ binh: Giuse Valtorta, sinh tại Mantoue năm 1862, và một cô giáo Pháp văn: Isis Fioravanzi, sinh tại Crémone năm 1861.

          Khi Maria vừa được mười tám tháng thì cha mẹ phải tới cư ngụ ở miền bắc nước Ý cùng với các con, trước tiên là ở Faenza, rồi sau vài năm thì tới Milan, nơi Maria học trường mẫu giáo Ursuline. Chính tại đây, Maria có dấu hiệu đầu tiên về ơn gọi: muốn nên giống Chúa Kitô trong sự đau khổ tự nguyện chấp nhận vì tình yêu.

          Lúc bảy tuổi, vẫn ở Milan, Maria tới trường sơ cấp thuộc học viện của các bà dòng Thánh Marcelle. Ở đó, vào năm 1905, Maria nhận bí tích Thêm Sức bởi tay Đức Thánh Hồng-Y André Ferrari. Maria tiếp tục học tại trường công lập Voghera, nơi gia đình cư ngụ vào năm 1907. Maria rước lễ lần đầu tại Casteggio vào năm 1908.

          Do sự ép buộc của mẹ, một người đàn bà rất độc đoán, năm 1909, Maria phải vào trường trung học Bianconi, ở Monza, nơi cô nổi bật về sự thông minh sắc bén và tính tình cương quyết. Maria rất có khiếu về văn chương nhưng rất dở về toán. Chính nhờ sự cố gắng liên tục mà cô đạt được văn bằng về kỹ thuật, một môn học bị mẹ áp đặt. Tuy vậy Maria bằng lòng với việc học. Nhưng rồi sau bốn năm, người mẹ lại muốn cô ra khỏi trường. Lúc đó Maria cầu nguyện tha thiết, và Thiên Chúa lại một lần nữa, soi sáng cho Maria về tương lai.

          Trong khi chờ đợi thì cha Maria về hưu vì lý do sức khỏe, và gia đình nhỏ di chuyển về sống ở Florence, nơi Maria đính hôn với một người thanh niên dũng cảm, nhưng rồi Maria phải bỏ vì tính tình độc đoán của mẹ. Sau giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, vào năm 1916, Maria lại nhận được nơi Chúa một dấu hiệu mặc khải khác.

          Năm 1917, Maria gia nhập hàng ngũ các y tá “người Samari tốt lành”, và phục vụ trong mười tám tháng, săn sóc các thương binh tại bệnh viện ở Florence.

          Ngày 17-3-1920, trong khi Maria đang đi bộ ngoài phố với mẹ, cô bị một người theo phái cực đoan dùng một thanh sắt đánh vào lưng,việc này đã để lại trên Maria những dấu hiệu đầu tiên của tật nguyền tương lai.

          Sau ba tháng nằm trên giường, vào tháng mười năm đó, Maria trở về nhà cha mẹ ở Reggio de Calabre, sống khoảng hai năm tại nhà ông bà ngoại Belfanti, sở hữu chủ của một khách sạn. Thời gian lâu dài sống trong thành phố đẹp bên bờ biển ở miền nam nước Ý này đã làm dồi dào và mạnh mẽ các kinh nghiệm của trí khôn, nhưng Maria lại bị đóng dấu bởi ác cảm của mẹ, người đã phản đối những lời xin cưới hỏi mới. Vào năm 1920, Maria lại trở về Florence và ở đó hai năm giữa những kỷ niệm đau thương.

          Năm 1924 là việc di chuyển vĩnh viễn về Viareggio, nơi ghi dấu khởi đầu một cuộc sống mới, hoàn toàn hướng về sự liên tục lên với Thiên Chúa. Maria kín đáo quan sát (vì lẽ mẹ cô không dung thứ ) những việc thực hành của các nữ tu, và như vậy, Maria thành công trong việc tham gia các hoạt động Công Giáo. Luôn luôn bị thúc đẩy bởi sự ước ao hiến mình, năm 1925, Maria dâng mình cho Tình Yêu Thương Xót, và năm 1931, sau khi tuyên thệ lời khấn, với một lương tâm cương quyết hơn, Maria dâng mình cho sự Công Bằng của Thiên Chúa.

          Đau khổ vì sự đau đớn gia tăng, Maria không bỏ giường nữa kể từ 01-4-1934. Đây, từ lúc này trở đi, Maria là dụng cụ ngoan ngoãn trong bàn tay Thiên Chúa. Năm sau đó, có bà Matta Diciotti đến ở nhà Maria và sẽ là người bạn trung thành và không lìa bỏ Maria nữa trong suốt đời cô. Chính vào lúc đó, Maria có sự đau đớn rất lớn lao là cái chết của cha, người cô yêu qúi và coi như người đàn ông tốt nhất trong các người đàn ông.

          Năm 1942, một linh mục đạo đức tới thăm Maria: cha Romuald M. Migliorini, trước là giáo sĩ truyền giáo thuộc hội Tôi Tớ Đức Mẹ. Người làm cha linh hướng cho cô trong bốn năm. Năm 1943, mẹ chết, Maria Valtorta bắt đầu hoạt động viết văn.

          Từ cuốn tiểu sử do cha Migliorini muốn có, và được viết theo khả năng của cô, Maria chuyển qua các bài được nghe đọc và các thị kiến mà Maria tuyên bố rằng được mặc khải. Vẫn không rời giường và mặc dầu rất đau đớn, Maria vẫn viết bằng chính tay mình và viết một mạch, vào bất cứ giờ nào, kể cả ban đêm, và không hề thấy phiền phức vì những dịp phải gián đoạn, luôn luôn giữ bộ dạng tự nhiên. Cuốn sách duy nhất Maria  có thể tham khảo là Thánh Kinh và sách bổn giáo lý của Đức Pio X.

          Từ năm 1943 tới 1947, và với mực độ ít hơn cho tới 1953, Maria đã viết khoảng mười lăm ngàn trang giấy vở. Đó là những chú giải về Kinh Thánh, những bài học về giáo lý, những tường thuật về các  Kitô hữu và vác vị tử đạo đầu tiên; các tính chất của lòng đạo đức, không kể các trang nhật ký thiêng liêng. Nhưng khoảng hai phần ba sản lượng văn hoá của Maria Valtorta là tác phẩm vĩ đại về đời sống của Chúa Giêsu.

          Sau khi đã tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa, cả cho tới sự thông minh riêng, Maria bắt đầu từ từ khép kín trong nhiều năm, trong sự cô lập nội tâm cho tới ngày chết như vâng lời sự khích lệ của vị linh mục ở bên cạnh, gọi Maria trong lúc hấp hối, đã cầu nguyện với những lời sau này: “Hỡi linh hồn Kitô hữu, hãy ra khỏi thế gian này”. Đó là ngày 12-10-1961. Maria Valtorta  đã để lại như một kỷ niệm câu nói này: “Tôi đã hết chịu đau khổ, nhưng tôi sẽ tiếp tục yêu”.

          Đám táng của Maria được tiến hành tại giáo xứ thánh Paulin ngày 14-10, ngay sáng sớm và rất đơn giản theo ý muốn của bà. Và ngay sau lễ, thi hài được an táng tại nghĩa trang Viareggio. Nhưng ngày 2-7-1973, hài cốt Maria Valtorta được đưa về một ngôi mộ ưu tiên tại Florence, trong hành lang lớn của nhà nguyện Đức Mẹ được truyền tin.

          Tác phẩm quan trọng nhất của Maria Valtorta là tác phẩm về cuộc đời Chúa Giêsu, được viết từ năm 1944 đến 1947, ngoại trừ vài chương trong những năm sau. Nó được quảng bá tại Ý ngay từ 1956 dưới nhan đề: Il poema dell’ Uomo-Dio. Kỳ xuất bản thứ nhất được trình bày trong bốn tập lớn, sau đó tái bản thành mười tập, với những chú thích về thần học và giáo lý của cha Conrad M. Berti hội Tôi Tớ Mẹ Maria. Tác phẩm tiếp tục được tái bản và truyền bá không nhờ một quảng cáo nào. Ngày nay nó đã được biết rộng rãi ở Ý và trên toàn thế giới.

          Về những điều có liên can tới thực chất của tác phẩm, chúng tôi nhìn nhận đây là một trong những mặc khải tư lớn lao nhất. Lại nữa, nó được các nhà thần học công giáo nhìn nhận là một mặc khải có thể có, tùy thuộc vào sự mặc khải chung và đáng tin mà Thiên Chúa chấp nhận cho một số người để ích lợi cho mọi người.

          Chúng tôi xin độc giả miễn thứ cho chúng tôi vì một vài bất toàn trong lần xuất bản này.

Nhà xuất bản Emilio Pisani (Ý)

Ngày 12-10-1979.

 

CHÚ THÍCH CỦA DỊCH GỈA

          Những chú thích này có mục đích giúp cho độc giả dễ hiểu hơn về toàn bộ không gian, thời gian và phong tục của nước Chúa và dân Chúa vào thời của Người, để không phải bỡ ngỡ băn khoăn về những điều khó hiểu trong câu chuyện.

1- Về tên của các nhân vật :

     a) Vì có rất nhiều người trùng tên và thường hiện diện cùng một lúc, nên để phân biệt, tác giả đã viết kèm theo tên gọi của một người:

          * Hoặc tên người cha hay mẹ,

          * Hoặc tên người chồng,

          * Hoặc tên họ,

          * Hoặc tên quê quán,

          * Và đôi khi cả tên anh hay chị.

Vì vậy Judas, kẻ bán Chúa, được gọi bằng những tên sau:

          * Judas Simon (vì bố ông là Simon)

          * Judas Iscariot (tên họ của ông là Iscariot)

          * Judas Kêriot (ông sinh quán tại Kêriot)

Cũng như đối với Mađalêna, bà được gọi là:

          * Maria Mađalêna (tên gọi đầy đủ kiểu Latin)

          * Maria Théophile (bố bà là Théophile),

          * Maria Magđala (bà có cơ nghiệp ở Magđala, bà hành nghề và nổi tiếng ở đó),

          * Maria Lazarô (vì là em Lazarô)

          * Miri (tên cúng cơm)

 b) Như vậy tên của 12 tông đồ của Chúa là :

          * Giacôbê và Gioan: hai con ông Zêbêđê, quê ở Betsaiđa.

          * Giacôbê và Juđa, còn gọi là Thađê, hai con ông Alphê, anh họ của Chúa, quê ở Nazarét.

          * Phêrô và Andrê: hai con ông Jonas, quê Betsaiđa.     

          * Natanael, còn gọi là Batôlômêo hay Bartolmai, người Betsaiđa.

          * Philíp, bạn của Natanael, người Betsaiđa.

          * Mathêu, còn gọi là Lêvi, người Caphanaum.

          * Tôma, biệt hiệu Didyme, người Rama thuộc Juđê.

          * Simon Zêlote, bạn của Lazarô, người Juđê.

          * Judas Iscariot, người Kêriot thuộc Juđê.

     c) Về các nhân vật khác:

          * Alphê: Có Alphê anh ruột của thánh Giuse; Alphê con bà Sara bà con với Thánh Giuse, và Alphê con người anh họ Simon. Vì các Alphê này đều ở Nazarét nên dễ lộn.

     Ngoài ra còn các Alphê khác không quan trọng.

          * Salômê: Có Salômê vợ ông Zêbêđê, mẹ của Giacôbê và Gioan; Salômê vợ của anh họ Simon và Salômê con bà vợ lẽ của Hêrôđê (Hêrôđiađê).

          * Chouza: Có Chouza là chồng của bà Jeanne, ông làm quan trong triều Hêrôđê; và Chouza chồng của bà Suzane có họ với Mẹ, người Cana, nơi Chúa hóa nước thành rượu trong tiệc cưới của ông.

          * Étienne: cựu môn đệ của Gamaliel, sau là môn đệ của Chúa, là vị tử đạo tiên khởi. (trong bản dịch xưa gọi ông là Stéphane, không hiểu vì lý do nào)

          * Tôma: Có Tôma tông đồ và Tôma chủ căn nhà lớn ở Caphanaum, nơi Chúa luôn luôn ở trọ.

          * Nique: người đàn bà đã lau mặt cho Chúa trên đường lên Calvê, quen gọi là Véronique. Trong chuyện này bà luôn luôn được gọi là Nique, có lẽ là tên gọi tắt.

2- Về phong tục : Chỉ có người miền Juđê thuộc nước Juđa mới được gọi là người Do Thái, các người miền Samari và Galilê thì được gọi bằng tên chung là Israel hay Hy Bá (Hebrew). Người Samari chỉ tin vào Ngũ Kinh, tức là năm cuốn đầu của bộ Cựu Ước.

3- Về y phục : Người Do Thái ăn mặc như ta thấy trong các tượng ảnh: bên trong là áo lót, rồi đến một áo giống áo đầm, dài tới  gót, áo làm việc thì cộc hơn, có giây thắt lại ở lưng. Khi ra ngoài thì họ mặc thêm một áo khoác, hoặc thứ có hai vạt giống áo cha làm lễ, hoặc thứ có một vạt giống như áo chầu, tức là một tấm vải rộng được đeo vào cổ nhờ một sợi giây hay một cái khóa. Dù áo một vạt hay hai vạt, luôn luôn có nón che đầu. Phụ nữ ra ngoài luôn luôn có khăn voan che đầu, hoặc trùm nón của áo khoác. Đôi khi khăn phủ kín hết, chỉ có chỗ mắt là bằng vải thưa hay thật mỏng để thấy đường.

4- Nước là điều tối cần cho sự sống, Kinh Thánh nói luôn luôn tới nước. Ở Đất Thánh cũng như các nước phương Tây, người ta có các phông-ten khắp nơi. Mỗi phông-ten gồm một cái bể, có nước liên tục chảy vào, và có đường dẫn nước tràn đến các nơi khác thấp hơn. Nguồn nước ngày xưa hoàn toàn là thiên nhiên, từ trên núi đồi chảy xuống. Phông-ten không phải bể nước, không phải vòi nước máy, cũng không phải giếng nước, vì vậy dịch giả giữ nguyên tên phông-ten (fontaine).

5- Về các giáo phái: Trong đạo Do Thái có rất nhiều giáo phái, và hầu hết là kình địch nhau. Trong thời Chúa giảng Tin Mừng, họ tạm đoàn kết với nhau, hy vọng có đủ sức mạnh để chống lại Chúa.

     Các giáo phái chính là:

     a. Phái Pharisiêu, còn gọi là biệt phái: Họ rất mạnh nhờ số đông và giữ các chức vụ quan trọng. Họ chủ trương giữ luật Môise cách tỉ mỉ. Qua các thế kỷ, họ đã thêm vào luật này 613 giáo điều và mọi người phải học thuộc lòng để giữ.

     b. Phái luật sĩ: Những ủy viên tài phán quan trọng, chuyên ghi chép và lưu truyền luật.

     c. Thầy cả hay rabbi:những người lo việc tế tự trong Đền Thờ và giảng dạy dân chúng.

     d. Phái Saddu:giáo phái nhỏ, hầu hết là thầy cả, nhưng họ chủ trương không có sự sống lại.

     e. Phái khổ hạnh: chủ trương sống khổ hạnh để linh hồn được sống lại, nhưng họ không tin có sự sống lại của thân xác vào ngày tận thế. Một số còn chủ trương vận mệnh con người đã được tiền định hết.

6- Về các địa danh :Vào thời chúa Giêsu, nước của Người chia làm ba miền mà người dân ở mỗi miền đều khinh bỉ dân ở hai miền kia:

     a. Juđê:miền đất thuộc nước Juđa, ở phía Nam, với thủ đô là Jêrusalem và Đền Thờ xây trên núi Moriah.

     b. Samari:đất ở trung tâm, có thủ đô là Sychar, còn gọi là Sichem, với Đền Thờ xây trên núi Garizim. Cũng có một tỉnh Samari ở vùng này.

     c. Galilê:miền đất phía bắc, mọi hoạt động chính đều ở quanh vùng biển Galilê (còn gọi là hồ Gênêsarét hay hồ Tibêriat).

     d. Ngọn núi cao nhất của Israel là ngọn đại Hermon. Cũng có một núi Hermon nhỏ nữa (tiểu Hermon).

     – Có hai tỉnh Betlem:Betlem thuộc Galilê và Betlem thuộc Juđê (nơi Chúa sinh ra)

     – Có hai vùng Cêsarê:một Cêsarê thuộc quyền Philíp Hêrôđê, (em của Antipa Hêrôđê), gọi là Cêrasê Philíp. Thủ đô của Cêsarê Philíp là Cêsarê Panéade, nơi xây dựng dinh Thủ Hiến; và Cêsarê ở ven biển, gọi là Cêsarê Maritime.

     – Có hai Emmau:một tỉnh Emmau lớn thuộc về Juđê, nơi Chúa Phục Sinh tỏ mình ra với hai môn đệ, và Emmau nhỏ thuộc về Tibêriat.

     – Diaspora:là tên gọi chung tất cả những miền có dân Hy Bá cư ngụ ở bên ngoài lãnh thổ Palestin.

7- Trong toàn tác phẩm, những chữ in nhỏ trong ngoặc bên cạnh một chữ khó hiểu, là ghi chú của dịch gỉa

                                           

                                                    MỤC LỤC

Tựa……………………………………………………………………………………. 5

Chú thích của dịch giả ………………………………………………………… 9

1* “Người ta có thể gọi Maria là con thứ của Chúa Cha” …….. 15

2* Joakim và Anna khấn với Chúa …………………………………….. 16

3* Anna cầu nguyện ở Đền Thờ và Thiên Chúa nhận lời bà … 21

4*“Joakim đã kết hôn với sự khôn ngoan của Thiên Chúa, được giữ kín trong con tim của người đàn bà công chính” … 25

5* Anna, với một thánh vịnh, loan báo chức làm mẹ của bà …. 27

6* “Đấng Vô Tì Vết không bao giờ ngừng tưởng nhớ tới Thiên Chúa”  30

7* Việc sinh hạ Đức Trinh Nữ Maria …………………………………. 33

8* “Linh hồn Người đã xuất hiện đẹp đẽ nguyên vẹn như khi Thiên Chúa nghĩ tới”  41

 9* “Bông huệ của má! Trong ba năm nữa, con sẽ ở đây” …….. 52

10* “Đây, con trẻ vẹn toàn với qủa tim bồ câu” …………………. 56

11* “Niềm vui của má! Làm sao con biết những điều thánh này? Ai đã nói cho con?” 58

12* “Người con đã chẳng đặt sự khôn ngoan của chính Người trên môi mẹ mình sao?” 64

13* Maria được dâng vào Đền Thờ ……………………………………. 66

14* “Người Trinh Nữ Đời Đời chỉ có một tư tưởng: hướng lòng Người lên cùng Thiên Chúa”  72

15* Cái chết của Joakim và Anna ……………………………………… 74

16* “Chắc con sẽ là mẹ Đấng Kitô” …………………………………. 78

17* “Mẹ thấy lại tất cả những gì thần trí mẹ đã thấy nơi Thiên Chúa” 85

18* “Thiên Chúa sẽ ban cho con người chồng. Ông sẽ là thánh, vì con đã phó mình cho Thiên Chúa. Con   sẽ nói với ông lời khấn của con” …………………………. 88

19* Giuse được chỉ định làm chồng của người Trinh Nữ …….. 93

20* Hôn lễ của người Trinh Nữ với Giuse …………………………. 100

21* “Giuse được đặt như ấn tín trên ấn tín, như một Tổng Thần trước cửa Thiên Đàng” 107

22* Đôi tân hôn về tới Nazarét ……………………………………….. 110

23* Truyền tin ……………………………………………………………….. 118

24* Sự bất tuân của Evà thứ nhất ……………………………………. 122

25* Evà mới thực thi sự vâng lời trong mọi dịp …………………. 126

26* Một lời giải thích nữa về tội nguyên tổ ……………………… 132

27* Báo cho Giuse về việc Êlisabét có thai ……………………… 135

28* “Hãy để Ta lo việc biện minh cho con với chồng của con” 139

29* Maria và Giuse đi Jêrusalem ……………………………………. 142

30* Từ Jêrusalem tới nhà Zacari …………………………………….. 144

31* “Đừng bao giờ lột bỏ sự bảo vệ của lời cầu nguyện” ….. 146

32* Tới nhà Zacari …………………………………………………………. 148

33* Maria tiết lộ Thánh Danh cho Êlisabét ……………………… 153

34* Maria nói về Con Mẹ ………………………………………………. 158

35* “Ơn của Thiên Chúa phải luôn luôn làm cho chúng ta nên tốt hơn”161

36* Việc sinh hạ ông Tẩy Giả …………………………………………. 163

37* “Sự trông cậy tươi nở như một bông hoa cho kẻ tựa đầu vào lòng từ mẫu của mẹ” 170

38* Lễ cắt bì cho ông Tẩy Gỉa ………………………………………… 171

39* Hãy sửa soạn tâm hồn các con để đón nhận ánh sáng … 174

40* Lễ dâng Gioan Tẩy Giả vào Đền Thờ ……………………….. 176

41* “Nếu Giuse ít thánh thì Thiên Chúa đã không ban ánh sáng của Người cho ông” 182

42* Maria Nazarét giải thích với Giuse ……………………………. 185

43* “Hãy để Thiên Chúa lo việc công bố cho các con là đầy tớ của Người”  188

44* Chiếu chỉ kiểm kê dân số …………………………………………. 190

 45* “Yêu là làm thỏa lòng người yêu vượt ra ngoài tình cảm và lợi lộc”194

46* Cuộc hành trình về Bétlem ………………………………………. 196

47* Chúa Giêsu giáng sinh ……………………………………………… 201

48* “Mẹ là Maria, mẹ đã cứu chuộc người đàn bà bằng việc làm mẹ bởi Thiên Chúa của mẹ” 207

49* Các mục đồng thờ lạy ………………………………………………. 211

50* “Nơi các mục đồng có tất cả những đức tính cần thiết để làm kẻ thờ lạy Ngôi Lời”  222

51* Cuộc viếng thăm của Zacari …………………………………….. 223

52* “Thánh Giuse cũng bảo vệ các linh hồn được thánh hiến” 228

53* Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ ………………………………… 231

54* Những giáo huấn giãi tỏa ra từ cảnh trước …………………. 236

55* Bài hát ru của Đức Trinh Nữ …………………………………….. 239

56* Ba nhà Đạo Sĩ thờ lạy ……………………………………………… 242

57* Suy niệm về Đức Tin của các nhà Đạo Sĩ ………………… 250

58* Trốn sang Ai Cập ……………………………………………………..258

59* “Sự đau khổ đã là bạn trung thành của chúng ta. Nó có mọi vẻ mặt khác nhau và mọi thứ tên” 264

60* Thánh gia tại Ai Cập ………………………………………………… 269

61* “Trong căn nhà này, trật tự được kính trọng” ……………… 274

62* Bài học đầu tiên về việc làm của Chúa Giêsu …………… .279

63* “Cha đã không muốn băng qua các định luật về sự phát triển một cách ồn ào”  281

64* Maria là cô giáo của Giêsu, Giacôbê và Juđa ……………. 284

65* Chuẩn bị y phục cho lễ Vị Thành Niên của Chúa Giêsu  292

66* Khởi hành từ Nazarét cho lễ thành niên của Chúa Giêsu 295

67* Sát hạch về tuổi trưởng thành của Chúa Giêsu tại Đền Thờ  297

68* Giêsu thảo luận với các tiến sĩ ở Đền Thờ ………………… 303

69* Sự đau đớn của Maria khi lạc mất Giêsu ………………….. 313

70* Thánh Giuse qua đời ………………………………………………. 315

71* “Maria đã cảm thấy một đau đớn sắc nhọn do cái chết của Giuse”  322

72* Kết luận về đời sống ẩn dật ………………………………………323

Hết quyển một.

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/05/cavathanhgia.gif

by Tháng Chín 6, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)
Maria Valtorta 3

Maria Valtorta 3

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/TIN-MUNG-nhu-da-duoc-ven-mo-cho-Toi1.jpg

III. Các phản ứng, ý kiến và lập trường ủng hộ tích cực của một số nhân vật uy tín trong Giáo Hội đối với tác phẩm của bà Maria Valtorta

 1. Chân phước Linh Mục G.M. Allegra, dòng Phanxicô

       Giữa các năm 1968 và 1970 từ Macao cha đã đưa ra các nhận xét dài về tác phẩm của bà Maria Valtorta. Cha khẳng định rằng ”Bài Thơ được trình bầy với chúng ta như việc bổ túc cho bốn Phúc Âm và như là một giải thích chúng. Nữ tác giả là người minh giải các cảnh trong Phúc Âm”.

      ”Nói tóm gọn. Giáo Hội không cần tác phẩm này để thực thi sứ mệnh cứu rỗi của mình cho tới khi Chúa đến lần thứ hai, cũng như Giáo Hội đã không cần các vụ hiện ra của Đức Mẹ tại La Salette, Lộ Đức, Fatima… Nhưng Giáo Hội có thể, một cách ngấm ngầm hay công khai, thừa nhận rằng các mạc khải tư có thể ích lợi cho việc hiểu biết và thực thi Tin Mừng và có lợi cho việc hiểu các mầu nhiệm của nó và vì thế chấp nhận trong hình thức tiêu cực, bằng cách tuyên bố rằng các mạc khải đó không trái nghịch với đức tin, hay một cách chính thức có thể không biết đến các mạc khải ấy, và để cho con cái mình tự do xét đoán chúng.

       Trong hình thức tiêu cực đã được thừa nhận các mac khải của thánh nữ Brigida, thánh nữ Matilde, thánh nữ Gertrude, Đấng đáng kính E’Agreda, thánh Gioan Bosco và nhiều thánh nam nữ khác.

       Có sự cách biệt rất lớn khi so sánh ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa” với các tác phẩm khác như các ”Mạo thư của Thánh Kinh Tân Ước”, đặc biệt là các ”Mạo thư thời thơ ấu” và các ”Mạo thư của biến cố hồn xác lên trời”. Cả với các mạc khải của các vị đáng kính Emmerich hay D’Agreda vv… cũng có khoảng cách, vì trong các mạc khải tư này người ta cảm thấy có ảnh hướng của các người thứ ba. Đó tuyệt nhiên không phải là trường hợp tác phẩm ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa”. Lý do là vì giáo thuyết thần học, kinh thánh, địa lý, lịch sử, địa hình… rộng rãi và chắc chắn của nó. Các tiểu thuyết nổi tiếng như: ”Ben Hur”, ”Chiếc áo choàng”, ”Người ngư phủ vĩ đại”, ”Chén thánh bằng bạc”, ”Ngọn giáo”… cũng không tài nào sánh nổi với sự giao thoa giữa cái tự nhiên, tự phát, tuôn trào từ bối cảnh của các biến cố và tính tình của biết bao nhiêu nhân vật – cả một đám đông dân chúng đích thực – làm thành cái đà chính trong Bài thơ của Con Người Thiên Chúa.

       Ngoài ra tuy thông minh, có trí nhớ dai và sắc sảo, nhưng Maria Valtorta đã không học hết bậc trung cao học, lại bị nhiều thứ bệnh trong nhiều năm trời và nằm liệt giường. Trong phòng bà chỉ có vài cuốn sách trên kệ, và bà cũng đã không đọc bộ chú giải Thánh Kinh nào sở đĩ có thể biện minh hay giải thích nền văn hóa kinh thánh gây kinh ngạc. Bà đã chỉ sử dụng cuốn Thánh Kinh của cha Tintori, dòng Phanxicô, thế mà đã viết ra tác phẩm ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa” 10 cuốn chỉ trong vòng bốn năm, từ 1943 đến 1947…

       Tôi cho rằng tác phẩm của bà Maria Valtorta đòi hỏi một nguồn gốc siêu nhiên. Tôi nghĩ rằng nó là một sản phẩm của một hay nhiều đặc sủng và phải được nghiên cứu dưới ánh sáng của các đặc sủng, bằng cách sử dụng cả các đóng góp của các nghiên cứu tâm lý mới đây của các khoa học liên hệ…

      Chính các đặc sủng được Thần Khí-Giêsu rộng ban cho thiện ích của Giáo Hội, để xây dựng Thân Mình Chúa Kitô; và tôi không thấy làm sao có thể khước từ rằng ”Bài Thơ” xây dựng và yêu thương các con cái của Giáo Hội. Chắc chắn đức ái là con đường tuyệt vời nhất (1 Cr 13,1); người ta cũng đã biết rằng có vài đặc sủng đầy tràn trong Giáo Hội thời khai sinh, sau đó đã hiếm mất, nhưng người ta cũng chắc chắn rằng chúng đã không bao giờ hoàn toàn tắt lịm. Vì thế qua các thế kỷ Giáo Hội tiếp tục xem chúng có đến từ Thần Khí của Đức Giêsu hay là một ngụy trang của thần trí tối tăm, giả làm thiên thần ánh sáng: Hãy cân nhắc thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không (1 Ga 4,1).

       Giờ đây, không đi trước phán đoán của Giáo Hội, mà kể từ lúc này tôi chấp nhận với sự tuâm phục tuyệt đối, tôi cho phép mình khẳng định rằng, vì lời Chúa là tiêu chuẩn chính để phân định các thần khí: ”Từ các trái của chúng các con sẽ nhận biết chúng… ” (Mt 3,20), và vì ”Bài Thơ” đang sinh ra các trái tốt lành nơi một số ngày càng đông các độc giả, tôi nghĩ rằng nó đến từ Thần Khí của Đức Giêsu”.

 2. Linh Mục Gabriele M. Roschini, người sáng lập Phân khoa thần học tại Học viện Marianum, chuyên viên thánh mẫu học, tác giả của 130 cuốn sách, cố vấn Tòa Thánh

       Trong cuốn sách tựa đề ”Đức Trinh Nữ Maria trong tác phầm của bà Maria Valtorta” cha Roschini ghi nhận trong phần dẫn nhập như sau: ”Tôi phải đơn sơ chấp nhận rằng thánh mẫu học nổi lên từ các bút tích đã xuất bản và chưa xuất bản của Maria Valtorta, đối với tôi, đã là một khám phá thực sự. Không có một chất liệu nào khác, kể cả tổng thể của tất cả những gì tôi đã đọc và nghiên cứu, đã có thể cho tôi một ý tưởng rõ ràng, sống động, đầy đủ và sáng ngời đồng thời hấp dẫn, đơn sơ và cao cả như vậy về Đức Maria, tuyệt tác của Thiên Chúa”.

 3. Linh Mục Francois-Paul Dreyfus, dòng Đaminh (1918-1999) thuộc Trường Thánh Kinh và Khảo Cổ Giêrusalem

       Cha Dreyfus viết trong lá thư gửi nhà xuất bản năm 1986 như sau: ”Tôi đã rất bị ấn tượng tìm thấy trong tác phẩm của Maria Valtorta tên của ít nhất sáu hay bẩy thành phố không xuất hiện trong Thánh Kinh Cựu Ước cũng như Thánh Kinh Tân Ước. Các tên này chỉ được vài chuyên viên hiếm hoi biết tới, và nhờ các nguồn tại liệu không kinh thánh”.

      Tưởng cũng nên biết rằng tác phẩm của bà Maria Valtorta miêu tả 178 thành phố và nơi chốn khác nhau.

      Bà Maria Valtorta cũng dùng các từ rất chính xác trong bối cảnh lịch sử do thái. Trong một bức thư gửi nhà xuất bản năm 1952 tiến sĩ Vittorio Tredici, Chủ tịch Hiệp hội quặng mỏ Italia xác nhận rằng bà Maria Valtorta ”có sự hiểu biết chính xác các khía cạnh toàn cảnh, địa hình, địa chất và quẻng mỏ của đất Palestina”. Khó mà có thể gán cho bà là người ít học, một sự hiểu biết khoa học chính xác sâu rộng như thế.

 4. Đức Giáo Hoàng Pio XII cai quản Giáo Hội từ 2-3-1939 tới 9-10-1958.

        Ngày 26-2-1048 Đức Thánh Cha Pio XII đã nhận được văn bản tác phẩm của bà Maria Valtorta từ tay cha giải tội của ngài là Linh Mục Agostino Bea dòng Tên. Sau đó Đức Giáo Hoàng tiếp 3 linh mục dòng Các Tôi Tớ Đức Maria (OSM) là cha Migliorini cha giải tội của bà Maria Valtorta, cha Berti, giáo sư thần học tín lý, và cha Andrea M. Cecchin, bề trên của hai cha. Đức Pio XII chấp thuận tác phẩm và khyuyên các cha công bố toàn bộ không cắt xén gì, kể cả những tuyên bố rõ ràng kể lại các ”thị kiên” hay các ”lời đọc cho viết”, nhưng không chấp thuận lời dẫn nhập nói tới một hiện tượng siêu nhiên.

      Tất cả các chứng tá của các cha liên quan tới phép của Đức Pio XII được lưu giữ trong vương cung thánh đường Đức Mẹ hồn xác lên trời tại Firenze trung bắc Italia, nơi có mộ của bà Maria Valtorta.

 5. Đức Giáo Hoảng Phaolô VI cai quản Giáo Hội từ 21-6-1963 tới 6-8-1978.

       Ngày 17-1-1974 văn phòng thư ký của Đức Thánh Cha gửi cha Roschini thư Đức Phaolô VI cám ơn và chúc mừng vì công việc nghiên cứu tác phẩm của bà Maria Valtorta. Thư viết: ”Cha đã muốn gửi tới Đức Thánh Cha một ấn bản cuốn sách cuối cùng của cha ”Đức Trinh Nữ Maria trong các bút tích của maria Valtorta”. Đức Thánh cha đánh giá cao lòng hiếu thảo và nhiệt tình của cha cũng như kết qủa qúy báu và hết lòng cám ơn chứng tá với qùa tặng hiếu thảo của cha và cầu chúc cho các cố gắng của cha gặt hái các hoa qủa tinh thần phong phú”.

       Trước đó năm 1963 trong một cuộc gặp gỡ với cha Berti, Đức Ông Pasquale Macchi, thư ký của Đức Phaolô VI, đã xác định rằng tác phẩm của bà Maria Valtorta thật ra đã không bị cấm (mặc dù lệnh cấm chưa được hủy bỏ), và ngài cũng kể rằng hồi còn là Tổng Giám Mục Milano Đức Montini đã đọc một trong bốn cuốn tác phẩm của Maria Valtorta và tặng Đại chủng viện Milano trọn bộ.

 6. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cai quản Giáo Hội từ ngày 13-10-1978 đến ngày 2-4-2005.

       Đức Gioan Phaolô II đã không lên tiếng về trường hợp của bà Maria Valtorta. Chỉ có Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, bầy tỏ lập trường không ủng hộ việc phổ biến tác phẩm, vì sợ nó ảnh hưởng trên ”những người ngây thơ hơn”. Tuy nhiên, trong bức thư gửi Đức Hồng Y Siri, Tổng Giám Mục Genova hồi năm 1985, Đức Hồng Y Tổng Trưởng để cho Đức Hồng Y Siri tự do trả lời cho một linh mục thuộc giáo phận Genova hỏi cho biết tác phẩm có phải là mạc khải tư không.

       Sau này trong bức thư đề ngày 6-5-1992, chính Đức Hồng Y Ratzinger đã xin Hội Đồng Giám Mục Italia yêu cầu nhà xuất bản minh xác trong các ấn bản tương lai rằng tác phẩm của bà Maria Valtorta phải được coi như một tác phẩm văn chương cá nhân.

       Đức Gioan Phaolô II đã chủ sự lễ phong Thánh cho cha Pio Năm Dấu Thánh và Mẹ Têrêxa Calcutta, là hai độc giả của bà Maria Valtorta.

 7. Đức Ông Alfonso Carinci (1862-1963), Thư ký Bộ các Lễ Nghi, hiện nay là Bộ Phong Thánh

       Năm 1964 Đức Ông Carinci nhận xét về tác phẩm của bà Maria Valtorta như sau: ” ”Phải phán đoán theo thiện ích mà người ta cảm nhận khi đọc cuộc đời Chúa Giêsu của bà Maria Valtorta, theo ý kiến khiêm tốn của tôi, một khi được xuất bản, tác phẩm này có thể đem nhiều linh hồn về với Chúa: kẻ tội lỗi được hoán cải, và người tốt lành có cuộc sống sồt mến và tích cực hơn. Trong khi sách báo phim ảnh vô luân xâm lăng thế giới và làm cho con người hư hỏng, tôi tự dưng ao ước cảm tạ Chúa đã cho chúng ta, qua trung gian của người đàn bà đã đau khổ biết bao nhiêu và bị đóng đinh trên gường này, một tác phẩm trác tuyệt về bình diện văn chương, cao cả, có thể hiểu được, và sâu sắc trên bình diện giáo lý và tinh thần, lôi cuốn người đọc, và có khả năng được quay thành phim hay trình diễn trong kịch nghệ thánh. Tôi đã thông truyền tư tưởng của tôi cũng như tư tưởng của các thần học gia và chuyên viên chú giải kinh thánh có gía trị lớn như cha Béa, như Đức Ông Lattanzi, giáo sư thần học nền tảng tại Đại học giáo hoàng Laterano, nhưng mặc dầu vậy, đương nhiên là tôi sẵn sàng sửa sai, nếu Đức Thánh Cha phán đoán một cách khác”.

 8. Đức Hồng Y Edward Gagnon (1918-2007), cựu Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia đình cho tới năm 1990

       Là một chuyên viên kiểm duyệt sách đạo và là tác giả cuốn ”Việc kiểm duyệt các sách” Ed. Fides, Montreal, 1945, Đức Hồng Y đã cho rằng ”kiểu cho phép ấn hành của Đức Thánh Cha Pio XII hồi năm 1948, trước các chứng nhân” phù hợp với các đòi hỏi của Giáo Luật.

 9. Đức Hồng Y Agostino Bea (1881-1968), dòng Tên, Giám đốc Học Viện Thánh Kinh Roma và là cha giải tội của Đức Giáo Hoàng Pio XII

       Hồi năm 1952 cha Bea viết: ”Tôi đã đọc nhiều cuốn khác nhau trong bộ sách của bà Maria Valtorta, bằng cách đặc biệt chú ý đến các lãnh vực chú giải, lịch sử, khảo cổ và địa hình. Liên quan tới chú giải kinh thánh của tác phẩm tôi đã không gặp thấy các sai lầm quan trọng trong các tập mà tôi đã xem xét. Ngoài ra, tôi đã rất bị ấn tượng bởi sự kiện các miêu tả khảo cổ và địa hình đã được làm với một sự chính xác đặc sắc. Liên quan tới vài yếu tố diễn tả một cách ít chính xác hơn, được tôi hỏi qua một người trung gian, tác giả đã cho các câu trả lời thỏa đáng. Đây đó có một vài cảnh xem ra miêu tả một cách qúa phân tán cũng như một cách rất mầu mè. Nhưng nói chung, việc đọc tác phẩm không chỉ là điều hay và dễ chịu, mà còn thực sự khuyến thiện nữa. Và nó giáo dục đối với những người ít hiểu biết hơn liên quan tới các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu”.

 10. Mẹ Têrêxa Calcutta (1910-1997) đã được Đức Gioan Phaolô II phong Chân phước

       Theo lời kể của Linh Mục Leo Maasburg, phụ trách các Nam thừa sai bác ái của Mẹ Têrêxa tại Vienne, thủ đô nước Áo, và là người thỉnh thoảng giải tội cho Mẹ trong 4 năm, Mẹ Têrêxa luôn luôn mang theo ba cuốn sách khi di chuyển: Đó là sách Thánh Kinh, Kinh Thần Vụ và một cuốn sách thứ ba. Khi cha hỏi Mẹ là sách gì, thì Mẹ trả lời là một cuốn sách của bà Maria Valtorta. Khi cha hỏi nội dung cuốn sách, thì Mẹ trả lời và lập lại một cách đơn sơ ”Cha hãy đọc nó”.

       Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ”Nguyệt san kitô” số ra ngày 15-3-2009 liên quan tới thái độ của Mẹ Têrêxa đối với tác phẩm của bà Maria Valtorta cha Maasburg xác nhận một cách đơn sơ rằng ”tôi nhớ một cách rõ ràng phản ứng tích cực của Mẹ, mà không nhớ các chi tiết”.

 11. Cha Pio thành Pietrelcina mang năm dấu thánh (1887-1968) đã được Đức Gioan Phaolô II phong hiển thánh

       Một năm trước khi cha Pio qua đời, bà Elisa Lucchi, một ngưới tới xưng tội với cha xin lời khuyên liên quan tới việc đọc tác phẩm ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa” cha Pio trả lời: ”Không nhũng cha cho phép, mà còn khuyên con đọc nó nữa”.

       Các con đường cuộc sống của bà Maria Valtorta và của cha Pio Năm Dấu Thánh gần nhau tới độ đã có một cuốn sách viết về đề tài này. Cha Pio cũng đã bị Thánh Văn Phòng (tức Bộ Giáo Lý Đức Tin) lên án, và bị Đức Hồng Y Ottaviani, Tổng tưởng của Bộ trách mắng năm 1961.

      (Nguyệt san Kitô số đặc biệt tháng 3 năm 2009; Emilio Pisani, ”Cha Pio và bà Maria Valtorta”, Ed. CEV, 2000).

 12. Cha Gabriele M. Roschini (1900-1977), người thành lập Phân khoa thần hoc của Học viện Marianum và là cố vấn Tòa Thánh

       Cha là triết gia, thần học gia, chuyên viên thánh mẫu học và lịch sử cuộc đời các thánh, tác giả của 130 cuốn sách. Trong phần dẫn nhập cuốn sách của cha tựa đề ”Đức Trinh Nữ Maria trong tác phẩm của bà Maria Valtorta”, cha viết: ”Ai muốn hiểu biết Đức Trinh Nữ Thánh trong sự hòa hợp với Công Đồng Chung Vaticăng II, Thánh Kinh và Truyền Thống của Giáo Hội, phải kín múc nơi thánh mẫu học của bà Maria Valtorta… bởi vì Đức Trinh Nữ Maria trong tác phẩm của bà Maria Valtorta là cuốn sách quan trọng nhất trong các sách của tôi. Bà Maria Valtorta (1897-1961) thành Viareggio Italia là một trong 18 nhà thần bí lớn nhất mọi thời đại… thánh mẫu học được suy diễn ra từ các bút tích đã được công bố và chưa được in ấn của bà Maria Valtorta đã là một khám phá thực sự đối với tôi. Đã không có bút tích thánh mẫu nào khác, kể cả tổng số của tất cả những gì tôi đã học và nghiên cứu, đã có thể cho tôi một ý tưởng rõ ràng, sống động, đầy đủ, sáng láng và cũng hấp dẫn, đồng thời đơn sơ và cao cả về Đức Maria, tuyệt tác của Thiên Chúa như các bút tích của bà Maria Valtorta”.

 13. Linh Mục René Laurentin (sinh năm 1917), thần học gia, nhà chú giải Thánh Kinh, chuyên viên sử học, từng là cố vấn trong Công Đồng Chung Vaticăng II

       Cha Laurentin là tác giả của 160 cuốn sách về thánh mẫu học cũng như các lần hiện ra của Đức Mẹ trên thế giới, là lãnh vực nghiên cứu chuyên môn của cha. Trong nguyệt san Kitô số 218 ra ngày 15-03-2009 cha đã viết về bà Maria Valtorta như sau: ”Bà Maria Valtorta nổi bật và được khuyên đọc trong nhiều cách… Cuộc sống khổ đau lâu dài của bà đã được sống trong sự phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa, làm chứng cho sự thánh thiện của bà. Bà không rời xa Tin Mừng, không trái nghịch với Tin Mừng trong phần nào hết, không thêm vào đó các giáo huấn xa lạ, và tương hợp với tinh thần của Tin Mừng. Ngoài ra, bà thêm vào các giai thoại được Tin Mừng trình thuật, các giai thoại khác không được biết đến, cả khi chúng đựơc viết một cách dễ dàng bên lề Tin Mừng mà không trái nghịch và ngắt quãng. Điều này thuận lợi cho bà… Tôi đã thu thập các đồng ý rộng rãi nhất, đứng hàng đầu là sự đồng ý của Đức Giáo Hoàng Pio XII, là người che chở bà một cách kín đáo khỏi Thánh Văn Phòng… Nhưng tác phẩm của bà Maria Valtorta không phải là một Phúc Âm thứ năm”.

       (Nguyệt san Kitô số 218 ngày 15-3-2009, tr. 7)

 14. Linh Mục Gabriele Allegra (1907-1976) dòng Phanxicô, dịch giả Thánh Kinh tiếng Hoa, đã được Đức Gioan Phaolô II phong Chân phước

       Là chuyên viên kinh thánh, từ năm 1965 cha đã say mê tác phẩm của bà Maria Valtorta, và trong các năm 1968-1970 đã viết cuốn chú giải tác phẩm của bà Maria Valtorta, đã được ấn hành năm 1985 trong dịp mở án phong chân phước cho cha.

 15. Đức Cha Roman Danylak, Giám Mục Nissa bên Ucraine

      Đức Cha đã bênh vực tác phẩm của bà Maria Valtorta bằng cách duyệt lại các biến cố và trả lời cho những người nêu vấn nạn liên quan tới tác phẩm. Sau đây là vài nhận xét của Đức Cha.

       1/ Nhiều người đưa ra các vấn nạn đã không biết rằng tác phẩm đã được nhiều người đọc trong thập niên 1950 cũng như các lời tuyên bố thuận lợi của những người sống thời đó đối với tác phẩm, và một cách đặc biệt là việc đào sâu thần học và chú giải khoa học của cha Corrado Berti, một thần học gia tên tuổi, đối với ấn bản tiếng Ý in lần thứ hai.

       2/ Các tác phẩm của bà Maria Valtorta không chứa đựng điều gì đáng trách cứ trên bình diện thần học, luân lý hay kinh thánh, cũng không có gì trái với giáo huấn của Giáo Hội hay chống lại huấn quyền của Giáo Hội. Đó là kết luận của nhiều vị có quyền bính khác nhau cũng như của các phê bình đối với tác phẩm.

       3/ Tôi đã nghiên cứu cặn kẽ tác phẩm ”Bài Thơ của Con Người Thiên Chúa” không chỉ trong bản dịch tiếng Anh, mà trong ấn bản gốc tiếng Ý với các ghi chú phê bình của cha Berti. Và tôi khẳng định gia trị thần học của cha và vui lòng tiếp nhận sự khéo léo cũng như ý niệm phê bình của cha đối với ấn bản tiếng Ý. Ngoài ra, tôi cũng đã nghiên cứu các Tập viết của bà Maria Valtorta trong các năm 1943-1950. Và tôi muốn xác định sự chính thống thần học của chúng.

       4) Mặc dù có vài lời tuyên bố chống lại, nhiều thần học gia uy tín, nhiều nhà nghiên cứu Thánh Kinh đã nghiên cứu tác phẩm Bài Thơ xác nhận sự cẩn thận của các miêu tả nơi chốn và địa lý của bà Maria Valtorta và sự hiểu biết chính xác Thánh Địa của bà. Và chúng ta phải nhớ rằng bà không có sức khỏe cũng đã không có cơ may nghiên cứu hay đặt tương quan giữa các quan sát của bà.

       5/ ”Khi đọc 5 cuốn bản tiếng anh hay 10 cuốn bản tiếng Ý, tôi đã rất ngạc nhiên về bản lãnh của bà, không chỉ đối với việc sáng tác văn thơ, mà cả đối với các chi tiết, các nhân vật, các biến cố của trình thuật tin mừng. Tôi tìm thấy các xác nhận ý nghĩa liên quan tới nhiều nhân vật, các tông đồ, các môn đệ, các hối nhân vv… được nhắc tới không chỉ trong Thánh Kinh, mà cả trong truyền thống phụng vụ và giáo phụ của Giáo Hội, và trong truyền thống Bisantine nữa. Các nhân vật của tác phẩm không phải là những người tưởng tượng, như miêu tả trong trình thuật của một thị nhân khác là bà Catherine Emmerich, nhưng là những người thật, mà căn tính được xác nhận bởi các Giáo Phụ và các lễ phụng vụ của Giáo Hội Bisantine.

       Tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ tìm thấy các xác nhận giống như thế trong truyền thống giáo phụ của Tây Phương…

       Ngoài ra, chúng ta tìm thấy trong các trình thuật của bà Maria Valtorta các câu trả lời cho nhiều vấn nạn kinh thánh đã được thảo luận và nhắc đi nhắc lại trong nhiều thế kỷ bởi các nhà nghiên cứu Thánh Kinh và các thần học gia, vì các trái nghịch bề ngoài trong các tường thuật về sự Phục sinh, giữa các Phúc Âm Nhất Lãm và Phúc Âm thánh Gioan.

       Sau cùng bà Maria Valtorta trình bầy một trong những hình ảnh linh động nhất, đẹp nhất, sống động và có tính thuyết phục của Chúa Giêsu, mà tôi chưa từng gặp bao giờ. Nhiều độc gỉa đã củng cố đức tin của mình và đã kín múc được một sự hiểu biết sâu xa hơn về các tác phẩm hợp quy luật của Thánh Kinh Tân Ước. Tác phẩm ”Bài Thơ của Con Người Thiên Chúa” đáng được nghiên cứu.

       Tôi nhiệt liệt khích lệ tất cả các chuyên viên phê bình nghiên cứu tác phẩm ”Bài thơ của Con Người thiên Chúa”, hay ”Phúc Âm như đã được mạc khải cho tôi”, bằng cách đọc toàn tác phẩm, và không dựa trên các ấn tượng hời hợt bề ngoài, hay trên các biên soạn được lập lại nhiều nhất của các nhà phê bình khác. Tôi chắc chắn là họ sẽ tìm thấy trong đó sự an bình và niềm vui, một sự hiểu biết sâu xa và thân tình hơn về Chúa Cứu Thế của chúng ta và Đức Trinh Nữ Mẹ Người, mà tôi và biết bao nhiêu độc giả khác rải rác trên thế giới đã tìm thấy.

       (Internet: Dossier Maria Valtorta tr. 48-53)

  16) Xác nhận của Đức Mẹ Mediugorje

       Năm 1982, do yêu cầu của nhiều độc giả của bà Maria Valtorta, linh mục Franjo xúi chị Marija, một trong các thanh thiếu niên được trông thấy và nói chuyện với Đức Mẹ, hỏi Đức Mẹ xem có thể đọc cuốn sách này không, thì Đức Mẹ trả lời: ”Các con có thể đọc nó”.

       Ngày 27-1-1988, trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông Jan Conell, một trạng sư người Mỹ, chị Vicka, một trong các người trẻ nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra và nói chuyên với Đức Mẹ, cho biết chi tiết hơn.

       Hỏi: Có một mạc khải tư gồm 4 cuốn của Maria Agreda, tựa đề ”Kinh thành thần bí của Thiên Chúa”. Giáo Hội đã chấp thuận khảo luận này như là mạc khải tư. Chị có biết gì về tác phẩm này không?

       Đáp: Chắc chắn là tôi có biết chứ. Đức Mẹ đã nói tới tôi rằng đó là một văn bản đích thực kể lại cuộc đời Mẹ.

       Hỏi: Có các sách nào khác thuộc loại này mà Đức Mẹ đã nói với các bạn không?

       Đáp: Có. Bộ ”Phúc Âm như đã được mạc khải cho tôi” mười cuốn của bà Maria Valtorta. Đức Mẹ nói rằng: ”Phúc Âm như đã được mạc khải cho tôi” là sự thật.

       Hỏi: Chúng ta thật có phúc khi biết được điều này chị Vicka!

       Đáp: Vâng, Đức Mẹ đã nói rằng nếu một người muốn biết Chúa Giêsu thì phải đọc ”Phúc Âm như đã được mạc khải cho tôi” của bà Maria Valtorta. cuốn sách này là sự thật.

       Vào cuối thập niên 1990 Trung tâm xuất bản Valtorta đã nhận được một tấm hình của chị Vicka đang qùy cầu nguyên trên mộ của bà Maria Valtorta trong nhà thờ Đức Mẹ hồn xác lên trời của dòng Các nam tôi tớ của Đức Maria tại Firenze.

       (Nguyệt san Tiếng Vọng của Mẹ Maria Eco di Maria số 124 tháng 12 năm 1995/ tháng giêng năm 1996; Nguyệt san Kitô Chrétiens Magazine số 218, ngày 15-3-2009, tr.10-12)

 17. So sánh với các người được thị kiến khác

        Trong lịch sử dài hơn 2.000 năm của Giáo Hội đã có các mạc khải và các thị kiến tư xảy ra sau ngày Chúa Giêsu Kitô về Trời. Điển hình là trường hợp của thánh Phaolô (2 Cr 12,2-4).

       Các vụ Đức Mẹ hiện ra cũng đã bắt đầu khá sớm. Truyền thống kể lại vụ Đức Mẹ hiện ra với thánh Giacôbê, anh của Tông Đồ Gioan, tại Saragozza (Cesaraugusta), khi thánh nhân đi truyền giáo bên Tây Ban Nha. Và biến cố này đã là nguồn gốc của đền thánh Đức Mẹ Pilar.

       Từ ngày đó đến nay, theo cuốn “Từ điển các vụ hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria” do thần học gia René Laurentin và Patrich Sbalchiero biên soạn, đã có 2.400 vụ Đức Mẹ hiện ra, để loan báo các biến cố tương lai như tại Fatima và La Salette, hay để giải thích các sự thật thần học như tại Lộ Đức, hoặc nói chung để khuyến khích kitô hữu nên thánh.

       Vì thế các thị kiến của bà Maria Valtorta không phải là ngoại thường.

      Các thị kiến về các cảnh trong Phúc Âm cũng không phải là điều lẻ loi.

       Có các vị thánh lớn đã được các thị kiến như thánh nữ Hildegard thành Bingen (1098-1179(, thánh nữ Angela di Boemia (+ 1243), thánh nữ Gertrude thành Helfta (1256-1302), thánh nữ Brigida nước Thủy Điển (1302-1373), thánh nữ Terexa thánh Avila (1515-1582), thánh nữ Maria Maddalena de Pazzi (1568-1607), và nhiều vị khác nữa…

       Gần hơn là trường hợp của thánh nữ Faustina Kowalska và Terexa Newmann. Tất cả đều cống hiến cho chúng ta các thị kiến giới hạn về các khía cạnh khác nhau của cuộc đời Chúa Giêsu, cách chung là cuộc Khổ Nạn.

       Trong số các người được thị kiến về toàn cuộc sống của Đức Mẹ hay cuộc đời của Chúa Giêsu có nữ Chân phước Maria Agrea (1602-1665), nữ Chân phước Anna Catharina Emmerich (1774-1824) và bà Maria Valtorta.

  Kết luận

       Tuy chưa được Giáo Quyền thừa nhận là mạc khải, bộ sách ”Phúc Âm như đã được mạc khải cho tôi” là một tác phẩm tuyệt vời cả trên bình diện văn chương. Bạn không bị bắt buộc phải tin, nhưng đàng khác cũng không nên có thành kiến, đặc biệt khi các thành kiến ấy đến từ người khác và được lập đi lập lại một cách máy móc, không được kiểm thực và không có bằng chứng chính xác nào.

       Hãy biết thưởng thức tác phẩm với tâm trí rộng mở, đơn sơ, tự do, thanh thoát và tự lượng định lấy những gì bạn cảm nhận được. Nếu bạn cảm thấy gần Chúa hơn, hiểu biết và yêu mến Chúa nhiều hơn, nhất là sống đức tin-cậy-mến với nhiều ý thức và dấn thân hơn, thì đã đáng công lắm rồi. Mọi sự còn lại chính Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse sẽ nói cho bạn biết.

       Vì yêu thương chúng ta Thiên Chúa có trăm phương nghìn cách để liên lạc với chúng ta và tự mạc khải cho chúng ta. Tại sao chúng ta lại tìm cách hạn chế quyền năng đó của Thiên Chúa?

  Roma 22-8-2012
Lễ Đức Maria Trinh Vương
Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng

Download TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI 

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo 

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

 

by Tháng Tám 31, 2012 Comments are Disabled chưa phân loại, Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta), Tâm Linh
Valtorta 2

Valtorta 2

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/TIN-MUNG-nhu-da-duoc-ven-mo-cho-Toi.jpg

II. Trường hợp tác phẩm ”Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa”, hay ”Tin Mừng như đã được vén mở cho tôi” của bà Maria Valtorta”

          Trường hợp tác phẩm của bà Maria Valtorta ”Bài thơ của Con Người-Thiên Chúa” được dịch là ”Tin Mừng như đã được vén mở cho tôi”, bị cấm đọc và phổ biến do lệnh của Thánh Văn Phòng (San’ Ufficio: ngày nay là Bộ Giáo Lý Đức Tin) ký ngày 16 tháng 12 năm 1959; nhưng lệnh cấm này bị bãi bỏ ngày 14 tháng 6 năm 1966.

          Maria Valtorta sinh ngày 14 tháng 3 năm 1897 tại Caserta mạn bắc Napoli và qua đời ngày 12 tháng 10 năm 1961, tại Viareggio, hưởng thọ 64 tuổi. Năm 1920 khi cùng mẹ đi dạo phố Firenze, miền Trung Italia, Maria bị một thanh niên du đãng đánh vào lưng bằng một thanh sắt, phải nằm bất động trong nhà thương ba tháng và phải dưỡng sức hai năm. Kể từ ngày mùng 1 tháng 4 năm 1934 Maria Valtorta phải thường xuyên nằm trên giường. Chính trong tình trạng này Maria nhận được các thị kiến và mạc khải của Chúa Giêsu từ năm 1943 tới 1947 và ít hơn trong năm 1953, và đã tả lại trong 122 cuốn vở dài 15.000 trang. Mặc dù phải nằm trên giường và chịu nhiều đau đớn, nhưng chị đã viết lại một mạch những gì đã thấy đã nghe vào bất cứ giờ nào trong ngày. Hai cuốn sách duy nhất chị có thể tra cứu là Thánh Kinh và Giáo Lý của thánh Pio X.

          Ấn bản tiếng Ý năm 1986 gồm 10 cuốn dầy 5.421 trang chia thành 714 chương. Cuốn I kể lại cuộc đời thơ cấu của Đức Maria và Chúa Giêsu. Các cuốn II-VIII trình thuật ba năm sống công khai của Chúa Giêsu. Cuốn IX kể lại cuộc Khổ Nạn và cuốn X miêu tả các thời gian đầu của Giáo Hội từ biến cố Chúa Phục Sinh cho tới khi Đức Maria hồn xác lên trời.

      1. Lịch sử cuộc tranh luận liên quan tới tác phẩm gồm 4 giai đoạn.

          1) Giai đoạn một: các năm 1944-1959

           Năm 1944, tuy tác phẩm chưa hoàn tất, nhưng Linh Mục Romualdo Migliorini, cha giải tội của Maria Valtorta, thuộc dòng các ”Tôi tớ Đức Maria” bắt đầu đánh máy một số các trình thuật, phân phát và nhấn mạnh chúng được mạc khải, chống lại ý muốn của Maria Valtorta.

          Năm 1946 các bề trên chuyển cha Migliorini từ Viareggio về Roma và xin cha thôi phổ biến các văn bản ấy. Tại Roma cha gặp một trong các anh em cùng dòng là cha Corrado Berti, giáo sư Tín lý và Thần học bí tích tại Phân khoa giáo hoàng thần học của Học Viện Marianum. Cha chia sẻ xác tín của mình và hai vị tìm cách phố biến tác phẩm. Đức Ông Alfonso Carinci, thư ký Bộ các Nghi thức thánh (nay là Bộ Phong thánh) trong các năm 1945-1960 nhận xét về tác phẩm như sau: ”Không có gì trái với các Phúc Âm. Trái lại, tác phẩm này là một bổ túc tuyệt diệu cho Phúc Âm và góp phần vào việc hiểu biết tốt hơn ý nghĩa của nó”.

           Năm 1947 theo lời khuyên của Đức Ông Carinci và Linh Mục Agostino Bea, dòng Tên, Giám đốc Học viên Thánh Kinh Roma, cha giải tội của Đức Giáo Hoàng Pio XII, sau này sẽ trở thành Hồng Y, hai cha Migliorini và Berti đã gửi lên Đức Giáo Hoàng mười cuốn đánh máy của tác phẩm. Đức Pio XII biết chuyện này.

           Ngày 26 tháng 2 năm 1948 Đức Pio XII tiếp kiến hai cha Migliorini và Berti cùng với cha Andrew Cecchin, bề trên của hai vị. Đức Thánh Cha cho biết ngài chấp thuận tác phẩm và khuyên nên công bố trọn vẹn, kể cả các lời tuyên bố rõ ràng đề cập tới các ”thị kiến” và ”đọc cho viết”, nhưng ngài không chấp thuận lời tựa coi đây là một hiện tượng siêu nhiên. Theo lời khuyên của Đức Thánh Cha, bất cứ giải thích nào phải để cho người đọc. Đức Pio XII nói: ”Các cha hãy công bố tác phẩm như nó là. Không có lý do đưa ra một ý kiến về nguồn gốc của nó, ngoại thường hay không. Những người đọc sẽ hiểu”.

          40 năm sau Cha Cecchin sẽ xác nhận lời nói trên đây của Đức Pio XII, được các cha kể lại cho cha Peter Mary Rookey, thuộc tỉnh dòng Chicago. Cha Cecchin cũng cho biết Đức Pio XII xin các cha tìm một Giám Mục để xin phép in ấn. Tất cả các chứng từ này của các cha hiện được lưu giữ trong nhà thờ Truyền Tin của dòng ở Firenze, nơi có mộ của bà Maria Valtorta.

           Năm 1949 yên trí về câu trả lời của Đức Pio XII, hai cha Migliorini và Berti tìm một nhà xuất bản để lo việc in ấn. Sau một thời gian không thành công, hai cha liên lạc với nhà in đa ngữ Vaticăng. Giới chức phụ trách chấp thuận, nhưng phải có phép của Thánh Văn Phòng, ngày nay là Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thánh Văn Phòng giao việc này cho Đức Ông Giovanni Pepe và cha Girolamo Berruti, dòng Đaminh. Nhưng việc in ấn bị chặn lại mà không có lời giải thích nào. Không được quyền nói, cha Berti phải ký vào sắc lệnh của Thánh Văn Phóòng cấm công bố tác phẩm và phải giao nộp bản chính. Nhưng cha đã chỉ giao nộp bản chụp.   Năm 1950 tin tưởng nơi lời của Đức Pio XII Maria Valtorta ký giao kèo với hiệp hội xuất bản của ông Michele Pisani dell’isola del Liri. Ông Emilio con của ông Michele, là người có bản quyền các tác phẩm của Maria Valtorta, dấn thân trong việc in ấn và phổ biến tác phẩm. Đức Cha Fontevecchia, Giám Muc địa phương, không có can đảm đọc bản thảo đánh máy dài 4.000 trang nộp để xin phép in. Nhưng Đức Cha đánh giá cao tác phẩm, và sau này khi bị mù ngài nhờ người khác đọc cho ngài nghe.

          Năm 1953 cha Romualdo Migliorini qua đời.

          Năm 1956 theo ý muốn của Maria Valtorta 4 cuốn đầu tiên của tác phẩm được xuất bản vô danh với tựa đề ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa”.

          Ngày mùng 9 tháng 10 năm 1958 Đức Pio XII qua đời. Ngày 28 tháng 10 Đức Gioan XXIII được bầu làm Giáo Hoàng.

          2) Giai đoạn hai: các năm 1959-1966

           Năm 1959 cuốn cuối cùng trong 4 cuốn được công bố. Ngày 16 tháng 12 sắc lệnh cấm phổ biến tác phẩm của Maria Valtorta được ký.

           Ngày mùng 5 tháng 2 năm 1960 Đức Ông Alfonso Carinci qua đời. Ngày hôm sau báo Quan Sát Viên Roma cho đăng sắc lệnh cấm và bình luận sắc lệnh đó với một bài viết vô danh tựa đề ”Một cuộc đời của Đức Giêsu bị tiểu thuyết hóa một cách vụng về”.

           Ngày 12 tháng 10 năm 1961 Maria Valtorta tạ thế. Ngày mùng 1 tháng 12 báo Quan Sát Viên Roma đăng một bài viết kéo dài lệnh cấm ấn bản thứ nhất đối với ấn bản thứ hai của tác phẩm gồm 10 cuốn. Trong cùng tháng cha Berti được Thánh Văn Phòng triệu vời. Trước bầu khí cởi mở hơn của Thánh Văn Phòng, cha kể lại ý kiến của Đức Pio XII đối với tác phẩm hồi năm 1948. Cả ba vị cố vấn của Thánh Bộ là Đức Ông Ugo Lattanzi và hai linh mục Bea và Rocchini đều có lập trường thuận lợi đối với tác phẩm.

           Tháng hai năm 1962 cha Berti trở lại Thánh Bộ bốn lần với một bài tường trình và vài tài liệu do Thánh Bộ đòi hỏi. Cha Marco Giraudo, dòng Đaminh, phó ủy viên Thánh Bộ cho phép miệng: ”Cha hoàn toàn có sự chấp thuận của chúng tôi để tiếp tục công bố ấn bản thứ hai của tác phẩm ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa” của Maria Valtorta. Chúng ta sẽ xem tác phẩm được đón nhận như thế nào”.

           Ngày mùng 3 tháng 6 năm 1963 Đức Gioan XXIII qua đời. Ngày 21 tháng 6 Đức Phaolô VI được bầu làm Giáo Hoàng. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho cha Berti, Đức ông Macchi, bí thư của Đức tân Giáo Hoàng, xác nhận rằng tác phẩm của bà Maria Valtorta không bị cấm.

          3) Giai đoạn ba: các năm 1966-1992

           Ngày 14 tháng 6 năm 1966 lệnh cấm bị hủy bỏ. Tiếp theo tông thư ”Integrae Servandae” định nghĩa vai trò của Bộ Giáo Lý Đức Tin (tên cũ là Thánh Văn Phòng) do Đức Phaolô VI công bố ngày mùng 7 tháng 12 năm 1965, Đức Hồng Y Alfredo Ottaviani, quyền Tổng trưởng Bộ, công bố sắc lệnh hủy bỏ lệnh cấm và việc kiểm duyệt. Sắc lệnh cho biết lệnh cấm vẫn có giá trị luân lý, nhưng ”không còn có sức mạnh của luật giáo hội với các kiểm duyệt liên hệ. Tuy nhiên, Giáo Hội tin tưởng nơi lương tâm trưởng thành của các tín hữu, nhất là của các tác giả, các nhà xuất bản công giáo và của những ai đặc trách việc giáo dục giới trẻ. Giáo Hội đặt để hy vọng vững vàng vào sự lo lắng tỉnh thức của các Giám Mục và các Hội Đồng Giám Mục, có quyền và nhiệm vụ xem xét cũng như phòng ngừa việc công bố các sách có hại, lưu ý và cảnh cáo các tác giả trong trường hợp xảy ra”.

            Ngày 17 tháng giêng năm 1974 Đức Ông Macchi, thư ký riêng của Đức Thánh Cha, gửi thư cho cha Gabriele Roschini, giáo sư Đại học giáo hoàng Laterano, cố vấn Tòa Thánh, để chuyển đến cha các lời chúc mừng của Đức Phaolô VI vì công việc thuận lợi cởi mở của cha đối với tác phẩm của bà Maria Valtorta. Cha Roschini là người thành lập Phân khoa giáo hoàng thần học Marianum.

           Ngày 19 tháng 3 năm 1975 Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố sắc lệnh mới liên quan tới sự tỉnh thức của các Chủ Chăn của Giáo Hội đối với các sách đạo (Decretum de Ecclesiae pastorum vigilantia circa libros), và giao cho các Hội Đồng Giám Mục quốc gia hay vùng miền quyền cho phép in ấn các bản dịch Thánh Kinh, các sách phụng vụ, các sách giáo lý và các sách giáo huấn, bổn phận thận trọng của các linh mục và các giáo dân, việc thành lập các ủy ban chuyên môn để cho ý kiến chấp thuận. Tác phẩm của bà Maria Valtorta không vào trong số hạn hẹp này, nhưng không loại bỏ sự thận trọng mục vụ.

           Ngày mùng 8 tháng 12 năm 1978 cha Corrado Berti ký bản thề chứng nhận thời biểu thứ tự các biến cố, kể cả việc hủy bỏ lệnh cấm bằng miệng năm 1961 và sự xác nhận bỏ lệnh cấm năm 1963.

           Năm 1984 mở án phong Chân phước cho cha Gabriele Allegra, dòng Phanxicô, thừa sai và là chuyên viên chú giải kinh thánh. Tờ thông tin Valtorta bắt đầu công bố các ghi chép, các tác phẩm và các thư từ cha trao đổi từ năm 1965 với cha Margiotti, một linh mục cùng dòng, liên quan tới bà Maria Valtorta, mà cha Allegra rất ngưỡng mộ. Cha Allegra đã được Đức Gioan Phaolô II phong Chân phước ngày mùng 7 tháng 8 năm 1995.

           Ngày 31 tháng giêng năm 1985 trong một bức thư gửi Đức Hồng Y Giuseppe Siri, Tổng Giám Mục Genova, Đức Hồng Y Jospeh Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin xin Đức Hồng Y Siri trả lời một linh mục thuộc giáo phận Genova hỏi về lập trường của Giáo Hội đối với các tác phẩm của bà Maria Valtorta. Đức Hồng Y Ratzinger đã gửi cho Đức Hồng Y Siri tất cả các tài liệu chính thức của hồ sơ và để tùy ý Đức Hồng Y Siri định liệu. Riêng về phía mình, Đức Hồng Y Ratzinger cho rằng việc phổ biến các tác phẩm này là không thích hợp, không phải vì chúng chứa đựng các sai lầm, nhưng vì ảnh hưởng có thể có đối với các tâm hồn không được chuẩn bị.

           4) Giai đoạn bốn: từ năm 1992 đến nay

          Năm 1992 trước sự hồi sinh của việc chú ý tới tác phẩm của bà Maria Valtorta, Đức Hồng Y Ratzinger xin Đức Tổng Giám Mục Dionigi Tettamanzi, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Italia, trực tiếp liên lạc với nhà xuất bản để trong các lần tái bản trong lương lai phải nói rõ là các ”thị kiến” và các ”đọc cho viết” được nói tới trong tác phẩm chỉ là các hình thái văn chương thuần túy được tác giả dùng để kể lai cuộc đời Chúa Giêsu theo cách thức của mình. Chúng không thể được coi như là có nguồn gốc siêu nhiên”.

            Ngày 11 tháng 10 năm 1992 sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo do một ủy ban soạn thảo và do Đức Hồng Y Ratzinger làm chủ tịch, được Đức Gioan Phaolo II công bố. Trong các số 66 và 67 sách Giáo Lý đưa ra luật liên quan tới các mạc khải tư và khẳng định rằng cả khi được Giáo Hội thừa nhận, chúng không được coi như là một bổ túc hay cải tiến Mạc Khải duy nhất, mà chỉ như một trợ giúp: ”Được Huấn Quyền của Giáo Hội hướng dẫn, ý thức của các tín hữu biết phân biệt và tiếp nhận những gì trong các mạc khải này làm thành một lời mời gọi của Chúa Kitô”.

          Năm 1994 nhà xuất bản cho in tác phẩm ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa” dưới tựa đề ban đầu ”Tin Mừng như đã được mạc khải cho tôi” với tên của tác giả Maria Valtorta, mà không đề cập tới nguồn gốc siêu nhiên. Trong Bản thông tin Vatorta năm 1994 nhà xuất bản đã giải thích lý do tại sao lấy lại tựa đề ban đầu của tác phẩm và việc bình thường hóa các liên lạc với giáo quyền.

      2. Các tài liệu tố cáo phê bình hời hợt

          1) Bài bình luận vô danh trên báo Quan Sát Viên Roma

           Ngày mùng 6 tháng giêng năm 1960 báo Quan Sát Viên Roma, cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa Thánh Vaticăng, đăng một bài viết vô danh bình luận sắc lệnh liệt kê tác phẩm ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa” vào các sách không được đọc, do Thánh Văn Phòng ký ngày 16 tháng 12 năm 1959. Bài viết cho rằng tác phẩm chỉ là ”một cuộc đời Đức Giêsu được tiểu thuyết hóa một cách vụng về” gây nguy hiểm thiêng liêng cho người đọc. Nó đã được in mà không có phép giáo quyền như số 1385 của Giáo Luật đòi buộc. Tiếp đến là một số nhân xét sơ sài về gương mặt của Đức Giêsu, Đức Maria, cũng như nội dung và cách hành văn, và đi đến kết luận là ”tuy có các nhân vật nổi tiếng đã ủng hộ việc công bố”, sự kiện Thánh Bộ công khai lên án là thích hợp, vì đã không vâng lệnh cấm in ấn và phố biến tác phẩm.

            2) Một bài bằng tiếng Anh của Linh Mục Mitch Pacwa, người Mỹ, viết năm 1994 tố cáo tác phẩm có các sai lạc thần học bị nghi là ”lạc giáo”.

           3) Một bài viết của Linh Mục Alain Bandelier đăng trên báo ”Gia Đình Kitô” (Famiglia cristiana) số 1459 ngày 31-12-2005.

           Cả ba tài liệu đều tố cáo các ”sai lầm thần học” nhận ra trong tác phẩm của bà Maria Valtorta. Nhưng đó là các sai lầm ”giả” được hóa giải ngay bởi sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo.

          Chúng cho thấy các đương sự đã không có giờ hay không có can đảm đọc hết tác phẩm với sự thanh thản, khách quan phải có.

           Bạn đọc nào muốn biết chi tiết các tranh luận và phản bác có thể vào google.com Dossier Maria Valtorta.

           Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng

 

Download TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI 

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo 

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

by Tháng Tám 24, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)
TIN MỪNG như đã được vén mở cho Tôi – tác giả: Maria Valtorta

TIN MỪNG như đã được vén mở cho Tôi – tác giả: Maria Valtorta

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/TIN-MUNG-nhu-da-duoc-ven-mo-cho-Toi.jpg

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/rainbow.gif

”Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa”
hay ”Tin Mừng như đã được vén mở cho Tôi”:
một tác phẩm độc nhất vô nhị

       ”Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa” hay ”Tin Mừng như đã được vén mở cho tôi” của bà Maria Valtorta là một tuyệt tác độc nhất vô nhị trong nền văn chương của Kitô giáo. Tuy không được – hay đúng hơn chưa được – Giáo quyền công nhận là ”mạc khải”, nhưng từ năm 1966 không còn bị cấm đọc và phổ biến nữa.

       Các thị kiến không chỉ bao gồm toàn cuộc đời Chúa Cứu Thế, mà còn trình thuật quãng đời thơ ấu của Mẹ Maria. So sánh với các tác phẩm được mạc khải khác, tác phẩm của bà Maria Valtorta đầy đủ nhất và rất chính xác trong tương quan với bốn Phúc Âm. Các thị kiến đã được viết lại ngay lập tức và một cách trực tiếp sau khi được vén mở.

       Các trình thuật rất trung thực với Phúc Âm, và giúp người đọc hiểu bối cảnh các giáo huấn của Chúa Giêsu với rất nhiều chi tiết súc tích, sống động hấp dẫn. Đặc biệt tác phẩm bao gồm các hiểu biết sự kiện lịch sử, địa lý, trắc địa, địa chất, khoáng chất và phong cảnh chính xác về Thánh Địa, khiến cho các chuyên viên kinh thánh và các học giả phải kinh ngạc.

       Bạn không bị bắt buộc phải tin, vì đây không phải là tín lý. Nhưng cũng đừng bỏ lỡ một cơ hội đọc một tác phẩm hay, và đừng nản lòng vì mấy chục trang dẫn nhập khô khan. Hãy kiên nhẫn vượt thắng nó và hãy đọc tác phẩm với tâm trí rộng mở, không thành kiến, đơn sơ, chân thành, bạn sẽ nếm hưởng được tình yêu bao la của Thiên Chúa Ba Ngôi, sẽ yêu mến Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Cha Thánh Giuse nhiều hơn và xót thương nhân loại sâu xa hơn. Và cuộc sống của bạn sẽ được biến đổi.

       Roma 15-8-2012
Lễ Đức Mẹ hồn xác lên Trời
Linh mục Giuse Hoàng minh Thắng
Giáo sư Thánh kinh Đại học Giáo hoàng Urbaniana Roma (1991-2011)

I. Thiên Chúa có ”trăm phương nghìn cách” để biểu lộ tình yêu bao la của Người cho nhân loại

       Trong Thánh Kinh Cựu Ước có một tác phẩm trình bầy tình yêu của con người, tình yêu giữa một thanh niên và một thiếu nữ, một tình yêu với tất cả vẻ đẹp tinh tuyền trong sáng, cũng như sức thu hút, đam mê hấp dẫn và những âu lo kiếm tìm khắc khoải, trong tất cả mọi chiều kích tâm sinh vật thể lý của nó. Tác phẩm đó là sách ”Diễm Ca” thuộc thế kỷ thứ I trước công nguyên. Truyền thống chú giải Do Thái coi đó là hình ảnh tình yêu si mê giữa Thiên Chúa và dân Israel. Còn trong truyền thống Kitô nhiều thần học gia và các giáo phụ giải thích đó là tình yêu giữa Thiên Chúa và linh hồn con người.

        Trước đó nữa vào thế kỷ thứ VIII sách Đệ Nhị Luật đã là tác phẩm kinh thánh trình bầy cả một nền thần học tình yêu. Thiên Chúa yêu thương giải thoát và che chở Israel dân riêng Người chọn, vì thế ơn gọi và cung cách sống của Israel cũng phải là yêu thương: yêu thương Thiên Chúa, yêu thương tha nhân, và yêu thương mọi loài thụ tạo Thiên Chúa đã dựng nên, từ súc vật cho tới cỏ cây và mọi loài thảo mộc.

       Tuy nhiên, chỉ với thánh Gioan chúng ta mới có được định nghĩa thần học rõ ràng ”Thiên Chúa là tình yêu” và là Đấng mạc khải tình yêu. Thánh nhân viết trong chương 4 thứ thứ I: ”Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con Một của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta: (1 Ga 4,7-10).

       Như thế, tình yêu bao la hải hà Thiên Chúa dành cho loài người không chỉ được biểu lộ ra trong công trình tạo dựng, qua đó muôn loài muôn vật đều vén mở cho thấy Đấng Tạo Hóa, mà nhất là được mạc khải trong công trình cứu chuộc, qua chính cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô.

       Tình yêu của Thiên Chúa thiên hình vạn trạng và các mạc khải tình yêu đó cũng thiên hình vạn trạng và vô cùng tận. Vì mọi thụ tạo đều phản ánh quyền năng của Thiên Chúa nên có thể nói có bao nhiêu người, có bao nhiêu thú vật, cỏ cây hoa lá là hay chất liệu trong vũ trụ mênh mông bát ngát này là có bấy nhiêu mạc khải về Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong nghĩa hẹp và chuyên môn, việc mạc khải ấy có thể là ”mạc khải công”, nhưng cũng có thể ”mạc khải tư”.

1. Mạc khải công

       Giáo huấn của Giáo Hội phân biệt giữa ”mạc khải công” và ”mạc khải tư”. Giữa hai thực tại không chỉ có sự khác biệt về mức độ, mà cả về bản chất nữa.

       Kiểu nói ”mạc khải công” ám chỉ hành động của Thiên Chúa, được vén mở và dành cho toàn nhân loại, và được ghi chép lại thành văn bản trong Thánh Kinh Cựu Ước và Thánh Kinh Tân Ước. Gọi là ”mạc khải” vì trong đó Thiên Chúa từ từ tỏ lộ ra cho con người cho đến chỗ nhập thể làm người để lôi kéo toàn thế giới tới với Người và hiệp nhất tất cả với Người qua Người Con nhập thể của Người là Đức Giêsu Kitô. Trong Đức Kitô Thiên Chúa đã nói tất cả, nghĩa là đã cho biết chính mình, và vì thế mạc khải đã kết thúc với việc hiện thực mầu nhiệm của Chúa Kitô, như được trình bầy trong Thánh Kinh Tân Ước. Mạc khải công kết thúc với cái chết của vị Tông Đồ cuối cùng. Tuy mạc khải công đã kết thúc, nhưng nó đã không được trình bầy một cách hoàn toàn rõ ràng. Đức tin kitô có nhiệm vụ tiếp nhận từ từ tất cả tầm quan trọng của nó dọc dài các thế kỷ (Giáo Lý Công Giáo, 66). Đó là ý nghĩa lời Chúa Giêsu nói với đoàn môn đệ trong Bữa Tiệc Ly: ”Thầy còn nhiều điều phải nói với các con. Nhưng bây giờ, các con không có sức chịu nổi. Khi nào Thánh Thần sự thật đến, Người sẽ dẫn các con tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho các con biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho các con” (Ga 16,12-14).

2. Mạc khải tư

       Chính trong bối cảnh này chúng ta có thể hiểu ”mạc khải tư” một cách đúng đắn. Số 67 sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo viết: ”Dọc dài các thể kỷ đã có các mạc khải gọi là ”mạc khải tư”, một vài mạc khải đã được quyền bính Giáo Hội thừa nhận… Vai trò của chúng không phải là ”bổ túc” Mạc Khải vĩnh viễn của Chúa Kitô, nhưng để giúp sống nó một cách tràn đầy hơn trong một thời đại lịch sử xác định”.

       Như thế, Giáo Lý của Giáo Hội giúp chúng ta phân biêt hai điều: thứ nhất là uy tín của các mạc khải tư khác với uy tín của mạc khải công. Mạc khải công đòi buộc chúng ta phải tin, vì qua đó Thiên Chúa nói với chúng ta qua các lời của con người và trung gian cộng đoàn sống động của Giáo Hội. Thứ hai, mạc khải tư là một trợ giúp cho lòng tin ấy, và việc thừa nhận của Giáo Hội bao gồm ba yếu tố sau đây: thứ nhất, sứ điệp mạc khải tư ấy không chứa đựng điều gì trái với đức tin và phong hóa tốt lành; thứ hai, được phép công bố nó; và thứ ba tín hữu được phép tin với sự thận trọng. Một sứ điệp như thế có thể là một sự trợ giúp gía trị giúp hiểu và sống Tin Mừng trong bối cảnh ngày nay một cách tốt đẹp hơn. Nó là một sự trợ giúp được cống hiến, nhưng không bắt buộc phải tin. Một mạc khải tư có thể nhấn mạnh vài điểm nào đó, hay làm nảy sinh ra các hình thức đạo đức mới hoặc đào sâu và trải đài các hình thức cổ xưa. Nhưng trong tất cả mọi khía cạnh nó nuôi dưỡng đức tin, đức cây và đức mến, là con đường cứu rỗi đối với tất cả mọi người.

       Các mạc khải tư có thể liên quan tới:

       1) thị kiến về các biến cố trong tương lai (như các bí mật Fatima),

       2) việc chiêm ngưỡng các biến cố qúa khứ (như trường hợp cuộc Khổ Nạn Chúa vén mở cho vài người mang năm dấu thánh Chúa trên mình),

       3) việc giải thích các sự thật thần học đặc biệt (như trường hợp sứ điệp Lộ Đức),

       4) lời khích lệ cá nhân hay cộng đoàn có các cung cách sống phù hợp với sự thánh thiện (như trường hợp các suy niệm của vài vị thần bí).

       Ba hình thức nhận thức hay ”thị kiến”

       1) Thị kiến của các giác quan (thị kiến cảm giác). Các biến cố được nhìn ở bên ngoài không gian. Ai cũng có thể trông thấy (như trường hợp mặt trời quay ở Fatima chẳng hạn). Nhưng các thị kiến này không hoàn toàn khách quan, vì đối tượng được biết qua sự lựa lọc của các giác quan diễn tả nó.

       2) Nhận thức bên trong (thị kiến hình ảnh). Thị kiến này liên quan tới các ”giác quan nội tại”. Linh hồn có được khả năng trông thấy điều không cảm được, không thấy được, nhưng các đối tượng có thật, mặc dù chúng không tùy thuộc thế giới hữu hình bình thường.

       3) Thị kiến tinh thần (thị kiến tri thức). Thị kiến tri thức này không có hình ảnh như xảy ra trong các mức độ cao của thần bí.

       Cho dù thuộc hình thức nào đi nữa, việc giải thích không phải là bổn phận của người được thị kiến, nhưng là của Giáo Hội, là cơ quan có thể lên tiếng về sự trung thực của các mạc khải tư, trong ba cách thức:

       1) Do một chứng thực rõ ràng về tích cách siêu nhiên. Khi đó các mạc khải tư được thừa nhận một cách chính thức.

       2) Do một chứng thực rõ ràng về tính cách không siêu nhiên. Khi đó các mạc khải tư không được chính thức thừa nhận, hay ”bị kết án”.

       3) Do việc không chứng thực tính cách siêu nhiên. Khi đó Giáo Hội không lên tiếng, hoặc vì Giáo Hội chọn không lên tiếng, hoặc vì Giáo Hội cho rằng đây không phải là lúc thích hợp.

       Tuy nhiên, không phải vì một mạc khải tư không được thừa nhận mà không đích thật. Và đôi khi vì lý do tranh luận, người ta cố tình lẫn lộn việc ”không được thừa nhận” với việc ”chưa được thừa nhận”.

3. Các nền tảng lịch sử

       Thánh Kinh Tân Ước kể lại nhiều mạc khải xảy ra sau khi Chúa Kitô về Trời. Chẳng hạn như sự hoán cải của thánh Phaolô như kể trong sách Công Vụ (Cv 9,3-16) hay việc gửi thánh nhân và Barnaba đi truyền giáo (Cv 13,1-3). Chính thánh Phaolô trong thư thứ II gửi tín hữu Côrintô cho biết người đã được nhắc ”lên tầng trời thứ ba”, “lên tận thiên đàng”, nơi thánh nhân  “được nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại” (2 Cr 12,2-4).

       Một truyền thống có từ thời các Tông Đồ, được ghi lại trong một thủ bản thuộc thế kỷ XIII, kể lại việc Đức Trinh Nữ Maria viếng thăm Tông Đồ Giacôbê Cả đi truyền giáo bên Tây Ban Nha. Và đền thánh Đức Mẹ đầu tiên được xây cất là đền thánh Pilar tại Saragozza.

       Tuy nhiên, dọc dài lịch sử Giáo Hội đã có nhiều vị thánh nam nữ nhận được các thị kiến và các mạc khải tư. Khó có thể đưa ra một danh sách đẩy đủ, vì nhiều thị kiến bị lẫn lộn với các vụ Đức Mẹ hiện ra. Trong số các vị được thị kiến có các thánh hay chân phước, tác giả của nhiều tác phẩm, như: thánh nữ Hildegard thành Bingen (1098-1179); thánh nữ Angela nước Boemia qua đời năm 1243; thánh nữ Angela thành Foligno (1248-1309); thánh nữ Gertrude thành Helfta (1256-1302); thánh nữ Brigida nước Thụy Điển (1302-1373); thánh nữ Terexa thành Avila (1515-1582); thánh nữ Maria Madalena de’ Pazzi (1568-1607); nữ chân phước Maria thành Agreda (1602-1665); nữ chân phước Anna Caterina Emmerich (1774-1824); thánh nữ Fausta Kowalska (1905-1938).

       Trong thời đại ngày nay sau Yves Congar và Pierre Adnés, linh mục Gilles Berceville dòng Đaminh ghi nhận sự việc chú ý tới các mạc khải tư tái nảy sinh trong thời Công Đồng Chung Vaticăng II. Trên 56 tác phẩm đề cập tới các mạc khải tư xảy ra trong các năm 1866-1988 do học giả Pierre Adnés duyệt xét có hai phần ba các tác phẩm được viết ra giữa các năm 1937-1965. Chính trong thời gian cuối cùng này xảy ra cuộc tranh luận liên quan tới tác phẩm của bà Maria Valtorta và trường hợp của bà Terexa Neumann.

        LM Giuse Hoàng Minh Thắng

Download TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI 

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo 

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

Xem tiep chuong hai

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/rainbow.gif

by Tháng Tám 18, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)