Công thức thảo dược

NĂM THỰC PHẨM GIẢI ĐỘC KIM LOẠI NẶNG

BÀI 1

Năm thực phẩm giải độc kim loại nặng
Làm thế nào để tối ưu hóa tác dụng của chúng?

Giải độc là một phần thiết yếu của bất kỳ lối sống lành mạnh nào, và là
một kho tàng hỗ trợ đến từ các nguồn thực phẩm tự nhiên. Không có gì
đáng ngạc nhiên, khi nhà nghiên cứu về các loại thực phẩm giải độc phổ
biến nhất cho biết rằng chúng hầu như là đến từ vương quốc thực vật :
trái cây, rau và thảo mộc.

Thực phẩm thúc đẩy quá trình giải độc theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ:
dinh dưỡng của chúng hỗ trợ cho sức khỏe của các cơ quan giải độc chính
như: gan, thận, da, phổi, hệ tiêu hóa, hệ bạch huyết, và các kênh giải độc.
Thực phẩm lành mạnh cũng hỗ trợ hệ thống miễn nhiễm, do đó cũng tăng
cường khả năng giải độc của cơ thể. May mắn thay, chúng ta lại có sẵn
một số loại thực phẩm quen thuộc trực tiếp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể
mà hiện nay rất cần thiết và cấp bách cho chúng ta, đó là việc đào thải độc
tố kim loại nặng.

Sau đây là năm loại thực phẩm giải độc kim loại nặng và những hiểu biết
quan trọng về cách tận dụng tốt nhất tiềm năng của chúng.

1/ TỎI – GARLIC

Tỏi

Tỏi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một trong những lợi ích này là khả
năng khử độc kim loại nặng. Nhiều nghiên cứu về khử độc kim loại nặng,
trong đó có một nghiên cứu đặc biệt về tỏi trên những con chuột được cho
uống nước có chứa thủy ngân, cadmium và chì. Chiết xuất tỏi có thể giúp
loại bỏ những lượng khác nhau của sự tích tụ ba kim loại này trong gan
chuột. Thêm một nghiên cứu khác, chiết xuất tỏi có hiệu quả (mà không có
tác dụng phụ) như một loại thuốc cho toa trong điều trị ngộ độc chì mãn
tính của công nhân ở ngành công nghiệp pin xe hơi.

Các thành phần hoạt tính sinh học trong tỏi là các hợp chất lưu huỳnh mà
thành phần chính là allicin. Điều lưu ý là cần biết cách tận dụng những lợi
ích của nó. Allicin không được tìm thấy trong một tép tỏi thô sống nguyên
trạng. Nó chỉ được hình thành do sự tương tác của một loại men (enzyme)
allinase và một axit amin là allin khi tỏi được nghiền nát, băm nhỏ hoặc
nhai và để yên trong khoảng 10 phút.

Có nhiều cách để kết hợp tỏi vào chế độ ăn uống của bạn. Tỏi sống là
nguyên liệu tuyệt vời để làm nước sốt trộn salad. Nếu bạn muốn thưởng

thức tỏi như một nguyên liệu trong chế biến món ăn, bạn có thể đập dập
hoặc băm nhỏ và để yên trong khoảng 10 phút để tạo ra sự tương tác giữa
enzyme và axit amin trước khi thêm nó vào món ăn của bạn. Đây có lẽ là
một cách hiệu quả để có nhiều tính năng của allicin hơn. Việc nấu chín sẽ
ức chế enzyme nhưng sẽ không phá hủy allicin một khi nó đã được hình
thành.
Nếu bạn sử dụng chất bổ sung tỏi, hãy nhớ tìm hiểu xem chất bổ sung bạn
mua này có allicin để mang lại cho bạn những lợi ích của nó hay không.

2/ CHLORELLA – TẢO XANH ĐƠN BÀO

Chlorella

Chlorella là một chất có khả năng mạnh mẽ trong việc khử độc kim loại
nặng. Nó là một loại tảo xanh đơn bào có vỏ cứng thường được bán như
một chất bổ sung. Chlorella thường được kết hợp với rau ngò rí (cilantro).
Hiện nay, chlorella có thể không được chú ý trong danh sách phải có của
bạn như các chất chelator trong liệu pháp chelation* mà chúng xứng đáng
được.

*Chelation là phương cách dùng một tác nhân thích hợp nào đó phối hợp với tác
nhân chính để loại bỏ độc tố. Liệu pháp chelation trong bài này để loại bỏ các
kim loại nặng ra khỏi cơ thể là sử dụng Ngò Rí (tác nhân chính) và Chlorella (tác
nhân thích hợp) để làm cho các ion độc tố kim loại nặng dính lại với nhau rồi thải
trừ chúng qua nước tiểu.

Các kim loại nặng như chì, thủy ngân và cadmium, có mặt ở khắp nơi trong
môi trường của chúng ta, được phân loại là chất có khả năng gây ra bệnh
ung thư. Một bài báo được xuất bản trên trang web NIH (National Institutes of
Health) đã trích dẫn một số nghiên cứu trong đó chlorella làm suy yếu độc
tính của chì và cadmium trong gan, thận và não của động vật. Chlorella
cũng có thể loại bỏ chất dioxin gây rối loạn hormone. Trong một nghiên
cứu khác, chlorella làm giảm nồng độ dioxin trong sữa mẹ.

3/ NGÒ RÍ – CILANTRO

Ngò Rí (Cilantro)

Ngò rí (cilantro) tự nó cũng là một chất chelator khử kim loại nặng.
Chlorella và ngò rí hoạt động tốt song song với nhau và được bán rộng rãi
cùng nhau dưới dạng thực phẩm bổ sung. Ngò rí loại bỏ kim loại nặng khỏi

các mô và chlorella vừa giúp ngăn chặn chúng tái hấp thu vào cơ thể vừa
đào thải chúng ra khỏi cơ thể qua hệ thống bài tiết.

4/ NGHỆ – TURMERIC

Nghệ – Turmeric

Curcumin là một chất hóa học màu vàng, là thành phần hoạt chất trong
nghệ. Curcumin hỗ trợ túi mật. Túi mật tiết ra mật, giúp làm sạch và trẻ
hóa gan.
Cơ thể khó tiêu hóa curcumin do khả năng hấp thụ kém lại chuyển hóa
nhanh và đào thải nhanh. Hạt tiêu đen có chứa một chất hóa học gọi là
piperine, giúp tăng cường việc tiêu hóa curcumin, giúp cơ thể hấp thu
curcumin. Sữa vàng (Golden milk) là thức uống giải độc phổ biến kết hợp
nước cốt dừa, nghệ, gừng, và tiêu đen. Nếu bạn uống sữa vàng vào buổi
tối, nó cũng có thể giúp ngủ ngon.

Nước chanh ấm giúp làm dịu và tiếp thêm sinh lực cho buổi sáng. Hãy biến
nước chanh ấm thành thức uống giải độc khi thêm gừng và nghệ tươi gĩa

nhuyễn vào. Để tăng cường hấp thu, hãy thêm một chút hạt tiêu xay. Thức
uống này có hàm lượng calo thấp.

5/ MẦM NON BÔNG CẢI XANH – BROCCOLI SPROUTS

Mầm non bông cải xanh (Broccoli sprouts) Bông cải xanh (Broccoli)

Mầm non bông cải xanh (Broccoli sprouts) là một nguồn giàu chất hóa học
gọi là sulforaphane. Sulforaphane, giống như allicin, là một hợp chất lưu
huỳnh. Nó kích thích các tế bào của bạn sản xuất các men enzyme để loại
bỏ độc tố và chất gây ung thư khỏi cơ thể của bạn. Đoạn sau trích từ trang
web Life Extension: “Sulforaphane, một isothiocyanate được tìm thấy trong
bông cải xanh và các loại rau họ cải khác, là một trong những chất cảm
ứng tự nhiên mạnh nhất của các enzyme giải độc giai đoạn II.” Và, tương

tự như allicin, hoạt động của enzyme giải phóng sulforaphane khi mầm
broccoli được thái nhỏ, hoặc nhai.

Sulforaphane bị mất khi nấu ăn: một nghiên cứu cho thấy gần 90%
sulforaphane bị mất. Vì bạn không nấu mầm bông cải xanh, nên ăn sống là
một cách dễ dàng và ngon miệng để thưởng thức sulforaphane của bạn.

Nguồn tham khảo:
https://www.amajordifference.com/five-foods-how-they-promote-detox-
how-to-optimize-their-effect/

Oklahoma ngày 5 / 11 / 2021
Kim Tuyến
http://tongdomucvusuckhoe.net
Email: [email protected]
[email protected]
Phone: 580-763 2733

LỢI ÍCH CỦA NGÒ RÍ (CILANTRO)

BÀI 2

LỢI ÍCH CỦA NGÒ RÍ  (CILANTRO)

Ngò Rí – Cilantro                                             Ngò Tây hay Ngò Ý – Parsley

Lợi ích của rau ngò rí rất đáng kể. Nó chứa nhiều vi chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các hợp chất y học khác có thể có tác động rất lớn đến sức khỏe toàn diện.

Vậy rau ngò rí có tác dụng gì đối với cơ thể bạn? Chúng ta hãy xem xét những lợi ích và tác dụng phụ tiềm ẩn của rau ngò rí, cùng với một số cách dễ dàng để thêm loại rau chữa bệnh đa năng này vào chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta.

 Ngò Rí là gì?

Ngò rí là một loại thảo mộc phổ biến trên toàn cầu, thoạt nhìn giống Parsley ngò tây lá dẹt, mọc nhiều ở Địa Trung Hải, Mexico, Châu Á và Ấn Độ. Nó làm tăng hương vị tươi mới cho thức ăn mà không cần thêm muối biển hoặc các loại gia vị khác. Loại thảo mộc đa năng này được sử dụng trong mọi thứ từ guacamole và salsa đến cà ri, món mì và nước sốt chimichurri của Argentina. Ngò rí không chỉ có các ứng dụng ẩm thực không giới hạn, mà đáng ngạc nhiên là còn có lợi cho cơ thể và có nhiều đặc tính chữa bệnh.

Một trong những lý do mà ngò rí rất độc đáo là do tính linh hoạt của nó. Khi cây rau còn đang màu xanh lá, nó có hương vị tươi và thơm ngon cho thực phẩm. Khi nó ra hoa, kết hạt thì hương vị của lá càng đậm đà hơn. Và hạt ngò rí lúc này được gọi là coriander seeds lại cung cấp thêm những lợi ích riêng của hạt. Hạt ngò rí có hương vị ấm áp bổ sung hoàn hảo cho dưa chua, xúc xích, bánh mì và rất tuyệt khi kết hợp với  gia vị Ấn Độ Garam Masala.

 12 Lợi ích của ngò rí:

 Khử độc tố kim loại nặng

Arsenic, cadmium, nhôm, chì và thủy ngân có thể lưu trú trong các mô của chúng ta. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim, mất cân bằng hormone, có vấn đề về thần kinh, vô sinh và một số vấn đề khác. Ngò rí, có tên khoa học là “Coriandrum sativum,” đã được chứng minh là có khả năng làm các kim loại độc hại này dính kết lại với nhau, rồi tách chúng khỏi mô và tạo điều kiện cho việc đào thải chúng ra khỏi cơ thể.

Một nghiên cứu cho thấy rằng ngò rí Coriandrum sativum làm giảm đáng kể tình trạng oxy hóa do chì gây ra, trong khi một nghiên cứu khác cho thấy ngò rí thực sự đẩy nhanh quá trình đánh đuổi kim loại nặng đang lỳ lợm bám víu trong cơ thể. Trong nghiên cứu này, ngò rí được sử dụng để giúp loại bỏ các kim loại nặng cứng đầu hòng tiếp tục gây tai họa cho bệnh nhân, ngay cả khi các triệu chứng nhiễm trùng ban đầu đã mờ nhạt đi.

  1. Bảo vệ chống lại gánh nặng oxy hóa

Oxy hóa stress có liên quan đến một loạt các bệnh thoái hóa, bao gồm một số loại ung thư, bệnh tim, viêm khớp, bệnh Alzheimer, thoái hóa điểm vàng và nhiều bệnh khác. Đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của ngò rí, một phần là do chất flavonoid quercetin, giúp bảo vệ chống lại các tác hại gây ra bởi các gốc tự do trong cơ thể. Một nghiên cứu trong ống nghiệm gần đây cho thấy rằng Ngò Rí (Coriandrum sativum) thực sự bảo vệ chống lại gánh nặng oxy hóa, nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa cao.

 3. Giảm lo âu

Ngò rí có thể giúp làm dịu thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ do đặc tính an thần tự nhiên của nó. Một mô hình động vật gần đây được công bố trên Tạp chí Dược học Ấn Độ cho thấy rằng hàm lượng cao chiết xuất từ ​​cây ngò rí tạo ra tác dụng chống lo âu tương tự như loại thuốc kê đơn phổ biến valium (diazepam). Một số tác dụng phụ phổ biến nhất của valium bao gồm lú lẫn, ảo giác, hành vi liều lĩnh, kích động, hung hăng, các vấn đề trí nhớ và suy yếu cơ bắp. Chiết xuất của ngò rí có thể giúp giảm lo lắng và cải thiện giấc ngủ của bạn mà không có những tác dụng phụ nguy hiểm nào.

  1. Giảm lượng đường trong máu

Trong các nghiên cứu trên động vật, lá và thân của cây ngò rí đã được chứng minh là giúp giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm cho thấy rằng khi một người đã được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường, thì ngò rí sẽ giúp hỗ trợ chức năng gan khỏe mạnh và cân bằng lượng đường trong máu. Các nhà nghiên cứu tin rằng các kết quả này ủng hộ cho Ngò Rí như là một phương dược chữa bệnh tiểu đường. Cắt nhỏ lá và thân rau ngò rí rồi thêm vào món salad, salsas và sinh tố để giảm lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe tổng quát.

  1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Một số nghiên cứu cho thấy ngò rí có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách giảm một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Trên thực tế, kết quả của một nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng ngò rí có lợi cho mức cholesterol và chất béo trung tính triglyceride trong cơ thể bằng cách giúp hạ thấp chúng. Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Food and Chemical Toxicology cho thấy polyphenol và các chất dinh dưỡng tự nhiên bảo vệ tim mạch được tìm thấy trong ngò rí có thể giúp ngăn ngừa sự hư hỏng do oxy hóa có liên quan cụ thể đến tổn thương tim.

 6. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Có nhiều yếu tố có thể góp phần gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm sự phát triển của vi khuẩn, hoạt động tình dục, di truyền hoặc bệnh tiểu đường. Các hợp chất kháng khuẩn của ngò rí có thể giúp cho đường tiết niệu khỏe mạnh và không bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh trong môi trường kiềm lành mạnh. Ngoài ra, hạt ngò rí rất hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng nếu bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI: Urinary Tract Infections) . Chỉ cần ngâm 1,5 thìa cà phê hạt ngò rí qua đêm trong hai cốc nước. Lọc và uống, hoặc chỉ cần thêm vào ly sinh tố xay buổi sáng. Nó có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và đau đớn liên quan đến nhiễm trùng tiểu và giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành.

 7. Giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa

Các lợi ích của ngò rí đã được sử dụng trên khắp thế giới trong hàng nghìn năm để giải quyết cơn buồn nôn, ngăn ngừa chứng đầy hơi, ợ hơi, giảm chứng khó tiêu và ợ chua, đồng thời làm dịu cơn co thắt dạ dày. Nó cũng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả bằng cách giúp sản xuất các enzyme tiêu hóa thúc đẩy quá trình phân hủy thức ăn. Trong nhiều món ăn, nhờ ngò rí có tác dụng làm mát, hạ hỏa, nên thường được cho đi kèm với các món cay và nóng. Với những người sợ ăn cay, khi thêm một chút ngò rí tươi xắt nhỏ, thì có thể thưởng thức các món cà ri nóng, ớt xanh và mì Thái cay dễ dàng. Tác dụng làm mát này có thể giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng sau các bữa ăn cay. Vậy những ai có vấn đề đầy hơi hoặc chướng bụng, hãy thử thêm ngò rí cắt nhỏ vào thức ăn.

Ghi chú: Đây có thể là tin vui cho những ai bị loét bao tử: Ớt giúp làm lành các vết loét. Ai bị loét bao tử mà sợ ăn ớt thì hãy dùng chung với ngò rí.

 8. Bảo vệ chống ngộ độc thực phẩm

Ngò không những giúp giải độc cơ thể mà còn bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và độc tố. Đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của ngò rí có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm và nước, kể cả ngộ độc thực phẩm và bệnh kiết lỵ. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về vi sinh vật thực phẩm đã nghiên cứu về thì là, ngò rí và lá bạch đàn hay khuynh diệp và khám phá rằng ngò rí đặc biệt hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn Listeria monocytogenes, một chủng vi khuẩn đặc biệt gây ra bệnh listeriosis. Listeriosis là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương di động hình que có tên là Listeria monocytogenes gây ra. Bệnh do thực phẩm gây ra sốt, đau nhức cơ và tiêu chảy ở nhiều người. Nhiễm trùng nặng có thể gây nhức đầu, viêm màng não, co giật và tử vong.

  1. Hỗ trợ chức năng kinh nguyệt khỏe mạnh

Hạt ngò rí có lợi cho chức năng kinh nguyệt khỏe mạnh bằng cách điều chỉnh chức năng tuyến nội tiết thích hợp và các hormone điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, ngò rí giúp giảm đầy hơi, chuột rút và đau trong chu kỳ.

 

  1. Ngăn ngừa chứng viêm thần kinh

Các bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm Alzheimer’s, Parkinson’s và bệnh đa xơ cứng MS, có liên quan đến chứng viêm mãn tính. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Neurobiology cho thấy chế độ ăn nhiều nghệ, hạt tiêu, đinh hương, gừng, tỏi, quế và ngò rí có thể giúp ngăn ngừa chứng viêm liên quan đến những căn bệnh quái ác này. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng dân số có chế độ ăn giàu các loại thảo mộc và gia vị này cho thấy tỷ lệ thoái hóa thần kinh thấp hơn.

 11. Có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư ruột kết

Một số nghiên cứu đầy hứa hẹn được thực hiện trên động vật cho thấy rằng ngò rí có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư ruột kết bằng cách giảm mức cholesterol và tăng bài tiết các hợp chất sterol và mật. Quá trình này làm giảm mức độ độc hại trong ruột kết, giảm nguy cơ ung thư.

 12. Làm dịu kích ứng da

Ngò được sử dụng cả bên trong và bên ngoài như một phương thuốc chữa trị các chứng kích ứng da, bao gồm phát ban, cháy nắng và nhiễm độc cây thường xuân. Thuốc kháng histamine tự nhiên của nó giúp làm dịu phản ứng của hệ thống miễn nhiễm chống lại các chất gây dị ứng. Hai cách sau có thể giúp thuyên giảm dị ứng da:

  • Rau ngò rí tươi và dầu dừa có thể được xay chung với nhau và đắp tại chỗ để làm dịu vết cháy nắng, da khô, cây thường xuân độc và phát ban do phản ứng dị ứng.
  • Xay sinh tố ngò rí và lọc lấy nước trong. Bôi nó lên da và uống phần nước còn lại.

Nguồn tham khảo:

https://draxe.com/nutrition/cilantro-benefits/

 Oklahoma ngày 6 / 11 / 2021

Kim Tuyến

http://tongdomucvusuckhoe.net

Email: [email protected]

[email protected]

Phone: 580-763 2733

 

NGÒ RÍ VÀ CHLORELLA GIẢI ĐỘC KIM LOẠI NẶNG

BÀI 3

NGÒ RÍ và CHLORELLA GIẢI ĐỘC KIM LOẠI NẶNG

Ngò Rí (Cilantro) cùng với Chlorella có thể loại bỏ hầu hết các kim loại
nặng khỏi cơ thể của bạn trong vòng chưa đầy 2 tháng!

Ngò Rí – Cilantro Tảo xanh đơn bào Chlorella

1 / Cần loại bỏ kim loại nặng độc hại
Kim loại nặng có thể gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể, sức khỏe và tinh
thần của bạn. Kim loại nặng đầu tiên đi vào máu khi ăn cá nuôi, tiếp
xúc với chất gây ô nhiễm môi trường, xâm mình, chích một số loại
vắc-xin nào đó, nước bị ô nhiễm, chất trám răng và các sản phẩm gia
dụng. Các kim loại nặng như thủy ngân, niken, uranium, cadmium, chì
và nhôm, có thể tự ngấm vào hệ thần kinh trung ương và xương của
chúng ta, tích tụ trong nhiều năm và có thể làm bạn thoái hóa về tinh
thần và thể chất. Chúng bị nghi ngờ gây ra các tình trạng nguy hiểm

như bệnh tim, các vấn đề về tuyến giáp, sa sút trí tuệ, bệnh thần kinh,
Alzheimer (quên, mất trí nhớ), trầm cảm, thiếu máu, tự kỷ, vô sinh và
dị tật bẩm sinh. Giải độc kim loại nặng có thể loại bỏ những chất độc
này ra khỏi cơ thể và giảm thiểu tác động của chúng đến sức khỏe của
bạn.

2/ Làm thế nào để loại bỏ độc tố kim loại nặng?
Cách phổ biến nhất để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể là thông qua liệu
pháp chelation. Chelation là cách dùng một tác nhân thích hợp nào đó
phối hợp với tác nhân chính để loại bỏ độc tố. Liệu pháp chelation
trong bài này để loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi cơ thể là sử dụng
Ngò Rí (tác nhân thứ nhất) và Chlorella (tác nhân thứ hai) để làm cho
các ion độc tố kim loại nặng dính lại với nhau rồi thải trừ chúng qua
nước tiểu.

3 / Ngò Rí và Chlorella có tác dụng giải độc kim loại nặng.
Ngò rí được sử dụng tốt nhất là cùng với chlorella. Chlorella là một loại tảo
màu xanh lục đậm. Chúng cùng nhau hoạt động như một công cụ hoàn
hảo để giải độc cơ thể. Lá của cây ngò rí có đặc tính chống viêm, khử
trùng, kháng nấm, kháng khuẩn mạnh mẽ, qua liệu pháp chelation với
chlorella, các kim loại nặng được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua hệ thống
bài tiết của chúng ta. Cilantro với chlorella được dùng 3 lần một ngày
trong khoảng 3 tháng. Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng quá
trình khử kim loại nặng bằng cách sử dụng rau ngò rí và chlorella có thể

loại bỏ trung bình 87% chì, 91% thủy ngân và 74% nhôm ra khỏi cơ thể
một cách tự nhiên trong vòng 45 ngày.

4 / Các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc kim loại nặng
– Trầm cảm
– Chứng mất trí nhớ
– Mất ngủ
– Mệt mỏi mãn tính
– Phục hồi kém sau khi tập luyện
– Trí nhớ và học hỏi kém
– Có các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như IBS (hội chứng ruột kích
thích)
– Kích ứng da
– Các bệnh tự miễn
– Rối loạn thần kinh
– Đau nhức kinh niên
– Thiếu máu

5 / Ngò rí tự chính nó cũng là một chelator và có những lợi ích
riêng về đặc tính chelation của nó:
– Kháng khuẩn
– Tăng HDL cholesterol tốt và giảm LDL xấu.
– Chống thiếu máu
– Giảm sưng

– Làm giảm sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh và kinh
nguyệt
– Hiệu quả cao trong việc làm kết dính độc tố kim loại nặng
– Chống viêm mạnh mẽ
– Có thể giảm buồn nôn
– Tăng cường sức khỏe gan
– Ngăn ngừa đầy hơi và chướng bụng
– Tránh nhiễm trùng đường tiết niệu
– Bổ sung chất xơ cho đường tiêu hóa
– Có thể dùng làm thuốc long đờm

6 / Lợi ích của giải độc kim loại nặng bao gồm:
– Sức khoẻ tâm trí tốt hơn
– Giảm tác hại của các gốc tự do
– Mức năng lượng được tăng cường
– Cải thiện sức khỏe làn da
– Tăng cường khả năng miễn nhiễm
– Chức năng tiêu hóa tốt hơn

7 / Cách thêm rau ngò rí trong chế độ ăn uống của bạn
Thêm rau ngò rí vào hầu hết mọi thực phẩm, cả nấu chín và ăn sống. Hãy
thử trộn dầu dừa hay dầu ô liu, nước cốt chanh và một ít muối với rau ngò
rí để có một loại nước sốt thơm ngon, hấp dẫn cho các món rau nấu chín
hoặc salad. Bạn chỉ có thể dùng chlorella ở dạng chiết xuất khi tham
khảo ý kiến ​​của bác sĩ.

8/ Liều lượng Chlorella / Ngò Rí
Liều lượng Chlorella / Ngò Rí để loại bỏ độc tố thần kinh khỏi ruột của bạn
là rất quan trọng để điều trị thành công giải trừ kim loại nặng, hóa chất
độc hại, giải độc nhiễm trùng mãn tính cũng như các chất độc nội sinh
được tạo ra bởi các loại “bọ xấu” trong ruột và các chất độc ngoại sinh mà
chúng ta ăn. Độc tính, cụ thể là nhiễm độc thần kinh, là một trong những
nguyên nhân gốc rễ của tất cả bệnh mãn tính. Tầm quan trọng của việc
liên kết các chất độc thần kinh và loại bỏ chúng qua phân thải được nêu ra
ở phần cuối. Chlorella là thực phẩm được lựa chọn để giải độc ruột và cơ
thể, bởi vì nó không chỉ là một chất thải độc tuyệt vời mà còn là một loại
thực phẩm rất quan trọng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để
giải độc và thay đổi chất hóa học bên trong cơ thể bạn (hoặc mô bên
trong) sang một môi trường lành mạnh hơn. Các lựa chọn thay thế khác để
giải độc ruột của chất độc thần kinh là pectin của táo, Zeolite, chitosan,
than, đất sét và cholestyramin.

 Ngò rí có khả năng làm các kim loại nặng dính kết lại với nhau, rồi
tách chúng khỏi mô và tạo điều kiện cho việc đào thải chúng ra khỏi
cơ thể.
 Chlorella vừa là tác nhân chelator – đưa các kim loại nặng ra khỏi
cơ thể vừa là tác nhân huy động để di chuyển thủy ngân và các kim
loại nặng đến hệ thống bài tiết để loại bỏ chúng ra ngoài.
.
Có ba cách để dùng chlorella:

 Liều thấp: 0,25 – 1 gram trong bữa ăn: liều lượng này sẽ liên kết
thủy ngân và các kim loại nặng khác trong thực phẩm bạn ăn (như
thủy ngân trong cá, …). Đối với một số người, nên bắt đầu với liều
thấp và tăng ½ – 1 gram mỗi ngày cho tới khi đạt đến liều huy động.
 Liều huy động: 3-9 gram mỗi ngày; liều có thể được dùng cùng một
lúc hoặc chia nhỏ trước hay sau hai bữa ăn một tiếng và vào buổi tối
cho giải độc ở não bộ. Thực hành 10-14 ngày trước khi chuyển sang
liều chelation.
 Liều chelation: gấp 2-3 lần liều huy động – được sử dụng trong
những ngày theo liệu pháp chelation. Trong liệu pháp này có hai
cách sử dụng chlorella khi nào và liều lượng bao nhiêu
1. Uống toàn bộ liều huy động một hoặc hai lần mỗi ngày trước
hay sau bữa ăn 1 tiếng. Đây là cách tốt nhất để giải độc ruột
vì nó tập trung chlorella trong ruột, loại bỏ các kim loại nặng
khỏi màng sinh học (biofilm), niêm mạc ruột và loại bỏ các
mầm gây bệnh. Liệu pháp này thường được sử dụng sớm hơn
trong chương trình tẩy lọc đường ruột, khi việc phục hồi chức
năng của ruột là quan trọng.
2. Khi ruột và các mô liên kết đã được giải độc trong ít nhất 1
tháng (và lâu hơn cho một số người), chlorella và rau ngò rí
được sử dụng kết hợp với nhau để giải độc hiệu quả nhất.
Cách thức là uống chlorella 30-60 phút trước bữa ăn và vào
buổi tối trước khi đi ngủ, tiếp theo là ngò rí. Phương cách này
hiệu quả trong việc loại bỏ các độc tố thần kinh đã được giải
độc trong gan và mật chuyển đến ruột. Ngò rí làm cho gan tiết

ra mật. Ngò rí cũng là một nguồn quan trọng của selenium
hữu cơ, một khoáng chất rất quan trọng trong quá trình hoá
giải độc tố kim loại nặng. Hoạt động của ngò rĩ rất nhanh
(khoảng 20 phút).
 Ngò rí có công tách thủy ngân và các chất độc thần kinh
khác từ màng tế bào ra nhưng không vận chuyển để thải
chúng ra ngoài tốt. Do đó, cần đến chlorella.
 Chlorella tiếp nối công việc của ngò rí là vận chuyển độc tố
kim loại nặng đến hệ bài tiết để thải ra ngoài.
 Làm sạch đường ruột rất quan trọng, vì vậy bạn cần đi ngoài
vài lần mỗi ngày, nếu không có thể xẩy ra là độc tố kim loại
nặng ngấm ngược vảo cơ thể trở lại.

Nguồn tham khảo:
https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/food-news/cilantro-can-
remove-most-of-heavy-metals-from-your-body-in-less-than-2-
months/photostory/68285600.cms?picid=68285610

Oklahoma ngày 7 / 11 / 2021
Kim Tuyến
http://tongdomucvusuckhoe.net
Email: [email protected]
[email protected]
Phone: 580-763 2733

Nước chanh chuyên gia giết tế bào ung thư

Nước chanh chuyên gia giết tế bào ung thư

Chanh chuyên giết tế bào ung thư.

Những điểm lợi ích của trái chanh :

-Trái chanh là một sản phẩm kỳ diệu chuyên giết các tế bào ung thư

– Nó mạnh gấp 10.000 lần hơn liệu pháp hóa học (chimiothérapie)

– Tại sao chúng ta không biết gì về nó (cho dến giờ nầy)

– Bởi vì có những nhà bào chế (labo) thích bào chế ra một loại thuốc với thủ thuật hổn hợp nào đó để đem lại nhiều lơi nhuận cho họ hơn mà thôi.

– Từ đây về sau quí vị có thể giúp bạn bè nào cần bằng cách cho họ biết là nước chanh rất cần thiết để ngừa bịnh.

– Mùi vị của chanh rất là tốt và nó không có gây ra những tác dụng kinh khủng như các loại liệu pháp hóa học (chimiothérapie)

-Nếu có thể, quí vị nên trồng một cây chanh trong vườn của quý vị

– Đã có biết bao nhiêu người chết trong lúc bí mật nầy (của trái chanh) được dấu kín để không đụng tới tiền lời hang tỹ bạc của những nhà kinh doanh ?

– Như quý vị đã biết, cây chanh thấp, lại không tốn chỗ bao nhiêu. Và được biết có nhiều loại chanh (như chanh giấy ?)

– Quí vị có thể dùng chanh với nhiều cách khác nhau: quí vị có thể ăn cả võ, vắt chanh ra uống, uống nước đá chanh đủ kiểu, làm bánh v.v.v.v……

-Người ta cho trái chanh hay nhiều thứ lắm nhưng quan trọng và hay nhất là hiệu quả của nó đối với ung nhọt và bướu.

– Cây chanh là một vị thuốc đã chứng minh là trị được tất cả các loại ung thư. Có những người khác còn xác nhận là nó có một công dụng rất lớn trong mọi loại biến thể của các loại ung thư

– Người ta cũng còn xem chanh như là một loại thuốc chống đủ loại vi trùng, chống các loại viêm do vi khuẩn, và nấm, rất hữu hiệu chống ký sinh trùng và sâu (mầm bệnh) trong máu, nó lại có thể điều hòa được huyết áp (quá cao hay quá thấp) chống áp xuất cao và rối loạn thần kinh

– Tài liệu nầy có được từ một trong những nhà bào chế thuốc lớn trên thế gìới, người nầy xác nhận là sau trên 20 lần thử nghiệm từ năm 1970 ở viện bào chế, mới thấy được là:

Chanh tiêu diệt các tế bào tinh quái trong 12 loại ung thư, gồm cả ung thư đường ruột ung thư ngực, vú , ung thư tiền liệt tuyến, phổi, lá lách (tuyến tụy)…

– Cây chanh và trái chanh được cho thấy có hiệu quả 10.000 lần hơn sản phẩm Adriamycin, một loại thuốc hóa học thường được dùng trên thế giới để làm chậm lại sự nẩy nở của tế bào ung thư

– Và còn lạ lùng hơn nữa là loại nước chanh trị bịnh nầy chẳng những diệt được các loại tế bào ung thư mà không bao giờ ảnh hưởng đến các tế bào sạch.

Viện Khoa Học và Sức Khỏe, L.L.C. 819 N. Causez Strêt, Baltimore, MD. 1201

 

TDMVSK sưu tầm

Nước ép trái cây và củ quả chống ung thư

  1. NƯỚC ÉP TRÁI CÂY VÀ CỦ QUẢ CHỐNG UNG THƯ

Nước ép trái cây và củ quả giúp các tế bào ung thư tự tái tạo và mau phục hồi. Đó là lý do giải thích tại sao trong chương trình tẩy lọc cơ thể và chữa trị ung thư bác sĩ J. Christopher và bác sĩ Schulzt đề nghị cứ một tuần uống nước cà rốt tươi, một tuần uống nước táo và một tuần uống nước nho, ít nhất 1 lít mỗi ngày, liên tục thay đổi cho tới khi khỏi bệnh. Song song là các loại thảo dược cần thiết giúp phục hồi theo chương trình chi tiết của từng ngày, như được trình bầy trong cuốn sách tựa đề “Không có bệnh gì là không chữa được”.

Sau đây là danh sách 9 loại nước ép củ quả giúp phòng chống ụng thư:

  1. Nho đỏ

Nho đỏ chứa resveratrol, một chất chống oxy hóa mạnh, giúp chống bệnh ung thư. Đồng thời nho chứa hợp chất resveratrol dễ dàng ức chế các chất men (enzyme) có nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra ăn nho rất có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể con người.

  1. Củ cải đường

Củ cải đường đã được dùng để trị ung thư trong nhiều thế kỷ. Rễ củ cải còn có tác dụng tái tạo tế bào corpucies của hồng huyết cầu để cung cấp oxy cho những tế bào hư hại vì ung thư. Đặc biệt củ cải đường còn giúp giải độc thận, gan và bạch huyết , thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào khỏe mạnh.

  1. Quả nhàu

Cây Nhàu mọc hoang tại vùng Đông Nam Á, Tây Ấn Độ và Hawaii. Ở Việt Nam cây nhàu mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam. Nó là loại quả hữu hiệu trong việc phòng chống ung thư giai đoạn đầu, vì nó có thể giết chết các tế bào ung thư và sinh sản các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Nó cũng phóng to các tế bào tạo thuận tiện cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng chống ung thư.

  1. Bưởi

Nước ép của bưởi có thể làm giảm khả năng tổn thương của ruột kết. Bưởi chứa limonene, một phytochemical tức hoạt chất dinh dưỡng tốt cho hoạt động của hệ miễn dịch để phá vỡ các chất gây ung thư, ngăn ngừa bệnh ung thư. Nó cũng chứa monoterpene có khả năng quét sạch các chất gây ung thư vú ra khỏi cơ thể. Ngoài ra bưởi còn chứa lượng vitamin C lớn, giúp cơ thể dẻo dai, năng động suốt cả ngày.

  1. Mãng cầu xiêm

Nước ép mãng cầu xiêm được sử dụng trong hầu hết các điều trị hóa xạ trị ung thư. Vì chất Xeronine trong mãng cầu xiêm tạo ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ trên ung thư. Nó chỉ giết chết các tế bào ung thư, và không gây ảnh hưởng trên các cơ phận khác của cơ thể. Nước mãng cầu xiêm có thể điều trị nhiều loại ung thư khác nhau bao gồm cả ung thư phổi, tuyến tiền liệt, vú và ruột kết.

  1. Quả Việt quất và quả Anh đào

Việt quất và Anh đào là những trái cây vô cùng hữu ích cho các bệnh nhân ung thư phổi. Cả hai loại quả này đều chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn nhiễm của cơ thể và mang đến kết quả trị bệnh ung thư phổi khả quan hơn.

100 gr Anh đào, 100 gr Việt quất rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, uống liền sau khi xay. Mỗi ngày uống 1 ly vào buổi sáng để có được hiệu quả trị bệnh tối ưu.

  1. Cà rốt

Cà rốt chứa rất nhiều vitamin B6 và amino axit methionine. Đây là các hợp chất có khả năng phòng chống và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi hữu hiệu. Một nghiên cứu năm 2010 cho biết phần lớn các bệnh nhân ung thư phổi thường thiếu hụt các loại vitamine này. Do đó, thường xuyên uống nước ép cà rốt cũng là bí quyết giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân và giúp các tế bào ung thư tự tái tạo. Có thể uống cả bã nếu muốn. Uống một ly nước cà rốt mỗi sáng không chỉ giúp chữa bệnh ung thư mà còn giúp sáng mắt và đẹp da nữa.

  1. Quả lựu

Theo nghiên cứu của ông N. Khan công bố trên tạp chí nghiên cứu ung thư năm 2018, nước lựu có thể ngăn chặn và làm giảm kích thước của khối u trên chuột. Nhiều người đã thử uống nước lựu và cảm nghiệm được tín hiệu tốt đẹp của nó.

1 quả lựu, ½ trái chanh (nếu muốn) bổ làm 4 xay nhuyễn cả vỏ lựu. Uống ngay sau khi xay, không để thừa hay bỏ tủ lạnh. Mỗi ngày uống 1-2 ly sau mỗi bữa sáng và trưa, liên tục trong 3 tháng sẽ thu được kết quả trong việc điều trị ung thư phổi.

  1. Củ dền

Củ dền rất giầu vitamin A,C,B, kali, sắt, magiê… cùng nhiều hợp chất chống oxy hóa, giúp tiêu diệt các gốc tự do mầm giống của những tế bào ung thư nguy hiểm.

1-2 củ dền rửa sạch, gọt vỏ, bổ miếng vừa ăn bỏ vào máy xay nhuyễn, chắt lọc lấy nước, uống ngay sau khi xay. Tốt nhất là uống vào buổi sáng khi dạ dầy trống. Sau đó 30 phút hãy ăn sáng. Với các bệnh nhân giai đoạn đầu, có thể uống thêm một ly nước ép củ dền vào lúc 17 giờ chiều mỗi ngày.

 

(“Phòng chống các bệnh nan y”)

 

 

 

Tỏi ngâm mật ong chữa bá bệnh

Tỏi ngâm mật ong chữa bá bệnh

Tỏi ngâm mật ong: “Thần dược” chữa bá bệnh

Tỏi chữa được 150 bệnh khác nhau Read More ›

by Tháng Sáu 13, 2018 Comments are Disabled Công thức thảo dược, Một số loài dược thảo, Thảo Dược

Mộc nhĩ (Nấm mèo) rất tốt cho sức khoẻ

MỘC NHĨ (NẤM MÈO) RẤT TỐT CHO SỨC KHOẺ

Mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo, thường sử dụng trong những ngày Tết. Là thực phẩm có chứa các chất chống ung thư, bảo vệ tim mạch, tốt cho đại tràng và gan thận, nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì sẽ gây ra ngộ độc, phù nề, hoại tử da…

Mộc nhĩ là loại nấm phổ biến, thường mọc ở nơi đất ẩm, trên gỗ mục. Trong mộc nhĩ có nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: Lipid, protid, glucid, chất xơ,β-Carotene, vitamin B1, B2, và P, Ca, Fe. Mộc nhĩ có tác dụng tốt cho người khí huyết kém, có tác dụng chống đông máu, tim mạch, giảm mỡ máu, chống ung thư.

Theo Đông y, nấm mèo vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm lương huyết (mát máu), chỉ huyết (ngừng chảy máu do va đập, trấn thương). Chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, tiểu dắt, tiểu ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.

Mộc nhĩ chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Cách sử dụng mộc nhĩ an toàn

Nhiều người thường ngâm mộc nhĩ vào nước nóng cho nhanh nở, nhưng đó là một sai lầm, tuyệt đối không được làm. Trong mộc nhĩ còn sót lại các morpholine là chất độc, nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thể hòa tan vào nước. Chỉ ngâm trong vòng 3-4 tiếng trong nước lạnh, không nên ngâm qua đêm, mộc nhĩ sẽ biến chất, gây ngộ độc.

Hạn chế sử dụng mộc nhĩ tươi, trong mộc nhĩ tươi chứa nhiều morpholine nhạy cảm với ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà tiếp xúc với ánh sáng, da sẽ bị gây ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da, nếu phù nề ở trong màng nhầy cổ, sẽ gây khó thở.

Dị ứng vì sử dụng mộc nhĩ không đúng cách. (Ảnh: Hello Doktor)

Tác dụng của mộc nhĩ:

  1. Mộc nhĩ chống viêm:Khoa học nghiên cứu cho thấy, polysaccharides có trong mộc nhĩ  có hoạt tính kháng viêm, tương ứng với việc sử dụng mộc nhĩ trong cho việc giảm nhẹ tình trạng viêm hay bị kích thích của viêm mạc.
  2. Mộc nhĩ giảm cholesterol:Polysaccharides trong nấm này đã được chứng minh để giảm mức độ cholesterol trong máu (TC), mức độ triglyceride và cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c), HDL-cholesterol (HDL-c) trong máu, cũng như tỷ lệ HDL/TC và HDL/LDL.
  3. Nấm mộc nhĩ tốt cho xương:Loại nấm này chứa hàm lượng cao protit, lipid, glucid, canxi, photpho, sắt, chất xơ và các vitamin nên rất tốt cho xương. Các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng mộc nhĩ đen cho trẻ em để phát triển hoàn thiện về vóc dáng; dùng cho các bệnh nhân có bệnh về xương, khớp, giúp xương chắc khỏe.
  4. Mộc nhĩ bảo vệ tim mạch:Cùng với đặc tính chống oxy hóa nói chung polysaccharides trong loại nấm này cho thấy hiệu quả cao trong bảo vệ tim mạch, đặc biệt là ở những người cao tuổi, tăng cường hoạt động của chất chống oxy hóa superoxide dismutase và giảm lipid peoxy hóa. Một số bằng chứng cho thấy uống thường xuyên loại nấm này ở liều lượng nhỏ có thể tác dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh đột qụy và đau tim.

Mộc nhĩ cải thiện vóc dáng, giúp chắc khỏe xương.

Món ăn trị bệnh từ mộc nhĩ

  1. Chữa mỡ máu cao, chống nghẽn mạch:Dùng nấm mèo (10g), thịt lợn nạc (50g), 5 quả táo tàu đen, 3 lát gừng, đổ vào 6 chén nước, sắc chỉ còn 2 chén, thêm vào ít muối, tí bột ngọt, rồi ăn như canh, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục hằng ngày.
  2. Chữa hư lao khạc ra máu:Nấm mèo (50g), nấu nhừ, thêm đường phèn, ăn thường xuyên, hoặc xào chín ăn.
  3. Chữa đại tiểu tiện ra máu:Nấm mèo (50g), sao thán tồn tính, tán nhuyễn để uống.
  4. Chữa tăng huyết áp, bệnh mạch vành:Nấm mèo (10g), ngân nhĩ (10g), ninh nhừ nêm đường phèn vừa đủ, ăn trước khi ngủ.

Món ăn từ mộc nhĩ giúp hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị.

  1. Chữa trĩ ra máu:Nấm mèo (10g), quả hồng khô (30g), cùng nấu nhừ để ăn.
  2. Hồng táo mộc nhĩ tiễn:Mộc nhĩ 20g, đại táo 5 quả. Các vị nấu chín nhừ; thêm đường liều lượng thích hợp, đun sôi để nguội. Dùng thích hợp cho người huyết hư thiếu máu, kinh nguyệt không đều, huyết trắng, khí hư.
  3. Mộc nhĩ chữa chảy nước mắt liên tục, đau mắt sưng đỏ:40g mộc nhĩ, 40g cây mộc tặc, 75g gan heo (hoặc gan dê). Nướng mộc nhĩ, phơi khô mộc tặc, nghiền nát 2 nguyên liệu rồi trộn vào nhau, mỗi lần dùng 10g, chưng với gan heo.
  4. Mộc nhĩ chữa kiết lỵ, đau lưng:50g mộc nhĩ, 1 ít muối và giấm. Ngâm mộc nhĩ trong nước rồi rửa sạch. Cho mộc nhĩ vào 2 chén rưới nước, nấu chín. Cho thêm muối và giấm vào, dùng 2 lần mỗi ngày.

Món ăn từ mộc nhĩ, thực phẩm bổ dưỡng từ thiên nhiên.

  1. Trị thận hư, chóng mặt, run rẩy, đau tức ngực:15g mộc nhĩ, 15g ngân nhĩ, 15 trái táo khô, đường phèn đủ dùng. Cho mộc nhĩ, táo đã ngâm vào tô, rồi thêm đường phèn, đem chưng cách thủy khoảng 1 tiếng, dùng 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Bài thuốc này người bị phù đầu, nặng đầu và các bệnh liên quan không nên dùng.

  1. Thịt lợn hầm mộc nhĩ nấm hương:Thịt lợn nạc 100g, nấm hương 30g, mộc nhĩ 30g, nước luộc gà 1 lít, thêm gia vị thích hợp; hầm nhừ. Món này rất tốt cho người tăng huyết áp, mỡ máu cao, xơ cứng động mạch; ngoài ra còn dùng điều trị bổ trợ cho các trường hợp u bướu. Lưu ý: Bài thuốc này người tỳ vị hư nên hạn chế dùng.
  2. Chữa đại tiện không thông:Nấm mèo (30g), hải sâm (30g), phèo lợn (200g). Phèo rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng nấm mèo, hải sâm nấu chung, sau khi nêm nếm gia vị thì dùng.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng, cũng như người có ý định mang thai. Vì mộc nhĩ có tính hàn trợ, nên không tốt cho người có máu mang tính lạnh, và dễ gây sảy thai.

Lê Vân

TĐMVSK sưu tầm

Nội dung khoá Dưỡng Sinh

NỘI DUNG KHOÁ DƯỠNG SINH 

I. Thiên Khí Năng hay Năng Lượng Vi Ba

  1. Các dạng thức khác nhau của năng lượng cần thiết cho sự sống con người: khí (dưỡng khí), nước, mặt trời, gió, mưa, thực phẩm vv.
  2. Các tế bào ung thư thiếu 35% dưỡng khí: cần hít thở đúng cách để khỏe mạnh. Ở đâu có tràn đầy dưỡng khí ở đó không vi trùng nào có thể sống được.
  3. Gần 80% cơ thể là nước. Các tế bào rất cần nước cho các phản ứng hoá học và trao đổi chất dinh dưỡng: mỗi ngày cần uống 2-3 lít nước. Tốt nhất là nước chưng cất tinh khiết pha Sodium Bicarnonate hay Magnesium Chloride để có chất kiềm Alkalin giúp diệt axit trong người
  4. Khi cơ thế quá axit tức độ độ axit dưới 5.5 lâu ngày, các cơ phận sẽ đau yếu và bị ung thư. Cần giữ độ kiềm ở 7.35-7.45 là lý tưởng sẽ không bệnh tật và đau nhức.
  5. Nên kiểm soát độ kiềm thường xuyên bằng giấy quỳ có bán tại các pharmacy.

II. Mười hai điểm tụ hội năng lượng: các chakra (lốc xoáy năng lực) trên cơ thể con người.

  1. Chúng gồm 6 cặp âm dương và tương đương với các hạch nội tiết (hormone).
  2. Cách hít thở để nạp năng lượng: hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng, chậm và sâu, đầu không nghĩ ngợi.
  3. Các thế đặt tay chuyền Thiên Khí Năng cải tiến sức khỏe.
  4. Đau đâu đặt đấy.

III. Tương ứng giữa các cơ phận trong người 

  1. Tai, mặt, mũi, lưỡi, tay, chân, cột sống
  2. Xoa bóp phản xạ hoc và tác động trên các vùng tai, mặt, tay chân nhất là lòng bàn tay lòng bàn chân và cột sống để chữa bệnh và cải tiến sức khoẻ

IV. Tẩy lọc cơ thể

  1. Một ngày: tẩy độc loại trừ cholesterol
  2. Một ngày rưỡi loại trừ sạn thận, sạn gan, sạn mật
  3. Ba ngày loại trừ sạn thận, sạn gan, sạn mật

V. Bổ sung khoáng chất

  1. Ba khoáng chất cần thiết cho sức khỏe: Sodium Bicarbonate, Magnesium Chloride, Iodine
    • Sodium bicarbonate giữ độ kiềm cao và loại trừ axit và đau nhức
    • Magnesium Chloride cần thiết cho 300 phản ứng hoá học trong cơ thể bao gồm cả hệ thống não bộ. Thiếu nó có thể bị nhiều bệnh khác nhau trong đó có cả vẩy nến, trầm cảm, mệt mỏi, mất ngủ, âu lo, bồn chồn, kém trí nhớ, tự kỷ, chân tay run rẩy Parkingson…
    • Iodine cần thiết cho các tuyến nội tiết đặc biệt tuyến giáp trạng. Thiếu Iodine nữ giới dễ bị ung thư cổ, ung thư vú và ung thư tử cung, nam giới ung thư tuyến tiền liệt.
  2. Uống, xoa bóp, tắm ngâm mình trong nước pha khoáng chất giúp loại trừ rất nhiều bệnh tật kể cả ung thư.
  3. Muối biển chết chứa 35% Magnesium Chloride và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  4. Muối hồng Hymalaya chứa nhiều chất dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

VI. Thay đổi chế độ ăn uống, mặc

  1. Ăn ít thịt, nhiều rau đậu củ quả và trái cây.
  2. Các loại rau mầu xanh đậm chứa nhiều Alkalin.
  3. Một đĩa đậu đỏ (red beans) chứa lượng chất đạm bằng một miếng bitết lớn.
  4. Thịt cá đều nhiều axit vì trước khi chết thú vật và cá hấp hối sợ hãi tiết ra axit. Vì thế thịt cá chúng ta ăn rất nhiều axit.
  5. Khi bị ung thư phải triệt để kiêng đường trắng, thịt đỏ và tất cả mọi thực phẩm chế từ sữa vì chúng tạo ra chất nhầy (mucus) nuôi các tế bào ung thư lớn nhanh.
  6. Mặc ấm áp: đầu đội mũ, cổ quàng khăn, ngực, lưng và chân đi tất ấm

VII. Một số dụng cụ giúp cải tiến sức khoẻ

  1. Vòng Thiên Khí Năng và Miếng Dán Thiên Khí Năng WRED (Wellbeing-Revitalizing-Energetic- Device) Vật dụng tái tạo năng lượng.
    • Vòng – miếng dán mầu trắng
    • Vòng – miếng dán mầu hồng
    • Vòng – miếng dán mầu da cam
  2. Biomat – đệm đá thạch anh
  3. Biobelt – dây đeo lưng đá thạch anh
  4. Thể dục Bàn nhún Rebounder –Trampolin
  5. Đạt Ma Dịch Cân Kinh

VIII. Dược thảo

  • Trà Thiên Phước
  • Trà Thiên Bình
  • Trà Thiên An
  • Trà ớt
  • Rượu tỏi
  • Rượu gừng
  • Rượi ớt
  • Gia vị đại bổ: ớt-hành-tỏi-gừng-riềng-nghệ mỗi thứ 100 gr xay nhuyễn pha với giấm táo (đặc lỏng tuỳ ý) và 6 muỗng mật ong. Có thể dùng ngay như gia vị hay pha với nước ấm uống như thuốc ngày 2-3 lần trước hay sau bữa ăn: chữa bá bệnh vì tỏi chữa được 150 thứ bệnh và ớt chữa được hơn 80 thứ bệnh khác nhau, cùng các gia vị khác mỗi thứ cũng chữa hàng chục bệnh.
  • Dầu dừa
  • Lá Nim
  • Tinh dầu hạt bưởi

IX. Một số thực phẩm dinh dưỡng

  • 6 thực phẩm giết các tế bào ung thư: rau lá xanh, đậu, hành tỏi, nấm, các quả mọng (dâu tây, việt quất, mâm xôi đen), các loại hạt và quả kiên
  • 7 món ăn thơm ngon dưỡng sinh phòng ngừa bệnh tật: Nấm đông cô (nấm hương), rong biển, mộc nhĩ (nấm mèo), bí đỏ (bí ngô), súp lơ, cà rốt, cải bó xôi (rau chân vịt)
  • 7 thực phẩm ngừa ung thư: Rau thuộc họ cải, gấc, nghệ, hành lá, gừng, cà chua, tỏi.
  • 4 món ăn chữa viêm khớp: gạo lứt, đậu xanh, ngải cứu, khoai sọ.
  • 23 công hiệu của bí đao
  • Các lợi ích của khoai lang
  • Tỏi đệ nhất gia vị phòng chống hơn 150 thứ bệnh trong đó có mọi loại ung thư
  • 10 tác dụng chính của tỏi
  • 10 công dụng trị bệnh của gừng
  • Sáng sớm ăn gừng tốt hơn uống nước sâm
  • Nghệ Curcumin chữa ung thư
  • Ăn đậu để sống khoẻ: đậu tương non bổ tâm hạ áp; đậu đỏ kiện tỳ tiêu thủng; đậu xanh thanh nhiệt giải độc; đậu đen bổ thận kháng lão hoá; đậu nành giảm mỡ chống ung thư; đậu trạch (đỗ leo) giảm béo và tăng cường trao đổi chất; đậu ngũ sắc (cháo ngũ bảo) tu dưỡng ngũ tạng…

X. Thực tập bấm huyệt chữa

  • Nhức đầu – nhức đầu kinh niên
  • Đau cổ (cervicale)
  • Cải tiến thị giác (mủ mắt, mỏi mắt, mở mắt, nhức mắt…)
  • Cải tiến thính giác (điếc, ù tai, ò tai, có tiếng kêu trong tai…
  • Đau cánh tay
  • Đau chân
  • Đau lưng
  • Đau thận…

LM Giuse Hoàng Minh Thắng

KHOÁ DƯỠNG SINH WINNIPEG CANADA (19-21 /3/2018)

Rev. F.X. Nguyễn Duy Hải , 615 Laflèche Street, Winnipeg, MB R2J OC9 – CANADA  Tel: 1(204) 2312173

Ghi danh 5 $ Canada cho tài liệu: Sống khoẻ mạnh

KHOÁ DƯỠNG SINH STUTTGART – ĐỨC (3-5/4/2018)

Rev. Bùi Thượng Lưu, Vietnamesische kath. Mission, Pfizertr. 5 – D-70184 Stuttgart – GERMANY. Tel: (0711) 2369093

Ghi danh 30 Euros cho 4 cuốn sách tài liệu: 1/ Tự Chữa bệnh bằng Thiên Khí Năng; 2/ 66 Công thức dược thảo chữa các bệnh nan y; 3/ Không có bệnh gì là không chữa được; 4/ Sống khoẻ mạnh.

Cây bưởi: thuốc quý từ gốc tới ngọn

Cây bưởi: Thuốc quý t gc đến ngn

 Bưởi là món khoái khu ca các ch em ph n vì có nhiu tác dng như gim cân, làm dp da, phòng chng ung thư… nhưng hu như ch quan tâm đến múi bưởi nên không biết Tmang li nhiu li ích cho sc khe.

 1. Hoa bưởi

Theo Đông y, hoa bưởi thuộc loại ôn tính, có vị đắng, hợp với kinh mạch gan và dạ dày, có tác dụng hành khí, dễ thở, tiêu đờm, giảm đau.

Cha các chng đau d dày, đau tc ngc, đau mng đu, đm b tc trong, đau hai bp tay: Lấy 2 – 4g hoa bưởi, sắc uống trong ngày.

Giúp tiêu hóa tt, chng chua, khí tr, mt mi và ngáp vt:Lấy 0,3g hoa bưởi nấu trà để uống.

Làm đp:Hoa bưởi và bạch cấp, mỗi loại 20g nấu trà uống.

Giúp tinh thn thoi mái, sng khoái:Hoa bưởi và hoa sen mỗi loại 20g, sắc với nước uống hàng ngày.

Hoa bưởi giúp tiêu hóa tốt, hành khí, giảm đau.

 2. Lá bưởi

Có vị đắng, ôn tính, hợp với kinh mạch gan, phổi, đánh cảm gió, làm ấm người lên, đun lấy nước uống có tác dụng trị đau đầu trúng gió, cảm mạo, tê liệt đau nhức khi trời lạnh ẩm ướt, được dùng chữa viêm khớp dạng thấp, thể hàn thấp, đau bụng, ăn khó tiêu, cước chân, bụng chướng đau, đặc biệt là những người uống quá nhiều đồ có axit cacbonic hoặc ăn thực phẩm quá hạn sử dụng.

Tr đau đu do trúng gió:Giã nhuyễn lá bưởi đắp lên Huyệt Thái dương (có thể giã thêm hành củ).

Tr áp xe vú:Lá bưởi, thành bì, bồ công anh, mỗi loại 10-20g sắc, uống hàng ngày.

Tr viêm khp cp:Giã nát lá bưởi, gừng tươi rồi trộn với dầu trấu, đắp lên chỗ đau.

Trong Đông y, lá bưởi có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

 3. Qu bưởi

Có vị chua ngọt, tính lạnh, hợp với thành mạch, gan, dạ dày, giúp dễ tiêu hóa, lưu thông khí ở ruột, dạ dày, tránh khí độc tắc trong dạ dày, có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu và cải thiện độ bền vững thành mạch, chữa chứng nhạt miệng và chán ăn ở phụ nữ mang bầu, giải rượu, làm sạch mùi rượu nồng trong miệng người uống rượu.

Tr đau đu:Mỗi ngày ăn 100-150g bưởi.

Đau đu nng, bun nôn, hoa mt, chóng mt, rêu lưỡi trng:Lấy 500g múi bưởi, 300-350g mật ong và đường trắng. Thái vụn múi bưởi rồi ướp với đường trắng trong liễn sành một đêm, sau đó cho vào nồi chưng kỹ, cho mật ong vào quấy đều, để nguội, đựng trong bình gốm kín, dùng dần. Mỗi lần uống 3g, ngày dùng 3 lần.

Bưởi chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe.

 4. V bưởi

Hái vào cuối thu và đầu đông, cắt thành 5 – 7 cánh, treo lên phơi khô trong bóng râm hoặc dưới nắng đều được. Vỏ bưởi có vị ngọt đắng, ôn tính, hợp với thành mạch lá lách, thận, bàng quang, có tác dụng tiêu đờm, hạ khí, giải tỏa phiền muộn, đau bụng do lạnh, ăn khó tiêu, ho hen, sưng tinh hoàn. Tinh dầu lấy từ vỏ bưởi có tác dụng giải rượu và làm tóc mọc nhanh.

Giúp d tiêu hóa, có tác dng làm đp:Vỏ bưởi, sa nhân, mề gà, sơn tra, men thuốc lấy lượng bằng nhau, đun lấy nước, uống sau bữa ăn.

Lưu ý:Phụ nữ có thai và khí hư không được uống.

Vỏ bưởi có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu thũng…

 5. Cùi bưởi

Có vị đắng, tính ấm, tác động vào tỳ, thận và bàng quang, công dụng hóa đàm, tiêu thực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực.

Tr chng ho hen người già:Cùi bưởi thái vụn, hấp cách thủy với kẹo mạch nha hoặc mật ong, ngày ăn 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần một thìa. Hoặc thái chỉ cùi bưởi hãm với nước sôi, uống thay trà.

Cha chng đau bng do lnh:Cùi bưởi, trà, thang đằng hương sấy khô tán bột, uống 6g/lần.

Cha chng chm tiêu, thc ăn đình tr:Cùi bưởi, sa nhân, kê nội kim, thần khúc, mỗi loại 4 – 6g, sắc uống.

Tr chng viêm loét ngoài da:Cùi bưởi tươi sắc lấy nước ngâm rửa.

Cha chng sán khí:Hàng ngày sắc 10g cùi bưởi khô sao vàng, lấy nước uống.

Ph n mang thai nôn nhiu:Lấy 4 – 12g cùi bưởi sắc uống.

Cùi bưởi giúp bổ thận, kiện tỳ.

 6. Ht bưởi

 Cha sán khí:6 – 9g sắc lấy nước uống.

Cha chng chc đu tr em:Hạt bưởi bóc vỏ cứng rồi đốt cho cháy thành than, nghiền nhỏ và rắc lên vùng tổn thương, mỗi ngày 1 – 2 lần, liên tục trong 6 ngày.

 7. Gc bưởi

Có vị đắng, ôn tính, có tác dụng điều hòa khí, trị đau, đánh cảm gió, trị đau dạ dày, sưng đau tinh hoàn, ho.

 Cách chế biến món ăn t bưởi

 Trà hoa bưởi

Nguyên liu:10g hoa bưởi, 1 thìa nhỏ đường phèn.

Cách làm:Rửa sạch hoa bưởi, vớt lên để ráo nước, cho vào nồi đun với 200ml nước, đun to lửa, để sôi 5 phút, sau đó lọc chắt nước, khuấy đều với đường phèn, uống lúc nóng.

Trà hoa bưởi giúp lưu thông tuần hoàn khí huyết, cải thiện tình trạng đau dạ dày

 Canh v bưởi sơn tra

 Nguyên liu:⅙ vỏ quả bưởi, 10g sơn tra, một cái đùi gà, một thìa nhỏ muối.

Cách làm:Vỏ bưởi rửa sạch, cắt thành từng miếng to, dùng nước ngọt giội rửa sạch sơn tra. Đùi gà rửa, cắt miếng. Cho tất cả và 4 bát nước vào nấu canh, đun to lửa, khoảng 20 phút, thêm muối vào là được.

Công dng:Cải thiện chứng khó tiêu, giúp tiêu hóa tốt.             

 Lan Oanh

Grafting Citrus Trees

TĐMVSK sưu tầm

Nước gừng và muối chữa ho, cảm cúm, viêm mũi

NGÂM CHÂN VỚI NƯỚC GÙNG VÀ MUỐI CHƯA HO, CẢM CÚM VÀ VIÊM MŨI HỌNG

 Gần đây trên mạng xã hội nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ đã chia sẻ kinh nghiệm chữa ho cho con rất đơn giản với củ gừng, giúp giảm ho sau 3 ngày và hết ho và mũi sau 1 tuần.

Theo chia sẻ trên mạng xã hội trẻ con thường bị ho và sổ mũi cả tháng trời. Nhưng chỉ cần ngâm chân nước ấm với gừng và muối thì đã có hiệu quả rất tốt.

Nói về bài thuốc ngâm chân bằng gừng, lương y Vũ Quốc Trung – Phòng Chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội cho biết bài thuốc giúp hỗ trợ cảm cúm, cảm lạnh và không có hại nên có thể sử dụng an toàn và nên dùng để hỗ trợ trong các bệnh viêm mũi họng.

Cách làm nước gừng ngâm chân:

Nguyên liệu: Gừng già: 50g, muối hột: 20g, nước: 1 lít, nồi, thau…

Cách làm: Gừng chọn củ già, gọt vỏ và rửa sạch dưới vòi nước. Cho gừng vào cối giã nhỏ, nấu chung với 1 lít nước và muối hột. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, để chừng 5 phút cho tinh chất gừng ra hết sau đó tắt bếp và để nguội khoảng 40 độ là có thể sử dụng được.

Cách dùng: Trước khi đi ngủ, mẹ hãy đổ nước gừng ấm vừa đun ra thau để ngâm chân cho bé, vừa ngâm vừa massage gan chân cho con, nếu mẹ biết huyệt dũng huyền thì bấm cho con sẽ có tác dụng nhanh hơn.

Tuy nhiên, nếu không biết thì mẹ chỉ cần massage chân cho bé là đủ. Cách massage: Dùng ngón tay cái tì lên mu bàn chân của bé, các ngón còn lại bóp nhẹ vào gan bàn chân, đi dọc từ gót chân lên gần ngón chân.

Cũng có thể dùng gừng chà vào lòng bàn chân của bé. Khi nước hết ấm, mẹ lấy chân con ra đặt vào khăn sạch, lau khô 2 chân con xong nhẹ nhàng massage bằng dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm đều được để dầu thấm và lan tỏa vào các huyệt đạo ở chân bé.

Sau đó mang tất chân cho con rồi đi ngủ. Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày một lần, trong 3 ngày liên tiếp các triệu chứng ho, sổ mũi của bé sẽ khỏi hẳn.

Lương y Vũ Quốc Trung trong đông y gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.

Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Đặc biệt, từ xa xưa các thầy thuốc đã biết sử dụng củ gừng để cải thiện tiêu hóa, nâng cao khả năng miễn dịch, giảm đau.

Gừng là phương thuốc hữu hiệu chống lại virus cảm cúm với tính năng tăng cường hệ miễn dịch và giàu chất chống oxy hóa.

Tại các hộ gia đình, gừng là gia vị dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Gừng có tên khoa học là Zingiber Officinale, có tên là khương, khi dùng gừng với tư cách là một vị thuốc.

theo Infonet

TĐMVSK sưu tầm