Một số loài dược thảo

Ăn đậu tốt hơn ăn thịt

Mùa hè ăn đậu tốt hơn ăn thịt, tạm biệt bệnh tim mạch và thêm nhiều lợi ích khác

Mùa hè nóng bức, ăn cá ăn thịt không bằng ăn đậu. Lý do là vì đa số thực phẩm họ đậu vốn có tác dụng kiện tỳ lợi thấp, còn giàu vitamin nhóm B và khoáng chất, rất hiệu quả để bổ sung chất dinh dưỡng bị thất thoát qua đường mồ hôi.

Các loại đậu khác nhau có hiệu quả dưỡng sinh khác nhau, ví dụ, ăn đậu đỏ tiêu thũng, ăn đậu tương non bổ tâm, ăn đậu nành giảm mỡ, mùa hè ăn nhiều loại đậu, vô cùng tốt cho cơ thể!

  1. Đậu tương non: Bổ tâm hạ áp

Đậu tương non chứa nhiều chất dinh dưỡng đạm thực vật, kali, magie, vitamin nhóm B và xơ thực phẩm… đồng thời còn chứa thành phần bảo vệ sức khỏe như saponin, axit phytic, oligosaccharides… rất tốt cho tuần hoàn tim não và kiểm soát huyết áp.

  1. Đậu đỏ: Kiện tỳ tiêu thũng(phù thũng)

Đậu đỏ tính bình, có thể thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ ích vị, lợi niệu tiêu thũng. Đến mùa hè nóng bức, cơ thể rất dễ xuất hiện thủy thũng, uống một bát nước đậu đỏ thì có thể có tác dụng hoãn giải thủy thũng.

  1. Đậu xanh: Thanh nhiệt giải độc

Đậu xanh có thể thanh nhiệt ích khí, giải độc lợi thủy, mùa hè có thể ăn nhiều hơn một chút.

Từ góc độ Trung y mà giảng, đậu xanh tính mát vị ngọt, vốn có tác dụng nhuận hầu chỉ khát, thanh nhiệt ích khí, giải độc lợi thủy… Ngày hè oi bức, hơi nóng quấn người, uống một bát nước đậu xanh, lập tức tỉnh táo con người. Ngoài ra, đậu xanh còn có thể thanh nhiệt của trường vị.

  1. Đậu đen: Bổ thận kháng lão hóa

Đậu đen đi vào thận, bổ thận (Ảnh minh họa: Internet)

Trung y cho rằng, sắc đen vào thận, do đó hay ăn đậu đen tốt cho tạng thận. Ngoài ra, trong vỏ đậu đen giàu anthocyanin, có thể thanh trừ gốc tự do trong cơ thể, chống lão hóa. Ngoài ra, anthocyanin còn có tác dụng bổ mắt.

  1. Đậu nành: Giảm mỡ chống ung thư

Thường xuyên ăn đậu nành có thể giúp giảm thấp tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.

Protein và sterol trong đậu nành, đều có thể cải thiện mỡ máu và cholesterol, từ đó giảm thấp nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong đậu nành còn chứa lượng lớn phytoestrogen, có thể giảm thấp tỷ lệ ung thư có liên quan đến hooc-môn ở nữ giới. Nếu bạn có được loại đậu bình thường, không phải sản phẩm biến đổi gen (GMO) là tốt nhất.

  1. Đậu trạch (đỗ leo): Giảm béo và tăng cường trao đổi chất

Đậu tây dinh dưỡng phong phú, protein, canxi, sắt, vitamin nhóm B hàm lượng đều rất cao. Đáng để chú ý là, chất saponin trong đậu tây có thể thúc đẩy trao đổi chất béo, trong đó còn chứa thành phần có thể ngăn chặn hấp thụ đường, là một trong những thực phẩm giảm béo lý tưởng.

  1. Đậu ngũ sắc (cháo ngũ bảo): tư dưỡng ngũ tạng

 

Đậu đỏ: (đỏ nhập tâm) thanh tâm dưỡng thần, kiện tỳ ích thận, đồng thời chứa xơ thực phẩm, có thể thông tiện, nhuận tràng, giảm huyết áp.

Đậu xanh: (xanh nhập can) thanh nhiệt giải độc khư hỏa, giảm cholesterol.

Đậu nành: (vàng nhập tỳ) giàu saponin có thể kích thích tiêu hóa, kiện tỳ vị, ăn lâu dài có thể làm chậm lão hóa.

Đậu trắng: (trắng nhập phế) có nhiều loại globulin, có thể tăng cao khả năng miễn dịch, phòng chống các bệnh về đường hô hấp.

Đậu đen: (đen nhập thận) chứa các chất chống oxy hóa isoflavones, anthocyanins, thúc đẩy tạng thận bài xuất độc tố, an thần minh mục (sáng mắt).

Theo secretchina

Liên Hoa

TĐMVSK sưu tầm

Tỏi rất tốt, tỏi mầm còn tốt hơn

Tỏi rất tốt, tỏi mầm còn tốt hơn

Theo kinh nghiệm miệng truyền tai, có lẽ bạn sẽ vứt những củ tỏi đi ngay khi thấy chúng mọc mầm xanh. Tuy nhiên từ nay bạn sẽ cần không làm như thế nữa, bởi vì theo các nhà nghiên cứu khoa học thì những củ tỏi mới mọc mầm này lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá hơn tỏi tươi.

Từ hàng nghìn năm nay, tỏi đã được xem là một thực phẩm-dược phẩm quý với rất nhiều công dụng, ví dụ như phòng chống các bệnh tim mạch, cao huyết áp, hạ cholesterol, tăng sức đề kháng nói chung, chữa bệnh yếu sinh lý, trị cảm cúm, đau răng, chữa mụn, chống ung thư… Đó là trên các loại tỏi thông thường.

Không có nhiều nghiên cứu thực hiện trên tỏi mọc mầm, nhưng kết quả thu được thì cũng rất ngạc nhiên. Trên các củ tỏi đã mọc mầm, hàm lượng các hoạt tính chống oxi hóa còn vượt trội hơn. Chiết xuất từ loại tỏi này thậm chí có thể bảo vệ tế bào tránh khỏi một số loại tổn thương. Các kết quả thú vị này đã được nhóm nghiên cứu Hàn Quốc công bố trên tạp chí Agriculture & Chemistry (1).

Theo dõi sự phát triển của mầm tỏi qua các ngày khác nhau, các tác giả nhận thấy ở tỏi mọc mầm được 5 ngày là tốt hơn hẳn. Như vậy chắc chắn trong quá trình nảy mầm, có những thay đổi đã diễn ra, nhiều cơ chế được hoạt hóa. Kết quả là nhiều chất mang hoạt tính được tạo mới, bao gồm các chất có thể bảo vệ cái mầm non chống lại bệnh tật trong môi trường sống mới lạ.

Trong hạt/củ nảy nầm, một số chất dinh dưỡng có thể tăng lên gấp 30 lần so với bình thường, giúp cơ thể bạn sử dụng các vitamin, khoáng, axit amin và axit béo từ các thực phẩm ăn vào một cách hiệu quả hơn. Do đó, một số chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn hãy làm món tỏi mọc mầm nếu bạn có một góc vườn nhỏ.

Mạnh Lạc

1.Jong-Sang Kim. Garlic Sprouting Is Associated with Increased Antioxidant Activity and Concomitant Changes in the Metabolite Profile. J. Agric. Food Chem., 2014, 62 (8), pp 1875-1880.

TĐMVSK sưu tầm

Tỏi đệ nhất gia vị có thể chữa được 150 thứ bệnh

Tỏi: đệ nhất gia vị phòng chống hơn 150 thứ bệnh!

Tuy không nổi danh như sâm nhung quế phụ, nhưng củ tỏi mộc mạc vẫn nằm trên gác bếp lại ẩn chứa vô vàn bí mật tuyệt diệu cho sức khỏe mọi nhà.

4.612 là con số các công trình nghiên cứu về tỏi mà bạn có thể tìm thấy vào thời điểm hiện tại (03/2015) trong PUBMED, thư viện điện tử lớn nhất lưu trữ các nghiên cứu liên quan đến y học. Còn ông Sayer Ji, người sáng lập trang web greenmedinfo.com đã mày mò tổng kết được trên 150 công dụng khác nhau của củ tỏi trong việc phòng chống các loại bệnh.

Lợi ích của tỏi vô cùng phong phú, từ những việc nhẹ nhàng như tạo hương vị cho các món ăn hàng ngày cho đến việc giúp bạn phòng chống các loại bệnh. Từ tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, phòng cảm cúm, chống viêm, đến phòng chống các bệnh tim mạch, kìm hãm hàm lượng cholesterol trong máu, diệt các loại vi khuẩn kháng thuốc, rồi bảo vệ cơ thể chống lại nhiều loại ung thư nguy hiểm, hỗ trợ bệnh nhân Alzheimer…

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ tử vong cao ở các nước đói nghèo có liên quan mật thiết đến các bệnh lây lan truyền nhiễm chứ không phải do thiếu vắc xin. Suy dinh dưỡng, thiếu ăn, điều kiện vệ sinh kém và các hậu quả xấu về mặt tâm sinh lý, trầm cảm và stress do đói nghèo sẽ là nguyên nhân gây tử vong đầu tiên. Còn đối với các nước phát triển, thì nguyên nhân tử vong hàng đầu lại là các bệnh về tim mạch.

Các chuyên gia cho rằng, nếu công dụng của tỏi được quảng bá một cách rộng rãi, thì có lẽ sẽ có thể cứu được hàng triệu người, tránh được những tổn thất vô cùng lớn cho sức khỏe cộng đồng.

Tỏi có thể hạn chế tử vong ở các nước nghèo nhất

Cho đến nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc tính chống viêm nhiễm của tỏi có thể diệt những tác nhân gây bệnh sau:

  1. Vi khuẩn tụ cầu vàngStaphylococcus aureus đã lờn thuốc kháng sinh methicillin (MRSA)
  2. Nấm khoang miệng (Thrush)
  3. Khuẩn gây nhiễm mủ xanhPseudomonas aerigonosima, kể cả loài đã kháng thuốc
  4. Virus gây nhiễmCytomegalavirus rất hay gặp và rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, có thể gây nên những triệu chứng nặng nề như tật sọ nhỏ, điếc, giảm thị lực hoặc chậm phát triển trí tuệ cho trẻ sơ sinh.
  5. Nấm mốc sản sinh độc tố vi nấm aflatoxin
  6. Vi khuẩn gây viêm dạ dàyHelicobacter pylori
  7. Nấm gây viêm đường sinh dụcCandida
  8. Siêu vi khuẩn kháng thuốcKlebseilla
  9. HIV-1
  10. Vi khuẩnVibrio
  11. Vi khuẩn gây bệnh laoMycobacterium Tuberculosis
  12. KhuẩnClostridium
  13. Các loại virus:  Herpes Simplex 1 và 2, Parainfluenza virus type 3,
  14. Vi khuẩn đường sinh dụcStreptococcusnhóm B

Ngày nay, nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh cho người đã trở nên kháng thuốc, các kháng sinh trở nên không còn tác dụng. Ngay cả trong điều kiện đó thì tỏi tỏ ra vẫn hiệu quả. Những công dụng của tỏi mà chúng ta xác nhận được có lẽ cũng chỉ là phần nổi của tảng băng.

Tỏi rất rẻ tiền, hoàn toàn tự nhiên, ở đâu cũng có thể kiếm được. Tuy nhiên “liệu pháp tỏi” không được giới công nghiệp dược phẩm mấy quan tâm vì họ sẽ không kiếm được nhiều lợi nhuận như việc độc quyền bào chế và kinh doanh các dược phẩm tổng hợp.

Tỏi chữa bệnh nhà giàu

Trong khi thuốc tây y được bảo hộ của các công ty dược phẩm có hiệu quả nhiều khi không rõ ràng, tốn kém và nhiều tác dụng phụ mà đến nay vẫn có thể chưa lường hết được thì tỏi lại hết sức nhẹ nhàng tự nhiên, không độc hại, giải quyết được hàng loạt các nguyên nhân gây tử vong ở các nước phát triển: vấn đề tim mạch và ung thư

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỏi rất hữu hiệu trong:

  1. Làm chậm tiến triển của mảng bám lên động mạch.
  2. Bảo vệ chống lại sự nghẽn mạch máu
  3. Tích cực điều hóa mỡ máu
  4. Thuốc giãn mạch
  5. Giảm huyết áp
  6. Cung cấp chất chống oxy hóa
  7. Rối loạn nội mô
  8. Viêm mạch máu

Tỏi có thể khống chế hàng loạt các bệnh ung thư:

  1. Ung thư máu
  2. Ung thư biểu mô tế bào đáy
  3. Ung thư vú
  4. Ung thư cổ tử cung
  5. Ung thư đại tràng
  6. Ung thư nội mạc tử cung
  7. Ung thư dạ dày
  8. Bệnh bạch cầu: bạch cầu lympho bào mãn tính
  9. Ung thư gan
  10. U xương ác tính
  11. Ung thư tuyến tụy

 Ăn tỏi thế nào là tốt nhất

Cách tốt nhất là hãy dùng tỏi tươi, băm nhỏ hoặc đập dập sau đó để ít phút cho các phản ứng sinh hóa xảy ra là bạn có thể ăn ngay. Để lâu các hoạt chất sẽ bị phá hủy, làm mất đi ít nhiều hiệu quả của tỏi. Các loại tỏi khô, bột…đều không được đánh giá cao bằng tỏi tươi.

Đến đây bạn có thể vẫn ái ngại một chút vì mùi tỏi còn vương vấn lại sau bữa ăn, đôi khi khá là bất tiện. Đừng lo, thiên nhiên đã dành sẵn cho chúng ta một số mẹo để loại bỏ cái mùi này:

Sau khi ăn tỏi hoặc các món ăn có tỏi, bạn có thể ăn một trái táo để khử mùi. Nước chanh, bạc hà hoặc trà xanh cũng rất tốt để lấy lại hơi thở không có cái mùi tỏi.

Thực ra, từ thời xa xưa, các thầy thuốc đã sử dụng tỏi để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh cho con người. Ví dụ, người ta phát hiện ra tỏi được những người xây dựng kim tự tháp Ai Cập sử dụng để có thể tăng năng suất lao động. Trong Olympic đầu tiên, các vận động viên đã ăn tỏi trước khi thi đấu để tăng cường thể lực… Điều này đều đã được tìm thấy trong các tài liệu y học cổ đại của Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc và Ấn Độ. Với công dụng của tỏi, khoa học ngày nay dường như chỉ đang đi khẳng định lại những gì mà người xưa đã thành thạo rồi.

Mạnh Lạc
TĐMVSK sưu tầm

5 gia vị tuyệt vời cho sức khoẻ thường ngày

5 gia vị tuyệt vời cho sức khỏe thường ngày

Nhiều loại gia vị không những bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe như vị thơm ngon chúng tạo ra, mà có thể chữa lành một cách tự nhiên những ốm đau hàng ngày, thậm chí là phòng ngừa được những bệnh mãn tính.

Nhiều người sử dụng gia vị khi nấu nướng tại nhà, nhưng không phải ai cũng biết những gia vị này bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe như vị thơm ngon chúng tạo ra, và có thể chữa lành một cách tự nhiên những ốm đau hàng ngày, thậm chí là phòng ngừa được những bệnh mãn tính.

Chắc chắn rằng một chút gừng không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên gia y tế, nhưng khoa học đang bắt đầu xác nhận những gì y học cổ truyền đã biết tới hàng thế kỷ qua: rằng tự nhiên có tủ thuốc của riêng mình!

Hãy tận hưởng lợi ích của 5 loại gia vị đáng ngạc nhiên sau trong ẩm thực.

  1. Quế

Đăc tính kháng viêm và kháng khuẩn giúp quế trở thành một vị thuốc tốt.

Thường được sử dụng để tạo hương thơm, vị ngọt, loại gia vị thơm ngon này đã được chứng minh là chữa nhiều vấn đề sức khỏe hàng ngày. Chính đặc tính chống viêm và kháng khuẩn khiến quế trở thành một vị thuốc tốt chữa bệnh đường tiêu hóa, chướng hơi do hội chứng ruột kích thích, đau bụng kinh, và lượng lớn những chất chống oxi hóa có trong quế giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do gốc tự do gây nên.

Cinnamaldehyde trong quế, chất giúp quế có hương vị đặc trưng như ta thấy, là hợp chất hữu cơ chịu trách nhiệm cho hầu hết những tác động tích cực của quế đối với sức khỏe. Quế cũng được chỉ ra là có thể làm hạ đường huyết, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống HIV, và bảo vệ bạn khỏi ung thư, Alzheimer. Hãy nhớ dùng bột quế thật.

2. Nghệ tây

Nghệ tây đã được sử dụng để chữa đau bụng kinh, hen, tăng huyết áp, sốt v.v.v.

Nghệ tây là một loại gia vị xuất xứ từ nước ngoài làm món ăn thêm phần hấp dẫn bởi màu vàng cam đặc trưng. Nghệ tây có mối liên hệ với ẩm thực Ấn Độ, Hy Lạp, và Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, nghệ tây còn có nhiều công dụng khác, như làm thuốc. Nghệ tây giàu mangan, vitamin C, magie, sắt, kali, và vitamin B6 – đã được sử dụng làm thuốc chữa đau bụng kinh, hen, tăng huyết áp, sốt v.v. Nghệ tây cũng đã được chứng minh là có hiệu quả làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, và chữa trầm cảm mức độ vừa. Hơn thế nữa, nghệ tây còn cho thấy có tiềm năng chữa ung thư.

3. Nghệ

Nghệ tạo màu sắc và hương vị cho thực phẩm. Nó đã được sử dụng làm thuốc nhuộm và đồ gia vị trong hàng ngàn năm qua. Thành phần hoạt tính chính của nghệ là curcumin, chất làm cho nghệ có màu vàng, vị cay và hương thơm; curcumin cũng là một chất chống viêm mạnh mẽ, đồng thời có khả năng chống oxi hóa mạnh nhờ trung hòa các gốc tự do, do vậy nghệ rất hữu dụng trong y học. Chứa sắt, vitamin B-6, kali, vitamin C, và kẽm, nghệ được chứng minh là hiệu quả trong chữa trị nhiều ốm đau và bệnh tật, như đau đầu, ợ nóng, viêm khớp, đau dạ dày, đầy hơi, sốt, trầm cảm, nhiễm trùng phổi. Nghệ cũng giúp kiểm soát tiểu đường và ngăn ngừa (hay thậm chí là chữa) bệnh ung thư.

4. Hạt thìa là Ai Cập

Hạt thìa là hay được dùng là thuốc chữa cảm cúm, thiếu máu, khó tiêu, kích thích sản xuất men tụy trong cơ thể.

Cây thìa là Ai Cập là gia vị chính tại Châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi, vùng Trung Đông. Hạt thìa là có vị nóng, hương thơm đặc biệt, thường được dùng trong làm món súp, món hầm, nước xốt v.v. Hạt thìa là Ai Cập cũng được sử dụng làm thuốc. Chứa nhiều sắt, magie, vitamin và khoáng chất, gia vị này hay được dùng là thuốc chữa cảm cúm, thiếu máu, khó tiêu, kích thích sản xuất men tụy trong cơ thể. Hạt thìa là Ai Cập cũng được sử dụng để chữa mất ngủ, sốt, nôn, tiêu chảy, trĩ, và hen, đồng thời được cho là làm tăng cường thị lực và chức năng tâm thần. Hơn thể nữa, một vài nghiên cứu cho thấy nó phòng ngừa được ung thư (đặc biệt là ung thư đại tràng) và tiểu đường.

5. Ớt

Ớt được nhiều người ưa chuộng bởi vị cay cuốn hút và tác dụng giải phóng hooc-môn, nhưng tác dụng của loại gia vị này không chỉ dừng ở đó. Ớt chứa vitamin A, vitamin B6, vitamin C, Canxi, magie, và kali, đồng thời cũng chứa những hợp chất alkaloid như capsaicin, được biết đến là làm tiêu tan đau đầu và ngạt mũi, chống viêm, giảm đau cơ, khớp, dây thần kinh. Các nghiên cứu cũng cho thấy capsaicin làm giảm nhẹ các triệu chứng có liên quan với bệnh thần kinh do đái tháo đường và bệnh vảy nến. Những ích lợi khác của ớt bao gồm có cải thiện tiêu hóa, giảm cân, cải thiện chức năng tim mạch, phòng ngừa ung thư (ruột và tiền liệt tuyến).

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đại Hải biên dịch

 TĐMVSK sưu tẩm

 

Cây dâm bụt, vỏ dưa hấu, rễ cây chuối già, lá ổi chữa bệnh tiểu đường

Cây dâm bụt, vỏ dưa hấu, rễ cây chuối già, lá ổi, Những vị thuốc chữa bệnh tiểu đường rất hiệu nghiệm ở ngay quanh bạn

Trong dân gian có rất nhiều cách trị tiểu đường bằng các loại cây thuốc nam đã được người dân áp dụng và cho thấy hiệu quả rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

Dưới đây là một số cây thuốc nam được đánh giá là tốt nhất hiện nay trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

  1. Cây dâm bụt

Tên gọi khác xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Cây mọc ở dưới chân núi nơi trống nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu. Hoa hái từ tháng 7-10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi. Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa. Liều dùng: hoa 6-12g. Vỏ rễ 3-10g.

Dưới đây là vài phương thuốc chữa tiểu đường:

  • Rễ dâm bụt tươi 30-60g. Sắc uống thay nước trà.
  • Rễ dâm bụt tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.
  • Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống. 
  1. Vỏ dưa hấu

Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài, phơi hay sấy khô. Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.

Tính năng: vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.

Liều dùng: 10-30g. Người bên trong có hàn thấp nhiều không nên dùng.

Để chữa tiểu đường có thể áp dụng cách như sau: Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống hàng ngày.

  1. Rễ cây chuối già

Thu hái và chế biến, đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi khô. Tính năng: Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp. Liều dùng: 30-120g. Người tỳ vị hư nhược không được dùng.

Dưới đây là cách chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

  • Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nát vắt lấy nước cốt hoà với mật ong uống, chia uống 3 lần trong ngày.
  • Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống trong ngày.
  • Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống hàng ngày. 
  1. Lá ổi

Thu hái và chế biến: Lá ổi hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi khô hoặc sấy khô. Quả hái lúc quả chín, ép lấy nước. Tính năng: Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết. Liều dùng: Khô 10-15g, tươi 15-30g. Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng.

Dưới đây là cách chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

  • Lá ổi 30g (tươi 50g), sắc uống thay nước trà
  • Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống
  • Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2lần/ ngày. Uống nhiều ngày.
  • Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắp tươi 100g. Nấu nước uống cả ngày.

 

TĐMVSK sưu tầm

Video dầu dừa + ớt + neem cải thiện nhanh “tỉ số an toàn tim mạch”

Video dầu dừa + ớt + neem cải thiện nhanh “tỉ số an toàn tim mạch”

101 công dụng của ỚT – Trà ỚT chữa 6 bệnh linh mục Lý Văn Ca

101 công dụng của ỚT – Trà ỚT chữa 6 bệnh linh mục Lý Văn Ca

Trà Ớt
1 đến 5 trái ớt thật cay to bằng ngón trỏ, xắt mỏng,
pha trong phích 2 lít nước sôi,
uống khi trà nóng cả ngày thay nước lọc.


Vào ngày 7:21 Thứ Bảy, 25 tháng 1 2014, tuyen mai <tuyenmai193…@gmail.com> đã viết:

 TOI THAY DUC ONG HOANG MINH THANG NOI VE RUOU OT HAY LAM,
NHUNG TOI THAC MAC LA 5 TRAI OT PHA MOT LIT NUOC
THI CAY LẮM LAM SAO UONG DUOC,
XIN LAM ON GIAI THICH GIUM,
RAT CAM ON.
***
2014/1/25 TDMVSK VN <[email protected]>
Kính thăm chị,
Chúng tôi đề nghị là 1 đến 5 trái ớt,
tùy theo người mới tập ăn, hoặc đã quen ăn ớt rồi.
Ngay dù chỉ nửa trái ớt cay pha uống trong 2 lít nước sôi cũng đã có hiệu quả tốt cho tim mạch.
Kính chúc chị an vui, khỏe mạnh.
Liên hệ chi tiết:
* Việt-Nam: [email protected] – ĐT: 0923704353
* Hoa-Kỳ  :  Kim Tuyến:   [email protected]  – ĐT: 580 763 2733
*  Úc châu   :  Hoàng Minh Hùng <[email protected]> ĐT: 0415 652 211
* Pháp và Châu Âu: SCHUMACHER  Trang < [email protected]>
– ĐT: 03 89 54 23 27
 

Dr. Christopher’s School of Natural Healing

 Rượu Ớt
Cayenne Extract 

http://www.drchristophersherbshop.com/SearchResults.asp?Search=cayenne&Submit=

 

 ALCOHOL EXTRACT

1 oz. hot

(180,000 HU)

2 oz.
(40,000 HU)

           Có  hai loại rượu ớt được giới thiệu ở đây. Một loại làm từ loại ớt có 40.000 đơn vị cay, loại thứ hai cay nhất với 180.000 đơn vị cay, được ngâm trong rượu ngũ cốc nguyên chất.

          Ớt cayenne là chất kích thích hoàn toàn nhất và chắc chắn nhất, được sử dụng trong y dược và trong nhà bếp như một gia vị. Ớt rất tốt cho hệ tuần hoàn. Nó cung cấp các nguyên tố mà cơ thể thiếu hụt vào trong cấu trúc của các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch để những mạch máu này phục hồi sự co giãn của tuổi trẻ khỏe mạnh, để cơ thể tự điều chỉnh huyết áp trở lại mức bình thường. Khi tĩnh mạch chất đầy chất nhày dính, làm máu khó lưu thông, thì huyết áp phải tăng lên để giúp máu luân chuyển. Lúc đó Ớt thật cần thiết để giúp điều hòa dòng máu khắp thân thể từ đầu đến chân. Ớt là chất kích thích hoạt động, chất dẫn truyền, và là chất gia tăng cường độ.

          Ớt tác dụng đến tim ngay lập tức rồi chuyển dần ảnh hưởng đến các động mạch, mao mạch, và thần kinh. Nhịp mạch không gia tăng, nhưng được mạnh mẽ hơn. Để điều hòa sự lưu thông máu, Ớt cung cấp sức nóng tự nhiên, và kích thích nhu động ruột, trợ giúp vào việc hấp thụ và bài tiết. Ớt tái tạo các mô trong bao tử. Nó cũng chữa lành chứng viêm loét bao tử và đường ruột.

          Ớt được dùng trong hầu hết các loại chườm đắp, thuốc dán, bó bột ở những cơ phận cần được tăng tốc chữa lành, hay những nơi cần đến sự thuyên giảm nhanh chóng như viêm khớp, thấp khớp, viêm túi hoạt dịch, đau nhức cơ bắp và những bệnh tương tự.

Theo truyền thống Ớt được sử dụng cho các trường hợp sau:

1.    viêm loét miệng

2.    bất tỉnh hay bất động do đứt mạch máu não hay do đột quỵ

3.    hẹp động mạch vành dẫn đến chứng thiếu máu và đột quỵ

4.    viêm khớp

5.    xơ vữa động mạch

6.    chảy máu, mất máu

7.    túi hoạt dịch

8.    viêm túi thanh mạc

9.    ung thư

10. miệng

11. bệnh thủy đậu, bệnh trái rạ

12. mỡ trong máu

13. lở môi

14. viêm ruột kết

15. cảm lạnh

16. tình trạng suy tim gây phổi có nước

17. táo bón

18. các bệnh  liên quan tới động mạch tim

19. ho

20. viêm bàng quang

21. bệnh suy thoái

22. tiêu chảy

23. tiêu hóa

24. ruột tá: khúc ruột non tiếp giáp với dạ dày

25. chứng khó tiêu

26. nôn mửa

27. gây nôn

28. mệt mỏi do làm việc gắng sức

29. sốt

30. sốt do virút herpes simplex

31. bệnh cúm

32. hoại tử

33. đau dạ dày – ruột

34. bệnh gút

35. bệnh xơ cứng động mạch

36. nhức đầu

37. tim

38. bệnh tim

39. chảy máu bên trong hay ngoài cơ thể

40. trĩ

41. thoát vị

42. virút gây lở miệng

43. bệnh sưng đầu gối (do quỳ nhiều để lau nhà…)

44. lượng mỡ trong máu quá cao

45. hội chứng kích thích ruột (đại tràng co thắt, viêm tràng có nhầy)

46. chức năng hệ miễn nhiễm

47. nhiễm trùng

48. viêm

49. bệnh cúm

50. chỗ tổn thương

51.Kidneys:                     

52. yếu sức, suy nhược

53. bệnh ngủ

54. bệnh sởi

55. nhức nửa đầu

56. hẹp van tim

57. viêm ruột kết

58. buồn nôn

59. chứng sạn thận

60. bệnh thần kinh do stress, lo lắng

61. bệnh quáng gà

62. không nhìn thấy nơí ánh sáng mờ hay ban đêm, do thiếu vitamin A

63. xương

64. tim đập nhanh

65. bệnh trự, trĩ

66. xơ vữa mạch vành

67. viêm màng phổi

68. băng huyết

69. sạn thận

70. thấp khớp

71. sốc, đột biến

72. đau họng

73. đau bụng và tiêu chảy (thường xen kẽ với táo bón)

74. đột quỵ

75. hỗ trợ

76. mệt mỏi, rã rời

77. viêm amidan

78. bệnh thương hàn

79. loét, ung, nhọt

80. nhiễm trùng đường hô hấp trên

81. sỏi đường tiết niệu

82. nhiễm trùng đường tiểu

83. bệnh có liên quan đến sỏi tiết niệu

84. nôn, mửa

85. vết thương

86. bệnh sốt vàng da


Liều lượng:

  • Ớt cay vừa: Dùng bổ sung chế độ ăn uống: 1 ống đầy (30 giọt) trong 1 ly nước nóng hay theo sự hướng dẫn của thày thuốc
  • Ớt thật cay: Dùng bổ sung chế độ ăn uống bắt đầu vói 1 giọt, rồi tăng dần lên hay theo sự hướng dẫn của thày thuốc.

 Dự trữ: Cất nơi thoáng mát, khô ráo.

 Viên Bột Ớt

Cayenne Capsules
http://www.drchristophersherbshop.com/Cayenne_Capsules.html  

 Thành phần: Ớt có độ cay 40.000 H.U.

Liều lượng: Dùng bổ sung chế độ ăn uống: Uống 2 viên trước mỗi bữa ăn với 340 ml nước (12 oz) hay theo sự hướng dẫn của thày thuốc.

Công dụng: như rượu Ớt.

Dự trữ: Cất nơi thoáng mát, khô ráo.

Ghi chú: Không dùng viên bột ớt khi đang bị đau vùng vụng, buồn nôn hay ói mửa. Đi đại tiện phân có máu, hoặc vẫn táo bón sau khi dùng thuốc xổ có thể là dấu hiệu báo có vấn đề nghiêm trọng. Ngưng dùng Ớt và đi gặp thày thuốc chuyên môn.

 

Dầu thoa bóp Ớt

Cayenne Heat Massage Oil

http://www.drchristophersherbshop.com/Cayenne_Extract.html

          Dầu Ớt dùng để thoa bóp rất tốt, nó giúp gia tăng lưu thông máu. Được các chuyên gia trị liệu bằng massage sử dụng nhiều.

Thành phần: Cayenne Pepper, Wintergreen & Menthol Crystals.

Theo truyền thống dầu Ớt được sử dụng cho các trường hợp sau:

1.    viêm họng

2.    hẹp động mạch vành dẫn đến chứng thiếu máu và đột quỵ

3.    viêm khớp

4.    xơ vữa động mạch

5.    hoạt động thể thao

6.    viêm cuống phổi

7.    túi hoạt dịch

8.    viêm túi thanh mạc                        

9.    bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

10. bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

11. thiếu máu chân mạn tính

12. cảm  lạnh

13. bệnh tim mạch

14. bệnh suy thoái

15. đau và cứng cơ bắp, khớp xương

16. viêm xơ

17. mao mạch yếu

18. bướu  cổ

19. bệnh gút

20. bệnh xơ cứng động mạch

21. bệnh Zona

22. bệnh sưng đầu gối (do quỳ nhiều để lau nhà…)

23. viêm

24. Chứng khập khễnh do thiếu máu xuống chân

25. viêm  màng não

26. tổn thương nhẹ

27. bệnh viêm lồi củ trước xương chầy

28. xương

29. Bệnh thoái hóa xương-sụn

30. Nhuyễn xương

31. xơ vữa mạch vành

32. chứng đau dây thần kinh do herpes zoster virus gây

33. bệnh thấp khớp

34. thấp khớp

35. bệnh còi xương

36. say sóng

37. bệnh giời leo

38. thuốc bổ sung  cho vận động viên

39. bong gân

40. cổ cứng

41. căng thẳng      

42. lồi củxương chày

43. bướu

44. giãn tĩnh mạch

 Cách sử dụng: Chỉ dùng ngoài da. Tránh thoa lên vùng da nhạy cảm, mắt và môi để phòng ngừa sự khó chịu tạm thời. Thoa và chà sát da với chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ.

Cất nơi thoáng mát, khô ráo.

 Chú ý: Chỉ dùng ngoài da.

Dầu Ớt đặc

Cayenne Heat Ointment

http://www.drchristophersherbshop.com/Cayenne_Ointment.html

      Công dụng

Loại dầu ớt nóng thấm sâu vào da này rất tốt cho cổ cứng, đau nhức cơ bắp, nhức đầu, đau nhức, cứng khớp, viêm khớp.

Đây là một trong những công thức cơ bản đã được dùng nhiều để nhanh chóng thuyên giảm đau nhức cơ bắp và khớp xương. Khi dùng chung với dầu dầu tái-tạo-mô-xương-sụn (complete tissue & bone ointment), dầu ớt gia tăng tốc độ tái tạo của các thành phần trong công thức tái-tạo mô-xương-sụn.

Thành phần: Ớt (40.000 H.U.), dầu dừa, dầu xanh,  Menthol Crystals, các tinh dầu khác và sáp ong.

Công dụng chữa trị tương tự như dầu thoa bóp Ớt

Cách sử dụng: Thoa ngoài da. Tránh thoa lên vùng da nhạy cảm, nhất làmắt và môi. Thoa và chà sát kỹ để tránh quần áo dính màu ớt. Nếu nấu bằng dầu olive thì cần cất vào tủ lạnh sau khi mở ra dùng..

Chú ý: Chỉ dùng ngoài da.

LM Hoàng Minh Thắng và Nhóm Tông Đồ Mục Vụ Sức Khỏe

 

 

January 22, 2014 | Số lần xem: 2,747

4 audio Ớt và bệnh Trĩ – Ung thư – Lợi ích – Lời khuyên khi dùng Ớt: do LM Hoàng Minh Thắng trình bày

4 audio Ớt và bệnh Trĩ – Ung thư – Lợi ích – Lời khuyên khi dùng Ớt: do LM Hoàng Minh Thắng trình bày

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2013/12/ot.png
Kính mời quý vị bấm TAM GIÁC phía trái để nghe

Lợi ích của ỚT

ỚT chữa bệnh TRĨ

ỚT diệt tế bào UNG THƯ

Lời khuyên khi dùng ỚT phòng chữa bệnh

GHI CHÚ
Liên hệ chi tiết:
* Việt-Nam: [email protected] – ĐT: 0923704353
* Hoa-Kỳ   : Tien Tran <[email protected]> – ĐT: (405) 821-1678
*  Úc châu   :  Hoàng Minh Hùng <[email protected]> ĐT: 0415 652 211
* Pháp và Châu Âu: SCHUMACHER  Trang < [email protected]>
– ĐT: 03 89 54 23 27

 https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/rainbow.gif

 Lợi ích của ớt là gì? Ớt giúp bạn như thế nào?

       Những lợi ích cho sức khỏe của Ớt gần như không thể tin được, nhưng danh tiếng của nó không ngừng phát triển giữa các nhà nghiên cứu cả hai bên Tây y và Đông y và Ớt xứng đáng như vậy.

       Ớt có thể làm tất cả mọi thứ từ tiêu diệt tế bào ung thư trong tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy cho tới việc ngưng một cơn tấn công nhồi máu cơ tim trong vòng 30 giây.

       Ớt làm tăng sự trao đổi chất bằng cách ảnh hưởng đến cấu trúc tĩnh mạch ngay lập tức .

       Ớt cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng vào trong cấu trúc tế bào của các mao mạch, tĩnh mạch, động mạch và giúp điều chỉnh huyết áp về mức bình thường.

       Một trong các sử dụng chính của Ớt là giúp điều hòa chứng cao huyết áp, và ớt cũng làm sạch động mạch, giúp cơ thể loại trử cholesterol xấu  LDL và triglycerides. Cũng nên biết rằng bệnh tim là bệnh có số tử vong cao nhất trong nhiều nước trên thế giới.

       Ớt cũng rất tốt cho dạ dày và đường ruột. Nó kích thích chuyển động của nhu động ruột và hỗ trợ việc tiêu hóa cũng như thải trừ độc tố. Khi uống, nó làm ấm cơ thể và thậm chí còn được một số bác sĩ thảo dược dùng để hồi phục lại da thịt đã chết do bị tê cóng.

       Mặc dù có vị cay nóng, xem ra thì nghịch lý, nhưng Ớt lại thực sự tuyệt vời cho tái tạo lại các mô trong dạ dày, tạo điều kiện cho việc chữa lành bệnh loét dạ dày và loét ruột. Ớt chữa lành vết loét không phải là một cái gì đó nên lưu ý tới mà đã có nhiều chứng từ rất ấn tượng từ bác sĩ Christopher và nhiều người khác.

 ỚT VÀ SỨC KHỎE TIM MẠCH

       Tác dụng của ớt trên cơ thể thật là ấn tượng. Ớt tác dụng đến tim ngay tức khắc.

       Một trong những chứng từ hay nhất của bác sĩ Christopher trong sự nghiệp lâu dài của ông là cách mà ông có thể làm ngưng ngay một cơn tấn công nhồi máu cơ tim khi giúp cho bệnh nhân uống được một ly trà ớt nóng. Bác sĩ Christopher nói, ” Một muỗng cà phê ớt sẽ đưa bệnh nhân thoát ra khỏi cơn tấn công nhồi máu cơ tim. “

       Khi bị xuất huyết, dù bên trong hay bên ngoài cơ thể, nếu bệnh nhân có thể uống một ly trà ớt nóng, bác sĩ Christopher nói: “…khi bạn đếm tới 10 thì máu đã ngưng chảy rồi. Thay vì tất cả áp lực tập trung nơi vết cắt, huyết áp trở nên điều hòa trong toàn thân gồm cả nơi vết cắt nhờ đó cục máu đông được tạo thành nhanh chóng để hàn vết thương.

       Có lẽ bây giờ bạn có thể thấy lý do tại sao ớt được coi là một thảo dược kỳ diệu. ” Với hơn 700.000 ngàn người Mỹ trải qua một cơn đột quỵ mỗi năm và gần nửa triệu người chết hàng năm vì bệnh tim hay các vấn đề liên quan đến tim mạch, nếu người ta biết sử dụng ớt, con số thống kê trên sẽ giảm xuống rất nhiều.

Cách dùng Ớt như thế nào? Lý tưởng nhất là uống trà Ớt.

       Trà Ớt, nêu bạn uống cách trung thành, sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch cũng như cấu trúc tĩnh mạch của bạn. Uống với nước cất nóng ấm, nhưng nếu không có sẵn nước cất, dùng nước tinh khiết thay thế. Bắt đầu bằng hòa ¼  muỗng cà phê trong một ly nước nống rồi uống. Đừng lo, bạn sẽ quen dần với vị cay.

       Tất nhiên, bạn cũng nên biết về các đơn vị cay (H.U.) để đánh gía lượng cay của các loại Ớt. Đa số Ớt có đơn vị cay từ 30.000 đến 50.000 H.U.

       Một số, như bột cayenne Birdseye ở Phi châu có độ cay từ 90.000 đến 140.000 H.U. Nếu bạn dùng loại Ớt này thì hãy giảm liều lượng lại cho tới khi cơ thể quen dần.

       Một lợi ích khác của ớt là đặc tính kháng nấm của nó. Tính kháng nấm của Ớt Cayenne kháng rất đáng kể mặc dù đó không phải là lợi ích chính. Ớt đã được chứng minh trong một số nghiên cứu có khả năng chống lại Phomopsis và Colletotrichum – là hai loại nấm gây bệnh.

        Những nấm gây bệnh này ảnh hưởng đến các loại trái cây đặc biệt là dâu tây và không liên quan trực tiếp đến con người. Hiện nay, lợi ích của Ớt cho hệ thống miễn dịch cũng là đối tượng nghiên cứu được tiến hành bởi nhiều công ty thực phẩm chức năng và vi sinh vật.

       Sau đây là danh sách khá đầy đủ của tất cả những gì Ớt có thể làm cho sức khỏe của bạn và vì sao bạn nên dùng Ớt như một thành phần trong chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày của bạn. (Trích từ cuốn School of Natural Healing của bác sĩ John R. Christopher.)  “Capsicum” là một thuật ngữ khác của Ớt được dùng thay đổi nhau.  Đó là cách bác sĩ Christopher gọi Ớt cayenne trong cuốn sách của ông.

GHI CHÚ:

        Dùng ớt tươi tốt nhất. Bên Mỹ vì không có sẵn ớt tươi bán ngoài thị trường nên dùng ớt bột. Độ cay của ớt bột thường dùng từ 30.000 H.U lên đến 190.000 H.U.

        Phương cách chung để lượng gía độ cay đơn giản là nếm thử.

        Sau đây là bảng phân loại độ cay của dược sĩ người Mỹ Wilbur Scoville:  (H.U: đơn vị cay)

  • Cay nhẹ: 0 tới 5,000 HU
  • Cay trung bình: 5,000 tới 20,000 HU
  • Khá cay: 20,000 tới 70,000 HU
  • Thật cay: 70,000 tới 125,000
  • Quá xá cay, gây khó chịu: 125,000 tới 500,000
  • Cực cay, gây sốc: 500,000 tới 1,250,000
  • Cay chết người: 1,250,000 tới 16,000,000 HU

        Loại ớt xanh ngọt, không chứa capsaicin, có độ cay là 0.

        Loại ớt tươi hay ớt bột chúng ta thường dùng có độ cay từ 30.000 tới 50.000 đơn vị, đó là loại ớt mà các lợi ích và công dụng của nó được đề cập đến trong các bài.

          Độ cay của ớt bột ở các nước Tây Âu hay Mỹ thường có ghi trên bao bì. Ở VN chúng ta tự lượng mức ớt tươi các loại để dùng theo khả năng chịu cay lúc đầu của chúng ta rồi tăng dần lên. Xin quý vị chia sẻ kinh nghiệm dùng loại ớt gì với liều lượng bao nhiêu, đạt được kết qủa nào cho sức khỏe để giúp ích cho nhau. Xin cám ơn nhiều.

 NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ỚT CAY

        – Ớt là một thảo dược rất tốt cho hệ tuần hoàn trong đó ớt cung cấp các yếu tố cần thiết cho các cấu trúc tế bào của các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch để các mạch máu lấy lại độ đàn hồi của tuổi trẻ, và huyết áp tự điều chỉnh lại bình thường. Nó xây dựng lại mô trong dạ dày, chữa lành loét dạ dày và loét ruột; giúp cân bằng lưu thông máu. Ớt tạo sự ấm áp tự nhiên trong cơ thể, và kích thích sự chuyển động của nhu động ruột. Ớt hỗ trợ trong việc hấp thụ và thanh lọc.

       – Ớt điều hỏa dòng chảy của máu từ đầu đến chân để áp huyết được quân bình. Ớt ảnh hưởng đến tim ngay lập tức, rồi dần dần mở rộng ảnh hưởng của nó đến các động mạch, mao mạch và thần kinh (tần số của nhịp mạch không tăng, nhưng khỏe hơn).

.         – Máu lưu thông tốt; cơ thể ấm áp; đặc biệt cho chứng giãn tĩnh mạch; cân bằng huyết áp ngay lập tức.

       – Ớt hữu ích trong việc làm giảm dị ứng, co cứng cơ bắp, cải thiện tiêu hóa, cung cấp năng lượng, và giúp chữa lành vết thương với với ít mô sẹo nhất.

       – Ớt là thuốc kích thích giảm đau ở vùng gần da; nó mang máu đến bề mặt và cho phép các độc tố được lấy đi.

       – Trong một bài báo đưa tin về ngày 16 / 3 / 2006 của Reuters, thành phần chính trong Ớt, capsaicin, đã được tìm thấy để tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Đây là những gì bài báo nói:

       “Capsaicin đã dẫn 80 phần trăm tế bào ung thư tuyến tiền liệt của con người trong chuột thí nghiệm vào trong một tiến trình được gọi là apoptosis (sự chết của tế bào), các nhà nghiên cứu cho biết. Khối u ung thư tuyến tiền liệt ở những con chuột được cho ăn capsaicin chỉ còn khoảng 1/5 kích thước của khối u ở chuột không được điều trị, các nhà nghiên cứu đã báo cáo trong tờ tạp chí nghiên cứu ung thư. “Capsaicin có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong môi trường nuôi cấy. Tiến sĩ Soren Lehmann của Trung tâm Y tế Cedars-Sinai và Đại học California Los Angeles Trường Y khoa cho biết. “


          – Capsicum hỗ trợ nhịp mạch tự nhiên của nội tạng và các hoạt động bên trong của các tuyến nội tiết, tuần hoàn, bạch huyết, và hệ thống tiêu hóa. Nó đã được sử dụng rất thành công để điều trị bệnh sốt phát ban do ve Rickettsia rickettsi.  Là chất kích thích tích cực nhất để hỗ trợ và tái tạo sinh lực cho người yếu ớt hoặc mệt mỏi.

        – Đây là một loại thuốc có giá trị lớn trong việc thực hành, và có thể được sử dụng một cách an toàn trong mọi trường hợp bệnh, nâng cao và duy trì thân nhiệt khỏe mạnh, gây toát mồ hôi, và tăng năng lực. Nếu dùng bột Ớt. Hòa ½ – 1 thìa càphê đầy trong nước nóng hay nước có pha mật ong.

        – Tiến sĩ Coffin bao gồm ớt cayenne trong một công thức bột thuốc của ông để khôi phục lại chức năng bình thường của cơ thể trong các giai đoạn khác nhau của thời kỳ thai nghén và sinh con. Đối với người ốm nghén ông đề nghị phối hợp White poplar bark, agrimony, centaury, raspberry leaves, yarrow and rhubarb, mỗi thứ  ¼  ounce, ngâm trong hai lít nước, lọc lại, và thêm vào lúc còn nóng 2 muỗng cà phê bột ​​quế, 1/2 thìa cà phê đầy Ớt. Bệnh nhân cứ mội 3 tiếng uống 1 một muỗng canh cho đến khi hết các triệu chứng, nếu chưa thuyên giảm, hãy gây nôn và lập lại nếu cần thiết.

       – Tuyệt vời cho chứng ợ nóng.

       – Capsicum là một chất gây xung huyết da mạnh mẽ.

       – Capsicum là một chất kích thích thần kinh nói chung, là thuốc đặc trị cho chứng mê sảng của người nghiện rượu nặng.

       –  Hỗ trợ cho bệnh gút, tê liệt, cổ chướng, viêm màng nhĩ, và trong giai đoạn suy nhược của  cơn sốt.

       –  Cho bệnh tràng nhạc, khó tiêu, đầy hơi, thuốc tống hơi tuyệt vời.

       –  Cho viêm họng, súc miệng (chuẩn bị nước súc miệng với mật ong rồi thêm ớt vào); cho co thắt và ho, ợ nóng và tiêu chảy.

       – Cho phép dạ dày yếu tiêu hóa thức ăn; cho suy nhược khó tiêu, đặc trị cho bệnh trĩ, chữa trị sốt liên tục; kiểm soát chứng rong kinh, làm giảm chứng say xe.

       – Đối với chứng mê sảng vì say rượu, tốt hơn để bệnh nhân giữ lại và tiêu hóa thức ăn

       –  Capsicum đặc biệt hiệu quả trong viêm amiđan và viêm họng của bệnh ban đỏ và bệnh bạch hầu, không có ứng dụng hiệu quả nào mạnh như súc miệng hoặc rửa với ớt.

       – Thúc đẩy tiêu hóa, làm giảm cơn đau tử cung, xóa bỏ các tắc nghẽn kinh nguyệt, cho sưng họng, cho tất cả các bệnh về cổ họng, sử dụng như thuốc cao dán với mật ong cho đau thấp khớp, đau các khớp, bệnh gút, sưng, vv. Sử dụng ngoài da như dầu xoa bóp, thoa ấm hoặc nóng cho viêm khớp và thấp khớp, súc miệng cho bệnh sốt ban đỏ, sử dụng nước sắc ớt cho loét miệng, viêm họng hay viêm amiđan.

       – Ớt là một phương thuốc tuyệt vời cho cảm lạnh; trộn với bột du trơn (slipperry elm) và mật đường (molasses) hoặc mật ong, và  dùng trong ngày, cũng tuyệt vời cho viêm họng và ho.

       – Ớt trộn với pennyroyal (một loại thảo dược) uống trong ba ngày sẽ trục xuất nhau còn lại do bị sẩy thai.

       – Giúp giảm bớt đau răng, giữ gìn răng không bị hư, và khi thoa trên nướu răng sẽ ngăn ngừa bệnh nha chu.

       – Tuyệt vời cho các loại xuất huyết bên trong, (nấu nước sắc với bethroot hoặc star root);

       – Capsicum là một phương thuốc quan trọng trong bệnh dịch tả; Capsicum giúp ngừng nôn mửa, kết hợp muối ăn, mỗi thứ 15 g, 1/2 lít giấm tốt, uống mỗi lần 1 muỗng canh.

       – Trong bệnh đau lưng mãn tính, làm thuốc dán ớt với tỏi, hạt tiêu, và bồ đề (storax).

        • Để làm thuốc tống hơi, hãy làm thuốc với các phần bằng nhau của Ớt, rhubarb và gừng hay lô hội.

       • Kết hợp Ớt với cinchona cho hôn mê; cho bệnh gút và trong giai đoạn phát triển của bệnh thấp khớp (rheumatism).

       • Kết hợp với asafoetida và rễ ngọt flag hoặc long não (camphor) trong dạng thuốc viên

       • Capsicum hoạt động mạnh mẽ trên các màng nhầy; cho khàn tiếng và đau cổ họng, súc miệng bằng trà ớt.

       • Ngâm Ớt vào giấm táo nóng, sẽ bảo tồn mọi chất sống có trong Ớt. Giấm táo là một loại thuốc dễ tiêu tuyệt vời.

       • Ớt nguyên trái ngâm trong sữa rất thành công trong việc đắp làm giảm sưng và giảm các khối u cứng.

       • Nước sắc hỗn hợp Ớt, quế và đường là thức uống quý cho người bị mê sảng vì say rượu nặng vìa nó thỏa mãn việc khát rượu. Một lượng 10 grains bột hạt ớt hòa trong 30 ml nước nóng, 2-3 lần một ngày, thường cho hiệu quả tuyệt vời trong các trường hợp mê sảng vì say rượu nặng.

       • Capsicum có thể được sử dụng trong điều trị vết rắn cắn.

       • Lá Ớt được dùng để chữa vết loét và nhức đầu như trái Ớt.

       • Capsicum được uống để trị chứng khó tiêu và đầy hơi. Thoa đắp bên ngoài dưới dạng dầu mỡ, thuốc dán, thưốc đắp, v.v.. để giảm thấp khớp và đau lưng.

       • Uống Ớt có thể kích thích phản xạ của túi mật.

       • Capsicum hoặc có chứa cholagogue, chất kích thích túi mật hoạt động, hoặc hoạt động như một tác nhân kích thích mạnh mẽ các niêm mạc tá tràng.

       • Ớt là tác nhân chống lại chứng biếng ăn, tắc nghẽn gan, và các vấn đề về mạch máu. Ớt có hiệu quả cao trong việc làm tan trĩ, và có hiệu quả tương tự trên chứng giãn tĩnh mạch. Các kết quả được cho là do alkaloit hoặc glucosides trong ớt.

       • Một lượng quá nhiều ớt (trên 20 gram) có thể gây đi tiêu thường xuyên .

       • Cayenne kích thích sự thèm ăn, đặc biệt khi khí hậu nóng có xu hướng làm cho biếng ăn. Nước bọt là chìa khóa mở cánh cửa tiêu hóa. Ớt kích thích nước bọt tiết ra nhiều.

       • Capsicum có thể có giá trị trong việc ngăn ngừa và điều trị các cục máu đông.

       • Ớt giúp giảm đau, rất hữu hiệu khi dùng như thuốc đắp cho thấp khớp, viêm, viêm màng phổi, khi uống trà Ớt cũng có cùng hiệu quả. Làm thuốc đắp lên các vết lở và vết thương rất tốt. Ớt là chất kích thích khi uống vào bên trong như chất chống co thắt. Tốt cho thận, lá lách và tuyến tụy. Tuyệt vời cho chứng cứng hàm. Sẽ chữa lành đau loét dạ dầy. Ớt là thuốc đặc trị hiệu quả cho chứng sốt vàng da, cũng như các loại sốt khác và có thể uống dưới dạng viên tiếp theo là môt ly nước.

 

Tham khảo thêm: 101 công dụng của Ớt .

 

DÙNG ỚT CHỮA BỆNH TRĨ

       Bằng cách uống một ly trà ớt hàng ngày, bạn sẽ làm giảm sưng, giảm viêm nơi các tĩnh mạch và mạch máu ở toàn thân trong đó có bao gồm ruột thẳng và vùng hậu môn.
Bác sĩ John R. Christopher, kể lại câu chuyện của một vận động viên thể hình mắc bệnh trĩ nghiêm trọng tới nỗi anh phải đeo dây đai đặc biệt để giữ cho trĩ ở yên  chỗ.
Sau khi uống trà ớt đều đặn hàng ngày, anh bỏ dây đeo vì trĩ đã trở lại bình thường.

t hoạt động như thế nào để chữa bệnh trĩ?

       Ớt giúp các mao mạch, tĩnh mạch và động mạch lấy lại độ đàn hồi của chúng như thời tuổi trẻ khỏe mạnh. Khi cấu trúc tĩnh mạch đầy các chất nhầy, máu sẽ ” dày đặc như có chất dính ” làm khó lưu thông.

       Ngay lúc uống một  ly trà ớt nóng (càng cay càng tốt), ớt sẽ lập tức làm ấm hệ thống, đánh tan chất nhầy và đưa chất dinh dưỡng dồi dào đến tim tức khắc rồi dần dần ảnh hưởng đến các động mạch.

       Vì bệnh trĩ là tình trạng viêm sưng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, ớt sẽ giúp chữa lành tình trạng này.

       Cách tốt nhất là uống trà ớt nóng, từ nửa tới một thìa cà phẻ bột ớt hay rượu ớt (khoảng 1 trái ớt tươi), ngày ba lần. Nếu bạn thấy khó uống nóng, thì uống ấm cũng tốt. Uống nóng sẽ giúp đưa các chất dinh dưỡng vào trong các tế bào, sẽ giúp lưu thông máu, quân bình huyết áp nhanh hơn. Nếu bạn chưa quen uống ớt, hãy bắt đầu bằng lượng nhỏ rồi cứ vài ngày tăng dần lượng ớt lên.

       Đơn giản nhưng hiệu quả. Hãy kiên nhẫn và thử trong một tuần, bạn sẽ sẽ thấy thêm nhiều lợi ích cho sức khỏe khác. Các căn bệnh mãn tính có quá trình nhiều năm, nếu chúng ta mong nó hết trong ngày một ngày hai thì không thực tế, đó là ngoại lệ, không phải là quy luật bình thường. Nhưng cũng đã có một số trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh trĩ chỉ trong 1-2 ngày.  Hãy kiên nhẫn và bạn sẽ thấy kết quả.

       Bạn cũng nhớ thực hành nhai-súc-miệng bằng dầu dừa và dùng dầu dừa để nấu ăn. Đây là hai liệu pháp cơ bản cần thiết để tăng-cường-sức-khỏe và phòng-chữa-bệnh cho hầu hết các trường hợp, và theo  Chế độ ăn uống không chất nhầy (Mucusless Diet)

       Bằng cách ăn uống Ớt và phối hợp với các liệu pháp tự nhiên đơn giản mà kỳ diệu, bạn sẽ phục hồi sức khỏe và tiết kiệm được môt ngân khoản to lớn cho gia đình bạn.

Chia sẻ kinh nghiệm chữa lành:

1/ Tôi đã uống trà ớt một thời gian nhưng không đều đặn. Nói chung tôi chỉ uống khi bị cảm lạnh. Gần đây tôi uống ¾ thìa càphê ớt bột trong một ly nước nóng mỗi ngày để xem trà ớt giúp cho chứng cao huyết áp của tôi như thế nào. Tôi bị bệnh trĩ đã nhiều năm và nhận ra bệnh trĩ đã thuyên giảm thấy rõ trong vài ngày qua.
          Don – Weymouth Dorset, UK

2/ Tôi không nói phóng đại lên đâu, thực sự căn bệnh sa búi trĩ  của tôi đã khỏi trong hai ngày khi tôi bắt đầu uống trà ớt đều đặn trở lại. Tôi uống trà ớt với nửa thìa cà phẻ bột ớt đầy có thêm lát chanh vắt. Tôi uống nóng ở độ có thể thấy hơi nước đọng ở ly. Hiệu quả thật lạ thường!

          Glenn Reschke

3/ Tôi bị loét bao tử và bệnh trĩ nặng gây nhiều phiền phức và đau đớn. Chỉ trong vòng một tuần uống trà ớt, cả hai căn bệnh mãn tính này đã rút lui.

          Dean C. Los Angeles, California

ỚT CÓ THỂ TIÊU DIỆT TẾ BÀO UNG THƯ KHÔNG?

Nhiều Nghiên cứu Y Khoa Độc lập (Multiple Independent Medical Studies) chứng minh thành phần tích cực Capsaicin được tìm thấy trong Ớt Cayenne tiêu diệt các tế bào ung thư.

          Trong các nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại Nhật Bản, Anh quốc và Hoa Kỳ, capsaicin, hợp chất chuyển hóa thứ cấp (secondary metabolite) quan trọng được tìm thấy trong ớt cayenne (và các loại ớt cay khác), đã được chứng minh là tạo cho các tế bào ung thư phải trải qua quy trình sinh học “apoptosis” một hình thức tế bào tự-hủy hay tự-chết.

          Đây là thông tin mang tính đột phá mà bạn đã không nghe nói về nó. Trong thực tế điều này có nghĩa gì?

          Hãy nghĩ đến điều này: Ớt Cayenne và các loại ớt cay khác chứa capsaicin đã được chứng minh trong các nghiên cứu y khoa là giết các tế bào ung thư bạch cầu, phổi, tuyến tụy và tuyến tiền liệt! Điều này rất quan trọng cần cho mọi người biết!

          Một nghiên cứu, như được thực hiện bởi Hiệp hội Hoa kỳ Nghiên cứu Ung thư (American Association for Cancer Research), báo cáo rằng capsaicin có khả năng giết chết tế bào ung thư tuyến tiền liệt bằng cách buộc chúng phải trải qua quy trình sinh học “tự hủy của tế bào” (apoptosis).

          Nghiên cứu cho biết capsaicin , ” … có tác dụng mạnh mẽ chống lại sự tăng nhanh trên tế bào ung thư tuyến tiền liệt, gây ra quá trình “tự hủy của tế bào” của cả hai dòng: thụ thể nội tiết tố androgen dương tính (androgen receptor-positive) và tế bào ung thư tuyến tiền liệt âm tính… “

          Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho biết: ” Tóm lại, dữ liệu của chúng tôi cho thấy capsaicin, hay một chất tương tự hoặc có liên quan, có thể có một vai trò trong việc chế ngự ung thư tuyến tiền liệt. “

Bằng cách nào ớt CAYENNE tiêu diệt tế bào ung thư?

          Các nghiên cứu cho biết capsaicin là phần tử được chứng tỏ là tiêu diệt tế bào ung thư. Capsaicin là gì? Capsaicin là thành phần quan trọng trong Ớt thuộc giống  Capsicum của gia đình Solanaceae trong đó Ớt cayenne là thành viên.

          Nó là một hợp chất hóa học kích thích dây thần kinh cảm giác chemoreceptor nerve endings) và màng nhầy của bạn. Hơn nữa, capsaicin là một hợp chất trong những nhóm capsaicinoids và được ớt trao cho hoạt động chuyển hóa thứ cấp (secondary metabolite).

          Chính capsaicin làm cho Ớt cay, và chính capsaicin tạo phản ứng nơi màng nhầy.

          Tiếp theo, theo tường thuật của đài phát thanh BBC, một nghiên cứu khác tiến hành tại Đại học Nottingham ở Anh quốc chứng tỏ rằng chính là hợp chất capsaicin có khả năng kích hoạt quá trình tự hủy của tế bào (apoptosis) trong tế bào ung thư phổi và tuyến tụy.

          Cũng đã có một số nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy hợp chất capsaicin tự nhiên trực tiếp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào bạch cầu.

          Như vậy, điều này có nghĩa là một loại thuốc ung thư mới sẽ ra đời nhanh chóng? Không, khó có thể xảy ra như vậy được. Tại sao?

          Trong bài viết được phát thanh bởi đài BBC, Josephine Querido, nhân viên thông tin về ung thư tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư UK (Cancer Research UK) nhận xét rằng: “Nghiên cứu này không cho thấy rằng ăn nhiều lượng ớt sẽ giúp phòng ngừa hay điều trị ung thư. Các thử nghiệm cho thấy chiết suất Ớt diệt các tế bào ung thư được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, nhưng điều này chưa được thử nghiệm để xem Ớt quả là an toàn và hiệu quả ở người. “

          Ôi !!! ” … không chịu thử nghiệm để xem Ớt quả thực an toàn và hiệu quả ở người” !!!

          Biết bao con người ăn ớt cay các loại, ớt cayenne và các loại thực phẩm giàu chất capsaicin khác hàng ngày trên toàn thế giới trong nhiều thế kỷ.

          Họ hoàn toàn được an toàn. (Tất nhiên, sử dụng điều độ khi ăn ớt. Họ đang an toàn, nhưng ăn quá nhiều thì có thể gây nôn mửa. Điều độ trong tất cả mọi sự là khôn ngoan.)

          Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy một viên thảo dược chữa ung thư nào vì  nó sẽ chấm dứt các ngân khoản hàng tỷ dollars cho việc nghiên cứu ung thư. Không đề cập đến thực tế là tiến bộ này sẽ kết thúc hàng tỷ, hoặc gần tỷ dollars thu được từ việc ” điều trị”  bệnh ung thư.

          Diễn viên hài Bill Maher đã nhận xét đúng: Các công ty dược phẩm (và các thành viên đồng phe khác) nhận ra từ lâu rằng có nhiều tiền kiếm được từ bệnh tật hơn là tiền thu được trong việc chữa trị thực sự cho con người.

          Tuy vậy hiện nay, y học phương Tây đã chứng minh trong một thời điểm đáng kinh ngạc của sự trung thực rằng capsaicin, một hợp chất trong ớt cayenne và các loại ớt cay khác, thực sự giết chết tế bào ung thư. Thực là tuyệt vời! Chúng ta hãy chờ xem điều tiếp theo chính phủ sẽ làm gì với chứng minh khoa học này!

          Các cơ sở y tế ở đất nước này biết phương pháp của họ không tác dụng và trong một khoảnh khắc trung thực làm chứng xác thực trong một nghiên cứu rằng, Con đường hiện tại để chiến đấu với ung thư dựa chủ yếu vào việc sử dụng các hóa chất và bức xạ, tự bản thân nó gây ung thư và có thể thúc đẩy việc tái phát và phát triển bệnh ung thư di căn.” Nguồn trích dẫn trên đến từ “Thành phần và Phương pháp cho việc Điều trị và Phòng chống Bệnh lý bao gồm cả ung thư ”  (1997).{ “Compositions and Methods for Treating and Preventing Pathologies Including Cancer” (1997).}

          Có loại thực phẩm nào có thể làm cho bệnh ung thư bước vào giai đoạn thuyên giảm được không? Có. Rau – đặc biệt là rau xanh. Rau phải không ? Vâng, Rau.

          Đây là một trong những giai thoại được ghi chép thành văn bản mà bạn có thể thấy thú vị.

          Theo báo cáo trong một bài báo trên tờ San Francisco Chronicle vào ngày 21/10/2004, Rudy Tomjanovich, hai lần vô địch NBA, huấn luyện viên của đội Houston Rockets, đã có thể đảo ngược bệnh ung thư bàng quang của ông bằng cách theo chế độ chỉ ăn rau trong hai tháng.

          Bài báo viết:  “Hai năm trước, Rudy Tomjanovich được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang … Ông chỉ ăn rau sống trong hai tháng, giảm gần 15 kg và không còn mặc vừa quần áo nữa. Tái sinh là từ chính xác để diễn tả,” Tomjanovich, người được công bố là hết ung thư nói như vậy vào tháng 10 vừa qua. ( para. 6 ) .

          Câu chuyện của Tomjanovich không phải là chuyện duy nhất. Có rất nhiều người đã đảo ngược tình trạng bệnh ung thư qua chế độ ăn nhiều chất xơ, rau, trái cây và ngũ cốc, kể cả bác sĩ Lorraine Day, một bác sĩ được đào tạo theo truyền thống phương Tây đã đánh bại bệnh ung thư vú.

KẾT LUẬN:

          Bây giờ chúng ta biết rằng ớt cayenne, hoặc bất kỳ thực phẩm tập trung nhiều capsaicin khác, và rau xanh đi một chặng đường dài trong việc đảo ngược bệnh ung thư. (Các chuyên gia dược thảo cũng đã khẳng định rằng chaparral có hiệu quả trong việc giảm bớt bệnh ung thư, đề tài này chúng ta sẽ nói vào dịp khác.)

          Những lợi ích cho sức khỏe của ớt đang được biết đến ngày càng nhiều hơn Nó được chứng minh là một hỗ trợ có thể đảo ngược bệnh tim, kẻ giết người số một ở Mỹ.  Nhưng Ớt còn có cả trăm công dụng khác nữa.
          Vậy bạn hãy nghĩ đến việc thêm Ớt vào trong chế độ ăn uống hàng ngày cho sức khỏe của bạn. Bạn có thể uống một ly 90-120ml nước ấm với ¼ muỗng càphẻ ớt bột hàng ngày. Nếu nó vẫn còn quá mạnh đối với bạn, hãy bắt đầu bằng 1 viên bột ớt một ngày.

 CHỨNG TỪ:

1/ Bạn tôi đã hết ung thư tuyến tiền liệt nhờ Ớt. Ung thư đã bước sang thời kỳ cuối cùng ở giai đoạn 4. Bác sĩ nói rằng anh chỉ sống được 6 tháng nữa mà thôi. Tới nay đã 2 năm kể từ ngày chẩn đoán, anh không còn mang căn bệnh này nữa. Tôi hoàn toàn đồng ý với những thông tin về Ớt qua video này. Cám ơn về những tài liệu quý giá này.
LiveFromTheFridge
 (from YouTube video “Can Cayenne Pepper Cure Cancer” at http://www.youtube.com/all_comments?v=TJ7ngGoCCt8&email=comment_received.)

Hai vợ chồng tôi đã trên 50 tuổi.  Chúng tôi bắt đầu uống trà Ớt để xem Ớt có giúp gì chăng. Bạn thử đoán xem nào. Ớt giúp cho vợ tôi được tỉnh táo. Vợ tôi bị chứng ngủ rũ rượi (narcolepsy), nhưng từ khi cô uống một viên ớt trước mỗi bữa ăn, những cơn ngủ gục ban ngày đã hết.  Trước đó, bác sĩ cho cô đủ mọi loại thuốc khác nhau nhưng không giúp gì được. Ớt thật tuyệt diệu. 

Nick Sexton – Des Moines, Iowa

2/ Tôi được bác sĩ tiết niệu cho biết tôi bị tiền ung thư tuyến tiền liệt với chỉ số PIN cao. Bác sĩ cho biết thêm ông không thể chữa gì cho tôi được. Tôi không chấp nhận kết luận đó và bắt đầu nghiên cứu trên Internet.

Khoảng 10 vài tháng trước đây tôi bước vào chương trình chữa trị bằng nước (3 lít nước mỗi ngày với muối biển (celtic sea salt) và Ớt cayenne. Đầu chương trình, nồng độ PSA toàn phần (tPSA) của tôi là 7,8 và nồng độ PSA tự do (fPSA) của tôi là 10,5 ; cả hai số đều không tốt.

Tôi bắt đầu với 1/4 muỗng cà phê và tăng dần lên đến 3 muỗng càphẻ đày một ngày cách nhanh chóng. Tôi cũng uống nước ép rau xanh như: lá bó xôi (spinach), ngò tây (parsley), ngò rí (cilantro), và cảrốt, 360ml đến 600ml mỗi ngày.

Khi đi xét nghiệm lại, kết qủa tuyệt vời: tPSA toàn phần là 3,8 ; fPSA tự do là 21,5 . Tỉ số fPSA / tPSA = 21,5 / 3,8 = 5,66 > 0,15

Tỷ lệ PSA tự do/ PSA toàn phần (fPSA/ tPSA) được đánh giá để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt khi nồng độ tPSA nằm trong khoảng từ 4 đến 10 ng/mL.Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao nếu tỷ lệ fPSA/ tPSA 0,15 (15%)

Thật là một thay đổi đáng kể. Tôi rất vui mừng. Huyếp áp của tôi là 103 / 65, nhịp tim 53. Tôi không uống thuốc tây. Trước đây huyêt áp 135 / 75, nhịp tim 68. Ớt dường như duy trì huyết áp cho tôi ở  mức tốt thường xuyên trong khoảng 102 – 106

Ngoài ra chứng rối loạn nhịp tim của tôi cũng không còn nữa. Với Ớt, tôi không còn lo ngại các triệu chứng này xảy ra trong tương lai.
            Earl Kielley – Middleton, WI

Lời khuyên cho những ai uống trà Ớt mà có dạ dày nhạy cảm

         Khi uống vào, ớt làm nóng miệng cho đến khi bạn quen với nó. Nó cũng có thể gây nóng và khó chịu ở dạ dày cũng như đường ruột cho đến khi được đưa ra ngoài.

        (Thông thường  lúc đầu dùng ớt, bạn sẽ thấy nóng khi đi ngoài)

         Nếu bạn có dạ dày nhạy cảm, và muốn uống trà ớt, những cách sau đây sẽ giúp bạn:

       • Hãy thử uống ớt với nước ép cà chua, càrốt. Nước cà chua giúp bạn uống ớt dễ nhất.

       • Uống ớt sau khi bạn ăn nhiều rau. ớt dường như kết hợp rất tốt với khoai tây.  

       • Cố gắng nuốt vài viên bột du trơn (slippery elm) trước khi bạn uống ớt. Slippery elm là một trong những thực phẩm hay thảo dược làm dịu êm nhất trong tự nhiên.

        Hầu hết các khó chịu của việc uống trà ớt là do uống lúc bụng đói, nhưng nó lại giúp cho các mô dạ dày khỏe mạnh.
        Bạn cũng sẽ nhận thấy nếu bạn uống ớt một khoảng thời gian, bạn không còn cảm thấy cay nữa vì đã thích nghi với nó.  

 TÁC DỤNG PHỤ CỦA ỚT LÀ GÌ?

 
         Tác dụng phụ của ớt cayenne là gì? Chà, chắc chắn là vị cay và nóng. Nhưng bạn có thể chịu được, và nó không tệ như bạn nghĩ. Trà Ớt là thức uống thanh lọc, giải độc.

        Ngoài ra, khi bạn bắt đầu uống trà ớt, bạn có thể cảm thấy cái cay đi vào từ miệng rồi đi ra ở hậu môn. Nhưng đó chỉ là tạm thời thôi trong một vài lần.

          Vậy đừng lo lắng, Ớt rất có lợi và cơ thể sẽ nhanh chóng thích nghi. Trong thực tế, ớt sẽ giúp hết bệnh trĩ nếu bạn uống ớt đều đặn, đặc biệt thực hành song song với chế độ ăn uống không chất nhầy. 

         Bạn nên bắt đầu với chỉ một 1/8 muỗng cà phê bột ớt hay rượu ớt  (khoảng 1/4 trái ớt) trong một ly 100ml nước ấm. Bạn có thể uống với ly nước đầy 180ml, nhưng khoảng 100ml cũng đủ.

         Bắt đầu với loại ớt cay 30.000 đến 50.000 HU. Hãy kiên nhẫn và để cho cơ thể của bạn làm quen với độ cay càng ngày càng nhiều hơn. Bạn sẽ nhận được lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe với ớt cay  từ 30.000 đến 50.000 H.U.

         Có thể một ly nước lạnh sẽ làm dịu cái nóng ở miệng. Thực ra cái cay ở lưỡi, môi, và cổ họng sẽ qua đi nhanh chóng.

         Bạn có thể uống ớt viên, nhưng hiệu quả sẽ không được ngay lập tức như uống trà ớt nóng.

         Có người đề nghị vắt chanh vào ly trà ớt để sự trao đổi chất nhanh hơn và uống ngon miệng hơn.

         Uống trà ớt hàng ngày sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích thấy rõ. Cơ thể sẽ thích nghi rất nhanh với độ cay. Trong sáu tháng, bạn sẽ có thể uống một muỗng ăn cơm bột ớt mà không bị nhiều khó chịu.

        Tuy nhiên, bạn có thể nhận được những lợi ích mà bạn muốn bằng cách uống một muỗng cà phê bột ớt hay rượu ớt, giấm ớt ngày hai lần (lý tưởng là ba lần một ngày). Vâng, bạn có thể rắc ớt bột vào trái cây để ăn, nhưng uống thì dễ dàng và hiệu qủa nhanh hơn.

        Về bản chất, tác dụng phụ của ớt cayenne đã không bao giờ được báo cáo.  Bản tính cay nóng của ớt ngăn chặn số đông người sử dụng nó và thậm chí cả những người những người ủng hộ mạnh mẽ các lợi ích cho sức khỏe của ớt cũng thận trọng khi sử dụng ớt.

         Quy luật chung là tránh làm bất cứ điều gì thái quá.

         Tuy nhiên, theo nghiên cứu thực hiện tại trường đại học của Trung tâm Y Khoa Maryland (2010) tại Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu kết luận rằng những “người bị dị ứng với latex, chuối, kiwi, hạt dẻ và bơ cũng có thể bị dị ứng với ớt”.

         Hơn nữa, các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland cũng cho rằng “ăn ớt cay, như gia vị, được coi là an toàn khi mang thai, nhưng phụ nữ mang thai nên tránh dùng nhiều ớt như thuốc bổ sung. Ớt cũng sẽ vào trong sữa mẹ, vì vậy các bà mẹ cho con bú nên tránh ớt cả hai như là một gia vị và thuốc bổ sung”

KẾT LUẬN

         Hãy dùng Ớt hàng ngày, ngay cả một lượng ¼ thìa cà phê bột ớt hay rượu ớt, giấm ớt trong một ly nước ấm cũng sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích lớn lao.  Nhiều người có được những lợi ích tuyệt vời chỉ với loại ớt cay 30.000 – 50.000 H.U.  Tốt nhất nếu bạn ăn hay uống ớt ba lần một ngày.

         Loại Ớt càng cay càng tốt nhưng cần gia tăng liều lượng từ từ.

          Nếu bạn uống trà Ớt, chỉ vài ngày sau, bạn sẽ thấy cơ thể bạn thích nghi với vị cay và bạn sẽ lưu ý  thấy rằng tim bạn đã được cải thiện và áp huyết cao đã hạ xuống. Đó là một trong những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe  của ớt.

         Dùng ớt tươi hay ớt bột. Bạn có thể làm rượu Ớt hay giấm Ớt (giấm táo tốt hơn) và đem theo bên mình để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp như đột quỵ, nhồi máu cơ tim chẳng hạn. Chỉ cần bơm một thìa cà phê rượu hay giấm ớt vào miệng dưới lưỡi là có thể giúp bệnh nhân hồi tỉnh lại.

Tại sao bạn nên uống trà ớt?

       Ớt là một thảo dược đem lại cho bạn nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe khi bạn dùng nó hàng ngày. Rắc ớt bột lên thức ăn, hay ăn vài lát cắt thì chưa đủ. ớt cần được dùng với liều lượng lớn.

       Có người cho rằng uống ớt viên cũng đủ. Việc này cũng có ít nhiều lợi ích.

       Tuy nhiên nếu bạn uống ớt, nó sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến hệ thống tĩnh mạch và tim mạch   tốt hơn, cung cấp cho trái tim lượng dinh dưỡng mạnh mẽ tức thì. 

       Những ai nên uống ớt? Bất cứ người nào muốn tim khỏe mạnh, hạ cholesterol, khỏi bệnh trĩ, chữa lành  ung loét, khử trừ cảm cúm, và cả hàng trăm lợi ích khác.

 

LM Hoàng Minh Thắng & Hoàng Đình Tứ & Kim Tuyến

Chuyên viên dược thảo

 

video công dụng của Tinh Dầu Hạt Bưởi (Grapefruit Seed Extract – GSE)

video công dụng của Tinh Dầu Hạt Bưởi (Grapefruit Seed Extract – GSE)

Tinh dầu hạt bưởi ( GSE ) là một chất có nhiều công dụng đã được dùng rất an toàn cho con người
để điều trị các nhiễm trùng do ký sinh trùng (một hay nhiều tế bào), vi rút, vi trùng hay nấm…gây ra.


Hình ảnh nội tuyến 1

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg
by Tháng Sáu 10, 2013 Comments are Disabled Một số loài dược thảo, Thảo Dược
video dược tính của Ớt cay và 2 chứng từ sinh động từ Hoa-kỳ và Việt-nam

video dược tính của Ớt cay và 2 chứng từ sinh động từ Hoa-kỳ và Việt-nam


https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg

by Tháng Sáu 4, 2013 6 comments Một số loài dược thảo, Thảo Dược