Thực phẩm chức năng

Nước mận khô chữa táo bón rất công hiệu

Nước Mn Khô chữa táo bón vô cùng công hiệu
Ch có mt loi nước Prune dùng tt nht cho táo bón.

Cn chn đúng loi chai có np màu cam và có ch “WITH PULP” (có xác)

Theo tài liệu của viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, National Institutes of Health (NIH), táo bón là cái chứng (symptom) chứ không phải bệnh (disease) nhưng lại là một trong những triệu chứng thuộc về dạ dày và ruột được phàn nàn nhiều nhất trên xứ Cờ Hoa. Hàng năm, có hơn bốn triệu người Mỹ thường xuyên bị táo bón, gây nên khoản gần ba triệu cuộc viếng thăm bác sĩ, và có khoản trên bảy trăm triệu Mỹ Kim được dùng để mua thuốc nhuận trường. Tuy nhiên, ngọai trừ những trường hợp bệnh đặc biệt về đường ruột hay bệnh nhân tiểu đường, theo NIH, chứng táo bón thường là tạm thời chứ không nghiêm trọng.

Cũng theo NIH, một số trong những nguyên nhân thông thường nhất dẫn đến việc táo bón là do ăn uống không đủ chất sợi (fiber), ít hoạt động, thiếu nước, bị căng thẳng, hoặc là phải đối diện với sự đổi thay khắc nghiệt trong cuộc sống.
Hầu hết các bác sĩ đều nói là Prune Juice dùng cho táo bón rất tốt và không có hại vì tuy nó ngọt nhưng đó là chất ngọt của chính trái “plum” chứ không có đường.
Trên trang web nhà của hãng “SunSweet” họ khẳng định trong quá trình chế biến nước Prune Juice, họ không dùng hóa chất như chất bảo quản chống hư hoặc là bỏ thêm đường, mà tất cả thành phần, “ingredient,” chỉ có độc nhất trái mận khô (prune).
Thông tin từ hội đồng California Dried Plum Board (CDPB) đại diện cho hơn 900 nhà trồng mận của tiểu bang California cho biết, kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy chất fiber rất cao trong trái mận khô sẽ giúp hấp thụ nước làm cho trơn ruột già, phân sẽ mềm ra dễ đi cầu, giúp hạ thấp mức cholesterol trong máu, và rất nhiều các hợp chất vimtamins như B6, chất khoáng minerals, carbohydrates…có thể giúp làm giảm đi sự nguy hiểm của các chứng về tim mạch, hạ thấp chứng cao huyết áp, và giúp điều chỉnh mức đường trong máu (theo CDPB).
Chưa hết, ngoài việc giúp nhuận trường, trái mận khô (prune) còn được cho là giúp tái tạo xương một cách tự nhiên và rất đắc lực. Theo kết quả nghiên cứu năm 2012 của giáo sư tiến sĩ Bahram Arjmandi, chủ tịch khoa dinh dưỡng “Nutrition, Food, and Exercise Sciences” tại đại học Florida State University (FSU), thì ăn từ sáu đến mười trái mận khô mỗi ngày, chẳng những có thể giúp ngăn ngừa chứng loãng xương, giúp tái tạo xương cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, mà nó còn giúp bảo vệ xương cho cánh đàn ông, vì từ 65 tuổi trở lên, các ông cũng bị hao hụt mất xương nhanh chóng không thua gì các bà. Từ kết quả nghiên cứu của ông, tiến sĩ Bahram cho rằng trái mận khô là một loại trái cây “miracle,” kỳ diệu, có thể giúp cơ thể người ta chiến đấu chống lại các chứng bệnh về xương.
Có bà kia tên Rose 95 tuổi thường ăn sáng bằng cheerios với trái mận khô trộn sữa hoặc nho khô, đi bộ mỗi ngày một giờ, thỉnh thoảng “rửa ruột” bằng nước mận, và tối nào bà cũng lột ăn nửa trái chanh cùng với một ly whisky rồi  tự chúc mình ngủ ngon, và lên giường rất sớm. Bà ngủ đến mười tiếng đồng hồ mỗi đêm. Dù cao niên nhưng bà đi đứng nhanh nhẹ, vững vàng cứng cát, người rất khở mạnh, nỏi chuyện rổn rảng, lái xe như bay.

Về chứng táo bón, viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ đã có lời khuyên, “phòng bệnh hơn là chữa bệnh,” chứng táo bón không có gì nguy hiểm, nếu biết cách điều chỉnh cuộc sống, thay đổi thức ăn, cộng với thể thao thể dục thường xuyên, người ta sẽ tránh được nó. Nhưng quan trọng hơn hết, sống khỏe thì mới sống vui, sống hạnh phúc yêu đời.
Ở các tiệm thực phẩm có bán rất nhiều loại chai nước “Prune Juice.” Nếu bạn đã từng biết đến và thử qua loại nước mận này nhưng không có hiệu quả, thì có lẽ bạn đã mua không đúng loại rồi, vì trong thực tế chỉ có một loại nước Prune dùng tốt nhất cho táo bón. Nếu bạn muốn thử, hãy mua đúng loại chai có nắp màu cam và có chữ “WITH PULP” (có xác) thì mới hiệu quả.

Dùng cho táo bón: Buổi sáng lúc mới ngủ dậy bụng đói, uống trước một ly nước lọc. Sau đó trộn nửa ly sữa chung với nửa ly nước Prune Juice rồi uống hết một lần. Có thể uống thêm nước lọc lai rai cho đến khi đi vệ sinh. Bảo đảm ruột của bạn sẽ được rửa sạch.

Phương Hoa

TĐMVSK sưu tầm

10 tác dụng chính của tỏi

10 TÁC DỤNG CHÍNH CỦA TỎI

Trị đau răng, đau khớp…và nhiều tác dụng tuyệt vời của tỏi

Tỏi không chỉ được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, mà nó còn có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thành phần quan trọng trong tỏi là một hợp chất có tên allicin, có đặc tính kháng khuẩn, ngăn chặn phát triển của vi trùng, nấm và chống ôxi hóa.

Ngoài ra, tỏi rất giầu vitamin và chất bổ. Các vitamin thường thấy ở tỏi là B1, B6, C, cùng các chất măng-gan, can-xi, đồng, selenium và các chất khác.

Một nhánh tỏi nhỏ mỗi ngày giúp bạn bảo vệ và tăng cường sức khỏe tốt hơn rất nhiều so với bạn tưởng. Để có hiệu quả tốt nhất nên ăn tỏi sống hoặc tỏi nướng chín, tỏi nướng chín thì tác dụng có thể không bằng tỏi sống. Ngoài ra, hãy ăn khi đói bụng để phát huy tốt nhất tác dụng kháng khuẩn của tỏi.

health-benefits-of-garlic-wm

Dưới đây là 10 tác dụng chính của tỏi:

  1. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Tỏi là thức ăn tuyệt hảo cho tim. Nó giúp tăng cường tuần hòa máu, giảm cholesterol và phòng ngừa các bệnh về tim. Tỏi làm chậm quá trình xơ cứng động mạch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc tắc mạch máu.

Hãy ăn 1 hoặc 2 nhánh tỏi nghiền hàng ngày vào buổi sáng để tăng cường sức khỏe mạch vành và ngừa các bệnh về tim.

Nếu dùng tỏi làm thuốc để điều trị bổ trợ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Liều 900 mg bột tỏi hàng ngày được cho là có hiệu quả tốt nhất.

  1. Kiểm soát chứng cao huyết áp

 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có tác dụng giảm huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm thu. Tỏi có tác dụng giãn mạch và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Những người có huyết áp cao cần ăn vài nhánh tỏi sống mỗi ngày khi đói bụng. Nếu không chịu được mùi vị tỏi sống, hãy uống một cốc sữa sau khi nhai tỏi. Uống viên tỏi cũng có tác dụng tốt.

  1. Giảm đau khớp

 Tỏi đã được chứng minh là có khả năng giảm đau nhức và các triệu chứng khác của bệnh viêm khớp. Đặc tính chống oxi hóa và chống viêm nhiễm của tỏi giúp giảm các cảm giác sưng tấy và nhức nhối. Nó còn có một hợp chất có tên diallyl disulfide có tác dụng hạn chế các tác nhân enzyme gây giảm mật độ xương.

Để giảm sưng tấy và đau xương khớp, hãy ăn tỏi cùng thức ăn hàng ngày, tốt nhất là trước bữa ăn.

  1. Tăng cường sức đề kháng

 Tỏi là một nguồn cung cấp vitamin C, B6, chất khoáng selenium và măng-gan – là những chất hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, tỏi còn tăng cường hấp thụ các chất khoáng.

Hơn nữa, tỏi có các đặc tính chống ô-xy hóa và kháng khuẩn, nên nó rất tốt cho việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể.

  1. Điều trị ho và cảm cúm

 Vì tỏi có chứa các chất kháng vi khuẩn và vi trùng, nên nó được xem là một bài thuốc hoàn hảo trong chữa trị các chứng ho, cảm cúm và các vấn đề khác liên quan đến hệ hô hấp trên.

Thêm vào đó, tỏi còn được dùng để chữa các bệnh hô hấp như hen suyễn và viêm phế quản. Nhờ có tác dụng giảm ho nên tỏi thường được dùng như một phương thuốc không thay thế được đối với bệnh viêm phế quản.

Ăn tỏi hoặc dùng các chế phẩm bổ sung từ tỏi thường xuyên giúp giảm số lần bị viêm nhiễm đường hô hấp.

  1. Chống viêm nhiễm do nấm

 Tỏi có khả năng diệt nấm tốt nên được dùng trong điều trị nấm như hắc lào, nước ăn chân và mụn nước. Nó còn được dùng để điều trị bệnh phát mụn trong miệng.

Dùng nước tỏi ép hoặc dầu tỏi xoa lên vùng da bị nấm. Đối với vùng da trong miệng, đắp tỏi nghiền nát lên vùng da tổn thương.

Ăn thêm tỏi tươi cùng thức ăn.

  1. Chống dị ứng

 Tỏi có tác dụng chống lại các tác nhân gây dị ứng. Nó còn giúp giảm sưng tấy ở vùng phế quản khi bị kích ứng.

Khuyến cáo những người nhậy cảm với các tác nhân gây dị ứng nên dùng các sản phẩm bổ sung tỏi vào mùa dị ứng để ngăn ngừa và giảm hiện tượng ngứa do côn trùng đốt và các tác nhân dị ứng khác.

  1. Chữa đau răng

Tỏi còn có tác dụng chữa đau răng vì nó có tính năng kháng khuẩn. Chỉ cần cho một ít dầu tỏi hoặc tỏi được nghiền nát trực tiếp lên vùng răng hoặc lợi bị đau để thấy tác dụng giảm đau tức thì. Tuy nhiên, tỏi có thể gây kích ứng và tổn thương lợi răng.

  1. Hỗ trợ tiêu hóa

 Tỏi điều tiết  và tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích niêm mạc ruột tiết dịch nhằm tiêu hóa thức ăn hiệu quả.

Ngoài ra, tỏi còn kích thích gan bài tiết độc tố khỏi cơ thể đồng thời bảo vệ gan trước tác động của các độc tố nhưng không nên quá lạm dụng tỏi vì nó có thể gây kích ứng hệ thống tiêu hóa và nóng trong.

  1. Diệt tế báo ung thư

 Tỏi giúp chống ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa và phổi ngờ tác dụng ngăn chặn sự phát triển của ung thư và giảm kích thước các khối u. Hợp chất allyl sulfur có trong tỏi có thể làm chậm quá trình sinh sôi của các tế bào ung thư.

Cảnh báo!

Tỏi có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu, hơi thở và cơ thể nặng mùi . Nếu xuất hiện các dấu hiệu này, hãy cẩn trọng khi dùng tỏi. Ngoài ra, tỏi làm loãng máu nên có thể ảnh hưởng đến các dược phẩm chống đông máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn có dùng các thuốc chống đông.

Những người đang dùng các loại thuốc  điều trị HIV, cũng cần thận trọng khi sử dụng.

Nugent biên dịch

Cây bưởi: thuốc quý từ gốc tới ngọn

Cây bưởi: Thuốc quý t gc đến ngn

 Bưởi là món khoái khu ca các ch em ph n vì có nhiu tác dng như gim cân, làm dp da, phòng chng ung thư… nhưng hu như ch quan tâm đến múi bưởi nên không biết Tmang li nhiu li ích cho sc khe.

 1. Hoa bưởi

Theo Đông y, hoa bưởi thuộc loại ôn tính, có vị đắng, hợp với kinh mạch gan và dạ dày, có tác dụng hành khí, dễ thở, tiêu đờm, giảm đau.

Cha các chng đau d dày, đau tc ngc, đau mng đu, đm b tc trong, đau hai bp tay: Lấy 2 – 4g hoa bưởi, sắc uống trong ngày.

Giúp tiêu hóa tt, chng chua, khí tr, mt mi và ngáp vt:Lấy 0,3g hoa bưởi nấu trà để uống.

Làm đp:Hoa bưởi và bạch cấp, mỗi loại 20g nấu trà uống.

Giúp tinh thn thoi mái, sng khoái:Hoa bưởi và hoa sen mỗi loại 20g, sắc với nước uống hàng ngày.

Hoa bưởi giúp tiêu hóa tốt, hành khí, giảm đau.

 2. Lá bưởi

Có vị đắng, ôn tính, hợp với kinh mạch gan, phổi, đánh cảm gió, làm ấm người lên, đun lấy nước uống có tác dụng trị đau đầu trúng gió, cảm mạo, tê liệt đau nhức khi trời lạnh ẩm ướt, được dùng chữa viêm khớp dạng thấp, thể hàn thấp, đau bụng, ăn khó tiêu, cước chân, bụng chướng đau, đặc biệt là những người uống quá nhiều đồ có axit cacbonic hoặc ăn thực phẩm quá hạn sử dụng.

Tr đau đu do trúng gió:Giã nhuyễn lá bưởi đắp lên Huyệt Thái dương (có thể giã thêm hành củ).

Tr áp xe vú:Lá bưởi, thành bì, bồ công anh, mỗi loại 10-20g sắc, uống hàng ngày.

Tr viêm khp cp:Giã nát lá bưởi, gừng tươi rồi trộn với dầu trấu, đắp lên chỗ đau.

Trong Đông y, lá bưởi có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

 3. Qu bưởi

Có vị chua ngọt, tính lạnh, hợp với thành mạch, gan, dạ dày, giúp dễ tiêu hóa, lưu thông khí ở ruột, dạ dày, tránh khí độc tắc trong dạ dày, có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu và cải thiện độ bền vững thành mạch, chữa chứng nhạt miệng và chán ăn ở phụ nữ mang bầu, giải rượu, làm sạch mùi rượu nồng trong miệng người uống rượu.

Tr đau đu:Mỗi ngày ăn 100-150g bưởi.

Đau đu nng, bun nôn, hoa mt, chóng mt, rêu lưỡi trng:Lấy 500g múi bưởi, 300-350g mật ong và đường trắng. Thái vụn múi bưởi rồi ướp với đường trắng trong liễn sành một đêm, sau đó cho vào nồi chưng kỹ, cho mật ong vào quấy đều, để nguội, đựng trong bình gốm kín, dùng dần. Mỗi lần uống 3g, ngày dùng 3 lần.

Bưởi chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe.

 4. V bưởi

Hái vào cuối thu và đầu đông, cắt thành 5 – 7 cánh, treo lên phơi khô trong bóng râm hoặc dưới nắng đều được. Vỏ bưởi có vị ngọt đắng, ôn tính, hợp với thành mạch lá lách, thận, bàng quang, có tác dụng tiêu đờm, hạ khí, giải tỏa phiền muộn, đau bụng do lạnh, ăn khó tiêu, ho hen, sưng tinh hoàn. Tinh dầu lấy từ vỏ bưởi có tác dụng giải rượu và làm tóc mọc nhanh.

Giúp d tiêu hóa, có tác dng làm đp:Vỏ bưởi, sa nhân, mề gà, sơn tra, men thuốc lấy lượng bằng nhau, đun lấy nước, uống sau bữa ăn.

Lưu ý:Phụ nữ có thai và khí hư không được uống.

Vỏ bưởi có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu thũng…

 5. Cùi bưởi

Có vị đắng, tính ấm, tác động vào tỳ, thận và bàng quang, công dụng hóa đàm, tiêu thực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực.

Tr chng ho hen người già:Cùi bưởi thái vụn, hấp cách thủy với kẹo mạch nha hoặc mật ong, ngày ăn 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần một thìa. Hoặc thái chỉ cùi bưởi hãm với nước sôi, uống thay trà.

Cha chng đau bng do lnh:Cùi bưởi, trà, thang đằng hương sấy khô tán bột, uống 6g/lần.

Cha chng chm tiêu, thc ăn đình tr:Cùi bưởi, sa nhân, kê nội kim, thần khúc, mỗi loại 4 – 6g, sắc uống.

Tr chng viêm loét ngoài da:Cùi bưởi tươi sắc lấy nước ngâm rửa.

Cha chng sán khí:Hàng ngày sắc 10g cùi bưởi khô sao vàng, lấy nước uống.

Ph n mang thai nôn nhiu:Lấy 4 – 12g cùi bưởi sắc uống.

Cùi bưởi giúp bổ thận, kiện tỳ.

 6. Ht bưởi

 Cha sán khí:6 – 9g sắc lấy nước uống.

Cha chng chc đu tr em:Hạt bưởi bóc vỏ cứng rồi đốt cho cháy thành than, nghiền nhỏ và rắc lên vùng tổn thương, mỗi ngày 1 – 2 lần, liên tục trong 6 ngày.

 7. Gc bưởi

Có vị đắng, ôn tính, có tác dụng điều hòa khí, trị đau, đánh cảm gió, trị đau dạ dày, sưng đau tinh hoàn, ho.

 Cách chế biến món ăn t bưởi

 Trà hoa bưởi

Nguyên liu:10g hoa bưởi, 1 thìa nhỏ đường phèn.

Cách làm:Rửa sạch hoa bưởi, vớt lên để ráo nước, cho vào nồi đun với 200ml nước, đun to lửa, để sôi 5 phút, sau đó lọc chắt nước, khuấy đều với đường phèn, uống lúc nóng.

Trà hoa bưởi giúp lưu thông tuần hoàn khí huyết, cải thiện tình trạng đau dạ dày

 Canh v bưởi sơn tra

 Nguyên liu:⅙ vỏ quả bưởi, 10g sơn tra, một cái đùi gà, một thìa nhỏ muối.

Cách làm:Vỏ bưởi rửa sạch, cắt thành từng miếng to, dùng nước ngọt giội rửa sạch sơn tra. Đùi gà rửa, cắt miếng. Cho tất cả và 4 bát nước vào nấu canh, đun to lửa, khoảng 20 phút, thêm muối vào là được.

Công dng:Cải thiện chứng khó tiêu, giúp tiêu hóa tốt.             

 Lan Oanh

Grafting Citrus Trees

TĐMVSK sưu tầm

Các hiệu qủa chữa bệnh của hành lá

Các hiệu quả chữa bệnh của hành lá

Hành lá với thành phần giàu vitamin A, B, C, cung cấp acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ… giúp kháng viêm, chống ung thư, cảm cúm, ngăn ngừa tiểu đường…

Cây hành ta vẫn thường dùng làm rau gia vị có nhiều loại giống, có nhiều tên như hành hoa, hành củ tía, hành củ trắng…Các loại hành đó đều có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh, đặc biệt phòng ung thư.

Các chuyên gia đã chỉ ra, hành là “thực phẩm vàng” xua tan nhiều bệnh tật vừa rẻ lại an toàn.

  1. Chống ung thư

Ăn hành lá thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Quercitin là một flavonoid trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, chất Kaempferol, một loại flavonoid khác trong hành lá cũng có tác dụng tích cực cho phụ nữ, làm giảm rủi ro liên quan với ung thư buồng trứng ít nhất là 40 %.

Bên cạnh đó, ăn hành lá còn giúp giảm 88% nguy cơ ung thư thực quản, 83% nguy cơ ung thư thanh quản và 25% nguy cơ ung thư vú, 73% nguy cơ ung thư buồng trứng, 73% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và 38% nguy cơ ung thư tế bào thận…

  1. Ngăn ngừa tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh phổ biến ở thành thị và tỷ lệ người mắc tiểu đường ngày càng cao. Tuy nhiên, có một cách ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường rất tiện lợi và hiệu quả, đó chính là ăn nhiều hành.

Chúng giúp nồng độ glucose trong miệng và tĩnh mạch tiết ra ít. Hành cũng giàu crôm, có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin, giúp chống bệnh tiểu đường.

  1. Lợi tiểu và làm sạch máu

Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút. Nếu mắc các bệnh đường tiết niệu, ngoài việc ăn trong bữa ăn bạn còn có thể uống nước hành và nghệ để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

  1. Tăng khả năng miễn dịch

Ăn hành hàng ngày giúp hệ miễn dịch bạn khỏe mạnh, ít bị ốm hơn. Hành làm tăng lưu thông máu và thải độc qua tuyến mồ hôi.

Hành chứa allicin, có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nấm da.

  1. Chữa cảm cúm

Đây là tác dụng phổ biến nhất của hành lá. Dân gian lưu truyền món ăn mỗi khi bị cảm là cháo hành, ăn nóng, ăn xong đắp chăn cho toát mồ hôi sẽ dần khỏi bệnh.

Điều này đã được khoa học chứng minh là có cơ sở. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng và phòng chống lây cảm cúm từ người khác, tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng.

  1. Chống viêm, nhiễm khuẩn

Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella.

Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang, Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.

  1. Ngăn ngừa loãng xương

Khoa học chứng minh rằng trong hành có vitamin K và C, cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ.

Đặc biệt, phụ nữ có thể tránh loãng xương và gãy xương bằng cách ăn hành lá thường xuyên, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai bị giảm canxi. Điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch

Hành nấu hay hành sống cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.

  1. Táo bón và đầy hơi

Ăn nhiều hành sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi. Nếu đang bị táo bón hoặc đầy hơi, bạn thử thay đổi thực đơn với các món ăn có nhiều hành để thử tác dụng, vừa không đau đớn phiền hà.

  1. Giúp sáng mắt

Sự vắng mặt hoặc thiếu vitamin A có thể tạo ra một số loại rối loạn tầm nhìn bao gồm cả bệnh quáng gà. Một thân cây hành xanh có chứa 24 microgram vitamin A có thể chuyển đổi thành retinol và bảo tồn sức khỏe mắt của bạn.

  1. Chống rụng tóc

Một nghiên cứu đã cho thấy việc bôi nước ép hành tươi trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng sẽ làm cho tóc mọc lại. Biện pháp này hiệu quả mà chi phí lại chắc chắn rẻ hơn những loại thuốc mọc tóc khác.

Phương Nam

 TĐMVSK sưu tầm

Gừng hấp gia tăng 20 lần hiệu năng chữa bệnh

 Gừng đã tốt, nhưng nếu chế biến theo hướng dẫn của tiến sĩ Nhật càng hiệu quả gấp bội

Cách chế biến gừng của Tiến sĩ Nina sau khi xuất bản đã trở thành cuốn sách bán chạy ở Nhật nhờ cách chế biến giúp gừng phát huy tác dụng lên tới 20 lần so với nấu thông thường.

Chúng ta đều biết gừng là một trong những loại gia vị tốt nhất trong căn bếp của mỗi gia đình đối với sức khỏe, nhưng cách chế biến gừng thế nào để nhận được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Đa số chúng ta sử dụng gừng tươi chế biến trực tiếp vào các món ăn, hoặc sẽ phơi khô nghiền thành bột để pha chế hay làm thuốc. Trong bài viết này, Tiến sĩ Nina Ishihara sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến gừng đơn giản nhưng hiệu quả tăng gấp 20 lần.

Cuốn sách về cách chế biến gừng trở thành sách bán chạy

Theo giới thiệu của tiến sĩ y khoa Nhật Bản, giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Bình Liễu Yếu (Hirayanagi), gừng có thể cải thiện tình trạng bệnh bàn tay chân lạnh, tăng cường khả năng miễn dịch, giải độc, chống dị ứng và giảm cân.

Một cuốn sách vừa mới xuất bản nửa năm đã bán được tới 80.000 bản có tên là “Cách hấp gừng tươi tốt cho sức khỏe” của tác giả Nina Ishihara đang rất nổi tiếng tại Nhật Bản.

Gừng chứa rất nhiều chất Plantigenic quý giá, trong đó có chất Gingerol có tác dụng làm ấm tứ chi, nâng cao khả năng trao đổi chất, đồng thời chất Shogaol có thể làm ấm toàn bộ cơ thể, một trong những yếu tố nguồn gốc của việc duy trì trạng thái sức khỏe tốt.

Tiến sĩ Nina Ishihara cho rằng, nếu hấp gừng, chất Gingerol có trong gừng sẽ chuyển hóa thành chất Shogaol, từ đó sẽ làm tăng hiệu quả lên tới 20 lần, làm cho cơ thể có thể hấp thu một cách tốt nhất, đây chính là yếu tố giúp giảm cân hiệu quả và phòng cách bệnh liên quan.

Những nghiên cứu gần đây phát hiện, gừng còn có thể chống axit hóa, ngăn ngừa chứng viêm não mãn tính, từ đó giúp con người cải thiện việc phòng tránh lão hóa não sa sút trí tuệ hay giảm trí nhớ.

Tiến sĩ Nina cho biết thêm, chất Gingerol có trong gừng chuyển hóa thành chất Shogaol ở môi trường nhiệt độ tốt nhất là từ 80 ~ 100 ℃, vì vậy, nếu trực tiếp cho gừng vào nồi nước đang sôi để nấu thì nhiệt độ có thể dễ dàng vượt quá 100 ℃, dẫn đến mất mát chất phenol. Chính vì lý do này mà TS Nina khuyên rằng cách ăn gừng tốt nhất chính là hấp.

Cách làm món gừng hấp của Tiến sĩ Nina

Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi khoảng 100g.

Cách làm: 

Do vỏ gừng chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng khác nhau nên bạn không nên gọt bỏ vỏ.

Rửa sạch gừng, thái thành từng lát mỏng khoảng 1-2mm.

Đổ vào nồi một lượng nước khoảng 3cm tính từ đáy nồi, cho đĩa hấp vào, để gừng lên và đậy khăn vải làm bếp che phủ lên phần gừng. Không để các lát gừng dính đè lên nhau.

Đậy vung nồi, nấu lửa vừa, hấp khoảng 30 phút cho đến khi thấy hơi gừng nóng bốc lên là được.

Trong quá trình hấp nếu nước bị cạn thì có thể rót thêm nước vào để không làm cháy nồi.

Sau khi hấp xong, phơi gừng dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2-3 ngày để gừng hoàn toàn khô ráo.

Nếu trực tiếp dùng từng miếng gừng khô này sẽ khá cay, nên tốt nhất bạn nên nghiền gừng thành bột, dùng để pha trà hoặc dùng làm nguyên liệu gia vị chế biến các món ăn theo nhu cầu.

Kiến nghị mỗi ngày sử dụng khoảng 1 thìa (2g).

Cách làm món viên gừng đông đá của Tiến sĩ Nina

Nếu như chế biến gừng hấp thành gừng đông đá thì hiệu quả hấp thụ vào cơ thể còn tốt hơn nữa. Bởi vì gừng đông đá có thể giúp cơ thể hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng.

Cách làm viên gừng đông đá

Dùng khoảng 200g gừng đã hấp chín theo hướng dẫn trên, thêm 100ml nước, cho vào máy xay sinh tố hoặc cối giã cho nhuyễn thành hỗn hợp nhuyễn.

Rót hỗn hợp gừng đã xay vào khay làm đá để vào ngăn đá cho đông lại thành từng viên gừng như những viên đá nhỏ.. Gỡ ra cho vào hộp bảo quản.

Mỗi lần chế biến món gừng này, bảo quản trong ngăn đá và sử dụng trong vòng 1 tháng.

Viên gừng đông đá này có thể sử dụng nhiều cách, tốt nhất là cho vào nước chanh để uống, thêm đường và mật ong pha thành một cốc nước để chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Ngoài ra có thể pha vào trà để huống, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, loại bỏ độc tố, các chất cặn bã trong cơ thể. Người bị nặng khí thì nên uống nước này để cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thư giãn hơn.

Bên cạnh đó, khi nấu ăn các món thông thường, nếu cần dùng đến gừng thì cũng có thể thả viên gừng đông đá này vào nồi canh hoặc các món xào. Tác dụng rất tốt.

Tiến sĩ Nina Ishihara là một chuyên gia nổi tiếng tại Nhật Bản

*Theo Ninaishihara.com/ NTDTV

TĐMVSK sưu tầm 

7 thực phầm phòng chống ung thư hữu hiệu

7 ‘thực phẩm vàng’ ngừa ung thư hiệu quả

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, bổ sung cà chua, gấc, tỏi, các loại rau họ cải… vào bữa ăn hàng ngày có thể giúp bạn phòng chống các căn bệnh ung thư hiệu quả.

Theo các nghiên cứu gần đây, có một số thực phẩm có thể chống lại ung thư – căn bệnh chết người khiến ai cũng khiếp sợ. Nhiều thực phẩm ức chế sự phát triển của khối u ung thư có ngay trong căn bếp nhà bạn.

Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên ăn để ngăn ung thư

  1. Rau thuộc họ cải

Các loại rau họ cải như cải bắp, bông cải xanh, súp lơ, cải bruxen có chứa bioflavonoids và một số hóa chất thực vật khác giúp ức chế sự phát triển các khối u và bảo vệ tế bào DNA khỏi các gốc tự do. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn nhiều thực phẩm này giảm nguy cơ ung thư vú tới 45% so với những người ít ăn. Bắp cải cũng tăng tốc độ trao đổi estrogen, giúp chống lại ung thư tử cung và buồng trứng.

  1. Gấc

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, hàm lượng chất chống ung thư lycopen trong gấc cao hơn trong cà chua gấp 70 lần. Ngoài ra, gấc còn chứa nhiều các chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…

  1. Nghệ

Củ nghệ chứa một thành phần quan trọng gọi là curcumin, được biết đến rộng rãi vì tính chống ung thư của nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy cho nghệ vào thức ăn hằng ngày sẽ giúp chống lại các tế bào ung thư hiệu quả.

  1. Hành lá

Hành lá có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tới 50%. Hành lá phát huy tác dụng tốt nhất khi ăn sống hoặc nấu hơi tái.

  1. Gừng

Nghiên cứu từ Đại học Michigan (Mỹ) cho thấy, gừng có khả năng chống viêm, ngăn ngừa ung thư buồng trứng. Hãy thêm gừng vào các món ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.

  1. Cà chua

Nghiên cứu của tạp chí Nutrition and Cancer cho thấy lycopene trong cà chua giúp ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư nội mạc tử cung, phổi, tuyến tiền liệt và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyên bạn nên nấu cà chua chín kỹ vì nhiệt độ cao làm tăng lượng lycopene cơ thể có thể hấp thụ.

  1. Tỏi

Theo Reader’s Digest, tỏi chứa hợp chất lưu huỳnh có khả năng kích thích sức đề kháng tự nhiên của hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thư và giảm khả năng phát triển của các khối u. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tỏi có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày khoảng 12%.

Phương Nam

TĐMVSK sưu tầm

Chữa ung thư đại tràng

CHỮA UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

Bệnh ung thư đại tràng nên ăn và kiêng gì?

Đối với bất kỳ người bệnh bị ung thư nào ngoài áp dụng các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… thì với một  thực đơn hợp lý lành mạnh không những giúp người bệnh giảm bớt được những cơn đau mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư.

Đối với bệnh nhân ung thư cùng với sự ảnh hưởng của khối ung thư và những biện pháp điều trị bệnh đã làm suy kiệt sức khỏe của người bệnh. Phần lớn những người bị ung thư phải chịu những tác dụng phụ của các biện pháp điều trị khiến họ khó ăn uống, cơ thể hao mòn, thiếu dinh dưỡng.

Ung thư đại tràng dễ khiến bệnh nhân kiệt sức vì thiếu dinh dưỡng. (Ảnh: infonet.vn)

Hơn nữa, các tế bào ung thư lại gây tiêu hao nhiều dinh dưỡng khiến cơ thể đã thiếu dinh dưỡng lại càng thiếu hơn. Vì thế trong vấn đề dinh dưỡng thì chế độ ăn uống của người bệnh là vô cùng quan trọng để hồi phục sức khỏe.

  1. Chế độ ăn uống đối với người ung thư đại tràng

Trong chế độ ăn uống, người bệnh ung thư đại tràng cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau: ăn uống hợp lý, tránh ăn thức ăn tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đầy đủ các nhóm chất cần thiết: Đạm, bột đường, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước…

Đối với bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng nên bổ sung những loại thức ăn ít béo, dễ tiêu hóa, chưa qua tinh chế kết hợp điều trị để có hiệu quả cao.

Trứng giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho người bệnh. (Ảnh: biquyetkhoedep.com.vn)

Để đạt được việc cân bằng dinh dưỡng nên thường xuyên ăn thịt gà, các loại thức ăn chế biến từ sữa, trứng. Mỗi ngày nên uống 1 – 2 cốc sữa để đảm bảo cho cung cấp đủ năng lượng.

Các loại thức ăn thực vật như ngũ cốc cũng được ưu tiên khi người bệnh đang trong quá trình điều trị bằng hóa trị, xạ trị.

Chế độ ăn của người bệnh ung thư đại tràng nên theo quy tắc:

  • Chia nhỏ bữa ăn, ngày ăn nhiều bữa.
  • Ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ít mặn.
  • Ăn nhiều rau xanh, nước ép hoa quả nhiều vitamin.
  • Ăn các loại quả có màu đỏ như cà rốt, cà chua, đu đủ.
  • Thực phẩm cần được chế biến càng đơn giản càng tốt như các món luộc, hấp.
  • Uống đủ nước, khoảng 8 ly nước trong ngày. Khi cơ thể đã hồi phục cần tránh bị thừa cân để phòng bệnh tái phát.

Rau củ màu đỏ có lợi cho đại tràng. (Ảnh: dalafarmstore.com)

Kiêng đồ ăn gì cho người bệnh?

  • Người bệnh ung thư đại tràng không nên ăn đồ quá mặn, quá cứng, không nên ăn quá nhanh. Đồng thời, người bệnh nên:
  • Tuyệt đối không uống rượu.
  • Tránh ăn phải đồ cứng, đồ nướng, đồ chiên nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ, chỉ ăn dưới 80mg/ngày.
  • Ngoài các vấn đề về dinh dưỡng, người bệnh ung thư đại tràng cần thực hiện lối sống lành mạnh, với lịch tập luyện thể thao hợp lý.
  • Nên ăn đúng giờ, đúng lượng.
  • Người bệnh đại tràng tránh ăn đồ ăn có chiên dầu mỡ. (Ảnh: youtube.com)
  1. Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng

Dầu ô liu:Trong dầu ô liu có chứa chiết xuất zyflamend có khả năng kiềm chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Gần đây các nhà khoa học thuộc Đại học Granada (Mỹ) còn phát hiện ra loại acid maslinic trong dầu ô liu và đã chứng minh được rằng acid maslinic có tác dụng điều hòa tăng sinh tế bào và có thể dùng điều trị ung thư đại tràng.

Bằng cách ức chế tăng sinh tế bào, acid maslinic còn phát huy tác dụng phá hủy các tế bào ung thư đại tràng HT29. Đây là nghiên cứu đầu tiên về tác dụng phòng chống ung thư đại tràng của acid maslinic được công bố.

Dầu ô liu có chứa chất ngăn ngưa ung thư đại tràng. (Ảnh: Aromatic Ingredients)

Đậu nành và ngũ cốc họ đậu:Đậu nành và các quả họ đậu là loại thực phẩm giàu chất xơ nhất. Ngoài ra, hạt đậu nành còn chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 – 25% chất glucose, 15 – 20% chất béo, 35 – 40% chất đạm và nhiều axít amin, sinh tố khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Sữa đậu nành nguyên chất, bảo đảm về chất lượng và vệ sinh thực phẩm là một trong những thực phẩm rất tốt cho việc ngăn ngừa ung thư đại tràng và các loại ung thư khác.

Cà rốt sống và rau sống: Theo nghiên cứu mới đây tại Italy cho thấy, cà rốt sống chứa một lượng lớn các hợp chất có khả năng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng và ung thư vú.

Rau sống cũng đem lại hiệu quả cao làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư này. Khảo cứu gần đây cho thấy, những người ăn cà rốt và rau sống 12 lần mỗi tuần đã giảm được 29% nguy cơ ung thư đại tràng, 18% ung thư trực tràng so với những người chỉ ăn 2 – 3 lần mỗi tuần.

Chi Mai

 TĐMVSK sưu tầm

 

Vài ích lợi của hành tây đối với sức khoẻ

 CÁC ÍCH LỢI CỦA HÀNH TÂY ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ

Hành tây được nhiều người ví như “vua của các loại rau” vì giá trị dinh dưỡng phong phú và những công dụng phòng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Xét theo y học cổ truyền và hiện đại, điều này không hề phóng đại. Trong bữa ăn của người phương Tây thường xuyên có mặt loại thực phẩm này.

Hành tây có tên khoa học là Allium cepa, bộ phận thường dùng của hành tây là phần thân hành hay còn gọi là phần củ. Trong hành tây có chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú bao gồm: nhiệt lượng, carotene, canxi, kali, phốt pho, magiê, natri, vitamin A, vitamin E, chất xơ, axit folic… chúng tích cực giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Theo Đông y, hành tây có vị ngọt hơi cay nồng, tính ấm, có thể nhập vào tạng gan, thông kinh lạc Tỳ vị có tác dụng rất tốt cho Tỳ vị, công hiệu của loại thực phẩm này vô cùng mạnh mẽ.

  1. Diệt vi khuẩn, chống viêm nhiễm

Các nhà khoa học đã chứng minh trong hành tây có chứa một số chất như phytoncide, allicin đây là những chất có tính kháng khuẩn mạnh. Có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh, bao gồm cả vi khuẩn E. coli và Salmonella. Ngoài ra có thể chống lại virus gây cảm cúm, có tác dụng phòng bệnh cảm cúm rất tốt. Ăn hành tây vào mùa đông có thể ngăn ngừa cảm mạo hiệu quả.

Cắt củ hành tây làm tư đặt trong nhà, bạn sẽ ngạc nhiên vì công dụng tuyệt vời mà nó mang lại

Có nhiều câu chuyện kể về tác dụng phòng bệnh tuyệt vời của hành tây. Đây là một ví dụ: vào năm 1919 có một cơn dịch cúm đã giết chết hơn 40 triệu người, một bác sỹ đã đến thăm nhà nông xem họ có cách gì chống lại dịch bệnh, bởi nhiều nông gia và gia đình của họ đã nhiễm bệnh và nhiều người đã chết. Nhưng khi người bác sỹ đến thăm một nông trường, ông ngỡ ngàng khi thấy ở đây mọi người đều khỏe mạnh. Khi được hỏi vì sao mà mọi người lại được như vậy, người phụ nữ cho hay là chị ta đã để một củ hành tây không lột vỏ trên đĩa và đặt vào từng phòng trong nhà. Người bác sỹ không tin vào điều ấy, đã xin mang củ hành về soi dưới kính hiển vi, thật ngạc nhiên, đầy siêu vi trùng cúm bên trong củ hành. Thì ra củ hành đã “hút” hết những con siêu vi trùng đó và cả gia đình được khỏe mạnh.

  1. Hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu

Vị hăng cay của hành tây thường làm mọi người hạn chế hoặc ít khi sử dụng hành tây. Kỳ thực chính vị hăng cay này có thể kích thích bài tiết axit trong dạ dày. Dùng hành tây có thể thúc đẩy nhu động đường ruột hỗ trợ tiêu hóa và có tác dụng tốt với dạ dày. Hành tây xào nấu cùng với thịt giúp cơ thể hấp thu vitamin B1 dễ dàng hơn.

  1. Giúp hạ huyết áp

Hành tây ngâm rượu vang hỗ trợ phòng chống tiểu đường, tim mạch…

Trong tất cả các loại rau hiện nay duy nhất chỉ có hành tây là loại rau củ có chứa prostaglandin A, chính loại chất đặc biệt này trong hành tây đã giúp loại rau củ này ở vào vị trí khác biệt so với các loại rau củ khác.

Trong nhiều nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy hành tây có tác dụng làm hạ huyết áp nhờ chứa chất prostaglandin (prostagladin A, PG) và thành phần hoạt tính fibrin nên có thể kích thích hoạt động hòa tan máu. Prostaglandin A có thể làm mạch máu giãn nở, chống lại những chất gây tăng áp trong cơ thể, từ đó tăng cường lưu lượng máu ở động mạch vành thúc đẩy lưu thông máu. Dưới tác dụng của catecholamine, natri có thể được thải ra ngoài làm huyết áp hạ. Một lượng nhỏ nhất chất prostaglandin trong cơ thể người đã có tác dụng điều hòa huyết áp và các thành phần của máu, ngăn ngừa sự tạo thành huyết khối.

  1. Giúp da trắng đẹp

Hành gây kích ứng cho da và kích thích lưu thông máu trong màng nhầy. Mụn cóc cũng đôi khi biến mất nếu cọ xát với hành tây. Hành tây có thể giã nát và đắp lên chỗ sưng nhọt, vết bầm tím, vết thương rất tốt. Nước ép hành tây trộn với mật ong hoặc dầu ô liu cho biết để được điều trị tốt nhất cho tình trạng mụn trứng cá.

Trong hành tây có chứa vitamin C, niacin giúp thúc đẩy việc hình thành tế bào. Có tác dụng hồi phục các tế bào bị tổn thương tổn làm da trở nên sáng bóng, hồng hào, tăng độ đàn hồi. Chất selenium chứa trong hành tây có tác dụng chống lão hóa có thể ngăn ngừa lão hóa da sớm.

  1. Giúp tăng sinh lý nam giới

Món hành tây xào thịt giúp tăng cường sức khỏe, hấp thụ vitamin và chất khoáng triệt để.

Hành tây là thực phẩm thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Nó là một loại cây thảo, có tên khoa học là Allium cepa, thuộc họ hành (Alliaceae). Hành tây có hương vị cay nồng. Loại củ này được coi là “viagra trắng” tự nhiên tốt nhất giúp cải thiện chức năng sinh lý cho nam. Bạn có thể dùng xen hành tây vào các món ăn hàng ngày để thu được lợi ích này một cách tốt nhất.

  1. Tốt cho tim mạch

Ăn hành, tỏi thường xuyên sẽ có hiệu quả làm giảm mức cholesterol cao và huyết áp cao, cả hai đều giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim tiểu đường, và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Những tác dụng có lợi có khả năng là do các hợp chất lưu huỳnh có hành, kể cả crom và vitamin B6, giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách làm giảm mức độ homocysteine cao – một yếu tố nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  1. Giúp hạ đường huyết

Hành tây chứa thành phần allyl propyl disulphide (APDS). Các nghiên cứu đã chứng minh thành phần allyl propyl disulphide có trong hành tây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể là sau khi ăn hành tây, lượng được glucose trong máu giảm nhanh đồng thời các nhà nghiên cứu cũng đo được hàm lượng insulin tăng lên đáng kể.

Ăn hành tây có rất nhiều lợi ích như vậy, tuy nhiên có một số điều chúng ta cần chú ý như sau:

  1. Tốt nhất nên nấu chínhành tây rồi mới sử dụng. Người nước ngoài thông thường hay thích ăn hành tây trộn sống, tuy nhiên vì hành tây có vị hăng cay, với những người có dạ dày không tốt không nên ăn sống.
  2. Mỗi lần ăn hành tây không nên ăn quá nhiều khoảng 100glà vừa đủ. Ăn quá nhiều sẽ dễ sinh ra thể khí trong cơ thể dẫn tới trướng khí gây hại cho sức khỏe.
  3. Hành tây mua về không nên cất giữ quá lâu. Để lâu ngày không sử dụng nếu bị mọc mầmtốt nhất không nên ăn.

TĐMVSK  SƯU tầm

 

 

Ngậm muối với đường chữa mất ngủ

NGẬM MUỐI VỚI ĐƯỜNG CHỮA MẤT NGỦ

Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bạn nên hạn chế đường và muối nạp vào cơ thể, nhưng điều đó không đồng nghĩa 2 loại gia vị này không hề có mặt tích cực nào.

Mỗi khi mất ngủ, mình thường lấy một nhúm nhỏ đường và muối để dưới lưỡi, vậy là ngủ liền một mạch đến sáng. Bạn đừng bỏ qua mẹo nhỏ cực ít người biết này nhé.

Theo nhà nghiên cứu người Mỹ đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách về dinh dưỡng Matt Stone, sự kết hợp của muối và đường đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, muối và đường là thần dược của người bị mất ngủ, những người luôn khát khao một giấc ngủ êm đềm khi màn đêm buông xuống.

Hỗn hợp muối + đường là bạn đồng hành của những người mất ngủ.

Muối + đường hoạt động như thế nào?

Muối và đường đóng vai trò như “cục sạc” cho tế bào. Glucose trong đường cung cấp trực tiếp năng lượng cho các ti thể. Muối tạo ra sự cân bằng của sodium trong các dịch kẽ của dịch ngoại bào, cho phép hệ hô hấp hoạt động đúng đắn và sản sinh năng lượng cho cơ thể.

2 loại gia vị này cực kì quan trọng trong việc kiểm soát căng thẳng. Đường sẽ phát tín hiệu cho cơ thể ngừng sản xuất hormone gây căng thẳng, đây là những hormone gây tổn hại đến quá trình trao đổi chất và khiến bạn thao thức cả đêm.

Muối cũng rất cần thiết để duy trì sự ổn định của nội môi, trong đó đảm bảo hàm lượng adrenaline không tăng vượt mức kiểm soát.

Sự kết hợp giữa muối và đường là một loại hình vật lý trị liệu hiệu quả.

Nếu sự kết hợp giữa đường và muối là một loại hình vật lý trị liệu giúp giảm căng thẳng, vậy đừng nghĩ muối và đường chỉ có hại cho cơ thể. Và đừng lo, đường không khiến bạn tăng động. Khi được dùng như một phương pháp trị liệu, đường có tác dụng trái ngược hoàn toàn với những điều tiêu cực mà bạn vẫn nghĩ.

Nói tóm lại, nếu bạn thuộc tuýp người vẫn tỉnh táo như sáo từ 2-4 giờ sáng vì hàm lượng adrenaline leo thang không kiểm soát, vậy thì một chút đường và muối có thể cứu cả đời bạn đấy.

Kết hợp đường với muối như thế nào?

Từ nay không còn lo mất ngủ nữa nhé!

Matt Stone khuyên bạn nên kết hợp muối và đường theo tỉ lệ 1:5.

Hãy dùng muối biển chưa qua tinh luyện (hoặc muối Himalayan), đường nâu nguyên chất hay đường phèn. Nếu không có, bạn vẫn có thể dùng muối và đường mua ở siêu thị.

Hãy trộn đều 5 thìa đường và 1 thìa muối trong một hũ thủy tinh. Nhớ là không để lâu và cũng không nên dùng quá thường xuyên nhé. Trước khi ngủ(hoặc vào giữa đêm khi bạn chợt tỉnh giấc và không thể ngủ tiếp), hãy lắc đều chai và múc một thìa nhỏ hỗn hợp (có thể dùng ngón tay) đặt dưới lưỡi. Đường và muối sẽ nhanh chóng tan vào cuống họng.

Matt Stone gọi đây là hỗn hợp kì diệu cho giấc ngủ, nó giống như một loại thuốc an thần giúp bạn thoát khỏi tình trạng thiếu ngủ. Hãy thử nhé. Chằng mất mát gì đâu!

ST

TĐMVSK sưu tầm

Bài ca Tinh hoa dưỡng sinh của Hải Thượng Lãn Ông

Bài ca Tinh hoa dưỡng sinh của Hải Thượng Lãn Ông

Tinh hoa dưỡng sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông qua 1 bài ca: Đơn giản nhưng vô cùng thiết thực

Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã để lại cho đời di sản vô giá về dưỡng sinh.

Vệ sinh ăn uống trước tiên

Khuyên ăn thanh đạm, khuyên kiêng đậm nồng

Ngũ tân (5 vị cay) dùng phải có chừng

Ăn nhiều tán khí, biết phòng mới hay

Các mùi mặn đắng chua cay

Ăn nhiều sinh bệnh chẳng sai đâu mà

      Đắng nhiều hại phế khô da

Mặn nhiều tâm lãnh, máu đà phải ngưng

Quá chuacan động rút gân

Quácay, chai thịt, môi quăn, hại tỳ

      Ngọt nhiều cũng chẳng ích gì

Tỳ chen, thận yếu xương tê, tóc cằn (1)

Đến như gừng, tỏi, kiệu, hành

Từng dùng phòng bệnh đã thành thói quen

Vừa chừng gia vị thì nên

Hễ người táo nhiệt, chớ quên kiêng dùng

Cao lương tích trệ sinh ung

Rau tương thanh đạm đói lòng cũng ngon

Ăn nhiều ngũ cốc (2) tốt hơn

Thịt thà tanh béo sinh đờm, sinh giun (lãi)

Có câu: Tham thực cực thân

Bệnh tòng khẩu nhập (3) ta cần phải kiêng

Muốn cho ngũ tạng được yên

Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau

Ăn no thì chớ gội đầu (4)

Nên đi bách bộ cho tiêu kiêng nằm

Tháng 3 đói kém thiếu ăn

Đến mùa cơm mới, ăn dần mới tiêu

(Ảnh minh hoạ)

  Chết vì bội thực cũng nhiều

Ngờ đâu lại có người nghèo chết no

Còn như phú quý nhàn cư

Ngày đêm yến tiệc ăn no lại nằm

Rượu say rồi lại nhập phòng

Khỏi sao tích trệ, phạm phòng chết non

Nhà nghèo củ chuối cũng ngon

Ăn nhiều sinh thũng còn hơn đói lòng

Bệnh can no đói bất đồng

Tai y khôn dễ dự phòng được ư?

Tiết canh sống (Ảnh minh hoạ)

Mấy điều cần phải phòng ngừa

Kiêng ăn sống sít, bẩn dơ, làm nhàm

Thức ăn phải đậy để phòng

Thằn lằn, nhện, kiến, nhặng ông rơi vào

Kiêng ăn rau sống tương meo (mốc)

Quạ đen, chó trắng (5) cùng loài tanh hôi

Chẳng ăn thịt thối, thịt ôi

Nem thiu, lươn chết tanh hôi ích gì

Quả xanh nước lã độc ghê

Ăn vào ỉa mửa thường khi bất ngờ

Lại còn độc sắn (6) chẳng ngờ

Cũng nên biết cách phòng ngừa mới yên

Phải đem bóc vỏ trước tiên

Cắt ra ngâm nước một đêm, trắng ròng

Nấu kỹ thì tốt hơn hông (Đồ)

Trước, sau, ăn mía, mật, đường đã say

Từng dùng rau muống xưa nay

Tuy rằng giải độc chưa hay đâu mà

Ai hay ăn nấm cần ngừa

Nấm lim (7) rất độc vì chưng rắn, trùng

Vậy nên biết cách đề phòng

Cho vào đồ bạc nấu cùng thử xem

Thấy đồ sắc biếc xám đen

Biết rằng nấm độc ta bèn bỏ đi

Nhược bằng ngộ độc đôi khi

Uống ngay nước Phẩn (8) tức thì giải luôn

Hoặc dùng nước xáo đất tường (9)

Lóng trong mà uống cũng thường được an

Luận về phòng độc thức ăn

Biết bao nhiêu thứ khó khăn kể cùng

Chỉ bằng kiêng kỵ là xong

Đừng ăn thức lạ mới hòng khỏi nguy

Bất kỳ ngộ độc thứ gì

Rễ sòi, củ chuối uống thì trục ra

Đậu đen, cam thảo trung hoà

Hoàng đằng, Quán chúng, Từ cô giải liền

Độc cá thì dùng Mã tiên (Cỏ roi ngựa)

Thịt toi: Hoàng bá; Trùng: phèn, chè khô

Độc cua, sò ốc: tía tô

Trứng rau ngộ độc: Giấm chua tiêu liền

Chú thích:

  1. Theo Thiên ngũ tạng sinh thành của Nội kinh tố vấn
  2. Gạo tẻ, gạo nếp, bắp, đậu, mè
  3. Tham ăn thì dễ bị đau, bệnh thường do ăn uống sinh ra
  4. Người xưa để tóc dài, khi vừa ăn no mà gội đầu phải cúi xuống thì dễ sinh tức bụng và nhức đầu
  1. Quạ đen hay con kênh kênh thường ăn xác chết: Thịt chó cò ăn thì dễ sinh đau bụng đi ngoài
  1. Đây nói cây khoai mì (sắn) lương thực phụ trồng để ăn không phải là dã cát có độc theo sách xưa, cũng có tên là Câu vẫn tức Lá Ngón (Đoạn trường thảo)
  1. Chất độc ở trong nấm không phải do rắn trùng nhả ra. Chính tuỳ theo loại cây nấm. Quan niệm về nguyên nhân trúng độc rắn và việc dùng nước phẩn giải độc là theo “Bản thảo cương mục”.
  1. Theo Linh nam bản thảo: Phân người đốt thành tro; để lâu khi dùng hoà với nước và lắng lấy nước trong uống giải độc.
  1. Đất vách hoà với nước, lóng lấy nước trong để uống

Theo yhoccanban/Vệ sinh quyết yếu
Hoàng Kỳ

TĐMVSK sưu tẩm