Thực phẩm dinh dưỡng

4 thực phẩm mầm rất quý và bổ dưỡng

4 thực phẩm mọc mầm không độc mà còn quý như ‘vàng’

Nhiều người quan niệm thực phẩm đã mọc mầm có thể gây độc, không nên ăn nhưng thực ra không hẳn như vậy. Với một số loại thực phẩm, thời điểm chúng mọc mầm chính là lúc các chất dinh dưỡng dự trữ được kích hoạt và trở nên rất dễ hấp thụ cho cơ thể. 

 1. Tỏi đã tốt, tỏi mọc mầm còn tốt hơn

Tỏi mọc mầm tăng khả năng chống oxy hoá

Nhiều người thường thắc mắc: Liệu tỏi nảy mầm có thể dùng tiếp được hay không? Kỳ thực, chỉ cần củ tỏi mọc mầm không bị mốc, không đổi màu là có thể tiếp tục sử dụng.

Mầm tỏi có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn nhiều so với tỏi thường. Hàm lượng các chất này tăng cao nhất vào ngày thứ 5 kể từ khi mọc mầm. Bởi vậy, tỏi đã có mầm so với tỏi thường càng có tác dụng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.

Bên cạnh đó, người không quen ăn tỏi có thể thử ăn mầm tỏi. Mầm của loại củ này đặc biệt giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, caroten…

  1. Đậu tương mọc mầm

Đậu tương mọc mầm càng tươi, càng nhẵn nhụi thì càng dễ tiêu hóa, đặc biệt thích hợp với những người có công năng tiêu hóa không tốt.

Đậu tương là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng bên trong lại chứa một số chất gây trở ngại cho quá trình hấp thu của cơ thể. Tuy nhiên, sau khi nảy mầm, đại đa số những chất này sẽ bị phân giải, đồng thời hàm lượng chất dinh dưỡng còn tăng lên đáng kể.

Dùng đậu tương mọc mầm làm sữa đậu nành hoặc xào cùng nấm hương đều là những lựa chọn ẩm thực vừa bổ dưỡng lại vừa ngon miệng.

Cần phải lưu ý rằng đậu tương mọc mầm trong thời gian ngắn, dài ra chưa tới 1/2 cm là tốt nhất để ăn.

  1. Đậu xanh nảy mầm (giá đỗ)

Hạt đậu xanh là một loại rau nhỏ chứa hàm lượng kali cao và các chất dinh dưỡng khác, là thức ăn lý tưởng cho những bệnh nhân cao huyết áp. Mầm đậu xanh giàu vitamin, khoáng chất… rất tốt để hỗ trợ chức năng sinh lý, chức năng sinh sản cho cả nam và nữ.

Cách làm giá đỗ truyền thống, sử dụng lá tre làm giá đỡ

Khi hạt đậu nảy mầm, hàm lượng caroten cao hơn hẳn so với các loại trai cây và rau thông thường giúp tăng thị lực cho đôi mắt, cải thiện làn da thô ráp cũng như thúc đẩy sự cân bằng dầu trên làn da, đặc biệt là da nhờn.

  1. Mầm đậu Hà Lan

Mầm đậu Hà Lan có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao

Trong số các loại mầm đậu, mầm đậu Hà Lan được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe.

Mầm đậu Hà Lan chứa hàm lượng caroten có thể lên tới 2700 mg/ 100gr. Trong khi đó, những loại trái cây, rau dưa mà chúng ta thường ăn chỉ có lượng caroten là 100mg/100gr. Không chỉ vậy, loại mầm này còn rất dễ chế biến. Chúng ta có thể dùng mầm đậu Hà Lan để làm rau trộn, xào hay xào trứng cũng đều rất ngon miệng.

Lưu ý những loại rau củ không nên ăn khi đã mọc mầm:

Các loại khoai thường xuyên đứng đầu trong danh sách những loại củ quả không nên ăn khi đã mọc mầm

 Khoai tây: Mầm khoai tây có chứa solanin – một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc này sẽ tập trung ở phần châm mầm, làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được.

 Khoai lang: Chất độc trong khoai lang mọc mầm có thể gây nôn mửa, đau bụng. Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng.

 Lạc: Quá trình mọc mầm không chỉ khiến cho dinh dưỡng của lạc bị giảm thấp mà còn làm hàm lượng nước tăng cao, dễ gây nhiễm độc, thậm chí còn làm tăng nguy cơ gây ung thư gan.

 Gừng: Khi bị nẫu hoặc mọc mầm, mặc dù gừng vẫn còn vị cay những sẽ gây nguy hiểm do chất lưu huỳnh sinh ra trong quá trình chế biến. Chất độc trong gừng mọc mầm hoặc dập nát đặc biệt gây hại cho gan, thậm chí còn khiến tế bào gan bị nhiễm độc, biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

 Một số loại cây họ đậu: Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng cũng khó tránh khỏi có “ngoại lệ”.

Một số loại đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim có hàm lượng lớn glucoside sinh acid cyanhydric giống như trong măng và sắn. Vì vậy, chúng ta không nên ăn mầm của những loại đậu này.

Hoàng Kỳ (T/h)

 TĐMVSK sưu tầm

Tỏi rất tốt, tỏi mầm còn tốt hơn

Tỏi rất tốt, tỏi mầm còn tốt hơn

Theo kinh nghiệm miệng truyền tai, có lẽ bạn sẽ vứt những củ tỏi đi ngay khi thấy chúng mọc mầm xanh. Tuy nhiên từ nay bạn sẽ cần không làm như thế nữa, bởi vì theo các nhà nghiên cứu khoa học thì những củ tỏi mới mọc mầm này lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá hơn tỏi tươi.

Từ hàng nghìn năm nay, tỏi đã được xem là một thực phẩm-dược phẩm quý với rất nhiều công dụng, ví dụ như phòng chống các bệnh tim mạch, cao huyết áp, hạ cholesterol, tăng sức đề kháng nói chung, chữa bệnh yếu sinh lý, trị cảm cúm, đau răng, chữa mụn, chống ung thư… Đó là trên các loại tỏi thông thường.

Không có nhiều nghiên cứu thực hiện trên tỏi mọc mầm, nhưng kết quả thu được thì cũng rất ngạc nhiên. Trên các củ tỏi đã mọc mầm, hàm lượng các hoạt tính chống oxi hóa còn vượt trội hơn. Chiết xuất từ loại tỏi này thậm chí có thể bảo vệ tế bào tránh khỏi một số loại tổn thương. Các kết quả thú vị này đã được nhóm nghiên cứu Hàn Quốc công bố trên tạp chí Agriculture & Chemistry (1).

Theo dõi sự phát triển của mầm tỏi qua các ngày khác nhau, các tác giả nhận thấy ở tỏi mọc mầm được 5 ngày là tốt hơn hẳn. Như vậy chắc chắn trong quá trình nảy mầm, có những thay đổi đã diễn ra, nhiều cơ chế được hoạt hóa. Kết quả là nhiều chất mang hoạt tính được tạo mới, bao gồm các chất có thể bảo vệ cái mầm non chống lại bệnh tật trong môi trường sống mới lạ.

Trong hạt/củ nảy nầm, một số chất dinh dưỡng có thể tăng lên gấp 30 lần so với bình thường, giúp cơ thể bạn sử dụng các vitamin, khoáng, axit amin và axit béo từ các thực phẩm ăn vào một cách hiệu quả hơn. Do đó, một số chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn hãy làm món tỏi mọc mầm nếu bạn có một góc vườn nhỏ.

Mạnh Lạc

1.Jong-Sang Kim. Garlic Sprouting Is Associated with Increased Antioxidant Activity and Concomitant Changes in the Metabolite Profile. J. Agric. Food Chem., 2014, 62 (8), pp 1875-1880.

TĐMVSK sưu tầm

Tỏi đệ nhất gia vị có thể chữa được 150 thứ bệnh

Tỏi: đệ nhất gia vị phòng chống hơn 150 thứ bệnh!

Tuy không nổi danh như sâm nhung quế phụ, nhưng củ tỏi mộc mạc vẫn nằm trên gác bếp lại ẩn chứa vô vàn bí mật tuyệt diệu cho sức khỏe mọi nhà.

4.612 là con số các công trình nghiên cứu về tỏi mà bạn có thể tìm thấy vào thời điểm hiện tại (03/2015) trong PUBMED, thư viện điện tử lớn nhất lưu trữ các nghiên cứu liên quan đến y học. Còn ông Sayer Ji, người sáng lập trang web greenmedinfo.com đã mày mò tổng kết được trên 150 công dụng khác nhau của củ tỏi trong việc phòng chống các loại bệnh.

Lợi ích của tỏi vô cùng phong phú, từ những việc nhẹ nhàng như tạo hương vị cho các món ăn hàng ngày cho đến việc giúp bạn phòng chống các loại bệnh. Từ tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, phòng cảm cúm, chống viêm, đến phòng chống các bệnh tim mạch, kìm hãm hàm lượng cholesterol trong máu, diệt các loại vi khuẩn kháng thuốc, rồi bảo vệ cơ thể chống lại nhiều loại ung thư nguy hiểm, hỗ trợ bệnh nhân Alzheimer…

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ tử vong cao ở các nước đói nghèo có liên quan mật thiết đến các bệnh lây lan truyền nhiễm chứ không phải do thiếu vắc xin. Suy dinh dưỡng, thiếu ăn, điều kiện vệ sinh kém và các hậu quả xấu về mặt tâm sinh lý, trầm cảm và stress do đói nghèo sẽ là nguyên nhân gây tử vong đầu tiên. Còn đối với các nước phát triển, thì nguyên nhân tử vong hàng đầu lại là các bệnh về tim mạch.

Các chuyên gia cho rằng, nếu công dụng của tỏi được quảng bá một cách rộng rãi, thì có lẽ sẽ có thể cứu được hàng triệu người, tránh được những tổn thất vô cùng lớn cho sức khỏe cộng đồng.

Tỏi có thể hạn chế tử vong ở các nước nghèo nhất

Cho đến nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc tính chống viêm nhiễm của tỏi có thể diệt những tác nhân gây bệnh sau:

  1. Vi khuẩn tụ cầu vàngStaphylococcus aureus đã lờn thuốc kháng sinh methicillin (MRSA)
  2. Nấm khoang miệng (Thrush)
  3. Khuẩn gây nhiễm mủ xanhPseudomonas aerigonosima, kể cả loài đã kháng thuốc
  4. Virus gây nhiễmCytomegalavirus rất hay gặp và rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, có thể gây nên những triệu chứng nặng nề như tật sọ nhỏ, điếc, giảm thị lực hoặc chậm phát triển trí tuệ cho trẻ sơ sinh.
  5. Nấm mốc sản sinh độc tố vi nấm aflatoxin
  6. Vi khuẩn gây viêm dạ dàyHelicobacter pylori
  7. Nấm gây viêm đường sinh dụcCandida
  8. Siêu vi khuẩn kháng thuốcKlebseilla
  9. HIV-1
  10. Vi khuẩnVibrio
  11. Vi khuẩn gây bệnh laoMycobacterium Tuberculosis
  12. KhuẩnClostridium
  13. Các loại virus:  Herpes Simplex 1 và 2, Parainfluenza virus type 3,
  14. Vi khuẩn đường sinh dụcStreptococcusnhóm B

Ngày nay, nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh cho người đã trở nên kháng thuốc, các kháng sinh trở nên không còn tác dụng. Ngay cả trong điều kiện đó thì tỏi tỏ ra vẫn hiệu quả. Những công dụng của tỏi mà chúng ta xác nhận được có lẽ cũng chỉ là phần nổi của tảng băng.

Tỏi rất rẻ tiền, hoàn toàn tự nhiên, ở đâu cũng có thể kiếm được. Tuy nhiên “liệu pháp tỏi” không được giới công nghiệp dược phẩm mấy quan tâm vì họ sẽ không kiếm được nhiều lợi nhuận như việc độc quyền bào chế và kinh doanh các dược phẩm tổng hợp.

Tỏi chữa bệnh nhà giàu

Trong khi thuốc tây y được bảo hộ của các công ty dược phẩm có hiệu quả nhiều khi không rõ ràng, tốn kém và nhiều tác dụng phụ mà đến nay vẫn có thể chưa lường hết được thì tỏi lại hết sức nhẹ nhàng tự nhiên, không độc hại, giải quyết được hàng loạt các nguyên nhân gây tử vong ở các nước phát triển: vấn đề tim mạch và ung thư

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỏi rất hữu hiệu trong:

  1. Làm chậm tiến triển của mảng bám lên động mạch.
  2. Bảo vệ chống lại sự nghẽn mạch máu
  3. Tích cực điều hóa mỡ máu
  4. Thuốc giãn mạch
  5. Giảm huyết áp
  6. Cung cấp chất chống oxy hóa
  7. Rối loạn nội mô
  8. Viêm mạch máu

Tỏi có thể khống chế hàng loạt các bệnh ung thư:

  1. Ung thư máu
  2. Ung thư biểu mô tế bào đáy
  3. Ung thư vú
  4. Ung thư cổ tử cung
  5. Ung thư đại tràng
  6. Ung thư nội mạc tử cung
  7. Ung thư dạ dày
  8. Bệnh bạch cầu: bạch cầu lympho bào mãn tính
  9. Ung thư gan
  10. U xương ác tính
  11. Ung thư tuyến tụy

 Ăn tỏi thế nào là tốt nhất

Cách tốt nhất là hãy dùng tỏi tươi, băm nhỏ hoặc đập dập sau đó để ít phút cho các phản ứng sinh hóa xảy ra là bạn có thể ăn ngay. Để lâu các hoạt chất sẽ bị phá hủy, làm mất đi ít nhiều hiệu quả của tỏi. Các loại tỏi khô, bột…đều không được đánh giá cao bằng tỏi tươi.

Đến đây bạn có thể vẫn ái ngại một chút vì mùi tỏi còn vương vấn lại sau bữa ăn, đôi khi khá là bất tiện. Đừng lo, thiên nhiên đã dành sẵn cho chúng ta một số mẹo để loại bỏ cái mùi này:

Sau khi ăn tỏi hoặc các món ăn có tỏi, bạn có thể ăn một trái táo để khử mùi. Nước chanh, bạc hà hoặc trà xanh cũng rất tốt để lấy lại hơi thở không có cái mùi tỏi.

Thực ra, từ thời xa xưa, các thầy thuốc đã sử dụng tỏi để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh cho con người. Ví dụ, người ta phát hiện ra tỏi được những người xây dựng kim tự tháp Ai Cập sử dụng để có thể tăng năng suất lao động. Trong Olympic đầu tiên, các vận động viên đã ăn tỏi trước khi thi đấu để tăng cường thể lực… Điều này đều đã được tìm thấy trong các tài liệu y học cổ đại của Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc và Ấn Độ. Với công dụng của tỏi, khoa học ngày nay dường như chỉ đang đi khẳng định lại những gì mà người xưa đã thành thạo rồi.

Mạnh Lạc
TĐMVSK sưu tầm

5 gia vị tuyệt vời cho sức khoẻ thường ngày

5 gia vị tuyệt vời cho sức khỏe thường ngày

Nhiều loại gia vị không những bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe như vị thơm ngon chúng tạo ra, mà có thể chữa lành một cách tự nhiên những ốm đau hàng ngày, thậm chí là phòng ngừa được những bệnh mãn tính.

Nhiều người sử dụng gia vị khi nấu nướng tại nhà, nhưng không phải ai cũng biết những gia vị này bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe như vị thơm ngon chúng tạo ra, và có thể chữa lành một cách tự nhiên những ốm đau hàng ngày, thậm chí là phòng ngừa được những bệnh mãn tính.

Chắc chắn rằng một chút gừng không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên gia y tế, nhưng khoa học đang bắt đầu xác nhận những gì y học cổ truyền đã biết tới hàng thế kỷ qua: rằng tự nhiên có tủ thuốc của riêng mình!

Hãy tận hưởng lợi ích của 5 loại gia vị đáng ngạc nhiên sau trong ẩm thực.

  1. Quế

Đăc tính kháng viêm và kháng khuẩn giúp quế trở thành một vị thuốc tốt.

Thường được sử dụng để tạo hương thơm, vị ngọt, loại gia vị thơm ngon này đã được chứng minh là chữa nhiều vấn đề sức khỏe hàng ngày. Chính đặc tính chống viêm và kháng khuẩn khiến quế trở thành một vị thuốc tốt chữa bệnh đường tiêu hóa, chướng hơi do hội chứng ruột kích thích, đau bụng kinh, và lượng lớn những chất chống oxi hóa có trong quế giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do gốc tự do gây nên.

Cinnamaldehyde trong quế, chất giúp quế có hương vị đặc trưng như ta thấy, là hợp chất hữu cơ chịu trách nhiệm cho hầu hết những tác động tích cực của quế đối với sức khỏe. Quế cũng được chỉ ra là có thể làm hạ đường huyết, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống HIV, và bảo vệ bạn khỏi ung thư, Alzheimer. Hãy nhớ dùng bột quế thật.

2. Nghệ tây

Nghệ tây đã được sử dụng để chữa đau bụng kinh, hen, tăng huyết áp, sốt v.v.v.

Nghệ tây là một loại gia vị xuất xứ từ nước ngoài làm món ăn thêm phần hấp dẫn bởi màu vàng cam đặc trưng. Nghệ tây có mối liên hệ với ẩm thực Ấn Độ, Hy Lạp, và Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, nghệ tây còn có nhiều công dụng khác, như làm thuốc. Nghệ tây giàu mangan, vitamin C, magie, sắt, kali, và vitamin B6 – đã được sử dụng làm thuốc chữa đau bụng kinh, hen, tăng huyết áp, sốt v.v. Nghệ tây cũng đã được chứng minh là có hiệu quả làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, và chữa trầm cảm mức độ vừa. Hơn thế nữa, nghệ tây còn cho thấy có tiềm năng chữa ung thư.

3. Nghệ

Nghệ tạo màu sắc và hương vị cho thực phẩm. Nó đã được sử dụng làm thuốc nhuộm và đồ gia vị trong hàng ngàn năm qua. Thành phần hoạt tính chính của nghệ là curcumin, chất làm cho nghệ có màu vàng, vị cay và hương thơm; curcumin cũng là một chất chống viêm mạnh mẽ, đồng thời có khả năng chống oxi hóa mạnh nhờ trung hòa các gốc tự do, do vậy nghệ rất hữu dụng trong y học. Chứa sắt, vitamin B-6, kali, vitamin C, và kẽm, nghệ được chứng minh là hiệu quả trong chữa trị nhiều ốm đau và bệnh tật, như đau đầu, ợ nóng, viêm khớp, đau dạ dày, đầy hơi, sốt, trầm cảm, nhiễm trùng phổi. Nghệ cũng giúp kiểm soát tiểu đường và ngăn ngừa (hay thậm chí là chữa) bệnh ung thư.

4. Hạt thìa là Ai Cập

Hạt thìa là hay được dùng là thuốc chữa cảm cúm, thiếu máu, khó tiêu, kích thích sản xuất men tụy trong cơ thể.

Cây thìa là Ai Cập là gia vị chính tại Châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi, vùng Trung Đông. Hạt thìa là có vị nóng, hương thơm đặc biệt, thường được dùng trong làm món súp, món hầm, nước xốt v.v. Hạt thìa là Ai Cập cũng được sử dụng làm thuốc. Chứa nhiều sắt, magie, vitamin và khoáng chất, gia vị này hay được dùng là thuốc chữa cảm cúm, thiếu máu, khó tiêu, kích thích sản xuất men tụy trong cơ thể. Hạt thìa là Ai Cập cũng được sử dụng để chữa mất ngủ, sốt, nôn, tiêu chảy, trĩ, và hen, đồng thời được cho là làm tăng cường thị lực và chức năng tâm thần. Hơn thể nữa, một vài nghiên cứu cho thấy nó phòng ngừa được ung thư (đặc biệt là ung thư đại tràng) và tiểu đường.

5. Ớt

Ớt được nhiều người ưa chuộng bởi vị cay cuốn hút và tác dụng giải phóng hooc-môn, nhưng tác dụng của loại gia vị này không chỉ dừng ở đó. Ớt chứa vitamin A, vitamin B6, vitamin C, Canxi, magie, và kali, đồng thời cũng chứa những hợp chất alkaloid như capsaicin, được biết đến là làm tiêu tan đau đầu và ngạt mũi, chống viêm, giảm đau cơ, khớp, dây thần kinh. Các nghiên cứu cũng cho thấy capsaicin làm giảm nhẹ các triệu chứng có liên quan với bệnh thần kinh do đái tháo đường và bệnh vảy nến. Những ích lợi khác của ớt bao gồm có cải thiện tiêu hóa, giảm cân, cải thiện chức năng tim mạch, phòng ngừa ung thư (ruột và tiền liệt tuyến).

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đại Hải biên dịch

 TĐMVSK sưu tẩm

 

Sáng sớm ngậm gừng tốt hơn uống sâm

Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm?

6:08 pm – 02/09/2017

 

Có câu nói rằng, “buổi sáng ăn gừng, hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng, chẳng khác nào ăn thạch tín”. Mặc dù câu chữ hơi khoa trương phóng đại một chút, nhưng không phải là không có lý.

Bởi vì gừng có tính nóng, ăn buổi sáng giúp hỗ trợ tiêu hóa, trái lại ăn ban đêm sẽ ảnh hưởng giấc ngủ, tổn hại đường tiêu hóa. Thật ra cổ nhân từ xưa đã sớm biết ngậm gừng mỗi buổi sáng sớm, nhờ vậy thụ ích được 7 điều sau.

  1. Hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa âm dương

Nói về khí của trời đất, ban ngày mặt trời mọc, dương khí thịnh, âm khí suy, ban đêm mặt trời lặn, âm khí thịnh, dương khí suy. Cơ thể người chúng ta cũng vận hành theo quy luật tương tự.

Theo Đông y, gừng có tính nóng, vào buổi sáng khí trong dạ dày nhiều lên, ăn một chút gừng sẽ giúp kiện tỳ ôn vị, khích lệ dương khí bốc lên.

Trái lại vào ban đêm, dương khí thu lại, âm khí thịnh, nhờ vậy cơ thể và trí não dịu lại, thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ. Lúc này ăn gừng là trái với quy luật sinh lý, sẽ tổn thương âm khí, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

  1. Không bị cảm lạnh

Gừng – khắc tinh của cảm lạnh

Từ xưa gừng đã được dùng làm vị thuốc chữa cảm lạnh, ngày nay các loại thuốc ngậm chữa cảm cúm cũng được cho thêm vị cay của gừng đẻ giảm ho, làm ấm cơ thể. Mỗi khi bị cảm lạnh, uống một chén nước gừng có hiệu quả rất nhanh. Bởi vậy người thường xuyên ăn gừng buổi sáng sẽ khó bị cảm lạnh.

  1. Giảm đau

Nghiên cứu cho thấy gừng rất có hiệu quả trong giảm đau cơ bắp ở những người vận động nhiều. Tuy nhiên gừng không có tác dụng giảm đau ngay lập tức, mà đòi hỏi phải dùng gừng thường xuyên, liên tục.

  1. Phòng sỏi mật

Gừng giúp tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày bài tiết dịch vị, tăng nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa.

Ngoài ra gừng còn chứa chất gingerol, giúp giảm sự hình thành sỏi mật.

  1. Phòng chống bệnh tim mạch

Các thử nghiệm trên người và động vật đã chứng minh gừng có khả năng giảm mỡ máu không kém thuốc statin, nhờ đó có hiệu quả phòng chống bệnh tim mạch.

  1. Chống nhiễm khuẩn

Các hoạt chất sinh học trong gừng có khả năng giảm nhiễm khuẩn. Chiết xuất của gừng chống các vi khuẩn đường miệng gây viêm lợi, viêm nha chu rất hiệu quả.

Ngoài ra gừng cũng có khả năng tiêu diệt RSV – nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp.

  1. Chống lão hóa

Sáng sớm ăn 3 miếng gừng, hơn uống nước sâm”. Thành phần cay nồng của gừng là gingerol sau khi qua tiêu hóa hấp thu vào cơ thể, có tác dụng chống lão hóa, phòng ngừa sự hình thành các chấm đồi mồi, do vậy dùng gừng có thể bảo vệ sức khỏe, tăng cường tuổi thọ.

 

Cách ngậm gừng buổi sáng sớm

 

Gừng gọt vỏ (vì vỏ gừng có tính hàn), mỗi ngày cắt 4-5 miếng. Mỗi sáng sớm, đem tấm gừng đặt trong miệng từ từ ngậm, nhấm trong khoảng 10 – 30 phút. Sau đó cắn nát miếng gừng, để cho mùi gừng, từ trong miệng tỏa ra, trong khuếch tán đến dạ dày và ngoài khuếch tán qua lỗ mũi.

Từ rất lâu đời, gừng là gia vị không thể thiếu được trong căn bếp của những người phương Đông, đặc biệt là những khi thời tiết trở lạnh nên phát huy được tác dụng phòng bệnh. Qua kiến thức dùng gừng vào thời điểm buổi sáng lại càng khiến chúng ta khâm phục trí huệ của người xưa trong vận dụng cây thuốc và vị thuốc cổ truyền, ngay cả việc bỏ hãy để nguyên vỏ gừng lại cũng có tác dụng khác nhau.

Lưu ý: Các trường hợp tuyệt đối không uống nước gừng

 

  • Người gặp chứng bệnh về gan: Khi mắc các chứng bệnh về gan, nếu ăn hoặc uống nước từ gừng sẽ khiến cho các tế bào gan bị hoại tử
  • Người bị sỏi mật: Bởi tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.
  • Phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai:  Trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
  • Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt:người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.
  • Nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.
  • Nếu cảm nắng thì tuyệt đối tránh
  • Người bệnh dạ dày, tá tràng:Các niêm mạc dễ bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
  • Phản ứng với thuốc: Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.

 

Đại Hải

 

TĐMVSK sưu tầm

10 công dụng trị bệnh của gừng

10 công dụng trị bệnh cuả gừng

9:17 am – 28/09/2017

Gừng là gia vị không thể thiếu trong nhà bếp nhưng từ lâu nó cũng đã được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Nếu biết tận dụng bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích từ chữa bệnh đến làm đẹp, vừa an toàn lại tiết kiệm chi phí. 

Hãy khoan đến nhà thuốc hay bệnh viện, thử tận dụng nước gừng nóng khi mắc phải những bệnh sau đây, có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả của nó đấy!

  1. Lở miệng

1 chén nước gừng, bách bệnh tiêu tan (Ảnh qua: vietgiaitri.com)

Dùng nước gừng tươi ấm uống và súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, những vết lở loét sẽ biến mất nhanh chóng vì gừng có tính sát trùng.

  1. Cao huyết áp

Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15-20 phút. Nước gừng nóng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống.

  1. Trị cảm cúm nhức đầu

Ngâm hai chân vào nước gừng nóng, để nước ngập đến mắt cá chân. Cũng có thể cho thêm ít muối và giấm, nhưng không cho thêm nước nóng, ngâm đến khi nào mu bàn chân đỏ lên là được.

Phương pháp này có tác dụng rõ rệt đối với người bị nhiễm lạnh, cảm cúm, nhức đầu và đau họng.

  1. Hôi chân

Ngâm chân nước gừng (Ảnh qua: sinhcon.com)

Cho thêm chút muối và giấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.

  1. Đau lưng và đau vai

Cho một ít muối và giấm vào nước gừng nóng, lấy khăn ngâm vào nước gừng, vắt khăn khô, sau đó đắp lên chỗ bị đau, làm như thế nhiều lần.

Phương pháp này có thể khiến các cơ bắp thả lỏng, cường gân hoạt huyết, có tác dụng giảm bớt đau nhức rất hiệu quả.

  1. Đau một bên đầu

Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.

  1. Trị gàu

Thái lát nhỏ mảnh gừng (Ảnh qua: khoedepblog.com)

Trước tiên, thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10-15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch,sẽ có tác dụng trị gàu hiệu quả.

  1. Sắc mặt nhợt nhạt

Rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối trong 60 ngày liên tiếp có tác dụng làm cho da mặt hồng hào. Sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến.

  1. Giải rượu

Trà gừng giúp giải rượu (Ảnh qua: Lypatrika.com)

Dùng nước gừng nóng để uống thay cho trà, có tác dụng tăng sự tuần hoàn máu, giúp tiêu hóa chất cồn trong cơ thể.

  1. Phòng ngừa và trị sâu răng

Mỗi buối sáng và tối nên kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày để bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.

Tuy có tác dụng tuyệt vời nhưng nước gừng nóng chống chỉ định với người bệnh dạ dày, tá tràng; người bị cảm nắng; người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt; phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai; người bị sỏi mật; người có bệnh liên quan đến gan và người cao huyết áp. Đặc biệt, không nên dùng gừng vào ban đêm.

Hoàng Kỳ (T/h)

 TĐMVSK sưu tầm

23 công hiệu trị bệnh của bí đao

23 công hiệu trị bệnh của bí đao

12:06 pm – 28/10/2017

Bí đao ít năng lượng, nhiều khoáng tố và các hợp chất thiên nhiên, đặc biệt là chất hyterin-caperin có khả năng ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể…

Theo Đông y, bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, vỏ quả tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu thũng, giải nhiệt. Hạt giúp kháng sinh tiêu độc, trừ giun, thanh nhiệt thẩm thấp, hóa đàm bài nung.

Nghiên cứu dược lý cho thấy quả bí đao chứa β-sitosterol, β-sitosterol acetat, lupeol và lupeol acetat, 0,4% protein, 0,1%lipit, 3,2% carbohidrat, 0,3% chất vô cơ và vitamin B. Sáp và vỏ quả chứa chất triterpen gọi là isomultiflorenol acetat.

Hợp chất hyterin-caperin trong bí đao có khả năng ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể… (Ảnh: qua khoahocphattrien.vn)

Bí đao được dùng để trị nhiều bệnh như thận, viêm thủy thũng, tiểu tiện không thông, đái tháo đường, bạch đới, trẻ em nóng sốt vào mùa hè, viêm thận cấp tính, toàn thân phù thũng, ngộ độc cua, cá. Hạt trị ho, giải độc, trị rắn cắn. Đặc biệt, hạt bí để lâu ngày chữa được bệnh bạch đới.

  1. Phù thũng (cả mình và mặt đều phù)

Dùng bí đao và hành củ nấu canh với cá chép ăn thường ngày; hoặc 40 g bí đao, 40 g đậu đỏ sắc đặc uống hằng ngày.

  1. Tiểu không thông,tiểu đục,tiểu ra chất nhầy

Vỏ bí đao sắc đặc lấy nước uống.

  1. Bệnh tiết niệu sinh dục –tiểu dắt

uống nước bí đao hoặc ăn bí đao sống thái chấm muối.

  1. Đái tháo đường

20 g vỏ bí đao, 20 g vỏ dưa hấu, thiên hoa phấn (qua lâu căn) 20 g. Tất cả đem nấu với một lít nước để sôi 10 phút rồi trữ vào ấm uống cả ngày. Hoặc dùng 100 g bí đao tươi để cả vỏ và hạt, củ mài 50 g, lá sen 50 g nấu nước uống cả ngày.

  1. Đái tháo đường, miệng khát tâm phiền

Dùng 300 g thịt quả bí (đông qua nhương) thu trữ vào mùa hạ – thu rồi phơi khô dưới nắng to hoặc sấy than, nghiền nát. Mỗi lần dùng 1/10 sắc nước gạn bỏ bã, uống khi còn ấm.

  1. Bạch đới

Dùng 250 g hạt bí đao lâu ngày đem sao lên, nghiền nát vụn, mỗi lần dùng 15 g pha với nước cơm uống mỗi ngày 2 lần, liên tiếp 5-7 ngày.

  1. Thận khí hư suy, lưng đau gối mỏi, suy giảmchuyện chăn gối

Bí đao 100g, lộc nhung 5g, trứng bồ câu 5 quả lấy lòng đỏ, dầu, muối, gia vị. Bí đao giã nhuyễn, nhung thái mỏng ngâm rồi hấp. Tất cả đánh đều hấp chín ăn cách ngày 1 lần trong tháng.

Bí đao hỗ trợ tốt cho người thận yếu, đau lưng, mỏi gối (Ảnh: qua Elinerfood.com)

  1. Ho gà, viêm phế quản cấp và mạn

Hạt bí đao 15g trộn với đường phèn giã mịn nhào với mật ong uống với nước đun sôi để nguội. Ngày 2-3 lần.

  1. Hen suyễn

Quả bí đao còn cuống, bổ ra cho đường phèn hấp chín. Ăn hết khoảng 4 quả mới thấy rõ hiệu quả. Có thể thêm gừng.

Phổi có ung nhọt (viêm, áp xe…): Hạt bí đao, các vị bồ công anh, kim ngân hoa… ý dĩ sống, diếp cá, mỗi thứ 40g, rễ lau 20g, hạt đào cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g sắc uống.

  1. Mũi chảy nước hôi (viêm mũi)

Bí đao, ý dĩ mỗi thứ 40g, nấu nước uống hàng ngày.

  1. Ngộ độc thức ăn (tôm, cá nóc…)

Bí đao tươi, giã nát, vắt lấy nước thật nhiều để uống.

  1. Bỏng

Vỏ bí đao sấy khô tan bột trộn dầu vừng bôi.

  1. Sụn lưng do lao động

Vỏ bí đao đốt thành than tán bột uống với rượu, mỗi lần 6g.

  1. Phạm phòng

Vỏ bí đao sao vàng 12g sắc uống. Ngày 3 lần.

  1. Ung thư gan trong thời gian xạ trị và sau phẫu thuật

Thịt chân giò 100g, măng vụ đông 100g, nấm hương vụ đông 20g, giăm bông 30g, đậu xanh 10-20 hạt. Muối < 4g, dầu vừng 50g. Rượu vang 5g, mỳ chính. Các thứ tẩm gia vị đun cho chín rồi tưới dầu lên.

Bí đao cực kỳ hữu ích trong bổ trợ bệnh nhân ung thư (Ảnh: qua tapchigiadinh.com.vn)

  1. Ung thư họng

Bí đao tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho bí vào nấu chín, gia vị. Ăn cái uống nước. Chia hai lần ăn hết trong ngày.

  1. Ung thư trực tràng, kết tràng

Đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, đại hoàng 10g, đan bì 16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

  1. Ung thư phổi

Đông qua nhân 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáp phấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử sâm 20g, bạch cập 16g, bối mẫu 10g, đông trùng hạ thảo 5g, chính cam thảo 6g, tam thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g, sắc uống ngày 1 thang.

  1. Chống béo phì

Trong bí đao không có chất béo, ít năng lượng, thích hợp cho người muốn giảm cân.

  1. Chữa tàn nhang, làm đẹp da mặt

350gr hạt bí, 30gr hạt sen, 15gr bạch chỉ, tất cả nghiền mịn. Hàng ngày, sau bữa ăn uống 1 thìa bột đó với nước đun sôi để nguội.
Trị sắc mặt nâu vàng

Lấy 1 kg bí đao gọt vỏ, thái miếng, trộn đều với 1,5 lít rượu gạo, 1 lít nước. Sau đó, nấu lên, lọc bỏ bã, tiếp tục nấu cô đặc thành kem, cho vào lọ dùng dần như kem dưỡng vào buổi tối.

  1. Chữa rám má, sạm da

1 quả bí đao vừa phải, 100gr bán hạ, ½ lít rượu, ½ lít nước. Tất cả đun nát nhừ, lọc lấy nước cốt, cô đặc như cao rồi cho vào lọ dùng dần. Trước khi đi ngủ, bôi lên mặt một lớp mỏng, sáng dậy rửa mặt thật sạch.

  1. Trị da khô

Dùng 40 g nhân ý dĩ ngâm nước qua đêm, 300 g thịt gà thái nhuyễn, 20 g miến, 500 g bí đao, 10 g nấm hương, 1 miếng tỏi, một ít hành, gừng, muối, rượu vang, dầu vừng. Cho ý dĩ vào nồi nước đun chín mềm, lần lượt cho thịt gà, bí đao, nấm vào nấu chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. Miến và dầu vừng bỏ sau cùng.

  1. Mặt nạ bằng bí đao

Công thức mặt nạ tự nhiên bằng bí đao tươi rất đơn giản: xay bí đao nhuyễn bằng máy xay sinh tố với chút mật ong, kể cả làn da hỗn hợp cũng không lo dị ứng hay nổi mụn.

Lưu ý:

Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời của bí đao cần lưu ý khi sử dụng loại quả này bởi nó có tính xà phòng rất cao. Vì thế nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống được xay như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa của bạn.

Bí đao rất tốt nhưng bạn cũng chỉ nên ăn 1bữa/tuần. Không ăn hàng ngày, không ăn liên tục trong nhiều ngày bởi không chỉ bí đao mà bất kì thực phẩm nào cũng vậy, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Cao Sơn 

 

TĐMVSK sưu tầm

Các công dụng chữa bệnh của cần tây

CÁC CÔNG DỤNG CỦA CẦN TÂY

 Cần tây: Loại rau ‘lọc’ mỡ máu, trị tiểu đường… và nhiều công dụng không thể bỏ qua

 

Không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, cần tây còn mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao.

Cần tây là loại rau ăn cao cấp chứa nước 90,5%, hợp chất nitơ 1,95%, chất béo 0,07%, xenlulo 1,15% và tro 1,13%, các vitamin A, B, C. Các khoáng chất như Mg, Mn, Fe, I, Cu, K, P, Ca và vitamin P, cholin, tyrosin, axít glutamic.

Chất xơ trong rau cần gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, tinh dầu có tính kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa.

Cần tây có tác dụng kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả gút, sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng.

Cần tây được dùng “lọc” máu có mỡ máu cao, chữa tăng huyết áp, giảm béo, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, chống hoại huyết (chảy máu), kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả gút, sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng. Dùng ngoài ngâm chân, chữa nứt nẻ, gội đầu sạch gàu.

Theo Đông y, cần vị ngọt đắng, the mát (có tài liệu nói lạnh), có công dụng dưỡng huyết mạch, lợi tỳ ích khí, thanh nhiệt, hạ hỏa, lợi đại tiểu tiện, đái tháo đường, giảm ho và các triệu chứng quy về huyễn vựng (ngày nay thấy tương ứng chứng tăng huyết áp), khử phong thấp, vết máu bầm, tan hạch ở cổ…

Dưới đây các bài thuốc từ rau cần tây:

  1. Trị chứng huyết áp cao

Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.

Cách dùng: rau cần tây sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định. Hoặc, dùng rau cần tươi giã vắt lấy nước thêm một ít mật ong và đường mạch nha, lượng như nhau, đem đun nóng ấm và uống ngay, cũng cho kết quả hạ huyết áp rõ rệt. Cần tây dùng cả thân 50g, thái khoảng đốt ngón tay, đổ 3 bát con nước, sắc lấy một bát, uống ngày 3 lần như vậy. Sau một thời gian ngắn, huyết áp sẽ ổn định.

 2. Bổ thận, hạ huyết áp

Rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nước luộc gà 300ml, nấm hương 30g, dâu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối, dầu vừa đủ. Cho dầu vào chảo nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước luộc gà, đun nhỏ lửa 20 phút, chia làm 2 – 3 lần ăn trong ngày.

  1. Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động

Lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt. Trong rau cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.

  1. Trị bệnh gút (gout)

Sự có mặt của chất kiềm trong cần tây có tác dụng trung hòa các chất acid, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do acid tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gút.

  1. Bệnh đường hô hấp

Hạt cần tây có tác dụng làm giảm co thắt nên được dùng chữa hen suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi và bệnh lao phổi.

  1. Ngừa sỏi thận

Ăn rau cần tây có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

  1. Trị bệnh đi tiểu nước đục như sữa

Cách bào chế và dùng rễ cần tây cắt sát gốc thân, tốt nhất có đường kính từ 2cm trở lên (nếu nhỏ hơn thì phải lấy tăng lên). Mỗi lần dùng 10 bộ rễ, rửa sạch cho vào 500ml nước đun sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn khoảng 200ml thì lấy để uống. Mỗi ngày cần uống 2 lần vào buổi sáng, tối, lúc bụng đói. Kết quả rất công hiệu. Uống thuốc từ 3 – 7 ngày nước tiểu trở lại hoàn toàn trong.

  1. Chữa mỡ trong máu cao

Cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Sau một tháng lượng mỡ trong máu sẽ giảm xuống rõ rệt. Mặt khác nhờ trong cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và cà rốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…

 

  1. Chữa mất ngủ

Lượng chất kiềm trong cần tây có công dụng giúp những người đang mắc chứng mất ngủ có thể ngủ ngon hơn. Khoáng chất này làm cho hệ thần kinh êm dịu lại, giảm bớt sự căng thẳng và lo âu.

  1. Làm lợi tiểu

Hàm lượng kali và natri trong cần tây sẽ chịu trách nhiệm về khả năng giúp lợi tiểu. Chúng kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng nước thừa.

  1. Trị táo bón

Từ xa xưa, cần tây đã được dùng làm thuốc nhuận tràng. Chúng làm dịu các dây thần kinh vốn đã hoạt động quá mức do các loại thuốc nhuận tràng nhân tạo. Nhờ đó, làm nhẹ chứng táo bón một cách tự nhiên.

  1. Giúp xương chắc khỏe mạnh

Loại rau này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều canxi và magiê – rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.

 

  1. Chữa vàng da

Xào 150g cần tây với 15g dạ dày lợn, ăn liên tục trong 1 tuần đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.

  1. Chữa bệnh viêm gan mạn

Dùng rau cần tây xào ăn hoặc sắc lấy nước uống liên tục trong nhiều ngày, nhiều tháng.

  1. Chữa cảm cúm

Ăn cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào…

  1. Chữa trị viêm miệng, họng

Cần tây 30g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm vài hạt muối tinh, súc miệng ngày 3 lần, hoặc có thể nuốt từ từ càng nhanh khỏi.

Lưu ý: Cần tây có furocoumarin nếu để lâu quá 3 tuần trong tủ lạnh, chất này sẽ tăng gấp 2,5 lần, nếu ăn sẽ dễ bị ngộ độc. Do đó, chỉ nên để cần tây trong tủ lạnh vài ngày đến 1 tuần để an toàn khi sử dụng.

 Cao Sơn

  TĐMVSK sưu tầm

Vài cách chữa đau đầu

Những cách thức và thực phẩm giúp bạn giảm chứng đau đầu hữu hiệu

Có rất nhiều người mắc phải chứng đau nửa đầu, vì nhiều nguyên nhân trong đó có sự thay đổi hoóc môn, thức ăn nhất định và căng thẳng. Trong một số trường hợp, chứng đau nửa đầu cũng có thể là di truyền. Nhưng cũng có thể là thiếu các khoáng chất như Sodium Bicarbonate, Magnesium Chloride, Iodine, thiếu dưỡng khí, thiếu nước,  khi huyết lưu thông không đều, một vài mạch máu bị tắc nghẽn, cholesterol và áp huyết cao vv.

 Vậy làm thế nào để thuyên giảm mà không phải uống thuốc?

      . Bổ sung 3 khoáng chất nói trên

  • Hít thở nhiều để nạp dưỡng khi đầy đủ cho cơ thể
  • Tập thể dục
  • Dùng 10 ngón tay hay lược cào đầu 5-10 phút mỗi ngày, được nhiểu lần càng tốt, nhưng ít nhất là truớc khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Tác động này cũng giúp chống tai biến mạch máu não, gia tăng thị lực, trí nhớ…

    Thay đổi lối sống, thay đổi thói quen ăn uống, tập thể dục đều đặn và đặc biệt là ăn những thực phẩm dưới đây là những cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.

    Nếu bạn đang trải qua cơn đau nhói chỉ ở một bên đầu, kèm theo buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng, thì bạn có thể bị chứng đau nửa đầu.

    Chứng đau nửa đầu có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, mỗi lần sử dụng thuốc giảm đau có thể gây ra nhiều phản ứng phụ. Thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và tập thể dục đều đặn là những cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, có một số loại thực phẩm dưới đây giúp bạn chống lại chứng đau nửa đầu một cách hiệu quả.

    1. Hạnh nhân

    Hạnh nhân là một trong những loại hạt tốt nhất giàu chất béo tốt, magiê, cao tryptophan, (một axit amin giúp giải phóng serotonin. Serotonin có liên quan đến tâm trạng, giấc ngủ, chán ăn…). Tiêu thụ một nắm hạnh nhân giúp thư giãn các mạch máu và cơ giúp giảm cơn đau nửa đầu.

    2. Chuối

    Chuối giàu kali và magiê. Nếu bạn đang bị chứng đau nửa đầu, chuối giúp thư giãn mạch máu của bạn và giảm đau đầu. Do vậy hãy ăn chuối thường xuyên để cho kết quả tốt nhất.

    3. Sữa chua

    Khi cơ thể thiếu canxi sẽ gây nhức đầu và chứng đau nửa đầu. Thêm sữa chua vào chế độ ăn kiêng thông thường của bạn giúp cung cấp cho cơ thể nhu cầu canxi cần thiết và do đó ngăn ngừa cơn đau nửa đầu.

    4. Uống nhiều nước

    Mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây nhức đầu và chứng đau nửa đầu. Khi có sự cạn kiệt các chất lỏng quan trọng trong cơ thể sẽ gây đau nửa đầu. Do đó, uống nhiều nước rất quan trọng để giữ cho cơ thể luôn ngậm nước.

    5. Hạt diêm mạch

    Chứa hàm lượng carbohydrate thấp, hàm lượng protein và magiê cao nên hạt diêm mạch là một trong những loại thực phẩm tốt nhất giúp giảm chứng đau nửa đầu. Thường xuyên thêm hạt diêm mạch vào chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp chống lại chứng đau nửa đầu.

    6. Hạt kê

    Hạt kê có chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu và được biết đến với tính chất chống oxy hóa giàu có của chúng. Ngoài ra, hạt kê cũng chứa một lượng magiê tốt. Thường xuyên tiêu thụ hạt kê sẽ giúp giảm cơn đau nửa đầu đồng thời giúp điều chỉnh huyết áp rất tốt.

    7. Caffeine

    Caffeine được biết đến với việc làm giảm kích thước của mạch máu, làm giảm sự giải phóng histamin trong máu và do đó làm giảm chứng đau nửa đầu.

    8. Rau bina (rau chân vịt, cải bó xôi)

    Giàu hàm lượng magiê và vitamin B2, rau bina là một trong những loại rau lá xanh tốt nhất mà bạn cần phải ăn nếu bị chứng đau nửa đầu. Bạn có thể tiêu thụ rau bina ở dạng nấu chín hoặc sống hoặc thêm vào salad sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng đau nửa đầu.

    9. Hạt lanh

    Hạt lanh là một loại thực phẩm khác nữa mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày để giảm chứng đau nửa đầu. Hạt lanh có nhiều axit béo omega-3 giúp chống lại chứng viêm và giảm đau liên quan đến chứng đau nửa đầu.

    10. Cá béo

    Các loại cá béo như cá hồi và cá ngừ giàu axit béo omega-3. Thường xuyên bổ sung các loại cá béo này vào bữa ăn hàng ngày của bạn sẽ giúp giảm đau và viêm.

    11. Gừng

    Gừng được biết đến với tính chống viêm và có hiệu quả chống lại các triệu chứng buồn nôn và chứng đau nửa đầu. Khi bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, bạn hãy uống một tách trà gừng sẽ giúp giảm các triệu chứng.

  12. Ớt

      Ớt có rất nhiều tác dụng giúp cải tiến sức khoẻ và    phòng chống tới 80 thứ bệnh tật, trong đó cả tiểu đường, áp huyết cao, mỡ trong máu, thấp khớp, các thứ bệnh tim mạch, mệt mỏi, mất ngủ, cảm cúm, đau đầu, ợ chua, ung thư, kể cả ung thư dạ dầy, loét dạ dầy.

Vài lát ớt tươi hay ¼ muỗng cà phê bột ớt cayenne pha trong một ly nước nóng sẽ giúp giải quyết được khá nhiều vấn đề sức khỏe.

   13 Cà rốt

Cà rốt có nhiều magiê và beta-carotene. Nhờ hai dưỡng chất thiết yếu này, cà rốt được coi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để chống lại các triệu chứng đau nửa đầu. Tiêu thụ một bát cà rốt sống hoặc một cốc nước ép cà rốt thường xuyên giúp bạn chống lại các triệu chứng đau nửa nửa đầu có hiệu quả

  TĐMVSK sưu tầm và bổ túc

13 thực phẩm giúp chống ung thư hữu hiệu

13 thực phẩm vừa ngon vừa chống ung thư hữu hiệu

Có một vài loại thực phẩm sẽ giúp bạn ngăn ngừa và đẩy lùi căn bệnh ung thư đáng sợ. Bạn hãy tích cực ăn uống những thực phẩm bổ dưỡng sau hàng ngày nhé.

 1. Nấm

Mỗi loại nấm khác nhau có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung chúng đều chứa các chất chống ung thư, đặc biệt là hoạt chất betaglucan có khả năng ức chế tác hại của siêu vi gây ung thư, đồng thời trung hòa độc chất sinh ung thư nội tại cũng như ngoại lai.

Do đó, chế độ ăn uống hàng ngày nên được bổ sung đa dạng các loại nấm như mộc nhĩ đen, nấm hương, nấm mỡ, nấm đông cô, ngân nhĩ,…

2. Cà tím

Cà tím được xếp vào nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng vitamin PP và chứa chất Nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa.

3. Mướp đắng

Mướp đắng giúp quá trình chuyển hóa glucose, giới hạn năng lượng cung cấp cho tế bào ung thư tuyến tụy và tiêu diệt chúng nhưng không làm ảnh hưởng đến tế bào bình thường.

 4. Khoai lang

Khoai lang chứa một thành phần đặc biệt có tên DHEA và beta- carotene có thể phòng ngừa ung thư và chống lão hóa. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang hiệu quả trong việc chữa trị chứng táo bón và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.

5. Bí đỏ

Bí đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa và giàu beta-carotene và alfa-carotene, 2 tiền tố của vitamin A nên có tác dụng bảo vệ da, chống tia nắng mặt trời và ngăn ngừa những bệnh ung thư và tiểu đường.

6. Hành

Giống như tỏi, hành là thành viên thuộc họ hành, bao gồm tỏi tây, hẹ tây và hành lá. Hành cũng là thực phẩm tuyệt vời giúp chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư vì khả năng can thiệp vào sự tiến triển của khối u và mang lại hiệu quả tích cực chosức khỏe.

Theo đó, hành tây đã được chứng minh là giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, như ung thư đại trực tràng, thanh quản và buồng trứng.

7. Nghệ

Hoạt chất chính chiết xuất từ củ nghệ vàng giúp ức chế sự phát triển một số loại tế bào ung thư như tế bào ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư máu, ung thư đại trực tràng, ung thư gan…

Nghệ có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do hình thành trong quá trình tự vệ của cơ thể, vừa phòng ngừa ung thư một cách tích cực ngay từ lúc mới hình thành tế bào ung thư. Đồng thời ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới.

8. Gừng

Các tế bào thông thường có vòng đời xác định và sẽ bị đào thải một cách tự nhiên. Tuy nhiên, tế bào ung thư thì không như vậy. Chúng liên tục gia tăng và gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Các nhà khoa học đã tìm ra một chất dinh dưỡng thực vật trong củ gừng là 6-gingerol. Chất này có tác dụng thúc đẩy kết thúc vòng đời của tế bào ung thư, do đó làm giảm khả năng sản sinh và phát triển của căn bệnh này.

9. Tỏi

Tỏi là một trong những thực phẩm đi đầu trong việc phòng chống các bệnh ung thư dạ dày và ung thư ruột kết. Chỉ cần sử dụng một lượng tỏi nhỏ trong bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng tốt đến hệ miễn dịch.

 Trong tỏi cớ chứa nhiều selen – một chất chống oxy hóa rất mạnh nên có thể giúp cơ thể chống lại ung thư. Các chất chống oxy hóa này có thể vô hiệu hóa các gốc tự do và tấn công khối u trước khi nó có thể nhen nhóm.

Đối với bệnh nhân đã mắc ung thư, tỏi sẽ có tác dụng ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển, tiêu diệt sự phát triển của những mạch máu mới nuôi sống khối u.

10. Quả lựu

Lựu không chỉ là loại trái cây tươi ngon mà còn có hiệu quả rất ấn tượng trong việc phòng chống các bệnh ung thư.

Quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của bệnh ung thư. Hoạt tính chống ôxy hóa trong loại quả này cũng mạnh hơn nhiều so với hợp chất ở rượu vang và chè xanh.

Ngoài ra, trong lựu có chứa hợp chất ellagitannins có vai trò tích cực trong ngăn chặn sự sản xuất các oestrogen – yếu tố nguy hiểm kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư vú.

11. Kiwi

Kiwi giàu vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao gấp 4-12 lần cam quýt, gấp 30 lần táo và 60 lần với nho. Trong kiwi hàm chứa một loại chất hoạt tính ngăn chặn sự hình thành chất gây ung thư trong cơ thể.

12. Lúa mì

Lúa mì chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Uống nước ép từ mầm lúa mì sẽ giúp một lượng lớn chất xơ dễ dàng đi vào cơ thể giúp giảm các bệnh như đau ruột kết, trực tràng ngoài ra còn có tác dụng phòng bệnh ung thư.

13. Các loi rau h ci

Những loại rau họ cải như súp lơ trắng, súp lơ xanh và bắp cải là những thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Và chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất như hoạt chất chống oxy hóa và ung thư  có sức mạnh đáng kinh ngạc.

 Hãy ăn càng nhiều cải búp, cải canh, cải xoong, củ cải, bắp cải,… càng tốt, để nạp đủ lượng dưỡng chất thực vật và các hợp chất chống ung thư cho cơ thể.

TĐMVSK sưu tầm