Chữa U BƯỚU
với
PP TẨY LỌC CƠ THỂ 3 NGÀY

(Dr.Christopher’s School of Natural Healing)

(tham khảo thêm: https://tongdomucvusuckhoe.net/noidung/456)


8 Comments

  1. Vu Thi Kim Huong says:

    Toi nam nay 52 tuoi. Toi ap dung phuong phap tay loc co the trong 3 ngay. Toi bat dau uong sang nay. Nhung moi toi bi kho va nut ne. Toi xin hoi co nen tiep tuc uong hay nen ngung hoac doi trai cay khac? Hien toi dang uong nuoc trai dua/trai thom.

    Xin vui long tra loi som cho toi vi toi moi ap dung sang nay.

    Cam on chuong trinh da gioi thieu phuong phap tay doc nay.
    Phone: 0933 075 244

    Saigon ngay 13/7/2012 luc 10g00
    Kim Huong

    • Chúng tôi đã email tư vấn và điện thoại nói chuyện trực tiếp với chị Kim Hương.

      Chị dùng trái mận (trái bồng) ở miền Nam để xay lấy nước uống trong 3 ngày Tẩy Lọc Cơ Thể (xin đọc bài Phương pháp TẨY LỌC TOÀN CƠ THỂ trong ba ngày ). Tuy nhiên, nước mận dùng trong phương pháp này là prune juice (trái mận miền Bắc), chứ không phải trái bồng miền Nam. Vì không có nước mận, chị Hương pha trà neem đậm 45 lá, chia làm nhiều lần uống trong ngày, lần đầu tiên vào sáng sớm.

      Lúc đầu chị Hương mua dứa về xay nước uống. Chúng tôi đề nghị chị dùng loại trái cây khác. Chị Hương mua táo trồng tại VN để chuyển qua uống tiếp tục trong những ngày tẩy lọc.

      Chị có vài răng trám thủy ngân nhiều năm trước, chúng đã gây ra nhiều bệnh cho chị như: loét môi, loét lưỡi, đau cột sống cổ, tê rần các ngón tay, đau cột sống lưng, tiểu đêm, đau thận,…

      Chị uống trà ngò rí để giải độc thủy ngân, giải độc kim loại nặng từ răng trám thủy ngân gây ra.

      Nhai súc miệng bằng dầu dừa 3 lần mỗi ngày để làm sạch miệng, để trục xuất mọi loại vi khuẩn, nấm mốc, và những loại siêu vi làm giộp môi, miệng, lưỡi, hông của chị trong nhiều năm đóng bám ở răng miệng ra ngoài.

      Sau gần hai ngày áp dụng phương pháp tẩy lọc cơ thể này, chị cho biết các phản ứng chữa lành xẩy ra như: khô môi, sưng đau nhiều điểm trên lưỡi và hông, cơ thể bần thần khó chịu… đã giảm dần; đã xổ ra một số chất nhầy như mỡ trắng bọc mề gà vào trưa ngày thứ hai..

      Đây là trường hợp ghi nhận dùng phương pháp 3 ngày tẩy lọc cơ thể của bác sĩ Christopher áp dụng ở VN. Chị Hương hứa sẽ theo sát tiến trình tẩy lọc, ghi chép lại tiến trình, chụp hình tẩy xổ từng ngày, viết cảm tưởng… để gửi về Tông Đồ Mục Vụ Sức Khỏe nhằm chia sẻ kinh nghiệm cùng độc gỉa toàn cầu.

  2. Cám ơn chương trình rất nhiều. Nhờ theo sát sự hướng dẫn của chị Kim Tuyến và anh Mai Đức Dũng mà tôi đã đạt kết quả rất tốt sau 3 ngày tẩy lọc. Hiện giờ đau và lở miệng đã khỏi hẳn. Ngày hôm nay là ngày thứ tư trong quá trình tẩy lọc và các chất nhầy đã tống ra khá nhiều. Tôi vẫn tiếp tục uống nước ngò rí và uống nước lá neem. Theo kinh nghiệm của tôi, uống lá neem thay cho nước mận cũng rất tốt vì sau khi uống lá neem môi của tôi bớt nứt ngay ngày hôm sau và sau 2 ngày đã khỏi hẳn.

  3. Tôi thấy trang web này rất hay, nhưng có rất nhiều từ ngữ, tôi không hiểu :
    Ví dụ : Lá NEEM, tiếng Việt không có từ này. Vậy xin hỏi lá NEEM là lá loại cây
    gì ? Ở VN có trồng hay không.
    Trái “bồng” là trái mận của miền Nam VN phải không ? Miền Bắc có quả “doi” chứ không quả mận như miền Nam. Ở miền Nam VN tôi thấy có bán mận Bắc, trái không giống trái mận miền nam VN.
    Chân thành cảm ơn Quý trang web này.

  4. Chao chị Kim Tuyến, anh Mai Đức Dũng và anh Dũng cùng vợ là chị Sương,

    Hường đã xong 3 ngày tẩy lọc cơ thể. Hôm nay sang đến ngày thứ tư rồi. Sáng nay Hường uống thêm nước cà rốt đến 12g00 là ngưng hẳn.

    Kết quả rất tốt, chất nhầy sáng nay đã tống ra khá nhiều.

    Huờng ghi lại tiến trình tẩy lọc và kết quả như sau:

    – Ngày 13 tháng 7 năm 2012 : Hường bắt đầu thực hiện việc tẩy lọc. Hường làm đúng như được tài liệu hướng dẫn.
    Ngày đầu Hường uống nước mận (ép từ qủa roi, qủa uống đúng là qủa mận Hà nội) bị nứt môi. Sau đó tiếp tục uống nước dứa/thơm và bị lở luôn cả bên trong lưỡi và má trong. Được chị Tuyến tư vấn, Hường không uống nước dứa nữa mà chuyển qua uống nước táo. Hường uống nước ngò rí để tẩy độc thủy ngân có trong răng trám chì, và kèm theo súc dầu dừa 3 lần một ngày.

    – Ngày 14 tháng 7 năm 2012: Lúc 4g00 sáng Hường đi đại tiện và thấy phân có xuất hiện chất nhầy, nhưng ít thôi. Lúc 10g00 thấy người vã mồ hôi và mệt, nhưng không nghiêm trọng. Trong buổi sáng thì môi cũng đã bớt khô và miệng bớt đau. Tuy nhiên vẫn còn buốt các chân răng, không thể chải răng được vì buốt. Lúc 5g30 chiều đi cầu thấy phân nát và có váng trên mặt, cảm thấy hơi nặng bụng, trong người khó chịu như bị cảm vậy.

    – Ngày 15 tháng 7 năm 2012: lúc 4g00 đi cầu phân bình thường. Lúc 11g00 đi cầu có thấy nổi lên ít váng trên mặt. Lúc 19g30 cảm thấy rất khó chịu trong người, muốn nôn ói nên đã không uống nước táo lúc 20g00 như kế hoạch mà đi ngủ.

    – Ngày 16 tháng 7 năm 2012: sáng thức dậy khỏe mạnh bình thường. Lúc 4g00 đi cầu phân hơi nát. Lúc 5g30 cảm thấy đau bụng và đi cầu cảm thấy ục ra nhiều và thấy màng nhầy khá nhiều.

    Từ sau trưa đến giờ Hường uống nước ngò rí thay nước Lavie. Bây giờ Hường đã không còn khô môi, nứt lưỡi và đã có thể chải răng được rồi vì đã hết buốt chân răng. Hường cảm thấy rất vui và cảm động vì được các anh chị quan tâm và tận tình hướng dẫn và động viên khi Hường gặp khó khăn. Giờ đây Hường sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những ai muốn thực hiện phương pháp này.

    Xin ngàn lần chân thành cảm tạ tất cả đã giúp đỡ Hường trong quá trình tẩy lọc qua .

    Kim Hường

    [email protected]

  5. CÂY NEEM ẤN ĐỘ
    (Azadirachta Indica)
    (Cây sầu đâu ăn gỏi, Cây xoan chịu hạn)
    Phân loại khoa học
    Giới (regnum): Plantae
    (không phân hạng): Angiospermae
    (không phân hạng) Eudicots
    (không phân hạng) Rosids
    Bộ (ordo): Sapindales
    Họ (familia): Meliaceae
    Chi (genus): Azadirachta
    Loài (species): A. indica
    Tên hai phần Azadirachta Indica

    Sầu đâu Ấn độ hay còn có các tên gọi khác là sầu đông, nim, xoan sầu đâu, xoan ăn gỏi, xoan trắng, xoan chịu hạn, xoan Ấn Độ (danh pháp khoa học: Azadirachta indica, syn. Melia azadirachta L. , Antelaea azadirachta (L.) Adelb.) là một cây thuộc họ Meliaceae. Đây là một trong hai loài thuộc chi Azadirachta, và sống ở các quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ,Myanmar, và Pakistan, tại các khu vực nhiệt đới và bán nhiệt đới. Cây này theo tên gọi của các ngôn ngữ khác: Neem tree (tiếng Anh), Azad Dirakht (tiếng Ba Tư), DogonYaro (tiếng Nigeria), Margosa, Neeb (tiếng Ả Rập), Nimtree, Nimba (tiếng Phạn), Vepu, Vempu, Vepa (Telugu), Bevu Kannada, Veppam (Tamil), ở Đông Phi, cây này được gọi là Mwarobaini(Kiswahili), có nghĩa là cây 40; vì người ta cho rằng cây này có thể dùng làm thuốc trị được 40 bệnh khác nhau. (nguồn : Wikipedia)

    Được đọc là NIM (phiên âm từ tiếng Anh : NEEM)

    Ở Vn các nhà khoa học đã đem về trồng dùng để xuất khẩu đi Nhật và một số nước để làm các hóa mỹ phẩm và dược phẩm.

    Không nên lầm lẫn với cây soan, cây sầu đâu (sầu đông) ở Việt nam (xem chi tiết dưới). cùng họ với cây neem ( danh pháp khoa học neem có thêm chữ Indica nghĩa là giống tìm thấy, nguồn gốc từ Ấn độ – Azadirachta Indica), Vì chưa tìm thấy tài liệu nói về những cây sầu đông VN, nên chúng tôi không đề cập đến, nhưng qua quan sát thì thân, hoa, lá, quả cây neem thấy khác với những giống cây sầu đông VN, và nghe dân địa phương nói đến độc tính của cây này theo những câu chuyện dân gian truyền miệng, vì vậy chúng tôi cũng cẩn thận nhắc nhở không nên dùng loại này thay cho cây neem Ấn độ (Azadirachta Indica) mà tài liệu này giới thiệu, cho đến khi có tài liệu công bố của các nhà khoa học VN –

    Cây xoan hay xoan ta, xoan nhà, xoan trắng, sầu đông, thầu đâu, (danh pháp hai phần: Melia azedarach; đồng nghĩa M. australis, M. japonica, M. sempervivens), là một loài cây thân gỗ lá sớm rụng thuộc họ Xoan (Meliaceae), có nguồn gốc ở Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và Australia.

    Cây này tiếng Anh gọi là Chinaberry, Bead tree, Persian lilac (đinh hương Ba Tư), White cedar (tuyết tùng trắng) và một vài tên gọi khác. Tại Nam Phi người ta gọi nhầm nó là Syringa, nhưng đúng ra đó là tên gọi của các loài đinh hương.

    Chi Melia bao gồm 4 loài khác nữa, có mặt trong khu vực đông nam châu Á tới miền bắc châu Úc. Tất cả chúng đều là cây thân gỗ nhỏ, thay láhàng năm.

    Phân loại khoa học
    Giới (regnum): Plantae
    (không phân hạng): Angiospermae
    (không phân hạng): Eudicots
    (không phân hạng): Rosids
    Bộ (ordo): Sapindales
    Họ (familia): Meliaceae
    Chi (genus): Melia
    Loài (species): M. azedarach
    (nguồn Wikipedia.org)

    Nguyễn Phúc
    [email protected]

  6. Anh Tân mến,
    Còn về trái mận, đúng như anh nói nó là trái MẬN HÀ NỘI ĐANG BÁN TRÊN CÁC VĨA HÈ SAIGON

    Phân chi Mận mơ (danh pháp khoa học: Prunus) là các loài cây gỗ có quả dạng quả hạch thuộc về chi Mận mơ (Prunus). Phân chi này được phân biệt với các phân chi khác của chi này (đào, anh đào, hạnh v.v) ở chỗ các đoạn thân cây có chồi cuối và các chồi bên đơn độc (không mọc thành cụm), hoa mọc thành nhóm từ 1 tới 5 hoa trên các đoạn thân ngắn, và quả có khía chạy dọc xuống ở một phía, hạt nhẵn.

    Sử dụng
    Quả các loài mận, mơ khi chín có vị ngọt và nhiều nước. Chúng có thể ăn tươi hay sử dụng để làm mứt hay các dạng chế biến khác. Nước quả của chúng có thể cho lên men để sản xuất rượu vang mận/mơ; khi được chưng cất, nó tạo ra một loại rượu mạnh ở Đông Âu gọi là Slivovitz. Quả sấy khô có vị ngọt và chứa một số chất chống ôxi hóa.

    Các loại mận/mơ khác nhau về màu sắc và kích thước. Một số loại có cùi thịt đặc và chắc hơn so với các loài khác. Chúng có màu của cùi thịt/vỏ quả là vàng, trắng, lục, đỏ hay tím.

    Quả mận/mơ tươi hay khô còn có tác dụng nhuận tràng. Tác dụng này được cho là của các hợp chất khác nhau có trong quả, chẳng hạn các xơ tiêu hóa, sorbitol,[1] và isatin[2]. Nước mận/mơ thông thường cũng hay được sử dụng để hỗ trợ sự điều chỉnh các chức năng của hệ tiêu hóa.

    Qủa mận tiếng Anh: gọi là plum khi qủa tươi, gọi là prune khi qủa khô. A prune is a dried plum.

    Nguyễn Phúc
    [email protected]

  7. Phạm văn Tân says:

    Chân thành cảm ơn Anh Nguyễn Phúc rất nhiều. Hiện tơi đang ở VN nên cần hỏi kỹ để tìm mua về sử dụng. Kính đa tạ.