https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/06/LoiDanNhapCTchuacacbenhnany1.png        Hiện nay ung thư là căn bệnh giết hại nhiều người nhất trên thế giới. Trong năm 2000 đã có 5,3 triệu nam giới và 4,7 triệu nữ giới bị bệnh ung thư nặng và đã có 6,2 triệu người chết, tức chiếm 12% trên tống số 56  triệu người chết vì mọi lý do.

         Thống kê năm 2008 của Trung tâm quốc tế nghiên cứu ung thư cho biết đã có 7,6 triệu người chết vì bệnh ung thư, tức chiếm 13% tổng số người chết trên toàn thế giới. Trong các chứng ung thư thông thường nhất đứng đầu là ung thư phổi (1,37 triệu), tiếp đến là ung thư dạ dầy (736.000), gan (695.000), ruột già (608.000), vú (458.000) và tử cung (275.000).

         Ung thư là từ tổng quát để gọi một số lớn bệnh  có thể xảy ra cho bất cứ cơ phận nào trong cơ thể con người. Người ta cũng gọi chúng là bướu dữ. Một trong các đặc tính của ung thư là sự phát triển mau chóng của các tế bào bất bình thường lớn lên ngoài ranh giới của chúng và lây lan sang các nơi khác. Chính sự lây lan này là lý do gây tử vong vì ung thư.

         Ung thư bắt nguồn từ một tế bào duy nhất. Sự biến đổi của một tế bào bình thường sang một tế bào ung thư là một tiến trình gồm nhiều giai đoạn, từ giai đoạn bị thương tiền ung thư sang giai đoạn ung thư ác tính.

         Các thay đổi này là hậu quả sự liên tác động giữa các yếu tố di sinh của một người với ba tác nhân từ bên ngoài, trong đó có:

–         Các tác nhân vật lý gây ung thư như nhiễm xạ hồng ngoại tuyến và ion hóa;

–         Các tác nhân hóa chất như chất a-mi-ăng (amiant: một chất gây ung thư, sử dụng nhiều trong tiến trình chế tạo tấm lợp fi-brô xi măng), các hợp chất trong khói thuốc, độc tố trong thực phẩm, độc tố trong nước uống;

–         Các tác nhân sinh học như các nhiễm trùng bởi các loại vi rút,vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

         Ngoài ra, sự già nua cũng là một yếu tố khác gây ra bệnh ung thư. Các trường hợp bị bệnh gia tăng với số tuổi tác, chắc chắn là do sự tích tụ các nguy cơ gây ra ung thư trên các tế bào già nua suy yếu mà khả năng sửa chữa bị giảm thiểu và kém hữu hiệu.

         Vẫn theo thống kê nói trên 30% các trường hợp tử vong ung thư là do năm nguyên nhân sau đây:

– Béo mập quá  ký

– Không ăn rau trái đủ

– Thiếu vận động

– Hút thuốc

– Uống rượu.

         Hút thuốc là lý do của 22% trường hợp tử vong trên toàn thế giới và 71% ung thư phổi.

         Trong thế kỷ XX thuốc lá đã khiến cho 100 triệu người chết vì các chứng ung thư phổi, bệnh phổi mãn tính, bệnh tim mạch và đứt mạch máu não. Một phần tư chết trong lứa tuổi 35-69.

         Hút thuốc cũng có thể gây ra ung thư mũi, miệng, họng, yết hầu, bao tử, gan, thận, máu và cổ tử cung.

         Trong khi đó có 20% tử vong vì các loại vi khuẩn ung thư gan B (HBV), ung thư gan C (HCV) và vi rút  u nhú ở người (HPV) lây từ người sang người. Bảy mươi phần trăm các trường hợp chết vì ung thư thuộc về các nước có mức lợi tức thấp.

         Vào năm 2020 số người bị bệnh ung thư có thể lên tới 15 triệu và số người chết vị các loại ung thư trong năm 2030 sẽ là 13,1 triệu.

         Tại các nước phát triển công nghiệp Tây Âu, ung thư đã trở thành một trong các bệnh đặc thù của các tầng lớp giầu có, ăn uống thừa mứa và có nếp sống cao. Theo bản tường trình về bệnh ung thư trên thế giới do tổ chức Sức Khỏe Thế Giới (OMS) và tổ chức Lương Nông Quốc Tế (FAO) công bố tại Genève ngày 3-4-2003 phân nửa số trường hợp bị bệnh ung thư và số người chết vì ung thư xảy ra tại các nước công nghiệp giầu có. Các nước có nhiều người bị bệnh ung thư nhất là Hoa Kỳ, Italia, Australia, Đức, Hòa Lan, Canada và Pháp. Các nước đang phát triển có ít bệnh ung thư, trong đó có các nước Bắc Phi và Đông Nam Á. Kiểu sống Tây Âu dễ sinh ra bệnh ung thư vì người dân ăn uống quá nhiều chất ngọt, đường, bơ, sữa, thịt và các chất béo động vật, ít vận động, dư thừa năng lượng nên dễ bị mập phì, tiểu đường, các bệnh về tim mạch và ung thư.

         Theo thống kê nói trên, mỗi năm trên thế giới có thêm 1,2 triệu người bị bệnh ung thư phổi; hơn một triệu bị ung thư vú; ruột già 940.000; dạ dầy 870.000; gan 560.000; gáy 470.000; cuống họng 410.000; đầu và gáy 390.000; bọng đái 330.000; u lym-phô ác tính không Hodgkin (malignant non-Hodgkin lymphomas) 290.000; ung thư máu 250.000; ung thư tuyến tiền liệt và ngọc hành 250.000; ung thư lá lách 216.000; ung thư buồng trứng 190.000; ung thư nội mạc tử cung (endometrial) 188.000; ung thư hệ thần kinh 175.000; ung thư da (melanoma) 133.000; ung thư tuyến giáp trạng 123.000; ung thư yết hầu  65.000; ung thư máu ác tính (Hodgkin) 62.000.

         Ba bệnh ung thư khiến cho nhiều người chết nhất là thư phổi 17,8%, ung thư dạ dầy 10,4% và ung thư gan 8,8%. Mỗi năm có 900.000 đàn ông và 330.000 đàn bà bị bệnh ung thư phổi. Nơi nam giới hơn 80% là do hút thuốc. Trong khi nơi nữ giới hút thuốc gây ra bệnh ung thư chiếm 45% toàn thế giới, nhưng hơn 70% tại các nước Bắc Mỹ và Bắc Âu. Trong cả hai giới tuổi bị bệnh ung thư là 40 lên cho tới 70-75.

         Càng ngày càng có nhiều phụ nữ hút thuốc. Tại Hoa Kỳ số phụ nữ chết vì bệnh ung thư phổi nhiều hơn số phụ nữ chết vì ung thư vú. Tại một vài nước như Ailen và Đan Mạch số phụ nữ chết vì ung thư phổi bắt đầu cao hơn số nam giới chết vì hút thuốc. Lý do vì tại nhiều nước Âu châu có tới 50% phụ nữ hút thuốc. Đây sẽ là lý do khiến cho sức khỏe của nữ giới suy giảm trong các thập niên tới.

         Ung thư ruột già và đại kết tràng ít xảy ra tại các nước đang phát triển, nhưng lại là căn bệnh ung thư đứng hàng thứ hai trong các xã hội phát triển công nghiệp giầu có. Mỗi năm có 940.000 người bị bệnh và 500.000 người chết.

         Tuy nhiên các thống kê trên đây chỉ có giá trị tương đối, vì các số liệu chỉ được thu thập tại các nước công nghiệp tiên tiến có hệ thống y tế cao, thường xuyên kiểm soát tình trạng sức khỏe của người dân; còn những gì xảy ra trong các nước nghèo chậm tiến thì ít được biết tới, vì không có thống kê và cũng thường vượt ngoài khả năng kiểm soát của các chính quyền.

         Mặc dù có các kỹ thuật tân tiến hơn trong việc phát hiện ung thư cũng như trong cách chữa trị, nhưng trong nhiều thập niên qua, việc điều trị bằng phương pháp giải phẫu, hóa trị và xạ trị đã không đem lại nhiều kết quả.

         Trong cuộc chiến chống ung thư, chúng chỉ có thể kéo dài cuộc sống của các bệnh nhân trong một thời gian, làm suy yếu các tế bào lành mạnh và tàn phá sức đề kháng của cơ thể, chứ không có khả năng chữa lành và cuối cùng đành bất lực nhìn bệnh nhân chết trong đau đớn tàn tạ.

         Chính vì thế số người chết vì bệnh ung thư trên thế giới chẳng những đã không giảm lại còn gia tăng, vì nhiều lý do, trong đó có thói quen ăn uống không đúng cách vì dùng quá nhiều đường, sữa, thịt và chất béo, lại ăn ít rau trái, các thực phẩm thường không tươi có nhiều chất hóa học hoặc chất bảo quản độc hại. Thêm vào đó là bầu khí ô nhiễm, và kiểu sống ít vận động vv…

         Ngoài ra, cho tới nay chúng ta thường hiểu biết rất ít về dinh dưỡng, và cũng không biết rằng đường, sữa, các loại thực phẩm chế biến từ sữa và thịt đỏ là các thực phẩm tạo thành chất nhầy, là môi trường sống và phát triển mạnh của các vi trùng gây ung thư. Do đó, để tránh hay diệt bệnh ung thư phải thay đổi chế độ ăn uống, cương quyết loại bỏ các thực phẩm tạo ra chất nhầy. Khi đó các vi trùng ung thư sẽ bị bỏ đói, suy yếu đi và chết hoặc bị tiêu diệt bởi các kháng tố do cơ thể chúng ta sản xuất. Ngoài ra, cần uống nhiều nước chưng cất, ăn nhiều rau, trái, cá, đậu và các loại thực phẩm hữu cơ có khả năng cung cấp cho cơ thể lượng chất đạm dinh dưỡng lành mạnh và không tạo ra chất nhầy.

         Để chữa mọi thứ bệnh một cách công hiệu, việc đầu tiên cần làm là tẩy lọc toàn bộ cơ thể, bằng cách theo chương trình ăn chay và tẩy lọc toàn diện 3 ngày. Mỗi ngày uống ½ lít nước mận, 4 lít nước táo ép, 4 lít nước trà cây mâm xôi (raspberry) hay nước chưng cất, và 6 muỗng canh dầu ô liu.

         Khi uống các loại nước cần thực hiện động tác nhai nhiều lần trước khi nuốt, để hạch nước miếng hoạt động mạnh gây tác dụng tốt cho việc tẩy lọc. Có thể theo thời biểu sau đây:

07.30 : uống nhai ½ lít nước mận

08.00 : uống 2 muỗng canh dầu ô liu

08.30 : uống nhai một ly (1/4 lít) nước táo,

09.00 : uống nhai một ly (1/4 llít) trà cây mâm xôi (hay nước chưng cất), cứ luân phiên như thế cho tới tối phải uống nhai hết 4 lít nước táo và 4 lít nước trà raspberry hay nước chưng cất.

12.00 : uống 2 muỗng canh dầu ô liu

12.30 : tiếp tục uống và nhai nước táo, rồi trà raspberry hay nước chưng cất.

16.00 : uống 2 muỗng canh dầu ô liu

16.30 : tiếp tục uống và nhai nước táo, rồi trà raspberry cho tới tối hết 8 lít.

          Trong ba ngày bạn sẽ tống hết chất cholesterol, các thứ cặn bã và độc tố trong cơ thể, cũng như nhiều sạn gan, sạn mật và sạn thận ra ngoài. Sạn thận sẽ tan và ra theo đường tiểu, trong khi cholesterol, sạn gan và sạn mật ra theo đường đại tiện.

         Sau ba-ngày tẩy lọc lần đầu, nếu có ai muốn hoặc có khả năng thực hành thêm, thì càng hữu ích khi ăn chay một đến ba ngày nữa chỉ uống nước chưng cất, tiếp theo một ngày uống nước trái cây, trà raspberry. Sau đó ăn đồ ăn nhẹ và dễ tiêu như cháo, trước khi ăn uống bình thường trở lại.

         Thực hành ba-ngày tẩy lọc hàng tháng hay vài lần mỗi năm là điều rất tốt.

         Đắp dầu thầu dầu (castor) hay dầu dừa, dầu lá neem phần trước thân mình trong suốt ba-ngày tẩy lọc để  gia tăng  việc giải độc, kích thích hệ miễn nhiễm, và  tăng cường lưu thông máu.

         Khi cơ thể sạch các chất cặn bã và độc tố, tiến trình chữa bệnh nan y mới mau hiệu nghiệm, vi khi đó cơ thể hấp thụ các chất dược thảo dễ dàng hơn.

         Cuốn “Chương trình chữa các bệnh nan y” là một loại cẩm nang giúp chúng ta chống lại các bệnh nan y trong đó có các bệnh ung thư thông thường nhất một cách đơn giản nhưng hữu hiệu. Nó bao gồm một số các bài thuốc đã được các bác sĩ John R. Christopher và bác sĩ Richard Schulze sử dụng từ nhiều thập niên qua và đã đạt nhiều thành quả mỹ mãn, hầu như trăm phần trăm. Vì theo kinh nghiệm của các vị, không có thứ bệnh nào mà không chữa trị được. Thiên Chúa đã dựng nên hàng trăm loại dược thảo để giúp con người sống khỏe mạnh và hạnh phúc tràn đầy.

         Khi quyết định theo cách chữa trị này, cần phải theo sát các chỉ dẫn một cách kiên nhẫn và trung thành và bạn sẽ thấy công hiệu của nó.

         Xin cám ơn chị Kim Tuyến và anh Đình Tứ đã bỏ thời giờ và công sức dịch thuật; anh Đình Tứ đã trình bầy bìa và lên trang; anh chị Huỳnh Dũng – Kim Lan lo việc in ấn; các anh các chị trong nhóm Tông Đồ Mục Vụ Sức Khỏe, thân nhân bạn bè và các bệnh nhân đã cổ võ khích lệ.

         Cầu mong cuốn “Chương trình chữa các bệnh nan y” giúp nhiều người thoát các căn bệnh hiểm nghèo và tìm lại được sức khỏe để sống tươi vui hạnh phúc.

Roma 15-6-2012

LM Giuse Hoàng Minh Thắng

 

One Comment

  1. Thưa cha, việc tẩy lọc ba ngày cơ thể có thể thực hiện tại Việt Nam không cha? Cho những thức uống trái cây đóng hộp? Hoặc tốt hơn dùng trái cây tươi vậy trái cây nào có thể thay thế cho TÁO, MẬN, hoặc trà raspberry, … Hay không thể thay thế?
    Và việc nầy chỉ áp dụng cho những người lành, chứ những người bệnh có lẽ sẽ trở ngại về việc uống liên tục nước với nước, phải không thưa cha?

    Rất mong cha và anh chị em TDMVSK hướng dẫn.