Post Tagged with: "Bài thơ của Con-Người-Thiên Chúa"

Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa (Maria Valtorta – Quyển 1)

Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa (Maria Valtorta – Quyển 1)

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/Grande-1852-lot-de-10-chretiens-magazine-maria-valtorta-octobre-20121.jpg


”Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa”

hay ”Tin Mừng như đã được vén mở cho tôi”:
một tác phẩm độc nhất vô nhị

       ”Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa” hay ”Tin Mừng như đã được vén mở cho tôi” của bà Maria Valtorta là một tuyệt tác độc nhất vô nhị trong nền văn chương của Kitô giáo. Tuy không được – hay đúng hơn chưa được – Giáo quyền công nhận là ”mạc khải”, nhưng từ năm 1966 không còn bị cấm đọc và phổ biến nữa.

       Các thị kiến không chỉ bao gồm toàn cuộc đời Chúa Cứu Thế, mà còn trình thuật quãng đời thơ ấu của Mẹ Maria. So sánh với các tác phẩm được mạc khải khác, tác phẩm của bà Maria Valtorta đầy đủ nhất và rất chính xác trong tương quan với bốn Phúc Âm. Các thị kiến đã được viết lại ngay lập tức và một cách trực tiếp sau khi được vén mở.

       Các trình thuật rất trung thực với Phúc Âm, và giúp người đọc hiểu bối cảnh các giáo huấn của Chúa Giêsu với rất nhiều chi tiết súc tích, sống động hấp dẫn. Đặc biệt tác phẩm bao gồm các hiểu biết sự kiện lịch sử, địa lý, trắc địa, địa chất, khoáng chất và phong cảnh chính xác về Thánh Địa, khiến cho các chuyên viên kinh thánh và các học giả phải kinh ngạc.

       Bạn không bị bắt buộc phải tin, vì đây không phải là tín lý. Nhưng cũng đừng bỏ lỡ một cơ hội đọc một tác phẩm hay, và đừng nản lòng vì mấy chục trang dẫn nhập khô khan. Hãy kiên nhẫn vượt thắng nó và hãy đọc tác phẩm với tâm trí rộng mở, không thành kiến, đơn sơ, chân thành, bạn sẽ nếm hưởng được tình yêu bao la của Thiên Chúa Ba Ngôi, sẽ yêu mến Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Cha Thánh Giuse nhiều hơn và xót thương nhân loại sâu xa hơn. Và cuộc sống của bạn sẽ được biến đổi.

       Roma 15-8-2012
Lễ Đức Mẹ hồn xác lên Trời
Linh mục Giuse Hoàng minh Thắng
Giáo sư Thánh kinh Đại học Giáo hoàng Urbaniana Roma (1991-2011)

Bấm vào đây để download nguyên bài: Bai tho Con Nguoi Thien Chua Quyen 1

http://i646.photobucket.com/albums/uu185/vanhoai1111/th_706423obhm2yl2at.gif

GHI CHÚ: Để dễ đọc cả quyển sách, xin bấm vào biểu tượng https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/mui-ten.png phía trên bên phải trong file PDF .

[viewpdf width=”591px” height=”795px”]tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/BÀI-THƠ-CỦA-CON-NGƯỜI-THIÊN-CHÚA-Quyển-1.pdf[/viewpdf]

by Tháng Mười Hai 11, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta), Tâm Linh
Bài học tuyệt vời qua việc Sơn gỗ

Bài học tuyệt vời qua việc Sơn gỗ

 https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/11/son-go.jpg

           Cái lò lửa thô kệch của xưởng mộc được đốt lên sau một thời gian dài không dùng tới. Mùi chất keo sôi trong bát hòa lẫn với mùi đặc biệt của mạt cưa và dăm bào mới còn rơi ở chân bàn.

          Giêsu làm việc với cái cưa và cái bào. Người đang biến các mảnh gỗ thành các chân ghế hay ngăn kéo hoặc các vật dụng khác.

          Các đồ gỗ tầm thường của căn nhà nhỏ Nazarét đã được mang tới xưởng mộc: cái thùng nhồi bột cần sửa, một trong các khung cửi của Maria, hai cái ghế đẩu, một cái thang dùng ngoài vườn, một cái rương nhỏ, một cái cửa lò, tôi đoán vậy, bị gặm ở phía dưới, có lẽ bởi chuột.

          Giêsu làm việc để sửa những cái đã hư vì sử dụng hay vì thời gian.

          Tôma thì với tất cả dụng cụ nhỏ của nghề thợ bạc, chắc ông đã lấy ở giỏ của ông ra, cái giỏ mà ông để trên giường kê ở sát tường, cũng như giường của Zêlote. Ông làm việc với bàn tay nhẹ nhàng trên những lá bạc. Những lát của cái búa nhỏ mà ông đập trên cái đục, tạo ra những tiếng bạc tan biến mất trong tiếng động mạnh hơn của những dụng cụ làm việc mà Giêsu sử dụng.

          Thỉnh thoảng họ trao đổi vài lời. Tôma rất sung sướng được ở đó với Thầy và làm nghề thợ bạc của ông – qủa vậy, ông đã nói điều đó – Khi nghỉ đàm thoại, ông huýt sáo nho nhỏ. Thỉnh thoảng ông ngước mắt lên và suy nghĩ. Với vẻ trầm tư, ông nhìn đăm đăm vào bức tường ám khói của căn nhà.

          Giêsu quan sát ông và nói: “Tôma, con tìm hứng ở trên các bức tường đen này à? Đúng thực, cái đã làm cho nó có bộ mặt này là công việc lâu dài của một vị công chính. Nhưng Thầy không thấy rằng điều đó có thể cho người thợ kim hoàn một đề tài…”

          – Thưa Thầy, không. Thực sự, với các kim qúi, người thợ kim hoàn không thể làm cho sự nghèo khó thánh thiện trở nên thi vị…

          Nhưng với các kim loại, họ có thể bắt chước những thứ đẹp đẽ của thiên nhiên, làm cho vàng bạc trở thành cao qúi bằng cách dùng nó để làm ra các hoa lá có trong các thụ tạo. Con, con nghĩ tới những bông hoa, những chiếc lá này, và để nhớ lại hình dáng của nó, con ngồi bất động như vậy, mắt cắm vào các bức tường. Nhưng trong thực tế, điều con nhìn thấy là các khóm cây, các đồng cỏ của quê hương chúng ta, những cái lá nhẹ nhàng, những bông hoa giống như chiếc cúp hay các ngôi sao, hình dáng của các cộng và các lá…

          – Vậy con là thi sĩ, một thi sĩ hát với kim loại, những điều mà các nhà văn hát với tấm giấy da.

          – Đúng. Qủa vậy, thợ kim hoàn là một thi sĩ viết trên kim loại những vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhưng công việc của chúng con, tuy  đẹp và nghệ thuật, nhưng không có giá trị như công việc khiêm tốn và thánh thiện của Thầy. Vì việc của chúng con phục vụ cho sự phù vân của người giầu, còn việc của Thầy phục vụ cho sự thánh thiện, cho nhà cửa, cho nhu cầu của người nghèo.

          – Tôma, anh nói rất hay – Simon Zêlote (Phêrô) nói khi xuất hiện trước cửa ăn thông ra vườn, trong bộ đồ ngắn, tay áo xắn cao, ở đàng trước có đeo một tấm tạp dề cũ, tay mang một hộp sơn.

          Giêsu và Tôma quay lại nhìn ông và mỉm cười. Tôma trả lời: “Đúng, tôi nói hay. Nhưng tôi muốn rằng có lần công việc của thợ bạc sẽ dùng để trang hoàng một… một cái gì tốt và thánh…”

          – Cái gì?

          – Một bí mật. Tôi nghĩ tới nó lâu rồi, từ hồi chúng ta ở Rama, và tôi đem theo mình những dụng cụ thợ bạc nhỏ của tôi và tôi chờ đợi cái giờ này… Còn công việc của anh, Simon?

          – Ôi! Tôi, tôi không phải là nghệ sĩ có tài như anh. Tôma ơi, đây là lần đầu tiên tôi cầm một cái cọ trong tay, và cái vật tôi sơn không được đẹp, mặc dầu tôi để hết thiện chí vào đó. Tôi cũng đã bắt đầu bằng những chỗ khiêm tốn nhất… để cho quen tay… và tôi bảo đảm với anh là sự vụng về của tôi sẽ làm con bé cười thoải mái. Tôi rất bằng lòng vì giờ qua giờ, nó đã sinh lại trong một đời sống trong sáng, và phải như vậy để xóa bỏ đi cái qúa khứ và làm lại nó hoàn toàn mới cho Thầy, Thầy nhỉ.

          – Nhưng có lẽ Valêria không chịu nhường – Tôma nói.

          – Ôi! Nhưng anh muốn sao? Việc có nó hay không có nó có gì quan trọng đối với bà. Bà ta giữ nó là để nó không lạc lõng trong thế giới. Và chắc chắn sẽ rất tốt là con bé được cứu vĩnh viễn, và trong tất cả, nhất là về tâm hồn, phải không Thầy?

          – Đúng vậy. Phải cầu nguyện rất nhiều cho việc này. Tạo vật này đơn sơ và thực sự tốt. Nếu được nuôi dưỡng trong chân lý, nó có thể cho rất nhiều. Nó nghiêng chiều theo bản năng tự nhiên về với Ánh Sáng.

          – Chắc chắn rồi. Nó chả có sự an ủi nào ở dưới đất… và nó tìm ở trên Trời. Tội nghiệp! Con, con tin rằng khi Tin Mừng của Thầy được rao giảng cho khắp thế giới, thì những kẻ đầu tiên đón nhận nó, và là số đông đảo nhất, sẽ là các nô lệ, những kẻ không có một an ủi loài người nào, họ sẽ dựa vào lời hứa của Thầy để tìm thấy…

          Và con nói, nếu chính con được cái vinh dự loan báo nó, con sẽ có tình yêu đặc biệt đối với những kẻ khốn nạn này…

          – Và con sẽ làm rất tốt, Tôma ạ – Giêsu nói.

          – Đúng. Nhưng anh làm sao để tới gần họ?

          – Ồ, Tôi sẽ làm thợ bạc cho các bà và… là thầy của các nô lệ của họ. Một thợ bạc có thể vào trong nhà một người giầu, hoặc các đầy tớ của họ tới nhà ông ta… và tôi sẽ làm việc… Hai kim loại: Kim loại dưới đất cho người giầu, kim loại tâm hồn cho các nô lệ.

          – Nguyện Thiên Chúa chúc lành cho chương trình của con, Tôma. Hãy kiên trì trong ý hướng này.

          – Thưa Thầy vâng.

          – Tốt. Thầy đã trả lời cho Tôma rồi, xin Thầy đi với con… để coi  công việc của con, và để bảo con cái con phải sơn bây giờ. Những cái tầm thường đã, vì con là đứa rất ít khả năng.

          – Chúng ta đi, Simon – và Người bỏ các dụng cụ lại để ra ngoài với Zêlote. Một lúc sau, họ trở lại, Giêsu chỉ cho ông chiếc cầu thang trong vườn: “Hãy sơn cái này. Sơn làm cho gỗ không thấm nước và bảo trì nó lâu hơn, lại nữa, nó làm cho đẹp hơn. Cũng giống như nhân đức bảo trì và tô điểm tâm hồn con người. Tâm hồn có thể thô kệch… nhưng khi được phủ bằng nhân đức, nó trở nên đẹp, dễ coi. Con thấy, muốn sơn cho đẹp và có hiệu qủa thực sự thì phải cẩn thận biết bao. Để bắt đầu, phải ý tứ lấy những gì cần để tạo thành nó. Phải biết cái đồ đựng không còn dính đất hay sơn cũ; phải có dầu tốt và chất mầu tốt, và quậy đều chúng cách kiên nhẫn, làm cho nó thành một hợp chất không qúa đặc, không qúa lỏng.

          Không được chán nản làm cho tới khi hòa tan hết những cục nhỏ bé nhất. Điều đó xong rồi thì phải lấy một cái cọ. Cái cọ phải không rụng lông. Nó phải không cứng qúa, không mềm qúa, phải sạch sẽ mọi chất mầu cũ. Trước khi sơn, phải cọ gỗ cho khỏi những chỗ sù sì, những vảy sơn cũ, bùn đất, tất cả. Rồi với bàn tay vững vàng một cách thứ tự, luôn luôn theo cùng một hướng, trét sơn ra một cách kiên nhẫn, với rất nhiều kiên nhẫn. Thực vậy, trên cùng một tấm gỗ, có nhiều loại phản ứng khác nhau. Ví dụ chỗ mắt gỗ thì sơn sẽ bóng hơn, nhưng sơn không dính tốt ở đó, vì gỗ ở chỗ mắt đẩy sơn ra. Trái lại, trên các chỗ gỗ mềm thì sơn dính ngay, nhưng thường ít bóng, và vì vậy có thể tạo ra những vết phồng hay những khe nhỏ… Vậy người ta phải sửa lại bằng cách sử dụng bàn tay một cách cẩn thận để trét sơn. Rồi trong những đồ gỗ cũ thì có những phần mới giống như cái bậc này, ví dụ vậy. Để cho người ta không nhìn thấy cái cầu thang tội nghiệp bị chắp vá, nhưng chỉ rất cũ, thì phải làm sao cho cái bậc mới cũng giống như các bậc cũ. Đó, vậy đó”.

          Giêsu cúi trên chân cầu thang, vừa sơn vừa nói những lời đó… Tôma đã bỏ cái đục của ông xuống để lại gần coi. Ông hỏi: “Tại sao Thầy lại bắt đầu sơn bậc dưới thay vì bậc trên? Làm ngược lại không hay hơn sao?”

          – Điều đó có vẻ thuận lợi hơn, nhưng lại không vậy. Vì thực sự bậc dưới hư nhiều hơn, và bị hư vì nằm trên đất, vậy phải sơn nhiều lần: nước thứ nhất, rồi nước thứ hai và nước thứ ba nếu cần… Và để không phải ở không thì trong khi chờ bậc dưới khô, vì nó còn phải sơn một nước nữa, ta sẽ sơn phần đầu, rồi phần giữa cầu thang.

          – Nhưng làm như vậy có thể bị dính quần áo vào và làm hư các phần đã sơn.

          – Làm một cách khéo léo thì ta không làm dính, cũng không làm hư cái gì cả. Con thấy không? Ta làm như vầy này: Ta vơ gọn quần áo lại và đứng hơi xa ra, không phải vì ghê tởm cái sơn, mà là để không làm hư sơn là thứ tế nhị, bởi vì mới sơn – và bây giờ Giêsu giơ cao tay để sơn đầu cầu thang.

          Người tiếp tục nói: “Người ta cũng hành động như vậy với các tâm hồn. Thầy đã nói lúc đầu rằng sơn cũng giống như các nhân đức làm đẹp cho tâm hồn con người. Nó làm đẹp và bảo trì gỗ khỏi mọt, khỏi mưa nắng. Khốn cho ông chủ nhà nào không săn sóc các đồ được sơn và để nó hư hại! Khi nhìn thấy đồ gỗ đã bong sơn thì không được mất thời giờ, phải làm mới lại nước sơn… Các nhân đức cũng vậy: một cái đà hướng về sự công chính có thể hư hại hay biến mất hoàn toàn, nếu chủ nhà không canh chừng. Thể xác và tâm hồn bị trần trụi, phơi bày ra ngoài mưa gió và các ký sinh vật, tức là các đam mê và phóng đãng, có thể bị tấn công và mất lớp che chở làm cho nó đẹp, sau cùng sẽ chỉ còn tốt cho lò lửa…

          Dù là ở nơi chúng ta hay nơi những người chúng ta yêu, như các môn đệ của chúng ta chẳng hạn. Khi thấy họ thoái hóa, lơ là với các nhân đức giúp chúng ta chống lại cái tôi của chúng ta, thì phải lập tức gò cương lại bằng một công việc cần cù, nhẫn nại tới cùng của cuộc đời, để có thể yên nghỉ trong cái chết với một thân xác và một tâm hồn xứng đáng với sự phục sinh vinh hiển.

          Để cho các nhân đức là thực sự và tốt lành, phải bắt đầu bằng một ý hướng trong sạch, can đảm, dẹp bỏ mọi vấn rác, mọi nhơ uế và áp dụng nhân đức, không để sự bất toàn trong việc đào tạo nhân đức. Rồi sau đó giữ thái độ không qúa khắt khe, không qúa dễ dãi, vì sự khăng khăng và sự dễ dãi qúa mức đều có hại. Và cái cọ là ý chí, nó phải sạch sẽ mọi hướng chiều về con người khi trước, có thể làm ra những vết lằn trong lớp sơn siêu nhiên bởi những đường khứa của vật chất, và sửa soạn cho chính mình hay cho các người khác những thực hành kịp thời, tuy mệt mỏi nhưng cần thiết để thanh lọc cái tôi cũ cho khỏi mọi bệnh phong cùi cũ, để nó được trong sạch mà đón nhận các nhân đức. Qủa vậy, người ta không thể pha trộn sơn cũ với sơn mới.

          Rồi bắt đầu công việc một cách thứ tự, với suy xét chín chắn.

          Không nhảy từ chỗ nọ qua chỗ kia mà không có lý do chính đáng.

          Đừng làm một tí theo chiều nọ rồi một tí theo chiều kia. Thực sự người ta có thể bớt mệt một tí, nhưng nước sơn không đều. Đó là điều xảy ra nơi những tâm hồn vô trật tự. Họ bày ra những chỗ hoàn hảo, nhưng ở bên cạnh thì đây, những chỗ biến dạng, những mầu khác nhau… Những chỗ ăn sơn không đều, những chỗ mắt gỗ là những khuyết điểm về chất liệu: những đam mê đồi trụy, có được kìm hãm bởi ý chí, nhưng giống như cái bào khó lòng làm cho nó mướt trơn, nó tồn tại để chống cự, giống như cái mắt gỗ bị cắt ngang nhưng không bị phá hủy. Đôi khi nó lừa dối, vì nó có vẻ như được phủ bằng nhân đức, mà thật ra chỉ có một lớp sơn mỏng, sẽ rơi đi mau lẹ. Hãy chú ý tới những cái mắt của dâm đãng. Hãy làm sao cho nó được phủ kín bằng nhiều lớp của các nhân đức, để nó đừng chui ra và làm hư hỏng cái tôi mới. Và trên các phần mềm, những phần dính sơn dễ dàng, nhưng thất thường với những chỗ phồng và những khe, hãy dùng nhiều giấy nhám để mài nhẵn, mài nhẵn, mài nhẵn, rồi sơn một hay nhiều lớp sơn, để những chỗ này cũng nhẵn bóng như men cứng. Và cẩn thận, đừng thái qúa. Một sự hăng say thái qúa về nhân đức cũng có thể làm cho tạo vật phản loạn, sôi sục lên, tróc sơn khi vừa bị va chạm lần thứ nhất. Không, đừng qúa, đừng quắt. Một mức độ vừa phải của công việc trên bản thân và  trên mọi vật, phải được làm với thể xác và tâm hồn.

          Trong phần đông các trường hợp – vì Auréa là trường hợp đặc biệt ngoại lệ – có những phần mới lẫn lộn với các phần cũ, giống như nơi các người Israel chuyển từ Môise qua Đức Kitô, và cũng như dân ngoại với niềm tin cố cựu của họ, không thể đùng một phát có thể làm biến mất, nó sẽ khơi dậy những nuối tiếc và các kỷ niệm, ít nhất là trong những điều trong sạch nhất. Khi đó lại phải lưu ý hơn và khéo léo kiên trì, để những cái cũ tan đều hòa hợp với những cái mới, bằng cách dùng những thứ cũ đã có sẵn để hoàn tất các nhân đức mới. Như vậy, nơi các người Rôma thì lòng yêu quê hương và sự can đảm cương quyết là những yếu tố quan trọng, hai điều này có thể nói là cuồng tín. Vậy không được phá hủy nó, nhưng phải ghi khắc cho lòng ái quốc một tinh thần mới, tức là ý hướng làm cho Rôma một sự vĩ đại siêu nhiên, bằng cách làm cho nó thành trung tâm của Kitô giáo. Các con hãy sử dụng sự cương quyết trưởng thành của người Rôma, những người can đảm trong chiến đấu, để làm cho họ can đảm trong đức tin. Một ví dụ khác: Auréa.

          Sự ghê tởm của một khám phá độc ác đã đẩy nó tới chỗ yêu thích những gì trong sạch và ghét những cái dơ bẩn. Vậy hãy lợi dụng hai tình cảm này để dẫn nó tới một sự trong sạch toàn vẹn và ghét sự dâm đãng tựa như nó là tên Rôma độc ác.

          Các con hiểu Thầy không? Hãy lợi dụng các phong tục làm phương tiện để xâm nhập vào. Đừng phá hủy nó cách tàn bạo. Các con sẽ không có ngay đủ các thứ cần để tái thiết. Nhưng hãy rất từ từ thay thế những cái không thể để lại trong kẻ hoán cải, với tình bác ái, nhẫn nại bền bỉ. Và bởi vì vật chất ngự trị, nhất là nơi dân ngoại, dù đã trở lại, và nó luôn luôn tồn tại vì những giao tiếp với môi trường mà họ phải sống, các con hãy nhấn mạnh rất nhiều về sự mau qua của các thú vui giác quan. Chính bởi giác quan mà các thứ khác xâm nhập. Các con hãy canh chừng những cảm giác qúa mức nơi dân ngoại, và chúng ta cũng phải thú rằng nó cũng rất mạnh nơi chúng ta. Khi các con thấy rằng những giao tiếp với thế giới làm hư hỏng lớp sơn bảo vệ thì đừng tiếp tục sơn chỗ trên cao nữa, nhưng hãy trở lại chỗ thấp để giữ cho quân bình giữa thể xác và tinh thần, giữa chỗ cao và chỗ thấp.  Nhưng phải luôn luôn bắt đầu bằng thân xác, bằng các tật xấu về vật chất, để sửa soạn đón tiếp Vị Khách không chịu ở trong những thể xác ô uế cũng như những tâm hồn xông ra mùi hôi thối của dâm ô xác thịt … Các con hiểu Thầy không?

          Đừng sợ bị nhơ khi y phục của các con đụng vào những phần hạ cấp, vật chất, của những kẻ mà các con săn sóc tâm hồn. Hãy cẩn thận để đừng làm hư hại thay vì xây dựng. Hãy sống trong cái tôi được nuôi dưỡng bằng Thiên Chúa, được bao bọc bằng các nhân đức của các con. Hãy đến với họ cách tế nhị, nhất là khi các con phải săn sóc cái tôi siêu nhiên rất nhậy cảm của người khác. Và chắc chắn các con sẽ thành công làm cho những kẻ, dù đáng khinh nhất, thành những người xứng đáng cho nước Trời”.

          – Thầy đã nói một dụ ngôn thật đẹp! Con muốn viết cho Margziam

          – Zêlote nói.

           – Và với con thì phải làm hoàn toàn đẹp đẽ cho Chúa – Auréa nói nhẩn nha từng tiếng, vừa nói vừa tìm chữ. Nó đi chân đất và đứng ở cửa vườn đã từ một lúc.

          – Ồ, Auréa, con đã nghe chúng ta nói à? – Giêsu hỏi.

          – Con đã nghe Thầy. Thật là đẹp! Con có làm bậy không?

          – Con ơi, không. Con ở đây lâu chưa?

          – Chưa. Và con tiếc, vì con không biết rằng Thầy đã nói từ trước. Mẹ Thầy sai con đến nói với Thầy là sắp đến giờ ăn. Sắp sửa lấy bánh ra khỏi lò. Con đã học làm bánh… Thật là đẹp! Và con tẩy trắng vải. Về bánh và về vải, mẹ Thầy đã nói cho con hai dụ ngôn.

          – A! Thế à? Mẹ đã nói gì?

          – Nói rằng con giống như bột còn ở trên rây. Nhưng lòng nhân từ của Thầy đã làm sạch cho con, ơn sủng của Thầy đã làm việc nơi con, sự giảng dạy của Thầy đã tạo hình cho con, tình yêu của Thầy nướng chín con, và từ nắm bột thô kệch, được nhào lộn với biết bao cái của Thầy, sau cùng, nếu con để cho mình được làm việc bởi Thầy, con sẽ trở nên thứ bột của bánh thánh, bột và bánh hy sinh để dâng trên bàn thờ. Và về những tấm vải mầu tối, dính dầu, thô nhám, mà sau khi nhào với biết bao bồ hòn, và bao cú đập của hy sinh, nó trở nên sạch sẽ, mềm mại, và bây giờ mặt trời sẽ gởi các tia sáng của nó xuống cho nó, và nó sẽ trở nên trắng… Mẹ nói rằng mặt trời Thiên Chúa sẽ làm như vậy cho con, nếu con luôn luôn ở lại dưới mặt trời, và nếu con chấp nhận sự giặt giũ và cả hy sinh, để trở nên xứng đáng với Vua các vua, với Thầy, Chúa của con. Con đã học được biết bao điều đẹp đẽ… Con thấy như mơ… Đẹp! Đẹp!           Đẹp! Tất cả đều đẹp ở đây… Chúa ơi! Đừng đem con đi nơi nào khác.

          – Con sẽ không tự nguyện đi với Myrta và Noêmi?

          – Con thích ở đây hơn… nhưng… dù với các bà, nhưng không với các người Rôma. Không, Chúa ơi, không…

          – Con ơi, hãy cầu nguyện! – Giêsu nói khi đặt tay Người trên mái tóc mầu mật ong. “Con đã học cầu nguyện chưa?”

          – Ôi! Có. Thật là đẹp để nói: “Cha của con”, và nghĩ về Trời…

          Nhưng… Ý muốn của Thiên Chúa làm con hơi sợ… vì con không biết Thiên Chúa có muốn điều con muốn không…

          – Thiên Chúa muốn điều tốt cho con.

          – Thật à? Thầy đã nói vậy? Vậy con không sợ nữa… Con nghĩ con sẽ ở lại Israel… để càng ngày càng biết người Cha này là cha của con… Và lạy Chúa con! Để con làm môn đệ đầu tiên của nước Gaule.

          – Đức tin của con sẽ được chấp nhận, vì nó tốt. Ta đi thôi.

          Và tất cả đều ra để rửa ráy ở cái bể dưới dòng suối, còn Auréa thì chạy về với Maria, và người ta nghe thấy hai giọng nói của phụ nữ: giọng của Maria bộc lộ cách dễ dàng trọn vẹn, còn giọng kia thì không chắc chắn, còn ngập ngừng để tìm từ, rồi những tiếng cười dòn vì vài từ dùng sai mà Maria sửa chữa cách êm đềm…

          – Con bé học lẹ và biết rành – Tôma nhận xét.

          – Nó có thiện chí đầy tràn và tốt.

           – Lại nữa, nó có mẹ Thầy làm cô giáo. Cả Satan cũng không thể kháng cự lại mẹ!… – Zêlote nói.

          Giêsu thở dài, không nói.

          – Tại sao Thầy thở dài vậy? Con nói sai à?

          – Không. Rất đúng. Nhưng người ta kháng cự hơn là Satan. Nó, ít nhất, chỉ tránh cái nhìn của Maria thôi, còn có những người ở chung quanh mẹ, được mẹ dạy bảo, nhưng không cải thiện…

          – Nhưng không phải chúng con, phải không Thầy? – Tôma nói.

          – Không phải các con… Đi.

          Họ vào trong nhà, và thị kiến chấm dứt.

Quyển 6, đoạn 126: GIÊSU NÓI DỤ NGÔN VỀ VIỆC SƠN GỖ TRONG KHI NGƯỜI LÀM VIỆC

Trích trong bộ sách 10 quyển : “Bài thơ của CON NGƯỜI-THIÊN CHÚA”

Viết bởi: Maria Valtorta

Chuyển ngữ: Nữ tu Phạm thị Hùng CMR

 

Download BÀI THƠ CỦA CON NGƯỜI-THIÊN CHÚA

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

 

by Tháng Mười Một 21, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta), Tâm Linh