Post Tagged with: "Mẹ Maria"

Thánh Mẫu học (nghe và tải về file MP3)

Thánh Mẫu học (nghe và tải về file MP3)

Các bài Thánh Mẫu học này đã được phát trong mục ”Mẹ Maria” của chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Vaticăng từ năm 2006, và trong mục ”Thánh Mẫu học” của chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Chân Lý Á châu (Veritas Manila) từ năm 2008.      

     Chúng được soạn theo các đề tài của cuốn ”Tân Từ Điển Thánh Mẫu Học”, do hai soạn giả Stefano De Fiores và Salvatore Meo, thuộc Phân khoa thần học của Học viện Marianum ở Roma phối hợp với sự cộng tác của 63 thần học gia và chuyên viên Thánh Mẫu học Italia và Âu châu.      

     Đức Maria là thụ tạo toàn vẹn nhất của gia đình nhân loại và là chi thể ưu việt nhất trong Thân Mình mầu nhiệm của Chúa Kitô là Giáo Hội. Sau Đức Giêsu, Mẹ là mẫu người như Thiên Chúa đã tạo dựng thời khai nguyên vũ trụ, khi loài người chưa phạm tội kiêu căng bất tuân lệnh Thiên Chúa.

       Học biết về Mẹ sẽ giúp chúng ta hiểu vai trò quan trọng của Mẹ trong chương trình tình yêu cứu rỗi, noi gương Mẹ luôn biết thưa lên hai tiếng ”Xin vâng” với Thiên Chúa và sẵn sàng cộng tác với Chúa để loan báo Tin Mừng cứu độ và dẫn đưa mọi người về với Chúa.

       Roma 26-8-2012
       Linh mục Giuse Hoàng Minh Thắng

Nguyên giáo sư Thánh Kinh Học viện ”Regina Mundi”
trực thuộc Đại học Giáo Hoàng Gregoriana, Học viện “Mater Ecclesiae”,
Giáo lý viên truyền giáo quốc tế, và Phân khoa Truyền Giáo
của Đại học Giáo Hoàng Urbaniana Roma (1991-2011)

còn tiếp đăng nhiều phần tiếp theo…

Phần 23 (TMH 287 – 301)
Đức Maria Nữ Vương

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif Tải về phần 23 (TMH 287 – 301)

Phần 22 (TMH 280 – 286)

Đức Maria là Đấng trung gian

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P22: TMH 280 – 286

Phần 21 (TMH 277 – 279)
Đức Maria là Đấng đồng công cứu chuộc

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P21: TMH 277 – 279

Phần 20 (TMH 274 – 276)
Đức Maria là Evà mới

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P20: TMH 274 – 276

Phần 19 (TMH 267 – 273)
Đức Maria là Mẹ chúng ta

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P19: TMH 267 – 273

Phần 18 (TMH 258-266)
Đức Maria hồn xác lên Trời

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P18: TMH 258 – 266

Phần 17 (TMH 243-257)
Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P17: TMH 243 – 257

Phần 16 (TMH 216-242)
Đức Trinh Nữ Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P16: TMH 216 – 242

Phần 15 (TMH 206-215)
Đức Maria Mẹ Thiên Chúa

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P15: TMH 206 – 215

Phần 14 (TMH 198-205)
Tương quan giữa Giáo Hội và Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P14: TMH 198 – 205

Phần 13 (TMH 185-197)
Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P13: TMH 185 – 197

Phần 12 (TMH 171-184)
Tương quan giữa Chúa Giêsu Kitô và Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P12: TMH 171 – 184

Phần 11 (TMH 163-170)
Tương quan giữa Thiên Chúa Cha và Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P11: TMH 163 – 170

Phần 10 (TMH 157-162)
Tương quan của Đức Maria với Thiên Chúa Ba Ngôi

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P10: TMH 157 – 162

Phần 9 (TMH 146-156)
Giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P9: TMH 146 – 156

Phần 8 (TMH 136-145)
Các bút tích không chính thức liên quan tới Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P8: TMH 136 – 145

Phần 7 (TMH 121-135)
Gương mặt và cuộc sống lịch sử của Mẹ Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P7: TMH 121 – 135

Phần 6 (TMH 103-120)
Gương mặt Mẹ Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P6: TMH 103 – 120

Phần 5 (TMH 91 – 102)
Lịch sử khoa Thánh Mẫu học

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P5: TMH 91 – 102

Phần 4 ( TMH 79 – 90)
Đức Maria Hiền thê của Thánh Giuse

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif
Link tải về P4: TMH 79 – 90

Phần 3 (TMH 46 – 78)
Các tước hiệu của Mẹ Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P3: TMH 46 – 78

Phần 2 (TMH 41 – 45)
Gương mặt Mẹ Maria trong sách Khải Huyền

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif
Link tải về P2: TMH 41 – 45

Phần 1 (TMH 1 – 40)
Gương mặt Mẹ Maria trong các văn bản thư thánh Phaolô và các Phúc Âm

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P1: TMH 1 – 40

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/Raffaello-terranuova-madonna-300x298.jpg

by Tháng Chín 30, 2015 5 comments Thánh Mẫu học
Bộ sách và video 10 quyển “Tin Mừng Như Đã Được Vén Mở Cho Tôi”

Bộ sách và video 10 quyển “Tin Mừng Như Đã Được Vén Mở Cho Tôi”

” Bài Thơ Của Con Người – Thiên Chúa”
hay Tin Mừng Như Đã Được Vén Mở Cho Tôi”
Một tác phẩm độc nhất vô nhị
Tác giả: Maria Valtorta
Dịch giả: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2015/03/gioi-thieu.jpg

Trích Lời Giới Thiệu của linh mục Giuse Hoàng Minh Thắng
https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/05/cavathanhgia.gif

”Bài Thơ Của Con Người – Thiên Chúa” hay ”Tin Mừng Như Đã Được Vén Mở Cho Tôi” của bà Maria Valtorta là một tuyệt tác độc nhất vô nhị trong nền văn chương của Kitô giáo.

Các thị kiến không chỉ bao gồm toàn cuộc đời Chúa Cứu Thế, mà còn trình thuật quãng đời thơ ấu của Mẹ Maria. So sánh với các tác phẩm được mạc khải khác, tác phẩm của bà Maria Valtorta đầy đủ nhất và rất chính xác trong tương quan với bốn Phúc Âm. Các thị kiến đã được viết lại ngay lập tức và một cách trực tiếp sau khi được vén mở.

Các trình thuật rất trung thực với Phúc Âm, và giúp người đọc hiểu bối cảnh các giáo huấn của Chúa Giêsu với rất nhiều chi tiết súc tích, sống động hấp dẫn. Đặc biệt tác phẩm bao gồm các hiểu biết sự kiện lịch sử, địa lý, trắc địa, địa chất, khoáng chất và phong cảnh chính xác về Thánh Địa, khiến cho các chuyên viên kinh thánh và các học giả phải kinh ngạc.

Bạn không bị bắt buộc phải tin, vì đây không phải là tín lý. Nhưng cũng đừng bỏ lỡ một cơ hội đọc một tác phẩm hay, và đừng nản lòng vì mấy chục trang dẫn nhập khô khan. Hãy kiên nhẫn vượt thắng nó và hãy đọc tác phẩm với tâm trí rộng mở, không thành kiến, đơn sơ, chân thành, bạn sẽ nếm hưởng được tình yêu bao la của Thiên Chúa Ba Ngôi, sẽ yêu mến Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Cha Thánh Giuse nhiều hơn và xót thương nhân loại sâu xa hơn. Và cuộc sống của bạn sẽ được biến đổi.

Như thế, tình yêu bao la hải hà Thiên Chúa dành cho loài người không chỉ được biểu lộ ra trong công trình tạo dựng, qua đó muôn loài muôn vật đều vén mở cho thấy Đấng Tạo Hóa, mà nhất là được mạc khải trong công trình cứu chuộc, qua chính cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô.

Tình yêu của Thiên Chúa thiên hình vạn trạng và các mạc khải tình yêu đó cũng thiên hình vạn trạng và vô cùng tận. Vì mọi thụ tạo đều phản ánh quyền năng của Thiên Chúa nên có thể nói có bao nhiêu người, có bao nhiêu thú vật, cỏ cây hoa lá là hay chất liệu trong vũ trụ mênh mông bát ngát này là có bấy nhiêu mạc khải về Thiên Chúa.

-Theo lời kể của Linh Mục Leo Maasburg, phụ trách các Nam thừa sai bác ái của Mẹ Têrêxa tại Vienne, thủ đô nước Áo, và là người thỉnh thoảng giải tội cho Mẹ trong 4 năm, Mẹ Têrêxa luôn luôn mang theo ba cuốn sách khi di chuyển: Đó là sách Thánh Kinh, Kinh Thần Vụ và một cuốn sách thứ ba. Khi cha hỏi Mẹ là sách gì, thì Mẹ trả lời là một cuốn sách của bà Maria Valtorta. Khi cha hỏi nội dung cuốn sách, thì Mẹ trả lời và lập lại một cách đơn sơ ”Cha hãy đọc nó”.

– Một năm trước khi cha Pio thành Pietrelcina mang năm dấu thánh (1887-1968) qua đời, bà Elisa Lucchi, một ngưới tới xưng tội với cha xin lời khuyên liên quan tới việc đọc tác phẩm ”Bài Thơ Của Con Người-Thiên Chúa” cha Pio trả lời: ”Không những cha cho phép, mà còn khuyên con đọc nó nữa”.
-Năm 1982, do yêu cầu của nhiều độc giả của bà Maria Valtorta, linh mục Franjo xúi chị Marija, một trong các thanh thiếu niên được trông thấy và nói chuyện với Đức Mẹ, hỏi Đức Mẹ xem có thể đọc cuốn sách này không, thì Đức Mẹ trả lời: ”Các con có thể đọc nó”.
-Ngày 27-1-1988, trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông Jan Conell, một trạng sư người Mỹ, chị Vicka, một trong các người trẻ nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra và nói chuyện với Đức Mẹ, cho biết chi tiết hơn.

Hỏi: Có một mạc khải tư gồm 4 cuốn của Maria Agreda, tựa đề ”Kinh Thành Thần Bí của Thiên Chúa”. Giáo Hội đã chấp thuận khảo luận này như là mạc khải tư. Chị có biết gì về tác phẩm này không?
Đáp: Chắc chắn là tôi có biết chứ. Đức Mẹ đã nói tới tôi rằng đó là một văn bản đích thực kể lại cuộc đời Mẹ.

Hỏi: Có các sách nào khác thuộc loại này mà Đức Mẹ đã nói với các bạn không?
Đáp: Có. Bộ ”Phúc Âm Như Đã Được Mạc Khải Cho Tôi” mười cuốn của bà Maria Valtorta. Đức Mẹ nói rằng: ”Phúc Âm như đã được mạc khải cho tôi” là sự thật.

Hỏi: Chúng ta thật có phúc khi biết được điều này chị Vicka!
Đáp: Vâng, Đức Mẹ đã nói rằng nếu một người muốn biết Chúa Giêsu thì phải đọc ”Phúc Âm Như Đã Được Vén Mở Cho Tôi” của bà Maria Valtorta. Cuốn sách này là sự thật.

Vào cuối thập niên 1990 Trung tâm xuất bản Valtorta đã nhận được một tấm hình của chị Vicka đang quỳ cầu nguyên trên mộ của bà Maria Valtorta trong nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời của dòng Các Nam Tôi Tớ của Đức Maria tại Firenze.

Kết luận
Tuy chưa được Giáo Quyền thừa nhận là mạc khải, bộ sách ”Phúc Âm Như Đã Được Vén Mở Cho Tôi” là một tác phẩm tuyệt vời cả trên bình diện văn chương. Bạn không bị bắt buộc phải tin, nhưng đàng khác cũng không nên có thành kiến, đặc biệt khi các thành kiến ấy đến từ người khác và được lập đi lập lại một cách máy móc, không được kiểm thực và không có bằng chứng chính xác nào.
Hãy biết thưởng thức tác phẩm với tâm trí rộng mở, đơn sơ, tự do, thanh thoát và tự lượng định lấy những gì bạn cảm nhận được. Nếu bạn cảm thấy gần Chúa hơn, hiểu biết và yêu mến Chúa nhiều hơn, nhất là sống đức tin-cậy-mến với nhiều ý thức và dấn thân hơn, thì đã đáng công lắm rồi. Mọi sự còn lại chính Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse sẽ nói cho bạn biết.

Roma 22-8-2012
Lễ Đức Maria Trinh Vương
Linh mục Giuse Hoàng Minh Thắng

Nguyên giáo sư Thánh Kinh Học Viện “Regina Mundi” trực thuộc Đại Học Giáo Hoàng Gregoriana,
Học Viện Quốc Tế Giáo Lý Viên Truyền Giáo “Mater Ecclesiae”, và
Phân Khoa Truyền Giáo Đại Học Giáo Hoàng Urbaniana Roma (1991-2011)

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/05/cavathanhgia.gif

 Download file PDF
https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif
Q1   2   3   4   5   6   7   8    9   10
Download file word

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifQ1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Còn tiếp đăng nhiều quyển tiếp theo…
(xổ xuống danh sách phát phía trên bên trái để đến trực tiếp bài muốn nghe)

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifhttps://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifhttps://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifhttps://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifQuyển IV

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifhttps://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifhttps://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifQuyển III

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifhttps://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifQuyển II

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifQuyển I

Mẹ MARIA trong Thánh Kinh

Mẹ MARIA trong Thánh Kinh

 

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/Raffaello-holy-family-of-francis.jpg

     Lịch sử cứu độ là lịch sử lời Thiên Chúa mời gọi từng người trong chúng ta sống linh đạo “Trái tim yêu”, noi gương Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse dấn thân cộng tác vào chương trình tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa Ba Ngôi. Ðể được như thế chúng ta phải học sống con đường thơ ấu thiêng liêng, trở nên một Giêsu Bé Thơ, trở nên đồng hình dạng với Chúa Giêsu, có được con tim, đôi mắt và các tâm tình của Chúa, nghĩa là đạt tuyệt đỉnh ơn gọi đời kitô hữu là nghĩa tử của Thiên Chúa và là em của Anh Cả Giêsu trong đại gia đình của Thiên Chúa. Trong dấn thân đó không ai có thể giúp chúng ta một cách hữu hiệu hơn Mẹ Maria. Vì thế phải tìm hiểu và khám phá ra gương mặt và cuộc đời của Mẹ.

       Trước hết với đề tài Mẹ Maria trong Thánh Kinh. Trong phần này chúng ta sẽ duyệt qua tất cả các văn bản Thánh Kinh Tân Ước liên quan tới Đức Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế, theo thứ tự thời gian, đại để như đã được minh xác trong khoa phê bình kinh thánh ngày nay. Nói là đại để, vì trong vài thập niên gần đây nhiều nhà chú giải, điển hình như Jean Carmignac cho rằng Phúc Âm thánh Maccô đã là tài liệu cổ xưa nhất của Tân Ước, vì đã được viết ra khoảng năm 43 sau công nguyên. Ở đây, để tránh phải trình bày các tranh luận dài dòng, chúng ta theo lập trường cổ điển đã được đa số các học giả kinh thánh công nhận. Các văn bản đó là: thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát khoảng năm 49 hay giữa các năm 53-57 sau công nguyên; Phúc Âm thánh Maccô được biên soạn ra khoảng năm 64; Phúc Âm thánh Mátthêu được viết ra khoảng giữa các năm 70-80; Phúc âm thánh Luca và sách Công Vụ các Tông Đồ được biên soạn vào khoảng năm 70; Phúc Âm thánh Gioan được viết giữa các năm 90-100; và sau cùng là chương 12 sách Khải Huyền cũng thuộc thời gian từ các năm 90 tới 100 sau công nguyên. Dĩ nhiên, các kết qủa phân tích, cho dù có viễn tượng canh tân, cũng chỉ có giá trị của giả thuyết nghiên cứu, theo các ý kiến phổ thông nhất cho tới nay, trong khi chờ đợi những lộ trình nghiên cứu đào sâu hữu hiệu hơn.

        Khi được trình bày theo thứ tự thời gian, các chứng từ trong Thánh Kinh Tân Ước liên quan tới Đức Maria, có các lợi điểm của chúng. Nghĩa là chúng cho phép chúng ta thấy các tác giả Tân Ước được linh ứng đã ý thức về con người và vai trò của Đức Maria trong toàn chương trình cứu độ như thế nào và theo tiến triển nào: trước hết trong các hình ảnh diễn tả trước của Thánh Kinh Cựu Ước, rồi trong sứ mệnh làm mẹ đối với Chúa Kitô và Giáo Hội. Mỗi câu, mỗi đoạn của văn bản kinh thánh sẽ được duyệt xét trong bối cảnh gần và xa của Thánh Kinh, cũng như qua các tài liệu ngoài kinh thánh, đặc biệt là qua các tài liệu của Do thái giáo cổ xưa, giúp minh giải ý nghĩa tinh tuyền của các tác phẩm kinh thánh. Ngoài ra chúng ta cũng sẽ chú ý đến các kết qủa đáng kể nhất của khoa chú giải kinh thánh ngày nay.

        Văn bản Tân Ước đầu tiên nhắc tới Đức Maria là thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát chương 4 câu 4. Đề cập đến chức làm con Thiên Chúa của các tín hữu, thánh Phaolô viết: ”Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ”Abba, Cha ơi!”. Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4,4-7).

        Theo một số học giả thánh Phaolo đã viết bức thư này sau năm 49. Đây là lập trường của thuyết gọi là ”miền nam Galazia” theo đó các giáo đoàn vùng Galazia gồm giáo đoàn Antiokia vùng Pisidia, Iconio, Listra và Derbe, tức các giáo đoàn đã do thánh Phaolô thành lập trong chuyến truyền giáo dầu tiên, như miêu tả trong sách Công Vụ các Tông Đồ chương 13 câu 14 đến chương 14 câu 23. Các giáo đoàn này được thánh nhân viếng thăm trong chuyến đi truyền giáo thứ hai, được sách Công Vu nhắc tới trong chương 15 câu 30 và chương 16 câu 1. Nhiều học giả theo thuyết ”miền bắc Galazia” cho rằng thánh Phaolô đã viết bức thư này giữa các năm 53-54 hay 56-57, cho các giáo đoàn Ancira, Tavium và Pessinunte, do thánh nhân thành lập trong chuyến truyền giáo thứ hai, và được ngài viếng thăm trong chuyến truyền giáo thứ ba, như viết trong sách Công Vụ chương 16 câu 6 và chương 18 câu 23. Tuy không biết chắc chắn thư đã được viết khi nào, văn bản thư gửi tín hữu Galát là một trong những chứng tá cổ xưa nhất của Thánh Kinh Tân Ước gián tiếp nói tới Đức Maria.

        Việc nhắc tới Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, trong chương 4 câu 4 thư gửi tín hữu Galát chỉ có tính cách gián tiếp, như thể tình cờ và trốn chạy, trong bối cảnh của một văn bản có đề tài chính là biến cố Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Thánh Phaolô khẳng định: “Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật… ”. Thánh nhân muốn dậy điều gì với kiểu diễn tả này?

        Ngôn ngữ của thánh Phaolô trình bầy kiểu Thiên Chúa muốn dùng để đến gặp gỡ loài người. Để cứu vớt nhân loại và khiến cho chúng ta trở thành con cái của Ngài một cách tràn đầy, ngay cả sau kinh nghiệm thất bại của tội lỗi, Thiên Chúa đã xuống thế và bước vào lịch sử loài người. Ngài lựa chon một dân tộc là dân Israel, giáo dục họ, nói với họ qua các ngôn sứ là các phát ngôn viên của Ngài ”trong nhiều giai đoạn và bằng nhiều cách thế” (Dt 1,1). Như vậy, Thiên Chúa đã bước vào sống giữa lịch sử loài người với mọi hệ lụy của nó trong khung cảnh địa lý, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo của quốc gia và quốc tế trong vùngTrung Đông Cổ ngày xưa. Nếu ơn cứu độ đã được Thiên Chúa thực hiện trong giòng lịch sử như thế, thì thật là tự nhiên, khi nói tới các tiết nhịp thời gian trong lịch sử nhân loại như thế kỷ, năm, tháng, ngày, gìơ vv…

         Khi Thiên Chúa Cha gửi Con Ngài xuống thế, các thời gian trong chương trình của Thiên Chúa đạt sự ”thành toàn viên mãn” của chúng. Đã tới giai đoạn định đoạt, đã tới kỳ hạn. Chúa Kitô là ”omega”, là mẫu tự cuối cùng, là điểm chót hết. Nơi con người của Ngài, trong những gì Ngài nói và làm ”trong những ngày của thịt xác Ngài”, tức khi còn sống kiếp phàm nhân như viết trong thư gửi tín hữu Do thái chương 5 câu 7, chúng ta có mùa chín tới của sự cứu rỗi Thiên Chúa Cha đã muốn trao ban cho chúng ta. Từ tuổi thơ ấu dân Israel và nhân loại bước vào tuổi trưởng thành. Giờ đây chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. Đó là điều thánh Phaolô muốn khẳng định trong chương 4 câu 1 tới câu 7 thư gửi tín hữu Galát. Đức Maria được đặt trong chính các điểm tột đỉnh đó của chương trình cứu độ. Qua chức là mẹ của Đức Maria, Con của Thiên Chúa Cha, hiện hữu từ trước muôn đời, bén rễ trong nhánh nhân loại. Đức Maria là người ”đàn bà” đã trao ban cho Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa thịt xác và máu huyết của loài người chúng ta, như viết trong thư gửi tín hữu Do thái chương 2 câu 14: ” Như thế, vì con cái thì đều chung một huyết nhục, nên Đức Giêsu đã cùng mang lấy huyết nhục đó”. Nhưng văn bản thư gửi tín hữu Do thái tóm tắt cả công trình cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, sinh ra bởi Đức Maria, người đàn bà được thánh Phaolô nhắc tới trong thư gửi tín hữu Galát. Chương 2 thư gửi tín hữu Do thái viết tiếp: ” Như vậy, nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra cái chết, tức là ma qủy, và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ. Vì những kẻ được Người giúp đỡ không phải là các thiên thần, mà là con cháu Abraham. Bởi thế, Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện, để trở thành một vị thượng tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân. Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách” (Dt 2,14-18).

        Qua đó có thể nói rằng văn bản chương 4 câu 4 thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát mới chỉ là mầm giống manh nha của giáo lý liên quan tới Đức Maria và vai trò của Mẹ trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Giáo lý này sẽ được khai triển bởi các văn bản khác trong Thánh Kinh Tân Ước. Tuy nhiên chứng tá của thánh Phaolô vô cùng qúy báu. Cho dù đơn sơ, chứng tá đó của vị tông đồ dân ngoại tuyên bố rằng con người của Đức Maria gắn liền với chương trình cứu độ của Thiên Chúa một cách mật thiết và sinh động. ”Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ”Abba, Cha ơi!”. Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4,4-7).

        Như vậy, để nhập thể làm người Đức Giêsu Kitô đã cần có một người mẹ, để trở thành Anh Cả trong gia đình nhân loại mới, một nhân loại được cứu chuộc trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha, đồng thừa kế với Đức Giêsu Kitô, và cũng được trở thành con của Mẹ Maria, người ”đàn bà” đã sinh ra Chúa Cứu Thế.

 TMH  01
Linh Tiến Khải


by Tháng Tám 27, 2012 Comments are Disabled Thánh Mẫu học