Các thủ tục và nghi lễ Hôn phối của đạo Công giáo

Các thủ tục và nghi lễ Hôn phối của đạo Công giáo

Các thủ tục và nghi lễ Hôn phôi của đạo Công Giáo là một bí tích quan trọng trong Giáo hội Công giáo, thể hiện sự kết hợp thiêng liêng giữa người nam và người nữ theo thánh ý Thiên Chúa. Để tiến tới hôn nhân Công giáo, các cặp đôi cần thực hiện một số thủ tục và tham gia các nghi lễ theo quy định của Giáo hội để có thể được giáo hội xem là một cuộc hôn nhân thành sự. Hãy cùng Tông đồ mục vụ sức khoẻ tìm hiểu về các thủ tục và nghi thức này nhé!

Các thủ tục và nghi lễ Hôn phối của đạo Công giáo

Mục lục

    Các thủ tục và nghi lễ Hôn phối của đạo Công giáo là gì ?

    Học giáo lý Hôn nhân

    Trước khi cử hành Bí tích Hôn phối, các cặp đôi cần tham gia lớp giáo lý Hôn nhân do Giáo xứ tổ chức để hiểu rõ ý nghĩa và trách nhiệm trong đời sống vợ chồng theo tinh thần Kitô giáo và sinh sản giáo dục con cái theo luật của Hội Thánh. Và đây là điều bắt buộc đối với các cặp đôi khi muốn vào nhà thờ và thực hiện các nghi thức Hôn phối.

    Các thủ tục và nghi lễ Hôn phối của đạo Công giáo

    Xem xét hồ sơ Hôn phối

    Các giấy tờ cần thiết gồm:

    • Giấy chứng nhận Rửa tội (có giá trị trong vòng 6 tháng tính đến ngày kết hôn).
    • Giấy chứng nhận Thêm sức.
    • Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa giáo lý Hôn nhân.
    • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo luật phát (nếu cần).
    • Giấy phép của Giáo quyền trong trường hợp kết hôn với người khác đạo.

    Điều tra Hôn phối

    Linh mục sẽ gặp gỡ đôi hôn phối để xác minh ý định kết hôn tự nguyện, đảm bảo không có trở ngại theo Giáo luật. Khi có ý định kết hôn, hai bên nam nữ sẽ đến gặp Cha xứ ( thường là Cha xứ bên nữ , nếu bạn nữ cũng theo Đạo )

    Cha xứ sẽ trao đổi và giúp làm tờ khai hôn phối để xem có đúng là người Kito hữu không ( bao gồm đã Rửa tội và Thêm Sức chưa ?)

    Rao hôn phối

    Sau khi đôi trẻ đã học giáo lý hôn nhân xong, nếu hai bên vẫn quyết định đến với nhau, thì đôi nam nữ phải trình lên Cha xứ bên nhà gái biết. Sau đó, Ngài sẽ làm tờ rao hôn phối và sẽ rao trong ba Chúa Nhật ở mỗi giáo xứ của hai bên.

    Sau ba Chúa Nhật được rao, nếu không có chuyện gì hay ngăn trở gì xảy ra, các Cha sẽ làm nghi thức hôn phối cho cặp đôi và chính thức nên một trong Chúa. Việc rao hôn phối tại mỗi giáo xứ, nhằm cho mọi người biết và thêm lời cầu nguyện cho đôi nam nữ.

    Nghi thức của bí tích Hôn phối

    Thẩm vấn đôi tân hôn

    Linh mục sẽ hỏi lần lượt hỏi cô dâu và chú rể ba câu hỏi về sự tự do, về việc yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời và việc đón nhận con cái. Những câu hỏi trên của Cha chủ tế nhằm để cho đôi tân hôn chính thức xác nhận trước mặt mọi người rằng họ có ý thức và trưởng thành khi kết hôn.

    Các thủ tục và nghi lễ Hôn phối của đạo Công giáo

    Trao lời thề hứa

    Đây sẽ là những câu mà đôi tân hôn nói với nhau: 

    “Anh/em…..(Tên Thánh+tên)…. xin nhận anh/emvợ/chồng của anh/em và hứa sẽ giữ lòng chung thuỷ với anh/em. Khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trong anh/em mọi ngày suốt đời anh/em.”

    Các thủ tục và nghi lễ Hôn phối của đạo Công giáo

    Làm phép và trao nhẫn cưới

    Khi linh mục đọc lời truyền phép cho nhẫn cưới, các cặp đôi sẽ tiến hành nói lời thề hứa cuối cùng trước khi kết thúc nghi lễ hôn phối và diễn ra Thánh lễ như bình thường:

    “Anh/em+( Tên thánh ) , xin anh/em hãy nhận chiếc nhẫn này làm dấu chỉ tình yêu và lòng chung thuỷ của anh/em. Nhân danh Cha và con và Thánh Thần”.

    Sau đó các cặp đôi sẽ tiến hành trao nhẫn cho nhau trước mặt Hội Thánh. Kết thúc buổi lễ hôn phối, đôi tân hôn, hai nhân chứng và Linh mục sẽ ký tên vào sổ Hôn phối. Ghi tên và phát sổ Gia đình Công Giáo. Sau đó ghi việc kết hôn vào sổ rửa tội của đôi tân hôn.

    Sau đó, buổi lễ vẫn diễn ra như bình thường nhưng các bài đọc Kinh Thánh được chọn riêng cho lễ hôn phối xoay quanh ba ý chính:  

    • Mục đích, nghĩa, bản chất của đời sống hôn nhân gia đình.  
    • Những người sống thực sự trong đời sống hôn nhân và gia đình, vợ chồng, cha mẹ, con cái trong…  
    • Bổn phận và trách nhiệm giữa những người sống hôn nhân và gia đình.

    Các thủ tục và nghi lễ Hôn phối của đạo Công giáo

    Các điều kiện kết hôn của người Công Giáo để hôn nhân thành sự 

    • Cả hai bên phải là người Công giáo đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội và Thêm Sức
    • Nếu một trong hai chưa phải là người Công giáo, cần có sự chuẩn thuận từ Giáo hội (Chuẩn hôn phối dị giáo hoặc khác đạo).
    • Cả hai phải có ý muốn tự do kết hôn và không bị ràng buộc bởi hôn nhân trước đó.
    • Nếu một trong hai không theo đạo Công giáo, thì cần phải có giấy của Đức Giám Mục Giáo phận.

    Các thủ tục và nghi lễ Hôn phối của đạo Công giáo

    Kết luận

    Bí tích Hôn phối là một dấu chỉ tình yêu cao cả của Thiên Chúa và là giao ước thiêng liêng giữa vợ chồng trước mặt Giáo hội. Để hôn nhân bền vững, đôi hôn phối cần đặt Chúa làm trung tâm đời sống gia đình, luôn sống trong tình yêu, sự tha thứ và trách nhiệm lẫn nhau. Nhờ ơn Chúa, gia đình Công giáo sẽ trở thành mái ấm tràn đầy bình an, yêu thương và là dấu chứng sống động của Đức Tin trong thế giới hôm nay.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *