Câu chuyện dân Israel vượt qua Biển Đỏ là sự kiện lịch sử quan trọng trong Cựu Ước và còn mang ý nghĩa thần học sâu xa, biểu trưng cho sự giải thoát, lòng trung tín của Thiên Chúa và hành trình đức tin của Dân Người. Qua biến cố này, Thiên Chúa mạc khải quyền năng và lòng thương xót và sự quan phòng của Ngài. Bài viết sau của Tông đồ mục vụ ức khoẻ sẽ giúp chúng ta khám phá chiều sâu giáo lý của biến cố vượt biển này qua ánh sáng Kinh Thánh và Giáo lý Hội Thánh.
Biển Đỏ là gì trong Kinh Thánh?
Trong Kinh Thánh, Biển Đỏ là nơi Thiên Chúa thực hiện một trong những phép lạ vĩ đại nhất để giải thoát dân Ngài. Biển Đỏ tượng trưng cho giới hạn tưởng chừng không thể vượt qua, nơi Thiên Chúa can thiệp bằng quyền năng để biến điều bất khả thi thành hiện thực. Trong truyền thống phụng vụ và giáo lý Công giáo, Biển Đỏ được xem là hình bóng của nước trong Bí tích Rửa Tội và người tín hữu được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách tội lỗi để bước vào đời sống mới.
Bối cảnh nội dung câu chuyện
Sau khi ông Giuse là con của tổ phụ Giacóp qua đời thì dân Israel bị đối xử như nô lệ tại Ai Cập trong suốt hơn 400 năm. Thiên Chúa đã nghe tiếng kêu than của dân Ngài và sai ông Môsê đến để giải thoát họ khỏi ách nô lệ của vua Pharaô
Thiên Chúa thực hiện mười tai ương giáng xuống Ai Cập để buộc vua Pharaô thả dân Israel ra đi. Sau tai ương thứ mười – cái chết của các con đầu lòng – Pharaô đã cho phép họ rời khỏi Ai Cập nhưng sau đó ông lại đổi ý, đem quân đội hùng mạnh đuổi theo họ đến tận bờ Biển Đỏ.
Sau đó, dân Israel khi ấy rơi vào tình cảnh trước mặt là biển cả mênh mông, sau lưng là đạo quân của Ai Cập. Và khi ấy, họ kêu trách ông Môsê, nhưng ông trấn an họ bằng lời hứa của Thiên Chúa: “Đức Chúa sẽ chiến đấu cho anh em, còn anh em, cứ yên tâm” (Xh 14,14).
Phép lạ vượt qua biển Đỏ của dân Israel
Bị dân Israel bị dồn đến tận biển nhưng sau lưng lại là quân lính Ai Cập. Bấy giờ, dân Israel đang trong tình tình thế tới không được và lùi cũng không xong và dân Israel vô cùng lo lắng và kêu trách ông Môsê
Sau đó, Thiên Chúa đã phán với ông Môsê rằng: “Ngươi hãy giơ tay ra trên mặt biển” (Xh 14,16). Khi ông Môsê làm theo lệnh, nước biển rẽ ra, tạo thành bức tường hai bên và sau đó nước biển được tách làm hai, dân Israel đi trên mặt đất khô ráo, giữa hai dòng nước biển.
Và sau khi dân Israel đi qua, ông Môsê đã làm cho nước biển hợp lại thành một, Khi quân lính Ai Cập truy đuổi, nước biển đổ lại và tiêu diệt, nhấn chìm toàn bộ đạo binh Pharaô.
Hình ảnh ông Môsê là người lãnh đạo được Chúa chọn
Môsê là một trong những nhân vật nổi bật và quan trọng nhất trong Cựu Ước, là nhà lãnh đạo dân Israel thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập và là người trung gian giữa Thiên Chúa và dân Ngài.
Môsê là mẫu gương cho những nhà lãnh đạo trong Giáo Hội và gia đình hôm nay: biết lắng nghe tiếng Chúa, can đảm hành động theo lệnh Ngài, và luôn hướng dẫn dân mình với đức tin và lòng trung thành. Chính sự vâng phục và niềm tin của ông đã góp phần thực hiện phép lạ chia đôi Biển Đỏ, giúp dân Israel an toàn
Môsê được Thiên Chúa tuyển chọn một cách đặc biệt khi Ngài hiện ra trong bụi gai bốc cháy nhưng không bị thiêu rụi (Xh 3). Từ một người chăn chiên khiêm tốn, Mose đã vâng lời Thiên Chúa để trở thành người lãnh đạo, hướng dẫn dân Israel trong suốt hành trình sa mạc.
Biến cố Biển Đỏ trong Phụng vụ
Trong Phụng vụ Vượt Qua, đặc biệt trong Đêm Canh Thức Phục Sinh ngày thứ bảy, Hội Thánh đọc lại đoạn trích sách Xuất Hành và hát lên bài thánh ca Xuất Hành để tường thuật việc vượt qua Biển Đỏ, tiên báo việc Đức Kitô chiến thắng tội lỗi và sự chết. Đây là biến cố đỉnh cao của phụng vụ năm, và biến cố Biển Đỏ trở nên biểu tượng cho cuộc giải thoát thiêng liêng của toàn thể nhân loại qua Đức Giêsu Kitô.
Bài học cho người Kitô hữu từ biến cố dân Israel vượt qua Biển Đỏ
Dân Israel khi đứng trước biển cả và bị quân Ai Cập truy đuổi đã rất hoang mang. Nhưng Thiên Chúa đã can thiệp và mở đường cho họ. Qua đó, Thiên Chúa mời gọi mỗi tín hữu luôn biết tin tưởng vào Ngài vì Ngài là Đấng luôn yêu thương và giải thoát.
Môsê luôn kêu cầu Thiên Chúa khi gặp khó khăn, và chính sự cầu nguyện ấy đã mở đường cho dân vượt biển. Chúng ta cũng được mời gọi sống đời sống cầu nguyện liên lỉ và phó thác cho Chúa trong mọi thử thách.
Sau khi vượt biển, dân Israel đã cất lời ca tụng Thiên Chúa (Xh 15). Tâm tình tạ ơn phải luôn được hiện diện trong đời sống người Kitô hữu, ngay cả khi được Chúa ban ân huệ hay không.
Biến cố vượt Biển Đỏ được dân Israel truyền từ đời này sang đời khác nhắc nhở chúng ta về quyền năng và lòng trung thành của Thiên Chúa. Mỗi Kitô hữu cũng được mời gọi chia sẻ đức tin và làm chứng cho Thiên Chúa trong gia đình và cộng đoàn.
Kết luận
Câu chuyện dân Israel vượt qua Biển Đỏ là biểu tượng cho việc Thiên Chúa luôn hiện diện và hành động cách quyền năng để giải thoát Dân Người. Đây không chỉ là một biến cố lịch sử sống động mà còn là lời nhắc nhở sống động cho người Kitô hữu hôm nay rằng hãy luôn tín thác vào Chúa, biết kiên trì trong thử thách, và bước đi trong ánh sáng đức tin, vì Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi những ai tín thác nơi Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong dụ ngôn, người thu thuế trở thành biểu tượng của sự khiêm nhường và lòng ăn năn chân thật.