Tìm hiểu các Giáo luật của bí tích Hôn phối

Tìm hiểu các giáo luật của bí tích Hôn phối

Giáo luật của Bí tích Hôn phối không chỉ là một cam kết tình cảm, mà là một Bí Tích thánh thiêng được thiết lập bởi chính Thiên Chúa. Để gìn giữ sự linh thánh và bền vững của đời sống hôn nhân, Giáo Hội đã quy định những điều khoản liên quan đến Bí Tích Hôn Phối. Bài viết dưới đây của Tông đồ mục vụ sức khoẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ những giáo luật quan trọng này

Mục lục

    Các điều kiện cử hành bí tích Hôn phối

    Có bốn điều kiện để được cử hành bí tích Hôn phối:

    • Phải là một người nam và một người nữ đã được rửa tội
    • Hai người tự do kết hôn như: Không bị ép buộc, không bị ngăn trở bởi luật tự nhiên hoặc luật Hội Thánh
    • Phải chứng tỏ sự ưng thuận kết hôn của bản thân
    • Cử hành theo thể thức của Hội Thánh

    Tìm hiểu các giáo luật của bí tích Hôn phối

    Các ngăn trở Hôn phối

    Có mười hai ngăn trở sau:

    Chưa đủ tuổi kết hôn

    Để kết hôn thành sự, nam phải đủ 16 tuổi, nữ phải đủ 14 tuổi. Nhưng Hội đồng Giám Mục của mỗi nơi có quyền quy định tuổi cao hơn để kết hôn một cách hợp pháp.

    Tìm hiểu các giáo luật của bí tích Hôn phối

    Do bất lực

    Nếu một người mắc bất lực vĩnh viễn, không thể giao hợp (dù do tự nhiên hay do bệnh), thì đó là ngăn trở khiến hôn phối không thành sự, trừ khi được chữa khỏi. Tuy nhiên, vô sinh không phải là một ngăn trở hôn phối.

    Do đã kết hôn trước đó

    Người đang liên kết trong hôn nhân thành sự với người khác (dù chưa ly thân hợp pháp) thì không thể kết hôn lần nữa và hôn nhân sẽ không thành sự và không được chấp thuận về giáo lý Công Giáo và luật Hội Thánh. Giáo Hội tôn trọng tính đơn nhất và vĩnh viễn của hôn nhân.

    Do khác biệt tôn giáo

    Là hôn nhân giữa một bên Công Giáo và một bên không Công Giáo. Tức là một người Công Giáo không thể kết hôn thành sự với người không chịu Phép Rửa, trừ khi được Đấng Bản Quyền chuẩn miễn với những điều kiện cần thiết.

    Do đã chịu chức Thánh

    Người đã lãnh nhận chức phó tế, linh mục, hoặc giám mục thì không được kết hôn. Đây là ngăn trở tuyệt đối, trừ khi họ được đặc chuẩn từ Tòa Thánh. Trừ khi được Toà Thánh Vatican tháo gỡ 

    Tìm hiểu các giáo luật của bí tích Hôn phối

    Do đã khấn Dòng

    Người đã tuyên khấn dòng trọng (vĩnh viễn) trong một dòng tu thì không thể kết hôn thành sự, sẽ vĩnh viễn sống khiết tịnh, nếu không được tháo lời khấn hợp lệ của Tòa Thánh Vatican

    Do bị bắt cóc

    Nếu một người bị bắt cóc hay cưỡng bức để ép kết hôn, thì hôn nhân không thành sự, trừ khi người đó được hoàn toàn tự do chọn kết hôn sau khi thoát khỏi sự cưỡng ép.

    Do tội mưu sát phối ngẫu

    Có ý định giết chồng hoặc vợ của mình hay của người khác để kết hôn với người ấy thì mắc ngăn trở tuyệt đối. Ngăn trở này cũng áp dụng nếu có âm mưu giết.

    Có dòng máu huyết tộc

    Người có huyết thống trực hệ (cha-con, ông-cháu) hoặc huyết thống bên trong 3 đời thì không thể kết hôn, dù là hợp pháp hay ngoài giá thú.

    Tìm hiểu các giáo luật của bí tích Hôn phối

    Ngăn trở do họ kết bạn

    Hôn nhân thuộc theo hàng dọc dù ở cấp nào cũng không được tiêu huỷ hôn phối. Ví dụ: Cha chồng với con dâu, chàng rể với mẹ vợ

    Tuy nhiên, theo hàng ngang thì không bị ngăn trở. Ví dụ: anh chồng có thể lấy em dâu, vợ chết có thể lấy em vợ.

    Do công hạnh

    Phát sinh khi một đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không kết hôn, tạo nên liên hệ gia đình giả định, gây cản trở kết hôn với người trong “gia đình giả định” ấy

    Do pháp tộc

    Mối liên hệ giữa cha mẹ đỡ đầu và con đỡ đầu trong Bí Tích Rửa Tội tạo nên một ngăn trở, gọi là nghĩa phụ, khiến không thể kết hôn nếu chưa được miễn chuẩn.

    Chuẩn ngăn trở trong giáo luật của Bí tích Hôn phối

    Nếu hai bên nam và nữ mắc một trong các ngăn trở vừa nếu, dù có lấy nhau, hôn phối vẫn không thành, mà đây chỉ là sự chung chạ bất hợp pháp và để kết hôn thành sự, cần phải xin phép chuẩn từ Toà Tổng Giám Mục

    Đối với các cuộc hôn nhân khác tôn giáo, Hội Thánh luôn dè dặt và thận trọng chỉ vì muốn có gia đình hạnh phúc, hoà hợp, nếu có khác biệt thì dễ xảy ra xung đột. Nhưng Hội thánh vẫn tôn trọng quyền tự do và không cấm đoán nhưng chỉ hy vọng lòng đạo đức sẽ thánh hoá được bên còn lại.

    Sự ưng thuận kết hôn trong bí tích Hôn phối là hành động tự do, nơi hai người chọn yêu thương nhau trọn đời, mở lòng đón nhận nhau và gắn bó trong một mối dây hôn nhân bất khả phân ly. Đó là điều làm cho hôn phối thành sự.

    Giáo Hội quy định sự ưng thuận phải được bày tỏ cách tỏ tường và công khai, thường là: Trong thánh lễ hôn phối, trước mặt linh mục hoặc phó tế đại diện Giáo Hội cùng với hai nhân chứng hợp lệ. Bằng lời nói hoặc dấu chỉ tương đương, theo đúng nghi thức phụng vụ được quy định.

    Sự ưng thuận không thể thay thế bằng người đại diện hay thông qua thư từ, trừ khi được Tòa Thánh cho phép đặc biệt. Do đó, sự ưng thuận là một lời hứa và là một cam kết thiêng liêng, được Thiên Chúa chúc lành và không thể hủy bỏ theo ý riêng của mỗi cá nhân.

    Tìm hiểu các giáo luật của bí tích Hôn phối

    Thể thức hôn phối trong bí tích

    Đôi hôn nhân phải cử hành theo thể thức của Hội Thánh để thành sự: Được kết ước trước mặt vị chứng hôn như Cha xứ, linh mục hoặc phó tế ( được uỷ quyền ). cùng hai người làm chứng của nhà gái và trai

    Vị Linh mục chứng giám nghi thức Hôn phối, nhận lời ưng thuận và chúc lành cho cặp đôi. Ngoài ra, sẽ phải cử hành tại nhà thờ giáo xứ nơi một trong hai người kết hôn với nhau sinh sống. Nếu muốn làm lễ tại nhà thờ khác , buộc phải có giấy xác nhận của Cha quản xứ.

    Tìm hiểu các giáo luật của bí tích Hôn phối

    Kết luận

    Bí Tích Hôn Phối là ơn gọi cao quý mà Thiên Chúa trao ban cho người nam và người nữ, để họ cùng nhau sống yêu thương, trung tín và mở ngỏ đón nhận sự sống mới. giáo luật về hôn phối không nhằm gò bó hay làm khó người tín hữu nhưng sẽ giúp các đôi bạn chuẩn bị kỹ lưỡng, sống trọn vẹn ơn gọi hôn nhân.

    Việc nắm vững các quy định về điều kiện thành sự, các ngăn trở sẽ góp phần cho đôi bạn bước vào đời sống hôn nhân cách hợp pháp và hợp bí tích. Xin cho mỗi người tín hữu, cách riêng các đôi bạn trẻ, biết đón nhận và sống giáo luật hôn phối để yêu thương, phục vụ và lớn lên trong ơn gọi gia đình thánh thiện.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *