Bí tích Rửa tội: Những điều cần biết về bí tích Rửa tội của Đạo Công Giáo

Bí tích Rửa tội: Những điều cần biết về bí tích Rửa tội của Đạo Công Giáo

Bí tích Rửa tội là một trong 7 bí tích quan trọng nhất của người Kitô Hữu, là bước ngoặt lớn cho hành trình Đức Tin làm con cái Chúa. Bí tích Rửa tội thanh tẩy con người khỏi tội tổ tông mà còn giúp con người gia nhập Giáo Hội. Vậy bí tích Rửa tội có ý nghĩa gì, quan trọng đến đâu, ai có thể lãnh nhận và được cử hành như thế nào? Hãy cùng Tông đồ mục vụ sức khoẻ tìm hiểu về những điều liên quan đến Bí tích Rửa tội nhé!

Mục lục

    Bí tích Rửa tội là gì?

    Bí tích Rửa Tội (BTRT) của hội thánh Công Giáo là bí tích một trong ba bí tích khai tâm Kitô giáo: Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể. Bí tích Rửa tội là bí tích đầu tiên trong đời sống Kitô hữu, giúp người lãnh nhận trở thành con cái của Thiên Chúa, được thanh tẩy khỏi tội tổ tông và bắt đầu hành trình đức tin trong Giáo hội.

    Bí tích Rửa tội: Những điều cần biết về bí tích Rửa tội của Đạo Công Giáo

    Nguồn gốc và ý nghĩa của Bí tích Rửa tội 

    Bí tích Rửa tội có nguồn gốc từ chính Đức Giêsu Kitô, người đã lãnh nhận phép rửa từ Gioan Tẩy Giả trong sông Giođan. Người đã thiết lập bí tích này như một điều kiện quan trọng để được gia nhập vào sự sống đức tin.

    Vào những thế kỷ đầu của Hội Thánh, chỉ rửa tội cho người lớn, người trưởng thành; sau đó, rất nhanh, việc rửa tội cho mọi thành viên trong một gia đình được thực hiện, như sách Công Vụ Tông Đồ ghi lại Vào thế kỷ thứ IV, khi Kitô giáo trở thành một tôn giáo chính thức, việc rửa tội cho trẻ em cũng được phổ biến khắp nơi.

    Bí tích Rửa tội có ý nghĩa thanh tẩy con người khỏi tội Tổ tông, đưa người Kitô hữu từ sự chết đến sự sống đời đời trong Chúa Giêsu Kitô, được gia nhập và là chi thể của Hội Thánh.

    Những người nào có thể được lãnh nhận bí tích Rửa tội?

    Mọi lứa tuổi, mọi người đều có thể lãnh nhận bí tích Rửa tội. Nếu như trẻ em đến để được rửa tội thường do cha mẹ hoặc cha mẹ đỡ đầu đưa đến. Đối với luật Hội Thánh, các trẻ em kể cả trẻ sơ sinh vẫn hợp lệ mặc dù các em chưa tuyên xưng được Đức Tin, niềm tin vào Chúa còn non yếu

    Những người ngoại đạo, nếu muốn được làm con cái Chúa và được lãnh nhận các Bí tích Công Giáo, trong đó có Bí tích Rửa tội, cần phải tham gia các lớp giáo lý dự tòng, thường sẽ kéo dài từ 6 tháng. Lớp Giáo lý dự tòng sẽ dạy cho các bạn những điều về Đạo Công Giáo, lòng tin của người Kitô hữu được tìm hiểu một cách đúng đắn và sẽ được dẫn dắt vào thông phần cùng Hội Thánh.

    Các nghi thức của Bí tích Rửa tội

    Lời chào hỏi đầu tiên của vị Linh Mục đến Cha mẹ cũng như Cha mẹ đỡ đầu như một câu hỏi chất vấn về việc quyết định đến xin rửa tội cho con của mình.

    Khi Rửa tội, mỗi người Kitô Hữu sẽ có một tên riêng trong Hội Thánh hay còn được gọi là Tên Thánh. Trong luật và truyền thống của Hội Thánh, chọn một Tên Thánh nào đó như là một gương mẫu thánh thiện cho người nhận tên, và ngài sẽ chuyển cầu cho họ nơi Thiên Chúa, Việc đặt tên mới này cũng cho thấy rằng, mọi người có tên riêng và Thiên Chúa biết từng người qua tên gọi, giúp người tín hữu xác tín được việc mình là người Công Giáo.

    Tiếp đến, linh mục rửa nước của Chúa Kitô Cứu Thế trên trán của người được Rửa tội, đây là dấu chỉ cho thấy rằng, người đó sẽ thuộc về Đức Giêsu Kitô và sẽ trở nên một với Người.

    Việc công bố Lời Chúa trong cộng đoàn phụng vụ soi sáng cho các dự tòng đồng thời dân Chúa cũng đáp lại bằng việc lắng nghe và đối lại qua các ý nguyện chung hay còn gọi là lời nguyện giáo dân.

    Nghi thức chủ yếu của bí tích Rửa Tội là khi được đem đến bên cạnh giếng Rửa tội, các Linh mục sẽ bắt đầu làm phép nước  Nước rửa tội cần được thánh hiến qua lời nguyện “xin ban Thánh Thần”. Hội Thánh cầu xin Chúa Cha, nhờ Chúa Con, ban quyền năng Thánh Thần xuống trên nước sắp được sử dụng, để người sắp chịu phép rửa “được tái sinh nhờ nước và Thánh Thần”.

    Tiếp đến, người tân tòng được xức Dầu Thánh. Dầu được sử dụng trong truyền thống của Hội Thánh và không thể xoá nhoà và không thể gỡ bỏ. Đấng được xức dầu để trở thành tư tế, ngôn sứ và vương đế.

    Cuối cùng, người tân tòng nhận áo trắng hoặc chiếc khăn quàng cổ trắng cùng với nến, tượng trưng cho việc đổi mới và mặc lấy Đức Kitô. Bên cạnh đó, cây nến mà Cha mẹ đỡ đầu nhận cho đứa con tinh thần của mình sẽ được thắp lên từ nến Phục Sinh là biểu tượng của ánh sáng, soi dẫn Tân Tòng.

    Kết thúc nghi thức với Kinh Lạy Cha, từ đây , người Tân Tòng đã kết hiệp với Chúa trong Chúa và xướng kinh Lạy Cha để tôn vinh và từ giây phút này, người Tân Tòng sẽ có niềm tin và cùng sống trong bình an của Đức Chúa.

    Bí tích Rửa tội: Những điều cần biết về bí tích Rửa tội của Đạo Công Giáo

    Vai trò của người đỡ đầu trong Bí tích Rửa tội

    Khi đến nhà thờ và tiến hành các nghi thức Rửa Tội. Người sắp lãnh nhận bí tích này phải có Cha mẹ đỡ đầu hay còn được gọi là người đỡ đầu. Theo thông lệ, người rửa tội là người nam phải mời người đỡ đầu cùng giới tính. Ngược lại, người được rửa tội là nữ thì cũng sẽ mời người đỡ đầu có cùng giới tính.

    Nhiệm vụ của người đỡ đầu không chỉ lãnh nhận chức quyền cho có mà còn lại một trọng trách nặng nề, hướng dẫn đứa con tinh thần trong đời sống Đức Tin, khai tâm Kitô Giáo của người sắp được rửa tội. Về phía Cha mẹ, phải luôn cộng tác và là người sẽ thay mặt Chúa giáo dục cũng như hướng dẫn, chu toàn các bổn phận gắn liền với Bí Tích Rửa Tội.

    Quyền lợi của Bí tích Rửa Tội

    • Xóa bỏ tội lỗi: Bí tích Rửa tội thanh tẩy tội tổ tông đã phạm trước đó.
    • Ban ân sủng thánh hóa: Người lãnh nhận được tràn đầy ân sủng, giúp họ sống trong tình yêu của Thiên Chúa.
    • Gia nhập vào Giáo hội: Trở thành thành viên chính thức của Hội Thánh, được liên kết với cộng đồng đức tin.
    • Nhận lãnh Chúa Thánh Thần: Được ban sức mạnh của Chúa Thánh Thần để sống đời sống Kitô hữu.
    • Hướng đến sự sống đời đời: Bí tích Rửa tội mở đường cho sự sống vĩnh cửu, giúp người tín hữu hướng đến ơn cứu độ.

    Kết luận

    Bí Tích Rửa tội là một nghi thức thiêng liêng trong đời sống Kitô Hữu, giúp người Tân Tòng được sống lại trong Đức Tin và trở thành thân thể với Hội Thánh. Nhờ Bí tích Rửa tội, mà con người được trở thành con cái Chúa và sống theo tinh thần của Chúa Kitô, sống Đức Tin và đem tinh thần yêu thương đến mọi người

    Qua bài viết này, Tông đồ mục vụ sức khoẻ đã giúp các bạn hiểu rõ và trân trọng ý nghĩa của bí tích Rửa tội, Bí tích này sẽ giúp mỗi Kitô hữu sống xứng đáng với ơn gọi của mình, bước đi vững chắc trên hành trình đức tin.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *