Câu chuyện về Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor

Câu chuyện về Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor

Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor trong Kinh Thánh là một trong những câu chuyện mang ý nghĩa sâu sắc và huyền bí nhất. Có ba sách Phúc Âm đã ghi lại về sự kiện này đó là sách Matthêu (17:1-9), Maccô (9:2-10)Luca (9:28-36).  Chúa Giêsu thể hiện vinh quang thần thánh của Ngài trước ba môn đệ thân tín: Phêrô, Giacôbê và Gioan. Vậy điều gì đã xảy ra trên núi ? Hãy cùng Tông đồ mục vụ sức khoẻ khám phá những điều về Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor.

Mục lục

    Hình ảnh Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor

    Hằng năm Giáo Hội vào ngày 06. Tháng Tám mừng lễ biến cố Chúa Giesu biến hình trên núi Tabor.
Và Chúa nhật thứ hai mùa chay hằng năm, bài Phúc âm tường thuật về biến cố này được đọc trong thánh lễ.

    Chúa Giêsu lên núi cao đem theo ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan (Lc 9, 28-299) và đây cũng là ba nhân chứng khi Chúa Giêsu chiếu tỏa ánh sáng trên núi, Người muốn để lộ sự vinh quang thần thánh của Ngài cho các môn đệ thấy và để chứng tỏ Ngài không chỉ là con người, mà là Con Thiên Chúa.

    Câu chuyện về Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor

    Xem thêm: Sự hy sinh của Issac

    Hình ảnh ngọn núi Tabor

    Ngọn núi Tabor từ xa xưa thời trước Kitô giáo đã là nơi thờ kính tôn giáo và sách kinh thánh cựu ước cũng đã nói đến nơi này.

Núi Tabor cao 588 mét, nằm ở vị trí vùng Galileo phía Bắc nước Do Thái. Trên núi này có ngôi thánh đường Chúa biến hình

    Ngọn núi này khiến chúng ta liên tưởng tới Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu và những lần Chúa Giêsu cầu nguyện cũng trên núi.

    Hình ảnh ngọn núi đời Chúa Giêsu trải qua cũng là hình ảnh những ngọn núi Sinai, ngọn núi Horeb, ngọn núi Morija trong thời Cựu Ước và mười điều răn của Chúa được mạc khải trao cho dân chúng, ngọn núi và báo hiệu về cuộc thương khó của Người.

    Câu chuyện về Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor

    Sự xuất hiện của Môsê và Êlia

    Theo truyền thống, sự hiện diện của Môsê và Êlia trong Biến hình đã được hiểu là tóm tắt “Lề Luật và các Tiên tri”, hiện đang được hoàn thành trong và bởi cuộc đời của Chúa Giêsu, Đấng Mêsia. Môsê đại diện cho Lề Luật (Torah) là nền tảng đức tin của dân Israel và Êlia đại diện cho các tiên tri, những người đã loan báo về Đấng Mêsia.

    Môsê và Êlia cùng đàm đạo với Chúa Giêsu về “cuộc xuất hành” của Ngài tại Giêrusalem, tức là cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài (Lc 9:31), sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu chính là sự hoàn tất mọi lời hứa trong Cựu Ước.

    Chúa Giêsu khẳng định rằng Ngài không đến để hủy diệt Lề Luật hay các tiên tri, mà để làm cho chúng được trọn vẹn. Êlia trong cuộc Biến hình củng cố việc hoàn thành lời của tiên tri Malakia, là lời đã được thực hiện trước đó nơi Gioan Tẩy Giả.

    Phản ứng của các môn đệ với biến cố

    Khi chứng kiến được sự biến hình của Chúa, Phêrô đã thưa lên rằng:“Lạy Thầy, chúng con ở đây thật tốt, nếu Thầy muốn, con sẽ dựng ba lều: một cho Thầy, một cho Môsê và một cho Êlia.” (Mt 17,4)

    Ngay khi Phêrô đang nói, một đám mây sáng bao phủ họ, và một tiếng nói từ trong mây vang lên: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người, hãy nghe lời Người.” (Mt 17,1-9). Từ hình ảnh đám mây đó đã khẳng định rằng Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa, lề luật và các tiên tri đều quy về Ngài và tất cả mọi người phải lắng nghe và tuân theo Ngài.

    Chúa Giêsu xuống núi và sứ điệp sau cùng

    Trên đường từ trên núi xuống, Đức Giêsu căn dặn các môn đệ: “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy”  (Mt 17:9). Vì muốn các môn đệ Chúa  thật sự hiểu biết về căn tính của mình bằng tất cả lòng mến trước khi các ông chứng kiến những đau khổ và cuộc thương khó của Ngài, đồng thời thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng Phục sinh.

    Chúng ta cũng được mời gọi “xuống núi” để biến đổi cuộc sống của mình nên những chứng nhân của Chúa như Phêrô và các môn đệ. Hãy xuống núi để cùng chia sẻ với những người bất hạnh, những người bị bỏ rơi bên lề xã hội.

    Câu chuyện về Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor

    Ý nghĩa và tác động của biến cố Chúa biến hình

    • Bày tỏ vinh quang của Người. Tin Mừng diễn tả sự biến đổi dung mạo của Đức Giêsu từ bình thường đến sáng láng vô cùng và lời nói của Chúa Cha trong đám mây: “Đây là con Ta yêu dấu, các ngươi hãy vâng nghe lời Người”.
    • Dạy cho các môn đệ rằng qua thập giá mới đến vinh quang, qua gian khó mới đạt tới hạnh phúc và sự bình an đích thực, củng cố niềm tin cho những môn đệ dõi bước theo Ngài và chuẩn bị cho các ông có thể đón nhận việc Đức Giêsu chịu đau khổ và chịu chết.
    • Mời gọi mỗi người chúng ta nhận ra dung mạo đích thực của Đức Giêsu, vững tin hơn vào Thiên Chúa như gương sáng niềm tin vững mạnh của tổ phụ Áp-ra-ham mà can đảm đối diện với những thách đố của thời đại.
    • Mời gọi chúng ta chiêm ngắm và lắng nghe Chúa Giêsu, vì chỉ nơi Ngài mới có ơn cứu độ. Biến cố Biến Hình trên núi Tabor của Chúa Giêsu Kitô là hình ảnh báo trước về cuộc sống vĩnh cửu trong Nước Trời mà chúng ta luôn muốn hướng tới.

    Kết luận

    Biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi tỏ lộ vinh quang thần linh của Ngài và xác nhận sứ mạng cứu độ theo thánh ý Chúa Cha, khẳng định Ngài là Con yêu dấu của Chúa Cha, Đấng hoàn tất Lề Luật và các tiên tri. Qua biến cố này, Chúa mời gọi mỗi người chúng ta lắng nghe và bước theo Ngài, sẵn sàng đón nhận thử thách để rồi được chung hưởng sự sống đời đời trong Nước Thiên Chúa.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *