Câu chuyện về Chúa Giêsu hóa bánh ra cho năm ngàn người

Câu chuyện về Chúa Giêsu hóa bánh ra cho năm ngàn người

Phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra cho năm ngàn người không chỉ là một dấu chỉ quyền năng Thiên Chúa, mà còn là một bài học sâu sắc về lòng thương xót, sự sẻ chia và niềm tin. Từ năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ bé, Chúa đã nuôi một đám đông. Đây cũng là hình ảnh báo trước Bí tích Thánh Thể, nơi Chúa tiếp tục nuôi dưỡng dân Ngài qua mọi thời đại. hãy cùng Tông đồ mục vụ sức khoẻ tìm hiểu nhiều điều hơn về câu chuyện ý nghĩa này nhé!

Mục lục

    Trích đoạn Kinh Thánh

    “Chúng con chỉ có đây năm chiếc bánh và hai con cá”. “Hãy đem lại cho Thầy.” (Mt 14,17-18)

    Khi đám đông dân chúng theo Chúa Giêsu đến nơi hoang vắng để nghe Ngài giảng dạy, các môn đệ lo lắng vì trời đã xế chiều mà mọi người chưa có gì ăn. Nhưng từ năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa đã làm nên điều kỳ diệu, nuôi ăn no nê năm ngàn người đàn ông, chưa kể đàn bà và trẻ con, sau khi ăn xong, Chúa bảo các môn để thu gom lại những mẫu bánh vụn và còn dư lại mười hai thúng đầy

    Câu chuyện về Chúa Giêsu hóa bánh ra cho năm ngàn người

    Đôi nét về hai lần Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều

    Hóa bánh ra nhiều là tên của hai câu chuyện trong Tân Ước kể về việc Chúa Giêsu làm phép lạ cho nhiều người được ăn no nê.

    • Hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất dành cho 5000 người ăn là phép lạ duy nhất được trình thuật trong cả bốn quyển Phúc Âm bao gồm Mátthêu 14:13-21, Máccô 6:31-44, Luca 9:10-17 và Gioan 6:5-15. Đây còn gọi là Phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá.
    • Hóa bánh ra nhiều lần thứ hai dành cho 4000 người ăn chỉ được chép trong Phúc âm Máccô 8:1-9 Mátthêu 15:32-39. Phép lạ này còn được gọi là Phép lạ bảy cái bánh và con cá.

    Chúa Giêsu hóa bánh ra lần thứ nhất

    Chúa Giêsu nghe tin Gioan Tẩy Giả đã bị trảm quyết, Người tạm lánh bằng thuyền đến một nơi vắng vẻ gần Bethsaida nhưng đám đông vẫn đi bộ theo sau Người. Khi Giêsu vào bờ thì thấy cả một đám đông lớn đang chờ sẵn, Ngài chạnh lòng thương họ và chữa lành bệnh cho họ. Trời chuẩn bị tối, các môn đệ đến với Ngài rằng: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”.

    Chúa Giêsu đáp: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn”. Các môn đệ đáp: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá!”. Ông bảo: “Đem lại đây cho Thầy!”.

    Sau đó, ông truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ rồi ông cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng. Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con. Sau khi ăn no nê, Chúa sai các môn đệ đi thu gom những mẫu bánh vụn và còn dư lại mười hai thúng đầy.

    Câu chuyện về Chúa Giêsu hóa bánh ra lần thứ nhất

    Chúa Giêsu hóa bánh ra lần thứ hai

    Biến cố hóa bánh ra nhiều lần thứ hai của Chúa Giêsu được trình thuật trong hai sách Phúc Âm Maccô Matthêu, còn được gọi là “phép lạ bảy cái bánh và con cá”.

    Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình lại và nói: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường.”

    Môn đệ của Chúa Giêsu trả lời: “Trong nơi hoang vắng này, chúng con lấy đâu ra đủ bánh cho đám đông như vậy ăn no?”. Ông hỏi lại: “Anh em có mấy chiếc bánh?”. Họ thưa: “Thưa có bảy chiếc bánh và một ít cá nhỏ”.

    Chúa Giêsu bảo đám đông ngồi xuống đất. Sau đó, ông lấy bảy cái bánh và con cá dâng lời tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ, và họ lần lượt phân phát cho mọi người.

    Sau đó, các môn đệ thu được bảy thúng bánh vụn. Số lượng người ăn là 4000 đàn ông, chưa kể phụ nữ và trẻ em. Sau khi xong Chúa Giêsu từ giã đám đông lên thuyền và đi đến vùng lân cận Magadan.

    Câu chuyện về Chúa Giêsu hóa bánh lần thứ 2

    Ý nghĩa thần học và thiêng liêng

    Dấu chỉ lòng thương xót và quyền năng Thiên Chúa

    Phép lạ hóa bánh ra nhiều là một dấu chỉ rõ ràng về thiên tính của Chúa Giêsu. Người không chỉ quan tâm đến linh hồn, mà còn chăm sóc cả nhu cầu vật chất, thể lý của con người. Qua việc nuôi dân chúng, Chúa biểu lộ lòng thương xót vô biên, như một Mục tử nhân lành luôn chăm lo cho đàn chiên của mình.

    Lời mời gọi cộng tác và chia sẻ

    Phép lạ bắt đầu từ hành động dâng hiến khiêm tốn của một cậu bé (theo Gioan 6,9). Dù là phần ăn nhỏ bé, nhưng khi được đặt trong tay Chúa, nó trở thành lương thực dồi dào cho cả vạn người. Qua đó, Chúa dạy chúng ta rằng: Đừng sợ trao ban, vì Chúa có thể làm cho điều nhỏ bé trở nên phi thường.

    Hình ảnh tiên báo Bí tích Thánh Thể

    Hành động cầm bánh, chúc tụng, bẻ ra và trao ban là mô thức quen thuộc trong Thánh Lễ. Phép lạ này là dấu báo trước Bí tích Thánh Thể – nơi Chúa Giêsu ban chính Mình và Máu Ngài làm lương thực thiêng liêng, nuôi dưỡng linh hồn tín hữu mọi thời đại.

    Hình ảnh tiêu biểu năm chiếc bánh và hai con cá

    Hình ảnh năm chiếc bánh và hai con cá

    Trong phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều, chi tiết năm chiếc bánh và hai con cá không phải là ngẫu nhiên hay tình cờ. Đây là hình ảnh đầy biểu tượng, mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc trong ánh sáng đức tin Công Giáo.

    Sự khiêm tốn của phần lễ vật

    Phần ăn ấy – năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá – theo Tin Mừng Gioan, được mang đến từ một cậu bé. Đó là phần ăn đơn sơ, nghèo nàn, rất nhỏ bé so với nhu cầu của hàng ngàn người.

    Tuy nhiên, điều nhỏ bé ấy, khi được đặt vào tay Chúa, đã trở thành phép lạ dư đầy. Điều đó dạy chúng ta: Chúa không đòi hỏi điều lớn lao, nhưng Ngài cần lòng tin và sự trao ban chân thành. Khi ta dâng lên Chúa những gì mình có, dù rất ít, Chúa sẽ làm cho điều ấy trở nên dồi dào hơn mức ta tưởng.

    Biểu tượng thần học

    • Số năm: thường liên kết với Ngũ Thư – năm cuốn sách đầu tiên của Cựu Ước (Lề Luật). Chúa Giêsu chính là Lời hằng sống, Người đến để kiện toàn Lề Luật và nuôi dưỡng dân Người bằng chính mình Ngài.

    • Số hai: biểu tượng của sự làm chứng – như hai nhân chứng, gợi đến sứ vụ loan báo Tin Mừng và sự cộng tác giữa con người và Thiên Chúa.

    • Bánh và cá: đây là biểu tượng của lương thực quen thuộc hằng ngày của dân Do Thái, đại diện cho lương thực trần thế, nhưng khi được Chúa Giêsu chúc lành, chúng trở thành lương thực thiêng liêng, nuôi dưỡng tâm hồn và mang hình bóng của Bí tích Thánh Thể.

    Ý nghĩa đức tin từ câu chuyện Câu chuyện về Chúa Giêsu hóa bánh ra cho năm ngàn người ăn

    • Tin tưởng vào quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài luôn biết rõ nhu cầu của mỗi người con và không bao giờ bỏ rơi ai.
    • Dâng lên Chúa những gì mình có. Dù nhỏ bé, nhưng khi đặt vào tay Chúa, nó có thể trở thành điều phi thường.
    • Sống tinh thần sẻ chia. Không ai quá nghèo đến mức không thể chia sẻ, và không ai giàu đến mức không cần người khác.
    • Tôn kính và siêng năng tham dự Thánh Lễ, Bí tích Thánh Thể, vì nơi Bí tích Thánh Thể và các Thánh lễ hàng ngày Chúa vẫn tiếp tục nuôi dưỡng năm ngàn người qua từng thế hệ.
    • Không chờ đợi khi mình giàu có, đầy đủ vật chất mới đem đi cho những người thấp bé hơn. Chúa Giêsu luôn mời gọi mỗi chúng ta luôn biết đem những gì mình đang có như: thời gian, tiền bạc, lời cầu nguyện, công sức… cho mọi người xung quanh.

    Câu chuyện về Chúa Giêsu hóa bánh ra cho năm ngàn người

    Kết luận

    Phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra cho năm ngàn người ăn không chỉ là một sự kiện trong quá khứ, mà còn là lời mời gọi sống động cho mỗi Kitô hữu hôm nay. Chúa vẫn đang tiếp tục nuôi dưỡng dân Người qua Bí tích Thánh Thể, và vẫn chờ đợi lòng quảng đại, niềm tin, cùng sự cộng tác của từng người chúng ta và dù bạn chỉ có “năm chiếc bánh và hai con cá”, nhưng khi đặt vào tay Chúa, điều nhỏ bé đó sẽ trở thành phép lạ mang lại sự sống, tình thương và hy vọng cho tha nhân.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *