Tìm hiểu về Bài thương khó của Chúa Giêsu trong ngày Thứ Sáu tuần Thánh

Tìm hiểu về Bài thương khó của Chúa Giêsu trong ngày Thứ Sáu tuần Thánh

Bài thương khó của Chúa Giêsu trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là một trong những ngày linh thiêng và trang trọng nhất trong Năm Phụng Vụ của toàn thể Giáo Hội Công Giáo, khi toàn thể cộng đoàn tín hữu cùng tưởng niệm cuộc Thương Khó và tử nạn của Chúa Giêsu Kitô. Trong Phụng vụ lễ ngày nay, bài Thương Khó là một trong những phần quan trọng, không thể thiếu trong Thánh lễ Tuần Thánh. Hãy cùng Tông đồ mục vụ sức khoẻ khám phá về Bài Thương Khó qua bài viết dưới đây!

Mục lục

    Bài Thương Khó là gì?

    “Thương Khó” là cách gọi truyền thống để chỉ cuộc khổ nạn – tức là những đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu. Bài Thương Khó (tiếng Latinh: Passio) là bản tường thuật chi tiết các biến cố cuối cùng trong cuộc đời Chúa Giêsu: từ khi bị bắt trong vườn Cây Dầu cho đến khi trút hơi thở trên Thập Giá.

    Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Bài Thương Khó được trích từ Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 18,1 – 19,42), được đọc hoặc hát một cách trang nghiêm, thường do ba người đảm trách: một người đọc lời Chúa Giêsu chính là Linh Mục, một người đọc phần của các nhân vật khác trong cuộc khổ nạn của Chúa và một người dẫn truyện (người thuật lại).

    Tìm hiểu về Bài thương khó của Chúa Giêsu trong ngày Thứ Sáu tuần Thánh

    Nguồn gốc và truyền thống Kinh Thánh

    Bài Thương Khó là phần trung tâm trong các Tin Mừng, được các thánh sử ghi lại cách đặc biệt tỉ mỉ:

    Tin Mừng theo thánh Matthêu (Mt 26-27)

    Matthêu tường thuật cuộc Thương Khó với nhiều chi tiết về sự phản bội của Giuđa, sự chối bỏ của Phêrô và sự hoài nghi của dân chúng. Ngài nhấn mạnh đến sự bỏ rơi và nỗi cô đơn của Chúa Giêsu, làm rõ sự hoàn tất của các lời tiên tri trong Cựu ước, khẳng định cuộc Thương Khó không thể thiếu trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

    Tin Mừng theo thánh Maccô (Mc 14-15)

    Maccô diễn tả về nỗi khổ đau của Chúa Giêsu, nói về sự yếu đuối và cô đơn của Ngài trước khi bị bắt,sự vắng mặt của các môn đệ trong những giờ phút quan trọng nhất, cho thấy sự phản bội và bỏ rơi của những người theo Ngài. Máccô xác nhận rằng Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa, chịu chết trên Thập Giá để cứu độ nhân loại.

    Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 22-23)

    Luca cho thấy sự nhân từ và lòng thương xót của Chúa Giêsu trong cuộc Thương Khó. Ngài nhấn mạnh việc Chúa Giêsu cầu nguyện cho những kẻ hành hạ Ngài và cho dân thành Giêrusalem, cầu xin sự tha thứ cho họ. Luca cũng ghi lại lời của Chúa Giêsu khi nói với một trong hai tên trộm bị đóng đinh: “Hôm nay, ngươi sẽ ở với Ta trong Thiên Đàng” (Lc 23,43)

    Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 18-19)

    Gioan ghi lại cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu có một nét đặc biệt: Chúa Giêsu là Vị Vua tự hiến, Ngài không chỉ là nạn nhân mà còn là Đấng kiểm soát tất cả các sự kiện xung quanh cuộc Thương Khó. Gioan khẳng định Chúa Giêsu biết trước tất cả, và việc chịu chết trên cây Thánh giá là để hoàn thành kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, “mọi sự đã hoàn tất”(Ga,19,30). Ngài thể hiện tình yêu mà Chúa Giêsu dành cho nhân loại, khi Ngài nói “Ngài đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).

    Tìm hiểu về Bài thương khó của Chúa Giêsu trong ngày Thứ Sáu tuần Thánh

    Diễn tiến phụng vụ Bài Thương Khó trong Thứ Sáu Tuần Thánh

    Bao gồm ba phần:

    Phụng vụ Lời Chúa

    • Nghi thức bắt đầu với việc công bố Lời Chúa, trong đó điểm nhấn là Bài Thương Khó, thường được đọc theo hình thức đối thoại. Phần này được trích từ Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 18,1 – 19,42), và được chia thành ba phần:
    • Lời Chúa dẫn vào Bài Thương Khó bằng việc giới thiệu bối cảnh và sự kiện chính.
    • Bài Thương Khó sẽ được đọc hoặc hát với ba người tham gia đóng vai thành 3 người
    • Sau khi đọc Bài Thương Khó, cộng đoàn cùng nhau dâng lời nguyện cho Hội Thánh, cho các tín hữu, cho những người sống trong khổ đau, và cho hòa bình trong thế giới.

    Kính Thờ Thánh Giá

    • Sau Bài Thương Khó, cộng đoàn tiến về phía Thánh Giá bày tỏ lòng tôn kính đối với Thập Giá, biểu tượng tình yêu vô điều kiện của Chúa Giêsu.
    • Sau đó, Linh mục chủ tế đọc lời nguyện thờ lạy Thánh Giá, tỏ lòng tri ân Chúa Giêsu vì sự tự hiến của Ngài để cứu độ nhân loại.

    Hiệp lễ

    • Sau khi kính Thờ Thánh Giá, cộng đoàn tiến vào phần cuối cùng của nghi thức hiệp lễ. Mình Thánh Chúa được rước từ Nhà Tạm (nơi Mình Thánh Chúa đã được rước trong Thánh lễ Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh) và được trao cho cộng đoàn.
    • Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, không có nghi thức dâng lễ mới, vì Mình Máu Thánh Chúa đã được truyền phép trong Thánh lễ Tiệc Ly hôm trước.

    Tìm hiểu về Bài thương khó của Chúa Giêsu trong ngày Thứ Sáu tuần Thánh

    Ý nghĩa của Bài Thương Khó

    Chúa Giêsu chịu chết vì tình yêu vô bờ dành cho nhân loại. Ngài đã “yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1), sẵn sàng chịu đau khổ để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi.

    Chúa Giêsu – Con Thiên Chúa, đã chấp nhận chịu đau đớn và nhục nhã và bị đóng đinh trên cây thánh giá để phục vụ và cứu độ nhân loại, dạy chúng ta về sự khiêm nhường và hy sinh phục vụ.

    Qua cái chết trên Thập Giá, Chúa Giêsu thực hiện kế hoạch cứu độ mà Thiên Chúa đã định trước, ban tặng sự sống vĩnh cửu cho tất cả những ai tin vào Ngài (Ga 3,16).

    Qua Bài Thương Khó, người tín hữu được mời gọi đối diện với tội lỗi mình, ăn năn sám hối, nhìn nhận sự yếu đuối thấp hèn của mình, và năng đến với Chúa, mở lòng đón nhận ơn tha thứ.

    Tìm hiểu về Bài thương khó của Chúa Giêsu trong ngày Thứ Sáu tuần Thánh

    Kết luận

    Bài Thương khó được xướng lên trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Qua cái chết đau đớn trên Thập Giá, Chúa Giêsu không chỉ cứu chuộc tội lỗi của con người mà còn mời gọi chúng ta sống yêu thương, khiêm nhường, hy sinh phục vụ.

    Mỗi Kitô hữu được mời gọi chiêm ngắm mầu nhiệm Thương Khó, để nhận ra tình yêu của Thiên Chúa đến với mỗi người Kitô hữu. Cuộc Thương Khó của Chúa là một sự kiện trong lịch sử và là lời mời gọi bước theo Chúa trong hành trình đức tin.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *