Tìm hiểu về Canh thức Vượt Qua ngày Thứ Bảy Tuần Thánh

Tìm hiểu về Canh thức Vượt Qua ngày Thứ Bảy Tuần Thánh

Canh Thức Vượt Qua là một nghi lễ cực kì quan trọng trong Kitô giáo, được cử hành trọng thể để tưởng nhớ mầu nhiệm cái chết và sự sống lại của Thiên Chúa. Nghi thức này bắt nguồn từ lễ Vượt Qua của người Do Thái, nhưng với cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô đã trở thành dấu chỉ của sự cứu độ mới. Trong Bữa Tiệc Ly, Ngài đã biến bánh và rượu thành Mình và Máu Ngài, thiết lập Bí Tích Thánh Thể mang đến cho nhân loại một mầu nhiệm cứu chuộc vĩnh cửu. Hãy cùng Tông đồ mục vụ sức khoẻ khám phá Canh Thức Vượt Qua qua bài viết dưới đây!

Mục lục

    Canh Thức Vượt Qua là gì?

    Canh thức Vượt Qua là một nghi thức phụng vụ trọng thể của Giáo Hội Công Giáo, được cử hành vào tối Thứ Bảy Tuần Thánh, mở đầu cho đại lễ mừng Chúa Phục Sinh. Đây là dịp để tín hữu sống lại mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, đánh dấu chiến thắng của sự sống trên sự chết. Canh thức Vượt Qua mang ý nghĩa sâu sắc về sự sáng tạo mới và sự sống vĩnh cửu, mời gọi mỗi tín hữu sống lại trong ánh sáng và hy vọng của Chúa Phục Sinh.

    Tìm hiểu về Canh thức Vượt Qua ngày Thứ Bảy Tuần Thánh

    Nguồn Gốc Của Canh Thức Vượt Qua

    Canh Thức Vượt Qua có nguồn gốc từ Lễ Vượt Qua của người Do Thái, một lễ hội quan trọng trong tôn giáo và văn hóa của dân tộc Israel để tưởng nhớ cuộc giải thoát kỳ diệu mà Thiên Chúa đã ban cho họ khi họ thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập.

    Lễ Vượt Qua này được thiết lập dựa trên sự kiện lịch sử trong Kinh Thánh Cựu Ước, đặc biệt là trong Sách Xuất Hành khi Thiên Chúa truyền cho người Israel ăn bữa tối Vượt Qua với thịt chiên, bánh không men, và rau đắng, trong khi máu chiên được bôi lên cửa nhà để Thiên Sứ Giết Chóc “vượt qua” những nhà này mà không làm hại con cái của họ.

    Các phần chính của Thánh lễ Canh thức Vượt Qua

    Tìm hiểu về Canh thức Vượt Qua ngày Thứ Bảy Tuần Thánh

    Lửa Phục Sinh

    Canh thức Vượt Qua bắt đầu với nghi thức làm sáng tỏ đêm tối bằng ngọn lửa Phục Sinh. Linh mục sẽ làm phép lửa và thắp sáng ngọn nến Phục Sinh, biểu tượng cho Đức Kitô anh sáng thế gian.

    Ngọn nến này sẽ được đem vào trong nhà thờ, ánh sáng của nó xua tan bóng tối, tượng trưng cho sự sống lại của Chúa Giêsu

    Người tham dự sẽ cầm nến sáng trong tay, tượng trưng cho việc mỗi tín hữu trở thành những ánh sáng của Đức Kitô. Nến Phục Sinh cũng thường được đặt sát bục trợ giảng, để mọi người cùng nhìn thấy và cầu nguyện.

    Kinh Thánh và lịch sử cứu độ

    Canh thức Vượt Qua sẽ đi qua một loạt các bài đọc Kinh Thánh từ Cựu ước đến Tân ước. Các bài đọc này giúp các tín hữu tham dự Thánh lễ nhìn lại lịch sử cứu độ từ Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và mầu nhiệm Vượt Qua

    Trong đó, những đoạn Kinh Thánh nổi bật gồm:

    • Sáng Thế Ký 1,1-2,2: Mô tả công trình sáng tạo của Thiên Chúa, khi Ngài tạo dựng trời đất, biển cả và mọi sự sống, kết thúc bằng ngày nghỉ ngơi của Thiên Chúa
    • Xuất Hành 14,15-15,1: Kể lại việc Thiên Chúa chia Biển Đỏ để giải thoát dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập, và họ bước qua biển khô ráo. Sau khi vượt qua, dân Israel hát lên bài ca mừng chiến thắng, ca ngợi Thiên Chúa vì đã giải thoát họ khỏi cường quyền của Pharaô
    • Rôma 6,3-11: Thánh Phao-lô giảng giải về mầu nhiệm rửa tội, qua đó các tín hữu chết với Đức Kitô trong phép rửa và sẽ sống lại với Người trong sự sống mới.
    • Phúc Âm matthew (Mt 28,1-10): Kể về sự kiện Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết vào sáng ngày thứ nhất trong tuần, khi các bà Maria đến thăm mộ và được thiên thần báo tin Chúa sống lại và thờ lạy Người.

    Phép rửa

    Sau phần các bài đọc, cộng đoàn sẽ tuyên xưng đức tin trong những lời tuyên xưng. Khẳng định niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô.

    Phép rửa là phần quan trọng trong Canh thức Vượt Qua, những người đã chuẩn bị tâm hồn sẽ lãnh nhận phép rửa tội, hòa mình vào mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô. Qua phép rửa, họ được thanh tẩy khỏi tội lỗi và được tái sinh trong sự sống mới của Đức Kitô.

    Những tín hữu đã được rửa tội sẽ tái tuyên xưng đức tin của mình, thể hiện sự cam kết sống theo Đức Kitô và là chứng nhân của Ngài

    Tìm hiểu về Canh thức Vượt Qua ngày Thứ Bảy Tuần Thánh

    Phép Thánh Thể

    Sau khi các bài đọc và phép rửa kết thúc, linh mục sẽ cử hành Bí tích Thánh Thể. Mình và Máu Chúa Giêsu sẽ được cử hành và phân phát cho cộng đoàn.

    Sau khi dâng Thánh Thể, linh mục sẽ cử hành lời nguyện tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho Giáo Hội, cho các tín hữu, cho các tân tòng, và cho tất cả mọi người.

    Lời cầu nguyện và mừng Chúa Phục Sinh

    Sau phần cử hành Thánh Thể, linh mục sẽ cử hành lời cầu nguyện kết thúc, xin Thiên Chúa ban bình an và ơn cứu độ cho tất cả cộng đoàn tham dự Thánh lễ.

    Cuối cùng, linh mục sẽ chúc mừng cộng đoàn một lễ Phục Sinh: “Chúa sống lại, thật Ngài sống lại!. Alleluia. Đây là lời khẳng định mừng vui về mầu nhiệm sự sống lại của Đức Kitô.

    Hình ảnh Đức Mẹ Sầu Bi

    Đức Mẹ Sầu Bi là một trong những biểu tượng quan trọng và cảm động trong đạo Công Giáo, thể hiện hình ảnh Đức Mẹ Maria trong những lúc Ngài trải qua nỗi đau khổ sâu sắc, nhất là khi chứng kiến sự chịu đựng và cái chết của Con Mình, Đức Giê-su.

    Hình ảnh Mẹ sầu bi bắt nguồn từ những mô tả trong Kinh Thánh về những lúc Đức Mẹ phải chứng kiến sự khổ đau của Đức Giêsu, đặc biệt là khi Ngài bị bắt, chịu đánh đập, đội mão gai, vác thập giá và cuối cùng là cái chết trên thập giá.

    Trái tim của Đức Mẹ được thể hiện thường xuyên có bảy thanh gươm xuyên qua, tượng trưng cho bảy nỗi đau lớn mà Mẹ đã trải qua trong cuộc đời của Đức Giêsu.

    Biểu tượng Đức Mẹ Sầu Bi thường có nét mặt sầu muộn toát lên vẻ hiền hòa và an ủi, phản ánh tình yêu và sự hiến dâng của Mẹ cho chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

    Là biểu tượng của sự đồng cảm và hiệp thông với những ai đang chịu đau khổ. Đức Mẹ không chỉ là người mẹ của Đức Giêsu mà còn là Mẹ của tất cả tín hữu, là người mẫu mực trong sự hiệp nhất với Thiên Chúa trong những lúc đau khổ

    Biểu tượng Đức Mẹ Sầu Bi thường được các tín hữu kính nhớ qua việc cầu nguyện chuỗi Mân Côi Đức Mẹ Sầu Bi, giúp tín hữu đồng cảm với nỗi đau của Đức Mẹ và tìm thấy sự an ủi

    Tìm hiểu về Canh thức Vượt Qua ngày Thứ Bảy Tuần Thánh

    Canh Thức Vượt Qua – Lễ của niềm hy vọng

    Canh Thức Vượt Qua là dấu hiệu của niềm hy vọng lớn lao trong Kitô giáo. Đây là một Đại lễ lớn, mừng sự phục sinh của Đức Kitô, được gọi là Đại Lễ Phục Sinh, mà còn là lời nhắc nhở về sự sống mới mà Ngài mang đến cho những ai tin vào Ngài, hòa mình vào sự phục sinh của Đức Kitô trong từng hành động và lựa chọn hàng ngày.

    Là một ngày lễ sẽ kéo dài sau đó liên tiếp bảy ngày, được gọi là bát nhật Phục Sinh. Đây là một ngày đại lễ của toàn thể Giáo Hội hoàn vũ, mang tầm ý nghĩa và thiêng liêng hơn lễ Giáng Sinh. Niềm hy vọng vào Chúa Phục Sinh, mang đến sự sống và niềm hy vọng cho những người thất vọng và niềm vui vinh quang nước Trời.

    Kết luận

    Canh Thức Vượt Qua trong Kitô giáo không chỉ là nghi lễ tưởng nhớ sự cái chết và sự sống lại vinh quang của Đức Giêsu Kitô, mà còn là dịp để mỗi tín hữu nhận ra mầu nhiệm cứu độ mà Ngài mang đến cho nhân loại. Qua việc tham dự vào Bí Tích Thánh Thể, mỗi một người Kitô hữu chúng ta được biến đổi và tái sinh trong sự sống mới của Đức Kitô. Hãy cùng tham gia và chìm đắm trong lễ Canh Thức Vượt Qua để cùng đón nhận ân sủng và sống trong tình yêu của Chúa Phục Sinh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *