Post Tagged with: "bệnh tim mạch"

Công thức Gia vị Siêu Bổ (Supertonic) của bác sĩ Christopher & 4 cách làm giấm táo

Công thức Gia vị Siêu Bổ (Supertonic) của bác sĩ Christopher & 4 cách làm giấm táo

 Công thức Siêu Bổ (Supertonic) của bác sĩ Christopher
Diễn giải: LM Hoàng Minh Thắng – Chia sẻ: Kim-Tuyến

4 cách làm giấm táo 
(bấm tam giác bên trái để nghe – bấm dòng chữ để lưu vào máy)

Công thức GIA VỊ SIÊU BỔ của bác sĩ Christopher

(SUPERTONIC)    

 

 CÔNG DỤNG:

        Gia vị siêu bổ ngăn chặn hầu hết các bệnh nhiễm trùng và cung cấp cho bạn tất cả những lợi ích của tỏi, hành, củ cải ngựa, riềng, gừng, ớt, nghệ, giấm táo, ngò. Nó phá hủy hầu hết các virus, vi khuẩn và nấm khi tiếp xúc; giúp làm tan chất nhầy và đả thông các tắc nghẽn trong các xoang và phổi. Giúp chữa lành chứng cảm lạnh và cúm.  

       Các thành phần của gia vị siêu bổ ngay lập tức gia tăng sinh lực và kích thích mọi cơ quan cách mạnh mẽ, giúp cho máu lưu thông, làm giãn nở các mạch máu, kể cả ở não bộ và trái tim. Bằng cách kích thích lưu thông, gia vị siêu bổ nhanh chóng đưa các chất có hiệu ứng mạnh mẽ đến những nơi cần thiết nhất.  

       Gia vị siêu bổ làm tan chất nhầy, tẩy sạch xoang mũi, buồng phổi, nuôi dưỡng và bảo vệ tim, cân bằng tiêu hóa,  chống viêm nhiễm, diệt  trừ ký sinh trùng và làm nóng ấm cơ thể.

       Công thức cơ bản này có ở Âu châu từ thời Trung cổ và từ các trận đại dịch. 

THÀNH PHẦN:

  • Tỏi (garlic) là chất kháng sinh mạnh mẽ. Không giống như thuốc kháng sinh hóa học giết chết hàng triệu vi khuẩn tốt mà cơ thể cần, tỏi chỉ tiêu diệt các vi khuẩn ngoại xâm có hại và thậm chí lại làm gia tăng vi khuẩn tốt. Tỏi cũng là chất kháng nấm đầy hiệu năng  và  tiêu diệt bất kỳ kháng nguyên, tác nhân gây bệnh, các vi sinh vật có hại nào.
  • Hành (onion) có tác dụng tương tự như tỏi nhưng nhẹ nhàng hơn. Hợp lực với tỏi, tác dụng của chúng được  gia tăng gấp nhiều lần.
  • Củ cải ngựa (horseradish) là một loại thảo dược mạnh trong việc chữa lành cho các vấn đề thuộc xoang mũi  và phổi. Nó làm thông mũi và gia tăng lưu thông ở khu vực này để ngăn chặn các bệnh cảm lạnh và cảm cúm có thể xâm nhập.
  • Gừng (ginger) có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ và là chất kích thích tuần hoàn cao độ.
  • t cay (hot pepper) có khả năng tăng cường máu lưu thông và gia tăng hoạt động của tim.. Ớt là chất dẫn truyền, nó gửi các kháng sinh và dược chất của các thào dược khác đến những nơi mà cơ thể cần đến.
  • Mùi tây còn gọi là ngò tây (parsley) – tùy điều kiện, có thể thêm vào hay không thêm vào) – : một trong 7 gia vị chống bệnh mạnh mẽ nhất, giàu chất chống oxy-hóa, trẻ hóa mạch máu, lợi tiểu, lọc thận, gan, lá lách, tuyến tiền liệt, làm tan sạn mật, trợ thính giác, tiêu hóa tốt, thuyên giảm bệnh gút, viêm khớp, hỗ trợ tuyến nội tiết, chữa phù thủng.
  • Mật ong (honey):  Là thuốc bổ dưỡng, an thần, dễ ngủ, chống cảm lạnh,  chống nhiễm trùng, giúp giảm viêm họng, giúp các vết loét mau lành, chữa ho, đau dạ dày.
  • Giấm táo (Apple Cider Vinegar)

            Giấm táo có nhiều vitamin, beta-carotene, pectin và khoáng chất quan trọng  như: potassium, sodium, magnesium, calcium, phosphorous, chlorine, sulphur, iron, và fluorine.

           Pectin trong giấm táo là một chất xơ giúp giảm cholesterol xấu và giúp điều hòa huyết áp.

           Giấm táo giúp chiết xuất calcium (can-xi) từ các loại trái cây, rau và thịt để cơ thể hấp thụ dễ dàng trong tiến trình duy trì xương chắc khoẻ. Thiếu calcium gây ra một loạt các bệnh bao gồm rụng tóc, móng tay yếu, dễ gẫy răng, viêm xoang, và chảy nước mũi thường xuyên.

            Giấm táo có nhiều potassium (kali). Thiếu potassium sẽ gây chậm phát triển. Potassium trong giấm táo cũng giúp loại bỏ chất thải độc hại ra khỏi cơ thể. Beta-carotene giúp chống lại thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do, giúp duy trì làn da săn chắc và trẻ trung. Giấm táo giúp phá vỡ chất béo nhờ đó giúp giảm cân tự nhiên.

            Giấm táo có chứa axit malic rất hữu ích trong việc chống nấm và nhiễm trùng. Axit malic làm tan acid uric đóng xung quanh các khớp xương rồi dần dần loại trừ axit uric ra khỏi cơ thể, giúp giảm đau khớp.

            Giấm táo hữu ích trong các bệnh như táo bón, nhức đầu, viêm khớp, xương yếu, khó tiêu, cholesterol cao, tiêu chảy, bệnh eczema, đau mắt, mệt mỏi mãn tính, ngộ độc thực phẩm nhẹ, rụng tóc, huyết áp cao, béo phì, và nhiều căn bệnh khác. Nhiều người cho rằng giấm táo là loại thuốc kỳ diệu.   

GHI CHÚ:

1/ Nếu bạn có có vấn đề về xương, cứng khớp, viêm khớp, thấp khớp, v.v., bạn có thể thêm nghệ (100 gr) vào công thức gia vị siêu bổ.

  • Nghệ (turmeric) khử trừ nhiễm trùng và làm giảm viêm bên trong cơ thể, giải độc cho gan, ngăn chặn ung thư phát triển, tăng nhanh tốc độ chữa lành. Nghệ giúp giảm đau nhức, đặc biệt hữu ích cho những người có bệnh đau khớp.

2/ Nếu không có mùi tây, có thể thay thế bằng mùi ta.

  • Mùi ta (còn gọi là ngò ta hay ngò rí: cilantro). Ngò rí có đặc tính kháng sinh, kháng nấm,  kháng viêm, kháng ung thư.  Giúp cân bằng đường huyết, duy trì xương chắc khỏe, hạ cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, tăng cường thị lực, tăng cường hệ miễn nhiễm, tẩy độc kim loại nặng, giúp ngủ ngon, lợi tiểu, tẩy lọc thận. 

3/ Nếu không có horseradish, có thể thay thế bằng củ riềng.

  • Riềng: cải thiện sự lưu thông máu, tăng cảm giác ngon miệng, điều trị ho gà, viêm họng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, ruột co thắt và đau thắt ngực, giúp long đờm, giảm đau cổ họng, trị tiêu chảy, hạ cholesterol và triglyceride trong máu, giảm đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành. 

CÁCH LÀM GIA VỊ SIÊU BỔ:

Vật liệu:

  • Tỏi, hành củ, gừng, horseradish, nghệ : mỗi thứ 100 gr
  • Ớt cayenne (hay ớt Thiên-tân, ớt Thái-lan,… có thể dùng riêng hay chung nhiều loại ớt) 50 tới 200 gr tùy độ cay của mỗi người
  • Mùi tây  (parsley) 50 g
  • Mật ong:  60 ml hay 1/16 lượng giấm táo (gia giảm tùy khẩu vị)
  • Giấm táo  1 lít hay hơn 

GHI CHÚ: Ở Mỹ và các nước châu Âu, có thể mua horseradish tươi ở các chợ bán bán rau quả hữu cơ (whole food stores) hay horseradish powder qua các websites, có thể dùng rễ ngò tây khô (parsley root), rễ ngò tây có vị ngọt, càng làm tăng khẩu vị của công thức Gia Vị Siêu Bổ. Nếu mua dạng rễ cắt nhỏ thì ngâm rễ parsley với giấm táo một tiếng cho mềm trước khi xay. Vì là dạng khô nên chỉ dùng khoảng 20% trọng lượng các loại tươi.

http://www.pennherb.com/horseradish ; http://www.pennherb.com/parsley

http://www.australherbs.com.au/shop/item/horseradish-powder/category-dried-herbs-e-k

http://www.australherbs.com.au/shop/item/parsley-root

Cách làm:

  • Rửa sạch các thứ, để cho ráo nước, bỏ vỏ và cắt nhỏ nếu cần. ớt bỏ cuống xanh, tỏi bỏ lõi xanh ở giữa.
  • Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn các thành phần trên với giấm táo.
  • Đổ tất cả vào chai hay lọ, mỗi ngày khuấy hay lắc đều ít nhất một lần
  • Nếu chỉ muốn lấy nước trong để dùng, để ít nhất 2 tuần rồi lọc lại. để lâu trong 1-2 tháng càng tốt.
  • Cho vào chai. Vặn chặt nắp. 

BẢO QUẢN: 

        Bạn có thể cất trong kệ hay tủ nhà bếp trong một thời gian dài. Không cần phải bỏ vào tủ lạnh. Bạn cũng có thể cất vào tủ lạnh tùy ý. 

CÁCH DÙNG:

  • Có thể dùng ngay cả nước cả cái. Càng để lâu gia vị siêu bổ càng ngon và đậm đà hơn, bớt cay hơn.
  • Có thể uống, có thể ăn, và pha vào tất cả mọi thức ăn uống, cũng như dùng để nêm nếm thức ăn rất ngon, giúp tăng cường sức khỏe và phòng chữa bệnh. Mỗi bữa ăn 1- 3 muỗng cà phê.
  • Nếu cảm thấy không khỏe hay bị bệnh, uống từ 5 ml đến 30 ml (1 teaspoon to 1 oz) nhiều lần trong ngày,  ngay cả uống mỗi giờ một lần nếu cần thiết. Đây là cách tuyệt vời để gia tăng tốc độ phục hồi.
  • Liều duy trì: 1-3 thìa càphê, 2 tới 3 lần một ngày.
  • Tăng cường hệ miễn nhiễm: những ngày đầu uống 15 ml. Tăng dần lên 30 ml.
  • Lắc đều trước khi dùng.
  • Gia vị siêu bổ rất hiệu năng và rất cay. Có thể uống nguyên chất cho đạt hiệu quả tối đa nếu muốn, hoặc hòa với nước trái cây như cam, táo hoặc chỉ với nước.
  • Có thể ăn một quả cam hay một lát chanh sau khi uống gia vị siêu bổ để giảm độ cay nóng.
  • 15-30 ml gia vị siêu bổ trong 1 ly nước nóng. Thêm mật ong. Đây là ly trà ngon gia tăng sinh lực cho bạn.

CHIA SẺ KINH NGHIỆM DÙNG GIA VỊ SIÊU BỔ:

Kim Tuyến đã làm giấm siêu bổ, xin chia sẻ những kinh nghiệm sau đây:

        1. Lần đầu tiên KT nếm Siêu Bổ, trong đầu nghĩ chắc cay, hăng, khó uống lắm đây, thật bất ngờ siêu bổ lại có vị ngon như vậy. Thêm một ít mật ong vào càng ngon và bổ hơn. Không siêng uống trà ớt, nhưng với siêu bổ thì mới vừa uống một lần, KT đã đâm nhớ nó rồi. Thay vì uống ớt thì uống giấm siêu bổ. Tài liệu ghi, khi uống nên uống nguyên chất, nhấp từng chút một, thuốc siêu bổ đi qua cuống họng, nếu bị viêm họng, sẽ được chữa lành mau chóng.

        2. Chan vào canh, rau xào, ngon lắm. Anh HĐTứ kể lại cho một muỗng canh siêu bổ vào tô nước luộc broccoli, khen tuyệt vời.

        3.KT làm nóng dầu dừa trên chảo, rồi cắt khoanh bánh mì cho vào chảo cho thấm dầu dừa, để một lúc cho bánh mì nóng lên thay vì nướng, xong chan siêu bổ lên, vừa ngon, vừa bổ dưỡng, no lâu, thật thú vị. KT nghĩ ai muốn giảm cân, hãy dùng dầu dừa với siêu bổ.

        4. Công thức siêu bổ giúp tiêu hóa tốt, nhuận trường không thua công thức đường ruột. KT ít ăn thịt, những hôm qua cậu em đãi một dĩa bò nướng tái còn đỏ. Mọi lần thì sợ lắm, những sẵn có chai siêu bổ nên không sợ nữa, lấy 1 muỗng canh và chấm thịt bò tái vào, ăn ngon hơn là dùng các loại nước xốt khác. KT ăn no mà không bị đầy tức bụng gì cả. Giấm siêu bổ diệt ký sinh trùng, phòng ngừa đau bụng, phòng tránh sự lên men gây thối rữa của thịt lâu tiêu trong đường ruột và giúp xổ dễ dàng ngày hôm sau. Cha HMT rất có ấn tượng với giấm siêu bổ, cha nói đây là phương dược trợ giúp trong việc chữa trị nhiều bệnh nan y cách hữu hiệu.

        5.Siêu bổ hạ luợng tổng cholesterol và LDL cholesterol xấu, tăng HDL cholesterol tốt,  trường hợp của KT chỉ trong hai ngày.

        Văn phòng bác sĩ cho KT biết Tổng cholesterol là 220 , LDL 122 và cho toa mua thuốc Lipitor. Mới làm siêu bổ xong cho nên KT dùng SIÊU BỔ ngay thay cho Lipitor. Thực ra tỉ số cholesterol của KT là 2,2 (220:98) thì tốt lắm, đâu cần uống thuốc.

        Nhưng KT về uống siêu bổ tích cực, mỗi ngày 5-6 lần, lần 2 muỗng cà phê. Sau 2 ngày ra tiệm thuốc tây ở Walgreen mua CHOLESTRACT, là dụng cụ đo cholesterol để đo lại, với ý định xem thử sau 2 ngày uống siêu bổ tác dụng của nó ra sao, và một tháng sau sẽ thử lại lần nữa xem ảnh hưởng của siêu bổ như thế nào đối với cholesterol. Loại test này chỉ đo lượng tổng cholesterol và cholesterọ tốt HDL thôi. Kết qủa làm KT kinh ngạc quá chừng, nhất là sau chỉ 2 ngày.

        Tổng cholesterol còn 187, HDL thì trên 100.

        Thật đúng như tên gọi: SUPERTONIC : SIÊU BỔ. Cám ơn bác sĩ Christopher!

        24/08/2013

        Kim Tuyến  

Những chia sẻ sau đây trích từ: http://hiddenpondllc.com/supertonic

1/ Một phụ nữ đến với chúng tôi và hỏi:

        -Liệu gia vị siêu bổ có giúp cho bệnh đau khớp của tôi không?

        -Chúng tôi không biết, nhưng nó không có gì bất lợi cho bà đâu.

Một tuần sau, bà đến và nói với chúng tôi:

        -Nó thực sự giúp giảm đau viêm khớp, chỉ trong một tuần. 

2/ Một bà khác cần thở oxy do bị xơ nang (cystic fibrosis) đã thở tốt hơn và giảm nhu cầu thở oxy nhờ uống gia vị siêu bổ. (thuốc trụ sinh đã không còn giúp gì cho bà được nữa).

3/ Nhiều khách hàng nói với chúng tôi rằng; “Gia vị siêu bổ đã thực sự giúp họ hết bệnh cúm.”

4/ Tôi đã mua chai gia vị siêu bổ và rất quý chuộng nó. Từ khi uống gia vị siêu bổ tôi không bị “bệnh” như mọi năm.       (Trisha)

5/ Với mục đích tăng cường và giữ gìn sức khỏe, gia vị siêu bổ rất tuyệt vời đáng được dùng hàng ngày.       (Jane)

6/ Tôi đã được nghe kể rằng gia vị siêu bổ giúp cho các triệu chứng của viêm khớp, nhưng tôi không quan tâm đến. Xảy ra là trong hai tuần, tôi thấy người yếu nhọc và đau nhức mỗi khi tôi cố gắng dùng bàn tay trái để nắm lấy vật gì hay làm các công việc hàng ngày. Tôi đã thử dùng các thảo dược cho viêm khớp và thuốc bổ sung, nhưng cũng chưa giúp được gì. Rồi tôi bị lây bệnh cúm. Mua chai gia vị siêu bổ, tôi hòa với nước trái cây và uống nhấp từng ngụm cứ mỗi 20 phút ban ngày và cả những lần chợt thức giấc ban đêm. Sáng hôm sau, các triệu chứng của bệnh cúm biến mất, nhưng ngạc nhiên hơn nữa là, không còn tí đau nhức nào ở bàn tay trái của tôi. Kết quả vẫn duy trì cho tới bây giờ.  (Beverly)

7/ Gia vị siêu bổ (uống thẳng 3 lần mỗi ngày khi bị bệnh) đã giúp con trai 9 tuổi của tôi khói bệnh viêm cuống phổi do virút, và đã ngăn chặn không chuyển sang bệnh viêm phổi như đã xảy ra vào mùa đông năm ngoái. Lại thêm điều này nữa, tôi uống gia vị siêu bổ để phòng bị lây bệnh khi cả ba người con của tôi bị nhiễm trùng đường hô hấp. Thật là thú vị, không những tôi khỏe mạnh, không bị lây bệnh, mà  còn nhận ra các ráy tai qúa nhiều của tôi đã được tẩy sạch nữa. (Heather) 

8/ Mọi người trong gia đình tôi uống thẳng 100% liều gia vị siêu bổ trong chung rượu như chũng tôi uống chung whiskey vậy. Và, chứng loét ruột tá của tôi đã được chữa lành.                 (Barbara)

9/ Thời gian gần đây tôi thức giấc cảm thấy đau họng một chút. Tôi thấy mình như sắp nhuốm bệnh. Uống thẳng ngay 30 ml (1 oz) gia vị siêu bổ. Tôi thấy vùng cổ họng bị đau. Tôi nhấp thêm vài muỗng xúp gia vị siêu bổ nữa trong ngày. Tôi không thấy triệu chứng xấu nào của bệnh như đã từng xảy ra trước đây. Buổi sáng thức dậy, thấy vẫn còn đau nơi cổ họng một chút, tôi uống thêm 30 ml nữa. Thế là cả ngày tôi thấy khỏe. Sáng hôm sau, tôi đã được khỏi bệnh hoàn toàn, cho đến nay đã một tuần. Tôi vẫn thích dùng gia vị siêu bổ cho dù không bị bệnh, vì nó làm cho tôi thấy khỏe khoắn. (Carol) 

4 CÁCH LÀM GIẤM TÁO Ở NHÀ 

1/ CÁCH LÀM GIẤM TÁO DÙNG NƯỚC ÉP TÁO

Trích trong trang web của trường Đại Học Tiểu bang Ohio:

http://ohioline.osu.edu

The Ohio State University Extension Human Nutrition

1787 Neil Avenue, Columbus, OH 43212

http://ohioline.osu.edu/hyg-fact/5000/pdf/5346.pdf

        Hai yếu tố cần chú ý đặc biệt khi làm giấm táo ở nhà đó là nguồn dưỡng khí oxy vả nhiệt độ. Oxy vào trong hỗn hợp khi chúng ta khuấy đều mỗi ngày và qua tấm vải mùng đậy được cột chặt ở miệng bình bằng dây thun. Nhiệt độ để lên men nên giữ khoảng 16 – 27 độ C (60-80 độ F). Nhiệt độ thấp hơn thường không sản xuất loại giấm có thể dùng được. Nhiệt độ cao hơn ảnh hưởng đến sự tạo thành giấm cái. Giấm cái là mảng được hình thành ở đáy bình của rượu dậy men.

         Không dùng bình kim loại khi làm giấm, vì chất axít trong hỗn hợp sẽ ăn mòn kim loại hay chất nhôm gây độc hại. Bình chứa nên bằng thủy tinh, nhựa tốt, gỗ, sứ, sành, inox. Khi chúng ta làm hay dự trữ thực phẩm có ướp hơn 1 muỗng xúp giấm cũng hãy dùng các loại bình này.

         Các bước làm Giấm Táo như sau (cần theo đúng để có được giấm táo hảo hạng)

  1. Làm rượu táo sạch từ những trái táo chín.
  2. Chuyển đổi tất cả đường trái cây thành rượu. Giai đoạn lên men rrượu.
  3. Chuyển đổi rượu thành axít acêtic. Giai đoạn lên men axít acêtic.
  4. Lọc giấm loại bỏ các cặn kể cả giấm cái để phòng tránh việc lên men qúa độ và hư hoại. Giấm cái khi lọc ra được giữ lại trong một bình khác với một ít giấm táo để làm men cho mẻ giấm mới.

Bước 1: Làm rượu

  • Để làm rượu táo, bạn hãy chọn những loại táo khác nhau thu hoạch trong mùa đông và mùa thu (những loại hái trong mùa hè hay táo xanh không chứa đủ chất đường ngọt). Rửa táo cho thật sạch. Ép lấy nước táo và lọc bỏ bã.
  • Việc thêm men để thúc đẩy việc lên men không cần thiết, nhưng nếu có sẽ đẩy nhanh tiến trình. Men rượu có bán ở các tiệm rượu. Không dùng men làm bánh mì. Gĩa nhỏ một bánh men rồi cho vào trong một lít rượu táo, lắc đều. Một lít rượu men này sẽ dùng làm men cho 20 lít rượu táo để làm giấm.

Bước 2 và 3: Làm rượu và làm axít acêtic

  • Đổ nước táo có hoặc không có men vào bình chứa 3 lít. Dùng hai lớp vải mùng để che mặt bình. Khuấy đều mỗi ngày. Giữ cho bình không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và duy trì ở nhiệt độ từ 16 đến 27 độ C. Sự lên men trọn vẹn cần 3 đến 4 tuần. Gần cuối giai đoạn, bạn sẽ ngửi thấy mùi giấm. Nếm thử hàng ngày cho đến khi giấm đạt độ mạnh vừa ý.

Bước 4: Lọc giấm

  • Khi giấm đã hoàn toàn lên men, lọc giấm qua nhiều lớp vài mịn hay giấy lọc. Giấy lọc càphê dùng được cho việc này. Việc này sẽ lấy đi lớp giấm cái, phòng ngừa việc lên men nhiều thêm hay làm hư sản phẩm.

Dự trữ giấm táo:

  • Giấm bây giờ sẵn sàng cho việc dự trữ trong các chai, lọ. Giấm sẽ ở trong tình trạng tốt vô hạn nếu được khử trùng. Để khử trùng, làm nóng giấm trước khi đổ vào chai đã khử trùng. Hoặc đổ vào chai trước trước rồi đặt chai vào nước nóng. Trong cả hai trường hợp, nhiệt độ của giấm cần đạt tới ít nhất 60 độ C (140 độ F) và không quá 70 độ C (160 độ F). Dùng nhiệt kế dành cho việc nấu nướng để đo nhiệt độ cho chắc chắn. Làm nguội chai rồi dự trữ ở trong nhà, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

Tạo mùi thơm cho giấm:

  • Mùi thơm có thể được thêm vào trong giấm ngay trước khi vô chai. Các mùi thơm này bao gồm hành lá xanh, tỏi, gừng, hay phối hợp các loại dược thảo tươi hoặc khô khác. Để làm mùi thơm, cho vật liệu vào trong túi vải thưa nhỏ và treo vào trong chai (dùng sợi chỉ) cho đến khi đạt được độ thơm mong muốn. Việc này cần khoảng 4 ngày, ngoại trừ tỏi là chỉ cần 1 ngày. Cứ mỗi nửa lít giấm, dùng một trong những cách sau đây: nửa cốc dược thảo tươi gĩa nhuyến, 1 muỗng xúp thảo dược khô, 2 tép tỏi lớn, 8 tép hành tươi,.
  • Các mùi thơm ngon khác là cây ngài giấm (tarragon), húng quế (basil), cây sen cạn (nasturtium), chives, bạc hà (mint), ngò (chervil), borage, ớt cay (hot chilies), và trái mâm xôi (raspberries). Bạn hãy gia giảm gia vị cho vừa ý, nhưng đừng át mùi giấm. Quá nhiều lá thơm có thể hủy bớt axít và làm giảm sự bảo quản giấm.
  • Một số mùi vị có thể không hợp với vị giấm và màu giấm.
  • Giấm thơm có vị ngon và có màu đẹp khiến bạn muốn trưng bầy bên ngoài, tuy nhiên, hãy cẩn thận giữ chai không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, vì sẽ làm hỏng hương vị, tính axít, và mầu sắc của giấm. 

2/ CÁCH LÀM GIẤM TÁO DÙNG LÕI VÀ VỎ TÁO

Phương pháp này cần hai tháng cho qúa trình lên men.

Khi ăn táo, bạn thường gọt vỏ và cắt bỏ phần lõi ở gữa quả táo vứt đi. Bạn có biết rằng bạn có thể dùng chúng để làm giấm táo không?

Thành phần:

  1. lõi và vỏ gọt của trái táo (loại hữu cơ – organic)
  2. nước lọc
  3. lọ thủy tinh một lít miệng rộng
  4. vải mùng hay vải thưa sợi để đậy tránh bụi và ruồi bọ
  • Để táo trong không khí cho đến lúc có màu nâu. Cho vào trong lọ. Bạn có thể tiếp tục cho thêm vỏ táo vào lọ trong vài ngày nữa nếu bạn muốn. Nếu vậy khoan đổ nước đầy lọ để chừa chỗ cho vỏ táo mới. .
  • Khi bạn thấy các thứ trong lọ bắt đầu đặc dần sau vài ngày và có váng màu xám tro ở trên mặt, lúc đó hãy ngưng việc thêm táo vào lọ và để yên đó trong một tháng cho tiến trình lên men.
  • Sau một tháng, bạn bắt đầu nếm thử độ chua. Khi chua đủ, lọc bỏ bã táo đi. Và bỏ vào chai dự trữ.
  • Nếu giấm trong chai có vẩn mây, không sao cả. Đó là cặn của bột táo hay giấm cái.Tất cả đều tốt. Nếu bạn muốn nước giấm trong, hãy lọc lại.
  • Nếu táo không đủ ngọt, hãy cho thêm 2 muỗng canh mật ong hay đường hòa vào nước lúc ban đầu khi đổ vào ngâm táo. (Luợng mật ong hay đường bằng 1/16 lượng nước) 

3/ CÁCH LÀM GIẤM TÁO DÙNG NGUYÊN TRÁI

Phương pháp này cần 7 tháng cho quá trình lên men chuyển thành giấm táo.

Thành phần:

  1. 10 trái táo
  2. lọ thủy tinh
  3. vài mùng để đậy
  • Rửa táo cho sạch và cắt làm bốn.
  • Để cho táo chuyển màu nâu, rồi đặt vào trong lọ, chế nước phủ trên mặt táo.
  • Đậy lọ bằng vải mùng vg để nơi ấm, tối trong 6 tháng.
  • Sau 6 tháng, bạn thấy lớp váng trên mặt. Chuyện này thì bình thường. Lọc lại và cho vào lọ, để thêm 4-6 tuần nữa, đậy lại với vải mùng.

Bạn có chai giấm táo nhà làm ngon tuyệt. 

4/ CÁCH LÀM GIẤM TÁO TỪ RƯỢU TÁO

Thành phần:

  1. Rượu táo 6% hay nước táo bán sẵn trong chai loại không khử trùng
  2. Giấm táo có giấm cái
  3. Lọ chứa thủy tinh, sành, sứ
  4. Vải mùng và dây thun
  • Cho 500 ml rượu táo (hard apple cider) từ 5 tới 6% vào lọ thủy tinh 700 ml rộng miệng.
  • Thêm 50 ml giấm táo có giấm cái bên trong, loại không khử trùng  (unpasteurized). Việc này sẽ làm cho tiến trình lên men nhanh hơn.
  • Đậy nắp lọ với hai lớp vải mùng (cheesecloth), việc này cho phép bề mặt của rượu táo tiếp nhận vi khuẩn của giấm táo và oxy trong không khí mà không bị nhiễm bẩn do bụi và ruồi bọ.
  • Để lọ vào phòng ấm ơn chỗ tối tránh ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho việc tạo giấm là 29 độ C (85 độ F).

-Sau 2 tuần trên mặt sẽ xuất hiện lớp giấm cái, do hoạt động của vi khuẩn giấm khi nó hoán chuyển rượu thành giấm (axít acêtic).

-Nếu bạn dùng rượu táo 6% thì từ 4 đến 8 tuần tiếp theo bạn sẽ được giấm táo 5% axít acêtic.

-Phương pháp truyền thống để xác định giấm đã tới độ hoàn toàn chưa là chỉ đơn giản ngửi và nếm giấm. Lúc đó không còn mùi rượu nữa.

-Phương cách chính xác hơn là đo độ axít trong giấm. Dụng cụ đo độ axít (tiltration kits) có bán ở các tiệm rượu bia và dễ sử dụng.

  • Lọc lấy cái giấm mẹ ra để làm mẻ giấm táo mới. Dự trữ giấm trong chai thủy tinh cổ dài. Vặn chặt nắp. Để ở nơi tối và mát mẻ.

Nếu không có giấm táo, có thể thay bằng giấm dừa. 

CÁCH LÀM GIM DỪA.

  • Rửa sạch lọ, dùng rượu để khử trùng lọ rồi dùng khăn sạch lau khô.
  • 1 lít nước dừa (4 trái dừa gìa vỏ nâu), lọc qua vải, nấu sôi, cho vào lọ rộng miệng.
  • Cho 120 g đường, khuấy cho tan đều.
  • Để nguội lúc còn âm ấm, cho vào ¼ thìa cà phẻ men rượu, khuấy đều.
  • Đậy nắp lọ, không vặn chặt để nước dừa tiếp xúc với không khí, hoặc lấy 2 lớp vải mùng đậy lại, dùng dây thun cột quanh miệng lọ để giữ vải mùng.
  • Để 1-2 tuần, cho nước dừa chuyển thành rượu dừa 6% alcohol.
  • Sau hai tuần, cho vào lọ 30-60 ml giấm cái, khuấy đều.
  • Đậy lại như trước.
  • Để thêm hai tuần nữa, sẽ được giấm dừa.

 

GHI CHÚ:

  •  Nếu thấy nước dừa hay giấm dừa có mùi rêu mốc, hay có nổi mốc, hãy bỏ đi và làm lại mẻ khác.
  • Nếu nước dừa không chuyển sang rượu dừa hay giấm dừa, hãy xem lại xem bạn bạn có vặn chặt nắp không. Nước dừa cần tiếp xúc nhiều với không khí trong quá trình lên men. Môi trường tốt cho làm giấm dừa là ấm, khuất ánh sáng.


LM Hoàng Minh Thắng và Nhóm Tông Đồ Mục Vụ Sứs Khỏe

 

 

 https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg

Tìm hiểu CHOLESTEROL BỊ OXY HÓA trong DẦU ĂN

Tìm hiểu CHOLESTEROL BỊ OXY HÓA trong DẦU ĂN

Trích  “Eat Fat Look Thin – Ăn Béo Giảm Cân” ca  Dr. Bruce Fife, Giám Đc

Trung Tâm Nghiên Cu Da www.coconutresearchcenter.org

Kim Tuyến chuyn ng

Tìm hiểu CHOLESTEROL BỊ OXY HÓA trong DẦU ĂN

 

Hai hình thức của cholesterol

Loại cholesterol nào gây vấn đề cho động mạch?

Thí nghiệm chứng minh

Kết luận

Cơ thể tích tụ chất béo bị oxy hóa như thế nào?

Nguyên nhân làm cho cholesterol bị oxy hóa

Tế bào cần cholesterol tốt

Dr. Oz: “Dầu dừa là dầu tốt nhất”

**************

Hai hình thức của cholesterol

        Cholesterol trong thực phẩm hiện hữu trong hai hình thức: bị oxy hóa và bình thường. Trong thực phẩm tự nhiên, tươi sống, cholesterol và những chất béo khác ở dạng bình thường vô hại. Loại này dùng để tạo phần chính của mô não, của màng tế bào, tạo hormones và vitamin D. Cholesterol bình thường này không tìm thấy nơi mãng xơ vữa. Loại cholesterol có trong trong mãng xơ vữa động mạch là cholesterol bị oxy hóa.

Loại cholesterol nào gây vấn đề cho động mạch?

     Chỉ có loại cholesterol bị oxy hóa mới gây vấn đề cho động mạch. Chất béo không bão hòa đa (polyunsaturated fat) rất dễ bị oxy hóa, dễ hình thành gốc tự do. Khi chất béo không bão hòa đa bị hư, chúng sản xuất gốc t do tấn công cholesterol, làm cho cholesterol bị oxy hóa.

     Cholesterol tinh khiết không gây xơ vữa động mạch và không gây bệnh tim.

     Vì vậy cholesterol hiện đang được xem như vô hại tr khi nó bị oxy hóa.

     Khi một chỗ ở lớp bên trong thành mạch bị tổn thương (do virút, do huyết áp quá cao, hay những yếu tố khác, cả gốc tự do), tế bào trong mạch vành liền thu hút cholesterol bị oxy hóa ở máu. Những chất khác như calcium và mô sợi cũng kết hợp với chất béo để hình thành mãng. Khi mãng dầy lên trong mạch vành, và phồng  vào phía bên trong, nó dần dần làm nghẽn động mạch. Qua nhiều năm tháng, tiến trình từ từ làm tắc động mạch, cản trở máu lưu thông.

Thí nghiệm chứng minh:

     Trong thập niên 1970s, các nhà nghiên cứu làm những thí nghiệm sau trên những con thỏ để tìm sự liên hệ giữa chất béo bị oxy hóa và mãng xơ vữa.

     -Thức ăn giàu chất béo được để tự do trong chuồng cho thỏ ăn cả ngày. Mặt ngoài chất béo tiếp xúc với ánh sáng, với oxy trong không khí nên bị oxy hóa. Thỏ bị mãng xơ vữa trong động mạch.

     -Khi chất béo được bảo vệ khỏi oxy hóa, động mạch của thỏ tốt. Cho dù gia tăng chất béo trong thức ăn, cholesterol trong máu thỏ tăng lên đỉnh thật cao,  trên mức giới hạn cho người 10 lần, nhưng động mạch thỏ vẫn bình thường.

     -Từ những thí nghiệm trên, các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi phải chăng một lượng nhỏ chất béo bị oxy hóa trên bề mặt của thức ăn gây ảnh hưởng ảnh hưởng mạnh như vậy? Để có câu giải đáp, họ cho thỏ ăn chỉ 1% cholesterol bị oxy hóa, kết qủa là động mạch ở tim thỏ bị nghẽn. Ở một nhóm khác, thỏ ăn cùng lượng chất béo và cholesterol, được ngăn ngừa không oxy hóa, động mạch của chúng bình thường.

Kết luận:

     Như vậy chính cholesterol bị oxy hóa mới gây vấn đề chứ không phải do tổng số cholesterol hay LDL (cholesterol xấu) trong máu. Người có lượng tổng số cholesterol thấp nhưng lại mắc bệnh tim mạch vì một số lớn chất béo này bị oxy hóa. Người có lượng cholesterol cao lại không bị bệnh tim mạch vì mỡ trong máu họ bình thường. LDL có thể là bình thường hay bị oxy hóa. Như vậy bạn không thể dựa vào mực LDL (cholesterol xấu) mà chẩn đoán nguy cơ bị bệnh tim.

Cơ thể tích tụ chất béo bị oxy hóa như thế nào?

        Sự oxy hóa có thể xảy ra nơi thực phẩm trước hay sau khi chúng ta ăn.

          Trước khi ăn: Dầu ăn bị ôi hay bị hư do nhiệt khi nấu bị oxy hóa rồi.

          Sau khi ăn: Khi chúng ta ăn những loại dầu ăn này, qua phản ứng dây chuyền của gốc tự do, chúng tiếp tục làm cho các loại dầu ăn khác trong cơ thể tr thành oxy hóa thêm.

     Chất béo bão hòa còn gọi là chất béo no (saturated fat) không gây vấn đề vì nó khó bị oxy hóa.

     Thành phần dễ bị oxy hóa và hình thành gốc tự do nhất trong cơ thể là dầu không bão hòa đa (polyunsaturated fat). Cholesterol có thể bị oxy hóa trong cơ thể, nên mỡ trong máu càng cao, càng làm tăng nguy cơ cho cholesterol bị oxy hóa. Đây là lý do tại sao cholesterol cao thì không tốt.

     Đa số cholesterol trong máu do gan sản xuất thì tự nhiên và tinh khiết, cho nên vô hại, trừ khi nó tiếp xúc với aid béo của chất béo không bão hòa đa hay những chất gây ra gốc tự do như homocysteine (do thiếu một số vitamin B nào đó), xanthine oxidase (trong sữa homogenized), hay số thặng dư của chất sắt (có nhiều trong sản phẩm của ngũ cốc và lúa gạo).

Nguyên nhân làm cho cholesterol bị oxy hóa

     Nhiệt độ là yếu tố chính trong việc hình thành gốc tự do, nấu ăn với các dầu thực vật tạo ra hàng loạt lớn gốc tự do. Khi bạn ăn bất cứ thức ăn gì nấu bằng dầu thực vật không bão hòa đa, bạn đang dần dần làm thương tổn tim, não và các mô cùng cơ quan khác trong cơ thể bạn. Bất cứ dầu không bão hòa đa nào được đun nóng lên cũng đều chứa gốc tự do cả.

     Trứng thường bị kết án là cao cholesterol và chất béo bão hòa v ì trứng thường được chiên bằng dầu polyunsaturated fat. Dùng mỡ heo để chiên trứng thì an toàn hơn. Luộc trứng ở nhiệt độ dưới 212 F (100 C) – dưới độ nước sôi – và không để trứng tiếp xúc với oxy lúc nấu, thì cholesterol trong trứng không bị oxy hóa.

Tế bào cần cholesterol tốt

     Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần cholesterol. Nó hình thành cấu trúc của màng tế bào. Nó có vai trò quan trọng trong cấu trúc của não và sự dẫn truyền tín hiệu của hệ thần kinh.

     Bạn không cần lo lắng về cholesterol trong thực phẩm tự nhiên. Hãy tránh dùng những thực phẩm chế biến như bột sữa, phó mát, trứng, bơ, baloney, pepperoni, salami, thịt hay sản phẩm bơ sữa nấu lâu, và dầu thực vật chế biến không bão hòa đa. Những loại này chứa đáng kể lượng chất béo bị oxy hóa.

     Dầu dừa là loại dầu lành mạnh nhất, chứa 92% acid béo chuỗi trung bình rất đặc biệt mà các loại dầu ăn khác không có,  vừa là thực phẩm dinh dưỡng vừa có nhiều dược tính, khó bị oxy hóa, phòng ngừa bệnh và xây dựng các tế bào  khỏe mạnh để đem lại sức khỏe cho con người.

GHI CHÚ THÊM:

     Trong show Dr. Oz lúc 11:00am ngày 25 /1/2011 trên đài truyền hình abc số 5, Dr. Oz xác nhận dầu dừa là dầu tốt nhất, sở hữu năng lực tuyệt vời (super power). Mời xem hai video ngắn sau đây:

http://www.doctoroz.com/videos/coconut-oil-super-powers-pt-1
http://www.doctoroz.com/videos/coconut-oil-super-powers-pt-2

*Tiến sĩ Mehmet Oz là một bác sĩ y khoa, bác sĩ phẫu thuật tim, thực hiện hơn 400 ca phẫu thuật mỗi năm, giảng dạy tại Đại học Columbia, viết sách chuyên môn về y học. Ông xuất hiện trên một số show khác nhau ở đài truyền hình. Ông có một show riêng “The Dr. Oz Show.” Ông đưa ra lời khuyên về nhiều chủ đề sức khỏe cho mọi người trên thế giới thông qua truyền hình, phát thanh, sách và tạp chí.

*Tạp chí “Time” bình chọn Tiến sĩ Oz trong số 44 nhà khoa học và nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất trong năm 2008.  Ông được chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất trong năm và được đặt tên là Thổ Nhĩ Kỳ Mỹ của năm 1996 (“New York Magazine”).


by Tháng Bảy 17, 2012 Comments are Disabled Tài liệu Dầu Dừa
Liên quan giữa bệnh răng và bệnh toàn thân (Nhai súc dầu 3)

Liên quan giữa bệnh răng và bệnh toàn thân (Nhai súc dầu 3)

Trích “Oil Pulling Therapy (Liệu Pháp Súc dầu)” by Dr. Bruce Fife.

                                                                                                Chuyển ngữ: Kim Tuyến

 LI ÊN QUAN GIỮA BỆNH RĂNG VÀ BỆNH TOÀN THÂN


BỆNH TIM MẠCH

BỆNH VIÊM  KHỚP

BỆNH NHIỄM TRÙNG PHỔI VÀ CUỐNG PHỔI

NHỮNG BIẾN CHỨNG TRONG THAI NGHÉN

BỆNH TIÊU HÓA

BỆNH LOÃNG XƯƠNG

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

BỆNH VỀ HỆ THẦN KINH

NHIỄM TRÙNG VÀ BỆNH KINH NIÊN

************

       Sau đây là những bằng chứng cho thấy sự tương quan giữa sức khỏe của miệng và những bệnh thường gặp.

BỆNH TIM MẠCH

     Hệ thống tim mạch bao gồm tim và các động mạch. Các nghiên cứu cho biết 20% trong số những người đang có bệnh tim sau khi đi chữa răng (kể cả việc tẩy sạch răng thường lệ) bị nhiễm vi khuẩn làm viêm màng trong tim. Nhiễm trùng có thể hủy hoại van tim, dẫn đến suy tim.

      Vi khuẩn gây bệnh ở tim mạch cũng được tìm thấy ở miệng. Có thể nào vi khuẩn ở miệng là nguồn gây bệnh tim không? Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tim mạch có tỉ số răng sâu và viêm lợi cao hơn gấp 3 lần so với những người khác.

      Steptococcus sanguis, loại vi khuẩn thường sống ở bựa răng, cũng là vi khuẩn gây bệnh tim. Chúng bám vào răng để kết thành bựa rồi thành vôi răng. Nơi thành động mạch chúng có khuynh hướng tương tự là đóng thành lớp xơ vữa và cục máu đông.

      Steptococcus sanguis làm cho máu dính đặc lại và tạo ra cục máu đông, là nguyên nhân của chứng nhồi máu cơ tim (heart attack), đột qụy (stroke). Khi máu trở nên đặc hơn, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Huyết áp tăng. Khi huyết áp tăng, tim phải gắng sức hơn nữa nên gây sức ép vào thành động mạch. Việc này có thể làm nứt động mạch vành. Những vết nứt này được hàn lại bằng cholesterol, máu đông, chất đạm và calcium. Nơi đây sẽ bị viêm. Nếu viêm trở nên kinh niên do bị cao máu kinh niên thì hình thành mảng xơ vữa . Calcium sẽ làm cứng động mạch. Khi xơ vữa được hình thành, động mạch vành bị hẹp lại.

      Nhồi máu cơ tim hay đột qụy xảy ra không phải do động mạch vành bị hẹp, nhưng chính là do cục máu đông được hình thành ngay chính nơi mạch máu hẹp này, làm nghẽn máu lưu thông.

BỆNH VIÊM  KHỚP

     Viêm khớp làm cho bệnh nhân đau đớn ở các khớp xương. Nó làm biến dạng các khớp và dẫn đầu nguyên nhân gây khật khiễng cho người trên 55 tuổi. Bệnh này không chữa được và thường tăng dần lên. Thuốc điều trị chỉ giúp giảm triệu chứng. Đối với những trường hợp nặng, phải mổ thay khớp nhân tạo.

      Những xét nghiệm nhiều nơi khác nhau trên thế giới cho thấy rằng bệnh viêm khớp và bệnh về răng xuất hiện cùng thời. Thú vị hơn nữa, nơi nào con người có hàm răng tốt, hiếm có răng sâu, thì nơi đó họ không bị viêm khớp, cũng như rất hiếm hoặc không xảy ra bệnh vữa xơ động mạch và những bệnh thoái hóa thông thường khác.

      Một trong phần lớn các kết quả thường được tường trình về việc điều trị răng là hiệu quả về viêm khớp. Khi răng sâu được nhổ, triệu chứng của viêm khớp cũng biến mất. Sự tương quan này đã được ghi nhận vào thế kỷ thứ bảy trước Chúa Giáng Sinh bởi người Assyrians. Ba trăm năm sau Hippocrates cũng có ghi nhận tương tự. Vào thế kỷ thứ 16 bác sĩ Benjamin Rush, người ký bản Tuyên Ngôn Độc Lập, báo cáo rằng một số bệnh nhân của ông sau khi nhổ răng sâu đã hết bị viêm khớp. Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, các nha sĩ cũng báo cáo kết quả tương tự, và báo chí đã đăng các kết quả này. Rồi đến bác sĩ Price và các nhà nghiên cứu sau này tiếp nối công việc trên như chúng ta đã đọc.

     Vi khuẩn ở miệng, khi đã vào máu, có khuynh hướng chọn và gây nhiễm trùng những nơi yếu nhất của cơ thể. Khớp xương bị suy yếu do bệnh hay do chấn thương là vị trí đầu tiên cho nhiễm trùng chuyển biến. Chân tay giả hoặc khớp xương nhân tạo cũng là nơi chính dễ bị nhiễm trùng. Vi khuẩn ở miệng sẵn sàng tấn công những chỗ này. Vì vậy, bác sĩ thường cho bệnh nhân uống trụ sinh trước và sau khi chữa răng.

 BỆNH NHIỄM TRÙNG PHỔI VÀ CUỐNG PHỔI

     Nhổ hết răng có thể tốt cho phổi! Tại sao? Tự vì nhiễm trùng phổi hiếm xảy ra nơi người không có răng. (Bs Fife không có ý nói phải nhổ hết răng, chỉ đưa ra sự kiện liên quan đến răng và phổi).

      Vi khuẩn ở miệng được tìm thấy thường gây bệnh ở cuống phổi và phổi: Streptococcus pneumoniae, Chlamydia, Mycoplasma và Neisseria. Chúng không luôn gây phiền toái khi ở miệng hay cuống phổi. Thông thường hệ miễn dịch kháng cự  lại chúng. Nhưng khi bị stress, dinh dưỡng kém hay bị các nhiễm trùng khác làm suy yếu hệ miễn dịch, chúng tấn công tức thời. Cuống phổi bị nhiễm trùng, phổi có nước làm khó vận chuyển oxygen vào máu.

      Suyễn là một bệnh kinh niên ảnh hưởng tới ống dẫn khí ra vào phổi. Đường dẫn khí này dần dần co lại , bị viêm, và chứa đầy chất nhày, làm cho khó thở. Người ta tin rằng đây là bệnh không chữa được.

 NHỮNG BIẾN CHỨNG TRONG THAI NGHÉN

     Viêm lợi không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn cả thai nhi nữa. Mẹ bị nha chu có thể sanh non và con nhẹ cân khoảng 5.5pounds= 2,500g hay nhẹ hơn nữa.

      Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây nha chu ở miệng có thể đi vào trong nước ối , làm nhiễm nước ối, có thể gây nguy hiểm cho mẹ và con.

      Vi khuẩn ở miệng cũng có thể gây tiền sản giật ở nửa chu kỳ sau của thai nghén. Triệu chứng của bệnh là cao máu và bí tiểu, ngoài ra có thể bị nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, rối loạn thị giác. Nếu không điều trị sẽ dần dần bị sản giật, có thể nguy hiểm đến tính mạng vì nhiễm độc dẫn đến bị co giật trầm trọng, thận hư, ngay cả tử vong cho cả mẹ lẫn con.

      Khoảng 60%-75% phụ nữ có thai bị viêm lợi. Phụ nữ đang mang thai hoặc muốn mang thai, nên chú trọng đặc biệt đến răng miệng để chắc chắn cả mẹ con có sức khỏe tốt nhất.

 BỆNH TIÊU HÓA

     Vi khuẩn và nấm trong miệng theo đường ăn uống có thể vào dạ dày. Ở đây chúng bị acid và enzymes tiêu diệt, những con còn sống sẽ đi vào ruột. Trong ruột, thường thì chúng không gây hại. Nếu gây bệnh thì trụ sinh được dùng để diệt vi khuẩn. Tuy nhiên trụ sinh không có ảnh hưởng gì trên nấm. Nấm candida là vi sinh vật một tế bào có mặt trong mọi nơi ở đường tiêu hóa. Khi trụ sinh tiêu diệt vi khuẩn thì nấm không còn bị ai cạnh tranh sẽ sẽ gia tăng dân số rất nhanh, gây nhiễm nấm cục bộ hay toàn thân.

      Vi khuẩn H.pylori có trong bựa răng khi xuống dạ dày có thể ăn những lỗ nhỏ ở màng gây đau loét và có thể gây ung thư dạ dày. Nếu dạ dày của bạn tốt, chúng chỉ nhẹ nhàng dọa thôi. Thuốc tây dùng thường xuyên như: Aspirin, Advil, Motrin, Aleve…làm giảm chức năng bảo vệ màng bao tử; Antacids giảm độ acid của dạ dày , sẽ cho phép vi khuẩn sống lâu đủ để đục màng dạ dày hay đi vào ruột.

      Uống nhiều rượu có thể kích thích và ăn mòn màng dạ dày dễ bị vi khuẩn tấn công. Stress, thiếu dinh dưỡng, và bệnh làm hệ miễn dịch suy yếu, gia tăng cơ hội nhiễm trùng H. pylori.

 BỆNH LOÃNG XƯƠNG

     Tế bào mới của xương luôn tiếp tục được tạo thành để thay cho những tế bào mất đi. Tuổi trẻ, tế bào mới được sản xuất nhanh hơn tế bào cũ hư hoại.

     Tiến trình tạo xương này được điều hòa bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó có hormones và cytokines. Cytokines được sản xuất bởi tế bào của hệ miễn dịch để kích thích viêm. Viêm cần thiết để chống nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng kinh niên, sẽ bị viêm kinh niên.  Không may nếu viêm xảy ra ở gần xương sẽ ngăn cản tiến trình tạo xương , kết quả là mất xương. Nha chu có liên quan đến mất xương. Răng nhiễm trùng gây viêm làm yếu xương hàm. Xương giữ răng bắt đầu mất dần đi làm răng lung lay. Nhiễm trùng ở đâu sẽ loãng xương ở đó như hàm, sọ, hông. Nếu nhiễm trùng toàn thân, nha chu sẽ dẫn đến loãng xương trầm trọng.

     Sự thay đổi hormone nơi phụ nữ trong thời mãn kinh thường tác động đến những nhóm vi khuẩn ở miệng, có thể tăng cường viêm toàn thân, làm gia tăng loãng xương.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

     Khi vi khuẩn và độc tố của nó từ miệng vào trong máu, chúng làm cho hệ miễn dịch tiết cytokines để tạo viêm chống lại vi khuẩn. Nếu bị viêm toàn thân kinh niên sẽ làm giảm tác động chuyển đường vào tế bào của insulin, nên đường trong máu cao hơn. Cytokines cũng có thể làm thương tổn tế bào của tuyến tụy- sản xuất insulin, vì vậy giảm khả năng của cơ thể tiết insulin .

      Các nghiên cứu cho thấy điều trị nha chu có thể cải thiện insulin resistance và làm tốt hơn việc điều hòa lượng đường trong máu. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng bệnh nha chu kinh niên có thể gây tiểu đường.

      Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. Đường làm tăng lượng glucose trong máu, cũng giúp cho vi khuẩn trong miệng mạnh thêm lên gây nhiễm trùng và viêm.

 BỆNH VỀ HỆ THẦN KINH

     Hệ thần kinh gồm não, tủy sống và dây thần kinh. Vi khuẩn ở miệng thường tìm đường đi vào mô thần kinh. Vi khuẩn gây bệnh giời leo, sau lần đầu gây nhiễm trùng, sẽ trú ngụ ở mô thần kinh, nằm im đó, chờ cơ hội để trổi dậy như stress hay hệ miễn dịch bị thương tổn.

      Áp-xe răng có thể kích thích áp-xe não.

      Viêm màng não xảy ra khi vi khuẩn hay siêu vì khuẩn vào trong tủy sống và màng chung quanh não và tủy sống. Nếu tình trạng này trầm trọng, đôi khi có thể gây tử vong, bệnh gây nhức đầu, sốt, nôn mửa, và cổ bị cứng. Viêm màng não do vi khuẩn từ nhiều nguồn gây ra, bao gồm cả vi khuẩn ở miệng.

      Nếu hệ miễn dịch đủ mạnh, nó sẽ trấn áp, kìm hãm những nhiễm trùng nặng ở mô thần kinh và não.

      Bệnh ở răng miệng ngày nay được xem là nhân tố nguy hiểm cho bệnh Alzheimer (mất trí nhớ). Vì vậy gìn giữ răng của bạn có thể gìn giữ trí óc của bạn. Súc dầu giúp bạn việc này. Rất đơn giản mà phòng ngừa được tình trạng lão hóa nhanh theo thời gian.

 NHIỄM TRÙNG VÀ BỆNH KINH NIÊN

     Hệ miễn dịch là sức mạnh chính chống lại nhiễm trùng. Nếu sức khỏe tốt và hệ miễn dịch mạnh, bệnh không thể sống chung với chúng ta.

     Tuy nhiên nếu bị nha chu hay răng sâu thì đây là môi trường tốt cho vi khuẩn có hại không ngừng đi vào máu. Do đó hệ miễn dịch luôn phải chiến đấu với đoàn quân xâm lược vô số ngày càng tăng. Cộng thêm với stress, ma túy, thuốc lá, rượu…hệ miễn dịch bị áp đảo không đủ sức chống lại nhiễm trùng. Chuyện gì xảy ra thì hẳn là bạn có thể đoán được. Bệnh!

      Để chống lại nhiễm trùng, hệ miễn dịch sản xuất cytokines gây viêm. Trong thời gian ngắn, viêm có ích trong nhiệm vụ này và vô hại. Tuy nhiên trong trường hợp nhiễm trùng kinh niên, viêm cũng kinh niên và có thể gây hư hại cho các mô, tế bào. Viêm kinh niên có thể làm thay đổi hóa chất trong máu, gây ra hoặc làm gia tăng một số bệnh như ung thư, thiếu máu, nhức nửa đầu, suy thận, lupus, rối loạn hormon, mệt mỏi kinh niên, bệnh gan, vô sinh, v.v…

      Trụ sinh được dùng để diệt vi khuẩn ở nhiều nơi trong cơ thể, nhưng thường không thành công ở răng sâu. Trụ sinh thường không thể tiến sâu vào bên trong răng hay chỗ nhiễm trùng nằm sâu trong lợi. Vì vậy sau một đợt điều trị bằng trụ sinh làm tạm yên nhiễm trùng, vi khuẩn mới sản sinh từ răng nhiễm trùng lại bùng dậy tấn công đợt khác.

      Bạn không thể dùng trụ sinh mãi để trị nhiễm trùng liên tiếp, vì biến chứng có hại của trụ sinh, vì khi vi khuẩn lờn thuốc, trụ sinh trở thành vô dụng; và nó chỉ diệt được vi khuẩn mà không diệt được vi rút, nấm.

     Cho nên tốt nhất là nên súc dầu hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.

 

CHẾT VÌ ĐAU RĂNG

     Thông thường những vấn đề về răng như răng sâu hoặc nhức răng không được xem là quan trọng, mặc dù  có thể đau đớn khổ sở, chỉ việc đi nha sĩ thì sẽ được giúp giảm đau rất nhanh. Tuy nhiên răng sâu hay viêm lợi không thể xem thường; đó là nhữnh bệnh kinh niên. Chúng có thể là nguồn gốc cho bệnh nhiễm trùng toàn thân hay tình trạng suy thoái có thể dẫn đến tử vong. Thật vậy, một cái răng nhức đơn giản có thể gây ra cái chết. Nếu hệ miễn dịch yếu do thiếu dinh dưỡng , do lối sống không lành mạnh, hậu quả của nhiễm trùng cục bộ có thể bi thảm chết người.

     Thật hiếm có một giấy khai tử lại ghi rằng nhức răng là nguyên nhân gây cái chết. Mọi lỗi được đổ cho nhiễm trùng chuyển biến  đâu đó trên cơ thể.

    

     1- Cậu bé Deamonte Driver 12 tuổi phớt lờ một cái răng đau. Mẹ cậu thì bận rộn việc gia đình với 5 người con. Đi nha sĩ phải chờ lâu quá nên thôi. Một thời gian sau, cái nhức chạy lên đầu, đến khi cậu chịu không nổi thì người mẹ phải chở vào nhà thương cấp cứu ở Southern Maryland Hospital.

     Deamonte nhức đầu do áp-xe não. Chính nhiễm trùng răng đã gây ra nhiễm trùng não này. Cái răng trở nên bị áp-xe và vi khuẩn vào máu, chạy lên não và gây nhiễm trùng chuyển biến  ở não cậu bé.

     Deamonte trải qua 2 cuộc giải phẫu và nhổ răng nhiễm trùng. Áp-xe não và giải phẫu đã làm suy yếu tay chân phải của cậu. Vài tuần sau, cậu có vẻ hồi phục, thực hành vật lý trị liệu cho tay chân bình thường trở lại.

     Mặc dù đã hoàn toàn khử trùng hố chân răng và uống trụ sinh, một phần nhiễm trùng vẫn còn lại và tiếp tục lan truyền. Trong vòng vài tuần nhiễm trùng não tái trở lại dữ dội hơn. Cậu được đưa đi cấp cứu, nhưng đã quá trễ. Cái chết của Deamonte được quy cho nhiễm trùng não, nhưng thủ phạm chính là cái răng bị nhiễm trùng.

 

     2- Bệnh viện nhận một người đàn ông 57 tuổi có một cái răng nhức đến phát sốt, làm bị sưng ở má và cổ. Ông bị tiểu đường và xơ gan vì uống rượu quá nhiều. Hệ miễn dịch của ông hiển nhiên làm việc quá sức. Mặc dù được trị liệu bằng thuốc trụ sinh, tình trạng của ông ngày càng tệ hơn. Nhiễm trùng từ răng chạy xuống phổi (sưng phổi), thận và gan. Sau 35 ngày ở bệnh viện bệnh nhân chết vì hư nhiều cơ quan. Trụ sinh đã vô dụng. Nhiễm trùng ở miệng cứ tiếp tục nuôi nhiễm trùng toàn thân cho tới lúc giết ông. Mặc dù cơ thể bị suy nhược do những vấn đề về sức khỏe, cái chết của ông cũng như Deamonte thật sự bởi răng nhiễm trùng gây ra.

 

     3- Một cô 19 tuổi không có vấn đề về sức khỏe trầm trọng đi nhổ một răng bị nhiễm trùng. Chẳng bao lâu sau, cô có triệu chứng đau ngực thắt. Mặc dù bác sĩ cho cô uống trụ sinh trước và sau khi nhổ răng, vi khuẩn từ răng vẫn lan truyền vào tim. 13 ngày sau khi nhổ răng, cô chết vi bệnh nhồi máu cơ tim do hệ quả nhiễm trùng.


     Trong khi hiếm có trường hợp chết vì răng nhiễm trùng, chúng thật sự xảy ra nhiều hơn chúng ta nghĩ. Đa số, chúng không được báo cáo, hoặc không được nhận ra, hoặc đổ lỗi cho nhiễm trùng chuyển biến . Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân do ăn uống thiếu dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém, hoặc có những bệnh làm tình trạng trầm trọng thêm. Nếu một răng nhiễm trùng có thể gây tử vong, thì nó có thể gây nhiều bệnh khác nữa. Ngay cả khi ăn uống đầy đủ và chăm sóc sức khỏe tốt, chúng ta vẫn bị ảnh hưởng bởi sức khỏe của răng mình.

                                   

 

 

by Tháng Bảy 14, 2012 Comments are Disabled Súc miệng với Dầu Dừa