Thánh Mẫu học

Thánh Mẫu học (nghe và tải về file MP3)

Thánh Mẫu học (nghe và tải về file MP3)

Các bài Thánh Mẫu học này đã được phát trong mục ”Mẹ Maria” của chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Vaticăng từ năm 2006, và trong mục ”Thánh Mẫu học” của chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Chân Lý Á châu (Veritas Manila) từ năm 2008.      

     Chúng được soạn theo các đề tài của cuốn ”Tân Từ Điển Thánh Mẫu Học”, do hai soạn giả Stefano De Fiores và Salvatore Meo, thuộc Phân khoa thần học của Học viện Marianum ở Roma phối hợp với sự cộng tác của 63 thần học gia và chuyên viên Thánh Mẫu học Italia và Âu châu.      

     Đức Maria là thụ tạo toàn vẹn nhất của gia đình nhân loại và là chi thể ưu việt nhất trong Thân Mình mầu nhiệm của Chúa Kitô là Giáo Hội. Sau Đức Giêsu, Mẹ là mẫu người như Thiên Chúa đã tạo dựng thời khai nguyên vũ trụ, khi loài người chưa phạm tội kiêu căng bất tuân lệnh Thiên Chúa.

       Học biết về Mẹ sẽ giúp chúng ta hiểu vai trò quan trọng của Mẹ trong chương trình tình yêu cứu rỗi, noi gương Mẹ luôn biết thưa lên hai tiếng ”Xin vâng” với Thiên Chúa và sẵn sàng cộng tác với Chúa để loan báo Tin Mừng cứu độ và dẫn đưa mọi người về với Chúa.

       Roma 26-8-2012
       Linh mục Giuse Hoàng Minh Thắng

Nguyên giáo sư Thánh Kinh Học viện ”Regina Mundi”
trực thuộc Đại học Giáo Hoàng Gregoriana, Học viện “Mater Ecclesiae”,
Giáo lý viên truyền giáo quốc tế, và Phân khoa Truyền Giáo
của Đại học Giáo Hoàng Urbaniana Roma (1991-2011)

còn tiếp đăng nhiều phần tiếp theo…

Phần 23 (TMH 287 – 301)
Đức Maria Nữ Vương

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif Tải về phần 23 (TMH 287 – 301)

Phần 22 (TMH 280 – 286)

Đức Maria là Đấng trung gian

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P22: TMH 280 – 286

Phần 21 (TMH 277 – 279)
Đức Maria là Đấng đồng công cứu chuộc

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P21: TMH 277 – 279

Phần 20 (TMH 274 – 276)
Đức Maria là Evà mới

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P20: TMH 274 – 276

Phần 19 (TMH 267 – 273)
Đức Maria là Mẹ chúng ta

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P19: TMH 267 – 273

Phần 18 (TMH 258-266)
Đức Maria hồn xác lên Trời

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P18: TMH 258 – 266

Phần 17 (TMH 243-257)
Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P17: TMH 243 – 257

Phần 16 (TMH 216-242)
Đức Trinh Nữ Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P16: TMH 216 – 242

Phần 15 (TMH 206-215)
Đức Maria Mẹ Thiên Chúa

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P15: TMH 206 – 215

Phần 14 (TMH 198-205)
Tương quan giữa Giáo Hội và Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P14: TMH 198 – 205

Phần 13 (TMH 185-197)
Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P13: TMH 185 – 197

Phần 12 (TMH 171-184)
Tương quan giữa Chúa Giêsu Kitô và Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P12: TMH 171 – 184

Phần 11 (TMH 163-170)
Tương quan giữa Thiên Chúa Cha và Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P11: TMH 163 – 170

Phần 10 (TMH 157-162)
Tương quan của Đức Maria với Thiên Chúa Ba Ngôi

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P10: TMH 157 – 162

Phần 9 (TMH 146-156)
Giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P9: TMH 146 – 156

Phần 8 (TMH 136-145)
Các bút tích không chính thức liên quan tới Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P8: TMH 136 – 145

Phần 7 (TMH 121-135)
Gương mặt và cuộc sống lịch sử của Mẹ Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P7: TMH 121 – 135

Phần 6 (TMH 103-120)
Gương mặt Mẹ Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P6: TMH 103 – 120

Phần 5 (TMH 91 – 102)
Lịch sử khoa Thánh Mẫu học

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P5: TMH 91 – 102

Phần 4 ( TMH 79 – 90)
Đức Maria Hiền thê của Thánh Giuse

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif
Link tải về P4: TMH 79 – 90

Phần 3 (TMH 46 – 78)
Các tước hiệu của Mẹ Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P3: TMH 46 – 78

Phần 2 (TMH 41 – 45)
Gương mặt Mẹ Maria trong sách Khải Huyền

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif
Link tải về P2: TMH 41 – 45

Phần 1 (TMH 1 – 40)
Gương mặt Mẹ Maria trong các văn bản thư thánh Phaolô và các Phúc Âm

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P1: TMH 1 – 40

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/Raffaello-terranuova-madonna-300x298.jpg

by Tháng Chín 30, 2015 5 comments Thánh Mẫu học
Các đề tài Thánh Mẫu Học

Các đề tài Thánh Mẫu Học

CÁC ĐỀ TÀI THÁNH MẪU HỌC

Các bài thánh mẫu học này đã được phát trong mục ”Mẹ Maria” của chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Vaticăng từ năm 2006, và trong mục ”Thánh Mẫu Học” của chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Chân Lý Á châu (Veritas Manila) từ năm 2008.      

     Chúng được soạn theo các đề tài của cuốn ”Tân Từ Điển Thánh Mẫu Học”, do hai soạn giả Stefano De Fiores và Salvatore Meo, thuộc Phân khoa thần học của Học viện Marianum ở Roma phối hợp với sự cộng tác của 63 thần học gia và chuyên viên thánh mẫu học Italia và Âu châu.       Đức Maria là thụ tạo toàn vẹn nhất của gia đình nhân loại và là chi thể ưu việt nhất trong Thân Mình mầu nhiệm của Chúa Kitô là Giáo Hội. Sau Đức Giêsu, Mẹ là mẫu người như Thiên Chúa đã tạo dựng thời khai nguyên vũ trụ, khi loài người chưa phạm tội kiêu căng bất tuân lệnh Thiên Chúa.

       Học biết về Mẹ sẽ giúp chúng ta hiểu vai trò quan trọng của Mẹ trong chương trình tình yêu cứu rỗi, noi gương Mẹ luôn biết thưa lên hai tiếng ”Xin vâng” với Thiên Chúa và sẵn sàng cộng tác với Chúa để loan báo Tin Mừng cứu độ và dẫn đưa mọi người về với Chúa.

       Roma 26-8-2012
       Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng

Nguyên giáo sư Thánh Kinh Học Viện ”Regina Mundi”
trực thuộc Đại Học Giáo Hoàng Gregoriana,Học viện “Mater Ecclesiae”,
Giáo lý viên truyền giáo quốc tế, và Phân khoa Truyền Giáo
của Đại Học Giáo Hoàng Urbaniana Roma (1991-2011)

 

Gương mặt Mẹ Maria trong các văn bản thư thánh Phaolô và các Phúc Âm

TMH 01  Mẹ Maria trong Thánh Kinh

TMH 02  Sứ mệnh của Đức Maria Mẹ Đấng Cứu Thế theo thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát 4,4

TMH 03  Chức làm Mẹ Đấng Cứu Thế và vấn đề thụ thai đồng trinh của Đức Maria trong văn bản thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát

TMH 04  Chức làm Mẹ Đấng Cứu Thế và sự thụ thai đồng trinh theo văn bản Rm 8,3 và Pl 2,7

TMH 05  Gương mặt Mẹ Maria theo Phúc Âm thánh Marcô

TMH 06  Đức Maria Mẹ Chúa Giêsu Cứu Thế theo Phúc Âm thánh Marcô

TMH 07  Gương mặt Mẹ Maria theo Phúc Âm thánh Mátthêu

TMH 08 Lý do nào đã khiến cho thánh sử Mátthêu kể tên bốn người đàn bà ngoại giáo: Tamar, Rakhab, Rut và Betsabea trong gia phả của Đức Giêsu Kitô Đấng Cứu Thế?

TMH 09  Gương mặt Mẹ Maria trong kiểu thánh sử Mátthêu đọc lại lời tiên tri của ngôn sứ Is 7,14

TMH 10  Gương mặt Mẹ Maria theo các trình thuật cuộc sống công khai của Chúa Giêsu trong Phúc Âm thánh Mátthêu

TMH 11  Mẹ Maria theo Phúc Âm thánh Luca

TMH 12  Gương mặt Mẹ Maria theo hai chương đầu Phúc Âm thánh Luca

TMH 13  Chân dung Mẹ Maria và gương mặt thầy cả Dakharia theo Phúc Âm thánh Luca

TMH 14  Đức Maria hình ảnh “Con gái Sion” trong nhãn quan Phúc Âm thánh Luca

TMH 15  Biến cố Đức Maria sinh con là Đức Giêsu Kitô Đấng Cứu Thế

TMH 16  Sự kiện Mẹ Maria quấn băng vải cho Đức Giêsu và dấu chỉ các săn sóc yêu thương của Mẹ và Cha Thánh Giuse đối với Người

TMH 17  Mẹ Maria chứng nhân, người giải thích và nguồn gốc tin tức về biến cố Chúa Giêsu giáng sinh

TMH 18  Mẹ Maria, nhân chứng, người giải thích và nguồn gốc trinh thuật biến cố Chúa giáng sinh theo Phúc Âm thánh Luca

TMH 19  Mẹ Maria nhân chứng, người giải thích và nguồn gốc của trình thuật Chúa Cứu Thế giáng sinh theo Phúc Âm thánh Luca

TMH 20  Phản ứng của con người trước mầu nhiệm nhập thể: lược đồ thần học “kinh ngạc – sợ hãi – không hiểu” trong Phúc Âm thánh Luca

TMH 21  Đức Maria, chứng nhân nguồn gốc Tin Mừng thời thơ ấu của Chúa Giêsu trong giáo lý về chứng tá theo thánh sử Luca

TMH 22  Mẹ Maria trong các biến cố thời thơ ấu của Chúa Giêsu: lễ cắt bì, chuộc con và thanh tẩy

TMH 23  Lời tiên tri của cụ già Simeong về Hài Nhi Giêsu và Mẹ Người

TMH 24  Cụ già Simeong nói tiên tri về Hài Nhi Giêsu và Mẹ Người

TMH 25  Gương mặt và tâm tình của Mẹ Maria trong biến cố Đức Giêsu lạc trong Đền Thờ

TMH 26  Đức Maria, môn đệ của sự Khôn Ngoan nhập thể là Chúa Giêsu Kitô

TMH 27  Mầu nhiệm phục sinh tiềm ẩn trong biến cố Đức Giêsu lạc trong Đền Thờ

TMH 28  Mẹ Maria giữa lòng Giáo Hội Giêrusalem

TMH 29  Chân dung Mẹ Maria theo Phúc Âm thánh Gioan

TMH 30   Gương mặt và vai trò của Mẹ Maria trong trình thuật tiệc cưới tại làng Cana

TMH 31  Rượu mới tại tiệc cưới Cana: rượu mới cho nhân loại như hiệu qủa lời Mẹ Maria khẩn cầu Chúa Giêsu

TMH 32  Nhờ lời Mẹ Maria khẩn nài Chúa Giêsu ban rượu Tin Mừng mạc khải luật mới cánh chung cho nhân lọai.

TMH 33 Lời Mẹ Maria dặn dò các gia nhân trong tiệc cưới Cana: “Người bảo gì các anh cứ làm theo”

TMH 34  Lòng tin của Mẹ Maria và của các môn đệ trong trình thuật tiệc cưới Cana

TMH 35  Maria Mẹ Sầu Bi

TMH 36  Chiều kích mạc khải giáo hội trong lời trăn trối của Chúa Giêsu

TMH 37  Sự hiện diện và vai trò của Mẹ Maria  trong việc quy tụ mọi con cái tản mác của Thiên Chúa

TMH 38  Đức Maria, hiện thân của Giêrusalem – mẹ mới, là Giáo Hội dân riêng mới của Thiên Chúa

TMH 39  Người môn đệ Chúa thương mến

TMH 40  ”Các sự riêng tư của Chúa Kitô” và “các sự riêng tư của các môn đệ”

Gương mặt Mẹ Maria trong sách Khải Huyền

TMH 41. Người phụ nữ mình mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao

TMH 42. Người phụ nữ trong chương 12 sách Khải Huyền

TMH 43. Ý nghĩa hình ảnh Người Phụ Nữ sinh con trai trong chương 12 sách Khải Huyền

TMH 44. Người Phụ Nữ sinh con trai là hình ảnh Giáo Hội bị bách hại nhưng chiến thắng

TMH 45. Mẹ Maria, Đấng đầy ơn phước, thành phần của Giáo Hội bị thế gian bách hại, nhưng được hồn xác lên Trời

Các tước hiệu của Mẹ Maria

TMH 46. Mẹ Maria là “Con gái Sion”

TMH 47. Tước hiệu “Con gái Sion” trong Thánh Kinh Cựu Ước

TMH 48. Tương quan giữa kiểu gọi “Con gái Sion”, Sion và Giêrusalem

TMH 49. Ý nghĩa kinh thánh và thần học của tước hiệu “Con gái Sion”

TMH 50. Đức Maria mẫu gương của những kẻ có lòng tin

TMH 51. Đức tin hướng dẫn toàn cuộc sống của Mẹ Maria

TMH 52. Lòng tin của Mẹ Maria trong các biến cố còn lại của cuộc đời Chúa Cứu Thế

TMH 53. Đức Maria, người lữ hành trong lòng tin theo Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 54. Mẹ Maria như thành phần “những người nghèo” của Thiên Chúa

TMH 55. Mẹ Maria thuộc lớp người nghèo của Thiên Chúa trong lịch sử dân Israel

TMH 56. Đức Giêsu mẫu gương của người nghèo trong Thánh Kinh Tân Ước

TMH 57. Chúa Giêsu Kitô mẫu gương những người nghèo của Thiên Chúa

TMH 58. Đức Maria, nữ tỳ khiêm hạ nghèo hèn lý tưởng của Thiên Chúa

TMH 59. Mẹ Maria mẫu gương những người nghèo của Thiên Chúa và giá trị tinh thần của tình trạng sống “không có, không thể và không biết”

TMH 60. Mẹ Maria, nữ tỳ của Thiên Chúa và ý niệm tôi tớ trong Thánh Kinh

TMH 61. Tước hiệu “Tôi tớ” trong Thánh Kinh

TMH 62. Mẹ Maria “nữ tỳ của Thiên Chúa” như hình ảnh dân của giao ước

TMH 63. Lời “xin vâng” của Đức Maria, “nữ tỳ của Thiên Chúa”

TMH 64. Mẹ Maria là “ngai tòa sự Khôn Ngoan”

TMH 65. Đức Giêsu Kitô hiện thân sự “Khôn Ngoan” của Thiên Chúa

TMH 66. Sự khôn ngoan và ký ức các biến cố cứu độ

TMH 67. Sự khôn ngoan hiện thực trong cuộc đời Đức Kitô và Mẹ Maria

TMH 68. Các ý niệm khác nhau diễn tả sự khôn ngoan

TMH 69. Mẹ Maria bước vào trong các bí ẩn cuộc đời Chúa Giêsu “Người tôi tớ kkổ đau của Giavê Thiên Chúa”

TMH 70. Mẹ Maria suy gẫm trở lại lịch sử cứu độ để hiểu biết số phận khổ đau của Đức Giêsu Con Mẹ

TMH 71. Magnificat, bài ca chúc tụng của Mẹ Maria

TMH 72. Tác giả và cấu trúc bài thánh ca Magnificat

TMH 73. Cấu trúc bài thánh ca Magnificat

TMH 74. Tương quan giữa bài thánh ca Magnificat và các văn bản cựu ước

TMH 75. Tưong quan văn chương và thần học giữa bài thánh ca Magnificat và Thánh Kinh Cựu Ước

TMH 76. Một vài ghi chú thần học liên quan tới bài thánh  ca Magnificat

TMH 77. Các việc kỳ diệu Thiên Chúa làm: ý nghĩa thần học của bài thánh ca Magnificat

TMH 78.Ý nghĩa thần học của bài thánh ca Magnificat

Đức Maria Hiền thê của Thánh Giuse

 TMH 79. Đức Maria hiền thê của thánh Giuse

TMH 80. Đức Maria hiền thê của thánh Giuse

TMH 81. Sự công chính của thánh Giuse

TMH 82. Thánh Giuse được mời gọi làm cha Đức Giêsu

TMH 83. Cuộc sống chung của Cha Thánh Giuse với Chúa Giêsu và Mẹ Maria

TMH 84. Gíao lý về thánh Giuse trong suy tư thần học và huấn quyền của Giáo Hội

TMH 85. Sự đồng trinh của thánh Giuse và aí lực tinh thần với Đức Maria

TMH 86. Cha Thánh Giuse trong lịch sử cứu độ

TMH 87. Con đường lich sử giáo lý và lòng sùng kính thánh Giuse trong tương quan với khoa Thánh mẫu học

TMH 88. Viễn tượng canh tân lòng sùng kính thánh Giuse

TMH 89. Chức làm cha hợp pháp của thánh Giuse

TMH 90. Việc canh tân lòng sùng kính thánh Giuse

Lịch sử khoa Thánh mẫu học

TMH 91. Khoa thánh mẫu học

TMH 92. Hưóng đi mới của khoa thánh mẫu học

TMH 93. Vấn đề độc lập và việc hội nhập văn hóa của nền thánh mẫu học

TMH 94. Sự tiến triển liên quan tới ý nghĩa và cấu trúc của khoa Thánh mầu học

TMH 95. Lịch sử tiến triển, ý nghĩa và cơ cấu khoa Thánh mẫu học thời Trung Cổ

TMH 96. Lịch sử tiến triển, ý nghĩa và cơ cấu khoa Thánh mẫu học thời tân tiến và hiện đại

TMH 97. Hai kiểu trình bầy về Đức Mẹ: lồng khung khảo luận thánh mẫu học vào tác phẩm khác hay tôn trọng sự độc lập của khảo luận?

TMH 98. Nền tảng cho khảo luận thánh mẫu học ngày nay

TMH 99. Nhân tố cấu trúc khảo luận thánh mẫu học ngày nay

TMH 100. Nội dung khảo luận thánh mẫu học ngày nay

TMH 101. Việc trình bầy khảo luận thánh mẫu học một cách có hệ thống và việc hội nhập văn hóa

TMH 102. Các nhiệm vụ và mục đích của khoa Thánh mẫu học ngày nay

 

Gương mặt Mẹ Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ

TMH 103. Mẹ Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ

TMH 104. Đức Maria trong giáo huấn của Giáo Phụ Ignazio thành Antiokia và Giáo Phụ Giustino

TMH 105. Mẹ Maria trong tư tưởng của Giáo Phụ Ireneo thành Lyon và mạo thư “Tin Mừng theo thánh Giacôbê”

TMH 106. Đức Maria trong tư tưởng của các tác giả kitô nhỏ hơn thuộc thế kỷ thứ II

TMH 107. Đức Maria trong bút tích của các Giáo Phụ Ippolito thành Roma, Clemente thành Alessandria và Origene

TMH 108. Đức Maria trong bút tích của Giáo Phụ Origene và các tác giả ít quan trọng hơn thuộc thế kỷ thứ III

TMH 109. Đức Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ từ Công Đồng Chung Nicea cho tới Công Đồng Chung Calcedonia

TMH 110. Các Giáo Phụ Đông Phương: Eusebio thành Césarea, Cirillo thành Giêrusalem và Atanasio

TMH 111. Đức Maria trong giáo huấn của Giáo Phụ Efrem người Siro và các Giáo Phụ vùng Cappadocia

TMH 112. Đức Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ Gregorio thành Nissa, Anfilochio thành Iconio và Epifanio thành Salamina

TMH 113. Đức Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ Crisostomo, Severiano thành Gabala, Cirillo thành Alessandria và Nestorio

TMH 114. Đức Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ Cirillo thành Alessandria và Nestorio cũng như trong các bài giảng tiếng Hy lạp thuộc thế kỷ thứ V

TMH 115. Đức Maria trong các bài giảng của các Giáo Phụ thuộc thế kỷ thứ V

TMH 116. Đức Maria trong các giáo huấn của các Giáo Phụ Tây Phương

TMH 117. Đức Maria trong các giáo huấn của Giáo Phụ Ambrogio thành Milano

TMH 118. Đức Maria trong các giáo huấn của các Giáo Phụ Girolamo và Agostino

TMH 119. Đức Maria trong tư tưởng của Giáo Phụ Agostino

TMH 120. Đức Maria trong các giáo huấn của các tác giả Latinh thuộc các thế kỷ IV-V

Gương mặt và cuộc sống lịch sử của Mẹ Maria

 TMH 121. Gương mặt và cuộc sống lịch sử của Đức Maria thành Nagiarét

TMH 122. Gương mặt và cuộc sống lịch sử của Đức Maria thành Nagiarét trong bối cảnh cuộc đời Đức Giêsu

TMH 123. Ba nguồn tại liệu giúp dựng lại chân dung lịch sử của Đức Maria thành Nagiarét

TMH 124. Một vài tiêu chuẩn trong các nguồn tại liệu hậu kinh thánh liên quan tới Đức Maria

TMH 125. Các sách Midrash liên quan tới Đức Maria trong Giáo Hội thời khai sinh

TMH 126. Đức Maria trong các điếu văn của Giáo Hội do thái kitô thời khai sinh

TMH 127. Môi trường sinh trưởng của Đức Maria

TMH 128. Các chứng tích khảo cổ liên quan tới Đức Maria

TMH 129. Nhà của Đức Maria tại Nagiarét và nhà của bà Elidabét và tư tế Dakharia tại Ain Karem

TMH 130. Các chứng tích khảo cổ liên quan tới hang đá Bếtlêhem và nhà của Thánh Giuse tại Nagiarét

TMH 131. Các di tích khảo cổ liên quan tới làng Cana và đồi Calvê

TMH 132. Vương cung thánh đường Mộ Chúa và đồi Golgotha

TMH 133. Nghệ thuật vẽ hình Đức Maria

TMH 134. Ngôi mộ của Đức Trinh Nữ Maria trong vườn Giệtsêmani

TMH 135. Một vài kết luận liên quan tới  gương mặt lịch sử của Đức Maria dựa trên các bút tích và bằng chứng khảo cổ

Các bút tích không chính thức liên quan tới Đức Maria

 TMH 136. Các mạo thư về Đức Maria. Ý nghĩa từ “mạo thư”

TMH 137. Ảnh hưởng của các tác phẩm mạo thư trên nền văn hóa kitô

TMH 138. Việc phân loại các phẩm mạo thư. Các tác phẩm mạo thư cựu ước

TMH 139. Các tác phẩm mạo thư tân ước

TMH 140. Các tác phẩm mạo thư tân ước. Nhóm sách về biến cố Đức Maria hồn xác lên Trời, Tông Đồ Công Vụ và các truyền thuyết

TMH 141. Các thư và các sách Khải Huyền trong nền văn chương mạo thư tân ước

TMH 142. Các giáo huấn thánh mẫu học trong các tác phẩm mạo thư tân uớc

TMH 143. Đức Maria mẹ đồng trinh theo các tác phẩm mạo thư tân ước

TMH 144. Đức Maria trong cuộc khổ nạn và sự sống lại theo các tác phầm mạo thư tân ước

TMH 145. Một vài kết luận liên quan tới gương mặt lịch sử của Đức Maria dựa trên các bút tích và các bằng chứng khảo cổ

Giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới Đức Maria

 TMH 146. Các giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới Đức Maria

TMH 147. Giáo huấn thánh mẫu học theo các Công Đồng của Giáo Hội

TMH 148. Thánh mẫu học trong giáo huấn của các Giáo Hoàng

TMH 149. Giáo huấn của các Giáo Hoàng về Mẹ Maria

TMH 150. Một vài yếu tố nổi bật trong giáo huấn thánh mẫu học của hàng giáo phẩm

TMH 151. Các tín điều về Đức Mẹ. Giá trị của tín điều trong nền văn hóa và thần học hiện đại

TMH 152. Nội dung và sự phát triển lịch sử của các tín điều về Đức Maria

TMH 153. Lich sử sự phát triển của các tín điều về Đức Maria

TMH 154. Lịch sử sự phát triển các tín điều thánh mẫu học

TMH 155. Những đặc thái của các tín điều thánh mẫu học

TMH 156. Các tín điều thánh mẫu học và vấn đề đại kết

Tương quan của Đức Maria với Thiên Chúa Ba ngôi

 TMH 157. Tương quan của Đức Maria với Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh

TMH 158. Các định đề nền tảng của khoa Thánh mẫu học trong chiều kích ba ngôi

TMH 159. Một cái nhìn tổng quát về lịch sử mạc khải ba ngôi và các suy tư thần học trong tương quan với thánh mẫu học

TMH 160. Chiều kích ba ngôi trong thánh mẫu học và việc hệ thống hóa

TMH 161. Chiều kích ba ngôi trong chức làm Mẹ Thiên Chúa biện minh cho việc đồng công cứu chuộc của Đức Maria

TMH 162. Các tước hiệu của Mẹ Maria trong tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi

Tương quan giữa Thiên Chúa Cha và Đức Maria

TMH 163. Thiên Chúa Cha và khoa Thánh mẫu học

TMH 164. Ý nghĩa chức làm cha và làm mẹ của Thiên Chúa trong Thánh Kinh

TMH 165. Thánh Kinh có nói về chức làm mẹ của Thiên Chúa không?

TMH 166. Một vài đề nghị thần học cụ thể trả lời cho các bác bẻ của nền thần học nữ quyền

TMH 167. Thiên Chúa Cha và Đức Maria trong Thánh Kinh Tân Ước

TMH 168. Các nhân tố của truyền thống giáo hội đối với tương quan giữa Đức Maria và Thiên Chúa Cha

TMH 169. Tương quan giữa Đức Maria và Thiên Chúa Cha theo Tông huấn “Marialis cultus” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI

TMH 170. Kinh nghiệm chức làm cha của Thiên Chúa nơi Đức Maria

Tương quan giữa Chúa Giêsu Kitô và Đức Maria

 TMH 171. Gương mặt thời sự của Đức Giêsu Kitô và các phản ánh của nó trên Đức Maria

TMH 172. Gương mặt của Đức Giêsu Kitô trong các nền thần học khác nhau của Kitô giáo

TMH 173. Phản ánh của các suy tư kitô học trên gương mặt của Đức Maria

TMH 174. Gương mặt Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế theo Phúc Âm thánh Luca và Phúc Âm thánh Gioan

TMH 175. Đức Maria cộng sự viên của Đấng Cứu Thế

TMH 176. Tương quan mật thiết giữa Kitô học và Thánh mẫu học

TMH 177. Chiều hướng “siêu tín lý” trong việc trình bầy gương mặt của Đức Maria

TMH 178. Nền Kitô học siêu việt và các âm hưởng trên Thánh mẫu học

TMH 179. Thánh mẫu học trong tư tưởng của thần học gia Karl Rahner

TMH 180. Kitô học và Thánh mẫu học trong kiểu giải thích của các thần học gia châu Mỹ La tinh

TMH 181. Kiểu giải thích kitô học và thánh mẫu học theo chiều hướng tôn giáo bình dân của Hội nghị Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ La tinh

TMH 182. Thánh mẫu học trong tài liệu Puebla của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ La tinh

TMH 183. Định hướng kitô học của lòng tôn sùng Mẹ Maria

TMH 184. Tính cách thời sự của Thánh mẫu học trong đời sống Giáo Hội. Đóng góp của Công Đồng Chung Vaticăng II

Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria

TMH 185. Chúa Thánh Thần và Đức Maria

TMH 186. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria trong tư tưởng thần học của các Giáo Phụ

TMH 187. Đức Maria và Chúa Thánh Thần trong tư tưởng của vài vị thánh và tác giả kitô

TMH 188. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria trong giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 189. Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời Đức Maria theo một vài thần học gia thời hậu Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 190. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria trong suy tư của thần học của học giả H.M.Manteau-Bonamy

TMH 191. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria theo Tông huấn “Lòng sùng kính Đức Maria” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và một vài tác giả công giáo hiện đại

TMH 192. Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong biến cố truyền tin

TMH 193. Sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi Đức Maria trong suy tư thần học của học giả D. Bertetto

TMH 194. Từ Thánh mẫu học duy bản vị của thần học gia Urs von Balthasar tới Đức Maria, gương mặt hiền mẫu của Thiên Chúa

TMH 195. Gương mặt hiền mẫu của Thiên Chúa trong tư tưởng của thần học gia L. Boff

TMH 196. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria trong suy tư của thần học gia X. Pikasa

TMH 197. Một vài nhận định tổng kết về tương quan giữa Thánh thần học và Thánh mẫu học

 

Tương quan giữa Giáo Hội và Đức Maria

 TMH 198. Tương quan giữa Giáo Hội và Đức Maria

TMH 199. Thế quân bình giữa chiều kích Giáo hội học và Kitô học trong Thánh mẫu học theo Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 200. Tương quan giữa Đức Maria và Giáo Hội

TMH 201. Đức Maria là Mẹ và là mẫu gương của Giáo Hội

TMH 202. Đức Maria là mẫu gương của Gíao Hội, là dấu chỉ niềm hy vọng chắc chắn và sự ủi an

TMH 203. Tương quan giữa Đức Maria và Giáo Hội trong các đóng góp của nền thần học hiện đại

TMH 204. Lòng sùng kính đúng đắn đối với Mẹ Maria như kết quả tương quan quân bình giữa Giáo Hội và Đức Maria

TMH 205. Chiều kích giáo hội học của việc tôn sùng Đức Maria theo Tông huấn “Marialis cultus” của Đức Phaolô VI

Đức Maria Mẹ Thiên Chúa

 TMH 206. Đức Maria Mẹ Thiên Chúa

TMH 207. Thiên tính của Chúa Kitô và chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria theo Phúc Âm thánh Mátthêu

TMH 208. Thiên tính của Đức Giêsu và chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria theo Phúc Âm thành Luca

TMH 209. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa

TMH 210. Đức Maria Mẹ Thiên Chúa: tín lý, lịch sử và thần học

TMH 211. Đức Maria Theotókos trong giáo huấn của Công Đồng Chung Êphêxô

TMH 212. Công Đồng Chung Êphêxô và giáo lý về sự hiệp nhất hai bản tính nơi con người của Đức Giêsu Kitô và tước hiệu “Theotókos Mẹ Thiên Chúa” của Đức Maria

TMH 213. Tước hiệu “Theotókos  Mẹ Thiên Chúa” trong giáo huấn của Công Đồng Chung Calcedonia

TMH 214. Chức làm Me Thiên Chúa của Đức Maria theo Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 215. Chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria và việc cử hành phụng vụ

Đức Trinh Nữ Maria

TMH 216. Đức Maria Trinh Nữ

TMH 217. Cuộc tranh luận về sự đồng trinh của Đức Maria trong thời hậu Công Đồng Chung Vaticăng II và dữ kiện lịch sử hay trình thuật thần học

TMH 218. Việc Đức Maria thụ thai đồng trinh Đức Giêsu Kitô là sự kiện lịch sử hay chỉ là trình thuật thần học?

TMH 219. Chứng tá kinh thánh liên quan tới việc thụ thai đồng trinh của Đức Maria

TMH 220. Việc thụ thai đồng trinh Chúa Kitô theo các văn bản Thánh Kinh Tân Ước

TMH 221. Việc thụ thai đồng trinh theo thánh sử Mátthêu, Luca và Gioan

TMH 222. Việc thụ thai đồng trinh theo Phúc Âm thánh Gioan

TMH 223. Ý nghĩa sự kiện Đức Maria thụ thai Chúa Giêsu đồng trinh

TMH 224. Việc tái sinh kitô hữu thành con Thiên Chúa theo thánh Gioan

TMH 225. Cuộc sống làm con Thiên Chúa trong giáo huấn của hai thánh sử Mátthêu và Luca

TMH 226. Lời khấn đồng trinh

TMH 227. Độc thân hay khấn hứa đồng trinh trong quan niệm của Do thái giáo

TMH 228. Cuộc sống độc thân của giáo phái Essenien

TMH 229. Các kiểu giải thích lời Đức Maria thưa với sứ thần “Điều ấy xảy ra thế nào được vì tôi không biết đến người nam?”

TMH 230. Sự đồng trinh của Đức Maria trong khi sinh con

TMH 231. Các chứng tá liên quan tới việc Đức Maria sinh Chúa Giêsu Kitô nhưng vẫn đồng trinh

TMH 232.Ý nghĩa sự kiện sinh con đồng trinh của Đức Maria

TMH 233. Sự đồng trinh của Đức Maria sau khi sinh con

TMH 234. Các anh em của Chúa Giêsu trong nghĩa hẹp, tức các người con do Đức Maria sinh ra

TMH 235. Sự đồng trinh của Đức Maria sau khi sinh con theo Truyền thống của Giáo Hội

TMH 236. Giáo huấn của các Giáo Phụ về sự đồng trinh của Đức Maria

TMH 237. Vấn đề Đức Maria trọn đời đồng trinh trong suy tư của các Giáo Phụ

TMH 238. Việc đào sâu suy tư thần học của các Giáo Phụ liên quan tới sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria

TMH 239. Định nghĩa tín lý Đức Maria trọn đời đồng trinh

TMH 240. Cuộc tranh luận với các tín hữu Tin lành liên quan tới sự trọn đời đồng trinh của Đức Maria. Vấn đề trong viễn tượng thần học hiện nay

TMH 241. Ý nghĩa thần học của việc thụ thai đồng trinh

TMH 242. Ảnh hưởng của sự thụ thai đồng trinh Chúa Kitô đối với cuộc sống của tín hữu

Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 243. Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 244.Ảnh hưởng ưu tiên của lòng tin bình dân đối với tín điều Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội

TMH 245. Vai trò soi sáng của thần học liên quan tới tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 246. Sự can thiệp của Giáo Quyền vào việc thăng tiến tín lý Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 247. Chỗ đứng của các văn bản kinh thánh trong tài liệu của Đức Pio IX và Đức Pio XII về tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 248. Các văn bản kinh thánh làm nền cho tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 249. Các văn bản kinh thánh làm nền cho tín lý Đức Maria vô nhiễm nguyên tội theo Tông huấn “Ineffabilis Deus”

TMH 250. Đức Maria là hình ảnh của Sion-Giêrusalem, dân tuyển chọn được canh tân, hiền thê của Giavê trong chương trình cứu độ

TMH 251. Israel dân được tái tạo là nơi Thiên  Chúa ngự trong Đền Thánh, hình ảnh Đền Thánh mới của Thiên Chúa là Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 252. Đức Maria, Thánh Điện mới nơi Thiên Chúa ở giữa dân Người

TMH 253. Thần học về việc thụ thai vô nhiễm

TMH 254. Việc tạo dựng trong ơn thánh của Chúa Thánh Thần và sự thụ thai vô nhiễm Đức Maria

TMH 255. Ba trào lưu ảnh hưởng trên tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 256. Việc cử hành lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

TMH 257. Việc cử hành lễ kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội

Đức Maria hồn xác lên Trời

TMH 258. Đức Maria hồn xác lên Trời

TMH 259. Biến cố Đức Maria hồn xác lên Trời trong giáo lý kinh thánh và do thái

TMH 260. Lịch sử tín điều Đức Maria hồn xác lên Trời

TMH 261. Tín điều và thần học về biến cố Đức Maria hồn xác lên Trời

TMH 262. Sự phát triển thần học về việc Đức Maria hồn xác lên Trời trong Hiến chế Giáo Hội Lumen Gentium của Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 263. Các giả thuyết của một sự sống lại tức thì và việc hồn xác lên trời của Đức Maria

TMH 264. Các giả thuyết cánh chung mới và biến cố Đức Maria hồn xác lên Trời

TMH 265. Lịch sử việc cừ hành lễ kính Đức Mẹ hồn xác lên Trời

TMH 266. Ý nghĩa phụng vụ và mục vụ của lễ Đức Mẹ hồn xác lên Trời

Đức Maria là Mẹ chúng ta

 TMH 267. Đức Maria là Mẹ chúng ta

TMH 268. Nền tảng kinh thánh chức làm mẹ của Đức Maria đối với tín hữu

TMH 269. “Kể từ giờ đó người môn đệ rước bà về nhà mình”

TMH 270. Niềm tin của Giáo Hội nơi Đức Maria Mẹ chúng ta trong giáo huấn của các Giáo Phụ và Tiến Sĩ Giáo Hội và việc tôn sùng Mẹ

TMH 271. Đức Maria là Mẹ chúng ta theo tài liệu của Công Đồng Chung Vaticăng II và  trong các suy tư thần học

TMH 272. Suy tư thần học về nhiệm vụ và mục đích của sự kiện Đức Maria là Mẹ chúng ta

TMH 273. Đức Maria là Mẹ chúng ta và các áp dụng mục vụ

Đức Maria là Evà mới

 TMH 274. Đức Maria là Evà mới theo một vài văn bản kinh thánh

TMH 275. Việc so sánh Đức Maria với Evà trong giáo huấn của các Giáo Phụ

TMH 276. Việc so sánh Đức Maria với Evà trong giáo huấn của vài Giáo Phụ khác

Đức Maria là Đấng đồng công cứu chuộc

 TMH 277. Giáo thuyết thần học về tước hiệu “Đồng công cứu chuộc” của Đức Maria

TMH 278. Gíáo thuyết thần học cỉa Công Đồng Chung Vaticăng II về sự cộng tác của Đức Maria trong công trình cứu chuộc

TMH 279. Đức Maria cộng sự viên công trình cứu chuộc của Chúa Kitô theo nội dung chương VIII Hiến chế về Giáo Hội Lumen Gentium

Đức Maria là Đấng trung gian

TMH 280. Đúc Maria là Đấng trung gian

TMH 281. Đức Maria là Đấng thụ đắc và ban phát các ơn thánh cho tín hữu

TMH 282. Sự trung gian của Đức Maria theo chương VIII Hiến chế về Giáo Hội

TMH 283. Duyệt xét lại vài từ vựng giúp hiểu sự trung gian cứu độ của Chúa Kitô và của Đức Maria

TMH 284. Tìm hiểu sự trung gian của Chúa Kitô trong công trình cứu rỗi và ơn cứu độ

TMH 285. Nhiệm vụ hiền mẫu của Đức Maria

TMH 286. Ba viễn tượng chính của nền Thánh mẫu học

Đức Maria Nữ Vương

TMH 287. Đức Maria Nữ Vương

TMH 288. Giáo huấn Thông điệp “Ad coeli Reginam” của Đức Giáo Hoàng Pio XII

TMH 289. Giải thích chức Nữ Vương của Đức Maria trong vài văn bản kinh thánh

TMH 290. Chức Nữ Vương của Đức Maria theo hai văn bản Phúc Âm thánh Luca và biến cố Đức Mẹ hồn xác lên Trời

TMH 291. Đức Maria là Nữ Vương  bên cạnh Chúa Kitô Vua

TMH 292. Đức Maria Nữ Vương trong Chúa Thánh Thần

TMH 293. Đức Maria là Nữ Vương vì là Nữ Tỳ của Thiên Chúa

TMH 294. Đức Maria Nữ Vương là Nữ Tỳ của Thiên Chúa

TMH 295. Việc đào sâu thần học và áp dụng chức Nữ Vương của Đức Maria

TMH 296. Đức Maria Đấng tiếp nhận vương quốc của Thiên Chúa

TMH 297. Đức Maria đội triều thiên vinh quang hiển trị với Chúa Kitô

TMH 298. Đức Maria Nữ Vương trong nghĩa tin mừng

TMH 299. Đức Maria là “Nữ Hoàng Mẹ”

TMH 300. Đức Maria hướng dẫn tín hữu tới ơn cứu độ tràn đầy. Lịch sử lễ Đức Maria Nữ Vương

TMH 301. Nội dung các công thức lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria Nữ Vương trong phụng vụ

Đức Maria trong phụng vụ

 TMH 302. Đức Maria trong phụng vụ

TMH 303. Lòng sùng kính Đức Maria trong các chứng từ phụng vụ các thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội

TMH 304. Lòng sùng kính Đức Maria theo Phúc Âm mạo thư Giacôbê hay “sự sinh ra của Đức Maria”

TMH 305. Giải thích các Thánh Vịnh trong lăng kính thánh mẫu học

TMH 306. Các kiểu biểu hiệu thánh mẫu, kinh thánh và phụng vụ đầu tiên liên quan tới Đức Maria

TMH 307. Các dấu tích lòng sùng kính Đức Maria trong khảo cổ học

TMH 308. Đức Maria trong chứng tích khảo cổ hộc mộ “chiếc khăn trinh nữ”, và trong bài thánh ca “Sub tuum praesidium Dưới sự chở che của Mẹ”

TMH 309. Chỗ đứng của Mẹ Maria trong việc cử hành mầu nhiệm nhập thể và việc đọc lại các lời tiên tri trong Cựu Ước

TMH 310. Lòng tôn sùng Mẹ Maria trong các cộng đoàn kitô thời tiền Công Đồng Chung Nicea

TMH 311. Một vài kết luận liên quan tới các chứng tích lòng tôn sùng Mẹ Maria trong phụng vụ

TMH 312. Sự hiện diện của Mẹ Maria trong cộng đoàn cử hành Bí tích Thánh Thể

TMH 313. Chiều kích thánh thể và thánh mẫu trong kinh nghiệm của Giáo Hội

TMH 314. Cái nhìn lịch sử tín lý về tương quan Đức Maria Giáo Hội và Bí tích Thánh Thể

TMH 315. Một vài viễn tượng thần học về tương quan giữa Đức Maria và Bí tích Thánh Thể

TMH 316. Tóm tắt các chỉ dẫn thần học về tương quan giữa Đức Maria và Bí tích Thánh Thể

TMH 317. Sự hiện diện của Đức Maria trong cộng đoàn cử hành Bí tích Thánh Thể

TMH 318. Đức Maria và năm phụng vụ

TMH 319. Sự phát triển việc cử hành ngày Chúa Nhật trong thời các Giáo Phụ

TMH 320. Việc sùng kính Đức Maria và các Thánh trong các thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội

Các lễ mừng kính Đức Maria

 TMH 321. Việc phát triển các lễ mừng kính Đức Trinh Nữ Maria và cuộc cải tổ phụng vụ

TMH 322. Các ngày lễ theo tinh thần Hiến chế về Phụng Vụ Thánh và Hiến chế về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 323. Lịch phụng vụ mới

TMH 324. Tầm quan  trọng và ý nghĩa các lễ kính Đức Maria trong năm phụng vụ

TMH 325. Các lễ cử hành cuộc đời Đức Mẹ

TMH 326. Các lễ về cuộc đời Đức Mẹ

TMH 327. Lễ Đức Maria rất thánh là Mẹ Thiên Chúa

TMH 328. Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ

TMH 329. Lễ Đức Mẹ hồn xác lên Trời

TMH 330. Biến cố Đức Mẹ hồn xác lên Trời theo thị kiến của chị Anna Katharina Emmerik

TMH 331. Đức Maria hồn xác lên Trời theo thị kiến của nữ tu Anna Katharina Emmerik

TMH 332. Các nền tảng của tín điều Đức Mẹ hồn xác lên Trời trong lịch sử Giáo Hội

TMH 333. Cuộc sống vinh quang theo thánh Phaolô, nền tảng kinh thánh và thần học giúp đọc hiểu vinh quang của Đức Maria hồn xác lên Trời

TMH 334. Các nền tảng tín lý Đức Maria hồn xác lên Trời trong lịch sử Giáo Hội

TMH 335.Lễ Đức Mẹ Lộ Đức

TMH 336. Các lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức

TMH 337. Các lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức

TMH 338. Ý nghĩa biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức

TMH 339. Sứ điệp của Đức Mẹ Lộ Đức trong cuộc đời chị Bernadette. Các cuộc hành hương tới Đên Thánh Đức Mẹ

TMH 340. Lộ Đức Kinh Thành của Thánh Thể và Kinh Mân Côi

TMH 341. Công tác mục vụ tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức

TMH 342. Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria

TMH 343. Lễ Đức Mẹ Camêlô

TMH 344. Việc tưởng niệm trọng thể Đức Bà Camêlô

Lễ Đức Mẹ Mân Côi và Kinh Mân Côi

 TMH 345. Lịch sử Kinh Mân Côi và lễ Đức Mẹ Mân Côi

TMH 346. Lịch sử Kinh Mân Côi (2)

TMH 347. Lịch sử Kinh Mân Côi (3)

TMH 348. Vai trò của Kinh Mân Côi trong các cuộc chiến chống lại âm mưu xâm lăng Âu châu của đế quốc Hồi Ottoman

TMH 349. Huấn quyền giáo hoàng và Kinh Mân Côi

TMH 350. Huấn quyền giáo hoàng và Kinh Mân Côi (2)

TMH 351. Kinh Mân Côi trong Tông huấn về lòng sùng kính Đức Mẹ “Marialis cultus” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI

TMH 352. Phần cuối Tông huấn “Marialis cultus” của Đức Phaolô VI

TMH 353. Kinh Mân Côi là lời kinh hữu hiệu giúp đương đầu với các tai ương trầm trọng trên thế giới

TMH 354. Lần hạt Mân Côi trong tháng Mười để cầu cho ơn hòa giải các tâm hồn, các dân tộc và cho nền hòa bình thế giới. Tông huấn “Recurrens mensis October” của Đức Phalô VI

TMH 355. Nội dung Tông thư “Rosarium Virginis Mariae” của Đức Gioan Phaolô II

TMH 356. Nội dung Tông thư về Kinh Mân Côi của Đức Gioan Phaolô II

TMH 357. Cùng  Mẹ Maria học biết Chúa Kitô, trở thành đồng hình dạng với Chúa, khẩn nài và loan báo Chúa

TMH 358. Các mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Mẹ Maria trong Kinh Mân Côi, Mầu nhiệm của sự Vui và sự Sáng

TMH 359. Các mầu nhiệm Thương và mầu nhiệm Vinh quang của Kinh Mân Côi. Mầu nhiệm của Chúa Kitô mầu nhiệm của con người

TMH 360. Kinh Mân Côi là con đường hấp thụ mầu nhiệm

TMH 361. Các yếu tố khác nhau trong Kinh Mân Côi

TMH 362. Kinh Mân Côi là một kho tàng cần được tái khám phá. Tương quan giữa Kinh Mân Côi và nền hòa bình thế giới

TMH 363. Kinh Mân Côi trong cuộc đời các Thánh

TMH 364. Tình yêu của các Thánh đối với Kinh Mân Côi

TMH 365. Sức mạnh cứu rỗi của Kinh Mân Côi

TMH 366. Các kết qủa của Kinh Mân Côi

TMH 367. Đọc Kinh Mân Côi suốt ngày và tại bất cứ đâu

TMH 368. Các linh mục và Kinh Mân Côi

TMH 369. Kinh Mân Côi là lời kinh có thể đọc ở khắp mọi nơi và trong mọi lúc

TMH 370. Kinh Mân Côi trong các nhà thương, các lâu đài hoàng gia và trong gia đình

TMH 371. Hãy học cùng các Thánh việc đọc Kinh Mân Côi

TMH 372. Lần hạt Mân Côi là tiếp rước Mẹ Maria và hôn chuỗi Mân Côi là hôn Mẹ

TMH 373. Chuỗi Mân Côi trong giờ lâm tử. Chuỗi Mân Côi sức mạnh của các vị tử đạo

TMH 374. Tổng kết ý nghĩa Kinh Mân Côi trong tình hình giáo lý sùng mộ và việc canh tân Kinh Mân Côi hiện nay

TMH 375. Lễ sinh nhật Đức Maria

TMH 376. Lễ sinh nhật Đức Mẹ

TMH 377. Đức Maria “Mẹ của con người mới” và Thánh Giuse Phu Quân

TMH 378. Lễ Dâng Đức Maria vào Đền Thánh

TMH 379. Lễ Dâng Đức Maria vào Đền Thánh bên Tây Phương

TMH 380. Ý nghĩa tu đức và thần học của lễ Dâng Đức Maria vào Đền Thánh

………….. (còn tiếp)

Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng

by Tháng Bảy 6, 2014 Comments are Disabled Tâm Linh, Thánh Mẫu học
Mẹ MARIA trong Thánh Kinh

Mẹ MARIA trong Thánh Kinh

 

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/Raffaello-holy-family-of-francis.jpg

     Lịch sử cứu độ là lịch sử lời Thiên Chúa mời gọi từng người trong chúng ta sống linh đạo “Trái tim yêu”, noi gương Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse dấn thân cộng tác vào chương trình tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa Ba Ngôi. Ðể được như thế chúng ta phải học sống con đường thơ ấu thiêng liêng, trở nên một Giêsu Bé Thơ, trở nên đồng hình dạng với Chúa Giêsu, có được con tim, đôi mắt và các tâm tình của Chúa, nghĩa là đạt tuyệt đỉnh ơn gọi đời kitô hữu là nghĩa tử của Thiên Chúa và là em của Anh Cả Giêsu trong đại gia đình của Thiên Chúa. Trong dấn thân đó không ai có thể giúp chúng ta một cách hữu hiệu hơn Mẹ Maria. Vì thế phải tìm hiểu và khám phá ra gương mặt và cuộc đời của Mẹ.

       Trước hết với đề tài Mẹ Maria trong Thánh Kinh. Trong phần này chúng ta sẽ duyệt qua tất cả các văn bản Thánh Kinh Tân Ước liên quan tới Đức Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế, theo thứ tự thời gian, đại để như đã được minh xác trong khoa phê bình kinh thánh ngày nay. Nói là đại để, vì trong vài thập niên gần đây nhiều nhà chú giải, điển hình như Jean Carmignac cho rằng Phúc Âm thánh Maccô đã là tài liệu cổ xưa nhất của Tân Ước, vì đã được viết ra khoảng năm 43 sau công nguyên. Ở đây, để tránh phải trình bày các tranh luận dài dòng, chúng ta theo lập trường cổ điển đã được đa số các học giả kinh thánh công nhận. Các văn bản đó là: thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát khoảng năm 49 hay giữa các năm 53-57 sau công nguyên; Phúc Âm thánh Maccô được biên soạn ra khoảng năm 64; Phúc Âm thánh Mátthêu được viết ra khoảng giữa các năm 70-80; Phúc âm thánh Luca và sách Công Vụ các Tông Đồ được biên soạn vào khoảng năm 70; Phúc Âm thánh Gioan được viết giữa các năm 90-100; và sau cùng là chương 12 sách Khải Huyền cũng thuộc thời gian từ các năm 90 tới 100 sau công nguyên. Dĩ nhiên, các kết qủa phân tích, cho dù có viễn tượng canh tân, cũng chỉ có giá trị của giả thuyết nghiên cứu, theo các ý kiến phổ thông nhất cho tới nay, trong khi chờ đợi những lộ trình nghiên cứu đào sâu hữu hiệu hơn.

        Khi được trình bày theo thứ tự thời gian, các chứng từ trong Thánh Kinh Tân Ước liên quan tới Đức Maria, có các lợi điểm của chúng. Nghĩa là chúng cho phép chúng ta thấy các tác giả Tân Ước được linh ứng đã ý thức về con người và vai trò của Đức Maria trong toàn chương trình cứu độ như thế nào và theo tiến triển nào: trước hết trong các hình ảnh diễn tả trước của Thánh Kinh Cựu Ước, rồi trong sứ mệnh làm mẹ đối với Chúa Kitô và Giáo Hội. Mỗi câu, mỗi đoạn của văn bản kinh thánh sẽ được duyệt xét trong bối cảnh gần và xa của Thánh Kinh, cũng như qua các tài liệu ngoài kinh thánh, đặc biệt là qua các tài liệu của Do thái giáo cổ xưa, giúp minh giải ý nghĩa tinh tuyền của các tác phẩm kinh thánh. Ngoài ra chúng ta cũng sẽ chú ý đến các kết qủa đáng kể nhất của khoa chú giải kinh thánh ngày nay.

        Văn bản Tân Ước đầu tiên nhắc tới Đức Maria là thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát chương 4 câu 4. Đề cập đến chức làm con Thiên Chúa của các tín hữu, thánh Phaolô viết: ”Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ”Abba, Cha ơi!”. Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4,4-7).

        Theo một số học giả thánh Phaolo đã viết bức thư này sau năm 49. Đây là lập trường của thuyết gọi là ”miền nam Galazia” theo đó các giáo đoàn vùng Galazia gồm giáo đoàn Antiokia vùng Pisidia, Iconio, Listra và Derbe, tức các giáo đoàn đã do thánh Phaolô thành lập trong chuyến truyền giáo dầu tiên, như miêu tả trong sách Công Vụ các Tông Đồ chương 13 câu 14 đến chương 14 câu 23. Các giáo đoàn này được thánh nhân viếng thăm trong chuyến đi truyền giáo thứ hai, được sách Công Vu nhắc tới trong chương 15 câu 30 và chương 16 câu 1. Nhiều học giả theo thuyết ”miền bắc Galazia” cho rằng thánh Phaolô đã viết bức thư này giữa các năm 53-54 hay 56-57, cho các giáo đoàn Ancira, Tavium và Pessinunte, do thánh nhân thành lập trong chuyến truyền giáo thứ hai, và được ngài viếng thăm trong chuyến truyền giáo thứ ba, như viết trong sách Công Vụ chương 16 câu 6 và chương 18 câu 23. Tuy không biết chắc chắn thư đã được viết khi nào, văn bản thư gửi tín hữu Galát là một trong những chứng tá cổ xưa nhất của Thánh Kinh Tân Ước gián tiếp nói tới Đức Maria.

        Việc nhắc tới Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, trong chương 4 câu 4 thư gửi tín hữu Galát chỉ có tính cách gián tiếp, như thể tình cờ và trốn chạy, trong bối cảnh của một văn bản có đề tài chính là biến cố Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Thánh Phaolô khẳng định: “Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật… ”. Thánh nhân muốn dậy điều gì với kiểu diễn tả này?

        Ngôn ngữ của thánh Phaolô trình bầy kiểu Thiên Chúa muốn dùng để đến gặp gỡ loài người. Để cứu vớt nhân loại và khiến cho chúng ta trở thành con cái của Ngài một cách tràn đầy, ngay cả sau kinh nghiệm thất bại của tội lỗi, Thiên Chúa đã xuống thế và bước vào lịch sử loài người. Ngài lựa chon một dân tộc là dân Israel, giáo dục họ, nói với họ qua các ngôn sứ là các phát ngôn viên của Ngài ”trong nhiều giai đoạn và bằng nhiều cách thế” (Dt 1,1). Như vậy, Thiên Chúa đã bước vào sống giữa lịch sử loài người với mọi hệ lụy của nó trong khung cảnh địa lý, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo của quốc gia và quốc tế trong vùngTrung Đông Cổ ngày xưa. Nếu ơn cứu độ đã được Thiên Chúa thực hiện trong giòng lịch sử như thế, thì thật là tự nhiên, khi nói tới các tiết nhịp thời gian trong lịch sử nhân loại như thế kỷ, năm, tháng, ngày, gìơ vv…

         Khi Thiên Chúa Cha gửi Con Ngài xuống thế, các thời gian trong chương trình của Thiên Chúa đạt sự ”thành toàn viên mãn” của chúng. Đã tới giai đoạn định đoạt, đã tới kỳ hạn. Chúa Kitô là ”omega”, là mẫu tự cuối cùng, là điểm chót hết. Nơi con người của Ngài, trong những gì Ngài nói và làm ”trong những ngày của thịt xác Ngài”, tức khi còn sống kiếp phàm nhân như viết trong thư gửi tín hữu Do thái chương 5 câu 7, chúng ta có mùa chín tới của sự cứu rỗi Thiên Chúa Cha đã muốn trao ban cho chúng ta. Từ tuổi thơ ấu dân Israel và nhân loại bước vào tuổi trưởng thành. Giờ đây chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. Đó là điều thánh Phaolô muốn khẳng định trong chương 4 câu 1 tới câu 7 thư gửi tín hữu Galát. Đức Maria được đặt trong chính các điểm tột đỉnh đó của chương trình cứu độ. Qua chức là mẹ của Đức Maria, Con của Thiên Chúa Cha, hiện hữu từ trước muôn đời, bén rễ trong nhánh nhân loại. Đức Maria là người ”đàn bà” đã trao ban cho Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa thịt xác và máu huyết của loài người chúng ta, như viết trong thư gửi tín hữu Do thái chương 2 câu 14: ” Như thế, vì con cái thì đều chung một huyết nhục, nên Đức Giêsu đã cùng mang lấy huyết nhục đó”. Nhưng văn bản thư gửi tín hữu Do thái tóm tắt cả công trình cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, sinh ra bởi Đức Maria, người đàn bà được thánh Phaolô nhắc tới trong thư gửi tín hữu Galát. Chương 2 thư gửi tín hữu Do thái viết tiếp: ” Như vậy, nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra cái chết, tức là ma qủy, và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ. Vì những kẻ được Người giúp đỡ không phải là các thiên thần, mà là con cháu Abraham. Bởi thế, Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện, để trở thành một vị thượng tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân. Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách” (Dt 2,14-18).

        Qua đó có thể nói rằng văn bản chương 4 câu 4 thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát mới chỉ là mầm giống manh nha của giáo lý liên quan tới Đức Maria và vai trò của Mẹ trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Giáo lý này sẽ được khai triển bởi các văn bản khác trong Thánh Kinh Tân Ước. Tuy nhiên chứng tá của thánh Phaolô vô cùng qúy báu. Cho dù đơn sơ, chứng tá đó của vị tông đồ dân ngoại tuyên bố rằng con người của Đức Maria gắn liền với chương trình cứu độ của Thiên Chúa một cách mật thiết và sinh động. ”Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ”Abba, Cha ơi!”. Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4,4-7).

        Như vậy, để nhập thể làm người Đức Giêsu Kitô đã cần có một người mẹ, để trở thành Anh Cả trong gia đình nhân loại mới, một nhân loại được cứu chuộc trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha, đồng thừa kế với Đức Giêsu Kitô, và cũng được trở thành con của Mẹ Maria, người ”đàn bà” đã sinh ra Chúa Cứu Thế.

 TMH  01
Linh Tiến Khải


by Tháng Tám 27, 2012 Comments are Disabled Thánh Mẫu học