Ung thư

Có nhiều câu hỏi đã có câu trả lời trong các mục dược thảo

Kính thưa các bạn,

Có nhiều thắc mắc đã có câu trả lời trong các tiết mục bệnh, dược thảo vv..

Xin các bạn vào mục tìm bài và đánh tên bệnh vào có thể sẽ có câu trả lời,

Những gì chúng tôi đăng là một số đúc kết các tài liệu, và kinh nghiệm được chính các bệnh nhân chia sẻ, phổ biến để may ra có giúp cải tiến sức khỏe của chúng ta hay không thôi.

Chúng tôi không phải là các bác sĩ hay chuyên viên nên không có tham vọng trả lời hết các thắc mắc của các bạn.. Riêng với các dược thảo, có thể hợp với người này mà không hợp với người khác. Vả việc cải tiến sức khỏe liên quan nhiều tới cách ăn uống, các thực phẩm và nhịp sống tiết độ của từng người, cũng như nhiều yếu tố nội tại và ngoại tại khác.

TDMVSK

CẨN THẬN KẺO BỊ LỪA ĐẢO

Kính xin mọi người lưu ý

Trong thời gian qua có một số người mạo danh các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ để loan tin quảng cáo bán thuốc, lừa đảo các bệnh nhân trên Facebook.

KHÔNG CÓ GIÁM MỤC, LINH MỤC HAY TU SĨ NÀO LÀM CHUYỆN ĐÓ CẢ.

XIN ĐỪNG TIN ĐỂ KHỎI BỊ LỪA .

TDMVSK

Các loại trái cây dinh dưỡng

CÁC LOẠI TRÁI CÂY DINH DƯỠNG

  1. DANH SÁCH CÁC TRÁI CÂY CHỨA NHIỀU CALO NHẤT

Trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe, vì chúng cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, làn da và tăng cường sức khỏe. Đặc biệt khi so sánh với các loại quả khác các trái cây sau đây chứa nhiều calo, chất béo và carb giúp tăng cân.

  1. Chuối

Chuối chứa nhiều dưỡng chất, tinh bột và calo. Một trái chuối chứa các dưỡng chất sau đây: calo 105kcal; 1 gr protein; 0,4 gr chất béo; 27 gr carbs; 3 gr chất xơ; vitamin B6; mangan. Ngoài ra chuối còn chứa rất nhiều vi chất khác. Đặc biệt chuối xanh chín còn chứa rất nhiều kháng tinh bột có thể đi qua đường tiêu hóa mà không bị tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho biết liên quan giữa kháng tinh bột và việc gia tăng sức khỏe. Chuối là món ăn rất tiện lợi có thể kết hợp với nhiều món ăn khác.

  1. Trái bơ

Bơ có rất nhiều giá trị dinh dưỡng gây ngạc nhiên, rất giàu hàm lượng calo và chất béo tốt. Một nửa trái bơ chứa các dưỡng chất sau đây: calo 161kcal; 2 gr protein; 15 gr chất béo; 8.6 gr carbs; 7 gr chất xơ; vitamin K; folate.

Bơ cũng rất giàu nhiều loại vi chất khác, bao gồm kali và vitamin K, C, B5, B6. Bơ rất dễ ăn và có thể làm được nhiều  món ăn rất ngon. Nên ăn bơ với salat hay ăn kèm với bánh mì như nguồn protein tương tự như protein từ trứng. Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, tức thực phẩm chứa chất béo tốt và hàm lượng đạm cao ngang với sữa tươi. Trung bình một trái bơ chín cung cấp tới 370calo. Ngoài ra hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong trái bơ cũng rất cao, giúp tăng cường sức khỏe, giảm các nguy cơ ung thư, tốt cho xương.

  1. Cùi dừa

Cùi dừa chứa rất nhiều loại khoáng chất quan trọng, bao gồm phốt pho và đồng. Nó không chỉ cung cấp nhiều chất béo tốt mà còn cho nhiều calo nữa. 28 gr cùi dừa cung cấp những chất dinh dưỡng sau đây: calo 99kcal; 1 gr protein; 9.4 gr chất béo; 4.3 gr carbs; 2.5 gr chất xơ; mangan, selen.

Trong 80 gr dừa có 240 calo, 23 gr chất béo bão hòa; 1.1 gr chất béo không bão hòa.

Có thể ăn cùi dừa theo nhiều cách khác nhau, một mình hay kèm với salat hay trái cây để xay sinh tố.

  1. Xoài

Xoài cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài đồng, xoài còn là nguồn cung cấp một số vitamin B, vitamin A, và vitamin E. 165 gr xoài cung cấp hàm lượng các dưỡng chất: calo: 99kcal; 1.4 gr protein; 0,6 gr chất béo; 25 gr cabs; 3 gr chất xơ; vitamin C; Folate.

Là trái ngon bổ, sinh tố xoài tuyệt vời và có thể dùng xoài để chế salat.

  1. Trái cam

Cam chứa rất nhiều vitamin C và glucose cũng như có nhiều hàm lượng vi chất tốt.

  1. Dứa (thơm)

Dứa chứa nhiều nước, gluxit, canxi, sắt, phốt pho, vitamin, đặc biệt là enzyme Bromelin giúp chữa viêm gan cấp tính. Có thể dùng dứa để chế nhiều món ăn ngon.

  1. Dưa hấu

Dưa hấu chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin A, C, betacaroten và lycopene. Một ly nước dưa hấu chứa 20 gr đường.

  1. Hồng xiêm

Hồng xiêm có nhiều calo. Có thể ăn hay xay sinh tố.

(“Phòng chống các bệnh nan y”

Nước ép trái cây và củ quả chống ung thư

  1. NƯỚC ÉP TRÁI CÂY VÀ CỦ QUẢ CHỐNG UNG THƯ

Nước ép trái cây và củ quả giúp các tế bào ung thư tự tái tạo và mau phục hồi. Đó là lý do giải thích tại sao trong chương trình tẩy lọc cơ thể và chữa trị ung thư bác sĩ J. Christopher và bác sĩ Schulzt đề nghị cứ một tuần uống nước cà rốt tươi, một tuần uống nước táo và một tuần uống nước nho, ít nhất 1 lít mỗi ngày, liên tục thay đổi cho tới khi khỏi bệnh. Song song là các loại thảo dược cần thiết giúp phục hồi theo chương trình chi tiết của từng ngày, như được trình bầy trong cuốn sách tựa đề “Không có bệnh gì là không chữa được”.

Sau đây là danh sách 9 loại nước ép củ quả giúp phòng chống ụng thư:

  1. Nho đỏ

Nho đỏ chứa resveratrol, một chất chống oxy hóa mạnh, giúp chống bệnh ung thư. Đồng thời nho chứa hợp chất resveratrol dễ dàng ức chế các chất men (enzyme) có nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra ăn nho rất có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể con người.

  1. Củ cải đường

Củ cải đường đã được dùng để trị ung thư trong nhiều thế kỷ. Rễ củ cải còn có tác dụng tái tạo tế bào corpucies của hồng huyết cầu để cung cấp oxy cho những tế bào hư hại vì ung thư. Đặc biệt củ cải đường còn giúp giải độc thận, gan và bạch huyết , thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào khỏe mạnh.

  1. Quả nhàu

Cây Nhàu mọc hoang tại vùng Đông Nam Á, Tây Ấn Độ và Hawaii. Ở Việt Nam cây nhàu mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam. Nó là loại quả hữu hiệu trong việc phòng chống ung thư giai đoạn đầu, vì nó có thể giết chết các tế bào ung thư và sinh sản các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Nó cũng phóng to các tế bào tạo thuận tiện cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng chống ung thư.

  1. Bưởi

Nước ép của bưởi có thể làm giảm khả năng tổn thương của ruột kết. Bưởi chứa limonene, một phytochemical tức hoạt chất dinh dưỡng tốt cho hoạt động của hệ miễn dịch để phá vỡ các chất gây ung thư, ngăn ngừa bệnh ung thư. Nó cũng chứa monoterpene có khả năng quét sạch các chất gây ung thư vú ra khỏi cơ thể. Ngoài ra bưởi còn chứa lượng vitamin C lớn, giúp cơ thể dẻo dai, năng động suốt cả ngày.

  1. Mãng cầu xiêm

Nước ép mãng cầu xiêm được sử dụng trong hầu hết các điều trị hóa xạ trị ung thư. Vì chất Xeronine trong mãng cầu xiêm tạo ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ trên ung thư. Nó chỉ giết chết các tế bào ung thư, và không gây ảnh hưởng trên các cơ phận khác của cơ thể. Nước mãng cầu xiêm có thể điều trị nhiều loại ung thư khác nhau bao gồm cả ung thư phổi, tuyến tiền liệt, vú và ruột kết.

  1. Quả Việt quất và quả Anh đào

Việt quất và Anh đào là những trái cây vô cùng hữu ích cho các bệnh nhân ung thư phổi. Cả hai loại quả này đều chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn nhiễm của cơ thể và mang đến kết quả trị bệnh ung thư phổi khả quan hơn.

100 gr Anh đào, 100 gr Việt quất rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, uống liền sau khi xay. Mỗi ngày uống 1 ly vào buổi sáng để có được hiệu quả trị bệnh tối ưu.

  1. Cà rốt

Cà rốt chứa rất nhiều vitamin B6 và amino axit methionine. Đây là các hợp chất có khả năng phòng chống và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi hữu hiệu. Một nghiên cứu năm 2010 cho biết phần lớn các bệnh nhân ung thư phổi thường thiếu hụt các loại vitamine này. Do đó, thường xuyên uống nước ép cà rốt cũng là bí quyết giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân và giúp các tế bào ung thư tự tái tạo. Có thể uống cả bã nếu muốn. Uống một ly nước cà rốt mỗi sáng không chỉ giúp chữa bệnh ung thư mà còn giúp sáng mắt và đẹp da nữa.

  1. Quả lựu

Theo nghiên cứu của ông N. Khan công bố trên tạp chí nghiên cứu ung thư năm 2018, nước lựu có thể ngăn chặn và làm giảm kích thước của khối u trên chuột. Nhiều người đã thử uống nước lựu và cảm nghiệm được tín hiệu tốt đẹp của nó.

1 quả lựu, ½ trái chanh (nếu muốn) bổ làm 4 xay nhuyễn cả vỏ lựu. Uống ngay sau khi xay, không để thừa hay bỏ tủ lạnh. Mỗi ngày uống 1-2 ly sau mỗi bữa sáng và trưa, liên tục trong 3 tháng sẽ thu được kết quả trong việc điều trị ung thư phổi.

  1. Củ dền

Củ dền rất giầu vitamin A,C,B, kali, sắt, magiê… cùng nhiều hợp chất chống oxy hóa, giúp tiêu diệt các gốc tự do mầm giống của những tế bào ung thư nguy hiểm.

1-2 củ dền rửa sạch, gọt vỏ, bổ miếng vừa ăn bỏ vào máy xay nhuyễn, chắt lọc lấy nước, uống ngay sau khi xay. Tốt nhất là uống vào buổi sáng khi dạ dầy trống. Sau đó 30 phút hãy ăn sáng. Với các bệnh nhân giai đoạn đầu, có thể uống thêm một ly nước ép củ dền vào lúc 17 giờ chiều mỗi ngày.

 

(“Phòng chống các bệnh nan y”)

 

 

 

Bắp cải và khả năng chữa bệnh kỳ diệu

  1. Bắp cải và khả năng chữa lành kỳ diệu nhiều loại bệnh

Sau khi bạn đọc xong bài này, thì khi ngồi ở bàn ăn lần tới, bạn sẽ nhìn đĩa rau BẮP CẢI (cabbage) với với sự trân trọng và sự hiểu biết về các đặc tính giúp cơ thể tự chữa lành thật không ngờ của bắp cải.

       Bác Blanc viết như sau vào năm 1881: “Vào năm 1880, một người đánh xe ngựa ở một làng nhỏ nước Pháp bị ngã xuống đất, và bánh xe cán qua chân anh. Tai nạn này thường xẩy ra vào thời bấy giờ. Hai bác sĩ cho rằng cưa chân là việc cần thiết phải làm. Một bác sĩ giải phẫu được mời đến hội ý, ông đồng ý, và cuộc giải phẫu ấn định vào sáng hôm sau. Nhưng lúc 5 giờ chiều hôm đó, cha sở, Loviat Claude, khuyên mẹ anh lấy lá bắp cải đắp vào chân bị thương cho anh. Hiệu qủa kỳ diệu là anh ngủ ngon suốt đêm. Khi anh vừa thức giấc, cũng là lúc các bác sĩ đến để sửa soạn cho việc cưa chân, họ nhận thấy anh có thể di chuyển chân được. Lớp bắp cải được lấy ra để lộ bắp chân không còn sưng nữa và màu sắc cũng khá hơn. Tám ngày sau, chân anh khỏi hoàn toàn và anh đi làm trở lại.

Bắp cải thông thường đã góp phần quan trọng cho sự sống của con người hơn 4.000 năm. Dược tính của bắp cải, căn cứ trên kinh nghiệm thực tế, có nền tảng khoa học. Hippocrates nói rằng các y bác sĩ không nên ngần ngại theo ý kiến của dân gian những gì hữu ích cho y học. Bây giờ chúng ta biết rằng y học truyền thông dân gian về bắp cải đã đã đứng vững với thời gian và thử nghiệm khoa học.

Hai báo cáo y học khác sử dụng bắp cải đáng chú ý:

-Một thợ làm đồng hồ bị nấm eczema ở cả hai bàn tay đau nhức nhiều trong một năm khiến anh không thể làm việc được. Hai bàn tay bị viêm cấp tính, móng tay tách khỏi nền móng, muốn rụng ra. Đắp lá bắp cải cho anh hai lần mỗi ngày, trong vài ngày đã giúp giảm đau, vì dòng nước trong được rút vào trong lớp đắp. Tiếp tục đắp như vậy trong hai tháng, anh được khỏi hẳn.

-Năm 1875, một ông 75 tuổi bị hoại tử mạch máu ở bắp chân và bàn chân bên phải. Da đã đen lại và phía trước bàn chân đang thối rữa. Người ta dùng lá bắp cải đắp chung quanh chân, da chân đã đổi từ màu đen sang màu nâu rối màu đỏ, sau cùng trở về màu khỏe mạnh tự nhiên. Ba tuần sau, bác sĩ Blanc viết trong hồ sơ là anh đã tiến triển đáng kể.

Vẫn chưa khám phá vì đâu lá bắp cải có được tính chất chữa lành qúy gía như vậy. Chúng ta chỉ biết rằng lá bắp cải có sức rút máu mủ cách đặc biệt. Nhờ rút ra được chất độc lỏng từ những vùng nhỏ, mà bắp cải đẩy mạnh sự chữa lành và làm liền da, vì vậy ngăn ngừa được các biến chứng phức tạp.

Thành tích lâu dài trong lịch sử qua việc chữa trị dùng lá bắp cải, với nhiều bệnh khác nhau, từ những thương tích đơn giản đến  phức tạp, đau thấp khớp, đau dây thần kinh mặt, nhức  đầu, loét chân, bệnh than (anthrax), và nhiều bệnh khác. Bắp cải tươi sống trong món salad, nước ép, hoặc hấp, đều có các đặc tính trội vượt hẳn cho rất nhiều loại bệnh khác nhau.

Hippocrates đặc biệt ưa chuộng rau bắp cải. Khi bệnh nhân bị đau bụng dữ dội, ông liền cho toa ăn một đĩa rau bắp cải luộc với muối.

        Erasistratus dùng bắp cải như phương thuốc hiệu năng để chữa bệnh tê liệt.

        Pythagoras, và triết học gia khác, viết sách, trong đó họ đề cao các tính chất tuyệt vời của bắp cải.

        Cato cho rằng bắp cải chữa trị mọi bệnh; và ông sử dụng nó như là một thuốc chữa bách bệnh để bảo vệ gia đình khỏi các bệnh dịch. Cato cho biết thêm rằng người La Mã suốt trong 600 năm dùng bắp cải mà không cần đến sự trợ giúp nào của thầy thuốc.

Người La Mã dùng bắp cải để chữa nhiều bệnh nội thương lẫn ngoại thương khác nhau như thuốc xổ, thưốc khử trùng, thuốc đắp. Lính La Mã đắp bắp cải lên vết thương của họ.

Rembert Dodens, bác sĩ Hà Lan thời Maximilian II, và Rudolph, năm 1557 đã viết trong quyển ‘History of Plants – Lịch sử các loài thực vật’ như sau:

“Nước ép bắp cải làm mềm bụng và giúp dễ xổ. Nó làm sạch và chữa trị những vết loét cũ. Nước ép bắp cải trộn với mật ong  xi-rô chữa khàn giọng và ho. Lá, khi luộc sơ tái chín đắp trên các vết loét mãn tính (chronic ulcers), làm dịu và chữa lành chúng, và hỗ trợ trong việc làm tan bướu và làm lành các vết thương.

        Các bác sĩ ngành Y ở Paris đã viết vào năm 1829 (Universal Dictionary of Materia Medica): “Bắp cải là một trong các thứ mua dùng có giá trị qúy báu nhất của con người. Nó chống lại bệnh còi do thiếu vitamin C (scurvy), nó ngăn chặn bệnh gút, các lá non mềm được đắp lên các vết thương và hạt trị giun sán.

Một bác  trong những năm của thế kỷ XIX đã phòng ngừa cho ông và gia đình qua nhiều năm chống lại các bệnh dịch mùa đông nhờ ăn rau bắp cải luộc hàng ngày.  Ông đề nghị cách chữa cảm lạnh và viêm thanh quản như sau: 500 g nước ép bắp cải tím, 3 g nghệ, 250 g mật ong và đường, tất cả nấu lên cho thành xi-rô. Mỗi lần uống 1 muỗng canh hòa trong một ly nước trà, ngày 3-4 lần.

Bác Blanc viết: “Bắp cải là liệu pháp chữa trị cho người nghèo, không gì đơn giản hơn bắp cải. Dùng đắp bên ngoài rất dễ, hiệu qủa nhanh chóng và không có hại. Người ta có thể thấy ngay được tận mắt. Các lợi ích rất nhiều, và tôi thách bất cứ ai tìm ra một lý do nào chính đáng cho việc không nên dùng bắp cải trong trị liệu.”

Việc chuẩn bị bắp cải như sau:

Rửa lá hoặc ngâm vài phút trong nước được vắt vào một lát chanh. Lau khô, dùng dao hay kéo cắt bỏ phần sườn cứng ở giữa.

Nếu muốn đắp lên vết loét hay vết thương nhạy cảm: dùng cái chày hay chai nước lăn tròn trên lá cho lá dập ra, nước bắp cải sẽ chảy ra trên mặt, sẵn sàng để đắp. Một, hai hay ba lần đắp tùy theo tình trạng vết thương. Lấy miếng vải dầy phủ lên trên và tiếp tục việc đắp trong vài gìơ, thường là cả đêm, hay suốt ngày nếu đau nhức làm cho không ngủ được.

Nếu vết loét sưng và ngứa, ngâm lá bắp cải trong dầu dừa, (hay dầu oliu, dầu mè) 30 phút. Việc này sẽ làm dịu mô viêm cũng như chống nhiễm trùng và hỗ trợ việc chữa lành.

Khi đắp lá bắp cải trên vết thương nhiễm trùng, ung loét, hay nấm eczema rỉ nước nhớ đắp các lớp chồng lên nhau như lợp mái nhà để có chỗ cho máu mủ, chất lỏng chảy ra giữa các lớp.

Khi điều trị đau lưng, đau khớp, hoặc các bệnh khác nhau do dây thần kinh hoặc bàng quang, thuốc đắp lá bắp cải giúp thuyên giảm nhanh chóng. Thuốc đắp được chuẩn bị như saunấu sôi rồi hạ lửa nhỏ xuống 20 phút 2-4 lá bắp cải với 2 lát hành tây và 3-4 nắm cám gạo mì với 1 chút nước. Khi nước cạn, cho vào gạc băng và đắp nóng trong 1-2 giờ, hay cả đêm. (Không bao giờ đắp nóng lên vùng bụng đau nhức). Chỉ có bác sĩ mới chần đoán chính xác nguyên nhân của chứng đau bụng này, và đắp nóng lên vùng viêm ruột thừa hay nhiễm trùng buồng trứng có thể có hại).

Bác sĩ Garnett-Cheney, giáo sư tại Trường Y khoa Stanford, xuất bản một báo cáo liên quan đến việc sử dụng nước ép bắp cải trong điều trị loét dạ dày. Trong 65 trường hợp được báo cáo, có  62 trường hợp được chữa khỏi vào cuối tuần thứ ba. Bắp cải được dùng để chữa bệnh thiếu máu của động vật thí nghiệm gây ra bởi một chế độ ăn uống chỉ dùng sữa.

Trong nghiên cứu tại Đại học Texas. Tiến sĩ W. Shive chiết xuất từ bắp cải một chất mà ông gọi là Glutamine, hữu ích trong việc điều trị chứng nghiện rượu và loét dạ dày.

Bắp cải có giá trị vô vàn đối với phụ nữ mang thai, cho bệnh nhân thiếu máu, mệt mỏi, nhiễm trùng, bị ký sinh trùng đường ruột, có sạn, và viêm khớp.

Chúng tôi liệt kê một số bệnh mà bắp cải được sử dụng để chữa trị:

Mụn trứng cá : Thoa lên mụn nước ép bắp cải trước nếu muốn, rồi đắp lá bắp cải. Ăn bắp cải hay uống nước ép cũng hữu hiệu.

Nghiện rượu: Ăn bắp cải, hấp chín hoặc ăn sống và uống nước ép bắp cải.

Thiếu máu: Uống một hoặc hai ly nước ép bắp cải mỗi ngày.

Phỏng: Đắp lá bắp cải nghiền trên vùng bị phỏng để giảm đau và gia tăng việc chữa lành.

Xơ gan: Uống nước ép bắp cải và ăn bắp cải sống hoặc hấp chín.

Viêm đại tràng: Đáp 3 hoặc 4 lớp lá bắp cải trên bụng mỗi buổi tối băng lại để không rớt qua đêm. Đồng thời uống nước ép giữa các bữa ăn.

Táo bón: Uống vài ly nước luộc bắp cải mỗi ngày.

Tiêu chảy: Đắp lá bắp cải trên vùng bụng ban ngày, đắp tiếp lớp mới ban đêm và uống nước bắp cải luộc.

Nhức đầu: Đắp lá bắp cải lên trán và sau gáy, để qua đêm. Đắp trên vùng gan cũng có thể là cần thiết.

Côn trùng cắn: Xoa một lá bắp cải nghiền trên vết cắn.

Bệnh thận: Đắp lá bắp cải trên vùng thận suốt đêm và vài giờ trong ngày.

Đau bụng kinh nguyệt: Đắp lá bắp cải trên vùng bụng dưới trong vài giờ.

Bong gân: Buộc 3-4 lá bắp cải dầy chung quang vùng bị bong gân, để suốt đêm.

Lần tới khi bạn thấy cây bắp cải tầm thường, hãy nhớ rằng nhiều người qua nhiều thế kỷ đã dùng nó để được chữa lành nhiều loại bệnh thể lý.

GHI CHÚ:

Bắp cải nếu làm dưa chua không gây bướu cổ, trái lại nó nuôi dưỡng tuyến giáp trạng. Nó giàu vitamin và chất khoáng cần thiết cho tuyến giáp. Thay vì ăn sống nếu làm dưa rau cải sẽ giúp tiêu hóa các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, ngoài ra nó còn làm tăng chất dinh dưỡng lên gấp trăm lần. Nấu chín rau bắp cải cũng loại trừ các tác nhân ảnh hưởng đến tuyến giáp.♦

 

Ngũ cốc nguồn cung ứng nền tảng

  1. Ngũ cốc nguồn cung ứng nền tảng

Trong số hàng trăm thực phẩm nuôi sống con người ngũ cốc là nguồn dinh dưỡng quan trọng đầu tiên vì các lợi ích của chúng.

  1. Các lợi ích của ngũ cốc

1) Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào

Các loại ngũ cốc chính là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo cho cơ thể nên thường được chọn là món ăn sáng để bắt đầu ngày mới năng động. Bạn sẽ có đủ năng lượng để hoạt động trong suốt ngày dài chỉ với một bát ngũ cốc. Ngoài ra, thực phẩm này còn có giá thành vừa phải nên ngày càng trở nên phổ biến.

2) Hàm lượng khoáng chất cao

Trong các loại ngũ cốc dinh dưỡng, có đến 95% khoáng chất chứa trong đó là gốc sulfat và photphat của magiê, kali và canxi. Đây còn là nguồn chứa lượng lớn photpho, hay còn gọi là phytin. Các phytates thường có tác dụng làm giảm đáng kể quá trình hoạt động của sự hấp thu chất sắt. Trong đó, loại chưa tinh chế thường có chứa mức phytates cao hơn loại tinh chế.

Sau khi hạt nảy mầm, các phytates thường bị giảm đi do sự phân hủy của các enzyme, trong khi hàm lượng chất sắt lại tăng lên. Đây là lý do tại sao bột ủ mạch nha của nhiều ngũ cốc được cho là có giá trị dinh dưỡng cao hơn loại bột ngũ cốc thông thường. Ngoài ra, ngũ cốc còn cung cấp một ít lượng chất kẽm, đồng và mangan. Gạo là loại ngũ cốc chứa hàm lượng chất sắt và canxi ít nhất.

3) Ngăn ngừa các dạng bệnh ung thư

Ngũ cốc nguyên cám đã được chứng minh là có khả năng làm giảm tỷ lệ hình thành căn bệnh ung thư vú, nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ. Ngoài ra, đây còn là nguồn giàu các phytosterol hay các steroid thực vật, cùng estrogen thực vật, dưỡng chất có khả năng kích thích quá trình sản sinh hormone estrogen trong cơ thể. Thực tế, phytosterol có thể kết hợp với các thụ thể estrogen trong mô vú, từ đó ngăn chặn các hormone estrogen thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư vú.

Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh ung thư đường ruột có thể được phòng tránh bằng cách ăn các sản phẩm làm từ bột lúa mạch nguyên cám hoặc những loại ngũ cốc giàu chất xơ. Các phytesterol chứa trong ngũ cốc còn có tác dụng tăng cường sự chuyển động của phân qua ruột già, từ đó thúc đẩy quá trình bài tiết diễn ra đều đặn. Điều này giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tái hấp thu các tạp chất vào máu qua thành đường ruột.

4) Hạn chế chứng táo bón

Hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa cả hai loại chất xơ, gồm chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan như cellulose, pectin và hemicellulose. Những loại chất xơ chứa trong lớp vỏ cám và nhân hạt ngũ cốc thường bị phân rã trong quá trình chế biến. Do đó, bạn sẽ càng dễ hấp thu những dưỡng chất này. Đây là nguyên nhân mà bạn nên tiêu thụ loại nguyên cám nhiều hơn nếu như đang gặp vấn đề về tiêu hóa như chứng táo bón nghiêm trọng.

Ngoài ra, ngũ cốc còn đóng vai trò hiệu quả trong việc cải thiện các chuyển động nhu động trong đường ruột, giúp tăng cường quá trình kết rắn phân, từ đó duy trì hệ bài tiết luôn sạch khỏe. Một số loại chứa hàm lượng cellulose khá cao, đồng thời mang đặc tính nhuận tràng mạnh mẽ, giúp chữa chứng táo bón. Gạo lứt có thể là một sự lựa chọn hoàn hảo.

5) Duy trì đường huyết khỏe mạnh

Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột, hàm lượng chất xơ trong ngũ cốc còn có tác dụng làm chậm tốc độ tiết ra glucose từ nguồn thức ăn, nhờ đó duy trì mức đường trong máu luôn ở ngưỡng khỏe mạnh. Do đó, những loại không đường có thể là lựa chọn phù hợp đối với những người bị tiểu đường hoặc cần kiểm soát đường huyết.

6) Cung cấp protein dồi dào

Protein chính là dưỡng chất có mặt trong hầu hết các loại hạt ngũ cốc. Protein đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng và giúp nuôi dưỡng cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hàm lượng các loại protein thường chứa trong ngũ cốc còn được gọi là protein gluten. Gluten, hợp chất chứa đặc tính đàn hồi đáng kinh ngạc cùng tính linh hoạt, thường xuất hiện trong nhiều loại hạt nguyên cám cũng như một số loại ngũ cốc. Tuy nhiên, vì không phải ai cũng có thể hấp thu gluten, bạn nên xem kỹ bao bì sản phẩm để chọn mua những loại phù hợp với gia đình.

Thông thường, các loại ngũ cốc thường chứa từ 6–12% protein, tuy nhiên lại thiếu hụt lysine. Hàm lượng protein chứa trong mỗi loại sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hạt khác nhau. Ví dụ như gạo thường chứa ít protein hơn so với hầu hết các loại ngũ cốc khác. Do đó, thay vì ăn cơm, bạn nên chọn dùng ngũ cốc vào bữa ăn sáng để tăng cường tiếp thu dưỡng chất, giúp cơ thể luôn năng động và hoạt động tối ưu.

7) Bổ sung nhiều loại vitamin

Nếu bạn gặp tình trạng thiếu hụt vitamin B, hãy thêm ngũ cốc vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Đó là thực phẩm chứa các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của sức khỏe, giúp nuôi dưỡng nhiều cơ phận quan trọng trong cơ thể.

Hầu hết các loại vitamin chứa trong ngũ cốc đều nằm ở phần lớp vỏ cám bên ngoài, tuy nhiên, quá trình tinh chế có thể khiến cho ngũ cốc mất bớt đi lượng vitamin B vốn có. Do đó, thay vì sử dụng loại ngũ cốc tinh chế, hãy mua loại nguyên hạt để hấp thu tối đa hàm lượng dinh dưỡng.

Ngoài ra, có một số loại có chứa hàm lượng enzyme cao, bao gồm protease, amylase, lipases, and oxidoreductase, những chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, trong một số loại ngũ cốc tăng cường hoặc dinh dưỡng, chẳng hạn như sản phẩm dành cho người cao tuổi còn chứa thêm các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA) và folic (vitamin M).

8) Giảm khó chịu của nhiều bệnh

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng sự tăng cường tiêu thụ rau củ, trái cây và cả những sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng giúp làm giảm nguy cơ gây nên hàng loạt các loại bệnh, đồng thời chống lại sự hoành hành của nhiều bệnh tật khác.

Không thể kể hết tên các loại ngũ cốc có trên năm châu. Sau đây là danh sách một số ngũ cốc chính phổ biến nhất.

2.  Danh sách các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt nhất cho sức khỏe

Các loại ngũ cốc ở dạng chưa qua chế biến được gọi là ‘ngũ cốc nguyên hạt’, và là một nguồn phong phú vitamin, khoáng chất, carbohydrate, chất béo, dầu và protein. Do hàm lượng năng lượng cao, những người ăn kiêng chỉ nên ăn một lượng nhỏ mỗi ngày.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp một lượng đầy đủ các lợi ích sức khỏe, không giống như các loại ngũ cốc tinh chế, bị tước bỏ các chất dinh dưỡng có giá trị trong quá trình tinh chế.

Ngũ cốc nguyên hạt có ba phần: cám (lớp ngoài dinh dưỡng), mầm (phôi giàu dinh dưỡng của hạt) và nội nhũ (nguồn cung cấp thức ăn của mầm, chứa nhiều tinh bột). Cám là lớp ngoài giàu chất xơ cung cấp vitamin B , sắt , đồng, kẽm , magiê , chất chống oxy hóa và phytochemical.

Chất phytochemical là hợp chất hóa học tự nhiên trong thực vật đã được nghiên cứu về vai trò của chúng trong phòng chống dịch bệnh. Mầm là cốt lõi của hạt giống nơi tăng trưởng xảy ra; Nó rất giàu chất béo lành mạnh, vitamin E , vitamin B, chất phytochemical và chất chống oxy hóa. Nội nhũ là lớp bên trong chứa carbohydrate, protein và một lượng nhỏ một số vitamin B và khoáng chất.

Những thành phần này có tác dụng khác nhau trên cơ thể chúng ta:

  • Cám và chất xơ làm chậm quá trình phân hủy tinh bột thành glucose do đó duy trì lượng đường trong máu ổn định thay vì gây đột biến.
  • Chất xơ giúp giảm cholesterol cũng như di chuyển chất thải qua đường tiêu hóa.
  • Chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu nhỏ có thể kích hoạt các cơn đau tim hoặc đột quỵ.
  • Chất phytochemical và các khoáng chất thiết yếu như magiê, selen và đồng có trong ngũ cốc nguyên hạt có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư.

Việc phát minh ra các nhà máy công nghiệp vào cuối thế kỷ 19 đã thay đổi cách chúng ta chế biến ngũ cốc. Cám và mầm bị loại bỏ và chỉ để lại nội nhũ mềm, dễ tiêu hóa. Nếu không có cám xơ, hạt sẽ dễ nhai hơn.

Các loại ngũ cốc chế biến cao có chất lượng dinh dưỡng thấp hơn nhiều. Lúa mì tinh chế tạo ra bột mịn làm cho bánh mì và bánh ngọt nhẹ, nhưng quá trình này lấy đi hơn một nửa vitamin B của lúa mì, 90% vitamin E và gần như toàn bộ chất xơ.

Nên sử dụng thực phẩm ngũ cốc nguyên chất có nhiều chất xơ và vitamin trong ngũ cốc nguyên hạt. Ăn ngũ cốc nguyên hạt trong các dạng thức như gạo lức, lúa mạch, yến mạch, ngô và lúa mạch đen là những lựa chọn tốt cho sức khỏe, vì chúng duy trì các lợi ích dinh dưỡng của ngũ cốc nguyên hạt mà không cần thêm bất kỳ thành phần nào.

1)Gạo nếp

Gạo nếp là 1 thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đứng đầu là nếp cẩm được xem như một siêu thực phẩm dinh dưỡng. Một thìa gạo nếp cẩm chứa một lượng đáng kể vitamin E, chất xơ, sắt và chất chống oxy hóa.

2) Gạp tẻ còn cám

Là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, chất protein, vitamin (B1, B2, niacin, vitamin E), chất sắt, kẽm và nhiều chất khoáng (Magie, Photpho, Kali, Canxi). Gạo nguyên cám giữ được những thành phần dinh dưỡng quý giá trong gạo tốt hơn so với gạo trắng.

Gạo có lẽ là loại ngũ cốc được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là ở những nước châu Á.

3) Yến mạch

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc nguyên chất tốt nhất cho sức khỏe, vì giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như vitamin B, và các khoáng chất như sắt và magie. Một chén yến mạch (117 gr) cung cấp 4 gr chất xơ, 18% photpho và selen, 16% kẽm và 68% mangan. Yến mạch không chưa gluten tự nhiên.

Hơn nữa, yến mạch rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là avenanthramide. Chất chống oxy hóa này có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư ruột kết và hạ huyết áp.

Yến mạch cũng là một nguồn beta-glucans tuyệt vời, một loại chất xơ hòa tan hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Một phân tích của 28 nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu beta-glucans có thể làm giảm cholesterol xấu LDL và cholesterol toàn phần.

Được xem là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6, các loại thực phẩm được làm từ yến mạch cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho, sử dụng loại bột này giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngừa ung thư. Hơn nữa, trong bột yến mạch có chứa nhiều chất xơ làm hòa tan beta-glucan mang nhiều lợi ích, giúp làm giảm cholesterol và lượng đường trong máu, thúc đẩy gia tăng vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột và tăng cảm giác no. Do đó, bột ngũ cốc yến mạch thực sự là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho thực đơn hằng ngày.

4) Lúa mì

Lúa mì nguyên chất là một loại ngũ cốc phổ biến và vô cùng linh hoạt. Đây là một thành phần quan trọng trong các sản phẩm nướng, mì ống, mì, couscous, bulgur và semolina.

Mặc dù lúa mì rất phổ biến, nó cũng gây tranh cãi do hàm lượng gluten của nó. Gluten là một loại protein có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch có hại ở một số người.

Tuy nhiên, nếu bạn thuộc về phần lớn những người có thể dung nạp gluten, lúa mì nguyên chất là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của bạn, vì nó là một nguồn giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Cẩn thận chỉ chọn những thực phẩm có nhãn lúa mì nguyên chất,  vì nó chứa toàn bộ hạt, bao gồm vỏ trấu, cám và nội nhũ. Ngược lại, lúa mì thông thường được tước vỏ trấu và cám, được nạp chất dinh dưỡng.

5) Lúa mạch đen nguyên hạt

Có 2 loại lúa mạch là nguyên cám và nguyên hạt. Lúa mạch chính là thành phần chính trong công thức vô số các thực phẩm như bánh mì, các loại bánh quy, mì ống, bánh kem, bánh ngọt, bánh xếp, bánh rán hay trong rất nhiều loại ngũ cốc ăn sáng.

Lúa mạch đen là một thành viên của gia đình lúa mì và đã được tiêu thụ trong nhiều thế kỷ. Nó thường bổ dưỡng hơn lúa mì và chứa nhiều khoáng chất với ít carbs hơn. Đó là lý do tại sao bánh mì lúa mạch đen không làm tăng lượng đường trong máu nhiều như lúa mì.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn bánh mì lúa mạch vào bữa sáng có tác dụng khuyến khích sự phát triển của các lợi khuẩn trong đường ruột và lúa mạch cũng có hiệu quả như vậy. Không những thế, lúa mạch còn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Một lý do khác là bột lúa mạch đen có nhiều chất xơ – một loại bột lúa mạch đen 3,5 ounce (100g) cung cấp 22,6 gram chất xơ, chiếm 90% giá trị hàng ngày của người trưởng thành.

Nghiên cứu cho thấy chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thụ carbs trong ruột, gây ra sự gia tăng chậm nhưng ổn định của đường trong máu.

Lúa mạch đen chính là loại ngũ cốc quan trọng thường được sử dụng trong rất nhiều thực phẩm, bao gồm bánh mì, bia rượu, vodka, bột làm các loại bánh ngọt.

Bột lúa mạch đen có nhiều dạng như ánh sáng, trung bình, tối, bột lúa mạch đen và pumpernickel. Hai loại ánh sáng và trung bình thường là tinh chế, không được coi là ngũ cốc nguyên hạt như bột lúa mạch đen và bột pumpennickel.

 

6) Kiều mạch

Mặc dù tên của nó có thể đánh lừa bạn, kiều mạch không liên quan đến lúa mì. Đó là một hạt giống được sử dụng theo cách tương tự như ngũ cốc. Loại ngũ cốc này thường được sử dụng làm nguyên liệu chính trong món bánh kếp, mì ống hoặc cháo. Tương tự lúa mạch, đây cũng thuộc nhóm ngũ cốc được ưa chuộng vì cung cấp hàm lượng protein và axit amino khá cao. Trong kiều mạch có chứa tới chín loại axit amin thiết yếu, giàu protein toàn phần và vitamin B.

Trong Đông Y, người ta dùng nó để làm thành phương thuốc chữa các bệnh như bạch đới, khí hư, ban xuất huyết, suy nhược cơ thể, hoặc ra nhiều mồ hôi.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hạt kiều mạch để làm nguyên liệu cho bánh kếp, mì soba hoặc thêm vào món salad.

Hạt kiều mạch được đóng gói với các chất dinh dưỡng như mangan, magiê, đồng, phốt pho, sắt, vitamin B và chất xơ. Chúng cũng tự nhiên không chứa gluten.

Hơn nữa, vỏ kiều mạch là một nguồn tinh bột kháng tuyệt vời, là một loại chất xơ ăn kiêng truyền đến đại tràng, nơi nó nuôi vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh bột kháng có thể cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu và sức khỏe tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân và sức khỏe tim mạch. Để nấu kiều mạch, chỉ cần thêm một chén hạt vào hai cốc nước và đun sôi. Giảm nhiệt và để lửa nhỏ lửa trong 10 – 15 phút hoặc cho đến khi mềm.

7) Hạt kê

Kê là một loại ngũ cốc cổ xưa hàng nghìn năm và được coi là một thành phần thực phẩm chính ở Ấn Độ, Trung Quốc, Châu Phi, Ethiopia, Nigeria và các nơi khác trên thế giới. Các giống Kê chính, bao gồm Kê ngọc trai, Kê đuôi chồn, Kê proso và Kê ngón tay.

Kê vô cùng bổ dưỡng và là một nguồn tuyệt vời cung cấp magiê, mangan, kẽm, kali, sắt, vitamin B và chất xơ. Trong hạt Kê có chứa nhiều mangan, là một khoáng chất quan trọng giúp xương và não bộ luôn dẻo dai, khỏe mạnh.

 

Nó cũng tự nhiên không chứa gluten. Nghiên cứu đã liên kết lượng kê với lợi ích sức khỏe như giảm viêm, giảm triglyceride máu và cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.

Hạt Kê thường được sử dụng để làm bia ở Châu Phi và bánh mì ở Ấn Độ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bột Kê cho món bánh kếp không chứa gluten, hoặc các loại bánh nướng xốp.

8) Gạo lứt

Trong thế giới của các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt là một “ngôi sao” tỏa sáng, vì những lợi ích sức khỏe mà nó đem lại cho con người.

Ba thành phần bổ dưỡng nhất của gạo lứt, bao gồm cám, mầm và nội nhũ. Những chất này đều không bị loại bỏ trong quá trình xay xát. Bên cạnh đó, gạo lứt còn rất giàu protein và chất xơ, cùng các khoáng chất và hợp chất thực vật lành mạnh khác.

Gạo lức là nguồn giàu các chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin nhóm B, đặc biệt là thiamin, riboflavin, niacin cùng các khoáng chất như sắt, kali, phốt pho và magiê, và chất chống oxy hóa: 3,5 ounce (100g) gói gạo lức nấu chín 1,8g chất xơ, trong khi gạo trắng 3,5 ounce chỉ cung cấp 0,6 gram chất xơ. Gạo lứt có chứa lignans, là chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm huyết áp, viêm và cholesterol LDL xấu.

Thường xuyên ăn gạo lứt có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol cao, kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu và nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó ngăn ngừa hiệu quả tình trạng táo bón.

Gạo lứt cũng không có gluten tự nhiên, làm cho nó trở thành một lựa chọn carb tuyệt vời cho chế độ ăn không có gluten.

Tuy nhiên gạo lứt không được tươi lâu như gạo trắng, vì vậy thời gian tốt nhất để sử dụng chúng là khoảng 6 tháng

 

9) Ngô

Ngô là một loại ngũ cốc nguyên hạt rất phổ biến. Đó là một loại lương thực chính trên khắp thế giới và được trồng với số lượng cao hơn lúa mì và gạo. Ngô nguyên chất, chưa qua chế biến có nhiều mangan, magiê, kẽm, đồng, phốt pho, kali, vitamin B và chất chống oxy hóa. Nó cũng tự nhiên không chứa gluten.

Ngô chứa lutein và zeaxanthin, là những chất chống oxy hóa có nhiều trong ngô vàng. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa các chất chống oxy hóa này và nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể thấp hơn, hai nguyên nhân hàng đầu gây mù.

Hơn nữa, ngô chứa một lượng chất xơ tốt. Một cốc (164g) ngô vàng luộc cung cấp 4,6 gram chất xơ, chiếm 18% so với DV.

Ngũ cốc từ ngô được đánh giá là ngũ cốc “vàng” như màu sắc của nó bởi bột ngô giàu chất đạm, chất béo, carbonhydrat, muối khoáng, vitamin, đặc biệt là tiền vitamin A rất bổ dưỡng và là nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Loại ngũ cốc này hỗ trợ tối ưu cho tuyến giáp, là thực phẩm dinh dưỡng đặc trị các bệnh về tim mạch và ruột non.

10) Diêm mạch (Quinoa)

Quinoa là một loại ngũ cốc Nam Mỹ đã được ca ngợi là một siêu thực phẩm. Loại hạt cổ xưa này chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein, chất béo và chất xơ lành mạnh hơn các loại ngũ cốc phổ biến như lúa mì, yến mạch và nhiều loại khác.

Đây là nguồn thực phẩm giàu hàng loạt dưỡng chất như chất xơ tiêu hóa, sắt, magiê và photpho. Việc ăn ngũ cốc diêm mạch thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và làm giảm nguy cơ gây các vấn đề về tim mạch, đồng thời ngăn ngừa ung thư.

Quinoa cũng là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời, chẳng hạn như quercetin và kaempferol, có thể vô hiệu hóa các phân tử có khả năng gây hại được gọi là gốc tự do. Những phân tử này có liên quan đến các bệnh mãn tính như viêm mãn tính, bệnh tim và ung thư.

Hơn nữa, quinoa là một trong số ít thực vật cung cấp protein hoàn chỉnh, có nghĩa là nó chứa tất cả chín axit amin thiết yếu. Điều này làm cho nó một lựa chọn tuyệt vời cho người ăn chay.

11) Lúa mì Bulgur

Lúa mì Bulgur, thường được gọi là lúa mì nứt, phổ biến trong ẩm thực Trung Đông. Toàn bộ hạt này thường được thêm vào súp, rau nhồi và salad như tabbouleh. Nó được chuẩn bị tương tự như gạo, nhưng kết cấu của nó giống với couscous hơn.

Bulgur ít chất béo và được đóng gói với các khoáng chất như magiê , mangan và sắt. Đây cũng là một nguồn chất xơ tuyệt vời cung cấp 8.2g hoặc 33% DV mỗi cốc nấu chín (182g).

Nghiên cứu đã liên kết lượng hấp thụ cao hơn của bulgur và các loại ngũ cốc khác để giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư như ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, lúa mì bulgur có chứa gluten, khiến nó không phù hợp với chế độ ăn không có gluten.

12) Cao lương

Cao lương là một loại ngũ cốc đã xuất hiện từ rất lâu đời, trải qua nhiều nền văn hóa khác nhau và vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Đây là một loại thực phẩm thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân ở Châu Phi. Ở vùng Trung Đông, nó được sử dụng để làm thành bánh mì và couscous.

Cao lương thường không chứa gluten, có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị và ngăn ngừa các loại bệnh như celiacADHD, bệnh tự kỷ và hội chứng ruột kích thích.

Có rất nhiều cách để chế biến loại ngũ cốc này. Bạn có thể làm thành bỏng ngô, hoặc sử dụng bột của chúng để làm bánh mì, pizza và đồ nướng.

13) Mè (Vừng)

Mè đen vốn chứa nhiều dưỡng chất như: protein (đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất bột đường), calo nhiệt lượng, canxi, photpho, sắt ,folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố và các vitamin (như B1, B2, niacin…)… ngũ cốc từ mè đen thích hợp nhất với trẻ nhỏ, khiến cơ thể trẻ hấp thu đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu cho cơ thể, chất dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển đặc biệt là canxi, photpho và sắt… Đồng thời hệ miễn dịch của trẻ được tăng cường và khả năng lưu thông máu tốt nhờ vitamin E rất lớn, đứng đầu các thực phẩm (100 g mè đen chứa tới 5.14 mg vitamin E).

Ngoài ra trong hạt mè còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố…

  1. Các loại đậu

Các loại đậu cũng nằm trong danh sách ngũ cốc. Có hàng chục loại đậu khác nhau như đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan… . Chúng đều là nguồn dinh dưỡng dồi dào và có ích cho mọi người, kể cả trẻ em. Gia đình họ đậu chứa nguồn protein, chất xơ, và vitamin có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cũng vì thế mà nhiều người có chế độ ăn chay trường có thể bổ sung và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể nhờ các thực phẩm chế biến từ các loại đậu.

  • Chín lợi ích của các loại đậu theo Medical News Today

1/ Nguồn protein

Thêm đậu vào ngũ cốc có thể biến protein không hoàn chỉnh thành protein hoàn chỉnh. Protein là chất dinh dưỡng quan trọng đóng vai trò quan trọng trong hầu hết mọi hoạt động trong cơ thể. Đậu có hàm lượng a xít amin cao – các khối cấu tạo của protein.

Nguồn protein có thể được chia thành hai loại khác nhau: hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Các sản phẩm từ động vật, đậu nành và quinoa đều là các protein hoàn chỉnh, có nghĩa là chúng chứa tất cả 9 loại axít amin.

Các protein không hoàn chỉnh có thể dễ dàng kết hợp với hạt, sữa hoặc ngũ cốc trong bữa ăn hoặc các bữa ăn khác nhau trong ngày để tạo ra protein hoàn chỉnh.

Ví dụ, ăn đậu đen trong bữa trưa và sau đó ăn hạnh nhân hoặc pho mát vào ban ngày có thể đảm bảo cơ thể nhận được protein hoàn chỉnh.

2/ Thức ăn giàu dinh dưỡng

Đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm folate. Folate có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở bào thai trong thời kỳ mang thai.

Hạt sấy chứa gần gấp đôi folate của đậu đóng hộp, vì vậy ăn dạng sấy tốt hơn. Tuy nhiên, đậu đóng hộp vẫn chứa nhiều folate hơn nhiều thực phẩm khác. Các chất dinh dưỡng quan trọng khác trong đậu bao gồm: kẽm, sắt, magiê và chất xơ…

Không có đủ folate có thể gây ra một số triệu chứng, bao gồm: yếu, mệt mỏi, tim đập nhanh, ăn mất ngon, cáu gắt.

3/ Chất chống ô xy hóa

Đậu có nhiều chất chống ốc xy hóa gọi là polyphenol. Các chất chống ốc xy hóa chống lại tác động của các gốc tự do, là những hóa chất ảnh hưởng đến một loạt các quá trình trong cơ thể, từ lão hóa đến ung thư và viêm.

4/ Sức khỏe tim mạch tốt hơn

Những người ăn đậu có thể ít tử vong vì đau tim, đột qụy, hoặc các vấn đề về tim mạch khác. Một phân tích năm 2013 của các nghiên cứu trước đây cho thấy mối tương quan rõ ràng giữa ăn đậu và giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Các nghiên cứu khác cho thấy đậu có thể làm giảm cholesterol. Cholesterol cao là một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim và các cơn đau tim.

5/ Giảm nguy cơ ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu hoạt động như chất chống ốc xy hóa và chống viêm. Những ảnh hưởng này có thể làm giảm nguy cơ ung thư.

Một nghiên cứu công bố năm 2015 đã cho biết đậu có tính chất chống ốc xy hóa và chống ung thư ruột. Đậu đen đã được chứng minh có hoạt tính chống ốc xy hóa cao nhất.

Một nghiên cứu năm 2016 cũng phát hiện ra rằng các hóa chất ở đậu đen vùng Đông Bắc Trung Quốc có thể làm chậm quá trình phát triển của ung thư đại trực tràng bằng cách phá hủy các tế bào ung thư.

 6/ Tiểu đường và chuyển hóa glucose

Đậu có thể giúp ổn định lượng đường huyết hoặc thậm chí ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Đậu có nhiều chất xơ giúp giảm lượng đường huyết.

Một nghiên cứu 5 năm ở chuột cho thấy chất hóa học có trong lá đậu tương có thể giúp cơ thể duy trì mức glucose lành mạnh. Đậu tương cũng hỗ trợ hoạt động lành mạnh của tế bào tụy. Tụy sản xuất insulin kiểm soát lượng đường huyết.

7/ Ngăn ngừa gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng rối loạn chuyển hóa xảy ra khi chất béo tích tụ ở gan. Nghiên cứu công bố vào năm 2016 cho thấy đậu đỏ cải thiện sự tích tụ chất béo trong gan chuột. Kết quả này cho thấy những hạt này có thể bảo vệ sức khỏe của gan và giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn ở người.

8/ Kiểm soát thèm ăn

Chất xơ và các tinh bột có trong đậu có thể giúp ngăn ngừa thèm ăn. Mọi người có thể cảm thấy no hơn sau khi ăn đậu, có thể ngăn ngừa ăn quá nhiều và vì thế giúp giảm cân.

9/ Cải thiện sức khỏe ruột

Nghiên cứu cho thấy nhiều loại đậu, đặc biệt là đậu đen, tăng cường sức khỏe ruột bằng cách cải thiện chức năng rào cản đường ruột, và tăng số lượng vi khuẩn lành mạnh. Điều này có thể giúp ngăn ngừa bệnh liên quan đến ruột.

Ghi chú

Một số người có thể dị ứng với đậu hoặc họ đậu. Đậu phộng, chẳng hạn, là một cây họ đậu và một chất gây dị ứng thông thường. Đậu nành cũng là một chất gây dị ứng thông thường ở Mỹ. Một số người bị dị ứng với hạt đậu hoặc cây họ đậu, vì vậy những người có tiền sử dị ứng cần phải kiểm tra dị ứng trước khi dùng.

Ăn quá nhiều đậu không an toàn, vì chúng chứa các protein gọi là lectin. Những protein này có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, vì chúng can thiệp vào việc tiêu hóa và có thể dẫn đến sự hình thành cyanide.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của việc ăn đậu là sự khó chịu về bụng và đường ruột. Trường hợp này không nguy hiểm, nhưng gây khó chịu và thậm chí đau đớn đối với một số người.

  • Danh sách 14 loại đậu thành phần của ngũ cốc

Đậu là quả hoặc hạt của các loại cây thuộc họ Fabaceae. Các loại đậu được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới là loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin B. Chúng cũng là một nguồn protein chay tuyệt vời thay thế cho cac loại thịt đông vật. Đậu có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu và giúp vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Chúng còn có thể hỗ trợ giảm cân, giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim và thậm chí là nguy cơ ung thư.

 

1/ Đậu gà

Đậu gà hay còn được gọi là đậu garbanzo, là một nguồn cung cấp chất xơ và protein tuyệt vời.

Đậu gà đặc biệt có lợi trong việc giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy cảm với insulin so với các loại thực phẩm giàu carb khác.

Ngoài ra, đậu gà giúp làm giảm cả cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” (LDL) là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

Thêm vào đó, chế độ ăn uống có đậu gà cũng cũng giúp cải thiện chức năng ruột và giảm số lượng vi khuẩn xấu trong ruột.

2/ Đậu lăng

Đậu lăng là một nguồn cung cấp protein chay tuyệt vời. Đậu lăng làm chậm tốc độ tiêu hóa của dạ dày và ngăn ngừa việc tăng đột biến lượng đường trong máu.

Ngoài ra, mầm đậu lăng cũng có thể giúp ích cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm cholesterol LDL “xấu” và tăng cholesterol HDL “tốt”.

3/ Đậu Hà Lan

Giống như nhiều loại đậu khác, đậu Hà Lan là một nguồn cung cấp chất xơ và protein tuyệt vời, giúp giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn, giảm chất béo trung tính trong máu và tăng cảm giác no.

Nó cũng giúp phát triển các vi khuẩn lành mạnh trong ruột, chẳng hạn như Lactobacilli và Bifidobacteria. Những vi khuẩn này tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột.

4/ Đậu tây

Thực phẩm giàu chất xơ như đậu tây giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, từ đó làm giảm lượng đường trong máu.

Cùng với lượng đường trong máu cao, tăng cân cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa, đậu tây có khả năng làm giảm cả hai yếu tố nguy cơ này.

 

5/ Đậu đen

Cũng như các loại đậu khác, đậu đen là nguồn cung cấp chất xơ, protein và axit folic tuyệt vời.

 

Đậu đen làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn tốt hơn so với các loại thực phẩm giàu carb khác như gạo và bánh mì, do đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng cân.

6/ Đậu nành

Đậu nành chứa hàm lượng chất chống oxy hóa isoflavone cao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Isoflavone trong đậu nành là phytoestrogen, nó có thể bắt chước tác động của estrogen trong cơ thể, hormon vốn có xu hướng suy giảm trong thời kỳ mãn kinh.

Protein và phytoestrogen trong đậu nành cũng có thể làm giảm một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, bao gồm huyết áp và cholesterol trong máu

7/ Đậu Pinto

Đậu pinto phổ biến ở Mexico. Chúng thường được ăn dưới dạng đậu nguyên hạt, nghiền hoặc chiên.

Đậu pinto giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Giống như nhiều loại đậu khác, đậu pinto cũng có thể làm giảm sự gia tăng lượng đường trong máu.

8/ Đậu hải quân

Đậu hải quân, còn được gọi là đậu mơ, là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin B và khoáng chất tuyệt vời. Đậu hải quân giúp giảm các triệu chứng của hội chứng chuyển hóa do có hàm lượng chất xơ cao.

9/ Đậu phộng

Đậu phộng là một nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa, protein và vitamin B.

 

Ăn đậu phộng làm giảm nguy cơ tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, ung thư và tiểu đường.

10/ Đậu tằm

Đậu tằm chứa Levodopa (L-dopa) – một hợp chất được chiết xuất để điều trị Parkinson. Ngoài ra, nó cung cấp cho cơ thể một lượng lớn magie và kali, yếu tố quan trọng giúp làm giãn mạch máu và kiểm soát huyết áp.

 

11/ Đậu đen

Đậu đen chứa một lượng kali, canxi và magie dồi dào. Những chất này đều có khả năng hỗ trợ làm giảm huyết áp và nhiệt độ trong cơ thể một cách tự nhiên. Thêm vào đó, ăn đậu đen chính là giải pháp phòng ngừa ung thư đơn giản, do đậu đen chứa selenium giúp cải thiện chức năng hoạt động của men gan, đào thải các chất độc hại mà nếu tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ khiến các tế bào ác tính có cơ hội phát triển. 

 

Theo y học, đậu đen là rất hiệu quả để ngăn chặn và trì hoãn quá trình lão hóa, điều trị đau đầu gối, nhuộm đen tóc và nuôi dưỡng lá lách. Giá trị dinh dưỡng của đậu đen cao như đậu tương. Tuy nhiên, hiệu ứng thuốc của nó là tốt hơn nhiều hơn so với đậu tương. Ngoài công dụng để nấu chè, xôi, đậu đen dùng để chế thuốc như nấu với hà thủ ô làm cho vị thuốc có màu đen. Trong đông y, những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy.

 

12/ Đậu ngự

Ăn đậu ngự giúp giãn các mạch máu và giảm áp lực lên tim, đảm bảo hệ tim mạch hoạt động khỏe mạnh.

Ngoài ra, Choline – loại hợp chất hữu cơ tan trong nước có khá nhiều trong đậu ngự. Đây được coi là dưỡng chất đóng vai trò thiết yếu giúp não bộ của chúng ta vận hành một cách khỏe mạnh và minh mẫn.

13/ Đậu đỏ

 

Đậu đỏ là một thực phẩm giàu protein, chỉ trong 1 chén đậu đỏ đã chứa đến 17.3 gr protein, nên việc ăn đậu đỏ chính là cách đơn giản nhất giúp tăng cường cơ bắp.

Ngoài protein, các nhà nghiên cứu đã xác nhận có ít nhất 29 hợp chất chống oxy hóa khác nhau chứa trong đậu đỏ bao gồm các flavonoid có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm nhiễm.

Đậu đỏ có thể thúc đẩy việc đi tiểu và loại bỏ sưng tấy. Do đó, nó thường được sử dụng như là một chế độ ăn uống để giảm cân. Đồng thời, đậu đỏ cũng có thể làm phong phú thêm máu, do đó, nó là rất có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó có thể làm cho da dẻ phụ nữ hồng hào, mịn màng.

 

14/ Đậu xanh

Bổ sung đậu xanh trong khẩu phần ăn giúp kiểm soát cơn đói, giảm lượng calo nạp vào và kiểm soát cân nặng. Chất xơ và protein có thể ức chế các hormone gây đói như ghrelin.

Sử dụng đậu xanh giúp giảm nguy cơ đột quỵ nhờ có hàm lượng cao các chất chống oxy hoá như carotenoid và flavonoid.

Đậu xanh có rất nhiều tác dụng dược liệu và được nhiều người biết đến. Các tác dụng chữa bệnh của đậu xanh là thanh nhiệt, giảm đi cái nóng mùa hè, lợi tiểu, cải thiện thị lực, giảm căng thẳng, giải nhiệt… Do đó, đậu xanh rất hữu ích để loại bỏ các triệu chứng như bị cảm nhiệt, ngộ độc thực phẩm, đi tiểu khó khăn …Tuy nhiên, đậu xanh thực phẩm làm mát tự nhiên, do đó, các bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa không nên ăn, nếu không nó có thể gây đầy hơi.

Các loại đậu là nguồn cung cấp chất xơ, protein, vitamin B và nhiều loại vitamin, khoáng chất quan trọng khác. Chúng giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện mức cholesterol và giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh. Nên ăn nhiều đậu vì chúng là một nguồn cung cấp protein thay thế cho các loại thịt động vật.

 

  • Vài ngũ cốc hỗn hợp tốt cho sức khỏe

 

1/ Ngũ cốc Muesli

Muesli là một loại ngũ cốc thô, được tạo thành từ sự kết hợp của các loại ngũ cốc, các loại hạt và trái cây khô. Loại ngũ cốc này không chứa bất kỳ loại dầu hay chất tạo ngọt nào, hơn nữa đây còn là một nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, bao gồm protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Việc bổ sung muesli vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bảo vệ sức khỏe khỏi các loại bệnh tật, chẳng hạn như cao huyết áp, ung thư vú, ung thư buồng trứng, bệnh tim…

Ngoài ra, cũng có thể làm giảm lượng carb có trong muesli bằng cách tạo ra một phiên bản không có hạt, được làm từ các mảnh dừa, các loại hạt và nho khô.

2/ Ngũ cốc Granola

Granola cũng là một lựa chọn tuyệt vời khác dành cho sức khỏe. Thành phần chính của loại ngũ cốc này bao gồm yến mạch, các loại hạt và trái cây được sấy khô trong lò cho tới khi trở nên giòn tan.

Ngũ cốc Granola có chứa một lượng lớn protein và các chất béo lành mạnh. Ngoài ra, nó còn là một nguồn nguyên liệu cung cấp dồi dào các loại vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như vitamin B, magie, phốt pho và mangan.

Mặc dù có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhưng hầu hết các sản phẩm ngũ cốc Granola có tại các cửa hàng đều có xu hướng nạp theo đường, đó là lý do vì sao tốt nhất nên tự làm nó.

Một điểm hạn chế của Granola là tương đối nhiều calo. Thông thường, 122 gram Granola sẽ cung cấp khoảng 600 calo. Do đó, nên ăn với một lượng vừa phải, kích cỡ khẩu phần ăn hợp lý là khoảng 1⁄4 cốc, tương đương với 85 gr Granola.

 

 

3/ Ngũ cốc vị quế tự làm

Trên thị trường hiện có một số loại ngũ cốc có vị quế được xem là khá ngon miệng. Cũng giống như các loại ngũ cốc bán sẵn khác, chúng có rất nhiều đường. Nhưng vẫn có thể thưởng thức chúng bằng cách tạo ra phiên bản tốt cho sức khỏe của mình bằng hạt lanh, hạt cây gai dầu, quế, nước táo và dầu dừa.

Một khẩu phần ngũ cốc này cung cấp khoảng 5 gram protein và lượng carbs thấp hơn nhiều so với nhiều loại ngũ cốc mua tại cửa hàng. Ví dụ, một khẩu phần ngũ cốc vị quế bán sẵn tại cửa hàng chứa 25 gram carbs, trong khi một khẩu phần của công thức tự làm chỉ chứa 3 gram.

4/ Cốm Kashi 7 nguyên hạt

Cốm Kashi 7 nguyên hạt có ít đường và chất dinh dưỡng cao. Nó được làm từ 7 loại ngũ cốc nguyên hạt khác nhau, bao gồm yến mạch, lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, kiều mạch và triticale. Tất cả những thứ này làm cho Cốm Kashi 7 nguyên hạt có hàm lượng chất xơ cao, khoảng 7 gram mỗi 1/2 cốc (170 gram).

Một nửa cốc Cốm Kashi 7 nguyên hạt (170 gram) cũng cung cấp 7 gram protein, ngoài ra nó còn cung cấp một lượng magiê, kẽm, kali và vitamin B. Cốm Kashi 7 nguyên hạt có lượng đường thấp hơn nhiều so với các loại ngũ cốc Kashi khác. Ví dụ, một khẩu phần chỉ cung cấp 2 gram đường so với Kashi GoLean Crunch, chứa 13 gram đường trong mỗi khẩu phần ăn. Yến mạch là một trong 7 nguyên liệu hạt của cốm Kashi 7.

 

 

5/ Hạt nho

Hạt nho là một trong những loại ngũ cốc tốt nhất cho sức khỏe. Chúng không chứa bất kỳ đường bổ sung và chỉ được làm bằng bốn thành phần đơn giản: bột mì nguyên hạt, bột mạch nha, muối và men khô.

Ngoài ra, trong nửa mỗi cốc (170 gram), nó cung cấp 7 gram chất xơ, cũng như nhiều loại chất dinh dưỡng, bao gồm sắt, vitamin B, kẽm, magie và đồng. Bạn cũng có thể thay thế hạt nho bằng hạnh nhân và bột dừa thay vì bột mì.

6/ Bob’s Red Mill Paleo-Phong cách Muesli

Bob’s Red Mill Paleo-Phong cách Muesli là loại ngũ cốc không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn không chứa gluten. Nó không giống như muesli truyền thống, nó hoàn toàn không có hạt, được làm thay thế bằng dừa, trái cây sấy khô. Một phần tư cốc (24gram) cung cấp 16% nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn và 3 gam protein. Nó cũng chứa một vài khoáng chất quan trọng, bao gồm sắt và canxi.

7/ Ngũ cốc hạt nảy mầm Ezekiel 4:9

Ngũ cốc hạt nảy mầm Ezekiel 4:9 là ngũ cốc mầm. Ngũ cốc từ các loại hạt đã được nảy mầm hỗ trợ tiêu hóa và chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn so với các loại ngũ cốc chưa nảy mầm.

Những loại ngũ cốc này có nhiều chất xơ và protein và không có bất kỳ loại đường nào được thêm vào. Một khẩu phần nửa ly (57 gram) cung cấp 23% chất xơ và 8 gram protein nhu cầu hàng ngày của bạn. Hơn nữa, ngũ cốc hạt nảy mầm Ezekiel 4: 9 cung cấp một lượng kali vừa phải, rất quan trọng đối với sức khỏe của tim. Ngũ cốc hạt nảy mầm Ezekiel 4:9 chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.

 

 

8/ Ngũ cốc tự nhiên Path Organics

Ngũ cốc tự nhiên Path Organics có đầy đủ các thành phần dưỡng chất lành mạnh. Chúng là sự kết hợp của hạt chia, kiều mạch và hạt gai dầu, tất cả đều chứa nhiều protein và chất xơ.

Ngoài ra, hạt chia rất giàu axit béo omega-3, có thể giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe của não. Hơn nữa, hương vị quế ban đầu và táo không chứa bất kỳ đường bổ sung và cung cấp 6% nhu cầu kali hàng ngày của bạn.

9/ Ngũ cốc lúa mì Barbara

Lúa mì Barbara nổi bật hơn so với các loại ngũ cốc khác ở chỗ nó chỉ có một thành phần duy nhất là được làm từ 100% lúa mì nguyên chất. Lúa mì được cắt nhỏ dưới dạng bánh quy mà bạn có thể nghiền nát và ăn cùng với sữa.

Nó cũng không có chứa đường, đây là điều rất hiếm trong số các loại ngũ cốc bán sẵn. Lúa mì vụn Barbara cung cấp 20% chất xơ và 5% kali cho nhu cầu hàng ngày của bạn.

10/ Ngũ cốc Arrowhead Mills

Đây cũng là một lựa chọn ngũ cốc tốt và phổ biến Chúng được làm chỉ với một vài thành phần hữu cơ đơn giản và không chứa bất kỳ loại đường tinh chế nào được thêm vào. Nó cung cấp 4 gram protein cho mỗi khẩu phần ăn ngoài một số chất xơ, vitamin C, phốt pho, vitamin B và sắt.

11/ Bột yến mạch súp lơ

Súp lơ “bột yến mạch” được làm bằng cách kết hợp súp lơ nghiền với trứng, sau đó thêm hỗn hợp theo công thức của riêng bạn. Đây là một cách tuyệt vời để giảm lượng carb trong khi vẫn thưởng thức hương vị thơm ngon và kết cấu của bột yến mạch thông thường.

 

Súp lơ và trứng được nghiền với nhau kết hợp với bột yến mạch theo công thức của riêng bạn

Một chén ngũ cốc (81 gram) bột yến mạch thông thường chứa hơn 11 lần lượng carbs được tìm thấy trong một chén súp lơ. Ngoài ra, súp lơ rất giàu chất dinh dưỡng quan trọng cũng như chất xơ và chất chống oxy hóa.

12/ Bơ đậu phộng tự làm

Ngũ cốc bánh phồng bơ đậu phộng tự làm là một thay thế lành mạnh cho các loại ngũ cốc mua tại cửa hàng. Nó được làm bằng cách lấy bột hạnh nhân, bơ đậu phộng, bột cacao, dầu dừa và một vài thành phần khác, cuộn nó thành những quả bóng nhỏ và sau đó nướng chúng trong lò nướng.

Sự thay thế này cho bánh phồng bơ đậu phộng mua tại cửa hàng là một cách tuyệt vời để giảm lượng đường. Ngoài ra, việc sử dụng bột hạnh nhân thay vì bột mì là một cách hiệu quả để giảm hàm lượng carb trong ngũ cốc. Hơn nữa, bơ đậu phộng cung cấp nguồn protein, chất béo lành mạnh và một số vitamin và khoáng chất khác. Tuy nhiên, phải cân đối lượng ngũ cốc mà bạn sẽ ăn bởi vì bột hạnh nhân có lượng calo khá cao với 160 calo mỗi ounce. 1/4 đến 1/2 cốc là lượng phù hợp cho bạn.

13/ Ngũ cốc Love Grown Original Power O’s

Đây là ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chúng chỉ chứa một vài thành phần, bao gồm gạo nâu và đậu garbanzo và không thêm đường. Ngoài ra, nó cung cấp chất xơ, protein, cùng với một số vitamin C, sắt và canxi.

14/ Ngũ cốc hạt lanh tự làm

Bạn hoàn toàn có thể tự làm ngũ cốc tốt cho sức khỏe từ hạt lanh và hạt chia. Công việc của bạn là chỉ kết hợp bột lanh, hạt chia và dầu dừa cũng như quế và một chất làm ngọt. Sau đó cắt thành hình vuông và nướng. Hạt lanh và hạt chia chứa axit béo omega-3 và protein. Ngoài ra, chúng cung cấp một lượng chất dinh dưỡng đáng kể, bao gồm magiê, phốt pho và mangan.

Nhiều người có thói quen ăn ngũ cốc cho bữa sáng. Tuy nhiên, ngũ cốc chế biến sẵn thường được làm từ ngũ cốc tinh chế và có lượng đường cao, không lành mạnh do đó nên tránh.

Tuy nhiên, có rất nhiều lựa chọn ngũ cốc tốt cho sức khỏe trên thị trường vừa đảm bảo bổ dưỡng, chứa nhiều chất xơ và protein mà không cần thêm đường. Điều quan trọng là bạn nên đọc kỹ thành phần trước khi mua ngũ cốc để đảm bảo nó là một lựa chọn tốt cho sức khỏe. Tự làm ngũ cốc cũng là một cách tuyệt vời để tăng hàm lượng dinh dưỡng và tránh các thành phần không lành mạnh.

8 thực phẩm và canh đẩy lùi ung thư

     DANH SÁCH 8 THỰC PHẨM GIÚP ĐẨY LÙI UNG THƯ

 8 thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa và đẩy lùi căn bệnh ung thư đáng sợ.

  1. Cà tím được xếp vào nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng vitamin PP và chứa chất Nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa.
  2. Mướp đắng giúp quá trình chuyển hóa glucose, giới hạn năng lượng cung cấp cho tế bào ung thư tuyến tụy và tiêu diệt chúng nhưng không làm ảnh hưởng đến tế bào bình thường.
  3. Rong biển không chỉ có hàm lượng vitamin E và chất xơ phong phú mà còn rất giàu i-ốt giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú.
  4. Khoai lang chứa một thành phần đặc biệt có tên DHEA và beta- carotene có thể phòng ngừa ung thư và chống lão hóa.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang hiệu quả trong việc chữa trị chứng táo bón và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.

  1. Bí đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa và giàu beta-carotene và alfa-carotene, 2 tiền tố của vitamin A nên có tác dụng bảo vệ da, chống tia nắng mặt trời và ngăn ngừa những bệnh ung thư và tiểu đường.
  2. Lúa mì chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất.

Uống nước ép từ mầm lúa mì sẽ giúp một lượng lớn chất xơ dễ dàng đi vào cơ thể giúp giảm các bệnh như đau ruột kết, trực tràng, ngoài ra còn có tác dụng phòng bệnh ung thư.

  1. Củ cải trắng rất giàu vitamin A và C có tác dụng chống oxy hóa, khống chế các bệnh ung thư, đề phòng lão hóa và xơ cứng động mạch.
  2. Kiwi giàu vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao gấp 4-12 lần cam quýt, gấp 30 lần táo và 60 lần so với nho.

Trong kiwi có hàm chứa một loại chất hoạt tính ngăn chặn sự hình thành chất gây ung thư trong cơ thể.

  1. Canh bắp cải, cà rốt, hành tây, bí ngô dinh dưỡng chống ung thư

Một số bệnh ung thư là do gia truyền và tác động của môi trường sống, nhưng nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư là do thói quen ăn uống kém khoa học. Vì thế nếu muốn phòng ngừa ung thư, cần cải thiện và thay đổi chế độ ăn uống.

Bác sĩ Cao Xảo Hoành (Gao Qiaohong) tiến sĩ chuyên nghiên cứu về các vấn đề tiêu hóa tại đại học Y khoa Harvard cho biết rằng sau nhiều năm nghiên cứu ông đã khám phá ra một loại canh được làm từ 4 loại rau củ, có tác dụng phòng chống ung thư tuyệt vời đó là bắp cải, cà rốt, hành tây và bí ngô.

  • Bắp cải

Bắp cải chứa một lượng lớn các chất hóa học gọi là indole-3-methanol, có thể ngăn ngừa viêm ruột, ung thư đại tràng hiệu quả. Chất này khi gặp axit trong dạ dầy sẽ chuyển hóa liên tục, cuốn đi các tế bào bị tổn thương và thay thế bằng những tế bào mạnh khỏe mới. Indole-3-methanol chuyển hóa những tế bào hoạt động yếu kém nên nó ngăn chặn được các tế bào ung thư hình thành. Đồng thời một lượng lớn cellulose được tạo ra có thể giúp loại bỏ những vi khuẩn xấu trong đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch hơn. Do vậy đây là một thực phẩm rất tốt cho cơ thể.

  • Cà rốt

Cà rốt là loại củ chứa nhiều beta-carotene là một chất hóa học có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp giảm nguy cơ ung thư phổi và ung thư vú.

Các sắc tố trong cà rốt được chuyển đổi thành vitamin A, giúp da khỏe mạnh hơn, niêm mạc mắt được bảo vệ, hạn chế mụn trứng cá, vết thương phục hồi nhanh, làm mờ tàn nhang… Ngoài ra nó còn ngăn ngừa được ung thư da và miệng hiệu quả.

  • Hành tây

Hành tây chứa nhiều quercetin là một loại flavonoid, tức một nhóm hợp chất có nhiều tác dụng sinh học. Theo nghiên cứu của Viện ung thư Hoa Kỳ, ngoài tác dụng chống oxy hóa hành tây còn giúp ức chế viêm và khôi phục những tế bào bị tổn thương. Nó cũng ức chế những tổn thương DNA, không cho tế bào ung thư khởi phát. Chính vì thế hành tây giúp giảm ung thư cao, ngay cả khi các tế bào ung thư xuất hiện, hành tây cũng tiêu diệt chúng một cách tự nhiên.

Dĩ nhiên, đối với những người mắc bệnh ung thư chỉ uống súp hành tây thôi thì không thể chống lại ung thư. Nhưng việc duy trì và phòng ngừa hàng ngày cũng có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • Bí ngô

Bí ngô chứa nhiều beta-carotene, vitamin A, C, E, tất cả đều giúp loại bỏ các gốc tự do gây ra ung thư và là chất chống oxy hòa rất tốt. Hầu hết các bộ phận của bí ngô đều có hàm lượng vitamin cao. Đặc biệt là hạt có chứa nhiều kẽm có thể chữa những niêm mạc bị tổn thương, cải thiện tình trạng mệt mỏi, tăng cường thể lực, ngăn ngừa nhiễm trùng và ung thư.

Bác sĩ Cao Xảo Hoành tin rằng có thể nấu 4 loại rau củ này theo kiểu hầm thành súp đặc, có thể trữ đông ăn cả tuần. Mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối chỉ cần ăn một bát canh như vậy thì sẽ thấy cơ thể thay đổi rõ rệt chỉ sau vài tháng.

Bác sĩ cũng cho biết một trường hợp cụ thể một bệnh nhân gan có chỉ số GTP 250, trong khi mức bình thường chỉ là 50. Nhưng sau khi ăn loại canh làm từ 4 thứ rau củ nói trên, chỉ số đã giảm xuống rất nhanh chỉ trong vài tháng, và tình trạng gan nhiễm mỡ ban đầu cũng biến mất.

 

13 thực phẩm phòng chống ung thư hữu hiệu

II.       DANH SÁCH 13 THỰC PHẨM VỪA NGON VỪA CHỐNG UNG THƯ HỮU HIỆU

Có một vài loại thực phẩm sẽ giúp bạn ngăn ngừa và đẩy lùi căn bệnh ung thư đáng sợ. Bạn hãy tích cực ăn uống những thực phẩm bổ dưỡng sau đây hàng ngày.

 1. Nấm

Mỗi loại nấm có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung chúng đều chứa các chất chống ung thư, đặc biệt là hoạt chất betaglucan có khả năng ức chế tác hại của siêu vi gây ung thư, đồng thời trung hòa độc chất sinh ung thư nội tại cũng như ngoại lai.

Do đó, chế độ ăn uống hàng ngày nên được bổ sung đa dạng các loại nấm như mộc nhĩ đen, nấm hương, nấm mỡ, nấm đông cô, ngân nhĩ…

  1. Cà tím

Cà tím được xếp vào nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng vitamin PP và chứa chất Nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa.

  1. Mướp đắng

Mướp đắng giúp quá trình chuyển hóa glucose, giới hạn năng lượng cung cấp cho tế bào ung thư tuyến tụy và tiêu diệt chúng nhưng không làm ảnh hưởng đến tế bào bình thường.

  1. Khoai lang

Khoai lang chứa một thành phần đặc biệt có tên DHEA và beta- carotene có thể phòng ngừa ung thư và chống lão hóa. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang hiệu quả trong việc chữa trị chứng táo bón và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.

  1. Bí đỏ

Bí đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa và giàu beta-carotene và alfa-carotene, 2 tiền tố của vitamin A nên có tác dụng bảo vệ da, chống tia nắng mặt trời và ngăn ngừa những bệnh ung thư và tiểu đường.

  1. Hành

Giống như tỏi, hành là thành viên thuộc họ hành, bao gồm tỏi tây, hẹ tây và hành lá. Hành cũng là thực phẩm tuyệt vời giúp chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư vì khả năng can thiệp vào sự tiến triển của khối u và mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe.

Theo đó, hành tây đã được chứng minh là giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, như ung thư đại trực tràng, thanh quản và buồng trứng.

  1. Nghệ

Hoạt chất chính chiết xuất từ củ nghệ vàng giúp ức chế sự phát triển một số loại tế bào ung thư như tế bào ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư máu, ung thư đại trực tràng, ung thư gan…

Nghệ có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do hình thành trong quá trình tự vệ của cơ thể, vừa phòng ngừa ung thư một cách tích cực ngay từ lúc mới hình thành tế bào ung thư. Đồng thời ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới.

  1. Gừng

Các tế bào thông thường có vòng đời xác định và sẽ bị đào thải một cách tự nhiên. Tuy nhiên, tế bào ung thư thì không như vậy. Chúng liên tục gia tăng và gây ảnh hưởng xấu trên cơ thể.

Các nhà khoa học đã tìm ra một chất dinh dưỡng thực vật trong củ gừng là 6-gingerol. Chất này có tác dụng thúc đẩy kết thúc vòng đời của tế bào ung thư, do đó làm giảm khả năng sinh sản và phát triển của căn bệnh này.

  1. Tỏi

Tỏi là một trong những thực phẩm đi đầu trong việc phòng chống các bệnh ung thư dạ dày và ung thư ruột kết. Chỉ cần sử dụng một lượng tỏi nhỏ trong bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng tốt cho hệ miễn dịch.

Trong tỏi có chứa nhiều selen – một chất chống oxy hóa rất mạnh nên có thể giúp cơ thể chống lại ung thư. Các chất chống oxy hóa này có thể vô hiệu hóa các gốc tự do và tấn công khối u trước khi nó có thể nhen nhóm.

Đối với bệnh nhân đã mắc ung thư, tỏi sẽ có tác dụng ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển, tiêu diệt sự phát triển của những mạch máu mới nuôi sống khối u.

  1. Quả lựu

Lựu không chỉ là loại trái cây tươi ngon mà còn có hiệu quả rất ấn tượng trong việc phòng chống các bệnh ung thư.

Quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của bệnh ung thư. Hoạt tính chống ôxy hóa trong loại quả này cũng mạnh hơn nhiều so với hợp chất ở rượu vang và chè xanh.

Ngoài ra, trong lựu có chứa hợp chất ellagitannins có vai trò tích cực trong ngăn chặn sự sản xuất các oestrogen – yếu tố nguy hiểm kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư vú.

  1. Kiwi

Kiwi giàu vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao gấp 4-12 lần cam quýt, gấp 30 lần táo và 60 lần so với nho. Trong kiwi có hàm chứa một loại chất hoạt tính ngăn chặn sự hình thành chất gây ung thư trong cơ thể.

  1. Lúa mì

Lúa mì chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Uống nước ép từ mầm lúa mì sẽ giúp một lượng lớn chất xơ dễ dàng đi vào cơ thể giúp giảm các bệnh như đau ruột kết, trực tràng, ngoài ra còn có tác dụng phòng bệnh ung thư.

13. Các loi rau h ci

Những loại rau họ cải như súp lơ trắng, súp lơ xanh và bắp cải là những thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Và chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất như hoạt chất chống oxy hóa và ung thư  có sức mạnh đáng kinh ngạc.

Hãy ăn càng nhiều cải búp, cải canh, cải xoong, củ cải, bắp cải… càng tốt, để nạp đủ lượng dưỡng chất thực vật và các hợp chất chống ung thư cho cơ thể.

(“Phòng chống các bênh nan y”)

Các thực phẩm phòng chống ung thư

CÁC THỰC PHẨM GIÚP PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

 I. DANH SÁCH 28 THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

Trong số các thực phẩm thường ngày có nhiều loại giúp phòng chống ung thư hữu hiệu. Sau đây là danh sách 28 loại thực phẩm ngon miệng giúp ngăn ngừa ung thư khá cao:

  1. Nấm hương

Nấm hương chứa nhiều chất đạm, giàu khoáng chất, vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, niacin, nhôm, sắt, magiê, và tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể (những axit amin mà cơ thể không tổng hợp được) sau khi ăn vào cơ thể sẽ tạo ra các thất có tác dụng chống lại ung thư.

Ngoài ra, các thành phần đường trong nấm hương còn có tác dụng tăng cường hoạt động của các tế bào miễn  dịch chống lại ung thư, trong đó có đường glucose có tác dụng chống ung thư rõ rệt nhất.

  • Cách dùng: có nhiều cách chế biến nấm hương nhưng tốt nhất là sử dụng phương pháp cách thủy để bảo toàn dinh dưỡng. Hạn chế sử dụng các tai nấm lớn vì có khả năng nhiễm các chất kích thích.
  1. Củ cải trắng

Củ cải trắng chứa lượng vitamin C phong phú giúp ngăn chặn tế bào ung thư. Bên cạnh đó là enzyme có tác dụng phân giải và phá hủy các tế bào ung thư. Sau cùng chất xơ trong củ cải có thể tăng cường hoạt động của các tế bào xâm thực tế bào ung thư.

  • Cách dùng: Ăn sống là cách khoa học, vì những enzyme có trong củ cải không chịu được nhiệt, quá 70 độ C chúng sẽ bị phân hủy. Nếu nấu chín thì những chất xelulo và xơ dễ bị mất đi.
  1. Tỏi

Tỏi có tác dụng chế ngự và ngăn ngừa các tế bào ung thư hữu hiệu. Các nguyên tố selen, germanium trong tỏi có khả năng kích hoạt các tế bào xâm thực tế bào ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh hữu hiệu.

  • Cách dùng: Tốt nhất là ăn sống, vì tính chất cay trong tỏi khi gặp nhiệt dễ bị phân hủy, như thế tác dụng diệt vi khuẩn của nó sẽ giảm.
  1. Măng tươi

Măng có hàm lượng xelulo cao, giúp ruột co bóp tốt, hỗ trợ tiêu hóa, tiêu trừ tích thực, phòng táo bón. Do đó măng có thể giúp chúng ta phòng ngừa bệnh ung thư đường tiêu hóa rất tốt.

  • Cách dùng: Măng có thể hầm, xào, kho, muối chua. Muốn bảo quản măng tươi cho ngon, sau khi rửa sạch sơ chế và sát khuẩn ở nhiệt độ cao, rồi giữ kín trong lọ thủy tinh.
  1. Rau bắp cải

Bắp cải chứa nhiều vitamin C, E và caroten, chất xơ, cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Vitamin C trong bắp cải nhiều gấp 3 lần trong cà chua. Các chất này đều có tác dụng phòng chống ung thư tốt.

  • Cách dùng: có thể ăn sống, luộc, chiên xào, nấu canh, làm dưa, tùy sở thích. Ngoài ra dùng nước ép bắp cải còn có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khàn tiếng, phòng chống nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm ngoài da. Bắp cải có tác dụng chữa trị khi được nhúng nước sôi và đắp trên chỗ đau hay chỗ bị hoại tử.
  1. Bí đao

Bí đao có khả năng giúp sản sinh các tế bào chống ung thư, nên có hiệu quả phòng và kháng bệnh ung thư nhất định.

  • Cách dùng: Bí đao thường được dùng để rửa mặt, vì hàm lượng magiê có trong bí đao giúp tinh thần sảng khoái. Khi nấu canh bí đao và sườn, không nên gọt vỏ, bởi vì vỏ bí đao có tác dụng phù lợi tiểu tốt nhất.
  1. Giá đỗ

Giá đỗ giàu dinh dưỡng, vitamin C, caroten và một loại enzyme có khả năng ngăn ngừa sự hình thành của tế bào ung thư trong cơ thể, nên là một loại rau chống ung thư hữu hiệu. Đồng thời chất diệp lục và xenlulo có trong giá đỗ có thể phòng chống và điều trị ung thư đại tràng và một số bệnh ung thư khác.

  • Cách dùng: Để loại bỏ chất bẩn, không nên chọn loại giá quá mập, trắng ngần, không có rễ. Nên chọn giá thân gầy, dài, màu không quá trắng và nhất là phải có rễ dài, vì đó chính là giá đỗ không bị ủ hóa chất. Khi dùng nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối. Tránh dùng khi bụng đói, vì không tốt cho dạ dày.
  1. Cà rốt

Cà rốt chứa nhiều carotene và vitamin A. Sau khi đi vào cơ thể carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A có tác dụng duy trì công năng và kết cấu bình thường của tổ chức thượng bì, làm cho chất gây ung thư khó xâm phạm vào được, và tăng cường hệ thống miễn dịch, điều động khả năng kháng bệnh ung thư, đồng thời đào thải các chất gây ung thư.

  • Cách dùng: Caroten trong cà rốt dễ bị oxy hóa, vì thế khi nấu, nên dùng nồi áp suất để có thể giảm thiểu sự tiếp xúc giữa cà rốt và không khí, tỷ lệ bảo quản chất carotene sẽ đạt 97%. Nước ép cà rốt là một loại thức uống tuyệt vời, vì nó giữ hết các chất dinh dưỡng trong cà rốt, nên công hiệu phòng chống ung thư cũng cao hơn. Nước cà rốt cũng giúp các tế bào tự tái tạo.
  1. Rau cần

Cần ta cũng như cần tây có hàm lượng vitamin C cao, vì thế có thể ngăn chặn sự hình thành các chất gây ung thư, đồng thời chế ngự được sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể.

  • Cách dùng: lá cần có giá trị dinh dưỡng cao hơn cọng gấp mấy lần, nên ép cần lấy nước uống còn có tác dụng giảm hưng phấn thần kinh.
  1. Hành tây

Hành tây chứa nhiều nguyên tố vi lượng, đặc biệt là selen nên có tác dụng kháng oxy hóa, và tiêu diệt các tế bào ung thư.

  • Cách dùng: có thể ăn sống, chiên xào hay nấu chín, làm dưa, ngâm giấm. Sau khi cắt lát nên chế biến ngay, vì để hành tiếp xúc lâu với không khí dễ khiến cho nó bị oxy hóa và gây vị đắng. Để giảm bớt vị hăng của hành trong các món salat, sau khi thái lát hãy ngâm chúng vào tô nước lạnh khoảng 30 phút trước khi chế biến.
  1. Táo đỏ

Các chất dinh dưỡng và men Enzyme trong táo kết hợp với nhau có tác dụng chế ngự sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể, từ đó giúp phòng chống bệnh ung thư.

  • Cách dùng: tốt nhất nên ăn cả vỏ, sau khi rửa sạch, vì chất vitamin và nhựa chủ yếu ở trong vỏ. Sau khi cắt hay gọt vỏ bỏ táo vào nước muối hoặc thêm ít nước chanh để không bị thâm.
  1. Bông cải xanh (Broccoli)

Bông cải xanh có chất hóa học giúp tiêu diệt các tế bào gây ung thư, vì chứa nhiều carotene và vitamin C và chống oxy hóa. Hàm lượng vitamin C cao trong bông cải xanh có thể ngăn chặn sự hình thành nhân tố gây bệnh trong dạ dày, gia tăng sức đề kháng, chống ung thư vú, ung thư trực tràng  và ung thư dạ dày rất tốt.

  • Cách dùng: tốt nhất là nhai kỹ sau khi nấu sơ. Hấp bông cải cũng là một cách giữ lại chất chống oxy hóa. Dùng lò vi sóng khiến cho chất oxy hóa bị mất hết.

 13. Cà chua

Những dưỡng chất của cà chua có thể kích thích kháng thể tiêu diệt những tế bào gây bệnh ung thư.

  • Cách dùng: có thể ăn sống, hay xào, nấu canh … Không nên ăn cà chua xanh vì có độc tố.

 

  1. Cà tím (cà dái dê)

Cà tím giàu dinh dưỡng và chứa một số chất hữu cơ có tác dụng phòng chống ung thư.

  • Cách dùng: Sau khi rửa sạch, ngâm trong nước muối 15 phút. Có thể ăn sống, nướng, hấp, chiên xào… thêm gia vị tùy ý.
  1. Rau cải bó xôi

Cải bó xôi giàu vitamin C, A có thể phòng ngừa khả năng hình thành các axit gây ung thư, chế ngự sự phát triển của các tế bào ung thư, đồng thời giúp các tế bào bị bệnh hoạt động bình thường trở lại.

  • Cách dùng: cải bó xôi hơi đắng. Có thể xào nhanh trên lửa lớn, hay nhúng nước sôi sau đó cho vào nước lạnh rồi xào với lửa lớn, cải sẽ hết đắng.
  1. Khổ qua

Khổ qua có dồi dào chất anbumin và hàm lượng vitamin C nên giúp tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt các tế bào ung thư. Hạt khổ quả có chất chế ngự sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn hình thành ác tính.

  • Cách dùng: Ăn sống, xào, nấu canh, nhồi thịt vv… Cắt lát cho vào nước trước khi xào khổ qua sẽ không đắng.
  1. Dưa chuột

Dưa chuột chứa nhiều carotene, vitamin C và xenlulo, nên có tác dụng kháng ung thư, giảm độc tính, tác dụng bài tiết tích cực với thức ăn thối rữa trong ruột, có lợi cho việc phòng và trị ung thư dạ dày.

  • Cách dùng: Ăn sống, luộc, xào, nấu canh, hấp …
  1. Củ mài

Củ mài chứa nhiều anbumin và hơn 19 loại axit amin. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố vi lượng như kẽm, magiê, và i-ốt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đặc biệt củ mài có tác dụng tăng cường tế bào limpo T, chế ngự tế bào ung thư phát triển là liều thuốc tốt để phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư.

  1. Rau diếp tàu (Dấp cá)

Rau dấp cá hay rau diếp tàu có tác dụng phân giải chất gây ung thư trong cơ thể, từ đó ngăn chặn được sự hình thành tế bào ung thư, đặc biệt có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư gan, dạ dày, đại tràng…

  1. Dâu tây

Dâu tây chứa nhiều thành phần bảo vệ các tổ chức cơ thể không bị xâm hại bởi các chất gây ung thư. Ngoài ra, lượng vitamin C phong phú trong dâu tây có thể phòng ngừa sự phát triển của tế bào gây ung thư trong cơ thể, biến tế bào ung thư thành tế bào bình thường.

  • Cách dùng: Dâu tây chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, kali và vitamin C, và rất ít đường tự nhiên nên có thể ăn sống khi rửa sạch hoặc dùng làm nước ép, sinh tố rất ngon.
  1. Rong biển

Rong biển có tác dụng hóa viêm, tán kết là loại thuốc chữa ung thư thường dùng.

  • Cách dùng: Việc đun quá lâu trên bếp không làm giảm bớt mùi tanh của rong biển. Khi đun quá lâu, rong biển sẽ dai hoặc nhừ rất ngon. Hơn nữa khi nấu quá lâu, hàm lượng dinh dưỡng của chúng sẽ bị mất đi rất nhiều. Vì vậy cách tốt nhất là cho vào lúc nước sôi hoặc chảo nóng, rong biển vừa chín tới, rất ngon mà lượng dinh dưỡng lại cao hơn.
  1. Măng tây xanh

Măng tây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng chống ung thư, đặc biệt là vitamin A và C rất cao. Ngoài ra nó còn chứa nhiều anbumin có thể khống chế sự phát triển của các tế bào ung thư, hạn chế sự di căn.

  • Cách dùng: có thể xào, hấp, trộn, nấu canh, Không nên ăn sống vì sẽ đầy bụng, tiêu chảy. Khi biến chế, nên dùng nồi inox nấu với lửa nhỏ, vừa bảo đảm cho măng tây mềm ngọt, không đổi màu, vừa giữ nguyên vitamin B1 và C.
  1. Quả óc chó

Óc chó là loại hạt có hàm lượng chống oxy hóa nhiều nhất so với các loại thực phẩm khác. Chất này có tác dụng ngăn chặn sự phá hủy của các gốc tự do trong cơ thể, phòng chống ung thư, bệnh tim và lão hóa sớm.

  • Cách dùng: Có thể ăn sống, có thể dùng óc chó làm bánh, làm nhân sô cô la, ép lấy dầu, dùng với sữa tươi, ngon hơn khi bỏ óc chó vào lò vi sóng với nhiệt độ 160 độ rổi lấy ra bóc ăn, sẽ có vị thơm và bùi hơn.
  1. Nho

Nho là một trong những loại trái cây đứng đầu về hàm lượng chất chống lão hóa, giúp ngăn ngừa ung thư và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác. Chất Resveratrol trong nho giúp giảm cân, ngăn chặn sự tăng trưởng của những tế bào bất thường; đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều loại ung thư trong đó có ung thư vú.

  • Cách dùng: Có thể ăn sống, xay làm sinh tố, nước ép hoặc rượu nho. Tùy theo sở thích và khẩu vị của từng người có thể ăn theo nhiều cách khác nhau. Tuy rượu nho tốt cho sức khỏe, nhưng nên uống chừng mực. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng rượu vang đỏ. Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 50 gr trái nho chín một ngày.
  1. Quả gấc

Gấc chứa nhiều hàm lượng Lycopen chống ung thư, cao hơn cà chua gấp 70 lần. Ngoài ra gấc còn chứa nhiều vitamin E, carotene làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…

  • Cách dùng: gấc được dùng làm thực phẩm như chè gấc, xôi gấc, gấc hấp đường, dầu gấc… Ngoài ra gấc giàu tiền chất vitamin A, nên không nên lạm dụng quá nhiều và không dùng chung với các thực phẩm giầu beta-caroten khác như cà chua, bí đỏ, cà rốt dẫn tới thừa chất này trong một thời gian dài gây vàng da, vàng mắt, nặng hơn là ngộ độc gan ảnh hưởng đến sức khỏe.
  1. Táo tàu

Táo tàu có thể nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, chế ngự tế bào ung thư phát triển. Các nghiên cứu cho thấy táo tàu có khả năng thúc đẩy hình thành bạch cầu, giảm men gan, lọc máu, tăng lượng bạch cầu. Nó có chất chế ngự các tế bào ung thư gan, có khả năng chuyển hóa tế bào ung thư thành tế bào bình thường. Chất anbumin trong táo tàu đi thẳng vào gan tạng, giúp bảo vệ gan, giảm tác hại của các loại thuốc khác. Chất Photo trong táo tàu có thể làm giãn mạch máu, tăng cơ bóp tim, có lợi cho tim mạch. Ngoài ra táo tàu cũng chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ cơ thể đào thải sỏi mật hiệu quả.

  • Cách dùng: Trẻ em và những người cơ thể yếu, tỳ vị hư, những người tiêu hóa không tốt hoặc đau răng không nên ăn táo tàu. Đặc biệt không nên dùng táo tàu chung với hành, đu đủ, củ cải hay nội tạng động vật. Nên dùng chung táo tàu với những loại thuốc làm mạnh dạ dày.
  1. Kiwi

Quả Kiwi giàu các loại đường, anbumin, vitamin B1, C, carotene, canxi, phốt pho, sắt, natri, kali, magiê, đặc biệt kiwi có hàm lượng vitamin C rất cao. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy quả kiwi có thể ngăn ngừa chất gây bệnh ung thư, hậu quả đến 98%.

Bên cạnh khả năng ngăn chặn ung thư phát triển quả kiwi chín còn có khả năng ngăn chặn sự kết tụ anbumin. Hàm lượng vitamin C phong phú trong kiwi có tác dụng tăng cường cơ tim, tính đàn hồi của các vách ngăn mạch máu, đồng thời đẩy men gan chuyển hóa thành mật, giảm mỡ máu nên rất tốt trong việc tăng cường chức năng cho nội tạng.

  • Cách dùng: Quả kiwi có tính hàn lạnh, nên những người có tỳ vị yếu không nên ăn quá nhiều, vì sẽ gây đầy bụng, đau bụng. Đặc biệt không nên dùng kiwi với sữa hoặc các chế phẩm của sữa, vì hàm lượng vitamin C trong kiwi sẽ khiến cho anbumin trong sữa bị vón lại, gây khó khăn cho tiến trình tiêu hóa, dễ khiến đau bụng và tiêu chảy.
  1. Khoai lang

Các nghiên cứu hiện đại cho biết khoai lang giàu anbumin, các vitamin A, C, E, B và hơn 10 nguyên tố vi lượng như kali, sắt, đồng, selen, canxi có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt trong số đó có DHEA là một loại hợp chất có hiệu quả cao trong việc phòng chống ung thư vú và ung thư đại tràng. Ngoài ra, với hàm lượng chất xơ cao, khoai lang còn giúp kích thích đường ruột hoạt động, từ đó tiêu trừ táo bón và phòng chống ung thư đại trực tràng hiệu quả.

  • Cách dùng: Có thể luộc, nướng, nấu canh, hấp. Nên dùng khoai luộc thay vì khoai nướng. Khi ăn khoai có thể sẽ có cảm tưởng nóng ruột, nôn nước chua. Mỗi lần ăn một ít, hay ăn chung với cơm; tránh vừa ăn vừa uống canh hoặc ăn khoai sống chưa chín tới, vì dễ bị đầy hơi.

(“Phòng chống các bệnh nan y”)

Các loại thực phẩm dinh dưỡng

CÁC LOẠI THỰC PHẨM DINH DƯỠNG

 Mọi loại thực phẩm nói chung đều có ít nhiều mức độ dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, chúng không luôn luôn thích hợp với mọi người, mà tùy thuộc cơ địa và nhu cầu khác nhau của từng người. Thật khó có thể đưa ra một danh sách đầy đủ liên quan tới hàng trăm hàng ngàn thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể con người.

Nguyên tắc chung là nên ăn nhiều rau, đậu, củ, quả, hạt và trái cây. Để có chất đạm có thể ăn các thứ đậu, đặc biệt là đậu đỏ (kidney beans) chứa nhiều protein như  thịt và cá, nhưng rất dễ tiêu hóa. Một đĩa đầu đỏ chứa lượng chất đạm (protein) bằng một miếng bíp tếch to. Tuy nhiên, cơ thể chỉ cần 50 phút để tiêu hóa đĩa đậu đỏ, trong khi phải tốn đến 3 giở mới hấp thụ được chất đạm của miếng thịt bò. Ngoải ra nên ăn cá nhiều hơn thịt. Và nếu có ăn thịt, nên ăn loại trắng tốt hơn loại đỏ; và thịt súc vật hai chân lành hơn thịt súc vật bốn chân.

Sau đây lả một vài bảng tóm tắt thực phẩm được thu thập từ các tài liệu dinh dưỡng và các trang sức khỏe. Chúng chỉ có tính cách giới thiệu tổng quát, chứ không yêu sách trình bầy đầy đủ các thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống chúng ta. Mỗi người có thể lựa chọn tùy theo các nhu cầu và khả năng tài chánh của mình. Điều quan trọng là nên thay đổi thực phẩm thế nào cho quân bình và lành mạnh.

I. DANH SÁCH 50 THỰC PHẨM DINH DƯỠNG

Sau khi phân tích hơn 1.000 loại thực phẩm khác nhau ở dạng nguyên liệu thô, các nhà nghiên cứu đã đưa ra bảng xếp hạng các món có độ cân bằng tốt nhất cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta, trong đó có một số thực phẩm đáng ngạc nhiên. Các thực phẩm được lựa chọn, xếp hạng và tính giá dựa trên nghiên cứu khoa học “Khám phá Dưỡng chất trong Thực phẩm” được công bố trên tạp chí PLoS ONE.

Giá trị dinh dưỡng được tính theo tiêu chuẩn của Bộ Nông Nghiệp và Trung Tâm Lưu Trứ Dữ Liệu Dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ, bản công bố số 28.

Nội dung phân tích giá trị dinh dưỡng dựa trên Bách Khoa Toàn Thư về Thưc Phẩm và sức khỏe (2-16) do Elsevier Science xuất bản.

Nội dung do Fact & Story thực hiện cho BBC Future.

Sau đây là bảng xếp hạng tính theo điểm dinh dưỡng được giới chuyên viên chấm cho 50 loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe:

  1. Hạnh nhân: 97 điểm dinh dưỡng

Giàu các axit béo không bão hòa trong dạng đơn thể. Hữu ích cho sức khỏe tim mạch và tiểu đường.

100 gr chứa 579 kcal; 0,91 $.

  1. Mãng cầu tây (Cherimoya) (rau củ quả): 96 điểm dinh dưỡng

Quả mãng cầu tây Cherimoya có lớp cơm thịt dầy, trắng, ngọt, giàu chất đường và các loại Vitamin A, C, B1, B2 và chất potassium.

100 gr chứa 75kcal; 1,84 $.

  1. Cá vượt đại dương (Ocean Perch): 89 điểm dinh dưỡng

Loài cá sống ở Đại Tây Dương, trong vùng nước sâu còn được gọi là cá Quân, giàu protein, ít chất mỡ béo bão hòa.

100 gr chứa 79kcal; 0,82$.

  1. Cá thân bẹt: 88 điểm dinh dưỡng

Chẳng hạn như cá bơn. Thường không có chất thủy ngân và giàu vitamin B1 cần thiết cho cơ thể.

100 gr chứa 70kcal; 1,15$.

  1. Hạt chia (rau củ quả): 85 điểm dinh dưỡng

Thứ hạt mầu đen nhỏ xíu rất giàu chất xơ, protein, axit a-linolenic, axit phenolic và các loại vitamin.

100 gr chứa 486kcal; 1,75$.

  1. Hạt bí (rau củ quả): 84 điểm dinh dưỡng

Bao gồm cả hạt của các loại bí ngô, bầu. Là một trong những nguồn giàu chất sắt và mangan nhất.

100 gr chứa 559kcal; 1,60$.

  1. Cải cầu vồng (Swiss chard) (rau củ quả): 78 điểm dinh dưỡng

Là một nguồn thực phẩm có chứa betalains, là các loại hóa chất thực vật tự nhiên được cho là có khả năng chống lão hóa và có nhiều tác dụng tốt khác cho sức khỏe.

100 gr chứa 19kcal; 0,92$

  1. Mỡ heo: 73 điểm dinh dưỡng

Là nguồn phong phú vitamin B và các khoáng chất. Mỡ heo có mức không bão hòa cao hơn, tốt cho sức khỏe hơn so vợi mỡ cừu và mỡ bò.

100 gr chứa  632kcal; 0,95 $.

  1. Rau củ dền (Beet greens): 70 điểm dinh dưỡng

Là lá của củ dền. Giàu calcium, sắt, vitamin K và các vitamin thuộc nhóm B, đặc biệt là chất riboflavin.

100 gr chứa 22kcal; 0,84$.

  1. Cá hồng (Snapper): 69 điểm dinh dưỡng

Trong họ cá biển cá hồng được nhiều người ưa chuộng. Giàu dinh dưỡng nhưng cũng chứa những độc tố nguy hiểm.

100 gr chứa 100kcal; 3,75$.

  1. Mùi tây sấy khô (Dried parsley) (Rau củ quả): 69 điểm dinh dưỡng

Mùi tây được sấy khô nghiền nhỏ được dùng như một loại gia vị, Giàu chất boron, fluoride và calcium, giúp chắc răng khỏe xương.

100 gr chứa 292kcal; 12,46 $.

  1. Cần tây vụn sấy khô (Rau củ quả): 68 điểm dinh dưỡng

Cần tây sấy khô xắt vụn được dùng làm gia vị. Là một nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp các chất vitamin, khoáng chất và axit amino.

100 gr chứa 319kcal; 6,10 $.

  1. Cải xoong (Rau củ quả): 68 điểm dinh dưỡng

Là một loại rau độc đáo mọc hoang cạnh các dòng nước chảy, thường được ăn để trị chứng thiếu khoáng chất.

100 gr chứa 11kcal; 3,47$.

  1. Quít Tangerine (Rau củ quả): 67 điểm dinh dưỡng

Là loại quýt hình dẹt, giàu chất đường và carotenoid cryptoxanthin, một tiền tố của vitamin A.

100 gr chứa 53 kcal; 0,29$.

  1. Hạt đậu xanh (như đậu Hà Lan) (Green Peas) (Rau củ quả): 65 điểm dinh dưỡng

Hạt đậu chứa nhiều thành phần phosphoros, magnesium, sắt, kẽm. đồng và chất xơ.

100 gr chứa 77 kcal; 1,39$.

  1. Cá Chó (Pike): 65 điểm dinh dưỡng

Là một loài cá săn mồi nước ngọt rất nhanh nhẹn, giàu dinh dưỡng. Nhưng phụ nữ có thai không nên ăn, vì loại cá này chứa thủy ngân.

100 gr chứa 88kcal; 3,65 $.

  1. Cá Pollok Alaska: 65 điểm dinh dưỡng

Còn gọi là cá minh thái, tên khoa học là Gadus chalcogrammus, thường được đánh bắt tại biển Bering và vịnh Alaska. Thịt cá chứa chưa tới 1% chất béo.

100 gr chứa 92kcal; 3,67$.

  1. Hành lá (Rau củ quả): 65 điểm dinh dưỡng

Hành lá giàu chất đồng, phosphoros và magnesium, là một trong những nguồn giàu vitamin K nhất.

100 gr chứa 27kcal; 0,51$

  1. Bắp cải đỏ (Red carbage): 65 điểm dinh dưỡng

Giàu vitamin, mọc ở vùng Địa Trung Hải.

100 gr chứa 31kcal; 0,12$.

  1. Cá tuyết Thái Bình Dương (Pacific Cod): 64 điểm dinh dưỡng

Gan cá là nguồn quan trọng cung cấp dầu cá giàu axit béo và vitamin D.

100 gr chứa 72kcal; 3,18$.

  1. Sò điệp (Scallops): 64 điểm dinh dưỡng

Là một loài nhuyễn thể ít chất béo, giàu protein, axit béo, potassium và sodium.

100 gr chứa 69 kcal; 4,19$.

  1. Bưởi hồng (Rau củ quả): 64 điểm dinh dưỡng

Chứa nhiều carotenoid và lycopene pigments.

100 gr chứa 42kcal; 0,27$.

  1. Lá Bồ công anh (Dandelion greens)(Rau củ quả): 64 điểm dinh dưỡng.

Cây Bồ công anh (Dent de lion: răng sư tử) có rất nhiều vitamin A, C và calcium.

100 gr chứa 45 kcal; 0,27$.

  1. Rau chân vịt đông lạnh (Frozen Spinach) (Rau củ quả): 64 điểm dinh dưỡng.

Là loại salad đặc biệt giàu magnesium, folate, vitamin A và corotenoids beta- carotene cùng zeazanthin. Việc đông lạnh khiến cho các chất dinh dưỡng trong rau chân vịt ít bị thất thoát hơn, cho nên rau đông lạnh được xếp hạng cao hơn rau chân vịt tươi (chiếm vị trí 45).

100 gr chứa 29 kcal; 1,35$.

  1. Ớt bột (Rau củ quả): 63 điểm dinh dưỡng.

Là một nguồn hóa chất thực vật tự nhiên với vitamin A, C, E, cùng các thành phần phenolic và carotenoids.

100 gr chứa 282kcal; 5,63$.

  1. Rau húng (Rau củ quả): 63 điểm dinh dưỡng.

Là loại rau thơm có vị ngọt, thường được dùng để tăng cường sức khỏe tim mạch, có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn.

100 gr chúa 23kcal; 2,31$.

  1. Cải xanh (Collards) (Rau củ quả): 63 điểm dinh dưỡng.

Là một loại salad thuộc họ nhà Brassica. Loại cải không cuộn thành bắp này có họ gần gũi với cải kale.

100 gr chứa 32kcal; 0,74$.

  1. Trai, hến: 62 điểm dinh dưỡng.

Là loài nhuyễn thể giàu protein, thường được ăn theo kiểu nấu chín tới, nhưng cần cẩn thận để tránh ngộ độc thực phẩm.

100 gr chứa 86kcal; 1,87$.

  1. Ớt cay (Rau củ qủa): 62 điểm dinh dưỡng.

Giàu chất capsaicinoid, carotenoid và axit ascorbic chống lão hóa.

100 gr chứa 324 kcal. 1,20$.

  1. Bông cải xanh con (Broccoli raab) (Rau củ quả): 62 điểm dinh dưỡng.

Không nên nhầm lẫn với bông cải xanh. Nó có cuộng mảnh hơn và có hoa nhỏ hơn, có họ với cải củ chúa turnips.

100 gr chứa 22kcal; 0,66$.

  1. Rau cải xoăn (Kale) (Rau củ quả): 62 điểm dinh dưỡng.

Là loại rau có thể ăn sống như salad, giàu khoáng chất phosphoros, sắt và calcium cùng các loại vitamin A, C.

100 gr chứa 49 kcal; 0,62$.

  1. Cá đục (cá bống biển – Whiting): 61 điểm dinh dưỡng.

Whiting là từ gọi chung cho một số loại cá khác nhau, nhưng thường được dùng để chỉ giống cá ở Bắc Đại Tây Dương, Merlangius merlangus có họ với cá tuyết.

100 gr chứa 90 kcal; 0,60$.

  1. Cá tuyết Đại tây dương (Atlantic Cod): 61 điểm dinh dưỡng.

Là loại cá lớn, ít chất béo, giàu protein. Gan cá tuyết là nguồn cung cấp dầu cá, giàu axit béo và vitamin D.

100 gr chứa 82kcal; 3,18$.

  1. Cải bẹ xanh (Rau củ quả): 61 điểm dinh dưỡng.

Là một trong những loại rau cổ nhất được con người ghi nhận. Nó chứa sinigrin là một hóa chất giúp chống sưng tấy.

100 gr chứa 27kcal; 0,29$.

  1. Xà lách Romaine (romaine lettuce) (Rau củ quả): 61 điểm dinh dưỡng.

100 gr chứa 17kcal; 1,55$.

  1. Rau mùi (Rau củ quả): 61 điểm dinh dưỡng.

Giàu chất carotenoids, được dùng để chữa các chứng khó tiêu, ho, tức ngực và sốt.

100 gr chứa 23kcal; 7,63$.

  1. Cá thịt trắng: 60 điểm dinh dưỡng.

Gồm các loại cá nước ngọt có họ với cá hồi, phổ biến tại bắc bán cầu. Giàu các chất omega-3.

100 gr chứa 134kcal; 3,67$.

  1. Trứng cá: 60 điểm dinh dưỡng

Trứng cá chứa nhiều vitamin B 12 và axit béo omega-3. Trứng cá tầm đen được gọi là caviar.

100 gr chứa 134kcal; 0,17$/

  1. Quả mơ (Rau củ quả): 60 điểm dinh dưỡng.

Là loại quả chứa nhiều đường, phytoestrogen và các chất chống lão hóa, trong đó có carotenoid beta-carotene.

100 gr chứa 48kcal; 0,36$.

  1. Rau cải mầm (Cress) (Rau củ quả): 60 điểm dinh dưỡng

Là rau cải brassica thuộc họ Lepidium sativum. Chớ nhầm với cải xoong thuộc họ Nasturtium officinale. Rất giàu chất sắt.

100 gr chứa 32kcal; 0,11$.

  1. Cải thìa (Chinese cabbage) (Rau củ quả): 60 điểm dinh dưỡng

Thuộc họ Brassica rapa, còn được gọi là cải bẹ trắng. Có ít calorie.

100 gr chứa 13kcal; 0,11$.

  1. Cá vược (Sea bass): 59 điểm dinh dưỡng

Thật ra sea bass là tên gọi chung cho một số loại cá nhiều dầu có kích thước trung bình, như cá vược, cá mú… Là thực phẩm rất phổ biến trong vùng Địa Trung Hải.

100 gr chứa 97kcal; 1,98 $.

  1. Cá trích (Herring): 59 điểm dinh dưỡng

Là loại cá trong vùng Đại Tây Dương. Cá trích nằm trong nhóm 5 loại cá được đánh bắt nhiều nhất. Rất giàu chất omega-3.

100 gr chứa 158kcal; 0,65$.

  1. Rau mùi tây (Parsley) (Rau củ quả): 59 điểm dinh dưỡng

Có họ với cây cần tây, rau mùi tây được dùng phổ biến trong thời Hy lạp và La Mã cổ đại. Chứa hàm lượng cao nhiều loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

100 gr chứa 36 kcal; 0,26$.

  1. Rau chân vịt tươi (Fresh Spinach) (Rau củ quả): 59 điểm dinh dưỡng

Chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A, calcium, phosphorous và sắt, hơn nhiều loại rau ăn sống khác. Rau chân vịt xuất hiện hai lần trong danh sách các thực phẩm tốt (ở vị trí 45 và 24), bởi cách thức chế biến có tác động lớn tới giá trị dinh dưỡng của nó.

Chẳng hạn như rau chân vịt Pháp có thể mất đi các giá trị dinh dưỡng. nếu được cất giữ ở nhiệt độ trong phòng, và xếp hạng thấp hơn so với các rau chân vịt được giữ ở dạng động lạnh.

100 gr chứa 23kcal; 0,52$.

  1. Hạt óc chó (Walnuts) (Rau củ quả): 58 điểm dinh dưỡng.

Hạt óc chó chứa những phần đáng kể chất acid a-linolenic, là acid béo omega-3 thực vật.

100 gr chứa 619kcal; 3,08$.

  1. Anh đào đỏ (Red cherries) (Rau củ quả): 58 điểm dinh dưỡng

Là loại anh đào chua, chưa qua chế biến, không bị đông lạnh. Gốc từ vùng châu Âu và châu Á.

100 gr chứa 50kcal; 0,33$.

  1. Xà lách mỡ (Butterhead lettuce) (Rau củ quả): 58 điểm dinh dưỡng

Chứa rất ít calories. Đây là món rau phổ biến ở châu Âu.

100 gr chứa 13kcal; 0,39$.

  1. Đậu đũa (Cowpeas) (Rau củ quả): 58 điểm dinh dưỡng

Giàu chất carbohydrate, chứa nhiều protein hơn ngũ cốc.

100 gr chứa 44 kcal; 0,68$.

  1. Đậu hạt nguyên vỏ (Podded peas) (Rau củ quả): 58 điểm dinh dưỡng

Hạt đậu là nguồn cung cấp rất tốt các chất protein, carbohydrate,  chất xơ, khoáng chất và các loại vitamin hòa tan trong nước.

  • chứa 42kcal; 0,62$.

II. DANH SÁCH 11 THỰC PHẨM GIÀU DINH DƯỠNG NHẤT

Mỗi ngày chúng ta chỉ có thể tiêu thụ một lượng thức ăn có hạn. Vì thế, để tối đa hóa lượng dinh dưỡng nạp vào, cần biết sử dụng “ngân sách calo” một cách khôn ngoan. Cách tốt nhất là đơn giản ăn các thực phẩm chứa lượng dinh dưỡng lớn nhất và phong phú nhất. Sau đây là 11 thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất hành tinh:

  1. Cá hồi

Cá hồi và các loại cá béo khác chứa nhiều chất omega-3 nhất. Axit béo omega-3 vô cùng quan trọng đối với hoạt động tối ưu của cơ thể. Chúng liên quan tới việc cải thiện sức khỏe và nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nghiêm trọng. Dù được đánh giá cao vì ích lợi của axit béo, nhưng cá hồi cũng chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng khác.

100 gr cá hồi chứa 2.8 gr Omega-3, cùng với rất nhiều chất đạm protein động vật có phẩm chất cao và hàng loạt vitamin và khoáng chất bao gồm magiê, kali, sele và tất cả các loại vitamin B.

Tốt nhất nên ăn cá béo 1-2 lần mỗi tuần để thu được tất cả các Omega-3 rất cần cho cơ thể, đặc biệt là não bộ.

Kết quả các nghiên cứu cho biết những người ăn cá béo thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh tim, chứng mất trí, trầm cảm và nhiều bệnh thông thường thấp hơn. Ngoài ra cũng không nên quên cá hồi rất ngon, và việc chế biến cũng đơn giản. Nó cũng có xu hướng làm cho bạn cảm thấy no với lượng calo tương đối ít. Nếu có thể nên chọn loại cá hồi hoang dã thay vì cá nuôi. Lý do vì cá hồi hoang dã bổ dưỡng hơn, có tỷ lệ omega-6 và omega-3 tốt hơn, và ít có khả năng chứa các hợp chất có hại.

Điểm then chốt: Cá béo như cá hồi chứa nhiều axit béo, protein, vitamin và khoáng chất. Ăn cá béo mỗi tuần là một lựa chọn rất đúng đắn cho sức khỏe.

  1. Rau cải xoắn

Rau cải xoắn đứng đầu trong tất cả các loại rau lá xanh có lợi cho sức khỏe. Nó chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa và các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau.

100 gr cải xoắn chứa: 200% lượng vitamin C; 300% lương vitamin A (từ beta-carotene); 1000% lượng vitamin K1; một lượng lớn vitamin B6, kali, canxi, magiê, đồng và mangan. Nó cũng chứa 2 gr chất xơ, 3 gr protein và chỉ có 50 calo.

Cải xoắn có thể còn lành mạnh hơn rau bina. Cả hai loại đều rất bổ dưỡng, nhưng cải xoắn có hàm lượng oxalate thấp hơn. Đây là chất có thể liên kết các khoáng chất như canxi trong ruột, giúp chúng được hấp thụ.

Cải xoắn và các loại rau lá xanh khác cũng chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau, bao gồm: Isotiocyanate và Indole-3-Carbinol, là những chất được nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật có khả năng chống ung thư.

Điểm then chốt: Cải xoắn là một trong những loại rau giàu dinh dưỡng nhất bạn có thể ăn, với lượng lớn vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống ung thư.

  1. Rong biển

Biển không chỉ có cá, nhưng còn chứa một lượng lớn gồm hàng ngàn loài thực vật khác nhau, trong đó có rong biển vô cùng bổ dưỡng. Trong nhiều trường hợp nó còn bổ dưỡng hơn cả rau quả trồng trên đất liền. Nó chứa các khoáng chất như canxi, sắt, ma giê, mangan với hàm lượng đặc biệt cao. Rong biển cũng chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau gồm Phycoxyamin và Carotenois. Một số chất này là chất chống oxy hóa có hoạt tính chống viêm mạnh.

Nhưng điều khiến cho rong biển tỏa sáng là hàm lượng i-ốt cao. I-ốt là khoáng chất được dùng để tạo ra các kích thích tố tuyến giáp.

Chỉ cần ăn rong biển chứa nhiều I-ốt như tảo bẹ vài lần mỗi tháng cũng có thể cung cấp cho cơ thể toàn bộ lượng i-ốt cần thiết. Nếu không thích ăn rong biển, bạn cũng có thể ăn nó từ thực phẩm chức năng như Tảo bẹ dạng viên rẻ và chứa nhiều i-ốt. Nhiều món Sushi cũng chứa rong biển cùng với các món ngon khác.

Điểm then chốt: Các loại rau từ biển rất bổ dưỡng, nhưng rất hiếm khi được tiêu thụ ở Phương Tây. Chúng đặc biệt chứa nhiều I-ốt rất cần thiết cho chức năng tuyến giáp tối ưu.

  1. Tỏi

Tỏi là gia vị thảo dược tuyệt vời, vì không chỉ biến các thức ăn thành thực phẩm thơm ngon, nhưng cũng vô cùng bổ dưỡng. Tỏi chứa nhiều vitamin C, B1, B6, canxi, kali, đồng, mangan và selen. Nó cũng chứa một hoạt chất vô cùng dinh dưỡng và quan trọng khác với hàm lượng cao là Allicin.

100 gr tỏi chứa 6,06 gr protein; 33,07 gr Carboidrati gồm 2,1 gr xơ, 0,25 gr chất béo gồm 89 mg chất béo bão hòa, 11 mg đơn không bão hòa, 249 mg đa không bão hòa không cholesterol, 58,58 gr nước, chứa Tiamina (vitamin B1), Riboflavina (vitamin B2), Niacina (vitamin B3), Axit pantotenico (vitamin B5), Vitamin B6, Axit folic (vitamin B9), 31,2 mg Vitamin C, 0,01 mg Vitamin E, 181 mg canxi, 1,7 mg  sắt, 153 mg phốt pho, 25 mg magiê, mangan, 401 mg potassio, đồng, selen, 17 mg sodio và 1,16 mg kẽm.

Các nghiên cứu cho biết tỏi rất ích lợi cho sức khỏe, vì chống huyết áp cao, chống vi khuẩn, chống sán lải, chống oxy hóa vì chứa nhiều loại solphur, selen và các vitamin B, C; chống cảm cúm, chống ung thư vì chứa Ajoene và Disolfuri, chống sưng tĩnh mạch, diệt cholesterol xấu LDL, tăng cholesterol tốt HDL, do đó giảm nguy cơ bệnh tim mạch và chống ung thư hữu hiệu. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều tỏi ít có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư phổ biến, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư dạ dày. Tỏi cũng rất mạnh mẽ trong việc diệt các mầm bệnh như vi khuẩn và nấm.

Điểm then chốt: Tỏi vừa ngon vừa lành mạnh. Nó giàu dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học chống bệnh tật.

  1. Động vật giáp xác

Động vật giáp xác là loại giàu dinh dưỡng nhất trong số các sinh vật bổ dưỡng tuyệt vời ở biển. Các loại hải sản có vỏ thường được ăn nhất bao gồm trai, hàu, và nhiều loài khác.

Trai là một trong những nguồn cung cấp vitamin B12 tốt nhất. 100 gr trai cung cấp gấp hơn 16 lần lượng vitamin B12 nạp vào hàng ngày được khuyến nghị (RDA). Nó cũng chứa các chất dinh dưỡng khác bao gồm vitamin C, các loại vitamin B, kali, selen và sắt.

Hàu cũng vô cùng bổ dưỡng với 100 gr nó cung cấp lượng kẽm gấp 6 lần RDA, gấp 2 lần lượng đồng RDA, cùng với lượng lớn vitamin B12, vitamin D và rất nhiều chất dinh dưỡng khác.

Thực sự động vật giáp xác là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất, nhưng không may chúng ta lại ít khi ăn chúng.

Điểm then chốt: Động vật giáp xác là một trong những sinh vật có nhiều chất dinh dưỡng của biển. Chúng chứa hàm lượng rất cao các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B12 và kẽm.

  1. Khoai tây

Khoai tây là một trong những thực phẩm hoàn hảo. Một củ khoai tây chứa nhiều kali, magiê, sắt, đồng và mangan với rất nhiều vitamin C và hầu hết các vitamin B.

Khoai tây chứa gần như hầu hết các dưỡng chất với hàm lượng nhỏ cần thiết cho cơ thể. Có người chỉ sống nhờ khoai tây trong thời gian dài.

Nếu nấu khoai tây rồi để nguội, chúng sẽ tạo thành một lượng lớn tinh bột kháng tiêu, một chất xơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Điểm then chốt: Khoai tây có chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chúng rất hoàn thiện và chứa một lượng lớn tinh bột kháng tiêu.

  1. Gan

Con người, đặc biệt người tiền sử, đã ăn thịt động vật từ hàng triệu năm qua, đặc biệt là các cơ phận bên trong. Trong tất cả các cơ quan gan được cho là bổ dưỡng nhất.

Nó là một bộ phận ngoại lệ có hàng trăm chức năng liên quan tới việc trao đổi chất, trong đó có nhiệm vụ lưu trữ các chất dinh dưỡng quan trọng cho phần còn lại của cơ thể.

100 gr gan thịt bò chứa: 1176% vitamin B12 theo RDA; hơn 50% vitamin B6, B5, niacin và folate; 201% vitamin B2; 634% vitamin A; 714% đồng; hơn 30% sắt, phốt pho, kẽm và selen; 29 gr protein động vật phẩm chất cao.

Ăn gan mỗi tuần một lần là cách tốt nhất bảo đảm cho có được lượng chất dinh dưỡng quan trọng này.

Điểm then chốt: Những người sống bằng săn bắt hái lượm thường đánh giá cao các bộ phận như gan, bởi vì chúng là các bộ phận dinh dưỡng nhất của động vật.

  1. Cá mòi

Cá mòi là loài cá đầu nhỏ có thể ăn toàn bộ, từ xương da, các cơ quan đến não và mọi thứ, vì rất bổ dưỡng. Cá mòi chứa một ít hầu như mọi chất dinh dưỡng nên được coi là thực phẩm hoàn hảo.

Giống như các loại cá béo khác, chúng cũng chứa nhiều các axit béo omega-3 có lợi cho tim.

Điểm then chốt: Những loài cá đầu nhỏ như cá mòi thường được ăn toàn bộ bao gồm các cơ quan xương, não và các bộ phận dinh dưỡng khác. Chúng chứa hầu như mọi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với hàm lượng nhỏ.

  1. Quả việt quất

Việt quất chiếm ngoại hạng trong số các trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao. Dù không chứa nhiều vitamin và khoáng chất như rau cải, nhưng việt quất có hàm lượng chống oxy hóa mạnh, bao gồm Anthocyanin và nhiều chất hóa học thực vật khác nhau, một số chất có thể vượt qua hàng rào máu-não và có tác dụng bảo vệ não.

Một nghiên cứu cho biết việt quất cải thiện trí nhớ nơi người cao tuổi. Một nghiên cứu khác cho biết những người đàn ông béo phì và phụ nữ mắc hội chứng chuyển hóa đã hạ huyết áp và giảm các dấu hiệu của Cholesterol xấu LDL bị oxy hóa, khi họ thêm quả việt quất vào chế độ ăn uống của mình.

Việt quất tăng giá trị oxy hóa của máu và chống lại ung thư.

Điểm then chốt: Quả việt quất rất bổ dưỡng so với hầu hết các loại trái cây và chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ, một số có thể làm tăng giá trị oxy hóa của máu và có tác dụng bảo vệ não.

  1. Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất. Trứng nguyên chất bổ dưỡng vì thường được gọi là “vitamin tổng hợp của thiên nhiên”.  Lòng đỏ trứng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng mạnh mẽ khác nhau.

Chúng chứa nhiều Lutein và Zeaxanthine là các chất chống oxy hóa có thể bảo vệ mắt và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Trứng cũng chứa nhiều Choline là chất dinh dưỡng cho não bộ, mà có khoảng 90% số người không nhận đủ.

Trứng cũng chứa nhiều protein có phẩm chất cao và chất béo lành mạnh. Một số nghiên cứu còn cho thấy nó có thể giúp giảm cân. Thực ra toàn bộ quả trứng là một loại thực phẩm tuyệt vời. Lòng đỏ trứng chứa đựng gần như tất cả các chất dinh dưỡng, nên bỏ nó đi là điều tệ hại nhất chúng ta có thể làm. Các nghiên cứu cho thấy cholesterol thực phẩm không phải là điều đáng lo ngại, vì nó không làm tăng cholesterol xấu trong máu.

Ngoài ra trứng rẻ tiền và rất dễ biến chế thành hàng chục món ăn ngon miệng. Nếu có thể nên dùng trứng đã được làm giàu omega-3 từ trứng gà thả rông trong vườn. Chúng lành mạnh hơn và có nhiều chất bổ dưỡng hơn hầu hết các loại trứng gà công nghệ thông thường nuôi trong chuồng sản xuất và bán ở siêu thị.

Điểm then chốt: Toàn bộ quả trứng rất bổ dưỡng nên chúng thường được gọi là “vitamin tổng hợp của tự nhiên” vì lòng đỏ chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

  1. Sô cô la đen

Sô cô la đen chứa nhiều ca cao là một trong các thực phẩm bổ dưỡng nhất. Nó chứa nhiều chất xơ, sắt, magiê, đồng và mangan, đặc biệt là số lượng chống oxy hóa rất cao. Một nghiên cứu cho thấy ca cao và sô cô la đen đạt được điểm cao hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác bao gồm cả quả việt quất và quả acai.

Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh cho thấy sô cô la đen rất lợi ích cho sức khỏe bao gồm cả việc cải thiện lượng máu, hạ huyết áp, giảm nồng độ LDL oxy hóa và cải thiện chức năng não.

Một nghiên cứu khác cho thấy những người tiêu thụ sô cô la đen hơn 5 lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 57% lần. Và bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Do đó nên ăn sô cô la đen với ít nhất 70% ca cao. Tốt nhất là loại 85%-99% ca cao. Ăn một mẩu sô cô la đen mỗi ngày có thể là một trong những cách tốt nhất để bổ sung các chất chống oxy hóa cho chế độ ăn uống của chúng ta.

 

 (“Phòng chống các bệnh nan y”)