Tài liệu Dầu Dừa

Dầu dừa và 1001 công dụng tuyệt vời trong khoa học của nó

Dầu dừa và 1001 công dụng tuyệt vời trong khoa học của nó

Download file MP3

Newsletter Vol #9 No 4, Nov 2011
from Dr. Bruce Fife, Coconut Center, USA
Đức ông Hoàng Minh Thắng diễn giải
Nhóm Tông-đồ Mục-vụ Sức-khỏe chuyển ngữ

Người ta nói rằng có cả ngàn công dụng của Cây Dừa. Cư dân trên các đảo Thái bình dương và Châu Á dùng nó vào nhiều mục đích – từ vật liệu xây dựng, trang phục, cho đến lương thực, thuốc thang. Trong số những sản phẩm của cây dừa, Trái Dừa là có giá trị nhất. Từ trái dừa, bạn có thể lấy được cơm dừa, nước dừa, nước cốt dừa, dầu dừa và giấm. Trong những thứ này thì dầu dừa là đa năng đa dụng nhất. Thực vậy, nó là một thứ hữu ích nhất trong tất cả các loại dầu và chất béo.
       Dầu dừa và các thành phần cấu tạo của nó (các axit béo) được sử dụng trong việc nấu ăn và chế biến thực phẩm, công thức sữa cho trẻ em, thuốc bổ truyền qua tĩnh mạch, thức ăn truyền qua ống vào dạ dày cho người bệnh, chất dẫn cho những miếng đắp thuốc trên da (transdermal delivery of medication), thuốc kháng nấm, kháng vi khuẩn, kháng siêu vi, kem đưỡng da, kem chống nắng, mỹ phẩm, kem đánh răng, xà-bông, thuốc tẩy, chất bôi trơn, nhiên liệu sinh học, và rất nhiều ứng dụng trong dược khoa và công nghiệp. Thực vậy, có đến hàng ngàn công dụng của dầu dừa.

      Thiết tưởng cũng thú vị nếu chúng ta liệt kê ra những công dụng của dầu dừa. Có thể chúng ta cũng không thể liệt kê đầy đủ được, vì theo thời gian luôn luôn có thêm những khám phá mới, đặc biệt trong lãnh vực y khoa, và có những công dụng của nó mà tôi chưa hề biết tới. Tôi chỉ giới hạn danh mục này trong những công dụng phổ biến của dầu dừa đã có tài liệu chứng cứ rõ ràng, trong lãnh vực y khoa, dinh dưỡng, công nghệ, lịch sử. Nếu quý độc giả có biết những công dụng khác của dầu dừa, xin vui lòng cho chúng tôi biết để chúng ta có thể bổ sung vào danh mục này.

      Thực sự tôi cũng chưa đếm những mục được liệt kê sau đây, nhưng chúng ta cũng có thể đoán được nó có thể dễ dàng tăng hơn 1001 mục, nếu như chúng ta đưa và tất cả những ứng dụng của nó trong y khoa. Điển hình là dầu dừa có đặc điểm chống viêm, và do đó nó hữu dụng trong việc điều trị hàng trăm tình trạng bệnh tật có liên hệ tới chứng viêm. Tôi chỉ liệt kê ở đây những ứng dụng đã có chứng từ.

Thực phẩm

Tạo mùi vị
Tạo sự mềm mại, độ mịn
Chống dính
Nấu nướng, chiên xào
Thay thế bơ thực vật và các loại dầu thực vật khác khi chế biến thức ăn
Dùng thay thể chất bảo quản (vì dầu dừa chống oxy hóa, chống hư thối; chống nhiễm vi khuẩn, nấm)
Kéo dài thời gian bảo quản thức ăn
Giúp chảo chiên không dính
Nguồn chất béo tốt
Giúp cân bằng việc tiêu thụ a-xít béo thiết yếu (essential fatty acids)
Bảo quản trứng

Cách bảo quản trứng

     Bạn có thể giữ trứng gà vịt được lâu hơn nếu bạn quét một lớp mỏng dầu dừa lên trên quả trứng còn nguyên (không bị nứt, vỡ). Để dầu dừa ở nhiệt độ tan chảy, nhưng không được nóng. Sau đó nhúng quả trứng vào dầu dừa, hoặc quét một lớp mỏng trên bề mặt trứng, rồi cất vào một chỗ mát. Lớp dầu trên vỏ trứng sẽ giữ cho không khi không lọt vào trong trứng. Trứng bảo quản theo cách này có thể giữ được lâu từ 9-12 tháng.

Dinh dưỡng/Sức khỏe

Bổ sung chất dinh dưỡng
Cải thiện chức năng tiêu hóa
Cải thiện việc tiêu thụ các dưỡng chất (sinh tố, chất khoáng, amino acids, chất phytonutrients tan trong chất béo)
Tránh tình trạng thiếu sinh tố/chất khoáng (bổ sung giá trị dinh dưỡng của thức ăn)
Tăng cường thể lực thi đấu
Kích thích bào thai tăng trưởng, và phát triển não
Cải thiện hoạt động của tuyến sữa và chất lượng sữa mẹ
Tác dụng như một chất chống ô-xy hóa
Cung cấp nguồn dưỡng chất dễ dàng nhanh chóng
Phòng ngừa và chữa trị chứng duy dinh dưỡng (tốt hơn các dầu khác)
Bổ sung công thức sữa trẻ em
Bổ sung công thức dinh dưỡng cho bệnh nhân
Làm giàu sữa mẹ (khi người mẹ đang cho con bú dùng dầu dừa)
Cân bằng lượng đường máu (dành cho người tiểu đường)
Điều hòa lượng đường đưa vào máu
Cải thiện hoạt động tiết insulin
Cải thiện tính nhạy cảm với insulin
Giảm cân
Cải thiện việc tiêu hóa chất béo
Giúp khắc phục hậu quả do rối loạn tiêu hóa.
Giúp cải thiện việc hấp thụ chất bổ dưỡng sau khi giải phẫu một phần dạ dày hoặc ruột non.
Dùng như chất dinh dưỡng cho bệnh nhân qua đường tĩnh mạch (truyền qua chai nước biển)
Dùng như chất dinh dưỡng cho bệnh nhân qua đường ống vào dạ dày
Khắc phục tình trạng thèm chất ngọt.
Cải thiện việc sử dụng các chất a-xít béo thiết yếu (EFAs)
Dễ dàng được tế bào tiếp nhận và chuyển thành năng lượng.
Giảm áp lực trên tuyến tụy. (Dầu dừa giúp giảm nhu cầu về enzym và hoóc môn tụy)

Thuốc

Dầu dừa có thể hỗ trợ những chức năng sau:

Chức năng tim
Chức năng gan
Chức năng túi mật
Chức năng thận
Chức năng tuyến tụy
Chức năng đường ruột
Chức năng não
Chức năng hệ miễn nhiễm
Chức năng tuyến giáp trạng
Tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt
Tăng cường lưu thông máu
Tăng cường khả năng đi động của tinh trùng và khả năng thụ tinh
Giảm viêm
Phòng chống ung thư
Phòng chống các cơn động kinh
Tăng lượng cholesterol tốt
Hạ thấp tỉ số cholesterol
Cải thiện mực độ lipoprotein
Giảm xơ vữa động mạch
Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột qụy
Phòng chống suy tim
Phòng chống tiểu đường
Phòng chống hội chứng chuyển hóa (bụng phệ, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, xuống đường huyết lúc đói)
Gia tăng năng lượng
Tăng cường sự chuyển hóa
Ngăn chặn dị hóa / phân hủy protein của cơ bắp trong thời gian ăn chay, ăn kiêng hoặc tập thể dục mạnh.

Giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng

Loét dạ dày và đường ruột
Ung nhọt
Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn (kể cả MRSA)
Bệnh viêm lợi / bệnh nha chu
Sâu răng
Đường ăn thông bất thường giữa một cơ quan, mạch máu với một cơ quan khác (Fistulas)
Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng mắt (viêm kết mạc)
Viêm họng
Bệnh lậu
Hội chứng sốc nhiễm độc
Viêm dạ dầy-ruột
Uốn ván
Ngộ độc thực phẩm
Viêm xoang
Lở loét do nằm liệt lâu ngày
Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng bàng quang
Viêm phổi
Sốt thấp khớp
Viêm màng não
Bệnh than
Bệnh truyền nhiễm do loài chim gây viêm phổi, sốt cao, suy nhược, mệt mỏi ( Parrot fever)
Bệnh do xoắn khuẩn (Spirochetes)
Hoại tử
Viêm màng trong tim
Bệnh hột xoài (u lym-phô sinh dục)
Bệnh viêm vùng chậu
Viêm vú
Nhiễm trùng tai do bơi lội

Giúp ngăn ngừa và chữa trị nấm

Nấm đồng tiền
Nấm kẽ chân (Athlete’s foot)
Nấm ở háng (Jock Itch)
Nấm móng chân
Nấm Candida
Nhiễm nấm
Nấm miệng và cổ họng
Sẩn ngứa chỗ tã lót
Nhiễm nấm ở tai, ngứa tai

Giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng do virút

Cúm
Nhiễm trùng đường ruột / tiêu chảy
Bệnh sởi
Bệnh mụn giộp do virút Herpes
Bệnh bạch cầu đơn nhân (Mononucleosis)
Viêm gan C
Bệnh do vi-rút Epstein-Barr
Bệnh bạch cầu
Bệnh do virút ở đường hô hấp
Bệnh do virút ở đường ruột gây các bệnh ở đường hô hấp, thần kinh và cơ bắp (Coxsackie virus)
Bệnh do virút ở cừu (Visna virus)
Bệnh dộp miệng do vi-rút Vesicular (triệu chứng giống như bệnh lở mồm long móng ở đại gia súc)
Bệnh do vi-rút Human lymphotropic (liên quan tới hệ bạch huyết)
Bệnh do vi-rút hỗn bào (syncytial virus)
Bệnh do vi-rút gây bướu thịt (Sarcoma virus)
Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính SARS
Bệnh khó thở loại 2 (Parainfluenza type 2)
AIDS/HIV
Bệnh thủy đậu
Bệnh giời leo

Giúp phòng ngừa và điều trị nhiễm kí sinh trùng

Bệnh do Giardia gây tiêu chảy
Bệnh do động vật nguyên sinh
Chấy
Cái ghẻ
Giun sán

Giúp phòng ngừa và điểu trị các rối loạn thần kinh

Động kinh
Run rẩy tay chân (Parkinson’s)
Chứng mất trí / lú lẫn
Bệnh Alzheimer (hay quên)
Bệnh Huntington
Chứng đa xơ cứng vỏ bọc dây thần kinh (MS -Multiple sclerosis)
Chứng xơ cứng cột bên gây teo cơ (ALS – Amyotrophic Lateral Sclerosis)
Đột qụy
Chấn thương sọ não
Chứng ngủ rũ
Bệnh tâm thần phân liệt
Mất ngủ
Bệnh tự kỷ (Autism)
Bệnh thiếu chú ý và hiếu động (ADHD)
Hội chứng Down
Co cứng trẻ em
Nhức nửa đầu
Trầm cảm
Đầu óc mơ màng (Brain fog)
Thiếu dưỡng khí (Hypoxia)

Gia tăng tốc độ chữa lành chấn thương

Rút ngắn thời gian phục hồi sau giải phẫu
Cắt da quy đầu
Vết sướt
Các vết đứt
Phỏng, da cháy nắng
Vết bầm tím
Ong chích
Nhện, ruồi cát, kiến và các côn trùng khác cắn
Bỏng giộp
Nhiễm độc cây thường xuân
Hội chứng đau cổ tay (Carpal tunnel syndrome)
Nhiễm độc cấp tính
Chảy máu cam
Làm dịu và gia tăng sự chữa lành các hình xâm
Giúp ngừng chảy máu
Giảm đau
Giảm sốt
Kháng viêm

Giúp làm dịu rối loạn tiêu hóa và hấp thu kém

Bệnh Whipple
Hội chứng khó chịu đường ruột
Viêm ruột kết
Bệnh Crohn
Cơ bắp thiếu carnitie
Thiếu lipoprotein
Các bất thường về chuyển hóa chất đạm
Hội chứng kém hấp thu
Bệnh Waldmann
Sạn mật
Tiêu chảy do dị ứng với chât gluten
Hội chứng rối loạn đường tiêu hóa do giải phẫu bắc cầu ruột, gây tiêu chảy, xuống cân, và suy dinh dưỡng (Blind-loop syndrome)
Xơ gan do viêm ống dẫn mật
Rối loạn chuyển hóa lipoprotein và cholesterol Hẹp ống dẫn mật, vàng da Viêm ruột non
Nước tiểu có dưỡng trấp
Chứng đái đục màu sữa
Nước tiểu có dưỡng trấp chứa chất béo
Viêm tuyến tụy
Trĩ
Cắt tuyến tụy
Cắt túi mật
Cân bằng vi khuẩn gốc thực vật đường ruột
Loét dạ dày – ruột

Hữu ích cho việc điều trị các bệnh mãn tính và di truyền

Dị ứng
Hội chứng tự miễn thấp khớp (Sjogren’s syndrome)
Phục hồi chức năng thần kinh
Phì đại tuyến tiền liệt
Thiếu tế bào Mast (Mast-cell deficiency)
Xơ u nang
Viêm khớp
Xơ cứng và đau nhức cơ bắp và khớp mãn tính (Fibromyalgia)
Gút (Gout)
Suyễn
Tiểu đường
Béo phì
Loãng xương, nhuyễn xương, còi xương
Thiểu giáp trạng
Hạ đường huyết
Sốt thấp khớp
Bệnh do ở độ cao / leo núi
Thiếu máu
Táo bón
Trĩ
Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Hội chứng đa nang buồng trứng
Kinh nguyệt không đều
Bệnh võng mạc
Bệnh thận
Bệnh mạch máu ngoại biên (Peripheral vascular disease)
Bảo vệ gan do lạm dụng rượu, ma túy và nhiễm trùng
Da chai cứng, phì đại (Keratosis pilaris)

Những công dụng khác

Giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư thông thường (hóa trị / xạ trị)
Chất dẫn thuốc
Bảo quản thuốc
Cải thiện chất béo dựa trên tính hòa tan trong nước
Lấy ráy tai
Rửa mắt

Thuốc cho gia súc 

        Mọi lợi ích cho sức khỏe của dầu dừa cho con người cũng có thể áp dụng cho thú vật. Nhiều người đã cho gia súc của họ dùng dầu dừa để cải thiện sức khỏe và rất thành công trong việc chữa trị các bệnh như tiểu đường, ung thư, nhiễm trùng, các bệnh về da và nhiều bệnh khác. Một số bệnh có liên quan tới thú vật bao gồm:

Hơi thở hôi
Cơ thể hôi
Lông mượt mà
Ngăn ngừa các loài chim rỉa lông và da
Trục xuất hay diệt trừ ký sinh trùng đường ruột
Xua đưổi bọ, ve
Khử các đốm bệnh
Dùng làm dầu thoa các bầu vú cho dê, bò, và các thú khác

Chăm sóc cơ thể 

Làm mềm và dịu da khô, tróc, ngứa
Chất làm mềm (Emollient)
Tẩy tế bào chết (Exfoliant)
Ngăn ngừa nếp nhăn
Ngăn ngừa /làm mờ da đồi mồi
Tẩy lớp son phấn
Làm dịu da môi khô nứt
Kem dưỡng da, làm ẩm da
Chất khử mùi
Kem dưỡng mắt
Kem bảo vệ chống tia tử ngoại UV
Kem dưỡng da chống cháy da khi phơi nắng
Ngừa da lão hóa
Làm dịu da ngứa – Sooth itchy skin

Làm mềm gót chân bị nứt, chai cứng
Dầu massage
Nước súc miệng
Kem đánh răng
Ngăn ngừa và điều trị hôi miệng
Ngăn chặn và điều trị gầu
Ngăn chặn và điều trị cứt trâu ở da đầu em bé
Trị mụn trứng cá
Làm tan và loại bỏ ráy tai
Loại bỏ mụn cóc, nốt ruồi
Ngăn ngừa nhiễm trùng da
Gia tăng tốc độ chữa lành các vết thương
Làm ngưng chảy máu nơi các vết thương
Làm dịu đau và viêm do sâu bọ cắn
Kem thoa đầu vú khi cho con bú
Chữa sẩn ngứa chỗ tã lót
Chấy
Nổi mề đay
Thuốc xua đưôi côn trùng – Insect repellent
Chữa nấm, vẩy nến, viêm da
Kem thoa sau khi cạo râu
Kem xả tóc
Làm mướt tóc
Kem đánh răng – nước súc miệng
Thuốc khử mùi
Dầu massage
Dầu bôi trơn
Kem trị vết nhăn sau khi sinh
Chất làm mờ sẹo
Kem dưỡng da sau khi tắm
Mụn âm đạo

Công nghệ

Xà bông (phẩm chất tốt nhất, sát trùng tự nhiên, kháng khuẩn, có bọt dù trong nước muối)
Xà bông gội đầu
Nhiên liệu sinh học
Nhiên liệu máy bay
Nhiên liệu cho đèn dầu
Dầu bôi trơn máy
Dầu máy thủy lực
Làm mềm da
Bảo trì mặt thớt bằng gỗ
Đánh bóng gỗ
Đánh bóng đồng thiếc – Bronze polish
Chất bôi trơn (động cơ, bản lề…)
Chất khử dầu mỡ cho máy móc
Chất chống gỉ sét
Chất tẩy dầu nhớt ở tay
Làm tan chất dầu dơ dưới móng tay
Lấy ra các chất bám dính ở tóc, thảm, quần áo, giày dép
Khử vết son phấn ở quần áo
Thuốc tẩy
Tẩy các nhãn hiệu ở các chai lọ
Môi trường tốt chế tạo các hạt nano bạc và vàng để sử dụng trong công nghệ nano
Cung cấp chất liệu cơ bản trong việc sản xuất hàng trăm sản phẩm như chất tẩy rửa, dung môi, nhựa, dầu mỡ, nhựa cây, các chất nhựa, dầu bôi trơn, v.v…

Thuốc chống côn trùng

      Hòa 2 muỗng canh dầu dừa với 10-25 giọt tinh dầu trà (tea tree oil), thoa lên da. Ngay cả khi côn trùng có cắn, bạn sẽ không bị phản ứng xấu vì dầu làm dịu ngứa và kích thích ngay từ đầu, và sẽ không bị các nốt đỏ hay phồng. Bạn có thể chỉ dùng dầu dừa, hoặc dầu neem.

Chất tẩy dầu mỡ và son phấn

        Dầu dừa là chất tẩy nhờn độc đáo. Nó đi xuyên qua nhớt như con dao bén cắt thỏi bơ vậy. Bạn không còn phải chà cả tiếng để làm sạch tay. Lấy khoảng chừng một muỗng cà phê xoa vào tay như bạn đang rửa tay trong dầu. Dầu nhớt sẽ bị phân hủy và tan chảy khỏi tay bạn. Lấy giấy lau sạch nhớt rồi rửa tay với xà bông thường và nước như bình thường.
        Dầu dừa cũng là chất tẩy được phấn son và mascara tự nhiên rất tốt. Chỉ cần bỏ chút dầu dừa vào tay bạn rồi xoa đều lên mặt. Lau dầu và makeup bằng giấy mềm, và rửa mặt với xà bông tắm. Mặt bạn sẽ tươi sáng và sạch mát. Bạn có thể thêm một lớp dầu dừa mỏng để giữ độ ẩm và làm da mặt mềm mại.

xem thêm: Bí quyết làm đẹp của Siêu người mẫu Miranda Kerr với dầu dừa

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg

Tẩy lọc đường tiêu hóa bằng dầu dừa (bác sĩ Bruce Fife)

Tẩy lọc đường tiêu hóa bằng dầu dừa (bác sĩ Bruce Fife)

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2015/08/coconut_cures.jpg

Tham khảo: “COCONUT CURES” – Dr. Bruce Fife

         Đây là chương trình tẩy lọc rất mạnh mẽ, hữu hiệu và lý tưởng cho việc sửa chữa mọi vấn đề của hệ tiêu hóa. Nó giúp cho cơ thể tái lập sự cân bằng môi trường bên trong đường ruột và chữa lành những mô hư hỏng. Nó vượt xa liệu pháp ăn chay thanh lọc đơn giản bằng nước hay nước ép trái cây.

       Tẩy lọc bằng nước trái cây, kể cả nước dừa có một vấn đề chính, đó là chứa nhiều đường. Nếu cơ thể bạn đang cố gắng chống trả nhiễm nấm candida hay sự tăng trưởng vượt mức của vi khuẩn gây bệnh, bạn không muốn cung cấp thức ăn cho chúng là đường. Nếu bạn bị nhiễm nấm candida toàn thân thì không nên dùng phương pháp tẩy lọc bằng nước trái cây để cải thiện chức năng đường ruột. Chất ngọt trong phần lớn nước ép trái cây ngay cả nước ép rau nuôi vi khuẩn bất lợi. Dầu dừa vừa không là thức ăn cho vi khuẩn có hại, lại vừa có tính kháng sinh, diệt virus, diệt khuẩn và diệt nấm nên tẩy lọc bằng dầu dừa vừa tạo môi trường cực kỳ khó sống cho vi khuẩn có hại bên trong đường ruột vừa nhường chỗ vi khuẩn có lợi tái lập lại quân số và chiếm lại ưu thế chỉ huy.

         Trong chương trình tẩy lọc bằng dầu dừa bạn đừng ngạc nhiên khi thấy mình loại ra ngoài qua đường đại tiện những thứ kinh khủng, những chất dơ độc hại, những mảng nấm to bằng nắm tay người lớn. Vậy đừng bị sốc khi nhìn thấy những thứ đáng sợ mà cơ thể bạn đào thải ra.

         Một trong những lợi ích của việc tẩy lọc bằng nước trái cây đó là nó cung cấp một số lượng nhỏ calories giúp cho bạn đủ năng lượng để làm việc trong ngày mà không mệt mỏi. Với dầu dừa, bạn có nguồn calories trong dạng acid béo chuỗi trung bình (MCFAs). Các chất béo này không nuôi vi khuẩn có hại nhưng chúng lại nuôi dưỡng các tế bào và mô trong thành ruột nên nó thúc đẩy việc chữa lành cách nhanh chóng. Acid béo chuỗi trung bình trong dầu dừa cũng gia tăng năng lượng cho các hoạt động bình thường trong cơ thể mà không cần đến sự trợ giúp của thực phẩm hay nguồn calories nào khác. Không phải lo lắng khi bạn uống nhiều dầu dừa trong suốt tiến trình tẩy lọc, vì dầu dừa gia tăng tốc độ chữa lành mà không gây hại gì cả cho bạn.

         Trong tiến trình tẩy lọc, bạn cần uống thật nhiều nước tinh khiết. Bạn cũng có thể uống thật nhiều nước chanh không đường. Bạn có thể uống từ 10 đến 14 muỗng canh (tablespoons) dầu dừa một ngày, chia ra làm nhiều lần chứ không uống trọn một lúc. Tốt nhất là chia đều số lượng dầu dừa và cứ mỗi 2 tiếng uống một lần. Chẳng hạn cứ mỗi 2 tiếng uống 2 muỗng canh (30ml = 1oz) dầu dừa. Vì dầu dừa cho nhiều năng lượng giúp tỉnh táo, nếu bạn uống gần giờ đi ngủ, bạn sẽ khó ngủ. Vậy muốn cho ngủ ngon, bạn cần uống lần cuối cách giờ đi ngủ 3 tiếng. Hãy nhớ uống thật nhiều nước và nước chanh không đường.

         Bạn có thể ăn một lượng nhỏ cơm dừa tươi có thể lên đến 100 gram nếu bạn muốn. Không ăn mứt dừa khô vì có đường. Cơm dừa nuôi vi khuẩn tốt trong đường ruột, có nhiều chất xơ thúc đẩy nhu động ruột để tống vi khuẩn chết và nấm ra ngoài. Thêm một chút cơm dừa cũng tránh cho bạn không bị buồn nôn khi uống nhiều dầu dừa.

         Trong chương trình tẩy lọc này, bạn chỉ uống nước lọc, nước chanh không đường, dầu dừa, và một lượng nhỏ cơm dừa, ngoài ra không uống thứ gì khác. Bạn sẽ cảm thấy hơi đói, nhưng bạn sẽ không chết đói hay thiếu dinh dưỡng. Bạn có thể sống với chế độ tẩy lọc này hàng nhiều tháng mà không có hại chi cả. Vậy bạn hãy quẳng gánh lo đi và tin tưởng.

Để pha nước chanh không đường bạn cần hoà các thứ sau chung với nhau:

  • 8 trái chanh lớn ép lấy nước – chanh vàng (lemon) hay/và chanh xanh (lime)
  • 2 lít nước cất hay nước lọc
  • 2 muỗng cà-phê bột stevia (tùy ý)
  • 2 muỗng cà-phê muối biển (muối hạt không tinh chế, muối mỏ màu hồng: Celtic Sea Salt, Real Salt hay muối Himalayan)

Ghi chú:

         – Chanh vàng hay chanh xanh là loại giải độc tự nhiên giúp lọc gan.

         – 2 lít nước cất (distilled water) hay nước tinh khiết. Không dùng nước vòi vì có chứa chlorine, fluoride hay các loại hoá chất khác. Bạn đang thanh lọc cơ thể, bạn muốn thải độc tố ra ngoài, chứ không muốn đưa thêm độc tố vào người.

         – Stevia: Vì nước chanh chua nên muốn dễ uống bạn có thể cho stevia là loại làm ngọt từ loại lá có độ ngọt gấp 200 lần đường mía, có bán ở các tiệm bán thuốc tây hay tiệm thực phẩm dinh dưỡng. Stevia không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, cũng không nuôi nấm.

       – Muối khoáng: muối biển không tinh chế; muối mỏ màu hồng: Celtic Sea Salt, Real Salt hay muối Himalayan. Các loại muối này có chứa nhiều loại khoáng chất vi lượng hỗ trợ thêm cho việc tẩy lọc và chữa lành. Bình thường mỗi ngày bạn cần 1 muỗng cà-phê gạc muối khoáng, nhưng trong chương trình tẩy lọc bạn thêm 1 muỗng cà-phê nữa để bổ sung cho các khoáng chất bị mất đi qua nước tiểu, mồ hôi, và đường hô hấp.

         Khi pha xong nước chanh không đường, cho vào trong tủ lạnh để uống trong ngày, khi uống làm ấm lên, không dùng microwave (lò vi sóng).

         Việc thanh tẩy được thực hiện từ 3 đến 7 ngày hay nhiều ngày hơn. Dưới 7 ngày, bạn có thể tự làm một mình. Trên 7 ngày, bạn cần người có kinh nghiệm hướng dẫn. Hầu hết bất cứ ai cũng có thể thực hiện Ba ngày tẩy lọc bằng dầu dừa. Nếu bạn có bệnh nan y, bạn cần ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện dài ngày hơn. Nếu chọn ngắn hạn thì bạn cần làm vài lần “Ba ngày tẩy lọc bằng Dầu Dừa”. Nếu chọn dài hạn thì việc ích lợi đầu tiên là bạn chỉ cần làm một lần và chỉ cảm thấy đói vào ngày đầu, những ngày sau sẽ không thấy đói nữa nên việc tiếp tục ăn chay sẽ dễ dàng hơn.

         Vì đa số người có vấn đề về sức khoẻ là do ăn uống không đúng cách nên thiếu chất dinh dưỡng. Họ chỉ có ít hay thiếu chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể. Vậy trước khi bắt đầu ăn chay và tẩy lọc bằng dầu dừa, bạn cần 2 đến 4 tuần để chuẩn bị. Nên uống thảo dược bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất hàng ngày. Ăn nhiều rau tươi và cơm gạo lứt hơn. Ăn ít nhất 8 khẩu phần rau (8 servings) một ngày. Ăn ít nhất một đĩa rau sà-lách lớn như thức ăn chính. Ăn 1-3 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày. Không ăn đồ ngọt, cà-phê, rượu, cơm gạo trắng, bánh mì làm bằng bột trắng, và thức ăn chế biến sẵn. Nếu bạn chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn sẽ có kết quả tốt hơn và việc ăn chay tẩy lọc sẽ dễ dàng hơn.

         Nếu bạn thấy đau bụng, buồn nôn, hay đau lưng dưới trong khi ăn chay, hãy ăn thêm muối biển và uống nhiều nước. Việc có đủ lượng muối khoáng rất quan trọng trong khi ăn chay tấy lọc, vì bạn mất muối mỗi ngày. Dấu hiệu để bạn thấy cần ăn thêm chút muối đó là  khi uống nước bạn thấy vị nước lạt lẽo, không tươi mát, uống nước mà không thấy đã khát.

         Bạn có thể trải qua một số phản ứng chữa lành gây khó chịu. Đây là lý do bạn cần người có kinh nghiệm hướng dẫn khi ăn chay tẩy lọc dài ngày. Không có gì phải lo sợ về các phản ứng này. Phản ứng chữa lành là dấu hiệu sức khoẻ bạn gia tăng, bạn nên vui mừng vì nó xảy ra. Phản ứng chữa lành là dấu báo bạn sẽ khoẻ mạnh hơn sau khi xong việc tẩy lọc.

LM Hoàng Minh Thắng và Nhóm Tông đồ Mục vụ Sức khoẻ

KHĂN CHƯỜM DẦU DỪA

         Khăn chườm dầu dừa được đặt trên vùng bụng với túi nước nóng đặt lên trên. Dầu dừa thấm vào mạch bạch huyết giúp chữa lành, giải độc và cung cấp chất dinh dưỡng. Hữu dụng trong việc chữa trị chứng nhức đầu, các chứng bệnh về gan và đường ruột, táo bón, u xơ tử cung (uterine fibroid), u nang buồng trứng (ovarian cysts), viêm túi mật, sạn mật, tiểu đêm, và viêm khớp. Có thể dùng cho phụ nữ lúc mang thai hay trong thời kỳ kinh nguyệt.

Vật liệu:

Dầu dừa
Len hay vải cotton
Tấm nhựa hay nylon
Chai nước nóng
Khăn tắm
Chăn đắp

  • Gấp vải cotton không màu, không tẩy trắng làm 3 cho có độ dày để thấm được nhiều dầu dừa, khăn cần rộng đủ để trùm toàn vùng bụng từ ngực trở xuống.
  • Hâm dầu dừa cho ấm lên, nhưng không nóng làm phỏng da.
  • Nhúng khăn cotton vào dầu dừa cho thấm đều hết. Khăn ướt dầu nhưng không đến độ làm nhỏ giọt.
  • Trải khăn tắm lên giường để dầu không dính vào nệm.
  • Nằm lên trên khăn tắm với chân được nâng cao một chút bằng cách đặt gối dưới đầu gối.
  • Đắp khăn thấm dầu dừa ấm lên vùng bụng. Phủ miếng nhựa lên trên rồi đặt một hay hai chai nước nóng trên cùng. Đắp chăn để giữ khăn dầu được nóng lâu.
  • Chườm dầu dừa nóng khoảng 60 phút. Nếu nước nóng nguội đi, thay chai nước nóng mới để chườm. Không dùng loại chườm nóng khô bằng túi sưởi điện.
  • Sau 60 phút, lấy các thứ ra. Dùng dầu dừa dư trên vùng bụng thoa khắp người và massage. Nếu cần dùng khăn giấy để lau dầu còn sót lại.
  • Cất khăn thấm dầu vào hộp để dùng cho lần sau. Chỉ thêm dầu khi dùng lại.
  • Đắp dầu dừa mỗi ngày hay cách một ngày một lần cho đến khi đạt kết quả mong muốn.
  • Thay khăn mới khi thấy khăn đổi màu .

         Kim Tuyến

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg

by Tháng Chín 8, 2015 1 comment Dầu Dừa, Tài liệu Dầu Dừa

Tại sao dùng dầu dừa tốt cho huyết áp?

 Trích “Coconut Cures” – Dr. Bruce Fife – Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Dầu Dừa Thế Giới

 TẠI SAO DÙNG DẦU DỪA TỐT CHO HUYẾT ÁP?

 Bệnh cao huyết áp còn được gọi là bệnh cao máu. Máu được bơm đi khắp cơ thể nhờ các động mạch. Áp suất của máu là lực ép  của máu vào thành động mạch. Mỗi nhịp đập của tim (khoảng 60-70 lần mỗi phút lúc cơ thể nghỉ ngơi) giúp bơm máu vào các động mạch.

 Cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người không biết họ bị cao huyết áp cho đến lúc họ gặp vấn đề về tim, não hay thận. Cao huyết áp gây sức ép bắt tim phải làm việc nhiều hơn, khiến tim lớn ra, dẫn đến suy tim. Quá nhiều sức ép vào thành mạch gây những chấn thương nhẹ dẫn đến nhiễm trùng mãn tính và phát triển xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hay chứng đột qụy.

 Cao huyết áp mãn tính là một dạng thường thấy nhất của bệnh tim mạch; hơn một phần ba số người trưởng thành ở Mỹ bị bệnh này. Cao huyết áp là nguyên nhân cho nửa triệu ca đột qụy, và hơn một triệu ca nhồi máu cơ tim mỗi năm. Áp huyết càng cao, nguy cơ mắc bệnh tim càng tăng.

 Xơ vữa động mạch do các mãng xơ vũa phát triển bên trong mạch vành. Mãng chứa một hỗn hợp gồm mô sẹo, calcium, và chất béo. Mãng lớn dần làm hẹp động mạch khiến máu lưu thông không điều hòa. Calcium đóng ở mãng làm cứng mạch máu, giảm độ đàn hồi. Thường thường các động mạch dãn nở theo từng nhịp đập của tim để thích nghi với mạch máu chảy qua chúng. Mạch máu bị cứng và hẹp do mãng không thể dãn nở , do đó áp huyết tăng. Áp huyết gia tăng gây sức ép cho tim và mạch vành bị tổn thương thêm. Thương tổn phát triển bên trong mạch vành. Đây chính là nơi đặc biệt cho mãng hình thành, từ đó tự tạo xơ vữa động mạch nhanh hơn.

 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cao huyết áp. Một trong những điều này là thức ăn béo, đặc biệt là chất-béo-không-bão-hòa-đa. Acid béo không-bão-hòa-đa được xếp thành hai nhóm chính: omega-6 và omega-3. Cả hai được chuyển đổi thành prostaglandins – là hormone ảnh hưởng đến nhiệm vụ của cơ thể. Acid béo omega-6 là chất béo có trong hầu hết các loại dầu thực vật. Dầu đậu nành, dầu bắp, safflower và các loại dầu thực vật khác được cấu tạo bởi acid béo omega-6. Acid béo omega-6 được cơ thể hoán chuyển thành prostaglandins làm mạch máu co thắt lại, tăng cường phản ứng viêm , và tăng độ dính các mãng trong máu, tất cả làm tăng áp huyết máu và làm tăng xơ vữa động mạch.

 Acid béo omega-3, có rất nhiều trong flaxseed và dầu cá, được chuyển thành prostaglandins lại có tác dụng ngược lại. Những prostaglandins từ acid béo omega-3  làm giãn nở mạch máu, giảm phản ứng viêm, giảm chất dính của mãng trong máu, tất cả giúp hạ áp huyết. Đây là lý do mà flaxseed và dầu cá được xem như tốt cho tim.

 Acid béo chuỗi trung bình (ABctb) có trong dầu dừa không chuyển thành prostaglandins. Vì vậy chúng không có tác dụng tiêu cực của acid béo omega-6 hay tác dụng tích cực của omega 3. Đây là điều tốt. Tôi sẽ giải thích cho bạn hiểu. Nói chung, phần lớn chất béo trong thức ăn hiện đại của chúng ta có acid béo omega-6. Nếu chúng ta ăn bất cứ loại dầu ăn nào, magarine, shortening, hay bất cứ thức ăn làm sẵn đóng bao bì nào, hay thức ăn đông lạnh, chúng ta đang ăn acid béo omega-6. Thức ăn tiêu biểu hiện đại Tây phương chứa đầy với acid béo omega-6 và prostaglandins. Vì prostaglandins do acid béo omega-6 xúc tiến bệnh cao huyết áp nên chúng ta không lạ gì khi thấy một phần ba dân số thế giới mắc bệnh này.

 Acid béo omega-3 trong flaxseed và dầu cá giúp quân bình hay đảo ngược ảnh hưởng có hại của acid béo omega-6. Tuy nhiên acid béo omega-3 rất dễ bị ôi và oxy-hóa.Nhiệt độ, oxy và ánh sáng mặt trời nhanh chóng oxy-hóa những acid béo nhạy cảm này, làm cho chúng trở nên độc hại còn tệ hơn việc ăn uống quá lượng omega-6 nữa. Đây là lý do tại sao bạn không bao giờ nên dùng dầu omega-3 để nấu ăn, và phải xử dụng trong vòng vài tuần sau khi mua về. Acid béo omega-3 thường được uống như chất bổ sung hơn là ăn như thực phẩm để quân bình ảnh hưởng của acid béo omega-6 mà chúng ta ăn vào hầu như trong mỗi bữa ăn.

 Dầu dừa, được cấu tạo chính bởi ABctb, có thể làm giảm tác động tiêu cực của acid béo omega-6 . Khi dùng dầu dừa để ướp thực phẩm, lượng omega-6 được giảm đi. Dầu dừa rất bền, lâu hư, có tính kháng-oxy-hóa, vì vậy dùng làm dầu ăn thì không loại dầu nào tốt cho bằng.

 Dùng dầu dừa để ướp thực phẩm và nấu ăn làm giảm lượng acid béo omega-6 trong thức ăn, vì vậy làm giảm ảnh hưởng cao huyết áp của prostaglandins. Nếu huyết áp cao vì ăn quá lượng acid béo omega-6, chỉ đơn giản lấy chất béo này ra khỏi thức ăn sẽ làm hạ huyết áp. Đây chính là điều người ta kinh nghiệm khi thay thế những loại dầu ăn đang dùng bằng dầu dừa.

 Điều này giải thích cho thắc mắc “ Tại sao dầu dừa giúp hạ huyết áp đáng kể cho người này, còn người kia thì chỉ giảm chút đỉnh hoặc không giảm chút nào?” Câu trả lời là: nếu bạn ăn nhiều thức ăn thuận lợi và dùng dầu dừa thường xuyên trong nấu ăn, dầu dừa sẽ hạ huyết áp cách rõ rệt. Nếu bạn không ăn những loại thực phẩm này, hiệu qủa sẽ kém đi.

 Dầu ăn không-bão-hòa-đa không phải là dầu duy nhất có ảnh hưởng xấu cho huyết áp. Cả chất-béo-không-bão-hòa-đơn như dầu canola và dầu olive cũng làm cao huyết áp bằng cách tăng độ dính của mãng (platalets). Máu của chúng ta chứa những prostaglandins đặc biệt gọi là mãng. Khi những mãng này gặp chỗ tổn thương nơi thành mạch, chúng trở nên có chất dính, làm cho tiểu cầu bám vào nhau và hình thành cục máu đông. Đây là điều tốt khi chúng ta có vết thương vì chúng giúp cầm máu, và giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên nếu máu cứ dính mãi không ngừng, nó trở nên “đặc” khiến máu lưu thông khó khăn hơn khi qua những mạch máu bị hẹp . Vì vậy làm cao huyết áp.

 Dầu dừa không trực tiếp ảnh hưởng đến chất dính của mãng cách này hay cách khác. Ngay cả khi được chế biến theo kiểu hydro-hoá, dầu dừa vẫn gây chất dính ít hơn dầu bắp. Dầu cá giảm độ dính của mãng trong khi dầu thực vật không-bão-hòa-đa, như dầu bắp chẳng hạn, làm tăng độ dính. Dầu dừa ở trong khoảng giữa.

 Một yếu tố khác ảnh hưởng đến huyết áp là chất kháng insulin. Khi chất kháng insulin tăng thì huyết áp tăng nhiều. Dầu dừa , như bạn đã biết trong bài viết về bệnh tiểu đường, giúp tăng cường độ nhạy cảm của insulin, làm cho tế bào ít đề kháng nhưng đáp ứng lại, vì vậy giúp ngăn ngừa cao huyết áp.

 Nghiên cứu về dân cư những quần đảo ăn dừa quanh năm cho thấy sự vắng mặt của bệnh cao huyết áp. Một nghiên cứu về hai nhóm người Polynesian chứng minh rằng nhóm ăn 89% chất béo là dầu dừa có áp huyết thấp hơn những người chỉ ăn 7%. Trong những nước giàu có, huyết áp tăng tăng theo tuổi. Dân cư nơi dừa vẫn còn là thức ăn chính, huyết áp không tăng theo tuổi như vậy. Huyết áp duy trì ở mức khỏe mạnh cả cuộc đời ngay cả nơi người 80-90 tuổi.

 Từ những thảo luận này, chúng ta có thể kết luận rằng dầu dừa không gây huyết áp cao , và trong nhiều trường hợp giúp hạ huyết áp, vì vậy giảm nguy cơ gây bệnh tim.

 Chuyển ngữ: Kim Tuyến

by Tháng Chín 16, 2014 2 comments Dầu Dừa, Tài liệu Dầu Dừa
Dầu dừa tinh khiết (VCO) – “siêu” tinh khiết (Extra VCO) – tinh luyện (RBD CO)

Dầu dừa tinh khiết (VCO) – “siêu” tinh khiết (Extra VCO) – tinh luyện (RBD CO)

Tiến sĩ Bruce Fife, giám đốc trung tâm nghiên cứu dừa tại Mỹ,
trả lời phỏng vấn về khác nhau giữa 3 loại dầu dừa và công dụng hoán đổi của chúng.

by Tháng Sáu 10, 2014 Comments are Disabled Dầu Dừa, Tài liệu Dầu Dừa
Những điều cần biết về chế độ dinh dưỡng tốt – Liệu pháp nhai-súc-dầu (bài 5)

Những điều cần biết về chế độ dinh dưỡng tốt – Liệu pháp nhai-súc-dầu (bài 5)

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2013/10/duong-nuoc-vitamin-dau-an.jpg

Trích “Oil Pulling Therapy: Detoxifying and Healing the Body Through Oral Cleaning”
by Dr. Bruce Fife
Người dịch: Hoàng Đình Tứ

                             Trong phần này bác sĩ Fife đề cập đến bốn loại thức ăn hàng ngày của chúng ta. Chúng ta cần biết tầm quan trọng của những thức ăn đó,vì nếu dùng đúng cách, chúng giúp tăng cường sức khỏe, nếu sai cách chúng gây ra bệnh.

1-ĐƯỜNG

                            Tôi thích bánh ngọt, kem, và kẹo – mà ai lại không chứ? Có nhiều khi tôi ăn một cái bánh, một cục kẹo, rồi lại muốn ăn cái khác, một cái nữa, cái nữa, cho đến khi quá độ. Nó như một con nghiện. Tôi không thể chỉ ăn một cái. Đường có tác dụng kích thích trung tâm tạo cảm giác thích thú trên não, và cũng giống như cô-ca-in, nó gây nghiện. Thực vậy, các nghiên cứu cho thấy, nếu được lựa chọn, các con vật dùng làm thí nghiệm khoa học, sẽ chọn đường chứ không phải cô-ca-in.

                             Đường tinh luyện có lẽ là thứ thức ăn nguy hại nhất. Các loại carbonhydrate tinh luyện như bột trắng, gạo trắng, không được tốt lắm, bởi vì những loại này sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường trong hệ tiêu hóa và có cùng một hậu quả tai hại.

                             Thực ra bản thân chất đường không phải là xấu; các tế bào trong cơ thể sử dụng đường như là một nguồn năng lượng. Chẳng qua là vì sự tiêu thụ quá độ các chất đường và carbonhydrate tinh luyện, khiến chúng trở thành vấn đề. Hầu hết các chế độ ăn uống đều chứa chất carbonhydrate đơn giản lẫn phức tạp. Đường là một loại carbonhydrate đơn giản. Nó là một đơn vị cấu tạo căn bản của tất cả các loại carbonhydrate. Các carbonhydrate phức tạp chẳng qua chỉ là những chuỗi dài các nguyên tử đường liên kết với nhau. Trong quá trình tiêu hóa, các enzyme phá vỡ các liên kết, và tạo ra các nguyên tử đường riêng lẻ, sau đó được hấp thu vào máu và được sử dụng như thức ăn nuôi tế bào. Chất xơ cũng là một dạng carbonhydrate phức tạp, nhưng có một cấu trúc đặc biệt khiến cơ thể không thể phá vỡ liên kết của các nguyên tử đường, cho nên nó không bị hấp thu. Nó bị thải ra khỏi đường tiêu hóa, gần như vẫn còn nguyên vẹn. Các carbonhydrate phức tạp là thành phần chính của trái cây, rau cải, hạt ngũ cốc, hạt đậu, hạt trái cây.

                             Khi chúng ta ăn thực phẩm chứa các carbonhydrate phức tạp, đường được tiết ra từ từ và đi vào máu với tốc độ tương đối chậm đều. Tốc độ này vừa đủ cho tuyến tụy tiết ra chất insulin và chuyển nó tới các tế bào để sử dụng làm năng lượng. Ngược lại, khi ta ăn đường nguyên chất, nó sẽ được tải trực tiếp vào máu.

                             Một người trưởng thành có thể tạng trung bình mang trong người khoảng 1,5 ga-lông máu (khoảng 5,6 lít). Với số lượng máu đó, một người khỏe mạnh bình thường có chứa khoảng tương đương 1-3 muỗng cà phê đường. Khi ta ăn thỏi kẹo Snicker 2,2 ounce (bằng 62 gam), cơ thể chúng ta sẽ nạp vô 9 muỗng đường; một ly kem: 8 muỗng đường; một miếng bánh ngọt: 10 muỗng đường. Như vậy chúng ta đang ‘bơm’ một số lượng lớn đường vào trong máu.  Lượng đường trong máu lên thật cao, sẽ khiến chúng ta có thể bị hôn mê và chết bất đắc kỳ tử. Lượng đường máu lên cao quá mức sẽ gây độc hại cho cơ thể. Đường càng cao càng nguy hiểm. Cơ thể phản ứng bằng cánh hoạt động tối đa để tăng lượng insulin, giữ cho lượng đường trong máu được cân bằng. Nhưng lượng insulin trong máu cao cũng độc. Tóm lại, nếu bạn càng thường xuyên tiêu thụ đường quá độ, bạn càng phải chịu nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe như cao áp huyết, tim mạch, tiểu đường và béo phì.

                             Một trong những hậu quả chính của việc ăn đường là giảm khả năng chống nhiễm trùng. Đường làm giảm chức năng miễn dịch, nó giúp các vi sinh vật phát triển và lan ra khắp cơ thể.

                             Tôi từng làm việc với một người lúc nào tới văn phòng cũng nghẹt mũi, hoặc sụt sịt, ho hen. Anh thường xuyên ăn kẹo, và tôi nghĩ đó là nguyên nhân của vấn đề. Anh không thích rau cải, trái lại rất mê kẹo và ăn mỗi ngày. Vợ con trong nhà, cũng như anh, rất thích kẹo, và cũng bịnh hoạn như anh. Gần như không lúc nào tôi tới chơi nhà anh mà không có người bị bệnh. Sau khi được bác sĩ khuyên nhủ, anh cắt giảm lượng kẹo ăn vặt, và kết quả thật bất ngờ. Mấy tuần lễ liên tục không còn thấy anh khụt khịt hoặc nghẹt mũi nữa.

                             Một vấn đề nữa của đường là nó không cung cấp một chất dinh dưỡng nào khác ngoài calori. Mặt khác, khi cơ thể chuyển hóa đường, nó lại cần thêm vitamin và chất khoáng cho tiến trình này, như vậy sự có mặt của đường trong cơ thể sẽ chiếm mất và làm giảm đi nguồn dự trữ chất bổ dưỡng. Tiêu thụ quá nhiều đường, do đó, sẽ là nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng, dẫn tới làm giảm chức năng miễn nhiễm của cơ thể.

                             Lý do nha sĩ không thích đường là vì nó làm hư răng. Như chúng ta biết, đường nuôi dưỡng các vi khuẩn tạo nên chất a-xít gây nên sâu răng. Mỗi lần chúng ta ăn thực phẩm có đường hoặc các carbonhydrate tinh luyện, chúng ta đang nuôi ong tay áo, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phá hoại hàm răng của mình, và chuẩn bị cho nhiễm trùng miệng, rồi nhiễm trùng toàn thân.

                             Nước sô-đa, kẹo, thức ăn tráng miệng, là những thứ tệ hại nhất mà chúng ta đưa vào miệng. Ăn đường thì có khác nào bón phân cho vi khuẩn trong miệng. Đường sẽ đi vào các khe hở vết nứt trong răng miệng, cung cấp cho vi khuẩn những bữa ăn thịnh soạn thừa mứa, rồi sinh sôi nẩy nở và tạo ra a-xít.

                             Nếu bạn vẫn thèm ăn kẹo, thì tốt nhất hãy ăn một lần vào bữa ăn, hơn là cứ ăn vặt suốt ngày. Việc này giúp cho đường chỉ ở trong miệng chúng ta trong một thời gian ngắn nhất định. Nếu tính hay ăn vặt thì tốt nhất đừng ăn kẹo. Hãy ăn thức ăn thực sự như trái cây, rau củ, thịt, phó-mát, bất cứ thứ gì không có đường hoặc carbonhydrate tinh luyện. Bánh bít-quy, bánh mì, khoai tây chiên, và những thứ tương tự được chế biến từ bột trắng cũng tệ hại chẳng kém gì đường. Bột trắng cũng dễ bị phân hủy thành đường ngay từ trong miệng, do những enzyme của nước miếng.

                             Răng của chúng ta vốn ở dạng xốp tổ ong, với vô số những ống nhỏ. Những chất bổ dưỡng chảy từ chân răng ra ngoài qua những ống nhỏ này. Tuy nhiên khi chúng ta ăn đường thì dòng chảy này lại ngược lại, thấm từ bên ngoài vào trong chân răng, đem theo đường và vi khuẩn. Vấn đề là ở chỗ đó. Vi khuẩn thâm nhập vào trong răng và làm tổ. Mỗi lần ăn đường, chúng ta đang cung cấp thức ăn cho những vi khuẩn này sống và phát triển. Lần lần chúng sẽ làm hư phần giữa răng, cho nên có những cái răng trông lành lặn trắng trẻo bên ngoài, nhưng thực sự lại bị sâu ruỗng bên trong.

                             Trong nhiều cách, hóa tính của nước miếng phản ánh hóa tính của máu. Mỗi lần ăn đường, lượng đường huyết sẽ tăng. Tương tự, lượng đường trong nước miếng cũng tăng.

                             Đường trong nước miếng sẽ là nguồn thức ăn cho vi khuẩn. Cho nên sau khi ăn đường, cho dù bạn có súc miệng đánh răng đi nữa, thì cũng chẳng có gì khác, bởi vì đường sẽ trở lại trong miệng qua nước miếng.

                             Nếu như bạn sắp bị bệnh tiểu đường hay đã bị bệnh tiểu đường, thì điều này đáng đặc biệt quan tâm. Trường hợp bị tiểu đường, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng cao và duy trì mức độ đó lâu hơn bình thường. Vì lý do này, người bị bệnh tiểu đường dễ bị sâu răng. Sâu răng và các chứng bệnh về lợi tạo ra những nhiễm trùng có thể đi vào trong máu, gây viêm toàn thân, rồi tăng đường huyết.  Đường huyết tăng thì tất nhiên đường trong nước miếng cũng tăng, vi khuẩn miệng phát triển, bệnh răng lợi phát triển. Nó là một cái vòng lẩn quẩn. Bệnh răng lợi làm tăng nguy cơ tiểu đường, và tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh răng lợi. Chỉ còn một giải pháp – và rất là đơn giản: không ăn đường, không ăn các dạng tinh bột.

 2-NƯỚC UỐNG

                            Một trong những khía cạnh của sức khỏe răng là vấn đề cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.

                            Vấn đề mất nước xem bề ngoài có vẻ không quan trọng lắm nhưng thực ra nó là vấn đề quan trọng và rất phổ biến. Có rất nhiều trường hợp tiêu chảy thông thường, nhưng vì người chăm sóc không biết cách bù lại nước bị mất đi qua tiêu chảy, trái lại đôi khi còn kiêng không cho uống nước – sợ bị tiêu chảy thêm – mà nhiều trẻ em đã bị chết oan uổng.

                             Nước rất cần thiết cho các phản ứng hóa học trong cơ thể và việc thiếu nước sẽ ảnh hưởng không tốt tới các hoạt động chức năng của cơ thể.

 *Chỉ cần thiếu 1% chất nước trong cơ thể cũng tác động tới việc điều hòa thân nhiệt và làm suy yếu các hoạt động thể lý và tinh thần.

*Nếu mất 8-10% có thể dẫn tới hôn mê hoặc cái chết.

*Tới lúc bạn “cảm thấy khát” là đã thiếu nước trầm trọng rồi.

* Đa số chúng ta không uống đủ nước, đi tới đi lui mỗi ngày trong một trạng thái thiếu nước cận lâm sàng kinh niên – tình trạng thiếu nước trong cơ thể nhưng chưa có triệu chứng rõ rệt.

                             Một lời khuyên chung để duy trì lượng nước đầy đủ cho cơ thể là hãy uống từ 6 tới 8 ly nước mỗi ngày. Một cuộc nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia đã cho thấy trung bình phụ nữ (tuổi 15-49) uống chỉ có 2-6 tách nước mỗi ngày. Khám phá này cho thấy đại đa số phụ nữ bị thiếu nước kinh niên. Một cuộc nghiên cứu khác của bệnh viện Johns Hopkins ở Baltimore khám phá ra rằng 32-41% các đối tượng được thử nghiệm (cả nam lẫn nữ tuổi 23-44) bị thường xuyên thiếu nước. Các thống kê về tiêu thụ thực phẩm cũng cho thấy tới 75% dân số thuộc mọi lứa tuổi có thể bị thiếu nước kinh niên dạng nhẹ.

                             Việc thiếu nước của cơ thể có thể tác động tới sức khỏe răng miệng thế nào? Một trong những triệu chứng nổi bật của thiếu nước là miệng khô. Một cơ thể bị thiếu nước thì nước miếng tiết ra sẽ bị ít đi. Cần phải có một lượng nước miếng đầy đủ trong cơ thể để duy trì độ pH, chống lại các vi sinh vật nguy hại, duy trì môi trường tốt cho răng miệng. Khi cơ thể thiếu nước, miệng sẽ là thứ đầu tiên chịu thiệt hại. Thiếu nước cận lâm sàng kinh niên có thể tác động xấu tới môi trường miệng của bạn, làm thay đổi dân số vật vi sinh trong miệng.

 Nhiều người trong chúng ta không uống đủ 6 tới 8 ly nước mỗi ngày. Thông thường chúng ta viện cớ đã uống cà phê hoặc sô-đa. Thực ra, những thức uống này không thể thay thế nước được. Trái lại, chúng còn có tác động làm mất nước, và như thế nhu cầu về nước của chúng ta lại càng tăng lên. Nói đơn giản, cứ mỗi ly cà phê, trà hoặc sô-đa mà bạn uống, cần phải có ít nhất phân nửa lượng nước uống thêm để bù đắp lại. Thí dụ, nếu bạn uống 4 tách cà phê mỗi ngày, thì bạn sẽ cần phải uống thêm 2 tách nước nữa mới bù lại được. Rượu lại càng làm khô cơ thể hơn nữa: cứ một ly rượu uống vào, sẽ cần thêm 5 ly nước để bù lại.

                             Cơ thể của bạn cần bao nhiêu nước? Bác sĩ khuyên từ 6-8 ly mỗi ngày. Mỗi ly khoảng 12oz , khoảng hơn một xị. Lượng nước cần, tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể. Càng to lớn, nặng cân, càng cần nhiều nước hơn. Đại khái, cứ 25 cân Anh, bằng khoảng 12 ký, thì uống một ly. Một người 50 ký phải uống khoảng 4 ly nước.

                             Chất lỏng tốt nhất cho cơ thể phải là nước tinh khiết, không vị, không chất phụ gia, không có chất chlorin  hoặc fluor. Để loại trừ chất  chlorin  hoặc fluor  trong nước, bạn cần có những dụng cụ lọc để loại bỏ các hóa chất này. Nếu bạn muốn nước uống có thêm một chút mùi vị, thì hãy thêm vào một ít chanh.

                             Nước dừa tươi là một loại chất lỏng tự nhiên rất tốt. Nó giàu chất potassium và các loại chất khoáng khác, và chứa một lượng đường chỉ bằng 1/5 các loại nước trái cây và nước giải khát khác. Nước dừa là một thức uống tuyệt vời giúp cơ thể duy trì lượng nước cần thiết, bởi vì nó chứa các chất điện phân mà chúng ta bị mất khi cơ thể bị mất nước. Nước dừa có tiếng là thức uống tự nhiên của các vận động viên thể thao, tốt hơn nước trắng hoặc các thức uống thương mại khác, cho dù là dành cho các vận động viên.

3-VITAMIN và CHẤT KHOÁNG

Một chế độ ăn uống tốt có khả năng cung cấp cho bạn hầu hết các vitamin và chất khoáng cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên có những chất dinh dưỡng khác, thường không được tiêu thụ với số lượng tối ưu. Việc tiêu thụ các vitamin và chất khoáng bổ sung trong chế độ dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường hệ miễn nhiễm, giúp xương, răng chắc khỏe, cải thiện sức khỏe răng miệng, bổ sung chất kiềm cho cơ thể (và nước miếng), và giúp bạn duy trì sức khỏe toàn diện tốt.

 Một trong số những chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe răng miệng là vitamin C. Không như hầu hết các loại động vật, con người không thể tự tạo vitamin C. Chúng ta có được vitamin C từ rau cải và trái cây. Vitamin C hòa tan được trong nước và không trữ được nhiều trong cơ thể, vì vậy chúng ta phải tiêu thụ vitamin này mỗi ngày. Điều này có nghĩa là ta phải ăn trái cây, rau cải hàng ngày. Thức ăn nấu chín làm mất đi vitamin C, do đó thực phẩm đóng hộp thiếu chất dinh dưỡng quan trọng này.

 Vitamin C thực hiện nhiều chức năng chính yếu trong cơ thể. Nó cần thiết cho việc sản xuất collagen. Collagen là một mô liên kết giúp gắn kết các bộ phận cơ thể, kể cả những mô liên kết chung quanh răng, và tạo cái khung cho xương và răng hình thành. Các triệu chứng của tình trạng thiếu vitamin C bao gồm chảy máu lợi, răng lung lay, xương dòn, vết thương không lành, thiếu máu, cơ thoái hóa. Bạn thử để ý xem có bao nhiêu trong số các triệu chứng này tác động tới sức khỏe răng miệng? Tình trạng thiếu vitamin C có thể tạo điều kiện cho các vấn đề nghiêm trọng về răng.

 Thiếu vitamin trầm trọng có thể gây nguy hiểm chết người. Lý do chính là không thường xuyên ăn trái cây, rau cải. Thiếu ít cũng có thể tạo nên vấn đề và tác động xấu tới tình trạng của lợi. Các nghiên cứu cho thấy tình trạng chảy máu và viêm cũng thay đổi theo lượng vitamin C đưa vào cơ  thể.

 Tại Mỹ và Canada, liều vitamin C được các bác sĩ khuyên dùng là 60 mg mỗi ngày. Nhưng đây mới chỉ là để phòng tránh bệnh thiếu vitamin C thôi, chưa đủ để tránh tình trạng thiếu cận lâm sàng. Vitamin C cũng có mặt trong tiến trình tẩy độc và miễn nhiễm của cơ thể. Những lúc bệnh hoạn, bị stress, làm việc trong môi trường khói, chất độc, chúng ta cần tới vitamin C nhiều hơn. Bác sĩ Linus Pauling, người đã hai lần đoạt giải Nobel, và là người đã từ lâu cổ võ cho việc dùng vitamin C, khuyên nên dùng lượng lớn vitamin C – tới 4.000 mg mỗi ngày. Liều lượng này không chỉ để tránh sự thiết hụt, mà còn là để tận dụng vô số những lợi ích về sức khỏe mà vitamin C có thể đem lại. Vì những lý do tương tự và vì vitamin C có lợi cho răng và lợi, tôi khuyên các bạn nên dùng từ 500mg đến 1000mg mỗi ngày.

 Vitamin A, D cần thiết để tạo mẫu và khoáng-hóa xương các loại. Thiếu một trong hai vitamin này, xương và răng sẽ bị mềm. Thiếu vitamin D chẳng hạn, sẽ gây chứng còi xương nơi trẻ em, và chứng loãng xương nơi người lớn. Vitamin D còn gọi là ‘vitamin ánh sáng mặt trời” bởi vì nó được tạo ra ở lớp da, khi có sự tác động của ánh sáng mặt trời. Nhận đủ ánh sáng mặt trời mỗi ngày là cách tốt nhất để có vitamin D. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không ra ngoài trời nhiều, và vào mùa đông, khi không có nhiều nắng, hầu như chúng ta không nhận đủ lượng ánh sáng mặt trời để sản sinh ra lượng vitamin D cần thiết. Các nghiên cứu cho thấy những người làm việc trong nhà, đều thiếu vitamine D. Rõ ràng đây là một trong những lý do người phương tây, dù uống nhiều calcium (chất vôi) đi nữa, vẫn bị loãng xương lúc tuổi về già, trong khi những người thuộc thế giới thứ ba, ăn rất it calcium nhưng phơi nắng nhiều, nên có bộ xương chắc khỏe. Liều bác sĩ khuyên dùng cho vitamin D là 400 đơn vị IU. Cơ thể chúng ta có thể tạo ra lượng này với chỉ 30 phút ngoài trời nắng. Vào mùa đông thời gian có thể lâu hơn nhiều.

 Răng là bộ phận của hệ xương, do đó xương mềm có nghĩa là răng cũng mềm. Để có một hàm răng khỏe mạnh, đầy đặn, bạn cần có một bộ xương khỏe mạnh, rắn chắc. Nói đến xương là chúng ta nhớ ngay tới chất vôi (calcium). Calcium là chất khoáng căn bản của hệ xương. Tuy vậy, calcium không phải là chất khoáng duy nhất có trong xương. Bạn có thể ăn vào gấp ba, bốn số lượng calcium bác sĩ khuyên dùng hằng ngày, thì cũng không ích lợi gì, nếu không có những chất khoáng khác tham gia cấu tạo xương. Ví dụ, không vitamin D, xương sẽ trở nên mềm và yếu, và có uống thêm thuốc bổ sung calcium cũng vô bổ. Những chất khoáng khác có thể kể tên là: phốt-pho, ma-nhê, boron, lưu huỳnh, man-gan, và silica.

 Tuy nhiên người ta đã quá nhấn mạnh tới calcium và quên đi các chất dinh dưỡng khác cũng quan trọng không kém. Lượng calcium bác sĩ khuyên dùng tại Mỹ là 1.200 mg mỗi ngày. Lượng này hơi thừa, quá nhiều nữa là khác. Có nhiều người tiêu thụ không tới mức đó, nhưng xương vẫn rắn chắc cho tới tuổi già. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng 400-500 mg mỗi ngày. Con số này hợp lý hơn, vì lẽ chế độ ăn uống của phương tây có rất nhiều calcium từ sữa, phó-mát, yaourt, hải sản, rau xanh, các loại củ đậu, các chất bổ sung khác…

 Ăn cho đủ calcium không thành vấn đề. Vấn đề lớn là làm sao có đủ ma-nhê. Lượng ma-nhê ăn vào, trong chế độ ăn uống ở Bắc Mỹ và châu Âu, nói chung chỉ bằng phân nửa lượng được bác sĩ khuyên dùng là 420 g cho đàn ông và 320 cho đàn bà. Nguồn cung cấp tốt nhất là từ lá cây xanh, củ đậu hạt – những thứ mà chúng ta thường ăn không đủ.

 Calcium và ma-nhê lại tương khắc, dư thừa thứ này sẽ dẫn tới thiếu thốn thứ kia, hoặc ít thứ này sẽ dẫn tới thừa thứ kia. Chúng ta cần có một lượng sao cho cân bằng. Tỉ lệ hiện tại được khuyên dùng là ba calcium – một ma-nhê. Tuy nhiên theo nghiên cứu của hai Tiến sĩ Y khoa Guy Abraham và Harinder Grewal, thì tỉ lệ lý tưởng là gần một-một.

 Họ ghi nhận độ dầy đặc của xương tăng 11%  ở những đối tượng mãn kinh khi được dùng 500 mg calcium và 600 mg ma-nhê. So sánh thấy rằng mức độ calcium và ma-nhê theo chuẩn các bác sĩ khuyên dùng không mấy tác dụng sau lứa tuổi mãn kinh.

 Dùng quá nhiều calcium lại có thể gây nên chứng cao calcium trong máu, khiến nó tích tụ ở những nơi không phải chỗ của nó như thận (gây sạn thận), bề mặt của xương (gai xương) động mạch (sơ vữa động mạch), thậm chí ở cả răng.

 Nói tóm lại, tùy theo chế độ ăn uống, ta có thể chỉ thêm khoảng  ma-nhê khoảng 200-400g hoặc tỉ lệ calcium/ma-nhê là 5-5 hoặc 5-6.

 Thêm ma-nhê vào chế độ ăn có thể đi cầu phân mềm, lỏng. Nếu bị lỏng quá, chúng ta cần giảm bớt liều lượng. Theo thời gian thì cơ thể bạn sẽ quen dần với liều lượng ma-nhê đưa vào, và bạn có thể tăng dần lên. Tốt hơn hết vẫn là thêm những thức ăn giàu ma-nhê thay vì dùng thuốc.

 Ngoài calcium, phốt-pho là chất khoáng cũng có nhiều trong cơ thể con người. Khoảng 85% phốt-pho có trong xương và răng. Tỉ lệ phốt pho và calcium cũng tương đương, 1-1.

Phốt-pho có nhiều trong những thức ăn như thịt, thực phẩm từ sữa, trứng. Một vài nguyên tố (trace elements), cần ít nhưng cũng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ xương. Chất boron, lưu huỳnh, kẽm, man-gan và silica  không phải là những thành phần cấu tạo quan trọng nhưng lại giữ chức năng quan trong trong  quá trình chuyển hóa của xương.

 Nếu bạn mắc chứng bệnh kinh niên, thường là do hệ miễn nhiễm làm việc quá sức, hoặc là do thiếu vitamin và các chất khoáng.  Uống các viên thuốc dinh dưỡng bổ sung là biện pháp hữu hiệu cho một sức khỏe tốt. Nếu cần bạn nên tham khảo thêm danh sách những vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể, và liều lượng bác sĩ khuyên dùng mỗi ngày.

 4-DẦU ĂN

 AI TỐT AI XẤU

Trong các loại thức ăn thì dầu ăn là thứ bị trình bày sai lệch và bị hiểu lầm nhiều nhất. Trước đây người ta thường hay lên án chất béo bảo hòa (no) (CBBH), và ca tụng béo chất béo không bảo hòa đa liên kết (CB KBH-ĐLK, polyunsaturated fat), chỉ vì loại sau giúp làm giảm cholestorol trong máu tốt hơn so với loại trước.  Khái niệm này được ủng hộ và duy trì bởi nhóm y dược sĩ tây y chuyện trị về mỡ và tim mạch.

 Trên thực tế, những giống dân mà Bác sĩ Weston A. Price nghiên cứu, ăn toàn những  chất béo, thế mà họ không hề bị bệnh tim mạch, cho đến khi họ bỏ thức ăn truyền thống, và đưa vào bữa ăn của họ chất dầu hiện đại đã qua chế biến.

 BỘ MẶT THẬT

Mặc dầu các chất dầu thực vật đã qua chế biến được quảng cáo là tốt cho sức khỏe, sự thật hoàn toàn khác hẳn. So với chất béo bảo hòa (CBBH), nó không ổn định và dễ bị trở mùi. Đó là lý do nó không được dùng để nướng và chế biến thức ăn. Khi bị đun nóng, nó bị phân hủy và tạo ra những chất độc hại. 

 Tất cả những CB KBH-ĐLK khi tới tay người tiêu dùng đã trải qua một mức độ quá trình ôxy-hóa. Ngay từ khi người ta ép hạt lấy dầu, thì dầu đã bị tiếp cận với oxy, nhiệt độ, ánh sáng và quá trình ôxy-hóa đã bắt đầu từ đó. Nó vẫn tiếp tục khi dầu được tinh luyện, đóng chai, vận tải và lưu trữ trong kho hàng cửa tiệm và tại nhà. Nếu bạn dùng dầu đó để nấu nướng thì quá trình ôxy-hóa càng tăng nhanh. 

 Những chất độc hại còn lại trong dầu chế biến sau khi bị phân hủy lúc nấu ăn, là nguyên nhân gây nên viêm nhiễm trên cơ thể, và làm thoái hóa các mô. Chúng phá hủy thành tế bào và thậm chí cả ADN, dẫn tới sự hủy hoại tế bào và gây ung thư. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy khi người ta tạo ung thư bằng phương pháp hóa học cho con vật, thì loại chất béo sẽ là nhân tố quyết định số lượng và kích tấc của các khối u. Theo thứ tự từ nhiều đến ít là: Chất béo không bảo hòa đa liên kết, nhiều khối u nhất, và khối u to nhất. Rồi mới đến chất béo liên kết đơn (như dầu ô-liu) , và chất béo bảo hòa là ít nhất. Trong số các chất béo bảo hòa thì dầu dừa tạo số lượng khối u ít nhất. Thực vậy, dầu dừa có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển khối u, ngay cả khi các con thú có trong mình những hóa chất có tiềm năng gây ung thư.

 Dầu thực vật trải qua chế biến cũng làm suy giảm khả năng của hệ miễn nhiễm. Điều này cũng được chứng minh qua việc chích dầu vào người những bệnh nhân ghép tạng để chống lại khả năng miễn nhiễm khi ghép tạng. Một cách mà CBKBH cản trở công việc của hệ miễn nhiễm là nó giết chết bạch huyết cầu, những chiến sĩ bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm lăng của những đạo quân vi sinh nguy hiểm.

 Tóm lại, dầu dừa là lựa chọn số một, vượt qua các lựa chọn khác. Nó mang những đặc điểm tăng cường khả năng miễn nhiễm, chống ung thư, bảo vệ chúng ta tránh được các bệnh tật tim mạch, gan, thận, tiểu đường…, giúp cân bằng hormone, và có lẽ đặc biệt nổi bật nhất là nó có khả năng diệt mầm gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi, và nấm.

 NGƯỜI BẠN TỐT

Trong số  các thức ăn có chất béo, dầu dừa là đặc biệt nhất vì nó được cấu tạo bởi một nhóm chất béo được biết dưới cái tên Axit béo chuỗi trung bình (ABctb). Một loại thực phẩm duy nhất khác trong chế độ ăn uống có chứa  ABctb là sữa mẹ. Những loại chất béo này cần thiết cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và được thêm vào trong những công thức chế biến thức ăn cho trẻ. ABctb có hai công dụng chính: dễ tiêu hóa và cung cấp nguồn dinh dưỡng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Nó còn có khả năng tiêu diệt vật vi sinh gây bệnh. Thực vậy sự có mặt của ABctb trong sữa mẹ  giúp bảo vệ  trẻ sơ sinh không bị nhiễm trùng trong những tháng đầu vừa mới chào đời, trong khi hệ miễn nhiễm còn đang phát triển. Những chất a-xit béo này bảo vệ chúng ta lúc mới sinh thì cũng bảo vệ chúng ta lúc khôn lớn, khi chúng ta ăn dầu dừa.

 Chất axít béo của dầu dừa giúp tiêu diệt những vi khuẩn và siêu vi sống trong miệng. Thuốc kháng sinh diệt được vi khuẩn nhưng lại vô dụng đối với siêu vi. Axid béo của dầu dừa còn giúp tiêu diệt các loại nấm, men. Tuy nhiên, nó không tiêu diệt tất cả các loại khuẩn; điều này thì tốt, vì như thế nó không làm hại đến các vật vi sinh tốt trong ruột, do đó không gây rối loại về tiêu hóa.

 Dầu dừa giúp răng khỏe mạnh – trắng và sạch. Ngay cả ăn cơm dừa cũng tốt. Người dân xứ dừa, dù nghèo, nhưng thường có tỉ lệ răng lợi tốt rất cao, hơn hẳn những người thành thị không ăn dừa.

 Để tận dụng lợi ích của dầu dừa, tôi khuyên các bạn nên dùng từ 1-3 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày trong chế độ ăn uống của mình. Dùng dầu dừa để thay thế các loại dầu khác trong chế biến thức ăn. Bạn cũng có thể uống một muỗng dầu dừa như một dạng thức ăn bổ sung – một loại dầu dừa nguyên chất có mùi và vị dễ chịu, cũng không khó uống.

 Vì dầu dừa có khả năng tiêu diệt vật vi sinh, chữa lành vết thương và tăng cường sức khỏe, nên tôi khuyên các bạn hãy súc miệng bằng dầu dừa.


https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg

 

by Tháng Mười 3, 2013 2 comments Dầu Dừa, Tài liệu Dầu Dừa
Chất xơ phòng-chữa-bệnh

Chất xơ phòng-chữa-bệnh

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2013/02/xo-dua.jpg

(Tóm tắt)

1- CƠM DỪA

2- THỰC PHẨM ĐẦY CHỨC NĂNG 

3-TẠI SAO CHẤT XƠ TỐT CHO CHÚNG TA?

4-TÁO BÓN VÀ THỜI GIAN THỨC ĂN ĐI QUA RUỘT 

5- CHẤT XƠ VÀ UNG THƯ 

6- SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT 

7- CÁCH GIẢM CÂN 

8- LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 

9-BẢO VỆ TIM 

10-THUỐC GIUN

11-SỰ HẤP THU CHẤT KHOÁNG 

12-CÁC LOẠI CHẤT XƠ 

13-BỘT DỪA VÀ CHẤT XƠ 

*********

 1- CƠM DỪA

Dừa vừa là thức ăn bổ dưỡng vừa là thuốc để phục hồi sức khỏe. Theo truyền thống, ăn dừa là một trong những bí quyết để sống khỏe và sống lâu. Không có loại thực phẩm nào, theo kiến thức của tôi – bác sĩ Fife – lại cho nhiều lợi ích cho sức khỏe như dừa. Cho nên dừa được gọi là “vua dinh dưỡng”.

2- THỰC PHẨM ĐẦY CHỨC NĂNG

Cũng như dầu dừa, cơm dừa rõ ràng là một thực phẩm đầy chức năng. Cơm dừa chứa tất cả chất dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe giống như dầu dừa. Lý do: trong cơm dừa tươi có 34% dầu dừa. Cơm dừa khô lượng dầu lên đến 64%.

Hai thành phần chính của dừa là chất béo và chất xơ. Chất xơ cũng quan trọng vì có nhiều lợi ích.

Thêm dừa tươi hay dừa khô vào thức ăn hàng ngày sẽ tăng thêm lượng chất xơ cần thiết. 

3-TẠI SAO CHẤT XƠ TỐT CHO CHÚNG TA?

Chất xơ rất quan trọng vì nó điều hoà hoạt động của đường ruột. Nó thấm nước, quét dọn làm sạch ruột gìa. Chất xơ là phương tiện tự nhiên để giữ cho đường ruột sạch, khỏe mạnh, và thi hành chức năng tốt. 

Chất thải, ngoài chất xơ và thức ăn không tiêu hóa được, nó còn chứa vi khuẩn, chất tiết của ruột, và các tế bào chết  nữa. Vi khuần chiếm một lượng lớn: 1/3 của khối lượng phân.

Chất xơ trong chất thải giúp tăng nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài nhẹ nhàng. 

Khi ăn ít chất xơ, thức ăn di chuyển qua ruột chậm lại. Càng ở lâu trong ruột thì chất thải càng mất nước, phân trở nên cứng hơn, chắc lại. Đi cầu khó khăn, lâu lắc, phải gắng sức rặn, và không thường xuyên. Bị táo bón theo thời gian sẽ dẫn đến nhiều vấn đề cho sức khỏe. Sức ép mạnh do động tác rặn để chuyển chất thải cứng qua đường ruột ra ngoài làm tổn thương các mô trong ruột, làm rách thành trong ruột, khiến cho những chỗ này có thể phồng ra thành những túi nhỏ chứa đầy phân cứng. Những túi phân này được gọi là chi nang đại tràng. Người ta có thể có hàng nhiều tá chi nang đại tràng to bằng đầu ngón tay đến qủa banh tennis. Một người có qúa nhiều túi này thì bị bệnh chi nang đại tràng. Một khi túi này thành hình thì không có cách chi loại bỏ chúng đi được. Khi chúng không bị viêm hay nhiễm trùng thì chúng được để yên đấy. Sau 40 tuổi, phân nửa số người Mỹ bị bệnh này. Trong 20 năm làm việc ở Phi Châu, bác sĩ Burkitt không thấy một trường hợp nào của bệnh chi nang đại tràng cả. 

Áp suất cao do chuyển động chậm của phân có thể làm suy yếu và biến dạng ruột gìa, gây ra phồng, dãn và làm rách lằn xếp của ruột gìa. Tình trạng này có thể dẫn đến cả bệnh viêm ruột thừa, trĩ, thoát khe vị thực quản (hiatal hernia), căng giãn tĩnh mạch, sa ruột (prolapsed colon), ợ chua (heartburn), ngay cả sạn mật, và có thể dẫn đến ung thư ruột gìa và Crohn’s disease. 

Thoát khe vị thực quản là tình trạng bao tử bị đẩy lên trên khỏi khoang bụng và vào trong khoang ngực. Khi cơ bắp của thành bụng bị co lại để giúp đẩy phân bị bón ra ngoài, áp suất trong bụng tăng làm cho phần trên cùng của bao tử bị ép khỏi bụng vào trong khoang ngực. Triệu chứng thông thường là ợ chua (heartburn). Thực tế ợ chua thường xuyên là do áp suất trong bụng qúa cao.  

Trĩ và căng dãn tĩnh mạch cũng do táo bón và áp suất lớn ở bụng gây ra Người ta cho rằng áp suất do sự gắng sức rặn có thể làm cho máu bị đẩy mạnh xuống chân, làm cho các van bị dãn. Dần dần các tĩnh mạch (vein) không hoạt động đúng mức nữa, và gây căng dãn tĩnh mạch. 

Sạn mật là một trong những bệnh thường gặp nơi phụ nữ. Áp suất mạnh lại có thể là nguyên nhân . Nó gây trở ngại cho luồng di chuyển của mật, tạo cơ hội cho sạn mật thành hình. 

Nếu thức ăn giàu chất xơ, họ sẽ tránh được nhiều bệnh thường gặp trong xã hội hiện nay, kể cả béo phì.  

Bữa ăn giàu chất xơ có thể phòng-chữa những bệnh sau:

Béo phì – Táo bón và tiêu chảy – Trĩ – Viêm ruột dư – Chi nang đại tràng – Căng giãn tĩnh mạch – Thoát khe vị thực quản – Sạn mật – Hội chứng rối loại đường ruột – Viêm ruột kết và bệnh Crohn – Nhồi máu cơ tim và Đột qụy – Cao mỡ máu –  Cao áp huyết – Giảm đường huyết – Tiểu đường – Ung thư ruột gìa – Ung thư vú – Ung thư tuyến tiền liệt – Ung thư tử cung – Nấm candida – Trầm cảm – Độc tố tích tụ. 

4-TÁO BÓN VÀ THỜI GIAN THỨC ĂN ĐI QUA RUỘT 

Làm sao bạn có thể nói bạn có bị táo bón hay không? mỗi ngày một người khỏe mạnh cần đi ít nhất một lần cho tới ba lần phân nửa đặc nửa lỏng. Phân không cứng và đi dễ dàng, nhanh chóng. Nếu không, bạn cần thêm chất xơ vào thức ăn , đồng thời giảm bớt ăn thức ăn chế biến sẵn. 

Một cách khác để kiểm nghiệm xem bạn có cần thêm chất xơ vào thức ăn hay không là đo thời gian của thức ăn đi qua đường tiêu hóa, từ lúc bắt đầu ăn đến lúc đi ra ngoài. Để kiểm nghiệm, bạn hãy ăn thứ gì mà nó không hoàn toàn được tiêu hóa hết như bắp tươi luộc chẳng hạn. Tinh bột của hạt bắp tiêu hóa được, nhưng phần xơ bắp thì không. Bạn sẽ dễ nhìn thấy ở phân. Thời gian di chuyển tốt từ 18 – 30 tiếng, không hơn không kém. Nếu cần lâu hơn 30 tiếng để xơ bắp ra khỏi cơ thể, bạn cần thêm chất xơ trong bữa ăn. Trái lại,  nếu ít hơn 18 tiếng, bạn cũng có thể có vấn đề. Khi thực phẩm đi qua hệ tiêu hóa qúa nhanh, thì những chất dinh dưỡng đã không được tiêu hóa và hấp thu vào cơ thể đúng mức. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Trường hợp này, chất xơ sẽ giúp thời gian qua đường ruột chậm lại. Tóm lại dù thức ăn qua đường tiêu hóa qúa nhanh hay qúa chậm, thêm chất xơ vào bữa ăn sẽ điều hòa thời gian này. 

5- CHẤT XƠ VÀ UNG THƯ 

Một trong những lý do chính được đưa ra để giải thích tại sao chất xơ bảo vệ chống ung thư ruột gìa và các loại ung thư khác là thời gian thức ăn đi qua ruột đúng mức. Nếu chất sinh ung thư , hormones và chất độc nhanh chóng di chuyển qua đường tiêu hóa và ra ngoài cơ thể, thì chúng không có cơ hội kích thích các mô và xúc tiến ung thư. Chất xơ của dừa không chỉ thấm và quét chất sinh ung thư ra khỏi đường tiêu hóa, nó còn giúp phòng ngừa tình trạng phát sinh ung thư. Chứng từ cho thấy chất xơ trong dừa cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành bướu trong ruột bằng cách giảm thiểu ảnh hưởng có hại của enzymes kích thích bướu. 

6- SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT 

Chúng ta không nhận được dinh dưỡng từ chất xơ, nhưng vi khuẩn có lợi trong ruột lại nhận được, và việc này cần thiết cho sức khỏe chúng ta. Vi khuẩn có lợi cung cấp các vitamin và những chất khác có ích trong việc tăng cường sức khỏe. Khi chúng ta ăn đủ chất xơ, vi khuẩn có lợi phát triển. Vi khuẩn có hại và nấm, như nấm candida, đang cạnh tranh chỗ đứng trong đường tiêu hóa được giữ yên trong vòng trật tự. 

Vi khuẩn có lợi quan trọng cho sức khỏe là vì chúng sản xuất acid-béo-chuỗi-ngắn. Acid-béo-chuỗi-ngắn có khả năng diệt những vi sinh gây bệnh.  

Chúng ta càng ăn thêm chất xơ, vi khuẩn có lợi càng thịnh vượng và sản xuất nhiều acid-béo-chuỗi-ngắn. Vì vậy giữ cho ruột tốt và các siêu vi trong vòng kiểm soát. 

Các nhà nghiên cứu khám phá rằng mức độ acid-béo-chuỗi-ngắn thấp khác trong ruột có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, gây ra viêm và chảy máu. Acid-béo-chuỗi-ngắn được cung cấp  vào trong ruột gìa sẽ làm giảm những triệu chứng này. 

Chất xơ trong cùi dừa giữ vai trò như thức ăn nuôi vi khuẩn có lợi ở trong ruột. Do đó dừa giúp phòng ngừa và giảm các triệu chứng có liên quan đến bệnh Crohn, hội chứng rối loạn đường ruột, viêm ruột kết, và các rối loạn tiêu hóa khác. Nhiều người báo cáo rằng ngay cả khi ăn chỉ hai bánh qui dừa một ngày cũng làm giảm những triệu chứng của họ.  

Có những cách tốt hơn để ăn dừa mà không phải ăn nhiều đường.  Cách tốt nhất là chỉ đơn giản ăn một miếng cơm dừa tươi.  

7- CÁCH GIẢM CÂN 

Chất xơ không cho calories. Bạn có thể ăn chất xơ bao nhiêu tùy thích mà không sợ lên cân. 

Khi bạn ăn thực phẩm nhiều chất xơ, thông thường ít calories, bạn sẽ bớt ăn loại thực phẩm có nhiều calories.

8- LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 

Chất xơ điều hòa lượng đường trong máu bằng cách làm chậm sự chuyển đổi của carbonhydrates phức tạp thành đường. Đường được phóng thích ở tốc độ chậm và vào máu với số lượng nhỏ. Việc này giữ cho lượng đường trong máu và insulin trong vòng kiểm soát. 

Khi dừa được thêm vào thức ăn, kể cả thức ăn nhiều bột và đường, dừa làm hạ chỉ số đường của những thực phẩm này. Các nhà nghiên cứu thấy rằng khi tăng dừa trong thức ăn, đường trong máu giữa người tiểu đường và người không bị tiểu đường gần như nhau.  

9-BẢO VỆ TIM 

Cơm dừa làm cho tim khỏe. Nó có ảnh hưởng tích cực trên lượng mỡ trong máu và làm hạ cholesterol. Nghiên cứu chứng minh rằng thêm dừa vào thức ăn sẽ hạ lượng tổng số cholesterol, LDL, triglyceride, và phospholipids. Mặt khác, HDL tăng. Tất cả lợi điểm này làm giảm nguy cơ cho bệnh tim.

Cơm dừa còn gia tăng khả năng chống oxy-hóa và giúp giảm tình trạng bị oxy-hóa. Chất kháng oxy hóa bảo vệ tế bào như tim và mạch máu không bị phá hoại bởi hoạt động của gốc tự do.  

10-THUỐC GIUN

Ăn cơm dừa để trừ giun sán là phương pháp cổ truyền của người Ấn Độ .

Năm 1984, các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ thức hành việc xét nghiệm khả năng của phương thuốc truyền thống này. Họ đến làng Sadri ở Rajasthan, Ấn Độ, nơi dịch bệnh sán dây đang hoành hành. Sán được tẩy ra ngoài khi họ ăn 400g cơm dừa tươi hay 200g cùi dừa khô, theo sau là muối Epsom Salt. Dừa khô cho thấy hiệu nghiệm hơn dừa tươi. Nhóm ăn dừa khô sau 12 tiếng, 90% sán sơ-mít bị trục xuất ra ngoài, trong khi nhóm ăn dừa tươi chỉ đi ra được 60%. Nhiều sán dây được trục ra dài hơn 2m. 

11-SỰ HẤP THU CHẤT KHOÁNG 

Thực phẩm có nhiều chất xơ nhất là các loại hạt và ngũ cốc như luá mì, lúa mạch, và flaxseed. Những chất xơ trong các nguồn này chứa acid phytic, mà acid phytic lại bám dính với chất khoáng trong ruột như kẽm, sắt và calcium. Chất khoáng sẽ theo chất xơ bị loại ra khỏi cơ thể. Như vậy ăn nhiều thực phẩm chứa acid phytic có thể dẫn đến thiếu chất khoáng. Như vậy có thể gây suy dinh dưỡng.  

Giải đáp hoàn toàn nhất cho vấn đề này là ăn nhiều chất xơ mà vẫn hấp thu được chất khoáng vào cơ thể. Chất xơ trong cơm dừa, cùi dừa đáp ứng tiêu chuẩn này. Bạn có thể ăn cơm dừa, cùi dừa  bao nhiêu tùy thích mà không phải lo lắng về việc thiếu chất khoáng của bạn. 

12-CÁC LOẠI CHẤT XƠ 

Cơ bản có hai loại chất xơ chính: hòa tan và không hòa tan. Từng loại có đặc tính và lợi ích riêng. 

Chất xơ hòa tan một phần trong nước. Nó gồm: gums, pectins, và chất nhày. Nó có nhiều ở trái cây và rau cải. Lợi ích lớn nhất của nó là nó kết dính vào mật và kéo mật ra ngoài. Thành phần chính của mật là cholesterol. Bằng cách lấy mật đi, ít cholesterol thuận tiện để hấp thu lại vào cơ thể, vì vậy giúp hạ lượng tổng cholesterol. Chất xơ hòa tan cũng làm chậm lại việc tiêu hóa và chuyển hóa của đường, vì vậy điều hòa lượng đường trong máu.  

Chất xơ không hòa tan thì không tan trong nước. Nó gồm chất gỗ, cellulose, và hemicellulose, là cấu trúc của một phần trong gỗ thực vật. Nó có trong ngũ cốc, hạt, và rau đậu. Nó làm phân mềm và điều hoà thời gian thức ăn di chuyển qua ruột.

Chất xơ của cả hai loại đều cần thiết cho sức khỏe. Nhiệm vụ chính của chất xơ không hòa tan là cung cấp sự bảo vệ khỏi ung thư, bệnh tim, tiểu đường, bệnh Crohn, và các vấn đề tiêu hóa khác. Cám mì lức, vì nhiều chất xơ không tiêu hóa, đã từng được đề nghị cho những tình trạng này. 

Thực tế, dừa chứa nhiều chất xơ hòa tan hơn cả lúa mì hay gạo. Vì vậy nó có nhiều hiệu qủa trong việc giảm cholesterol và điều hòa lượng đường trong máu như rau cải nhiều chất xơ nhất.  

13-BỘT DỪA VÀ CHẤT XƠ 

Một cách khác để tăng việc ăn chất xơ của dừa là qua bột dừa. 

Bột dừa được làm từ cùi dừa. Bột dừa  được lấy hết chất béo, khô, và xay nhuyễn thành bột giống như bột mì.  

Bột dừa hút nước nhiều hơn các loại bột khác. Một trong các đặc tính của chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan, là khả năng hấp thu nước ẩm ướt.

Một cách đơn giản và dễ dàng khác để bạn có thêm chất xơ là dùng thẳng một hay hai muỗng canh bột dừa cho vào nước uống, nước trái cây, bánh nướng, soup, cháo, càphê nóng, sữa nóng,… 

Thêm một lượng 2 hay 3 muỗng canh bột dừa mỗi ngày vào thức ăn có thể đã đủ để  bạn hưởng đuợc nhiều lợi ích cho sức khỏe mà dừa trao tặng bạn. 

Lượng chất xơ trong các loại bột 

Bột dừa                    —————–61

Cám mì                    —————27

Cám yến mạch          ———–16

Bột mạch đen (rye)   ———-15

Bột đậu nành            ———14             

Bột mì                     ——–13

Bột bắp                   ——-11

Bột kiều mạch         ——8

Bột trắng                —3

________________!________________!_________________!

                             0%                        50%                       100% 

http://www.ihealthtube.com/aspx/viewvideo.aspx?v=84ab277f976ebb32

Highest Source of Fiber among Flour

http://www.ihealthtube.com/aspx/viewvideo.aspx?v=979ba47cbce20ff3

Coconut Flour

 

by Tháng Hai 4, 2013 Comments are Disabled Dầu Dừa, Tài liệu Dầu Dừa
video Dầu dừa bảo vệ da: phỏng vấn “Bác Sĩ Dầu Dừa” Bruce Fife

video Dầu dừa bảo vệ da: phỏng vấn “Bác Sĩ Dầu Dừa” Bruce Fife

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2013/02/bac-si-dau-dua-Bruce-Fife.jpg

Bác sĩ Bruce Fife:
“…Vâng, dầu dừa là tốt nhất đã được dùng hằng ngàn năm nay để tránh ánh nắng và dưỡng da…”


Ân nhân của bệnh túi mật: Dầu Dừa

Ân nhân của bệnh túi mật: Dầu Dừa

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/an-nhan-cua-benh-tui-mat.jpg

BỆNH TÚI MẬT

       Nếu bạn bị bệnh túi mật hay đã mổ cắt bỏ túi mật rồi, thì dầu dừa đem may mắn đến cho bạn. Với dầu dừa , bạn có thể ăn thêm chất béo mà không sợ gì cả.

      Túi mật nằm dọc bên cạnh và bên dưới gan. Túi mật dự trữ mật do gan liên tục tiết ra. Khi chất béo vào trong đường ruột, một tín hiệu được gởi đến làm túi mật co thắt lại, mật thoát ra qua ống mật đi vào ruột.

       Mật cần thiết để tiêu hóa chất béo. Chất béo và nước không hòa tan trong nhau. Khi bạn trộn nước với dầu, dầu sẽ nổi trên mặt nước. Nếu bạn đã từng trộn dầu giấm vào rau salad có chút nước, bạn sẽ thấy rõ sự phân tách dầu – nước này cách rõ ràng. Điều tương tự cũng xảy ra như vậy trong đường tiêu hóa. Phần lớn thực phẩm chúng ta ăn là những chất hoà tan được trong nước và sẽ tách riêng khỏi chất béo. Enzyme tiêu hóa chất béo, là chất tan trong nước, không thể hòa vào dầu. Khi mật được thêm vào, nó sẽ tác dụng như chất chuyển thể, cho phép nước và chất béo hòa vào nhau. Enzyme tiêu hóa chất béo lúc bấy giờ mới có thể đến tiếp xúc với tất cả các phân tử chất béo và tách rời chúng thành những acid béo.

       Gan không ngừng sản xuất mật. Một dòng nhỏ mật do gan tiết ra không đáp ứng đủ để tiêu hóa bữa ăn nhiều chất béo. Vì vậy, túi mật rất cần để dự trữ số lượng mật lớn hầu có thể cung ứng thêm mật vào lúc này.

       Khi mật trong túi mật  bắt đầu cứng lại để hình thành sạn mật, sức khỏe bạn có vấn đề! Sạn mật làm giảm lượng mật được bơm vào ruột , và có khi bít cả ống dẫn mật, sẽ gây đau đớn chịu không thấu . Lúc đó cách giải quyết vấn đề là mổ để cắt bỏ túi mật. Một cách chữa trị khác là dùng ultrasound để làm bể sạn mật . Sóng siêu âm được bắn vào túi mật phá vỡ sạn để chúng có thể thoát ra ngoài mà không bít ống dẫn mật. Phương pháp này chỉ thành công với loại sạn nhỏ. Thật không may, khi một người biết mình có sạn mật, thì sạn đã quá lớn không thể dùng phương pháp siêu âm  được.

       Một bước tiến mới cho bệnh túi mật là dùng dầu dừa trong bữa ăn. Monoglycerides và diglycerides của acid caprylic (C8) và capric (C10) trong dầu dừa làm tan sạn mật ở con người. Cách hữu hiệu và an toàn này đã được chứng minh ở Mayo Clinic và University of Wisconsin Hospital.

       Vấn đề chính cho người có túi mật bị cắt bỏ là không tiêu hóa được chất béo. Không còn túi mật thì không đủ lượng mật để chuyển hóa ngay cả lượng chất béo vừa phải. Ăn quá nhiều chất béo, sẽ thấy đầy bụng, khó tiêu. Sự khó chịu này mới chỉ là vấn đề nhỏ. Vấn đề chính là thiếu chất dinh dưỡng. Một lượng đầy đủ chất béo thì cần thiết trong bữa ăn để chúng ta có được đầy đủ chất dinh dưỡng . Những vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, và K cũng như beta-carotene cần phải có chất béo trong thức ăn cho sự hấp thu của chúng. Nếu cơ thể bạn không tiêu hóa được chất béo, bạn sẽ không có đủ lượng những vitamin cần thiết này. Thiếu vitamin và chất khoáng sẽ dẫn bạn đến bên bờ giữa khoan khoái nhờ sức khỏe tốt và mệt mỏi vì các bệnh thoái hóa. Mặc dù các triệu chứng xác định rõ ràng của thiếu dinh dưỡng không rõ ràng, nhưng sức khỏe sẽ suy kém, hệ miễn nhiễm bị đè nặng, lão hóa có dấu hiệu tăng dần, và đau nhức sẽ đến ở chung với bạn.

       Thêm chất béo vào bữa ăn chỉ thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn dùng dầu dừa thay thế những loại dầu hay mỡ khác, cơ thể bạn có thể nhận được các loại vitamin tan trong chất béo cần thiết cách nhẹ nhàng. Như bạn đã biết, acid béo chuỗi trung bình trong dầu dừa được tiêu hóa rất dễ dàng, không cần enzyme tiêu hóa hay mật tham dự vào. Vì vậy dầu dừa không cần nhiều mật cho việc tiêu hóa như các chất béo khác. Có nhiều người cho biết cho dù một lượng nhỏ chất béo cũng đủ làm cho họ thấy nặng bụng, nhưng khi họ ăn hai muỗng canh dầu dừa hay nhiều hơn  cùng một lúc, vẫn không có vấn đề gì xảy ra cả. Nếu túi mật của bạn đã bị cắt bỏ rồi, hãy dùng dầu dừa để nấu ăn. Vì cơ địa mỗi người khác nhau – người này nhạy cảm với chất béo hơn người kia – hãy thêm dầu dừa từ từ vào bữa ăn. Dùng một lượng nhỏ dầu dừa trước rồi tăng dần sau, và chỉ dùng với số lượng mà bạn cảm thấy thoải mái cho cơ thể bạn.

 

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg

by Tháng Mười Hai 17, 2012 1 comment Tài liệu Dầu Dừa
Tìm hiểu về thịt, sữa, bột sữa bị oxy-hóa

Tìm hiểu về thịt, sữa, bột sữa bị oxy-hóa

Trích : “Eat Fat Look Thin” ca  Dr. Bruce Fife, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Dừa
www.coconutresearchcenter.org

THỰC  PHẨM T BƠ SA VÀ THỊT BỊ OXY-HÓA

        Xơ vữa động mạch có thể hình thành mà không cần cholesterol bạn ăn vào, vì nó có thể do gốc tự do và bữa ăn thiếu chất dinh dưỡng chống oxy hóa. Bất cứ cholesterol bị oxy hóa nào (hay chất béo chưa-bão-hòa-đa bị oxy hóa) trong cơ thể đều bị thu hút tới mãng xơ vữa như nam châm và góp phần trong việc làm nghẽn động mạch. Chất béo bị oxy hóa tạo ra gốc tự do có thể làm tổn thương mạch vành.

       Có nhiều thực phẩm chế biến cha lượng cholesterol và chất béo bị oxy hóa rất cao, do đó, tác động nhiều đến sc khỏe. Chúng làm cho  thực phẩm thành tệ hại nhất cho sức khỏe của tim mạch. Nếu bạn muốn chết vì nhồi máu cơ tim hay đột qụy, thì những thức ăn sẽ góp phần lớn vào việc này là: pho mát sấy khô (dehydrated cheddar), phó mát pac-ma cứng của Ý, (Parmesan), và pho mát mặn, cứng (Romano cheese), cũng như bột kem chua (sour cream powder), bột bơ (butter powders); đồ khô đông lạnh (freeze-dried) và thịt ướp (cured meats). Tất cả những thực phẩm này chứa thành phần bị oxy hóa với số lượng khác nhau nhưng đáng kể, có khả năng đem gốc tự do vào trong các tế bào của bạn, làm tổn thương DNA, và nhanh chóng lão hóa da, gan, thận, não bộ của bạn. Không có cơ quan nào được miễn trừ cả.

       Ngoài danh sách này, kẻ gây rắc rối nhất là thc phẩm chiên kỹ (deep fried). Dầu thực vật được đun nóng ở nhiệt độ cao bị oxy hóa cách nhanh chóng. Dầu càng được tái dùng lại và ở nhiệt độ càng cao, thì càng tệ hơn. Thực phẩm chiên kỹ trong dầu thực vật có lẽ là thức ăn tệ hại nhất trên quả địa cầu này. Thức ăn chiên này chúng ta thường thấy như khoai tây chiên (French fries), onion rings, thịt, chicken and fish nuggets, bánh chiên (donuts), potato chips, corn chip, chả giò, hoành thánh chiên v.v. Nếu bạn ăn đồ chiên, nên dùng chất béo bão-hòa như dầu dừa.

       Cholesterol trong sa tươi, trng và thịt không bị oxy hóa được cơ thể sử dụng để làm vững chắc các màng tế bào, điều hòa hormone, xây dựng tế bào thần kinh và não. Tiến trình sấy khô trong khi chế biến các loại bột sữa, phó mát, trứng làm những sản phẩm này có đầy cholesterol bị oxy hóa. Khi bị oxy hóa, cholesterol không thể sử dụng để xây dựng và làm vng mạnh các mô của cơ thể, nhưng chúng lại đóng trong mãng của động mạch . Ăn những thực phẩm như vậy chắc chắn sẽ làm tắc nghẽn động mạch nhanh hơn bất cứ chất nào khác được biết đến trên trái đất này.

       Phần ln cholesterol t thịt tươi thì vô hại. Ngay cả khi nấu, thịt bò chứa ít hay không có cholesterol bị oxy hóa. Nhưng khi thịt được thái nhỏ, xay, ướp muối, trộn với gia vị và chất bảo quản, để làm lạp xưởng, xúc xích, và những thịt ướp nấu ăn khác, nó có nhiều cơ hội để cholesterol và các chất béo khác bị oxy hóa. Việc gây oxy hóa nhiều hơn nơi thịt tươi là thái mỏng và xay ( nhiều chất béo tiếp xúc với oxy hơn), nấu lâu qúa (chất béo bị oxy hóa ở nhiệt độ cao), thời gian (càng để lâu, càng bị oxy hóa nhiều hơn), và việc thêm vào của nitrate và nitơ (dùng để ướp thịt) gia tăng gốc tự do.

      Bột trng và bột sa cha lung cholesterol bị oxy hóa cao. Bột trứng thường được dùng như nguồn cholesterol bị oxy hóa ở phòng thí nghiệm để xét nghiệm ảnh hưởng có hại trên thú vật.

      Bạn có thể tự nói :” Tôi không cần phải lo lắng về những thực phẩm này; tôi không uống sữa bột và không bao giờ ăn bột trứng. Ai mà ăn trứng bột chứ?” Bạn có nhiều cơ hội để ăn đó. Nếu bạn ăn thức ăn làm sẵn, bạn ăn chúng luôn đấy. Hãy đọc thành phần trong nhãn bì của thực phẩm bán sẵn, bạn sẽ ngạc nhiên về con số thực phẩm có chứa bột sữa, phó mát hay trứng.

       Trứng bột và sữa bột được dùng rộng rãi trong bánh ngọt (cake), bánh kếp (pancake), bánh ngọt nướng trong khuôn nhỏ được đóng hộp bán ở thị trường, và các lò bánh thương mại dùng chúng để làm đủ mọi loại bánh. Bánh mì bạn mua ở tiệm cũng thường được làm bằng trứng và sữa bột. Những phần ăn đóng gói sẵn chứa pho mát như macaroni và cheese, dùng cheese khô trong những gói nhỏ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng có nhiều thức ăn làm sẵn có những loại bột này. Ngay cả những thực phẩm đông lạnh cũng dùng chúng nó tiện lợi và kinh tế cho nhà sản xuất để dự trữ và dùng bơ sữa khô hơn là tươi sống. Các nhà sản xuất thực phẩm không thường cho bạn biết bơ sữa họ dùng là loại khô hay bột. Nhưng khi bạn thấy trứng, sữa, hoặc phó mát liệt kê ở nhãn bì đặt ở trên kệ, bạn biết rằng đó là loại bằng bột vì những loại thực phẩm này khi tươi thì rất mau hư.

       Chưa hết đâu, bạn có thể tự mua những thứ này dạng bột để thêm nhiều gốc tự do vào thức ăn của bạn qua sữa uống liền phó mát bào nhỏ, và trứng bột. Ngay cả sữa bột bạn mua ghi ” non-fat”, nó có thể đầy chất oxy hóa.

        Nhà hàng dùng nhiều sản phẩm bơ sữa bột. Một loại quen thuộc mà bạn gặp ở những nơi bán thực phẩm ăn liền cũng như nhà hàng bán buffet là ice cream tự phục vụ. Loại kem này làm bằng sữa bột và đường, và thường được thêm dầu thực vật hydro-hóa. Ăn loại kem này, cùng một lúc, bạn cho vào miệng hai loại tệ hại nhất! Nếu bạn muốn ăn kem, tốt hơn cả hãy ăn loại kem thật sự.

        *Trải qua 70 năm cuộc đời, cơ thể hình thành ước chừng đến 17 tấn gốc tự do.

Kim Tuyến chuyển ngữ
([email protected])

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg

by Tháng Mười Hai 14, 2012 Comments are Disabled Dầu Dừa, Tài liệu Dầu Dừa
Tìm hiểu về các loại chất béo – Bài 1: Triglycerides và các axít béo

Tìm hiểu về các loại chất béo – Bài 1: Triglycerides và các axít béo

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/T%C3%8CM-HI%E1%BB%82U-V%E1%BB%80-C%C3%81C-LO%E1%BA%A0I-CH%E1%BA%A4T-B%C3%89O.jpg

        Trong phần này, tôi (Dr. Bruce Fife) nói về sự khác nhau giữa chất-béo-bão-hòa (saturated fat) và chất-béo-không-bão-hòa (unsaturated fat), đồng thời giải thích lý do tại sao dầu dừa lại khác với tất cả những loại dầu ăn khác. Vì sự độc đáo của mỗi loại dầu tùy thuộc vào cấu trúc hóa học, tôi buộc phải diễn tả sự khác nhau bằng thuật ngữ hoá học. Vì thế có thể làm cho nhiều không có kiến thức về khoa học thấy khó hiểu. Xin kiên trì với tôi, tôi sẽ giải thích đơn giản đủ cho nhiều người không chuyên môn hiểu. Nếu bạn bối rối, không sao cả, cứ lướt qua đoạn đó và tiếp tục đọc cho đến hết. Mục đích của phần này là cung cấp cho bạn một nền tảng khoa học. Bạn không biết về hóa học, không thành vấn đề, vì bạn vẫn đưọc hưởng những lợi ích tuyệt vời nhờ sử dụng dầu dừa.

NỘi DUNG:

1-Triglycerides và các acid béo.

2-Độ bão-hòa và chiều dài chuỗi carbon.

3-Dầu vùng nhiệt đới là dầu độc đáo.

4-Gốc-tự-do (Free radical).

5-Dầu không-bão-hòa-đa (polyunsaturated oils).

6-Chất-béo-bão-hòa (saturated fats).

7-Acid-béo-chuyển-hóa (Trans fatty acids).

8-Dầu triglyceride chuỗi trung-bình ( MCT oils).

1-TRIGLYCERIDES và CÁC ACID BÉO

        Bác sĩ thường dùng chữ lipid để nói về chất béo (fats). Lipid là từ gọi chung cho cả các loại giống như loại chất béo trong cơ thể nữa  (fatlike). Loại chất béo nhiều nhất và quan trọng nhất là triglycerides. Khi chúng ta nói về chất béo (fats) hay dầu (oils), chúng ta thường nghĩ đến triglycerides. Hai loại lipid khác – phosphorlipids và sterols (có chứa cholesterol) – theo thuật ngữ kỹ thuật thì không phải là chất béo vì chúng không phải là triglycerides, nhưng vì có đặc tính tương tự nên chúng được xem như là chất béo.

       Đâu là sự khác biệt giữa chất béo và dầu? Nói chung sự khác biệt duy nhất là : trong nhiệt độ bình thường, chất béo ở thể đặc, còn dầu ở thể lỏng. Ví dụ: Mỡ heo được xem là chất béo, trong khi dầu bắp được gọi là dầu. Tuy vậy, cả hai đều là chất béo .

       Khi bạn  cắt một miếng thịt, bạn nhìn thấy mỡ màu trắng. Mỡ này được cấu tạo bởi những triglycerides (cholesterol cũng hiện diện, nhưng nó trộn lẫn trong những xớ thịt mà mắt chúng ta không nhìn thấy được). Bạn không thích chất mỡ này vì nó làm cho bụng phệ, bắp tay, bắp đùi to ra. Đây chính là triglycerides làm cho cơ thể chúng ta có nhiều mỡ dư và là chất béo mà chúng ta ăn qua thực phẩm. Khoảng 95% chất béo trong thức ăn có trong hai nguồn thực vật và động vật, là triglycerides.

       Triglycerides được cấu tạo bởi các_đơnvị phân tử béo gọi là acid béo. Mỗi một triglycerides gồm ba acid béo liên kết với một phân tử glycerol. Phân tử glycerol có tác dụng như là xương sống của triglycerides.

       Có nhiều chục loại acid béo khác nhau được các khoa học gia  chia thành ba loại: bão hoà (saturated),  không bão-hòa đơn (mono- unsaturated), và không bão-hòa đa (poly- unsaturated). Mỗi loại có nhiều loại nhỏ khác nữa. Do đó không riêng gì chất béo bão-hòa có nhiều loại khác nhau, mà cả chất béo không-bão-hòa-đơn hay chất béo không-bão-hòa-đa cũng có nhiều loại khác nhau.

       Từng loại acid béo, dù là bão-hòa hay không-bão-hòa, ảnh hưởng đến cơ thể cách khác nhau, và tác động đến sức khỏe.

       Bởi vậy, có loại chất béo bão-hòa xấu cho sức khỏe, nhưng cũng có loại  chất béo bão-hòa tốt cho sức khỏe.

       Các chất béo không bão-hòa đơn và các chất béo không bão-hòa đa cũng vậy, cũng có loại tốt và loại xấu.

       Ví dụ: dầu olive được ca tụng là chất béo tốt vì những người dùng dầu olive ít bị bệnh tim hơn người dùng các loại dầu ăn khác. Thành phần chính của dầu olive là acid béo không bão-hòa đơn. Có tên là acid oleic (tốt).

       Tuy nhiên không phải tất cả các chất béo không bão-hòa đơn đều tốt. Acid erucic, cũng là loại acid béo không bão- hòa đơn, nhưng cực độc cho tim, độc hơn cả acid béo Belitz và Grosch (xấu).

       Tương tự như vậy, nhiều acid béo bão-hòa đa cũng có thể gây vấn đề.

       Mặt khác, acid béo bão-hoà trong dầu dừa không gây ảnh hưởng có hại mà trái lại còn giúp tăng cường sức khỏe nữa.

       Vì vậy chúng ta không thể nói dầu này “xấu” vì nó là bão-hòa) trong khi dầu khác “tốt” vì nó là không bão-hòa đơn hay không bão-hòa đa. Tất cả tùy thuộc vào loại acid béo chứ không chỉ đơn giản do mức độ bão-hòa.

       Không có loại dầu ăn nào chỉ có nguyên một loại chất béo bão-hòa hay không bão-hòa. Tất cả các chất béo và dầtự nhiên đều bao gồm hỗn hợp của cả ba loại acid béo. Hãy xem bảng phân tích dưới đây sẽ rõ.

Thành phần chất béo

 Chất béo %  bão-hòa %   không-bão-hòa-đơn %   không-bão-hòa-đa %

Dầu canola       6                     62                    32                           

Dầu safflower     10                     13                     77                   

Dầu hướng dương11                    20                     69 

Dầu bắp             13                     25                     62                   

Dầu đậu nành   15                     24                     61        

Dầu olive          14                     77                     9                    

Mỡ gà                31                     47                     22                        

Mỡ heo             41                     47                     12                  

Mỡ bò                52                     44                     4                    

Dầu cọ               51                     39                     10    

Bơ (butter)         66                     30                       4         

Dầu dừa            92                       6                      2

       

      Mỡ động vật thường được cho là có chất béo bão-hòa cao nhất. Đa số dầu thực vật có chất béo không-bão-hòa đa nhiều hơn, ngoại trừ dầu cọ và dầu dừa có nhiều chất béo bão-hòa. Dầu dừa có 92% chất béo bão-hòa, một tỉ lệ  cao nhất, cao hơn cả mỡ bò và mỡ heo nữa.

      Có nhiều yếu tố góp vào việc tăng cường sức khỏe nơi từng loại chất béo: độ bão-hòa, chiều dài của chuỗi carbon, tính nhạy cảm với oxy hoá và sự phát sinh gốc-tự-do.

 Phân tích: Về độ bão-hòa và tính nhạy cảm với oxy-hóa.

1/ Bão-hòa là no, nói nôm na, có nghĩa là đầy đủ rồi, không gì chen vào nữa được.

2/ Không-bão-hòa  hoặc không-no, có nghĩa là còn đói, còn nhận thêm chất liệu khác được.

3/ Không-bão-hòa-đơn là đói ít, đói 1 phần.

4/ Không-bão-hòa-đa là đói nhiều, đói từ 2 phần trở lên.

  • Chất béo có hại cho sức khỏe là chất béo có nhiều cholesterol xấu.
  • Cholelerol xấu là cholesterol bị oxy-hóa, do ăn chất béo của dầu mỡ bị oxy-hóa.
  • Oxy-hóa là do cấu trúc hóa học không bền dễ nối kết với oxy , nhất là khi để lộ ngoài không khí, khi tiếp xúc với áng sáng hay khi nấu ở nhiệt độ cao. Ví dụ như sắt để ngoài trời lâu ngày bị oxy-hóa nên rỉ sét, bị biến chất và hư đi.
  • Chất béo bão-hòa là chất béo no, có cấu trúc hóa học bền vững, không bị oxy trong không khí chen vào nên lâu hư, dự trữ được trong thời gian dài.
  • Chất béo không-bão-hòa-đơn là chất béo không no ít, đói ít, nó có ít chỗ cho oxy chen vào.
  • Chất béo không-bão-hòa-đa là chất béo đói nhiều, nó có nhiều chỗ cho oxy chen vào. Trong bài thứ hai, chúng ta sẽ thấy chỗ oxy chen vào cấu trúc hóa học của axít béo, là chỗ nối đôi giữa 2 nguyên-tử carbon: C=C.

*Dầu có một nối đôi C=C gọi là chất béo không-bão-hòa đơn, chất béo đói ít.

*Dầu có 2 nối đôi C=C trở lên, gọi là chất béo không-bão-hòa đa, chất béo đói nhiều. Càng nhiếu nối đôi, chất béo càng dễ bị oxy-hóa nhiều, càng dễ mau hư, thời hạn dự trữ càng ngắn đi. Đây là lý do tại sao dầu olive, loại dầu đắt tiền và tốt chúng ta thường thấy được đựng trong chai xậm mầu, để tránh ánh sáng, giảm bớt bị oxy-hóa.

        -Bây giờ chúng ta trở lại xem bảng thành phần chất béo bên trên, và phân tích 5 loại dầu hay mỡ đa số chúng ta thường ăn hàng ngày hơn cả, đó là dầu dừa, olive, canola, đậu nành (vegetable oil), và mỡ heo (bò, gà).

-Xét về chất béo bão-hòa, ít bị oxy-hóa nhất, bền nhất, ít bị hư nhất thì theo thứ tự là:

1-  dầu dừa (92%)

2-  mỡ heo (41%)

3-  dầu đậu nành (15%)

4-  dầu olive (14%)

5-  dầu canola (10)

        -Xét về chất béo không-bão-hòa-đa, đói nhiều, dễ bị oxy-hóa nhiều, dễ bị hư, dễ làm cho chúng ta có nhiều cholesterol xấu hơn cả khi ăn vào thì theo thứ tự là:

1-  dầu đậu nành (61%)

2-  dầu canola (32%)

3-  mỡ heo (12%)

4-  dầu olive (9%)

5-  dầu dừa (2%)

        Như vậy chúng ta thấy là dầu dừa là dầu lành mạnh nhất: luôn đứng nhất, tốt nhất, tốt hơn cả dầu olive. Trong tờ Newsletter mới nhất của Dr. Bruce Fife http://www.coconutresearchcenter.org/hwnl_9-4.htm, bạn sẽ thây thú vị và ngạc nhiên khi biết dầu dừa có 1001 cách sử dụng lợi ích cho sức khỏe bao gồm cả việc giúp dự trữ thực phẩm rất lâu. Ví dụ: dùng dầu dừa thoa bên ngoài vỏ trứng rồi để trong chỗ mát, trứng sẽ để lâu được đến 9 tháng mà không bị hư vì lớp dầu dừa ngăn chặn việc trứng bị oxy-hóa.

        Trong các bài phân tích sau, chúng ta thấy dầu dừa luôn chiếm ưu thế về nhiều phương diện tốt nhất khác nữa. Chính vì vậy mà tiến sĩ Bruce Fife khi nghiên cứu về dầu dừa cùng với nhiều  tiến si khoa học khác đã công bố chỉ cần chúng ta dùng dầu dừa để thay thế các loại dầu ăn khác, thì sức khỏe chúng ta sẽ được tăng cường và cải thiện thấy rõ.

LM Hoàng Minh Thắng & Đình Tứ & Kim Tuyến

Chuyên viên thảo dược

 

by Tháng Mười Hai 4, 2012 Comments are Disabled Tài liệu Dầu Dừa