Thánh Kinh Tân Ước

Nguyên lý của đời sống mới

Nguyên lý của đời sống mới: kết hợp với Đức Ki-tô phục sinh

1 “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa.2 Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.3 Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa.4 Khi Đức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang.

5 Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam; mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng.6 Chính vì những điều đó mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống trên những kẻ không vâng phục.7 Chính anh em xưa kia cũng ăn ở như thế, khi anh em còn sống giữa những người ấy.8 Nhưng nay, cả anh em nữa, hãy từ bỏ tất cả những cái đó: nào là giận dữ, nóng nảy, độc ác, nào là thóa mạ, ăn nói thô tục.

9 Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi,10 và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hóa, để được ơn thông hiểu.11 Vậy không còn phải phân biệt Hy-lạp hay Do-thái, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có Đức Ki-tô là tất cả và ở trong mọi người.

12 Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại.13 Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.14 Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.15 Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân.

16 Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng.17 Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.” (Cl 3,1-17)

 

Hoa trái của cuộc sống theo Thần Khí

“Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ không còn thỏa mãn đam mê của tính xác thịt nữa.17 Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn.18 Nếu anh em để cho Thần Khí hướng dẫn, thì anh em không còn lệ thuộc Lề Luật nữa.19 Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng,20 thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái,21 ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo: những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa.22 Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín,23 hiền hòa, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế.24 Những ai thuộc về Đức Ki-tô Giê-su thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê.

25 Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước.26 Chúng ta đừng có tìm hư danh, đừng khiêu khích nhau, đừng ganh tỵ nhau.” (Gl 5,16-26)

Sống theo Thần Khí

Sống theo Thần Khí

1 “Vậy giờ đây, những ai ở trong Đức Ki-tô Giê-su, thì không còn bị lên án nữa.2 Thật vậy, luật của Thần Khí ban sự sống trong Đức Ki-tô Giê-su, đã giải thoát tôi khỏi luật của tội và sự chết.3 Điều mà Lề Luật không thể làm được, vì bị tính xác thịt làm cho ra suy yếu, thì Thiên Chúa đã làm: khi sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta, Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con mình.4 Thiên Chúa làm như vậy, để sự công chính mà Luật đòi hỏi được hoàn toàn thực hiện nơi chúng ta, là những người không sống theo tính xác thịt, nhưng theo Thần Khí.

5 Những ai sống theo tính xác thịt, thì hướng về những gì thuộc tính xác thịt; còn những ai sống theo Thần Khí, thì hướng về những gì thuộc Thần Khí.6 Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an.7 Thật vậy, hướng đi của tính xác thịt là sự phản nghịch cùng Thiên Chúa, vì tính xác thịt không phục tùng luật của Thiên Chúa, mà cũng không thể phục tùng được.8 Những ai bị tính xác thịt chi phối thì không thể vừa lòng Thiên Chúa.9 Nhưng anh em không bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần Khí chi phối, bởi vì Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em. Ai không có Thần Khí của Đức Ki-tô, thì không thuộc về Đức Ki-tô.10 Nhưng nếu Đức Ki-tô ở trong anh em, thì dầu thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng ban cho anh em được sống, vì anh em đã được trở nên công chính.11 Lại nữa, nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới.

12 Vậy thưa anh em, chúng ta mang nợ, không phải mang nợ đối với tính xác thịt, để phải sống theo tính xác thịt.13 Vì nếu anh em sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống.

Nhờ Thần Khí, chúng ta được làm con Thiên Chúa

14 Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa.15 Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: “Áp-ba! Cha ơi!”16 Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa.17 Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Ki-tô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người.

Vinh quang dành cho ta

18 Thật vậy, tôi nghĩ rằng: những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta.19 Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.20 Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy21 là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.22 Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở.23 Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.24 Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong. Thấy được điều mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa: vì ai lại trông mong điều mình đã thấy rồi?25 Nhưng nếu chúng ta trông mong điều mình chưa thấy, thì đó là chúng ta bền chí đợi chờ.

26 Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả.27 Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa.” (Rm 8,1-27)

 

Cuộc chiến đấu nội tâm

Cuộc chiến đấu nội tâm

14 “Vẫn biết rằng Lề Luật là bởi Thần Khí, nhưng tôi thì lại mang tính xác thịt, bị bán làm tôi cho tội lỗi.15 Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm.16 Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì tức là tôi đồng ý với Lề Luật và nhận rằng Lề Luật là tốt.17 Vậy thật ra không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi.18 Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không.19 Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.20 Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi.

21 Bởi đó tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay.22 Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa;23 nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể tôi.

24 Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này?25 Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta! Như vậy, nếu theo lý trí, thì tôi làm nô lệ luật của Thiên Chúa; nhưng theo xác thịt, thì tôi làm nô lệ luật của tội.” (Rm 7,14-25)

Hai Thư gửi Tín Hữu Thêxalônica

Hai Thư gửi Tín Hữu Thêxalônica

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2017/03/HAI-TH%C6%AF-G%E1%BB%ACI-T%C3%8DN-H%E1%BB%AEU-TH%C3%8AXAL%C3%94NICA.jpg

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/05/cavathanhgia.gif LM Giuse Hoàng Minh Thắng

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif Chương I
1 Tx 01 Thư thứ I gửi giáo đoàn Thêxalônica
1 Tx 02 Gương mặt của giáo đoàn Thêxalônica
1 Tx 03 Kết cấu và nội dung phần một thư thứ I gửi tín hữu Thêxalônica
1 Tx 04 Nội dung phần thứ hai thư thứ I gửi tín hữu Thêxalônica

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif Chương II
1 Tx 05 Hình thức cũ, tinh thần và nội dung mới
1 Tx 06 Tâm tình cảm tạ và mong đợi ngày Chúa Kitô quang lâm (1 Tx 1; 2)
1 Tx 07 Sự tuyển chọn nhưng không
1 Tx 08 Cuộc sống thánh thiện và yêu thương huynh đệ (1 Tx 3)
1 Tx 09 Niềm hy vọng kitô. Số phận những người đã chết (1 Tx 4)
1 Tx 10 Tỉnh thức đợi chờ Chúa đến (1 Tx 5)
1 Tx 11 Sức lớn mạnh của cộng đoàn Thêxalônica

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif Chương III
2 Tx 01 Những vấn nạn trong thư thứ II gửi tín hữu Thêxalônica
2 Tx 02 Ai là tác giả thư thứ II gửi tín hữu Thêxalônica
2 Tx 03 Kết cấu và nội dung thư thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif Chương IV
2 Tx 04 Tính sổ đời trong ngày sau hết
2 Tx 05 Ngày Chúa đến quy tụ và hiệp nhất tín hữu
2 Tx 06 Các dấu chỉ báo trước ngày thế mạt
2 Tx 07 Lao động như một phần của ơn gọi làm người

Download file audio: Độc Giả “Phải Chuột” vào từng đề tài trong playlist và chọn “Save Taget As” hoặc “Save Link As” tùy thuộc vào trình duyệt nào đang sử dụng. Chúc Độc Giả thành công.

by Tháng Ba 2, 2017 Comments are Disabled Thánh Kinh Tân Ước, Thánh Phaolô, Thư PhaoLô
Các đề tài thần học nổi bật trong các thư của thánh Phaolô

Các đề tài thần học nổi bật trong các thư của thánh Phaolô

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2017/02/stPaul.jpg

CHƯƠNG I

  1. THPL1: Được cứu độ nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô
  2. THPL2: Tin có nghĩa là gì?

CHƯƠNG II

  1. THPL3: Sự tự do của con cái Chúa
  2. THPL4: Sự tự do kitô là thứ tự do nào: ân nghĩa hay bổn phận và phải thực hành ra sao?

CHƯƠNG III

  1. THPL5: Được gọi để làm thành một thân thể duy nhất là Giáo Hội
  2. THPL6: Những vấn đề ngàn đời liên quan tới bản chất của Giáo Hội và cung cách sống của kitô hữu

CHƯƠNG IV

  1. THPL7: Các đặc sủng và chức thừa tác Chúa ban cho tín hữu có mục đích xây dựng cộng đoàn Giáo Hội
  2. THPL8: Giáo Hội như cơ cấu đặc sủng. Giáo Hội thừa tác và các Linh Mục

CHƯƠNG V

  1. THPL9: Quy chế cuộc sống thiêng liêng của vị Tông Đồ
  2. THPL10: Phục vụ tông đồ như tinh thần của mọi kitô hữu

CHƯƠNG VI

  1. THPL11: Bí tích Rửa Tội và Tiệc Thánh Thể trong cuộc sống của kitô hữu
  2. THPL12: Kết quả của bí tích Rửa Tội và bí tích Thánh Thể trong cuộc sống cụ thể của kitô hữu

CHƯƠNG VII

  1. THPL13: Cảm tạ Thiên Chúa và cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh
  2. THPL14: Lời thánh Phaolô kêu mời tín hữu cầu nguyện và cảm tạ Thiên Chúa trong mọi trạng huống cuộc đời
  3. THPL15: Tầm quan trọng và chỗ đứng của lời cầu nguyện trong cuộc sống kitô hữu

CHƯƠNG VIII

  1. THPL16: Cuộc sống kitô và phụng tự tinh thần
  2. THPL17: Tương quan giữa hiến tế của Đức Giêsu và phụng tự kitô

CHƯƠNG IX

  1. THPL18: Tương quan giữa ơn gọi kitô và thực tại lịch sử. Sống đức tin kitô trong đời hôn nhân và độc thân
  2. THPL19: Sống ơn gọi kitô trong các tương quan gia đình và xã hội
  3. THPL20: Sống ơn gọi kitô trong các tương quan với chính quyền dân sự
  4. THPL21: Sống đức tin kitô trong các thực tại lịch sử, văn hoá và xã hội

CHƯƠNG X

  1. THPL22: Niềm hy vọng kitô trước cái chết
  2. THPL23: Sống hy vọng là sống kiên trì
  3. THPL24: Chiều kích vũ trụ đại đồng của niềm hy vọng kitô
  4. THPL25: Nền tảng và kiểu diễn tả niềm hy vọng kitô đứng trước khổ đau, sự dữ và cái chết

Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng

Download file audio: Độc Giả “Phải Chuột” vào từng đề tài trong playlist và chọn “Save Taget As” hoặc “Save Link As” tùy thuộc vào trình duyệt nào đang sử dụng. Chúc Độc Giả thành công.

Các bản dịch Thánh Kinh Tân Ước tiếng Latinh và không Latinh

Các bản dịch Thánh Kinh Tân Ước tiếng Latinh và không Latinh

CÁC BẢN DỊCH THÁNH KINH TÂN ƯỚC TIẾNG KHÔNG LATINH

VÀ CÁC BẢN DỊCH TIẾNG LATINH

      Thánh Kinh Tân Ước đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Bên cạnh các bản dịch tiếng Hy lạp như chúng ta đã tìm hiểu còn có các bản dịch tiếng Latinh và tiếng không Latinh.

I. Các bản dịch Thánh Kinh Tân Ước không Latinh

      1. Bản dịch tiếng Siriac

      Trong số các bản dịch cổ của Thánh Kinh Tân Ước có các bản dịch tiếng Siriac. Đó là bản dịch ”Diatessaron” của học giả Taziano. Từ ”Diatessaron” bắt nguồn từ kiểu gọi Hy lạp ”tò dia tessarôn euanghélion” có nghĩa là ”Tin Mừng từ 4 Tin Mừng”.

           1) Bản ”Diatessaron”

      Đây là bản văn hòa hợp 4 sách Phúc Âm. Học giả Taziano, qua đời năm 180 sau công nguyên, biên chép 4 Phúc Âm tiếng Hy lạp rồi dịch ra tiếng Siriac. Bản dịch ”Diatessaron” rất thông dụng, nhưng nguyên bản Siriac đã bị mất. Chỉ còn lại vài bản dịch và nhiều lời trích. Năm 1933 người ta đã tìm thấy một mảnh văn bản Hy lạp viết trên da thuộc vào khoảng năm 220 sau công nguyên, tại Dura Europos trên sông Euphrate. Vì nó cổ xưa như thế, nên giới học giả rất chú ý đến bản dịch Diatessaron trong việc phê bình bản văn Tân Ước.

      Vào thế kỷ thứ ba người ta đã dịch 4 Phúc Âm riêng rẽ. Hiện bản dịch này còn được giữ trong Codice Curetoniano và Codice Sinaitico Siriaco, được trích dẫn trong phần phê bình của Thánh Kinh Tân Ước.

           2) Vào thế kỷ thứ V có thêm bản văn Pescitta Tân Ước bao gồm mọi tác phẩm Tân Ước, trừ 5 tác phẩm Deuterocanonici, tức thư thứ II thánh Phêrô, thư thứ II và thứ III thánh Gioan, thư thánh Giuđa và sách Khải Huyền.

          3) Vào đầu thế kỷ thứ VI Đức Giám Mục Filosseno cho soạm một bản dịch tiếng Siriac khác bao gồm toàn Kinh Thánh Tân Ước, kể cả các tác phẩm Deuterocanonici. Bản văn này không còn được bao nhiêu, nhưng có một bản tái duyệt do Ông Tommaso Arclense hay Tommaso thành Eraclea biên soạn vào thế kỷ thứ VII. Vì thế người ta gọi bản dịch Tân Ước tiếng Siriac này là bản Filosseniana hay Arclense.

          4) Vào khoảng năm 600 sau công nguyên có thêm bản dịch ”Siriac Palestine”, là thứ tiếng Aramây vùng Galilea. Từ bản dịch này chỉ còn lại các phần dùng trong phụng vụ.

      2. Bản dịch tiếng Copte

      Ngoài các bản dịch tiếng Siriac kể trên Thánh Kinh Tân Ước cũng được dịch ra tiếng Copte, là thổ ngữ Ai Cập. Sau đây là các bản dịch chính:

          1) Bản ”Copte Bohairica”, là loại thổ ngữ thông dụng tại miền bắc Ai Cập.

         2) Bản ”Copte Sahidica”, là thổ ngữ thông dụng tại miền nam Ai Cập. Gần với bản dịch Copte Sahidica còn có các bản dịch: “Achmimica”, ”Subachmimica” và ”Fayumica”.

      Các bản dịch Copte của Thánh Kinh Tân Ước khá cổ xưa, ít nhất là một phần thuộc thế kỷ thứ II và chúng có tầm quan trọng rất lớn đối với ngành phê bình văn bản Tân Ước.

      3. Bản dịch tiếng Armeni

      Cũng có bản dịch Thánh Kinh Tân Ước tiếng Armeni, thuộc thế kỷ thứ V. Nó chứa đựng vài kiểu đọc văn bản đặc biệt và gần với bản văn Hy lạp Koridethi.

      4. Bản dịch tiếng Giorgia

      Sau cùng vào khoảng năm 500 có thêm bản dịch tiếng Giorgia, có lẽ dịch từ bản văn Armeni, vì nó rất giống bản văn tiếng Armeni. Sau đó nó được sửa lại dựa trên các thủ bản Hy lạp.

II. Các bản dịch Tân Ước tiếng Latinh

      Trên đây là các bản dịch Kinh Thánh Tân Ước không Latinh. Bây giờ chúng ta tìm hiểu các bản dịch Thánh Kinh tiếng Latinh. Trước hết là bản ”Vetus Latina”.

      1. Bản ”Vetus Latina”

     ”Vetus Latina” là một kiểu gọi quy ước. Nó ám chỉ tất cả các bản dịch Kinh Thánh Latinh cổ xưa, có trước bản Vulgata của thánh Giêrolamo. Phần Cựu Ước của bản Vetus Latina được dịch từ một bản văn Bẩy Mươi, và phần Tân Ước được dịch từ một bản văn Hy lạp tái duyệt thuộc nhóm thủ bản D.

      Tình trạng hiện nay của bản Vetus Latina không cho phép chúng ta biết một cách chắc chắn đã có bao nhiêu bản dịch Kinh Thánh tiếng Latinh trước thánh Giêrolamo. Việc nghiên cứu khá phức tạp, vì đã có nhiều trao đổi lẫn lộn giữa các bản dịch khác nhau, cả giữa các bản tái duyệt của cùng một bản văn. Ngoài ra, các bản dịch hay bản tái duyệt đã được sửa chữa nhiều lần.

       2. Hai bản dịch La tinh chính: bản Phi châu và bản Âu châu

       Như giả thiết tìm hiểu chúng ta có thể nói đến hai bản dịch chính, vì các bản dịch khác có tính cách phụ thuộc hay phiến diện: một bản dịch phát xuất từ Phi châu, bản dịch thứ hai có nguồn gốc Âu châu, có thể là Roma hay Lyon. Lý do chính khiến cho giới nghiên cứu giả thiết hai bản dịch La tinh này là các khác biệt từ ngữ và kiểu hành văn tìm thấy trong các lời trích Kinh Thánh Latinh của các tác gỉa Phi châu như thánh Cipriano và các lời trích của các tác giả Âu châu, đặc biệt là các tác gỉa gốc Italia như Novaziano. Bằng chứng là có các thủ bản Codici Vetus latina phần Tân Ước có các bản văn giống các lời trích của các tác giả Italia và Âu châu; trong khi phần Cựu Ước có ít chứng tích hơn và không đầy đủ. Dầu sao đi nữa, cả việc phân biệt hai bản văn Latinh này ngay trong các sách Kinh Thánh có chứng tích cũng không đáng kể cho lắm. Có lẽ bản dịch Latinh Âu châu được soạn thảo theo bản dịch Latinh Phi châu.

      Ngoài ra cũng còn phải giả thiết rằng đã có nhiều dịch giả, xét vì có sự khác biệt giữa từ vựng và kiểu hành văn giữa các sách và các nhóm sách thánh. Nhiều tác phẩm Kinh Thánh có nhiều dịch giả khác nhau, trái lại cũng có khi một dịch giả dịch nhiều tác phẩm khác nhau. Từ nhiều bản dịch từng phần chắp lại với nhau người ta đi đến chỗ có toàn văn bản. Hai bản văn Latinh chính là bản Phi châu và bản Âu châu. Xem ra đã không có bản dịch trọn vẹn toàn bộ Thánh Kinh nào bằng tiếng Latinh. Các phần dịch, dài ngắn tùy theo, cũng đã bị sửa chữa rất nhiều vì nhiều lý do: như viết lầm, ước muốn loại bỏ các kiểu nói sai thật, hay tuy đúng nhưng bị dịch giả coi là sai, khuynh hướng sửa đi chữa lại một bản văn Latinh dựa trên bản văn Hy lạp, tìm hòa đồng các kiểu dịch khác nhau vv… Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao vào khoảng năm 400, thánh Agostino và thánh Giêrolamo than phiền vì có qúa nhiều khác biệt giữa các bản dịch Kinh Thánh Latinh.

      Bản Vetus Latina, ít nhất là một phần, đã được dịch hồi thế kỷ thứ II. Thật thế, Kitô giáo đã được phổ biến và gặt hái nhiều thành công giữa nhiều dân tộc nói tiếng Latinh. Mặc dù trong các thành phố lớn giới ăn học cũng nói và hiểu tiếng Hy lạp, nhưng dân chúng chỉ hiểu và nói tiếng Latinh. Sự kiện này khiến cho việc dịch Thánh Kinh ra tiếng Latinh là điều cần thiết.

      Tuy nhiên, chúng ta cũng có các lý chứng trực tiếp cho biết bản Vetus Latina đã được dịch hồi thế kỷ thứ II. Vào tháng 7 năm 180 tại Scillium bên Phi châu có xảy ra vụ xử án các Kitô hữu. Quan lãnh sự hỏi các tín hữu: ”Trong hộp có những gì vậy?”. Một tín hữu trả lời ”Các sách và thư của Phaolô người công chính”. Dựa trên chứng từ đó chúng ta biết được là các Kitô hữu đem theo mình ít nhất là một phần các tác phẩm Kinh Thánh. Và bởi vì các vị tử đạo tại Scillium là những người dân thường đến từ một làng nói tiếng Latinh, nên có thể suy luận rằng ngay từ thời đó họ đã có một bản dịch Kinh Thánh tiếng Latinh.

      Cũng tại vùng lãnh sự Phi châu vào khoảng năm 200, trong các bút tích của mình Giáo Phụ Tertulliano có đề cập tới các bản dịch hay bản ”giải thích” Thánh Kinh. Cũng tại đây vào khoảng năm 250 thánh Cipriano đã nhiều lần trích dẫn Thánh Kinh La tinh và một cách luôn luôn đồng nhất. Từ đó có thể biết rằng vào năm 250 đã có bản dịch Thánh Kinh tiếng La tinh được sử dụng một cách thông thường. Như thế nguồn gốc đầu tiên của bản dịch đó phải có từ trước nữa, vào khoảng năm 200.

      Tại Roma vào năm 250 tác giả Novaziano cũng trích một bản văn Kinh Thánh La tinh, khác với bản văn mà thánh Cipriano sử dụng. Như thế, chúng ta thấy ngay tại Italia cũng đã có một bản dịch La tinh thứ hai được sử dụng, hay ít nhất đó là một bản văn La tinh tái duyệt bản dịch được phổ biến bên Phi châu.

      Bản Vetus Latina quan trọng đối với việc phê bình văn bản. Nó giúp dựng lại bản văn Hy Lạp Tân Ước dễ dàng hơn các bản dịch khác, vì nó dịch rất sát bản văn Hy lạp. Ngoài ra bản Vetus Latina còn rất hữu ích đối với việc phê bình bản văn Thánh Kinh Cựu Ước Hy lạp, vì nó được dịch từ một bản văn Bẩy Mươi khá tốt. Thế rồi, bản Vetus Latina đã được thánh Giêrolamo dùng để soạn bản dịch Latinh Vulgata. Tất cả những sách Deuterocanonici cựu ước mà thánh Giêrolamo đã không dịch, tức các sách Khôn Ngoan, Huấn Ca, Baruc, Macabây I-II, đã được lấy lại từ bản Vetus Latina. Sách Thánh vịnh của bản văn Vulgata cũng lấy lại từ bản Vetus Latina. Thánh Giêrolamo đã tái duyệt nó, chứ không thay thế bằng bản dịch riêng. Cũng nên ghi nhận rằng bản dịch Tân Ước Latinh trong cuốn Vulgata cũng là bản dịch Vetus Latina được thánh Giêrolamo tái duyệt. Ngoài ra cũng không được quên rằng phụng vụ, các Giáo Phụ và các tác giả Latinh đã sử dụng rộng rãi bản Vetus Latina, cả sau này nữa, vì nó đã chỉ được thay thế từ từ bằng bản Vulgata.

      3. Các thủ bản Tân Ước tiếng Latinh

      Bản Vetus Latina được duy trì trong một số thủ bản Codici không đầy đủ và trong một số mảnh văn bản, bị ảnh hưởng bởi bản Vulgata. Bản văn Tân Ước được đánh dấu với mẫu tự Latinh viết thường. Đặc biệt quan trọng có:

            – Thủ bản Vodice k (hay Codice Bobbio), thuộc thế kỷ thứ V-VI, gồm một phần Phúc âm thánh Mátthêu và Máccô được lưu giữ tại Torino, trung bắc Italia.

            – Thủ bản Codice a (hay Codice Vercelli) thuộc thế kỷ IV-V, có lẽ là thủ bản các Phúc Âm Latinh cổ xưa nhất. Nó thuộc bản tái duyệt Âu châu.

           – Ngoài ra còn các có các thủ bản quan trọng khác như Codice e (Palatino) thuộc thế kỷ thứ V; Codice b (Verona) thuộc thế kỷ thứ V; Codice f (Brescia) thuộc thế kỷ thứ VI.

      Vì có ít tài liệu trực tiếp nên các lời trích của các Giáo Phụ Latinh như thánh Cirpiano, thánh Ambrogio, Giáo Phụ Ambrosiastro vv… cũng rất quan trọng đối với nghành phê bình văn bản.

      Các tu sĩ Biển Đức thuộc tu viện Beuren bên Đức đã tái duyệt bản Vetus Latina: ”Vetus Latina. Die Reste der altlatainishen Bibel nach Petrus Sabatier neu gesammelt und herausgegeben von der Erzabteil Beuron”. Để thực hiện công tác này các tu sĩ đã thu tập tất cả các thủ bản Codici, các Lezionari, tức sách bài đọc gồm các bản văn dùng cho phụng vụ, và mọi lời trích của các tác giả Kitô dọc lên cho tới thời hoàng đế Carlo Cả, tức khoảng năm 800. Trước đó đã có học giả Pietro Sabatier, là người đã cho ấn hành tất cả các văn bản và lời trích Kinh Thánh Vetus Latina, được biết cho tới thời đó. Bản văn tái duyệt cũng bao gồm danh mục giúp nghiên cứu sự phát triển tư tưởng thần học, sự hình thành của từ vựng giáo hội học và sự hình thành của bản Vulgata. Nó cũng quan trọng đối với việc nghiên cứu tiếng Latinh hậu cổ điển và tân thời.

       Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng

 

by Tháng Sáu 1, 2013 Comments are Disabled Thánh Kinh Tân Ước
Lịch sử hình thành Thánh kinh Tân Ước

Lịch sử hình thành Thánh kinh Tân Ước

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/lich-su-hinh-thanh-tan-uoc.jpg

       Nếu Thánh Kinh Cựu Ước đã mất mười thế kỷ để hoàn thành, thì Thánh Kinh Tân Ước đã chỉ được biên soạn trong khoảng một trăm năm và bao gồm 27 tác phẩm.

  1. Danh sách các tác phẩm tân ước

      Trước hết là 4 Phúc Âm của các thánh sử Mátthêu, Mạccô, Luca và Gioan kể lại cuộc đời Chúa Giêsu Kitô từ khi giáng sinh cho tới khi về Trời, cũng như các giáo huấn và các phép lạ Người làm trong ba năm rao giảng Tin Mừng. Thứ đến là sách Công Vụ các Tông Đồ, do thánh Luca biên soạn kể lại lich sử Giáo Hội thời khai sinh với hai gương mặt nổi bật của Tông Đồ Phêrô và Tông Đồ Phaolô. Rồi tới 14 thư của thánh Phaolô, kể cả thư gửi giáo đoàn Do thái được gán cho thánh nhân. Thực ra đây là Diễn từ về chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô do một tác gia vô danh sáng tác. Các thư thường được sắp xếp thành ba nhóm sau đây: nhóm thư nhất là các thư lớn gồm thư gửi giáo đoàn Roma (Rm), hai thư gửi giáo đoàn Côrintô (1-2 Cr), thư gửi giáo đoàn Galát (Gl), hai thư gửi giáo đoàn Thêxalônica (1-2 Tx); nhóm thứ hai là các thư viết trong tù gồm thư gửi giáo đoàn Philiphê (Pl), thư gửi giáo đoàn Côlôxê (Cl), thư gửi Philêmôn (Plm) và thư gửi giáo đoàn Êphêxô (Ep); nhóm thứ ba gồm các thư mục vụ liên quan tới kỷ luật trong cuộc sống cộng đoàn gồm hai thư gửi cho Timôthê (1-2 Tm) và thư gửi cho Titô (Tt).

        Các thư khác trong Thánh Kinh Tân ước gồm thư thánh Giacôbê (Gc), hai thư của thánh Phêrô (1-2 Pr), ba thư của thánh Gioan (1-3 Ga), thư của thánh Giuđa (Gđ). Tác phẩm sau cùng của Thánh Kinh Tân Ước là sách Khải Huyền (Kh).

  2. Tiến trình và thời gian biên soạn

        Nói chung giới học giả kinh thánh đều đồng ý cho rằng các tác phẩm tân ước đã thành hình trong vòng 100 năm. Riêng đối với các Phúc Âm, “eu-anghelion” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ”lời loan báo vui”, ”tin vui”, ”tin mừng” liên quan tới nội dung sứ điệp, là sự phục sinh của Chúa Kitô, tiến trình này gồm ba giai đoạn.

       Giai đoạn một là chứng tá của các Tông Đồ và các môn đệ thuộc thế hệ thứ nhất, tức thế hệ những người tai đã từng được lắng nghe các lời Chúa Giêsu giảng dậy và mắt đã từng trông thấy các phép lạ Chúa Giêsu đã làm. Truyền thống chung quanh Đức Giêsu Kitô đã bắt đầu ngay trong giai đoạn này, nghĩa là trước biến cố phục sinh. Đây cũng là điều đễ hiểu, vì các Tông Đồ và các môn đệ lập lại các giáo huấn của Chúa Giêsu và kể lại những gì mắt thấy tai nghe cho những ai chưa biết Người. Sau khi Chúa Kitô về Trời, các Tông Đồ và các môn đệ truyền lại cho tín hữu các giáo huấn ấy một cách trung thực, nhưng với sự hiểu biết sâu xa hơn, nhờ được Chúa Kitô phục sinh và Thánh Thần chân lý soi sáng. Nhưng để trung thực hơn, phải nói rằng ngay khi Chúa Giêsu rao giảng cũng đã có người tìm cách ghi chép lại các giáo huấn của Chúa, nếu không đầy đủ thì một cách tóm gọn, để sử dụng và kể lại cho những người khác khi cần. Vì vậy chúng ta không nên ngạc nhiên khi truyền thống viết đã manh nha ngay từ đầu.

        Giai đoạn hai là lời rao giảng của Giáo Hội. Mỗi Phúc Âm trước khi được ghi chép thành văn bản, đã có truyền thống chuyền miệng riêng, vì đã được rao giảng lâu trước đó. Truyền thống này không phải chỉ là truyền thống tông đồ, mà cũng là truyền thống của Giáo Hội nữa. Nó không chỉ do Giáo Hội làm và được làm trong Giáo Hội, mà nhất là được làm cho Giáo Hội. Nghĩa là các nhu cầu khiến cho cộng đoàn làm một việc lựa chọn, nhấn mạnh, và tổ chức các dữ kiện có được liên quan tới Chúa Giêsu Kitô, các giáo huấn và các việc Người làm. Như thế, thật là dễ hiểu bên cạnh các nhu cầu của Giáo Hội nói chung, còn có các nhu cầu của các giáo đoàn riêng rẽ nữa. Do đó, bên trong truyền thống chung có các truyền thống đặc biệt hay địa phương. Cả các truyền thống địa phương này cũng có thể được quy tụ lại, và như vậy đã nhào nặn ra cấu trúc của Phúc Âm. Trong số các nhu cầu đó có viêc truyền giáo, dậy giáo lý, phụng tự, hộ giáo, ước muốn hiểu biết và nhớ lại các lời nói và việc làm của Chúa Giêsu. Ngoài ra còn có việc chú ý tới lịch sử cuộc đời Chúa Giêsu Kitô nữa, vì hai lý do. Thứ nhất là nhu cầu cho các tín hữu thấy gương sống của Chúa Giêsu, và thứ hai là cho họ thấy Con Thiên Chúa đã tự đồng hóa với loài người như thế nào.

        Chúng ta cũng có thể hỏi việc đâm rễ sâu ấy nơi truyền thống liên quan tới Chúa Giêsu gây ra các hiệu qủa nào trong Giáo Hội thời các tông đồ. Theo học giả A. Voegtle nó có ba hiệu qủa: trước hết là sự kiện các kỷ niệm về Đức Giêsu phải phụ vụ cuộc sống Giáo Hội cống hiến một nguyện tắc lựa lọc trong đống các kỷ niệm. Thứ hai là sự kiện sử dụng các cử chỉ và lời nói của Đức Giêsu cho cuộc sống của các tín hữu miễn trừ sự bắt buộc phải đóng khung trong một bối cảnh thời gian chính xác cảc kỷ niệm trong khung cảnh cuộc sống của Đức Giêsu. Và sau cùng các nhu cầu của cộng đoàn cống hiến một nguyên tắc thời sự hóa các kỷ niệm ấy: nhớ lại điều Chúa Giêsu đã làm và nói không đủ, mà cần phải thời sự hóa nó nữa.

        Giới học giả kinh thánh thường cho rằng Phúc Âm thánh Mạccô được biên soạn giữa các năm 65-80, Phúc Âm thánh Mátthêu sau năm 70, Phúc Âm thánh Luca giữa các năm 80-90, và Phúc Âm thánh Gioan giữa các năm 95-110. Tuy nhiên, nhiều học giả nghĩ rằng vài thập niên trước đó truyền thống liên quan tới cuộc đời Chúa Giêsu đã được truyền miệng, hay qua các nguồn tài liệu viết đã bị thất lạc, chắng hạn như nguồn tài liệu gọi là ”Q” từ tiếng Đức ”Quelle”, có nghĩa là nguồn.

        Dựa trên sự kiện sách Công Vụ các Tông Đồ kết thúc một cách bất thình lình với sự kiện thánh Phaolô bị bỏ tù khoảng năm 62 cũng có giả thuyết cho rằng các văn bản Phúc Âm đã được biên soạn ra trước đó nữa. Theo trường phái kinh thánh Madrid, khi thánh Phaolô viết thư thứ II gửi tín hữu Côrintô giữa các năm 54-57 thánh Luca đã biên soạn Phúc Âm rồi và nó lưu hành trong ”tất cả mọi Giáo Hội”. Điều này bao hàm sự kiện một bản dịch tiếng Hy lạp của các nguồn tài liệu mà thánh Luca dùng để biện soạn Phúc Âm, trong đó có Phúc Âm thánh Mạccô đã lưu hành trong thập niên 40-50. Kết qủa là nếu càc nguồn tài liêu này đã lưu hành trong các cộng đoàn kitộ tiên khởi trong thập niêm 40-50, thì chúng đã phải được biên soạn ra trong thập niên 30-40, nghĩa là rất sớm hầu như ngay sau cái chết của Chúa Giêsu. Việc xác định thời gian biên soạn rất sớm này cũng dựa trên việc nhận diện các mảnh thủ bản Papiro 7Q4 và 7Q5, tức hai mảnh văn bản tìm thấy trong hang số 4 và hang số 5 tại Qumran gần Biển Chết. Các người Esseniêng đã cất dấu rất nhiều thủ bản kinh thánh và các tài liệu của cộng đoàn trong 11 hang núi đối diện với làng Qumran nơi họ sinh sống, trước khi quân Roma bao vây và đánh chiếm pháo đài Massada ở gần đó năm 70. Các chữ tìm thấy trên hai mảnh văn bản này liên quan tới văn bản Phúc Âm thánh Mạccô và thuộc. Nếu chấp nhận việc nhận diện này thì Phúc Âm thánh Mạccô đã được biên soạn ra trước năm 50. Như đã biết thánh sử Mạccô là thư ký và thông dịch viên của thánh Phêrô đã ghi lại các bài giảng của thánh Phêrô theo giọng văn nói. Trường phái Madrid cũng cho rằng các Phúc Âm đã được biên soạn bằng tiếng Aramây trong môi trường cộng đoàn kitô Giêrusalem, bị phân tán trước năm 70. Học giả Jean Carmignac cho rằng Phúc Âm thánh Mạccô được biên soạn giữa các năm 42-45, tức khoảng mươi năm sau khi Chúa Giêsu chết, sống lại và lên trời.

        Thánh Phaolô viết hai thư gửi tín hữu Thêxalônica năm 51 tại Côrintô, nơi thánh nhân sống từ mùa đông năm 50 tới mùa hè năm 52. Người viết hai thư gửi gửi tín hữu Côrintô và thư gửi tín hữu Galát giữa các năm 54-57 tại Êphêxô, nơi thánh nhân sống trong hai năm ba tháng. Thư gửi tín hữu Roma và Philiphê được viết giữa hai năm 57-58 tại Côrintô, nơi thánh nhân qua mùa đông. Năm 58 thánh Phaolô bị bắt tại Giêrusalem và bị nhốt tù tại Cesarea trong các năm 58-60. Năm 60 thánh nhân được giải về Roma và bị đắm tầu tại đảo Malta trong mùa đông. Trong thời gian bị quản thúc tại Roma giữa các năm 61-63 người viết các thư gửi tín hữu các giáo đoàn Colôxê, Êphêxô, và thư gửi Philêmôn. Các thư gửi Titô và hai thư gửi Tomôthê được viết khoảng năm 65.

        Hai thư của thánh Phêrô được viết khoảng năm 64. Thư gửi tín hữu Do thái được biên soạn khoảng năm 70. Thư thánh Giacôbê được biên soạn khoảng năm 80, thư thánh Giuđa được viết ra khoảng năm 85. Ba thư của thánh Gioan được viết vào khoảng năm 90. Và sách Khải huyền được biên soạn sau năm 95.

         Ngoài một số thời điểm chính xác có thể kiểm chứng, các thời gian biên soạn trên đây vẫn chỉ là các dự đoán, vì không có đủ các dữ kiện cần thiết giúp chứng minh một cách xác thực hơn. Thực ra cho tới nay một số thời điểm của việc biên soạn nhiều tác phẩm của Thánh Kinh Tân Ước vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ cho việc nghiên cứu của các học giả.

  3. Công viêc của các thánh sử

         Sau cùng mỗi Phúc Âm là tác phẩm của một thánh sử. Các thánh sử tỏ ra tôn trọng việc rao giảng đi trước. Tác giả Phúc Âm không như là một nhân chứng bỏ qua việc rao giảng của Giáo Hội đi trước tác phẩm của mình, mà quy chiếu trực tiếp về các kỷ niệm. Thánh sử viết Phúc Âm nhân danh Giáo Hội và vì nhu cầu của Giáo Hội.

        Tuy nhiên, việc tôn trọng truyền thống ấy không ngăn cản mỗi tác giả theo đuổi một công việc biên soạn với nhãn quan thần học riêng của mình. Có các lý lẽ để nói rằng mỗi tác giả phúc âm khai triển một nền thần học riêng, hay có một nhãn quan thần học riêng, có các chủ ý riêng và để đáp ứng các nhu cầu của cộng đoàn tín hữu.

        Sự khác biệt viễn tượng giữa một Phúc Âm với một Phúc Âm khác không chỉ được nhận ra trong các trình thuật riêng rẽ, mà nhất là trong tổng thể và kết cấu chung của mỗi Phúc Âm. Điển hình như phẫn dẫn nhập Phúc Âm thánh Luca 1,1-4.

        Trong mấy câu mở đầu thánh sử Luca miêu tả một cách rõ ràng hành trình của truyền thống, từ các nhân chứng đầu tiên cho tới Phúc Âm thánh nhân biên soạn.

       – Trước hết là ”Những người ngay từ đầu đã được chứng kiến và đã phục vụ lời Chúa”: Truyền thống khởi hành từ các nhân chứng đã mắt thấy tai nghe những điều Chúa Giêsu Kitô làm và nói, nghĩa là đã chứng kiến các sư kiện đã xảy ra ”giữa chúng ta”, các biến cố thật. Các chứng nhân này đươc miêu tả như là các người phục vụ Lời Chúa. Điều này có nghĩa trước hết rằng nhiệm vụ của họ là vâng phục Lời Chúa, chứ không phản bội nó. Nhiệm vụ của họ là thông truyền lại một cách trung thực, với ý thức trách nhiệm cao. Việc tôn trọng truyền thống này rất sống động trong cộng đoàn kitô tiên khởi. Nhưng nó cũng có nghĩa là các chứng nhân đó dấn thân trong các diễn văn họ nói: họ là các môn đệ của Chúa Giêsu, chứ không phải là các người trung lập. Họ phải thông truyền và sống Lời Chúa.

       – Giai đoạn thứ hai ”Nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật các biến cố đã được thực hiện giữa chúng ta”.

        Chúng ta đang ở mức độ hai của truyền thống. Không phải chỉ có các nhân chứng tai nghe mắt thấy, mà ”nhiều người”. Người ta không hạn chế ở việc thông truyền bằng miệng nữa. Truyền thống miệng giờ đầy được viết ra thành văn bản trong các tác phẩm đầu tiên. Có nhiều cố gắng khác nhau và chúng có tính cách vụn vặt.

       – Giai đoạn thứ ba: ”Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra”.

        Giai đoạn ba này là giai đoạn biên soạn phúc âm. Câu trên đây của thánh Luca cho thấy rõ sự lo lắng trung thành với nguồn gốc, cả khi đó không phải là một sự trung thành ”theo thứ tự thời gian” mà thánh nhân tìm kiếm, nhưng là một sư trung thành sâu xa hơn. Toàn Phúc Âm của thánh nhân chứng minh cho điều đó.

  4. Từ các Phúc Âm tới Đức Giêsu

        Trên đây là cuộc du hành của truyền thống đi từ Đức Giêsu tới các Phúc Âm. Nhưng chúng ta muốn làm một chuyến du hành ngược chiều: khởi hành từ các văn bản Phúc Âm hiện có, để từ từ đi ngược lên, qua từng lớp một, cho tới ngọn nguồn.

        Đây là một công việc khó khăn, phức tạp, không thể phân tích ở đây. Chỉ cần trả lời một câu hỏi thôi: đâu là các tiêu chuẩn giúp có thể đi qúa các văn bản, và qua cả giai đoạn truyền khẩu giả thiết lến cho tới Đức Giêsu?

        Có nhiều tác giả khác nhau đã tìm đưa ra các tiêu chuẩn cho phép vượt qúa các công thức đức tin của cộng đoàn kitô tiên khởi, và lên cho tới Đức Kitô của lịch sử. Chẳng hạn học giả Ignace. de la Potterie cho thấy bốn tiêu chuẩn xem ra có giá trị nhất và đươc ngành phê bình chấp nhận.

        – Thứ nhất là tiêu chuẩn của việc xác nhận nhiều, theo đó một dữ kiện tìm thấy trong tất cả hay hầu hết các nguồn phúc âm (tức nguồn Mạccô, nguồn Quelle, các nguồn đặc biệt của Mátthêu và Luca), và nói chung, trong các truyền thống của Tân Ước. Tuy nhiên tiêu chuẩn này qúa gắn liền với các nguồn tài liệu viết của các Phúc Âm, và hoàn toàn không biết tới giai đoạn truyền miệng trước đó. Nói cho cùng, một dữ kiện có thể được xác nhận trong nhiều văn bản không phải vì chúng nhất thiết phải lên cho tới Đức Giêsu, nhưng bởi vì nó có một nhiệm vụ quan trọng trong cộng đoàn kitô tiên khởi, và từ đó nó được ghi lại trong mọi mức độ của truyền thống tiếp theo. Như vậy tiêu chuẩn được xác nhận nhiều có giá trị của nó, nhưng để trở thành tiêu chuẩn chắc chắn cần phải có thêm các tiêu chuẩn khác nữa.

        – Thứ hai là tiêu chuẩn của sự không tiếp nối, theo đó cần phải coi là đích thật các dữ kiện của Phúc Âm (nhất là các lời Đức Giêsu nói) không thể giản lược vào các điều kiện của Do thái giáo cũng như các điều kiện sau này của Giáo Hội, đặc biệt trong các trường hợp, nơi truyền thống sau này đã khiến cho êm dịu hơn hay thay đổi các lời nói xem ra qúa táo bạo hoặc gây vấn đề.

        Tiêu chuẩn này hầu như được mọi học giả chấp thuận. Giá trị nền tảng của nó là điều không thể tranh luận. Tuy nhiên nó cũng qúa thu hẹp; vì dựa trên nó người ta chỉ coi là trung thực các cử chỉ ”độc đáo”, mới mẻ của Đức Giêsu, bẻ gẫy với qúa khứ. Nhưng hiển nhiên như thế là sai lầm, khi coi là không đích thật tất cả những gì trùng hợp với môi trường do thái hay vén mở cho thấy nó ích lợi cho các vấn đề của Giáo Hội sau đó. Dầu sao đi nữa, tiêu chuẩn này ích lợi vì giúp đưa ra ánh sáng tính cách độc đáo trong sứ điệp của Đức Giêsu. Chúng ta có thể nêu lên các thí dụ như: phép rửa của Đức Giêsu, các cám dỗ trong sa mạc, tương quan của Đức Giêsu với các môn đệ, kiểu Đức Giêsu thân thưa với Thiên Chúa Cha khi gọi Người là Abba Cha ơi vv…

      – Thứ ba là tiêu chuẩn của sự thích hợp, tiêu chuẩn này hệ tại việc xét xem một sự kiện của Phúc âm có tìm ra một ”Sitz im Leben”, tức có phù hợp với một môi trường chính xác trong cuộc sống của Đức Giêsu hay không. Trước hết là sự thích hợp với môi trường Palestina: tiếng nói, địa lý, tình trạng xã hội, chính trị, kinh tế, các khuynh hướng tôn giáo. Thứ hai là sự thích hợp với các đặc thái nền tảng sứ điệp của Đức Giêsu, sự độc đáo của nó, kiểu Đức Giêsu giải quyết các vấn đề và đưa ra các lập trường. Tiêu chuẩn này được dùng chẳng hạn như trong việc nghiên cứu các dụ ngôn, diễn văn trên núi, hay bài giảng Tám Mối Phúc Thật, kinh Lậy Cha.

      – Thứ tư là tiêu chuẩn liên quan tới các đặc thái chung của các lời nói và các hành động của Đức Giêsu. Tiêu chuẩn này cũng có thể xếp chung với tiêu chuẩn thứ ba. Nó nhằm minh nhiên các đặc tính nền tảng cung cách của Đức Giêsu, kiểu Người nói năng, làm các phép lạ, các tư tưởng thông thường của Người: sự hiện diện của các đặc tính này trong các văn bản khác trở thành chứng cớ sự trung thực của chúng.

  5. Một vài nét chính trong cuộc đời của Đức Giêsu

        Thứ tự thời gian cuộc đời Đức Giêsu vẫn còn được thảo luận, nhưng các thời điểm sau đây xem ra chắc chắn: Người sinh ra vào khoảng năm thứ 4 hay thứ 3 trước kỷ nguyên; năm 30 qua đời; năm 28 rời Nagiarét để bắt đầu rao giảng Tin Mừng. Đối với các đám đông dân chúng tại Galilea Đức Giêsu xuất hiện trước nhất như là một ngôn sứ của Nước Thiên Chúa, theo kiểu ông Gioan Tẩy Giả, mà vua Hêrốt Antipa đã nhốt tù. Tuy nhiên từ từ, khi Người thành lập một nhóm môn đệ, Đức Giêsu có các đặc tính của một Rabbi, một vị thầy của Do thái giáo, mặc dù Người đã không theo học trường của thầy nào và không cảm thấy gắn bó với các truyền thống được chấp nhận thời đó. Trước các giáo phái, đặc biệt là phái Pharisêu và phái Esseniêng, xem ra Người tuyệt đối độc lập. Ban đầu các lời giảng dậy và các phép lạ của Người gây hứng khởi, nhưng các Ký lục thuộc phái Pharisêu nghi ngờ không tin tưởng. Sự không tin tưởng của họ từ từ biến thành sự công khai thù ghét, và qua ảnh hưởng của họ bầu khí tại Galilea thay đổi. Đồng thời vua Hêrốt Antipa, người đã ra lệnh chém đầu Gioan Tẩy Giả, bắt đầu lo âu đối với hiện tượng cứu thế len lỏi giữa dân chúng.

        Sau một cuộc khủng hoảng như được cả bốn Phúc Âm ghi nhận, Đức Giêsu sống một thời gian trong vùng biên giới với quê hương của Người, sau cùng qua vùng Perea Người hướng về Giêrusalem. Tại Giêrusalem Người phải đối phó với sự chống đối của các tiến sĩ Luật giáo dân và các môi trường tư tế, pharisêu, và sađuxê. Ngay trước lễ Vươt Qua Người bị bắt, bị xử và kết án tử đóng đanh trên thập giá, sau một phiên tòa tôn giáo và dân sự. Ba Phúc Âm Nhất Lãm xem ra trình bầy cuộc mạo hiểm này chỉ trong vòng một năm và vài tháng. Trong khi Phúc Âm thánh Gioan cho tin liên quan tới nhiều chuyến đi Giêrusalem và nhắc lại ba lễ Vượt Qua, vì thế cuộc sống công khai của Chúa Giêsu kéo dài hơn hai năm. Và hai năm rao giảng và hoạt động này của Người đã đã đủ để thay đổi hoàn toàn gương mặt tôn giáo của toàn thế giới.

 LM Giuse Hoàng Minh Thắng


by Tháng Mười Hai 1, 2012 Comments are Disabled Thánh Kinh Tân Ước
Trọn bộ Kinh thánh Tân ước và Cựu ước (you tube)

Trọn bộ Kinh thánh Tân ước và Cựu ước (you tube)

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/11/tron-bo-Kinh-Thanh-youtube.jpg

 1-Tân Ước, sách: Gioan   (you tube )

2-Tân Ước sách: Luca (you tube )


3-Tân Ước sách: Máccô (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=3LouM32rnwo

4-Tân Ước sách:  Mátthêu  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=z8bqy8jEIPE

5-Tân Ước sách:  Tông Đồ Công Vụ (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=agg3_qvlTl4

6-Tân Ước sách: Thư Rôma (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=SVMRoYNh8UI

7-Tân Ước sách:  Thư Côrintô 1,2 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=ngd9cZxrYNI

8-Tân Ước sách: Thư Timôthê 1,2 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=1HiSexI6TN4

9-Tân Ước sách:Thư Galát (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=8A9uYl_vlW4

10-Tân Ước sách:  Thư Êphêsô  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=8lDKJGxLXPs

11-Tân Ước sách:  Thư Philípphê (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=RZSO1INBRv4

12-Tân Ước sách:  Thư Côlôxê  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=OoqaDtCqU8U

14-Tân Ước sách: Thư Thêxalônica 1,2  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=41AwbPOPfas

15-Tân Ước sách:  Thư Titô (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=mt6DsbHGGT0

16-Tân Ước sách: Thư Philêmon (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=HHgNl7L5oEw

17-Tân Ước sách: Thư Do thái (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=122g21lIg24

18-Tân Ước sách: Thư Giacôbê   (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=5G7HI0mkliI

19-Tân Ước sách: Phêrô 1,2  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=TZfePMrOGn8

20-Tân Ước sách: Thư Gioan 1,2,3  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=3G8gRnHTKto

21-Tân Ước sách: Giuđa  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=tqxgnjk4A9M

22-Tân Ước sách:  Khải Huyền (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=4aKY3kT5bY8

1-Cưu Ước sách : Sáng Thế Ký  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=Dx-hSje4tSo

2-Cựu Ước sách : Xuất Hành  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=yqNxADToTsg

3-Cựu Ước sách :  Lêvi  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=daFD4yKvSD0

4-Cựu Ước sách : Dân Số  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=f8PWIw38XbI

5- Cựu Ước sách :  Đệ Nhị Luật  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=7u_ssR7XLqs

6- Cựu Ước sách : Giô Suê (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=EtE7ZTd8exo

7- Cựu Ước sách : Thủ Lãnh  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=EFwbvCwWQrA

8- Cựu Ước sách : Rút  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=cQl3gmXHfZ0

9-Cựu Ước sách : Samuen 1  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=uP7OHeAu6Ks

10-Cựu Ước sách : Samuen 2  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=K3cAxuMgo6M

11-Cựu Ước sách : Các Vua 1 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=THBggPRoB5A

12-Cựu Ước sách : Các Vua 2 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=dqCan1_tdQg

13-Cựu Ước sách : Sử Biên 1 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=dXBOO7_AFkg

14-Cựu Ước sách : Sử Biên 2  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=GkP1-2KX8W0

15- Cựu Ước sách :  Ét Ra  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=0dOBn69PtCc

16- Cựu Ước sách : Nơkhemia  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=MO2T4uSmTo4

17- Cựu Ước sách : Tôbia  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=vxC-eqV_2v0

18-Cựu Ước sách :  Giuđitha  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=Bf3k34QoQ8I

19- Cựu Ước sách : Étte  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=VoltTOzClD4

20- Cựu Ước sách : Macabê 1 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=FHCwu0T71Ng

21- Cựu Ước sách :Macabê 2  (chương 1-9)  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=3q8rzfru1W8

22- Cựu Ước sách :Macabê 2  (chương 10-15)  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=pqPI57ZTi9Q

23- Cựu Ước sách : Gióp  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=ThIJhzWlEcQ

24-  Cựu Ước sách : Thánh Vịnh  (1-50)  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=YN7EGpOps9Y

25-  Cựu Ước sách : Thánh Vịnh  (51-150) (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=j4AZ2skVbYs

26- Cựu Ước sách : Châm Ngôn  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=fBLR1NBO3oo

27- Cựu Ước sách : Giảng Viên  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=Qpq1LlIUNSE

28- Cựu Ước sách : Diễm Ca  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=1WmrIiZdt4M

29- Cựu Ước sách : Khôn Ngoan  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=DPmavpMijok

30- Cựu Ước sách : Huấn Ca  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=aHOMW6W9vh0

31- Cựu Ước sách : Isaia  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=rUr8V89aaps

32- Cựu Ước sách : Giêrêmia  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=ywolF1RTeec

33- Cựu Ước sách : AiCa  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=FrTksGk3WwE

34- Cựu Ước sách : Barúc  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=gJYi5KD5Oow

35- Cựu Ước sách : Êdêkien  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=ZeX-xrudqXA

36- Cựu Ước sách : Đanien   (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=jUDGxkjx3wQ

37- Cựu Ước sách : Hôsê  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=aKc8wfr1WUE

38- Cựu Ước sách : Giôen  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=7aFtsHTOTTc

39- Cựu Ước sách : Amốt  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=c7z4vdv4sUc

40- Cựu Ước sách : Ovadia  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=3zuG9_lYYw4

41- Cựu Ước sách : Giôna  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=19FEboOjaFk

42- Cựu Ước sách : Mikha  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=XJCmWsdpShk

by Tháng Mười Một 3, 2012 Comments are Disabled Tâm Linh, Thánh Kinh Cựu Ước, Thánh Kinh Tân Ước
Thánh Kinh Kitô, bức thư tình Thiên Chúa gửi cho nhân loại

Thánh Kinh Kitô, bức thư tình Thiên Chúa gửi cho nhân loại

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/thanh-kinh-kito.jpg

THÁNH KINH KITÔ, CUỐN SÁCH KỂ LẠI CUỘC TÌNH

CỦA THIÊN CHÚA VỚI NHÂN LOẠI

    Trong mục Tìm hiểu Thánh Kinh này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá môi trường địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tôn giáo làm nảy sinh ra Thánh Kinh, tiến trình hình thành các tác phẩm, việc truyền tụng ghi chép và dịch thuật, cũng như nội dung các tác phẩm cựu ước và tân ước và một số vấn đề đặc biệt như sự linh hứng.

I. THÁNH KINH KITÔ, MỘT CUỐN SÁCH KỲ LẠ

     1. Thánh Kinh kitô là cuốn sách bán chạy nhất thế giới

     Trong tất cả mọi tác phẩm văn chương trên toàn thế giới Thánh Kinh Kitô là tác phẩm được in ấn, bán và mua nhiều nhất. Trong các năm 1814-1984 đã có tất cả 2,7 tỷ cuốn Thánh Kinh toàn phần hay một phần được xuất bản. Trong 25 năm qua, đặc biệt kể từ khi chế độ cộng sản liên xô và đông âu sụp đổ hồi thập niên 1990, đã có thêm hàng chục triệu ấn bản Thánh Kinh khác được phổ biến trong các nước cựu cộng sản để đáp ứng nhu cầu khát khao Lời Chúa của các tín hữu, từng bị kìm kẹp dưới chế độ cộng sản vô thần đằng đẵng trong suốt 70 năm trời.

     Theo thống kê năm 2009 của Hiệp Hội Thánh Kinh Anh quốc, Liên Hiệp Thánh Kinh Quốc Tế và Hiệp Hội Thánh Kinh Italia, sách Thánh Kinh, toàn bộ hay một phần, đã được dịch ra 2.508 ngôn ngữ khác nhau trên tổng số hơn 6.000 thứ tiếng trên thế giới.

     Bên Phi châu một phần sách Thánh Kinh đã được dịch ra 223 thứ tiếng, trong khi Thánh Kinh Cựu Ước hay Tân Ước đã được dịch ra 335 thứ tiếng. Thánh Kinh toàn thư đã được dịch ra 173 thứ tiếng: tổng cộng là 731 ngôn ngữ khác nhau. Thánh Kinh toàn thư cũng đã được phát hành bằng CD trong 34 ngôn ngữ phi châu.

     Tại Á châu và vùng Thái Bình Dương một phần sách Thánh Kinh đã được dịch ra 354 thứ tiếng, trong khi Thánh Kinh Cựu Ước hay Tân Ước đã được dịch ra 516 thứ tiếng. Thánh Kinh toàn thư đã được dịch ra 182 thứ tiếng: tổng cộng là 1.052 ngôn ngữ. Thánh Kinh toàn thư còn được phát hành bằng CD trong 38 ngôn ngữ á châu và thái bình dương.

     Bên Âu châu và Vùng Trung Đông một phần sách Thánh Kinh đã được dịch ra 109 thứ tiếng, trong khi Thánh Kinh Cựu Ước hay Tân Ước đã được dịch ra 40 thứ tiếng. Thánh Kinh toàn thư đã được dịch ra 61 thứ tiếng: tổng cộng là 210 ngôn ngữ. Thánh Kinh toàn thư cũng được phát hành bằng CD trong 50 ngôn ngữ âu châu và vùng trung đông.

     Tại Mỹ châu một phần sách Thánh Kinh đã được dich ra 148 thứ tiếng. Thánh Kinh Cựu Ước hay Tân Ước được địch ra 322 thứ tiếng. Thánh Kinh toàn thư đươc dịch ra 42 thứ tiếng: tổng cộng là 512 ngôn ngữ. Thánh Kinh toàn thư cũng được phát hành bằng CD trong 10 ngôn ngữ mỹ châu.

     Ngoài ra một phần sách Thánh Kinh cũng được dịch ra 2 thứ tiếng được chế ra, và Thánh Kinh toàn thư được dịch ra 1 thứ tiếng được chế ra: tổng cộng là 3.

     Như thế tổng cộng có 836 thứ tiếng có bản dịch một phần của sách Thánh Kinh, 1.213 thứ tiếng có bản dịch Thánh Kinh Cựu Ước hay Tân Ước, 459 thứ tiếng có bản dịch Thánh Kinh toàn thư: tất cả là 2.508 thứ tiếng. Thế rồi cũng có 132 thứ tiếng có Thánh Kinh toàn thư phát hành bằng CD.

     Liên Hiệp Thánh Kinh Quốc Tế quy tụ 150 Hiệp Hội Thánh Kinh quốc gia; và các tổ chức dịch Thánh Kinh, hằng năm đều cập nhật danh sách, vì Thánh Kinh được liên tục dịch ra các thứ tiếng mới khác.

     Tính trung bình phải mất 12 năm để hoàn thành bản dịch toàn bộ Thánh Kinh trong một thứ tiếng. Mục đích công trình dịch thuật là cho phép các dân tộc trên thế giới tiếp xúc với Lời Chúa và thực thi Lời Chúa mỗi ngày, cũng như đặt nền cho cuộc sống của các Giáo Hội và đức tin của các kitô hữu.

     2. Thánh Kinh là Lời Chúa và là kho tàng giáo lý của Kitô giáo

     Không có gì và không có ai có thể ngăn cản được việc phổ biến và sức lôi cuốn của Thánh Kinh, bởi vì Thánh Kinh chứa đựng Lời Chúa và là kho tàng giáo lý của Kitô giáo. Thánh Kinh là lương thực thiêng liêng hằng ngày của Giáo Hội. Nó là suối nguồn nước hằng sống mà Giáo hội kín múc mỗi ngày và phân phát cho các tín hữu. Vì thế Giáo Hội yêu mến, học hỏi, suy gẫm, đào sâu và khuyến khích việc cộng tác với các Giáo Hội hay cộng đoàn kitô anh em để phiên dịch Thánh Kinh ra các thứ tiếng khác nhau, nhiều chừng nào có thể (MK 10, 12, 21-23. 25). Tất cả mọi kitô hữu, cách riêng các linh mục, phó tế, chủng sinh, tu sĩ nam nữ, các thừa sai và các giáo lý viên cũng như tất cả những ai có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa, đều phải siêng năng đọc, suy gẫm, học hỏi và sống Lời Chúa (MK 25; GH 29… ).

     Đây là lý do giải thích tại sao Thánh Kinh lại có một chỗ quan trọng trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội như vậy: trong kinh thần vụ, trong các buổi cử hành Lời Chúa hay bí tích Thánh Thể (GH 6-7, 24, 35, 48, 50, 92; MK 21, 25-26 … ) cũng như trong các bộ môn thần học khác nhau. Thánh Kinh là nền tảng của mọi loại thần học (MK 24; GM 16; LM 16; TG 22).

     3. Thánh Kinh là cuốn sách gối đầu giường của mọi kitô hữu

     Tất cả các lý do kể trên giải thích tại sao Thánh Kinh phải là cuốn cẩm nang, phải là cuốn sách gối đầu giường của mọi kitô hữu. Nhưng rất tiếc thực tế không phải như vậy. Trên bình diện này so sánh với các anh chị em tin lành, tín hữu công giáo ở trong thế yếu kém. Để diễn tả vị trí ”tụt hậu” này của tín hữu công giáo có người nói đùa một cách rất nghiêm chỉnh như sau: ”Giáo Hội công giáo đi tới đâu thì phân phát sách Giáo Luật tới đó, trong khi Giáo Hội tin lành phân phát Thánh Kinh”. Thật thế, theo kết qủa cuộc thăm dò đăng trên tuần san ”Gia đình kitô” số 39 năm 1991 và nguyệt san ”Jesus” số tháng 10 năm 1991, sự hiểu biết Thánh Kinh của tín hữu công giáo Italia rất thấp kém. Tín hữu biết rất ít hay hầu như không biết gì về Thánh Kinh. Nhưng rất tiếc đây cũng là tình trạng chung của tín hữu công giáo toàn thế giới.

     Ngày nay, đứng trước hiện tượng các giáo phái kitô lan tràn, khi phải đối diện với tín đồ các giáo phái, điển hình như giáo phái Giêhôva, tín hữu công giáo sợ hãi. Các tín hữu giáo phái Giêhôva tìm tới gõ cửa từng nhà một, với Thánh Kinh trong tay, để truyền đạo và trích Thánh Kinh ”vanh vách”, mặc dù họ chỉ trích các văn bản thích hợp với quan điểm của họ hay bị họ lèo lái để chứng minh cho giáo lý của họ, tín hữu công giáo ”khớp”, và bất chợt khám phá ra rằng mình hầu như không biết gì về Thánh Kinh là kho tàng nền tảng của giáo lý kitô.

      Dĩ nhiên, Thánh Kinh là Lời Chúa, và mọi người dù tin hay không tin khi dọc vẫn có thể hiểu được nội dung, tùy theo các soi sáng, linh hứng của Thiên Chúa, tùy theo mức độ của việc kết hiệp với Chúa hay sự cởi mở tâm trí hoặc tầm hiểu biết mà từng người nhận được hay có về Thánh Kinh. Nhưng bởi vì Thánh Kinh chứa đựng các sự thật đã được vén mở cho một dân tộc sống trong một bối cảnh địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tôn giáo xác định, nên nó cũng mang dấu vết của các yếu tố đó. Bối cảnh đa diện ấy được các học giả kinh thánh gọi bằng một cụm từ tiếng Đức là ”Sitz im Leben”. Từ này đã trở thành quốc tế và thường được để nguyên, vì không có kiểu dịch tương đương nào có khả năng diễn tả tất cả sáu yếu tố kể trên.

      4. Một cuốn sách gây kinh ngạc

     Thánh Kinh, nhất là Thánh Kinh Cựu Ước, là cuốn sách gây kinh ngạc. Tuy không đọc nó người ta cũng biết đó là sách thánh của các tín hữu do thái và kitô, và người ta trông chờ tìm thấy trong đó ”Lời Chúa” trong trạng thái tinh tuyền thánh thiện, như một loại sách giáo lý hay cẩm nang luân lý. Nhưng khi mở ra, người ta tìm thấy các biến cố thường khi không có gì hấp dẫn. Lại có các câu chuyện gây gương mù gương xấu như chuyện vua Đavít phạm tội ngoại tình, chiến tranh, giết người, các bài thơ có nội dung nguyền rủa, báo thù, khó mà cầu nguyện, cho dù được gọi là ”thánh vịnh” đi nữa…

     5. Một thư viện gồm 73 tác phẩm thuộc nhiều loại khác nhau

     Thật ra, tuy là một cuốn sách nhưng Thánh Kinh là một thư viện gồm 73 tác phẩm, 46 tác phẩm cựu ước và 27 tác phẩm tân ước, được sáng tác dọc dài thời gian hơn 1.000 năm, thuộc nhiều văn thể khác nhau, trong nhiều bối cảnh khác nhau và nhắm nhiều mục đích khác nhau.

    6. Câu chuyện tình của một cặp vợ chồng già mừng 50 năm thành hôn

     Để dễ hiểu nội dung và ý nghĩa của Thánh Kinh, chúng ta hãy lấy thí dụ câu chuyện tình của một cặp vợ chồng già mừng kim khánh thành hôn.

      Sau khi khách được mời tới dự tiệc đã dần dà ra về hết, còn lại mình bạn với hai ông bà cụ trong căn nhà vắng lặng. Bên tách trà nóng, cụ ông mới lôi trong hộc bàn ra một cái hộp cũ, bên trong chứa đựng nhiều thứ: các hình kỷ niệm đã ngả sang mầu vàng với nếp gấp nhăn nheo, một ít lá thư, hình gia đình với các con cháu, mấy cảnh đi nghỉ hè hay dạo mát đó đây, các tấm cạc kỷ niệm, vài tấm hình nhầu nát với thời gian vì đã được bỏ vào ví đem theo trong các năm chiến tranh. Ông cụ chậm rãi cầm từng kỷ niệm lên, giải thích và kể cho bạn nghe. Qua lời kể và các giải thích của cụ, những đồ vật vô tri vô giác ấy trở thành các kỷ niệm sống động ghi dấu con đường tình 50 năm của họ. Chúng là các chứng tích diễn tả các vui buồn sướng khổ trong nửa thế kỷ chung sống, kể từ khi họ quyết định thành hôn với nhau, cột buộc cuộc đời vào nhau và sống cho nhau.

      Từ các mảnh vụn kỷ niệm ấy bạn nhận ra cả gia phả gia đình của ông bà cụ. Danh sách các tên gọi tầm thường nhàm chán trở thành niềm hãnh diện tùy thuộc một gia đình và một dòng tộc. Tờ giấy mua nhà, tình cờ còn giữ lại được, không chỉ là một giao kèo mua bán, mà nó diễn tả tất cả giấc mộng của đôi vợ chồng trẻ và bao nhiêu năm vất vả làm việc và dành dụm để có một mái ấm gia đình, một căn nhà cho riêng mình và cho con cái. Thế rồi trong các thư cũ cũng còn có một vài thư trao đổi qua lại thời mới quen nhau và thời đính hôn nữa.

      Ông cụ già cầm lên một tờ giấy và nheo mắt hóm hỉnh nói: ”Đây là bức thư tình đâu tiên của chúng tôi”. Bạn kinh ngạc mở lớn mắt và thắc mắc, vì thấy đó chỉ là một bài toán đại số bên dưới có ghi hàng chữ gì đó. Ông cụ hứng chí giải thích: ”Vâng, đây là bức thư tình đầu tiên của chúng tôi. Chả là hồi đó tôi và nhà tôi học cùng lớp. Một hôm, vì bị đau không đi học được nên bà ấy mới xin cô bạn nhắn với tôi là chép hộ bài tập đại số cho bà ấy. Tôi theo lời chép lại bài tập đại số và viết mấy chữ bên dưới chúc bà ấy mau khỏi bệnh. Thế là từ ngày ấy chúng tôi quen thân nhau, trở thành bạn và yêu nhau, rồi quyết định lấy nhau”.

      Mảnh giấy ấy chỉ là một bài toán đại số, nhưng tình cờ giữ lại được, dưới ánh sáng của cuộc tình dài 50 năm bài toán đại số năm xưa đã thực sự trở thành một lá thư tình, vì nó đã là đầu dây mối nhợ để hai người quen nhau, chơi thân với nhau, yêu nhau, lấy nhau và sánh bước trên con đường tình dài 50 năm, mà hôm nay họ mừng kỷ niệm.

      Có lẽ bạn tưởng đã biết đôi bạn già, nhưng chỉ trong buổi chiều hôm đó bạn mới thực sự khám phá ra ý nghĩa cuộc sống của họ và hiểu biết họ. Tất cả các vật kỷ niệm cũ kỹ, các tấm hình, các mảnh giấy tầm thường không có giá trị ấy bỗng chốc trở thành qúy báu, vô giá. Chúng không phải là các đồ vật vô tri vô giác nữa, nhưng là các chứng tích của một cuộc tình dài 50 năm, được soi sáng và giải thích. Và mỗi một đồ vật khiêm tốn ấy trở thành một câu chuyện, trao ban ý nghĩa cho cuộc tình của hai người tình già đã chung vai sánh bước bên nhau suốt 50 năm trời.

      7. Một cuộc sống trở thành văn bản

     Các đồ vật kỷ niệm nói trên của hai vợ chồng già tự chúng không có gì hay ho hấp dẫn. Nhưng chúng giúp chúng ta bước vào trong cuộc mạo hiểm tình yêu của họ, hiểu biết và chia sẻ con đường tình đời họ. Cũng thế, trong các tác phẩm khác nhau của Thánh Kinh có những điều xem ra tầm thường và vô nghĩa, nhưng chúng giúp khám phá ra cuộc mạo hiểm của một dân tộc có đức tin, và cho phép chúng ta bước vào trong thế giới đức tin đó.

      Trong cuộc sống chúng ta có những biến cố tự chúng không có ý nghĩa gì, nhưng chúng chỉ có ý nghĩa khi được đặt để vào trong lịch sử. Và nếu một biến cố thực sự quan trọng, chúng ta được thúc đẩy suy tư nó trở lại, và khi đó chúng ta khám phá ra ý nghĩa phong phú của nó. Càng tiến tới nó càng trở thành phong phú.

      Như thế, kể lại một biến cố không có nghĩa là viết một bài tường thuật chính xác, hay chụp hình điều đã xảy ra, nhưng là nêu bật ý nghĩa mà nó có đối với chúng ta trong lúc này đây. Sau này, khi kể lại biến cố ấy, chúng ta lại khám phá ra các điều mới mẻ khác.

      8. Chính xác hay là thật

      Đôi khi chúng ta tự hỏi: ”Điều Thánh Kinh nói có thật không? Phép lạ ấy có thật không?”. Trước hết cần phải hiểu thế nào là thật, vì từ này có nhiều ý nghĩa. Chẳng hạn khi chúng ta nói: ”Câu chuyện này thật, cuốn tiểu thuyết này thật, bài thơ này thật”, chúng ta không ám chỉ cùng một điều như nhau. Trong một cuốn tiểu thuyết mọi sự đều được tạo ra, tuy nhiên có thế nói nó là thật, nếu nó diễn tả đúng thực tại của con người: không có gì trong tiểu thuyết là chính xác hay lịch sử cả, nhưng tất tả đều thật.

      Chính xác là điều đã xảy ra trong lịch sử, người ta có thể quay phim hay thu thanh và ghi nhận được với các máy móc. Bức thư tình đầu tiên của hai vợ chồng già sẽ luôn luôn chỉ là một bài toán đại số với lời chúc mau lành bệnh, nhưng nó thật là bức thư tình đầu tiên, và kiểu tôi lập lại lời ông cụ nói với tôi sẽ thật hơn là chính xác. Thánh Kinh có thật không? Có, nhưng trong nghĩa thứ hai này. Trong Thánh Kinh chúng ta sẽ tìm thấy nhiều điều không chính xác, kiểu kể lại các biến cố hay các lời nói sẽ không chính xác, nhưng vẫn thật, bởi vì chúng bao gồm ý nghĩa đã được khám phá ra trong đó.

       Điển hình như câu chuyện các phụ nữ Israel đón tiếp vua Saul và Đavít. Chương 18 sách Samuel I kể lại rằng Đavít đã giết được Gôliát khiến cho quân Philitinh chạy trốn tán loạn và bị người Israel và dân Giuđa truy nã và giết vô số. Khi nhà vua và Đavít trở về, ”phụ nữ từ hết mọi thành của Israel kéo ra, ca hát múa nhảy đón vua Saul với trống con, với tiếng reo mừng và tiếng não bạt. Phụ nữ vui đùa ca hát rằng: Vua Saul hạ được hàng ngàn, ông Đavít hàng vạn”. Vua Saul giận lắm và bắt đầu ghen tức với Đavít (1 Sm 18,6-8).

       Lời ca ấy của phụ nữ Israel ”không diễn tả chính xác” số quân Philitinh bị Đavít hạ sát, nhưng nó ”thật”, vì nói lên cái tài của Đavít, là một tướng trẻ có mưu lược và được Thần Khí Chúa hướng dẫn, nên đánh đâu thắng đó, khiến cho quân Philitinh phải ”khiếp đảm kinh hồn”.

      9. Tin để hiểu

      Thực tại nòng cốt của một biến cố là điều đôi con mắt không thể thấy được: tôi phải đoán ra dựa trên các khía cạnh lịch sử của chính biến cố đó, qua những gì tôi trông thấy. Chẳng hạn tôi trông thấy một đôi nam nữ hôn nhau. Đó là một sự kiện lịch sử, chính xác. Nhưng tôi không thể kết luận gì cả, bởi vì nụ hôn đó chưa chắc đã diễn tả tình yêu của họ đối với nhau. Lý do dễ hiểu, vì cũng có khi người ta bị bắt buộc hôn một người mà họ không yêu. Nếu có ai đó nói với tôi là đôi nam nữ ấy yêu nhau, thì cái hôn ấy có ý nghĩa, nó trở thành dấu chỉ tình yêu của họ.

       ”Nếu có ai nói với tôi… ”, điều này có nghĩa là tôi tin điều người ta nói với tôi. Bởi vì tôi tin người đó, nên tôi có thể hiểu nụ hôn này như cử chỉ của tình yêu. Như vậy, để hiểu cần phải tin, và để tin cần phải hiểu: sự kiện hiểu biết củng cố niềm tin của tôi. Nó giống như một vòng tròn xoáy trôn ốc: người ta xoay theo vòng tròn, nhưng mỗi vòng lại khiến cho tiến tới hay tiến lên cao hơn.

       Đây cũng là điều xảy ra với Thánh Kinh, đối với những người biên soạn nó: họ kể lại các biến cố, và các biến cố ấy có ý nghĩa, bởi vì họ tin. Điều này cũng có giá trị đối với chúng ta là những người đọc Thánh Kinh ngày nay: chúng ta có thể học Thánh Kinh như là các tín hữu, tức những người có đức tin hay như là những người không có đức tin. Khi đọc Thánh Kinh, chúng ta hiểu ý nghĩa các văn bản. Nhưng chúng ta sẽ hiểu chúng một cách khác, nếu chúng ta chia sẻ cùng niềm tin của những người đã viết ra nó, nếu chúng ta cùng họ bước vào trong cùng cuộc tìm kiếm.

      10. Ý nghĩa của một văn bản

       Khi đứng trước một văn bản, đặc biệt là các văn bản cổ xưa, chúng ta thường tự động lý luận như sau: tác giả có một điều gì đó để nói với chúng ta, một ý nghĩa nào đó để thông truyền cho chúng ta; ông đã mặc cho ý nghĩa đó với các lời và nền văn hóa riêng của ông; điều chúng ta phải làm ngày nay là cởi cái áo đó ra với các lời của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta nghĩ rằng trong văn bản có một cái ”nhân cứng” cần phải lôi ra ngoài.

       Nhưng các điều này không đơn giản như vậy. Khi nghe đôi vợ chồng già kể lại cuộc tình của họ, dĩ nhiên là tôi tìm cách hiểu những điều họ muốn nói, nhưng khi tiếp nhận chúng, tôi biến đổi chúng. Kể từ buổi chiều lễ kim khánh thánh hôn ấy của họ, tôi đã có một hình ảnh về họ, không giống như họ có về họ và cũng không giống hình ảnh mà một người khác có về họ.

       Cũng thế, khi đọc một văn bản, chúng ta soạn nó lại theo những gì chúng ta là. Đây là điều bình thường: chúng ta tiếp tục thêm vào văn bản đó ý nghĩa mà chúng ta khám phá ra trong đó. Đọc là làm chủ được một văn bản và khiến cho nó nói lên điều gì đó đối với chúng ta ngày nay, điều gì đó làm cho chúng ta sống.

 II. THÁNH KINH LÀ CUỐN SÁCH CỦA CẢ MỘT DÂN TỘC

       Tất cả những gì đã trình bầy cho tới đây cung cấp cho chúng ta vài chỉ dẫn qúy báu liên quan tới Thánh Kinh.

      1. Thánh Kinh là một cuốn sách của tất cả một dân tộc

        Ngoài một số các tác giả được biết đến, có rất nhiều tác giả vô danh. Qua họ cả một dân tộc đã viết ra những gì họ sống, những gì họ đã suy gẫm về lịch sử riêng. Việc suy gẫm qúa khứ đó đã được truyền lại bằng miệng từ lâu đời trước khi được viết thành văn bản. Các truyền thống này đã được truyền lại từ đời cha sang đời con bên trong các chi tộc Israel, và bắt đầu dưới thời vua Salomon chúng được biên soạn thành các văn bản.

      2. Thánh Kinh là một cuốn sách gắn liền với lịch sử

       Thánh Kinh không phải là một cuốn sách đã được biên soạn ra một lần rồi thôi; trái lại, nó đã được biên soạn ra dọc dài trong hơn 900 năm lịch sử của dân tộc Israel. Các thế hệ đến sau đã thêm vào các văn bản mới. Thường khi họ đã sửa chữa lại các văn bản của các thời kỳ trước để đáp ứng các tình trạng sống lúc đó. Thánh Kinh ghi chép lại các biến cố đáng lưu ý nhất của dân Israel, các chiến thắng, các thất bại, các vui buồn sướng khổ của họ.

     3. Thánh Kinh là một cuốn sách suy tư về lịch sử cuộc sống

      Trong các thời điểm định đoạt dân Israel đọc lại kinh nghiệm qúa khứ của mình và khám phá ra sự phong phú của gia tài do các thế hệ cha ông truyền lại. Họ đối chiếu đức tin và các xác tín của họ đối với các điều kiện sống mới và với các nền văn hóa của các dân tộc khác. Gia tài qúa khứ, được suy tư và và nghiền gẫm, trao ban cho họ khả năng chấp nhận hiện tại.

      Các sách của Thánh Kinh nhiều, vì việc đọc lịch sử đã không bao giờ kết thúc một lần cho luôn mãi. Có các tình hình mới bắt buộc tín hữu phải trở về qúa khứ một cách hoàn toàn khác, và có dịp suy tư trở lại ý nghĩa cuộc sống và cái chết cũng như nhiều vấn đề mà con người không ngớt đặt ra cho chính mình. Chẳng hạn, cuộc giải phóng khỏi kiếp sống nộ lệ bên Ai Cập không được kể lại theo cùng một cách thức: khi dân Israel định cư trong một nước mãnh mẽ và tự do, như dưới thời vua Đavít và vua Salomon, thì khác với khi họ sống kiếp lưu đầy, sau khi bị vua Nabucodonosor bóc lột mọi sự và đầy sang Babilonia, cũng như trong thời ngôn sứ Edekiel.

      Các sách cũng khác nhau, vì được biên soạn trong nhiều môi trường khác nhau: các tư tế không luôn luôn giải thích các biến cố như giáo dân hay các ngôn sứ; người giầu cũng không nhìn sự việc với con mắt của người nghèo. Kết qủa là trong Thánh Kinh có thể có các giải thích khác nhau liên quan tới cùng một biến cố, trong các tác phẩm được xuất bản trong cùng một giai đoạn lịch sử. Sự khác biệt này là một trong các khó khăn của sách Thánh Kinh, nhưng đàng khác cũng diễn tả sự phong phú của nó. Thật thế, vì Thánh Kinh là tác phẩm của cả một dân tộc có nhiều gương mặt và phản ánh một lịch sử dài và đầy giao động.

      4. Thánh Kinh là một cuốn sách đọc lại lịch sử và cuộc sống của dân Israel dưới ánh sáng đức tin

       Dân Israel đã luôn luôn xác tín rằng Thiên Chúa hiện diện và hoạt động trong lịch sử của họ. Và với sự hiện diện tích cực đó Thiên Chúa khiến cho con người biết Ngài. Dân Israel đã nhìn thấy trong các biến cố lịch sử của mình các dấu chỉ chính xác sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa đối với việc giải phóng họ. Và từ từ họ ý thức rằng Thiên Chúa đã có một chương trình đối với con người, một chương trình nhằm giải phóng, ký kết giao ước và làm bạn với con người.

       Đức tin của dân Israel được xây dựng từ đó, một đức tin được lãnh nhân như món qùa trong nõi tủy của một kinh nghiệm sống tập thể và riêng tư với Thiên Chúa của lịch sử và của vũ trụ.

      Đối với dân Chúa ngày nay, việc đọc Thánh Kinh là một lời mời gọi nhận biết Thiên Chúa hoạt động trong thế giới và luôn viết ra lịch sử của sự can thiệp ấy, mà không ngừng hoạt động để xây dựng một thế giới đáp ửng chương trình của Thiên Chúa đối với con người.

Linh Tiến Khải


by Tháng Tám 28, 2012 Comments are Disabled Thánh Kinh Tân Ước