Post Tagged with: "chất xơ phòng chữa bệnh"

Chất xơ phòng-chữa-bệnh

Chất xơ phòng-chữa-bệnh

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2013/02/xo-dua.jpg

(Tóm tắt)

1- CƠM DỪA

2- THỰC PHẨM ĐẦY CHỨC NĂNG 

3-TẠI SAO CHẤT XƠ TỐT CHO CHÚNG TA?

4-TÁO BÓN VÀ THỜI GIAN THỨC ĂN ĐI QUA RUỘT 

5- CHẤT XƠ VÀ UNG THƯ 

6- SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT 

7- CÁCH GIẢM CÂN 

8- LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 

9-BẢO VỆ TIM 

10-THUỐC GIUN

11-SỰ HẤP THU CHẤT KHOÁNG 

12-CÁC LOẠI CHẤT XƠ 

13-BỘT DỪA VÀ CHẤT XƠ 

*********

 1- CƠM DỪA

Dừa vừa là thức ăn bổ dưỡng vừa là thuốc để phục hồi sức khỏe. Theo truyền thống, ăn dừa là một trong những bí quyết để sống khỏe và sống lâu. Không có loại thực phẩm nào, theo kiến thức của tôi – bác sĩ Fife – lại cho nhiều lợi ích cho sức khỏe như dừa. Cho nên dừa được gọi là “vua dinh dưỡng”.

2- THỰC PHẨM ĐẦY CHỨC NĂNG

Cũng như dầu dừa, cơm dừa rõ ràng là một thực phẩm đầy chức năng. Cơm dừa chứa tất cả chất dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe giống như dầu dừa. Lý do: trong cơm dừa tươi có 34% dầu dừa. Cơm dừa khô lượng dầu lên đến 64%.

Hai thành phần chính của dừa là chất béo và chất xơ. Chất xơ cũng quan trọng vì có nhiều lợi ích.

Thêm dừa tươi hay dừa khô vào thức ăn hàng ngày sẽ tăng thêm lượng chất xơ cần thiết. 

3-TẠI SAO CHẤT XƠ TỐT CHO CHÚNG TA?

Chất xơ rất quan trọng vì nó điều hoà hoạt động của đường ruột. Nó thấm nước, quét dọn làm sạch ruột gìa. Chất xơ là phương tiện tự nhiên để giữ cho đường ruột sạch, khỏe mạnh, và thi hành chức năng tốt. 

Chất thải, ngoài chất xơ và thức ăn không tiêu hóa được, nó còn chứa vi khuẩn, chất tiết của ruột, và các tế bào chết  nữa. Vi khuần chiếm một lượng lớn: 1/3 của khối lượng phân.

Chất xơ trong chất thải giúp tăng nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài nhẹ nhàng. 

Khi ăn ít chất xơ, thức ăn di chuyển qua ruột chậm lại. Càng ở lâu trong ruột thì chất thải càng mất nước, phân trở nên cứng hơn, chắc lại. Đi cầu khó khăn, lâu lắc, phải gắng sức rặn, và không thường xuyên. Bị táo bón theo thời gian sẽ dẫn đến nhiều vấn đề cho sức khỏe. Sức ép mạnh do động tác rặn để chuyển chất thải cứng qua đường ruột ra ngoài làm tổn thương các mô trong ruột, làm rách thành trong ruột, khiến cho những chỗ này có thể phồng ra thành những túi nhỏ chứa đầy phân cứng. Những túi phân này được gọi là chi nang đại tràng. Người ta có thể có hàng nhiều tá chi nang đại tràng to bằng đầu ngón tay đến qủa banh tennis. Một người có qúa nhiều túi này thì bị bệnh chi nang đại tràng. Một khi túi này thành hình thì không có cách chi loại bỏ chúng đi được. Khi chúng không bị viêm hay nhiễm trùng thì chúng được để yên đấy. Sau 40 tuổi, phân nửa số người Mỹ bị bệnh này. Trong 20 năm làm việc ở Phi Châu, bác sĩ Burkitt không thấy một trường hợp nào của bệnh chi nang đại tràng cả. 

Áp suất cao do chuyển động chậm của phân có thể làm suy yếu và biến dạng ruột gìa, gây ra phồng, dãn và làm rách lằn xếp của ruột gìa. Tình trạng này có thể dẫn đến cả bệnh viêm ruột thừa, trĩ, thoát khe vị thực quản (hiatal hernia), căng giãn tĩnh mạch, sa ruột (prolapsed colon), ợ chua (heartburn), ngay cả sạn mật, và có thể dẫn đến ung thư ruột gìa và Crohn’s disease. 

Thoát khe vị thực quản là tình trạng bao tử bị đẩy lên trên khỏi khoang bụng và vào trong khoang ngực. Khi cơ bắp của thành bụng bị co lại để giúp đẩy phân bị bón ra ngoài, áp suất trong bụng tăng làm cho phần trên cùng của bao tử bị ép khỏi bụng vào trong khoang ngực. Triệu chứng thông thường là ợ chua (heartburn). Thực tế ợ chua thường xuyên là do áp suất trong bụng qúa cao.  

Trĩ và căng dãn tĩnh mạch cũng do táo bón và áp suất lớn ở bụng gây ra Người ta cho rằng áp suất do sự gắng sức rặn có thể làm cho máu bị đẩy mạnh xuống chân, làm cho các van bị dãn. Dần dần các tĩnh mạch (vein) không hoạt động đúng mức nữa, và gây căng dãn tĩnh mạch. 

Sạn mật là một trong những bệnh thường gặp nơi phụ nữ. Áp suất mạnh lại có thể là nguyên nhân . Nó gây trở ngại cho luồng di chuyển của mật, tạo cơ hội cho sạn mật thành hình. 

Nếu thức ăn giàu chất xơ, họ sẽ tránh được nhiều bệnh thường gặp trong xã hội hiện nay, kể cả béo phì.  

Bữa ăn giàu chất xơ có thể phòng-chữa những bệnh sau:

Béo phì – Táo bón và tiêu chảy – Trĩ – Viêm ruột dư – Chi nang đại tràng – Căng giãn tĩnh mạch – Thoát khe vị thực quản – Sạn mật – Hội chứng rối loại đường ruột – Viêm ruột kết và bệnh Crohn – Nhồi máu cơ tim và Đột qụy – Cao mỡ máu –  Cao áp huyết – Giảm đường huyết – Tiểu đường – Ung thư ruột gìa – Ung thư vú – Ung thư tuyến tiền liệt – Ung thư tử cung – Nấm candida – Trầm cảm – Độc tố tích tụ. 

4-TÁO BÓN VÀ THỜI GIAN THỨC ĂN ĐI QUA RUỘT 

Làm sao bạn có thể nói bạn có bị táo bón hay không? mỗi ngày một người khỏe mạnh cần đi ít nhất một lần cho tới ba lần phân nửa đặc nửa lỏng. Phân không cứng và đi dễ dàng, nhanh chóng. Nếu không, bạn cần thêm chất xơ vào thức ăn , đồng thời giảm bớt ăn thức ăn chế biến sẵn. 

Một cách khác để kiểm nghiệm xem bạn có cần thêm chất xơ vào thức ăn hay không là đo thời gian của thức ăn đi qua đường tiêu hóa, từ lúc bắt đầu ăn đến lúc đi ra ngoài. Để kiểm nghiệm, bạn hãy ăn thứ gì mà nó không hoàn toàn được tiêu hóa hết như bắp tươi luộc chẳng hạn. Tinh bột của hạt bắp tiêu hóa được, nhưng phần xơ bắp thì không. Bạn sẽ dễ nhìn thấy ở phân. Thời gian di chuyển tốt từ 18 – 30 tiếng, không hơn không kém. Nếu cần lâu hơn 30 tiếng để xơ bắp ra khỏi cơ thể, bạn cần thêm chất xơ trong bữa ăn. Trái lại,  nếu ít hơn 18 tiếng, bạn cũng có thể có vấn đề. Khi thực phẩm đi qua hệ tiêu hóa qúa nhanh, thì những chất dinh dưỡng đã không được tiêu hóa và hấp thu vào cơ thể đúng mức. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Trường hợp này, chất xơ sẽ giúp thời gian qua đường ruột chậm lại. Tóm lại dù thức ăn qua đường tiêu hóa qúa nhanh hay qúa chậm, thêm chất xơ vào bữa ăn sẽ điều hòa thời gian này. 

5- CHẤT XƠ VÀ UNG THƯ 

Một trong những lý do chính được đưa ra để giải thích tại sao chất xơ bảo vệ chống ung thư ruột gìa và các loại ung thư khác là thời gian thức ăn đi qua ruột đúng mức. Nếu chất sinh ung thư , hormones và chất độc nhanh chóng di chuyển qua đường tiêu hóa và ra ngoài cơ thể, thì chúng không có cơ hội kích thích các mô và xúc tiến ung thư. Chất xơ của dừa không chỉ thấm và quét chất sinh ung thư ra khỏi đường tiêu hóa, nó còn giúp phòng ngừa tình trạng phát sinh ung thư. Chứng từ cho thấy chất xơ trong dừa cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành bướu trong ruột bằng cách giảm thiểu ảnh hưởng có hại của enzymes kích thích bướu. 

6- SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT 

Chúng ta không nhận được dinh dưỡng từ chất xơ, nhưng vi khuẩn có lợi trong ruột lại nhận được, và việc này cần thiết cho sức khỏe chúng ta. Vi khuẩn có lợi cung cấp các vitamin và những chất khác có ích trong việc tăng cường sức khỏe. Khi chúng ta ăn đủ chất xơ, vi khuẩn có lợi phát triển. Vi khuẩn có hại và nấm, như nấm candida, đang cạnh tranh chỗ đứng trong đường tiêu hóa được giữ yên trong vòng trật tự. 

Vi khuẩn có lợi quan trọng cho sức khỏe là vì chúng sản xuất acid-béo-chuỗi-ngắn. Acid-béo-chuỗi-ngắn có khả năng diệt những vi sinh gây bệnh.  

Chúng ta càng ăn thêm chất xơ, vi khuẩn có lợi càng thịnh vượng và sản xuất nhiều acid-béo-chuỗi-ngắn. Vì vậy giữ cho ruột tốt và các siêu vi trong vòng kiểm soát. 

Các nhà nghiên cứu khám phá rằng mức độ acid-béo-chuỗi-ngắn thấp khác trong ruột có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, gây ra viêm và chảy máu. Acid-béo-chuỗi-ngắn được cung cấp  vào trong ruột gìa sẽ làm giảm những triệu chứng này. 

Chất xơ trong cùi dừa giữ vai trò như thức ăn nuôi vi khuẩn có lợi ở trong ruột. Do đó dừa giúp phòng ngừa và giảm các triệu chứng có liên quan đến bệnh Crohn, hội chứng rối loạn đường ruột, viêm ruột kết, và các rối loạn tiêu hóa khác. Nhiều người báo cáo rằng ngay cả khi ăn chỉ hai bánh qui dừa một ngày cũng làm giảm những triệu chứng của họ.  

Có những cách tốt hơn để ăn dừa mà không phải ăn nhiều đường.  Cách tốt nhất là chỉ đơn giản ăn một miếng cơm dừa tươi.  

7- CÁCH GIẢM CÂN 

Chất xơ không cho calories. Bạn có thể ăn chất xơ bao nhiêu tùy thích mà không sợ lên cân. 

Khi bạn ăn thực phẩm nhiều chất xơ, thông thường ít calories, bạn sẽ bớt ăn loại thực phẩm có nhiều calories.

8- LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 

Chất xơ điều hòa lượng đường trong máu bằng cách làm chậm sự chuyển đổi của carbonhydrates phức tạp thành đường. Đường được phóng thích ở tốc độ chậm và vào máu với số lượng nhỏ. Việc này giữ cho lượng đường trong máu và insulin trong vòng kiểm soát. 

Khi dừa được thêm vào thức ăn, kể cả thức ăn nhiều bột và đường, dừa làm hạ chỉ số đường của những thực phẩm này. Các nhà nghiên cứu thấy rằng khi tăng dừa trong thức ăn, đường trong máu giữa người tiểu đường và người không bị tiểu đường gần như nhau.  

9-BẢO VỆ TIM 

Cơm dừa làm cho tim khỏe. Nó có ảnh hưởng tích cực trên lượng mỡ trong máu và làm hạ cholesterol. Nghiên cứu chứng minh rằng thêm dừa vào thức ăn sẽ hạ lượng tổng số cholesterol, LDL, triglyceride, và phospholipids. Mặt khác, HDL tăng. Tất cả lợi điểm này làm giảm nguy cơ cho bệnh tim.

Cơm dừa còn gia tăng khả năng chống oxy-hóa và giúp giảm tình trạng bị oxy-hóa. Chất kháng oxy hóa bảo vệ tế bào như tim và mạch máu không bị phá hoại bởi hoạt động của gốc tự do.  

10-THUỐC GIUN

Ăn cơm dừa để trừ giun sán là phương pháp cổ truyền của người Ấn Độ .

Năm 1984, các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ thức hành việc xét nghiệm khả năng của phương thuốc truyền thống này. Họ đến làng Sadri ở Rajasthan, Ấn Độ, nơi dịch bệnh sán dây đang hoành hành. Sán được tẩy ra ngoài khi họ ăn 400g cơm dừa tươi hay 200g cùi dừa khô, theo sau là muối Epsom Salt. Dừa khô cho thấy hiệu nghiệm hơn dừa tươi. Nhóm ăn dừa khô sau 12 tiếng, 90% sán sơ-mít bị trục xuất ra ngoài, trong khi nhóm ăn dừa tươi chỉ đi ra được 60%. Nhiều sán dây được trục ra dài hơn 2m. 

11-SỰ HẤP THU CHẤT KHOÁNG 

Thực phẩm có nhiều chất xơ nhất là các loại hạt và ngũ cốc như luá mì, lúa mạch, và flaxseed. Những chất xơ trong các nguồn này chứa acid phytic, mà acid phytic lại bám dính với chất khoáng trong ruột như kẽm, sắt và calcium. Chất khoáng sẽ theo chất xơ bị loại ra khỏi cơ thể. Như vậy ăn nhiều thực phẩm chứa acid phytic có thể dẫn đến thiếu chất khoáng. Như vậy có thể gây suy dinh dưỡng.  

Giải đáp hoàn toàn nhất cho vấn đề này là ăn nhiều chất xơ mà vẫn hấp thu được chất khoáng vào cơ thể. Chất xơ trong cơm dừa, cùi dừa đáp ứng tiêu chuẩn này. Bạn có thể ăn cơm dừa, cùi dừa  bao nhiêu tùy thích mà không phải lo lắng về việc thiếu chất khoáng của bạn. 

12-CÁC LOẠI CHẤT XƠ 

Cơ bản có hai loại chất xơ chính: hòa tan và không hòa tan. Từng loại có đặc tính và lợi ích riêng. 

Chất xơ hòa tan một phần trong nước. Nó gồm: gums, pectins, và chất nhày. Nó có nhiều ở trái cây và rau cải. Lợi ích lớn nhất của nó là nó kết dính vào mật và kéo mật ra ngoài. Thành phần chính của mật là cholesterol. Bằng cách lấy mật đi, ít cholesterol thuận tiện để hấp thu lại vào cơ thể, vì vậy giúp hạ lượng tổng cholesterol. Chất xơ hòa tan cũng làm chậm lại việc tiêu hóa và chuyển hóa của đường, vì vậy điều hòa lượng đường trong máu.  

Chất xơ không hòa tan thì không tan trong nước. Nó gồm chất gỗ, cellulose, và hemicellulose, là cấu trúc của một phần trong gỗ thực vật. Nó có trong ngũ cốc, hạt, và rau đậu. Nó làm phân mềm và điều hoà thời gian thức ăn di chuyển qua ruột.

Chất xơ của cả hai loại đều cần thiết cho sức khỏe. Nhiệm vụ chính của chất xơ không hòa tan là cung cấp sự bảo vệ khỏi ung thư, bệnh tim, tiểu đường, bệnh Crohn, và các vấn đề tiêu hóa khác. Cám mì lức, vì nhiều chất xơ không tiêu hóa, đã từng được đề nghị cho những tình trạng này. 

Thực tế, dừa chứa nhiều chất xơ hòa tan hơn cả lúa mì hay gạo. Vì vậy nó có nhiều hiệu qủa trong việc giảm cholesterol và điều hòa lượng đường trong máu như rau cải nhiều chất xơ nhất.  

13-BỘT DỪA VÀ CHẤT XƠ 

Một cách khác để tăng việc ăn chất xơ của dừa là qua bột dừa. 

Bột dừa được làm từ cùi dừa. Bột dừa  được lấy hết chất béo, khô, và xay nhuyễn thành bột giống như bột mì.  

Bột dừa hút nước nhiều hơn các loại bột khác. Một trong các đặc tính của chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan, là khả năng hấp thu nước ẩm ướt.

Một cách đơn giản và dễ dàng khác để bạn có thêm chất xơ là dùng thẳng một hay hai muỗng canh bột dừa cho vào nước uống, nước trái cây, bánh nướng, soup, cháo, càphê nóng, sữa nóng,… 

Thêm một lượng 2 hay 3 muỗng canh bột dừa mỗi ngày vào thức ăn có thể đã đủ để  bạn hưởng đuợc nhiều lợi ích cho sức khỏe mà dừa trao tặng bạn. 

Lượng chất xơ trong các loại bột 

Bột dừa                    —————–61

Cám mì                    —————27

Cám yến mạch          ———–16

Bột mạch đen (rye)   ———-15

Bột đậu nành            ———14             

Bột mì                     ——–13

Bột bắp                   ——-11

Bột kiều mạch         ——8

Bột trắng                —3

________________!________________!_________________!

                             0%                        50%                       100% 

http://www.ihealthtube.com/aspx/viewvideo.aspx?v=84ab277f976ebb32

Highest Source of Fiber among Flour

http://www.ihealthtube.com/aspx/viewvideo.aspx?v=979ba47cbce20ff3

Coconut Flour

 

by Tháng Hai 4, 2013 Comments are Disabled Dầu Dừa, Tài liệu Dầu Dừa