THIÊN-KHÍ-NĂNGNĂNG-LƯỢNG VI-BA

 Phần III – Ba nguyên-lý chính
về việc xử-dụng Thiên-Khí-Năng để trị-liệu

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2014/12/DO-HMT-chuyen-TKN.jpg

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2014/12/mo12chakra.jpg

1.  Sự Liên-Hệ quan-trọng giữa Tâm-Ý và việc chữa lành cơ-thể

  • Mãnh-Lực của Lòng Tin

Thuốc giả là một chất giả-dạng thuốc để bệnh-nhân tưởng là thuốc thật. Nó được dùng trong lúc thử-nghiệm để thuốc thật có thể được xét-nghiệm so với chất kiểm-chứng. Vì để kiểm-chứng, nó không có mục-tiêu chữa lành nhưng nó cũng có thể chữa lành, vì bệnh-nhân tin-tưởng nó là thuốc thật. Chính tâm-ý của bệnh-nhân đã chữa lành họ. Các nghiên-cứu ngày nay cho thấy khi chúng ta dùng thuốc giả mà tin là thuốc thật, não-bộ được kích-thích như chúng ta thật sự đang dùng thuốc thật, và làm nảy sinh những hóa-chất tự-nhiên của nó để trị bệnh. Đây là trường-hợp của bệnh rung Parkinson. Nguyên-nhân của bệnh này do sự trục-trặc não-bộ sản-xuất chất dopamine làm trở-ngại sự chuyển-động của cơ-bắp. Kết-quả nghiên-cứu nhận-định là bệnh-nhân dùng thuốc giả nhưng được bảo là thuốc thật dùng trị bệnh Parkinson, đã di-chuyển được dễ-dàng hơn.

Các lát-hình chụp não-bộ cũng cho thấy não-bộ có hoạt-động ở phần kiểm-soát sự di-chuyển, và hóa-chất bị thiếu đã được sản-xuất thật-sự. Sự thăng-tiến cử-động không phải chỉ là một sự-kiện tâm-lý, nhưng là một sự sản-xuất chất dopamine trong não-bộ.

Chúng ta có thể làm tăng khả-năng của thuốc giả – gọi là chế-ước. Trong một thử-nghiệm chế-ước, các khoa-học-gia cho bệnh-nhân dùng thuốc thật trong vài ngày, rồi sau đó bí-mật đổi thuốc giả. Họ nhận thấy thời-gian chế-ước càng dài, tâm-ý càng ảnh-hưởng sâu vào các hệ-thống của cơ-thể, và hậu-quả của thuốc giả càng mạnh.

  • Sự quan-trọng của Suy-Niệm

Để có thể tiếp-cận với hệ-thống năng-lượng của cơ-thể, chúng ta cần phải nới rộng khả-năng thông-thường của giác-quan – đặc-biệt là khả-năng cảm-nhận những cảm-giác tinh-diệu. Trước hết chúng ta phải cảm-nhận được sự hiện-hữu của năng-lượng – như chúng ta cảm-nhận được hơi nóng và khí lạnh. Rồi chúng ta có thể cảm-nhận được năng-lượng di-chuyển bên trong và bên ngoài cơ-thể. Sau đó chúng ta bắt-đầu kinh-nghiệm được cảm-giác năng-lượng bị tắc-nghẽn hoặc thiếu-hụt trong cơ-thể.

Sau khi chúng ta học được cách cảm-nhận năng-lượng, chúng ta bắt-đầu học cách vận-dụng nó. Chúng ta sẽ nhận ra tâm-ý của chúng ta có thể thay đổi sự vận-chuyển của năng-lượng.

Vì vậy, sự suy-niệm không những làm cho tâm-thần được tĩnh, cơ-thể được thư-giãn mà còn giúp chúng ta có khả-năng cảm-nhận và làm chủ được sự vận-hành năng-lượng của bản-thân. Điểm then chốt để suy-niệm được kết-quả dựa vào sự tập-trung ý-chí; khả-năng loại bỏ tạp-niệm để có thể đạt tới giác-ngộ.

  • Suy-Niệm thay đổi não-bộ

Một cuộc nghiên-cứu tại Massachusetts General Hospital vào năm 2005 cho thấy suy-niệm đã làm tăng-trưởng bề dày của vỏ trước thùy trán của não-bộ – phần kiểm-soát sự tập-trung ý-chí, sở-thích, và tình thương.

Năm 1998, các khoa-học-gia tại Salk Institute ở La Jolla, California, lần đầu-tiên tìm được những tế-bào gốc của các neurons trong phần hải-mã não-bộ của con người, chứng tỏ sự-kiện neuron sinh-sản từ các tế-bào gốc là có thật. Bây giờ chúng ta biết là sống một cuộc sống khỏe về thể-lý, tâm-thần, và những khuyến-khích xã-hội có thể phục-hồi não-bộ. Các kết-quả nghiên-cứu cũng cho thấy là khi chúng ta vận-động, cảm thấy bị kích-thích, phấn-khởi, và say mê, cảm nhận được sự tuyệt-diệu, hoặc ngay cả kinh-nghiệm về những trạng-thái tâm-linh, là lúc sự-kiện neuron sinh-sản xảy ra một cách tự-nhiên.

  • Khoa-học đằng sau sự liên-hệ giữa Tâm-Ý và việc chữa lành Cơ-Thể

Là một thành-phần trong tiến-trình thay-đổi não-bộ, ý-niệm tạo ra các hoá-chất trong não-bộ, được gọi là chất dẫn-truyền thần-kinh. Khi bạn nghĩ tới một điều gì, các chất dẫn-truyền thần-kinh truyền đi từ đầu đọt nhánh này của một neuron tới đầu đọt nhánh kia của một neuron khác. Điều nầy tạo ra một điện-kích được gọi là neuron khai-hỏa. Khi chúng ta lập lại một ý-niem nhiều lần, một chất protein được kích-thích và tìm đường vào trung-tâm của neuron, và gặp DNA tại đó. Nó tác-động vào một số genes của DNA, tạo ra các chất proteins làm nảy sinh những đọt nhánh mới giữa các neurons. Như vậy, khi lập lại một ý-niệm nhiều lần sẽ làm sinh ra nhiều tiếp-cận mới giữa các neurons, và đó là nguyên-do làm não-bộ thay-đổi theo ý-niệm và kinh-nghiệm. Tiến-trình này xảy ra rất nhanh. Một điều nên ghi nhận ở đây là các genes được tác-động bởi một trạng-thái tâm-thần chỉ trong vài phút.

Một loại hóa-chất khác, được gọi là peptid thần-kinh cũng được tạo ra trong não-bộ. Chúng tiếp-cận với các neurons bằng cách bám vào các diện-tích gọi là mặt tiếp-nhận, thật ra chỉ là các chỗ hội-tụ. Neurons có hàng ngàn mặt tiếp-nhận cho phép các peptid thần-kinh có hình dáng, chiều kích, và giao-động từ-trường khác nhau bám vào.

Các peptid thần-kinh không phải chỉ quanh-quẩn trong não-bộ. Các chất này đi vào máu và di-chuyển khắp cơ-thể và mang những nhiệm-vụ quan-trọng. Nhiều peptid thần-kinh cũng được tạo ra trong cơ-thể, và chúng tìm đường trở về não-bộ. Thí-dụ, một số tế-bào miễn-nhiễm tạo ra peptid thần-kinh. Như vậy, cơ-thể ảnh-hưởng tới tâm-thần, và tâm-thần cũng ảnh-hưởng tới cơ-thể. Đây là một tiến-trình hai chiều !

Cũng như tâm-thần ảnh-hưởng các genes của DNA trong neurons, nó cũng ảnh-hưởng các genes của DNA trong các tế-bào ở khắp cơ-thể. Khi các peptid thần-kinh bám vào các mặt tiếp-nhận, các tín-hiệu được trao cho các tế-bào. Khi tín-hiệu đi tới DNA, các genes sẽ bật hoặc tắt, hoặc trở nên sáng hơn hay tối đi một chút.

Theo cách nói trị-liệu, các genes được bật lên và proteins được tạo ra để làm thành những tế-bào mới, da, gân, máu, hoặc xương. Chúng cũng tạo ra proteins để trợ-giúp tác-động miễn-nhiễm.

Việc chữa lành các vết thương rất tùy-thuộc trạng-thái tâm-thần và cảm-xúc, và được biết là sự đe-dọa hoặc tinh-thần căng-thẳng làm chậm sự chữa lành. Khi chúng ta hình-dung được sự chữa lành cơ-thể, tâm-ý chúng ta ảnh-hưởng tới các genes của chúng ta, giúp cho sự phục-hồi nhanh chóng phần cơ-thể bị thương hoặc bị bệnh.

Vì ảnh-hưởng to lớn của tâm-ý đối với các genes nên chúng ta không nên sống trong sợ-hãi vì bị đau tim hoặc ung-thư, dù trong gia-đình có vết tích của các bệnh này. Một sự thay-đổi về thái-độlối sống cũng có thể đánh bại nhiều genes xấu mà bạn đã thừa-hưởng.

Sự-kiện tâm-thần ảnh-hưởng tới các genes cho chúng ta thấy nó cũng có thể có khả-năng ảnh-hưởng tới sự tăng-trưởng của các tế-bào gốc, vì các tế-bào gốc có DNA. Khi các genes được tác-động, các tế-bào gốc tăng-trưởng thành các tế-bào mà chúng được dự-định trở-thành.

  • Ý-thức cũng là năng-lượng

Theo lý-thuyết siêu-giây (superstring theory), ý-thức có thể coi như gồm nhiều sợi giây cực nhỏ, giao-động, kéo theo nhau, có tần-số cộng-hưởng. Những sợi giây này, xuất-phát từ những khối lượng-tử và nguyên-tử vật-chất (i.e., điện-tử và trung-hòa-tử), là những thành-phần của điện-năng tạo nên tri-giác của con người và năng-lực-trường cộng-hưởng cùng một lúc tỏa ra từ cơ-thể con người như đã nói ở trên.

Sự hợp-nhất tâm-thần và thể-lý, và làm thế nào có thể hòa-hợp thành năng-lượng vi-ba để có thể tiếp-cận với mọi sự-vật khác trong vũ-trụ, là nền-tảng của điều gọi là “Tiếp-Cận Vũ-trụ”. Hơn nữa, sự giao-động của năng-lượng kết-hợp (i.e., giao-động của các sợi giây có tần-số cộng-hưởng kết-hợp để tạo thành một điện-từ-trường tác-động ở một tần-số nhất-định) làm sinh ra vùng ảnh-hưởng chung quanh phần thể-lý. Một sự biểu-hiện năng-lượng của ý-niệmtrực-giác và/hoặc cảm-xúc do chúng lộ ra như một sự đáp-trả cho một sự kích-thích riêng biệt.

Tóm lại, có sự liên-hệ giữa lý-thuyết siêu-giây, hậu cơ-học lượng-tử, cơ-thể-học, sinh-lý-học, tâm-lý-họctin-học trong lãnh-vực truyền-thông giữa con người với nhau. Cơ-thể của chúng ta được coi là những ăng-ten để có thể cùng một lúc truyền-đạt điện-từ-trường tới và nhận điện-từ-trường từ môi-trường chung quanh, bao gồm mọi người trong môi-trường này, và năng-lượng này ảnh-hưởng tới chúng ta cả về ý-niệm lẫn cảm-xúc.

2. Nguyên-Lý Đồng Khí Tương-Cầu

      –  Mọi sự-vật đều giao-động

Định-Luật phổ-quát này nói rằng mọi sự-vật trong Vũ-Trụ di chuyển và giao-động – ở một vận-tốc này hay trong một vận-tốc khác. Không có vật nào ở trạng-thái tĩnh. Mọi sự-vật chung quanh bạn đang giao-động theo một tần-số nầy hoặc ở một tần-số khác, kể cả bạn. Tuy-nhiên, tần-số của bạn khác hẳn với tần-số giao-động của các sự-vật trong vũ-trụ – có nghĩa là bạn có vẻ bị ngăn cách với những sự vật bạn nhìn thấy ở chung quanh – con người, súc vật, cây cỏ, v.v. nhưng thật ra bạn không bị ngăn-cách – bạn đang sống trong một đại-dương năng-lượng – như tất cả mọi sự vật. Chúng ta đều được liên-kết với nhau ở mức-độ thấp nhất – một mực-độ mà Giáo-Sư John Hagelin gọi là lực-trường đồng-nhất.

Mọi sự vật đều có tần-số giao-động riêng. Ý-niệm của chúng ta phát ra theo một tần-số giao-động nào đó và là một phần của giao-động vũ-trụ. Định-Luật Hấp-Dẫn, dựa trên Định-Luật Giao-Động, nói rằng chúng ta hấp-dẫn những cái gì chúng ta truyền đi. Như vậy, năng-lượng dương hấp-dẫn năng-lượng dương và năng-lượng âm hấp-dẫn năng-lượng âm.

Ý- niệm của chúng ta là những năng-lượng truyền đi theo các vũ-trụ-tuyến xâm-nhập vào mọi tầng lớp không-gian và thời-gian. – như vậy bạn có thể hấp-dẫn vào bạn những điều gì bạn muốn và mong ước.

       –  Luật Đồng-Khí Tương-Cầu và Luật Vi-Ba đi song hành

Khi bạn biết là ý-niệm và cảm-xúc của bạn giao-động (Luật Giao-Động) và bạn biết là “giống nhau thì hấp-dẫn nhau” thì bây giờ bạn có thể bắt-đầu thay đổi đời-sống của bạn bằng cách thay-đổi ý-niệm và cảm-xúc của bạn. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta đã được giáo-huấn từ nhỏ để có những ý-niệm và cảm-xúc làm cho chúng ta luôn lo-lắng, sợ-hãi, chán-nản, v.v.

Luật đồng khí tương cầu nhấn mạnh là mọi vật-thể có bản-chất giống nhau sẽ tự-nhiên lại gần nhau và hấp-dẫn lẫn nhau vào trong lực-trường của chúng. Điều này áp-dụng cho mọi vật-thể trong Vũ-Trụ, kể cả ý-niệm. Ý- niệm cũng là năng-lượng, và có sức hấp-dẫn các chất-liệu có cùng một tần-số giao-động. Danh-từ tổng-thể, khi nói về sức-khoẻ và dưỡng-sinh của con người, không những chỉ có nghĩa là một sự cân bằng về thể-lý và tâm-thần, mà còn cả về khía cạnh tâm-linh. Vì sự thật, mãnh-lực tâm-linh đã mang lại sức sống cho phần thể-lý là cơ-thể của chúng ta. Một nền y-khoa chối bỏ sự-kiện này là không hoàn-hảo, vì nó đã bỏ qua một phẩm-chất căn-bản của sự hiện-hữu của con người – đó là chiều-kích tâm-linh.

Chúng ta là một sinh-vật đa-chiều-kích của năng-lượng và ánh sáng, mà thân xác chỉ là một thành-phần của một hệ-thống sinh-động lớn hơn. Nói một cách khác, con người là sự kết hợp phức-tạp của tâm-thần/thể xác/tâm-linh, hiện-hữu trong sự cân-bằng giao-động liên-tục của một thực-trạng năng-lượng đa-chiều-kích. Các mô cấu-tạo nên thể xác chúng ta không những được nuôi sống bằng dưỡng-khí, glucose, và các hóa-chất dinh-dưỡng, nhưng cũng bởi các năng-lượng vi-ba cưu-mang phần thể-lý với các đặc-tính đời sống và sáng-tạo. Những năng-lượng tinh-diệu hiện-hữu theo thứ-tự tầng lớp, và tác-động từ tầng cao nhất trở xuống tới khi chúng biểu-thị ở mức-độ phần thể-lý.

3. Nguyên-Lý Đồng-Thanh Tương-Ứng

Nếu bạn muốn hấp-dẫn một cái gì, bạn cần phải ở trên cùng một tần-số giao-động với nó. Luật Đồng-Thanh Tương-Ứng nói là mọi vật có cùng một tần-số giao-động đều nhận biết nhau và hành-động cộng-hưởng. Khi chúng ta gửi ra ngoài một tín-hiệu trên một tần-số nào đó, qua một ý-niệm hoặc tình-cảm, vũ-trụ sẽ đáp-ứng lại bằng mọi sự-cố dội lại theo tần-số đó. Như vậy, chúng ta phải học cách làm dội lại những điều chúng ta muốn, thay vì làm dội lại những nghi-vấn, chán-nản, sợ-hãi, v.v.

4.  Các đặc-tính của liệu-pháp dùng Thiên-Khí-Năng trị-liệu

     Vì ý-nghĩ phát-sinh từ bộ não và tâm-niệm phát-sinh từ trái tim cũng là các vi-ba, mạnh hay yếu tùy theo tình-trạng tâm-linh và cảm-nghĩ của từng người, nên TKN bị ảnh-hưởng nhiều vì các yếu-tố này. Chính vì vậy, tình thương-yêu bệnh-nhân là căn-bản và việc chú tâm khi xử-dụng TKN (Tâm -Ý dẫn Khí) rất quan-trọng trong việc vận-hành TKN để trị-liệu. Nên nhớ, TKN là quà tặng cho không của Thượng-Đế vì thương-yêu loài người, nên tình thương-yêu và việc chú-tâm phải dẫn tới sự phó-thác trọn vẹn cho Thượng-Đế trong khi trị-liệu.

Các đặc-tính của liệu-pháp dùng TKN hay năng-lượng Vi-Ba để trị-liệu được tóm-tắt như sau:

  • Tình yêu là một giao-động phổ-quát. Tình-yêu cảm-thông mọi sự-vật, tác-động trên mọi tầng lớp và biểu-thị bản-chất thật của chúng ta. Nó là nền-tảng của mọi chữa lành và là sức mạnh chính-yếu của sinh-lực con người.
  • Người trị-liệu dùng tâm-niệmphương-pháp vận-hành TKN để tạo ra một năng-lực-trường mạnh bao bọc vùng cơ-thể cần được trị-liệu. Sự “kéo theo” và “cộng-hưởng” làm cho vùng được trị-liệu của bệnh-nhân thay-đổi tần-số giao-động cho phù-hợp với tần-số giao-động của người trị-liệu. Không ai thực-sự có thể chữa lành cho người khác. Người trị-liệu chỉ cần cảm-nhận được tần-số cộng-hưởng và giữ nguyên tần-số giao-động này và để cơ-thể của bệnh-nhân tự chữa lành nhờ sự thông-mình nội-tại của nó.
  • Tin tưởng vào tiến-trình chữa lành là cần-thiết. Trong thời-gian trị-liệu, bệnh-nhân có thể bị tạm-thời đau-đớn hoặc có những triệu-chứng sợ-hãi, tất cả đều là phản-ứng của sự chữa lành. Sinh-lực và tiến-trình chữa lành có hành-động phức-tạp và khôn-ngoan ở ngoài các quan-niệm và sự hiểu-biết của chúng ta. Chúng ta – người trị-liệu và bệnh-nhân – chỉ cần chú-tâm tới sự thông-minh nội-tại của cơ-thể và tập-nã sự đau-đớn.
  • Có sự hòa-hợp về hiệu-quả trị-liệu khi nhiều người thực-hành TKN hợp nhau để cùng chữa trị cho một bệnh-nhân. Phương-pháp này có hiệu-quả rất mạnh và có thể mang lại những trường-hợp chữa lành kỳ-diệu.
  • Mỗi người thực-hành TKN có ân-sủng riêng trong đời sống, và do đó có khả-năng chữa lành riêng biệt. Có người được ân-sủng chữa lành một số trường-hợp bệnh đặc-biệt.

 Kết-Luận:

     TKN là năng-lượng vi-ba Thượng-Đế ban tặng cho mỗi người từ bẩm-sinh, tất cả chúng ta ai cũng có. Nó chi-phối mọi hoạt-động của các tế-bào và các hạch nội-tiết trong cơ-thể con người. Tất cả chúng ta đều có thể tự tập-luyện để cảm-nhận, phát-huy và điều-khiển hệ-thống khí-năng trong cơ-thể. Sự hữu-hiệu của việc điều-khiển tùy-thuộc vào khả-năng cảm-nhận, tình-trạng tâm-linh và sự chịu khó tập-luyện của mỗi người. Không có bí-mật nào chung quanh hồng-ân này mà qua thời-gian chúng ta đã lãng-quên. Chỉ vì tính tự-cao, tự-đại và không chịu học-hỏi mà chúng ta đã không biết khai-thác nó để có thể giúp ích cho đời sống của chính mình và đời sống của mọi người chung quanh chúng ta.

     Khi dùng TKN để trị-liệu, chúng ta luôn nhớ Tâm-Ý dẫn Khí, Đồng-Khí Tương-Cầu Đồng Thanh Tương-Ứng là ba nguyên-tắc chính của việc trị-liệu bằng TKN. Đồng-thời một điều tâm-niệm cho tất cả những ai xử-dụng TKN để trị-liệu là, vì TKN là quà tặng cho không của Thượng-Đế để loài người có thể sống khoẻ và sung-mãn, thì việc dùng TKN để trị-liệu là một sứ-vụ bác-ái, do tình thương của Thượng-Đế với loài người, và bổn-phận giữa chúng ta với nhau. Nên nhớ, chúng ta không ai có thể tự mình chữa lành cho người khác được nếu không có hồng-ân của Thượng-Đế và sự cộng-tác của bệnh-nhân. Chính sự đồng-khí tương cầu (sự kéo theo)đồng-thanh tương ứng (sự cộng-hưởng) của các luồng khí-năng giữa người trị-liệu và bệnh-nhân đã giúp cho tiến-trình trị-liệu xảy ra; nhưng muốn có kết-quả, bệnh-nhân phải tin-tưởng mãnh-liệt vào tiến-trình chữa lành, và người trị-liệu phải cảm-nhận được tần-số cộng-hưởng, chú-tâm tới sự thông-minh nội-tại của thể-lý qua việc theo dõi các thay-đổi trên cơ-thể bệnh-nhân. Điều này chỉ xảy ra khi người tri-liệu và bệnh-nhân có tâm đầu, ý-hợp để điều-khiển sự vận-hành các luồng khí-năng và duy-trì được tần-số cộng-hưởng.

Tài-liệu tham-khảo:

 [1] Human Energy – Ch 03

 [2] Quantum Healing – Deepak Chopra, MD

[3] Thuật Dưỡng-Sinh: Tự Chữa Bệnh Bằng Thiên-Khi-Năng (Linh-mục GiuSe Hoàng Minh Thắng)

 [4] Vibrational Medicine – William A. Tiller, Ph.D.

 Tiến Sĩ Nguyễn Dương
Nhóm Tông-đồ Mục-vụ Sức-khỏe

Comments are closed.