Dr. Christopher’s School of Natural Healing

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/06/SNH-logo.jpg

CÁC LOẠI HO:
NGUYÊN NHÂN & CÁCH CHỮA TRỊ

Nguyên nhân:

       Ho thường do chứng rối loạn dạ dày vì hệ thống tiêu hóa chịu gánh nặng của thức ăn, trong đó quá trình lên men trong dạ dày gây ra đờm. Ho cũng có thể do viêm trong các ống phế quản do lơ là không giữ ấm làm cơ thể bị nhiễm lạnh. Ho cũng có thể do giun sán. Nhiều khi ho là một tình trạng thần kinh, ho riết có thể trở thành thói quen.

       Nhiều người đã không hiểu rõ về ho.

       Thông thường, đau cổ họng và ho là do viêm xoang làm nước mũi chảy xuống cổ họng, giống như đổ axit xuống vậy. Ho thường phát sinh từ cơ thể suy nhược bởi chế độ ăn uống không đúng cách, thiếu ngủ, ít tập thể dục, thở không đúng cách, thiếu không khí trong lành, hệ thống bài tiết kém, hoặc do mặc không đủ ấm và không giữ ấm đủ ban đêm.

Thảo dược hỗ trợ:

1/ Xi-rô mật ong và hành tây. Khi ho cấp tính bị tái lại từ tình trạng cấp tính cũ, nó có thể được thuyên giảm với xi-rô mật ong và hành tây. Xi-rô này làm tan đờm nhanh chóng mà không gây kích ứng.

Cách làm: Thái nhỏ hành tây bằng hột lựu, cho vào lọ thủy tinh rồi chế mật ong tốt cho vừa ngập trên mặt hành. Trộn đều. Ngâm trong 3 ngày, thỉnh thoảng khuấy đều. Hành sẽ làm mật ong lỏng ra. Sau 3 ngày lọc lại, bỏ bã hành đi.

Liều lượng: Mỗi lần uống từ 1-3 thìa cà-phê xi-rô mật ong – hành, ngày 3 lần hay khi cần thiết.

Ghi chú: Tránh dùng mật ong cho bé dưới 12 tháng tuổi.

2/ Rượu thuốc Antispasmodic chống co thắt: Với tình trạng ho cũ kéo dài, rượu thuốc Antispasmodic chống co thắt cũng tuyệt vời, vừa uống vừa thoa vùng cổ họng, thoa và massage cột sống lưng vùng ngực trong cơn ho.

Comfrey với mullein nấu trà uống rất tốt.

3/ Thảo dược giúp xuất mồ hôi. Nếu ho do cảm lạnh, các loại thảo dược nào giúp xuất mồ hôi đều tốt cả. Để làm nhẹ cơn ho rũ rượi, uống trà comfrey, hoặc một lượng nhỏ trà lobelia. Dùng thảo dược giúp nhuận tràng như cascara, lower bowel để xổ sẽ làm giảm ùn tắc của đường ruột. Nếu ho nặng (hen suyễn, ho gà), uống trà thảo dược gây nôn. (Một ly trà ớt ấm cay uống liền một lúc giúp gây nôn).  

4/ Trà lá mâm xôi. Viêm phế quản, ho đau thắt bụng, ho gà: Uống thật nhiều trà lá mâm xôi (red raspberry leaf tea).

5/ Rễ comfrey. Ho, đau cổ họng, xuất huyết nhẹ: dùng rễ comfrey loại cắt nhỏ. Ngâm 60 gram rễ comfrey trong 12 tiếng với 1 lít nước cất. Sau đó cho lên bếp nấu, khi vừa sôi thì vặn lửa liu riu nấu tiếp 30 phút. Lấy ra lọc lại. Thêm vào 180 ml mật ong và 60 ml glycerin, khuấy đều rồi để nguội. Cho vào lọ rộng miệng và cất nơi thoáng mát. Cứ mỗi tiếng uống  60 ml cho đến khi các mô được lành lại và hết ho.

Ghi chú: Kiêng ăn 12 tiếng trong thời gian chữa trị để chất nhầy của comfrey đi tới máu và phổi không bị cản trở và không bị mất năng lượng; xi-rô comfrey tự nó rất nhiều chất dinh dưỡng.

6/ Gia vị siêu bổ. Giúp tan đờm, trị viêm hiệu quả.

7/ Throat & Lung syrup. Xi-rô trị ho của bác sĩ Christopher: là loại công thức lâu đời mà thành phần gồm hành tây, cam thảo, mật ong và glycerine.

7/ Nước trái cây ép cho ho: cà rốt, cà rốt và rau spinach, blackberry, trái vả.

Linh mục Hoàng Minh Thắng và Nhóm TĐMVSK

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg

Comments are closed.