Bí quyết sống khoẻ mạnh

Các lợi ích của mật ong

Các lợi ích của mật ong

by Tháng Chín 1, 2019 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh
Các thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư

Các thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư

Thực phẩm này rất tốt cho phòng ung thư và bạn nên ăn hàng ngày. Một số loại trái cây, rau củ quả không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng ngăn ngừa và phòng chống bệnh ung thư.

Nhóm các loại gia vị

Tỏi: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người ăn nhiều tỏi ít có khả năng phát triển các loại ung thư khác nhau. Tỏi tiêu diệt các tế bào ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản và giảm khả năng phát triển các khối u.

Quế: chứa các chất chống viêm có thể làm giảm nguy cơ ung thư đầu, cổ và giảm kích thước khối u.

Nghệ: Nghệ có chứa chất curcumin có thể chống ung thư. Một nghiên cứu kéo dài 30 ngày cho thấy tiêu thụ 4 gram chất curcumin mỗi ngày làm giảm 40% các tổn thương ung thư ở đại tràng.

Gừng: Gừng có thể ngăn chặn sự lây lan của các tế bào khối u đến các bộ phận khác của cơ thể với các loại ung thư khác nhau, bao gồm vú, đại tràng, trực tràng, gan, phổi, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và khối u ác tính.

Nhóm các loại trái cây

Bưởi: Bưởi là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin cùng các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Ăn bưởi có thể giúp ngăn chặn được 3 loại bệnh ung thư là ung thư phổi, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Đu đủ: Trong đu đủ có chứa Isothiocyanates giúp bảo vệ các tế bào di căn thành ung thư. Do đó điều này làm cho đu đủ trở thành siêu thực phẩm chống lại ung thư.

Cà chua: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn cà chua có thể giúp phòng chống bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua chứa một nồng độ cao của chất chống oxy hóa hiệu quả là lycopene.

Táo: Trong táo có chứa rất nhiều hoạt chất lên men chống oxy hóa, ngăn chặn các tế bào ung thư hiệu quả.

Bơ: quả bơ chứa carotenoid chống lại sự hình thành khối u. Trong quả bơ cũng chứa lutein giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Nhóm các loại rau, củ, quả

Khoai: chứa một thành phần đặc biệt có tên DHEA. Hormone này có thể phòng ngừa ung thư và chống lão hóa. Beta-carotene, chất tạo ra màu cam trong khoai lang đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư dạ dày bằng cách thúc đẩy tế bào ung thư tự chết nhanh hơn. Hơn thế nữa nó có thể làm chậm quá trình phát triển của ung thư vú.

Các loại rau họ cải (cải bắp, cải củ…), đặc biệt súp lơ xanh có chứa sulforaphan có tác dụng giảm kích thước của các tế bào ung thư vú, tuyến tiền liệt và có liên quan đến việc giảm ung thư đại trực tràng.

Cà rốt: Cà rốt có tác dụng giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và bệnh bạch cầu. Cà rốt giàu carotene (chất chống oxy hóa) chống lại các gốc tự do – các phân tử liên quan đến ung thư và lão hóa.

Đậu đỗ là nguồn dinh dưỡng và chất xơ tuyệt vời. Chất xơ giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Đậu đỗ cũng rất tốt cho tim, có thể chống trầm cảm, hạ huyết áp và giảm cân.

Axit béo omega-3, dầu ôliu

Omega-3 có liên quan tới giảm ung thư đường tiêu hóa, ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt, ung thư vú, giảm các chỉ báo ung thư và giảm kích thước khối u. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa dầu ôliu và việc giảm nguy cơ ung thư. Một đánh giá các nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ lượng dầu ôliu cao có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn 42% so với nhóm đối chứng.



Các nghiên cứu khoa học cho thấy ăn cá tươi có thể giúp chống lại ung thư, có thể là do chất béo bão hòa trong cá có khả năng làm giảm viêm. Ăn cá thường xuyên giúp giảm 12% nguy cơ ung thư đại trực tràng. Cá hồi, cá thu, cá mòi… rất giàu axit béo omega 3. Nó cũng giàu vitamin, protein và selen, tất cả các chất dinh dưỡng này giúp ngăn ngừa ung thư gan. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng axit béo omega-3 từ nguồn hải sản có thể hiệu quả hơn trong việc giảm nguy cơ ung thư vú.

TDMVSK sưu tầm.

by Tháng Năm 12, 2019 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh
Các thứ rau củ chống đau nhức khớp xương

Các thứ rau củ chống đau nhức khớp xương

Dứa còn gọi là trái thơm. Đúng với tên gọi, trái cây này rất thơm và ngon. Không chỉ có tác dụng giải khát mà dứa còn như một loại thuốc chữa bệnh hiệu quả đối với một số bệnh.

Dứa là loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất, ngoài ra là một nguồn dồi dào canxi, kali, vitamin A, folate…

Quả dứa được cấu thành từ rất nhiều hoa dứa riêng biệt, do các quả con hợp nhất lại với nhau xung quang một lõi trung tâm. Thực tế mỗi mắt dứa là một quả con.

Dứa được biết đến là loại hoa quả nhiều lợi ích như: Tăng cường hệ miễn dịch, đẩy mạnh sự tiêu hóa protein, làm xương khớp chắc khỏe hơn…

Viêm khớp là căn bệnh gây những cơn đau khó chịu cho người bệnh. Trong cơ thể, vùng sụn đóng vai trò bôi trơn bao bọc lấy các đầu xương của khớp. Nếu như trong quá trình vận động mà vì một nguyên nhân nào đó như chấn thương hoặc làm việc quá sức và nhiều khi còn do chính quá trình thoái hóa tự nhiên làm bào mòn đi các khớp sụn đó, làm sụn vỡ và mòn đi. Gây nên hiện tượng đau nhức sưng tấy gây ra viêm xương khớp.

Căn bệnh này gây ra những đau đớn, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người bệnh. Bệnh khớp nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nặng nề.

Theo dân gian, quả dứa có công dụng rất tốt trong việc chữa đau nhức xương khớp. Bởi trong quả dứa có chứa chất chống viêm, đặc biệt là phần lõi dứa, có chưa nhiều bromelain – một loại enzym protein tiêu hóa giúp đẩy lùi tình trạng viêm.

Ngoài ra, nước dứa còn có những tác dụng dưới đây:

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Uống nước dứa có thể tăng cường hệ miễn dịch và rút ngắn thời gian hồi phục khi bị bệnh.Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Philippines, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của dứa ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Những trẻ được cung cấp nước dứa đóng hộp trong khẩu phần ăn hàng ngày ít bị lây nhiễm virus và vi khuẩn hơn những trẻ không uống nước dứa. Thời gian hồi phục của các trẻ này khi bị bệnh cũng được rút ngắn.

Hỗ trợ tiêu hóa

Bromelain là một enzym chứa trong quả dứa và nước ép trái cây này được chứng minh là giúp phân hủy và tiêu hóa protein. Bromelain ở dạng viên nang cũng đã cho thấy hiệu quả làm giảm sưng, bầm tím, rút ngắn thời gian lành vết thương, và đau sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cách chế biến thông thường khi ép dứa lấy nước có thể làm giảm mất phần nào lượng bromelain chứa trong nước ép.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Đây là kết quả của một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, trong đó nước dứa tươi được sử dụng có tác động ức chế các tế bào ung thư buồng trứng và ung thư kết tràng. Trong dứa còn có chất beta-carotene. Theo Khoa dinh dưỡng của Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), beta-carotene có thể đóng vai trò bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt.Trong một nghiên cứu khác, những người ăn nhiều thực phẩm chứa beta-carotene hơn những người khác có giảm nguy cơ bị ung thư ruột già.Tuy nhiên, vẫn cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn trên người về tác dụng của nước dứa với ung thư.

Tác dụng với da

Nước dứa có chứa vitamin C và beta-carotene. Những chất chống oxy hoá này có thể giúp chống lại các tổn thương da gây ra bởi ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, làm giảm nếp nhăn, và cải thiện kết cấu da tổng thể.Vitamin C cũng giúp tạo thành collagen, một chất tạo cho da sức mạnh và nâng đỡ cấu trúc của nó.

Tốt cho mắt

Vitamin C được tìm thấy trong dứa có thể giúp giữ cho mắt khỏe và tránh bị đục thủy tinh thể.Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu vitamin C có thể giảm hơn 30% nguy cơ đục thủy tinh thể.

Công thức từ nước ép dứa dành cho người bị bệnh khớp

Nguyên liệu:

– Dứa tươi: 1 quả

– Cà rốt: 7 củ

– Cần tây: 4 nhánh

– Chanh: 1 quả

Cách làm:

– Dứa gọt sạch, bỏ mắt, lấy cả quả, cà rốt, cần tây rửa sạch, chanh dùng cả quả. Cho tất cả vào máy ép lấy nước.

Cách dùng:

– Ngay khi xuất hiện cơn đau do xương khớp, hãy uống ngay một ly nước hỗn hợp này, chỉ sau ít phút, cơn đau sẽ biến mất.

– Kiên trì thực hiện cách này 2 lần/tuần, cơn đau viêm khớp sẽ không bao giờ xuất hiện nữa.

Đây là bài thuốc đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện. Người bệnh nên kiên trì thực hiện để có hiệu quả cao nhất. Lưu ý, khi chọn dứa cần bỏ những quả dập nát, mắt dứa vì ở mắt dứa có một loại nấm có tên candida trepicalis là nguyên nhân chính gây ra những vụ độc dứa.

by Tháng Năm 12, 2019 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh
Thói quen xấu không tốt cho não bộ

Thói quen xấu không tốt cho não bộ

Bạn hãy cẩn thận những thói quen xấu này vì nó rất hại cho não. Thói quen được hình thành theo thời gian và mọi người khiến mọi người chủ quan, cho rằng chúng không đủ gây hại. Tuy nhiên nhiều thói quen xấu sẽ làm tổn thương cơ thể, đặc biệt là đe dọa sức khỏe não bộ.


Các chuyên gia Trung Quốc đã liệt kê 7 thói quen nhiều người đang mắc phải sẽ làm tổn thương não bộ mà không hay biết:

1. Ngủ không đủ giấc

Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn cảm thấy trì trệ và hay quên vào ngày hôm sau, bởi khi mệt mỏi sẽ làm mất khả năng hoạt động của các tế bào thần kinh. Thiểu ngủ ngoài việc gây khó chịu về tinh thần, cũng ảnh hưởng đến khả năng phán đoán và tư duy của chính bạn.

2. Không ăn sáng

Bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Sau khi thức dậy vào buổi sáng, khi não thiếu năng lượng nhất, bạn cần có một bữa sáng tốt để bổ sung lượng chất dinh dưỡng đã bị mất đi sau một đêm ngủ. Nếu bạn bỏ qua bữa sáng, có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp, gây ảnh hưởng đến hoạt động của đại não. Nếu thói quen này diễn ra đủ lâu, sẽ đẩy nhanh quá trình chết của tế bào não.

3. Ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể phá hủy chức năng tiêu hóa, làm tăng nguy cơ béo phì và mất trí nhớ. Vì béo phì có thể gây ra hội chứng chuyển hóa, dễ dàng gây tắc mạch máu não, thậm chí là thiếu oxy và hoại tử, làm tăng tốc độ suy giảm chức năng não và nguy cơ sa sút trí tuệ tăng cao.

4. Hút thuốc

Hút thuốc có thể làm hỏng đáng kể các tế bào não và dễ dẫn đến chứng mất trí nhớ, điều này có liên quan đến việc làm mỏng vỏ não. Mặc dù vỏ não bị mỏng đi một cách tự nhiên khi tuổi càng cao, tuy nhiên các nghiên cứu chứng minh việc hút thuốc có liên quan đến việc làm tăng tốc quá trình bào mòn vỏ não, như một dấu hiệu sinh học cho việc suy giảm khả năng nhận thức ở người trưởng thành.

Mặt khác, quá trình phục hồi vỏ não có diễn ra, nhưng với tốc độ rất chậm. Lớp vỏ não là nơi thực hiện chức năng nhận biết như lưu giữ các ký ức, ngôn ngữ và sự nhận thức. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng việc dừng hút thuốc giúp phục hồi một phần vùng vỏ não bị “ăn mòn”.

5. Uống không đủ nước

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ 70% nước, vì vậy nước rất quan trọng đối với mọi chức năng của cơ thể, bao gồm cả não bộ. Nghiên cứu cũng cho thấy, nếu bạn tập thể dục với cường độ mạnh trong 2 tiếng, không bổ sung đủ nước, sẽ dẫn đến khả năng nhận thức bị suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đại não.

6. Ăn quá nhiều đường

Cơ thể và não bộ của chúng ta cần đường để hoạt động tốt, nhưng nếu nạp quá nhiều đường vào cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác nhau. Ngay cả nghiên cứu của Đại học New York chỉ ra rằng, mỗi ngày chỉ cần ăn bình quân 2,5 muỗng đường, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên 54%.

7. Làm việc trong môi trường căng thẳng

Căng thẳng có thể có tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả đại não. Khi căng thẳng quá độ, cơ thể sẽ tiết ra “cortisol”, được mệnh danh là “hormone căng thẳng”, không chỉ giết chết các tế bào não, mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần, suy giảm trí nhớ.

Theo các chuyên gia, căng thẳng là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, nhưng để căng thẳng mạn tính mang lại hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe bản thân. Các nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại thuốc để ngăn chặn tác động bất lợi của căng thẳng lên não.

Cách tích cực nhất để giải quyết stress và duy trì bộ não khỏe mạnh là tự thân mọi người tìm cách giảm stress, như ngủ đủ giấc, tập thể dục, kết hợp liệu pháp thư giãn trong cuộc sống hàng ngày, hoặc đến bác sĩ khi cần thiết.

by Tháng Năm 12, 2019 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh
Cách ăn đậu phụ

Cách ăn đậu phụ

Đậu phụ là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Chúng được chế biến thành nhiều món ăn vô cùng đặc sắc. Tuy nhiên, có những thực phẩm không được chế biến cùng đậu phụ, nếu không sẽ gây ra hậu quả khôn lường mà ít ai để ý tới.

Những thực phẩm không nên kết hợp với đậu phụ

Hành lá

Hành chứa axit oxalic khi kết hợp cùng với canxi trong đậu phụ tạo thành chất khó hòa tan là calci oxalat, gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể. Nếu bạn ăn cùng lúc hai loại thực phẩm này trong thời gian dài ngày sẽ gây thiếu canxi trầm trọng, đồng thời dễ tạo sỏi.

Thịt dê

Theo Đông y, đậu phụ có vị ngọt, hơi hàn trong khi đó, thịt dê lại đại nhiệt động hỏa, tác dụng ngược lại với đậu phụ. Do đó, nếu bạn ăn trường kỳ hai thứ này cùng với nhau sẽ phát sinh bệnh vàng da và phù chân.

Trứng gà


Theo Đông y, bạn không nên ăn đậu phụ với trứng gà vì cả hai loại thực phẩm này đều rất giàu protein, ăn chung hai thứ sẽ gây ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, không tốt cho sức khỏe.

Mật ong

Ăn đậu phụ với mật ong sẽ dễ gây tiêu chảy. Ngoài ra, trong mật ong chứa nhiều enzym còn đậu phụ chứa nhiều chất khoáng. Vì thế khi ăn chung hai thực phẩm này với nhau sẽ sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể.

Sữa bò

Bạn cũng không nên kết hợp đậu phụ với sữa bò bởi vì nếu ăn chung hai thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể.

Rau cải bó xôi

Cải bó xôi chứa nhiều chất diệp lục, sắt và axit oxalic trong khi đậu phụ chứa nhiều protein, chất béo và calcium. Vì vậy, nếu bạn kết hợp ăn 2 thực phẩm này sẽ làm lãng phí canxi.

Những thực phẩm có thể kết hợp với đậu phụ


Củ cải

Hàng ngày bạn có thể ăn đậu phụ cùng với củ cải. Theo nhiều nghiên cứu, đậu phụ ăn chung cùng củ cải rất có lợi cho sự hấp thu chất dinh dưỡng. Chúng cũng giúp điều trị chứng cảm mạo, ho hen.

Cải thìa

Kết hợp đậu phụ và cải thìa có thể giúp trị ho, ngưng hen và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Bầu

Bầu có chứa interferon, một chất giúp nâng cao sức miễn dịch, phát huy tác dụng kháng virus và u bướu. Trong khi đó, đậu phụ chứa nhiều protein thực vật. Chính vì thế, khi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau có thể phòng ngừa cảm cúm hiệu quả.

Lá hẹ

Trong đậu phụ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vì thế khi ăn chung với hẹ có thể điều trị táo bón. Món ăn này cũng được coi là bài thuốc hiệu quả với người bị táo bón.

Nấm hương

Một món ăn giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả tốt cho cơ thể là ăn đậu phụ cùng với nấm hương.

Gừng

Đậu phụ kết hợp với gừng là bài thuốc tốt cho phổi và còn có thể trị ho. Bạn nên ăn món này thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Những người nên hạn chế ăn đậu phụ:

1. Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận

2. Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa

3. Người thiếu I-ốt

4. Người bị bệnh gút

5. Người bị các về huyết áp và tim mạch, xơ vữa động mạch

6. Người đang giảm béo

7. Người bị suy tuyến giáp

8. Nam giới không nên ăn nhiều đậu phụ

Hãy chú ý hơn khi chế biến các món ăn cho gia đình bạn nhé!

by Tháng Năm 12, 2019 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh
Thực phẩm không tăng cân

Thực phẩm không tăng cân

Ăn những thực phẩm này không lo tăng cân.

Những thực phẩm vừa ít calo vừa bổ dưỡng được chia sẻ dưới đây. Bạn không lo tăng cân khi ăn nhiều những thực phẩm này. Đó là trái cây, cá, rau, hải sản và nhiều thực phẩm khác nữa vô cùng bổ dưỡng lại có lượng calo thấp.


Hầu hết cá và hải sản là những lựa chọn bổ dưỡng và tuyệt vời giúp chúng ta hạn chế lượng calo.
Giảm lượng calo trong khẩu phần ăn có thể là một cách hiệu quả để giảm cân. Tuy nhiên, không phải loại thức ăn nào ít calo cũng cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Chính vì vậy, khi muốn giảm cân chúng ta nên chú ý đến những loại thực phẩm dưới đây vì chúng vừa ít calo vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, theo Healthline.

Cá và hải sản.

Hầu hết cá và hải sản là những lựa chọn bổ dưỡng và tuyệt vời giúp chúng ta hạn chế lượng calo.

Giống như thịt, cá và hải sản có nhiều protein. Chúng cũng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B12, iốt và axit béo omega-3.

Axit béo omega-3 có rất nhiều lợi ích, bao gồm giảm viêm và cải thiện sức khỏe của tim.

Một số loại cá và hải sản như:

Cá hồi: Là một loại cá béo chứa omega-3 tốt cho tim. Nó cũng chứa nhiều vitamin B12 và là một trong số ít thực phẩm tự nhiên chứa lượng vitamin D cao. Thiếu vitamin D là một vấn đề phổ biến trên toàn thế giới. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như loãng xương, ung thư, các bệnh tự miễn và huyết áp cao.

Hàu: Cung cấp vitamin B12 và một số chất khác cho cơ thể. Hơn nữa, hàm lượng cao magiê và kali trong hàu giúp giảm huyết áp và thư giãn các mạch máu. Vitamin E làm tăng tính linh hoạt và sức mạnh của màng tế bào.

Rau.

Hầu hết các loại rau đều có lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Điều này làm cho chúng tuyệt vời để giảm cân .

Một số loại rau như:

Cải xoăn: Là một loại rau rất bổ dưỡng. Chúng cung cấp vitamin A, C và K1 cho cơ thể.

Rau bina: Chứa nhiều folate, mangan và vitamin A, C và K1. Nó cũng giàu chất chống oxy hóa chống ung thư như flavonoid và carotenoids.

Trái cây.

Trái cây có thể có lượng calo cao hơn rau quả. Tuy nhiên, chúng không chứa quá nhiều calo. Hầu hết các loại trái cây đều giàu chất dinh dưỡng.

Một số loại trái cây giàu chất dinh dưỡng như:

Dâu tây: Rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Ngoài ra chúng còn cung cấp một lượng lớn vitamin C.

Dưa hấu: Chúng chứa một lượng vitamin C và pro-vitamin A. Hơn nữa, dưa hấu rất giàu lycopene, một hợp chất thực vật có thể bảo vệ chống lại bệnh tim và một số bệnh ung thư.

by Tháng Năm 12, 2019 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh
Bài tập bàn tay để trị bệnh

Bài tập bàn tay để trị bệnh

Bài tập bàn tay để trị bệnh

Trung y nói, tay là bộ phận thu nhỏ của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể con người. Dưỡng tay để trị bệnh vừa không tốn tiền, không có tác dụng phụ, mà hiệu quả lại rất tốt. Ai cũng nói bệnh người già là một chuyện phức tạp, thực ra chỉ cần chăm sóc đôi tay là giải quyết được hết!

8 động tác tay dưới đây chuyên dành cho 8 loại bệnh mà người già rất hay gặp. Sau khi làm xong sẽ cảm thấy thoải mái khắp người. Bắt đầu từ hôm nay hãy thực hiện theo như hướng dẫn dưới đây, khỏi còn lo các bệnh tay chân tê liệt, bệnh tim phổi, bệnh về mắt…

Những điều cần chú ý

Trong hình chỉ là động tác làm mẫu, để đạt hiệu quả nhất định phải chịu khó tập luyện đầy đủ số lần yêu cầu.

Thực hiện trước khi ngủ và sau khi thức dậy.

Trong ngày có thể tùy ý thực hiện vài động tác để chăm sóc cơ thể.

1.    Đấm thẳng 36 lần: Phòng trị bệnh về mặt

Đối tượng thực hiện: Người có thị lực mơ hồ, viêm mũi, đau rang hoặc để phòng tránh cảm cúm.

2.    Lòng bàn tay đấm nghiêng 36 lần: Phòng tránh xương thoái hóa

Đối tượng thực hiện: Người hay đau đầu, đau cổ; phòng tránh gai xương; thoái hóa xương.

3.    Cổ tay đấm nhau 36 lần: Phòng bệnh tim phổi

Đối tượng thực hiện: Người dễ bị bệnh tim hay đau ngực, tức ngực.

4.    10 ngón nắm chéo nhau 36 lần: Chống tê liệt

Đối tượng thực hiện: Người có vấn đề hệ thần kinh ngoại vi như tê tay, tê chân v.v.

5.    Nắm đấm vào lòng bàn tay mỗi cái 36 lần: chống mệt mỏi

Đối tượng thực hiện: Người cần tỉnh táo, loại trừ mệt mỏi.

6.    Bàn tay đánh nhau 36 lần: Phòng trị các vấn đề nội tạng

Đối tượng thực hiện: Người có bệnh tiểu đường, cần điều chỉnh chức năng nội tạng.

7.    Chà xát 2 vành tai tai 36 lần: Thúc đẩy hệ tuần hoàn huyết dịch

Đối tượng thực hiện: Người cần tăng cường hệ tuần hoàn máu, nhất là phần đầu, phần mặt giúp ích cho việc phòng tránh huyết đóng cục.

8.    Úp lòng bàn tay lên mắt: chống mắt lão hóa

Đối tượng thực hiện: Người dễ bị cận thị, lão hóa và thị lực mơ hồ.

Các bài thể dục ngón tay này có không nhiều động tác nhưng rất hiệu quả, khuyến cáo mọi người đều nên học và tích cực thực hiện để cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật và lão hóa!

TDMVSK sưu tầm.

by Tháng Tư 27, 2019 Comments are Disabled Bệnh & Chương trình, Bí quyết sống khoẻ mạnh
Nguy hiểm của việc ăn cá sống

Nguy hiểm của việc ăn cá sống

Tại sao không nên ăn cá sống ?

Hãy nghe ngư dân Canada chia sẻ ‘những bí mật không thể kể’. 

Thông thường cá chỉ được ăn chín mà thôi, tuy vậy cũng có người thích dùng sống, thí dụ như hai món Sushi và Sashimi của Nhật Bản. Riêng tại Canada, các dân tộc thiểu số Indien và dân Eskimo cũng có tập quán ăn cá sống. Một vài loại sò biển cũng đôi khi cũng vậy. Chúng ta tự hỏi liệu điều này có nguy hiểm cho sức khỏe hay không?

Cá tôm và đồ biển là nguồn thực phẩm rất quý báu của con người. Ngoài chất đạm ra, thủy sản còn cung cấp cho chúng ta các chất khoáng (calcium, phosphorus) và vitamins (vitamin A và D). Chất béo omega-3 rất tốt cho sức khỏe, thấy hiện diện trong mỡ cá đặc biệt là trong các loại cá vùng nước lạnh, chẳng hạn như: mackerel, salmon, herring, tuna…

Canada có đường bờ biển dài nhất và cũng là một trong những quốc gia có nghề cá đứng hàng đầu. Môi trường thiên nhiên độc đáo đã tạo ra hương vị riêng cho hải sản của đất nước có biểu tượng hình Lá Phong này. Tuy nhiên, gần đây, một ngư dân khu vực này tiết lộ bí mật lớn trong nghề:

Mỗi miếng sashimi mà mọi người ăn vào miệng đều ẩn chứa những nguy hại lớn về sức khỏe.

Ngư dân chia sẻ “những bí mật không thể kể” trong nghề.

Theo chia sẻ của một ngư dân tới từ British Columbia, nhiều loại hải sản được dạt vào bờ ở vùng biển Canada có chứa một lượng lớn các loại ký sinh trùng. Dưới đây là những kinh nghiệm được ghi lại.

Hôm đó người dân Canada bắt được một con cá hồi rất lớn.

Ngư dân này từng đánh bắt cá ở các khu vực quanh bãi biển British Columbia. Nước biển trong vắt, môi trường biển tuyệt vời và không có ô nhiễm, đây là nơi mọi người thường đánh cá. Hôm đó là ngày may mắn bởi anh ấy đánh được một con cá hồi rất lớn. Rất lấy làm hào hứng về điều này, anh dự định sẽ xử lý qua một chút rồi chụp vài bức ảnh gửi cho bạn bè. Tuy nhiên, sau khi mổ bụng, anh ta phát hiện trên đầu cá có một vật thể màu đỏ không rõ hình dạng.

Để tìm hiểu, anh dùng một cây gậy nhựa chọc vào vật màu đỏ và phát hiện, ngoài 8 con ký sinh trùng này còn có những con khác hình sợi dài, màu hồng phấn này đang không ngừng tăng lên. Người ngư dân có lương tâm đã đấu tranh với lương tâm và tiết lộ bí mật này trên Facebook.

Nguy cơ nhiễm độc do ăn cá sống.

Cá có chứa nhiều axit béo không no (Omega 3), chất đạm, vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, iốt… rất tốt cho sức khỏe tim mạch, xương khớp, não bộ… Cơ quan Thực phẩm Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, mỗi người nên ăn 227 – 340g cá các loại (chia thành 2 – 3 bữa một tuần) trong tuần, sẽ có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, cá cũng dễ trở thành con dao hai lưỡi khi ăn không đúng cách hay ăn phải loại nhiễm, chứa độc chất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, ăn cá sống, hoặc chế biến chưa chín kỹ sẽ có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Các loại cá cũng có thể chứa nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, khi ăn sống chúng sẽ theo vào cơ thể gây ngộ độc.

Khi mổ cá anh phát hiện trong đó có 8 con ký sinh trùng.

Ngoài ra, cá cũng có thể bị nhiễm độc do môi trường nước ô nhiễm hoặc bị tẩm, ướp bởi chất bảo quản, hóa học giúp làm tươi hay giữ cá lâu hư vượt quá quy định. Nguy cơ nhiễm hay chứa loại kim loại nặng như: chì, crom, thủy ngân… ở loài thực phẩm này cũng rất cao. Thống kê của Viện Nghiên cứu Đa dạng Sinh học (Mỹ) cho thấy, đến 84% lượng cá trên thế giới chứa một lượng thủy ngân gây hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt, những loài cá lớn, sống ở tầng biển sâu như: cá thu, ngừ, mập, kiếm… luôn có hàm lượng thủy ngân và kim loại nặng khác cao hơn các loài bé.

Bên cạnh việc có thể gây ngộ độc cấp như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói…, các loại vi khuẩn, ký sinh trùng hay kim loại nặng từ cá xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều hậu quả lâu dài cho sức khỏe, đặc biệt tại gan. Bằng các nghiên cứu chuyên sâu, các nhà Khoa học đã phát hiện, độc chất từ cá sống một mặt sẽ trực tiếp kích hoạt Kupffer – loại tế bào miễn dịch nằm ở xoang gan, hoạt động quá mức, khiến tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm như: TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan.

Mặt khác, độc chất còn khiến gan phải làm việc liên tục khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt quá mức tế bào Kupffer. Nó một lần nữa gây tổn thương tế bào gan nghiêm trọng hơn, khiến bộ phận này càng suy yếu và hư hại nhanh. Khi vai trò khử độc cùng nhiều vai trò quan trọng khác của gan suy yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho toàn cơ thể.

Phương pháp diệt ký sinh trùng.

Theo các Chuyên gia tiêu hóa, những con giun này chết khi cá được nấu chín và không bị nhiễm ký sinh trùng. Họ cũng khuyến cáo nên làm nóng cá đến 145 độ F (khoảng 62 độ C) trong 15 giây để loại bỏ chúng. Thực tế, không cần phải lo lắng về việc phá hủy các chất dinh dưỡng trong cá hồi chín bởi chúng đều như nhau.

Nhưng nếu bạn phải ăn cá hồi sống thì sao? FDA khuyến cáo: Hãy chắc chắn ăn cá đã để đông lạnh. Nói một cách đơn giản: cá mua từ siêu thị là đông lạnh. Những con cá được đánh lên từ biển sâu nên nấu chín, và nhất định không được ăn sống.

Làm thế nào để biết cá hồi có tươi không?

Cho dù là cá hồi sống hoặc nấu chín, độ tươi và thành phần dinh dưỡng là rất quan trọng. Cá được đánh bắt cho tới bàn ăn phải qua rất nhiều công đoạn. Một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến độ tươi ngon của chúng chính là thời gian bảo quản, môi trường, nhiệt độ, đồ bảo quản… Nếu bạn ăn cá hồi không tươi, nguy cơ ngộ độc và nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ nhiều hơn. Để phán đoán xem cá có tươi không, hãy chú ý đến những điều sau:

Nếu mua cả con cá, trước tiên hãy nhìn vào da cá và vảy có còn nguyên vẹn và sáng bóng không. Mắt cá phải thật trong, mang cá màu đỏ tươi, không nát và lẫn lộn, ngửi mùi thấy có vị nước biển, không thối, ấn ngón tay để kiểm tra xem cá có đàn hồi không. Tốt nhất nên chọn cá hồi ướp lạnh có ngày sản xuất mới nhất, vì việc rã đông và tái đông sẽ ảnh hưởng đến hương vị của chúng.

Nếu bạn mua cá hồi cắt, nên chú ý đến màu sắc của chúng. Thịt cá hồi tươi có màu đỏ cam. Nếu màu trắng hoặc thâm, là chất lượng không tốt lắm. Cá hồi tươi sẽ có tính đàn hồi khi chạm vào, ấn xuống sẽ dần hồi phục. Loại không tươi sẽ ngược lại.

Ngoài ra, bề mặt của cá hồi tươi mọng nước, không khô, vì hàm lượng nước là một chỉ số quan trọng về độ tươi của cá hồi, nếu thấy những đốm nâu trên bề mặt và bên ngoài thì không nên mua.

TDMVSK sưu tầm.

by Tháng Tư 27, 2019 Comments are Disabled Bệnh & Chương trình, Bí quyết sống khoẻ mạnh
CD “TÚI KHÔN 2” – 12 câu chuyện thật thâm thuý

CD “TÚI KHÔN 2” – 12 câu chuyện thật thâm thuý

Bài 1: MÓN QUÀ THỜI GIAN

            Thời gian tuy miễn phí, nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu thời gian, nhưng có thể sử dụng nó. Bạn không thể giữ lại thời gian, nhưng có thể tiêu dùng nó. Và một khi đánh mất thời gian rồi, bạn không bao giờ có thể lấy lại.

Bài 2:  NHỮNG NỤ HÔN TRONG HỘP QUÀ

Khi nhận được quà từ người thân thương, ta không chỉ nhìn vào món quà mà là nhìn vào thành ý tốt đẹp của người tặng quà.  Chính điều đó sẽ làm cho món quà trở nên vô giá như những nụ hôn trong hộp quà!

Bài 3: MỌI SỰ SẼ QUA ĐI

Quá khứ dù tốt cũng đã qua.   Tương lai dù gian nan vẫn phải tiến tới.  Thời gian cứ trôi qua, không thể nào níu giữ được.  Chuyện vui buồn ngày hôm nay, ngày mai sẽ trở thành quá khứ.  Đừng đắn đo, đừng tiếc nuối, hãy trân quý hiện tại và sẵn sàng đối diện với tương lai.

Bài 4: CHO ĐI VÀ NHẬN LẠI

Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được rất nhiều hơn thế – đó là niềm vui vô hình, sâu thẳm trong tâm, mà bạn không chạm vào được. 

Bài 5: BUÔNG XẢ

Trong cuộc sống, nhiều người khi cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng thường tìm đến cội nguồn tâm linh để giải tỏa bế tắc và tâm thanh thản.

Đôi lúc buông xả cũng là cách để bạn có thể cảm thấy cuộc sống hạnh phúc hơn. Buông xả mọi phiền não trong cuộc sống để tâm bình an và thanh thản…

Bài 6: ĐỐI MẶT VỚI THỬ THÁCH

Vạn vật trên trời đất phàm là con người hay hoa lá, cỏ cây nếu sống trên đời thì ắt hẳn đều phải trải qua những ngày tháng mưa gió, nóng lạnh khắc nghiệt với những thay đổi của thời tiết, của môi trường sống để có thể vươn lên, có thể sinh trưởng và phát triển. Nếu muốn bản thân khi mới sinh ra đã hoàn hảo, cứng cáp, giỏi giang ngay từ đầu thì là điều không thể.

Bài 7: CHUYỆN NỒI CƠM CỦA KHỔNG TỬ

Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! 

Bài 8: TRONG CÁI RỦI CÓ CÁI MAY

Có những điều tưởng chừng như thuận lợi ban đầu lại có kết thúc tồi tệ và ngược lại.  Hai điều họa-phước, may-rủi trong cuộc sống xem ra cứ xoay vần với nhau. 

Bài 9: TIẾNG NÓI CỦA THIÊN NHIÊN

Nếu biết thưởng ngoạn, chúng ta sẽ thấy thiên nhiên là người họa sĩ tài ba có khả năng tạo ra những tuyệt tác với vẻ đẹp bất tận!

Bài 10: MỖI NGƯỜI MỖI NỖI KHỔ

“Tôi nghĩ rằng: Nỗi đau của tôi quá lớn. Không ai… phải, không ai có thể chia sẻ được với tôi. Tôi đau xót vì thấy mình thật cô đơn. Tôi muốn mình thoát khỏi tình trạng này, tôi đã chịu quá nhiều đau khổ rồi. Thế nên tôi quyết định… nhảy xuống từ lầu 9 căn chung cư…”.

 Bài 11: NGUYÊN TẮC 90/10

Bạn thật sự không kiểm soát được 10% điều đang xảy ra trong cuộc sống của bạn, nhưng còn 90% kia được quyết định bởi phản ứng của bạn.

Bài 12: ĐỪNG MONG

Thành công, chiến thắng mà không cần cố gắng thì có giá trị gì?!  Hãy bớt mong đợi mà thay vào đó là hãy bắt tay làm việc và không ngừng vượt lên mọi khó khăn!

NGHE TẤT CẢ TRONG CÙNG 1 PLAYLIST:

“Tôi không thể cứu giúp hết mọi người nghèo trên thế giới này.

Nhưng tôi có thể giúp người nghèo tôi gặp trước mắt.

Và như thế cũng bớt đi được một người nghèo!”

(Mẹ Thánh Têrêxa Calcutta)

Hội Từ Thiện Hồng Ân.

by Tháng Tư 7, 2019 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh, Tâm Linh
Dịch Cân Kinh Tổng Hợp

Dịch Cân Kinh Tổng Hợp

Dịch Cân Kinh (phiên âm “Yin Jin Ching”) là gì ? Dịch là thay đổi, Cân là gân cốt, Kinh là bài học quí giá.

Dịch Cân Kinh chỉ cho ta phương pháp luyện tập gân cốt và ý chí chuyển yếu thành mạnh, là phương pháp kết hợp nguyên tắc Thiền và động tác (Động và Tỉnh), giữa Cương và Nhu, giữa Thần và Khí (Tâm và Hơi thở), giữa Khí và Lực (Hơi thở và Sức mạnh).
Năm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn, Hà Nam, xây dựng chùa Thiếu Lâm, đã có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Ông nhận thấy nay đem một tín ngưỡng đi truyền tụng có khi trái với tín ngưỡng của dân bản xứ, dễ xảy ra xung đột. Do vậy các đệ tử của ông vừa lo học lý thuyết Phật Pháp vừa phải luyện võ để tự vệ (Môn phái Thiếu Lâm xuất hiện và tồn tại đến ngày nay).

Nhiều người xin nhập môn nhưng thể lực kém, không thể luyện võ được, Tổ Sư bèn truyền đạt một phương pháp luyện tập được gọi là Đạt Ma Dịch Cân Kinh để chuyển biến thể lực yếu kém thành mạnh khỏe. Cách tập đơn giản nhưng hiệu quả to lớn vì tiêu trừ được các bịnh tật hiểm nghèo.
Ngày nay người ta nghiên cứu là phương pháp này chữa được rất nhiều bịnh, ngay cả bịnh ung thư, tiểu đường cũng khỏi và bây giờ người ta áp dụng lý thuyết khí huyết của Đông y để chứng minh. Sức khỏe của con người liên quan chặt chẽ với khí huyết, về điều này thì ta thấy rõ ràng.

Trong Đông y, cái gọi là huyết thì không thể hạn chế và tách ra từng mặt như máu loãng hay đặc, hồng cầu nhiều hay ít, sắc tố như thế nào… mà nghiên cứu, mà dùng cách nhìn nhận toàn diện của quá trình sinh lý và quá trình tuần hoàn của huyết mà xem xét. Theo Đông y, một khi khí huyết không thông là tắt kinh lạc, do vậy các phế vật trong cơ thể cần thải mà không thải ra được. Vì máu lưu thông chậm, nên các chất keo, dịch, gân và các chất khô… không đủ nhiệt năng nên công năng của máu giảm sút không thể thải được những chất cần thiết trong cơ thể ra ngoài.
Luyện Dịch Cân Kinh, tay vẫy đúng phép, miệng, dạ dày mở, máu mới sinh ra nhiệt năng đầy đủ, làm các vật chèn ép mất thăng bằng trong cơ thể bị xóa bỏ thì mới khỏi bịnh.
Vậy theo Dịch Cân Kinh, cơ hoành lên xuống dễ dàng, ruột, dạ dày, thận tiếp được khí nên gây được tác dụng hưng phấn. Khi chức năng của máu tăng, thì giúp được việc tống cựu nghinh tân tốt, khí huyết thăng bằng là khỏi bịnh. Một số người sau đây đã luyện tập Dịch Cân Kinh có hiệu quả:
Cụ Quách Chu, 78 tuổi, phát hiện u ở não và ở phổi. Luyện tập ngày ba buổi. Mỗi buổi 1800 lần. Tập đều sau ba tháng thì tan khối u và khỏi bịnh.
Ông Trương Công Phát,43 tuổi, phát giác ung thư máu, luyện tập Dịch Cân Kinh ngày 3 buổi, mỗi buổi 4800 lần (có dùng dưỡng tâm can), sau ba tháng khỏi bịnh. Đã ba năm nay vẫn khỏe mạnh.
Cụ Từ Mạc Đính, 60 tuổi, ung thư phổi, và bán thân bất toại. Luyện tập sau 3 tháng thì hết bán thân bất toại, kiểm tra khối u cũng tan mất.
Nguyên nhân bịnh ung thư trên thế giới đang bàn cãi, ngay thuốc dưỡng tâm can cũng không phải là thuốc đặc hiệu chữa trị mà là giúp tim hoạt động tốt để thải chất độc.
Vì quá trình sinh lý cơ thể của con người là một quá trình phát triển, nó mang một nội dung đấu tranh rất phức tạp giữa cái sống và sự chết. giữa lành mạnh và bịnh tật, giữa già háp và trẻ dai. Nhưng kết quả cuộc đấu tranh là các nhân tố nội tại quyết định chớ không phải do hoàn cảnh bên ngoài.
Vậy cơ thể con người là một chỉnh thể hoạt động. Trong vận động các lục phủ ngũ tạng đều dựa vào nhau tức là tương sinh, ức chế lẫn nhau tức là tương khắc. Nhưng khí huyết có tác dụng đến khắp tất cả các lục phủ ngũ tạng, cho nên việc phát sinh bịnh ung thư cũng do khí huyết lưu thông không chu đáo mà ra. Đông y đã xác định là cuộc đấu tranh của cơ thể với bịnh ung thư là một cuộc đấu tranh nội bộ ở trong cơ thể con người. Từ đó mà xây dựng quan điểm cho rằng bịnh ung thư là bịnh chữa được.
Đương nhiên bịnh tật là do sự trì trệ khí huyết mà nó làm cho hao tổn thêm khí huyết. Vậy công việc luyện tập cho khí huyết thay đổi là tự chữa được bịnh. Từ đó mà tạo được lòng tin vững chắc của người bịnh đối với việc tự chữa được bịnh ung thư, để tập trung tinh thần và ý chí đầy đủ để luyện tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh, vì phương pháp này thay đổi và tăng cường khí huyết. Nó cũng chữa được bịnh trĩ nội và trĩ ngoại. Ông Hà Thúc Nguyên bị trĩ nội và chứng đầy bụng, chỉ tập một tháng là khỏi. Luyện tập Dịch Cân Kinh thấy ăn tốt ngủ ngon là việc phổ biến tốt, đã làm tăng sức khỏe các bịnh nhân nói chung và chữa được nhiều chứng bịnh như : suy nhược thần kinh, cao huyết áp, bịnh tim các loại, bán thân bất toại, bịnh thận, hen suyễn, lao phổi, trúng gió méo mồm và lệch mắt.
Đông y cho rằng vấn đề cơ bản của bịnh tật là do khí huyết (âm, dương) mất thăng bằng mà sanh ra. Luyện Dịch Cân Kinh là giải quyết vấn đề này. Nên đối với đa số các loại bịnh, nhất là bịnh mãn tính đều có thể chữa được cả.

Phương Pháp Luyện Tập Dịch Cân Kinh
Đầu tiên là nói về tư tưởng:
Phải có hào khí, nghĩa là có quyết tâm luyện tập cho đến nơi đến chốn, vững vàng, tin tưởng, không vì lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ dở.
Phải lạc quan, không lo sợ đang mang bịnh mà mọi người gọi là hiểm nghèo, phải tin tưởng rằng mình sẽ thắng bịnh do việc luyện tập Dịch Cân Kinh.

  1. Tư Thế Luyện Tập:Đầu treo lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng thẳng, thắt lưng mềm dẻo, hai cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay mềm, hai bàn tay ngửa ra phía sau xòe ra như cái quạt. Trong khi vẫy, hậu môn phải thót, gót chân lỏng, bàn chân phải cứng, các ngón chân bám chặt như bám trên đất trơn. Đây là những quy định cụ thể của các yêu cầu cơ bản khi tập luyện Dịch Cân Kinh.
  2. Dựa theo yêu cầu này,khi tập vẫy tay thì cơ hoành trở lên phải giữ cho được trống không, buông lỏng, thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc luyện tập. Xương cổ buông lỏng để có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên, không mím môi, ngực trên buông lỏng để phổi tự nhiên. Hai cánh tay để tự nhiên giống như hai mái chèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bám sát mặt đất, gót chân để phẳng lên mặt đất. Bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương sống thẳng như cây gỗ. Khi vẫy tay nhớ nhẩm câu: “Lên có xuống không”. Nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau, khi tay trả lại phía trước là do quán tính, không dùng sức đưa tay ra phía trước (xuống).
  3. Trên ba dưới bảy:Là phần trên để lỏng độ ba phần khí lực, phần dưới lấy gân sức độ bảy phần khí lực. Vấn đề này quán triệt đầy đủ thì hiệu quả sẽ tốt.
  4. Mắt nhìn thẳng:không nghĩ ngợi gì cả, miệng nhẩm đếm số lần vẫy.

Các bước tập cụ thể như sau :
a) Đứng hai bàn chân bằng khoảng cách hai vai.
b) Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai, các ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay ra phía sau.
c) Bụng dưới thót lại, lưng thẳng. Bụng trên co lại, cổ để lỏng, đầu và miệng bình thường.
d) Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót sát đất, bắp chân và đùi chân căng thẳng.
e) Hai mắt chọn một điểm ở đàng xa làm mục tiêu để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, luôn chú ý vào các ngón chân đang bám đất. Đùi và bắp chân cứng. Thót hậu môn thật chặt và nhẩm đếm.
f) Dùng sức vẫy hai tay về phía sau, khi trả hai bàn tay về phía trước, chú ý để nó buông theo quán tính, tuyệt đối không dùng sức. Tuy nhiên chân vẫn lấy gân cứng lên, hậu môn vẫn thót và co lại không lơi lả.
g) Vẫy tay từ 200, 300, 400, 500, 600, 700 lần, dần dần tăng lên đến 1800 lần vẫy (tương đương với 30 phút).
h) Phải có quyết tâm đều đặn tập trung vào sự luyện tập, không nên nóng, tập nhanh, tập nhiều vì dục tốc bất đạt. Nhưng cũng không nên tùy tiện, bữa tập nhiều, bữa tập ít hoặc nghỉ tập, vì như vậy sẽ làm mất lòng tin trong sự luyện tập, khó có hiệu quả.

Bắt đầu tập luyện, không nên làm tổn thương các ngón chân (Sau mỗi buổi tập, vuốt ve các ngón chân mỗi ngón chín lần). Nôn nóng muốn khỏi bịnh này mà dùng nhiều sức sẽ không đem lại kết quả. Có quyết tâm nhưng phải từ từ tiến dần mới đúng cách và kết quả tốt. Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến “trên nặng dưới nhẹ” là sai hỏng.
Khi đã vẫy tay đến 600 lần trở lên thì thường hay có trung tiện (đánh địt), hắt hơi và hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng….. chỉ là hiện tượng bình thường, đừng lo ngại. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với vũ trụ là “Thiên khinh Địa trọng” (Trên nhẹ dưới nặng), đấy là quy luật sinh hợp với vũ trụ: Thiên khinh Địa trọng.
Sở dĩ bịnh gan là do khí huyết của tạng gan không tốt gây nên khi bị tích lũy làm cho gan khó bài tiết. Do đó ảnh hưởng đến ống mật và cả tỳ vị. Luyện Dịch Cân Kinh có thể giải quyết được vấn đề này, nếu sớm có trung tiện là kết quả tốt.
Về bịnh mắt, luyện Dịch cân kinh là có thể khỏi chứng đau mắt đỏ với các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí chữa được cả chứng đục thủy tinh thể. Trong nội kinh có nói mắt nhờ huyết mà nhìn được. Khi khí huyết không dẫn đến được các bộ phận của mắt thì thường sinh ra các bệnh tật của mắt.
Đôi mắt là bộ phận của thị giác và cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể.

Những Phản Ứng Khi Luyện Tập Dịch Cân Kinh
Khi luyện tập, cơ thể có những phản ứng nhưng tất cả đều là hiện tượng thải bịnh, không nên lo nghĩ. Sau đây là 34 phản ứng thông thường và còn nhiều phản ứng khác không kể ra hết được.

  1. Đau buốt, 2. Tê dại, 3. Lạnh, 4. Nóng, 5. Đầy Hơi, 6. Sưng
  2. Ngứa, 8. Ứa nước giải, 9. Ra mồ hôi, 10. Cảm giác như kiến bò
  3. Giật gân, giật thịt, 12. Đầu khớp xương có tiếng kêu lụp cụp
  4. Cảm giác máu chảy dồn dập, 14. Lông tóc dựng đứng
  5. Âm nang to lên, 16. Lưng đau, 17. Máy mắt mi giật
  6. Đầu nặng, 19. Hơi thở nhiều, 20. Nấc, 21. Trung tiện
  7. Gót chân nhức như mưng mủ, 23. Cáu trắng dưới lưỡi24. Đau mỏi toàn thân, 25. Da cứng, da chân chai rụng đi,
  8. Sắc mặt biến đi,27. Huyết áp biến đổi, 28. Đại tiện ra máu,
  9. Tiểu tiện nhiều, 30. Nôn mửa, ho, 31. Bịnh từ trong da thịt bài tiết ra,
  10. Trên đỉnh đầu mọc mụt, 33. Ngứa từng chỗ hay toàn thân,
  11. Chảy máu cam.
    Các phản ứng trên đây là do trọc khí bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ các thứ ứ đọng gọi là bịnh tật. Khi có sự phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí, nếu ta vẫn tập luyện sẽ sản sinh ra các chất bồi bổ có lợi cho chánh khí. Ta tập đúng cách và làm tăng sức đề kháng, nó đẩy cặn bã trong cơ, gan, thần kinh và các tế bào khác mà mạch máu lưu thông bình thường không thải nổi.
    Nhờ luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên mới sinh ra phản ứng. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là đã khỏi một căn bịnh. Cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.

Luyện tập dịch cân kinh đạt được 4 tiêu chuẩn sau
1-Nội trung:
Tức là nâng cao can khí lên, then chốt là điều chỉnh tạng phủ, lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu.
2-Tứ trưởng tố:
Tức là tứ chi phối hợp với các động tác theo đúng nguyên tắc luyện tập. Tứ trung tố song song với nội trung sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh.
3-Ngũ tam phát:
Nghĩa là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Đó là :
4-Bách Hội: Một huyệt trên đỉnh đầu,
Gio cung: huyệt ở hai bàn tay,
Dũng tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân.
Khi luyện tập thì 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt . Nhâm đốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả, nó làm tăng cường thân thể, tiêu trừ các bịnh nan y mà ta không ngờ.
Lục phủ minh:
Đó là ruột non. ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng tam tiêu sẽ thông suốt, nghĩa là không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn, tiêu hóa, bài tiết được thuận lợi nên không trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh sản có sức tiếp, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.

Một số điều cần lưu ý khi luyện tập:

  1. Số lần vẫy tay: không dưới 800 lần, từ 800 lần trở lên dần dần đến 1800 lần (khoảng 30 phút) mới tới ngưỡng cửa của điều trị. Người bịnh nặng có thể ngồi mà vẫy tay, tuy nhiên phải nhớ thót hậu môn và bấm 10 đầu ngón chân.
  2. Số buổi tập: Sáng thành tâm tập mạnh, Trưa trước khi ăn tập vừa. Tối trước khi ngủ tập nhẹ.
  3. Có thể tập nhiều tùy theo bịnh trạng: Có những bịnh nhân nâng số lần vẫy tay lên đến 5 hay 6 ngàn lần trong mỗi buổi tập. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon ngủ tốt, tiểu và đại tiện thấy điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ số lần vẫy tay khi luyện tập là thích hợp.
  4. Tốc độ vẫy tay: Theo nguyên tắc thì nên chậm. Bình thường thì vẫy 1800 lần là hết 30 phút. Vẫy lúc sau hơi nhanh hơn lúc đầu một chút. Khi đã thuần thì vẫy hẹp vòng. Bịnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều hơn. Bịnh nặng thì nên vẫy hẹp vòng và chậm, bớt dùng sức. Vẫy tay nhanh quá làm cho tim đập nhanh, mau mệt, mà chậm quá thì không đạt tới mục đích. Vì luyện tập là cần có mạch máu lưu thông.
  5. Khi vẫy tay dùng sức nhiều hay ít, nặng hay nhẹ: Vẫy tay là môn thể dục chữa bịnh chớ không phải là một môn thể thao khác biệt. Đây là môn thể dục mềm dẻo, đặc điểm của nó là dụng ý không dùng sức, nhưng nếu vẫy tay nhẹ quá cũng không tốt, bởi vì bắp vai không lắc mạnh thì lưng và ngực không chuyển động nhiều, tác dụng sẽ giảm đi. Vẫy tay không chỉ có chuyển động cánh tay mà chính yếu là chuyển động hai bắp vai. Bịnh phong thấp thì nên dùng sức ở mức nặng một chút. Bịnh huyết áp thì nên dùng sức ở mức nhẹ và vẫy tay chậm.
    Nói tóm lại phần lớn tự mình nắm vững tình trạng, phân tích các triệu chứng sau khi nghe sự nhận xét của mọi người, tự mình cảm nhận sự biến chuyển trong cơ thể: nhanh nhẹn, hồng hào, tươi tỉnh hay là xấu hơn trước. Tự mình suy nghĩ rồi quyết định cách tập trên nguyên tắc là tập thế nào cho cảm thấy thoải mái, dễ chịu là đúng, là tốt nhất. Đông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích (ích lợi cho cơ thể), còn động tác mạnh là loại bỏ các chất cặn bã có hại cho cơ thể (bệnh tật). Lý luận này đang được nghiên cứu.
    Khi vẫy tay về phía sau dùng sức bảy phần. Khi vẫy tay về phía trước thuộc về quán tính, còn chừng 5 phần.
    Đếm số lần vẫy tay, đếm không phải để nhớ mà có tác dụng làm cho đầu óc bình tỉnh, có tác dụng tốt cho não được căng thẳng và không nghĩ ngợi lung tung. Chân âm được bồi dưỡng.
    Hoàn cảnh khi luyện tập (nơi chốn): Không có khác biệt, ở nơi đâu cũng tập được. Dĩ nhiên nơi nào không khí trong lành và yên tĩnh vẫn tốt hơn.
    Trước và sau khi tập: Trước khi tập, đứng bình tỉnh cho tim được thoải mái, đầu óc được yên tĩnh để chuyển hóa về tâm lý và sinh lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhàng, thoải mái như trong môn khí công. Sau khi tập cũng phải bình tĩnh vê 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân đủ 9 lần. Người không đủ bình tĩnh, nên cần chú ý đến điểm này,
    Luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép: Sau khi tập thấy ngứa và bụng nhẹ nhàng, hơi thở điều hòa, mắt sáng, nước giải ứa ra nhiều, đại tiện dễ dàng, ăn ngon ngủ tốt, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần, thì đó là đã luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép. Sau khi luyện tập, đa số thấy có phản ứng, nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau. Nguyên nhân chính là khi tập, tư thế có thích hợp với người tập hay không.
    Khi tập cần chú ý các điểm sau đây:

Nửa thân trên buông lỏng (thượng hư).

  • Nửa thân dưới giữ chắc, căng mạnh (hạ thực),
  • Khi tay trả về phía trước, không dùng sức (nhẹ),
  • Tay vẫy về phía sau, dùng sức (nặng, mạnh),
  • Mỗi lần tập tăng dần số lần vẫy tay.
    Tập ngày 3 buổi, kiên quyết tự chữa bịnh cho mình.
  1. Sự liên quan giữa tinh thần và hiệu quả khi tập luyện: Hết lòng tin tưởng, kiên quyết tới cùng. Tập đủ số lần nhứt định, tập thường xuyên thì hiệu quả rất tốt. Nếu khi tập khi nghỉ, không đủ số lần tập nhất định, trong lòng còn nghi hoặc, bị động theo dư luận, thấy phản ứng lo sợ vội bỏ tập thì nhất định không hiệu quả.
  2. Vẫy tay có sinh ra bệnh gì không ? Có thể sinh bịnh do tư thế không đúng, làm sai nguyên tắc. Nhưng trong trường hợp này cũng hãn hữu, không tới 1%.
  3. Khi tập nên tránh đứng đầu ngọn gió cả mùa hè lẫn mùa đông. Tóm lại cần lưu tâm những điểm sau:
    Khi tập luôn bám chặt các ngón chân vào mặt đất.
    Thót hoặc co hậu môn thật mạnh để giữ thế “thượng hư hạ thật”.
    Vẫy tay từ ít tới nhiều và phải đạt 1800 trở lên mới có hiệu quả.
    Khi gặp phản ứng đừng ngại, đó là diễn biến tốt, cứ tập số lần như cũ. Khi hết phản ứng sẽ tăng số lần vẫy tay lên.
    Giữ vững lòng tin, kiên trì quyết tâm tin tưởng, tập luyện tới cùng, chắc chắn sẽ đẩy lùi các bịnh tật ta đang mắc phải.
    Luyện tập Dịch Cân Kinh không chỉ chữa khỏi bịnh mà còn là một phương pháp phòng bịnh rất hữu hiệu.


TDMVSK sưu tầm


by Tháng Tám 20, 2018 Comments are Disabled Bệnh & Chương trình, Bí quyết sống khoẻ mạnh, Tài liệu Bệnh & Chương trình