LỜI HAY Ý ĐẸP

Tách cà phê cuộc đời

TÁCH CÀ PHÊ CUỘC ĐỜI

Một nhóm sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường đều có công việc tốt, rủ nhau về thăm thầy giáo cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu phàn nàn về những căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống.

Nghe vậy, thầy đi vào bếp và quay trở ra với một bình cà phê lớn cùng những chiếc tách khác nhau. Chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thuỷ tinh, chiếc bằng pha lê, có vài chiếc tách trông rất đơn giản, nhưng cũng có cái rất đắt tiền. Người thầy bảo các học trò tự chọn tách và rót cà phê cho mình. Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, ông bắt đầu nói:

– “Nếu chú ý, các em sẽ nhận ra điều này. Những chiếc tách đắt tiền và đẹp đều được lấy hết, chẳng ai đụng đến những chiếc tách rẻ tiền cả. Điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn gốc của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.

Điều mà chúng ta thực sự cần là cà phê, chứ không phải chiếc tách, nhưng ai cũng vội vàng chọn những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.

Bây giờ mọi người hãy suy ngẫm điều này nhé!

Cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách.
Chúng là công cụ để giữ và chứa đựng cuộc sống, và không làm thay đổi phẩm chất  cuộc sống chúng ta. Đôi khi, vì chúng ta cứ tập trung vào ‘chiếc tách’, và bỏ qua việc thưởng thức hương vị cà phê mà cuộc sống tặng cho chúng ta”.

– Người hạnh phúc nhất không phải là người có tất cả những thứ tốt nhất. Họ chỉ trân trọng mọi thứ mà họ có.

Hãy sống đơn giản,
trao yêu thương,
quan tâm sâu sắc
và nói những lời đẹp đẽ.

Namo Buddhaya

TĐMVSK sưu tầm

by Tháng Chín 30, 2017 Comments are Disabled LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh

Danshari: Từ chối – Vứt bỏ – Tránh xa

Sống đơn giản cho đời thanh thản’

* Danshari, trào lưu giúp người Nhật sống hạnh phúc

TỪ CHỐI – VẤT BỎ – TRÁNH XA

Phong cách sống tối giản đã trở thành hiện tượng ở Nhật Bản, còn được biết đến với tên gọi Danshari đang dần len lỏi vào cuộc sống của một số bạn trẻ ở Việt Nam. Rất nhiều người tán đồng và mong muốn được trải nghiệm triết lý tối thiểu hóa nhu cầu để sống hạnh phúc hơn của tinh thần Danshari, nhưng phần lớn mọi người đều cho rằng họ chỉ có thể thực hiện được nếu còn độc thân hay sống một mình.

Ngôi nhà của bạn sẽ chẳng thể ngăn nắp nổi chứ đừng nói là tối giản khi con bạn luôn có một đống đồ chơi lộn xộn và bạn luôn phải tất bật chăm lo cho bé mà chẳng còn thời gian để dọn nhà. Nhưng đó chỉ là quan niệm cố hữu, gia đình anh Naoki Numahata đã có một cuộc sống hạnh phúc nhờ Danshari.

Phong cách sống tối giản Danshari bắt đầu được nói nhiều đến vào khoảng năm 2010-2011 ở Nhật, đặc biệt sau khi thảm hoạ động đất sóng thần đột ngột cướp đi hàng ngàn sinh mạng, khiến nhiều người đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống.

Tinh thần của Danshari gói gọn trong chính 3 từ viết tắt tạo thành cái tên của lối sống này:

Dan – nghĩa là từ chối (đem về nhà những vật dụng không cần thiết), 

Sha – nghĩa là vứt bỏ (những thứ lỉnh kỉnh vướng víu trong nhà) và 

Ri – là tránh xa (cám dỗ mua sắm vật chất).

Gần đây hãng hãng tin Reuters có bài cập nhật về phong trào đang ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong xã hội Nhật Bản.

“Ít hơn chính là có nhiều hơn”, ít đồ đạc, vật chất nghĩa là bớt phiền hà khi không phải mất nhiều thời gian cho việc chăm sóc nhà cửa, lau dọn đồ đạc, mua sắm. Để rồi có được nhiều thời gian hơn cho những việc ý nghĩa hơn.”

Đến cuối 2015, người đọc Việt Nam mới được tiếp cận Danshari qua một số bài báo giới thiệu.

Nhưng lối sống đơn giản, khiêm tốn, thân thiện với thiên nhiên này đang dần lôi cuốn được

nhiều bạn trẻ.

Không chỉ là câu chuyện mua sắm,

Danshari chính là cách giải thoát những áp lực vô hình của cuộc sống vật chất hiện đại lên tinh thần và sức sáng tạo của con người. Danshari, nói khác đi, là cách nói không với sự sùng bái vật chất thái quá đến mức bỏ qua các giá trị sống bền vững.

Tuy vậy những người theo lối sống Danshari không sùng bái của cải, vật chất, nhưng cũng không phải là họ không tôn trọng đồ vật, sẵn sàng vứt bỏ những thứ không cần thiết để nhà cửa gọn gàng hơn. 

Có rất nhiều cách để bạn “tạm biệt” các món đồ đã từng gắn bó với mình như cho, tặng, trao đổi. Thậm chí Danshari chính là biểu hiện cao hơn của việc trân quý đồ vật và vật chất phục vụ cuộc sống.

Bởi khi bạn từ chối mua những thứ mình không thật sự cần, nghĩa là bạn sẽ không có cơ hội biến chúng trở thành thừa thãi và bị bỏ xó (thậm chí từ chối cả những mặt hàng miễn phí nếu mình không thật sự cần đến), đó chẳng phải là cách tôn trọng đồ vật và muốn chúng có ích hơn hay sao?

Ngay từ khi ra đời, phong cách này đã được giới trẻ hết sức ủng hộ vì phù hợp với khát khao trải nghiệm và mong muốn có cuộc sống tự do phóng khoáng, muốn giải phóng mình khỏi tất cả những vướng bận đời thường.

Tuy nhiên, những người có gia đình vốn đã mệt mỏi với việc nhà dồn đống hàng ngày, dù rất muốn áp dụng lối sống này nhưng vẫn khó có thể biến nó thành hiện thực bởi nhiều trách nhiệm ràng buộc với con cái. Quan niệm cho rằng “trẻ con luôn đồng hành cùng sự lộn xộn” đã khiến họ bỏ cuộc ngay từ khi chưa bắt đầu.

Tuy nhiên, anh Naoki Numahata, một người cha 42 tuổi ở Nhật đã chứng minh, vợ chồng anh hoàn toàn có thể cũng sống tối giản cùng với con gái nhỏ 4 tuổi Ei trong căn hộ nhỏ rộng 39 m2 của gia đình.

Khi bé Ei muốn chơi đồ chơi, em sẽ không đi đến phòng chơi và cũng chẳng cần góc chơi nào trong căn hộ. Thay vào đó, cô bé nhận được một chiếc giỏ nhỏ chứa tất cả tài sản quý báu nhất của mình – một con búp bê, một con Thỏ Minions với một số xe hơi, một đồ chơi yoyo… và chơi ngay trên sàn gỗ trắng sạch sẽ trong căn hộ của mình.

Căn hộ gần như trống rỗng, không có gì trên quầy bếp. Trong ngăn kéo chỉ có ba bộ đũa, hai bộ dao kéo của trẻ em. Ngăn tủ đựng bữa ăn sáng chứa một ổ bánh mì và một lọ mật ong.

Anh Numahata chỉ có hai cặp quần âu, bốn cái áo sơ mi và bốn cái áo phông, năm cặp đồ lót và bốn cặp vớ trong tủ quần áo. 

Ei có hai bộ đồng phục trên treo giá và hai ngăn kéo nhỏ cho quần áo thường xuyên của cô bé. 

Anh Numahata nói rằng vợ anh không phải là người theo chủ nghĩa tối giản nên cô có có năm ngăn kéo cho tất cả quần áo, mùa đông và mùa hè.

Anh Numahata đã có được cảm hứng từ một bức ảnh trong cuốn tạp chí về ngôi nhà Nhật Bản gần như trống không. Anh cũng đã viết một cuốn sách cùng với một người yêu thích lối Danshari, Fumio Sasaki.

Anh cho biết,

“Vào thời điểm chúng tôi sinh con gái, nơi ở của chúng tôi đã rất lộn xộn”,“Nó khiến tôi muốn biến ngôi nhà của mình thành giống như căn hộ trên cuốn tạp chí đó. Chúng tôi đã cho đi rất nhiều thứ, và tôi thực sự thích cảm giác giải phóng mà tôi nhận được từ việc có ít đồ đạc”.

Sau khi dọn sạch xong căn nhà bừa bộn, anh Numahata làm cho vợ mình một tách cà phê. Cô ấy ngồi trong căn phòng trống rỗng, uống nó và nói rằng cà phê rất ngon, đó là lúc anh Numahata nhận ra rằng cà phê ngon hơn khi không gian và tâm trí của họ thoáng đãng.

 

Nó đã thay đổi cách sống của họ, giờ đây gia đình họ có nhiều thời gian để đi chơi hơn. Cô con gái Ei của anh Numahata hiện cũng là thế hệ Danshari đời thứ hai một cách rất tự nhiên.

Khi con bé lớn hơn, tất nhiên bé muốn mua đồ chơi”, anh cho biết, nhưng “khi mua hàng, chúng tôi sẽ chỉ mua những thứ nhỏ đựng vừa trong giỏ của con bé”.

Có thể nhiều người sẽ cho rằng đây là cách sống tối giản cực đoan, nhưng khái niệm về việc sở hữu ít hơn đã trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây, như một liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa tôn sùng vật chất và sự dư thừa. Đối với gia đình Numahata và những người khác giống như họ, ít thực sự là nhiều hơn.

Điều này trái ngược với xu hướng “hygge” của Đan Mạch – khi luôn tạo không gian ấm cúng hơn với thảm, nến và những thứ đẹp mắt khác khiến bạn cảm thấy ấm áp.

Bởi vì Nhật Bản là đất nước của Thần Đạo và Phật giáo. Ý tưởng chính là Danshari là nếu bạn có một môi trường lộn xộn, tâm trí của bạn cũng sẽ không được minh bạch. Bà Hideko Yamashita, 63 tuổi, người khởi xướng xu hướng Danshari được truyền cảm hứng từ đức tin của mình về những gì mình thật sự cần thiết và cách để thoát khỏi sự giới hạn và ám ảnh của vật chất.

“Ở Nhật Bản có rất nhiều người bị trầm cảm. Đầu óc họ có quá nhiều thông tin. Họ lặn ngụp trong những suy nghĩ của mình”, bà Yamashita nói:

Theo bà, quá trình loại bỏ đồ đạc hữu hình cũng giúp loại bỏ những phiền phức vô hình.

Anh Fumio, một người theo chủ nghĩa tối giản khác cũng nhận ra rằng:

Chúng ta thường nghĩ rằng mình càng có nhiều thứ trong tay, mình sẽ càng hạnh phúc. Chúng ta cố gắng tích cóp nhiều nhất có thể vì không biết tương lai sẽ ra sao. Điều này có nghĩa chúng ta cần nhiều tiền, và chúng ta bắt đầu nhận định về người khác dựa trên tiềm lực kinh tế của họ. Chúng ta tin rằng phải kiếm được nhiều tiền để cảm thấy mình thành công.

“Thế rồi, tôi quyết định chia tay với rất nhiều đồ đạc mà tôi từng mua sắm, tích lũy qua nhiều năm. Giờ đây, tôi sống mỗi ngày đều cảm thấy tinh thần vui vẻ, hạnh phúc. Tôi cảm thấy hài lòng hơn trước rất nhiều.”

Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống hiện đại, của vòng quay đều đặn của công sở và việc nhà, hãy thử tối giản hóa cuộc sống và nhu cầu của bản thân.

Tối giản chính là xã bỏ, xã bỏ để tự do và thanh thản hơn, để tập trung hơn vào những điều ý nghĩa của cuộc sống.

NAMGIANGTU 

TĐMVSK sưu tầm

by Tháng Chín 20, 2017 Comments are Disabled LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh

10 bí quyết sống khoẻ của giáo sư Vạn Thừa Khuê

10 Bí Quyết Sng Khe Ca Giáo Sư Vn Tha Khuê: Càng Biết Sm, Bn Càng Khe Mnh

Giáo sư Vạn Thừa Khuê, Chủ tịch Hội sức khỏe Trung Quốc, dù đã 85 tuổi nhưng vẫn rất khỏe. Hãy lắng nghe 10 lời khuyên tuyệt vời của ông để có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.

 

Đây là 10 lời khuyên được giáo sư Vạn Thừa Khuê (TQ) đúc kết giúp con người luôn sống khỏemạnh và trường thọ. Hãy xem bạn có thể thay đổi thói quen để duy trì sức khỏe lâu dài hay không.

  1. Sức khỏe là do mình, không phải do trời định

Căn cứ những khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới, sự khỏe mạnh và trường thọ của một người được quyết định bởi 15% do di truyền, 10% do các nhân tố xã hội, 8% do điều kiện trị liệu, 7% do ảnh hưởng khí hậu, và 60% do cá nhân.

Duy trì nguyên tắc ăn uống với phương châm ăn sáng ngon, ăn trưa đủ và ăn tối ít. Nhưng nhiều người chúng ta đang ăn uống ngược lại, phản khoa học, là cách tự “bức tử” sức khỏe.

Hãy nhớ dành cho mình một bữa sáng thơm ngon bổ dưỡng, nhiều năng lượng nhất. Một bữa sáng hoàn chỉnh phải có 4 nhóm thực phẩm: Sữa động/thực vật, trứng gà hoặc thịt, bắt buộc phải có rau và hoa quả.

  1. Thói quen có hại nhất trên đời này chính là hút thuốc

Trong số 5 thói quen có hại nhất thế giới, đứng đầu danh sách chính là thói quen hút thuốc. Người hút thuốc một lần giảm thọ 11 phút, hút thuốc cả đời giảm từ 20 đến 25 năm tuổi thọ.

Điều đáng lưu ý rằng, sáng sớm vừa ngủ dậy nếu hút thuốc ngay sẽ cực kỳ nguy hiểm. Khảo sát cho thấy, người hay hút thuốc thường bị viêm phế quản, viêm phổi, mắc bệnh tim phổi, và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư phổi nếu sức khỏe tổng thể không tốt.

  1. Ăn quá thừa dinh dưỡng cũng giống như trúng độc

Bạn hãy duy trì nguyên tắc ăn uống theo quy luật nhất định, mỗi ngày cần ăn một đĩa rau (khoảng gần 0,8-1kg), ăn 2 trái cây, 3 muỗng dầu thực vật (không được vượt quá 25g); Mỗi ngày 2 bát cơm hoặc tương đương 4 cái bánh bao.

Mỗi ngày nên ăn đủ 5 nhóm thức ăn chứa đạm gồm thịt, cá, trứng, sữa, đậu với lượng thích hợp. Khoảng 1 lạng thịt, một quả trứng gà, khoảng 500ml sữa, 1 miếng đậu phụ hoặc 1 cốc sữa đậu nành, tào phớ, thịt, trứng, sữa, cá khoảng 30g, không nên vượt quá 1 lạng, 6-8 cốc nước và khoảng 6g muối.

Bởi vì nước là nguồn sống của con người. Hiện nay có nhiều người không biết uống nước đúng cách, để khát nước mới uống. Đó là sai lầm, nhất định khi có thời gian rỗi phải uống nước.

Vậy uống 8 cốc trà có được không? Trà không được, cà phê, nước ngọt, bia đều không thể thay thế được nước. Nếu uống trà cũng phải uống trà nhạt, không được uống trà đặc.

  1. Quản lý tốt cảm xúc là quản lý tốt sức khỏe

Làm thế nào để đối phó tốt với những cảm xúc phát sinh mỗi ngày, khi đây chính là một trong những yếu tố giúp bạn giữ tâm trạng và sức khỏe.

Thông thường có 2 cách để giải quyết vấn đề tình cảm, hoặc là im lặng trong lòng, hoặc là bùng cháy, nói hết ra những điều mình cảm thấy. Nhưng điều đó dẫn đến việc hoặc là làm tổn thương chính mình, hoặc là làm tổn thương người khác.

Thế nên, có một bí quyết, không phải hai cách trên, không làm tổn thương ai, đó chính là sự quên đi. Nếu vui thì hãy cười, nếu buồn thì khóc, đặc biệt, đừng làm quá, đừng tức quá lâu, nhanh chóng điều chỉnh lại trạng thái cân bằng.

  1. Con người không phải chết vì già, không phải chết vì bệnh, mà là chết vì tức

Trong sách “Hoàng đế nội kinh” (TQ) từ lâu đã giảng rất rõ ràng rằng, “Phẫn nộ hại gan, phấn khích hại tim, ưu sầu hại phổi, suy nghĩ nhiều hại tỳ, lo sợ hại thận, bách bệnh đều sinh ra từ tức giận”.

Cho nên con người không thể không tức giận, nhưng nhất định phải biết cách tức giận; nhất định không được làm nô lệ của cảm xúc, nhất định phải làm chủ cảm xúc.

  1. Đi bộ là cách rèn luyện sức khỏe cực kỳ tốt

Bất cứ cái gì cũng phải có mức độ, ăn phải có mức độ, ngủ phải có mức độ, luyện tập cũng phải có mức độ, luyện tập quá mức cũng sẽ khiến cho chức năng miễn dịch bị giảm.

Mỗi ngày nên tập thể dục từ 30 phút đến 1 tiếng, có thể sử dụng những phương pháp đơn giản nhất, đi bộ, đi dạo 30 phút cũng được, đó là phương pháp đơn giản, kinh tế và hiệu quả nhất.

Tuy vậy, đi bộ cũng phải có tìm hiểu, nghiên cứu, thanh niên cần đi nhanh, bước nhanh, nhanh tới mức nào? Cần đi được 130 bước/phút, nhịp tim cần đạt 120 lần/phút mới có thể đạt được mục đích rèn luyện tim tạng.

Để đạt tới tốc độ trên, đương nhiên không phải là điều trong phút chốc có thể làm được, cần có một quá trình để thích ứng, nếu bạn có thể kiên trì liên tục trong nửa năm, chức năng tim phổi của bạn sẽ có thể nâng cao rất nhanh, từ 30 – 50%.

Mỗi người nên duy trì mức cân nặng hợp lý, thời trẻ thế nào, khi lớn tuổi cũng không nên quá khác biệt. Ví dụ như bản thân giáo sư Khuê, vẫn duy trì cân nặng hợp lý trong vòng 30 năm qua.

Chẳng may bị béo lên, hãy lập tức kéo cân nặng xuống. Tuy nhiên nói thì dễ, làm mới khó. Vì vậy bạn phải biết tiết chế cái miệng, vận động tay chân. Con người là chết ở cái miệng, lười ở đôi chân.

  1. Chỉ cần 1 lần uống rượu say, cũng giống như một lần mắc bệnh viêm gan cấp tính

Thế giới đã nghiên cứu và “điểm danh” 6 thói quen sinh hoạt gây tổn hại nhất cho sức khỏe, trong đó đứng đầu là hút thuốc, thứ hai là nghiện rượu, uống rượu quá độ.

Nếu chỉ uống một lượng ít thì vẫn còn tốt, một ngày uống 50ml rượu trắng, hoặc uống 100ml rượu nho, hoặc nửa lít đến 1 lít bia là tối đa. Nếu quá đi sẽ làm tổn hại thân thể, hại gan, hại não, hại tim, hại các cơ quan nội tạng.

Một lần uống rượu say, hậu quả sẽ lớn bằng một lần bị viêm gan cấp tính. Vì sao người uống nhiều rượu, trí nhớ không tốt, năng lực nhận biết giảm? Bởi vì một lượng lớn tế bào đại não đã bị giết chết.

  1. Gia đình không hòa thuận, con người sẽ sinh bệnh

Có chuyên gia cho rằng 70% bệnh tật của con người đến từ trong gia đình, 50% bệnh ung thư của người ta xuất phát từ yếu tố gia đình.

Trong gia đình ngàn lần không nên “ngày nào cũng cãi nhau một trận nhỏ, qua 3-6-9 ngày lại cãi nhau một trận lớn”, nhưng cũng không nên trở thành một gia đình hiu quạnh, không tranh luận, không nói chuyện, cả nửa tháng không nói năng gì, như thế không phải trong nội tâm đang giữ lại sự hậm hực hay sao.

Giáo sư Khuê đã từng xem qua một bài báo cáo, nói về một những người ly hôn, những người góa bụa thọ mệnh trở nên rất ngắn, việc này đều có căn cứ khoa học. Cô độc còn đáng sợ hơn nghèo khó, phu thê sống lành mạnh có thể trường thọ, sự cô độc còn dễ khiến xuất hiện vấn đề, dễ gây đoản mệnh, đây là quy luật phổ biến.

Gia đình hoà thuận phải giải quyết 4 vấn đề:

– Cần phải kính trọng người già

– Cần giáo dục tốt con cái

– Cần xử lý tốt quan bệ mẹ chồng nàng dâu

-Vợ chống cân phải có thời gian chăm sóc thương yêu nhau, đây là điều chủ yếu

Làm sao vợ chồng có thể thương yêu nhau dài lâu? Nói hơi dài, nhưng bạn phải đảm bảo 8 nguyên tắc: Kính trọng nhau, yêu thương nhau, tin tưởng nhau, giúp đỡ nhau, khuyến khích nhau, tha thứ cho nhau, nhường nhịn nhau và thấu hiểu nhau.

Mỗi người đều có cá tính riêng, ai cũng có nhược điểm, hãy tự nhắc nhở mình rằng, thôi được, cứ để cô ấy/anh ấy vui là được.

Giáo sư Khuê muốn nhấn mạnh rằng, vợ chồng sống với nhau, khi khỏe yêu nhau thì hãy yêu cả khi ốm. Khi vui yêu nhau thì hãy yêu cả khi buồn. Khi trẻ yêu nhau thì hãy yêu cả khi già đi. Yêu ưu điểm thì hãy yêu cả khuyết điểm.

  1. Hãy dùng lý trí, không để cảm xúc quyết định việc sinh hoạt

Sức khỏe xuất phát từ những thói quen, muốn khỏe, bạn cần thực hiện 7 nguyên tắc:

– Ăn đủ 3 bữa

– Ngủ đủ 8 tiếng

– Vận động tối thiểu 30 phút

– Duy trì nụ cười tổng cộng trong 30 phút

– Nên đi đại tiện hàng ngày

– Nên nói chuyện với vợ/chồng, quan hệ vợ chồng không tốt thì không thể khỏe mạnh, khó làm việc tốt.

– Không hút thuốc, không say rượu.

Mỗi ngày đều khỏe thì cả đời sẽ khỏe. Cần nhớ thêm rằng, ăn được không khỏe, biết ăn mới khỏe. Tùy tiện ăn uống không bao giờ khỏe.

Dựa vào bụng để ăn thì no, dựa vào mồm để ăn thì ngon, còn dựa vào não để ăn thì sẽ khỏe. Hãy ăn sáng như hoàng tử, ăn trưa như người thường, còn ăn tối như kẻ hành khất.

  1. Khoai lang là thực phẩm tốt nhất trên thế giới

Xin mọi người ghi nhớ nguyên tắc sau: Nên ăn 70-80% thực phẩm thực vật, chỉ nên ăn khoảng 20-30% thực phẩm động vật.

Chúng ta hiện nay đang làm ngược lại, vì thế rất nhiều bệnh xuất hiện như béo phì, tiểu đường, thống phong…

Nhiều người không quen ăn rau xanh, không có thói quen ăn hoa quả, trẻ con hiện nay đặc biệt không thích ăn rau xanh. Mỗi ngày nên ăn 2 đến 4 loại hoa quả, 3 đến 5 loại rau xanh, có thể phòng chống ung thư, bảo vệ tim mạch, đây chính là chiến lược dinh dưỡng mới của thế kỷ 21.

Nhật Bản từng là quốc gia mắc bệnh ung thư nhiều nhất, để giảm thiểu tình trạng này, người Nhật đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp, nhưng đều không có hiệu quả, cuối cùng họ đã dần dần tìm ra, chọn lọc ra từ rất nhiều loại rau xanh 20 loại có thể phòng chống ung thư tốt nhất.

Trong đó khoai lang luộc, khoai lang sống đứng vị trí số 1, rau xanh lá đứng thứ 2.

Để phòng chống ung thư, bảo vệ nội tạng, làm mềm huyết quản, thông tiện… đều không thể thiếu hai loại thực phẩm này.

Theo Tạp chí Dưỡng sinh Trung Quốc/Sina

TĐMVSK sưu tẩm

by Tháng Chín 16, 2017 Comments are Disabled LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh, Thực phẩm dinh dưỡng

Chuẩn bị sống tuổi già

 CHUẨN BỊ SỐNG TUỔI GIÀ

 Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi, hãy lắng nghe những lời chân thực nhất

 Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi. Chỉ là hiện tại sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc vẫn còn minh mẫn nên ta cảm thấy mình hãy còn trẻ trung mà thôi. Nhưng tới khi thực sự già đi rồi, bạn biết trông mong vào ai đây?

Nếu bạn có một tổ ấm, thì khi còn chưa nhắm mắt xuôi tay nhất định không được vứt bỏ nó. Nếu bạn có một người bạn đời, hãy bầu bạn và biết trân quý nhau. Nếu bạn có một sức khỏe tốt, hãy bảo trọng lấy mình.

Hãy thử ngẫm xem khi mình già đi, bạn nên làm gì trong chặng đường đời sau cùng ấy.

 Giai đoạn 60 – 70 tuổi: Hãy tự biết thu xếp

Sau khi nghỉ hưu, từ 60 – 70 tuổi, sức khỏe của bạn vẫn còn khá tốt. Nếu có điều kiện, bạn thích ăn thứ gì thì hãy cứ nếm thử một chút, thích mặc thứ gì thì cứ mua về vài bộ, thích chơi thứ gì thì cứ thử xem sao (tất nhiên ngoại trừ những thứ xấu).

Đừng quá hà khắc với bản thân bởi lẽ những ngày tháng như vậy không còn nhiều. Bạn hãy tranh thủ thời gian tận hưởng chúng. Bạn cũng cần học cách quán xuyến tiền bạc. Hãy giữ lại cho mình một căn phòng để ở, sắp xếp cho mình một con đường lui lại về sau.

Con cái hiếu thuận là con cái ngoan. Nhưng dẫu sự nghiệp của con cái có khởi sắc thì tiền bạc vẫn là của con cái. Bạn không từ chối việc chúng hỗ trợ kinh tế, cũng không từ chối chúng hiếu kính với mình, nhưng vẫn phải dựa vào chính mình để tự thu xếp ổn thỏa cho phần đời còn lại.

Hãy tự biết thu xếp .

 Giai đoạn 70 – 80 tuổi: Hãy giữ gìn sức khỏe

Sau tuổi 70, bạn vẫn có thể sống một cuộc đời bình yên, không tai ương hay bệnh tật. Đó là khoảng thời gian bạn vẫn có thể tự chăm sóc bản thân nên cũng chẳng có gì đáng lo ngại.

Nhưng bạn nhất thiết phải biết rằng lúc này mình thực sự đã già, sức khỏe và tinh thần cũng dần suy kiệt, phản ứng cũng ngày càng chậm hơn.

Khi ấy bạn:

– Ăn cơm phải nhai chậm để tránh bị nghẹn.

– Đi đường phải bước chậm để tránh bị ngã.

– Không được thể hiện bản thân mình nữa, phải biết tự lượng sức mình và chăm sóc bản thân.

Hãy thôi lo lắng bao đồng việc nọ việc kia. Quả thực đây là tâm bệnh chung của những người già, có người còn lo lắng cho cả con cháu 3 đời. Bạn đã lo lắng cho người khác suốt cả cuộc đời rồi, giờ là lúc bạn cần nghỉ ngơi, học cách buông tay và thuận theo tự nhiên. Bạn chỉ cần chăm sóc cho bản thân mình thôi!

Hãy làm mọi việc một cách thư thái. Không cần quá câu nệ rằng mọi ngóc ngách trong nhà đều phải tinh tươm, mọi chuyện đều phải hoàn hảo mà hãy để tâm hơn tới sức khỏe. Hãy kéo dài thêm thời gian tự chăm sóc mình, đừng nên làm lụng quá sức để phải đổ bệnh rồi lại chờ người khác đến chăm sóc mình.

Giai đoạn 70 – 80 tuổi: Hãy giữ gìn sức khỏe.

 Giai đoạn 80 – 90 tuổi: Chuẩn bị tinh thần thật tốt

Đến tuổi này, nỗi khổ nào bạn cũng đã từng nếm trải nên chắc hẳn chặng đường cuối cùng trong đời cũng sẽ trôi đi êm đềm. Lúc này sức khỏe của bạn không còn tốt nữa và đã phải cầu cứu tới người khác.

Nhất định bạn phải chuẩn bị tâm lý trước. Đa số mọi người đều không tránh khỏi quan ải này. Bạn cần học cách điều chỉnh tốt tâm trạng của mình để có thể thích ứng nhanh nhất.

Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình trong đời người, vậy hãy cứ thản nhiên mà đối mặt với nó. Đây chính là giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, không gì có thể khiến bạn sợ hãi cả. Chỉ cần bạn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mọi chuyện rồi sẽ nhẹ nhàng qua đi mà thôi.

Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích, bạn có thể vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người giúp việc chăm sóc ở nhà. Nhưng có một nguyên tắc là bạn không được dày vò con cái.

Bạn cũng đừng nên gây áp lực tâm lý, tạo thêm nhiều gánh nặng khác cho những đứa con của mình. Những gì có thể tự mình làm được thì bạn hãy cố gắng tự làm, đừng để con cái phải bận lòng.

Giai đoạn 80 – 90 tuổi: Chuẩn bị tinh thần thật tốt.

 Giai đoạn sau tuổi 90: Hãy dựa vào chính mình

Lúc này có thể đầu óc bạn vẫn còn minh mẫn nhưng bệnh tật lại bám riết lấy mình. Bạn đã không thể tự chăm sóc bản thân được nữa. Khi ấy bạn sẽ có đôi chút hụt hẫng, cảm thấy cuộc sống thật bế tắc.

Nhưng dù thế nào cũng vẫn phải dũng cảm đối mặt với cái chết. Hãy cứ coi như đó là sự khởi đầu một trang mới của kiếp người. Đây chỉ là kết thúc của một hành trình cũ, cũng là bước khởi đầu của một hành trình mới mà thôi.

Chẳng phải một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông vẫn luôn xoay vần như vậy hay sao? Cứ thuận theo mệnh trời, không phải quá cưỡng cầu, mong đợi người nhà chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm cách chạy chữa cho bạn, đừng để người thân và bè bạn phải thêm nhọc lòng, phiền muộn vì bạn.

Già rồi biết trông mong vào ai đây?”. Câu trả lời là: “Chính mình và vẫn là chính mình”.

Giai đoạn sau tuổi 90: Hãy dựa vào chính mình. (Ảnh dẫn theo baomoi.com)

 4 việc cần chuẩn bị trước khi già đi

Cứ mỗi một ngày qua đi cuộc sống của ta lại bị rút ngắn thêm 24 giờ. Có người nói, về già cần phải có 3 điều tránh và 1 điều muốn:

Tránh bị sét đánh, tránh bị cắm ống thở bình ô-xy, tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản. Và muốn chiếc quan tài.

Người xưa nói: “Biết quản lý tiền bạc thì không nghèo, có kế hoạch thì không loạn, giỏi chuẩn bị thì không bận”.

Là người cao tuổi, phải chăng chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn? Chỉ cần chuẩn bị trước, thì sau này bạn sẽ bớt phải lo lắng hơn. Nhưng cụ thể ta cần chuẩn bị những gì?

 Việc đầu tiên chính là già mà vẫn khỏe

Ba việc đơn giản, không phải đụng đến thuốc men mà vẫn đảm bảo sống khỏe chính là: Ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe và phải có sự tu dưỡng.

 Việc thứ hai cần chuẩn bị là một nơi ở khi về già

Nếu ở cùng con cháu mà phải sống một cuộc sống câm nín, nhẫn nhục để dung hòa sự khác biệt giữa các thế hệ chi bằng bạn hãy ra ở riêng, một mình hưởng thụ sự thanh thản, niềm vui đơn thân tuổi già.

Dẫu là nơi đô thành nhộn nhịp hay là vùng ngoại ô yên bình, hãy sống ở nơi bạn cảm thấy phù hợp nhất với mình. Nhưng phải nhớ là gần đó có nhà ăn mà bạn yêu thích, có một nơi thư thái để bạn dưỡng già!

 Việc thứ ba là kiếm tiền dưỡng già

Bạn đã nuôi con nên không còn tiền tiết kiệm để dưỡng già? Thực ra là cha là mẹ chúng ta cũng nên tự thân vận động, nên tự lo liệu cho mình lúc tuổi già.

Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già. Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả. Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này.

Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình. Nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình. Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.

 Việc thứ tư là tìm cho mình những người bạn già

Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Đây cũng là một bí quyết hưởng thụ cuộc sống của những quý tộc đơn thân.

Hình ảnh những đôi vợ chồng luôn yêu thương quấn quýt bên nhau từ thuở còn son tới khi đầu bạc răng long quả thực khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ. Nhưng nếu cuộc hôn nhân không được mỹ mãn như bạn mong muốn thì hãy mỉm cười mà chấp nhận nó. Âu cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi.

Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.

Có những điều lỗi thời, không hề đúng đắn nhưng vẫn khiến nhiều người dao động, nào là “Người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng”, “Sống một mình rất cô đơn”, “Già rồi sẽ không có người chăm sóc”… Bạn phải nhận thức rõ rằng, tiền tài chỉ là vật ngoài thân, danh lợi chỉ là hư ảo trong chốc lát, trải nghiệm cuộc sống mới là toàn bộ kiếp người.

Nếu buộc phải trải qua những tháng ngày cuối đời một mình, hãy làm một người “độc thân vui vẻ”. Chẳng phải có câu rằng, đời người hai lần trẻ con đó sao? Khi còn thơ bé chúng ta rất ngây ngô, trong sáng, chẳng truy cầu, chẳng phiền muộn. Tới khi bạc đầu, khi đã nhìn thấu sự đời, chúng ta lại học được cách buông bỏ, ít truy cầu, ít buồn khổ. Như vậy chẳng phải ta lại hồn nhiên như một đứa trẻ hay sao?

Cuối cùng, xin hãy nhớ kỹ! Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, một khoản tiền, những ngày tháng rảnh rỗi, những người bạn tốt, một không gian dành riêng cho mình và một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.

 Minh Nguyệt

 

 TĐMVSK sưu tầm

by Tháng Chín 13, 2017 Comments are Disabled LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh

Đời người như bốn mùa, không thể dựa trên một mùa mà xét đoán

Đời người như bốn mùa, kiên trì đi đến cuối con đường thì ắt hái được quả ngọt

 Trong cuộc đời của chúng ta, biết người thì dễ, hiểu người thì khó, mà biết người, hiểu người nhưng không phán xét họ lại càng khó hơn.

Một người đàn ông giàu có sinh được 4 người con trai. Ngay từ khi các con còn nhỏ, ông đã luôn chú trọng dạy con cách làm người, cách đối nhân xử thế vì ông không muốn con mình dựa dẫm vào gia thế giàu có mà khoe khoang kiêu ngạo buông thả bản thân và không chịu phấn đấu.

Một lần, vì muốn các con của mình hiểu được một điều quan trọng của cuộc sống thông qua trải nghiệm thực tế nên ông đã nói họ đi đến một nơi rất xa, ở đó có trồng một loại lê quý. Mỗi người con sẽ đến đó một lần vào các thời điểm khác nhau trong năm. Ông muốn họ quan sát cây lê để rồi kể lại cho ông những gì họ đã thấy ở đó.

Người cha phân công con trai cả sẽ đi tới chỗ cây lê quý đó vào mùa đông, nhìn ngắm kỹ cây lê rồi quay về. Con trai thứ hai đi đến đó vào mùa xuân, con trai thứ ba đến đó vào mùa hè và con trai út sẽ đến đó vào mùa thu.

Bốn người con vâng lời cha và họ lần lượt đi tới chỗ đó, vượt qua chặng đường xa xôi, nắng mưa và đôi khi cả gió rét. Đợi tới khi người cuối cùng quay trở về, người cha gọi họ đến và muốn được nghe trải nghiệm của họ trong cuộc hành trình này.

Bốn người con đều nóng lòng muốn chia sẻ với cha những gì họ đã thấy.

Con trai lớn kể lại: “Con thấy cái cây đó xấu xí lắm, thân cong, lá xác xơ. Nó dường như không có chút sức sống nào cả”.

Người con thứ hai lập tức ngắt lời: “Không đúng, cái cây đó đầy những chồi non xanh mơn mởn”.

Người con thứ ba nghe vậy lắc đầu: “Con cảm nhận được hoa của cây có mùi thơm ngọt dịu và trông rất đẹp. Đó là loài hoa đẹp nhất so với tất cả các loài hoa mà con từng nhìn thấy trước đây”.

Người con trai út không cùng quan điểm với ba anh: “Cây có rất nhiều quả chín, có nhiều quả còn rơi xuống. Lá của nó có chiếc màu vàng nhạt, có chiếc màu vàng đậm. Nhưng con cảm nhận được một sự hài hòa và yên bình khi ngắm nhìn cây lê đó”.

Sau khi nghe từng người con trai chia sẻ, người cha nói: “Không ai sai cả. Tất cả các con đều đúng. Mỗi con chỉ nhìn thấy được thực trạng của cây trong mùa một mùa nhất định, do đó các con đã nói về những gì bản thân nhìn thấy về trạng thái của cây ở thời điểm đó. Trạng thái của cây thay đổi theo thời gian, cũng giống như trạng thái của con người. Chúng ta không nên phán xét ai đó bằng cách chỉ nhìn người ta tại một thời điểm nhất định trong cuộc sống của họ. Đó là những gì cha muốn các con phải học”.

Người cha tiếp tục nói: “Nếu các con bỏ cuộc khi đối diện với mùa đông giá lạnh, các con sẽ bỏ lỡ những triển vọng tốt đẹp khi mùa xuân đến, rồi sẽ bỏ lỡ cả vẻ đẹp trong mùa hè và sự trọn vẹn khi mùa thu tới.”

 

Trong cuộc đời của chúng ta, biết người thì dễ, hiểu người thì khó, mà biết người, hiểu người nhưng không phán xét họ lại càng khó hơn. Thói quen so sánh, đánh giá dường như trở thành cố hữu trong chúng ta. Tuy nhiên, những điều ta nhìn thấy ở họ tại thời điểm ấy lại chỉ là một lát cắt của cuộc đời họ, là họ ở khoảnh khắc đó mà thôi.

Giống như một người phụ nữ, người ta sẽ thấy cô là một doanh nhân quyết đoán, có tầm nhìn, có tài lãnh đạo khi quan sát cô làm việc. Tuy nhiên, trở về nhà với cương vị là một người mẹ, cô lại hiền dịu, đảm đang và giản dị.

Chính bởi vậy, những điều mắt ta có thể nhìn thấy lại không đủ để đánh giá một con người. Bản chất của một người cần chúng ta qua thời gian lâu dài tìm hiểu mới có thể thấu hiểu, cần chúng ta có dũng khí hạ bỏ cái tôi của mình, bước vào thế giới của họ với một trái tim nhân hậu và tấm lòng cảm thông. Rốt cuộc thì nhân cách, đạo đức, phẩm hạnh của một người mới thực sự trả lời cho câu hỏi họ là ai.

Cũng như thế, đối với một cuộc hành trình, một sự việc, đừng vì chút khó khăn nhất thời mà đứt gánh giữa đường, đừng vì chút áp lực mà từ bỏ niềm tin và nguyên tắc sống đúng đắn của mình. Nghịch cảnh chỉ là một phép thử, để xem với những gì chính bản thân mình đã lựa chọn, ta có đủ dũng khí và kiên định đi đến cuối con đường hay không.

Tình yêu và hạnh phúc mà chúng ta đạt được trong cuộc sống chỉ có thể được đánh giá đúng vào thời điểm cuối cùng, khi chúng ta đã trải qua hết thảy bốn mùa trong một năm, trải qua tất cả các giai đoạn trong cuộc sống.

Ngọc Tâm – Đông Mai

TĐMVSK sưu tầm

by Tháng Chín 13, 2017 Comments are Disabled LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh

Lương thiện là kim chỉ nam

LƯƠNG THIỆN LÀ KIM CHỈ NAM

TRÊN CON ĐƯỜNG NHÂN SINH

Từ xưa Sa mạc Sahara được mệnh danh là vùng đất chết, hễ người nào tiến vào sa mạc này cũng không thoát được vận mệnh: Có đi không có về.

Vào năm 1814, một đoàn khảo cổ đã phá vỡ “lời nguyền” nói trên. Khi đó, ở bất cứ nơi nào trong sa mạc cũng có thể nhìn thấy xương người. Trưởng đoàn đã yêu cầu mọi người dựng lại, chọn nơi đất cao để đào hố chôn những bộ hài cốt này và dùng thân cây hoặc đá để làm bia mộ đơn giản.

Tuy nhiên, xương người trong sa mạc thật sự quá nhiều, việc chôn cất đã chiếm một khoảng thời gian quá dài. Các thành viên trong đoàn phàn nàn: “Chúng ta đến đây để nghiên cứu khảo cổ chứ đâu phải để thu dọn xương người“. Vị đội trưởng kiên trì nói: “Mỗi bộ hài cốt đều từng là đồng nghiệp của chúng ta, mọi người làm sao có thể nhẫn tâm để họ phơi xương nơi hoang dã như thế này?”

Một tuần sau, đoàn khảo cổ phát hiện được rất nhiều di tích của người cổ đại đủ gây chấn động trên toàn thế giới. Nhưng lúc họ rời đi, bão cát đột nhiên nổi lên, mấy ngày liền không thể nhìn thấy Mặt trời. Tiếp đó, la bàn cũng mất tác dụng. Đoàn khảo cổ hoàn toàn bị mất phương hướng, lương thực và nước uống cạn dần. Lúc này họ mới hiểu tại sao những đồng nghiệp kia không thể trở về.

Trong lúc nguy nan, vị trưởng đoàn đột nhiên nói: “Đừng vội tuyệt vọng, mọi người có nhớ không. khi đến đây chúng ta đã để lại dấu hiệu dọc đường!” Và thế là họ men theo những bia mộ đã lập khi chôn hài cốt, cuối cùng tìm được đường ra khỏi vùng đất chết. Về sau, khi trả lời phỏng vấn của báo chí, các thành viên của đoàn khảo cổ đều bùi ngùi nói: “Lương thiện chính là thứ đã giúp chúng tôi thoát khỏi sa mạc!”

Thật vậy, trong sa mạc mênh mông, sự lương thiện đã thôi thúc họ làm một việc nhân văn và chính hành động đó đã giúp cả đoàn tìm được đường về. Trên con đường nhân sinh dài đằng đẳng, lương thiện chính là kim chỉ nam trong lòng mỗi người, giúp chúng ta thấy rõ nội tâm của mình, vĩnh viễn không bao giờ lầm đường lạc lối.

TĐMVSK sưu tẩm

 

   
by Tháng Chín 13, 2017 Comments are Disabled LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh

Vật lý lượng tử và cuộc sống

VẬT LÝ LƯỢNG TỬ VÀ CUỘC SỐNG

 Các nhà khoa-học chứng-minh“NHÂN-QUẢ BÁO-ỨNG” là hoàn-toàn đúng –

Trường đại học Cardiff và đại học Texas đã kết hợp nghiên cứu và chỉ ra nguyên lý“Nhân- quả báo-ứng”:“Thiện-hữu thiện-báo! Ác-hữu ác-báo!!!” (Làm điều thiện sẽ gặp việc tốt-lành! Làm điều ác sẽ gặp việc xấu-xa!!!)là hoàn toàn có căn cứ khoa học.

    Một tạp chí của Mỹ đã từng công bố một bài viết có tựa đề “Tâm-trạng xấu sẽ sản-sinh ra độc-tố!”, báo cáo nghiên cứu cho biết:“Những suy-nghĩ xấu của con người sẽ có thể gây ra những thay-đổi hóa-học trong sinh-lý, sinh ra độc-tố trong máu!  Khi một người trong tâm- trạng cay đắng, giận-dữ, sợ-hãi, cảm-giác ghen-tị, thì những vật-chất ngưng tụ lại sẽ có những mầu sắc khác nhau, thông qua phân-tích hóa-học cho thấy, những suy-nghĩ tích-cực sẽ khiến cho chất dịch trong cơ-thể sản-sinh độc-tố!!!”

    Thống kê đã chỉ ra, những tội phạm thiếu niên có thể trạng tốt hơn những người cùng lứa tuổi, nhưng đến khi họ bước vào độ tuổi trung niên thì tình trạng sức khỏe lại giảm đi nhanh chóng. Tỉ lệ nằm viện và bị tàn phế ở họ cao hơn gấp nhiều lần người bình thường. Điều này rất có khả năng liên quan đến thói quen sinh hoạt và tâm thái của họ.

    Tiến sĩ người Mỹ, ông Williams chuyên gia về tim mạch, vào năm 1958 đã tiến hành nghiên cứu 500 sinh viên đại học y. 25 năm sau ông đã phát hiện ra, những người có tâm thái thù địch mạnh hoặc tương đối mạnh, có tỉ lệ tử vong lên tới 96%, những người này có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng gấp 5 lần so với người bình thường.

    Các giáo sư Stephen Post và Jill Neimark tại trường đại học Case Western Reserve và Stony Brook đã đi sâu nghiên cứu từ góc độ y học và khoa học về mối tương quan giữa việc “Cho đi” “Nhận lại”của những việc làm thiện.

    Các nhân viên nghiên cứu đã lập ra một bảng biểu ghi chép chi tiết, và theo dõi trong thời gian dài những người có sở thích làm vì người khác. Họ đã phân ra mỗi một hình thức cho đi và nhận lại, sau đó tiến hành thống kê vật lý và phân tích sinh lý. Từ đó đưa ra“Chỉ-số hạnh- phúc” “Tác-dụng chữa bệnh”: Những người nhân hậu thích làm vì người khác, thì sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe và tâm lý của họ, thậm chí là trong thời gian khá lâu. Hơn nữa, năng lực trong xã hội, khả năng phán đoán và tâm thái đều được đề cao toàn diện.

    Chỉ đơn giản là một nụ cười thiện ý, hay những cử chỉ hài hước, đều có thể tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

    Sau khi tổng hợp các tài liệu nghiên cứu của hơn 40 trường đại học tại Mỹ, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận kinh ngạc:“Giữa sự cho đi và nhận lại có tồn-tại một bí-mật chuyển-hóa năng-lượng thần-kỳ! Khi một người cho đi, thì năng-lượng hồi-báo sẽ thông qua rất nhiều hình-thức để quay trở lại người đó, tuy rằng đa-số những người đó hoàn-toàn không cảm-giác thấy điều này!!!”

    Ngoài ra, các nhà khoa học cũng nghiên cứu về lĩnh vực khoa học thần kinh và phát hiện ra:“Khi con người có những ý-nghĩ lương-thiện, suy-nghĩ tích-cực, thì những tế-bào miễn-dịch sẽ hoạt-động mạnh hơn, những người đó sẽ không dễ mắc bệnh!  Khi họ duy-trì trạng-thái tâm-lý đó càng lâu thì hệ-thống miễn-dịch của họ sẽ càng khỏe-mạnh!!! Ngược lại, những người có suy-nghĩ xấu, suy-nghĩ tiêu-cực, thì sự tuần-hoàn của các chức-năng trong cơ-thể sẽ bị phá- hoại!!!”

    Trường đại học Harvard đã làm một cuộc thí nghiệm, họ để các sinh viên xem một đoạn video nói về một phụ nữ đã làm các việc để giúp đỡ người nghèo và người tàn tật. Sau đó họ lấy những mẫu nước bọt của những người sau khi xem thước phim cảm động này. Sau khi phân tích cho thấy, số lượng chất đề kháng trong nước bọt của những người này đã tăng lên đáng kể so với khi chưa xem..

    Người xưa thường nói“Thiện-hữu thiện-báo! Ác-hữu ác-báo!!!”, hay “Gieo nhân nào, gặt quả ấy!”. Những thứ đó từ trước đến nay luôn luôn vô hình, do đó có người tin có người không tin. Nhưng hiện nay điều này đã được các nhà khoa học chứng minh.

    Hãy luôn giữ trong mình một trái tim thiện-lương, luôn nghĩ cho người khác trước, thì tương-lai tươi-sáng sẽ luôn chờ đón chúng ta ở phía trước!!!

 Thật ra đây chỉ là luật vật lý lượng tử. Mọi thứ hiện hữu trên trái đất và trong vũ trụ này: loài người, thú vật, thảo mộc, thiên nhiên, đất đá… tất cả mọi sự đều có các làn sóng năng lượng riêng theo bản chất của mình. Các tư tưởng và tâm tình của mọi sinh vật cũng có các làn sóng năng lượng tích cực hay tiêu cực riêng. Vì thế chúng ảnh hưởng trên tình trạng sống và sức khoẻ. Do đó càng có và thông truyền  nhiều năng lượng và làn sóng vi ba tích cực bao nhiều thì tình trạng sức khoẻ và cuộc sống càng tốt đẹp bấy nhiêu.

 TĐMVSK sưu tầm

 

by Tháng Chín 13, 2017 Comments are Disabled LỜI HAY Ý ĐẸP, Tài liệu TKNăng, Tâm Linh, Thiên Khí Năng

Bữa ăn tối và sức khoẻ

BỮA ĂN TỐI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ

 

  1. Bữa tối và béo phì

90% Người béo phì là do ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, hơn nữa buổi tối hoạt động ít, tiêu thụ lượng calo ít, lượng calo dư thừa dưới tác dụng của insulin trong cơ thể tổng hợp thành chất béo, mỡ tự nhiên hình thành.

  1. Bữa tối với bệnh tiểu đường
    Ăn bữa tối quá no suốt một thời gian dài, thường kích thích tiết tố insulin, có thể dễ dàng làm tăng chất tăng trọng insulin, đẩy nhanh quá trình lão hóa, và dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường.  Bữa tối ăn quá nhiều, ăn quá bổ, hình thành béo phì mặt khác cũng dẫn đến bệnh tiểu đường.
  2. Bữa tối và ung thư ruột kết
    Bữa tối, nếu bạn ăn quá đầy đủ, các thực phẩm chứa protein không thể tiêu hóa hoàn toàn, dưới tác dụng của các vi khuẩn bên trong đường ruột sẽ sản sinh ra một số chất độc hại, cộng với việc hoạt động ít khi chìm vào trạng thái ngủ, làm cho nhu động ruột chậm lại, kéo dài thời gian kết tủa của các chất độc hại trong ruột, tăng tỷ lệ mắc ung thư đại tràng.
  3. Bữa tối và sỏi thận
    Canxi trong cơ thể người sẽ tăng cao nhất sau bữa ăn 45 giờ,nếu ăn tối quá muộn, khi lượng canxi tăng lên cao điểm, thường là lúc cơ thế đang chìm vào giấcngủ, đồng thời nước tiểu trong niệu quản, bàng quang, niệu đạo và đường tiết niệu khác không thể bài tiết, dẫn đến tăng canxi niệu, dễ dàng tạo thành các tinh thể nhỏ, về lâu dài sẽ mở rộng và hình thành sỏi.
  4. Bữa tối và mức độ tăng lipid máu
    Bữa tối nếu nạp lượng protein, chất béo, calo cao, sẽ kích thích gan sản sinh các lipo protein ở mật  độ cực thấp, triglycerides cũng có xu hướng tăng lên, dẫn đến tăng lipid trong máu.
  5. Bữa tối và tăng huyết áp
    Nếu thực đơn trong bữa tối là thịt, cá, cộng với tốc độ lưu thông máu chậm lại trong khi ngủ, một lượng lớn các chất béo sẽ tích tụ trong mạch, khiến động mạch co lại hẹp hơn, hỗ trợ tăng trưởng mạch máu ngoại vi, làm cho huyết áp dễ dàng đột ngột tăng cao, hơn nữa còn tăng tốc xơ cứng hệ thống tiểu mạch.
  1. Bữa tối với xơ vữa động mạch và bệnh tim
    Chế độ dinh dưỡng bữa tối với hàm lượng chất béo quá cao, nhiệt lượng cao có thể sinh ra cholesterol rồi tích tụ trong thành động mạch gây xơ vữa động mạch và nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tim.  Ngoài ra, còn một lý do dẫn đến sự hình thành xơ vữa động mạch là sự lắng đọng canxi trong huyết quản, vì dinh dưỡng quá nhiều vào bữa tối và ăn tối quá muộn là những lý do dẫn đến bệnh tim mạch.
  2. Bữa tối và gan nhiễm mỡ
    Nếu bạn ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, nồng độ của các axit béo và glucose sẽ đẩy nhanh quá trình tổng hợp chất béo, cộng thêm việc ít hoạt động vào ban đêm, cũng đẩy nhanh việc chuyển hóa chất béo, hính thành gan nhiễm mỡ.
  3. Bữa tối và viêm tụy cấp tính
    Bữa tối nếu ăn uống quá nhiều, còn sử dụng rượu, dễ dàng gây ra viêm tụy cấp tính, thậm chí khiến bạn sốc trong khi ngủ, đột tử.
  4. Bữa tối và thoái hóa não
    Nếu duy trì thói quen ăn quá nhiều bữa ăn tối, khi ngủ, dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy và các cơ quan khác gần đó vẫn đang hoạt động, khiến cho não bộ không thể nghỉ ngơi, máu lưu thông lên não không đủ, do đó ảnh hưởng đến các tế bào bình thường của não chuyển hóa, tăng tốc lão hóa não.  Những thanh niên thường ăn tối như một ông hoàng sẽ dẫn đến một trong năm nguy cơ chính gây mất trí nhớ lúc về già.
  5. Bữa tối và phẩm chất giấc ngủ
    Dùng bữa tối quá thịnh soạn và ăn quá no, chắc chắn sẽ dẫn đến dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy tiếp tục làm việc trong khi ngủ, thông qua đó gửi thông điệp lên não, não ở trạng thái kích thích, dẫn đến ngủ mơ, mất ngủ, theo thời gian sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh và các bệnh khác.

LM Hoàng Minh Thắng sưu tầm

62 quy tắc giáo dục con của người Đức

62 quy tắc giáo dục con của người Đức: Nghiêm khắc tốt hơn cưng chiều

Người Đức vốn nổi tiếng nghiêm túc, cẩn thận, rất nhiều sản phẩm công nghiệp tinh xảo chất lượng cao đều đến từ nước Đức. Quốc gia này phát triển mạnh mẽ như vậy có liên quan mật thiết đến cách giáo dục con cái của các bậc phụ huynh. Đối với người Đức, nghiêm khắc tốt hơn cưng chiều, giáo dục thực hành tốt hơn là chỉ dạy bằng lời nói.

Có một bài viết về cách người mẹ Đức giáo dục con mình được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Chúng ta hãy cùng xem thử những quy tắc giáo dục nào có thể xây dựng tính kỷ luật của trẻ:

Làm sao khi trẻ quên trước quên sau?

Ba “không” của người mẹ Đức: Không nhắc nhở, không giúp đỡ, không kiểm soát.

Trẻ tiêu tiền như nước

Tặng trẻ một món quà là sổ ghi nợ. Tiêu nhiều tiền thì sẽ khấu trừ lại. Dạy trẻ biết rằng mỗi đồng tiền trẻ tiêu đều là của cha mẹ.

Làm sao khi con không ngoan ngoãn ăn cơm?

Cách giáo dục của người mẹ Đức: Không ăn cơm, phải chịu đói!

Làm sao khi trẻ giành đồ chơi?

Ai đến trước thì người đó được, nếu không thì không được chơi. Dạy cho con biết rằng xã hội không có sự công bằng tuyệt đối, chỉ có quy tắc và trật tự.

Hãy xem cách người Đức dạy con thuở đầu đời

Trẻ không chịu ngủ

Quy định thời gian, tuyệt đối không thương lượng. Cha mẹ phá vỡ quy tắc thì con sẽ xem nhẹ quy tắc.

Con biết yêu rồi, phải làm sao đây?

Mẹ Đức tôn trọng tình cảm của con, bởi vì học cách yêu và được yêu là một khả năng đáng quý.

10 điểm cốt lõi trong giáo dục con của người Đức:

  • Đừng giúp đỡ con quá nhiều, hãy để con tự làm.
  • Trẻ có 10 khuyết điểm, cha mẹ phải chịu trách nhiệm 5/10.
  • Giáo dục con, cha mẹ phải lấy mình làm gương.
  • Nói với trẻ rằng: Khi té ngã, hãy tự mình đứng dậy.
  • Đừng gieo hạt giống bạo lực trong lòng trẻ.
  • Học cách tranh luận là bước đầu tiên để trưởng thành.
  • Học cách yêu và được yêu là một khả năng cần được quý trọng.
  • Để trẻ trưởng thành từ những va chạm chứ đừng lớn lên trong sự bảo học.
  • Đừng dùng kinh nghiệm của mình để áp đặt cảm nhận của con.
  • Dạy con rằng xã hội không có sự công bằng tuyệt đối, chỉ có quy tắc và trật tự.

Vì sao đồ dùng Đức có tuổi thọ đến cả trăm năm?

62 quy tắc “kỷ luật thép” kiểu Đức:

– Khả năng quan trọng hơn thành tích! Hãy để trẻ trở thành một cá thể độc lập, hoàn chỉnh.

Trẻ không phải là tài sản sở hữu của cha mẹ, càng không phải là người tiếp nối ước mơ của cha mẹ. Muốn dạy con tốt, đầu tiên hãy xem con là một cá thể độc lập, một con người hoàn chỉnh.

Quy tắc 1: Trẻ giống như hoa, như cây, cần được che chở và rèn luyện. Kiến thức và khả năng sống đều là học tập.

Quy tắc 2: Không chỉ phải học tốt mà còn phải có năng lực, thú cưng là người thầy tốt nhất, có thể dạy con yêu thương mỗi sinh mạng, đối xử với động vật bằng tình yêu thương, đây cũng là một cách học.

Quy tắc 3: Từ nhỏ có thể chơi đùa cùng động vật, khi lớn lên sẽ có thể sống cùng người khác, có một trái tim dịu dàng, quan tâm những người yếu thế, sự lương thiện còn quý giá hơn cả vàng. Biết chăm sóc những sinh linh yếu hơn mình.

Quy tắc 4: Viết nên những cái kết khác nhau cho những câu chuyện, xây dựng khả năng tư duy logic, động não để có thể khắc phục được khó khăn, giải quyết vấn đề.

Quy tắc 5: Học lễ nghi từ bàn ăn, xây dựng lễ nghĩa cho con ở bất cứ nơi đâu.

Quy tắc 6: Buông tay là bài học độc lập đầu tiên. Tự mình có thể làm được thì không được để người khác giúp.

Quy tắc 7: Đừng giúp con làm mà hãy để trẻ tự làm.

Quy tắc 8: Bảo vệ môi trường không chỉ là nói miệng. Hãy thực hiện từ cuộc sống hằng ngày, để trẻ biết yêu thương bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ.

Quy tắc 9: Tin tưởng cảm nhận và khả năng phán đoán của con, đừng dùng kinh nghiệm của mình để mặc định cảm nhận của trẻ.

– Giáo dục con bằng hành động quan trọng hơn lời nói

Về việc dạy con, có một câu nói rất hay rằng: Thay vì la hét khô cổ, chi bằng làm mẫu. Cha mẹ phải tự làm được những gì mà mình yêu cầu con làm, nếu không thì không có quyền yêu cầu con làm.

Quy tắc 10: Dù giàu có đến mức nào cũng phải tránh lãng phí không cần thiết, hãy xây dựng nhân cách thông qua việc giáo dục con rằng những khoản tiền chi tiêu không cần thiết chính là lãng phí, dù là vài đồng cũng là lãng phí.

Quy tắc 11: Đọc sách chính là cơ sở hình thành nhân cách độc lập của con.

Người Do Thái đọc sách không chỉ lấy tri thức mà còn để tẩy rửa tâm linh

Quy tắc 12: Té ngã thì tự mình đứng dậy! Bước đầu tiên của việc chịu trách nhiệm đó là hãy nói với trẻ rằng: Đây là trách nhiệm của con! Khi trẻ gây rắc rối thì phải tự mình chịu trách nhiệm.

Quy tắc 13: Lấy mình làm gương: Tuân thủ quy tắc, việc qua đường vượt đèn đỏ là việc nhỏ ư? Việc dù nhỏ cũng đều phải làm gương. Cha mẹ làm đúng thì con sẽ bước đi đúng đắn.

Quy tắc 14: Mẹ Đức dạy con đúng giờ rằng dù trễ một phút hay một giây thì cũng là trễ. Trễ một phút cũng phải xin lỗi con. Vì con trẻ, cha mẹ phải học cách đúng giờ.

Quy tắc 15: Nói được làm được! Hãy giữ chữ tín với con chứ đừng nói cho xong. Cha mẹ giữ lời thì con mới biết giữ chữ tín.

Quy tắc 16: Thường xuyên đến thư viện – Đọc sách là cách giáo dục lãng mạn nhất, đây là cánh cửa rộng mở đến với tri thức của con.

Những lợi ích không ngờ của việc thường xuyên đọc sách

Quy tắc 17: Mở những bản nhạc hay trong nhà là cách tốt nhất để con yêu thích âm nhạc, dạy âm nhạc cho con từ trong tiềm thức, cha mẹ vừa vui, con cũng sẽ thích.

Quy tắc 18: Không khí gia đình hòa thuận thì mới có thể dạy được con có tính cách ôn hòa, đừng gieo mầm mống bạo lực trong lòng trẻ.

Phần 1: Nghiêm khắc tốt hơn cưng chiều

– Sự tôn trọng quan trọng hơn qyền uy. Không chê bai, không nuông chiều, hãy để trẻ lớn lên tự nhiên.

Mong con tài giỏi chính là ước nguyện chung của mọi bậc phụ huynh, thế nhưng có rất nhiều người áp đặt suy nghĩ của bản thân lên con trẻ, dạy con không đúng nơi đúng chỗ, hoàn toàn không quan tâm đến lòng tự tôn của con có bị tổn thương hay không.

Quy tắc 19: Tình yêu vô bờ. Yêu con thì hãy nói cho con biết.

Quy tắc 20: Bao dung con. Dạy bảo lớn tiếng, thiếu kiên nhẫn sẽ chỉ khiến con chịu nhiều áp lực, hãy xem con là một cá thể độc lập để đối xử công bằng, tôn trọng con.

Quy tắc 21: Đừng can thiệp, cổ vũ con thật nhiều, để con tự học tập.

Quy tắc 22: Dù con phạm lỗi thì cũng không thể tùy tiện răn dạy và quở mắng, con cũng có sự tự tôn, không phải là con “không nên hồn” mà là do cách giáo dục có vấn đề.

Quy tắc 23: Cổ vũ con tranh luận với người lớn.

Quy tắc 24: Tôn trọng quyền phát ngôn của con, hiểu ý kiến của con, khi trẻ nói chuyện, hãy cúi người xuống, nhìn thẳng vào mắt con.

Quy tắc 25: Điều mà cha mẹ cần cho con là tình yêu thương chứ không phải là tổn thương, yêu và được yêu là khả năng đáng quý nhất.

Quy tắc 26: Tôn trọng tình cảm của con.

Quy tắc 27: Sự giáo dục thiếu hình phạt là sự giáo dục không hoàn chỉnh.

– Chịu khổ tốt hơn là được sung sướng. Những khó khăn ở mức vừa phải là sự rèn luyện tốt nhất đối với con.

So với trẻ em ở các quốc gia khác, trẻ em Đức có khả năng chống chọi với những khó khăn, trắc trở rất mạnh. Các bậc cha mẹ người Đức đã làm gì để dạy con khả năng chống chọi với khó khăn? Tạo nên khó khăn là một trong những bí quyết của họ, cho con tham gia một số những hoạt động huấn luyện gần như khắc nghiệt. Có lẽ bạn cảm thấy như vậy là rất ‘tàn nhẫn’, nhưng họ lại cho rằng đây là yêu con. Bởi vì, nếu yêu con thì phải làm cho con biết kiên cường.

Quy tắc 28: Hãy cho con lớn lên trong sự va chạm chứ không phải trong vòng tay bảo bọc. Hãy luyện cho con sự dũng cảm và gan dạ thì mới bảo vệ được con.

Quy tắc 29: Không để con làm việc nhà là làm hại con chứ không phải là yêu con. Hãy để trẻ hiểu rằng trên đời này không có việc gì “không làm mà được hưởng” cả.

Quy tắc 30: Hãy cho con hiểu được mặt tối của xã hội để học cách tự bảo vệ mình.

Quy tắc 31: Giáo dục con: Nếu không chịu ăn thì chịu đói.

Quy tắc 32: Làm lễ trưởng thành cho con: Nếm trải việc một mình bước đi.

Quy tắc 33: Trẻ có 10 khuyết điểm, cha mẹ phải chịu trách nhiệm 5/10, hãy khẳng định ưu điểm của con, nhưng cũng đừng quên xem xét lại các khuyết điểm.

Quy tắc 34: Hãy để con chịu khổ một chút thì sau khi lớn lên mới không khổ.

Quy tắc 35: Ít quần áo có thể giữ ấm, nhiều quần áo là gánh nặng.

– Quy tắc quan trọng hơn nuông chiều. Khoan dung chứ không dung túng, thiết lập quy tắc là cách giáo dục hiệu quả hơn chỉ nói miệng.

Làm thế nào mới có thể dạy con một cách có hiệu quả? Rất nhiều bậc cha mẹ không ngừng dạy dỗ bằng lời nói, thế nhưng những bậc phụ huynh thông minh người Đức sẽ lập ra quy củ cho con, xây dựng cho con ý thức phép tắc ngay từ khi còn nhỏ. Họ thương lượng với con để đưa ra một số các quy tắc cũng như yêu cầu con tuân thủ.

Quy tắc 36: Đặt ra quy tắc thì phải kiên trì đến cùng để trẻ làm theo những gì đã thỏa thuận mới là quan trọng nhất.

Quy tắc 37: Những gì con có thể tự làm thì cha mẹ đừng giúp.

Quy tắc 38: Lời nói của cha mẹ phải đi đôi với việc làm thì trẻ mới tuân thủ quy tắc. Đối với trẻ, có hai quy tắc: giao hẹn ba điều trước khi làm gì đó, sau đó không được thỏa hiệp.

Quy tắc 39: Xây dựng khái niệm “được và không được”, “có thể và không thể”.

Quy tắc 40: Xã hội không có sự công bằng tuyệt đối, chỉ có quy tắc và trật tự.

Quy tắc 41: Cha mẹ phá vỡ quy tắc thì con cái sẽ xem nhẹ quy tắc.

Quy tắc 42: Lễ phép không phải tự nhiên có được mà là do huấn luyện.

Sự giáo dục vĩ đại nhất là “cảm xúc ôn hòa” của người mẹ!

– Thả lỏng sẽ tốt hơn là kèm cặp

Trong mắt cha mẹ, mỗi đứa trẻ đều là một hạt giống và phải trở thành cái cây lớn. Mà trong quá trình cây lớn lên, “người làm vườn” nhất định phải nỗ lực rất nhiều, ví dụ như xây dựng khả năng tự lập, thói quen và tính cách tốt của con, cổ vũ con, dạy cho con tinh thần tự chủ và chủ động nắm bắt v.v…

Quy tắc 43: Dạy con độc lập thì đừng “không nỡ”.

Quy tắc 44: Xây dựng thói quen tốt để có tính cách tốt là phải làm từ khi còn nhỏ và từ những việc nhỏ nhất.

Quy tắc 45: Hãy dạy cho con biết rằng đừng tính toán chi li, đừng để tâm vào những chuyện vặt vãnh. Dạy con biết tha thứ, khoan dung với người khác. Rốt cuộc ai đúng ai sai đây? “Tha thứ” chính là câu trả lời.

Quy tắc 46: 10 phần là tiến bộ, 1 phần cũng là tiến bộ. Con không ngốc, chỉ là chưa biết mà thôi.

Quy tắc 47: Cổ vũ và khẳng định con là những yếu tố cần thiết để  con trưởng thành, xây dựng ý thức tự lập, hãy dạy con làm chủ chính mình.

Quy tắc 48: Nếu con lớn tiếng nói “không” thì cha mẹ nên vui vì điều đó, cổ vũ con dám nói ra suy nghĩ của mình, dũng cảm từ tối yêu cầu của người lớn.

Quy tắc 49: Đừng đánh đồng sự khiêm tốn với việc thể hiện bản thân, hãy để trẻ học cách thể hiện bản thân, truyền đạt sự nhiệt huyết, dạy con dám đứng ra, dám hát lên, dám lên tiếng.

– Tự do quan trọng hơn hạn chế. Hãy cho trẻ không gian độc lập thì sự phát triển mới không bị hạn chế.

Trong mắt các bậc cha mẹ người Đức, mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập. Các con không phụ thuộc và cũng không dựa vào cha mẹ. Các con có không gian cũng như tư duy độc lập. Vì vậy, trẻ em Đức xem sự phát triển độc lập là mục tiêu trưởng thành. Còn người làm cha mẹ chỉ cần cho trẻ không gian tự do là được.

Quy tắc 50: Thấy được đặc điểm của con mình cũng như những đứa trẻ khác. Đừng quên! Mỗi đứa trẻ đều là “độc nhất”. So sánh ưu khuyết điểm của hai đứa trẻ sẽ khiến con đánh mất chính mình.

Quy tắc 51: Đừng so sánh ưu điểm của con mình với những trẻ khác, đánh giá thấp con sẽ khiến trẻ mất đi sự tự tin. Đừng đánh giá thấp con, mà hãy cổ vũ con học tập ưu điểm của người khác.

Quy tắc 52: Tránh cách giáo dục cứng nhắc và so sánh của cha mẹ, hãy dạy con tùy theo cá tính và năng khiếu của trẻ, những trẻ khác nhau cần có cách dạy dỗ khác nhau.

Quy tắc 53: Cho con không gian tự do, học cách chịu trách nhiệm với chính mình, người lớn lén xem nhật ký của con chính là xâm phạm sự tự do của trẻ. Gần gũi với thiên nhiên, hãy thả lỏng con, hãy biết nhìn xa trông rộng.

Quy tắc 54: Đừng quá bao bọc con.

Quy tắc 55: Hãy suy nghĩ trước khi quyết định, sau khi quyết định thì phải chịu trách nhiệm. Hãy cho trẻ tự mình quyết định, tự chịu trách nhiệm, để con tự chủ nhằm xây dựng chủ kiến.

– Tự kiểm soát tốt hơn là bị kiểm soát. Xây dựng khái niệm quản lý tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ, dạy cho con biết tiết kiệm tiền.

Người Đức giàu có, nhưng tuyệt đối không xa xỉ, tiêu dùng trung bình một năm của người Đức đều không cao, đây chủ yếu là nhờ ngay từ nhỏ cha mẹ Đức đã dạy con biết quản lý tiền bạc. Dưới nền giáo dục này, trẻ em Đức từ bé đã được xây dựng thói quen quản lý tiền bạc rất tốt, không tiêu tiền tùy tiện, gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, dù chơi trò chơi cũng rất biết tiết kiệm.

Quy tắc 56: Thay vì cho nhiều tiền, dạy con học cách dùng tiền.

Quy tắc 57: Trải nhiệm bán lại đồ cũ để con học cách giao dịch, tổ chức những phiên chợ đồ cũ để các con trải nghiệm mua bán.

Quy tắc 58: Lãng phí khi chơi trò chơi thì trong cuộc sống cũng sẽ lãng phí. “Con có biết một cái tên lửa bao nhiêu tiền không?”. Chơi trò chơi cũng là một cơ hội để dạy con.

Quy tắc 59: Có tài khoản của riêng mình, để dành tiền tiết kiệm riêng. Hãy mở cho con một tài khoản ngân hàng riêng, từ nhỏ biết quản lý tiền bạc, so với việc cho con tiền thì dạy con cách quản lý tài khoản sẽ tốt hơn.

·  Quan điểm dạy con của Vua đầu bếp Gordon Ramsay: “Tài sản của tôi sẽ không để lại cho con cái”

Quy tắc 60: Để con biết rằng tiền mà con tiêu là của cha mẹ.

Quy tắc 61: Trước khi mua đồ phải suy nghĩ kỹ càng, tiêu hết tiền thì không được xin thêm.

Quy tắc 62: Hãy đưa con đến ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm, biết được cảm giác tích lũy, học cách kiểm soát ham muốn, cho con biết rằng tiêu bất cứ một đồng xu nào cũng phải suy nghĩ kỹ càng, tiêu tiền tùy tiện là sự buông thả ham muốn.

Ngọc Trúc (sưu tầm và biên dịch)

LM Hoàng Minh Thắng lượm lặt

by Tháng Tám 30, 2017 Comments are Disabled LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh

Học biết sống an vui khoẻ mạnh

  Học biết sống an vui khỏe mạnh

Sinh Lão Bệnh Tử?

Tất cả chúng ta người trước kẻ sau ai rồi cũng phải già. Làm sao tránh được! Đã có “sinh” là có “lão”. Một giai đoạn tất yếu của cuộc sống. Nếu ngày đầu tiên mình sinh ra mà đã biết nghe, biết nói, nếu có ai bảo rằng mỗi ngày mình lớn lên là một ngày mình sẽ già đi, và tiến dần về cõi chết, chắc chắn là mình đã không tin.”……

Thật sự mà nói cũng có người tuy tuổi đời còn thấp, nhưng trong cách suy nghĩ hay ứng xử xem ra đã có những phản ảnh của người già như phản ứng chậm chạp, nói năng lẩm cẩm, xoay trở vụng về, để đâu quên đó, còn đi lại như là người chỉ còn nửa bầu sinh khí. Lại cũng có người tuy tuổi tác đã cao nhưng lúc nào cũng mau mắn, nhanh nhẹn, nói năng mạch lạc, lớp lang, đầu óc minh mẫn, sáng suốt, ưa thích những sinh hoạt ngoài trời như tắm biển, chơi thể thao, sẵn sàng tham gia các buổi họp mặt với bạn bè, không quá ngần ngại, bao giờ cũng sốt sắng, vui vẻ, lạc quan, biết sống trọn vẹn với thời gian hiện tại thay vì bận bịu, lo toan cho việc tương lai, chưa tới.

Tục ngữ Anh có câu “A man is as old as he feels, and a woman as old as she looks”, nghĩa là cái già của đàn ông tùy thuộc vào cảm nghĩ của chính anh ta. Còn đối với người đàn bà, nếu dung nhan vẫn tươi tắn, mặn mà thì già trẻ cũng thế thôi, nhắc đến làm chi. Tựu trung già hay không là tùy ở cái đầu của mình.

“Age is mostly a matter of the mind! If you don’t mind, it doesn’t matter”
(Tuổi tác là chuyện cái tâm, nếu ta không thèm quan tâm, chả có vấn đề tuổi tác!)
Nếu mình ngồi lại với nhau và hỏi nhau “Bạn thấy mình già từ lúc nào?” thì chắc chắn là mỗi người sẽ trả lời một cách, không ai giống ai. …

Nếu bỏ qua các giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi 20 đến tuổi 60 mà chỉ so sánh một người đã quá 60 với thời anh mới 20 tuổi, thì theo Curtis Pesman, tác giả cuốn “How a Man Ages,” ta có thể ghi nhận những thay đổi như sau:

• Da mỏng hơn và chùng xuống, độ co giản của da càng ngày càng giảm sút, và qua nhiều năm tháng biểu lộ vui, buồn, sướng, khổ, những nét nhăn trên mặt đã hằn sâu và lớn.
• Tóc bạc, thưa, và nhẹ hơn, đường kính của tóc chỉ còn 86 microns (1 phần triệu của 1m) so với 101 microns hồi 20 tuổi.
• Hai tròng mắt bị co lại, mức độ ánh sáng vào đến võng mạc giảm đi, khó phân biệt được sự vật trong tối, do đó mà khi đọc cần phải có ánh sáng đủ.
• Tai không còn nghe được tiếng động trên tầm 10,000 hertz, như tiếng hót của chim, vì chức năng chuyển thể độ rung từ tai ngoài vào tai trong đã suy thoái.
• Men răng càng ngày càng mòn dần vì quá trình nhai, nghiến, trong khi đó lợi răng co rút lại làm lộ rõ khoảng trống giữa các chân răng.
• Xương mất dần calcium, trở nên xốp, dòn, dễ gãy, lớp sụn ở các đầu khớp không còn nguyên vẹn, chất nhờn giữa các khớp khô đi, sinh ra di chuyển chậm,khó khăn.
• Tim không còn bơm đủ máu ra khắp châu thân, một phần do cholesterol đóng dày trên thành động mạch nên tim phải hoạt động nhiều hơn mới bơm được máu đi.
• Các cơ bắp làm cho phổi hoạt động bình thường suy yếu dần, độ co giản của lồng ngực yếu đi, làm cho lượng dưỡng khí hít vào chỉ còn bằng một nửa thời 20 tuổi.
• Trọng lượng của thận giảm từ 20% đến 30%, sức lọc chất thải của thận chỉ bằng nửa hồi trẻ, và sức chứa của bọng đái cũng chỉ còn chừng một nửa (8 fluid ounces, khoảng non 230cl).
• Với năm tháng qua đi, khối não cũng rút nhỏ lại và giảm trọng lượng, hàng tỷ tế bào não bị mất đi, trí nhớ bị giảm sút……

Gần đây trong bài viết “Tính Tuổi Theo Lối Mới” (Calculate Your Age in Neo-Years) trên trang nhà của Giáo sư Tiến sĩ Davis Demko có liên quan đến cách suy nghĩ về tuổi già. Theo ông, 75% tiến trình lão hóa của con người có thể điều chế được do tác động của sáu yếu tố sau đây:

1/ Khắc chế yếu tố di truyền. Dĩ nhiên yếu tố di truyền tạo cho mỗi con người một tình trạng có thể bị mắc những bệnh mà cha mẹ người đó đã từng bị, nhưng những phương pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe hiện đại, nếu áp dụng đúng mức, có thể làm giảm đi rất nhiều tính đe dọa của yếu tố này.

2/ Tập thể dục, thể thao. Rất nhiều các chứng đau nhức phát sinh do thiếu hoạt động. Nếu luyện tập thường xuyên thì hệ thống tim mạch sẽ được bảo toàn, xương và bắp thịt sẽ rắn chắc, khỏe, và sự phối hợp chân tay sẽ nhịp nhàng, hữu hiệu.

3/ Tinh thần luôn được kích thích. Những người tưổi cao mà vẫn có những sinh hoạt tinh thần đều đặn và đầu óc luôn luôn được kích thích, suy nghĩ, tìm tòi như đọc sách, học ngoại ngữ, chơi ô chữ, hay tham gia vào các cuộc thảo luận hứng thú sẽ giữ được tinh thần minh mẫn, tỉnh táolâu dài.

4/ Có tập quán dinh dưỡng tốt. Cách tốt nhất để chống lại già trước tuổi hay bệnh tật. Thức ăn là năng lượng. Phải tìm hiểu những phương cách dinh dưỡng lành mạnh, cũng như những sinh tố hay khoáng chất mà cơ thể mình cần.

5/ Sống có ý nghĩa. Sống phải có những mục đích đáng đeo đuổi. Ý thức rõ mục đích công việc mình đang làm dễ gây cho mình cảm hứng, giúp mình tập trung, chú ý, tránh được buồn nản, bẳn gắt, và kết quả tích cực sẽ nâng cao giá trị của chính mình.

6/ Biết phòng ngừa bệnh tật. Đây là yếu tố quan trọng có giá trị điều chế tiến trình lão hóa. Cần khám tổng quát thường xuyên để kịp ngăn chận các bệnh hiểm nghèo. Đừng bao giờ nghĩ là các chứng đau nhức hành hạ mình chỉ là hậu quả của tuổi già.

Sau khi phân tích các yếu tố nói trên, Giáo sư Demko đề nghị một lối tính tuổi mới mà ông cho là chính xác hơn. Ông đặt tên cho công thức tính tuổi của ông là: DNA-Plus. DNA là viết tắt của Demko’s Neo Age, Plus ngụ ý là già với những đặc tính tích cực. Công thức DNA-Plus tính trung bình của 4 lọai tuổi:
• Tuổi thời gian, tính theo số năm đã sống.
• Tuổi thể chất, tính theo tình trạng sứckhỏe.
• Tuổi xã hội, tính theo mức độ sinh hoạt hàng ngày trong việc làm, đời sống gia đình, giải trí, hay các công tác thiệnnguyện.
• Tuổi tâm lý, tính theo khả năng đối phó với khủng hoảng, mâu thuẫn, sự căng thẳng trong đời sống, hay thích ứng với mọi sự thay đổi bất ngờ.
Nếu áp dụng công thức này cho một người đã sống đến 80 năm (tuổi thời gian), có tình trạng sức khỏe của một người sống 70 năm (tuổi thể chất), có mức độ hoạt động của một người sống 60 năm (tuổi xã hội), và có khả năng ứng phó của một người mới sống 50 năm (tuổi tâm lý), thì tuổi trung bình của người này sẽ là (80+70+60+50) : 4 = 65 tuổi (Neo Years), nghĩa là tuổi chính xác của người này chỉ mới 65 chứ không phải là 80 theo cáchsuy nghĩ thông thường.

Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng:

1/ Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm.Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học (biological clock) của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

2/ Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng.Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút. Bước 1 khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút. Bước 2, ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân. Bước 3, cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.

3/Không nên ngoái đầu một cách đột ngột.Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt.

 4/ Không nên quá ngửa cổ về phía sau. Có lần một ông cụ đã về hưu, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào bệnh viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.

5/ Không nên thắt dây lưng quá chặt. Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel. Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng thun, không nên mặc quần Tây cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.

6/ Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức.Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh-mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.

7/ Không nên nói nhanh, nói nhiều. Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi chúng ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó chúng ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

8/ Không nên xúc động. Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động, tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý,sức khỏe.

Bạn nghĩ thế nào khi có thể giảm rủi ro bị bệnh tim, tăng sức mạnh, giữ được vẻ trẻ trung lâu dài chỉ trong vòng một thời gian ngắn. Thực vậy, muốn có một sức khoẻ tốt thì cần có thời gian, nhưng không đến nỗi lâu như bạn tưởng. Bạn không cần phải làm những điều thường được khuyên như tập thể dục 30 phút mỗi ngày và ngủ đủ 7 tới 8 tiếng mỗi đêm.

1/ Chống ung thư (fight cancer): Ăn trái cây với cả vỏ (nhưng hãy coi chừng trái cây TQ thường ngâm tẩm formol đấy!). Vỏ trái táo đem lại nhiều lợi ích. Theo các thí nghiệm mới đây thì trong vỏ trái táo đỏ (Red Delicious Apple) có hơn 10 hoá chất ngăn chặn sự phát triển của ung thư vú, gan, và kết tràng. Giáo sư Rul Hai Liu thuộc Đại học Cornell cho rằng vỏ các loại táo khác cũng rất tốt. Để tránh nhiễm độc của thuốc trừ sâu, nên mua táo hữu cơ (nhất là tránh mua táo Tàu).

2/ Dùng những thuốc dinh dưõng bổ sungcho đúng
. Uống đủ liều lượng vitamin D và calcium sẽ giảm rất nhiều rủi ro bị ung thư vì theo giáo sư Joan Lappe thuộc Đại học Creighton “Vitamin D tăng cường hệ miễn nhiễm trong cơ thể và chống ung thư rất tốt“. Da có thể sản xuất vitamin D nhờ ánh nắng mặt trời, nhưng các nhà khoa học cho biết là tốt nhất nên uống thuốc vitamin D bổ sung để bảo đảm có đủ vitamin này trong cơ thể (1,100 IU là đủ và an toàn).

3/ Làm chậm lão hoá (slow aging): Hít dầu thơm Lavender hay Rosemary. Mùi thơm của Lavender (oải hương) giúp bạn ngủ ngon giấc vào ban đêm. Lavender cũng rất tốt cho bạn vào ban ngày. Theo nghiên cứu mới đây, một số phụ nữ tình nguyện hít dầu thơm Lavender hoặc Rosemary (Oải hương hoặc Hương thảo) nguyên chất trong 5 phút. Kết quả cho thấy là mức hormone cortisol trong nước bọt giảm 24 %. Điều này rất tốt vì cortisol là hormone gây căng thẳng tâm thần, làm tăng huyết áp và hủy hoại hệ miễn nhiễm. Hơn nữa, những người hít nước dầu thơm Lavender (oải hương) có nồng độ thấp hoặc nước dầu thơm Rosemary (hương thảo) có nồng độ cao sẽ thải được dễ dàng hơn các gốc tự do tức là những phân tử làm tiến trình lão hoá và bệnh tậttăng nhanh.

4/ Cắt giảm cholesterol (cut cholesterol). Thí nghiệm tại Đại học Pennsylvania cho thấy là nếu ăn 1½ ounce (hoặc một nắm)pistachios mỗi ngày thì sau 4 tuần cholesterol toàn phần giảm trung bình 6,7 % và cholesterol xấu (LDL) giảm 11,6%. Lợi ích chính của sự suy giảm này là rủi ro bị bệnh tim sẽ giảm theo (nếu mức cholesterol toàn phần giảm đươc 7 % thì rủi ro bị bệnh tim giảm 14 % ). Theo giáo sư Penny Kris-Etherton trưởng nhóm nghiên cứu thì pistachios là nguồn cung cấp tốt nhất các sterol thực vật tức là những hợp chất có tác dụng hấp thụ cholesterol. Cũng nên biết là 1 ounce pistachios chứa 100 calori, vì vậy nên bớt dầu giấm (dressing) hoặc nên ít dùng bơ hay dầu và rắc thêm pistachios lên trên sà-lách. – Dùng mật lúa mạch thay vì dùng đường. Mật lúa mạch (buckwheat honey) cũng có những lợi ích khác, như làm chậm sự oxy- hoá của chất LDL (cholesterol xấu) bởi vì khi cholesterol xấu này bị oxy-hoá thì nó sẽ tạo những mảng (plaque) lắng đọng lên thành mạch máu.

5/ Làm dịu các cơn bừng nóng (cool hot flashes). Thở thật sâu. Theo 3 nghiên cứu mới nhất thì thở đằng bụng thật sâu và chậm, có thể giảm nhịp độ bị các cơn bừng nóng xuống phân nửa. Lý do bị các cơn bừng nóng, một phần là vì estrogen giảm, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng tinh trạng căng thẳng thần kinh có phần trách nhiệm trong đó vì nó khởi kích hệ thần kinh giao cảm. Cách giải quyết là thở thật sâu để thúc đẩy hệ thần kinh đối giao cảm tăng hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể và nhờ thế mà nhịp tim sẽ chậm lai, cơ bắp sẽ thư giãn, và huyết áp sẽ giảm. Bạn hãy ngồi thoải mái trên một chiếc ghế, thở thật sâu, hít vào đằng mũi. Thở ra đằng miệng. Nhắm mắt lại để khỏi bị phân tâm… Giữ làm sao cho bụng ấn vào thấy mềm– như vậy bụng có thể lên xuống theo mỗi nhịp thở.

6/ Giữ cho mắt được tinh tường (keep your vision sharp). Ăn một quả trứng hoặc cà rốt cũng tốt. Nghiên cứu cho thấy “trứng” là nguồn tốt nhất để cung ứng chất chống oxy hoá carotenoid bổ cho mắt. Lutein và zeaxanthin là hai chất carotenoid chủ yếu đối với mắt vì chỉ có hai chất này là có bổ dưỡng cho phấn vàng của võng mô mắt. Trứng không chứa nhiều lutein và zaxanthin bằng các rau có lá xanh đậm, nhưng theo giáo sư Elizabeth Johnson thì cơ thể hấp thu các chất chống oxy hoá này từ “trứng” dễ dàng hơn. Bạn đừng e ngại là mức cholesterol sẽ tăng nếu ăn trứng bởi vì ăn một quả trứng mỗi ngày tăng lượng lutein trong máu lên 26% và zeaxanthine lên 38 %, mà không làm tăng mức cholesterol hay triglycetride.

7/ Tránh đừng để bị viêm (reduce dangerous inflammation) Ăn một tô ngũ cốc nguyên hạt. Nhóm Iowa Women’s Research Group đã quan sát khoảng 42 ngàn phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh trong vòng 15 năm đã báo cáo là những phụ nữ ăn từ 11 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt trở lên mổi tuần sẽ có ít nguy cơ bị chết vì những xáo trộn do viêm gây ra so với những người ăn ít hơn (xáo trộn do viêm gây ra là những bệnh có liên hệ tới chứng viêm mãn tính kể cả tiểu đường, hen suyễn và bệnh tim).
Theo giáo sư David R. Jacobs thuộc Đại học Minnesota thì “ngũ cốc nguyên hạt chứa những thành phần có hoạt tính sinh học của cây. Những gì giúp cho cây sống được thì cũng giúp cho người ăn cây đó sống được”. Các ngũ cốc nguyên hạt nên dùng, là oatmeal (bột yến mạch), brown rice (gạo lức), dark bread, whole grain breakfast cereal, bulgur, và popcorn (bắp rang)

8/ Rèn luyện sức mạnh cơ bắp (build muscle strength). Duỗi thẳng chân. Nếu bắp thịt chân bị cứng thì bạn hãy duỗi thẳng chân ra. Làm như vậy bạn sẽ không những cải thiện tính chất mềm dẻo mà con tăng cường sức mạnh của cơ bắp. Thí nghiệm thực hiện trong 6 tuần lễ với 30 ngụời lớn bị cứng gân hố khoeo (hamstrings) chứng tỏ là nếu luyện tập co duỗi chân 5 ngày một tuần thì sẽ làm bắp thịt bớt cứng và gia tăng tầm hoạt động.

9/ Tăng chất chống oxy hoá (boost antioxidants). Thêm trái bơ (avovado) vào sà-lách. Rau (vegetable) đều không có chất béo, nhưng chúng ta lại cần chất béo trong bữa ăn để hấp thu các chất carotenoid chống ung thư. Trong môt thí nghiệm tại Đại Học Ohio , một số người tình nguyện đã ăn salade có avocado lát mỏng hoặc không có avocado. Thử máu cho thấy là những người ăn avocado có một lượng lutein cao gấp 5 lần, alpha carotene gấp 7 lần và beta carotene gấp 15 lần. Ăn trái sung (figs, figues) phơi khô. Các trái cây sấy khô chứa nhiều chất chống oxy hoá — đặc biệt là trái sung và trái mận (plums). Một nhúm trái sung khô (lối 1 ½ ounce, lối 42 gr) tăng khả năng chống oxy hoá lên 9 % gần như gấp đôi so với một tách trà xanh. Ăn sà-lách trái cây. Một hỗn hợp cam, táo, nho, và blueberries có sức mạnh chống oxy hoá gấp 5 lần so với khi chỉ ăn có một trong những thứ trái cây ấy mà thôi. Các thành phần dùng để trộn sa-lách trái cây sắp theo thứ tự độ chứa phenol là việt quất (cranberries), táo, nho đỏ, dâu, dứa, chuối, đào, cam và lê. (Phenol là một loại hoá chất thực vật có thể giảm rủi ro bị bệnh mãn tính).

10/ Giữ nụ cười lành mạnh (keep your smile healthy). Hãy hôn thắm thiết người bạn tình. Theo bác sĩ nha khoa Anne Murray thuộc Viện Academey of General Dentistry, nụ hôn làm tiết nước bọt trong miệng và như vậy các vi khuẩn làm sâu răng sẽ bị tiêu diệt. Nếu chẳng may bạn chẳng có ai … để mà hôn thì hãy chịu khó dùng loại kẹo “gơm” (gum) không đường có chứa xilytol.

11/ Bảo vệ da dày chống vi khuẩn (protect your stomach from bugs). Vặn thấp nhiệt độ tủ lạnh. Nếu nhiệt độ trong tủ lạnh cao hơn 40 độ F (lối 3,5 °C) thì thức ăn trong tủ lạnh sẽ bị hư vì các vi khuẩn bắt đầu nhân bội. Tại Hoa Kỳ mỗi năm có trên 75 triệu người bị đau vì thức ăn nhiễm khuẩn và số người chết lên tới 5000. Vì vậy tủ lạnh phải có bộ phận điều nhiệt để giữ cho nhiệt độ đủ thấp.

12/ Ngăn ngừa chứng đau đầu (prevent headache). Hãy ngẩng đầu lên. Bác sĩ Roger Cady, phó chủ tịch hội National Hedache Foundation, nhận định “tư thế của đầu là một trong những yếu tố có liên quan tới đau đầu được ít người biết tới nhất”. Một trong những tư thế có hại là “chúi đầu về phía trước” ( forward head posture, FHP). Nếu cổ bạn cúi về phiá trước, bạn sẽ phải ngước đầu lên để nhìn, điều này có thể làm các dây thần kinh và cơ bắp ở phiá dưới sọ đầu bị đè ép. Tư thế FHP này thông thường xẩy ra khi làm việc với máy điện toán. Bác sĩ Colleen Baker thuộc Headache Care Center, Springfield, MO, đưa ra những khuyến cáo sau đây nhằm giúp bạn giữ cho đầu thẳng mỗi khi sử dụng máy điện toán:

– Tưởng tượng có một sợi dây buộc vào đỉnh đầu và kéo lên trên.
– Kiểm điểm định kỳ xem tai của bạn có ở ngay phía trên vai hay không.
– Sắp đặt để máy điện toán nhắc nhở bạn lặp lại hai điều trên đây sau mỗi nửa tiếng đồng hồ.

13/ Giữ cho trí óc minh mẫn. Uống 2 tách trà xanh mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy trà xanh điều hoà mức cholesterol và có thể giảm rủi ro bị ung thư. Các nhà khoa học còn nhận định trà xanh bảo vệ chức năng nhận thức. Và càng uống nhiều trà xanh thì càng tốt. Một nghiên cứu tại Nhật trên 1000 người ở tuổi trên 70 cho thấy những người uống 2 tách trà xanh mỗi ngày đạt đươc thành quả tốt khi làm một số trắc nghiệm về khả năng trí óc (kể cả trí nhớ). Có thể còn có ảnh hưởng lên sự minh mẩn tinh thần, chẳng hạn như sự giao tiếp với bạn bè trong khi nhâm nhi tách trà. Phải chăng chính nhờ vào điều này mà tỷ lệ sa sút trí tuệ (dementia) kể cả Alzheimer tại Nhật thấp hơn so với Hoa Kỳ, vì người Nhật thường hay uống trà xanh.

Có người đã nói: “Đừng để chết vì thiếu hiểu biết”. Thực ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết, kể cả những người còn trẻ.

Qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất, ước mong sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui, … và tăng thêm nhiều tuổi thọ.

LM Hoàng Minh Thắng sưu tầm

 

 
by Tháng Tám 25, 2017 Comments are Disabled LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh