GỪNGdiễn giải audio: Lm Hoàng Minh Thắng

(Bấm mũi tên bên trái nghe audio – Bấm hàng chữ lưu audio MP3 – lưu videolưu file word)

GỪNG

Nguồn: Dr. Christopher’s Volume Seven – Issue Three

GINGER Zingiber officinale; Zingiberaceae

        Bác sĩ Christopher đề nghị dùng gừng cho nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó phần lớn là đau bao tử, đau bụng và chứng khó tiêu.

        Bác sĩ hay nhắc đến trường hợp một bà mẹ gọi điện thoại cho ông từ nơi cách chỗ ông ở 20 phút lái xe lúc 3 giờ sáng. Khi đó bác sĩ vừa mới giúp xong cho một bệnh nhân cũng gọi khẩn cấp ban đêm và chuẩn bị đi ngủ. Bà mẹ cố nài bác sĩ đến giúp cô con gái đang rên khóc vì cơn đau bụng dữ dội. Bác sĩ bảo bà: “Hãy dùng gừng và thuốc muối baking soda. Cơn đau sẽ hết ngay, và mẹ con bà  sẽ đi ngủ lại được.” Nhưng bà mẹ vẫn một mực năn nỉ bác sĩ đến. Trong lúc đợi bác sĩ Christopher, cơn đau của con gái đã tới mức kịch liệt đến nỗi bà mẹ gấp rút làm theo lời bác sĩ khuyên. Khi ông tới nhà, chính cô con gái ra mở cửa, mọi người cùng cười với nhau. Cô bé đã hết đau rồi.

        Bác sĩ Christopher đã cho gừng vào công thức xổ Lower Bowel Formula nổi tiếng của ông. Gừng giúp chữa chứng đầy hơi trong bao tử, cũng như chứng chuột rútđau nhức ở bất cứ nơi nào.

        Bác sĩ Christopher cũng dùng gừng như chất dẫn truyền và tăng hiệu qủa cho các thảo dược hoạt động ở đường ruột và hệ sinh sản, đặc biệt nơi phụ nữ.

        So với ớt, gừng là chất kích thích nhẹ nhàng hơn. Nó đi từ mao mạch thông qua tĩnh mạch đến tim và từ tim qua động mạch để đến các mao mạch.

        Trà gng thường được s dng cho chng khó tiêu, đau bng và bun nôn. Lấy 30 gram gừng tươi xắt nhỏ rồi cho vào nửa lít nước sôi, có thể thêm mật ong và chanh rồi uống.

        Trà gừng cũng giúp giải cảm lạnh và cúm.

        Yao-ua gừng tốt cho tiêu hóa, vừa diệt vi khuẩn có hại vừa kích thích sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường ruột.

        Bạn có thể nhai chút gừng để kích thích tuyến nước bọt và giúp cho dễ tiêu bằng cách ngăn chặn sự lên men và hình thành hơi.

        Một đơn thuốc Tàu giúp cho tiêu hóa tốt với gừng như sau: cho nửa chén gạo trắng vào tô, đổ vừa đủ nước cho vừa ngập mặt gạo. Để qua đêm cho gạo hoàn toàn thấm nước. Đổ gạo ra rá để ráo nước. Cho vào chảo rang khô, đừng để cháy. Lúc dùng, cho vào nồi một chén nước, nấu sôi rồi cho một muỗng càphê gạo rang và một lát gừng vào. Nấu sôi một phút, tắt bếp và để yên 5 phút. Lọc lấy nước trong. Uống một tách, một hay hai lần một ngày.

        Thuốc tống hơi: Ở Ấn Độ bột gừng được trộn với nước, sữa, hoặc bơ để làm thuốc tống hơi cho tiêu hóa. Các loại thảo dược khác có khi được thêm vào.  Có lẽ cách đơn giản nhất  cho các vấn đề tiêu hóa là nhai một lát gừng trước bữa ăn.

        Trị buồn nôn: Gừng rất hay để làm thuyên giảm chứng buồn nôn, đặc biệt cho những người bị cúm hay có thai. Một số thử nghiệm khoa học đã chứng minh điều này. Thử nghiệm được thực hiện trên những người dễ bị say xe. Một nhóm uống viên bột gừng, nhóm kia uống thuốc chống say xe Dramamine và thuốc trấn yên (placebo). Tất cả ngồi trên ghế được cho quay vòng trong 6 phút. Phân nửa của nhóm uống gừng chịu được 6 phút quay vòng liên tục này, khỏe khoắn không sao cả. Không người nào trong nhóm uống Dramamine hay thuốc trấn yên chịu đựng nổi thử nghiệm này. Gừng hiệu nghiệm để ngăn ngừa chứng buồn nôn, cứ cách vài tiếng uống 1 hay 2 viên gừng. Nhiều đầu bếp ngậm gừng trong miệng để không buồn nôn khi nấu ăn có mùi mạnh. Gừng dùng chung với lá mâm xôi (red rassberry) rất tốt cho vấn đề này.

        Một ly trà gừng nóng được cho là rất khả quan để làm giảm các triệu chứng của kinh nguyệt. Nó cho cảm giác ấm áp, dễ chịu, thoải mái. Bác sĩ Christopher dùng chỉ một mình gừng để điều trị đau bụng kinh nguyệt với kết quả tuyệt vời. Gừng cũng được dùng như chất xúc tác với black cohosh để chấm dứt những cơn đau bụng quặn thắt này.

        Gừng cũng được dùng cho tình trạng mệt nhoài sau khi sinh, ngay cả việc làm giảm đau khi sinh nữa. Gừng có thể được thêm vào trà thảo dược trị sốc mà nhiều bà mẹ đến giờ sinh con uống: cho vào ly nước ấm:  2 muỗng canh mật ong,  1 muỗng canh giấm táo, 2 muỗng càphê ớt, và 1/2 muỗng càphê gừng. Cho người mẹ uống từng ngụm nước mạnh mẽ này trong khoảng thời gian đau đẻ. Thật là lạ, lúc đó nó lại dễ uống, thấy dễ chịu, giúp cho người ấm lên ở thời điểm mà cơ thể thường bị ớn lạnh. Nó cũng ngăn chặn cơn sốc thường đi kèm với việc sinh khó. Nó còn giúp cho trẻ sơ sinh ra nhanh hơn và dễ hơn nữa.

        Người Trung Hoa dùng gừng phối hợp với vài thảo dược khác để chữa viêm buồng trứng. Triệu chứng thường là sự nhạy cảm hay đau ở vùng bụng dưới ngay trên háng của một hay cả hai bên. Thường bị đau 2 hay 3 ngày trước chu kỳ và tiếp tục suốt chu kỳ kinh nguyệt, sau đó giảm đau từ từ hay hết đau ngay khi chu kỳ chấm dứt. Công thức: trộn 15 gram gừng với 30 gram mỗi loại: ngải cứu, hoa cúc, rễ cây bông tai (pleurisy). Nấu nước sắc,lọc lấy nước cốt, trong ngày cứ cách 2 tiếng thì uống nửa tách trà cho đến lúc thuyên giảm.

        Trà gừng thường được dùng trong trường hợp bị cảm lạnh hay cúm. Nó làm đổ mồ hôi và gia tăng lưu thông máu, do đó đẩy nhanh việc thải trừ độc tố ra khỏi cơ thể. Phương cách chữa trị được ưa chuộng cho cảm lạnh, cúm và viêm cuống phổi là ngâm mình trong bồn nuớc gừng nóng. Chỉ đơn giản cho 3 muỗng canh bột gừng vào bồn đầy nước nóng. Cho bệnh nhân ngâm trong bồn, thỉnh thoảng thêm nước nóng để giữ độ nóng của nước trong bồn. Cho uống trà giúp toát mồ hôi trong lúc ngâm mình (trà hoa cúc, bạc hà, sage,…). Nhớ lấy vaseline thoa cơ quan sinh dục bên ngoài để không bị xót. Bạn có thể thêm ớt, mù tạt (mustard) vào nước ngâm này. Nó giúp thư giãn cơ thể cũng như mở lỗ chân lông và kích thích sự bài tiết. Sau khi ngâm xong, bằng mọi cách, giữ cho cơ thể bệnh nhân ấm. Lên giường nằm, đắp chăn ngủ, nghỉ ngơi. Ngâm mình trong nước gừng nóng ấm cũng thường được trẻ em chấp thuận.

        Tiến sĩ Daniel.B.Mowrey đã tìm ra một công thức chữa bệnh cúm rất thành công. Vợ ông là người dùng đầu tiên. Buổi chiều ngày thứ nhất bị cúm, bà nói rằng đã giảm các triệu chứng đáng kể. Bà uống thêm trà công thức, thấy khỏe hơn. Bà ra khỏi giường và làm việc, uống thêm trà mỗi khi thấy bắt đầu nôn mửa và tiêu chảy. Phấn khởi về kết quả, tiến sĩ thử nghiệm công thức trên 16 người bị cúm, và tất cả khỏi bệnh 100%. Tuy tiến sĩ Mowrey không nói công thức hữu hiệu cho mọi người, song ông rất phấn khởi về khả năng này của nó. Công thức gồm: gừng, ớt, cam thảo và rễ hải cẩu vàng (golden seal). Chúng ta có thể dùng lá neem thay cho rễ hải cẩu vàng với công thức: GỪNG – ỚT – CAM THẢO – LÁ NEEM.

        Gừng được cho là hữu dụng ngay cả với những trường hợp nhiễm trùng nặng hơn như viêm cuống phổi và viêm phổi.

        Gừng có thể giúp chữa chứng tê. Nhai gừng giúp giảm tê lưỡi. Uống trà gừng giúp ấm người và giảm tê tay chân.

        Uống trà gừng nóng, sẽ giúp giảm nhức đầu và những khó chịu sau khi uống rượu say.

        Thoa, đắp gừng bên ngoài giúp thuyên giảm đau nhức, viêm, và cứng khớp. Đun 150 gram gừng thái nhỏ trong 2 lít nước cho sôi rồi đun lửa nhỏ  trong 10 phút. Lọc bỏ bã. Nhúng khăn vải vào nước gừng nóng (không tới độ phỏng) rồi đắp lên vùng đau. Thay khăn đắp để giữ ấm luôn cho da.

        Bạn có thể ép lấy nước gừng rồi trộn với dầu dừa, hai phần bằng nhau:

  • dùng thoa bóp để giảm đau cơ bắp
  • thoa đắp trán để trị nhức đầu
  • cho vài giọt vào bông gòn rồi nhét vào tai để trị đau tai
  • nhỏ vào răng đau để trị nhức răng.

        Nấu ăn với gừng: Tất cả các loại thịt khi được nấu với gừng sẽ ngăn chặn sự lên men và giúp đường ruột thải trừ độc tố có trong thịt.

        Gừng có chứa chất gingerol, ngăn chận sự hình thành cục máu đông, giúp ngừa sự tái phát của những cơn đột quỵ nhẹ. Những cơn tấn công này xảy ra do những cục máu đông trong các mạch máu nhỏ di chuyển theo dòng máu cho đến khi nó chặn mạch máu ở não bộ.

Soda gừng:

        Chúng ta có thể làm soda gừng, không những uống ngon mà nó còn giúp cho phụ nữ có thai ngừa nôn mửa nữa.

        Nấu sôi 4 lít nước với nửa muỗng canh gừng giã nhỏ. Để nguội bớt (còn ấm) rồi lọc lại, đổ vào bình sạch. Cho 1 tách mật ong, nước vắt 2 trái chanh, 1/8 thìa càphê men rượu vào nước gừng rồi khuấy đều. Đậy nắp (không vặn chặt). Để 2 ngày. Thế là bạn có được nước soda gừng cho cả nhà thưởng thức.

Kẹo gừng:

        Bạn có thể làm kẹo gừng, mặc dù có đường và chúng tôi (gia đình bác sĩ Christopher) thường không ăn, nhưng tự làm kẹo gừng vẫn tốt hơn cho bạn nếu bạn mua những bánh kẹo ngọt khác ngoài thị trường.

        Xắt gừng thành những sợi mỏng. Chế nước cho vừa ngập sát mặt trên của gừng, đun lửa nhỏ trong 1 tiếng. Thêm đường vào (1 chén gừng thì lấy 1 chén đường), đun nhỏ lửa thêm 30 phút. Đổ nước xi-rô gừng vào trong lọ rồi vặn chặt nắp lại. Phần gừng còn lại để vài ngày cho khô, rồi lăn trong đường thành kẹo cho vào lọ, đậy nắp kín. Dùng cả hai xirô gừng và kẹo gừng như thảo dược hay ăn theo sở thích.

LM Hoàng Minh Thắng và Nhóm Tông Đồ Mục Vụ Sức Khỏe

 


https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg

Comments are closed.