https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/11/gao-lut.jpg

Dr. Christopher’s School of Natural Healing

“Hãy dùng thực phẩm làm thuốc,

và dùng thuốc làm thực phẩm”

Bs John R. Christopher

 

          Chúng ta dùng lúa mì và các hạt ngũ cốc khác để làm bánh mì, bánh tráng, nấu súp, v.v…, nhưng ít người trong chúng ta biết rằng các loại hạt cũng có những công dụng làm thuốc chữa bệnh. Chúng ta hãy cùng khám phá một vài thứ.

LÚA MẠCH (BARLEY) 

        Thuốc đắp: Bột lúa mạch khi được dùng như thuốc đắp thì có khả năng chữa chứng da bị viêm.

        Nước lúa mạch: được làm bằng cách nấu sôi 20 phút một phần lúa mạch (barley) và 10 phần nước, sau đó lọc để lấy nước uống.

        -Là một thức uống vừa bổ dưỡng vừa làm dịu chứng viêm.

        – Dùng cho những bệnh nhân bị sốt do chứng viêm chảy ảnh hưởng tới các bộ phận hô hấp và bài tiết.

        – Làm dịu bao tử và đường ruột, và có thể rất hiệu nghiệm trong việc chữa chứng táo bón lâu ngày.    

        -Có tác dụng như một loại thuốc bổ thần kinh, đem lại sức sống cho những cơ thể bị yếu đuối, và giúp người ta vui vẻ yêu đời hơn.

        – Rất hữu dụng trong các trường hợp bị tiêu chảy, bị còi xương, bệnh đường thở (phổi, khí quản), viêm thận, bệnh gan, và thiếu chất khoáng.

        -Nước lúa mạch cũng có thể pha với sữa bò để tránh việc hình thành những cục sữa đông trong dạ dày của các trẻ sơ sinh.

        Ngâm lúa mạch hoặc cám lúa mạch cho tới khi có một chất như dầu nổi lên trên, là một cách chiết xuất từ lớp vỏ lúa mạch một chất rất tốt để trị chứng uể oải, mỏi mệt. Chất Hordenine trong lúa mạch cũng tốt trong những trường hợp bị suyễn.

        Nước lúa mạch rang:

       –Lấy một lon (cup) lúa mạch rang hơi vàng cho vào hai lít nước. Bắc lên bếp, nấu sôi rồi để lửa riu riu trong 20 phút, nhấc ra, lược lại, thêm chút mật ong nếu muốn uống ngọt, thêm ít bột kem hoặc sữa, và uống nóng/ấm. Đây là một món dễ uống, mát dịu.

       –Nấu khoảng 60 gram (2 ounces)  lúa mạch trong 2 lít (2 quarts)  nước cho tới khi chỉ còn 1 lít. Mười phút trước khi lấy ra khỏi bếp, thêm chút chanh, cam thảo, hoặc nho khô để thêm mùi vị.

       -Nước lúa mạch có thể uống thường xuyên như một loại thuốc bổ.


LÚA YẾN MẠCH (OAT)

         Nước lúa yến mạch (Oat): được làm thành nước uống bằng cách nấu 1 ounce ( khoảng 30 gram) trong một lít nước trong nửa giờ.  

        – Được dùng như thuốc nhuận trường và lợi tiểu.

        – Hữu ích trong trường hợp bị ngộ độc máu vì suy thận (uremic poisoning) và tiểu đường, suy tuyến giáp (thyroid deficiency).

        – Giúp khắc phục các trường hợp vô sinh và bất lực.

        -Nước uống làm từ yến mạch hoặc cháo yến mạch thì tốt trong những trường hợp ngộ độc các chất a-xít.

        -Những bệnh nhân vốn có đường tiêu hóa không được tốt sẽ dễ dàng chấp nhận các loại thức uống này hơn là các loại thực phẩm khác.

        – Giúp phục hồi hệ thống thần kinh.

        – Là thuốc bổ dưỡng sau những cơn bệnh làm suy kiệt cơ thể.

        – Trợ giúp cơ tim và các cơ quan tiết niệu (tiểu tiện).

        – Là loại thức uống đa công dụng, dành cho cả người  đau ốm, yếu đuối, lẫn người khỏe mạnh.

        Cháo yến mạch hoặc yến mạch cán dẹp giúp điều hòa lượng đường trong máu vào các buổi sáng sớm. Nó cũng là một trong vài loại thực phẩm có chứa chất iodine.

   Nước cháo bổ dưỡng dành cho trẻ sơ sinh, được chế biến bằng cách pha trộn lúa kiều mạch (oat), lúa mì (wheat) và lúa mạch (barley), mỗi thứ một phần. Đem xay hỗn hợp này. Lấy 4 muỗng xúp đầy bột, pha vào một lít rưỡi nước, đun sôi cho tới khi chỉ còn 1 lít, lược lại và làm cho ngọt. Thức uống này có thể dùng hàng ngày.


GẠO LỨC (BROWN RICE)

        Gạo lức (brown rice), chứa tinh bột dễ tiêu hóa, có lợi cho ruột hay dạ dày bị loét, nó cũng giúp thuyên giảm tiêu chảy.

        Thuốc đắp: Đắp bột gạo giúp thuyên giảm nhiều loại viêm da.

        Nước gạo lức: Nấu 1 oz (30g) gạo lức với 1 lít nước trong 20 phút, lọc lấy nước rồi uống:

        -Giúp giảm tiêu chảy cả trong trường hợp nặng.

        -Cũng được dùng trong trường hợp nghẹt đờm, nhức đầu cấp tính, buồn nôn, ngất xỉu, khó thở, đau thắt bao tử, loét bao từ, loét đường ruột,  đau bụng, giun sán, và giúp giảm đau.

 

LÚA MẠCH ĐEN (RYE)

        Lúa mạch đen (rye) được đề nghị cho những người ít vận động, ngồi một chỗ. Nó trợ giúp chống xơ vữa động mạch, cao áp huyết, cũng là thuốc xổ nhẹ. Nấu 3 oz (100g) với một lít nước trong 20 phút rồi uống.  

 

HẠT KÊ (MILLET)

        Hạt kê (millet) là thức ăn dễ tiêu hóa, tốt cho táo bón, giúp ngưòi gầy yếu tăng cân. Tốt cho người yếu nhược về thể chất hay tâm thần, tốt cho người mang thai nữa.

 

BẮP (CORN)

        Bắp được xem là tốt trong các trường hợp gầy mòn, thiếu máu, táo bón, là thực phẩm xây dựng toàn cơ thể. Lấy một lon (một cup) bắp khô nấu với 2 lít nước trong 20 phút, lọc lấy nước uống được dùng trong các trường hợp nôn mửa của nhiều loại bệnh. Cháo bắp rất tốt cho người đang lại sức. Bánh mì làm bằng bột bắp tốt cho những người bị bệnh thận hay gan.

 

LÚA MÌ (WHEAT)

        -Lúa mì (wheat) được đề nghị cho những trường hợp viêm khớp, thấp khớp cấp (rheumatic fever), vài loại ung thư, bệnh phổi kể cả bệnh lao, tăng trưởng chậm, thiếu máu, suy nhược thể lý và cảm xúc.

        -Vitamin D trong gạo mì trợ giúp bệnh còi xương và các bệnh do thiếu vitamin D khác.

        -Một công thức tốt cho tim là ngâm nửa chén bột mì lức trong nước nóng qua đêm, mỗi sáng ăn chén bột này trong ba tháng.

 

NƯỚC GẠO LỨC RANG, NƯỚC GẠO LỨC CHUA

(ÁP DỤNG CHO BÂT KỲ LOẠI NGŨ CỐC NÀO)

        Cách 1: Với bất kỳ loại gạo lức nào, chúng ta có thể rang sơ rồi nấu, chắt lấy nước uống.

        Cách 2: Một lon (một cup) gạo lức nấu với hai lít nước trong 20 phút. Thêm mật ong và một chút kem hay sữa.

        Cách 3: Ngâm một chén gạo lức trong hai chén nước trong 16 tiếng (34 tiếng nếu trời lạnh). Lọc lấy nước rồi để nơi ấm thêm 36 tới 72 tiếng (một ngày rưỡi đến ba ngày). Uống nước gạo lức lên men chua này.

        Cách 4: Ngâm một chén gạo lức trong hai chén nước trong 2 hay 3 ngày. Lọc lấy nước uống. Rồi đổ thêm nước vào gạo ngâm tiếp hai ngày nữa. Lọc lấy nước uống, và tiếp tục làm như vậy trong hai tuần. Nhiệt độ tốt nhất để ngâm dường như là khoảng 20-25 độ C (68-77 độ F). Loại nước gạo lưc chua này giàu chất đạm (protein), tinh bột (carbohydrates, dextrines), chất đường (saccharine), phosphate, các vi khuẩn và nấm có lợi như: lactobacilli, saccharomyces, and Aspergillus oryzae.

        -Nhiều người khám phá uống nước gạo lức chua rất hữu ích cho việc tiêu hóa. Nó không có chất cồn và giàu các loại vitamin B.

        -Acidophilus bacilli hay lactobacilli tạo môi trường axít trong đường ruột, diệt trừ mọi loại vi khuẩn có hại, vi khuẩn gây thối rữa làm bệnh phát sinh.

        -Nhiều người uống nước gạo lức chua cảm thấy loại nước giàu enzyme này giúp họ trong các bệnh từ nhẹ đến nặng nhất.

        -Cũng vậy, nhiều người uống nước gạo lức rang đều đặn cảm thấy khỏe mạnh và đầy sức sống.

Linh Mục Hoàng Minh Thắng và Nhóm Tông Đồ Mục Vụ Sức Khỏe

Comments are closed.