Post Tagged with: "hít thở"

Thở tự nhiên đều đặn, chậm và sâu: phòng chống ung thư – Dr. Sircus

Thở tự nhiên đều đặn, chậm và sâu: phòng chống ung thư – Dr. Sircus

Hít Thở phòng chống Ung Thư (Đ.Ô HMT)

Nguồn: “Treatment Essentials” – Dr. Mark Sircus

 Thở tự nhiên đều đặn, chậm và sâu: phòng chống ung thư

 Tiến sĩ xuất sắc Otto Warburg đã nhận hai giải Nobel về việc chứng minh qua hàng ngàn thử nghiệm rằng nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh ung thư đó là do oxy trong máu giảm bớt 35%”. 

       Tất cả các bác sĩ đều biết rằng những người bị bệnh mãn tính và ngay cả bệnh nặng với nhiễm trùng cấp tính trong tình trang nguy kịch sẽ được hưởng lợi ích ngay lập tức trong việc cung cấp oxy cho tất cả các tế bào và mô. 

       Khi chúng ta thực hành việc hít thở chậm sâu, chúng ta tăng cường dòng điện từ, nâng cao điện áp, nâng cao độ pH và lượng oxy O2 cũng như carbonic CO2 trong cơ thể. Chúng ta cần biết rằng chìa khóa trong việc chữa trị ung thư đã được chứng minh là nâng cao độ pH và lượng oxy. 

       Bí quyết ở đây là gì? Khi chúng ta làm tăng khí CO2 trở lại mức bình thường thì chúng ta đang làm cho mực độ oxy cũng trở lại bình thường. CO2 rất cần thiết cho sức khỏe. Ý nghĩ đơn giản  CO2 là khí thải độc là sai lầm về phương diện y học. Khi CO2 tăng lên hơn mức bình thường thì các động mạch và tĩnh mạch giãn ra cho phép nhiều máu và oxy hơn tiến vào trong các mô. Như vậy huyết áp sẽ hạ xuống.   

HƠI THỞ NGẮN NHẬN ÍT DƯỠNG KHÍ OXY 

       Nghiên cứu y khoa đã chứng minh rằng hơi thở càng ngắn thì chúng ta càng nhận ít oxy để cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Chúng ta cần tập luyện để hơi thở được chậm, dài, sâu tới phần bụng. Nếu bạn muốn đánh bại bệnh ung thư hay bệnh mãn tính, bạn cần học lại cách thở cho đúng để nhận được tối đa khí oxy đi vào trong máu. Thở đúng cách là thở bụng chứ không phải là thở ngực. Hít thở sâu nên rất chậm để tích tụ được nhiều khí CO2 hơn trong máu. Khí CO2 là thành phần y dược quan trọng. 

       Khi thay đổi cách thở, cơ thể lập tức đánh trả các tế bào ung thư. Tế bào ung thư không thich cơ thể tăng độ pH, tăng lượng oxy, tăng điện từ hay tăng CO2. Tế bào ung thư không còn là điều duy nhất mà chúng ta phải sợ nữa. 

       Ngoài ra thở chậm sâu còn trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh giao cảm để điều hòa huyết áp, nhịp tim, lưu thông máu, tiêu hóa và nhiều chức năng khác của cơ thể. Thật khó mà tin việc thở chậm sâu đơn giản dễ dàng như vậy lại đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần. 

       Khi chúng ta hít thở cách hoàn hảo thì chúng ta có sức khỏe hoàn hảo vì không khí là “một nguồn năng lượng bao la” quan trọng nhất. 

       Những nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa cổ đại đã phát triển hàng trăm kỹ thuật hít thở. Bây giờ khoa học hiện đại đã đi vào hành động với các thiết bị thở mà khi sử dụng chỉ 20 phút mỗi ngày sẽ làm tăng lượng oxy và mức điện từ trong người cũng như luyện cho người ta có thói quen thở dài chậm sâu tự nhiên.

       Bí quyết là làm chậm hơi thở. Người khỏe mạnh hít thở 6 lần mỗi phút. người bệnh hơi thở nhanh hơn 12-15 lần mỗi phút. Người bệnh nặng hơi thở càng nhanh hơn nữa cho đến khi không còn nhận được oxy và sự chết đến.

        Sách Y khoa ghi rằng hơi thở của người lớn bình thường là 12 lần mỗi phút khi nghỉ ngơi. Sách cũ hơn ghi 8-10 lần mỗi phút. Đa số người lớn hiện nay thở nhanh 15-20 lần mỗi phút. Người bệnh khoảng 20 lần hay hơn. Càng thở nhiều hơn 12 lần một phút thì các mô càng nhận được ít oxy hơn và càng gần với nguy cơ bị ung thư.

        Rất ít người hiểu được tầm quan trọng của ” hơi thở tự nhiên ” mà ta có thể quan sát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

        “Thở đúng cách rất quan trọng để sống thọ và nó giúp chúng ta duy trì cảm xúc lạc quan tích cực cũng như giúp cho năng suất hoạt động hàng ngày tốt nhất.

       Chúng ta có thể sống một thời gian dài mà không ăn, một vài ngày mà không uống, nhưng không thể sống khi ngưng thở trong vài phút.

        Ngay khi chúng ta chú ý đến hơi thở, lập tức có sự thay đổi cho sức khỏe, đó là điểm quan trọng trong duy trì sự sống.

       Dennis Lewis, tác giả quyển “Nghệ thuật hít thở của Tao” viết: ” Năm 1990 tôi thấy mình kiệt lực về tinh thần, thể chất và tình cảm, tôi thường xuyên bị đau nhói ở cạnh sườn bên phải. Lần đầu khi Gilles Marin đặt tay lên bụng và bắt đầu xoa bóp các cơ quan bên trong, vừa khi ông bắt đầu yêu cầu tôi hít thở sâu vào bụng, thì tôi kinh ngạc khi thấy mình bắt đầu đi vào cuộc hành trình trong khám phá tuyệt vời về hơi thở.  

        Mặc dù cơn đau biến mất sau một vài lần massage, và mặc dù tôi bắt đầu cảm thấy có sức sống hơn, một nỗi đau tâm trí sâu đậm bắt đầu xuất hiện – nỗi đau của việc nhận ra rằng mặc dù mọi nỗ lực của tôi trong nhiều năm qua là thâu thập kiến thức và truyền thông, tôi đã chỉ được một phần nhỏ nhoi của nguồn năng lượng thể chất, tình cảm và tâm linh luôn sẵn có. Khi Gillies tiếp tục chữa cho tôi, và khi hơi thở bắt đầu thấm nhập sâu hơn bên trong bản thân, tôi bắt đầu cảm nhận từng lớp căng thẳng, giận dữ, sợ hãi, và buồn phiền tróc ra và thức tỉnh tôi. Tôi uống nguồn năng lượng không chỉ cho sức khỏe, mà còn cho một đời sống thực sự. Cảm giác sâu sắc trong tâm hồn này, đau như nó đã từng, đã mở ra cho tôi một chân trời mới, không chỉ trong các mô của cơ thể mà còn ở thái độ thân thiết nhất đối với bản thân trong khám phá mới lạ. “

        Thật không nghi ngờ gì khi hơi thở mà hời hợt thì chắc chắn kinh nghiệm của bản thân, của cuộc sống và các liên hệ với tha nhân cũng kém phần sâu sắc.

        Nếu chúng ta có thể hít thở “cách tự nhiên” chỉ một phần nhỏ ít hơn tổng số 15.000 nhịp thở mỗi ngày, chúng ta sẽ bước một lớn trong việc phòng ngừa các bệnh về thể xác và tâm lý, chúng lại còn hỗ trợ cho việc phát triển đời sống nội tâm. 

       Có nhiều hiệu quả lớn lao cho sức khỏe khi người ta bắt đầu giảm vài ngàn nhịp thở. Nếu bình thường chúng ta hít thở 15.000 nhịp mỗi ngày (10 nhịp mỗi phút) thì đời sống của chúng ta sẽ đạt bước tiến thê nào khi chúng ta giảm xuống chỉ còn 10.000 nhịp mỗi ngày (7 nhịp mỗi phút) hay ít hơn nữa?

 Sau đây là những lợi ích đáng kể của việc hít thở tự nhiên chậm, dài và sâu:

 1) Tẩy độc và thải các độc tố

2) Giải tỏa căng thẳng

3) Thư giãn tâm trí, thư giãn cơ thể và  tăng minh mẫn

4) Giải tỏa áp lực nặng nề của các vấn đề cảm xúc

5) Giảm đau

6) Bổ sức cho các cơ phận

7) Gia tăng sức mạnh của cơ bắp

8) Củng cố hệ miễn nhiễm

9) Cải tiến dáng vẻ thân thể

10) Cải tiến phẩm chất của máu

11) Giúp tiêu hóa và hấp thụ thực phẩm tốt

12) Cải tiến hệ thống thần kinh

13) Làm khỏe phổi

14) Giúp tim khỏe mạnh hơn

15) Kiểm soát sức nặng của cơ thể

16) Gia tăng năng lực và sức chịu đựng của cơ thể

17) Cải tiến việc tái sinh các tế bào

18) Giúp phấn khởi

Kết luận

       Chúng ta có thể tạo ra phép lạ trong y học cách đơn giản bằng điều chỉnh lại hơi thở. Bác sĩ có thể trở thành siêu anh hùng không cần đến kỹ nghệ dược phẩm bằng cách cho bệnh nhân một dụng cụ tập hít thở đơn giản tạo cho họ một phương cách tự nhiên không xâm phạm cơ thể, không đắt đỏ, không độc hại để: ngay lập tức làm giảm kích thích tố thặng dư, xoa dịu cảm xúc, gia tăng lượng oxy, nhẹ nhàng xoa bóp nội tạng, giải tỏa căng thẳng, thư giãn cơ bắp, giải độc cơ thể và đơn giản nâng cao hiệu quả tổng thể của các cơ quan và toàn thân. Ngoài ra còn làm tăng điện lực của tế bào và cải thiện độ pH.

   Thổi bong bóng – Cách mạng trong điều trị ung thư 

       Khi phụ nữ nghe tuyên bố bị bệnh ung thư vú, họ bị tổn thương sâu xa và hoảng sợ trước viễn tượng bị cắt bỏ một phần thân thể quý báu. Đây mới chỉ là bước khởi đầu của nhiều nỗi sợ hãi phát sinh sau này.

        Tiến sĩ Daemond Jones viết: ” Nếu có một từ mà có thể tổng hợp các cảm giác khi các bà các cô đối phó với bệnh ung thư vú thì đó là ‘ không chắc chắn ‘. Biết chọn giải pháp nào cho tốt nhất đây, tài chánh giải quyết thế nào, cơ thể bị cắt mất sẽ ra sao, sau điều trị có khá hơn không? Tình trạng không chắc chắn làm họ căng thẳng thêm vào sự khó khăn đang sẵn có khiến họ mất ngủ, chán chường, mệt mỏi, cơ thể đau nhức, nhức đầu, lo lắng và tức giận.

        Tìm cách đối phó với sự căng thẳng là việc rất quan trọng để làm sao cho tinh thần được nâng cao trong suốt quá trình chữa bệnh.

        Khi bác sĩ đưa cho bạn tờ chẩn đoán và làm rất ít hay không làm gì được để giúp bạn chế ngự những cảm giác này, ông cho phép bệnh ung thư phát nổ và sinh sôi vì sự căng thẳng nuôi viêm và làm cho bướu phát triển thêm rồi lan ra. Ung thư di căn đến xương và phổi là nguyên nhân cho phần lớn các trường hợp tử vong ở những bệnh nhân bị ung thư vú. Ngay từ ngày đầu tiên chúng ta cần phải chú ý đến yếu tố tình cảm và tâm lý vì áp lực của stress sẽ rút ngắn thời gian bệnh tái phát và gây tử vong.

        Để giải quyết sự căng thẳng tai hại, tôi muốn nói về một dụng cụ luyện thở được thiết kế cho người bị bệnh hen suyễn. Nó sẽ giúp bình tĩnh lai, chế ngự kích tố quá mức, do đó cung cấp một hình thức mới cho việc điều trị stress và sẽ rất có lợi cho một người đối phó với bệnh ung thư.

        Cho dù tình trạng ung thư của bạn như thế nào cũng không thành vấn đề. Việc đầu tiên và là việc tốt nhất cần làm ngay đó là bạn hãy tập luyện hơi thở. Bạn hãy thổi bong bóng. Không phải là loại thổi bong bóng mà trẻ em chơi đùa. Đó là dụng cụ luyện hơi thở đơn giản để nâng cao lượng khí oxy   O2 và carbonic CO2. Thổi bong bóng là điều trị nghiêm chỉnh mà bạn cần bắt đầu ngay khi vừa nghe chẩn đoán. Tốt hơn cả là bạn hãy luyện hơi thở chậm, dài sâu tự nhiên để phòng ngừa ung thư.

Xem youtube để biết cách sử dụng dụng cụ thổi bong bóng.

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2014/03/dung-cu-luyen-hoi-tho.jpg
Frolov’s Respiratory Training Device (hình dụng cụ luyện hơi thở)

LM Hoàng Minh Thắng và Nhóm Tông Đồ Mục Vụ Sức Khỏe

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg

by Tháng Ba 22, 2014 Comments are Disabled Bệnh & Chương trình, Chương trình cho bệnh nan y, Ung thư
Tầm quan trọng của việc hít thở

Tầm quan trọng của việc hít thở

I. Thay đổi kiểu hít thở: tập hít thở chậm, dài và sâu

        Dưỡng khí tối cần thiết cho cơ thể con người. Không ăn uống, con người có thể sống được vài tuần, nhưng nếu thiếu dưỡng khí trong vòng 5 phút, con người sẽ chết, hay may ra có được cứu sống, thì não bộ sẽ bị hư hại nặng nề, sẽ tê bại và tàn tật suốt đời.

       Dưỡng khi cần thiết cho cuộc sống con người đến thế, nhưng chúng ta thường ít ý thức được điều đó, và cũng không biết hít thở đúng cách để có được số lượng dưỡng khí đầy đủ giúp cơ thể lành mạnh.

       Rất thường khi chúng ta hít vào bằng mũi và thở ra cũng bằng mũi, hơi thở lại rất ngắn, vì dưỡng khí chưa xuống hết cuống phổi. Đây là lý do giải thích nguyên nhân của nhiều thứ bệnh, bởi vì lượng dưỡng khí cần thiết cho não bộ, phổi, và các cơ phận khác qúa ít. Tình trạng thiếu dưỡng khi lâu ngày khiến cho các cơ phận suy yếu, hoạt động không bình thường và dễ lâm bệnh. Thiếu dưỡng khí là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tật bệnh trong đó có bệnh nhức đầu và mệt mỏi. Chính vì thế nguyên tắc đầu tiên trong thuật dưỡng sinh: đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe của mọi cơ phận trong thân thể con người và tập hít thở đúng đắn.

    1. Điều đầu tiên cần làm đó là, nếu ở nhà lầu, mỗi ngày nên lên xuống cầu thang nhiều lần để cho máu huyết lưu thông, nhịp tim đập mạnh và nhanh hơn, bắt buộc chúng ta hít vào nhiều dưỡng khí hơn và thải ra nhiều thán khí hơn. Vì thế mỗi ngày nên tìm cách đi bộ bước nhanh, hay bơi lội, tốt nhất khoảng 30 phút trở lên, hoặc làm một số cử động thể dục, thể thao, làm vườn, quét dọn nhà cửa vv… lại càng tốt hơn nữa.

    2. Nhưng quan trọng hơn cả là tập thở: hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng

       Để hít dưỡng khí phải ngậm miệng lại, đó là điều ai cũng biết. Nhưng để thở thán khí ra ngoài, thường khi chúng ta làm sai. Nghĩa là thay vì thở ra bằng miệng, chúng ta lại cũng thở ra bằng mũi. Nhưng như thế là không đúng với tác động được diễn tả bàng hai từ “hít” và “thở” theo luật luân chuyển của mọi cơ phận trong thân thể con người là “tiểu vũ trụ” cũng như của “đại càn khôn” là toàn vũ trụ. Thế rồi kiểu hít thở bằng mũi vừa sai lại vừa ngắn, chưa đủ để cho dưỡng khí vào tới mọi tế bào trong buồng phổi và các bộ phận khác của thân thể. Nếu đếm nhịp, kiểu hít thở này của chúng ta mới chỉ được tới ba, ít khi tới bốn. Trong khi nhịp hít vào bằng mũi ít nhất phải là 7, và nhip thở ra bằng miệng phải là 10 hay 14.

       Do đó, bài học đầu tiên của Thuật Dưỡng Sinh và cũng là điều nòng cốt để có được thiên khí năng là phải tập thở:

        1) Hít vào bằng mũi.

        2) Thở ra bằng miệng.

        3) Chậm, dài và sâu, nhẹ nhàng như nước chảy.

        4) Mà không phải cố gắng, cũng không dẫn khí, không nén khí.

        5) Khi hít vào bằng mũi nhẩm đếm tới 4 hay 7.

        6) Khi thở ra bằng miệng nhẩm đếm tới 10 hay 14.

        7) Đầu óc hoàn toàn trống rỗng, không nghĩ ngợi gì cả.

       Càng tập lâu, hơi thở càng dài, bạn càng hít vào nhiều dưỡng khí cho cơ thể, thì càng thải ra nhiều thán khí. Chính nhịp thở chậm, dài và sâu, đầu óc trống rỗng thanh thản đó khiến cho các cơ phận được mạnh khỏe, vì nhận được dưỡng khí bồi bổ dồi dào và thải hết thán khí là cặn bã ra ngoài.

    3. Cách thế nằm hay ngồi thở

       Để thở như trên bạn có thể ngồi trên ghế hay nằm trên giường hoặc bất cứ đâu, miễn là trong tư thế hết sức giãn xả, tự nhiên, thoải mái, không gò bó, co quắp.

      Tư thế ngồi thở:  

          1) Tốt nhất là ngồi trên ghế đẩu (để không dựa lưng vào đâu cả).

          2) Lưng thẳng.

          3) Đầu, mắt nhắm hay nhìn thẳng về phía trước.

          4) Khoảng cách giữa hai chân bằng khoảng cách hai vai.

          5) Hai bàn tay để ngửa trên đầu gối.

          6) Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả.

          7) Hít, thở theo cách thức trình bầy ở trên.

       Tư thế ngồi thở này là một trong các cách thức nghỉ ngơi và lấy lại sức lực rất công hiệu, có thể áp dụng tại khắp mọi nơi và trong mọi lúc. Chỉ cần vài phút là bạn tái tạo sinh lực cho tâm trí và cơ thể của bạn. Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả và đầu không nghĩ ngợi gì là hai yếu tố rất quan trọng. Để không nghĩ ngợi gì, bạn nhẩm đếm nhịp thở của mình: khi hít vào đếm từ 1 cho đến 4 hay 5 hoặc 6, cho tới khi nào còn hít được dưỡng khí, mà không cần phải cố gắng. Hễ thấy đầy rồi, thì thở ra và khi thở ra bằng miệng, thì đếm gấp đôi, hay hơn một chút. Cần nhất là thở chậm và sâu trong tư thế hoàn toàn thanh thản, nghỉ ngơi. Càng thở quen, hơi thở của bạn càng dài, lượng dưỡng khí hít vào và lượng thán khí thả ra càng nhiều. Lấy dưỡng khí vào cơ thể và thả thán khí khỏi cơ thể khiến cho bạn khỏe mạnh.

       Nếu nằm trên giường hay ở đâu đó thì

          1) Duỗi thẳng chân tay.

          2) Khoảng cách giữa hai chân bằng khoảng cách hai vai.

          3) Cánh tay song song với thân mình.

          4) Lòng bàn tay ngửa lên trời.

          5) Mắt nhắm.

          6) Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả.

          7) Hít, thở theo cách thức trình bày ở trên.

       Đây là một kiểu tịnh thiền hết sức đơn sơ và dễ dàng, mà ai cũng có thể làm được. Điều quan trọng nhất là tạo chân không trong chính mình, tức là đầu óc hoàn toàn trống rỗng, nghỉ ngơi, không nghĩ ngợi gì cả. Hai bàn tay ngửa lên trời trong thế giãn xả thoải mái diễn tả thái độ sống quảng đại, sẵn sàng nhận lãnh và sẵn sàng cho đi, không giữ lại gì hết.

    4. Công hiệu

       Kiểu tịnh thiền hít thở chậm, dài và sâu này tác dụng rất hữu hiệu trên toàn tâm trí và cơ thể con người. Vì cung cấp dồi dào dưỡng khí cho cơ thể đồng thời thải hết thán khí và căng thẳng, nên nó giúp:

          1) phục hồi sức lực tâm sinh vật thể lý,

          2) tái lập thế quân bình cho bộ máy hô hấp và tuần hoàn,

          3) trấn an tâm thần, giúp bình tĩnh, thanh thản,

          4) chữa bệnh tim, nóng nảy, âu lo, áp huyết cao, khó thở, mất ngủ, nhức đầu, khó tiêu, mệt mỏi…

       Bình thường kiểu tịnh thiền và hít thở chậm, dài và sâu này công hiệu nhất vào ban sáng và ban tối. Càng tập được lâu bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Nhưng thật ra, càng năng thực tập phương pháp hít thở dưỡng sinh theo kiểu chỉ dẫn trên đây bao nhiêu, bạn càng khỏe mạnh bấy nhiêu, bởi vì tâm trí và thân xác của bạn thường xuyên được nghỉ ngơi bồi dưỡng, dù chỉ trong năm ba phút.

       Đặc biệt nếu bạn hít thở và thiền được như thế, khoảng 15-30 phút mỗi sáng và mỗi tối, dần dần bạn sẽ thấy cơ thể khoẻ mạnh, và trong người rất an bình, thanh thản.

       Kiểu hít thở này rất cần thiết để có được thiên khí năng, như sẽ được trình bày trong chương VII “Cách khởi động các chakra”.

          LM Giuse Hoàng Minh Thắng

 

by Tháng Tám 24, 2012 2 comments Tài liệu TKNăng