THIÊN KHÍ NĂNG TRONG QUAN NIỆM CỦA ĐÔNG Y

 1. Ba kho tàng nền tảng của sự sống và sức khỏe của con người

 Có ba kho tàng làm nền tảng cho sự sống và sức khỏe của con người: đó là Sinh, Khí và Thần. Cả ba khía cạnh đều diễn tả sức sinh động nội tại, sinh lực và bản chất của con người. Trong quan niệm đông phương không tách rời thân xác khỏi trí khôn, cái vật lý khỏi cái không vật lý, cả ba thực tại này đều vừa là vật chất vừa không là vật chất.

 1) ”Sinh” là sức mạnh sáng tạo hiện diện trong tinh trùng của người cha và trứng của người mẹ. Chính chất liệu nền tảng này tạo thành thân thể con người và duy trì các nhiệm vụ của sự sống. Trong cuộc sống nó được tạo thành bởi các chất dinh dưỡng là thực phẩm và nước. Sinh là tiềm năng sự phát triển của con người. Nó là gia tài di truyền của con người.

 2) ”Khí” là ý niệm không chuyển dịch được. Nó vừa là sinh lực, vừa là nguyên lý tổ chức chảy qua mọi sự và thiết lập tương quan giữa chúng. Mọi vật, kể cả không khí và đá sỏi, đều có khí. Trong cơ thể con người khí được diễn tả bằng sinh hoạt của tim và phổi, bằng cách luân chuyển máu và dưỡng khí. Khí chỉ huy dòng chảy của máu trong toàn thân thể dưới ảnh hưởng của việc hít thở. Mọi di chuyển và hành động của con người tùy thuộc nơi khí của chúng ta. Bản chất dinh dưỡng của thực phẩm và khí cũng được coi là khí. Đôi khi người ta dịch khí là ”năng lượng”, nhưng thực ra khí bao gồm cả sức mạnh và bản chất của một vật nữa.

 3) ”Thần” tương đương với ý niệm linh hồn của Kitô giáo. Nó cũng là thành phần của bản vị con người. Nó được biểu lộ ra nơi cá tính, tư tưởng, nhận thức và ý thức về mình.

 2. Ba chất nền tảng

 Có ba chất nền tảng quan trọng đối với sức khỏe của con người: đó là khí, huyết và chất lỏng. Chúng bị ảnh hưởng bởi thực phẩm, kiểu sống và môi sinh. Cả ba phát xuất từ thực phẩm, nước và khí; chúng tùy thuộc và ảnh hưởng trên nhau. Từ ”chất lỏng” ám chỉ lưu lượng và chất ướt trong thân thể bao gồm nước mắt, mồ hôi, nước miếng, chất nhờn và nước tiểu.

 3. Khí

 ”Khí” là ý niệm không thể diễn tả bằng lượng. Nó được biểu lộ qua mắt, hình dạng thân thể, giọng nói, và hàng trăm dấu chỉ và triệu chứng hiện diện nơi từng cá nhân. Khí của mỗi người là duy nhất và thay đổi.

  Khi miêu tả sức sinh động của mọi vật, sống cũng như không sống, và sự thay đổi từ hình thái này sang hình thái khác. Người ta thường so sánh khí với điện. Chúng ta không giải thích được điện một cách có khoa học rõ ràng, nhưng có thể nói lên hay miêu tả nhiều hình dạng và nhiệm vụ của điện.

 

Khí có 5 nhiệm vụ:

  1) Di chuyển: Khí cho phép và đồng hành với mọi hình thái di chuyển, bao gồm cả hoạt động vật lý, ngữ học và sinh hoạt trí tuệ.

 2) Bảo vệ: Khí cung cấp sự kháng cự chống lại bệnh tật.

 3) Biển đổi: Khí cho phép thân thể biến đổi thực phẩm, khí, chất lỏng thành chất sống nuôi dưỡng.

 4) Điều hòa sự toàn vẹn vật lý và chất lỏng: Khí giữ cho các cơ phận và chất lỏng ở trong ranh giới quân bình của chúng và phòng ngừa việc mất qúa nhiều chất lỏng và máu.

 5) Kiểm soát nhiệt độ: Khí giữ thân thể ở trong độ nóng bình thường cần thiết cho sự sống.

 Khí lưu thông trong thân thể con người dọc theo các đường kinh mạch. Châm cứu, bấm huyệt, thoa bóp phản xạ học, diện chẩn và cả thiên khí năng nữa đều nhằm tác động trên dòng chảy của khí qua một hay nhiều kinh mạch khác nhau, để đả thông, sửa chữa, và tái lập thế quân bình khí, huyết và chất lỏng cho các cơ phận, loại bỏ sự bất hài hòa và vô trật tự trong các cơ phận gây nên các tật bệnh.

LM Giuse Hoàng Minh Thắng 

Tự chữa bệnh bằng Thiên Khí Năng chương 4

Comments are closed.