https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/09/tkn.gif

THIÊN-KHÍ-NĂNGNĂNG-LƯỢNG VI-BA

 Phần II Thiên Khí Năng và Y-Khoa Vi-Ba

Ở mọi tầng lớp, vũ-trụ gồm nhiều nhịp-điệu. Những chu-kỳ giao-động trong vũ-trụ có mức-độ to lớn hầu như không tưởng-tượng được, có thời-gian tính theo hàng năm ánh sáng. Ở một giới-hạn khác là những giao-động rất nhỏ của nguyên-tử của các phân-tử, có mức giao-động hàng trillions (1012) lần trong một giây đồng hồ. Đời sống chúng ta bị chìm đắm trong giao-phổ này, và đóng góp những giao-động riêng biệt vào đó.

         Năng-lượng vi-ba trong y-khoa

Việc dùng điện và từ-trường trên các mô mềm đã được kiểm-nhận bởi Sisken & Walker vào năm 1995. Những tác-động sau đây đã được nhận thấy:

o   Làm tăng-trưởng sự hình-thành mao-quản

o   Làm giảm chứng hoại-tử

o   Làm giảm sưng

o   Làm giảm đau

o   Phục-hồi chức-năng nhanh hơn

o   Làm giảm chiều sâu, diện-tích, và sự đau đớn ở các vết thương ngoài da

o   Làm giảm cơ-bắp bị mất sau khi giải-phẫu giây chằng (tốt nhất ở 10 Hz )

o   Tăng-trưởng sức căng của các giây chằng

o   Giúp nhanh chóng phục-hồi các chức-năngtái-tạo các giây thần-kinh

   Dùng từ-trường trị-liệu có nhiều lợi-điểm hơn dùng điện-trường, vì nó được coi như không xâm-phạm, và có thể được dùng để trị-liệu cùng một lúc các mô mềm và cứng. Mỗi mô đáp-ứng với một tần-số giao-động khác nhau. Trong khi nhiều loại tín-hiệu được dùng, y-khoa đặc-biệt chú-ý tới các mạch-từ-trường có năng-lượng thấp và tần-số cực thấp (dưới 100 Hz). Các tần-số nầy tương-tự như các tần-số các vi-ba phát ra từ bàn tay của các người tập thiên khí năng, khí-công và các phương-pháp tương-tự. Hơn nữa, lực-trường phát ra bởi các thực-tập-viên không có tần-số vững, nhưng quét hoặc thăm-dò qua một miền các tần-số mà các chuyên-viên nghiên-cứu y-khoa đã xác-định có hiệu-quả để trị-liệu các mô mềm và cứng.

Năm 1992, Seto và đồng-nghiệp công-nhận có một từ-trường sinh-học lớn, phát-xuất từ bàn tay của các thực-tập-viên luyện-tập võ-thuật. Các từ-trường này có cường-độ vào khoảng 10-3 gauss, nghĩa là khoảng 1.000 lần mạnh hơn từ-trường sinh-học của một con người mạnh nhất phát sinh từ trái tim là 10-6 gauss, và khoảng 1.000.000 lần mạnh hơn từ trường phát sinh từ não-bộ. Các nhà nghiên-cứu cũng nhận thấy trái tim (Tâm-Ý) phát-sinh nhiều tần-số năng-lượng khác nhau, lan-truyền qua hệ-thống tuần-hoàn tới mọi tế-bào trong cơ-thể. Năng-lượng vi-ba trị-liệu hữu-hiệu vì nó đưa các tín-hiệu điều-kiểm tới tận các mô. Điều nầy khởi-động một loạt các tác-động từ màng bọc tới trung-tâm các tế-bào và tới tận các genes, ở đó các thay-đổi cá-biệt được xảy ra. Các nhận-định này được giải-thích là một diễn-tiến chữa lành được khởi-động nhờ các dữ-kiện điều-kiểm chứa đựng trong các tín-hiệu, ở các tần-số cá-biệt.

         Y-Khoa Vi-Ba (Vibrational Medicine) [2]

Theo Tiến-Sĩ William A. Tiller thì khoa-học và Tây-Y, cho tới gần đây, vẫn nghĩ rằng các sinh-vật sống-động phần lớn là dựa trên tiến- trình của các phản-ứng sau:

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2014/12/hinh1.png

     Khi một cơ-thể không vận-hành đúng, nguyên-do được gán cho những hư-hỏng về cấu-trúc trong cơ-thể do sự bất cân-bằng sinh-hóa. Người ta nhìn nhận mức-độ nội cân bằng sinh-hóa tùy-thuộc vào một sự liên-hệ sâu xa với một cơ-cấu năng-lượng trong cơ-thể, nhưng không xác-định rõ ràng sự liên-hệ này. Những hiểu-biết gần đây đã đưa tới giả-thuyết có sự hỗ-tương giữa các trạng-thái sinh-hóa và từ-trường cơ-thể. Mặc dầu chúng ta chưa hiểu rõ chi-tiết điện-năng và từ-trường tác-động vào sự chuyển-hóa tế-bào, nhưng rõ ràng là hệ-thức (1) phải được thay-thế bằng:

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2014/12/hinh2.png

     Hệ-thức (2) còn khiếm-khuyết vì đã bỏ qua hiệu-quả của tâm-thần. Khi bị thôi-miên, cơ-thể con người đã biểu-lộ được sức mạnh và sự bền-bỉ làm chứng cho sự liên-hệ giữa tình-trạng vô-ý -thức và cấu-trúc. Nhiều lãnh-vực khác, chưa được xác-định rõ ràng, hầu như cũng tham-dự một phần vào phản-ứng dây chuyền này. Chúng ta hãy gọi tất cả những điều trên dưới một tên gọi chung là năng-lực-trường tinh-diệu và viết hệ-thức (2) lại như sau:

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2014/12/hinh3.png

     Hệ-thức (3) là một sự trình-bầy hợp-lý cho một cơ-thể sống-động, một tế-bào, hoặc một mạc/màng mỏng. Mỗi yếu-tố trong phản-ứng dây chuyền giữ các điều-kiện nội-cân-bằng qua sự trợ-giúp tức-thời của yếu-tố bên phải nó. Sự phát sinh một sự mất cân-bằng quan-trọng tại bất cứ một yếu-tố nào trong dây chuyền sẽ dẫn đến, theo thời-gian, một sự gián-đoạn nội-cân-bằng cho phần-tử ở bên trái nó.

     Cả cấu-trúc lý-thuyết và thực-nghiệm nghiên-cứu về năng-lực tinh-diệu đều là những yếu-tố cần-thiết cho việc phát-triển một nền-tảng khoa-học đúng cho liệu-pháp đồng-căn (homeopathy). Một giả-thuyết của phần trước cho phép thí-nghiệm trong phần thực-nghiệm, nhờ vậy một tiến-trình chỉnh-sửa có thể được áp-dụng để tiến dần tới mục-tiêu. Vì vậy, hệ-thức (3) phải được thay-đổi như sau:

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2014/12/hinh4.png

Y-khoa đối-chứng (allopathic medicine) đi theo lộ-trình bên trên, giữa năng-lực-trường tinh-diệu và chức-năng của con người; trong khi y-khoa đồng-căn (homeopathic medicine) đi theo lộ-trình bên dưới, giữa hai lãnh-vực này.

Tất cả chúng ta là phần-tử của thần-khí, không bị phá-hủy và vĩnh-viễn. Chúng ta có một bộ máy nhận-thức vô song là tâm-trí. Trong một mẫu lý-thuyết, tâm-trí gồm ba mực-độ – trực-giác, trí-tuệ,tâm-linh. Tâm-trí tạo ra một phương-tiện để thực-nghiệm (một vũ-trụ, một thế-giới, một cơ-thể) và mỗi cá-nhân, vì là một nhân-vị tâm-linh có bộ máy nhận-thức, đầu-tư trong phương-tiện này trong khi nó chạy liên-tục theo một lộ-trình định-sẵn. Nhân vị được liên-kết với phương-tiện qua hệ tình-cảm. Những chất-liệu dùng để cấu-tạo phương-tiện này có hai bản-chất liên-hợp. Một phần có bản-chất điện-tính và di-chuyển chậm hơn vận-tốc ánh sáng điện-từ, có trọng-khối dương và năng lượng dương. Nó tạo nên phần thể-lý của phương-tiện. Phần kia, có bản-chất từ-tính và di-chuyển nhanh hơn vận-tốc ánh sáng điện-từ, có trọng khối âm và năng-lượng âm. Nó tạo nên phần etheric của phương-tiện. Chúng ta biết nhiều về phần thể-lý của phương-tiện, nhưng biết rất ít về phần liên-hợp của nó (phần etheric).

       Cơ-thể-học đa-chiều-kích

Mọi thứ, thể-lý cũng như năng-lực tinh-diệu, đều có tần-số giao-động. Các chất-liệu có tần-số khác nhau có thể cùng hiện-hữu trong cùng một không-gian, tương-tự như năng-lượng ở các tần-số khác nhau (chẳng hạn, radio và TV) có thể cùng hiện-hữu không hủy-diệt nhau trong cùng một không-gian. Phần etheric và phần thể-lý cũng vậy, ở trong các tần-số khác nhau, choàng qua nhaucùng hiện-hữu trong cùng một không-gian.

Hệ-thống kinh mạch châm-cứu là một hệ-thống mao-quản có cấu-trúc tinh-vi, nối liền phần thể-lý với phần etheric, tạo nên vùng tiếp-cận giữa thế-lý và etheric. Sự rối loạn năng-lượng trong phần etheric và trong hệ-thống kinh-mạch châm-cứu đi trước sự phát-động bệnh-tật từ thể-lý/tế-bào.

Các chakras là những trung-tâm năng-lượng chuyên-biệt trong cơ-thể tinh-diệu, mỗi chakra liên-hệ tới một trung-tâm thần-kinh và nội-tiết chính trong phần thể-lý của cơ-thể. Các chakras hoạt-động như các máy biến-đổi năng-lượng làm giảm năng-lượng tinh-diệu và biến-đổi chúng thành các hoạt-động của tế-bào trong cơ thể. Sự liên-hệ giữa hệ thần-kinh, sinh-lý nội-tiết của các chakras được tóm-tắt như sau:

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2014/12/hinh5.png

 Các chakras được nối liền với nhau và với các trạng-thái thể-lý khác nhau qua các sợi năng-tính gọi là “nadis”, làm thành một hệ-thống chakra-nadi.

Thể tinh-tú cũng là một thể tinh-diệu khác, tương-tự như thể etheric, gồm các chất-liệu có tần-số giao-động cao hơn chất-liệu etheric. Nó cũng bao chùm lên trên khuôn bọc “thể-lý-etheric”. Sự trở-ngại vận-hành trong thể tinh-tú do sự mất cân-bằng tình-cảm có thể làm cản-trở sự di chuyển năng-lượng qua các chakras, đưa tới sự mất cân-bằng ở các hạch nội-tiết và tạo ra bệnh.

Y-khoa vi-ba coi con người như một sinh-vật đa-chiều-kích gồm các hệ-thống thể-lý/tế-bào hỗ-tương tác-động qua sự điều-hòa phức-tạp của các năng-lực-trường. Y-khoa vi-ba cố-gắng chữa lành bệnh tật bằng cách vận-dụng các năng-lực-trường tinh-diệu qua việc đưa năng-lượng vào cơ-thể, thay vì vận-dụng các tế-bào và các bộ-phận cơ-thể qua việc dùng thuốc và giải-phẫu.

Ở mức-độ căn-bản, đời sống lệ-thuộc sự tương-quan giữa các phần-từ qua sự giao-động trong các lực-trường. Hầu như tất cả những điều chúng ta biết về các sinh-vật đều dựa vào sự phân-tích các giao-động.

Trong một cơ-thể sống-động, mỗi điện-tử, nguyên-tử, hóa-năng kết-hợp, phân-tử, tế-bào, mô, bộ-phận (và cơ-thể là phần tổng-thể) có đặc-tính giao-động riêng của nó. Vì cấu-trúc của sinh-vật và chức-năng có trật-tự, các giao-động sinh-hoá được tổ-chức một cách có ý-nghĩa, và chúng chung góp các dữ-kiện vào một hệ-thống giao-động bao trùm cơ-thể và ra ngoài không-gian chung quanh. “Y-khoa năng-lượng” (energy medicines) và “Y-khoa Vi-Ba” (vibrational medicines) tìm hiểu cái khung đầy năng-tính liên-tục này, và tiếp-cận với nó để giúp việc trị-liệu được dễ-dàng.

Các phân-tử trong cơ-thể và các giao-động của chúng điều-hòa các tiến-trình của sự sống con người. Mọi sự-cố xảy ra trong cơ-thể đều do các phân-tử tác-động trên các phân-tử khác. Bất cứ một vật-thể nào cũng có một tần-số giao-động tự-nhiên nào đó. Khi hai vật-thể có tần-số giao-động tự-nhiên giống nhau, chúng có thể tiếp-cận nhau mà không cần đụng chạm, cái nọ kéo theo cái kia. Trong điện-từ-học, sự giao-tiếp này sinh ra hiện-tượng cộng-hưởng.

        Hệ-thống Năng-Lượng Sinh-Động của con người

Danh-từ tổng-thể, khi nói về sức-khoẻ và dưỡng-sinh của con người, không những chỉ có nghĩa là một sự cân bằng về thể-lý và tâm-thần, mà còn cả về khía cạnh tâm-linh. Vì sự thật, mãnh-lực tâm-linh đã mang lại sức sống cho phần thể-lý là cơ-thể của chúng ta. Một nền y-khoa chối bỏ sự-kiện này là không hoàn-hảo, vì nó đã bỏ qua một phẩm-chất căn-bản của sự hiện-hữu của con người – đó là chiều-kích tâm-linh.

Chúng ta là một sinh-vật đa-chiều-kích của năng-lượng và ánh sáng, mà thân xác chỉ là một thành-phần của một hệ-thống sinh-động lớn hơn. Nói một cách khác, con người là sự kết hợp phức-tạp của tâm-thần/thể xác/tâm-linh, hiện-hữu trong sự cân-bằng giao-động liên-tục của một thực-trạng năng-lượng đa-chiều-kích. Các mô cấu-tạo nên thể xác chúng ta không những được nuôi sống bằng dưỡng-khí, glucose, và các hóa-chất dinh-dưỡng, nhưng cũng bởi các năng-lượng vi-ba cuu-mang phần thể-lý với các đặc-tính đời sống và sáng-tạo. Những năng-lượng tinh-diệu hiện-hữu theo thứ-tự tầng lớp, và tác-động từ tầng cao nhất trở xuống tới khi chúng biểu-thị ở mức-độ phần thể-lý.

HỆ-THỐNG NĂNG-LƯỢNG SINH-ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI                      https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2014/12/hinh-6.jpg

 Bộ máy tổng-hợp điều-hòa sự vận-hành các năng-lượng cao vào phần thể-lý gồm chính-yếu là hệ-thống chakra-nadivùng giao-tiếp thể-lý-etheric. Vùng giao-tiếp thể-lý-etheric là cầu nối độc-nhất của các năng-lượng tinh-diệu, bao gồm hệ-thống kinh-mạch châm-cứu. Nó nối các bộ-phận cơ-thể/tế-bào với các năng-lượng chức-năng của thể etheric. Thể etheric là một năng-lực-trường tự-hữu gìn-giữ thứ-tự và ấn-định cơ-cấu bên trong khuôn-khổ tế-bào của phần thể-lý. Những năng-lượng etheric là những bộ-phận dẫn sóng điều-khiển sự cấu-trúc các tế-bào và chức-năng. Chúng phối-hợp nhịp-nhàng các hoạt-động đời sống qua các giao-động, sự di-truyền và các cơ-cấu tế-bào tinh-diệu khác.

Thêm vào đó, các năng-lượng có tần-số cao đi vào qua các chakras được phân-phối tới các bộ-phận liên-hệ trong cơ-thể bởi một hệ-thống nadis tinh-vi. Năng-lượng vi-ba cao đi vào cung-cấp một ảnh-hưởng dinh-dưỡng và có tổ-chức tới các tế-bào của phần thể-lý, giúp cho sự duy-trì quân-bình và trật-tự ở mức-độ các tế-bào trong cơ-thể. Sự quân-bình tổng-quát và sức-khỏe của cơ-thể con người là sự tổng-hợp của một sự quân-bình và phối-hợp vận-hành của cả hai phần thể-lý và hệ-thống điều-hòa nội-cân-bằng cấp cao. Nếu có một trục-trặc xảy ra tại bất-cứ mức-độ nào trong đẳng-cấp thể-lý năng-tính, cơ-thể bị suy-sụp và bệnh-tật có thể xảy ra. Vì vậy sức-khoẻ là sự xếp-đặt đúng, cân-bằng, và phối-hợp của các thể năng-lượng tinh-diệu cao và lực-trường với phương-tiện thể-lý.

         Quan-niệm sinh-động về bệnh tật và sức khoẻ trong Y-khoa Vi-Ba

Y-khoa Vi-Ba nhìn-nhận cơ-thể con người có các chức-năng sinh-hóa. Y-khoa Vi-Ba nhìn các bộ-phận cơ-thể vận-hành theo sự thông-minh tự-tại của chúng và khả-năng chúng tiến-hành các loại tín-hiệu khác nhau. Đa-số tín-hiệu các bộ-phận nhận được ở dạng hóa-tín giúp điều-hòa chức-năng của mỗi bộ-phận trong khuôn-khổ nhu-cầu hàng ngày của cơ-thể. Tuy-nhiên các bộ-phận và tế-bào cấu-tạo chúng cũng thông-tin với nhau dưới dạng khác hóa-tín có mang các thông-điệp. Các tế-bào của chúng ta thông tin cho nhau qua các thông-điệp có ám-hiệu mang bởi hormonesphần-tử sinh-hóa, cũng như qua các điện-tín (truyền đi bởi các giây thần-kinh của cơ-thể), và qua các tín-hiệu ánh sáng yếu. Các tế-bào của cơ-thể dường như có sự thông-minh tự-tại cho phép chúng hiểu và xử-dụng thông-điệp có ám-hiệu này dưới nhiều dạng khác nhau để gìn-giữ cơ-thể khỏe mạnh.

Con người là những sinh-vật có năng-tính đặc-biệt. Đời sống của chúng ta được cưu-mang bởi một sự cân-bằng tế-nhị của các dạng năng-lượng khác nhau mà chúng ta hấp-thụ để có thể nuôi-dưỡng thể xác của chúng ta. Phần năng-lượng chính-yếu là năng-lượng chuyển-hóa lấy từ thực-phẩm chúng ta ăn và các chất lỏng chúng ta uống. Ngoại trừ sự ô-nhiễm có thể xảy ra cho nguồn tiếp-liệu năng-lượng chuyển-hóa, có những nguồn năng-lượng khác con người chúng ta cũng có thể bị ảnh-hưởng. Chúng ta luôn bị tắm trong một biển vô-hình của những năng-lượng có tần-số khác nhau. Bên cạnh các nguy-hại về sức khỏe từ các năng-lực-trường do con người tạo ra, các khoa-học-gia cũng đã bắt đầu chú ý tới các hiệu-quả xấu của sự căng-thẳng thần-kinh do địa-từ-lực.

Khi sự vận-hành của các năng-lượng chính yếu của sự sống trong cơ-thể bị cản-trở, bệnh-tật là hậu-quả tất-yếu có thể xảy ra. Trong khi thực-phẩm đầy dinh-dưỡng, nước trong lành, và không-khí không bị ô-nhiễm có thể là những chất hấp-thụ quan-trọng để cưu mang sự sống, một sự vận-hành mạnh và cân-bằng của các nguồn năng-lượng chính-yếu của sự sống qua các kinhmạch, chakras, thể ethericthể tâm-linh cũng quan-trọng không kém để bảo-toàn tối-hảo một sức khỏe và đời-sống tốt. Các tắc-nghẽn trong các kinhmạch chakras có thể tạo ra các sự mất cân-bằng của sự vận-hành năng-lượng cần-thiết tới các bộ-phận của cơ-thể, góp phần vào việc tạo ra bệnh tại các bộ-phận đó.

Y-khoa Vi-Ba nhìn bệnh-tật và đời-sống từ nhiều mức-độ ri-loạn chức-năng năng-lượng khác nhau có thể ảnh-hưởng tới con người đa-chiều-kích. Con đường đi tới đời-sống tốt bao gồm nhiều hơn là việc ẩm-thực đúng và vận-động. Nó liên-quan tới năng-lượng tổng-thể môi-sinh của chúng ta, gồm cả tính đa-cảm – năng-lượng môi-sinh chúng ta tạo ra qua dự-cảmthái-độ của chúng ta đối với mọi người và các sự-cố trong đời sống của chúng ta. Qua các giao-tiếp về sinh-hóa, thần-kinh,năng-tính khác nhau, dự-cảm và cảm-giác có thể ảnh-hưởng mạnh tới sức khỏe của chúng ta trong cả hai chiều kích tốt và xấu. Năng-lượng môi-sinh này cũng gồm cả năng-lượng tâm-linh của linh-hồn đã cưu-mang chúng ta qua những thăng trầm của cuộc sống

Tiến Sĩ Nguyễn Dương
Nhóm Tông-đồ Mục-vụ Sức-khỏe

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/09/tkn.gif

 Phần I: Tất cả chỉ là Năng-Lượng – Năng-Lượng Vi-Ba

Phần III – Ba nguyên-lý chính về việc xử-dụng TKN để trị-liệu

Comments are closed.