https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/moi-benh-tu-rang-mieng.jpg

            Mũi và miệng là hai con đường dẫn nhiên liệu của sự sống vào trong cơ thể để nuôi dưỡng chúng ta: không khí và thức ăn. Khí trong lành cho ta sức khỏe tốt, khí ô nhiễm, khói xăng, khói thuốc lá, phấn hoa gây dị ứng, vi trùng, tất cả đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Thức ăn đủ chất dinh dưỡng: tăng cường sức khỏe. Thức ăn thiếu dinh dưỡng gia tăng nguy cơ cho các bệnh suy thoái. Quá nhiều thực phẩm, cho dù giàu dinh dưỡng hay thiếu, có thể dẫn đến béo phì và các chứng bệnh khác.

         Uống nước không đủ hay uống quá lượng càfê, rượu và nước ngọt có gas có thể dẫn đến bệnh thiếu nước tạm thời hay kinh niên.Thuốc, độc tố trong thực phẩm, trong môi trường, thuốc sâu, chất dụ trữ hóa học trong thức ăn, …có thể vào cơ thể chúng ta qua miệng.

         Tùy theo cách chúng ta chọn lựa thức ăn hay uống có thể giúp tăng hệ thống miễn nhiễm duy trì tình trạng khỏe mạnh, hay ngược lại làm suy yếu chức năng miễn nhiễm tạo cơ hội cho bệnh tật xâm chiếm, cũng như ung thư và các bệnh truyền nhiễm có thể là nguy cơ cho chúng ta. Khi hệ thống miễn nhiễm mạnh, ngay cả những nhiễm trùng nặng bởi vết thương hay sâu bọ cắn sẽ mau chóng lành.

         Miệng là cửa vào cơ thể của vi trùng, siêu vi trùng, nấm và ký sinh trùng. Có loại tốt , có loại xấu. Tuy nhiên tất cả đều có khả năng gây hại. Ngay cả vi sinh vật có lợi cũng có thể gây nguy cơ nếu chúng tìm được đường đi vào máu chúng ta qua vết thương hở, nhiễm trùng. Trong máu, những vi sinh vật này có thể gây nhiều tai hại, từ nhiễm trùng bộ phận đến nhiễm trùng toàn thân, và làm sai lạc tác động của hệ miễn nhiễm dẫn đến nhiều loại bệnh từ thấp khớp đến bệnh tim.

         Trong phần trình bày sau, chúng ta sẽ xem làm thế nào sức khỏe của miệng lại tác động trực tiếp đến sức khỏe của toàn thân.

LÝ THUYẾT NHIỄM TRÙNG CỤC BỘ

          Lý thuyết NTCB trong nha khoa : “Nhiễm trùng ở miệng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn thân.” Căn cứ trên lý thuyết này, các nha sĩ xưa có khuynh hướng nhổ những răng bệnh để tránh bệnh có thể lan sang những bộ phận khác của cơ thể. Tương quan giữa răng và sức khỏe toàn thân đã được nói đến cách nay 2700 năm trước. Hippocrates, thày thuốc Hy Lạp, người được xem như là cha đẻ của nền y khoa Tây phương, tường trình về việc chữa lành một bệnh nhân bị thấp khớp bằng nhổ một răng bị nhiễm trùng. Nhiều bệnh nhân đã báo cáo được bình phục từ nhiều bệnh khác nhau nhờ nhổ răng bị nhiễm trùng.

          Vậy làm thế nào mà răng sâu hay lợi sưng lại ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể? Làm thế nào mà một răng bị nhiễm trùng lại gây thấp khớp hay sưng phổi, hay làm tăng tốc những cơn tai biến mạch máu tim hoặc đột quỵ xảy ra? Ai trong chúng ta đang ở trong tình trạng nguy hiểm này?

          Như chúng ta đã biết, miệng của chúng ta luôn được tắm trong vi trùng ( nước miếng) . Bất cứ vết cắt hay loét nào đều là cơ hội cho vi trùng đi vào máu, huống chi người bị viêm lợi nặng, hay răng mưng mủ khi đánh răng bị chảy máu. Một khi đã đi vào máu, chúng có thể lập cư bất cứ chỗ nào – tim, phổi, gan – hay có thể đi khắp cơ thể. Cũng như trong miệng,  vi trùng chọn nơi để ở: răng hay lưỡi, thì khi vào máu, chúng cũng chọn nơi chúng thích. Vì vậy vi trùng ở miệng có thể gây ra bệnh ở bộ phận nào đó như viêm thấp khớp , như viêm màng trong tim (endocarditis) cũng như bệnh toàn thân (systemic disease) như tiểu đường.

           Một châm ngôn trong Vi Trùng Học: “Bất cứ vi sinh vật nào sống ở ngoài môi trường sinh sống tự nhiên của nó nên xem như mầm gây bệnh.” Nói cách khác vi trùng ở trong miệng cứ OK ở đó. Nhưng nếu bất ngờ có dịp vào trong máu, nơi không là nhà của chúng, thì cho dù chúng có hiền hay dữ, chúng có thể trở thành ác thần gây bệnh.

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA BÁC SĨ WESTON  PRICE

           Qua 25 năm nghiên cứu cùng với đồng nghiệp dựa trên lý thuyết nhiễm trùng cục bộ, năm 1923 bác sĩ Price đã cho ra đời  hai quyển sách dày tổng cộng 1174 trang với tựa đề: Dental Infections, Oral and Systemic – Dental Infections and the Degenerative Disease. Xin dẫn vài trường hợp sau:

           Sau khi quan sát nhiều bệnh nhân, bác sĩ Price cho rằng những răng dù được lấy gân máu vẫn còn nguyên tình trạng bị nhiễm trùng.

–          Một phụ nữ, bệnh nhân của bác sĩ, bị bệnh thấp khớp rất nặng đến nỗi các khớp sưng to và biến dạng, bà không thể đi được, phải dùng xe lăn trong 6 năm. Vào thời đó, nha sĩ biết rằng thấp khớp và các bệnh khác thường khỏi khi nhổ đi răng bị nhiễm trùng. Mặc dù hình chụp quang tuyến X của răng nhiễm trùng đã được lấy gân máu cho thấy không có dấu vết hay triệu chứng nhiễm trùng nào nữa, răng vẫn được nhổ đi. Răng được rửa và dùng tiểu phẫu ghép vào  dưới da của một con thỏ. Trong vòng 2 ngày, con thỏ bị cùng triệu chứng đau thấp khớp như bà . Sau 10 ngày thỏ chết vì nhiễm trùng. Phần bà, không còn răng bệnh đó nữa, đã hồi phục nhanh chóng lạ thường, tự đi được và trở lại việc thêu đan mà bà yêu thích. Bác sĩ Price khuyến khích những bệnh nhân có bệnh kinh niên không chữa trị được nhổ đi những răng sâu trám ( root-filled teeth).

–          Hàng trăm thí nghiệm tương tự khác tiếp sau đó cho thấy hầu hết thỏ bị nhiễm cùng loại  bệnh của người có răng sâu được nhổ đó: bệnh về thận, mắt, tim, loét bao tử, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh về buồng trứng,  viêm tĩnh mạch, viêm xương tủy, bất cứ bệnh gì, thỏ lập tức có cùng triệu chứng. Đa số thỏ chết trong vòng 2 tuần vì nhiễm trùng.

           Bác sĩ Rosenow , nhà vi trùng học, đã chứng minh một số loại vi trùng, đặc biệt streptococci, có thể biến dạng khi thay đổi môi trường sinh sống. Bác sĩ cấy vi trùng vào môi trường khác như oxy hóa, đường, và nhiệt độ, vi trùng nhanh chóng đáp ứng với môi trường mới. Chúng trở nên nhỏ hơn, mạnh hơn, nên tiết ra nhiều độc tố hơn. Vi sinh vật aerobic, sống cần oxy, thích ứng trở nên anaerobic, không cần oxy.

           Streptoccoci, thường sống ở miệng , có khả năng rất lớn trong việc đáp ứng với bất kỳ sự thay đổi môi trường nào. Do đó chúng đột biến và trở nên miễn nhiễm với thuốc trụ sinh. Khi streptoccoci đi đến lập cư bên trong chân răng (nhiễm trùng thứ I) hay di cư tới tim  hoặc khớp xương, chúng có thể biến dạng nguy hiểm hơn gây nhiễm trùng nặng ( nhiễm trùng thứ II – secondary infection).

           Bắt đầu từ 1940 , penicillin và các loại trụ sinh khác được dùng để trị nhiễm trùng. Ngoài ra những kỹ thuật mới có thể chữa răng, để cứu răng khỏi bị nhổ. Người ta quên dần đi lý thuyết nhiễm trùng cục bộ với các nghiên cứu của các bác sĩ nói trên.

SỰ SỐNG LẠI CỦA LÝ THUYẾT NHIỄM TRÙNG CỤC BỘ

           Mặc dù lý thuyết này không được các nha sĩ và bác sĩ để ý đến hàng nhiều chục năm, vẫn thường có sự bùng nổ lên về liên quan giữa răng bệnh và bệnh toàn thân. Những nhà nghiên cứu mới quá trẻ để nhớ lại lý thuyết NTCB nên tự làm những nghiên cứu khác. Chuyển sang thế kỷ 21, lý thuyết NTCB được công nhận trên toàn cầu, không còn xem như là lý thuyết, mà là sự kiện. Song thật không may, NTCB vẫn chưa gây được nhiều chú ý nơi nha sĩ và bác sĩ như nó xứng đáng được. Một lý do là bác sĩ cho rằng trụ sinh là giải đáp vấn đề cho loại nhiễm trùng thứ cấp.

            *GHI CHÚ: Để dễ chọn bài muốn đọc, xin bấm vào link  Tìm bài ở đây hay luôn thấy ở mục Bài mới. Các bài được sắp xếp sẵn theo các chủ đề.  Bạn chỉ cần bấm vào bài muốn đọc là xuất hiện ngay đề tài bạn tra tìm.

Comments are closed.