Post Tagged with: "nhai súc dầu"

Phản ứng chữa lành

Phản ứng chữa lành

 

PHẢN ỨNG CHỮA LÀNH
(HEALING CRISIS)

 Trích “Coconut Cures” by Dr. Bruce Fife
Chuyển ngữ: Kim Tuyến

        (TĐMVSK xin giới thiệu bài “Dầu dừa và phản ứng chữa lành” của Dr. Bruce Fife để trình bày về loại phản ứng tương tự này

khi dùng các thảo dược, các thực phẩm chức năng khác.)

       Thời gian đầu khi dùng dầu dừa , một số người  có thể xuất hiện một trong các phản ứng  sau: táo bón, tiêu chảy, nổi mụn, và một số các triệu chứng khác… Người ta dễ cho rằng họ bị dị ứng với dầu dừa hay dầu dừa không thích hợp với họ.

       Thông thường, khi bắt đầu một việc làm tốt, người ta trông đợi kết quả khả quan ngay. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Có khi bạn sẽ gặp tình trạng tệ hơn trước khi  bạn cảm thấy tốt hơn. Chính điều này đã gây hoang mang, bối rối cho nhiều người.

       Những loại thực phẩm có dược tính, thảo dượcthuốc dinh dưỡng bổ sung hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể bằng cách làm thúc  đẩy tiến trình tẩy độc và tái sinh. Tác động này mạnh đến nỗi gây ra một số triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, nôn mửa. Giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ này được gọi là “phản ứng chữa lành” hay “phản ứng hồi phục” (healing crisis). Gọi như vậy vì cơ thể đang trải qua quá trình tẩy độc để đưa đến chữa lành. Lúc đó bạn có cảm giác như đang bị bệnh, nhưng không phải vậy đâu, đừng lo lắng, vì nó sẽ qua đi. Trên thực tế, phản ứng chữa lành là dấu hiệu tốt cho biết phương pháp hữu hiệu và bạn được khuyến khích là hãy đón nhận nó.

       Dầu dừa có đặc tính chữa lành lạ thường, có thể gây ra phản ứng hồi phục. Một chuỗi tẩy độc có thể xảy ra khi dầu dừa được đưa vào trong cơ thể hay khi xoa bóp ngoài da. Khi tôi (tiến sĩ Fife) bắt đầu dùng dầu dừa để massage toàn thân, tôi thấy mình có nhiều mụn hơn. Mụn xuất hiện ở những nơi mà trước đây tôi không bị như chân và vùng bụng, trong 1-2 tuần. Bình thường thì hiếm khi tôi bị mụn, nên tôi chú ý ngay đến triệu chứng bất thường này. Thoạt đầu, tôi nghĩ chắc là do dùng loại dầu tinh luyện không tốt, có nhiều chất bẩn, chất tạp hay gì gì đó nên gây mụn. Tôi liền thử dùng dầu tinh khiết, thấy cũng không thay đổi được gì cả. Vì thế tôi nhận ra đây là do phản ứng chữa lành. Vậy loại dầu  tinh luyện hay tinh khiết  không có liên quan gì ở đây. Sau chừng một tháng, mụn biến mất. Kể từ đó, tôi không còn bị mụn nữa.

       Sau này, những người khác cũng kể lại kinh nghiệm tương tự. Vậy là không phải chỉ mình tôi. Sự kiện này càng làm vững chắc luận cứ của tôi. Dầu dừa khi thấm vào da, giúp cho cơ thể tự tống khứ những chất bẩn ra ngoài. Mụn chỉ là phương cách cơ thể tẩy chất độc cho chính mình. Vì vậy không phải lo lắng về mụn khi dùng dầu dừa, mụn sẽ hết khi da của bạn được tẩy sạch. Thực tế thì rất nhiều người khám phá rằng dầu dừa giúp phòng ngừa mụn.

       Bất cứ những gì kích thích năng lực phục hồi của cơ thể có khả năng gây ra phản ứng hồi phục. Khi cơ thể được mạnh hơn và khỏe hơn, nó sẽ tiến tới điểm chịu đựng được một giai đoạn tẩy lọc và tái sinh với cường độ lớn. Đó chính là lúc cơ thể đủ mạnh để lấy ra khỏi những độc tố, các loại khuẩn, các mô bệnh, mà trong số này có loại đã nằm ngủ nhiều năm chờ thời cơ. Chất độc được lấy ra khỏi từ các mô được đưa vào máu, sẽ được cơ thể loại ra bên ngoài bằng nhiều cách, lúc này triệu chứng của việc bài tiết trở nên rõ ràng. Các triệu chứng thông thường gồm có: mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, sẩn da, mụn, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, biếng ăn, sốt, buồn rầu, tâm lý bất thường không ổn định, và nhiều thứ khác nữa. Bất cứ loại triệu chứng nào cũng có thể liên quan đến phản ứng hồi phục.

       Những người trải qua phản ứng hồi phục không nhất thiết phải trải qua tất cả những triệu chứng này, có thể chỉ là một hay hai triệu chứng mỗi lần. Vì mỗi người có cơ địa khác nhau, nên các triệu chứng cũng khác nhau. Tính trầm trọng của triệu chứng thường tùy vào tình trạng sức khỏe của cá nhân. Người bệnh nặng sẽ có triệu chứng nặng hơn người bệnh nhẹ. Triệu chứng có thể mạnh đến nỗi bạn cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nằm nghỉ trong một hay hai ngày, hoặc nó nhẹ đến nỗi bạn không cảm nhận được. Nói chung, phản ứng hồi phục chỉ kéo dài vài ngày, thỉnh thoảng mới có người bị cả tuần hay lâu hơn. Cũng có một số trường hợp, có người cứ mỗi lần uống dầu dừa là xảy ra phản ứng cho tới lúc sức khỏe tiến triển tốt hơn.

       Tôi đề nghị bạn bắt đầu bằng một lượng nhỏ khi thêm các sản phẩm từ dừa, nhất là dầu dừa vào bữa ăn của bạn.  Đừng bắt đầu bằng 3 muỗng canh dầu dừa chỉ trong một lần, ngay cả chia ra làm 3 lần trong ngày. Có người sau khi biết được sự kỳ diệu của dầu dừa thì rất mừng, liền uống ngay trong lần đầu 3-4 muỗng canh dầu dừa một lúc. Nếu cơ thể chưa quen với việc tiêu thụ nhiều dầu hoặc nếu bạn đang bị bệnh nặng, bạn có thể trải qua những triệu chứng khó chịu ngay. Vì vậy tôi đề nghị bạn bắt đầu bằng 1 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày với thức ăn. Nếu không có vấn đề gì xảy ra, bạn tăng lên 2 muỗng canh và dần dần tăng lên 3 muỗng. Uống dầu dừa nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ trong ngày tốt hơn là  uống số lượng nhiều trong một lần. Ba muỗng càphê tương đương với 1 muỗng canh. Trước hết, hãy thử 1 muỗng càphê, 3 lần mỗi ngày, trộn chung với thức ăn.

       Cũng có người chỉ cần 1 muỗng càphê là đã bị tiêu chảy luôn rồi. Điều này cho biết hệ tiêu hoá của họ không tốt. Không phải là dầu dừa gây tiêu chảy, nhưng đó chính là phản ứng của hệ tiêu hóa có vấn đề này đang tự điều chỉnh để thích ứng với dầu. Nếu bạn thấy rằng cơ thể của bạn chỉ đáp ứng được 1 hay 2 muỗng càphê dầu dừa mỗi ngày, hãy giữ liều lượng này. Khi cơ thể bạn trở nên khỏe hơn và quen với dầu hơn, bạn hãy tăng liều lượng. Một người khỏe mạnh uống 3 muỗng canh dầu mỗi ngày không hề thấy phản ứng gì cả. Cơm dừa và dầu dừa giữ cho hệ tiêu hoá ở trong tình trạng tốt, và giúp quân bình môi trường pH trong đường ruột.

       Hãy nhớ rằng những triệu chứng có liên quan đến phản ứng hồi phục là tiến trình thuận tiện cho việc chữa lành. Ví dụ: Nếu bạn bị tiêu chảy, có nghĩa là cơ thể của bạn đang loại trừ độc tố qua đường ruột. Hãy cứ để các triệu chứng này thi hành chức năng tẩy độc của nó. Không có gì phải sợ khi gặp phản ứng hồi phục. Đó không phải là bệnh, và bạn cũng không cần dùng thuốc để làm giảm bớt triệu chứng. Thật ra, uống thuốc sẽ ngăn chặn các triệu chứng và làm ngưng tiến trình tẩy độc.

       Để sức khỏe ngày càng khá hơn, có thể bạn phải qua vài phản ứng hồi phục, mỗi lần với triệu chứng khác nhau. Cứ sau một đợt phản ứng, sức khỏe bạn được cải thiện thêm một mức, càng ngày càng tăng thêm.

       Muốn hiểu thêm về phản ứng hồi phục, cách phân biệt nó với phản ứng bệnh, phải làm gì và không nên làm gì lúc gặp phản ứng hồi phục, các bạn có thể đọc thêm cuốn Phản Ứng Hồi Phục ( The Healing Crisis ) của bác sĩ Bruce Fife.

 NHAI-SÚC-DẦU VÀ PHẢN ỨNG CHỮA LÀNH

1-Có những phản ứng và thuốc có được uống và / hay tiếp tục?

       Bình thường không có phản ứng gì cả và sự chữa bệnh tiến triển trôi chảy, nhẹ nhàng và thú vị. Thỉnh thoảng trong vài trường hợp có thể bệnh có vẻ trầm trọng hơn. Lúc đó không có gì phải lo lắng. Sự gia tăng tình trạng của bệnh là dấu hiệu chắc chắn của việc chữa lành. Trong trường hợp sự gia tăng này làm bạn không thể chịu được, bạn có thể ngưng vài ngày hoặc uống thuốc để làm giảm nhẹ đi rồi tiếp tục Liệu Pháp Nhai Dầu lại.

       Nếu thuốc tây được dùng, bạn giảm từ từ thuốc uống lại khi thấy có biến chuyển tốt với việc thực hành Nhai Dầu và sau cùng ngưng dùng thuốc chỉ tiếp tục LPND để hoàn toàn trừ tuyệt căn bệnh khỏi cơ thể. Trong trường hợp bệnh kinh niên, nếu bạn uống thuốc đều đặn và không muốn giảm thuốc Tây, LPND sẽ không hiệu quả trong việc chữa trị bệnh kinh niên của bạn nhưng chắc chắn giúp làm giảm biến chứng còn lại của thuốc Tây.

       Bác sĩ Karach nói: “Những người mang cùng một lúc nhiều bệnh nặng khác nhau, dấu hiệu xấu đi của bệnh có thể xảy ra. Điều này vì khi loại nhiễm trùng đầu tiên vừa hết, lại là nguyên nhân cho laọi nhiễm trùng thứ hai trội lên tạm thời. Sau vài ngày, nhiễm trùng thứ hai sẽ biến mất nhường cho loại thứ ba chiếm ưu thế. Những triệu chứng này thường xuất hiện nơi người bị bệnh kinh niên hay bệnh vào giai đoạn cuối cùng. Trong những trường hợp này, bác sĩ Karach đề nghị bệnh nhân cứ đều đặn tiếp tục thực hành LPND ngay cả khi bắt đầu bị sốt. Bác sĩ Karach xác nhận rằng khi những triệu chứng này xảy ra thì phương pháp trị liệu nhai dầu mè này làm cho việc chữa lành nên nhanh chóng dễ dàng. Nếu việc trị liệu này bị gián đoạn vì lý do này hay lý do khác thì toàn thể những hiệu quả sẽ bị chậm lại. Vì vậy bác sĩ Karach nhấn mạnh rằng triệu chứng xấu đi của sức khỏe là dấu hiệu rất tốt rằng bệnh đang không ngừng được trừ khử đi khỏi cơ thể.”

2-Những ví dụ của phản ứng:

       a-Ngứa da trong thời gian nhiễm trùng và viêm chỗ vết thương: cũng cái ngứa này nhưng nhiều hơn trong lúc chữa trị vết thương.

       b-Một cái xương gẫy vì tai nạn. Đau nhức có thể tăng trong tiến trình chữa lành.

3-Lời khuyên về cách đối phó với những phản ứng trong tiến trình chữa lành.

       * Thực hành Nhai Dầu như thường lệ hoặc tăng thêm tới 2 hay 3 lần trong ngày

       * Hoặc ngừng Nhai Dầu vài ngày tùy theo tình trạng trầm trọng hay phản ứng của bạn.

       * Không nên cho rằng những phản ứng trong tiến trình chữa lành xảy ra cho mọi trường hợp. Những trường hợp xảy ra là do bị bệnh kinh niên và bệnh nhân đã chịu đau đớn trong một thời gian dài và có thể đang trong vòng điều trị. Phản ứng chữa lành có vẻ nặng hơn làm cho bệnh nhân có cảm giác bệnh gia tăng. Lúc đó bệnh nhân có khuynh hướng muốn bỏ LPND. Đừng bỏ, nhưng hãy tiếp tục. Hãy nhận biết rằng nó chỉ là phản ứng tạm thời và tiếp tục LPND, để rồi bạn sẽ được chữa khỏi trong thời gian ngắn, để rồi bạn sẽ biết đến sức khỏe không bệnh tật  làm cho bạn thấy hạnh phúc tuyệt vời biết bao.

 


Hãy súc dầu mỗi ngày: răng chúng em chắc khỏe.

by Tháng Mười Hai 15, 2012 Comments are Disabled Bệnh & Chương trình
Liệu pháp nhai-súc-dầu (4)

Liệu pháp nhai-súc-dầu (4)

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/oil-pulling-therapy-detoxifying-and-healing-the-body-through-oral-cleansing.jpg

Trích “Oil Pulling Therapy: Detoxifying and Healing the Body Through Oral Cleaning”
Tác gỉa: Dr. Bruce Fife.
Người dịch: Hoàng Đình Tứ

LIỆU PHÁP SÚC DẦU

      Tôi cũng thường nghe một số người than phiền rằng họ súc dầu chữa bệnh, nhưng chẳng thấy gì. Một số khác lại tuyên bố là, nó còn tệ hại hơn nữa. Vì sao liệu pháp chữa bệnh bằng cách súc dầu mang hiệu quả tuyệt vời cho một số người, lại tỏ ra vô giá trị đối với một số người khác?  Súc dầu là một kỹ thuật hữu ích, nhưng nó không phải là một loại thuốc chữa bá bệnh. Thực vậy, bản thân nó cũng không phải là một loại thuốc.

     Súc dầu là một phương tiện hữu ích để loại trừ những vi khuẩn độc hại ra khỏi miệng. Mục đích của nó là như vậy. Nếu bạn bị nhiễm trùng trong miệng, nó sẽ lôi đi tất cả những vi khuẩn độc hại, giúp cơ thể bạn có cơ hội tự phục hồi.

     Thế tại sao trong những trường hợp khác, cơ thể không thể tự phục hồi? Khi bạn đọc được những câu chuyện thành công của người khác, bạn trở nên quá tự tin, và tin tưởng rằng nó có khả năng giải quyết mọi vấn để về sức khỏe, chỉ trong một sớm một chiều. Điều này quả là không tưởng. Nếu như bạn đang có một vấn đề về sức khỏe vốn cần tới 10 năm, 20 năm mới phát ra, thì bạn không thể nào mơ rằng căn bệnh sẽ biến mất sau một đêm. Hãy nhớ rằng, súc dầu không phải là thuốc chữa bệnh, chính cơ thể chúng ta tự chữa bệnh. Muốn thế, cần phải có thời gian. Nếu bạn biết một cái xương gẫy, muốn phục hồi, cần vài ngày, một hai tuần, hoặc thậm chí vài ba tháng, thì không có lý gì bạn chờ đợi một căn bệnh sớm phục hồi, đặc biệt khi đó là một căn bệnh kinh niên ngày càng trầm trọng, đã kéo dài nhiều năm. Bạn cần phải thực tế hơn.

     Một lý do nữa giải thích tại sao tiến trình lành bệnh không xảy ra sớm như bạn mong đợi được, đó và vì bạn không cho phép nó! Nếu như bạn mang bệnh vì chế độ ăn uống kém, hoặc do thói quen trong lối sống, thì bạn đừng mong đợi nó phục hồi cho tới khi bạn thay đổi mọi sự. Nó giống như lấy búa nện vào ngón tay. Dán băng keo chữa trị không ăn thua gì, nếu như vẫn cứ lấy búa nện vào tay. Hãy ngưng tất cả những việc gây hại cho sức khỏe trước khi chờ đợi cơ thể bạn tự phục hồi.

     Việc súc dầu sẽ làm mọi thứ nó cần làm, nhưng nếu một căn bệnh không liên hệ tới sức khỏe răng miệng thì nó sẽ không mang lại kết quả bạn trông đợi. Không phải vấn đề sức khỏe nào cũng phát sinh từ nhiễm trùng miệng. Bệnh tật có thể phát sinh từ sự mất cân bằng trong hệ tiêu hóa, một vết thương  bị nhiễm trùng, quan hệ tình dục, khuyết tật di truyền, và các nguyên nhân khác. Một số những vi sinh vật tương tự làm miệng nhiễm trùng, gây nguy hại cho máu, cũng sống trên da và trong môi trường, có thể  đi vào cơ thể bằng những con đường khác. Ngay cả trong những trường hợp này, việc súc dầu cũng giúp giảm gánh nặng cho hệ miễn dịch, cho nên điều này được xem là rất có ích.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TỐT

     Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Câu ngạn ngữ, “Anh ăn cái gì, ăn sẽ trở nên như vậy” thật rất đúng . Nếu bạn ăn toàn là vặt vãnh, sức khỏe của bạn sẽ giống như rác, và sẽ bị đổ vào hố rác. Ngược lại, nếu bạn biết chọn những thức ăn tốt, nhiều dinh dưỡng thì bạn sẽ có được những viên gạch bền chắc để xây dựng bảo tồn ngôi nhà cơ thể mạnh khỏe.

     Hầu hết chúng ta ai cũng ý thức được tầm quan trọng của việc ăn uống sao cho mạnh khỏe, nhưng ít ai hiểu rõ thế nào là một chế độ dinh dưỡng tốt. Một số tin rằng, nếu họ ăn thêm vài khẩu phần rau trong ngày, tức là họ có một chế độ ăn uống tốt. Người khác lại nghĩ rằng, nếu họ giảm bớt một chút it chất béo trong bữa ăn, thì đó là chế độ dinh dưỡng tốt, mặc dù họ ăn những thứ khác còn nhiều hơn.

     Nếu bạn hỏi 10 người xem họ nghĩ thế nào là một chế độ ăn uống dinh dưỡng tốt, thì bạn sẽ nhận được 10 câu trả lời khác nhau. Có người nói rằng đó là chế độ ăn có ít chất béo; người khác cho rằng ít chất bột, kiểm soát lượng hyđratcacbon, trong khi những người khác cho rằng ăn rau cải là tốt nhất.  ZonePerfect hướng tới sự cân bằng trong khẩu phần dinh dưỡng. Weight Watchers là phương pháp tính toán giảm thiểu lượng calo.

     Theo bạn thì sao? Có quá nhiều chế độ, nhiều trào lưu khiến chúng ta phải bối rối. Có nhiều cách được đưa ra để giảm cân. Để giảm cân thì chưa hẳn đã là cách tốt nhất cho sức khỏe, cũng chưa hẳn là cách bạn sẽ áp dụng cả cuộc đời. Tẩy độc cơ thể cũng vậy, để cấp thời làm sạch cơ thể, chứ không thể áp dụng mãi được. Có ai muốn cả đời cứ phải uống nước củ, cải mãi đâu? Những chế độ ăn uống mà chúng ta muốn áp dụng, phải phục vụ nhiều mục đích, phải đầy đủ dưỡng chất, ít năng lượng, mùi vị thơm ngon.

     Có nhiều ý kiến trái ngược về giá trị của một loại thực phẩm hoặc chế độ ăn uống: thứ nào tốt, thứ nào xấu. Bạn không thể hoàn toàn tin tưởng những người gọi là chuyên gia, bởi vì chính họ còn mâu thuẫn với nhau. Một số nói rằng chất béo no, cholestorol, và thịt đỏ thì xấu, trong khi những người khác lại nói là tốt; chính đường và ngũ cốc chế biến mới là xấu, v.v…Bạn tin ai bây giờ? Thưa, vẫn còn một câu trả lời.

     Người có thể nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng và đưa ra những luận thuyết về các chế độ dinh dưỡng, nhưng kiểm chứng thực sẽ là chế độ nào hiệu nghiệm trên thực tế. Lý thuyết nghe hay, nhưng nếu nó không hiệu nghiệm lúc áp dụng, thì cũng chẳng ích gì. Một chế độ ăn uống tốt là một chế độ giúp tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật, và duy trì sức khỏe cho tới tuổi già – hết cả cuộc đời. Chế độ ăn uống hiện thời, mệnh danh là Phương Tây (Western diet) rất tiếc, lại thiếu sót điều này. Mặc dù nó giúp giảm cholestorol, giảm chất béo no, và vài thứ khác, nhưng những căn bệnh trầm kha lại gia tăng mỗi ngày một nhiều, và ngày càng có thêm nhiều căn bệnh mới. Những bệnh trước đây chỉ gặp ở tuổi già, nhưng lại xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn, như tiểu đường, viêm khớp. Chế độ ăn uống theo kiểu đó thực sự là một tai họa. Thế tìm đâu ra câu trả lời?

     Chìa khóa để tìm ra chế độ dinh dưỡng lý tưởng là nhìn vào tỉ lệ dân số ít bị bệnh nặng kéo dài, kể cả sâu răng và bệnh về lợi. Một nhóm dân số nào đó không thể khỏe mạnh được nếu không có một chế độ tồi. Như vậy một dân số khỏe mạnh cần một chế độ dinh dưỡng tốt. Ngày nay khó có thể kiếm được những người như vậy. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, thức ăn hiện đại của phương tây lúc nào cũng có sẵn trên trên thị trường toàn cầu. Kết quả là các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và những căn bệnh nặng khác hoành hành khắp thế giới.

     Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ hai mươi, có những nhóm dân tộc không bị tiếp cận với những thức ăn hiện đại này và không bị ảnh hưởng bởi cái gọi là những căn bệnh của nền văn minh hiện đại. Nhờ có công việc tiên phong của bác sĩ Weston A. Price mà chúng ta có được những tài liệu về những xã hội khỏe mạnh và thực phẩm họ dùng. Bác sĩ đã có những nghiên cứu sâu rộng về những bệnh nhiễm trùng chính trong khoảng thập niên 1920. Những năm sau đó bác sĩ đã tìm ra mối tương quan giữa các căn bệnh trầm trọng kéo dài với chế độ ăn uống.

     Trong quá trình hành nghề nha lâu năm của bác sĩ Price, ông đã có dịp quan sát số người ngày càng gia tăng bị mắc bệnh trầm trọng kinh niên, và những vấn đề về răng. Ông nhận thấy càng về sau trong cuộc đời nha sĩ của ông, càng có nhiều vấn đề về răng mà trước đây rất hiếm. Trong suốt phần đầu của thế kỷ 20, việc sản xuất và chế biến thực phẩm đã được cách mạng hóa để đáp ứng đòi hỏi của dân số thế giới ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

     Phát minh về máy ép thủy lực và hydro-hóa dầu thực vật đã làm thay đổi tính chất các loại dầu và chất béo trong chế độ ăn uống. Trước thập niên 20, mỡ động vật và dầu nhiệt đới là nguồn chất béo chính trong chế độ ăn uống. Dầu chiết xuất từ các loại hạt chưa được dùng nhiều vì còn khó tìm và chi phí sản xuất còn cao. Phương pháp dùng máy ép thủy lực đã đơn giản hóa phương pháp chế biến với chi phí thấp hơn mỡ thực vật. Mỡ và bơ động vật phải nhường bước cho bơ thực vật.

     Việc sản xuất đường và bột được tự động hóa. Từ năm 1900 tới năm 1930, mức tiêu thụ đường tăng gấp 10 lần. Bánh mì trắng trở thành nguồn thực phẩm chính. Bánh mì trắng nhẹ hơn, xốp hơn, và nhờ chất bảo quản, có thể giữ được lâu hơn không bị hư. Nước quả nấu đông, mứt, thực phẩm đóng hộp, kẹo đủ loại, tràn ngập trên kệ các cửa tiệm. Chất bảo quản, chất tạo vị, phẩm màu nhân tạo và nhiều hóa chất khác được đưa vào thực phẩm đóng hộp. Sữa tươi nguyên chất, một tiêu chuẩn quốc tế, nay đã được tiệt trùng. Kỷ nguyên sản xuất thực phẩm hiện đại đã bắt đầu. Chế độ ăn uống kiểu Mỹ, và phải nói là của toàn thế giới phương tây, bắt đầu tạo những thay đổi lớn.

     Khi phương pháp chế biến thức ăn bắt đầu phát triển, và chế độ ăn uống bị thay đổi, một hiện tượng thú vị bắt đầu xuất hiện. Nó tinh tế tới mức ít ai để ý tới, và ngược lại những căn bệnh hiếm có hoặc chưa từng nghe nói tới bắt đầu gia tăng về số lượng. Bệnh động mạch vành (tim), chưa từng nghe đến trước thập niên 20 bùng nổ, và đến những năm 50, thì trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu. Điều thú vị là ở chỗ, ngày nay mỡ động vật và cholestorol bị cho là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, thế nhưng vào đầu thể kỷ trước đó, khi mà mỡ động vật là nguồn cung cấp chất béo chính yếu trong chế độ ăn uống, và sức tiêu thụ chất béo no và cholestorol cao hơn nhiều so với hiện tại, thì bệnh tim mạch lại hiếm.

     Bác sĩ Price là chứng nhân cho sự thay đổi to lớn trong chế độ ăn uống và sự gia tăng các chứng bệnh không thuyên giảm, và các chứng bệnh vể răng miệng. Bác sĩ đã tự đặt ra câu hỏi: Phải chăng sự thay đổi về ăn uống có mối tương quan mật thiết tới sự suy giảm về sức khỏe. Ông bắt đầu đi tìm câu trả lời. Cách ông làm là thực hiện việc so sánh sức khỏe của những người ăn thức ăn truyền thống với sức khỏe của những người ăn thức ăn chế biến hiện đại. Để tránh những tác nhân khác có ảnh hưởng tới sức khỏe, ông chọn các đối tượng tham gia cuộc nghiên cứu có cùng một cơ sở di truyền, sống cùng một khu vực địa lý. Điểm khác biệt duy nhất là chế độ ăn uống.

     Ngày nay khó có thể tìm được một nhóm dân số chỉ dựa vào thức ăn truyền thống. Thức ăn hiện đại có thể tìm thấy hầu như ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng vào thập niên 30, vẫn còn tìm được những dân tộc sống chủ yếu dựa vào thức ăn cổ truyền và không bị ảnh hưởng của thức ăn hiện đại.

     Bác sĩ Price đã trải qua một thập kỷ đi khắp thế giới, tìm và nghiên cứu những giống dân này. Ông đi tới những vùng thung lũng xa xôi trong dãy núi Alpes Thụy Sĩ, vùng ngoại vi và nội địa  Hebrides ngoài khơi Tô-cách-lan, thăm viếng những ngôi làng người Eskimo ở Alaska, những thổ dân Mỹ tại miền trung và miền bắc Canada và Florida, người Melanesian và người Polynesian ở vô số đảo tại nam Thái Bình Dương, các bộ tộc miền đông và trung Phi, thổ dân Úc, các bộ tộc Malay ở trên các đảo miền bắc nước Úc, giống dân Maori ở Tân-tây-lan, và người da đỏ Nam Mỹ ở Pê-ru và Vùng lòng chảo Amazon.

     Khi bác sĩ Price đến một khu vực nào đó, ông thường khám sức khỏe cho dân chúng, đặc biệt là răng, và ghi chú cẩn thận thức ăn họ dùng, phân tích tỉ mỉ chất dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn. Những mẫu thức ăn được gửi tới phòng thí nghiệm nơi thực hiện những phân tích chi tiết. Chẳng cần nhiều thời gian, ông cũng đã nhận ra sự tương phản về sức khỏe giữa những người ăn thức ăn truyền thống với những người ăn thức ăn hiện đại trong chế độ dinh dưỡng của mình.

     Bất cứ nơi nào người ta dùng thức ăn truyền thống, ông ghi nhận rằng cả sức khỏe về răng và toàn thân đều tốt, trong khi những người dùng thức ăn hiện đại , sức khỏe đều bị suy giảm. Khi thiếu sự chăm sóc y tế hiện đại, thì sự suy giảm sức khỏe đó lại càng rõ nét. Những bệnh về răng, cũng như nhiễm trùng và những căn bệnh hiểm nghèo khác như viêm khớp, lao phổi, rất phổ biến trong nhóm người dùng thức ăn phương tây. Thí dụ, có những khác biệt rõ ràng giữa những người sống sâu bên trong các đảo Thái-bình-dương với những người sống bên bờ đảo nơi có những bến  cảng với nhiều thức ăn hiện đại. Đảo dân nam Thái-bình-dương. Trái: cho thấy một người đàn ông bộ tộc Malay với hàm răng trắng đều và đẹp. Phải: Ngược lai, đây là một phụ nữ Melanesian sống ở một khu vực cảng nơi người ta có thể thoải mái dùng những thức ăn hiện đại. Bà đã đánh mất vẻ đẹp trời cho vì sâu răng.Hình của Bs Weston A. Price. Tác quyền Price-Pottenger Nutrition Foundation  www.ppnf.org

     Nói về những người dân sống sâu trong đảo, bác sĩ ghi nhận: “Có sự phát triển về thể chất, kể cả răng và nguyên hàm răng rất có thứ tự đều đặn.”  Một so sánh giữa những người sống gần hải cảng với những người sống ở các khu vực hẻo lánh cho thấy có tỉ lệ gia tăng rõ rệt đối với các trường hợp sâu răng. Đối với những người sống chủ yếu dựa vào thức ăn địa phương thì tỉ lệ sâu răng chỉ là 0,14%, trong khi đó những người sống bằng thức ăn mua bán trên thị trường thì tỉ lệ la 26%. Ông còn tiếp tục với nhận xét là có những căn bệnh hiểm nghèo đang lần lần phát triển quanh khu hải cảng.

      Không cần phải có một thay đổi to lớn trong chế độ ăn uống thì mới phát sinh ra những căn bệnh nguy hiểm, mà chỉ cần thêm vào một vài sản phẩm thương mại là đã đủ, những sản phẩm này đã thay chỗ cho thức ăn dinh dưỡng. Đó là những thức ăn nhập cảng thông thường như : bột trắng, gạo trắng, đường, và thực phẩm đóng hộp.

     Trong những nhóm đối tượng nghiên cứu thì số người dùng thực phẩm truyền thống bị sâu răng chỉ là 0,78% (chưa tới 8 trường hợp trong 100 trường hợp), trong khi những người ăn thực phẩm phương tây bị sâu răng là hơn 33% (333 người trong 1000 trường hợp). Những người ăn thực phẩm hiện đại thì có tới 90-100% bị sâu răng. Những người ăn theo chế độ truyền thống có răng rất tốt, cho dù họ không hề đánh răng hay tơ răng  (flossing), họ không hề dùng thuốc tẩy trắng răng, hoặc thuốc súc miệng chuyên dùng, cũng không hề nhận được sự chăm sóc răng chuyên nghiệp. Hàm răng chắc khỏe của họ là kết quả trực tiếp của chế độ ăn uống tốt. Tình trạng răng của họ rõ ràng là phản ánh được sức khỏe thể chất toàn diện của họ.


Sáng sớm hãy súc dầu như chúng em mỗi ngày 20 phút…Răng rất sạch, hết sâu răng đó.

 https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg

by Tháng Mười Hai 11, 2012 Comments are Disabled Dầu Dừa, Súc miệng với Dầu Dừa
Mọi bệnh bắt đầu từ trong miệng (nhai súc dầu 2)

Mọi bệnh bắt đầu từ trong miệng (nhai súc dầu 2)

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/moi-benh-tu-rang-mieng.jpg

            Mũi và miệng là hai con đường dẫn nhiên liệu của sự sống vào trong cơ thể để nuôi dưỡng chúng ta: không khí và thức ăn. Khí trong lành cho ta sức khỏe tốt, khí ô nhiễm, khói xăng, khói thuốc lá, phấn hoa gây dị ứng, vi trùng, tất cả đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Thức ăn đủ chất dinh dưỡng: tăng cường sức khỏe. Thức ăn thiếu dinh dưỡng gia tăng nguy cơ cho các bệnh suy thoái. Quá nhiều thực phẩm, cho dù giàu dinh dưỡng hay thiếu, có thể dẫn đến béo phì và các chứng bệnh khác.

         Uống nước không đủ hay uống quá lượng càfê, rượu và nước ngọt có gas có thể dẫn đến bệnh thiếu nước tạm thời hay kinh niên.Thuốc, độc tố trong thực phẩm, trong môi trường, thuốc sâu, chất dụ trữ hóa học trong thức ăn, …có thể vào cơ thể chúng ta qua miệng.

         Tùy theo cách chúng ta chọn lựa thức ăn hay uống có thể giúp tăng hệ thống miễn nhiễm duy trì tình trạng khỏe mạnh, hay ngược lại làm suy yếu chức năng miễn nhiễm tạo cơ hội cho bệnh tật xâm chiếm, cũng như ung thư và các bệnh truyền nhiễm có thể là nguy cơ cho chúng ta. Khi hệ thống miễn nhiễm mạnh, ngay cả những nhiễm trùng nặng bởi vết thương hay sâu bọ cắn sẽ mau chóng lành.

         Miệng là cửa vào cơ thể của vi trùng, siêu vi trùng, nấm và ký sinh trùng. Có loại tốt , có loại xấu. Tuy nhiên tất cả đều có khả năng gây hại. Ngay cả vi sinh vật có lợi cũng có thể gây nguy cơ nếu chúng tìm được đường đi vào máu chúng ta qua vết thương hở, nhiễm trùng. Trong máu, những vi sinh vật này có thể gây nhiều tai hại, từ nhiễm trùng bộ phận đến nhiễm trùng toàn thân, và làm sai lạc tác động của hệ miễn nhiễm dẫn đến nhiều loại bệnh từ thấp khớp đến bệnh tim.

         Trong phần trình bày sau, chúng ta sẽ xem làm thế nào sức khỏe của miệng lại tác động trực tiếp đến sức khỏe của toàn thân.

LÝ THUYẾT NHIỄM TRÙNG CỤC BỘ

          Lý thuyết NTCB trong nha khoa : “Nhiễm trùng ở miệng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn thân.” Căn cứ trên lý thuyết này, các nha sĩ xưa có khuynh hướng nhổ những răng bệnh để tránh bệnh có thể lan sang những bộ phận khác của cơ thể. Tương quan giữa răng và sức khỏe toàn thân đã được nói đến cách nay 2700 năm trước. Hippocrates, thày thuốc Hy Lạp, người được xem như là cha đẻ của nền y khoa Tây phương, tường trình về việc chữa lành một bệnh nhân bị thấp khớp bằng nhổ một răng bị nhiễm trùng. Nhiều bệnh nhân đã báo cáo được bình phục từ nhiều bệnh khác nhau nhờ nhổ răng bị nhiễm trùng.

          Vậy làm thế nào mà răng sâu hay lợi sưng lại ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể? Làm thế nào mà một răng bị nhiễm trùng lại gây thấp khớp hay sưng phổi, hay làm tăng tốc những cơn tai biến mạch máu tim hoặc đột quỵ xảy ra? Ai trong chúng ta đang ở trong tình trạng nguy hiểm này?

          Như chúng ta đã biết, miệng của chúng ta luôn được tắm trong vi trùng ( nước miếng) . Bất cứ vết cắt hay loét nào đều là cơ hội cho vi trùng đi vào máu, huống chi người bị viêm lợi nặng, hay răng mưng mủ khi đánh răng bị chảy máu. Một khi đã đi vào máu, chúng có thể lập cư bất cứ chỗ nào – tim, phổi, gan – hay có thể đi khắp cơ thể. Cũng như trong miệng,  vi trùng chọn nơi để ở: răng hay lưỡi, thì khi vào máu, chúng cũng chọn nơi chúng thích. Vì vậy vi trùng ở miệng có thể gây ra bệnh ở bộ phận nào đó như viêm thấp khớp , như viêm màng trong tim (endocarditis) cũng như bệnh toàn thân (systemic disease) như tiểu đường.

           Một châm ngôn trong Vi Trùng Học: “Bất cứ vi sinh vật nào sống ở ngoài môi trường sinh sống tự nhiên của nó nên xem như mầm gây bệnh.” Nói cách khác vi trùng ở trong miệng cứ OK ở đó. Nhưng nếu bất ngờ có dịp vào trong máu, nơi không là nhà của chúng, thì cho dù chúng có hiền hay dữ, chúng có thể trở thành ác thần gây bệnh.

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA BÁC SĨ WESTON  PRICE

           Qua 25 năm nghiên cứu cùng với đồng nghiệp dựa trên lý thuyết nhiễm trùng cục bộ, năm 1923 bác sĩ Price đã cho ra đời  hai quyển sách dày tổng cộng 1174 trang với tựa đề: Dental Infections, Oral and Systemic – Dental Infections and the Degenerative Disease. Xin dẫn vài trường hợp sau:

           Sau khi quan sát nhiều bệnh nhân, bác sĩ Price cho rằng những răng dù được lấy gân máu vẫn còn nguyên tình trạng bị nhiễm trùng.

–          Một phụ nữ, bệnh nhân của bác sĩ, bị bệnh thấp khớp rất nặng đến nỗi các khớp sưng to và biến dạng, bà không thể đi được, phải dùng xe lăn trong 6 năm. Vào thời đó, nha sĩ biết rằng thấp khớp và các bệnh khác thường khỏi khi nhổ đi răng bị nhiễm trùng. Mặc dù hình chụp quang tuyến X của răng nhiễm trùng đã được lấy gân máu cho thấy không có dấu vết hay triệu chứng nhiễm trùng nào nữa, răng vẫn được nhổ đi. Răng được rửa và dùng tiểu phẫu ghép vào  dưới da của một con thỏ. Trong vòng 2 ngày, con thỏ bị cùng triệu chứng đau thấp khớp như bà . Sau 10 ngày thỏ chết vì nhiễm trùng. Phần bà, không còn răng bệnh đó nữa, đã hồi phục nhanh chóng lạ thường, tự đi được và trở lại việc thêu đan mà bà yêu thích. Bác sĩ Price khuyến khích những bệnh nhân có bệnh kinh niên không chữa trị được nhổ đi những răng sâu trám ( root-filled teeth).

–          Hàng trăm thí nghiệm tương tự khác tiếp sau đó cho thấy hầu hết thỏ bị nhiễm cùng loại  bệnh của người có răng sâu được nhổ đó: bệnh về thận, mắt, tim, loét bao tử, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh về buồng trứng,  viêm tĩnh mạch, viêm xương tủy, bất cứ bệnh gì, thỏ lập tức có cùng triệu chứng. Đa số thỏ chết trong vòng 2 tuần vì nhiễm trùng.

           Bác sĩ Rosenow , nhà vi trùng học, đã chứng minh một số loại vi trùng, đặc biệt streptococci, có thể biến dạng khi thay đổi môi trường sinh sống. Bác sĩ cấy vi trùng vào môi trường khác như oxy hóa, đường, và nhiệt độ, vi trùng nhanh chóng đáp ứng với môi trường mới. Chúng trở nên nhỏ hơn, mạnh hơn, nên tiết ra nhiều độc tố hơn. Vi sinh vật aerobic, sống cần oxy, thích ứng trở nên anaerobic, không cần oxy.

           Streptoccoci, thường sống ở miệng , có khả năng rất lớn trong việc đáp ứng với bất kỳ sự thay đổi môi trường nào. Do đó chúng đột biến và trở nên miễn nhiễm với thuốc trụ sinh. Khi streptoccoci đi đến lập cư bên trong chân răng (nhiễm trùng thứ I) hay di cư tới tim  hoặc khớp xương, chúng có thể biến dạng nguy hiểm hơn gây nhiễm trùng nặng ( nhiễm trùng thứ II – secondary infection).

           Bắt đầu từ 1940 , penicillin và các loại trụ sinh khác được dùng để trị nhiễm trùng. Ngoài ra những kỹ thuật mới có thể chữa răng, để cứu răng khỏi bị nhổ. Người ta quên dần đi lý thuyết nhiễm trùng cục bộ với các nghiên cứu của các bác sĩ nói trên.

SỰ SỐNG LẠI CỦA LÝ THUYẾT NHIỄM TRÙNG CỤC BỘ

           Mặc dù lý thuyết này không được các nha sĩ và bác sĩ để ý đến hàng nhiều chục năm, vẫn thường có sự bùng nổ lên về liên quan giữa răng bệnh và bệnh toàn thân. Những nhà nghiên cứu mới quá trẻ để nhớ lại lý thuyết NTCB nên tự làm những nghiên cứu khác. Chuyển sang thế kỷ 21, lý thuyết NTCB được công nhận trên toàn cầu, không còn xem như là lý thuyết, mà là sự kiện. Song thật không may, NTCB vẫn chưa gây được nhiều chú ý nơi nha sĩ và bác sĩ như nó xứng đáng được. Một lý do là bác sĩ cho rằng trụ sinh là giải đáp vấn đề cho loại nhiễm trùng thứ cấp.

            *GHI CHÚ: Để dễ chọn bài muốn đọc, xin bấm vào link  Tìm bài ở đây hay luôn thấy ở mục Bài mới. Các bài được sắp xếp sẵn theo các chủ đề.  Bạn chỉ cần bấm vào bài muốn đọc là xuất hiện ngay đề tài bạn tra tìm.

by Tháng Mười Hai 1, 2012 Comments are Disabled Súc miệng với Dầu Dừa
Nhai súc dầu: liệu pháp phòng chữa bệnh (bài 1)

Nhai súc dầu: liệu pháp phòng chữa bệnh (bài 1)

 https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/11/Oil-Pulling-Therapy.jpg

Súc Miệng bằng Dầu Ăn:

Phương Pháp Chữa Bệnh, Phòng Bệnh Tuyệt Vời theo bác sĩ Fife

 

     Về cụm từ dịch tiếng OIL PULLING , NHAI DẦU  có thể thay bằng SÚC MIỆNG BẰNG DẦU ĂN hoặc vắn tắt hơn SÚC DẦU.

     Bạn đã đọc và thực hành liệu pháp súc dầu của bác sĩ Karach, bạn từng ngạc nhiên về hiệu quả của súc dầu, nhưng vẫn không sao tìm được lời giải thích cũng như dẫn chứng khoa học vì đâu súc dầu lại hiệu nghiệm trong việc chữa lành bệnh lạ lùng như vậy! Hôm nay bạn sẽ nhận được câu trả lời của bác sĩ Bruce Fife. Ngày 16/10/2008 Joyce Riley đã phỏng vấn bác sĩ Fife về LPSD trong Power Hour, bạn có thể vào Google để nghe (Đánh máy “Dr. Fife’s oil pulling), rất thú vị. Bạn cũng có thể mua sách “Oil Pulling Therapy” của ông để tìm hiểu thêm. Rất hay. Chắc chắn đọc xong, ai cũng thấy mình nên súc dầu hàng ngày để tẩy trừ mầm gầy bệnh.

      Tài liệu sau đây được tóm tắt, trích dẫn từ quyển “Oil Pulling Therapy” ( Liệu pháp súc miệng bằng dầu ăn) của bác sĩ Bruce Fife. Ông là một bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Ông đã nghiên cứu liệu pháp này của bác sĩ Karach đồng thời phát triển, hoàn chỉnh và đề ra một phương pháp tẩy độc hoàn hảo hơn mà ông gọi là Liệu Pháp Súc Miệng bằng Dầu Ăn  của bác sĩ Bruce Fife ( Dr. Fife’s Oil Pulling Therapy).

      Theo bác sĩ Fife , bệnh có nguồn gốc từ miệng. Thật khó tin được khi hầu hết các bệnh nhiễm trùng và kinh niên lại là hệ quả của vệ sinh răng miệng.

      Miệng phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể của chúng ta. Răng lợi không tốt là cửa ngõ cho bệnh tật xâm chiếm. Cho dù  có đánh răng, xỉa răng, tơ răng thường xuyên, thì 90% dân số bị sâu răng hay có vấn đề về lợi, nướu răng ở mức độ nặng nhẹ nào đó. Tệ hơn nữa là có nhiều người vẫn không biết mình đang có bệnh về răng.

      Những nghiên cứu mới đây đã chứng minh có sự tương quan giữa bệnh của răng và những bệnh kinh niên. Chỉ cần làm cho răng miệng sạch thì có thể chữa được bệnh. Gia tăng lần đánh răng, xỉa răng, súc miệng thông thường không cải thiện được tình trạng bệnh. May thay có một cách hiệu nghiệm đó là liệu pháp súc miệng bằng dầu ăn. Làm sạch miệng qua việc súc dầu là phương pháp cổ truyền của y khoa Ấn Độ. Đây là một trong những phương pháp rất hữu hiệu để lấy nguyên nhân gây bệnh là hàng trăm triệu vi khuẩn và độc tố của nó sinh ra ở răng, lợi, nướu răng và trong vòm miệng ra ngoài, mang lại hiệu quả chữa lành cho bệnh nhân.

      Liệu pháp súc miệng bằng dầu ăn của bác sĩ Fife là một cách mạng về lối chữa trị mới phối hợp sự uyên bác của y khoa cổ truyền Ấn Độ và khoa học hiện đại.

      Bác sĩ Fife luôn nhấn mạnh về các điểm sau mà chúng ta gặp luôn trong quyển sách:

       – Các nhiễm trùng từ răng, miệng là nguồn gốc gây bệnh

       – Vai trò của hệ miễn dịch

       – Vai trò của thức ăn dinh dưỡng

để đi đến kết luận dùng dầu dừa (coconut oil) là loại dầu tốt nhất cho việc súc dầu làm răng miệng sạch, trừ khử nguồn gốc bệnh là các loại vi khuẩn , nấm trong miệng, nên giúp cơ thể sạch, hệ miễn dịch mạnh, kết quả là bệnh tật được đẩy lui và người ta khỏe mạnh, đầy sinh lực.

      Tài liệu này được chia làm ba phần, đăng liên tiếp trong nhiều bài:

1- Bệnh có nguồn gốc từ miệng.

2- Súc dầu : Phương pháp chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời của bác sĩ Bruce      Fife.

3- Chia sẻ kinh nghiệm lành bệnh qua súc dầu.


I- BỆNH CÓ NGUỒN GỐC TỪ MIỆNG

 VI KHUẨN, NẤM , RĂNG SÂU

     Miệng chứa hàng tỉ vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh mặc dù chúng ta không thấy chúng. Chúng có nhiều loại: ngắn, dài, mập, ốm. Lương thực của chúng là những thứ chúng ta ăn. Chúng thích đường, carbohydrates, những đồ ăn dính vào giữa các răng, giữa má và lợi răng. Chúng hạnh phúc nhấm thức ăn này hàng nhiều giờ. Chúng tụ tập thành nhiều nhóm sống trong miệng chúng ta. Nhóm ở răng, nhóm ở nướu, nhóm ở vòm miệng, nhóm ở trên hay dưới lưỡi. Mặc dù chúng có thể gặp nhau nhưng mỗi cộng đồng có dân số riêng.

      Mỗi người có những cộng đồng vi khuẩn đặc trưng tùy theo nơi cư ngụ , thức ăn, lối sống, di truyền, phái tính,v.v. Sức khỏe của chúng ta cũng gây ảnh hưởng trên những loại vi sinh sống ở trong miệng chúng ta. Tiểu đường kích thích sự phát triển của loại vi khuẩn nào đó. Người béo phì có loại vi khuẩn khác người nặng trung bình. Các nghiên cứu về y khoa đã cho thấy có thể định bệnh cho một số bệnh dựa vào loại vi khuẩn ở trong miệng.

      Miệng con người có đến hơn 600 loại vi khuẩn, hàng trăm loại siêu vi, nấm với số lượng khó tưởng tượng khoảng 10 tỉ (nhiều hơn dân số thế giới). Một miếng mảng bám của răng nhỏ bằng đầu ngón tăm chứa từ 10 triệu đến 100 triệu vi khuẩn.

NƯỚC MIẾNG

      Nước miếng cần thiết cho việc tiêu hóa thức ăn và giữ cho miệng tốt. Nước miếng chứa enzymes, kháng thể, và những chất dinh dưỡng giúp chống lại bệnh và giữ cho răng và lợi trong tình trạng tốt.Tuy nước miếng chứa những loại kháng thể và kháng sinh đặc biệt để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh, nó vẫn không thể tiêu diệt chúng hoàn toàn, nên trong miệng vẫn còn nhiều vi khuẩn tác hại.

      Trong nước miếng cũng chứa nhiều chất sắt, đặc biệt là calcium và phosphate, là chất chính cấu tạo răng, nên có thể  tự trám răng lúc mới bắt đầu hư.

      Nước miếng được tiết ra trong ngày, nhiều nhất vào bữa ăn. Ban đêm, khi chúng ta ngủ, nước miếng ngừng tiết. Cho nên chúng ta cần uống nhiều nước để có đủ nước miếng giữ răng tốt. Người bị khô miệng do thiếu nước không tiết đủ nước miếng thường bị bệnh về răng và lợi.

 

NHỮNG BỆNH VỀ RĂNG

BỆNH HÔI MIỆNG

     Phần lớn bệnh hôi miệng là do vi khuẩn nẩy nở trong những hang hốc  trong miệng. Đồ ăn chứa chất trong những lỗ hổng trong lợi, sâu răng, kẽ răng, mặt lưỡi, đều là những chỗ lý tưởng cho vi khuẩn sinh sản.

     Hôi miệng tự nó không thuộc tình trạng trầm trọng, nhưng nó gây phiền toái và mặc cảm cho người bệnh trong xã hội. Hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu của sâu răng hay bệnh về lợi.

     Nha sĩ đề nghị chúng ta không chỉ đánh răng, mà còn nạo lưỡi , súc miệng bằng nước sát trùng, nhưng những thứ này chỉ giúp tạm thời vì vi khuẩn tái sinh sản nhanh chóng.

 SÂU RĂNG

      Đường là thức ăn của loại vi khuẩn tiết ra chất acid ăn men răng. Khi lợi tốt, nướu răng chặt, sâu răng khó xảy ra ở chân răng vì không tiếp xúc với acid của vi khuẩn. Khi sâu răng ăn xuống ngà răng, răng dễ bị buốt khi tiếp xúc với nước lạnh, nước nóng hay với chất ngọt. Nếu ăn vào tủy răng, sẽ bị nhức. Nếu không được điều trị, sẽ mưng mủ (áp xe) và răng bị hư. Lúc này nha sĩ sẽ lấy gân máu hay nhổ răng sâu.

 MẢNG BÁM

      Mảng bám của răng là tích tụ của chất nhày, thức ăn, vi khuẩn, vi sinh vật và sản phẩm của chúng tạo thành một lớp mềm có màu vàng bám dính vào men răng. 20 phút sau khi ăn thì mảng bám hình thành.  Nó dễ dàng lấy đi bằng đánh răng và tơ răng. Nhưng ở giữa kẻ răng hay mặt sau của răng thì khó hơn. Mảng bám có thể dẫn tới sâu răng và viêm lợi.

 VÔI RĂNG

     Vôi răng do mảng bám dính chặt lâu ngày trở nên cứng, phải dùng dụng cụ đặc biệt của nha sĩ mới lấy ra được. Vôi răng có thể bám ở trên hay dưới chân răng. Vi khuẩn ở vôi răng có thể làm lợi răng sưng đỏ, dẫn đến chứng viêm lợi.

 VIÊM LỢI

     Triệu chứng của viêm lợi là lợi sưng, đỏ, chảy máu khi đánh răng do vi khuẩn và độc tố kích thích lợi. Viêm lợi rất phổ biến trên toàn cầu. Đến tuổi thanh niên, 70%-90% học sinh bị viêm lợi. Viêm lợi thường không gây đau, mắt thường khó nhận ra. Nếu không điều trị có thể dẫn đến nha chu.

     Viêm cận răng: ảnh hưởng tới tất cả cấu trúc bảo vệ răng. Loại viêm này lan rộng và ăn sâu vào trong lợi khiến người bệnh đau đớn.

  NHA CHU

     Nguyên nhân chính gây bệnh nha chu là sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Thoạt đầu, trên răng sẽ hình thành một màng trong suốt bám vào. Nếu không đánh răng đều để loại trừ màng này, nó sẽ tích tụ, dần dần bị khoáng hóa trở thành vôi răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo ra xâm nhập mô nướu, gây viêm. Chúng cũng phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi mặt răng. Nha chu là nguyên nhân quan trọng gây mất răng.

     Triệu chứng của nha chu gồm lợi đỏ hay sưng, mềm hay chảy máu, tụt nướu, răng lung lay, đau khi nhai, nhạy cảm với nóng lạnh, hơi thở hôi dai dẳng.

UNG MỦ (ÁP XE) NƯỚU RĂNG

     Mủ do các vi sinh vật làm tổn thương các tế bào chỗ sâu răng. Mủ răng bắt đầu ở tủy răng, thường do răng sâu hay răng bị nứt không được điều trị, hoặc do bị nha chu lâu ngày. Lấy gân máu không kỹ cũng có thể gây mủ răng.

     Có hai trường hợp mủ răng: cấp tính hay mãn tính. Mủ răng cấp tính thường gây đau, sưng, và sốt. Mủ răng mãn tính có thể không gây đau gì cả, do đó người bị mủ răng không biết, không điều trị nên mủ có thể lan cả vào bên trong xương hàm. Không trị mủ răng tận gốc có thể dẫn tới nhiễm trùng trầm trọng và có thể làm tổn hại đến tủy xương hàm, cũng như có thể đưa một lượng lớn vi khuẩn vào máu , làm máu bị nhiễm trùng.


by Tháng Mười Một 25, 2012 Comments are Disabled Súc miệng với Dầu Dừa