https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2013/01/lead-for-dead.jpg

Trích : “Left for Dead” by Dick Quinn   

     t (cayenne) đã được dùng từ lúc bắt đầu lịch sử ở miền Nam và Trung nước Mỹ, vừa là thức ăn vừa là thuốc. Có nhiều loại Ớt khác nhau được trồng khắp nơi trên thế giới.

     Là một trong những chất kích thích hiệu lực nhất:

  • Ớt tác động trực tiếp vào hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.
  • Ớt điều hòa huyết áp,
  • vững vàng nhịp mạch,
  • nuôi dưỡng cơ tim,
  • hạ cholesterol,
  • làm loãng máu,
  • thanh lọc hệ tuần hoàn,
  • chữa lành ung loét,
  • làm ngưng xuất huyết,
  • vết thương chóng lành,
  • tái tạo mô hư,
  • phá tan tắc nghẽn,
  • hỗ trợ tiêu hóa,
  • điều chỉnh bài tiết,
  • giảm đau viêm khớp,
  • ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng và giảm đau.

        Ớt kích thích mọi hệ thống và tế bào trong cơ thể. Ớt được đánh gía cao ở khắp nơi trên thế giới về sự hữu dụng của nó như:

  • chất kích thích,
  • chất làm ngưng chảy máu,
  • chất chống co thắt,
  • chống trầm cảm,
  • chất kháng sinh,
  • chất bổ cho tim.                                                                    
  • chất làm toát mồ hôi,
  • chất gây xung huyết da để gia tăng máu lưu thông đến ở bề mặt da để giúp ngăn chận và loại trừ hơi độc.

     Dùng như gia vị, Ớt hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu các bệnh đường ruột bằng cách kích thích bao tử tiết chất nhầy. Ở Á Châu, Ớt cay được dùng để kích thích vị giác và gia tăng tiết nước bọt nhờ đó giúp tiêu hóa tốt.

     Trong hệ tuần hoàn, Ớt giúp các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trở lại sự đàn hồi của tuổi trẻ bằng cách nuôi các cơ cấu của tế bào. Ớt giúp quân bình hệ tuần hoàn bằng cách điều hòa dòng chảy của máu từ đầu đến chân. Ớt làm mạnh nhịp mạch bằng cách tăng cường sức mạnh, chứ không tăng cường tần số. Nói chung Ớt gia tăng sức khỏe toàn diện của toàn hệ thống tim mạch.

     Ớt có khả năng làm hạ cholesterol được nhận biết trước tiên tại Cơ quan Nghiên cứu Kỹ nghệ Thực phẩm Trung ương ở Mysore tiểu bang India. Khi các khoa học gia thêm Ớt vào thức ăn cao cholesterol của thú thử nghiệm, không có sự gia tăng cholesterol nơi máu và gan. Ngược lại, cholesterol lại được thải trừ ra. Ớt ngăn ngừa sự hấp thu cholesterol.

     Những nghiên cứu tiếp theo chứng minh rằng Ớt có khả năng trong việc giúp cơ thể  loại trừ những cholesterol thặng dư khi thức ăn có nhiều protein. Khi thức ăn ít protein, Ớt không ảnh hưởng đến cholesterol ăn vào. Với đủ protein trong bữa ăn, Ớt có khả năng ngăn cản sự hấp thu cholesterol đáng kể. Thật tài tình!

     Để giúp ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong máu có thể gây hẹp mạch vành, Ớt giúp loãng máu và ngăn ngừa sự thành lập cục máu đông có thể gây tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ăn Ớt kích thích hệ phân hủy fibrin của cơ thể giúp ngừa hình thành cục máu đông hay làm tan cục máu đông nếu đã hình thành rồi, theo như một nghiên cứu ở bệnh viện Siriraj tại Bangkok, Thái Lan.

     Hoạt động trội lên của fibrin chỉ kéo dài 30 phút sau khi ăn Ớt. Sự gia tăng ngắn hạn tự nhiên trong chức năng của hệ fibrin quan trọng vì nếu được kéo dài nó có thể dẫn đến các vấn đề như xuất huyết.

     Liều lượng Ớt hàng ngày duy trì hệ fibrin hoạt động hiệu qủa. Có thể đây là lý do tại sao dân địa phương sống ở New Guinea, Phi châu, Đại hàn, Ấn độ và Thái lan có ít trường hợp bị xơ vữa động mạch hơn những người da trắng sống cùng vùng mà không ăn Ớt.

     Trong nhiều phương cách hơn những thảo dược khác, Ớt  giúp máu luân chuyển. Ớt được khen ngợi như “chất kích thích tinh khiết nhất cho con người”. Ớt được xem là một trong những dược thảo hàng đầu. Bằng cách giúp hệ tuần hoàn hoạt động hữu hiệu hơn, Ớt gia tăng năng lượng và làm dịu các tổn thương đè nặng con người.

     Các nghiên cứu cho thấy Ớt gia tăng khả năng tập trung nơi con người. Chất kích thích và hiệu qủa chống mệt mỏi của Ớt được cho thấy là tức khắc, trong giai đoạn và vô hại.

     Bằng cách tăng cường máu lưu thông đến các mô ngoại biên khắp cơ thể, Ớt giúp chuyển chở chất dinh dưỡng cần thiết đến những vùng bị nhiễm trùng và viêm. Nghiên cứu cho thấy chất dinh dưỡng trong thức  ăn chung với Ớt được hấp thu nhanh hơn và dễ hơn.

     Tự bản thân Ớt chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của hệ tuần hoàn kể cả alpha-tocopherols, vitamin C và nhiều chất khoáng. Ớt cũng chứa một lượng cao vitamin A (beta-carotene) giúp hỗ trợ trong việc chữa lành ung nhọt (ulcers). Màu đỏ của ớt càng đậm, ớt càng chứa nhiều vitamin A. Paprica, là một loại Ớt cay vừa, có nhiều vitamin C nhất trong các loại ớt. Ớt đỏ, bùng ra với sức nóng và năng lượng, cho nhiều vitamin C và beta-carotene hơn bất cứ loại thảo mộc nào trong vườn.

     Lượng chất khoáng cao có trong Ớt bao gồm sulphur, sắt, calcium, magnesium và phosphorus, làm cho Ớt trở nên phương dược điều trị hữu hiệu cho các bệnh tiểu đường, đầy hơi, viêm khớp, viêm họng và tuyến tụy. Lượng cao vitamin C trong Ớt giúp chống cảm lạnh, trong khi lượng dồi dào beta-carotene giúp tăng tốc sự chữa lành ung nhọt.

     Một trong những đặc tính tuyệt vời nhất nữa của Ớt là khả năng hoạt động như chất xúc tác (catalyst). Ớt tăng cường hiệu qủa của các dược thảo khác bằng cách bảo kê và nhanh chóng đưa các thành phần của các dược thảo khác đến những trung tâm chức năng quan trọng của cơ thể có trách nhiệm hoạt động cho sự chuyển hóa (metabolism, truyền tin (data transmission), hoạt động hô hấp của tế bào (cellular respiration) và nội tiết tố thần kinh (neurohormone).

     Vì chỉ một lượng nhỏ của Ớt có thể tăng cường mạnh mẽ hiệu qủa của hầu hết các dược thảo khác, Ớt được thêm vào gần như hết mọi loại công thức dược thảo.

     Chẳng hạn như đi chung với tỏi, Ớt tăng tiến hoạt động kháng sinh của tỏi. Ớt tăng cường năng lực của tỏi nhiều đến mức tương đương với thuốc trụ sinh penicilline.

     Kết hợp với nhau, Tỏi và Ớt hạ huyết áp cao cách an toàn và nhanh chóng.

 LM Hoàng Minh Thắng & Đình Tứ & Kim Tuyến
Chuyên viên dược thảo

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg

u_1106_6d10c942

Comments are closed.