Hướng dẫn bấm huyệt chữa mất ngủ ai cũng thực hiện được

Bạn đã nghe đến cách bấm huyết chữa mất ngủ nhưng lại lo lắng vì sợ các huyệt đạo phức tạp, khó thực hiện. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết vị trí các huyệt đạo, cách bấm huyệt chữa mất ngủ chính xác và dễ dàng nhất.

Bấm huyệt chữa mất ngủ kết hợp với các bài thuốc nam sẽ cho bạn giấc ngủ ngon nhất

Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số cách bấm huyệt chữa mất ngủ dễ thực hiện và cho hiệu quả cao.

1. Huyệt ở vùng đầu cổ

Các huyệt đạo có liên quan đến hệ thần kinh và giấc ngủ thường tập trung nhiều ở vùng đầu và mặt. Nếu các huyệt này được khai thông thì sẽ giúp tinh thần được thoải mái, thư giãn, lưu thông khí huyết và tạo được giấc ngủ sinh lý tự nhiên. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số huyệt đạo và cách bấm huyệt chữa mất ngủ đơn giản, không tốn tiền và rất tốt cho sức khỏe.

Huyệt bách hội

Mô tả: Là huyệt ở trên đỉnh đầu, từ phần giữa trán di chuyển ngón tay theo đường thẳng đến đỉnh đầu, chỗ lõm ở giữa đỉnh đầu chính là huyệt bách hội.

Cách làm

Bước 1: Dùng ngón tay ấn nhẹ vào huyệt bách hội để trong vòng 3 giây rồi nghỉ

Bước 2: Sau đó lặp lại động tác này thêm 3 lần nữa

Huyệt bách hội nằm ở giữa đỉnh đầu cách trán 5 tấc

Huyệt ấn đường và huyệt thái dương

Để thực hiện cách bấm huyệt ấn đường và huyệt thái dương chữa mất ngủ ta cần thực hiện như sau:

Bước 1: Xoa hai bàn tay vào nhau đến khi thấy hai bàn tay nóng ấm lên

Bước 2: Xoa khắp mặt theo chiều từ dưới đi lên từ 15-20 lần

Bước 3: Day nhẹ huyệt ấn đường là huyệt nằm giữa hai lông mày từ 15 đến 20 lần

Bước 4: Vuốt nhẹ lông mày theo hướng từ đầu lông mày đến cuối lông mày (xuôi về phía thái dương)

Bước 5: Day nhẹ hai bên huyệt thái dương mỗi bên từ 15-20 lần

Tác dụng: Làm thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng, lo lắng và mất ngủ ngoài ra nó còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm những cơn đau đầu gây ra.

Huyệt ấn đường nằm ở giữa hai lông mày có tác dụng chữa mất ngủ rất tốt

Huyệt thiên trụ

Mô tả: Cách hộp sọ 1,5cm  và cách cột sống từ ngoài vào 1,5cm (huyệt chữ C)

Cách làm:

Bước 1: Lấy hai tay vòng qua sau vai tìm đúng chỗ huyệt thiên trụ

Bước 2: Ấn và day huyệt này từ 15-20 lần

Bước 3: Có thể matxa và bóp nhẹ vùng cổ để máu lưu thông tốt hơn

Lợi ích: bấm huyệt thiên trụ giúp chữa bệnh mất ngủ, đỡ mệt mỏi, đau đầu và kiệt sức.

Huyệt thiên trụ là huyệt C nằm dưới hộp sọ 1,5cm

Huyệt an miên

Mô tả: Là huyệt nằm ở vị trí sau tai, bên cạnh xương lồi.

Cách làm

Bước 1: Dùng ngón trỏ ra sau tai tìm huyệt an miên như hướng dẫn ở trên sau đó day nhẹ nhàng mỗi bên huyệt từ 15-20 lần.

Bước 2: Nằm ngửa, cằm hướng lên cao dùng tay vuốt từ tai xuống dưới cổ và ngược lại, thực hiện động tác này từ 15 đến 20 lần.

Khi thực hiện cần lưu ý các động tác cần chậm rãi, chính xác, xoa đến khi nào thấy vùng cổ ấm nóng lên là được.

Huyệt an miên nằm ở đằng sau tai cách tầm 1,5cm

2. Huyệt ở vùng vai, lưng, ngực và bụng

Huyệt ở vùng vai

Cách làm:

Bước 1: Đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngót áp út bên tay trái lên vị trí vai phải cách cột sống hướng ra ngoài 5cm như hình.

Bước 2: Ấn mạnh trong vòng 3 giây rồi nghỉ, tiếp tục ấn lần hai và giữ lại 3 giây rồi nghỉ, ấn lần cuối cùng trong 3 giây rồi nghỉ.

Bước 3: Thực hiện lại tương tự với bên kia cho tay phải và vai trái.

Bấm huyệt chữa mất ngủ ở hai vai

Huyệt ở vùng lưng

Hướng dẫn bấm huyệt vùng lưng trên:

Cách làm:

Bước 1: Dùng tay trái choàng qua vai phải hết cỡ để tìm đến đúng điểm ấn ở càng gần đốt sống càng tốt.

Bước 2: Dùng ba ngón tay là ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út để ấn mạnh cùng lúc trong vòng 3 giây rồi nghỉ, thực hiện liên tục trong 3 lần.

Bước 3: Giữ nguyên vị trí của ba ngón tay, kéo lên về phía vai và cổ, tiếp tục ấn mạnh theo nhịp 3 giây rồi nghỉ, thực hiện liên tiếp trong 3 lần.

Bước 4: Di chuyển tiếp các ngón tay đến vị trí số 3 và 4 thực hiện ấn mạnh liên tiếp 3 lần, mỗi lần 3 giây rồi nghỉ.

Bước 5: Thực hiện ngược lại với tay và vai bên kia

Bấm huyệt chữa mất ngủ từ lâu đã được đông y áp dụng vì hiệu quả tuyệt vời của nó mang lại

Hướng dẫn bấm huyệt ở vùng lưng dưới

Cách làm:

Bước 1: Vòng hai tay ra sau lưng, đặt ba ngón tay trỏ, áp út và ngón giữa trên thắt lưng ngón giữa cách cột sống tầm 5cm.

Bước 2: Dùng lực ấn vừa bằng ba ngón trỏ, giữa và áp út của hai bàn tay một lúc (3 giây). Dừng lại nghỉ, sau đó ấn lại và nghỉ.

Bước 3: Hạ thấp ngón tay xuống dưới tầm 5cm rồi tiếp tục ấn, nghỉ rồi lại ấn, thực hiện 3 lần liên tiếp.

Huyệt ở vùng dưới lưng

3. Hướng dẫn cách xoa bụng

Xoa bụng: Tay phải đặt giữa bụng, tay trái úp lên tay phải và xoa theo chiều kim đồng hồ khoảng 3-4 phút.

4. Bấm huyệt chữa mất ngủ ở vùng chân

Trước khi bấm huyệt chữa mất ngủ ở vùng chân ta cần ngâm chân nước ấm cho các mạch máu ở dưới chân được giãn nở và lưu thông. Sau khi dùng khăn khô lau sạch ta bắt đầu bấm huyệt như sau:

Huyệt Dũng tuyền: nằm ở vị trí vùng lõm bàn chân, thẳng hàng từ ngón chân thứ hai đi xuống gần phía gan bàn chân.

Cách làm: Day và bấm huyệt này từ 20-40 lần sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần, có tác dụng chữa mất ngủ mãn tính hiệu quả.

Huyệt dũng tuyền là huyệt ở vị trí số 3 trên hình

Huyệt Thương Khâu (J): huyệt thương khâu là huyệt nằm ở dưới mắt cá chân trong, day và bấm huyệt này từ 20-40 lần sẽ làm giảm lo lắng, chứng mất ngủ, đau gót chân và mắt cá chân.

Huyệt chiếu hải (I): Huyệt chiếu hải là huyệt nằm ngay dưới chỗ mắt cá chân bên ngoài. Ấn và day huyệt chiếu hải từ 20-40 lần có tác dụng chữa bệnh mất ngủ và đau lưng.

Huyệt thương khâu, chiếu hải có tác dụng giúp giảm đau chữa mất ngủ rất tốt

Từ ngàn đời xưa đến nay việc bấm huyệt chữa mất ngủ đã được áp dụng trong đông y vì bấm huyệt có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, giảm lo âu, căng thẳng và thư giãn tinh thần. Bạn có thể áp dụng biện pháp này hàng ngày mỗi ngày thực hiện từ 1-2 lần bên cạnh đó có thể sử dụng các bài thuốc nam chữa mất ngủ để tăng thêm hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp bấm huyệt trị mất ngủ

Những người bị chấn thương xương khớp, tim hay tăng huyết áp không được xoa bóp bấm huyệt bởi những tác động mạnh khi bấm huyệt hay xoa bóp sẽ gây tổn thương xương khớp, đau cột sống, bong gân.

Những người vừa uống rượu bia, ăn quá no hoặc quá đói khi bấm huyệt sẽ gây đau dạ dày, không tốt cho tiêu hóa.

Những người bị chấn thương, kể cả vết thương kín hay vết thương hở, tổn thương xương khớp không nên bấm huyệt bởi có thể gây ra chấn thương, nhẹ thì nhức mỏi, nặng thì tổn thương cột sống.

Đặc biệt

Nếu thiếu chuyên môn khi xoa bóp bấm huyệt, day ấn không đúng cách, không phù hợp thể trạng có thể gây cảm giác ê ẩm, đau mỏi toàn thân.

Với những vị trí như đốt sống cổ, cột sống nơi tập trung tủy sống hoặc trung khu hô hấp nếu làm sai cách có thể gây nên co rút cổ, nặng nề hơn gây bong gân cột sống, dập tủy, yếu liệt tứ chi… thậm chí có thể gây tử vong.

TĐMVSK sưu tầm

Comments are closed.