Articles by: palestina

5-ngày Tẩy lọc Đường ruột: những THẮC MẮC và GIẢI THÍCH của Dr. Schulze

5-ngày Tẩy lọc Đường ruột: những THẮC MẮC và GIẢI THÍCH của Dr. Schulze

 https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/5ngaytayloc.jpg

5-ngày Tẩy Lọc Đường Ruột:
những THẮC MẮC và GIẢI THÍCH của Dr. Schulze

1.Dùng chế độ ăn uống gì trong 5-Ngày Tẩy lọc Đường ruột?

2. Lo rằng không có giờ để thực hành 5-Ngày Tẩy Lọc Đường ruột!

3.Phải làm gì nếu tôi thấy đau bụng trong khi tẩy lọc?

4.Tôi đã thử các loại tẩy lọc đường ruột khác mà không thấy kết qủa. Làm sao tôi biết công thức của Dr. Schulze hữu hiệu?

5.Tôi cần thực hành 5-ngày Tẩy lọc Đường ruột bao nhiêu lần?

6.Tôi có nên thực hành 5-ngày Tẩy lọc Đường ruột đồng thời với 5-ngày tẩy lọc Gan hay 5-ngày Tẩy lọc Thận không?

7.Tôi có thể thực hành 5-ngày Tẩy lọc Đường ruột nếu tôi có thai hay cho con bú không? Nếu tôi đang cho con bú, có gây hại gì cho bé không?

8. Tôi có thể dùng công thức đường ruột #1 mãi mãi không?

9. Liều lượng cho công thức đường ruột #1 là bao nhiêu?

10. Tôi đã tiến tới mức cao của số viên công thức đường ruột #1. Tôi sợ khi cần uống tăng lên nữa. Tôi phải làm gì?

11. Tôi có thể dùng công thức đường ruột #2 ngay không?

12. Tại sao công thức đường ruột #2 lại làm cho táo bón?

13.Tôi có cần phải uống hết cả lọ công thức đường ruột #2 không?

14.Nếu tôi bị viêm ruột kết, hội chứng kích thích ruột (đại tràng co thắt, viêm tràng có nhầy :IBS), tôi có tẩy lọc đường ruột được không?

15. Táo bón có làm cho phân tích lũy như bị đóng trong lớp bọc dọc dài theo ruột gìa không?

16. Tôi có cần bổ sung vi khuẩn tốt acidophilus không?

17. Có những thực phẩm khi ăn sẽ ở lại trong ruột gìa nhiều năm không?

18. Làm thế nào một thảo dược có thể kích thích một đường ruột trì trệ đã có vấn đề mãn tính rồi?

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/rainbow.gif 

Dr. Schulze TRẢ LỜI các CÂU HỎI

         1.Dùng chế độ ăn uống gì trong 5-Ngày Tẩy lọc Đường ruột?

        Lý do mà đường ruột của bạn không hoạt động tốt và tích lũy chất thải là do những gì bạn đã ăn: thực phẩm khó tiêu và khó hấp thụ như: thực phẩm chế biến, thực phẩm nấu chín kỹ, thực phẩm không lành mạnh. Nên rất hợp lý là trong khi thực hành chương trình tẩy lọc đường ruột, bạn không muốn ăn những thức ăn này. Mặc dù bạn có thể chọn một trong những chế độ ăn uống khác nhau, tốt hơn là đừng ăn những thứ gây vấn đề cho đường ruột. Có người nghĩ rằng họ phải ăn chay hay chỉ uống nước trái cây. Điều này không đúng. Người khác thích tẩy lọc ruột mà không thay đổi nhiều về chế độ ăn của họ. Điều này có thể được.

        Đối với người bình thường, bạn có thể tẩy lọc và ăn no thường lệ. Nhưng chọn thực phẩm sạch, nhiều chất xơ. Tốt nhất là ăn trái cây tươi, rau đậu, hạt, ngũ cốc và rau mầm (sprout). Loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, giàu chất dinh dưỡng, và không thêm gánh nặng cho vấn đề của đường ruột. Tránh những sản phẩm từ bột chế biến như bánh mì và mì ống (những thứ này bạn có thể dùng làm hồ dán giấy). Cũng không ăn thịt. Tại sao? Vì mọi sản phẩm từ thịt: bò, heo, gà, cá, trứng, thực phẩm từ bơ sữa đều không có chất xơ. Tất cả những thức này sẽ làm chậm lại hoạt động của đường ruột. Tất cả thịt động vật gây thêm táo bón và mảng bám nơi thành ruột.

        Đối với người bị táo bón hay có bệnh đường ruột mãn tính, bạn hãy ăn thức ăn nhẹ hơn. Có vài ngày với nước trái cây tẩy rửa trong đó:

       Một ngày với ăn chay với rau qủa, hạt, đậu bình thường.

       Tiếp theo một hay hai ngày ăn thực phẩm tươi sống.

       Tiếp đến một ngày nước trái cây tẩy lọc.

       Trở lại với thực phẩm tươi sống.

       Và trở về chế độ ăn rau qủa thường lệ.

       Được vậy sẽ trợ giúp việc tẩy lọc của bạn. Chắc chắn bạn có thể chọn cách trọn vẹn 5 ngày nước trái cây. Nhưng cho đa số quần chúng, chỉ cần ăn uống rau, qủa, đậu, hạt, ngũ cốc nhiều chất xơ, sạch và lành mạnh là tốt nhất rồi.

2. Lo rằng không có giờ để thực hành 5-Ngày Tẩy Lọc Đường ruột!

       Nếu bạn lo rằng bạn không thực hiện được chương trình tẩy lọc  trong 5 ngày này vì không có giờ đi vệ sinh, đừng lo. Tôi có hàng ngàn bệnh nhân bận rộn với công việc, vẫn thực hiện chương trình được. Tất cả họ làm việc để sinh sống. Hầu hết họ làm việc trong kỹ nghệ truyền hình, âm nhạc, phim ảnh. Họ đã tẩy sạch đường ruột mà không phải ngừng công việc. Khi bạn tẩy ruột, bạn sẽ đi ngoài nhiều hơn thường lệ, nhưng không thành vấn đề, vì nó rất nhanh và hoàn toàn. Thực tế, ngay cả nếu bạn đi ngoài nhiều hơn ngày thường một lần, tôi bảo đảm với bạn, bạn sẽ mất ít thời gian nhất ở phòng tắm, bạn ra ngoài không qúa hai phút. Vậy đừng lấy lý do không có giờ để thoái thác việc tẩy lọc này.

3.Phải làm gì nếu tôi thấy đau bụng trong khi tẩy lọc?

       Đối với những ai bị đau bụng khi dùng công thức đường ruột #1, hãy thư giãn. Mỗi khi bạn dùng một cơ bắp không vận động trong thời gian dài, bạn sẽ cảm được nó như đau như thế nào. Cái đau mỏi cơ bắp cũng không khác gì nếu bạn đến phòng tập thể dục, vận động với loại thể dục mới sau những năm bình thản. Hãy hình dung một chiếc xe hơi cũ nằm trong garage, không được nổ máy vài năm. Một ngày nào đó bạn quyết định thay bình điện, cho nổ máy để lái xe đi. Xe sẽ chạy ngon lành ngay không? Dĩ nhiên là không, nó sẽ nổ lạch cạch, rung lên, xì khói đen. Có thể mất 10-15 phút, nó mới chạy êm được.

       Vậy hãy nhớ, khi bạn bắt đầu uống công thức đường ruột #1, bạn sẽ thấy đau ở bụng dưới. Hôm sau ngồi ở bồn cầu, bạn cũng lại thấy đau, và bắt đầu kinh nghiệm chất thải ngoài thật tốt. Tôi bảo đảm với bạn, trong một tháng, đường ruột của bạn sẽ hoạt động và bạn sẽ chắc chắn vui mừng vì bắt đầu con đường chữa lành và gia tăng sức khỏe.

4.Tôi đã thử các loại tẩy lọc đường ruột khác mà không thấy kết qủa. Làm sao tôi biết công thức của Dr. Schulze hữu hiệu?

       Không phải là thảo dược không cho hiệu qủa, cũng không đổ lỗi cho hãng sản xuất. Đó là vì những công thức đó chưa mạnh đủ cho con người sống trong thời hiện đại qúa táo bón ngày nay.

       -Tôi có những bệnh nhân đi ngoài một tháng một lần. Bạn không ngờ được, phải không?

       -Có người cứ cách một tháng mới đi một lần, một phụ nữ 38 tuổi đi ngoài chỉ 6 lần trong một năm.

       -Một cô trẻ tuổi đang có thai ở BắcCaliforniavới kỷ lục, chỉ đi ngoài 3 lần trong suốt thời kỳ mang thai và thêm hai lần trước và sau thời kỳ này, chỉ 5 lần trong một năm.

       -Một phá kỷ lục mới nhất, một người chỉ đi ngoài 2 lần một năm.

       Trên căn bản pha chế thuốc xổ đáp ứng cho trường hợp khẩn cấp của những người này, cần có một công thức đầy sức mạnh, tôi đã thành công. Vậy đừng lo lắng gì về bất cứ loại dược thảo tẩy lọc khác đã làm hay không làm được gì cho bạn. Chỉ cần tin tôi và hãy thử Dr. Schulze’s 5-Day BOWEL Detox.

5.Tôi cần thực hành 5-ngày Tẩy lọc Đường ruột bao nhiêu lần?

       Bệnh nhân của tôi, một khi đã được hồi phục, khỏe, đầy sức sống và đẩy lui các bệnh, tôi đề nghị họ thực hành 5-ngày Tẩy lọc Đường ruột mỗi mùa. Như vậy là 4 lần một năm. Đối với hầu hết các bệnh nhân khác, tôi đề nghị:

       5-ngày Tẩy lọc Đường ruột vào mùa xuân

       5-ngày Tẩy lọc Gan vào mùa hè

       5-ngày Tẩy lọc Thận vào mùa thu

       Và 5-ngày Tẩy lọc Đường ruột vào mùa đông.

6.Tôi có nên thực hành 5-ngày Tẩy lọc Đường ruột đồng thới với 5-ngày tẩy lọc Gan hay 5-ngày Tẩy lọc Thận không?

       Câu trả lời là có. 5-ngày Tẩy lọc Đường ruột là căn bản cho bất kỳ loại tẩy lọc nào khác. Bạn cần đường ruột hoạt động hữu hiệu để bất cứ chất dơ nào được lấy ra khỏi hệ thống phải được thải ra ngoài nhanh chóng. Chất độc lấy ra mà nằm lại trong cơ thể sẽ gây vấn đề cho sức khỏe.

7.Tôi có thể thực hành 5-ngày Tẩy lọc Đường ruột nếu tôi có thai hay cho con bú không? Nếu tôi đang cho con bú, có gây hại gì cho bé không?

       Trong trường hợp thông thường người mẹ có thể thực hành bất cứ chương trình gì của tôi trong khi mang thai.

       Nó không có hại gì cho em bé cả.

       Hãy sử dụng trí thông minh, suy luận thông thường của bạn.

       SuperFood Plus tốt nhất trong thời kỳ thai nghén và cho con bú, vì nhờ đó bạn đang nuôi bé bằng dòng máu tốt nhất của bạn. 

       Công thức đường ruột #1, có thể dùng ở liều nhẹ lại để không gây xổ mạnh lúc mang thai. Khi bạn sinh bé rồi, nếu bạn muốn dùng công thức #1 cũng giảm liều lượng lại, bởi bất cứ loại dược thảo nào bạn dùng cũng vào dòng sữa nuôi em bé.

       Nếu em bé bị nhiễm trùng, bạn có thể uống lượngcao Echinacea Plus để tăng cường hệ miễn nhiễm, nó sẽ vào sữa và vào em bé. Vâng, bạn có thể thực hành mọi chương trình khi có thai và khi cho con bú. Nhớ vận dụng trí não và suy nghĩ thông minh.

8. Tôi có thể dùng công thức đường ruột #1 mãi mãi không?

       Nhiều người khi bắt đầu dùng công thức #1 và thấy khá hơn ngay. Họ đi ngoài dễ dàng, đều đặn, giảm cân, bụng nhỏ lại, nhưng rồi tự hỏi dùng được trong bao lâu: một tháng, sáu tháng, một năm, hay mãi mãi. Câu trả lời rất đơn giản, đó là tùy theo tình trạng bạn đi ngoài được dễ dàng hay không. Táo bón gây nhiều căn bệnh. Khi đường ruột được tẩy sạch, phép lạ có thể xẩy ra.

       Vậy với những ai có thói quen ăn uống không thay đổi được hay do di truyền làm táo bón, họ cần dùng công thức #1 cho tới khi đường ruột tự hoạt động tốt hoàn toàn. Tôi chưa thấy có gì bất lợi cho ai cả. Mặt khác, tôi đã thấy hàng ngàn người trong nhiều nước, kể cả tôi, dùng công thức #1 trên 10 năm cho đến khi nếp sống được chuyển đổi lại cho đúng đủ, mỗi ngày tự đi ngoài được hai hay ba lần. Lúc đó không cần công thức đường ruột #1 nữa. Nhiều bệnh nhân bắt đầu đạt được việc đi ngoài tốt mà không cần dùng công thức #1. Họ chỉ dùng vào những ngày lễ lớn, gia đình tụ họp nhau và ăn nhiều, hay khi đi du lịch, bị táo bón.

9. Liều lượng cho công thức đường ruột #1 là bao nhiêu?

       Đây là công thức mạnh, nên hãy bắt đầu với một viên trong hay sau bữa ăn tối khi có thức ăn trong bao tử. Sáng hôm sau, khi thức dậy bạn sẽ thấy một thay đổi lớn về lượng thải ra. Nếu vẫn chưa thấy kết qủa thì tối hôm đó uống 2 viên, rồi xem kết qủa ngày mai thế nào. Tăng dần 1 viên mỗi ngày cho đến khi bạn đạt được kết qủa. Bạn sẽ biết. Bạn sẽ cảm thấy cơ ruột phần dưới bụng bắt đầu hoạt động và thải ra ngoài tất cả những gì trong đó.

10. Tôi đã tiến tới mức cao của số viên công thức đường ruột #1. Tôi sợ khi cần uống tăng lên nữa. Tôi phải làm gì?

       Nhiều người với đường ruột tắc nghẽn đã uống lên đến con số cao của viên công thức #1 mà vẫn chưa thông được và sợ uống tiếp. Đừng sợ. điều mà chúng ta sợ đó là tất cả các vấn đề sức khỏe, bệnh tật do táo bón gây ra.

       Không có giới hạn cho số viên của công thức đường ruột #1 mà bạn có thể uống. Dr. Schulze nhận được một thư của một ông ở Hawaii đã uống tăng dần đến con số 45 viên trước khi đi ngoài được. Sau 24 tiếng ngồi trong toilet, ông giảm 52 pounds. 52 pounds phân thải. Ông nặng 400 pounds. Người đạt kỷ lục trong hồ sơ của Dr. Schulze là người dùng đến 48 viên #1. Vậy đừng sợ phải uống nhiều viên như cần thiết để ruột gìa bắt đầu hoạt động lại.

11. Tôi có thể dùng công thức đường ruột #2 ngay không?

       Đừng vội vã vào công thức #2 sớm cho đến khi bạn đi ngoài được điều hòa. Cứ dùng công thức #1 cho đến khi bạn hài lòng vào mỗi buổi sáng và bạn bắt đầu có thêm lần đi ngoài nữa trong ngày sau bữa ăn.

12. Tại sao công thức đường ruột #2 lại làm cho táo bón?

       Có người uống công thức #2 và thấy rằng nó làm họ táo bón. Trước tiên, hãy nhớ rằng suốt thời gian dùng công thức #2, bạn vẫn cần dùng công thức #1, và nên dùng tăng lên một hay hai viên #1 hơn lúc bình thường.  Công thức #2 là công thức tẩy độc, làm sạch, thấm ướt và làm bong các chất tích tụ ra. Bản thân công thức #2 làm táo bón cho hầu hết mọi người, nhất là khi bạn mang bệnh táo bón lâu ngày trước đây. Cho nên nếu bạn chỉ uống công thức #2, nó chỉ làm cho phân đặc lại và ngăn đường ruột hoạt động. Vậy giai đoạn đầu bạn cần số luợng công thức #1 cho tốt, cho tới mức đường ruột hoạt động và bạn hài lòng với số lần đi và lượng thải ra hết hoàn toàn. Rồi bạn tăng lên 1 hay 2 viên ngày bắt đầu dùng công thức #2.

13.Tôi có cần phải uống hết cả lọ công thức đường ruột #2 không?

       Có. Nếu dùng loại viên, cứ mỗi 2 hay 3 tiếng, bạn uống 10 viên với16 oz (nửa lít) nước, hay nước trái cây, ngày 5 lần. Nếu dùng loại bột, bạn uống mỗi lần 1 gói vớí nửa lít nước, ngày 5 gói. Uống trong 5 ngày liên tiếp cho hết lọ.

14. Nếu tôi bị viêm ruột kết, hi chng kích thích rut (đi tràng co tht, viêm tràng có nhy :IBS), tôi có tẩy lọc đường ruột được không?

       Trong trường hợp này, bạn đừng bắt đầu với công thức đường ruột #1. Bạn vào ngay công thức #2, bạn sẽ thích nó. Công thức #2 sẽ làm dịu các mô bị rát, giảm viêm ở đường ruột, và làm cho phân lỏng đặc lại. Bạn sĩ cảm thấy nhẹ nhàng. Đó là một phước lành cho bạn khi bạn bắt đầu dùng công thức đường ruột #2.

15. Táo bón có làm cho phân tích lũy như bị đóng trong lớp bọc dọc dài theo ruột gìa không?

       Có. Cơ bản, người Mỹ không ăn nhiều chất xơ, thích ăn thịt, bơ sữa, gà, cá, trứng, phó mát. Thịt động vật không có chất xơ, có nghĩa là nó nằm ở đường ruột, và không chịu đi đâu cho đến khi bạn ăn chất xơ để kéo nó ra ngoài. Cho nên chế độ ăn gồm trứng và thịt heo xông khói (bacon) bị kẹt lai trong ruột gìa. Nhiều bệnh nhân trong lần tẩy lọc đường ruột lần thứ tư hay năm, đã đi ra ngoài toàn bộ khối bọc phân nén ép chặt dài 1,50 mét trong ruột gìa. Họ hoảng sợ, vì tưởng rằng họ đã mất khúc ruột gìa, chưa nhận ra ngay đó là phân cũ đầy độc tố tích lũy dọc theo đường ruột. Bạn có thể như thấy lớp bọc quanh nó, chúng ra ngoài cùng lúc. Trong khoảng thời gian tẩy sạch đường ruột bình thường, không kéo những chất trong các túi thừa này ra được. Cần phải tẩy lọc nhiều lần hơn để loại trừ hẳn chúng ra.

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/the-average-american-colon.jpg

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/5-foot-fecal-impaction-in-a-bathtub.jpg

16. Tôi có cần bổ sung vi khuẩn tốt acidophilus không?

       Nếu bạn theo chương trình ăn uống tốt với rau qủa tươi sống, rau mầm, đậu ngâm, v.v trong khi tẩy lọc, bạn không gặp vấn đề gì với vi khuẩn có lợi trong đường ruột cả. Nếu bạn lo lắng hãy ăn thêm rau cải lên men chua và tỏi.

       Tỏi rất tuyệt vời cho vi khuẩn tốt ở đường ruột, và cải bắp chua, yao-ua đậu nành, và nhiều thực phẩm khác bạn có thể dùng để có vi khuẩn tốt trong đường ruột.

       Và nếu bạn thật sự lo lắng hay có lịch sử về vấn đề này, thì chắc chắn bạn có thể bổ sung vi khuẩn tốt, như dòng lacto-bacillus, nhưng nhớ không dùng loại được làm với sản phẩm bơ sữa. Hãy dùng loại được làm với nước táo và các thực phẩm tốt khác thay vì với sữa bò, sữa sẽ làm bạn táo bón và gây vấn đề cho sức khỏe lại.

17. Có những thực phẩm khi ăn sẽ ở lại trong ruột gìa nhiều năm không?

       Có. Merck Research Laboratories, một trong những công ty lớn nhất về bào chế thuốc ở Mỹ có thống kê như sau: năm 1950, 10% dân số Mỹ có túi thừa ở ruột già do sức ép và táo bón, nơi mà chất phân thải đẩy dồn vào bên trong và ở đó. Năm 1955 tỉ số này tăng lên 15%. Năm 1972, tỉ số là 30%, quyển xuất bản năm 1987, ghi là 50% người Mỹ có túi thừa ở ruột gìa. Và trong lần tái bản mới đây, cho biết mỗi người Mỹ nếu sống thọ đủ đều có túi thừa chứa chất phân thải bên trong. Sự kiện này dễ cho chúng ta thấy là chất thải cứ nằm trong ruột gìa. Thực tế, toàn bộ ruột già đầy chất thải lâu năm đóng chặt do táo bón, trông giống như một ống bị gỉ sét hay ống sắt cũ trong nhà, và khi bạn nhìn qua chúng, chỉ thấy một lỗ nhỏ.

18. Làm thế nào một thảo dược có thể kích thích một đường ruột trì trệ đã có vấn đề mãn tính rồi?

       Mọi thực phẩm, thảo dược, thảo mộc, cây, vỏ cây, trái dâu berries, nhựa cây, strawberries, blueberries và bất cứ cây cỏ gì mọc trên qủa đất này đều có chứa chất hóa học. Có chất hóa học là chất dinh dưỡng như vitamins, chất khoáng và enzymes. Chất hóa học khác mạnh hơn như tinh dầu và alkaloids, chúng chính là thuốc. Mọi loại thuốc cho toa cổ điển nguyên thủy ở Mỹ được trich chiết từ chất hóa học tìm thấy nơi thực vật.

Trên 50% các thứ thuốc dùng hiện nay có nguồn gốc hóa học tìm thấy nơi thực vật.

       Có một nhóm hóa học được gọi là anthroquinones, và có một anthroquinone đặc biệt có tên Emodin. Emodin có trong Aloes (nha đam) mọc nhiều nơi trên thế giới. Emodin có trong lá và hạt của cây keo Senna là chất xổ nổi tiếng xuyên qua lịch sử ngay cả thời cổ Ai cập. Emodin có trong Cascara Sagrada (thảo dược ở California). Cả ba Aloes, Senna Pods & Leaves có trong công thức đường ruột #1 đều có Anthroquinone Emodin.

       Emodin, một khi vào trong ruột gìa và chạm vào thành ruột gìa, sẽ kích thích làm cho cơ ruột chuyển động. Đặc tính của Emodin kích thích cơ bắp chuyển động mạnh đến nỗi Dr. Schulze và đồng nghiệp muốn làm một thực nghiệm quan sát. Tại một trường dạy về liệu pháp thiên nhiên (naturopathic school), ông và các đồng nghiệp lấy ruột gìa của người chết ra ngoài, và khi thoa một thảo dược khác có chất emodin lên, ruột gìa thực sự co bóp lại. Do đó ông tuyên bố một câu mà ông đã bị cáo buộc thực hiện lại vài lần: ông có thể làm cho một người chết chuyển động được ruột gìa. Và dẫn đến thực tế là ông không cần đến bất cứ một tham gia nào của bệnh nhân.

       Những thảo dược này mạnh mẽ đủ để làm cho ruột gìa co bóp và hoạt động. Nó bắt đầu giúp nhu động ruột làm việc. Vậy nó sẽ làm cho đường ruột của bạn chuyển động ngày mai, Dr. Schulze không cần biết bạn đang ăn gì, uống gì hay nghĩ gì. Mọi sự sẽ tốt đẹp, nhưng cần thời gian, có thể một vài tháng. Bây giờ, ngày mai, Dr. Schulze cần đường ruột của bệnh nhân làm đúng chức năng của nó. Ông sáng tạo công thức đường ruột Intestinal Formula #1 ở bệnh viện để bảo đảm với ông rằng ông có thể làm cho đường ruột của bệnh nhân hoạt động bất chấp họ có thay đổi nếp sống hay cách ăn uống cho đúng lại chưa. Ông cần làm cho các cơ quan bài tiết trong người hoạt động, và thảo dược đã giúp làm việc đó.

Linh Mục Hoàng Minh Thắng và Nhóm Tông Đồ Mục Vụ Sức Khỏe

 

Mục lục sách TỰ CHỮA BỆNH BẰNG THIÊN KHÍ NĂNG

Mục lục sách TỰ CHỮA BỆNH BẰNG THIÊN KHÍ NĂNG

          https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/BI%C3%80_Tu_chua_benh_bang_Thien_Khi_Nang.jpg         

MỤC LỤC

 Lời tựa Một khám phá tình cờ

 Chương I: Ơn gọi sống khỏe mạnh và hạnh phúc tràn đầy

      1.Ơn gọi sống khỏe mạnh và hạnh phúc tràn đầy

      2.Căn nhà ba tầng: nhận chân thực tại ba chiều kích của cuộc sống

      3.Duy trì thế quân bình “thiên, địa, nhân”

      4.Bệnh tại tâm

      5.Nấu “lẩu tâm linh”

      6.Linh đạo “ấu thơ”: cải lão hoàn đồng      

      7.Chúng ta chỉ sống một lần duy nhất

 Chương II: Cách mạng kiểu hít thở, ăn uống và cử động

      1.Thay đổi kiểu hít thở, tập hít thở chậm, dài và sâu

      2.Thay đổi kiểu ăn uống

             1) Trước hết phải uống nhiều nước mỗi ngày: ít nhất là 2,5 lít

             2) Ăn nhiều rau và trái cây, ít thịt, nhiều cá

      3.Thay đổi kiểu mặc: mặc đủ ấm trong mùa lạnh

      4.Các cử động của tuổi thơ: mốt số động tác đơn sơ gíúp khí huyết lưu thông, thân thể giãn xả

      5.Đạt Ma dịch cân kinh: bài võ dưõng sinh và trị bệnh nổi tiếng

      6.Tập thể dục bàn nhún rebounder

      7.Sống vui, tích cực và bác ái

 Chương III: Vài bài thuốc thần hiệu

       1.Đánh cảm

             1) Lý do

             2) Một số triệu chứng thông thường dễ nhận ra

             3) Cách chữa

      2.Dầu dừa

      3.Cây Nim (Neem)

      4.Cây Aloe

      5.Rượu tỏi

      6.Lá Lô Quất

      7.Tẩy sạn gan và sạn mật

      8.Tẩy sạn thận

      9.Tấy lọc toàn diện cơ thể

      10.Chữa bệnh trĩ

 Chương IV: Thân thể con người, thế giới huyền diệu

       1.Thân thể con người là một tiểu vũ trụ vô cùng tinh vi

               1) Một vài con số

               2) Ba hệ thống luân lưu

      2. Bấm huyệt, thoa bóp phản xạ học và châm cứu

              1) Thịnh hành bên Ai Cập vàTrung Hoa

              2) Thoa  bóp phản xạ học được tái khám phá và phổ biến bên Hoa Kỳ

              3) Những kết qủa “thần hiệu” của phản xạ học

      3. Mười vùng năng lượng và thần kinh hệ trên thân thể con người

      4. Nắn bàn chân để chẩn bệnh

      5. Âm dương và hệ thống kinh huyệt trong quan niệm Đông y

              1) Ý nghĩa

              2) Năm nguyên tắc của Âm Dương

      6. Một vài kết qủa của các nghiên cứu liệu pháp châm cứu, bấm huyệt và thoa bóp phản xạ học

      7. Mắt và răng cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của các cơ phận con người

      8. Tương quan giữa chu kỳ hoạt động của các cơ phận với các đường kinh âm dương và các vùng khác trong thân thể con người

             1) Chu kỳ hoạt động “thận – bàng quang”

             2) Chu kỳ hoạt động “gan – mật”

             3) Chu kỳ hoạt động “lá lách –  tụy tạng – dạ dầy”

             4) Chu kỳ hoạt động “phổi – ruột già”

             5) Chu kỳ hoạt động  “tim – ruột non”

Chương V: Thiên Khí Năng trong thế giới Kinh Thánh, quan niệm Đông y, thần thoại, triết học và sinh lý học Ấn Độ

      1.Thiên khí năng trong thế giới Kinh Thánh

             1) Con người là bản vị có thần khí, hơi thở của Thiên Chúa

             2) Phục sinh, sống lại là có được trở lại sinh khí và thần khí, basar, ruakh và trở thành nephesh

             3) Thần khí hiện diện nơi Đức Khôn Ngoan và muôn loài muôn vật

             4) Thần khí hiện diện nơi sứ giả của Thiên Chúa

             5) Logos Lời tạo dựng

             6) Đức Giêsu rao giảng Tin Mừng và đặt tay chữa lành tật bệnh

             7) Đức Giêsu sai các môn đệ ra đi rao giảng Tin Mừng, ban cho các ông quyền xua trừ qủy dữ và chữa lành tật bệnh

             8) Các đặc sủng khác nhau trong Giáo Hội

             9) Giáo Hội tiếp nối sứ mệnh rao truyền Tin Mừng, xua trừ qủy dữ và chữa lành tật bệnh

      2.  Thiên khí năng trong quan niệm Đông y

             1) Ba kho tàng nền tảng của sự sống và sức khỏe con người: sinh, khí, thần

             2) Ba chất nền tảng: khí, huyết và chất lỏng

             3) Khí và 5 nhiệm vụ

      3. Thiên khí năng trong thần thoại Ấn Độ

             1) Dòng chảy Kundalini, năng lực di chuyển theo đường xoáy trôn ốc và 72.000 đường kinh với 3 kinh chính là Sushumna, Ida và Pingala

             2) Các sợi dây Gunas nối liền vùng đất không được biểu lộ từ đó nảy sinh mọi sự: Tamas vật chất, Rajas khí năng, Sattva trí tuệ, ý thức

      4. Thiên khí năng trong triết học và sinh lý học truyền thống Ấn Độ

             1) Ý nghĩa  và cấu trúc của “chakra”

             2) Hệ thống các chakra và các vùng tương ứng trong thân thể con người

       5. Bẩy hào quang chung quanh thân thể con người

Chưong VI: Thiên khí năng trong quan niệm vật lý: một vũ khúc trong vũ điệu đại đồng của vũ trụ

       1.Ảnh hưởng của môi trường trên con người

               1) Con người sống được nhờ môi sinh thiên nhiên và vũ trụ

               2) Con người là sản phẩm của môi trường

       2.Thiên khí năng trong quan niệm vât lý cổ điển

               1) Vật lý học khai sinh cách đây 2.500 năm

               2) Democrito và thuyết nguyên tử

               3) Empedocle với thuyết bốn chất lượng biểu tượng

               4) Aristotele và bốn nguyên tắc trừu tượng áp dụng cho mọi biến cố

               5) Trường phái Khắc Kỷ và quan niệm lực trưòng

               6) Isaac Newton với bốn lực trong vũ trụ và quan niệm cơ khí

               7) Charles de Coulomb với thuyết điện từ của vũ trụ

               8)Các điện từ trường

       3.Thiên khí năng trong vật lý học nguyên tử

              1) Albert Einstein và thuyết tương đối

              2) Einstein vượt Newton, vì ông ra khỏi ba chiều kích của các vật thể cứng đặc (dài, rộng, cao) và đưa vào đó thời gian thay đổi

              3) Thế giới nguyên tử

              4) Empedocle đã giả thiết 4 loại nguyên tử

      4.Thiên khí năng và vật lý lượng tử

      5.Thiên khí năng trong vật lý Quark

      6.Vật chất là khí năng

      7.Các chakra trong quan niệm vật lý khí năng

Chương VII: Cách hít thở và khởi động các chakra để lấy Thiên khí năng

      1.Cách hít thở để lấy được Thiên khí năng

      2.Cách khởi động các chakra để lấy Thiên khí năng

Chương VIII: Cách chữa bệnh bằng Thiên khí năng

      1.Cách đặt tay

      2.Cách tự chữa bệnh và chữa bệnh cho người khác

      3.Các thế đặt tay trên các vùng thân thể để chữa bệnh

      4.Thời gian trị liệu

Tài liệu tham khảo

Linh Mục Hoàng Minh Thắng

GHI CHÚ Nơi mua sách Thiên Khí Năng và 66 Công Thức Thảo Dược:
* Việt-Nam:              [email protected] – ĐT: 0923704353
* Hoa-Kỳ   :              Tien Tran <[email protected]> – ĐT: (405) 821-1678
* Úc châu    :  Hoàng Minh Hùng <[email protected]> ĐT: 0415 652 211
* Pháp và Châu Âu: SCHUMACHER  Trang < [email protected]> – ĐT: 03 89 54 23 27
 

by Tháng Tám 28, 2012 4 comments Tài liệu TKNăng
Thánh Kinh Kitô, bức thư tình Thiên Chúa gửi cho nhân loại

Thánh Kinh Kitô, bức thư tình Thiên Chúa gửi cho nhân loại

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/thanh-kinh-kito.jpg

THÁNH KINH KITÔ, CUỐN SÁCH KỂ LẠI CUỘC TÌNH

CỦA THIÊN CHÚA VỚI NHÂN LOẠI

    Trong mục Tìm hiểu Thánh Kinh này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá môi trường địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tôn giáo làm nảy sinh ra Thánh Kinh, tiến trình hình thành các tác phẩm, việc truyền tụng ghi chép và dịch thuật, cũng như nội dung các tác phẩm cựu ước và tân ước và một số vấn đề đặc biệt như sự linh hứng.

I. THÁNH KINH KITÔ, MỘT CUỐN SÁCH KỲ LẠ

     1. Thánh Kinh kitô là cuốn sách bán chạy nhất thế giới

     Trong tất cả mọi tác phẩm văn chương trên toàn thế giới Thánh Kinh Kitô là tác phẩm được in ấn, bán và mua nhiều nhất. Trong các năm 1814-1984 đã có tất cả 2,7 tỷ cuốn Thánh Kinh toàn phần hay một phần được xuất bản. Trong 25 năm qua, đặc biệt kể từ khi chế độ cộng sản liên xô và đông âu sụp đổ hồi thập niên 1990, đã có thêm hàng chục triệu ấn bản Thánh Kinh khác được phổ biến trong các nước cựu cộng sản để đáp ứng nhu cầu khát khao Lời Chúa của các tín hữu, từng bị kìm kẹp dưới chế độ cộng sản vô thần đằng đẵng trong suốt 70 năm trời.

     Theo thống kê năm 2009 của Hiệp Hội Thánh Kinh Anh quốc, Liên Hiệp Thánh Kinh Quốc Tế và Hiệp Hội Thánh Kinh Italia, sách Thánh Kinh, toàn bộ hay một phần, đã được dịch ra 2.508 ngôn ngữ khác nhau trên tổng số hơn 6.000 thứ tiếng trên thế giới.

     Bên Phi châu một phần sách Thánh Kinh đã được dịch ra 223 thứ tiếng, trong khi Thánh Kinh Cựu Ước hay Tân Ước đã được dịch ra 335 thứ tiếng. Thánh Kinh toàn thư đã được dịch ra 173 thứ tiếng: tổng cộng là 731 ngôn ngữ khác nhau. Thánh Kinh toàn thư cũng đã được phát hành bằng CD trong 34 ngôn ngữ phi châu.

     Tại Á châu và vùng Thái Bình Dương một phần sách Thánh Kinh đã được dịch ra 354 thứ tiếng, trong khi Thánh Kinh Cựu Ước hay Tân Ước đã được dịch ra 516 thứ tiếng. Thánh Kinh toàn thư đã được dịch ra 182 thứ tiếng: tổng cộng là 1.052 ngôn ngữ. Thánh Kinh toàn thư còn được phát hành bằng CD trong 38 ngôn ngữ á châu và thái bình dương.

     Bên Âu châu và Vùng Trung Đông một phần sách Thánh Kinh đã được dịch ra 109 thứ tiếng, trong khi Thánh Kinh Cựu Ước hay Tân Ước đã được dịch ra 40 thứ tiếng. Thánh Kinh toàn thư đã được dịch ra 61 thứ tiếng: tổng cộng là 210 ngôn ngữ. Thánh Kinh toàn thư cũng được phát hành bằng CD trong 50 ngôn ngữ âu châu và vùng trung đông.

     Tại Mỹ châu một phần sách Thánh Kinh đã được dich ra 148 thứ tiếng. Thánh Kinh Cựu Ước hay Tân Ước được địch ra 322 thứ tiếng. Thánh Kinh toàn thư đươc dịch ra 42 thứ tiếng: tổng cộng là 512 ngôn ngữ. Thánh Kinh toàn thư cũng được phát hành bằng CD trong 10 ngôn ngữ mỹ châu.

     Ngoài ra một phần sách Thánh Kinh cũng được dịch ra 2 thứ tiếng được chế ra, và Thánh Kinh toàn thư được dịch ra 1 thứ tiếng được chế ra: tổng cộng là 3.

     Như thế tổng cộng có 836 thứ tiếng có bản dịch một phần của sách Thánh Kinh, 1.213 thứ tiếng có bản dịch Thánh Kinh Cựu Ước hay Tân Ước, 459 thứ tiếng có bản dịch Thánh Kinh toàn thư: tất cả là 2.508 thứ tiếng. Thế rồi cũng có 132 thứ tiếng có Thánh Kinh toàn thư phát hành bằng CD.

     Liên Hiệp Thánh Kinh Quốc Tế quy tụ 150 Hiệp Hội Thánh Kinh quốc gia; và các tổ chức dịch Thánh Kinh, hằng năm đều cập nhật danh sách, vì Thánh Kinh được liên tục dịch ra các thứ tiếng mới khác.

     Tính trung bình phải mất 12 năm để hoàn thành bản dịch toàn bộ Thánh Kinh trong một thứ tiếng. Mục đích công trình dịch thuật là cho phép các dân tộc trên thế giới tiếp xúc với Lời Chúa và thực thi Lời Chúa mỗi ngày, cũng như đặt nền cho cuộc sống của các Giáo Hội và đức tin của các kitô hữu.

     2. Thánh Kinh là Lời Chúa và là kho tàng giáo lý của Kitô giáo

     Không có gì và không có ai có thể ngăn cản được việc phổ biến và sức lôi cuốn của Thánh Kinh, bởi vì Thánh Kinh chứa đựng Lời Chúa và là kho tàng giáo lý của Kitô giáo. Thánh Kinh là lương thực thiêng liêng hằng ngày của Giáo Hội. Nó là suối nguồn nước hằng sống mà Giáo hội kín múc mỗi ngày và phân phát cho các tín hữu. Vì thế Giáo Hội yêu mến, học hỏi, suy gẫm, đào sâu và khuyến khích việc cộng tác với các Giáo Hội hay cộng đoàn kitô anh em để phiên dịch Thánh Kinh ra các thứ tiếng khác nhau, nhiều chừng nào có thể (MK 10, 12, 21-23. 25). Tất cả mọi kitô hữu, cách riêng các linh mục, phó tế, chủng sinh, tu sĩ nam nữ, các thừa sai và các giáo lý viên cũng như tất cả những ai có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa, đều phải siêng năng đọc, suy gẫm, học hỏi và sống Lời Chúa (MK 25; GH 29… ).

     Đây là lý do giải thích tại sao Thánh Kinh lại có một chỗ quan trọng trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội như vậy: trong kinh thần vụ, trong các buổi cử hành Lời Chúa hay bí tích Thánh Thể (GH 6-7, 24, 35, 48, 50, 92; MK 21, 25-26 … ) cũng như trong các bộ môn thần học khác nhau. Thánh Kinh là nền tảng của mọi loại thần học (MK 24; GM 16; LM 16; TG 22).

     3. Thánh Kinh là cuốn sách gối đầu giường của mọi kitô hữu

     Tất cả các lý do kể trên giải thích tại sao Thánh Kinh phải là cuốn cẩm nang, phải là cuốn sách gối đầu giường của mọi kitô hữu. Nhưng rất tiếc thực tế không phải như vậy. Trên bình diện này so sánh với các anh chị em tin lành, tín hữu công giáo ở trong thế yếu kém. Để diễn tả vị trí ”tụt hậu” này của tín hữu công giáo có người nói đùa một cách rất nghiêm chỉnh như sau: ”Giáo Hội công giáo đi tới đâu thì phân phát sách Giáo Luật tới đó, trong khi Giáo Hội tin lành phân phát Thánh Kinh”. Thật thế, theo kết qủa cuộc thăm dò đăng trên tuần san ”Gia đình kitô” số 39 năm 1991 và nguyệt san ”Jesus” số tháng 10 năm 1991, sự hiểu biết Thánh Kinh của tín hữu công giáo Italia rất thấp kém. Tín hữu biết rất ít hay hầu như không biết gì về Thánh Kinh. Nhưng rất tiếc đây cũng là tình trạng chung của tín hữu công giáo toàn thế giới.

     Ngày nay, đứng trước hiện tượng các giáo phái kitô lan tràn, khi phải đối diện với tín đồ các giáo phái, điển hình như giáo phái Giêhôva, tín hữu công giáo sợ hãi. Các tín hữu giáo phái Giêhôva tìm tới gõ cửa từng nhà một, với Thánh Kinh trong tay, để truyền đạo và trích Thánh Kinh ”vanh vách”, mặc dù họ chỉ trích các văn bản thích hợp với quan điểm của họ hay bị họ lèo lái để chứng minh cho giáo lý của họ, tín hữu công giáo ”khớp”, và bất chợt khám phá ra rằng mình hầu như không biết gì về Thánh Kinh là kho tàng nền tảng của giáo lý kitô.

      Dĩ nhiên, Thánh Kinh là Lời Chúa, và mọi người dù tin hay không tin khi dọc vẫn có thể hiểu được nội dung, tùy theo các soi sáng, linh hứng của Thiên Chúa, tùy theo mức độ của việc kết hiệp với Chúa hay sự cởi mở tâm trí hoặc tầm hiểu biết mà từng người nhận được hay có về Thánh Kinh. Nhưng bởi vì Thánh Kinh chứa đựng các sự thật đã được vén mở cho một dân tộc sống trong một bối cảnh địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tôn giáo xác định, nên nó cũng mang dấu vết của các yếu tố đó. Bối cảnh đa diện ấy được các học giả kinh thánh gọi bằng một cụm từ tiếng Đức là ”Sitz im Leben”. Từ này đã trở thành quốc tế và thường được để nguyên, vì không có kiểu dịch tương đương nào có khả năng diễn tả tất cả sáu yếu tố kể trên.

      4. Một cuốn sách gây kinh ngạc

     Thánh Kinh, nhất là Thánh Kinh Cựu Ước, là cuốn sách gây kinh ngạc. Tuy không đọc nó người ta cũng biết đó là sách thánh của các tín hữu do thái và kitô, và người ta trông chờ tìm thấy trong đó ”Lời Chúa” trong trạng thái tinh tuyền thánh thiện, như một loại sách giáo lý hay cẩm nang luân lý. Nhưng khi mở ra, người ta tìm thấy các biến cố thường khi không có gì hấp dẫn. Lại có các câu chuyện gây gương mù gương xấu như chuyện vua Đavít phạm tội ngoại tình, chiến tranh, giết người, các bài thơ có nội dung nguyền rủa, báo thù, khó mà cầu nguyện, cho dù được gọi là ”thánh vịnh” đi nữa…

     5. Một thư viện gồm 73 tác phẩm thuộc nhiều loại khác nhau

     Thật ra, tuy là một cuốn sách nhưng Thánh Kinh là một thư viện gồm 73 tác phẩm, 46 tác phẩm cựu ước và 27 tác phẩm tân ước, được sáng tác dọc dài thời gian hơn 1.000 năm, thuộc nhiều văn thể khác nhau, trong nhiều bối cảnh khác nhau và nhắm nhiều mục đích khác nhau.

    6. Câu chuyện tình của một cặp vợ chồng già mừng 50 năm thành hôn

     Để dễ hiểu nội dung và ý nghĩa của Thánh Kinh, chúng ta hãy lấy thí dụ câu chuyện tình của một cặp vợ chồng già mừng kim khánh thành hôn.

      Sau khi khách được mời tới dự tiệc đã dần dà ra về hết, còn lại mình bạn với hai ông bà cụ trong căn nhà vắng lặng. Bên tách trà nóng, cụ ông mới lôi trong hộc bàn ra một cái hộp cũ, bên trong chứa đựng nhiều thứ: các hình kỷ niệm đã ngả sang mầu vàng với nếp gấp nhăn nheo, một ít lá thư, hình gia đình với các con cháu, mấy cảnh đi nghỉ hè hay dạo mát đó đây, các tấm cạc kỷ niệm, vài tấm hình nhầu nát với thời gian vì đã được bỏ vào ví đem theo trong các năm chiến tranh. Ông cụ chậm rãi cầm từng kỷ niệm lên, giải thích và kể cho bạn nghe. Qua lời kể và các giải thích của cụ, những đồ vật vô tri vô giác ấy trở thành các kỷ niệm sống động ghi dấu con đường tình 50 năm của họ. Chúng là các chứng tích diễn tả các vui buồn sướng khổ trong nửa thế kỷ chung sống, kể từ khi họ quyết định thành hôn với nhau, cột buộc cuộc đời vào nhau và sống cho nhau.

      Từ các mảnh vụn kỷ niệm ấy bạn nhận ra cả gia phả gia đình của ông bà cụ. Danh sách các tên gọi tầm thường nhàm chán trở thành niềm hãnh diện tùy thuộc một gia đình và một dòng tộc. Tờ giấy mua nhà, tình cờ còn giữ lại được, không chỉ là một giao kèo mua bán, mà nó diễn tả tất cả giấc mộng của đôi vợ chồng trẻ và bao nhiêu năm vất vả làm việc và dành dụm để có một mái ấm gia đình, một căn nhà cho riêng mình và cho con cái. Thế rồi trong các thư cũ cũng còn có một vài thư trao đổi qua lại thời mới quen nhau và thời đính hôn nữa.

      Ông cụ già cầm lên một tờ giấy và nheo mắt hóm hỉnh nói: ”Đây là bức thư tình đâu tiên của chúng tôi”. Bạn kinh ngạc mở lớn mắt và thắc mắc, vì thấy đó chỉ là một bài toán đại số bên dưới có ghi hàng chữ gì đó. Ông cụ hứng chí giải thích: ”Vâng, đây là bức thư tình đầu tiên của chúng tôi. Chả là hồi đó tôi và nhà tôi học cùng lớp. Một hôm, vì bị đau không đi học được nên bà ấy mới xin cô bạn nhắn với tôi là chép hộ bài tập đại số cho bà ấy. Tôi theo lời chép lại bài tập đại số và viết mấy chữ bên dưới chúc bà ấy mau khỏi bệnh. Thế là từ ngày ấy chúng tôi quen thân nhau, trở thành bạn và yêu nhau, rồi quyết định lấy nhau”.

      Mảnh giấy ấy chỉ là một bài toán đại số, nhưng tình cờ giữ lại được, dưới ánh sáng của cuộc tình dài 50 năm bài toán đại số năm xưa đã thực sự trở thành một lá thư tình, vì nó đã là đầu dây mối nhợ để hai người quen nhau, chơi thân với nhau, yêu nhau, lấy nhau và sánh bước trên con đường tình dài 50 năm, mà hôm nay họ mừng kỷ niệm.

      Có lẽ bạn tưởng đã biết đôi bạn già, nhưng chỉ trong buổi chiều hôm đó bạn mới thực sự khám phá ra ý nghĩa cuộc sống của họ và hiểu biết họ. Tất cả các vật kỷ niệm cũ kỹ, các tấm hình, các mảnh giấy tầm thường không có giá trị ấy bỗng chốc trở thành qúy báu, vô giá. Chúng không phải là các đồ vật vô tri vô giác nữa, nhưng là các chứng tích của một cuộc tình dài 50 năm, được soi sáng và giải thích. Và mỗi một đồ vật khiêm tốn ấy trở thành một câu chuyện, trao ban ý nghĩa cho cuộc tình của hai người tình già đã chung vai sánh bước bên nhau suốt 50 năm trời.

      7. Một cuộc sống trở thành văn bản

     Các đồ vật kỷ niệm nói trên của hai vợ chồng già tự chúng không có gì hay ho hấp dẫn. Nhưng chúng giúp chúng ta bước vào trong cuộc mạo hiểm tình yêu của họ, hiểu biết và chia sẻ con đường tình đời họ. Cũng thế, trong các tác phẩm khác nhau của Thánh Kinh có những điều xem ra tầm thường và vô nghĩa, nhưng chúng giúp khám phá ra cuộc mạo hiểm của một dân tộc có đức tin, và cho phép chúng ta bước vào trong thế giới đức tin đó.

      Trong cuộc sống chúng ta có những biến cố tự chúng không có ý nghĩa gì, nhưng chúng chỉ có ý nghĩa khi được đặt để vào trong lịch sử. Và nếu một biến cố thực sự quan trọng, chúng ta được thúc đẩy suy tư nó trở lại, và khi đó chúng ta khám phá ra ý nghĩa phong phú của nó. Càng tiến tới nó càng trở thành phong phú.

      Như thế, kể lại một biến cố không có nghĩa là viết một bài tường thuật chính xác, hay chụp hình điều đã xảy ra, nhưng là nêu bật ý nghĩa mà nó có đối với chúng ta trong lúc này đây. Sau này, khi kể lại biến cố ấy, chúng ta lại khám phá ra các điều mới mẻ khác.

      8. Chính xác hay là thật

      Đôi khi chúng ta tự hỏi: ”Điều Thánh Kinh nói có thật không? Phép lạ ấy có thật không?”. Trước hết cần phải hiểu thế nào là thật, vì từ này có nhiều ý nghĩa. Chẳng hạn khi chúng ta nói: ”Câu chuyện này thật, cuốn tiểu thuyết này thật, bài thơ này thật”, chúng ta không ám chỉ cùng một điều như nhau. Trong một cuốn tiểu thuyết mọi sự đều được tạo ra, tuy nhiên có thế nói nó là thật, nếu nó diễn tả đúng thực tại của con người: không có gì trong tiểu thuyết là chính xác hay lịch sử cả, nhưng tất tả đều thật.

      Chính xác là điều đã xảy ra trong lịch sử, người ta có thể quay phim hay thu thanh và ghi nhận được với các máy móc. Bức thư tình đầu tiên của hai vợ chồng già sẽ luôn luôn chỉ là một bài toán đại số với lời chúc mau lành bệnh, nhưng nó thật là bức thư tình đầu tiên, và kiểu tôi lập lại lời ông cụ nói với tôi sẽ thật hơn là chính xác. Thánh Kinh có thật không? Có, nhưng trong nghĩa thứ hai này. Trong Thánh Kinh chúng ta sẽ tìm thấy nhiều điều không chính xác, kiểu kể lại các biến cố hay các lời nói sẽ không chính xác, nhưng vẫn thật, bởi vì chúng bao gồm ý nghĩa đã được khám phá ra trong đó.

       Điển hình như câu chuyện các phụ nữ Israel đón tiếp vua Saul và Đavít. Chương 18 sách Samuel I kể lại rằng Đavít đã giết được Gôliát khiến cho quân Philitinh chạy trốn tán loạn và bị người Israel và dân Giuđa truy nã và giết vô số. Khi nhà vua và Đavít trở về, ”phụ nữ từ hết mọi thành của Israel kéo ra, ca hát múa nhảy đón vua Saul với trống con, với tiếng reo mừng và tiếng não bạt. Phụ nữ vui đùa ca hát rằng: Vua Saul hạ được hàng ngàn, ông Đavít hàng vạn”. Vua Saul giận lắm và bắt đầu ghen tức với Đavít (1 Sm 18,6-8).

       Lời ca ấy của phụ nữ Israel ”không diễn tả chính xác” số quân Philitinh bị Đavít hạ sát, nhưng nó ”thật”, vì nói lên cái tài của Đavít, là một tướng trẻ có mưu lược và được Thần Khí Chúa hướng dẫn, nên đánh đâu thắng đó, khiến cho quân Philitinh phải ”khiếp đảm kinh hồn”.

      9. Tin để hiểu

      Thực tại nòng cốt của một biến cố là điều đôi con mắt không thể thấy được: tôi phải đoán ra dựa trên các khía cạnh lịch sử của chính biến cố đó, qua những gì tôi trông thấy. Chẳng hạn tôi trông thấy một đôi nam nữ hôn nhau. Đó là một sự kiện lịch sử, chính xác. Nhưng tôi không thể kết luận gì cả, bởi vì nụ hôn đó chưa chắc đã diễn tả tình yêu của họ đối với nhau. Lý do dễ hiểu, vì cũng có khi người ta bị bắt buộc hôn một người mà họ không yêu. Nếu có ai đó nói với tôi là đôi nam nữ ấy yêu nhau, thì cái hôn ấy có ý nghĩa, nó trở thành dấu chỉ tình yêu của họ.

       ”Nếu có ai nói với tôi… ”, điều này có nghĩa là tôi tin điều người ta nói với tôi. Bởi vì tôi tin người đó, nên tôi có thể hiểu nụ hôn này như cử chỉ của tình yêu. Như vậy, để hiểu cần phải tin, và để tin cần phải hiểu: sự kiện hiểu biết củng cố niềm tin của tôi. Nó giống như một vòng tròn xoáy trôn ốc: người ta xoay theo vòng tròn, nhưng mỗi vòng lại khiến cho tiến tới hay tiến lên cao hơn.

       Đây cũng là điều xảy ra với Thánh Kinh, đối với những người biên soạn nó: họ kể lại các biến cố, và các biến cố ấy có ý nghĩa, bởi vì họ tin. Điều này cũng có giá trị đối với chúng ta là những người đọc Thánh Kinh ngày nay: chúng ta có thể học Thánh Kinh như là các tín hữu, tức những người có đức tin hay như là những người không có đức tin. Khi đọc Thánh Kinh, chúng ta hiểu ý nghĩa các văn bản. Nhưng chúng ta sẽ hiểu chúng một cách khác, nếu chúng ta chia sẻ cùng niềm tin của những người đã viết ra nó, nếu chúng ta cùng họ bước vào trong cùng cuộc tìm kiếm.

      10. Ý nghĩa của một văn bản

       Khi đứng trước một văn bản, đặc biệt là các văn bản cổ xưa, chúng ta thường tự động lý luận như sau: tác giả có một điều gì đó để nói với chúng ta, một ý nghĩa nào đó để thông truyền cho chúng ta; ông đã mặc cho ý nghĩa đó với các lời và nền văn hóa riêng của ông; điều chúng ta phải làm ngày nay là cởi cái áo đó ra với các lời của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta nghĩ rằng trong văn bản có một cái ”nhân cứng” cần phải lôi ra ngoài.

       Nhưng các điều này không đơn giản như vậy. Khi nghe đôi vợ chồng già kể lại cuộc tình của họ, dĩ nhiên là tôi tìm cách hiểu những điều họ muốn nói, nhưng khi tiếp nhận chúng, tôi biến đổi chúng. Kể từ buổi chiều lễ kim khánh thánh hôn ấy của họ, tôi đã có một hình ảnh về họ, không giống như họ có về họ và cũng không giống hình ảnh mà một người khác có về họ.

       Cũng thế, khi đọc một văn bản, chúng ta soạn nó lại theo những gì chúng ta là. Đây là điều bình thường: chúng ta tiếp tục thêm vào văn bản đó ý nghĩa mà chúng ta khám phá ra trong đó. Đọc là làm chủ được một văn bản và khiến cho nó nói lên điều gì đó đối với chúng ta ngày nay, điều gì đó làm cho chúng ta sống.

 II. THÁNH KINH LÀ CUỐN SÁCH CỦA CẢ MỘT DÂN TỘC

       Tất cả những gì đã trình bầy cho tới đây cung cấp cho chúng ta vài chỉ dẫn qúy báu liên quan tới Thánh Kinh.

      1. Thánh Kinh là một cuốn sách của tất cả một dân tộc

        Ngoài một số các tác giả được biết đến, có rất nhiều tác giả vô danh. Qua họ cả một dân tộc đã viết ra những gì họ sống, những gì họ đã suy gẫm về lịch sử riêng. Việc suy gẫm qúa khứ đó đã được truyền lại bằng miệng từ lâu đời trước khi được viết thành văn bản. Các truyền thống này đã được truyền lại từ đời cha sang đời con bên trong các chi tộc Israel, và bắt đầu dưới thời vua Salomon chúng được biên soạn thành các văn bản.

      2. Thánh Kinh là một cuốn sách gắn liền với lịch sử

       Thánh Kinh không phải là một cuốn sách đã được biên soạn ra một lần rồi thôi; trái lại, nó đã được biên soạn ra dọc dài trong hơn 900 năm lịch sử của dân tộc Israel. Các thế hệ đến sau đã thêm vào các văn bản mới. Thường khi họ đã sửa chữa lại các văn bản của các thời kỳ trước để đáp ứng các tình trạng sống lúc đó. Thánh Kinh ghi chép lại các biến cố đáng lưu ý nhất của dân Israel, các chiến thắng, các thất bại, các vui buồn sướng khổ của họ.

     3. Thánh Kinh là một cuốn sách suy tư về lịch sử cuộc sống

      Trong các thời điểm định đoạt dân Israel đọc lại kinh nghiệm qúa khứ của mình và khám phá ra sự phong phú của gia tài do các thế hệ cha ông truyền lại. Họ đối chiếu đức tin và các xác tín của họ đối với các điều kiện sống mới và với các nền văn hóa của các dân tộc khác. Gia tài qúa khứ, được suy tư và và nghiền gẫm, trao ban cho họ khả năng chấp nhận hiện tại.

      Các sách của Thánh Kinh nhiều, vì việc đọc lịch sử đã không bao giờ kết thúc một lần cho luôn mãi. Có các tình hình mới bắt buộc tín hữu phải trở về qúa khứ một cách hoàn toàn khác, và có dịp suy tư trở lại ý nghĩa cuộc sống và cái chết cũng như nhiều vấn đề mà con người không ngớt đặt ra cho chính mình. Chẳng hạn, cuộc giải phóng khỏi kiếp sống nộ lệ bên Ai Cập không được kể lại theo cùng một cách thức: khi dân Israel định cư trong một nước mãnh mẽ và tự do, như dưới thời vua Đavít và vua Salomon, thì khác với khi họ sống kiếp lưu đầy, sau khi bị vua Nabucodonosor bóc lột mọi sự và đầy sang Babilonia, cũng như trong thời ngôn sứ Edekiel.

      Các sách cũng khác nhau, vì được biên soạn trong nhiều môi trường khác nhau: các tư tế không luôn luôn giải thích các biến cố như giáo dân hay các ngôn sứ; người giầu cũng không nhìn sự việc với con mắt của người nghèo. Kết qủa là trong Thánh Kinh có thể có các giải thích khác nhau liên quan tới cùng một biến cố, trong các tác phẩm được xuất bản trong cùng một giai đoạn lịch sử. Sự khác biệt này là một trong các khó khăn của sách Thánh Kinh, nhưng đàng khác cũng diễn tả sự phong phú của nó. Thật thế, vì Thánh Kinh là tác phẩm của cả một dân tộc có nhiều gương mặt và phản ánh một lịch sử dài và đầy giao động.

      4. Thánh Kinh là một cuốn sách đọc lại lịch sử và cuộc sống của dân Israel dưới ánh sáng đức tin

       Dân Israel đã luôn luôn xác tín rằng Thiên Chúa hiện diện và hoạt động trong lịch sử của họ. Và với sự hiện diện tích cực đó Thiên Chúa khiến cho con người biết Ngài. Dân Israel đã nhìn thấy trong các biến cố lịch sử của mình các dấu chỉ chính xác sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa đối với việc giải phóng họ. Và từ từ họ ý thức rằng Thiên Chúa đã có một chương trình đối với con người, một chương trình nhằm giải phóng, ký kết giao ước và làm bạn với con người.

       Đức tin của dân Israel được xây dựng từ đó, một đức tin được lãnh nhân như món qùa trong nõi tủy của một kinh nghiệm sống tập thể và riêng tư với Thiên Chúa của lịch sử và của vũ trụ.

      Đối với dân Chúa ngày nay, việc đọc Thánh Kinh là một lời mời gọi nhận biết Thiên Chúa hoạt động trong thế giới và luôn viết ra lịch sử của sự can thiệp ấy, mà không ngừng hoạt động để xây dựng một thế giới đáp ửng chương trình của Thiên Chúa đối với con người.

Linh Tiến Khải


by Tháng Tám 28, 2012 Comments are Disabled Thánh Kinh Tân Ước
Mẹ MARIA trong Thánh Kinh

Mẹ MARIA trong Thánh Kinh

 

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/Raffaello-holy-family-of-francis.jpg

     Lịch sử cứu độ là lịch sử lời Thiên Chúa mời gọi từng người trong chúng ta sống linh đạo “Trái tim yêu”, noi gương Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse dấn thân cộng tác vào chương trình tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa Ba Ngôi. Ðể được như thế chúng ta phải học sống con đường thơ ấu thiêng liêng, trở nên một Giêsu Bé Thơ, trở nên đồng hình dạng với Chúa Giêsu, có được con tim, đôi mắt và các tâm tình của Chúa, nghĩa là đạt tuyệt đỉnh ơn gọi đời kitô hữu là nghĩa tử của Thiên Chúa và là em của Anh Cả Giêsu trong đại gia đình của Thiên Chúa. Trong dấn thân đó không ai có thể giúp chúng ta một cách hữu hiệu hơn Mẹ Maria. Vì thế phải tìm hiểu và khám phá ra gương mặt và cuộc đời của Mẹ.

       Trước hết với đề tài Mẹ Maria trong Thánh Kinh. Trong phần này chúng ta sẽ duyệt qua tất cả các văn bản Thánh Kinh Tân Ước liên quan tới Đức Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế, theo thứ tự thời gian, đại để như đã được minh xác trong khoa phê bình kinh thánh ngày nay. Nói là đại để, vì trong vài thập niên gần đây nhiều nhà chú giải, điển hình như Jean Carmignac cho rằng Phúc Âm thánh Maccô đã là tài liệu cổ xưa nhất của Tân Ước, vì đã được viết ra khoảng năm 43 sau công nguyên. Ở đây, để tránh phải trình bày các tranh luận dài dòng, chúng ta theo lập trường cổ điển đã được đa số các học giả kinh thánh công nhận. Các văn bản đó là: thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát khoảng năm 49 hay giữa các năm 53-57 sau công nguyên; Phúc Âm thánh Maccô được biên soạn ra khoảng năm 64; Phúc Âm thánh Mátthêu được viết ra khoảng giữa các năm 70-80; Phúc âm thánh Luca và sách Công Vụ các Tông Đồ được biên soạn vào khoảng năm 70; Phúc Âm thánh Gioan được viết giữa các năm 90-100; và sau cùng là chương 12 sách Khải Huyền cũng thuộc thời gian từ các năm 90 tới 100 sau công nguyên. Dĩ nhiên, các kết qủa phân tích, cho dù có viễn tượng canh tân, cũng chỉ có giá trị của giả thuyết nghiên cứu, theo các ý kiến phổ thông nhất cho tới nay, trong khi chờ đợi những lộ trình nghiên cứu đào sâu hữu hiệu hơn.

        Khi được trình bày theo thứ tự thời gian, các chứng từ trong Thánh Kinh Tân Ước liên quan tới Đức Maria, có các lợi điểm của chúng. Nghĩa là chúng cho phép chúng ta thấy các tác giả Tân Ước được linh ứng đã ý thức về con người và vai trò của Đức Maria trong toàn chương trình cứu độ như thế nào và theo tiến triển nào: trước hết trong các hình ảnh diễn tả trước của Thánh Kinh Cựu Ước, rồi trong sứ mệnh làm mẹ đối với Chúa Kitô và Giáo Hội. Mỗi câu, mỗi đoạn của văn bản kinh thánh sẽ được duyệt xét trong bối cảnh gần và xa của Thánh Kinh, cũng như qua các tài liệu ngoài kinh thánh, đặc biệt là qua các tài liệu của Do thái giáo cổ xưa, giúp minh giải ý nghĩa tinh tuyền của các tác phẩm kinh thánh. Ngoài ra chúng ta cũng sẽ chú ý đến các kết qủa đáng kể nhất của khoa chú giải kinh thánh ngày nay.

        Văn bản Tân Ước đầu tiên nhắc tới Đức Maria là thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát chương 4 câu 4. Đề cập đến chức làm con Thiên Chúa của các tín hữu, thánh Phaolô viết: ”Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ”Abba, Cha ơi!”. Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4,4-7).

        Theo một số học giả thánh Phaolo đã viết bức thư này sau năm 49. Đây là lập trường của thuyết gọi là ”miền nam Galazia” theo đó các giáo đoàn vùng Galazia gồm giáo đoàn Antiokia vùng Pisidia, Iconio, Listra và Derbe, tức các giáo đoàn đã do thánh Phaolô thành lập trong chuyến truyền giáo dầu tiên, như miêu tả trong sách Công Vụ các Tông Đồ chương 13 câu 14 đến chương 14 câu 23. Các giáo đoàn này được thánh nhân viếng thăm trong chuyến đi truyền giáo thứ hai, được sách Công Vu nhắc tới trong chương 15 câu 30 và chương 16 câu 1. Nhiều học giả theo thuyết ”miền bắc Galazia” cho rằng thánh Phaolô đã viết bức thư này giữa các năm 53-54 hay 56-57, cho các giáo đoàn Ancira, Tavium và Pessinunte, do thánh nhân thành lập trong chuyến truyền giáo thứ hai, và được ngài viếng thăm trong chuyến truyền giáo thứ ba, như viết trong sách Công Vụ chương 16 câu 6 và chương 18 câu 23. Tuy không biết chắc chắn thư đã được viết khi nào, văn bản thư gửi tín hữu Galát là một trong những chứng tá cổ xưa nhất của Thánh Kinh Tân Ước gián tiếp nói tới Đức Maria.

        Việc nhắc tới Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, trong chương 4 câu 4 thư gửi tín hữu Galát chỉ có tính cách gián tiếp, như thể tình cờ và trốn chạy, trong bối cảnh của một văn bản có đề tài chính là biến cố Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Thánh Phaolô khẳng định: “Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật… ”. Thánh nhân muốn dậy điều gì với kiểu diễn tả này?

        Ngôn ngữ của thánh Phaolô trình bầy kiểu Thiên Chúa muốn dùng để đến gặp gỡ loài người. Để cứu vớt nhân loại và khiến cho chúng ta trở thành con cái của Ngài một cách tràn đầy, ngay cả sau kinh nghiệm thất bại của tội lỗi, Thiên Chúa đã xuống thế và bước vào lịch sử loài người. Ngài lựa chon một dân tộc là dân Israel, giáo dục họ, nói với họ qua các ngôn sứ là các phát ngôn viên của Ngài ”trong nhiều giai đoạn và bằng nhiều cách thế” (Dt 1,1). Như vậy, Thiên Chúa đã bước vào sống giữa lịch sử loài người với mọi hệ lụy của nó trong khung cảnh địa lý, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo của quốc gia và quốc tế trong vùngTrung Đông Cổ ngày xưa. Nếu ơn cứu độ đã được Thiên Chúa thực hiện trong giòng lịch sử như thế, thì thật là tự nhiên, khi nói tới các tiết nhịp thời gian trong lịch sử nhân loại như thế kỷ, năm, tháng, ngày, gìơ vv…

         Khi Thiên Chúa Cha gửi Con Ngài xuống thế, các thời gian trong chương trình của Thiên Chúa đạt sự ”thành toàn viên mãn” của chúng. Đã tới giai đoạn định đoạt, đã tới kỳ hạn. Chúa Kitô là ”omega”, là mẫu tự cuối cùng, là điểm chót hết. Nơi con người của Ngài, trong những gì Ngài nói và làm ”trong những ngày của thịt xác Ngài”, tức khi còn sống kiếp phàm nhân như viết trong thư gửi tín hữu Do thái chương 5 câu 7, chúng ta có mùa chín tới của sự cứu rỗi Thiên Chúa Cha đã muốn trao ban cho chúng ta. Từ tuổi thơ ấu dân Israel và nhân loại bước vào tuổi trưởng thành. Giờ đây chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. Đó là điều thánh Phaolô muốn khẳng định trong chương 4 câu 1 tới câu 7 thư gửi tín hữu Galát. Đức Maria được đặt trong chính các điểm tột đỉnh đó của chương trình cứu độ. Qua chức là mẹ của Đức Maria, Con của Thiên Chúa Cha, hiện hữu từ trước muôn đời, bén rễ trong nhánh nhân loại. Đức Maria là người ”đàn bà” đã trao ban cho Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa thịt xác và máu huyết của loài người chúng ta, như viết trong thư gửi tín hữu Do thái chương 2 câu 14: ” Như thế, vì con cái thì đều chung một huyết nhục, nên Đức Giêsu đã cùng mang lấy huyết nhục đó”. Nhưng văn bản thư gửi tín hữu Do thái tóm tắt cả công trình cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, sinh ra bởi Đức Maria, người đàn bà được thánh Phaolô nhắc tới trong thư gửi tín hữu Galát. Chương 2 thư gửi tín hữu Do thái viết tiếp: ” Như vậy, nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra cái chết, tức là ma qủy, và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ. Vì những kẻ được Người giúp đỡ không phải là các thiên thần, mà là con cháu Abraham. Bởi thế, Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện, để trở thành một vị thượng tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân. Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách” (Dt 2,14-18).

        Qua đó có thể nói rằng văn bản chương 4 câu 4 thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát mới chỉ là mầm giống manh nha của giáo lý liên quan tới Đức Maria và vai trò của Mẹ trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Giáo lý này sẽ được khai triển bởi các văn bản khác trong Thánh Kinh Tân Ước. Tuy nhiên chứng tá của thánh Phaolô vô cùng qúy báu. Cho dù đơn sơ, chứng tá đó của vị tông đồ dân ngoại tuyên bố rằng con người của Đức Maria gắn liền với chương trình cứu độ của Thiên Chúa một cách mật thiết và sinh động. ”Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ”Abba, Cha ơi!”. Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4,4-7).

        Như vậy, để nhập thể làm người Đức Giêsu Kitô đã cần có một người mẹ, để trở thành Anh Cả trong gia đình nhân loại mới, một nhân loại được cứu chuộc trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha, đồng thừa kế với Đức Giêsu Kitô, và cũng được trở thành con của Mẹ Maria, người ”đàn bà” đã sinh ra Chúa Cứu Thế.

 TMH  01
Linh Tiến Khải


by Tháng Tám 27, 2012 Comments are Disabled Thánh Mẫu học
Giới thiệu mục THÁNH KINH

Giới thiệu mục THÁNH KINH

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/Cuon-Kinh-Thanh-DoThai.jpg

       Tất cả các bài Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước trong mục này đã được phát trong mục ”Tìm Hiểu Kinh Thánh” của chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Chân Lý Á châu (Veritas Manila) từ năm 1983, và trong mục ”Thần Học Kinh Thánh” của chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Vaticăng từ năm 1997, nhân ba năm chuẩn bị Năm Thánh 2000, cũng như trong một vài Nguyệt San công giáo.

       Chúng bao gồm nhiều đề tài khác nhau, liên quan tới các tác phẩm Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước, đặc biệt là phần chú giải các thư của thánh Phaolô. Chúng cũng gồm các bài trình bầy khung cảnh địa lý, lịch sử, khảo cổ của đất Palestina và vùng Trung Đông Cổ.

       Hy vọng mục Thánh Kinh này giúp các bạn độc giả say mê đọc Thánh Kinh, để hiểu biết, yêu mến, sống và thực hành Lời Chúa một cách sốt sắng, hăng say, xác tín và sâu đậm hơn.

       Cùng với việc đọc lại và học hiểu các Tài Liệu của Công Đồng Chung Vaticăng II đây là nỗ lực sống Năm Đức Tin 2012 một cách cụ thể và nhiều dấn thân hơn.

       Roma 26-8-2012
       Linh Mục Giuse Linh Tiến Khải

       Nguyên giáo sư Thánh Kinh  Học viện “Regina Mundi” trực thuộc Đại Học Giáo Hoàng Gregoriana,
Học viện quốc tế giấo lý viên truyền giáo “Mater Ecclesiae”,
và Phân khoa Truyền Giáo Đại Học Giáo Hoàng Urbaniana Roma (1991-2011)

by Tháng Tám 26, 2012 Comments are Disabled Thánh Kinh Cựu Ước, Thánh Kinh Tân Ước
Thiên Khí Năng là gì? Ưu điểm của TKN

Thiên Khí Năng là gì? Ưu điểm của TKN

       Thiên khí năng là sinh lực hiện diện và luân lưu trong vũ trụ dưới muôn vàn dạng thức khác nhau như: thần khí, ánh sáng, sức nóng, không khí, nước, gió, lửa và các dạng năng lượng vv… Năng lực vũ trụ đại đồng ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa, thấm nhập và trao ban sinh lực cho mọi loài mọi vật: con người, súc vật, thảo mộc và mọi thứ chất liệu của thế giới sự vật, mà chúng ta thường lầm tưởng là thế giới vô tri vô giác.

       Ngày nay, khoa học vật lý, đặc biệt là vật lý nguyên tử, vật lý duy lượng tử và hạt quark chứng minh cho chúng ta thấy rằng toàn vũ trụ và thế giới này là khí năng, là các rung động. Vật lý khí năng là nguyên lý nền tảng của tất cả các loại máy móc chúng ta sử dụng hằng ngày mà không biết như: phát thanh, truyền hình, internet, điện thoại, Iphone, Ipad, cửa xe hơi, thang máy, cổng nhà đóng mở tự động vv… nhờ ”luồng ánh sáng photon”.

       Thiên khí năng là nguồn năng lực vô tận Thiên Chúa Tạo Hóa cống hiến cho chúng ta trong vũ trụ. Ai cũng có thể học cách tiếp nhận nó để tự chữa bệnh cho chính mình và cho người khác, mà không cần phải có các điều kiện đặc biệt nào, ngoài việc tập hít thở đúng cách và trong một thời gian lâu đủ, để nhận được thiên khí năng và sẽ không bao giờ bị mất đi.https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif

        Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/09/tkn.gif

ƯU ĐIỂM CỦA THIÊN KHÍ NĂNG

 Kính chào quý vị,

 Ngay khi được học biết về môn Thiên khí năng và thấy nhiều bệnh kể cả những bệnh rất nặng được chữa lành hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng của mọi người, tôi cảm thấy rất vui vì thấy Thiên Khí Năng có quá nhiều ưu điểm. Xin trình bày nơi đây để quý vị cùng tham khảo.

 ƯU ĐIỂM 1: CON NGƯỜI ĐƯỢC TỰ DO HOÀN TOÀN

Từ đây, tôi không còn phải vướng bận bên mình những thứ lỉnh kỉnh nào cả! Không cần bất kỳ y cụ nào! và bệnh nhân không phải sợ hãi, vì không chút đau đớn nào. Hai bàn tay của tôi chỉ cần đặt nhẹ vào nơi đau, có khi đặt xa người bệnh vẫn có kết quả như thường.

Tạ ơn Chúa vô cùng! Ở đâu có bệnh nhân cần chữa bệnh, dù đang trong nhà, hay ngoài đường phố, hoặc ngồi trên xe…tôi đều có thể chữa bệnh cho họ ngay lập tức, không tốn một giây chuẩn bị, không tốn một đồng để mua thuốc…mà đã có thể chữa lành cho họ.

 ƯU ĐIỂM 2: THIÊN KHÍ NĂNG HOÀN TOÀN MANG TÍNH KHOA HỌC

“Thiên Khí năng là năng lực rung động trong vũ trụ đại đồng. Cấu trúc âm dương khiến cho thân thể chúng ta là một từ trường, bao gồm nhiều mức độ khác nhau và các chakra, là các trung tâm năng lực giúp chúng ta thông truyền với năng lực của vũ trụ và được nuôi dưỡng bởi nó. Con người có thể tiếp nhận được thiên khí năng hay các năng lực rung động ấy, và truyền cho người khác để giúp họ tái lập thế quân bình, củng cố sức khoẻ, mà không cho, cũng không mất đi cái gì của chính mình.” (Sách Thiên Khí Năng – LM Giuse HMT)

Mặc dù năng lượng không định hình được, nhưng hít thở để lấy năng lượng là vấn đề ta cảm nhận được ngay trong cơ thể của mình. Hít thở đúng cách là vấn đề rất thiết yếu gắn liền với vấn đề sinh tử của tất cả mọi người, mọi vật…

Dù không nhìn thấy hơi thở, nhưng mọi người đều cảm nhận được “hơi thở”, mặc dù chúng ta không quan tâm đến nó bao nhiêu. Nhiều khi ta thấy hít thở là chuyện quá tầm thường, hầu như chẳng ai lo “làm giàu” cho hơi thở của mình cả! Chúng ta đầu tư đủ mọi thứ, nhưng chẳng ai quan tâm “đầu tư” hơi thở! hay chưa bao giờ đặt vấn đề có cần phải thay đổi cách hít thở hay không? Thay đổi hơi thở thì có ích lợi gì hơn không?…

Môn phái Yoga đã từng quả quyết: “Hấu như tất cả mọi người chưa biết cách thở!”. Đó là lý do phát sinh nhiều bệnh tật mà lâu nay ta không hề biết. Chúng ta hùng hục làm việc, có khi làm “không kịp thở!”, và khi mệt quá thì “há miệng để thở!” mà không hiểu nguyên lý tự nhiên của nó.

Chúng ta chỉ lo tìm thuốc để diệt vi trùng này, virus nọ, vi khuẩn kia…nhưng chưa bao giờ biết rằng “thay đổi hít thở” là cách tốt nhất để “tăng cường sức khoẻ”, để “kéo dài tuổi thọ”, để “chữa lành bệnh tật” và ngay cả để “phục hồi sự sống” cho con người.

Bạn có thể tin chắc như vậy, vì sao? Vì khi hít vào cách “nhẹ, chậm, êm, sâu” là ta đang tích luỹ dần dần một lượng oxy (dưỡng khí) thật nhiều. Trong khi thở ra dài gấp đôi…là ta đã thải ra một lượng CO2 (thán khí) thật lớn trong suốt 4 tiếng đồng hồ. Như vậy, khi cơ thể chỉ còn lượng oxy thật cao…Phản ứng hoá học sẽ phát sinh làm “cháy” oxy, và đương nhiên là bạn sẽ nhận được “nhiệt lượng” như một luồng nóng châu lưu khắp cơ thể, và người bạn sẽ run giật khi có “dòng điện chạy trong người”. Đó là chuyện bình thường, một hiện tượng vật lý đơn giản nhất mà bạn có thể hiểu được, cảm nghiệm được ngay trong quá trình hít thở để cơ thể “nạp năng lượng”. Chính năng lượng này khi qua các chakra, tác động vào các tuyến nội tiết, giúp tái lập quân bình trong cơ thể và chữa lành bệnh tật.

 ƯU ĐIỂM 3: “10 KHÔNG”

Thật sự mà nói, thì chẳng phải “10 không” mà còn là “hơn 10 không” nữa kia! Nhưng chúng ta chọn con số 10 như một kiểu nói về sự hoàn hảo, sự tròn đầy mà thôi.

1)    Không phân biệt màu da, ngôn ngữ, sắc tộc, tôn giáo nào. Bất kỳ người thuộc nước nào, dân tộc nào, ngôn ngữ nào đều có thể hít thở lấy được thiên khí năng như nhau. Người thuộc tôn giáo nào đều có thể tự do kêu cầu với Đấng mà mình tôn thờ, Đấng mình tin tưởng cậy trông và phó thác cuộc sống. Quý vị không phải đọc kinh công giáo mới lành bệnh. Nhưng đã có nhiều người ngoài công giáo vẫn lấy được thiên khí năng, vẫn đang cộng tác với chúng tôi trong việc điều trị giúp các bệnh nhân khác ngay cả khi họ là người không tôn giáo.

2)    Không mất công luyện tập nhiều: Nhiều người nghe nói tập hít thở ít nhất 4 tiếng cho lần hít thở lấy thiên khí năng đầu tiên, đã cảm thấy “ngao ngán” và cho là không thể làm được! Trong khi các môn khác đòi hỏi thời gian dài hơn gấp bao nhiêu lần để luyện tập; khi cần “mở 1 chakras thôi” có khi phải mất vài tháng. Sau đó, lại phải luyện tập hằng ngày, mỗi ngày 1 tiếng, 2 tiếng hay hơn nữa. Trước khi chữa bệnh phải “nạp”; chữa bệnh xong phải “xả” rồi phải “nạp lại” Trong khi thiên khí năng không hề cần điều đó!

3)    Không giới hạn thời gian đặt tay hay số lần chữa bệnh! Có thể bạn chỉ cần đặt tay vài phút, cơn bệnh đã rút lui. Nhưng trường hợp bệnh nặng hay bệnh lâu năm, bạn cần đặt thời gian lâu hơn. Bạn có thể đặt bao lâu tuỳ thời gian của bạn cho phép. Một ngày bạn có thể đặt tay bao nhiêu lần cũng được, miễn là bạn có thời gian! và người bệnh không quá yếu nhược, không đón nhận nổi!

4)    Không kiêng kỵ bất cứ thứ gì, vật gì hay thức ăn nào! Năng lượng dạng sóng vi-ba của thiên khí năng xuyên qua được bất cứ cấu trúc vật chất nào, dù là sắt đá hay gang thép. Nó cũng không dẫn điện gây “tai nạn” cho bất kỳ ai! Cũng không kiêng kỵ màu sắc nào! Và cũng chẳng sợ bị “gió bạt đi!”. Đảm bảo là không hề có phản ứng phụ nào!

5)    Không lây bệnh khi đặt tay chữa bệnh. Tôi có ý nói người chữa trị luôn có luồng năng lượng mạnh hơn bệnh nhân, vì khi đặt tay là giúp đưa năng lượng trong thiên nhiên vào cơ thể bệnh nhân, mà nguồn năng lượng đó thì vô tận. Và chính năng lượng đó sẽ củng cố hệ miễn nhiễm, tăng cường sức đề kháng, để cơ thể tự chữa lành theo chức năng của chakra liên hệ. Do đó, người chữa trị luôn ở thế “thượng phong” chứ không bị lây bệnh của người khác. Tuy nhiên, phải luôn khôn ngoan khi tiếp xúc các bệnh nhân lây nhiễm theo đúng vệ sinh thường thức thông thường nhất.

6)    Không mất sức khi chữa bệnh. Quả thật, chúng ta không dùng nội lực của mình để chữa trị, mà là dùng chính năng lượng vô biên để điều chỉnh, để tái tạo quân bình trong cơ thể bệnh nhân. Do đó, ta không “cho” bệnh nhân cái gì của mình, và cũng không “mất” gì! ngoại trừ lòng yêu thương muốn cứu giúp các bệnh nhân mau khỏi bệnh sẽ cho ta sự kiên trì trong chữa trị, sự vui tươi ân cần thăm hỏi bệnh nhân, và ngay cả sự quảng đại bỏ qua khi gặp những phiền phức trái ý trong khi chữa bệnh…và nhất là luôn cầu nguyện cho bệnh nhân được khỏi bệnh (nếu điều đó đẹp ý Chúa)

7)    Không tốn tiền!  Đó là điều chắc chắn, vì bạn không cần phải tốn kém mua sắm y cụ, không tốn tiền thuốc men. Và cũng không tốn tiền xe cộ đi đến bệnh viện hay trạm xá nữa, vì bạn đã có thể chữa trị cho chính mình, ngay cả đêm hôm khuya khoắt hay lúc mưa to gió lớn hoặc khi có giông bão…

8)    Không bao giờ mất Thiên khí năng!  Điều này chỉ có nghĩa là “cục pin” của chúng ta không bao giờ chai. Chăm chỉ luyện tập hít thở sẽ giúp bạn luôn dồi dào sức khoẻ, khả năng chữa trị tốt, kết quả khỏi bệnh cao. Nếu muốn trở thành “thầy thuốc” thật sự, chúng ta cần hít thở cho đạt mỗi ngày. Nếu chỉ cần chữa cho vài người trong gia đình, khuyên bạn hít thở cho đạt mỗi tuần ít nhất 1 lần. Nếu chỉ để chữa cho chính mình, thì bạn có thể hít thở đạt TKN ít nhất 1 tháng 1 lần…

9)    Không bao giờ tẩu hoả nhập ma! Vì chúng ta được mở tất cả 12 chakras cùng một lúc. 6 cặp chakra đối xứng đều được “mở” thông thoáng, nên khi đưa lượng oxy vào cơ thể êm nhẹ như một giòng chảy, không ngưng, không nén, không chuyển, không ém…Do đó, hơi thở cứ điều hoà lưu chuyển, không thể gây rối loạn cho luồng khí ra vào, nên chắc chắn không bao giờ “tẩu hoả nhập ma!”

10)  Không bí truyền! Đây là hồng ân Chúa ban cho con người, để người người giúp đỡ nhau có được sức khoẻ dồi dào và hạnh phúc đích thực. Ý thức được điều này Đức Ông Giuse Hoàng Minh Thắng và cả chúng tôi, những người đang sử dụng liệu pháp Thiên khí năng, đã nhận được cách nhưng không, cũng luôn tìm mọi cách đem TIN VUI này đến cho những người khác. Càng nhiều người khỏi bệnh nhờ thay đổi cách hít thở theo kiểu Thiên khí năng, niềm vui nơi chúng tôi càng tăng lên gấp bội. Do đó, chẳng những không bí truyền, mà chúng tôi còn muốn “LOAN TRUYỀN” rộng rãi hơn bao nhiêu có thể, để mọi người cùng khỏe mạnh, cùng vui, cùng hạnh phúc.

Tóm lại, dù liệu pháp này chưa được nhiều người biết đến, nhưng nó vẫn có giá trị đích thực của nó. Dù liệu pháp này cũng có những giới hạn trong chữa trị, vì không thích hợp với một số người, đôi khi do họ không thể thay đổi cách hít thở vì bệnh tật, vì thói quen…thì số người khỏi bệnh nhờ TKN vẫn gia tăng, số người dấn thân chữa trị giúp người khác cũng nhân lên. Và nhất là ngày càng nhiều người tham gia tìm hiểu và quyết tâm thay đổi cách hít thở, để có thể cải thiện sức khoẻ.

Phúc cho những “người nghèo”, những người bệnh nặng chỉ còn biết tin tưởng, phó thác và cố gắng hết sức mình, để xin Ơn Trên giúp mình chữa lành bệnh tật.

Xin Thiên Chúa Tình Yêu trả công bội hậu cho Đức Ông Giuse và chúc lành cho anh chị em Thiên khí năng viên chúng con đang dấn thân phục vụ những bệnh nhân nghèo khó.https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif

Ngày 13 tháng 5 năm 2013
Nữ tu M. Clara Phạm Thị Minh Tâm SJP
(trích nội san kỷ niệm 1 Năm Thành Lập TĐMVSK VN 29.6.12 – 29.6.13)



by Tháng Tám 26, 2012 Comments are Disabled Tài liệu TKNăng
Bấm huyệt, Thoa bóp phản xạ học

Bấm huyệt, Thoa bóp phản xạ học

Bấm huyệt, thoa bóp phản xạ học và châm cứu

1.Thịnh hành bên Ai Cập và Trung Hoa

       Bấm huyệt, thoa bóp phản xạ học và châm cứu là ba phương thức chữa bệnh cổ xưa nhất trong lịch sử nhân loại.

       Chúng là các thuật chữa bệnh đã được người Ai Cập vàTrung Hoa sử dụng từ nhiều thế kỷ trước công nguyên.

       Tại Saqqara bên Ai Cập, các nhà khảo cổ đã khám phá ra một bức vẽ trên tường mộ của một danh y sống vào khoảng năm 2.300 trước công nguyên. Bức tranh diễn tả hai cảnh: cảnh thứ nhất là một người đang bấm huyệt trên ngón cái chân phải của một người khác; và cảnh thứ hai là một người đang bấm huyệt trên ngón cái tay trái cho một người khác. Bên trên bức hình bốn người là văn bản gồm các chữ tượng hình trong chữ viết của Ai Cập giải thích ý nghĩa và mục đích của kiểu chữa bệnh bấm huyệt này. Các hình kim tự tháp biểu tượng cho năng lực; con chim cú diễn tả sự khôn ngoan và sự hiểu cao biết rộng; ba con chim mầu trắng diễn tả niềm an bình, sức khỏe và sự thịnh vượng. Bên cạnh đó là nhiều dụng cụ khác nhau, mà các bác sĩ thời xưa dùng để giải phẫu. Bức tranh diễn tả sống động việc dùng phương pháp bấm huyệt và thoa bóp phản xạ học để chữa bệnh. Hơn bốn ngàn năm đã qua đi, nhưng kiểu bấm huyệt chữa bệnh vẫn theo cùng một nguyên tắc: đó là tác động trên các huyệt đạo và hệ kinh mạch để đả thông khiến cho khí huyết lưu thông điều hòa, vì thế giảm đau và trị bệnh.

       Cùng với thuật bấm huyệt và thuật thoa bóp phản xạ học, người Trung Hoa còn dùng phương pháp châm cứu nữa. Danh y Vương Uy, sống vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên, dùng kim châm vào thân thể người bệnh, trước khi dùng ngón tay cái nhấn mạnh trên bàn chân của bệnh nhân, nhấn đi nhấn lại cho tới khi nào đạt mục đích chữa trị mới thôi. Hiệu qủa đó kéo dài, khi ngón tay còn ấn và giải thoát năng lực chữa trị trong thân thể người bệnh.

       Sự kiện này chứng minh cho thấy từ mấy ngàn năm trước công nguyên người Ai Cập và người Trung Hoa đã biết chữa bệnh bằng bấm huyệt, phản xạ học và tiếp đến là châm cứu. Ba nghệ thuật chữa bệnh nổi tiếng này hiện được phổ biến rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới. Nhưng trong nhiều thế kỷ chúng đã không được biết tới hay bị lãng quên, và cả ngày nay nữa mới chỉ có châm cứu là được y khoa Tây phương chính thức nhìn nhận. Trong khi bấm huyệt và thoa bóp phản xa học vẫn chưa được chính thức thừa nhận, tuy thường khi chúng có công hiệu tức khắc, nhanh chóng hơn cả châm cứu.

       Riêng việc thoa bóp có lẽ đã có từ khi con người hiện diện trên trái đất này, vì nó là cử chỉ phản xạ đầu tiên của con người, khi bị đau nhức vì bất cứ lý do gì. Đó là nguồn gốc của khoa phản xạ học sẽ được Tây Phương nghiên cứu, khai triển, hệ thống hóa và phổ biến sau này.

2.Thoa bóp phản xạ học được tái khám phá và phổ biến bên Hoa Kỳ

       Bên Tây Âu thuật thoa bóp phản xạ học đã được bác sĩ Mỹ William H. Fitzgerald nghiên cứu và phố biến hồi đầu tiền bán thế kỷ XIX. Bác sĩ Fitzgerald tốt nghiệp đại học Vermont, làm việc tại nhà thương thành phố Boston và Trung tâm nhà thương Mũi Họng thành phố London. Ông cũng làm việc hai năm tại Vienne, thủ đô nước Áo, rồi sau đó trở lại làm việc ở nhà thương St. Francis tại Hartford, bang Connecticut như là bác sĩ trưởng ngành giải phẫu tai mũi họng. Là thành viên của hầu hết các Hiệp Hội bác sĩ Mỹ thời đó, năm 1913 bác sĩ Fitzgerald bắt đầu lôi kéo sự chú ý của giới y khoa với bài thuyết trình về phản xạ học, mà ông gọi là “phương pháp chữa trị vùng”.

       Bác sĩ Fitzgerald chia thân thể con người thành 10 vùng năng lượng theo hàng dọc, mỗi bên 5 đường. Năm đường năng lượng đó bắt đầu từ các ngón chân và các ngón tay chạy dọc lên cho tới đầu. Bác sĩ nhận thấy khi dùng ngón tay hay vật gì đó ấn trên các vùng khác nhau của thân thể, ông có thể làm cho hết đau nhức, hay khiến cho phần thân thể tương ứng bị tê. Cùng với hai bác sĩ Edwin Bowers và George Starr White ở Los Angeles bang California, bác sĩ Fitzgerald phổ biến phương pháp trị liệu hữu hiệu này trong giới y học cũng như trong dân chúng. Trong số các bác sĩ nhiệt liệt ủng hộ bác sĩ Fitzgerald có bác sĩ Joe Shelby Riley. Trong một cuộc đàm đạo tình cờ với nữ bác sĩ Eunice D. Ingham, chuyên viên vật lý trị liệu tại nhà thương St. Petersburg ở Tampa Bay, tiểu bang Florida, ông đã hoàn toàn thay đổi hướng đi của bà. Nữ bác sĩ Ingham rất hứng khởi trước các kết qủa phi thường của khoa phản xạ học, nên đã áp dụng nó trong việc chữa trị các bệnh nhân của bà. Bà nhận thấy các đau đớn của bệnh nhân giảm ngay, họ có thể cử động tay chân dễ dàng; và khi áp dụng phương pháp phản xạ học cho các bệnh nhân sau khi họ được giải phẫu, việc lành bệnh tự nhiên tiến triển rất mau.

       Các kết qủa khả quan khiến cho bà ngạc nhiên tới độ năm 1930 bà từ chức bác sĩ tại nhà thương St. Petersburg để mở phòng mạch riêng. Tiếng tăm của bà lan rất nhanh trên toàn nước Mỹ, và có rất đông người tới xin chữa bệnh. Sau đó bà bắt đầu viết cuốn sách đầu tiên về khoa phản xạ học, trước khi mở trường dậy về ngành này và qua đời năm 1952. Trong số các học trò giỏi của bà có bà Mildred Carter, tác giả ba cuốn sách bán rất chạy tại Hoa Kỳ là: “Phản xạ học thân mình. Chữa lành với các ngón tay của bạn”; “Hãy tự chữa cho bạn với Phản xạ học chân”; “Phản xạ học tay. Chìa khóa cho sức khỏe toàn hảo”. Bác sĩ Mildred Carter đã viết ba cuốn sách này với sự cộng tác của con gái là bác sĩ Tammy Weber. Cùng với cuốn “Bấm huyệt, cơ thể, phản xạ học và sinh lực” của Madeleine Turgeon, bộ sách ba cuốn này được xử dụng như tài liệu căn bản cho phần trình bầy về phản xạ học trong loạt sách “Thuật Dưỡng Sinh”. Tại các nước châu Âu nghành phản xạ học xem ra ít được biết tới hay được phố biến rất hạn hẹp giữa một số các chuyên viên vật lý trị liệu. Tâm thức tin tưởng vào các loại thuốc hóa chất, ảnh hưởng to lớn và các lợi lộc khổng lồ của kỹ nghệ dược khoa là các lý do chính ngăn cản sự phát triển của ngành phản xạ học và các kiểu chữa trị khác không cần tới thuốc, trong đó có cả thuật bấm huyệt, châm cứu và thiên khí năng.

3. Những kết quả “thần hiệu” của phản xạ học

       Khi được áp dụng đúng đắn, phản xạ học đem lại những kết qủa “thần hiệu” và là một nghệ thuật dưỡng sinh tuyệt diệu.

        – Điều tuyệt diệu thứ nhất: đó là bạn là bác sĩ của chính mình, của bạn bè thân thuộc và tất cả những ai có bệnh, muốn được giúp đỡ.

       – Điều tuyệt diệu thứ hai: đó là bạn” không cần phải dùng đến bất cứ thứ thuốc nào, cũng không cần phải kiêng cữ gì đặc biệt.

       – Điều tuyệt diệu thứ ba: đó là ai cũng có thể làm được và có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi: trẻ em, người lớn, người già cả.

       – Điều tuyệt diệu thứ bốn: đó là bạn không cần phải có các dụng cụ đặc biệt nào. Vì các dụng cụ chữa bệnh qúa đơn sơ và ở ngay trước mắt: các ngón tay của bạn, hay bất cứ vật dụng gì, kể cả vá, thìa, đũa bếp, bút chì, bút bích, chai, lọ, lược chải đầu, đá, sỏi, miếng gỗ, kẹp phơi quần áo, kẹp sách, dây thun vv… bất cứ gì có thể tác dụng trên các điểm cần thoa bóp, nhấn, đẩy và bấm.

       – Điều tuyệt diệu thứ năm: đó là chỉ trong vòng từ 3 đến 15, 20 phút bạn có thể làm giảm hay chữa trị dứt nhiều loại bệnh khiến cho nhiều người khổ sở cả đời như: nhức đầu kinh niên, đau nhức tứ chi…

       Thật vậy, phản xạ học không chỉ giúp bạn phân biệt và đối phó với mọi thứ bệnh tật, đau nhức, mà còn giúp bạn khám phá ra các sức mạnh trị bệnh tự nhiên giúp giảm đau đớn, và trong nhiều trường hợp hoàn toàn chữa lành tật bệnh chỉ bằng cách “thoa bóp” trên các điểm phản xạ, trong một lúc và theo một cách thức nào đó.

       Với phản xạ học bạn sẽ tự xử dụng các sức mạnh chữa trị tự nhiên để tái tạo quân bình và sinh khí cho các hạch nội tiết, khiến cho khí huyết trong người lưu thông điều hòa, cung cấp dưỡng khí và mọi chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, giải tỏa mọi căng thẳng bế tắc, làm cho da dẻ trẻ đẹp hồng hào trở lại, ăn ngủ ngon hơn, tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của bạn: “Suối nguồn tuơi trẻ ở trong người bạn”.

       Rất nhiều chứng đau đầu sẽ biến mất, khi bạn thoa nắn hai ngón chân cái, vì chúng bao gồm các phản xạ của đầu. Thoa nắn các vùng tương ứng bạn có thể chữa bệnh chân tay co quắp đau đớn vì chứng sưng khớp xương.

       Phản xạ học là một trong những phương pháp tự nhiên công hiệu nhất giúp giảm đau đớn, bệnh tật, tái tạo năng lực, duy trì sức khỏe tốt mà không gây ra các phản ứng phụ.

       LM Giuse Hoàng MinhThắng

 https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/DISCLAIMER.jpg

by Tháng Tám 24, 2012 3 comments Bấm huyệt, Xoa bóp phản xạ học
Tầm quan trọng của việc hít thở

Tầm quan trọng của việc hít thở

I. Thay đổi kiểu hít thở: tập hít thở chậm, dài và sâu

        Dưỡng khí tối cần thiết cho cơ thể con người. Không ăn uống, con người có thể sống được vài tuần, nhưng nếu thiếu dưỡng khí trong vòng 5 phút, con người sẽ chết, hay may ra có được cứu sống, thì não bộ sẽ bị hư hại nặng nề, sẽ tê bại và tàn tật suốt đời.

       Dưỡng khi cần thiết cho cuộc sống con người đến thế, nhưng chúng ta thường ít ý thức được điều đó, và cũng không biết hít thở đúng cách để có được số lượng dưỡng khí đầy đủ giúp cơ thể lành mạnh.

       Rất thường khi chúng ta hít vào bằng mũi và thở ra cũng bằng mũi, hơi thở lại rất ngắn, vì dưỡng khí chưa xuống hết cuống phổi. Đây là lý do giải thích nguyên nhân của nhiều thứ bệnh, bởi vì lượng dưỡng khí cần thiết cho não bộ, phổi, và các cơ phận khác qúa ít. Tình trạng thiếu dưỡng khi lâu ngày khiến cho các cơ phận suy yếu, hoạt động không bình thường và dễ lâm bệnh. Thiếu dưỡng khí là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tật bệnh trong đó có bệnh nhức đầu và mệt mỏi. Chính vì thế nguyên tắc đầu tiên trong thuật dưỡng sinh: đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe của mọi cơ phận trong thân thể con người và tập hít thở đúng đắn.

    1. Điều đầu tiên cần làm đó là, nếu ở nhà lầu, mỗi ngày nên lên xuống cầu thang nhiều lần để cho máu huyết lưu thông, nhịp tim đập mạnh và nhanh hơn, bắt buộc chúng ta hít vào nhiều dưỡng khí hơn và thải ra nhiều thán khí hơn. Vì thế mỗi ngày nên tìm cách đi bộ bước nhanh, hay bơi lội, tốt nhất khoảng 30 phút trở lên, hoặc làm một số cử động thể dục, thể thao, làm vườn, quét dọn nhà cửa vv… lại càng tốt hơn nữa.

    2. Nhưng quan trọng hơn cả là tập thở: hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng

       Để hít dưỡng khí phải ngậm miệng lại, đó là điều ai cũng biết. Nhưng để thở thán khí ra ngoài, thường khi chúng ta làm sai. Nghĩa là thay vì thở ra bằng miệng, chúng ta lại cũng thở ra bằng mũi. Nhưng như thế là không đúng với tác động được diễn tả bàng hai từ “hít” và “thở” theo luật luân chuyển của mọi cơ phận trong thân thể con người là “tiểu vũ trụ” cũng như của “đại càn khôn” là toàn vũ trụ. Thế rồi kiểu hít thở bằng mũi vừa sai lại vừa ngắn, chưa đủ để cho dưỡng khí vào tới mọi tế bào trong buồng phổi và các bộ phận khác của thân thể. Nếu đếm nhịp, kiểu hít thở này của chúng ta mới chỉ được tới ba, ít khi tới bốn. Trong khi nhịp hít vào bằng mũi ít nhất phải là 7, và nhip thở ra bằng miệng phải là 10 hay 14.

       Do đó, bài học đầu tiên của Thuật Dưỡng Sinh và cũng là điều nòng cốt để có được thiên khí năng là phải tập thở:

        1) Hít vào bằng mũi.

        2) Thở ra bằng miệng.

        3) Chậm, dài và sâu, nhẹ nhàng như nước chảy.

        4) Mà không phải cố gắng, cũng không dẫn khí, không nén khí.

        5) Khi hít vào bằng mũi nhẩm đếm tới 4 hay 7.

        6) Khi thở ra bằng miệng nhẩm đếm tới 10 hay 14.

        7) Đầu óc hoàn toàn trống rỗng, không nghĩ ngợi gì cả.

       Càng tập lâu, hơi thở càng dài, bạn càng hít vào nhiều dưỡng khí cho cơ thể, thì càng thải ra nhiều thán khí. Chính nhịp thở chậm, dài và sâu, đầu óc trống rỗng thanh thản đó khiến cho các cơ phận được mạnh khỏe, vì nhận được dưỡng khí bồi bổ dồi dào và thải hết thán khí là cặn bã ra ngoài.

    3. Cách thế nằm hay ngồi thở

       Để thở như trên bạn có thể ngồi trên ghế hay nằm trên giường hoặc bất cứ đâu, miễn là trong tư thế hết sức giãn xả, tự nhiên, thoải mái, không gò bó, co quắp.

      Tư thế ngồi thở:  

          1) Tốt nhất là ngồi trên ghế đẩu (để không dựa lưng vào đâu cả).

          2) Lưng thẳng.

          3) Đầu, mắt nhắm hay nhìn thẳng về phía trước.

          4) Khoảng cách giữa hai chân bằng khoảng cách hai vai.

          5) Hai bàn tay để ngửa trên đầu gối.

          6) Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả.

          7) Hít, thở theo cách thức trình bầy ở trên.

       Tư thế ngồi thở này là một trong các cách thức nghỉ ngơi và lấy lại sức lực rất công hiệu, có thể áp dụng tại khắp mọi nơi và trong mọi lúc. Chỉ cần vài phút là bạn tái tạo sinh lực cho tâm trí và cơ thể của bạn. Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả và đầu không nghĩ ngợi gì là hai yếu tố rất quan trọng. Để không nghĩ ngợi gì, bạn nhẩm đếm nhịp thở của mình: khi hít vào đếm từ 1 cho đến 4 hay 5 hoặc 6, cho tới khi nào còn hít được dưỡng khí, mà không cần phải cố gắng. Hễ thấy đầy rồi, thì thở ra và khi thở ra bằng miệng, thì đếm gấp đôi, hay hơn một chút. Cần nhất là thở chậm và sâu trong tư thế hoàn toàn thanh thản, nghỉ ngơi. Càng thở quen, hơi thở của bạn càng dài, lượng dưỡng khí hít vào và lượng thán khí thả ra càng nhiều. Lấy dưỡng khí vào cơ thể và thả thán khí khỏi cơ thể khiến cho bạn khỏe mạnh.

       Nếu nằm trên giường hay ở đâu đó thì

          1) Duỗi thẳng chân tay.

          2) Khoảng cách giữa hai chân bằng khoảng cách hai vai.

          3) Cánh tay song song với thân mình.

          4) Lòng bàn tay ngửa lên trời.

          5) Mắt nhắm.

          6) Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả.

          7) Hít, thở theo cách thức trình bày ở trên.

       Đây là một kiểu tịnh thiền hết sức đơn sơ và dễ dàng, mà ai cũng có thể làm được. Điều quan trọng nhất là tạo chân không trong chính mình, tức là đầu óc hoàn toàn trống rỗng, nghỉ ngơi, không nghĩ ngợi gì cả. Hai bàn tay ngửa lên trời trong thế giãn xả thoải mái diễn tả thái độ sống quảng đại, sẵn sàng nhận lãnh và sẵn sàng cho đi, không giữ lại gì hết.

    4. Công hiệu

       Kiểu tịnh thiền hít thở chậm, dài và sâu này tác dụng rất hữu hiệu trên toàn tâm trí và cơ thể con người. Vì cung cấp dồi dào dưỡng khí cho cơ thể đồng thời thải hết thán khí và căng thẳng, nên nó giúp:

          1) phục hồi sức lực tâm sinh vật thể lý,

          2) tái lập thế quân bình cho bộ máy hô hấp và tuần hoàn,

          3) trấn an tâm thần, giúp bình tĩnh, thanh thản,

          4) chữa bệnh tim, nóng nảy, âu lo, áp huyết cao, khó thở, mất ngủ, nhức đầu, khó tiêu, mệt mỏi…

       Bình thường kiểu tịnh thiền và hít thở chậm, dài và sâu này công hiệu nhất vào ban sáng và ban tối. Càng tập được lâu bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Nhưng thật ra, càng năng thực tập phương pháp hít thở dưỡng sinh theo kiểu chỉ dẫn trên đây bao nhiêu, bạn càng khỏe mạnh bấy nhiêu, bởi vì tâm trí và thân xác của bạn thường xuyên được nghỉ ngơi bồi dưỡng, dù chỉ trong năm ba phút.

       Đặc biệt nếu bạn hít thở và thiền được như thế, khoảng 15-30 phút mỗi sáng và mỗi tối, dần dần bạn sẽ thấy cơ thể khoẻ mạnh, và trong người rất an bình, thanh thản.

       Kiểu hít thở này rất cần thiết để có được thiên khí năng, như sẽ được trình bày trong chương VII “Cách khởi động các chakra”.

          LM Giuse Hoàng Minh Thắng

 

by Tháng Tám 24, 2012 2 comments Tài liệu TKNăng
Valtorta 2

Valtorta 2

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/TIN-MUNG-nhu-da-duoc-ven-mo-cho-Toi.jpg

II. Trường hợp tác phẩm ”Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa”, hay ”Tin Mừng như đã được vén mở cho tôi” của bà Maria Valtorta”

          Trường hợp tác phẩm của bà Maria Valtorta ”Bài thơ của Con Người-Thiên Chúa” được dịch là ”Tin Mừng như đã được vén mở cho tôi”, bị cấm đọc và phổ biến do lệnh của Thánh Văn Phòng (San’ Ufficio: ngày nay là Bộ Giáo Lý Đức Tin) ký ngày 16 tháng 12 năm 1959; nhưng lệnh cấm này bị bãi bỏ ngày 14 tháng 6 năm 1966.

          Maria Valtorta sinh ngày 14 tháng 3 năm 1897 tại Caserta mạn bắc Napoli và qua đời ngày 12 tháng 10 năm 1961, tại Viareggio, hưởng thọ 64 tuổi. Năm 1920 khi cùng mẹ đi dạo phố Firenze, miền Trung Italia, Maria bị một thanh niên du đãng đánh vào lưng bằng một thanh sắt, phải nằm bất động trong nhà thương ba tháng và phải dưỡng sức hai năm. Kể từ ngày mùng 1 tháng 4 năm 1934 Maria Valtorta phải thường xuyên nằm trên giường. Chính trong tình trạng này Maria nhận được các thị kiến và mạc khải của Chúa Giêsu từ năm 1943 tới 1947 và ít hơn trong năm 1953, và đã tả lại trong 122 cuốn vở dài 15.000 trang. Mặc dù phải nằm trên giường và chịu nhiều đau đớn, nhưng chị đã viết lại một mạch những gì đã thấy đã nghe vào bất cứ giờ nào trong ngày. Hai cuốn sách duy nhất chị có thể tra cứu là Thánh Kinh và Giáo Lý của thánh Pio X.

          Ấn bản tiếng Ý năm 1986 gồm 10 cuốn dầy 5.421 trang chia thành 714 chương. Cuốn I kể lại cuộc đời thơ cấu của Đức Maria và Chúa Giêsu. Các cuốn II-VIII trình thuật ba năm sống công khai của Chúa Giêsu. Cuốn IX kể lại cuộc Khổ Nạn và cuốn X miêu tả các thời gian đầu của Giáo Hội từ biến cố Chúa Phục Sinh cho tới khi Đức Maria hồn xác lên trời.

      1. Lịch sử cuộc tranh luận liên quan tới tác phẩm gồm 4 giai đoạn.

          1) Giai đoạn một: các năm 1944-1959

           Năm 1944, tuy tác phẩm chưa hoàn tất, nhưng Linh Mục Romualdo Migliorini, cha giải tội của Maria Valtorta, thuộc dòng các ”Tôi tớ Đức Maria” bắt đầu đánh máy một số các trình thuật, phân phát và nhấn mạnh chúng được mạc khải, chống lại ý muốn của Maria Valtorta.

          Năm 1946 các bề trên chuyển cha Migliorini từ Viareggio về Roma và xin cha thôi phổ biến các văn bản ấy. Tại Roma cha gặp một trong các anh em cùng dòng là cha Corrado Berti, giáo sư Tín lý và Thần học bí tích tại Phân khoa giáo hoàng thần học của Học Viện Marianum. Cha chia sẻ xác tín của mình và hai vị tìm cách phố biến tác phẩm. Đức Ông Alfonso Carinci, thư ký Bộ các Nghi thức thánh (nay là Bộ Phong thánh) trong các năm 1945-1960 nhận xét về tác phẩm như sau: ”Không có gì trái với các Phúc Âm. Trái lại, tác phẩm này là một bổ túc tuyệt diệu cho Phúc Âm và góp phần vào việc hiểu biết tốt hơn ý nghĩa của nó”.

           Năm 1947 theo lời khuyên của Đức Ông Carinci và Linh Mục Agostino Bea, dòng Tên, Giám đốc Học viên Thánh Kinh Roma, cha giải tội của Đức Giáo Hoàng Pio XII, sau này sẽ trở thành Hồng Y, hai cha Migliorini và Berti đã gửi lên Đức Giáo Hoàng mười cuốn đánh máy của tác phẩm. Đức Pio XII biết chuyện này.

           Ngày 26 tháng 2 năm 1948 Đức Pio XII tiếp kiến hai cha Migliorini và Berti cùng với cha Andrew Cecchin, bề trên của hai vị. Đức Thánh Cha cho biết ngài chấp thuận tác phẩm và khuyên nên công bố trọn vẹn, kể cả các lời tuyên bố rõ ràng đề cập tới các ”thị kiến” và ”đọc cho viết”, nhưng ngài không chấp thuận lời tựa coi đây là một hiện tượng siêu nhiên. Theo lời khuyên của Đức Thánh Cha, bất cứ giải thích nào phải để cho người đọc. Đức Pio XII nói: ”Các cha hãy công bố tác phẩm như nó là. Không có lý do đưa ra một ý kiến về nguồn gốc của nó, ngoại thường hay không. Những người đọc sẽ hiểu”.

          40 năm sau Cha Cecchin sẽ xác nhận lời nói trên đây của Đức Pio XII, được các cha kể lại cho cha Peter Mary Rookey, thuộc tỉnh dòng Chicago. Cha Cecchin cũng cho biết Đức Pio XII xin các cha tìm một Giám Mục để xin phép in ấn. Tất cả các chứng từ này của các cha hiện được lưu giữ trong nhà thờ Truyền Tin của dòng ở Firenze, nơi có mộ của bà Maria Valtorta.

           Năm 1949 yên trí về câu trả lời của Đức Pio XII, hai cha Migliorini và Berti tìm một nhà xuất bản để lo việc in ấn. Sau một thời gian không thành công, hai cha liên lạc với nhà in đa ngữ Vaticăng. Giới chức phụ trách chấp thuận, nhưng phải có phép của Thánh Văn Phòng, ngày nay là Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thánh Văn Phòng giao việc này cho Đức Ông Giovanni Pepe và cha Girolamo Berruti, dòng Đaminh. Nhưng việc in ấn bị chặn lại mà không có lời giải thích nào. Không được quyền nói, cha Berti phải ký vào sắc lệnh của Thánh Văn Phóòng cấm công bố tác phẩm và phải giao nộp bản chính. Nhưng cha đã chỉ giao nộp bản chụp.   Năm 1950 tin tưởng nơi lời của Đức Pio XII Maria Valtorta ký giao kèo với hiệp hội xuất bản của ông Michele Pisani dell’isola del Liri. Ông Emilio con của ông Michele, là người có bản quyền các tác phẩm của Maria Valtorta, dấn thân trong việc in ấn và phổ biến tác phẩm. Đức Cha Fontevecchia, Giám Muc địa phương, không có can đảm đọc bản thảo đánh máy dài 4.000 trang nộp để xin phép in. Nhưng Đức Cha đánh giá cao tác phẩm, và sau này khi bị mù ngài nhờ người khác đọc cho ngài nghe.

          Năm 1953 cha Romualdo Migliorini qua đời.

          Năm 1956 theo ý muốn của Maria Valtorta 4 cuốn đầu tiên của tác phẩm được xuất bản vô danh với tựa đề ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa”.

          Ngày mùng 9 tháng 10 năm 1958 Đức Pio XII qua đời. Ngày 28 tháng 10 Đức Gioan XXIII được bầu làm Giáo Hoàng.

          2) Giai đoạn hai: các năm 1959-1966

           Năm 1959 cuốn cuối cùng trong 4 cuốn được công bố. Ngày 16 tháng 12 sắc lệnh cấm phổ biến tác phẩm của Maria Valtorta được ký.

           Ngày mùng 5 tháng 2 năm 1960 Đức Ông Alfonso Carinci qua đời. Ngày hôm sau báo Quan Sát Viên Roma cho đăng sắc lệnh cấm và bình luận sắc lệnh đó với một bài viết vô danh tựa đề ”Một cuộc đời của Đức Giêsu bị tiểu thuyết hóa một cách vụng về”.

           Ngày 12 tháng 10 năm 1961 Maria Valtorta tạ thế. Ngày mùng 1 tháng 12 báo Quan Sát Viên Roma đăng một bài viết kéo dài lệnh cấm ấn bản thứ nhất đối với ấn bản thứ hai của tác phẩm gồm 10 cuốn. Trong cùng tháng cha Berti được Thánh Văn Phòng triệu vời. Trước bầu khí cởi mở hơn của Thánh Văn Phòng, cha kể lại ý kiến của Đức Pio XII đối với tác phẩm hồi năm 1948. Cả ba vị cố vấn của Thánh Bộ là Đức Ông Ugo Lattanzi và hai linh mục Bea và Rocchini đều có lập trường thuận lợi đối với tác phẩm.

           Tháng hai năm 1962 cha Berti trở lại Thánh Bộ bốn lần với một bài tường trình và vài tài liệu do Thánh Bộ đòi hỏi. Cha Marco Giraudo, dòng Đaminh, phó ủy viên Thánh Bộ cho phép miệng: ”Cha hoàn toàn có sự chấp thuận của chúng tôi để tiếp tục công bố ấn bản thứ hai của tác phẩm ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa” của Maria Valtorta. Chúng ta sẽ xem tác phẩm được đón nhận như thế nào”.

           Ngày mùng 3 tháng 6 năm 1963 Đức Gioan XXIII qua đời. Ngày 21 tháng 6 Đức Phaolô VI được bầu làm Giáo Hoàng. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho cha Berti, Đức ông Macchi, bí thư của Đức tân Giáo Hoàng, xác nhận rằng tác phẩm của bà Maria Valtorta không bị cấm.

          3) Giai đoạn ba: các năm 1966-1992

           Ngày 14 tháng 6 năm 1966 lệnh cấm bị hủy bỏ. Tiếp theo tông thư ”Integrae Servandae” định nghĩa vai trò của Bộ Giáo Lý Đức Tin (tên cũ là Thánh Văn Phòng) do Đức Phaolô VI công bố ngày mùng 7 tháng 12 năm 1965, Đức Hồng Y Alfredo Ottaviani, quyền Tổng trưởng Bộ, công bố sắc lệnh hủy bỏ lệnh cấm và việc kiểm duyệt. Sắc lệnh cho biết lệnh cấm vẫn có giá trị luân lý, nhưng ”không còn có sức mạnh của luật giáo hội với các kiểm duyệt liên hệ. Tuy nhiên, Giáo Hội tin tưởng nơi lương tâm trưởng thành của các tín hữu, nhất là của các tác giả, các nhà xuất bản công giáo và của những ai đặc trách việc giáo dục giới trẻ. Giáo Hội đặt để hy vọng vững vàng vào sự lo lắng tỉnh thức của các Giám Mục và các Hội Đồng Giám Mục, có quyền và nhiệm vụ xem xét cũng như phòng ngừa việc công bố các sách có hại, lưu ý và cảnh cáo các tác giả trong trường hợp xảy ra”.

            Ngày 17 tháng giêng năm 1974 Đức Ông Macchi, thư ký riêng của Đức Thánh Cha, gửi thư cho cha Gabriele Roschini, giáo sư Đại học giáo hoàng Laterano, cố vấn Tòa Thánh, để chuyển đến cha các lời chúc mừng của Đức Phaolô VI vì công việc thuận lợi cởi mở của cha đối với tác phẩm của bà Maria Valtorta. Cha Roschini là người thành lập Phân khoa giáo hoàng thần học Marianum.

           Ngày 19 tháng 3 năm 1975 Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố sắc lệnh mới liên quan tới sự tỉnh thức của các Chủ Chăn của Giáo Hội đối với các sách đạo (Decretum de Ecclesiae pastorum vigilantia circa libros), và giao cho các Hội Đồng Giám Mục quốc gia hay vùng miền quyền cho phép in ấn các bản dịch Thánh Kinh, các sách phụng vụ, các sách giáo lý và các sách giáo huấn, bổn phận thận trọng của các linh mục và các giáo dân, việc thành lập các ủy ban chuyên môn để cho ý kiến chấp thuận. Tác phẩm của bà Maria Valtorta không vào trong số hạn hẹp này, nhưng không loại bỏ sự thận trọng mục vụ.

           Ngày mùng 8 tháng 12 năm 1978 cha Corrado Berti ký bản thề chứng nhận thời biểu thứ tự các biến cố, kể cả việc hủy bỏ lệnh cấm bằng miệng năm 1961 và sự xác nhận bỏ lệnh cấm năm 1963.

           Năm 1984 mở án phong Chân phước cho cha Gabriele Allegra, dòng Phanxicô, thừa sai và là chuyên viên chú giải kinh thánh. Tờ thông tin Valtorta bắt đầu công bố các ghi chép, các tác phẩm và các thư từ cha trao đổi từ năm 1965 với cha Margiotti, một linh mục cùng dòng, liên quan tới bà Maria Valtorta, mà cha Allegra rất ngưỡng mộ. Cha Allegra đã được Đức Gioan Phaolô II phong Chân phước ngày mùng 7 tháng 8 năm 1995.

           Ngày 31 tháng giêng năm 1985 trong một bức thư gửi Đức Hồng Y Giuseppe Siri, Tổng Giám Mục Genova, Đức Hồng Y Jospeh Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin xin Đức Hồng Y Siri trả lời một linh mục thuộc giáo phận Genova hỏi về lập trường của Giáo Hội đối với các tác phẩm của bà Maria Valtorta. Đức Hồng Y Ratzinger đã gửi cho Đức Hồng Y Siri tất cả các tài liệu chính thức của hồ sơ và để tùy ý Đức Hồng Y Siri định liệu. Riêng về phía mình, Đức Hồng Y Ratzinger cho rằng việc phổ biến các tác phẩm này là không thích hợp, không phải vì chúng chứa đựng các sai lầm, nhưng vì ảnh hưởng có thể có đối với các tâm hồn không được chuẩn bị.

           4) Giai đoạn bốn: từ năm 1992 đến nay

          Năm 1992 trước sự hồi sinh của việc chú ý tới tác phẩm của bà Maria Valtorta, Đức Hồng Y Ratzinger xin Đức Tổng Giám Mục Dionigi Tettamanzi, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Italia, trực tiếp liên lạc với nhà xuất bản để trong các lần tái bản trong lương lai phải nói rõ là các ”thị kiến” và các ”đọc cho viết” được nói tới trong tác phẩm chỉ là các hình thái văn chương thuần túy được tác giả dùng để kể lai cuộc đời Chúa Giêsu theo cách thức của mình. Chúng không thể được coi như là có nguồn gốc siêu nhiên”.

            Ngày 11 tháng 10 năm 1992 sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo do một ủy ban soạn thảo và do Đức Hồng Y Ratzinger làm chủ tịch, được Đức Gioan Phaolo II công bố. Trong các số 66 và 67 sách Giáo Lý đưa ra luật liên quan tới các mạc khải tư và khẳng định rằng cả khi được Giáo Hội thừa nhận, chúng không được coi như là một bổ túc hay cải tiến Mạc Khải duy nhất, mà chỉ như một trợ giúp: ”Được Huấn Quyền của Giáo Hội hướng dẫn, ý thức của các tín hữu biết phân biệt và tiếp nhận những gì trong các mạc khải này làm thành một lời mời gọi của Chúa Kitô”.

          Năm 1994 nhà xuất bản cho in tác phẩm ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa” dưới tựa đề ban đầu ”Tin Mừng như đã được mạc khải cho tôi” với tên của tác giả Maria Valtorta, mà không đề cập tới nguồn gốc siêu nhiên. Trong Bản thông tin Vatorta năm 1994 nhà xuất bản đã giải thích lý do tại sao lấy lại tựa đề ban đầu của tác phẩm và việc bình thường hóa các liên lạc với giáo quyền.

      2. Các tài liệu tố cáo phê bình hời hợt

          1) Bài bình luận vô danh trên báo Quan Sát Viên Roma

           Ngày mùng 6 tháng giêng năm 1960 báo Quan Sát Viên Roma, cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa Thánh Vaticăng, đăng một bài viết vô danh bình luận sắc lệnh liệt kê tác phẩm ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa” vào các sách không được đọc, do Thánh Văn Phòng ký ngày 16 tháng 12 năm 1959. Bài viết cho rằng tác phẩm chỉ là ”một cuộc đời Đức Giêsu được tiểu thuyết hóa một cách vụng về” gây nguy hiểm thiêng liêng cho người đọc. Nó đã được in mà không có phép giáo quyền như số 1385 của Giáo Luật đòi buộc. Tiếp đến là một số nhân xét sơ sài về gương mặt của Đức Giêsu, Đức Maria, cũng như nội dung và cách hành văn, và đi đến kết luận là ”tuy có các nhân vật nổi tiếng đã ủng hộ việc công bố”, sự kiện Thánh Bộ công khai lên án là thích hợp, vì đã không vâng lệnh cấm in ấn và phố biến tác phẩm.

            2) Một bài bằng tiếng Anh của Linh Mục Mitch Pacwa, người Mỹ, viết năm 1994 tố cáo tác phẩm có các sai lạc thần học bị nghi là ”lạc giáo”.

           3) Một bài viết của Linh Mục Alain Bandelier đăng trên báo ”Gia Đình Kitô” (Famiglia cristiana) số 1459 ngày 31-12-2005.

           Cả ba tài liệu đều tố cáo các ”sai lầm thần học” nhận ra trong tác phẩm của bà Maria Valtorta. Nhưng đó là các sai lầm ”giả” được hóa giải ngay bởi sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo.

          Chúng cho thấy các đương sự đã không có giờ hay không có can đảm đọc hết tác phẩm với sự thanh thản, khách quan phải có.

           Bạn đọc nào muốn biết chi tiết các tranh luận và phản bác có thể vào google.com Dossier Maria Valtorta.

           Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng

 

Download TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI 

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo 

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

by Tháng Tám 24, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)
TIN MỪNG như đã được vén mở cho Tôi – tác giả: Maria Valtorta

TIN MỪNG như đã được vén mở cho Tôi – tác giả: Maria Valtorta

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/TIN-MUNG-nhu-da-duoc-ven-mo-cho-Toi.jpg

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/rainbow.gif

”Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa”
hay ”Tin Mừng như đã được vén mở cho Tôi”:
một tác phẩm độc nhất vô nhị

       ”Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa” hay ”Tin Mừng như đã được vén mở cho tôi” của bà Maria Valtorta là một tuyệt tác độc nhất vô nhị trong nền văn chương của Kitô giáo. Tuy không được – hay đúng hơn chưa được – Giáo quyền công nhận là ”mạc khải”, nhưng từ năm 1966 không còn bị cấm đọc và phổ biến nữa.

       Các thị kiến không chỉ bao gồm toàn cuộc đời Chúa Cứu Thế, mà còn trình thuật quãng đời thơ ấu của Mẹ Maria. So sánh với các tác phẩm được mạc khải khác, tác phẩm của bà Maria Valtorta đầy đủ nhất và rất chính xác trong tương quan với bốn Phúc Âm. Các thị kiến đã được viết lại ngay lập tức và một cách trực tiếp sau khi được vén mở.

       Các trình thuật rất trung thực với Phúc Âm, và giúp người đọc hiểu bối cảnh các giáo huấn của Chúa Giêsu với rất nhiều chi tiết súc tích, sống động hấp dẫn. Đặc biệt tác phẩm bao gồm các hiểu biết sự kiện lịch sử, địa lý, trắc địa, địa chất, khoáng chất và phong cảnh chính xác về Thánh Địa, khiến cho các chuyên viên kinh thánh và các học giả phải kinh ngạc.

       Bạn không bị bắt buộc phải tin, vì đây không phải là tín lý. Nhưng cũng đừng bỏ lỡ một cơ hội đọc một tác phẩm hay, và đừng nản lòng vì mấy chục trang dẫn nhập khô khan. Hãy kiên nhẫn vượt thắng nó và hãy đọc tác phẩm với tâm trí rộng mở, không thành kiến, đơn sơ, chân thành, bạn sẽ nếm hưởng được tình yêu bao la của Thiên Chúa Ba Ngôi, sẽ yêu mến Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Cha Thánh Giuse nhiều hơn và xót thương nhân loại sâu xa hơn. Và cuộc sống của bạn sẽ được biến đổi.

       Roma 15-8-2012
Lễ Đức Mẹ hồn xác lên Trời
Linh mục Giuse Hoàng minh Thắng
Giáo sư Thánh kinh Đại học Giáo hoàng Urbaniana Roma (1991-2011)

I. Thiên Chúa có ”trăm phương nghìn cách” để biểu lộ tình yêu bao la của Người cho nhân loại

       Trong Thánh Kinh Cựu Ước có một tác phẩm trình bầy tình yêu của con người, tình yêu giữa một thanh niên và một thiếu nữ, một tình yêu với tất cả vẻ đẹp tinh tuyền trong sáng, cũng như sức thu hút, đam mê hấp dẫn và những âu lo kiếm tìm khắc khoải, trong tất cả mọi chiều kích tâm sinh vật thể lý của nó. Tác phẩm đó là sách ”Diễm Ca” thuộc thế kỷ thứ I trước công nguyên. Truyền thống chú giải Do Thái coi đó là hình ảnh tình yêu si mê giữa Thiên Chúa và dân Israel. Còn trong truyền thống Kitô nhiều thần học gia và các giáo phụ giải thích đó là tình yêu giữa Thiên Chúa và linh hồn con người.

        Trước đó nữa vào thế kỷ thứ VIII sách Đệ Nhị Luật đã là tác phẩm kinh thánh trình bầy cả một nền thần học tình yêu. Thiên Chúa yêu thương giải thoát và che chở Israel dân riêng Người chọn, vì thế ơn gọi và cung cách sống của Israel cũng phải là yêu thương: yêu thương Thiên Chúa, yêu thương tha nhân, và yêu thương mọi loài thụ tạo Thiên Chúa đã dựng nên, từ súc vật cho tới cỏ cây và mọi loài thảo mộc.

       Tuy nhiên, chỉ với thánh Gioan chúng ta mới có được định nghĩa thần học rõ ràng ”Thiên Chúa là tình yêu” và là Đấng mạc khải tình yêu. Thánh nhân viết trong chương 4 thứ thứ I: ”Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con Một của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta: (1 Ga 4,7-10).

       Như thế, tình yêu bao la hải hà Thiên Chúa dành cho loài người không chỉ được biểu lộ ra trong công trình tạo dựng, qua đó muôn loài muôn vật đều vén mở cho thấy Đấng Tạo Hóa, mà nhất là được mạc khải trong công trình cứu chuộc, qua chính cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô.

       Tình yêu của Thiên Chúa thiên hình vạn trạng và các mạc khải tình yêu đó cũng thiên hình vạn trạng và vô cùng tận. Vì mọi thụ tạo đều phản ánh quyền năng của Thiên Chúa nên có thể nói có bao nhiêu người, có bao nhiêu thú vật, cỏ cây hoa lá là hay chất liệu trong vũ trụ mênh mông bát ngát này là có bấy nhiêu mạc khải về Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong nghĩa hẹp và chuyên môn, việc mạc khải ấy có thể là ”mạc khải công”, nhưng cũng có thể ”mạc khải tư”.

1. Mạc khải công

       Giáo huấn của Giáo Hội phân biệt giữa ”mạc khải công” và ”mạc khải tư”. Giữa hai thực tại không chỉ có sự khác biệt về mức độ, mà cả về bản chất nữa.

       Kiểu nói ”mạc khải công” ám chỉ hành động của Thiên Chúa, được vén mở và dành cho toàn nhân loại, và được ghi chép lại thành văn bản trong Thánh Kinh Cựu Ước và Thánh Kinh Tân Ước. Gọi là ”mạc khải” vì trong đó Thiên Chúa từ từ tỏ lộ ra cho con người cho đến chỗ nhập thể làm người để lôi kéo toàn thế giới tới với Người và hiệp nhất tất cả với Người qua Người Con nhập thể của Người là Đức Giêsu Kitô. Trong Đức Kitô Thiên Chúa đã nói tất cả, nghĩa là đã cho biết chính mình, và vì thế mạc khải đã kết thúc với việc hiện thực mầu nhiệm của Chúa Kitô, như được trình bầy trong Thánh Kinh Tân Ước. Mạc khải công kết thúc với cái chết của vị Tông Đồ cuối cùng. Tuy mạc khải công đã kết thúc, nhưng nó đã không được trình bầy một cách hoàn toàn rõ ràng. Đức tin kitô có nhiệm vụ tiếp nhận từ từ tất cả tầm quan trọng của nó dọc dài các thế kỷ (Giáo Lý Công Giáo, 66). Đó là ý nghĩa lời Chúa Giêsu nói với đoàn môn đệ trong Bữa Tiệc Ly: ”Thầy còn nhiều điều phải nói với các con. Nhưng bây giờ, các con không có sức chịu nổi. Khi nào Thánh Thần sự thật đến, Người sẽ dẫn các con tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho các con biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho các con” (Ga 16,12-14).

2. Mạc khải tư

       Chính trong bối cảnh này chúng ta có thể hiểu ”mạc khải tư” một cách đúng đắn. Số 67 sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo viết: ”Dọc dài các thể kỷ đã có các mạc khải gọi là ”mạc khải tư”, một vài mạc khải đã được quyền bính Giáo Hội thừa nhận… Vai trò của chúng không phải là ”bổ túc” Mạc Khải vĩnh viễn của Chúa Kitô, nhưng để giúp sống nó một cách tràn đầy hơn trong một thời đại lịch sử xác định”.

       Như thế, Giáo Lý của Giáo Hội giúp chúng ta phân biêt hai điều: thứ nhất là uy tín của các mạc khải tư khác với uy tín của mạc khải công. Mạc khải công đòi buộc chúng ta phải tin, vì qua đó Thiên Chúa nói với chúng ta qua các lời của con người và trung gian cộng đoàn sống động của Giáo Hội. Thứ hai, mạc khải tư là một trợ giúp cho lòng tin ấy, và việc thừa nhận của Giáo Hội bao gồm ba yếu tố sau đây: thứ nhất, sứ điệp mạc khải tư ấy không chứa đựng điều gì trái với đức tin và phong hóa tốt lành; thứ hai, được phép công bố nó; và thứ ba tín hữu được phép tin với sự thận trọng. Một sứ điệp như thế có thể là một sự trợ giúp gía trị giúp hiểu và sống Tin Mừng trong bối cảnh ngày nay một cách tốt đẹp hơn. Nó là một sự trợ giúp được cống hiến, nhưng không bắt buộc phải tin. Một mạc khải tư có thể nhấn mạnh vài điểm nào đó, hay làm nảy sinh ra các hình thức đạo đức mới hoặc đào sâu và trải đài các hình thức cổ xưa. Nhưng trong tất cả mọi khía cạnh nó nuôi dưỡng đức tin, đức cây và đức mến, là con đường cứu rỗi đối với tất cả mọi người.

       Các mạc khải tư có thể liên quan tới:

       1) thị kiến về các biến cố trong tương lai (như các bí mật Fatima),

       2) việc chiêm ngưỡng các biến cố qúa khứ (như trường hợp cuộc Khổ Nạn Chúa vén mở cho vài người mang năm dấu thánh Chúa trên mình),

       3) việc giải thích các sự thật thần học đặc biệt (như trường hợp sứ điệp Lộ Đức),

       4) lời khích lệ cá nhân hay cộng đoàn có các cung cách sống phù hợp với sự thánh thiện (như trường hợp các suy niệm của vài vị thần bí).

       Ba hình thức nhận thức hay ”thị kiến”

       1) Thị kiến của các giác quan (thị kiến cảm giác). Các biến cố được nhìn ở bên ngoài không gian. Ai cũng có thể trông thấy (như trường hợp mặt trời quay ở Fatima chẳng hạn). Nhưng các thị kiến này không hoàn toàn khách quan, vì đối tượng được biết qua sự lựa lọc của các giác quan diễn tả nó.

       2) Nhận thức bên trong (thị kiến hình ảnh). Thị kiến này liên quan tới các ”giác quan nội tại”. Linh hồn có được khả năng trông thấy điều không cảm được, không thấy được, nhưng các đối tượng có thật, mặc dù chúng không tùy thuộc thế giới hữu hình bình thường.

       3) Thị kiến tinh thần (thị kiến tri thức). Thị kiến tri thức này không có hình ảnh như xảy ra trong các mức độ cao của thần bí.

       Cho dù thuộc hình thức nào đi nữa, việc giải thích không phải là bổn phận của người được thị kiến, nhưng là của Giáo Hội, là cơ quan có thể lên tiếng về sự trung thực của các mạc khải tư, trong ba cách thức:

       1) Do một chứng thực rõ ràng về tích cách siêu nhiên. Khi đó các mạc khải tư được thừa nhận một cách chính thức.

       2) Do một chứng thực rõ ràng về tính cách không siêu nhiên. Khi đó các mạc khải tư không được chính thức thừa nhận, hay ”bị kết án”.

       3) Do việc không chứng thực tính cách siêu nhiên. Khi đó Giáo Hội không lên tiếng, hoặc vì Giáo Hội chọn không lên tiếng, hoặc vì Giáo Hội cho rằng đây không phải là lúc thích hợp.

       Tuy nhiên, không phải vì một mạc khải tư không được thừa nhận mà không đích thật. Và đôi khi vì lý do tranh luận, người ta cố tình lẫn lộn việc ”không được thừa nhận” với việc ”chưa được thừa nhận”.

3. Các nền tảng lịch sử

       Thánh Kinh Tân Ước kể lại nhiều mạc khải xảy ra sau khi Chúa Kitô về Trời. Chẳng hạn như sự hoán cải của thánh Phaolô như kể trong sách Công Vụ (Cv 9,3-16) hay việc gửi thánh nhân và Barnaba đi truyền giáo (Cv 13,1-3). Chính thánh Phaolô trong thư thứ II gửi tín hữu Côrintô cho biết người đã được nhắc ”lên tầng trời thứ ba”, “lên tận thiên đàng”, nơi thánh nhân  “được nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại” (2 Cr 12,2-4).

       Một truyền thống có từ thời các Tông Đồ, được ghi lại trong một thủ bản thuộc thế kỷ XIII, kể lại việc Đức Trinh Nữ Maria viếng thăm Tông Đồ Giacôbê Cả đi truyền giáo bên Tây Ban Nha. Và đền thánh Đức Mẹ đầu tiên được xây cất là đền thánh Pilar tại Saragozza.

       Tuy nhiên, dọc dài lịch sử Giáo Hội đã có nhiều vị thánh nam nữ nhận được các thị kiến và các mạc khải tư. Khó có thể đưa ra một danh sách đẩy đủ, vì nhiều thị kiến bị lẫn lộn với các vụ Đức Mẹ hiện ra. Trong số các vị được thị kiến có các thánh hay chân phước, tác giả của nhiều tác phẩm, như: thánh nữ Hildegard thành Bingen (1098-1179); thánh nữ Angela nước Boemia qua đời năm 1243; thánh nữ Angela thành Foligno (1248-1309); thánh nữ Gertrude thành Helfta (1256-1302); thánh nữ Brigida nước Thụy Điển (1302-1373); thánh nữ Terexa thành Avila (1515-1582); thánh nữ Maria Madalena de’ Pazzi (1568-1607); nữ chân phước Maria thành Agreda (1602-1665); nữ chân phước Anna Caterina Emmerich (1774-1824); thánh nữ Fausta Kowalska (1905-1938).

       Trong thời đại ngày nay sau Yves Congar và Pierre Adnés, linh mục Gilles Berceville dòng Đaminh ghi nhận sự việc chú ý tới các mạc khải tư tái nảy sinh trong thời Công Đồng Chung Vaticăng II. Trên 56 tác phẩm đề cập tới các mạc khải tư xảy ra trong các năm 1866-1988 do học giả Pierre Adnés duyệt xét có hai phần ba các tác phẩm được viết ra giữa các năm 1937-1965. Chính trong thời gian cuối cùng này xảy ra cuộc tranh luận liên quan tới tác phẩm của bà Maria Valtorta và trường hợp của bà Terexa Neumann.

        LM Giuse Hoàng Minh Thắng

Download TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI 

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo 

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

Xem tiep chuong hai

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/rainbow.gif

by Tháng Tám 18, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)