Articles by: palestina

Tầm quan trọng của Thận và các dấu thận suy

Thận:

** 14 Chức năng của thận

1/ Chứa đựng, dự trữ những tinh chất từ máu

2/ Quản trị hầu hết những sự phát triển của cơ thể cùng hệ sinh sản

3/ Quyết định cho sức mạnh của những nhu cầu quản trị trong toàn cơ thể

4/ Kiểm soát lượng nước trong cơ thể

5/ Gởi chất lỏng tinh khiết đến phổi qua hệ lá lách

6/ Thải chất thải lỏng là nước tiểu

7/ Chịu trách nhiệm chính hệ chuyển hóa về sức lực của cơ thể

8/ Cung cấp sức nóng, ấm cho toàn cơ thể

9/ Tiếp nhận khí từ phổi, giữ và chuyển nó tới phần dưới của cơ thể

10/ Kiểm soát sự phát triển của tủy, máu, xương và răng

11/ Kiểm soát sự điều hành và quyết định của não bộ

12/ Giúp mở về hệ tai

13/ Ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc

14/ Có liên hệ đến cảm giác lo sợ

** 18 triệu chứng khi thận mất cân bằng:

1/ Xương yếu và đau nhức

2/ Dễ bị lạnh

3/ Mắt bị thâm quầng

4/ Dễ bị mệt và thiếu sức lực

5/ Đi tiêu chảy

6/ Say sẩm choáng váng , khi đứng

7/ Cảm thấy tai có tiếng ồn

8/ Triệu chứng sưng phù

9/ Nghe không rõ lãng tai

10/ Đau phần dưới của lưng

11/ Kinh nguyệt bất thường, không đều

12/ Hội chứng tiền kinh nguyệt

13/ Những trở ngại về hệ sinh sản

14/ Đau buốt lạnh hay nóng bàn chân

15/ Không kiểm soát được hệ nước tiểu

16/ Trở ngại về sinh lý

17/ Huyết áp cao

18/ Rụng tóc

** Những cảm giác khi thận bị mất quân bình:

1/ Thường xuyên và dễ có cảm giác sợ hãi

2/ Lo lắng bất thường

3/ Hành sử bất thường

** Những dấu hiệu của bệnh tật khi thận bị yếu, đau hay suy thận:

1/ Rụng tóc

2/ Xương dòn và dễ bị gãy

3/ Dễ quên

4/ Đi tiểu nhiều ngày cũng như đêm

5/ Tuyến giáp trạng có vấn đề (bất bình thường)

6/ Áp huyết cao

7/ Đau đầu gối, đau gót chân và đau bất thường phần dưới thắt lưng

8/ Trong tai có âm thanh

9/ Thường xuyên khát nước

10/ Thường cảm thấy lạnh, nhất là hàn lạnh ở tay và chân

11/ Mất hứng thú về sinh lý

12/ Khó thụ tinh và tinh trùng ít.

Muốn tránh bị bệnh và chữa bệnh đau yếu thận thì việc đầu tiên là phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho nhu cầu của cơ thể, trung bình là 2 lít nước mỗi ngày. Dùng nước sạch, tinh khiết nhất để giúp thận làm việc tốt và hiệu quả nhất.

Các triệu chứng thường thấy:

Triệu chứng 1: Rùng mình, chi lạnh

“Rùng mình” là chỉ cảm giác sợ lạnh và sợ gió thổi. “Chi lạnh” là chỉ tứ chi lạnh băng, thậm chí lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác rùng mình tứ chi ớn lạnh thông thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện thận hư như lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, chán chường, thở yếu, ít lời, nhạt miệng…

Triệu chứng 2: “Chuyện ấy” quá độ

Chuyện ấy quá nhiều sẽ là một trong những yếu tố khiến thận của bạn yếu đi.

Đông y cho rằng thận chứa tinh. Thận tinh hóa tạo ra thận dương và thận âm, có tác dụng bổ dưỡng giữ ấm cho lục phủ ngũ tạng. Thận âm và thận dương tương trợ, dựa dẫm và chế ngự lẫn nhau trong cơ thể để duy trì sự cân bằng sinh lý cho cơ thể. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bi suy yếu thì sẽ phát sinh ra bệnh tật, nam giới sẽ có các triệu chứng như xuất binh sớm, liệt dương, mộng tinh và các bệnh về tinh dịch.

Triệu chứng 3: Chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, gặp ác mộng nhiều

Thận là một trong những cơ quan ngũ tạng quan trọng của cơ thể, bổ dưỡng và làm ấm các lục phủ nội tạng khác. Nếu các bộ phận khác bị bệnh lâu ngày không khỏi thì sẽ dễ làm tổn thương đến thận. Rất nhiều bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp… thường thường đi kèm với triệu chứng thận hư.

Triệu chứng 4: Hen suyễn

Thận có chức năng “nạp khí”. Do thận hư không thể nạp khí nên sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, thở ra nhiều hít vào ít, làm cho bạn cảm thấy khó thở. Trong trường hợp nguy hiểm, cùng với triệu chứng hen suyễn còn có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh.

Triệu chứng 5: Đau lưng

Khi những cơn đau ở lưng thường xuyên viếng thăm bạn, hãy nghĩ tới thận hư. Đau lưng – vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể phân làm nội thương và lao lực mệt mỏi sinh bệnh. Thận nội thương thông thường là chỉ người có thể chất yếu bẩm sinh, bệnh lâu ngày cơ thể yếu hoặc mệt mỏi quá độ gây ra. Người bị nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người nặng thì có triệu chứng bàn chân gót chân đau nhức, phần lưng kiệt sức… Lao lực sinh bệnh là chỉ thể lực gánh vác quá nặng hoặc trong thời gian dài làm việc ở một tư thế cố định (dùng máy tính, lái xe…), ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí, dẫn đến thận tinh không đủ.

Triệu chứng 6: Tiểu nhiều về đêm

Thông thường số lần đi tiểu vào ban đêm trên 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá ¼ so với cả ngày; tiểu đêm 1 lần/tiếng, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… thì đó là “tiểu nhiều về đêm”. Ban ngày tiểu tiện bình thường, chỉ có ban đêm đi tiểu nhiều chính là đặc điểm của triệu chứng thận khí hư yếu gây ra.

Triệu chứng 7: Chóng mặt tai ù

Rất nhiều người đã trải qua cảm giác chóng mặt, hoa mắt, trời xoay đất chuyển, buồn nôn… vốn không dễ chịu một chút nào. Đồng thời những người bị hoa mắt chóng mặt thường kèm theo cảm giác ù tai, gây chướng ngại đến thính giác, thời gian dài như thế sẽ làm cho tai điếc. Nguyên nhân gây ra chóng mặt ù tai đa phần là có liên quan đến thận.

Trong đông y nói “Thận chứa tinh sinh tủy, tủy tích tụ lại cho não”, vì vậy thận hư có thể dẫn đến tủy không đủ, não mất dinh dưỡng, xuất hiện hoa mắt, chóng mặt, tai ù.

Triệu chứng 8: Táo bón

Người táo bón thường do đại tiện gặp khó khăn nên gây ra các triệu chứng như lỗ mông rát, nứt và trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Mặc dù táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường, nhưng cội nguồn sâu xa là do thận hư gây nên, bởi vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng thông thường của nó.

Triệu chứng 9: Lưng mỏi chân đau

Thời gian dài cơ thể “cứng đờ” ngồi trên xe không chuyển động, lái xe đi ra ngoài tinh thần căng thẳng, thời gian dài sẽ hình thành ngưng khí tụ máu và cuối cùng dẫn đến thận hư.

Những người dễ bị hư thận:

  1. Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu.
  2. Những người có cuộc sống sinh hoạt và ăn uống thường ngày không đúng quy luật.
  3. Người làm việc bận rộn, tinh thần căng thẳng.
  4. Người thích uống trà đặc.
  5. Người làm việc bên máy tính thời gian dài.
  6. Người bệnh đang trong thời kỳ hồi phục.
  7. Người hay ngồi lâu trong thời gian dài.
  8. Người hay làm “chuyện ấy” quá thường xuyên.
  9. Người hay uống thuốc tráng dương.
  10. Người già.

10 triệu chứng biểu hiện suy thận

Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn nhưng không biết, bởi vì những dấu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy. Có thể mất nhiều năm để bệnh thận mãn (tiếng anh viết tắt là CKD) tiến triển thành suy thận. Một số người mắc bệnh thận mãn sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới suy thận

Biểu hiện phù nề

Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất. Nếu bạn hay một ai đó mà bạn biết có từ 1 triệu chứng trở nên trong số các triệu chứng của bệnh thận dưới đây, hay là khi bạn lo rằng bạn có vấn đề với thận của bạn, hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu và nước tiểu. Hãy nhớ rằng, nhiều triệu chứng có thể không do bệnh thận gây nên. Nhưng cách duy nhất để biết nguyên nhân của các triệu chứng mà bạn đang có là đi khám bác sĩ

Triệu chứng thường thấy

Triệu chứng 1: Những thay đổi khi đi tiểu

Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau:

– Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu

– Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt

– Số lần bạn đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối.

– Nước tiểu của bạn có thể có máu

– Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn

Dưới đây là sự mô tả của bệnh nhân:

“Khi bạn vào nhà vệ sinh nhiều hơn, bạn không thể đi tiểu hết. Và sau đó bạn vẫn cảm thấy giống như sự căng tức xuôi xuống dưới, thật sự là rất căng tức”

“Nước tiểu là thứ đầu tôi bắt đầu để ý đến. Sau đó tôi vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn và khi vào nhà vệ sinh, tôi không thể đi tiểu. Bạn nghĩ rằng bạn cần phải đi tiểu, nhưng khi vào đến nhà vệ sinh: kết quả là chỉ hai hay ba giọt mà thôi”

“Tôi đi tiểu ra máu. Nước tiểu có màu rất sẫm giống như màu nho. Và khi tôi tới bệnh viện khám, ở đó họ lại nghĩ rằng tôi nói dối về màu của nước tiểu”

Triệu chứng 2: Phù

Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và hai tay

Mô tả của bệnh nhân:

“Tôi nhớ rằng tôi bị phù rất nhiều ở cổ chân. Cổ chân của tôi to đến nỗi tôi không thể đi giày nữa”

“Với chị tôi, tóc cô ấy bắt đầu rụng, cô ấy gầy đi, nhưng mặt thì thực sự là căng phồng lên, bạn biết đấy mọi thứ cứ giống như vậy cho đến khi cô ấy phát hiện ra rằng cô ấy mắc bệnh”

“Đi làm việc vào một buổi sáng, cổ chân tôi sưng phồng lên, thực sự là phồng to, và tôi rất mệt khi đi bộ đến bến đỗ xe bus. Và lúc đó tôi biết rằng tôi phải đi khám bác sĩ”

Triệu chứng 3: Mệt mỏi

Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin (đọc là a-rith’-ro-po’-uh-tin), hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.

Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.

Mô tả của bệnh nhân:

“Tôi đột ngột cảm thấy mệt lả và không còn một chút tỉnh táo nào.”

“Tôi đã ngủ rất nhiều. Tan sở tôi về nhà và lên giường đi ngủ ngay”

“Nó như thể lúc nào bạn cũng cực kì mệt mỏi. Bị mệt, và sức khỏe của bạn như bị chảy đi hết thậm chí khi bạn chẳng làm gì cả”

Triệu chứng 4: ngứa/phát ban ở da

Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.

Mô tả của bệnh nhân:

“Đó không hẳn chỉ là một trận ngứa ở da, mà nó chạy dọc xương. Tôi đã phải dùng bàn chải mà cào lên da thịt. Lưng của tôi rớm máu do bị cào quá nhiều.”

“Da tôi đã bị rách. Tôi đã rất ngứa và gãi rất nhiều”

Triệu chứng 5: Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac

Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn

Mô tả của bệnh nhân:

“Bạn sẽ cảm thấy có vị lợm ở trong mồm bạn, Gần giống như bạn vừa uống sắt vậy.”

“Bạn không còn thèm ăn như trước đây nữa”

“Trước khi tôi bắt đầu lọc máu, tôi đã giảm khoảng 10 pound trọng lượng”

Triệu chứng 6: Buồn nôn và nôn

Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.

Mô tả của bệnh nhân:

“tôi có rất nhiều cơn ngứa, và tôi bị nôn, nôn tất cả mọi thứ ra ngoài. Tôi không thể giữ bất cứ đồ ăn thức uống nào ở lại trong dạ dày cả.”

“khi tôi nôn, tôi không thể ăn, và lúc đó tôi đã có một thời gian khó khăn khi uống thuốc hạ huyết áp.”

Triệu chứng 7: Thở ngắn

Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở ngắn

Mô tả của bệnh nhân:

“những lúc tôi thở ngắn, điều đó sẽ làm tôi sợ hãi. Tôi nghĩ có lẽ tôi có thể ngã hoặc sẽ có cái gì đó xảy ra với tôi, do vậy thường thì tôi đi tìm một chỗ để ngồi trong chốc lát”

“ Tôi không thể ngủ vào ban đêm, tôi không thể thở được, nó giống như tôi bị chết chìm. Và, tôi không thể bước đi đâu được nữa. Điều đó thật là tệ”

“bạn đi lên tầng trên để dọn phòng và lúc đó bạn hết thở được nữa, hay khi bạn làm việc bạn trở nên mệt mỏi và bạn phải ngưng công việc lại”

Triệu chứng 8: cảm thấy ớn lạnh

Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Mô tả của bệnh nhân:

“Tôi để ý thấy rằng thỉnh thoảng, tôi thực sự lạnh, lúc đó tôi có những cơn rùng mình”

“Đôi khi tôi trở nên rất rất lạnh. Thời tiết lúc đó có thể nóng, và tôi thì vẫn lạnh”

Triệu chứng 9: Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung

Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Mô tả của bệnh nhân:

“Tôi nhớ là tôi đã đề cập với vợ tôi về trí nhớ của tôi rằng tôi không thể nhớ những gì tôi đã làm từ tuần trước, hay có thể là 2 hôm trước thôi. Tôi thực sự không thể tập trung, vì tôi thích chơi giải ô chữ và đọc nhiều, nhưng không thể tập trung được.”

“Tôi đã luôn luôn mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt.”

“Tình trạng đó xấu tới độ, tôi đang làm việc, và thật đột ngột tôi hoa mắt chóng mặt. do vậy tôi đã nghĩ rằng có lẽ là huyết áp của tôi hay bệnh tiểu đường của tôi trở nên xấu đi. Đó là những gì mà tôi đã nghĩ”

Triệu chứng 10: đau chân/cạnh sườn

Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.

Mô tả của bệnh nhân:

“Khoảng 2 năm trước, tôi lúc nào cũng vào nhà vệ sinh, và phần thấp của lưng luôn luôn đau đớn, tôi tự hỏi vì sao lại có chuyện như vậy….các bác sĩ đã chuẩn đoán rằng đó là do các vấn đề ở thận”

“Và sau đó bạn phải thức dậy trong đêm, lúc đó bạn bị đau ở sườn và lưng, bạn không thể nhúc nhích được.”

“vào ban đêm, tôi hay bị đau vùng sườn. Nó còn tệ hơn là đau nhức do làm việc nặng.”

Nguyên nhân gây suy thận mạn

Category: nguyên nhân thận yếu

Hầu hết các bệnh lý thận mạn tính dù khởi phát là bệnh thận yếu, bệnh cầu thận, bệnh ống kẻ thận hay bệnh mạch thận đều có thể dẫn đến suy thận mạn.

Những nguyên nhân của suy thận mạn bao gồm đái tháo đường (loại 1 hoặc loại 2) và cao huyết áp. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy thận giai đoạn cuối trên toàn thế giới là bệnh thận IgA (Một loại bệnh viêm thận).

Một trong những biến chứng do bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp là gây tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Các mạch máu trong thận cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến suy thận.

Nguyên nhân phổ biến khác của suy thận mạn bao gồm:

  • Viêm bể thận (nhiễm trùng thận)
  • Bệnh thận đa nang (nhiều u nang trong thận)
  • Rối loạn tự miễn như hệ thống lupus đỏ

nguyên nhân gây suy thận mạn. Xơ cứng động mạch, có thể gây tổn hại các mạch máu trong thận

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu và trào ngược, do nhiễm trùng thường xuyên, hoặc có bất thường về mặt giải phẫu xảy ra khi sinh
  • Sử dụng quá nhiều thuốc được chuyển hóa qua thận

Triệu chứng và biến chứng của suy thận mạn

Suy thận mãn tính có thể xuất hiện từ nhiều năm trước khi bệnh nhân phát hiện ra. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân thường xuyên. Nếu không theo dõi thường xuyên, các triệu chứng có thể không được phát hiện cho đến khi thận đã bị hư hại. Một số triệu chứng như mệt mỏi có thể đã xảy ra trong một thời gian, nhưng có thể đến rất từ từ mà bệnh nhân không dễ dàng nhận thấy được.

Hoàng Minh Hùng (Sydney)

by Tháng Tám 19, 2016 Comments are Disabled Bệnh & Chương trình, Một số bệnh nan y, Tài liệu Bệnh & Chương trình
Thánh Mẫu học (nghe và tải về file MP3)

Thánh Mẫu học (nghe và tải về file MP3)

Các bài Thánh Mẫu học này đã được phát trong mục ”Mẹ Maria” của chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Vaticăng từ năm 2006, và trong mục ”Thánh Mẫu học” của chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Chân Lý Á châu (Veritas Manila) từ năm 2008.      

     Chúng được soạn theo các đề tài của cuốn ”Tân Từ Điển Thánh Mẫu Học”, do hai soạn giả Stefano De Fiores và Salvatore Meo, thuộc Phân khoa thần học của Học viện Marianum ở Roma phối hợp với sự cộng tác của 63 thần học gia và chuyên viên Thánh Mẫu học Italia và Âu châu.      

     Đức Maria là thụ tạo toàn vẹn nhất của gia đình nhân loại và là chi thể ưu việt nhất trong Thân Mình mầu nhiệm của Chúa Kitô là Giáo Hội. Sau Đức Giêsu, Mẹ là mẫu người như Thiên Chúa đã tạo dựng thời khai nguyên vũ trụ, khi loài người chưa phạm tội kiêu căng bất tuân lệnh Thiên Chúa.

       Học biết về Mẹ sẽ giúp chúng ta hiểu vai trò quan trọng của Mẹ trong chương trình tình yêu cứu rỗi, noi gương Mẹ luôn biết thưa lên hai tiếng ”Xin vâng” với Thiên Chúa và sẵn sàng cộng tác với Chúa để loan báo Tin Mừng cứu độ và dẫn đưa mọi người về với Chúa.

       Roma 26-8-2012
       Linh mục Giuse Hoàng Minh Thắng

Nguyên giáo sư Thánh Kinh Học viện ”Regina Mundi”
trực thuộc Đại học Giáo Hoàng Gregoriana, Học viện “Mater Ecclesiae”,
Giáo lý viên truyền giáo quốc tế, và Phân khoa Truyền Giáo
của Đại học Giáo Hoàng Urbaniana Roma (1991-2011)

còn tiếp đăng nhiều phần tiếp theo…

Phần 23 (TMH 287 – 301)
Đức Maria Nữ Vương

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif Tải về phần 23 (TMH 287 – 301)

Phần 22 (TMH 280 – 286)

Đức Maria là Đấng trung gian

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P22: TMH 280 – 286

Phần 21 (TMH 277 – 279)
Đức Maria là Đấng đồng công cứu chuộc

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P21: TMH 277 – 279

Phần 20 (TMH 274 – 276)
Đức Maria là Evà mới

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P20: TMH 274 – 276

Phần 19 (TMH 267 – 273)
Đức Maria là Mẹ chúng ta

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P19: TMH 267 – 273

Phần 18 (TMH 258-266)
Đức Maria hồn xác lên Trời

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink nghe trên “nhạc của tui” và tải về P18: TMH 258 – 266

Phần 17 (TMH 243-257)
Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P17: TMH 243 – 257

Phần 16 (TMH 216-242)
Đức Trinh Nữ Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P16: TMH 216 – 242

Phần 15 (TMH 206-215)
Đức Maria Mẹ Thiên Chúa

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P15: TMH 206 – 215

Phần 14 (TMH 198-205)
Tương quan giữa Giáo Hội và Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P14: TMH 198 – 205

Phần 13 (TMH 185-197)
Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P13: TMH 185 – 197

Phần 12 (TMH 171-184)
Tương quan giữa Chúa Giêsu Kitô và Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P12: TMH 171 – 184

Phần 11 (TMH 163-170)
Tương quan giữa Thiên Chúa Cha và Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P11: TMH 163 – 170

Phần 10 (TMH 157-162)
Tương quan của Đức Maria với Thiên Chúa Ba Ngôi

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P10: TMH 157 – 162

Phần 9 (TMH 146-156)
Giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P9: TMH 146 – 156

Phần 8 (TMH 136-145)
Các bút tích không chính thức liên quan tới Đức Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P8: TMH 136 – 145

Phần 7 (TMH 121-135)
Gương mặt và cuộc sống lịch sử của Mẹ Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P7: TMH 121 – 135

Phần 6 (TMH 103-120)
Gương mặt Mẹ Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P6: TMH 103 – 120

Phần 5 (TMH 91 – 102)
Lịch sử khoa Thánh Mẫu học

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P5: TMH 91 – 102

Phần 4 ( TMH 79 – 90)
Đức Maria Hiền thê của Thánh Giuse

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif
Link tải về P4: TMH 79 – 90

Phần 3 (TMH 46 – 78)
Các tước hiệu của Mẹ Maria

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P3: TMH 46 – 78

Phần 2 (TMH 41 – 45)
Gương mặt Mẹ Maria trong sách Khải Huyền

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gif
Link tải về P2: TMH 41 – 45

Phần 1 (TMH 1 – 40)
Gương mặt Mẹ Maria trong các văn bản thư thánh Phaolô và các Phúc Âm

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/post.gifLink tải về P1: TMH 1 – 40

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/Raffaello-terranuova-madonna-300x298.jpg

by Tháng Chín 30, 2015 5 comments Thánh Mẫu học
Thiên Khí Năng và Năng Lượng Vi Ba * Phần I: Tất cả chỉ là Năng-Lượng – Năng-Lượng Vi-Ba

Thiên Khí Năng và Năng Lượng Vi Ba * Phần I: Tất cả chỉ là Năng-Lượng – Năng-Lượng Vi-Ba

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2014/12/nangluongnguyentu.jpg

THIÊN-KHÍ-NĂNGNĂNG-LƯỢNG VI-BA

 Phần ITất cả chỉ là Năng-Lượng – Năng-Lượng Vi-Ba

 Những trang này giải-thích nguồn gốc năng-lượng trong cơ-thể dùng điều-khiển các ý-nghĩ, cử-động, sự tiêu-hóa, sinh-sản và tăng-trưởng; nói tóm lại là các chức-năng của thể-xác và tinh-thần của một cá-nhân. Điều này có vẻ là một trách-vụ to lớn và khó-khăn, nhưng, các bạn sẽ thấy, những điều căn-bản thực-sự rất đơn-giản. Chúng ta được điều-khiển bởi nguyên-tử-năng !

  • Nguyên-Tử-Năng

Các nguyên-tử  gồm có một hạt nhân, bao vây bởi các điện-tử. Các điện-tử này đầy năng-tính, nghĩa là chúng được giữ tại chỗ trong khi xoay quanh hạt nhân bằng năng-lượng. Hơn nữa, khi càng ở xa hạt nhân ở trung-điểm, chúng càng mang nhiều năng-lượng. Các điện-tử có thể “nhảy” từ quỹ-đạo này sang một quỹ-đạo khác. Flanders và Swann giải-thích, chúng luôn nhảy từ trạng-thái năng-lượng cao tới trạng-thái năng-lượng thấp, ngoại trừ trường-hợp có sự giúp đỡ bên ngoài. Nghĩa là chúng nhảy từ quỹ-đạo ở xa trung-tâm tới một quỹ-đạo gần trung-tâm hơn. “Điện-tử nhảy” là nguyên-nhân tạo ra năng-lượng dùng bởi các sinh-vật.

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/09/tkn.gif

  • Các dạng năng-lượng

Năng-lượng hiện-hữu dưới nhiều dạng khác nhau trong trời đất, như cơ-năng làm các vật chuyển-động, quang-năng trong ánh sáng mặt trời, nguyên-tử-năng trong uranium, điện-năng trong sấm sét, nhiệt-năng trong lửa, hóa-năng trong dầu-hỏa. Sáu dạng năng-lượng – cơ-năng, hóa-năng, nhiệt-năng, điện-năng, quang-năng và nguyên-tử-năng – có thể hoán-chuyển theo các định-luật về nhiệt-động-học.

  • Năng-lượng sinh-học cần cho sự sống cơ-thể [1]

Các tế-bào luân-lưu đòi-hỏi phải có năng-lượng và hàng ngàn các phản-ứng hóa-học cần năng-lượng luôn xảy ra trong các tế-bào, trong từng giây đồng-hồ, mỗi ngày. Loại năng-lượng các tế-bảo cần tới là hóa-năng kết-hợp mà các điện-tử chung-dụng dùng để kết-hợp các nguyên-tử trong các phân-tử.

Cơ thể chúng ta chứa đựng hóa-năng để cải-biến thành điện-năng tạo ra các điện-kích thần-kinh, làm sinh ra nhiệt-năng để giữ nhiệt-độ cơ-thể ở 37°C (98.6°F) dù ở trong những ngày tháng lạnh lẽo, và tạo ra cơ-năng qua sự vận-hành của các cơ-bắp để chúng ta có thể di-chuyển.

Mặt trời là nguồn năng-lượng vĩ-đại. Nguồn năng-lượng này được thực-vật xử-dụng, qua tiến-trình quang-hợp để tạo ra carbohydrates, chất béo, hoặc proteins, là các dạng hóa-năng dự-trữ. Khi chúng ta ăn các sản-phẩm thực-vật và động-vật, carbohydrates, chất béo, và proteins sẽ trải qua một loạt các thay-đổi chuyển-hóa và dùng chúng để làm tăng-trưởng các cơ-bắp, điều-hòa các chức-năng của cơ-thể, hoặc tồn-trữ dưới dạng hóa-năng.

Sự hấp-thụ và xử-dụng năng-lượng tối-hảo rất quan-trọng đối với mỗi cá-nhân, đặc-biệt cho những người hoạt-động. Để có thể phát-huy đúng khả-năng, năng-lượng tồn-trữ trong cơ-thể phải được dùng một cách hữu-hiệu nhất có thể.

  • Năng-lượng trong cơ-thể được tồn-trữ như thế nào?

Năng-lượng trong cơ-thể sẵn-sàng để xử-dụng dưới dạng adenosine triphosphate (ATP). Đây là một phân-tử phức-tạp cấu-trúc bằng những kết-hợp năng-lượng cao, để khi được tách rời bằng tác-động enzyme có thể giải-tỏa năng-lượng nhanh cho một số các tiến-trình của cơ-thể, kể cả sự co rút cơ-bắp. ATP được xếp loại là một chất có năng-lượng cao và được tích chứa trong các mô ở những lượng nhỏ. Điều quan-trọng phải nhớ là ATP là nguồn năng-lượng có sẵn cho tất cả các chức-năng của cơ-thể, và các nguồn năng-lượng khác được dùng để cung-cấp thêm cho ATP, thay-đổi tùy theo nhu-cầu.

Một chất khác có năng-lượng phosphate cao là phosphocreatine (PCr), cũng được tìm thấy trong các mô ở những lượng nhỏ. Mặc-dầu nó không được dùng như một nguồn năng-lượng sẵn-sàng, nó có thể cung-cấp bổ-xung nhanh ATP.

ATP có thể được cấu-tạo từ carbohydrate, chất béo, hoặc protein sau khi những chất bổ-dưỡng này đã trải qua những chuyển-hóa sinh-hóa phức-tạp trong cơ-thể. PCr được làm ra từ ATP thặng-dư.

  • Các hệ-thống năng-lượng sinh-học

Cường-độ năng-lượng sản-xuất và tích-năng của năng-lượng là hai yêu-tố quyết-định việc phát-triển các hệ-thống năng-lượng sinh-học trong cơ-thể.  Cơ-thể tích-chứa năng-lượng dưới nhiều dạng khác nhau – trong ATP, PCr, glycogen của cơ-bắp. Để năng-lượng này có thể được dùng làm cho cơ-bắp co-rút và hoạt-động, nó phải trải qua một số phản-ứng sinh-hóa nào đó trong cơ-bắp. Những phản-ứng sinh-hóa này được dùng làm nền-tảng để phân-loại sự tiêu-thụ nặng-lượng của con người theo ba hệ-thống năng-lượng: hệ-thống ATP-PCr, hệ-thống lactic acid, và hệ-thống dưỡng-khí.

Hệ-thống ATP-PCr còn được gọi là hệ-thống phosphagen vì cả hai adenosine triphosphate (ATP) và phosphocreatine (PCr) đều có chứa phosphates. Chất năng-lượng cao này, nằm trong các cơ-bắp, nhanh chóng giải-tỏa năng-lượng khi một điện-kích đi tới cơ-bắp. PCr, cũng là một chất năng-lượng cao tìm thấy trong cơ-bắp, có thể tạo thành ATP nhanh khi ATP được dùng. Năng-lượng phát ra khi PCr tách rời để tạo thành ATP từ ADP và P. PCr cũng bị thiếu hụt và cần được bổ-xung khi dùng. Khả-năng kỵ-khí (anaerobic power) là danh-từ thường được dùng cho hệ-thống ATP-PCr.

Hệ-thống lactic acid không được dùng trực-tiếp như một nguồn năng-lượng để co-rút cơ-bắp, nhưng nó có thể giúp thay-thế ATP nhanh khi cần-thiết. Hơn nữa, lactic acid sinh ra như một sản-phẩm phụ có liên-hệ tới sự mệt-mỏi của cơ-thể.

Hệ thống thứ ba là hệ-thống dưỡng-khí. Nó cũng được gọi là hệ-thống thông-khí (aerobic system). Hệ-thống dưỡng-khí, tương-tự như hệ-thống lactic acid, không được dùng trực-tiếp như một nguồn năng-lượng để co-rút cơ-bắp, nhưng nó làm sinh-sản những lượng lớn ATP từ những nguồn năng-lượng khác trong cơ-thể. Qua một loạt các phản-ứng chuyển-hóa phức-tạp của carbohydrate, chất béo, hoặc protein kết-hợp với dưỡng-khí để tạo ra năng-lượng, carbon dioxide, và nước. Các phản-ứng này xảy ra bên trong bộ-phận năng-lượng của tế-bào, gọi là mitochondrion. Một loạt các sự-cố sản-xuất năng-lượng oxy-hóa chủ-yếu liên-quan tới tiến-trình thông-khí (aerobic processing), carbohydrates và các chất béo (và những lượng nhỏ protein) qua chu-kỳ Krebs và hệ-thống chuyển điện-tử. Tại các giai-đoạn khác nhau trong tiến-trình này, năng-lượng được giải-tỏa và ATP được cấu-tạo, mà phần lớn ATP được tạo nên trong tiến-trình chuyển điện-tử. Cuối cùng thì hydrogen và các điện-tử kết-hợp với oxygen để tạo ra nước.

Mặc-dầu mức-độ sản-xuất ATP thấp hơn, nhưng lợi-điểm lớn của hệ-thống dưỡng-khí so với hai hệ-thống năng-lượng kia là sự sản-xuất những lượng lớn năng-lượng ở dạng ATP. Hệ-thống dưỡng-khí được chủ-yếu dùng trong thể-thao để tăng-cường sự bền-bỉ, như khi chạy đường-trường.

Tóm lại, năng-lượng sinh-học trong cơ-thể con người giúp cho các tế-bào được sống và sinh-sôi nẩy-nở; làm cho các chức-năng vận-hành như đã được ấn-định; và cho cơ-thể chúng ta có nhiệt-độ (gọi là thân-nhiệt). Ngoài năng-lượng sinh-học, các tế-bào và chức-năng trong cơ-thế còn bị chi-phối bởi một lực-trường tạo nên bởi điện-tích của các lượng-tử  đã cấu-tạo nên chúng.

  • Cơ-thể có sự thông-minh riêng của nó [2]

Tây-Y gần đây đã bắt đầu tránh xa việc dùng thuốc và giải-phẫu, là việc thường làm của các bác-sĩ, để tiến về một ngành thường có tính-cách vô-định, hỗn-tạp được gọi tổng-quát là “Tâm-Thể Y-Khoa” (“mind-body medicine”). Sự chuyển-hướng hầu như là một điều bắt-buộc, vì nền y-khoa cũ chỉ dựa trên phần thể-lý đã bắt-dầu bị lung lay.

Thí dụ phương-pháp tâm-thần để chữa-trị ung-thư thường bị chế-nhạo trong khoảng thập-niên trước, nhưng ngày nay người ta đã áp-dụng nó vào việc trị-liệu ung-thư, ngay cả điều-kiểm bệnh tình bằng ý-chí. Dr. O. Carl Simonton, một chuyên-viên quang-tuyến  tại trường Đại-học Texas, đã gặp một bệnh-nhân đàn-ông 61 tuổi bị ung-thư cuống họng. Bệnh-tình người này rất trầm-trọng; bệnh-nhân nuốt rất khó-khăn và chỉ còn cân nặng 98 pounds. Trong niềm tuyệt-vọng, nhưng muốn thử dùng một biện-pháp tâm-lý, Dr. Simonton đã đề-nghị bệnh-nhân trợ-giúp liệu-sách quang-trị của ông ta bằng phương-pháp gợi hình. Bệnh-nhân được dạy cách gợi lại hình ảnh về ung-thư của họ thật rõ ràng. Sau đó, dùng một hình ảnh tâm-thần nào đó hiện ra trong trí, họ được nhắc gợi lại hình ảnh hệ miễn-nhiễm trong cơ-thể của họ đang có các bạch-huyết-cầu tấn công thành-công các tế-bào ung-thư và quét chúng ra khỏi cơ-thể, chỉ chừa lại các tế-bào khỏe mạnh ở lại. Dr. Simonton cho bệnh-nhân về nhà để họ tiếp-tục gợi lại hình ảnh như vậy nhiều lần trong ngày. Bệnh-nhân đồng-ý, và rồi khối u của bệnh-nhân nhỏ dần. Trong vài tuần sau, khối u thật sự nhỏ hẳn, và phản-ứng đáp-trả với quang-trị hầu như không bị các phản-ứng phụ. Sau hai tháng, khối u hoàn-toàn biến mất.

Chúng ta phải nhìn-nhận là cơ-thể con người có sự thông-minh riêng của nó. Khi một tế-bào máu di chuyển tới chỗ bị thương và bắt-đầu làm thành một cục bầm, nó không phải di chuyển một cách ngẫu-nhiên. Thực ra nó biết phải đi đâu, và phải làm gì khi tới đó, tương-tự như một nhân-viên cấp-cứu. Có sự “thông-minh” điều-khiển việc làm của nó.

Chúng ta đã biết cơ-thể là một hãng bào-chế thuốc lý-tưởng mà Thượng-Đế đã tạo nên. Nó sản- xuất chất tiết-niệu, thuốc giảm đau, thuốc an-thần, thuốc ngủ, trụ-sinh, và cả các thuốc chế-tạo bởi các hãng bào-chế thuốc, và chúng được làm ra tốt hơn. Liều-lượng luôn đúng và được cung-cấp đúng lúc. Các phản-ứng phụ có tối-thiểu và hầu như không có. Cách dùng thuốc đã có sẵn, là thành-phần của sự “thông-minh” nội-tại.

Nghĩ tới các sự-kiện trên, chúng ta đi tới ba kết-luận. Thứ nhất, sự “thông-minh nội-tại” ở mọi nơi trong cơ-thể. Thứ hai, trí thông-minh nội tại vượt xa bất cứ điều gì chúng ta có thể thay-thế từ bên ngoài. Thứ ba, sự thông-minh nầy quan-trọng hơn cả thế-lý của cơ-thể, vì, nếu không có nó, thể-lý sẽ mất định-hướng, không hình-dạng, và hỗn-loạn.

Sự thông-minh nội-tại của cơ-thể mạnh đến nỗi nếu nó lệch-lạc, y-sĩ sẽ phải đối-diện với những nghịch-lý thật-sự vô cùng to lớn.  Thí-dụ, mỗi tế-bào trong cơ-thể được chi-phối bởi DNA của nó, để có thể phân tách theo một nhịp-độ thành hai tế-bào, mỗi khi tế-bào mẹ phân-tách thành hai. Tiến-trình này không hoàn-toàn máy-móc. Một tế-bào phân-tách theo nhu-cầu riêng của nó cộng với các tín-hiệu từ các tế-bào chung quanh, từ não-bộ, từ các bộ-phận ở xa đang nói chuyện với nó qua các tín-hiệu hóa-học. Tế-bào phân-tách là một quyết-định được cân-nhắc cẩn-thận và kỹ-càng – ngoại-trừ trường hợp ung-thư.

  • Những kẻ đưa tin trong nội-thể

Các chuyên-gia thần-kinh hiện nay đưa ra giả-thuyết là não-bộ có một bộ-phận tu-bổ hóa-học phức-tạp mà trước đây hầu như không được biết tới. Vào những năm 1970s, một loạt phát-minh quan-trọng về một nhóm hóa-chất gọi là chất dẫn-truyền thần-kinh được tìm thấy.  Như tên gọi, các hóa-chất nầy truyền các điện-kích thần-kinh; chúng tác-động trong cơ-thể chúng ta như các “phần-tử thông-tin”, để các neurons của não-bộ có thể nói chuyện với các bộ-phận trong cơ-thể.

Các chất dẫn-truyền thần-kinh là những liên-lạc-viên từ não-bộ tới mọi bộ-phận trong cơ-thể để truyền-đạt cảm-giác, ước muốn, ký-ức, trực-giác, và ước mơ. Không một sự-cố nào hoàn-toàn thuộc về não-bộ. Cũng như không một điều nào hoàn-toàn về tinh-thần, vì chúng được trình-bày bằng các tín-hiệu hóa-học. Các chất dẫn-truyền thần-kinh ảnh-hưởng tới đời-sống của mọi tế-bào. Sự tìm thấy các chất dẫn-truyền thần-kinh làm cho sự giao-tiếp giữa tâm-trí và vật chất được luân-lưu nhẹ-nhàng hơn bao giờ hết. Chúng cũng lấp đi sự ngăn-cách hầu như chia rẽ giữa tâm-trí với thân xác.

  • Điện-từ-trường của cơ-thế và Năng-Lượng Vi-Ba

Tính-cách vật-lý của TKN bắt nguồn từ điện-năng của các lượng-tử tạo-thành các tế-bào trong cơ-thể. Điện-năng là tính-chất vật-lý của vật-chất để tạo ra lực khi ở cạnh một vật khác có điện-năng. Có hai loại điện-năng: dương và âm. Một chất có dương-điện sẽ bị đẩy ra khi ở cạnh một chất khác cũng có dương-điện, nhưng sẽ bị hút bởi một chất khác có âm-điện; những chất có âm-điện bị đẩy bởi các chất có âm-điện và bị hút bởi những chất có dương-điện. Một vật có âm-điện khi có thừa điện-tử, và ngược lại sẽ có dương-điện hoặc không có điện.

Điện-năng là một tính-chất bảo-tồn căn-bản của một số duy-lượng-tử, ấn-định sự tương-giao điện-từ của chúng. Các chất có điện-năng sẽ sinh ra điện-từ trường và bị ảnh-hưởng bởi các lực-trường này. Sự tương-giao giữa một vật di-chuyển có điện-năng với một điện-từ-trường là nguyên-nhân tạo ra điện-từ-lực, là một trong bốn lực căn-bản chi-phối hoạt-động của mọi sự-vật.

Các cuộc thí-nghiệm trong thế-kỷ 20 đã chứng-minh là điện-năng mang bởi các duy-lượng-từ có thể đo được, là một bội-số của một đơn-vị nhỏ được gọi là điện-năng sơ-đẳng, e, gần bằng 1.602×10−19 coulombs (ngoại-trừ duy-lượng-tử quarks, có điện-năng là bội-số của e/3). Protons có điện-năng e, và electron có điện-năng −e. Ngành học về các lượng-tử có điện-năng, và sự tương-giao giữa chúng, môi-giới bởi các quang-tử, được gọi là điện-động-lực lượng-tử.

Tóm lại, cơ-thể con người vận-hành như một điện-từ-trường. Năng-lượng vi-ba (truyền đi như các làn sóng nhỏ) của lực-trường này chính là TKN mà Thiên-Chúa đã ban tặng cho con người tự bẩm-sinh. Đây là sinh-lực chi-phối các hoạt-động của các tế-bào và chức-năng trong cơ-thể. Chúng ta có thể dùng TKN để chữa lành: tái-tạo sự cân-bằng đúng của các chức-năng, bằng cách tác-động trên lực-trường này của bệnh-nhân.

Bên ngoài lực-trường này, chúng ta còn có nhiều lực-trường khác tạo ra bởi các lượng-tử giao-động trong vũ-trụ, theo các tần-số khác nhau. Các lượng-tử này mang năng-lượng vì có trọng-khối do sự hiện-hữu của lực-trường Higgs mà các khoa-học-gia mới kiểm-chứng được qua việc phát-hiện lượng-tử Higgs (Higgs boson) mới đây.

Vì lực-trường của cơ-thể con người bị bao bọc bởi các lực-trường khác trong môi-sinh, và ở ngoài vũ-trụ, nên TKN trong cơ-thể mỗi người cùng bị chi-phối bởi các lực-trường này. Để tăng-trưởng TKN trong cơ-thể, chúng ta phải cố-gắng tập-luyện để thâu-thập thêm năng-lượng từ các lực-trường trong môi-sinh và ở ngoài vũ-trụ.

  • Lượng-tử Higgs: Lượng-tử của Thượng-Đế!

Lượng-từ này giúp chúng ta giải-đáp được một thắc-mắc khoa-học nền-tảng trong vũ-trụ là làm thế nào mà sau “Tiếng Nổ Lớn” (Big Bang) (khi Thượng-Đế tạo-dựng vũ-trụ) mọi sự vật lại có thể được tạo-thành từ hư-vô, vào khoảng 13.7 tỷ năm trước.

Lượng-tử Higgs còn được gọi trong giới truyền-thông là lượng-tử của Thượng-Đế (God’s particle), dựa theo nhan-đề của một cuốn sách viết bởi Leon Lederman nói về đề-tài này (1993). Sự hiện-hữu của lượng-tử Higgs sẽ giúp cho việc chứng-minh sự hiện-hữu của lực-trường Higgs, và do đó cất-nghĩa được sự việc các vật-thể trong vũ-trụ có trọng-khối, và vì thế có năng-lượng. Lượng-tử Higgs chính là đầu mối Đấng Tạo-Hóa đã dùng để tạo-dựng mọi sự-vật trong vũ-trụ!

Quá-trình tìm-kiếm lượng-tử Higgs được tóm-tắt như sau:

Vào năm 1964, nhà vật-lý-học người Anh, Peter Higgs, đã viết một bài khảo-luận đáng ghi nhớ trong đó ông đưa ra một giả-thuyết để giải-thích tại sao các lượng-tử sơ-đẳng lại có trọng-khối. Ông tiên-đoán có sự hiện-hữu của một lực-trường 3 chiều chan-hòa trong vũ-trụ đã lôi kéo mọi sự-vật đi qua nó. Có những lượng-tử gặp khó-khăn nhiều hơn khi đi qua lực-trường này, do đó có trọng-khối nặng hơn. Nếu lực-trường này – được gọi là lực-trường Higgs – thực-sự hiện-hữu, thì – ông nói tiếp – phải có một lượng-tử liên-hệ với nó: đó là lượng-tử Higgs.

Không dễ gì kiểm-nhận được sự hiện-hữu của lượng-tử này. Phải trải qua hơn hai chục năm, với hàng ngàn chuyên-viên và hàng núi dữ-kiện thu-thập được từ hàng tỷ các va-chạm protons, và với sự xử-dụng lò phá-vỡ nguyên-tử (atom smasher) lớn nhất thế-giới – Hadron Collider vĩ-đại tại Trung-Tâm Thí-Nghiệm CERN, tổn-phí khoảng 10 tỷ Mỹ-kim để xây cất và vận-hành trong một đường hầm dài 17-dặm (27-cây số) bên dưới biên-giới hai nước Thụy-Sĩ và Pháp – để sản-xuất một năng-lượng phóng-thích cực cao trong một thời-gian cực ngắn, tương-tự như một phần tỷ hoặc 2 tỷ của một giây đồng-hồ sau Big Bang, đủ cao để sinh ra một lượng-tử Higgs. Lượng-tử này có trọng-khối bằng khoảng 125 lần trọng-khối của một proton.

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2014/12/Peter-Higgs.jpg

  • Các Tụ-Điểm Khí-Năng (Chakras) và Sức Khoẻ Con Người

Chúng ta cũng có những tụ-điểm khí-năng trong cơ-thể, gọi là chakras (danh-từ Hindu gọi là luân-xa) vận-chuyển như những máy phát sóng dọc theo kinh-mạch chánh (cột sống). Có bảy (7) tụ-điểm khí-năng chánh đếm từ cuối cột sống lên tới đỉnh đầu. Mỗi tụ-điểm khí-năng tạo ra các “con lốc” điện-từ-lực với mức-độ giao-động hoặc tần-số khác nhau, làm thành những lực-trường bao-bọc cơ-thể. Lực-trường có giao-động thấp nhất (sóng dài nhất và tần-số thấp nhất) phát ra từ các chakras ở thấp (như chakra 1 – huyệt hội-âm); giao-động cao nhất ở trên đỉnh đầu (chakra7 – huyệt bách-hội). Xin tham-khảo sách Thuật Dưỡng-Sinh: Tự Chữa Bệnh Bằng Thiên-Khí-Năng của Đức Ông HMT [3] để biết rõ vị-trí, chức-năng và sự xử-dụng các chakras trong việc trị-liệu.

Thân-xác con người có các hệ-thống luân-lưu là máu, khí-năng và hạch-dịch. Qua các kinh-mạch chạy theo chân tay và thân mình, ở phía trước và phía sau, và nhờ các đường kinh phụ, khí-năng và sinh-lực luân-lưu qua mọi bộ-phận và các mô trong cơ-thể. Khi ba hệ-thống nầy hoạt-động quân-bình thì con người khỏe mạnh. Nhưng khi chúng bị bế-tắc, luân-lưu không điều-hòa, các bộ -phận trong cơ-thể không nhận được đầy-đủ khí-huyết , bị mất quân-bình, làm cơ-thể suy-nhược, sinh bệnh. Khi có bệnh, trước hết nó ảnh-hưởng tới lực-trường, sau đó tới sự vận-hành của các chakras có liên-hệ trực-tiếp tới các hệ-thống hạch nội-tiết, và gián-tiếp tới các bộ-phận của cơ-thể. Vì vậy, muốn có một cơ-thể mạnh-khỏe, chúng ta phải có một “lực-trường cơ-thể” sung-mãn. Để chữa lành cơ-thể, chúng ta phải chữa lành lực-trường cơ-thể trước – giải-tỏa các bế-tắc và sự mất cân-bằng năng-lượng – để ngăn-chặn sự suy-nhược của cơ-thể và giúp nó hồi-phục. Mọi sự chữa lành đều dựa trên năng-lượng và ý-thức tâm-linh.

Tóm lại, TKN là điện-từ-lực của lực-trường tạo nên trong cơ-thể con người bởi sự giao-động của các lượng-tử trong các tế-bào và các năng-lượng hấp-thụ được từ môi-sinh và trong vũ-trụ, do sự tập-luyện (hít thở và ý-chí tập-trung) của con người. Năng-lượng này được truyền đi theo các vi-ba (sóng nhỏ) có tần-số cao hãy thấp tùy theo trạng-thái cảm-nhận và tâm-linh của mỗi người lúc đó. Việc xử-dụng năng-lượng này để tự chữa bệnh, hoặc trị-liệu cho một bệnh nhân khác, đều dựa trên các nguyên-lý được trình bày dưới đây ♦

Tiến Sĩ Nguyễn Dương
Nhóm Tông-đồ Mục-vụ Sức-khỏe

Xem tiếp: Phần II – Thiên-Khí-Năng và Y-Khoa Vi-Ba

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/09/tkn.gif

 

by Tháng Mười Hai 2, 2014 1 comment Tài liệu TKNăng, Thiên Khí Năng

Thiên Khí Năng hay Năng Lượng Vi Ba chữa bệnh mất ngủ 38 năm

Bị bệnh mất ngủ gần 40 năm và ‘Thiên Khí Năng’ đã chữa được cho tôi !

 Từ khi sang Thụy Sĩ tới nay, đã 38 năm, những đêm ngủ ngon đẫy giấc của tôi dường như rất hiếm. Các bạn bè thân thương ‘Quân Sư quạt giấy‘ cố vấn tôi đủ mọi mánh. Ai nói gì, tôi áp dụng nấy: nghe audio book, thiền Yoga. Ngâm chân với nước muối hột nóng mỗi buổi tối, gối chân thay vì gối đầu v.v… Uống các trà tim sen, ăn hạt sen, đậu đen, táo Tầu hấp, vv… Đếm ‘bầy… chiên lạc’ (mánh của dân Tây khi khó ngủ, đếm đến 1000 con cừu ).

 Tôi đã phải tốn bao nhiêu tiền để hốt mấy chục thang thuốc Nam mua từ Việt Nam, rồi cả  những thang thuốc Bắc ngâm rựơu mua từ Mỹ, nhưng cũng chỉ ngủ đựơc vài đêm, rồi đâu lại vào đó, chẳng thấm tháp gì cả !

 Sau này, từ năm 1996 thì tôi đành phải nghe theo lời bác sĩ và thay đổi luôn xoành xoạch các loại thuốc ngủ: Stilnox/ Zoldorm/Zolpidem rồi Imovane, Dalmadorm, Noctamid v.v.. .

 Vẫn biết rằng dùng thuốc Tây lâu ngày sẽ bị các phản ứng phụ, nếu không lú lẫn thì cũng sẽ lan dần sang đau bao tử, ruột gan phèo phổi, hoặc gây ra những chứng bệnh khác, nhưng tôi thầm nhủ: thôi thì chẳng thà… chết sớm vài năm còn hơn là sống lâu mà mệt mỏi qúa, vì có khi cả tháng tôi hầu như thức trắng đêm!

 Nhưng hỡi ơi! ‘Ông Giời’ cũng hay thích ‘chơi khăm’ lắm! Sau thời gian bị lờn thuốc, giấc ngủ chập chờn, và hôm sau mệt mỏi như ngưòi say sóng, mụn nhọt bắt đầu nổi lên từng cục to như con ruồi ngay giữa mặt và cả trên đầu nữa mới ác chứ! Ôi chu choa, mỗi lần chải đầu, gội đầu là bị xót cứ y như đang bị… lột da vậy. Đã thế vùng da chung quanh mắt cụp xuống, gấp tầng như chiếc bánh xếp! ‘mình nhìn mình trong gương’ mà cũng còn muốn… thét lên nữa cơ mà!

 Không chỉ dừng lại ở đó, sau này thuốc ngủ ‘hành hạ‘ tôi mạnh bạo hơn: mụn mọc ngay cả trong cuống họng và đường dây lên tai, nuốt nước bọt hoặc nói chuyện là đau vô cùng, líu cả lưỡi, làm tôi có cảm tưởng như chiếc lưỡi mình đang bị rút ngắn lại dần thì phải!

 ‘Tình vẫn chưa yên’, những năm sau này tôi lại phải lần lượt kiêng khem hết các gia vị sống mà tôi hằng yêu thích: ớt, tỏi, hạt tiêu, cà ri, vv… vì  hôm sau đi vệ sinh là y kỳ bị ra máu như đàn bà có tháng vậy. Tôi sợ qúa, nhưng các bác sĩ chỉ biết thay đổi thuốc mới chứ làm sao hơn. Hết đổ tội cho stress lại burn out, depress vv… Thử máu, chiếu IRM xem ‘chất xám’ của tôi có bị đổi mầu gì chăng! Dĩ nhiên là không tìm ra đựơc triệu chứng gì!

 Cũng may, đầu năm 2014, mấy cô em bên Mỹ gởi sang cho tôi ít trà, dựơc thảo giải nhiệt, và các sách soạn bởi Đức Ông Hoàng Minh Thắng cũng như giới thiệu cho tôi tham khảo thêm trên Website www.tongdomucvusuckhoe.net

 Cùng lúc, một chị bạn giới thiệu ông bác sĩ chuyên khoa về châm cứu người Hy Lạp. Tôi nói chuyện với ông về phương pháp trị liệu bằng thảo dược, bằng phương cách tự nhiên, bằng Thiên Khí Năng của Đức Ông Thắng. Ông đồng ý và khuyên tôi nên bỏ bớt thuốc ngủ. Ông còn nói ‘le cachet cache la cause ‘ (thuốc Tây dấu gốc căn bệnh).

 Nhân dịp hai chị em chúng tôi ghé thăm Roma vào giữa tháng 8/2014 chúng tôi được Đức Ông Hoàng Minh Thắng đặt tay chuyền Thiên Khí Năng. Biết rằng hai chị em không có nhiều giờ, ngài mở luôn cả 12 chakras cùng 1 lựơt. Mặc dù tôi mặc chiếc áo sơ mi bằng cotton khá dầy, nhưng vẫn cảm nhận bàn tay của ngài đặt theo sống lưng rất nóng! Không những chỉ chữa bệnh thể xác ngài còn cho tôi nhiều lời khuyên để giữ tinh thần được thanh thản an bình trước mọi buồn bực.

  Tôi hỏi ngài ‘Cha đựơc Hồng Ân gì đặc biệt Chúa ban thế !’ Ngài cười hiền lành, nhã nhặn trả lời: ‘Hồng, tím gì đâu, vì thích tìm tòi, học hỏi, nên biết được. Những gì Chúa cho, thì mình chia sẻ cùng anh chị em, thế thôi! ‘

 Hôm sau, trong lúc ba cha con đang dùng trưa trong một tiệm ăn Trung Hoa. Một cặp anh chị đi du lịch, đến từ Vũng Tầu, Việt Nam, nhận ra Đức Ông qua các videos chữa bệnh của Ngài trên các Websites internet. Chị vợ than thở: ‘Con mất ngủ nặng lắm Đức Ông ơi, mất ngủ từ lâu rồi …’ . Tôi thấy thương, cảm thông với chị qúa… và kể với chị rằng: Tối hôm qua, sau khi đựơc Đức Ông đặt tay chữa bệnh, hai chị em nằm ngủ thẳng giấc, đánh một mạch không còn biết trời trăng gì nữa. Giả như có ăn trộm đến quẳng xác mình ra ngoài đường chắc cũng chẳng hay!

 Vốn rất độc lập và ‘cứng lòng’ nên bạn bè tặng cho tôi cái biệt hiệu ‘tô mát xanh‘ (tomate: cà chua, đọc lái từ phiên âm Saint Thomas: là Tông Đồ đòi phải được nhìn thấy, sờ thấy, kiểm chứng các vết thương cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu thì mới tin‘.

 Cách đây đã lâu, tôi cũng đã đọc qua các sách viết về Chakras, Kundalini, Yoga, Thiền vv… Nhưng thú thật là tôi không mấy tin nên không thực hành lâu dài. Những gì không kiểm chứng khoa học cụ thể rõ rằng, thì khó lòng mà ‘dụ khị’ được tôi !

 Nhưng đến hôm nay, sau 6 tuần đựơc mở các Chakras, tức các điểm tụ hội năng lượng vi ba, và dùng những lá cây Neem, bột nghệ, hạt hoa hòe vv…. uống thay trà hằng ngày, tôi đã có được những giấc ngủ tròn giấc, sáng dậy rất sảng khóai mà không cần đến thuốc, mặc dù vì ngại nên tôi chẳng tập hít thở, hay vận động gì đặc biệt.

Tôi phải thành thật công nhận rằng: Thiên Khí Năng hay Năng Lượng Vi Ba, các phương pháp tự nhiên và các cách trị liệu bằng Dựơc Thảo thực sự hiệu qủa, nếu gặp được đúng người hướng dẫn tận tâm.

Xin tạ ơn Chúa vô vàn.

Xin cảm tạ Đức Ông Hòang Minh Thắng và các cộng tác viên Tông Đồ Mục Vụ Sức Khỏe của ngài.

Cũng xin cầu chúc cho tất cả những người có vấn đề về sức khỏe, tìm đựơc phương pháp trị liệu thiên nhiên thích ứng. ‘Một tâm hồn trong sáng trong một thân thể khỏe mạnh. ‘Ăn được, ngủ được là Tiên’. Mong rằng chúng ta hãy là Tiên trước khi thành Cụ !

 Kim Thoa, Genève, Thụy Sĩ. 20.09.2014

Mail: [email protected]

 

by Tháng Chín 22, 2014 3 comments Chứng từ TKNăng

Xoay nắn các đầu ngón tay và ngón chân để cải tiến sức khỏe

     Cơ thể con người có cấu trúc tuyệt vời, vì có mười vùng năng lượng và 10 đường kinh âm dương chạy dọc theo các đầu ngón tay và các đầu ngón chân, nối liền với mọi cơ phận trong người.

     Hệ thống các điểm “tận cùng” hay “khởi đầu”  của các đường kinh ở hai mép dưói các móng tay và  móng chân Vẫn theo cấu trúc nói trên ngành châm cứu bằng  điện (elettro-agopuntura) tác động trên các điểm tận  cùng hay các điểm khởi đầu của các đưòng kinh mạch của liệu pháp châm cứu cổ điển. Các điểm này nằm ở hai mép phía dưói của các móng chân và các móng tay.

     Đây là lý do giải thích tại sao khi chúng ta xoay hay nắn các đầu ngón tay và các đầu ngón chân lại có thể tác động trên các đường kinh đó và cải tiến sức khỏe cho chính mình. Càng hay xoay nắn chúng bao nhiêu, chúng ta lại càng củng cố và gia tăng sức khỏe cho mọi cơ phận bấy nhiêu. 

 

1) Trên tay phải và tay trái:       

       Cạnh móng ngón tay cái phía dưới

– Mép ngoài: mạch bạch huyết

– Mép trong: phế kinh

       Cạnh móng ngón tay trỏ phía dưới

– Mép phía ngón cái: đại tràng kinh

– Mép phía ngón giữa: hệ thống thần kinh

       Cạnh móng ngón tay giữa phía dưới

– Mép phía ngón trỏ: hệ thống tuần hoàn – tính dục

– Mép phía ngón đeo nhẫn: các điểm dị ứng

       Cạnh móng ngón tay đeo nhẫn phía dưới

– Mép phía ngón giữa: các điểm suy thoái của các cơ phận

– Mép phía ngón út: mạch tam tiêu

       Cạnh móng ngón tay út phía dưới

– Mép phía ngón đeo nhẫn: tâm kinh

– Mép phía ngoài: tiểu tràng kinh

2) Trên chân trái và chân phải

       Cạnh móng ngón chân cái

– Mép ngoài: phế kinh (phổi)

– Mép trong: can kinh (gan)       

       Cạnh móng ngón chân thứ hai

– Mép phía ngón chân cái: các điểm suy thoái của các khớp

– Mép phía ngón thứ ba: vị kinh (dạ dầy)     

        Cạnh móng ngón chân thứ ba

– Mép phía ngón thứ hai: cơ nối

– Mép phía ngón thứ tƣ: các điểm của da       

       Cạnh móng ngón chân thứ tư

– Mép phía ngón thứ ba: suy thoái dạng mỡ

– Mép phía ngón út: đởm kinh (mật)

       Cạnh móng ngón chân út

– Mép phía trong: thận kinh

– Mép phía ngoài: bàng quang kinh

     

     Khi nắn, bấm, thoa, bóp, và chuyền thiên khí năng vào các điểm này là chúng ta tác động trên các đường kinh và các cơ phận liên hệ, củng cố và chữa bệnh cho chúng.

Thực hành:

1. Dùng hai ngón tay cái và ngón tay trỏ xoay và nắn từng đầu ngón tay và đầu ngón chân, hay các lóng của ngón tay 15-20 giây. 

2. Nắm bàn tay phải và xoay quanh các ngón tay trái, và nắm bàn tay trái xoay quanh các ngón của tay phải 15-20 giây.

LM Giuse Hoàng Minh Thắng

Tự chữa bệnh bằng Thiên Khí Năng Chương II.

by Tháng Chín 6, 2014 1 comment Xoa bóp phản xạ học
Các đề tài Thánh Mẫu Học

Các đề tài Thánh Mẫu Học

CÁC ĐỀ TÀI THÁNH MẪU HỌC

Các bài thánh mẫu học này đã được phát trong mục ”Mẹ Maria” của chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Vaticăng từ năm 2006, và trong mục ”Thánh Mẫu Học” của chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Chân Lý Á châu (Veritas Manila) từ năm 2008.      

     Chúng được soạn theo các đề tài của cuốn ”Tân Từ Điển Thánh Mẫu Học”, do hai soạn giả Stefano De Fiores và Salvatore Meo, thuộc Phân khoa thần học của Học viện Marianum ở Roma phối hợp với sự cộng tác của 63 thần học gia và chuyên viên thánh mẫu học Italia và Âu châu.       Đức Maria là thụ tạo toàn vẹn nhất của gia đình nhân loại và là chi thể ưu việt nhất trong Thân Mình mầu nhiệm của Chúa Kitô là Giáo Hội. Sau Đức Giêsu, Mẹ là mẫu người như Thiên Chúa đã tạo dựng thời khai nguyên vũ trụ, khi loài người chưa phạm tội kiêu căng bất tuân lệnh Thiên Chúa.

       Học biết về Mẹ sẽ giúp chúng ta hiểu vai trò quan trọng của Mẹ trong chương trình tình yêu cứu rỗi, noi gương Mẹ luôn biết thưa lên hai tiếng ”Xin vâng” với Thiên Chúa và sẵn sàng cộng tác với Chúa để loan báo Tin Mừng cứu độ và dẫn đưa mọi người về với Chúa.

       Roma 26-8-2012
       Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng

Nguyên giáo sư Thánh Kinh Học Viện ”Regina Mundi”
trực thuộc Đại Học Giáo Hoàng Gregoriana,Học viện “Mater Ecclesiae”,
Giáo lý viên truyền giáo quốc tế, và Phân khoa Truyền Giáo
của Đại Học Giáo Hoàng Urbaniana Roma (1991-2011)

 

Gương mặt Mẹ Maria trong các văn bản thư thánh Phaolô và các Phúc Âm

TMH 01  Mẹ Maria trong Thánh Kinh

TMH 02  Sứ mệnh của Đức Maria Mẹ Đấng Cứu Thế theo thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát 4,4

TMH 03  Chức làm Mẹ Đấng Cứu Thế và vấn đề thụ thai đồng trinh của Đức Maria trong văn bản thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát

TMH 04  Chức làm Mẹ Đấng Cứu Thế và sự thụ thai đồng trinh theo văn bản Rm 8,3 và Pl 2,7

TMH 05  Gương mặt Mẹ Maria theo Phúc Âm thánh Marcô

TMH 06  Đức Maria Mẹ Chúa Giêsu Cứu Thế theo Phúc Âm thánh Marcô

TMH 07  Gương mặt Mẹ Maria theo Phúc Âm thánh Mátthêu

TMH 08 Lý do nào đã khiến cho thánh sử Mátthêu kể tên bốn người đàn bà ngoại giáo: Tamar, Rakhab, Rut và Betsabea trong gia phả của Đức Giêsu Kitô Đấng Cứu Thế?

TMH 09  Gương mặt Mẹ Maria trong kiểu thánh sử Mátthêu đọc lại lời tiên tri của ngôn sứ Is 7,14

TMH 10  Gương mặt Mẹ Maria theo các trình thuật cuộc sống công khai của Chúa Giêsu trong Phúc Âm thánh Mátthêu

TMH 11  Mẹ Maria theo Phúc Âm thánh Luca

TMH 12  Gương mặt Mẹ Maria theo hai chương đầu Phúc Âm thánh Luca

TMH 13  Chân dung Mẹ Maria và gương mặt thầy cả Dakharia theo Phúc Âm thánh Luca

TMH 14  Đức Maria hình ảnh “Con gái Sion” trong nhãn quan Phúc Âm thánh Luca

TMH 15  Biến cố Đức Maria sinh con là Đức Giêsu Kitô Đấng Cứu Thế

TMH 16  Sự kiện Mẹ Maria quấn băng vải cho Đức Giêsu và dấu chỉ các săn sóc yêu thương của Mẹ và Cha Thánh Giuse đối với Người

TMH 17  Mẹ Maria chứng nhân, người giải thích và nguồn gốc tin tức về biến cố Chúa Giêsu giáng sinh

TMH 18  Mẹ Maria, nhân chứng, người giải thích và nguồn gốc trinh thuật biến cố Chúa giáng sinh theo Phúc Âm thánh Luca

TMH 19  Mẹ Maria nhân chứng, người giải thích và nguồn gốc của trình thuật Chúa Cứu Thế giáng sinh theo Phúc Âm thánh Luca

TMH 20  Phản ứng của con người trước mầu nhiệm nhập thể: lược đồ thần học “kinh ngạc – sợ hãi – không hiểu” trong Phúc Âm thánh Luca

TMH 21  Đức Maria, chứng nhân nguồn gốc Tin Mừng thời thơ ấu của Chúa Giêsu trong giáo lý về chứng tá theo thánh sử Luca

TMH 22  Mẹ Maria trong các biến cố thời thơ ấu của Chúa Giêsu: lễ cắt bì, chuộc con và thanh tẩy

TMH 23  Lời tiên tri của cụ già Simeong về Hài Nhi Giêsu và Mẹ Người

TMH 24  Cụ già Simeong nói tiên tri về Hài Nhi Giêsu và Mẹ Người

TMH 25  Gương mặt và tâm tình của Mẹ Maria trong biến cố Đức Giêsu lạc trong Đền Thờ

TMH 26  Đức Maria, môn đệ của sự Khôn Ngoan nhập thể là Chúa Giêsu Kitô

TMH 27  Mầu nhiệm phục sinh tiềm ẩn trong biến cố Đức Giêsu lạc trong Đền Thờ

TMH 28  Mẹ Maria giữa lòng Giáo Hội Giêrusalem

TMH 29  Chân dung Mẹ Maria theo Phúc Âm thánh Gioan

TMH 30   Gương mặt và vai trò của Mẹ Maria trong trình thuật tiệc cưới tại làng Cana

TMH 31  Rượu mới tại tiệc cưới Cana: rượu mới cho nhân loại như hiệu qủa lời Mẹ Maria khẩn cầu Chúa Giêsu

TMH 32  Nhờ lời Mẹ Maria khẩn nài Chúa Giêsu ban rượu Tin Mừng mạc khải luật mới cánh chung cho nhân lọai.

TMH 33 Lời Mẹ Maria dặn dò các gia nhân trong tiệc cưới Cana: “Người bảo gì các anh cứ làm theo”

TMH 34  Lòng tin của Mẹ Maria và của các môn đệ trong trình thuật tiệc cưới Cana

TMH 35  Maria Mẹ Sầu Bi

TMH 36  Chiều kích mạc khải giáo hội trong lời trăn trối của Chúa Giêsu

TMH 37  Sự hiện diện và vai trò của Mẹ Maria  trong việc quy tụ mọi con cái tản mác của Thiên Chúa

TMH 38  Đức Maria, hiện thân của Giêrusalem – mẹ mới, là Giáo Hội dân riêng mới của Thiên Chúa

TMH 39  Người môn đệ Chúa thương mến

TMH 40  ”Các sự riêng tư của Chúa Kitô” và “các sự riêng tư của các môn đệ”

Gương mặt Mẹ Maria trong sách Khải Huyền

TMH 41. Người phụ nữ mình mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao

TMH 42. Người phụ nữ trong chương 12 sách Khải Huyền

TMH 43. Ý nghĩa hình ảnh Người Phụ Nữ sinh con trai trong chương 12 sách Khải Huyền

TMH 44. Người Phụ Nữ sinh con trai là hình ảnh Giáo Hội bị bách hại nhưng chiến thắng

TMH 45. Mẹ Maria, Đấng đầy ơn phước, thành phần của Giáo Hội bị thế gian bách hại, nhưng được hồn xác lên Trời

Các tước hiệu của Mẹ Maria

TMH 46. Mẹ Maria là “Con gái Sion”

TMH 47. Tước hiệu “Con gái Sion” trong Thánh Kinh Cựu Ước

TMH 48. Tương quan giữa kiểu gọi “Con gái Sion”, Sion và Giêrusalem

TMH 49. Ý nghĩa kinh thánh và thần học của tước hiệu “Con gái Sion”

TMH 50. Đức Maria mẫu gương của những kẻ có lòng tin

TMH 51. Đức tin hướng dẫn toàn cuộc sống của Mẹ Maria

TMH 52. Lòng tin của Mẹ Maria trong các biến cố còn lại của cuộc đời Chúa Cứu Thế

TMH 53. Đức Maria, người lữ hành trong lòng tin theo Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 54. Mẹ Maria như thành phần “những người nghèo” của Thiên Chúa

TMH 55. Mẹ Maria thuộc lớp người nghèo của Thiên Chúa trong lịch sử dân Israel

TMH 56. Đức Giêsu mẫu gương của người nghèo trong Thánh Kinh Tân Ước

TMH 57. Chúa Giêsu Kitô mẫu gương những người nghèo của Thiên Chúa

TMH 58. Đức Maria, nữ tỳ khiêm hạ nghèo hèn lý tưởng của Thiên Chúa

TMH 59. Mẹ Maria mẫu gương những người nghèo của Thiên Chúa và giá trị tinh thần của tình trạng sống “không có, không thể và không biết”

TMH 60. Mẹ Maria, nữ tỳ của Thiên Chúa và ý niệm tôi tớ trong Thánh Kinh

TMH 61. Tước hiệu “Tôi tớ” trong Thánh Kinh

TMH 62. Mẹ Maria “nữ tỳ của Thiên Chúa” như hình ảnh dân của giao ước

TMH 63. Lời “xin vâng” của Đức Maria, “nữ tỳ của Thiên Chúa”

TMH 64. Mẹ Maria là “ngai tòa sự Khôn Ngoan”

TMH 65. Đức Giêsu Kitô hiện thân sự “Khôn Ngoan” của Thiên Chúa

TMH 66. Sự khôn ngoan và ký ức các biến cố cứu độ

TMH 67. Sự khôn ngoan hiện thực trong cuộc đời Đức Kitô và Mẹ Maria

TMH 68. Các ý niệm khác nhau diễn tả sự khôn ngoan

TMH 69. Mẹ Maria bước vào trong các bí ẩn cuộc đời Chúa Giêsu “Người tôi tớ kkổ đau của Giavê Thiên Chúa”

TMH 70. Mẹ Maria suy gẫm trở lại lịch sử cứu độ để hiểu biết số phận khổ đau của Đức Giêsu Con Mẹ

TMH 71. Magnificat, bài ca chúc tụng của Mẹ Maria

TMH 72. Tác giả và cấu trúc bài thánh ca Magnificat

TMH 73. Cấu trúc bài thánh ca Magnificat

TMH 74. Tương quan giữa bài thánh ca Magnificat và các văn bản cựu ước

TMH 75. Tưong quan văn chương và thần học giữa bài thánh ca Magnificat và Thánh Kinh Cựu Ước

TMH 76. Một vài ghi chú thần học liên quan tới bài thánh  ca Magnificat

TMH 77. Các việc kỳ diệu Thiên Chúa làm: ý nghĩa thần học của bài thánh ca Magnificat

TMH 78.Ý nghĩa thần học của bài thánh ca Magnificat

Đức Maria Hiền thê của Thánh Giuse

 TMH 79. Đức Maria hiền thê của thánh Giuse

TMH 80. Đức Maria hiền thê của thánh Giuse

TMH 81. Sự công chính của thánh Giuse

TMH 82. Thánh Giuse được mời gọi làm cha Đức Giêsu

TMH 83. Cuộc sống chung của Cha Thánh Giuse với Chúa Giêsu và Mẹ Maria

TMH 84. Gíao lý về thánh Giuse trong suy tư thần học và huấn quyền của Giáo Hội

TMH 85. Sự đồng trinh của thánh Giuse và aí lực tinh thần với Đức Maria

TMH 86. Cha Thánh Giuse trong lịch sử cứu độ

TMH 87. Con đường lich sử giáo lý và lòng sùng kính thánh Giuse trong tương quan với khoa Thánh mẫu học

TMH 88. Viễn tượng canh tân lòng sùng kính thánh Giuse

TMH 89. Chức làm cha hợp pháp của thánh Giuse

TMH 90. Việc canh tân lòng sùng kính thánh Giuse

Lịch sử khoa Thánh mẫu học

TMH 91. Khoa thánh mẫu học

TMH 92. Hưóng đi mới của khoa thánh mẫu học

TMH 93. Vấn đề độc lập và việc hội nhập văn hóa của nền thánh mẫu học

TMH 94. Sự tiến triển liên quan tới ý nghĩa và cấu trúc của khoa Thánh mầu học

TMH 95. Lịch sử tiến triển, ý nghĩa và cơ cấu khoa Thánh mẫu học thời Trung Cổ

TMH 96. Lịch sử tiến triển, ý nghĩa và cơ cấu khoa Thánh mẫu học thời tân tiến và hiện đại

TMH 97. Hai kiểu trình bầy về Đức Mẹ: lồng khung khảo luận thánh mẫu học vào tác phẩm khác hay tôn trọng sự độc lập của khảo luận?

TMH 98. Nền tảng cho khảo luận thánh mẫu học ngày nay

TMH 99. Nhân tố cấu trúc khảo luận thánh mẫu học ngày nay

TMH 100. Nội dung khảo luận thánh mẫu học ngày nay

TMH 101. Việc trình bầy khảo luận thánh mẫu học một cách có hệ thống và việc hội nhập văn hóa

TMH 102. Các nhiệm vụ và mục đích của khoa Thánh mẫu học ngày nay

 

Gương mặt Mẹ Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ

TMH 103. Mẹ Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ

TMH 104. Đức Maria trong giáo huấn của Giáo Phụ Ignazio thành Antiokia và Giáo Phụ Giustino

TMH 105. Mẹ Maria trong tư tưởng của Giáo Phụ Ireneo thành Lyon và mạo thư “Tin Mừng theo thánh Giacôbê”

TMH 106. Đức Maria trong tư tưởng của các tác giả kitô nhỏ hơn thuộc thế kỷ thứ II

TMH 107. Đức Maria trong bút tích của các Giáo Phụ Ippolito thành Roma, Clemente thành Alessandria và Origene

TMH 108. Đức Maria trong bút tích của Giáo Phụ Origene và các tác giả ít quan trọng hơn thuộc thế kỷ thứ III

TMH 109. Đức Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ từ Công Đồng Chung Nicea cho tới Công Đồng Chung Calcedonia

TMH 110. Các Giáo Phụ Đông Phương: Eusebio thành Césarea, Cirillo thành Giêrusalem và Atanasio

TMH 111. Đức Maria trong giáo huấn của Giáo Phụ Efrem người Siro và các Giáo Phụ vùng Cappadocia

TMH 112. Đức Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ Gregorio thành Nissa, Anfilochio thành Iconio và Epifanio thành Salamina

TMH 113. Đức Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ Crisostomo, Severiano thành Gabala, Cirillo thành Alessandria và Nestorio

TMH 114. Đức Maria trong giáo huấn của các Giáo Phụ Cirillo thành Alessandria và Nestorio cũng như trong các bài giảng tiếng Hy lạp thuộc thế kỷ thứ V

TMH 115. Đức Maria trong các bài giảng của các Giáo Phụ thuộc thế kỷ thứ V

TMH 116. Đức Maria trong các giáo huấn của các Giáo Phụ Tây Phương

TMH 117. Đức Maria trong các giáo huấn của Giáo Phụ Ambrogio thành Milano

TMH 118. Đức Maria trong các giáo huấn của các Giáo Phụ Girolamo và Agostino

TMH 119. Đức Maria trong tư tưởng của Giáo Phụ Agostino

TMH 120. Đức Maria trong các giáo huấn của các tác giả Latinh thuộc các thế kỷ IV-V

Gương mặt và cuộc sống lịch sử của Mẹ Maria

 TMH 121. Gương mặt và cuộc sống lịch sử của Đức Maria thành Nagiarét

TMH 122. Gương mặt và cuộc sống lịch sử của Đức Maria thành Nagiarét trong bối cảnh cuộc đời Đức Giêsu

TMH 123. Ba nguồn tại liệu giúp dựng lại chân dung lịch sử của Đức Maria thành Nagiarét

TMH 124. Một vài tiêu chuẩn trong các nguồn tại liệu hậu kinh thánh liên quan tới Đức Maria

TMH 125. Các sách Midrash liên quan tới Đức Maria trong Giáo Hội thời khai sinh

TMH 126. Đức Maria trong các điếu văn của Giáo Hội do thái kitô thời khai sinh

TMH 127. Môi trường sinh trưởng của Đức Maria

TMH 128. Các chứng tích khảo cổ liên quan tới Đức Maria

TMH 129. Nhà của Đức Maria tại Nagiarét và nhà của bà Elidabét và tư tế Dakharia tại Ain Karem

TMH 130. Các chứng tích khảo cổ liên quan tới hang đá Bếtlêhem và nhà của Thánh Giuse tại Nagiarét

TMH 131. Các di tích khảo cổ liên quan tới làng Cana và đồi Calvê

TMH 132. Vương cung thánh đường Mộ Chúa và đồi Golgotha

TMH 133. Nghệ thuật vẽ hình Đức Maria

TMH 134. Ngôi mộ của Đức Trinh Nữ Maria trong vườn Giệtsêmani

TMH 135. Một vài kết luận liên quan tới  gương mặt lịch sử của Đức Maria dựa trên các bút tích và bằng chứng khảo cổ

Các bút tích không chính thức liên quan tới Đức Maria

 TMH 136. Các mạo thư về Đức Maria. Ý nghĩa từ “mạo thư”

TMH 137. Ảnh hưởng của các tác phẩm mạo thư trên nền văn hóa kitô

TMH 138. Việc phân loại các phẩm mạo thư. Các tác phẩm mạo thư cựu ước

TMH 139. Các tác phẩm mạo thư tân ước

TMH 140. Các tác phẩm mạo thư tân ước. Nhóm sách về biến cố Đức Maria hồn xác lên Trời, Tông Đồ Công Vụ và các truyền thuyết

TMH 141. Các thư và các sách Khải Huyền trong nền văn chương mạo thư tân ước

TMH 142. Các giáo huấn thánh mẫu học trong các tác phẩm mạo thư tân uớc

TMH 143. Đức Maria mẹ đồng trinh theo các tác phẩm mạo thư tân ước

TMH 144. Đức Maria trong cuộc khổ nạn và sự sống lại theo các tác phầm mạo thư tân ước

TMH 145. Một vài kết luận liên quan tới gương mặt lịch sử của Đức Maria dựa trên các bút tích và các bằng chứng khảo cổ

Giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới Đức Maria

 TMH 146. Các giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới Đức Maria

TMH 147. Giáo huấn thánh mẫu học theo các Công Đồng của Giáo Hội

TMH 148. Thánh mẫu học trong giáo huấn của các Giáo Hoàng

TMH 149. Giáo huấn của các Giáo Hoàng về Mẹ Maria

TMH 150. Một vài yếu tố nổi bật trong giáo huấn thánh mẫu học của hàng giáo phẩm

TMH 151. Các tín điều về Đức Mẹ. Giá trị của tín điều trong nền văn hóa và thần học hiện đại

TMH 152. Nội dung và sự phát triển lịch sử của các tín điều về Đức Maria

TMH 153. Lich sử sự phát triển của các tín điều về Đức Maria

TMH 154. Lịch sử sự phát triển các tín điều thánh mẫu học

TMH 155. Những đặc thái của các tín điều thánh mẫu học

TMH 156. Các tín điều thánh mẫu học và vấn đề đại kết

Tương quan của Đức Maria với Thiên Chúa Ba ngôi

 TMH 157. Tương quan của Đức Maria với Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh

TMH 158. Các định đề nền tảng của khoa Thánh mẫu học trong chiều kích ba ngôi

TMH 159. Một cái nhìn tổng quát về lịch sử mạc khải ba ngôi và các suy tư thần học trong tương quan với thánh mẫu học

TMH 160. Chiều kích ba ngôi trong thánh mẫu học và việc hệ thống hóa

TMH 161. Chiều kích ba ngôi trong chức làm Mẹ Thiên Chúa biện minh cho việc đồng công cứu chuộc của Đức Maria

TMH 162. Các tước hiệu của Mẹ Maria trong tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi

Tương quan giữa Thiên Chúa Cha và Đức Maria

TMH 163. Thiên Chúa Cha và khoa Thánh mẫu học

TMH 164. Ý nghĩa chức làm cha và làm mẹ của Thiên Chúa trong Thánh Kinh

TMH 165. Thánh Kinh có nói về chức làm mẹ của Thiên Chúa không?

TMH 166. Một vài đề nghị thần học cụ thể trả lời cho các bác bẻ của nền thần học nữ quyền

TMH 167. Thiên Chúa Cha và Đức Maria trong Thánh Kinh Tân Ước

TMH 168. Các nhân tố của truyền thống giáo hội đối với tương quan giữa Đức Maria và Thiên Chúa Cha

TMH 169. Tương quan giữa Đức Maria và Thiên Chúa Cha theo Tông huấn “Marialis cultus” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI

TMH 170. Kinh nghiệm chức làm cha của Thiên Chúa nơi Đức Maria

Tương quan giữa Chúa Giêsu Kitô và Đức Maria

 TMH 171. Gương mặt thời sự của Đức Giêsu Kitô và các phản ánh của nó trên Đức Maria

TMH 172. Gương mặt của Đức Giêsu Kitô trong các nền thần học khác nhau của Kitô giáo

TMH 173. Phản ánh của các suy tư kitô học trên gương mặt của Đức Maria

TMH 174. Gương mặt Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế theo Phúc Âm thánh Luca và Phúc Âm thánh Gioan

TMH 175. Đức Maria cộng sự viên của Đấng Cứu Thế

TMH 176. Tương quan mật thiết giữa Kitô học và Thánh mẫu học

TMH 177. Chiều hướng “siêu tín lý” trong việc trình bầy gương mặt của Đức Maria

TMH 178. Nền Kitô học siêu việt và các âm hưởng trên Thánh mẫu học

TMH 179. Thánh mẫu học trong tư tưởng của thần học gia Karl Rahner

TMH 180. Kitô học và Thánh mẫu học trong kiểu giải thích của các thần học gia châu Mỹ La tinh

TMH 181. Kiểu giải thích kitô học và thánh mẫu học theo chiều hướng tôn giáo bình dân của Hội nghị Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ La tinh

TMH 182. Thánh mẫu học trong tài liệu Puebla của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ La tinh

TMH 183. Định hướng kitô học của lòng tôn sùng Mẹ Maria

TMH 184. Tính cách thời sự của Thánh mẫu học trong đời sống Giáo Hội. Đóng góp của Công Đồng Chung Vaticăng II

Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria

TMH 185. Chúa Thánh Thần và Đức Maria

TMH 186. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria trong tư tưởng thần học của các Giáo Phụ

TMH 187. Đức Maria và Chúa Thánh Thần trong tư tưởng của vài vị thánh và tác giả kitô

TMH 188. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria trong giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 189. Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời Đức Maria theo một vài thần học gia thời hậu Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 190. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria trong suy tư của thần học của học giả H.M.Manteau-Bonamy

TMH 191. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria theo Tông huấn “Lòng sùng kính Đức Maria” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và một vài tác giả công giáo hiện đại

TMH 192. Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong biến cố truyền tin

TMH 193. Sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi Đức Maria trong suy tư thần học của học giả D. Bertetto

TMH 194. Từ Thánh mẫu học duy bản vị của thần học gia Urs von Balthasar tới Đức Maria, gương mặt hiền mẫu của Thiên Chúa

TMH 195. Gương mặt hiền mẫu của Thiên Chúa trong tư tưởng của thần học gia L. Boff

TMH 196. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria trong suy tư của thần học gia X. Pikasa

TMH 197. Một vài nhận định tổng kết về tương quan giữa Thánh thần học và Thánh mẫu học

 

Tương quan giữa Giáo Hội và Đức Maria

 TMH 198. Tương quan giữa Giáo Hội và Đức Maria

TMH 199. Thế quân bình giữa chiều kích Giáo hội học và Kitô học trong Thánh mẫu học theo Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 200. Tương quan giữa Đức Maria và Giáo Hội

TMH 201. Đức Maria là Mẹ và là mẫu gương của Giáo Hội

TMH 202. Đức Maria là mẫu gương của Gíao Hội, là dấu chỉ niềm hy vọng chắc chắn và sự ủi an

TMH 203. Tương quan giữa Đức Maria và Giáo Hội trong các đóng góp của nền thần học hiện đại

TMH 204. Lòng sùng kính đúng đắn đối với Mẹ Maria như kết quả tương quan quân bình giữa Giáo Hội và Đức Maria

TMH 205. Chiều kích giáo hội học của việc tôn sùng Đức Maria theo Tông huấn “Marialis cultus” của Đức Phaolô VI

Đức Maria Mẹ Thiên Chúa

 TMH 206. Đức Maria Mẹ Thiên Chúa

TMH 207. Thiên tính của Chúa Kitô và chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria theo Phúc Âm thánh Mátthêu

TMH 208. Thiên tính của Đức Giêsu và chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria theo Phúc Âm thành Luca

TMH 209. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa

TMH 210. Đức Maria Mẹ Thiên Chúa: tín lý, lịch sử và thần học

TMH 211. Đức Maria Theotókos trong giáo huấn của Công Đồng Chung Êphêxô

TMH 212. Công Đồng Chung Êphêxô và giáo lý về sự hiệp nhất hai bản tính nơi con người của Đức Giêsu Kitô và tước hiệu “Theotókos Mẹ Thiên Chúa” của Đức Maria

TMH 213. Tước hiệu “Theotókos  Mẹ Thiên Chúa” trong giáo huấn của Công Đồng Chung Calcedonia

TMH 214. Chức làm Me Thiên Chúa của Đức Maria theo Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 215. Chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria và việc cử hành phụng vụ

Đức Trinh Nữ Maria

TMH 216. Đức Maria Trinh Nữ

TMH 217. Cuộc tranh luận về sự đồng trinh của Đức Maria trong thời hậu Công Đồng Chung Vaticăng II và dữ kiện lịch sử hay trình thuật thần học

TMH 218. Việc Đức Maria thụ thai đồng trinh Đức Giêsu Kitô là sự kiện lịch sử hay chỉ là trình thuật thần học?

TMH 219. Chứng tá kinh thánh liên quan tới việc thụ thai đồng trinh của Đức Maria

TMH 220. Việc thụ thai đồng trinh Chúa Kitô theo các văn bản Thánh Kinh Tân Ước

TMH 221. Việc thụ thai đồng trinh theo thánh sử Mátthêu, Luca và Gioan

TMH 222. Việc thụ thai đồng trinh theo Phúc Âm thánh Gioan

TMH 223. Ý nghĩa sự kiện Đức Maria thụ thai Chúa Giêsu đồng trinh

TMH 224. Việc tái sinh kitô hữu thành con Thiên Chúa theo thánh Gioan

TMH 225. Cuộc sống làm con Thiên Chúa trong giáo huấn của hai thánh sử Mátthêu và Luca

TMH 226. Lời khấn đồng trinh

TMH 227. Độc thân hay khấn hứa đồng trinh trong quan niệm của Do thái giáo

TMH 228. Cuộc sống độc thân của giáo phái Essenien

TMH 229. Các kiểu giải thích lời Đức Maria thưa với sứ thần “Điều ấy xảy ra thế nào được vì tôi không biết đến người nam?”

TMH 230. Sự đồng trinh của Đức Maria trong khi sinh con

TMH 231. Các chứng tá liên quan tới việc Đức Maria sinh Chúa Giêsu Kitô nhưng vẫn đồng trinh

TMH 232.Ý nghĩa sự kiện sinh con đồng trinh của Đức Maria

TMH 233. Sự đồng trinh của Đức Maria sau khi sinh con

TMH 234. Các anh em của Chúa Giêsu trong nghĩa hẹp, tức các người con do Đức Maria sinh ra

TMH 235. Sự đồng trinh của Đức Maria sau khi sinh con theo Truyền thống của Giáo Hội

TMH 236. Giáo huấn của các Giáo Phụ về sự đồng trinh của Đức Maria

TMH 237. Vấn đề Đức Maria trọn đời đồng trinh trong suy tư của các Giáo Phụ

TMH 238. Việc đào sâu suy tư thần học của các Giáo Phụ liên quan tới sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria

TMH 239. Định nghĩa tín lý Đức Maria trọn đời đồng trinh

TMH 240. Cuộc tranh luận với các tín hữu Tin lành liên quan tới sự trọn đời đồng trinh của Đức Maria. Vấn đề trong viễn tượng thần học hiện nay

TMH 241. Ý nghĩa thần học của việc thụ thai đồng trinh

TMH 242. Ảnh hưởng của sự thụ thai đồng trinh Chúa Kitô đối với cuộc sống của tín hữu

Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 243. Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 244.Ảnh hưởng ưu tiên của lòng tin bình dân đối với tín điều Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội

TMH 245. Vai trò soi sáng của thần học liên quan tới tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 246. Sự can thiệp của Giáo Quyền vào việc thăng tiến tín lý Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 247. Chỗ đứng của các văn bản kinh thánh trong tài liệu của Đức Pio IX và Đức Pio XII về tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 248. Các văn bản kinh thánh làm nền cho tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 249. Các văn bản kinh thánh làm nền cho tín lý Đức Maria vô nhiễm nguyên tội theo Tông huấn “Ineffabilis Deus”

TMH 250. Đức Maria là hình ảnh của Sion-Giêrusalem, dân tuyển chọn được canh tân, hiền thê của Giavê trong chương trình cứu độ

TMH 251. Israel dân được tái tạo là nơi Thiên  Chúa ngự trong Đền Thánh, hình ảnh Đền Thánh mới của Thiên Chúa là Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 252. Đức Maria, Thánh Điện mới nơi Thiên Chúa ở giữa dân Người

TMH 253. Thần học về việc thụ thai vô nhiễm

TMH 254. Việc tạo dựng trong ơn thánh của Chúa Thánh Thần và sự thụ thai vô nhiễm Đức Maria

TMH 255. Ba trào lưu ảnh hưởng trên tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội

TMH 256. Việc cử hành lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

TMH 257. Việc cử hành lễ kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội

Đức Maria hồn xác lên Trời

TMH 258. Đức Maria hồn xác lên Trời

TMH 259. Biến cố Đức Maria hồn xác lên Trời trong giáo lý kinh thánh và do thái

TMH 260. Lịch sử tín điều Đức Maria hồn xác lên Trời

TMH 261. Tín điều và thần học về biến cố Đức Maria hồn xác lên Trời

TMH 262. Sự phát triển thần học về việc Đức Maria hồn xác lên Trời trong Hiến chế Giáo Hội Lumen Gentium của Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 263. Các giả thuyết của một sự sống lại tức thì và việc hồn xác lên trời của Đức Maria

TMH 264. Các giả thuyết cánh chung mới và biến cố Đức Maria hồn xác lên Trời

TMH 265. Lịch sử việc cừ hành lễ kính Đức Mẹ hồn xác lên Trời

TMH 266. Ý nghĩa phụng vụ và mục vụ của lễ Đức Mẹ hồn xác lên Trời

Đức Maria là Mẹ chúng ta

 TMH 267. Đức Maria là Mẹ chúng ta

TMH 268. Nền tảng kinh thánh chức làm mẹ của Đức Maria đối với tín hữu

TMH 269. “Kể từ giờ đó người môn đệ rước bà về nhà mình”

TMH 270. Niềm tin của Giáo Hội nơi Đức Maria Mẹ chúng ta trong giáo huấn của các Giáo Phụ và Tiến Sĩ Giáo Hội và việc tôn sùng Mẹ

TMH 271. Đức Maria là Mẹ chúng ta theo tài liệu của Công Đồng Chung Vaticăng II và  trong các suy tư thần học

TMH 272. Suy tư thần học về nhiệm vụ và mục đích của sự kiện Đức Maria là Mẹ chúng ta

TMH 273. Đức Maria là Mẹ chúng ta và các áp dụng mục vụ

Đức Maria là Evà mới

 TMH 274. Đức Maria là Evà mới theo một vài văn bản kinh thánh

TMH 275. Việc so sánh Đức Maria với Evà trong giáo huấn của các Giáo Phụ

TMH 276. Việc so sánh Đức Maria với Evà trong giáo huấn của vài Giáo Phụ khác

Đức Maria là Đấng đồng công cứu chuộc

 TMH 277. Giáo thuyết thần học về tước hiệu “Đồng công cứu chuộc” của Đức Maria

TMH 278. Gíáo thuyết thần học cỉa Công Đồng Chung Vaticăng II về sự cộng tác của Đức Maria trong công trình cứu chuộc

TMH 279. Đức Maria cộng sự viên công trình cứu chuộc của Chúa Kitô theo nội dung chương VIII Hiến chế về Giáo Hội Lumen Gentium

Đức Maria là Đấng trung gian

TMH 280. Đúc Maria là Đấng trung gian

TMH 281. Đức Maria là Đấng thụ đắc và ban phát các ơn thánh cho tín hữu

TMH 282. Sự trung gian của Đức Maria theo chương VIII Hiến chế về Giáo Hội

TMH 283. Duyệt xét lại vài từ vựng giúp hiểu sự trung gian cứu độ của Chúa Kitô và của Đức Maria

TMH 284. Tìm hiểu sự trung gian của Chúa Kitô trong công trình cứu rỗi và ơn cứu độ

TMH 285. Nhiệm vụ hiền mẫu của Đức Maria

TMH 286. Ba viễn tượng chính của nền Thánh mẫu học

Đức Maria Nữ Vương

TMH 287. Đức Maria Nữ Vương

TMH 288. Giáo huấn Thông điệp “Ad coeli Reginam” của Đức Giáo Hoàng Pio XII

TMH 289. Giải thích chức Nữ Vương của Đức Maria trong vài văn bản kinh thánh

TMH 290. Chức Nữ Vương của Đức Maria theo hai văn bản Phúc Âm thánh Luca và biến cố Đức Mẹ hồn xác lên Trời

TMH 291. Đức Maria là Nữ Vương  bên cạnh Chúa Kitô Vua

TMH 292. Đức Maria Nữ Vương trong Chúa Thánh Thần

TMH 293. Đức Maria là Nữ Vương vì là Nữ Tỳ của Thiên Chúa

TMH 294. Đức Maria Nữ Vương là Nữ Tỳ của Thiên Chúa

TMH 295. Việc đào sâu thần học và áp dụng chức Nữ Vương của Đức Maria

TMH 296. Đức Maria Đấng tiếp nhận vương quốc của Thiên Chúa

TMH 297. Đức Maria đội triều thiên vinh quang hiển trị với Chúa Kitô

TMH 298. Đức Maria Nữ Vương trong nghĩa tin mừng

TMH 299. Đức Maria là “Nữ Hoàng Mẹ”

TMH 300. Đức Maria hướng dẫn tín hữu tới ơn cứu độ tràn đầy. Lịch sử lễ Đức Maria Nữ Vương

TMH 301. Nội dung các công thức lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria Nữ Vương trong phụng vụ

Đức Maria trong phụng vụ

 TMH 302. Đức Maria trong phụng vụ

TMH 303. Lòng sùng kính Đức Maria trong các chứng từ phụng vụ các thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội

TMH 304. Lòng sùng kính Đức Maria theo Phúc Âm mạo thư Giacôbê hay “sự sinh ra của Đức Maria”

TMH 305. Giải thích các Thánh Vịnh trong lăng kính thánh mẫu học

TMH 306. Các kiểu biểu hiệu thánh mẫu, kinh thánh và phụng vụ đầu tiên liên quan tới Đức Maria

TMH 307. Các dấu tích lòng sùng kính Đức Maria trong khảo cổ học

TMH 308. Đức Maria trong chứng tích khảo cổ hộc mộ “chiếc khăn trinh nữ”, và trong bài thánh ca “Sub tuum praesidium Dưới sự chở che của Mẹ”

TMH 309. Chỗ đứng của Mẹ Maria trong việc cử hành mầu nhiệm nhập thể và việc đọc lại các lời tiên tri trong Cựu Ước

TMH 310. Lòng tôn sùng Mẹ Maria trong các cộng đoàn kitô thời tiền Công Đồng Chung Nicea

TMH 311. Một vài kết luận liên quan tới các chứng tích lòng tôn sùng Mẹ Maria trong phụng vụ

TMH 312. Sự hiện diện của Mẹ Maria trong cộng đoàn cử hành Bí tích Thánh Thể

TMH 313. Chiều kích thánh thể và thánh mẫu trong kinh nghiệm của Giáo Hội

TMH 314. Cái nhìn lịch sử tín lý về tương quan Đức Maria Giáo Hội và Bí tích Thánh Thể

TMH 315. Một vài viễn tượng thần học về tương quan giữa Đức Maria và Bí tích Thánh Thể

TMH 316. Tóm tắt các chỉ dẫn thần học về tương quan giữa Đức Maria và Bí tích Thánh Thể

TMH 317. Sự hiện diện của Đức Maria trong cộng đoàn cử hành Bí tích Thánh Thể

TMH 318. Đức Maria và năm phụng vụ

TMH 319. Sự phát triển việc cử hành ngày Chúa Nhật trong thời các Giáo Phụ

TMH 320. Việc sùng kính Đức Maria và các Thánh trong các thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội

Các lễ mừng kính Đức Maria

 TMH 321. Việc phát triển các lễ mừng kính Đức Trinh Nữ Maria và cuộc cải tổ phụng vụ

TMH 322. Các ngày lễ theo tinh thần Hiến chế về Phụng Vụ Thánh và Hiến chế về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vaticăng II

TMH 323. Lịch phụng vụ mới

TMH 324. Tầm quan  trọng và ý nghĩa các lễ kính Đức Maria trong năm phụng vụ

TMH 325. Các lễ cử hành cuộc đời Đức Mẹ

TMH 326. Các lễ về cuộc đời Đức Mẹ

TMH 327. Lễ Đức Maria rất thánh là Mẹ Thiên Chúa

TMH 328. Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ

TMH 329. Lễ Đức Mẹ hồn xác lên Trời

TMH 330. Biến cố Đức Mẹ hồn xác lên Trời theo thị kiến của chị Anna Katharina Emmerik

TMH 331. Đức Maria hồn xác lên Trời theo thị kiến của nữ tu Anna Katharina Emmerik

TMH 332. Các nền tảng của tín điều Đức Mẹ hồn xác lên Trời trong lịch sử Giáo Hội

TMH 333. Cuộc sống vinh quang theo thánh Phaolô, nền tảng kinh thánh và thần học giúp đọc hiểu vinh quang của Đức Maria hồn xác lên Trời

TMH 334. Các nền tảng tín lý Đức Maria hồn xác lên Trời trong lịch sử Giáo Hội

TMH 335.Lễ Đức Mẹ Lộ Đức

TMH 336. Các lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức

TMH 337. Các lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức

TMH 338. Ý nghĩa biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức

TMH 339. Sứ điệp của Đức Mẹ Lộ Đức trong cuộc đời chị Bernadette. Các cuộc hành hương tới Đên Thánh Đức Mẹ

TMH 340. Lộ Đức Kinh Thành của Thánh Thể và Kinh Mân Côi

TMH 341. Công tác mục vụ tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức

TMH 342. Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria

TMH 343. Lễ Đức Mẹ Camêlô

TMH 344. Việc tưởng niệm trọng thể Đức Bà Camêlô

Lễ Đức Mẹ Mân Côi và Kinh Mân Côi

 TMH 345. Lịch sử Kinh Mân Côi và lễ Đức Mẹ Mân Côi

TMH 346. Lịch sử Kinh Mân Côi (2)

TMH 347. Lịch sử Kinh Mân Côi (3)

TMH 348. Vai trò của Kinh Mân Côi trong các cuộc chiến chống lại âm mưu xâm lăng Âu châu của đế quốc Hồi Ottoman

TMH 349. Huấn quyền giáo hoàng và Kinh Mân Côi

TMH 350. Huấn quyền giáo hoàng và Kinh Mân Côi (2)

TMH 351. Kinh Mân Côi trong Tông huấn về lòng sùng kính Đức Mẹ “Marialis cultus” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI

TMH 352. Phần cuối Tông huấn “Marialis cultus” của Đức Phaolô VI

TMH 353. Kinh Mân Côi là lời kinh hữu hiệu giúp đương đầu với các tai ương trầm trọng trên thế giới

TMH 354. Lần hạt Mân Côi trong tháng Mười để cầu cho ơn hòa giải các tâm hồn, các dân tộc và cho nền hòa bình thế giới. Tông huấn “Recurrens mensis October” của Đức Phalô VI

TMH 355. Nội dung Tông thư “Rosarium Virginis Mariae” của Đức Gioan Phaolô II

TMH 356. Nội dung Tông thư về Kinh Mân Côi của Đức Gioan Phaolô II

TMH 357. Cùng  Mẹ Maria học biết Chúa Kitô, trở thành đồng hình dạng với Chúa, khẩn nài và loan báo Chúa

TMH 358. Các mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Mẹ Maria trong Kinh Mân Côi, Mầu nhiệm của sự Vui và sự Sáng

TMH 359. Các mầu nhiệm Thương và mầu nhiệm Vinh quang của Kinh Mân Côi. Mầu nhiệm của Chúa Kitô mầu nhiệm của con người

TMH 360. Kinh Mân Côi là con đường hấp thụ mầu nhiệm

TMH 361. Các yếu tố khác nhau trong Kinh Mân Côi

TMH 362. Kinh Mân Côi là một kho tàng cần được tái khám phá. Tương quan giữa Kinh Mân Côi và nền hòa bình thế giới

TMH 363. Kinh Mân Côi trong cuộc đời các Thánh

TMH 364. Tình yêu của các Thánh đối với Kinh Mân Côi

TMH 365. Sức mạnh cứu rỗi của Kinh Mân Côi

TMH 366. Các kết qủa của Kinh Mân Côi

TMH 367. Đọc Kinh Mân Côi suốt ngày và tại bất cứ đâu

TMH 368. Các linh mục và Kinh Mân Côi

TMH 369. Kinh Mân Côi là lời kinh có thể đọc ở khắp mọi nơi và trong mọi lúc

TMH 370. Kinh Mân Côi trong các nhà thương, các lâu đài hoàng gia và trong gia đình

TMH 371. Hãy học cùng các Thánh việc đọc Kinh Mân Côi

TMH 372. Lần hạt Mân Côi là tiếp rước Mẹ Maria và hôn chuỗi Mân Côi là hôn Mẹ

TMH 373. Chuỗi Mân Côi trong giờ lâm tử. Chuỗi Mân Côi sức mạnh của các vị tử đạo

TMH 374. Tổng kết ý nghĩa Kinh Mân Côi trong tình hình giáo lý sùng mộ và việc canh tân Kinh Mân Côi hiện nay

TMH 375. Lễ sinh nhật Đức Maria

TMH 376. Lễ sinh nhật Đức Mẹ

TMH 377. Đức Maria “Mẹ của con người mới” và Thánh Giuse Phu Quân

TMH 378. Lễ Dâng Đức Maria vào Đền Thánh

TMH 379. Lễ Dâng Đức Maria vào Đền Thánh bên Tây Phương

TMH 380. Ý nghĩa tu đức và thần học của lễ Dâng Đức Maria vào Đền Thánh

………….. (còn tiếp)

Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng

by Tháng Bảy 6, 2014 Comments are Disabled Tâm Linh, Thánh Mẫu học

Thiên Khí Năng trong quan niệm đông y

THIÊN KHÍ NĂNG TRONG QUAN NIỆM CỦA ĐÔNG Y

 1. Ba kho tàng nền tảng của sự sống và sức khỏe của con người

 Có ba kho tàng làm nền tảng cho sự sống và sức khỏe của con người: đó là Sinh, Khí và Thần. Cả ba khía cạnh đều diễn tả sức sinh động nội tại, sinh lực và bản chất của con người. Trong quan niệm đông phương không tách rời thân xác khỏi trí khôn, cái vật lý khỏi cái không vật lý, cả ba thực tại này đều vừa là vật chất vừa không là vật chất.

 1) ”Sinh” là sức mạnh sáng tạo hiện diện trong tinh trùng của người cha và trứng của người mẹ. Chính chất liệu nền tảng này tạo thành thân thể con người và duy trì các nhiệm vụ của sự sống. Trong cuộc sống nó được tạo thành bởi các chất dinh dưỡng là thực phẩm và nước. Sinh là tiềm năng sự phát triển của con người. Nó là gia tài di truyền của con người.

 2) ”Khí” là ý niệm không chuyển dịch được. Nó vừa là sinh lực, vừa là nguyên lý tổ chức chảy qua mọi sự và thiết lập tương quan giữa chúng. Mọi vật, kể cả không khí và đá sỏi, đều có khí. Trong cơ thể con người khí được diễn tả bằng sinh hoạt của tim và phổi, bằng cách luân chuyển máu và dưỡng khí. Khí chỉ huy dòng chảy của máu trong toàn thân thể dưới ảnh hưởng của việc hít thở. Mọi di chuyển và hành động của con người tùy thuộc nơi khí của chúng ta. Bản chất dinh dưỡng của thực phẩm và khí cũng được coi là khí. Đôi khi người ta dịch khí là ”năng lượng”, nhưng thực ra khí bao gồm cả sức mạnh và bản chất của một vật nữa.

 3) ”Thần” tương đương với ý niệm linh hồn của Kitô giáo. Nó cũng là thành phần của bản vị con người. Nó được biểu lộ ra nơi cá tính, tư tưởng, nhận thức và ý thức về mình.

 2. Ba chất nền tảng

 Có ba chất nền tảng quan trọng đối với sức khỏe của con người: đó là khí, huyết và chất lỏng. Chúng bị ảnh hưởng bởi thực phẩm, kiểu sống và môi sinh. Cả ba phát xuất từ thực phẩm, nước và khí; chúng tùy thuộc và ảnh hưởng trên nhau. Từ ”chất lỏng” ám chỉ lưu lượng và chất ướt trong thân thể bao gồm nước mắt, mồ hôi, nước miếng, chất nhờn và nước tiểu.

 3. Khí

 ”Khí” là ý niệm không thể diễn tả bằng lượng. Nó được biểu lộ qua mắt, hình dạng thân thể, giọng nói, và hàng trăm dấu chỉ và triệu chứng hiện diện nơi từng cá nhân. Khí của mỗi người là duy nhất và thay đổi.

  Khi miêu tả sức sinh động của mọi vật, sống cũng như không sống, và sự thay đổi từ hình thái này sang hình thái khác. Người ta thường so sánh khí với điện. Chúng ta không giải thích được điện một cách có khoa học rõ ràng, nhưng có thể nói lên hay miêu tả nhiều hình dạng và nhiệm vụ của điện.

 

Khí có 5 nhiệm vụ:

  1) Di chuyển: Khí cho phép và đồng hành với mọi hình thái di chuyển, bao gồm cả hoạt động vật lý, ngữ học và sinh hoạt trí tuệ.

 2) Bảo vệ: Khí cung cấp sự kháng cự chống lại bệnh tật.

 3) Biển đổi: Khí cho phép thân thể biến đổi thực phẩm, khí, chất lỏng thành chất sống nuôi dưỡng.

 4) Điều hòa sự toàn vẹn vật lý và chất lỏng: Khí giữ cho các cơ phận và chất lỏng ở trong ranh giới quân bình của chúng và phòng ngừa việc mất qúa nhiều chất lỏng và máu.

 5) Kiểm soát nhiệt độ: Khí giữ thân thể ở trong độ nóng bình thường cần thiết cho sự sống.

 Khí lưu thông trong thân thể con người dọc theo các đường kinh mạch. Châm cứu, bấm huyệt, thoa bóp phản xạ học, diện chẩn và cả thiên khí năng nữa đều nhằm tác động trên dòng chảy của khí qua một hay nhiều kinh mạch khác nhau, để đả thông, sửa chữa, và tái lập thế quân bình khí, huyết và chất lỏng cho các cơ phận, loại bỏ sự bất hài hòa và vô trật tự trong các cơ phận gây nên các tật bệnh.

LM Giuse Hoàng Minh Thắng 

Tự chữa bệnh bằng Thiên Khí Năng chương 4

by Tháng Bảy 3, 2014 Comments are Disabled Bấm huyệt, Thiên Khí Năng, Xoa bóp phản xạ học

Cách hít thở để loại trừ bệnh tật và lấy được Thiên Khí Năng

Cách hít thở và khởi động các Chakras để lấy Thiên Khí Năng

Ai cũng có thể lấy được thiên khí năng để tự chữa bệnh và chữa bệnh cho người khác. Nếu được người đã có thiên khí năng mở các chakra cho và sau đó kiên nhẫn hít thở đúng cách, tốt nhất là liên tục trong bốn năm giờ, bạn sẽ lấy được thiên khí năng.

Tuy nhiên, cũng có thể tự khởi động và mở các chakra lấy mà không cần ai giúp, bằng cách kích thích khiến cho các vùng chakra trở thành mềm mại và nhậy cảm hơn, để dễ nhận được thiên khí năng.

I.      Cách hít thở để lấy được thiên khí năng

Biết cách hít thở chúng ta sẽ nhận được nhiều dưỡng khí hơn và khiến cho khí huyết cùng với dưỡng khi lưu thông dễ dàng đi tới mọi tế bào trong thân thể để nuôi dưỡng chúng khỏe mạnh.

1. Tầm quan trọng của việc hít thở

Dưỡng khí cần thiết cho sự sống con người. Nếu thiếu dưỡng khí trong vòng năm phút, não bộ sẽ bị tê liệt và con người sẽ chết hay may ra sống sót, nhưng bị tê liệt và tàn tật. Do đó, hô hấp là điều rất quan trọng, vì chính việc hít thở đúng cách giúp cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho thân thể con người. Mọi chất bổ dưỡng của thực phẩm được các cơ phận trong thân thể con người hấp thụ biến thành năng lượng và khí huyết. Dưỡng khí theo hồng huyết cầu từ tim chảy theo các động mạch tới với mọi cơ phận và tế bào để nuôi sống chúng. Hồng huyết cầu nhường dưỡng khí và các chất dinh dưỡng cho các tế bào và nhận thán khí chúng sa thải nên trở thành thâm hơn, rồi theo các tĩnh mạch trở về tim, lên phổi để lấy dưỡng khí, biến thành đỏ và trở lại tim để được tiếp tục bơm đi nuôi cơ thể. Nếu không được cung cấp dưỡng khí đầy đủ, các cơ phận sẽ dần dần bị suy yếu, dễ bị các vi khuẩn tấn công, sinh bệnh và chết đi.

Ngày nay chúng ta biết rằng ở đâu có đầy đủ dưõng khí, ở đó vi trùng không thể sống được. Với các nghiên cứu của bác sĩ Otto Warburg, chúng ta cũng biết rằng các tế bào ung thư thiếu 35% dưỡng khì, vì bị acid ăn cắp dưỡng khí. Tình trạng acid trong cơ thể gây ra đau nhức và là môi trường để vi trùng ung thư phát triền. Như vậy đế sống khỏe mạnh và tránh các bệnh tật, chúng ta phải biết cách thở để có được thật nhiều dưỡng khí. 

Hít thở để lấy dưỡng khí trong lành quan trọng như thế, nhưng rất thường khi chúng ta hít thở không đúng cách nên không cung cấp đủ lượng dưỡng khí cần thiết giúp cơ thể được bồi dưỡng khỏe mạnh. Chúng ta thường hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi. Trừ khi thở thật sâu, kiểu hít thở bằng mũi này thường rất ngắn, dưỡng khí chỉ xuống tới cuống phổi và chưa vào trong lồng ngực, vì vậy không cung cấp đủ dưỡng khí cho cơ thể con người.

2. Cách thở đúng đắn

Cách thở đúng đắn là hít dưỡng khí vào bằng mũi và thở thán khí ra bằng miệng, một cách hết sức tự nhiên, nhẹ nhàng như dòng nước chảy, không dẫn khí cũng không nín và giữ khí tại bất cứ đâu trong cơ thể.

Để có thể lấy được thiên khí năng, cần phải tập thở theo kiểu sau đây:

– hít vào bằng mũi

– thở ra bằng miệng

– nhẹ nhàng

– chậm và sâu

– thân xác hoàn toàn giãn xả

– đầu trống rỗng, không nghĩ ngợi gì.

Vì thân xác phải ở trong tư thế hoàn toàn giãn xả, nên khi thở không cần cố gắng: cứ hít vào bằng mũi cho tới khi cảm thấy phổi đầy rồi, thì thở ra. Cố gắng để hít thêm, hay dẫn khi tới nơi này nơi kia trong người là phá vỡ thế giãn xả của cơ thể.

Để đầu óc không nghĩ ngợi, khi hít vào thì nhẩm đếm từ 1 tới 4 hay 5 hoặc hơn nữa nếu còn đếm được, nhưng không được cố gắng. Hễ cảm thấy đầy rồi, thì bắt đầu thở ra bằng miệng. Khi thở ra, thì đếm từ 1 tới 10 hay 12, vì hơi thở ra bao giờ cũng dài gấp đôi hơi hít vào. Cứ thế thở thong thả, chậm và sâu, nhẹ nhàng, không vội vã, không lo nghĩ, chỉ chú ý lắng nghe hơi thở của mình thôi.

Đối với nhiều người, đặc biệt những ai đã quen với kiểu thở dẫn khí của khí công, ban đầu sẽ thấy khó, nhưng dần dần sẽ quen. Theo kiểu thở để lấy thiên khí năng ở đây, nếu bạn lo dẫn khí là bạn “lo ra” rồi. Vì thế cứ thở nhẹ nhàng, sâu và chậm, đầu óc hoàn toàn trống rỗng, không nghĩ ngợi gì cả.

3. Để thở bạn có thể ngồi hay nằm, tùy nghi, nhưng phải ở trong tư thế hoàn toàn giãn xả, thoải mái, không gò bó.

Nếu ngồi

– phải giữ cho lưng và đầu thẳng (không dựa vào thành ghế để thân mình khỏi bị gập ngăn cản khí lưu thông),

– khoảng cách giữa hai chân bằng khoảng cách giữa hai vai (không chụm quá cũng không giạng quá), chân mang giầy dép bình thường,

– nên nhắm măt để dễ tập trung chú ý vào hơi thở,

– hai bàn tay xòe để trên đầu gối (lòng bàn tay hướng lên trên),

– có thể để ngón cái và ngón trỏ đụng nhau, để phế kinh (âm) đụng đại trường kinh (dương) tạo ra luồng điện luân chuyển trong cơ thể.

Ghế phải cao vừa, tốt nhất là ngồi trên ghế đẩu.

Và cứ thế hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, nhẹ nhàng, chậm và sâu, trong tư thế hoàn toàn giãn xả.

Những ai không quen ngồi lâu có thể cảm thấy mỏi lưng. Trong trường hợp đó nằm thở là tốt nhất.

Nếu nằm

– duỗi hai tay dọc theo người,

– hai chân hơi giạng ra một chút, khoảng cách bằng chiều ngang của vai,

– nhắm mắt để dễ tập trung chú ý vào hơi thở.

Trong tư thế nằm cơ thể thường dễ giãn xả hơn. Và cứ thế hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, nhẹ nhàng, chậm và sâu, trong tư thế hoàn toàn giãn xả. Tư thế nằm này cũng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.

4. Nếu bạn là người vốn đã có hai bàn tay ấm sẵn, hay đã được một người khác có thiên khí năng giúp mở hệ thống 7 hay 12 chakra, những lần đầu tiên nên cố gắng thở được càng lâu chừng nào càng mau lấy được thiên khí năng chừng đó. Nếu có giờ, thở hai ba bốn tiếng liên tiếp, bạn có thể có thiên khí năng ngay lập tức.

5. Sau đây là các dấu hiệu cho biết bạn có thiên khí năng. Sau 1, 2 hay 3 giờ thở trong tư thế ngồi bạn cảm thấy:

– hai chân tê cứng và nặng như bị nam châm hút xuống đất,

– hai tay và hai chân bắt đầu lăn tăn như kiến bò,

– hai tay và hai chân bắt đầu nóng bừng lên hay run,

– người rất khoan khoái và tỉnh táo.

Đó là dấu hiệu bạn bắt đầu có khí năng. Nếu rán thở thêm, bạn sẽ cảm thấy luồng khí nóng từ hai bàn chân chạy ngược lên dọc theo cơ thể, cho tới khi toàn thân nóng bừng lên, là bạn đã có thiên khí năng. Càng thở, bạn càng thấy người nóng và rất sảng khoái.

Cũng có khi thiên khí năng lên tới bụng, rồi ngưng lại không lên tiếp. Nếu có giờ, bạn cứ tiếp tục thở, sau một lúc thiên khí năng sẽ chạy khắp thân thể. Nếu không, bạn có thể ngưng để khi nào có giờ lại thở tiếp.

Trong trường hợp bạn bị cảm lạnh, sẽ lâu lấy được thiên khí năng. Khi đó phải đánh cảm bằng cách cạo gió, hay đánh cảm bằng gừng hoặc tốt nhất là đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc, vuốt khắp nơi trong người, hoặc uống trà gừng và tốt nhất là trà ớt.

6. Nếu bạn đã có hai bàn tay ấm sẵn, và chưa được ai giúp mở hệ thống chakra, bạn có thể tự mở lấy theo cách thế sau đây. Ngồi hay nằm và hít thở như trên, nhưng khi nằm nghiêng thì co một chân lên để bàn tay có thể đặt trên chakra 1 dễ dàng, trong tư thế:

– một tay để trên đỉnh đầu (chakra 7, hay huyệt bách hội),

– một tay để ở dưới hậu môn (chakra 1, hay huyệt hội âm),

– một tay để trên chakra 7, tay kia lần lượt để trên các chakra khác,

– mỗi chakra để tay khoảng 5 phút,

– riêng chakra 1 để được càng lâu càng tốt,

– không cần theo thứ tự, cứ tiện đâu để đấy.

– chakra 4 khó để vì phải quành tay ra sau lưng và úp bàn tay, nếu không được cũng không sao.

Thở được càng lâu càng tốt, cho tới khi nào thấy người nóng bừng lên là có thiên khí năng.

7. Một khi đã có thiên khí năng, bạn sẽ không bao giờ mất nữa, vì mỗi khi hít thở là bạn lại tiếp nhận thiên khí năng. Bạn có thể tự chữa bệnh cho chính mình và cho người khác, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, mà không cần phải chuẩn bị. Bạn có thể ăn uống bình thường mà không cần phải kiêng cữ gì cả.

8. Vì ai cũng có thể làm được nên bạn cũng có thể mở hệ thống chakra cho bất cứ ai, bằng cách một tay để trên chrakra 7 (bách hội), tay kia để trên các chakra khác, mỗi chakra khoảng 3-5 phút, hay lâu hơn, nếu có nhiều giờ, và không nhất thiết phải theo thứ tự.

Khi mở chakra 1 (hội âm) nên để lâu hơn 5-10 phút để giúp họ mau lấy được thiên khí năng hơn.

9. Bạn có thể mở một lúc 12 chakra, cần khoảng 40-45 phút, nếu bạn mở từng chakra một.

Nhưng cũng có thể mở 2 chakra một lần, bằng cách đặt song song một tay trước trán một tay sau óc con, trước và sau cổ, ngực và sau lưng, thận và rốn, xương cũng và hạch đan điền (dưới rốn một ngón tay).

Người được mở cũng phải ngồi trong tư thế giãn xả, hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, nhẹ nhàng, chậm và sâu, đầu không nghĩ ngợi gì. Tốt nhất là cả hai người đều thinh lặng, nhưng người mở vẫn có thể nói chuyện, giải thích nếu muốn.

Bình thường có thể mở một lúc 12 chakra, mà không việc gì. Nhưng trong một số trường hợp có thể xảy ra là trong khi mở hệ thống chakra, người được mở cảm thấy chóng mặt hay buồn nôn, vì nhận được quá nhiều thiên khí năng. Khi đó phải cho biết, để ngưng chừng 5-10 phút rồi có thể mở tiếp, hay có thể tiếp tục mở vào một lúc khác. Trong lúc chữa bệnh cũng vậy, nên dặn bệnh nhân hễ cảm thấy chóng mặt hay buồn nôn phải cho biết để ngưng chữa.

10. Có thể mở chakra tập thể: tức là 2-3 người mở cùng một lúc cho một người. Trong trường hợp này chỉ 10-15 phút là xong. Người được mở sẽ nhận được nhiều khí năng hơn và cảm thấy rất dễ chịu. Khi mở các chakra như thế cũng đồng thời là chữa bệnh và củng cố sức khỏe cho người khác.

II.   Cách khởi động các chakra để lấy thiên khí năng

Có nhiều cách khởi động khiến cho các chakra được kích thích trở thành mềm mại và nhậy cảm hơn, trước khi hít thở để lấy được thiên khí năng. Đơn sơ nhất là hai cách đầu tiên 1 và 2.

Các thao tác thể dục cũng là cách vừa giúp các vùng chakra nhậy cảm để nạp thiên khí năng vừa soi sáng, thanh tẩy và củng cố các chakra.

1. Cách thứ nhất là dùng một bàn chải đầu hay một vật dụng có đầu tròn hay tầy (để không gây thương tích), rồi đánh hay nhấn nhiều lần trên các chakra từ 1-2-3-4-5-7-8, mỗi chakra chừng 3-5 phút, làm sao cho chúng hơi đau một chút.

– Hết một vòng có thế nhấn lại vòng thứ hai.

– Sau đó ngồi, hay tốt nhất là nằm duỗi thẳng chân tay, trong thế hoàn toàn giãn xả và hít thở theo cách thức chỉ dẫn ở trên.

– Khi nghe râm ran ở bàn chân hay bàn tay như kiến bò hay cảm thấy chân tay bắt đầu như tê cứng, là dấu chỉ sắp sửa có thiên khí năng. Cứ cố gắng thở thêm sẽ thấy sức nóng bắt đầu chạy trong thân thể, rất sảng khoải và dễ chịu. Cứ tiếp tục thở cho tới khi người nóng bừng khắp nơi.

2. Cách thứ hai là dùng bàn tay, hay chụm các ngón tay, hoặc nắm bàn tay lại và vỗ mạnh vừa trên các chakra 3-5 phút, vỗ đi vỗ lại nhiều lần, rồi hít thở như trên.

3. Cách thứ ba là sử dụng các thế tập thể dục để kích thích các vùng chakra, khiến cho chúng mềm mại, nhậy cảm giúp mau lấy được thiên khí năng khi hít thở.

Có thể chọn cách thế nào dễ dàng và tiện lợi nhất cho từng chakra, chứ không nhất thiết phải thực hành hết mọi động tác đề nghị.

A.        CHAKRA 1

1/ Nhíu hậu môn 50 lần

2/ Giạng hai chân rộng gấp đôi khoảng cách hai vai. Hai tay chống nạnh

a) Xuống tấn

– xuống tấn, làm sao để mông thấp ngang đầu gối

– rồi lại thẳng người lên

– 20 lần

b) Hất mông

– Trong cùng tư thế giạng chân rộng đó

– hất mông ra phía trước

– hất mông ra phía sau

– 20 lần

3/ Giơ hai chân thẳng lên trần

– nằm trên sàn nhà, hai tay dọc theo người

– chụm hai chân lại giơ thẳng gót lên trần

– giữ cho hai chân rung – 20 lần

4/ Cúi mình

– Hai chân chụm song song

– cúi mình xuống, hai đầu gối hơi co để hai bàn tay chạm sát mặt đất

– thẳng hai chân lên, hai bàn tay vẫn chạm sát mặt đất

– 20 lần

5/ Nằm sấp

– Hai tay dọc thân mình, bàn tay ngửa lên trời

– giơ hai chân lên khỏi mặt đất

– hạ xuống

– 20 lần

6/ Quỳ trên hai gót chân

– Gập lưng về phía trước, uỡn lưng ra phía sau

– Quỳ trên đất

– Mông để trên hai gót chân

– Hai tay để sấp trên hai đùi

– Gập lưng về phía trước và hít vào bằng mũi

– Ưỡn lưng ra phía sau và thở ra bằng miệng.

– 20 lần

 

B.         CHAKRA 2

1/ Giạng hai chân bằng khoảng cách vai. Hai tay chống nạnh

– hất mông ra phía sau

– hất mông về phía trước

– 20 lần

2/ Nằm dưới đất. Hai tay dọc thân mình, bàn tay úp xuống đất. Hai chân co lên. Bàn chân sát đất.

– nhấc mông lên cao

– hạ xuống

– 20 lần

3/ Ngồi trên sàn. Hai chân co về phía thân mình. Hai tay cầm hai cổ chân

– hít vào sâu, cúi ngực về phía trước và đẩy bụng dưới về phía sau

– thở ra, ngửa cho cong cột sống và đẩy bụng dưới về phía trước

4/ Nằm ngửa trên sàn. Hai chân thẳng. Thân mình chống trên hai cùi chỏ

– nhấc hai chân lên khỏi sàn khoảng 30cm.

– hít vào giạng hai chân ra

– thở ra chéo hai chân lại

– 20 lần

Cùng các tác động đó nhưng lần này nhấc hai chân lên cao khoảng 45cm.

C.        CHAKRA 3

1/ Đứng giạng hai chân bằng khoảng cách giữa hai vai. Tay chống nạnh.

– gập người xuống phía trước nhún 3 lần

– ưỡn người ra sau lưng nhún 3 lần

– 20 lần

2/ Đứng giạng hai chân bằng khoảng cách hai vai. Hai tay song song.

– gập người xuống cho hai tay luồn ra sau giữa hai chân

– ưỡn thẳng người lên hai tay giơ ra đàng sau

– cúi gập xuống thõng hai tay xuống thấp hơn đầu gối một chút

– 20 lần

3/ Ngồi trên sàn sắp chân bằng tròn. Lưng thẳng. Hai ngón tay cái đặt trên vai

– hít vào quay thân mình về bên trái

– thở ra quay thân mình về bên phải

– 20 lần

Sau đó đổi phía: hít vào quay về bên phải, thở ra quay về bên trái

4/ Quỳ trên sàn nhà và làm cùng động tác quay mình bên trái bên phải và hít thở như trên.

5/ Nằm thẳng người trên sàn. Giơ cao hai gót chân, vai và đầu cách mặt đất 15cm

– hai bàn tay thẳng hướng về các ngón chân đếm từ 1 tới 30

– trở lại trạng thái nằm như trước đếm từ 1 tới 30 rồi lập lại tác động trên

– 20 lần

D.        CHAKRA 4

1/ Đứng hay ngồi thẳng người.

– gập hai bả vai ra phía trước hít vào

– cong hai bả vai ra phía sau thở ra

– 20 lần

2/ Đứng, hai tay chống nạnh

– gập người xuống phía trước, lưng và hai chân thẳng, hít vào

– ngửa người ra phía sau, lưng và hai chân thẳng, thở ra

– 20 lần

3/ Đứng thẳng

– ngửa đầu ra phía sau, hai bàn tay đan nhau

– bẻ hai bả vai về phía sau

– cúi đầu xuống đất cho hai tay giơ lên

– 20 lần

4/ Đứng thẳng

– Hai cánh tay giang ra hai bên mình, bàn tay thẳng

– quành chéo tay trái ra sau lưng, tay phải phía trước bụng

– quành chéo tay phải ra sau lưng, tay trái phía trước bụng

– 20 lần

5/ Quỳ dưới đất.

– cúi đầu giữa hai cánh tay giơ thẳng ra phía trước

– lui thân mình ra phía sau ngồi trên đầu gối

– đẩy thân mình ra phía trước

– 20 lần

6/ Quỳ sát đất

– đầu nằm nghiêng dưới đất

– mông ngồi trên hai gót chân

– hai cánh tay xuôi về phía sau dọc hai đùi

– nhún 20 lần

7/ Nằm ngửa

– hai cánh tay giang thẳng phía sau đầu

– lưng kê trên ghế ngựa

– lưng kê trên trái banh tròn hay cái gối lớn

– nhún 20 lần

8/ Ngồi, hai chân gấp

– các ngón tay bấu chặt vào nhau giữa ngực, hai khuỷu tay hai bên

– giơ hai khuỷu tay lên xuống và hít vào thở ra

– 20 lần

9/ Ngồi trên hai gót chân

– các ngón tay bấu chặt vào nhau giữa ngực, hai khuỷu tay hai bên

– giơ hai khuỷu tay lên xuống và hít vào thở ra

– 20 lần

E.         CHAKRA 5

1/ Đứng hay ngồi lưng thẳng

– gập đầu về phía trước

– ngửa đầu ra phía sau

– 20 lần

2/ Đứng hay ngồi lưng thẳng

– quay đầu qua bên trái

– quay đầu qua bên phải

– 20 lần

3/ Đứng hay ngồi lưng thẳng

– nghiêng đầu qua bên trái

– nghiêng đầu qua bên phải

– 20 lần

4/ Quay cổ theo vòng tròn

– quay cổ về phía phải

– quay cổ về phía trái

– 20 lần

5/ Ngồi xếp chân lên nhau trong thế hoa sen. Hai tay cầm hai đầu gối

– gập lưng xuống hít vào

– thẳng lưng lên thở ra

– 20 lần

6/ Ngồi xếp chân lên nhau trong thế hoa sen. Hai tay cầm hai đầu gối

– gập lưng xuống và nhô hai vai lên cao, hít vào

– thẳng lưng lên và hạ hai vai xuống, thở ra

– 20 lần

7/ Ngồi trên hai gót chân

– gập lưng xuống và nhô hai vai lên cao, hít vào

– thẳng lưng lên và hạ hai vai xuống, thở ra

– 20 lần

 

 Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng 

Tự  chữa bệnh bằng Thiên Khí Năng chương 7




 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

by Tháng Sáu 23, 2014 5 comments Thiên Khí Năng
Âm dương và hệ thống kinh huyệt trong quan niệm đông y

Âm dương và hệ thống kinh huyệt trong quan niệm đông y

Âm dương và hệ thống kinh huyệt
trong quan niệm đông y

 Trong quan niệm của đông y  ý niệm nền tảng về “Âm Dương”, được biểu tượng bằng đồ hình vòng tròn Âm Dương, gồm hai vành nửa đen nửa trắng, với một nhân đen trong phần trắng và một nhân trắng trong phần đen, diễn tả thế quân bình, hòa hợp, thấm nhập, hiệp nhất, không tách rời nhau giữa âm dương.

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2014/06/meridiani.jpg

1.Ý nghĩa

1) Âm diễn tả: bóng tối, mặt trăng, nước, sự thụ động, hướng hạ (đi xuống), nữ giới, sự co thắt, lạnh, mùa đông, bên trong, nặng.

– Các khía cạnh diễn tả âm lực là: xương, gân cốt, phía trước, bên trong thân thể

2) Dương diễn tả: ánh sáng, mặt trời, lửa, hoạt động, hướng thượng (đi lên), nam giới, sự trải rộng, nóng, mùa hạ, bên ngoài, nhẹ.

– Các khía cạnh diễn tả dương lực là: da, lông tóc, sau lưng, bên ngoài thân thể.

Thân thể con người là một tiểu vũ trụ hay tiểu càn khôn tương ứng với đại vũ trụ hay đại càn khôn. Sức khỏe tùy thuộc nơi thế quân bình âm dương trong người. Khi mất thế quân bình, quá nhiều âm hay quá nhiều dương là sinh bệnh tật. Tái lập thế quân bình âm dương là hết bệnh.

2.Năm nguyên tắc của Âm Dương

1) Mọi vật đều có khía cạnh âm và khía cạnh dương.

2) Mỗi khía cạnh âm dương đều có thể chia thành một cặp khía cạnh âm dương khác.

3) Âm dương tùy thuộc nhau, và không có ý nghĩa nếu không có nhau.

4) Âm dương kiểm soát lẫn nhau. Nơi đâu âm yếu, thì dương mạnh, và ngược lại. Nơi đâu có quá nhiều âm, thì dương sẽ gây ra vấn đề sức khỏe, và ngược lại.

5) Dưới một vài trạng thái âm có thể biến thành dương và dương có thể biến thành âm.

Nhiệt độ là cách biểu lộ âm dương ý nghĩa nhất trong đông y: âm lạnh, dương nóng. Từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên, từ co thắt tới nở ra là các cực âm dương khác được dùng để miêu tả tình trạng sức khỏe của con người. Châm cứu là dương liệu pháp vì tác động từ ngoài vào trong. Trong khi thảo dược là âm liệu pháp, vì tác động ở bên trong. Vì âm dương có thể biến đổi với nhau nên một bệnh có thể bao gồm cả hai khía cạnh: điển hình là trường hợp sốt nóng lạnh.

3. Các cơ phận hay lục phủ ngũ tạng trong con người được phân chia thành các cơ phận âm hay cơ phận dương, và có các đường kinh âm hay dương chạy ngang qua.

Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người cách tài tình khiến cho thân thể con người là một từ trường âm dương:

– bên ngoài là dương bên trong là âm,

– phía sau là dương phía trước là âm,

– bên trên là dương bên dưới là âm.

Cấu trúc âm dương này được áp dụng cho mọi phần trong thân thể con người. Trong nghĩa đó:

– phía ngoài hai cánh tay là dương, phía trong hai cánh tay là âm,

– phía ngoài hai đùi và bắp chân từ hông xuống dưới bàn chân là dương, phía trong là âm,

– phía sau lưng là dương, phía trước bụng là âm,

– đỉnh đầu là dương, dưới đít là âm,

– hai mu bàn tay và hai mu bàn chân là dương, hai lòng bàn tay hai lòng bàn chân là âm.

– Thận, gan, lá lách, phổi, tim là các cơ phận âm.

– Bọng đái, mật, dạ dầy, ruột non, ruột già là các cơ phận dương.

Các cơ phận âm-dương đi từng đôi song song với nhau như sau:

– Thận / Bọng đái

– Gan / Mật

– Lá lách / Dạ dầy

– Phổi / Ruột già

– Tim / Ruột non.

Mười đường kinh chạy dọc theo mười đầu ngón chân, mười đầu ngón tay và thân thể con người phía trước cũng như phía sau đều đi ngang qua các cơ phận nói trên cũng chia thành các mạch lạc li ti khác nối liền với mọi vùng và tế bào trong thân thể con người.

– 5 kinh âm là: Thận kinh, Can kinh, Tỳ kinh, Phế kinh, Tâm kinh.

– 5 kinh dương là: Bàng quang kinh, Đởm kinh, Vị kinh, Đại tràng kinh và Tiểu tràng kinh.

Cộng với 4 đường kinh mạch khác

– Mạch đốc (Dương mạch) chạy dọc sau lưng từ đỉnh đầu xuống tới hậu môn

– Mạch nhâm (Âm mạch) chạy dọc trước bụng từ dưới cằm xuống bụng dưới.

– Tâm bào lạc (âm)

– Tam tiêu (dương)

12 kinh mạch ấy xuyên qua mọi cơ phận con người phía trước cũng như phía sau và hoạt động mạnh trong một số giờ trong ngày:

1. Thủ thái âm Phế kinh gồm 11 huyệt (3-5 giờ sáng).

2. Thủ dương minh Đại trường kinh gồm 20 huyệt (5-7 giờ sáng).

3. Túc dương minh Vị kinh gồm 45 huyệt (7-9 giờ sáng).

4. Túc thái âm Tỳ kinh gồm 21 huyệt (9-11 giờ sáng).

5. Thủ thiếu âm Tâm kinh gồm 9 huyệt (11 giờ sáng tới 1 giờ chiều).

6. Thủ thái dương Tiểu trường kinh gồm 19 huyệt (1-3 giờ chiều).

7. Túc thái dương Bàng quang kinh gồm 67 huyệt (3-5 giờ chiều).

8. Túc thiếu âm Thận kinh gồm 27 huyệt (5-7 giờ chiều).

9. Thủ quyết âm Tâm bào lạc kinh gồm 9 huyệt (7-9 giờ tối).

10. Thủ thiếu dương Tam tiêu kinh gồm 23 huyệt (9-11 giờ tối).

11. Túc thiếu dương Đởm kinh gồm 44 huyệt (11 giờ tối – 1 giờ sáng).

12. Túc khuyết âm Can kinh gồm 14 huyệt (1-3 giờ sáng).

13. Dẫn Mạch (Nhâm Mạch) âm gồm 24 huyệt.

14. Đốc Mạch dương gồm 28 huyệt.

Tất cả gồm 361 huyệt.

– Dẫn Mạch âm (hay Nhâm Mạch) và Đốc Mạch dương chạy dọc phía trước bụng và sau lưng đối nhau.

– 12 đường kinh cứ song song từng cặp âm dương đối nhau trên tay (thủ) và trên chân (túc).

Ngoài ra còn có 6 kinh mạch nối liền nhiều huyệt thuộc các đường kinh khác nhau

1. Kinh mạch Xung gồm 13 huyệt.

2. Kinh mạch Đái gồm 3 huyệt.

3. Kinh mạch Âm kiêu gồm 6 huyệt.

4. Kinh mạch Dương kiêu gồm 12 huyệt.

5. Kinh mạch Âm duy gồm 7 huyệt.

6. Kinh mạch Dương duy gồm 14 huyệt.

Tổng cộng gồm 55 huyệt. Như thế tất cả có 416 huyệt.

Ngoài ra còn có 40 Kỳ Huyệt cũng thường được sử dụng để chữa bệnh.

Thuật châm cứu dùng kim hay đốt lá ngải cứu tác động trên một số các huyệt đạo chính của 20 đường kinh mạch kể trên.

Bấm huyệt (digitopressione) cũng theo cùng các nguyên tắc này, nhưng chỉ dùng ngón tay hay một vài dụng cụ thay thế ngón tay để tác động trên các huyệt đạo.

– Nó dễ và ít nguy hiểm hơn châm cứu.

– Nhiều khi tác động mau và hữu hiệu hơn châm cứu.

Đặc biệt khi có thiên khí năng mà chữa bệnh bằng phản xạ học và bấm huyệt lại càng có tác dụng mau và công hiệu hơn nữa, vì khí năng được chuyền vào các vùng phản xạ, kinh mạch và huyệt đạo, tác động trực tiếp trên các cơ phận bị suy yếu hay có bệnh.

Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng 

Tự  chữa bệnh bằng Thiên Khí Năng chương 5

by Tháng Sáu 13, 2014 1 comment Bấm huyệt

Đức Giêsu Kitô phục sinh trao ban sự sống mới cho những ai tin và tuyên xưng danh Người

“Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giêsu đâu cả. Họ còn đang phân vân, thì bỗng có hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. Đang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại lời Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilêa, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại.” ( Luca 24,1-7)

Đức Kitô sống lại và giãi sáng trên dân, dân riêng Người chuộc lầy bằng bửu huyết tuốn tràn  (Điệp ca lễ Phục Sinh)

“Thiên Chúa đã làm cho Đức Kitô chỗi dậy từ cõi chết. Trong nhiều ngày Đức Giêsu đã hiên ra với những kẻ từng theo Người từ Galilêa lên Giêrusalem. Giờ đây chính họ làm chứng cho Người trước mặt dân. Còn chúng tôi, chúng tôi xin loan báo cho anh em tin mừng này: điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong thánh vịnh: Con là Con của Cha, ngày hôm nay cha đã sinh ra Con” (Công Vụ các Tông Đồ 13,30-33)

“Nếu miệng ạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Qủa thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ” (Roma 10,9-10)

“Nếu Đức Kitô ở trong anh em, thì dầu thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng ban cho anh em được sống, vì anh em đã được trở nên công chính. Lại nữa, nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã àảm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” Roma 8,10-11)

 

by Tháng Tư 28, 2014 Comments are Disabled chưa phân loại, Đèn soi lối, Tâm Linh