chưa phân loại

GCG Q3-43 Khoa học phù phiếm

Biết tất cả mà không biết

mến Chúa yêu người

– Con ơi ! Đừng bận tâm đến những lời nói văn hoa, bóng bẩy của người đời, “vì nước Trời, không cứ ở lời nói, nhưng ở nhân đức” (I Cor. 4, 20).

Con hãy chăm nghe lời Cha : Lời hun nóng tâm hồn, soi sáng trí khôn và cho linh hồn được mọi an ủi.

Đừng bao giờ con đọc để làm bộ thông giỏi, khôn ngoan!

Con hãy chuyên lo hãm cầm thói hư : cái đó lợi cho con hơn là biết những vấn đề khó khăn.

Dầu học cao, hiểu rộng đến đâu, con cũng đừng quên Nguyên lý duy nhất.

Chính Cha “đã dạy khoa học cho người đời; chính Cha làm cho trẻ nhỏ hiểu thấu những điều mà vị tất người lớn hiểu được” (Ps. 93)

Cha nói với ai, người ấy chóng thông giỏi và tiến mạnh trên đường thiêng liêng.

Vô phúc những ai mải học ở người đời những điều cao kỳ, mà ít quan tâm đến cách thế để phụng thờ Cha.

Sẽ có ngày Chúa Kitô, Vạn Vạn Thế Sư, Chúa các tầng trời hiện đến để nghe ai nấy trả bài của mình, nghĩa là để khảo vấn lương tâm mỗi người.

“Người sẽ cầm đèn đi soi xét mọi ngõ ngách thành Giêrusalem” (Soph.1,12). Lúc đó những điều bí ẩn trong nơi tối sẽ bị lôi ra ánh sáng : lúc đó lý luận dài lời cũng uổng công.

 

Chúa là thầy chân thực

Với người khiêm tốn, Cha chỉ bày cho một lát cũng thấu triệt được những điều cao sâu, mầu nhiệm của chân lý ngàn đời hơn học mười năm trong trường đời.

Cha dạy mà không cần lời nói, không cần tranh biện, không cần văn chương lý luận.

Chính Cha dạy khinh của đời, coi thường điều mau qua, tìm và mến những điều vĩnh viễn, tránh phù vinh, nhịn người làm phiền, đặt hy vọng vào Cha, không ước muốn gì ngoài Cha, mến Cha hơn hết và mến cho tha thiết.

 

Chúa dạy ta bằng nhiều cách

Có người chỉ nhờ thành tâm mến Cha mà học được nhiều điều thuộc về Chúa và diễn tả được một cách tài tình.

Biểt loại đi nhiều điều dở thì hơn là học cho nhiều môn cao siêu.

Với người này, Cha chỉ dùng kiểu nói thông thường; với người khác lại phải dùng kiểu nói đặc biệt.

Với người này, Cha chỉ đi từ từ bằng ví dụ và hình ảnh; với người khác Cha giãi bày những mầu nhiệm Cha trong ánh huy hoàng của Cha.

Trong sách bao giờ cũng vẫn là những từ ngữ ấy, nhưng không phải mọi người cùng lĩnh hội được cả như nhau. Vì chính Cha ở bên trong, Cha dạy chân lý, Cha dò xét tâm hồn, thấu triệt tư tưởng, gợi hành động và ban cho ai nấy tùy theo công mỗi người.

 

SUY NIỆM

Tác giả không có ý lên án khoa học vì khoa học bao giờ tự nó cũng tốt (C.I đ, III). Nhưng với những người lợi dụng khoa học để tự kiêu, tác giả dặn : “Hãy học cầm hãm thói hư, cái đó còn lợi hơn biết nhiều vấn đề cao siêu”.

Phải, nếu họ biết lợi dụng khoa học mà tự giác, mà phụng sự : lúc đó khoa học của họ đáng khen và cổ võ biết mấy !

Ta hãy chuyên học những khoa cần cho địa vị ta, nhưng không bao giờ ta nên quên rằng : “Khoa học cao quý mà cũng khẩn thiết nhất là khoa tự giác và tự khiêm”.

Lạy Chúa là Chúa mọi khoa học, con thú nhận con thấp kém và ngây muội. Xin Chúa thương dạy con khoa học mà “Chúa đã giấu những người khôn ngoan, thông thái và chỉ tỏ ra cho những trẻ thơ”. 

by Tháng Một 26, 2021 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh, chưa phân loại, Đèn soi lối, LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh

GCG Q3-42 Bình an ta không tùy thuộc ở người đời

Muốn được lòng người đời là dại

– Con ơi ! Nếu con tưởng bình an của con lệ thuộc vào ai, vì thấy hợp cảm tình và tính khí với người ấy, con sẽ phải bối rối và xao xuyến.

Nhưng nếu con chạy lại cùng chân lý hằng sống và bất di bất dịch, con sẽ không phải buồn chán lúc phải xa lìa người yêu.

Mọi tình bằng hữu phải có nền tảng ở Cha, và con phải yêu vì Cha tất cả những người tình nghĩa, những bạn thân yêu nhất của con trên đời.

Không có Cha, tình bằng hữu không thể bền vững. Mọi liên hệ cảm tình không do Cha chắp nối, chẳng trong sạch và chân thực gì.

Con phải chết cho những thứ tình nghĩa thuần túy nhân loại ấy. Nếu có thể, con nên xa lánh thân tình với người đời là hơn.

Càng xa được mọi sự an ủi trần tục, ta càng gần Thiên Chúa. Càng tự hạ thẳm sâu, càng cho mình là hèn kém, ta càng tiến lên, tiến cao gần Thiên Chúa.

 

Được lòng người là tai hại

Ai tưởng mình hay, giỏi, người ấy ngăn trở ơn Chúa xuống trên họ, vì ơn Chúa Thánh Thần bao giờ cũng chỉ tìm những tâm hồn khiêm tốn.

Nếu con biết hoàn toàn tự diệt và cởi bỏ mọi tình yêu tạo vật lúc đó buộc lòng Cha phải đổ tràn ơn xuống trên con.

Nếu con để mắt nhìn tạo vật, không tài nào con nhìn thấy Đấng Tạo Thành.

Con hãy tập quen tự thắng lướt trong mọi hoàn cảnh vì lòng mến Chúa Tạo Thành, tất con sẽ có thể hiểu rõ về Chúa.

Nếu con còn thèm khát, còn mê mải một vật gì, dầu là một vật nhỏ bé nhất, nó sẽ làm con xa Chúa Chí Thánh và làm nhơ linh hồn con.

 

SUY NIỆM

Đạo Công giáo không chủ trương cấm đoán, nhưng thánh hóa tình yêu tự nhiên. Chính Chúa Kitô đã công nhiên nâng tình tương ái lên ngang hàng với đạo luật mến Chúa, và bình sinh Ngài cũng đã tha thiết yêu thánh Gioan và cho dựa đầu vào lòng trong bữa tiệc ly.

Nhưng muốn tình yêu được trong sạch và bảo đảm bình an cho tâm hồn, phải lấy Chúa làm nguyên ủy và qui mô.

Người có tình yêu đó lúc nào cũng bình thản, họ không phàn nàn khi vắng hay mất bạn, vì họ tin chắc sẽ có ngày hiệp hoan trên nước trời.

Lạy Chúa là trung tâm của mọi tình yêu ! Xin Chúa chúc lành cho mọi người thân yêu của con. Xin giúp con yêu họ trong Chúa, vì Chúa, và một ngày kia xin cho chúng con được hiệp hoan cùng Chúa muôn đời.

by Tháng Một 26, 2021 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh, chưa phân loại, Đèn soi lối, LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh

GCG Q3-41 Khinh chê danh vọng thế trần

Mong được đời bỏ quên

– Con ơi ! Đừng khó chịu khi thấy người khác được ca tụng, được tôn phong còn con phải khinh dể và thấp kém.

Con hãy hướng tâm hồn lên về Cha và đừng khổ tâm khi bị người đời khinh dể.

 

Ta đáng khinh vì tội

– Lạy Chúa ! Con mê muội khốn nạn và dễ bị lừa dối vì những điều vô ích !

Nghiệm xét mình, con thấy mình chưa bị giống gì sỉ nhục; thế nên con không có lý gì mà trách Chúa.

Trái lại, con đã làm phiền lòng Chúa nhiều và nặng nề quá, nên tất cả muôn loài chống lại con là phải lắm.

Chịu xấu hổ và khinh dể : đó là kỷ phần của con, còn hoan hô, chúc tụng và tôn vinh, duy mình Chúa là xứng đáng.

Mà nếu con không sẵn sàng và vui chịu mọi người khinh con, đày đọa con, không màng đến con, lòng con sẽ không thể được bình an vững chắc, được soi sáng thiêng liêng và kết hợp mật thiết với Chúa.

 

SUY NIỆM

“Đời sẽ qua đi như bóng và danh vọng đời cũng sẽ qua theo”.

Ai thành thực nhận xét mình trước nhan Chúa, sẽ không màng danh vọng thế tục, trái lại biết tự hạ, nhận hèn kém là kỷ phần, là nơi náu ẩn của mình.

Bị khinh họ không buồn mà còn lợi dụng để tự hạ thẳm sâu hơn.

Được khen cũng không mừng. Trái lại họ sẽ dâng lên Chúa và tuyên xưng : “Một mình Chúa đáng được tôn vinh”.

Người mà họ cầu cứu và hy vọng. Nơi mà họ đến tìm vinh dự là Chúa Giêsu và Thánh giá của Ngài.

Lạy Chúa Giêsu chí ái ! Chúa đã sinh trong máng cỏ và chết trần truồng trên Thánh giá, xin ban cho con một tinh thần thoát tục mãnh liệt, để sống giữa trần tục con không vấn vương, không nhiễm lây. 

by Tháng Một 26, 2021 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh, chưa phân loại, Đèn soi lối, LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh

GCG Q3-33 Tâm hồn bất nhẫn

Ý chí trong sạch

– Con ơi ! Đừng tin ở tình cảm : Điều đang có, chỉ giây lát sẽ biến tan nhường chỗ cho việc khác.

Bao lâu còn sống, con còn phải chịu những đổi thay đó, mặc dầu con không muốn : đang vui hóa buồn, đang bình an lại gặp xao xuyến, đang sốt sắng hóa nguội lạnh, đang linh hoạt hóa bạc nhược, đang nặng nề trở thành mau lẹ.

Nhưng người khôn ngoan, từng trải trong việc thiêng liêng vẫn thản nhiên trước mọi biến cố. Không quan tâm đến cái mình cảm giác, cũng không màng xem lòng mình xoay hướng nào : họ chỉ tâm hướng về đích duy nhất mà họ mong chờ.

Chính nhờ biết hướng định mục tiêu ý chí về Cha, mà không gì lay chuyển được họ, và giữa trăm ngàn biến cố, lúc nào họ cũng vẫn bình tĩnh như thường.

 

Con mắt đơn sơ

Con mắt ý chí càng trong, người ta càng vững bước trong mọi giông tố.

Nhưng con mắt ý chí trong sạch ấy, đang lu mờ nơi nhiều người vì vừa gặp một vật dễ cảm là họ dính ngay đôi mắt vào. Do đó mà ít người thoát ly hẳn được mọi tham vọng tự thỏa ý riêng.

Người Do Thái xưa tuôn đến Betania vào nhà chị em Maria và Matta cũng thế. Họ đến : “Không những vì Chúa Giêsu mà còn để xem Lagiarô nữa” (Ga. 12, 9)

Vậy, phải tinh luyện con mắt ý chí cho thực đơn sơ và thẳng thắn, thế rồi cứ nhìn thẳng vào Cha mà không màng những vật trung gian.

 

SUY NIỆM

Muốn đặt Chúa làm cứu cánh phải :

– Hoài nghi mình. Hoàn toàn tín nhiệm vào Chúa.

– Luôn nhắc lại ý định làm đẹp lòng Chúa và không bao giờ tìm thỏa mãn ý riêng.

– Chỉ muốn điều Chúa muốn và muốn thực sự.

– Mến Chúa và trung thành theo ơn Chúa chỉ dẫn.

Chính Chúa sẽ nên phần thưởng cho những ai đã xóa bỏ mình vì Chúa ở đời này.

Lạy Chúa ! Xin sửa trị tính bất nhẫn của con và làm cho lòng con luôn ao ước mến Chúa. Chúa hãy điều khiển lòng con, siết chặt dây thân ái để con không bao giờ lìa xa Chúa. 

by Tháng Một 26, 2021 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh, chưa phân loại, Đèn soi lối, LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh

Gương Chúa Giêsu dẫn nhập

SÁCH GƯƠNG PHÚC
(Toàn Tập)
Nguyên tác: The Imitation of Christ
Tác giả: Thomas à Kempis
Dịch giả: LM Lê Bá Tư
Thông tin bản quyền: Miễn phí
Nihil Obstat: Bùi-Chu die 9 -9 -1953
Jos. Maria Phạm-Châu-Diên Cens. del.
IMPRIMATUR: Saigon, 25-5-1965
F.X. Trần-Thanh-Khâm Vic. Gen.

LỜI DỊCH GIẢ

Tác giả “GƯƠNG CHÚA GIÊSU” đã không đề một lời tựa cho tác phẩm của mình.
Đáng lý vì tôn trọng cuốn sách tuyệt tác này, một cuốn sách mà nhiều học giả đã không ngần ngại đặt liền sau Bộ Phúc Âm Thư, tôi cũng không cần và cũng không dám viết gì thêm.

Nhưng với hy vọng phổ cập tới mọi tầng lớp quần chúng, tôi thấy không thể không có mấy lời giới thiệu. Phải chăng đây chỉ là cố gắng đặt tác phẩm vào địa vị xứng đáng của nó.

Trong khắp Giáo hội Âu Châu – nhất là mấy thế kỷ trước – GƯƠNG CHÚA GIÊSU đã là cuốn sách thân yêu của giáo hữu, nhất là của giới tu sĩ. Nó đã được hân hạnh góp phần vào việc tác tạo nên những vị Thánh thời danh, như Inhaxiô, Phanxicô, Têrêsa….

Điều đó không có gì lạ.

Một đàng vì lúc ấy – cũng là hoàn cảnh hiện tại của giáo hữu Việt Nam – những sách tu đức còn ít phổ thông, những vị linh hướng chưa có đủ để cung cấp cho sở nguyện riêng của mỗi người. Trong hoàn cảnh đó, GƯƠNG CHÚA GIÊSU đã xuất hiện, để trở nên cuốn Tu đức học phổ thông và là kim chỉ nam cho bất cứ những ai muốn và đang đi tìm đường trọn hảo.

Đàng khác – và đây là điểm đặc sắc nhất, vì GƯƠNG CHÚA GIÊSU hàm chứa một giáo lý đầy đủ, minh bạch và những phương pháp thực hành thích dụng cho mọi tầng lớp và mọi thời đại.

Điều đó thật dễ hiểu. Vì trong khi các sách tu đức học – với tính cách giáo khoa – chỉ chú trọng nhiều ở nguyên tắc mà ít lưu tâm giữ vững ngọn lửa sùng ái trong tâm hồn: điều mà hết thảy, nhất là những người phôi thai trong đường trọn lành, hằng mong ước. Còn các sách đạo đức khác, nhất là các sách chuyên cứu về những phong trào sùng mộ riêng trong khi hấp dẫn được linh hồn, thì hầu như lại thiếu hẳn tính cách hướng dẫn: một điều kiện tất yếu của mọi sách tu đức. Vì thế – cũng như loại sách trên – nó chỉ thỏa mãn được từng phương diện và từng lớp người.

Trái lại, ngoài sức hướng dẫn sẵn có, vì căn cứ trên những lời bất hủ của chính Đấng tự xưng là “Đường và Chân lý,” GƯƠNG CHÚA GIÊSU còn có một sức hấp dẫn dồi dào, mãnh liệt và bền bỉ, một sức hấp dẫn hình như trào ra bởi chính ngọn lửa sốt mến của Tác giả và thấm nhuần vào từng trang từng chữ trong sách. Nó đã và còn đang có sức thiêu đốt và lôi kéo bất cứ những ai tin tưởng bước theo những lời chỉ dẫn của sách này.

Ngoài ra, nếu xét về phương diện xử thế, GƯƠNG CHÚA GIÊSU còn là tất cả một khoa Triết học thực hành. Vì, không kể những lời Thánh Kinh – nguồn mạch mọi khôn ngoan thông thái – mà ta có thể gặp thấy trong hầu hết mọi trang sách, chính những kinh nghiệm của những người từng trải mà tác giả đã khéo thu thập, thêm vào những nghiệm xét bản thân của Tác giả, đã làm cho mỗi câu của GƯƠNG CHÚA GIÊSU trở nên một bài học khôn ngoan vĩ đại có thể áp dụng cho bất cứ trường hợp nào của đời sống. Một cuốn sách như thế mà không được phổ thông nơi quần chúng, nhất là riêng trong giáo hữu Việt nam, quả là một sự thiếu sót và thiệt thòi khó có thể đền bù được.

Sự thực, trước đây đã có một vài bản dịch ra tiếng Việt Nam. Những bản dịch đó dầu sao cũng có mang lại lợi ích không phải nhỏ. Nhưng tiếc vì sách in có hạn, đàng khác hình như hiện nay các bản dịch ấy đã bị đặt vào một hoàn cảnh quá hẹp hòi, nên không còn đủ điều kiện để thỏa mãn nhu cầu ngày càng thêm khẩn thiết.

Bản dịch GƯƠNG CHÚA GIÊSU đây hẳn chưa phải là bản dịch lý tưởng, vì nó ra đời trong một hoàn cảnh quá ngẫu nhiên. Thực, bất đắc dĩ nó phải thay thế cho những đàn anh nó đã vắng bóng mà chưa có người thế chân.

Mong những bản dịch mới mẻ và đầy đủ hơn, sẽ đến bổ khuyết và thay thế cho nó, nếu cần.

Tại Hà Nội, ngày 1 tháng XI, năm 1953
Dịch giả

ĐÔI LỜI TÂM HUYẾT GỬI BẠN ĐỌC

Bạn muốn được nên thân tình với Thiên Chúa, mời bạn đọc Quyển I sách GƯƠNG CHÚA GIÊSU. Đó là hành trang cho bạn lên đường.

Bạn muốn gặp Thiên Chúa, mời bạn đọc Quyển II sách GƯƠNG CHÚA GIÊSU, để khi được gặp Thiên Chúa bạn biết tâm sự với Ngài.

Bạn muốn được Thiên Chúa tiếp thu làm bạn tâm giao, mời bạn đọc Quyển III sách GƯƠNG CHÚA GIÊSU, để biết nên làm gì, phải làm gì để bảo vệ tình bạn với Thiên Chúa.

Bạn muốn nhờ Chúa Giêsu Kitô, với Chúa Giêsu, sống đời con thảo của Thiên Chúa, mời bạn đọc GƯƠNG CHÚA GIÊSU Quyển IV.

Nhưng xin lưu ý bạn: Con đường nên thánh không có bước nhảy vọt, mà phải là tiệm tiến. Phải vững bước thứ nhất, rồi mới tiến bước thứ hai, phải nắm chắc bí quyết rồi mới tiến bước thứ ba. Thuần thục giai đoạn ba, không cần mời, Chúa Giêsu sẽ đến với bạn, không chỉ dắt tay bạn mà còn cho bạn nhờ Ngài, với Ngài tôn vinh Thiên Chúa Cha.

GƯƠNG CHÚA GIÊSU là một tác phẩm đã có gần 500 năm nay mà vẫn hiện đại, vì được xây dựng trên nền tảng Phúc Âm.

Sách đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng, và đã trở thành sách gối đầu cho các thánh.

Việt Nam cũng đã có ba bản dịch, nhưng vì hoàn cảnh đất nước, sách GƯƠNG CHÚA GIÊSU trở nên hiếm, nếu không nói là gần như bị mai một.

May mắn, chúng tôi gặp được một tập bản dịch của Linh mục Lê Bá Tư, tái bản từ năm 1965. Nhưng đối chiếu với nguyên bản La-văn thì có rất nhiều sai sót, có thể do kỹ thuật ấn loát, nhiều câu vì mất chữ hoặc dịch sát nghĩa quá nên khó hiểu; nhiều câu lại dài dòng quá nên ý nghĩa mất sắc bén…

Nhờ một Linh mục đọc đối chiếu với bản La-văn và sửa lại tới 5 lần, cốt ý là cho sách quý này không bị mai một, mà còn dễ đọc dễ hiểu hơn.

Nay tôi xin giới thiệu GƯƠNG CHÚA GIÊSU với bạn đọc.

GIÁM MỤC GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG
Phaolô-Tịnh NGUYỄN BÌNH TĨNH
Nguồn: http://suyniemhangngay.net/2016/08/31/guong-chua-giesu/
——————————————
GHI CHÚ CỦA TÔNG ĐỒ MỤC VỤ SỨC KHỎE:
Đây là một tác phẩm tu đức hay và có giá trị, nhưng có thể rất nhiều người trong chúng ta chưa từng nghe hay đọc hết từ đầu tới cuối. Tuy được sáng tác trong môi trường đan tu cho những người sống đời thánh hiến, nhưng không phài vì thế mà nó không giúp ích cho con đường trọn lành của những ai muốn sống lý tưởng nên thánh giữa đời, trong dòng chảy giao động của cuộc sống xã hội. Điểm tác giả muốn nhắm tới là nói với tâm hồn của mọi người.
Liên quan tới tác giả đã có nhiều ý kiến khác nhau. Sử gia người Anh Brian McNeil cho rằng tác giả là Jean Gerson (1363-1429) , thần học gia kiêm triết gia người Pháp, chưởng ấn đại học Sorbone Paris. Người khác nghĩ Giovanni Gersen (1243-?) tu sĩ Biền Đức rất thông thái đã biết Thánh Phanxico thành Assisi và thánh Anton thành Padova. Người khác nữa cho rằng tác phẩm xuất phát từ môi trường của các tu sĩ Chartreux.
Tuy nhiên đa số các học giả thế kỷ XX chấp nhận Tommaso da Kempis (1380-1471) là tác giả.
Tuy được sáng tác cho hàng tu sĩ thời Trung Cổ, tức cách đây 5, 6 trăm năm, theo khuynh hướng thần học tu đức khổ hạnh thần bí có vẻ ra tiêu cực, nhưng các giáo huấn sách Gương Chúa Giêsu chứa đựng các lời khuyên thiêng liêng hữu ích có thể áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả những ai có cuộc sống hoạt động bon chen thường ngày giữa đời. Nó giúp chúng ta thanh lọc tâm trí và sàng gạn cung cách suy tư hành xử để chỉ giữ lại những gì thiết yếu nhất cho phần rỗi linh hồn.
Xin cám ơn chị Kim Hà và các anh các chị Chương trình Radio Giờ Của Mẹ và Website MeMaria.org đã bỏ công thu audio và phổ biến cho mọi người. Xin Chúa trả công cho các anh các chị qua lời bầu cử của Mẹ Maria.
TDMVSK

Tải

by Tháng Một 25, 2021 Comments are Disabled Bí quyết sống khoẻ mạnh, chưa phân loại, Đèn soi lối, LỜI HAY Ý ĐẸP, Tâm Linh

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT NĂM C

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT NĂM C

Mùa Vọng C

1.          Ánh sáng tự do cuối đường hầm của ngục tù đen tối CN 1 MV-C (Gr 33,14-16; 1 Tx 3,12-4.2; Lc 21,25-28.34-36)

2.          Đường vào sa mạc CN 2 MV-C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6)

3.          Bà mẹ giống con minh. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (St 3,9-15.20; Ep 1,3-6.11-12; Lc 1,26-38)

4.          Niềm hạnh phúc được sống gần Chúa CN 3 MV-C  (Sp 3,14-18a; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18)

5.          Đường Chúa đến thăm ta CN IV MVC (Mk 5,1-4a; Dt 10,5-10; Lc 1,39-48)

Mùa Giáng Sinh C

1.          Tổ ấm tình yêu. Lễ Thánh Gia (Hc 3,3-7.14-17a; Cl 3,12-21; Lc 2,41-52)

2.          Đường cong thiên linh nối liền trời đất. CN 2 GS C (Hc 24,1-4.8-12; Ep 1,3-6.15-18; Ga 1,1-18)

3.          Dòng nước tái sinh. Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa (Is 40,1-5.9-11; Tt 2,11-14; 3,4-7; Lc 3,15-16.21-22)

Thường niên C

–      CN 2 TN-C : Đức Giêsu Kitô rượu mới thời cứu thế (Is 62,1-5; 1 Cr 12,4-11; Ga 2,1-12)

–      CN 3 TN-C: Canh tân tinh thần (Nkm 8,2-4a.5-6.8-10; 1 Cr 12,12-31a; Lc 1,1-4; 4,12-21)

–      Lễ dâng Chúa Giê su trong Đền Thờ: Ơn gọi là ánh sáng cứu độ (Ml 3,1-4; Dt 2,14-18; Lc 2,22-40)

–      CN 5 TN-C: Ba cuộc đời, ba ơn gọi (Is 6,1-2a.3-8; 1 Cr 15,1-11; Lc 5,1-11)

–      CN 6 TN-C: Tin vào ai, cậy vào ai? (Gr 17,5-8; 1 Cr 15,12.16-20; Lc 17,20-26)

–      CN 7 TN-C: Yêu thương như đỉnh cao trọn lành (1 Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1 Cr 15,45-49; Lc 6,27-38)

–      CN 8 TN-C: “Hữu ư trung, tất hình ư ngoại” (Hc 27,4-7; 1 Cr 15,54-58; Lc 6,39-45)

Mùa Chay C

–      CN 1 MC-C: Kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa (Đnl 26,4-10; Rm 10,8-13; Lc 4,1-13)

–      CN 2 MC-C: Cuộc phiêu lưu của lòng tin (St 15,5-12.17-18; Pl 3,17-4,1; Lc 9,28b-36)

–      CN 3 MC-C: Hoán cải tâm lòng là gặp gỡ Thiên Chúa đích thực (Xh 3,1-8a.13-15; 1 Cr 10.1-16.10-12; Lc 13,1-9)

–      CN 4 MC-C: Ơn gọi trở thành thụ tạo mới (Gs 5,9a.10-12; 2 Cr 5,17-21; Lc 15,1-3.11-32)

–      CN 5 MC-C: Cây nến ân xá phục sinh (Is 43,16-21l Pl 3,8-14; Ga 8,1-11)

–      CN Lễ Lá C: Chết đi để trao ban sự sống (Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23.56)

Mùa Phục Sinh C

–      CN PS C: Tin Mừng phục sinh và đường sang Siberia băng giá (Cv 10,334.37-43; 1 Cr 5, 6b-8; Ga 20,1-9)

–      CN 2 PS-C: Người con tự do (Cv 5,12-16; Kn 1,9-11a; Ga 20,19-31)

–      CN 3 PS-C: Thánh lễ dở dang (Cv 5,27b-32.40b-40; Ga 21,1-19)

–      CN 4 PS-C: Các động từ khó thực hành trong đời sống kitô (Cv 13,14.43-52: Kn 7,9.14b-17; Ga 10,27-30)

–      CN 5 PS-C: Kinh thành hạnh phúc (Cv 14,21-27; Kn 21,1-5a; Ga 13,31-33a.34-35)

–      CN 6 PS-C: Cánh cửa rộng mở (Cv 15,1-2.22-29; Kn 21,10-14.22-23; Ga 14,23-29)

–      Lễ Thăng Thiên C: Sự hiện diện của người vắng mặt (Cv 1,1-11; Dt 9,24-28; 10,19-23; Lc 24,46-53)

–     Lễ Chúa Thành Thần hiện xuống C: Kitô hữu con cái của Thần Khí (Cv 2,1-11; Rm 8,8-17; Ga 14,15-16.23b-26)

–     Lễ Chúa Ba Ngôi C: Tình yêu trọn vẹn (Cn  8,22-31; Rm 5,1-15; Ga 16,12-15)

–      Lễ Mình Máu thánh Chúa C: Tấm gương bể (St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17)

Mùa thường niên C

–      CN 13 TN-C: Tiếng Chúa gọi ta (1 V 19,16b.19-21; Gl 5,1.13-18; Lc 9,51-62)

–      CN 14 TN-C: Sứ mệnh kitô (Is 66,10-14; G; 6,14-18; Lc 10,1-12.17-20)

–      CN 15 TN-C: Khi nào là lúc đêm qua ngày tới? (Đnl 30,10-14; Cl 1,15-20; Lc 10,25-37)

–      CN 16 TN-C: Lắng nghe Chúa Giêsu (St 18,1-10a; Cl 1,24-28; Lc 10,38-42)

–      CN 17 TN-C: Cầu nguyện là làm cách mạng (St 18,20-21.23-32; Cl 2,12-14; Lc 11,1-13)

–      CN 18 TN-C: Như bọt xà phòng (Gv 1,2; 2,21-23; Cl 3,1-5.9-11; Lc 12,13-21)

–      CN 19 TN-C: Phải sống lòng tin như thế nào? Khôn ngoan, hy vọng tỉnh thức và trung thành (Kn 18,3.6-9; Dt 11,1-2.8-19; Lc 12,32-48)

–      CN 20 TN-C: Giá phải trả cho đời nhân chứng (Gr 38,4-6.8-10; Dt 12,1-4; Lc 12,49-57)

–      CN 21 TN-C: Mập quá khó vào Nước Trời (Is 66,18-21; Dt 12,5-7.11-13; Lc 13,22-30)

–      CN 22 TN-C: Khiêm nhường nhân đức nền tảng của cuộc đời thánh thiện (Hc 3,19-21.30-31; Dt 12,18-19.22-24; Lc 14,1.7-14)

–      CN 23 TN-C: Bậc thang giá trị mới (Kn 9,13-18; Plm 9,10.12-17; Lc 14,25-33)

–      CN 24 TN-C: Thiên Chúa là người cha phung phí tình yêu thương và lòng nhân thứ (Xh 32,7-11.13-14; 1 Tm 1,12-17; Lc 15,1-32)

–      CN 25 TN-C: Thế giới dưới ách thống trị của thần tiền (Am 8,4-7; 1 Tm 2,1-8; Lc 16,1-13)

–      CN 26 TN-C: Tại sao người giầu lại mất ơn cứu độ? (Am 6,1.4-7; 1 Tm 6,11-16; Lc 16,19-31)

–      CN 27 TN-C: Thế nào là tin đích thực? (Kb 1,2-3; 2,2-4; 2 Tm 1,6-8.13-14; Lc 17,5-10)

–      CN 28 TN-C: Lòng biết ơn như điểm tới của con đường lòng tin (2 V 5,14-17; 2 Tm 2,8-13; Lc 17,11-19)

–      CN 29 TN-C: Phải cầu nguyện với thái độ nào? (Xh 17,8-13a; 2 Tm 3,14-4,2; Lc 18,1-8)

–      CN 30 TN-C: Phải có thái độ nào trước mặt Chúa? (Hc 35,12-14.16-18; 2 Tm 4,6-8.16-18; Lc 18,9-14)

–      Lễ các Thánh C: Sinh ra trong ánh sáng niềm tin và tình yêu Thiên Chúa (Kh 7,2-4.9-14; 1 Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a

–      CN 32 TN-C: Niềm hy vọng cuối cùng (2 Mcb 7,1-2.9-14; 2 Tx 2,16-3,5; Lc 20,27-38)

–      CN 33 TN-C: Tiếng kèn báo động lật ngược thế cờ (Ml 3,19-20; 2 Tx 3,7-12; Lc 21,5-19)

–      Lễ Chúa Ki tô Vua C: Dấu ấn tình yêu (2 Sm 5,1-3; Cl 1,12-20; Lc 23,35-43)

by Tháng Mười Một 3, 2019 Comments are Disabled chưa phân loại, Suy niệm Lời Chúa
Quá trình lão hóa của các bộ phận cơ thể

Quá trình lão hóa của các bộ phận cơ thể

Theo thời gian, cơ thể con người sẽ bị lão hóa, thể hiện bằng những biến đổi về hình thái và chức năng của các bộ phận của cơ thể. Quá trình lão hóa không diễn ra đột ngột, mà đến từ từ.
Vậy hãy xem lịch trình lão hóa của các bộ phận trong cơ thể như thế nào nhé.

Tim: Lão hóa từ tuổi 40

Ở tuổi 40, mạch máu dần mất đi sự đàn hồi, động mạch cũng có thể trở nên cứng hoặc bị tắc, nguyên nhân gây ra sự thay đổi này là do chất béo tích tụ ở động mạch vành. Điều này làm cho hiệu quả truyền máu của tim tới toàn bộ cơ thể cũng bắt đầu giảm xuống. Do đó, để giữ cho trái tim khỏe mạnh, tốt nhất bạn không nên ăn quá nhiều chất béo bão hòa.
Phổi: Lão hóa từ tuổi 20

Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40, một số yếu tố như lồng ngực biến dạng, các khớp bị cứng, nhu mô phổi giảm đàn hồi… kết hợp với sự xơ cứng ở cơ bắp và xương sườn buồng phổi có thể khiến cho nhiều người bị khó thở.Hoạt động của phổi gặp khó khăn, đồng nghĩa với việc không khí sau khi hít thở sẽ lưu lại trong phổi nhiều hơn dẫn tới khó thở.
Da: Lão hóa từ khoảng tuổi 25

Cùng với sự giảm tốc của quá trình tạo collagen, da bắt đầu lão hóa tự nhiên từ tuổi 25. Các tế bào da chết sẽ không biến mất một cách nhanh chóng, trong khi lượng tế bào da mới có thể giảm đi chút ít. Kết quả là da sẽ xuất hiện nếp nhăn và trở nên mỏng hơn, ngay cả khi dấu hiệu lão hóa da ban đầu có thể đến tận tuổi 35 mới xuất hiện.
Ngực: Lão hóa từ tuổi 35

Phụ nữ đến tuổi 35, các mô vú và chất béo trong ngực bắt đầu mất dần, kích cỡ và sự căng đầy cũng giảm xuống. Từ tuổi 40, ngực phụ nữ bắt đầu chảy sệ, quầng vú (khu vực xung quanh đầu vú) bị thu hẹp mạnh.
Cơ quan sinh sản: Lão hóa từ tuổi 35

Cơ quan sinh sản của các chị em bắt đầu suy giảm sau tuổi 35. Nội mạc tử cung có thể trở nên mỏng hơn, khiến việc thụ tinh gặp khó khăn hoặc tạo thành môi trường kháng tinh trùng. Khả năng sinh sản của đàn ông cũng bắt đầu suy giảm ở độ tuổi này. Sau tuổi 40, chất lượng tinh trùng giảm xuống, nên khả năng có con của nam giới cũng có dấu hiệu suy giảm.
Cơ bắp: Lão hóa từ tuổi 30

Sau tuổi 30, tốc độ lão hóa của cơ bắp còn nhanh hơn cả tốc độ phát triển. Ở độ tuổi này, hầu hết chúng ta có xu hướng tích trữ chất béo nhiều hơn và đốt cháy lượng calo ít hơn nên cơ bắp dần bị mất đi. Qua tuổi 40, tốc độ lão hóa cơ bắp của con người càng tăng nhanh hơn. Thường xuyên luyên tập có thể giúp ngăn chặn sự .
Xương: Lão hóa từ tuổi 35

Sau tuổi 35, xương bắt đầu mòn và rơi vào quá trình lão hóa tự nhiên do các tế bào xây dựng xương hoạt động kém hơn. Xương của phụ nữ mãn kinh mòn nhanh hơn và có thể gây ra bệnh loãng xương. Kích thước và sự suy giảm mật độ xương có thể làm giảm chiều cao của bạn.
Răng: Lão hóa từ tuổi 40

Khi chúng ta già đi, lượng nước bọt tiết ra cũng ít đi. Nước bọt có thể rửa sạch vi khuẩn, nếu nước bọt ít đi, răng và nướu của chúng ta dễ bị hôi. Sau khi các mô nha chu mất dần, nướu răng sẽ bị thu hẹp, đây là triệu chứng thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi.
Thính lực: Lão hóa từ khoảng tuổi 55

Hơn một nửa số người trên 60 tuổi có thể bị giảm thính lực do lão hóa . Triệu chứng này gọi là điếc lão hóa, là do sự thiếu “các tế bào lông” gây ra. Tế bào lông cảm quan trong tai có thể tiếp nhận sự rung động của âm thanh và truyền âm thanh tới não bộ.

by Tháng Tám 4, 2019 Comments are Disabled Bệnh & Chương trình, chưa phân loại
Những thực phẩm thần dược của người Nhật

Những thực phẩm thần dược của người Nhật

Rất nhiều thực phẩm rẻ tiền và rất sẵn ở Việt Nam có tác dụng trường sinh bất lão mà người Nhật rất coi trọng. Bạn hãy đọc để hiểu sự quý giá của loại thực phẩm này để ăn thường xuyên hơn nha.

Đây là danh sách những thực phẩm mà người Nhật yêu thích sử dụng nhất, và chúng được đánh giá tốt như một vị thuốc giúp con người trường sinh. Danh sách này là thực phẩm phổ biến, quan trọng là bạn chú ý ăn đúng cách và đều đặn.

1. Tỏi

Tỏi được Đông y đánh giá là “lương dược” được sử dụng để khử trùng và ngăn ngừa bệnh tật. Các yếu tố có nhiều trong tỏi như strontium và selenium có thể ức chế sự phát triển của tế bào khối u và tế bào ung thư.

Thí nghiệm cho thấy dân số có tỷ lệ mắc ung thư thấp nhất là người có lượng selen cao nhất trong máu. Theo Tổ chức Ung thư Quốc gia Mỹ, trong số các loại cây có khả năng chống ung thư cao nhất thế giới, tỏi là thực phẩm đứng vị trí hàng đầu.

2. Cá biển sâu

Hàm lượng DHA trong cá biển sâu có thể giúp cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức. Cá biển sâu rất giàu axit béo không bão hòa, protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng, có thể làm giảm mỡ máu và giảm cholesterol.

Đây cũng là món ăn rất có lợi cho bệnh tim mạch và mạch máu não của con người. Giúp khỏe mạnh, làm mềm mạch máu, phòng ngừa đột quỵ và bệnh Alzheimer.

3. Khoai lang tím

Khoai tây tím chứa một lượng lớn anthocyanin có giá trị dược liệu cao và hàm lượng cellulose cao. Những chất này có thể làm tăng thể tích phân, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, làm sạch chất nhầy, loại bỏ khí dư thừa và chất thải phân hủy trong khoang ruột đồng thời thải các chất độc hại cùng với phân ra ngoài.

Khoai lang còn được đánh giá là thực phẩm giúp loại bỏ hoặc giảm bớt tạp chất và chất gây ung thư, giữ cho đường ruột sạch, cải thiện môi trường của đường tiêu hóa và ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh về đường tiêu hóa.

Nguyên tắc ăn uống của người Nhật

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất nhằm nạp đủ năng lượng cho cả ngày. Bữa sáng truyền thống thường được chuẩn bị đầy đủ các món tương tự bữa ăn trưa hoặc tối nhưng khẩu phần ít hơn, thường không có dầu mỡ hay đồ chiên xào cho khỏi ngán. Thông thường set ăn sáng gồm: cơm, súp miso, cá nướng và vài món ăn kèm như rong biển khô, đậu nành lên men, salad…

Bữa trưa hoặc tối dù nhiều món ăn hơn nhưng khẩu phần mỗi món luôn nhỏ bởi họ quan niệm thứ gì càng nhỏ càng có giá trị. Bằng cách chia nhỏ phần ăn, trang trí tinh tế, khéo léo giúp người ăn cảm nhận trọn vẹn dinh dưỡng trong thực phẩm, lại tốt cho dạ dày.

Người Nhật bám sát nguyên tắc ăn nhạt nhằm ngăn ngừa nhiều bệnh về tim mạch, giảm khả năng đột quỵ… Hầu hết các món ăn đều có vị vừa phải, ưu tiên giữ lại hương vị tự nhiên của nguyên liệu tươi. Nước tương đậu nành thường dùng để chấm sashimi, sushi cũng nhạt hơn nhiều so với nước tương của các nước khác.

Cá là món ăn không thể thiếu trong ngày vì đây là loại thực phẩm ít chất béo, giàu omega-3 giúp tăng trí nhớ, đồng thời protein trong cá có lợi cho sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Vì thế ở Nhật, các chợ cá luôn đông khách, họ tiêu thụ khoảng 80% lượng cá ngừ vây xanh đánh bắt trên toàn thế giới.

TDMVSK sưu tầm.

by Tháng Năm 12, 2019 Comments are Disabled chưa phân loại
Các dấu hiệu cho biết cần thanh lọc cơ thể

Các dấu hiệu cho biết cần thanh lọc cơ thể

Những dấu hiệu dưới đây nếu có thì chứng tỏ bạn đang cần được thải độc ngay. Chất độc có ở khắp mọi nơi, trong không khí hít thở, trong thực phẩm ăn mỗi ngày, thậm chí chiếc điện thoại yêu thích cũng là một nơi chứa đầy vi khuẩn gây bệnh. Các độc tố tích tụ hằng ngày và khi đạt đến đỉnh điểm sẽ gây bệnh nặng.

1. Táo bón

Khi ăn các loại thực phẩm vô tình chúng ta cũng tiêu thụ các hóa chất kèm theo như chất bảo quản, chất tạo màu, hương liệu tổng hợp. Ruột tiêu hóa thức ăn cũng phải đối mặt với các chất độc này. Sự tích tụ những độc tố này có thể dẫn tới đau dạ dày và táo bón. Ăn thực phẩm hữu cơ, hạn chế uống rượu và uống nhiều nước sẽ giúp giải quyết vấn đề.

2. Chóng mặt

Nếu cảm thấy cơ thể thường xuyên chóng mặt, không thể tập trung vào buổi sáng sau một giấc ngủ ngon. Điều này có thể là do những độc tốc gây ra các phản ứng làm mất đi vitamin và khoáng chất cần thiết.

3. Chất khử mùi không giúp ích và cơ thể vẫn “bốc mùi”

Dù đã tắm sửa sạch sẽ, dùng lăn khử mùi nhưng mọi người vẫn cảm thấy cơ thể của bạn có mùi hôi khi họ ở gần. Điều này chứng tỏ những độc tố khi được tiêu hóa sẽ tạo ra khí có mùi hôi và nó thoát ra khỏi những lỗ chân lông trên cơ thể.

4. Đau cơ

Nếu không tập thể dục hoặc thực hiện các động tác khiến cơ thể mệt mỏi mà vẫn cảm thấy bị đau xương khơp, sự tích tụ độc tố có thể là lý do. Đau nhức cơ thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị viêm.

5. Dấu hiệu bất thường trên da

Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể chúng ta và thường xuyên bị ô nhiễm. Ngoài ra, các sản phẩm như dầu gội, dầu xả, xà phòng và kem dưỡng da có thể chứa các hóa chất độc hại. Tiếp xúc với rất nhiều hóa chất độc hại có thể dẫn đến các triệu chứng như mụn trứng cá, phát ban và bệnh chàm.

6. Khó ngủ

Một mặt, sự tích tụ độc tố khiến bạn cảm thấy kiệt sức và mặt khác nó làm cho vấn đề tồi tệ hơn, có thể làm hỏng giấc ngủ của bạn. Một lượng lớn chất độc trong cơ thể khiến mức độ hormone Cortisol kiểm soát giấc ngủ bị lung lay, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Mất ngủ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

7. Không thể giảm cân

Mặc dù bạn thực hiện tất cả các bài tập tại phòng tập thể dục nhưng vẫn tiếp tục tăng cân, có thể có điều gì đó không đúng với hormone của bạn. Các độc tố có thể tác động xấu đến mức độ của một số hormone trong cơ thể, bao gồm cả những chất chịu trách nhiệm duy trì cân nặng. Chuyển sang chế độ ăn uống hữu cơ lành mạnh sẽ cải thiện tình hình.

8. Hơi thở có mùi

Hôi miệng thường là triệu chứng liên quan tới vấn đề tiêu hóa . Nó xảy ra khi hệ thống tiêu hóa phải vật lộn để tiêu hóa tất cả những gì nạp vào cơ thể. Nhưng vấn đề tiêu hóa cũng có thể xảy ra khi gan đang “chiến đấu” để làm sạch tất cả các độc tố tích tụ. Loại bỏ các độc tố là cách duy nhất để bạn giải quyết vấn đề này.

9 .Móng chân xấu xí

Trọng lực kéo chất độc xuống cơ thể, móng chân của bạn có thể là thứ phải chịu đựng trước tiên. Các ngón chân, phần lớn thời gian ở trong tất và giày nên rất dễ xuất hiện nấm chân. Điều này khiến cho móng chân trở nên xấu xí.

10. Rụng tóc nhiều

Rụng tóc không phải là triệu chứng cho thấy cơ thể bị nhiễm độc quá nặng, nó có thể là dấu hiệu cho thấy các loại hóa chất như asen, chì, tali (được tìm thấy trong thuốc lá) đã vượt mức cơ thể cho phép.

by Tháng Năm 12, 2019 Comments are Disabled chưa phân loại
Công hiệu cả nho khô ngâm với nước hay giấm

Công hiệu cả nho khô ngâm với nước hay giấm

Nho khô ngâm cùng với thứ này, mỗi ngày ăn một thìa giúp giải độc. Không những thế, thứ này còn giúp “sửa chữa” tế bào gan hiệu quả. Hãy chia sẻ bài thuốc này với những người xung quanh để mọi người đều nhận được lợi ích tuyệt vời.

Nho có chứa glucose và vitamin rất hữu ích trong việc bảo vệ gan, giảm bớt cổ trướng và phù nề ở chi dưới, làm tăng albumin trong huyết tương và làm giảm transaminase.

Nước nho khô

Ngâm nho khô trong nước sẽ làm sạch gan bằng cách giảm lượng đường. Điều tuyệt vời nhất về nước nho khô là nó thúc đẩy sức khoẻ của gan và giúp loại bỏ độc tố trong máu một cách hiệu quả hơn thông qua các phản ứng sinh hóa cụ thể trong gan.

Nước nho khô là một nguồn tự nhiên của các chất chống oxy hoá, nó không chỉ giải độc mà còn có khả năng làm giảm sự tích tụ độc tố trong cơ thể.

Nho khô ngâm với giấm

Lấy một gói giấm ngâm nho khô và ăn một thìa mỗi ngày để sửa chữa các tế bào gan

Giấm ngâm nho khô, có tính axit, chứa đường, vitamin C, axit amin và nhiều chất chống oxy hoá.

Vị chua vào gan, dưỡng gan, có thể tăng cường chức năng gan, tăng độ ngon miệng và vitamin C cũng có thể bảo vệ gan, sửa chữa tế bào gan.

Đường trong nho khô là chất dinh dưỡng của gan, có thể làm tăng glycogen trong gan, cải thiện quá trình giải độc gan và bảo vệ tế bào gan.

Các công dụng khác của nho khô:

Bổ khí huyết

Nho khô giàu chất sắt và canxi, đó là một thành phần bổ ích cho trẻ em, phụ nữ và người thiếu máu. Nó có thể bổ sung khí huyết, làm ấm thận, điều trị thiếu máu và giảm tiểu cầu máu.

Hạ cholesterol và phòng bệnh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất dinh dưỡng chứa trong nho khô ảnh hưởng đến sự hấp thu cholesterol trong cơ thể, do đó làm giảm cholesterol và ngăn ngừa sự cứng lại của mạch máu.

Bảo vệ mạch máu

Đây chủ yếu là do flavonoid trong quả nho khô, chất này không chỉ hoạt động như một chất chống oxy hoá, mà còn giúp làm sạch các gốc tự do trong cơ thể, do đó bảo vệ chức năng tim mạch của cơ thể.

Chống ung thư

Resveratrol trong nho khô có thể ngăn ngừa sự biến đổi tế bào ác tính và ức chế sự phát triển của tế bào khối u, do đó đạt được hiệu quả chống ung thư.

by Tháng Năm 12, 2019 Comments are Disabled chưa phân loại