Thảo Dược

10 công dụng trị bệnh của gừng

10 công dụng trị bệnh cuả gừng

9:17 am – 28/09/2017

Gừng là gia vị không thể thiếu trong nhà bếp nhưng từ lâu nó cũng đã được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Nếu biết tận dụng bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích từ chữa bệnh đến làm đẹp, vừa an toàn lại tiết kiệm chi phí. 

Hãy khoan đến nhà thuốc hay bệnh viện, thử tận dụng nước gừng nóng khi mắc phải những bệnh sau đây, có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả của nó đấy!

  1. Lở miệng

1 chén nước gừng, bách bệnh tiêu tan (Ảnh qua: vietgiaitri.com)

Dùng nước gừng tươi ấm uống và súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, những vết lở loét sẽ biến mất nhanh chóng vì gừng có tính sát trùng.

  1. Cao huyết áp

Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15-20 phút. Nước gừng nóng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống.

  1. Trị cảm cúm nhức đầu

Ngâm hai chân vào nước gừng nóng, để nước ngập đến mắt cá chân. Cũng có thể cho thêm ít muối và giấm, nhưng không cho thêm nước nóng, ngâm đến khi nào mu bàn chân đỏ lên là được.

Phương pháp này có tác dụng rõ rệt đối với người bị nhiễm lạnh, cảm cúm, nhức đầu và đau họng.

  1. Hôi chân

Ngâm chân nước gừng (Ảnh qua: sinhcon.com)

Cho thêm chút muối và giấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.

  1. Đau lưng và đau vai

Cho một ít muối và giấm vào nước gừng nóng, lấy khăn ngâm vào nước gừng, vắt khăn khô, sau đó đắp lên chỗ bị đau, làm như thế nhiều lần.

Phương pháp này có thể khiến các cơ bắp thả lỏng, cường gân hoạt huyết, có tác dụng giảm bớt đau nhức rất hiệu quả.

  1. Đau một bên đầu

Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.

  1. Trị gàu

Thái lát nhỏ mảnh gừng (Ảnh qua: khoedepblog.com)

Trước tiên, thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10-15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch,sẽ có tác dụng trị gàu hiệu quả.

  1. Sắc mặt nhợt nhạt

Rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối trong 60 ngày liên tiếp có tác dụng làm cho da mặt hồng hào. Sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến.

  1. Giải rượu

Trà gừng giúp giải rượu (Ảnh qua: Lypatrika.com)

Dùng nước gừng nóng để uống thay cho trà, có tác dụng tăng sự tuần hoàn máu, giúp tiêu hóa chất cồn trong cơ thể.

  1. Phòng ngừa và trị sâu răng

Mỗi buối sáng và tối nên kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày để bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.

Tuy có tác dụng tuyệt vời nhưng nước gừng nóng chống chỉ định với người bệnh dạ dày, tá tràng; người bị cảm nắng; người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt; phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai; người bị sỏi mật; người có bệnh liên quan đến gan và người cao huyết áp. Đặc biệt, không nên dùng gừng vào ban đêm.

Hoàng Kỳ (T/h)

 TĐMVSK sưu tầm

Cây dâm bụt, vỏ dưa hấu, rễ cây chuối già, lá ổi chữa bệnh tiểu đường

Cây dâm bụt, vỏ dưa hấu, rễ cây chuối già, lá ổi, Những vị thuốc chữa bệnh tiểu đường rất hiệu nghiệm ở ngay quanh bạn

Trong dân gian có rất nhiều cách trị tiểu đường bằng các loại cây thuốc nam đã được người dân áp dụng và cho thấy hiệu quả rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

Dưới đây là một số cây thuốc nam được đánh giá là tốt nhất hiện nay trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

  1. Cây dâm bụt

Tên gọi khác xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Cây mọc ở dưới chân núi nơi trống nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu. Hoa hái từ tháng 7-10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi. Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa. Liều dùng: hoa 6-12g. Vỏ rễ 3-10g.

Dưới đây là vài phương thuốc chữa tiểu đường:

  • Rễ dâm bụt tươi 30-60g. Sắc uống thay nước trà.
  • Rễ dâm bụt tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.
  • Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống. 
  1. Vỏ dưa hấu

Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài, phơi hay sấy khô. Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.

Tính năng: vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.

Liều dùng: 10-30g. Người bên trong có hàn thấp nhiều không nên dùng.

Để chữa tiểu đường có thể áp dụng cách như sau: Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống hàng ngày.

  1. Rễ cây chuối già

Thu hái và chế biến, đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi khô. Tính năng: Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp. Liều dùng: 30-120g. Người tỳ vị hư nhược không được dùng.

Dưới đây là cách chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

  • Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nát vắt lấy nước cốt hoà với mật ong uống, chia uống 3 lần trong ngày.
  • Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống trong ngày.
  • Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống hàng ngày. 
  1. Lá ổi

Thu hái và chế biến: Lá ổi hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi khô hoặc sấy khô. Quả hái lúc quả chín, ép lấy nước. Tính năng: Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết. Liều dùng: Khô 10-15g, tươi 15-30g. Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng.

Dưới đây là cách chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

  • Lá ổi 30g (tươi 50g), sắc uống thay nước trà
  • Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống
  • Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2lần/ ngày. Uống nhiều ngày.
  • Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắp tươi 100g. Nấu nước uống cả ngày.

 

TĐMVSK sưu tầm

Vài cách chữa đau đầu

Những cách thức và thực phẩm giúp bạn giảm chứng đau đầu hữu hiệu

Có rất nhiều người mắc phải chứng đau nửa đầu, vì nhiều nguyên nhân trong đó có sự thay đổi hoóc môn, thức ăn nhất định và căng thẳng. Trong một số trường hợp, chứng đau nửa đầu cũng có thể là di truyền. Nhưng cũng có thể là thiếu các khoáng chất như Sodium Bicarbonate, Magnesium Chloride, Iodine, thiếu dưỡng khí, thiếu nước,  khi huyết lưu thông không đều, một vài mạch máu bị tắc nghẽn, cholesterol và áp huyết cao vv.

 Vậy làm thế nào để thuyên giảm mà không phải uống thuốc?

      . Bổ sung 3 khoáng chất nói trên

  • Hít thở nhiều để nạp dưỡng khi đầy đủ cho cơ thể
  • Tập thể dục
  • Dùng 10 ngón tay hay lược cào đầu 5-10 phút mỗi ngày, được nhiểu lần càng tốt, nhưng ít nhất là truớc khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Tác động này cũng giúp chống tai biến mạch máu não, gia tăng thị lực, trí nhớ…

    Thay đổi lối sống, thay đổi thói quen ăn uống, tập thể dục đều đặn và đặc biệt là ăn những thực phẩm dưới đây là những cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.

    Nếu bạn đang trải qua cơn đau nhói chỉ ở một bên đầu, kèm theo buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng, thì bạn có thể bị chứng đau nửa đầu.

    Chứng đau nửa đầu có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, mỗi lần sử dụng thuốc giảm đau có thể gây ra nhiều phản ứng phụ. Thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và tập thể dục đều đặn là những cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, có một số loại thực phẩm dưới đây giúp bạn chống lại chứng đau nửa đầu một cách hiệu quả.

    1. Hạnh nhân

    Hạnh nhân là một trong những loại hạt tốt nhất giàu chất béo tốt, magiê, cao tryptophan, (một axit amin giúp giải phóng serotonin. Serotonin có liên quan đến tâm trạng, giấc ngủ, chán ăn…). Tiêu thụ một nắm hạnh nhân giúp thư giãn các mạch máu và cơ giúp giảm cơn đau nửa đầu.

    2. Chuối

    Chuối giàu kali và magiê. Nếu bạn đang bị chứng đau nửa đầu, chuối giúp thư giãn mạch máu của bạn và giảm đau đầu. Do vậy hãy ăn chuối thường xuyên để cho kết quả tốt nhất.

    3. Sữa chua

    Khi cơ thể thiếu canxi sẽ gây nhức đầu và chứng đau nửa đầu. Thêm sữa chua vào chế độ ăn kiêng thông thường của bạn giúp cung cấp cho cơ thể nhu cầu canxi cần thiết và do đó ngăn ngừa cơn đau nửa đầu.

    4. Uống nhiều nước

    Mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây nhức đầu và chứng đau nửa đầu. Khi có sự cạn kiệt các chất lỏng quan trọng trong cơ thể sẽ gây đau nửa đầu. Do đó, uống nhiều nước rất quan trọng để giữ cho cơ thể luôn ngậm nước.

    5. Hạt diêm mạch

    Chứa hàm lượng carbohydrate thấp, hàm lượng protein và magiê cao nên hạt diêm mạch là một trong những loại thực phẩm tốt nhất giúp giảm chứng đau nửa đầu. Thường xuyên thêm hạt diêm mạch vào chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp chống lại chứng đau nửa đầu.

    6. Hạt kê

    Hạt kê có chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu và được biết đến với tính chất chống oxy hóa giàu có của chúng. Ngoài ra, hạt kê cũng chứa một lượng magiê tốt. Thường xuyên tiêu thụ hạt kê sẽ giúp giảm cơn đau nửa đầu đồng thời giúp điều chỉnh huyết áp rất tốt.

    7. Caffeine

    Caffeine được biết đến với việc làm giảm kích thước của mạch máu, làm giảm sự giải phóng histamin trong máu và do đó làm giảm chứng đau nửa đầu.

    8. Rau bina (rau chân vịt, cải bó xôi)

    Giàu hàm lượng magiê và vitamin B2, rau bina là một trong những loại rau lá xanh tốt nhất mà bạn cần phải ăn nếu bị chứng đau nửa đầu. Bạn có thể tiêu thụ rau bina ở dạng nấu chín hoặc sống hoặc thêm vào salad sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng đau nửa đầu.

    9. Hạt lanh

    Hạt lanh là một loại thực phẩm khác nữa mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày để giảm chứng đau nửa đầu. Hạt lanh có nhiều axit béo omega-3 giúp chống lại chứng viêm và giảm đau liên quan đến chứng đau nửa đầu.

    10. Cá béo

    Các loại cá béo như cá hồi và cá ngừ giàu axit béo omega-3. Thường xuyên bổ sung các loại cá béo này vào bữa ăn hàng ngày của bạn sẽ giúp giảm đau và viêm.

    11. Gừng

    Gừng được biết đến với tính chống viêm và có hiệu quả chống lại các triệu chứng buồn nôn và chứng đau nửa đầu. Khi bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, bạn hãy uống một tách trà gừng sẽ giúp giảm các triệu chứng.

  12. Ớt

      Ớt có rất nhiều tác dụng giúp cải tiến sức khoẻ và    phòng chống tới 80 thứ bệnh tật, trong đó cả tiểu đường, áp huyết cao, mỡ trong máu, thấp khớp, các thứ bệnh tim mạch, mệt mỏi, mất ngủ, cảm cúm, đau đầu, ợ chua, ung thư, kể cả ung thư dạ dầy, loét dạ dầy.

Vài lát ớt tươi hay ¼ muỗng cà phê bột ớt cayenne pha trong một ly nước nóng sẽ giúp giải quyết được khá nhiều vấn đề sức khỏe.

   13 Cà rốt

Cà rốt có nhiều magiê và beta-carotene. Nhờ hai dưỡng chất thiết yếu này, cà rốt được coi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để chống lại các triệu chứng đau nửa đầu. Tiêu thụ một bát cà rốt sống hoặc một cốc nước ép cà rốt thường xuyên giúp bạn chống lại các triệu chứng đau nửa nửa đầu có hiệu quả

  TĐMVSK sưu tầm và bổ túc

13 thực phẩm giúp chống ung thư hữu hiệu

13 thực phẩm vừa ngon vừa chống ung thư hữu hiệu

Có một vài loại thực phẩm sẽ giúp bạn ngăn ngừa và đẩy lùi căn bệnh ung thư đáng sợ. Bạn hãy tích cực ăn uống những thực phẩm bổ dưỡng sau hàng ngày nhé.

 1. Nấm

Mỗi loại nấm khác nhau có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung chúng đều chứa các chất chống ung thư, đặc biệt là hoạt chất betaglucan có khả năng ức chế tác hại của siêu vi gây ung thư, đồng thời trung hòa độc chất sinh ung thư nội tại cũng như ngoại lai.

Do đó, chế độ ăn uống hàng ngày nên được bổ sung đa dạng các loại nấm như mộc nhĩ đen, nấm hương, nấm mỡ, nấm đông cô, ngân nhĩ,…

2. Cà tím

Cà tím được xếp vào nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng vitamin PP và chứa chất Nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa.

3. Mướp đắng

Mướp đắng giúp quá trình chuyển hóa glucose, giới hạn năng lượng cung cấp cho tế bào ung thư tuyến tụy và tiêu diệt chúng nhưng không làm ảnh hưởng đến tế bào bình thường.

 4. Khoai lang

Khoai lang chứa một thành phần đặc biệt có tên DHEA và beta- carotene có thể phòng ngừa ung thư và chống lão hóa. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang hiệu quả trong việc chữa trị chứng táo bón và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.

5. Bí đỏ

Bí đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa và giàu beta-carotene và alfa-carotene, 2 tiền tố của vitamin A nên có tác dụng bảo vệ da, chống tia nắng mặt trời và ngăn ngừa những bệnh ung thư và tiểu đường.

6. Hành

Giống như tỏi, hành là thành viên thuộc họ hành, bao gồm tỏi tây, hẹ tây và hành lá. Hành cũng là thực phẩm tuyệt vời giúp chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư vì khả năng can thiệp vào sự tiến triển của khối u và mang lại hiệu quả tích cực chosức khỏe.

Theo đó, hành tây đã được chứng minh là giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, như ung thư đại trực tràng, thanh quản và buồng trứng.

7. Nghệ

Hoạt chất chính chiết xuất từ củ nghệ vàng giúp ức chế sự phát triển một số loại tế bào ung thư như tế bào ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư máu, ung thư đại trực tràng, ung thư gan…

Nghệ có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do hình thành trong quá trình tự vệ của cơ thể, vừa phòng ngừa ung thư một cách tích cực ngay từ lúc mới hình thành tế bào ung thư. Đồng thời ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới.

8. Gừng

Các tế bào thông thường có vòng đời xác định và sẽ bị đào thải một cách tự nhiên. Tuy nhiên, tế bào ung thư thì không như vậy. Chúng liên tục gia tăng và gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Các nhà khoa học đã tìm ra một chất dinh dưỡng thực vật trong củ gừng là 6-gingerol. Chất này có tác dụng thúc đẩy kết thúc vòng đời của tế bào ung thư, do đó làm giảm khả năng sản sinh và phát triển của căn bệnh này.

9. Tỏi

Tỏi là một trong những thực phẩm đi đầu trong việc phòng chống các bệnh ung thư dạ dày và ung thư ruột kết. Chỉ cần sử dụng một lượng tỏi nhỏ trong bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng tốt đến hệ miễn dịch.

 Trong tỏi cớ chứa nhiều selen – một chất chống oxy hóa rất mạnh nên có thể giúp cơ thể chống lại ung thư. Các chất chống oxy hóa này có thể vô hiệu hóa các gốc tự do và tấn công khối u trước khi nó có thể nhen nhóm.

Đối với bệnh nhân đã mắc ung thư, tỏi sẽ có tác dụng ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển, tiêu diệt sự phát triển của những mạch máu mới nuôi sống khối u.

10. Quả lựu

Lựu không chỉ là loại trái cây tươi ngon mà còn có hiệu quả rất ấn tượng trong việc phòng chống các bệnh ung thư.

Quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của bệnh ung thư. Hoạt tính chống ôxy hóa trong loại quả này cũng mạnh hơn nhiều so với hợp chất ở rượu vang và chè xanh.

Ngoài ra, trong lựu có chứa hợp chất ellagitannins có vai trò tích cực trong ngăn chặn sự sản xuất các oestrogen – yếu tố nguy hiểm kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư vú.

11. Kiwi

Kiwi giàu vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao gấp 4-12 lần cam quýt, gấp 30 lần táo và 60 lần với nho. Trong kiwi hàm chứa một loại chất hoạt tính ngăn chặn sự hình thành chất gây ung thư trong cơ thể.

12. Lúa mì

Lúa mì chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Uống nước ép từ mầm lúa mì sẽ giúp một lượng lớn chất xơ dễ dàng đi vào cơ thể giúp giảm các bệnh như đau ruột kết, trực tràng ngoài ra còn có tác dụng phòng bệnh ung thư.

13. Các loi rau h ci

Những loại rau họ cải như súp lơ trắng, súp lơ xanh và bắp cải là những thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Và chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất như hoạt chất chống oxy hóa và ung thư  có sức mạnh đáng kinh ngạc.

 Hãy ăn càng nhiều cải búp, cải canh, cải xoong, củ cải, bắp cải,… càng tốt, để nạp đủ lượng dưỡng chất thực vật và các hợp chất chống ung thư cho cơ thể.

TĐMVSK sưu tầm 

Uống nước chanh tốt cho sức khoẻ

Điều kỳ lạ gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nước chanh mỗi ngày?

Muốn da đẹp, hãy uống nước chanh. Một cốc nước chanh ấm mỗi sáng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, nước chanh cũng rất tốt cho đôi mắt của bạn.

  1. Nước chanh tốt cho hệ tiêu hóa

Một cốc nước chanh ấm mỗi sáng sẽ kích hoạt hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời hỗ trợ bài tiết những tích tụ trong ruột từ ngày hôm trước.

  1. Nước chanh giúp bù nước

Khi chúng ta làm việc và hoạt động mệt mỏi, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi và mất đi các chất điện giải (các khoáng chất bao gồm natri, kali và clorua), cho thêm vào cốc nước vài lát chanh sẽ giúp làm tăng quá trình cân bằng điện giải trong cơ thể.

  1. Tốt cho mắt

Không chỉ cà rốt, chanh cũng tốt cho mắt. Thuộc họ cam, quýt, chanh chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

  1. Muốn da đẹp, hãy uống nước chanh

Uống nhiều nước là cách giúp làn da của bạn luôn tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, hãy thử uống nước chanh mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ ràng. Chanh có chứa các chất chống oxy hóa mạnh, làm giảm các vết nhăn, đồng thời giúp da trông tươi trẻ, khỏe mạnh.

  1. Chanh là “người bạn tốt” của lá gan

Uống nước chanh giúp chức năng gan của bạn luôn ở mức tốt nhất. Giúp gan xả các chất độc bằng cách tăng cường chức năng của enzyme, axit được tìm thấy trong loại quả này còn giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại.

  1. Chanh chứa hàm lượng kali cao

Bạn có biết ngoài chuối ra thì chanh cũng chứa hàm lượng kali cao không? Tầm quan trọng của khoáng chất này đôi khi bị xem nhẹ. Uống nước chanh sẽ giúp đảm bảo tốt cho chức năng của tim, bộ não, thận và cơ bắp.

  1. Uống nước chanh mỗi ngày giúp bạn không cần phải tới bác sĩ

Điều này nghe có vẻ cường điệu nhưng thực tế những người uống nước chanh mỗi ngày thường ít bị cảm cúm hơn hoặc nếu mắc phải cũng sẽ nhanh khỏi hơn những người chưa nhận ra lợi ích của loại nước uống quen thuộc này. Bởi vì nước chanh có nồng độ vitamin C cao, chất chống lại pathogen và các yếu kém về hệ miễn dịch.

  1. Giảm viêm

Triệu chứng viêm rất khó nhận ra, “viêm” tạm thời – là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Viêm mãn tính có thể là lý do chính gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng và có liên quan đến tình trạng thừa axit trong cơ thể. Uống nước chanh mỗi ngày làm giảm lượng axit có trong cơ thể và giúp cơ thể loại bỏ axit uric có hại có thể gây viêm.

  1. Duy trì độ pH hoàn hảo

pH của cơ thể tốt nhất nên ở mức hơi kiềm (7.3-7.4). Chanh tuy có vị chua nhưng nó lại giúp kiềm hóa máu, phòng chống lại bệnh tât.

  1. Thúc đẩy sự trao đổi chất

Nếu muốn giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống lành mạnh thì nước chanh chính là một giải pháp hoàn hảo. Nước chanh giúp tăng cường sự trao đổi chất và giảm cơn thèm ăn.

  1. Tạm biệt cà phê một cách dễ dàng

Nhiều người thường phải uống cà phê mỗi sáng để có thêm năng lượng cho một ngày làm việc dài. Tuy nhiên, nếu thay cà phê bằng một cốc nước chanh ấm mỗi sáng trong vòng hai tuần, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo, đầy sức sống và khỏe khoắn hơn rất nhiều.

TĐMVSK sưu tầm

8 loại trái cây tốt cho sức khỏe của phụ nữ và thai nhi

8 loại trái cây thơm ngon  tốt cho sức khỏe của phụ nữ và thai nhi 3 tháng cuối, các bố nhớ mua về cho hai mẹ con

Các bác sĩ cho biết thai phụ ăn trái cây rất tốt để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cả mẹ và bào thai. Tuy nhiên theo từng giai đoạn mang thai mà có loại trái cây nên ăn và không nên ăn.

Dưới đây là các loại trái cây mà các mẹ bầu nên ăn để con sinh ra vẫn nặng đủ chuẩn, trắng nõn, bụ bẫm, lanh lợi:

1/ Dâu: Trong tam cá nguyệt cuối, bộ não thai nhi phát triển rất nhanh nên lúc này con cần nhiều omega-3 và nhiều axít béo có lợi khác. Trái dâu chua chua, thơm ngọt mẹ hay ăn chứa rất nhiều omega-3 và omega-6. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối này, thai nhi sẽ tăng cân nhanh chóng, tích mỡ dự trữ dưới da để giúp bé khỏe mạnh khi ra khỏi bụng mẹ và làm quen với môi trường bên ngoài nên mẹ nên ăn nhiều quả dâu. Các mẹ nên chọn mua loại nào còn tươi, ít dập nát để đảm bảo an toàn.

2/ Bưởi, cam sành: Với hàm lượng vitamin C dồi dào, các loại quả thuộc họ hàng nhà cam như bưởi, cam sành, quýt, chanh…là lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vitamin C này tăng cường sức đề khánh, chống lại bệnh tật, phòng ngừa tình trạng vỡ ối sớm, sinh non; giúp mẹ hấp thu sắt và canxi tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của bé. Vị chua của bưởi, cam cũng giúp mẹ đỡ cảm thấy mệt mỏi, xót ruột, nhạt miệng, đắng miệng. Chú ý là các mẹ bầu không nên uống lạnh, đặc biệt là vào mùa đông.

3/ Đu đủ: Quả đu đủ chín chứa nhiều vitamin A, C, canxi, sắt… nhưng lại không chứa nhiều tinh bột, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi nhưng lại không làm mẹ tăng cân nhanh. Ở Việt Nam, đủ đủ có rất nhiều, chỉ cần ra chợ là bạn sẽ mua được ngay.

4/ Chuối:  Chuối không chỉ giàu chất xơ ngừa táo bón mà còn chứa nhiều kali, dưỡng chất duy trì huyết áp ổn định, thai nhi nhận đủ dinh dưỡng và oxi từ mẹ trong 3 tháng cuối. Ăn chuối khi mang thai còn bồi bổ cơ thể, hạn chế tình trạng phù nề, chuột rút khi mang thai. Chú ý không nên ăn chuối khi đói vì làm rối loạn cân bằng magie và canxi trong máu.

5/ Bơ: Bơ vừa ngon vừa bổ, nếu mẹ mang thai trúng mùa bơ chín thì nên ăn nhiều bơ. Loại quả này chứa nhiều omega-3, giúp thai nhi thông minh vượt bậc. Các a-xít béo không no dồi dào giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt, cung cấp năng lượng cho sự phát triển của thai nhi trong những tháng cuối thai kỳ. Ăn bơ không sợ bị táo bón và béo phì, tiểu đường, mỡ máu.

6/ Dừa:  Nước dừa giàu khoáng chất cho thai nhi phát triển, tăng sức đề kháng khỏi cảm bệnh, tăng ối và lọc sạch ối. Những bà mẹ mà 3 tháng cuối thai nhi lớn bị cạn ối, uống nước dừa sẽ giúp cải thiện tình hình.

7/ Thanh long: Quả thanh long nhiều nước, vừa ngon vừa mát, bán đầy chợ, nước ta trồng thanh long nên giá cả phải chăng. Đặc biệt, 3 tháng cuối mẹ bầu ăn nhiều thanh long rất tốt cho bé, ngoài ra nó còn giúp tăng ối, thanh nhiệt cơ thể, góp phần phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết nữa.

8/ Kiwi: Kiwi cũng là một trong những loại trái cây tốt nhất cho bà bầu 3 tháng cuối. Kiwi chứa nhiều vitamin C có tác dụng chống lão hóa và tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ hen suyễn và bệnh eczema sau khi sinh. Điều này rất cần thiết cho mẹ trong giai đoạn sắp lâm bồn vì khi mẹ khỏe sẽ sinh thường dễ và ít xảy ra biến chứng hơn.

Dưới đây là một số lưu ý có các mẹ bâu khi ăn trái cây:

– Không ăn trái cây thay bữa chính

– Không ăn khi quá đói hoặc quá no. Tốt nhất là ăn giữa buổi hoặc ăn trước và sau bữa cơm chính khoảng 1-2 tiếng đồng hồ.

– Súc miệng sau khi ăn trái cây để tránh bị sâu răng, chua miệng.

– Nên lựa ăn trái cây chín kỹ, không ăn trái cây sống có nhựa (mủ).

Theo Webtretho

TĐMVSK sưu tầm

Lợi ích của chuối

LỢI ÍCH KHÔNG NGỜ CỦA CHUỐI

 

4 quả chuối dưới đây, bạn nên ăn quả nào nhất: Kết quả sẽ khiến nhiều người bất ngờ!

Nếu lưỡng lự trước một quả chuối xanh, chín vàng, chuối có đốm và chuối chín rục, bạn hãy tìm hiểu thông tin sau đây để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

Hãy nhìn bức ảnh ở phía trên và nói xem bạn thích ăn chuối chín ở mức độ nào?

Chắc chắn, nhiều người sẽ chọn quả chuối chín ngả sang vàng hoặc chuối có đốm đen vì độ chín đó sẽ giúp chuối ngọt và mềm. Nhưng cũng có người sẽ chọn quả chuối vẫn còn hơi xanh một chút.

Rõ ràng, đó là tùy từng khẩu vị của mỗi người. Ai cũng biết chuối rất tốt cho sức khỏe vì hội tụ đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như chất bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em, người già, vận động viên… Nhưng tùy vào độ chín, quả chuối lại mang lại hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu!

  1. Chuối xanh (chưa chín hẳn)

Những quả chuối xanh rất giàu tinh bột, chiếm khoảng 70-80% khối lượng chuối. Tuy nhiên, đa số tinh bột có trong chuối là tinh bột phản tính hay tinh bột kháng và loại tinh bột này sẽ không được tiêu hóa tại ruột non. Bởi vậy, tinh bột dạng này thường được coi là một loại chất xơ.

Đó là lí do tại sao bạn sẽ cảm thấy nhanh no khi ăn chuối xanh. Vì thế, ăn chuối xanh còn giúp bạn nạp vào ít calo hơn, từ đó có thể hỗ trợ cho quá trình giảm cân. Nhưng kèm theo đó, bạn có thể bị như kiểu đầy hơi hoặc khí do hàm lượng tinh bột cao.

Chuối xanh sẽ không ngọt như chuối chín mà có vị đắng và hơi chat, là nguồn cung cấp pectin tuyệt vời. Pectin là một loại chất xơ được tìm thấy trong trái cây, có thể giúp trái cây giữ được cấu trúc cứng của mình.

Hàm lượng tinh bột và pection có trong chuối xanh có thể đem lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, bao gồm việc cải thiện sự kiểm soát đường huyết và giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

Chuối chưa chín hẳn còn được xếp vào loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp, với GI của chuối xanh là 30. Chuối chín hẳn có chỉ số GI quanh khoảng 60.

Chuối chín vàng

Khi ăn chuối chín vàng, bạn sẽ không nạp nhiều tinh bột nữa mà sẽ tiêu thụ đường. Trong quá trình chín, lượng tinh bột trong chuối sẽ được chuyển hóa thành đường đơn (như sucrose, glucose và fructose). Chuối chín chỉ chứa khoảng 1% là tinh bột.

Do chứa nhiều đường hơn nên chuối chín vàng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Do không phải phá vỡ chất xơ nên hệ thống ruột sẽ hấp thụ được các chất dinh dưỡng nhanh hơn.

Thật không may, nhiều nghiên cứu cho thấy vi chất dinh dưỡng mất đi khi chuối chín. Nhưng bù lại, chuối cũng có nồng độ chất chống oxy hóa cao khi chín. Hệ thống miễn dịch “đánh giá cao” quả chuối chín hơn.

Mẹo: Để giảm bớt số lượng các vitamin và khoáng chất bị mất, bạn nên lưu trữ chuối đã chín trong tủ lạnh. Ngoài ra, do hàm lượng đường cao trong chuối chín nên người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên tránh ăn chuối chín.

  1. Chuối có đốm đen

Mọi người thường nói rằng: Chuối chín hoàn toàn sẽ ngon và ngọt hơn. Quả đúng như vậy, những đốm đen xuất hiện trên quả chuối chỉ rằng quả chuối đó đã “có tuổi” và bao nhiêu tình bột đã chuyển hết thành đường.

Không những thế, các nhà khoa học Nhật Bản khẳng định rằng chuối đốm sản sinh ra nhân tố làm hoại tử khối u TNF (Tumor Necrosis Factor) có tác dụng chống lại tế bào ung thư.

Hơn nữa, chuối chín đốm sinh ra thành phần ngăn ngừa thiếu máu, trầm cảm, chữa ợ nóng, giữ huyết áp ổn định…

  1. Chuối chín rục

Quả chuối chín rục sẽ bị héo, teo lại và có khi còn chảy nước. Nhưng bạn đừng vứt chúng đi. Lúc này, tinh bột phản tính hay tinh bột kháng trong chuối xanh đã chuyển hóa thành đường hoàn toàn.

Khi đó, chất diệp lục sẽ chuyển sang một dạng mới. Sự phát vỡ của chất diệp lúc khiến cho hàm lượng chất chống oxy hóa tăng lên cao khi chuối càng chín. Do đó, chuối chín rục cũng giàu chất oxy hóa.

Chuối chín như thế sẽ mềm và ngọt, nên rất dễ chế biến thành các món ăn nghiền ví dụ như mứt chuối để ăn với bánh mì hoặc bánh chuối.

 

* Theo MSN Health

 

TĐMVSK sưu tầm

10 dấu hiệu cho biết thiếu Vitamin C

10 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang cần sớm bổ sung vitamin C

Vitamin C là một chất chống oxy hoá tốt, nó tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu đi vitamin này, có xuất hiện các biểu hiện bất thường như: Mệt mỏi, giảm cân, cảm cúm, chảy máu cam, vết thương lâu lành…

Theo nghiên cứu thì phụ nữ cần ít nhất 75mg vitamin C mỗi ngày, trong khi đó đàn ông cần ít nhất 90mg. Tuy nhiên, 500-1000mg vitamin C mỗi ngày là lý tưởng nhất. Một khi thiếu vitamin C, cơ thể sẽ có những biểu hiện như:

  1. Cơ thể xuất hiện bị bầm tím

Một va chạm nhẹ cũng khiến da của bạn xuất hiện vết bầm tím là dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin C.

Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường mạch máu bằng cách thúc đẩy sản xuất collagen nên mạch máu sẽ chắc khỏe và ít bị vỡ hơn. Do đó, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến thành mạch máu bị yếu nên cho dù là va chạm nhẹ thì các mạch máu dưới da cũng nhanh vỡ và dẫn đến tình trạng bầm tím dễ dàng.

  1. Bị bệnh thường xuyên

Vitamin C giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu tấn công vi khuẩn và virus nên cũng được xem là một phần phản ứng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, vốn là một chất chống oxy hoá nên vitamin C cũng giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Do đó sẽ ngăn ngừa được các loại vi khuẩn, virus tấn công cơ thể. Đây là lý do vì sao khi cơ thể thiếu hụt vitamin C thì bạn dễ bị bệnh hơn, nhất là các bệnh thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm, sốt, ho, viêm họng…

  1. Các vết thương lâu lành

Cơ chế chữa lành vết thương phụ thuộc một phần vào vitamin C. Bởi vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng vết thương. Đồng thời, vitamin C cũng thúc đẩy tăng cường collagen, tái tạo các mô cơ nên vết thương cũng nhanh lành hơn. Do đó, khi bạn cảm thấy vết thương tuy nhỏ nhưng lại quá lâu lành và dễ bị nhiễm trùng thì khả năng cơ thể bị thiếu hụt vitamin C là khá cao.

  1. Làn da bạn khô và xuất hiện nếp nhăn

Thiếu vitamin C khiến da của bạn bi khô và nhăn.

Dấu hiệu rõ rệt khi cơ thể bạn thiếu vitamin C là làn da giảm sức sống và xuất hiện nếp nhăn. Với tác dụng là một chất chống oxy hoá, vitamin C giúp hạn chế thiệt hại cho da do tiếp xúc với tia cực tím, giảm nguy cơ bị cháy nắng… do đó, nếu thấy tình trạng da chuyển biến xấu đi thì bạn cũng nên tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C cho làn da khỏe mạnh hơn.

  1. Tóc trở nên yếu và khô

Khi mái tóc của bạn chắc khỏe và sáng bóng là dấu hiệu tốt cho thấy bạn đang có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Nhưng nếu tóc bạn xơ rối, chẻ ngọn và đặc biệt là quá khô thì có thể do cơ thể thiếu vitamin C gây ra. Lý do là vì khi thiếu hụt vitamin C thì hiệu quả sản xuất collagen trong cơ thể bị giảm sút nên tóc cũng yếu, khô và dễ gãy rụng hơn.

  1. Chảy máu cam

Khi cơ thể thiếu vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng các mạch máu nhỏ trong mũi dễ bị vỡ nên gây chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam. Do đó, nếu không va chạm vào đâu mà mũi bị chảy máu thì bạn cũng nên lưu ý theo dõi thêm các biểu hiện khác để bổ sung vitamin C kịp thời.

  1. Chảy máu chân răng, sưng nướu

Nướu răng được cấu tạo từ một phần collagen, trong khi đó vitamin C lại có tác dụng tăng cường collagen nên khi cơ thể thiếu hụt vitamin C thì nướu thường nhạy cảm hơn, dễ sưng tấy và chảy máu. Vì thế, việc bổ sung vitamin C đầy đủ cũng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.

  1. Mệt mỏi

Thiếu vitamin C cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bạn mệt mỏi.

Người thiếu vitamin C rất dễ bị mệt mỏi ngay cả khi đã ngủ ngon giấc hoặc giảm mức tiêu thụ năng lượng tổng thể. Khó chẩn đoán rằng cơ thể thiếu vitamin C nếu chỉ dựa trên dấu hiệu mệt mỏi.

  1. Giảm cân

Thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến giảm cân không giải thích được và thậm chí khiến một người nào đó trở nên gầy gò. Đây là hiện tượng phổ biến ở những người bị suy dinh dưỡng.

  1. Tâm trạng thất thường

Sự thiếu hụt này ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của một người. Người thiếu vitamin C sẽ thường xuyên nóng nảy và dễ bị kích động, ngay cả khi đây không phải là tính cách của họ.

Lưu ý :

Vitamin C có thể gây tương tác với thuốc, sẽ có một số ảnh hưởng nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Vậy nên trước khi dùng vitamin C bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chi Mai

TĐMVSK sưu tẩm

by Tháng Mười Hai 8, 2017 Comments are Disabled Chia sẻ kinh nghiệm, mẹo vặt, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm dinh dưỡng

10 ích lợi của vỏ chuối

10 tác dụng của vỏ chuối

Vỏ chuối, thứ mà chúng ta vẫn thường vứt đi mỗi ngày hóa ra lại có rất nhiều lợi ích không chỉ đối với sức khỏe mà đối với làm đẹp cũng không kém mỹ phẩm xịn.

Theo các nhà khoa học, vỏ chuối rất giàu vitamin B6, B12, vitamin C, magiê, kali, carbohydrate… và có một số thành phần dinh dưỡng khác. Ngoài ra, vỏ chuối còn chứa một loại hợp chất có khả năng ức chế sự sinh sôi của nấm và vi khuẩn nên có tác dụng kháng viêm. Dưới đây là những tác dụng của vỏ chuối mời các bạn tham khảo:

  1. Chữa viêm loét

Vỏ chuối tiêu có chứa thành phần ức chế sự sinh sôi, nảy nở của vi khuẩn, nấm… (Ảnh: trinam.net)

Từ lâu người ta đã biết vỏ chuối tiêu có tác dụng ức chế sự sinh sôi, nảy nở của vi khuẩn, nấm… nhiều nghiên cứu cũng cho thấy:  vỏ chuối phát huy tác dụng rất tốt đối với các bệnh nhân phù chân, bệnh ngứa do vi khuẩn hay nấm gây ra.

Cách làm cũng rất đơn giản, dùng vỏ chuối tươi chà nhẹ lên vết ngứa hoặc dã nát đắp lên hay sắc thành nước để rửa. Dùng liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy vết viêm loét mau liền.

  1. 2Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Nếu bị huyết áp cao, bạn có thể dùng 30-60g vỏ chuối đun lấy nước uống hàng ngày. Loại nước này có tác dụng điều trị hạ huyết áp rất tốt.

  1. Chữa mụn cóc

Cách làm này rất hữu hiệu cho các loại da và vùng da nhạy cảm như da mặt. Dùng vỏ chuối tiêu xoa lên bề mặt mụn sẽ khiến mụn mềm nhanh và tróc ra. Vỏ chuối cũng có tác dụng làm giảm những vết sẹo, vết thâm do mụn để lại rất hiệu quả.

  1. Phòng ngừa nguy cơ trúng gió

Lấy 30gr vỏ chuối nấu nước uống hàng ngày cũng có thể phòng ngừa nguy cơ bị trúng gió, tim co thắt và có thể giúp làm giãn huyết quản.

  1. Chăm sóc răng miệng

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, vỏ chuối tươi có tác dụng làm răng trắng sáng tự nhiên. Nhiều ngôi sao thế giới đã sử dụng vỏ chuối tiêu tươi chà lên răng của mình mỗi ngày để có một hàm răng trắng sáng, chắc khỏe hơn.

  1. Giảm đau, ngứa khi bị côn trùng cắn

Nếu bị các con côn trùng như muỗi, kiến đốt, hãy lấy vỏ chuối tươi đắp lên vết cắn trong 1-2 phút. Vết đốt sẽ nhanh chóng dịu và hết ngứa.

  1. Trị nhiệt miệng, đau răng

Không chỉ làm trắng răng, vỏ chuối tiêu còn có tác dụng trị nhiệt miệng, đau răng hiệu quả bằng cách lấy vỏ chuối rửa sạch, cho thêm đường phèn và nước lọc, đem hấp cách thủy dùng ngày 2 lần.

  1. Điều trị bệnh trĩ

Lấy vỏ chuối nướng lên rồi ăn ngay lúc còn nóng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ, tình trạng tiểu tiện ra máu.

  1. Trị nứt nẻ tay chân

Mùa lạnh đang tới gần, nguy cơ khô da, nứt nẻ da tay, chân, gót chân… là rất cao. Bạn có thể rửa sạch tay chân, sau đó chà sát mặt trong của vỏ chuối lên vùng da nứt nẻ sẽ thấy da mềm mịn, hồng hào trở lại sau vài ngày làm liên tục.

  1. Giải rượu

Vỏ chuối còn được dùng để giải rượu:  60g vỏ Dùng chuối rửa sạch, đem nấu nước uống có tác dụng giải rượu nhanh và hiệu quả.

Cao Sơn

TĐMVSK sưu tầm

 

by Tháng Mười Một 27, 2017 Comments are Disabled Chia sẻ kinh nghiệm, mẹo vặt, Thảo Dược, Thực phẩm dinh dưỡng

12 công dụng tuyệt vời của rau sam

12 công dng tuyt vi của  rau sam

Trong y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc, tiêu thũng, tác dụng tốt đối với chứng bệnh gout, tim mạch, sỏi thận…

Cây mọc bò lan trên mặt đất, thân mập, nhẵn, có màu đỏ nhạt và có nhiều cành. Lá màu xanh, hình bầu dục, không cuống, phiến lá dày, mặt láng, cuối phiến lá hơi nhọn. Hoa có màu vàng, bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được để làm các món ăn như luộc, canh, xào hoặc làm vị thuốc.

Rau sam không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc, tiêu thũng

Ở nông thôn, người dân thường nhổ về luộc hoặc nấu canh, xào ăn như những loại rau khác. Rau sam phơi khô làm thuốc thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu.

Có 2 loại:

  • Rau sam xanh (Green Purslane): đây là giống nguyên thủy mọc hoang, có khuynh hướng mọc thẳng đứng hơn bò lan.
  • Rau sam vàng (Golden Purslane): có lá màu vàng nhạt, khi nấu chín thì mùi vị giống loại trên.

Rau sam có vị chua, nên rất tốt cho kích thích tiêu hóa. Tính hàn của rau sam có khả năng thanh nhiệt trị các chứng nóng trong, nóng ngoài của mùa hè. Vì có kháng sinh tự nhiên nên rau sam có khả năng sát trùng, chữa trị mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu. Vì rau sam có khả năng tiêu thũng nên có tác dụng điều trị các chứng mụn nhọt mẩn ngứa sưng đau ngoài da, các chứng đầy bụng, trướng bụng.

Dưới đây là 12 tác dụng của cây rau sam:

1.Tác dụng diệt khuẩn

Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh.

  1. Chữa sỏi thận

Uống nước nấu lá sam và cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa hãy đi. Khi đó, các hạt sỏi sẽ bị tống hết ra ngoài.

 3. Trẻ em chốc đầu

Giã nát rau sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với dầu dừa rồi bôi.

  1. Hỗ trợ trong điều trị bệnh gout

Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh gout).

 5. Trị trướng bụng

300g rau sam, rửa sạch, chia làm 2 lần, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ canh hơi sệt. Loại canh này có tác dụng kích thích vận động của đường ruột, lưu chuyển tiêu hóa, tình trạng trướng bụng, phù thũng sẽ được giảm. Để có công hiệu, bạn có thể tăng lượng rau sam lên đến 400 – 500g.

 6. Trị tiểu rát, tiểu máu

300g rau sam chia ra làm 3 lần, mỗi lần 100g. Rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, nấu canh lẫn với rau dền cơm với lượng 50g mỗi lần. Ăn trong ngày. Ăn liền 5 – 7 ngày tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu sẽ được cải thiện.

 7. Phòng ngừa bệnh tim mạch

Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu

Theo Đông y, rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.

 8. Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu

Gần đây, các nhà khoa học còn cho biết, trong rau sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể.

Rau sam tươi và gừng sống 3 lát. Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn cái. Nên mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.

 9. Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ

Rau sam tươi giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn từ 3-5 ngày.

 10. Trị giun

Lấy 50g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Dùng ngày nào thì đi hái rau sam ngày đó. Nếu bạn hái rau sam để sẵn trong tủ lạnh, hoạt chất sẽ bị giảm và ít có giá trị với giun. Hãy uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng, lúc chưa ăn gì, sau 4 giờ mới được ăn nhẹ. Uống liền trong 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy giun ra ngoài theo phân. Phương cách này hữu hiệu với giun kim và giun đũa.

 11. Trị kiết lỵ

Lấy rau sam 100g, cỏ sữa 100g. Hai loại này rửa sạch, đem đun lẫn với 400ml nước. Khi nào cạn còn chừng 100ml thì gạn nước ra để uống, chia uống 2 lần trong ngày. Nếu có thêm đi ngoài ra máu thì thêm cỏ nhọ nồi 20g đun lẫn.
Trong trường hợp thấy khó uống có thể ép rau sam lấy nước với lượng rau sam như trên. Hòa lượng nước cốt này của rau sam hòa với 100nl nước, đun sôi, sau đó cho thêm 1 thìa mật, chừng 10g, hòa vào nước rau sam đã đun chín cho dễ uống.

 12. Trị mụn nhọt

Lấy 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát. Bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ.

 Lưu ý: Vì rau sam rất mát nên những người có tính hàn, bị tiêu chảy, hay người mang thai không nên ăn rau sam.

Với 14 tác dụng của cây rau sam bạn có thể thấy rau sam là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Rau sam vô cùng mát, là vị thuốc Đông y quý nhưng không khó tìm, bạn có thể trồng rau sam trong vườn nhà mình và nấu trong các bữa ăn hằng ngày của gia đình.

 Cao Sơn

 TĐMVSK sưu tâm

by Tháng Mười Một 24, 2017 Comments are Disabled Chia sẻ kinh nghiệm, Thảo Dược, Thực phẩm dinh dưỡng