chưa phân loại
GCG Q3-42 Bình an ta không tùy thuộc ở người đời
GCG Q3-41 Khinh chê danh vọng thế trần
GCG Q3-33 Tâm hồn bất nhẫn
Gương Chúa Giêsu dẫn nhập
LỜI DỊCH GIẢ
Nhưng với hy vọng phổ cập tới mọi tầng lớp quần chúng, tôi thấy không thể không có mấy lời giới thiệu. Phải chăng đây chỉ là cố gắng đặt tác phẩm vào địa vị xứng đáng của nó.
Trong khắp Giáo hội Âu Châu – nhất là mấy thế kỷ trước – GƯƠNG CHÚA GIÊSU đã là cuốn sách thân yêu của giáo hữu, nhất là của giới tu sĩ. Nó đã được hân hạnh góp phần vào việc tác tạo nên những vị Thánh thời danh, như Inhaxiô, Phanxicô, Têrêsa….
Một đàng vì lúc ấy – cũng là hoàn cảnh hiện tại của giáo hữu Việt Nam – những sách tu đức còn ít phổ thông, những vị linh hướng chưa có đủ để cung cấp cho sở nguyện riêng của mỗi người. Trong hoàn cảnh đó, GƯƠNG CHÚA GIÊSU đã xuất hiện, để trở nên cuốn Tu đức học phổ thông và là kim chỉ nam cho bất cứ những ai muốn và đang đi tìm đường trọn hảo.
Đàng khác – và đây là điểm đặc sắc nhất, vì GƯƠNG CHÚA GIÊSU hàm chứa một giáo lý đầy đủ, minh bạch và những phương pháp thực hành thích dụng cho mọi tầng lớp và mọi thời đại.
Điều đó thật dễ hiểu. Vì trong khi các sách tu đức học – với tính cách giáo khoa – chỉ chú trọng nhiều ở nguyên tắc mà ít lưu tâm giữ vững ngọn lửa sùng ái trong tâm hồn: điều mà hết thảy, nhất là những người phôi thai trong đường trọn lành, hằng mong ước. Còn các sách đạo đức khác, nhất là các sách chuyên cứu về những phong trào sùng mộ riêng trong khi hấp dẫn được linh hồn, thì hầu như lại thiếu hẳn tính cách hướng dẫn: một điều kiện tất yếu của mọi sách tu đức. Vì thế – cũng như loại sách trên – nó chỉ thỏa mãn được từng phương diện và từng lớp người.
Trái lại, ngoài sức hướng dẫn sẵn có, vì căn cứ trên những lời bất hủ của chính Đấng tự xưng là “Đường và Chân lý,” GƯƠNG CHÚA GIÊSU còn có một sức hấp dẫn dồi dào, mãnh liệt và bền bỉ, một sức hấp dẫn hình như trào ra bởi chính ngọn lửa sốt mến của Tác giả và thấm nhuần vào từng trang từng chữ trong sách. Nó đã và còn đang có sức thiêu đốt và lôi kéo bất cứ những ai tin tưởng bước theo những lời chỉ dẫn của sách này.
Ngoài ra, nếu xét về phương diện xử thế, GƯƠNG CHÚA GIÊSU còn là tất cả một khoa Triết học thực hành. Vì, không kể những lời Thánh Kinh – nguồn mạch mọi khôn ngoan thông thái – mà ta có thể gặp thấy trong hầu hết mọi trang sách, chính những kinh nghiệm của những người từng trải mà tác giả đã khéo thu thập, thêm vào những nghiệm xét bản thân của Tác giả, đã làm cho mỗi câu của GƯƠNG CHÚA GIÊSU trở nên một bài học khôn ngoan vĩ đại có thể áp dụng cho bất cứ trường hợp nào của đời sống. Một cuốn sách như thế mà không được phổ thông nơi quần chúng, nhất là riêng trong giáo hữu Việt nam, quả là một sự thiếu sót và thiệt thòi khó có thể đền bù được.
Sự thực, trước đây đã có một vài bản dịch ra tiếng Việt Nam. Những bản dịch đó dầu sao cũng có mang lại lợi ích không phải nhỏ. Nhưng tiếc vì sách in có hạn, đàng khác hình như hiện nay các bản dịch ấy đã bị đặt vào một hoàn cảnh quá hẹp hòi, nên không còn đủ điều kiện để thỏa mãn nhu cầu ngày càng thêm khẩn thiết.
Bản dịch GƯƠNG CHÚA GIÊSU đây hẳn chưa phải là bản dịch lý tưởng, vì nó ra đời trong một hoàn cảnh quá ngẫu nhiên. Thực, bất đắc dĩ nó phải thay thế cho những đàn anh nó đã vắng bóng mà chưa có người thế chân.
Mong những bản dịch mới mẻ và đầy đủ hơn, sẽ đến bổ khuyết và thay thế cho nó, nếu cần.
ĐÔI LỜI TÂM HUYẾT GỬI BẠN ĐỌC
Bạn muốn được nên thân tình với Thiên Chúa, mời bạn đọc Quyển I sách GƯƠNG CHÚA GIÊSU. Đó là hành trang cho bạn lên đường.
Bạn muốn gặp Thiên Chúa, mời bạn đọc Quyển II sách GƯƠNG CHÚA GIÊSU, để khi được gặp Thiên Chúa bạn biết tâm sự với Ngài.
Bạn muốn được Thiên Chúa tiếp thu làm bạn tâm giao, mời bạn đọc Quyển III sách GƯƠNG CHÚA GIÊSU, để biết nên làm gì, phải làm gì để bảo vệ tình bạn với Thiên Chúa.
Bạn muốn nhờ Chúa Giêsu Kitô, với Chúa Giêsu, sống đời con thảo của Thiên Chúa, mời bạn đọc GƯƠNG CHÚA GIÊSU Quyển IV.
Nhưng xin lưu ý bạn: Con đường nên thánh không có bước nhảy vọt, mà phải là tiệm tiến. Phải vững bước thứ nhất, rồi mới tiến bước thứ hai, phải nắm chắc bí quyết rồi mới tiến bước thứ ba. Thuần thục giai đoạn ba, không cần mời, Chúa Giêsu sẽ đến với bạn, không chỉ dắt tay bạn mà còn cho bạn nhờ Ngài, với Ngài tôn vinh Thiên Chúa Cha.
GƯƠNG CHÚA GIÊSU là một tác phẩm đã có gần 500 năm nay mà vẫn hiện đại, vì được xây dựng trên nền tảng Phúc Âm.
Sách đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng, và đã trở thành sách gối đầu cho các thánh.
Việt Nam cũng đã có ba bản dịch, nhưng vì hoàn cảnh đất nước, sách GƯƠNG CHÚA GIÊSU trở nên hiếm, nếu không nói là gần như bị mai một.
May mắn, chúng tôi gặp được một tập bản dịch của Linh mục Lê Bá Tư, tái bản từ năm 1965. Nhưng đối chiếu với nguyên bản La-văn thì có rất nhiều sai sót, có thể do kỹ thuật ấn loát, nhiều câu vì mất chữ hoặc dịch sát nghĩa quá nên khó hiểu; nhiều câu lại dài dòng quá nên ý nghĩa mất sắc bén…
Nhờ một Linh mục đọc đối chiếu với bản La-văn và sửa lại tới 5 lần, cốt ý là cho sách quý này không bị mai một, mà còn dễ đọc dễ hiểu hơn.
Nay tôi xin giới thiệu GƯƠNG CHÚA GIÊSU với bạn đọc.
Tải
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT NĂM C
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT NĂM C
Mùa Vọng C
1. Ánh sáng tự do cuối đường hầm của ngục tù đen tối CN 1 MV-C (Gr 33,14-16; 1 Tx 3,12-4.2; Lc 21,25-28.34-36)
2. Đường vào sa mạc CN 2 MV-C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6)
3. Bà mẹ giống con minh. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (St 3,9-15.20; Ep 1,3-6.11-12; Lc 1,26-38)
4. Niềm hạnh phúc được sống gần Chúa CN 3 MV-C (Sp 3,14-18a; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18)
5. Đường Chúa đến thăm ta CN IV MVC (Mk 5,1-4a; Dt 10,5-10; Lc 1,39-48)
Mùa Giáng Sinh C
1. Tổ ấm tình yêu. Lễ Thánh Gia (Hc 3,3-7.14-17a; Cl 3,12-21; Lc 2,41-52)
2. Đường cong thiên linh nối liền trời đất. CN 2 GS C (Hc 24,1-4.8-12; Ep 1,3-6.15-18; Ga 1,1-18)
3. Dòng nước tái sinh. Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa (Is 40,1-5.9-11; Tt 2,11-14; 3,4-7; Lc 3,15-16.21-22)
Thường niên C
– CN 2 TN-C : Đức Giêsu Kitô rượu mới thời cứu thế (Is 62,1-5; 1 Cr 12,4-11; Ga 2,1-12)
– CN 3 TN-C: Canh tân tinh thần (Nkm 8,2-4a.5-6.8-10; 1 Cr 12,12-31a; Lc 1,1-4; 4,12-21)
– Lễ dâng Chúa Giê su trong Đền Thờ: Ơn gọi là ánh sáng cứu độ (Ml 3,1-4; Dt 2,14-18; Lc 2,22-40)
– CN 5 TN-C: Ba cuộc đời, ba ơn gọi (Is 6,1-2a.3-8; 1 Cr 15,1-11; Lc 5,1-11)
– CN 6 TN-C: Tin vào ai, cậy vào ai? (Gr 17,5-8; 1 Cr 15,12.16-20; Lc 17,20-26)
– CN 7 TN-C: Yêu thương như đỉnh cao trọn lành (1 Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1 Cr 15,45-49; Lc 6,27-38)
– CN 8 TN-C: “Hữu ư trung, tất hình ư ngoại” (Hc 27,4-7; 1 Cr 15,54-58; Lc 6,39-45)
Mùa Chay C
– CN 1 MC-C: Kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa (Đnl 26,4-10; Rm 10,8-13; Lc 4,1-13)
– CN 2 MC-C: Cuộc phiêu lưu của lòng tin (St 15,5-12.17-18; Pl 3,17-4,1; Lc 9,28b-36)
– CN 3 MC-C: Hoán cải tâm lòng là gặp gỡ Thiên Chúa đích thực (Xh 3,1-8a.13-15; 1 Cr 10.1-16.10-12; Lc 13,1-9)
– CN 4 MC-C: Ơn gọi trở thành thụ tạo mới (Gs 5,9a.10-12; 2 Cr 5,17-21; Lc 15,1-3.11-32)
– CN 5 MC-C: Cây nến ân xá phục sinh (Is 43,16-21l Pl 3,8-14; Ga 8,1-11)
– CN Lễ Lá C: Chết đi để trao ban sự sống (Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23.56)
Mùa Phục Sinh C
– CN PS C: Tin Mừng phục sinh và đường sang Siberia băng giá (Cv 10,334.37-43; 1 Cr 5, 6b-8; Ga 20,1-9)
– CN 2 PS-C: Người con tự do (Cv 5,12-16; Kn 1,9-11a; Ga 20,19-31)
– CN 3 PS-C: Thánh lễ dở dang (Cv 5,27b-32.40b-40; Ga 21,1-19)
– CN 4 PS-C: Các động từ khó thực hành trong đời sống kitô (Cv 13,14.43-52: Kn 7,9.14b-17; Ga 10,27-30)
– CN 5 PS-C: Kinh thành hạnh phúc (Cv 14,21-27; Kn 21,1-5a; Ga 13,31-33a.34-35)
– CN 6 PS-C: Cánh cửa rộng mở (Cv 15,1-2.22-29; Kn 21,10-14.22-23; Ga 14,23-29)
– Lễ Thăng Thiên C: Sự hiện diện của người vắng mặt (Cv 1,1-11; Dt 9,24-28; 10,19-23; Lc 24,46-53)
– Lễ Chúa Thành Thần hiện xuống C: Kitô hữu con cái của Thần Khí (Cv 2,1-11; Rm 8,8-17; Ga 14,15-16.23b-26)
– Lễ Chúa Ba Ngôi C: Tình yêu trọn vẹn (Cn 8,22-31; Rm 5,1-15; Ga 16,12-15)
– Lễ Mình Máu thánh Chúa C: Tấm gương bể (St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17)
Mùa thường niên C
– CN 13 TN-C: Tiếng Chúa gọi ta (1 V 19,16b.19-21; Gl 5,1.13-18; Lc 9,51-62)
– CN 14 TN-C: Sứ mệnh kitô (Is 66,10-14; G; 6,14-18; Lc 10,1-12.17-20)
– CN 15 TN-C: Khi nào là lúc đêm qua ngày tới? (Đnl 30,10-14; Cl 1,15-20; Lc 10,25-37)
– CN 16 TN-C: Lắng nghe Chúa Giêsu (St 18,1-10a; Cl 1,24-28; Lc 10,38-42)
– CN 17 TN-C: Cầu nguyện là làm cách mạng (St 18,20-21.23-32; Cl 2,12-14; Lc 11,1-13)
– CN 18 TN-C: Như bọt xà phòng (Gv 1,2; 2,21-23; Cl 3,1-5.9-11; Lc 12,13-21)
– CN 19 TN-C: Phải sống lòng tin như thế nào? Khôn ngoan, hy vọng tỉnh thức và trung thành (Kn 18,3.6-9; Dt 11,1-2.8-19; Lc 12,32-48)
– CN 20 TN-C: Giá phải trả cho đời nhân chứng (Gr 38,4-6.8-10; Dt 12,1-4; Lc 12,49-57)
– CN 21 TN-C: Mập quá khó vào Nước Trời (Is 66,18-21; Dt 12,5-7.11-13; Lc 13,22-30)
– CN 22 TN-C: Khiêm nhường nhân đức nền tảng của cuộc đời thánh thiện (Hc 3,19-21.30-31; Dt 12,18-19.22-24; Lc 14,1.7-14)
– CN 23 TN-C: Bậc thang giá trị mới (Kn 9,13-18; Plm 9,10.12-17; Lc 14,25-33)
– CN 24 TN-C: Thiên Chúa là người cha phung phí tình yêu thương và lòng nhân thứ (Xh 32,7-11.13-14; 1 Tm 1,12-17; Lc 15,1-32)
– CN 25 TN-C: Thế giới dưới ách thống trị của thần tiền (Am 8,4-7; 1 Tm 2,1-8; Lc 16,1-13)
– CN 26 TN-C: Tại sao người giầu lại mất ơn cứu độ? (Am 6,1.4-7; 1 Tm 6,11-16; Lc 16,19-31)
– CN 27 TN-C: Thế nào là tin đích thực? (Kb 1,2-3; 2,2-4; 2 Tm 1,6-8.13-14; Lc 17,5-10)
– CN 28 TN-C: Lòng biết ơn như điểm tới của con đường lòng tin (2 V 5,14-17; 2 Tm 2,8-13; Lc 17,11-19)
– CN 29 TN-C: Phải cầu nguyện với thái độ nào? (Xh 17,8-13a; 2 Tm 3,14-4,2; Lc 18,1-8)
– CN 30 TN-C: Phải có thái độ nào trước mặt Chúa? (Hc 35,12-14.16-18; 2 Tm 4,6-8.16-18; Lc 18,9-14)
– Lễ các Thánh C: Sinh ra trong ánh sáng niềm tin và tình yêu Thiên Chúa (Kh 7,2-4.9-14; 1 Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a
– CN 32 TN-C: Niềm hy vọng cuối cùng (2 Mcb 7,1-2.9-14; 2 Tx 2,16-3,5; Lc 20,27-38)
– CN 33 TN-C: Tiếng kèn báo động lật ngược thế cờ (Ml 3,19-20; 2 Tx 3,7-12; Lc 21,5-19)
– Lễ Chúa Ki tô Vua C: Dấu ấn tình yêu (2 Sm 5,1-3; Cl 1,12-20; Lc 23,35-43)
Quá trình lão hóa của các bộ phận cơ thể
Theo thời gian, cơ thể con người sẽ bị lão hóa, thể hiện bằng những biến đổi về hình thái và chức năng của các bộ phận của cơ thể. Quá trình lão hóa không diễn ra đột ngột, mà đến từ từ.
Vậy hãy xem lịch trình lão hóa của các bộ phận trong cơ thể như thế nào nhé.

Tim: Lão hóa từ tuổi 40
Ở tuổi 40, mạch máu dần mất đi sự đàn hồi, động mạch cũng có thể trở nên cứng hoặc bị tắc, nguyên nhân gây ra sự thay đổi này là do chất béo tích tụ ở động mạch vành. Điều này làm cho hiệu quả truyền máu của tim tới toàn bộ cơ thể cũng bắt đầu giảm xuống. Do đó, để giữ cho trái tim khỏe mạnh, tốt nhất bạn không nên ăn quá nhiều chất béo bão hòa.
Phổi: Lão hóa từ tuổi 20
Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40, một số yếu tố như lồng ngực biến dạng, các khớp bị cứng, nhu mô phổi giảm đàn hồi… kết hợp với sự xơ cứng ở cơ bắp và xương sườn buồng phổi có thể khiến cho nhiều người bị khó thở.Hoạt động của phổi gặp khó khăn, đồng nghĩa với việc không khí sau khi hít thở sẽ lưu lại trong phổi nhiều hơn dẫn tới khó thở.
Da: Lão hóa từ khoảng tuổi 25
Cùng với sự giảm tốc của quá trình tạo collagen, da bắt đầu lão hóa tự nhiên từ tuổi 25. Các tế bào da chết sẽ không biến mất một cách nhanh chóng, trong khi lượng tế bào da mới có thể giảm đi chút ít. Kết quả là da sẽ xuất hiện nếp nhăn và trở nên mỏng hơn, ngay cả khi dấu hiệu lão hóa da ban đầu có thể đến tận tuổi 35 mới xuất hiện.
Ngực: Lão hóa từ tuổi 35
Phụ nữ đến tuổi 35, các mô vú và chất béo trong ngực bắt đầu mất dần, kích cỡ và sự căng đầy cũng giảm xuống. Từ tuổi 40, ngực phụ nữ bắt đầu chảy sệ, quầng vú (khu vực xung quanh đầu vú) bị thu hẹp mạnh.
Cơ quan sinh sản: Lão hóa từ tuổi 35
Cơ quan sinh sản của các chị em bắt đầu suy giảm sau tuổi 35. Nội mạc tử cung có thể trở nên mỏng hơn, khiến việc thụ tinh gặp khó khăn hoặc tạo thành môi trường kháng tinh trùng. Khả năng sinh sản của đàn ông cũng bắt đầu suy giảm ở độ tuổi này. Sau tuổi 40, chất lượng tinh trùng giảm xuống, nên khả năng có con của nam giới cũng có dấu hiệu suy giảm.
Cơ bắp: Lão hóa từ tuổi 30
Sau tuổi 30, tốc độ lão hóa của cơ bắp còn nhanh hơn cả tốc độ phát triển. Ở độ tuổi này, hầu hết chúng ta có xu hướng tích trữ chất béo nhiều hơn và đốt cháy lượng calo ít hơn nên cơ bắp dần bị mất đi. Qua tuổi 40, tốc độ lão hóa cơ bắp của con người càng tăng nhanh hơn. Thường xuyên luyên tập có thể giúp ngăn chặn sự .
Xương: Lão hóa từ tuổi 35
Sau tuổi 35, xương bắt đầu mòn và rơi vào quá trình lão hóa tự nhiên do các tế bào xây dựng xương hoạt động kém hơn. Xương của phụ nữ mãn kinh mòn nhanh hơn và có thể gây ra bệnh loãng xương. Kích thước và sự suy giảm mật độ xương có thể làm giảm chiều cao của bạn.
Răng: Lão hóa từ tuổi 40
Khi chúng ta già đi, lượng nước bọt tiết ra cũng ít đi. Nước bọt có thể rửa sạch vi khuẩn, nếu nước bọt ít đi, răng và nướu của chúng ta dễ bị hôi. Sau khi các mô nha chu mất dần, nướu răng sẽ bị thu hẹp, đây là triệu chứng thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi.
Thính lực: Lão hóa từ khoảng tuổi 55
Hơn một nửa số người trên 60 tuổi có thể bị giảm thính lực do lão hóa . Triệu chứng này gọi là điếc lão hóa, là do sự thiếu “các tế bào lông” gây ra. Tế bào lông cảm quan trong tai có thể tiếp nhận sự rung động của âm thanh và truyền âm thanh tới não bộ.
Những thực phẩm thần dược của người Nhật

Rất nhiều thực phẩm rẻ tiền và rất sẵn ở Việt Nam có tác dụng trường sinh bất lão mà người Nhật rất coi trọng. Bạn hãy đọc để hiểu sự quý giá của loại thực phẩm này để ăn thường xuyên hơn nha.
Đây là danh sách những thực phẩm mà người Nhật yêu thích sử dụng nhất, và chúng được đánh giá tốt như một vị thuốc giúp con người trường sinh. Danh sách này là thực phẩm phổ biến, quan trọng là bạn chú ý ăn đúng cách và đều đặn.
1. Tỏi
Tỏi được Đông y đánh giá là “lương dược” được sử dụng để khử trùng và ngăn ngừa bệnh tật. Các yếu tố có nhiều trong tỏi như strontium và selenium có thể ức chế sự phát triển của tế bào khối u và tế bào ung thư.
Thí nghiệm cho thấy dân số có tỷ lệ mắc ung thư thấp nhất là người có lượng selen cao nhất trong máu. Theo Tổ chức Ung thư Quốc gia Mỹ, trong số các loại cây có khả năng chống ung thư cao nhất thế giới, tỏi là thực phẩm đứng vị trí hàng đầu.
2. Cá biển sâu
Hàm lượng DHA trong cá biển sâu có thể giúp cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức. Cá biển sâu rất giàu axit béo không bão hòa, protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng, có thể làm giảm mỡ máu và giảm cholesterol.
Đây cũng là món ăn rất có lợi cho bệnh tim mạch và mạch máu não của con người. Giúp khỏe mạnh, làm mềm mạch máu, phòng ngừa đột quỵ và bệnh Alzheimer.
3. Khoai lang tím
Khoai tây tím chứa một lượng lớn anthocyanin có giá trị dược liệu cao và hàm lượng cellulose cao. Những chất này có thể làm tăng thể tích phân, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, làm sạch chất nhầy, loại bỏ khí dư thừa và chất thải phân hủy trong khoang ruột đồng thời thải các chất độc hại cùng với phân ra ngoài.
Khoai lang còn được đánh giá là thực phẩm giúp loại bỏ hoặc giảm bớt tạp chất và chất gây ung thư, giữ cho đường ruột sạch, cải thiện môi trường của đường tiêu hóa và ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh về đường tiêu hóa.
Nguyên tắc ăn uống của người Nhật
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất nhằm nạp đủ năng lượng cho cả ngày. Bữa sáng truyền thống thường được chuẩn bị đầy đủ các món tương tự bữa ăn trưa hoặc tối nhưng khẩu phần ít hơn, thường không có dầu mỡ hay đồ chiên xào cho khỏi ngán. Thông thường set ăn sáng gồm: cơm, súp miso, cá nướng và vài món ăn kèm như rong biển khô, đậu nành lên men, salad…
Bữa trưa hoặc tối dù nhiều món ăn hơn nhưng khẩu phần mỗi món luôn nhỏ bởi họ quan niệm thứ gì càng nhỏ càng có giá trị. Bằng cách chia nhỏ phần ăn, trang trí tinh tế, khéo léo giúp người ăn cảm nhận trọn vẹn dinh dưỡng trong thực phẩm, lại tốt cho dạ dày.
Người Nhật bám sát nguyên tắc ăn nhạt nhằm ngăn ngừa nhiều bệnh về tim mạch, giảm khả năng đột quỵ… Hầu hết các món ăn đều có vị vừa phải, ưu tiên giữ lại hương vị tự nhiên của nguyên liệu tươi. Nước tương đậu nành thường dùng để chấm sashimi, sushi cũng nhạt hơn nhiều so với nước tương của các nước khác.
Cá là món ăn không thể thiếu trong ngày vì đây là loại thực phẩm ít chất béo, giàu omega-3 giúp tăng trí nhớ, đồng thời protein trong cá có lợi cho sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Vì thế ở Nhật, các chợ cá luôn đông khách, họ tiêu thụ khoảng 80% lượng cá ngừ vây xanh đánh bắt trên toàn thế giới.
TDMVSK sưu tầm.
Các dấu hiệu cho biết cần thanh lọc cơ thể
Những dấu hiệu dưới đây nếu có thì chứng tỏ bạn đang cần được thải độc ngay. Chất độc có ở khắp mọi nơi, trong không khí hít thở, trong thực phẩm ăn mỗi ngày, thậm chí chiếc điện thoại yêu thích cũng là một nơi chứa đầy vi khuẩn gây bệnh. Các độc tố tích tụ hằng ngày và khi đạt đến đỉnh điểm sẽ gây bệnh nặng.
1. Táo bón

Khi ăn các loại thực phẩm vô tình chúng ta cũng tiêu thụ các hóa chất kèm theo như chất bảo quản, chất tạo màu, hương liệu tổng hợp. Ruột tiêu hóa thức ăn cũng phải đối mặt với các chất độc này. Sự tích tụ những độc tố này có thể dẫn tới đau dạ dày và táo bón. Ăn thực phẩm hữu cơ, hạn chế uống rượu và uống nhiều nước sẽ giúp giải quyết vấn đề.
2. Chóng mặt
Nếu cảm thấy cơ thể thường xuyên chóng mặt, không thể tập trung vào buổi sáng sau một giấc ngủ ngon. Điều này có thể là do những độc tốc gây ra các phản ứng làm mất đi vitamin và khoáng chất cần thiết.
3. Chất khử mùi không giúp ích và cơ thể vẫn “bốc mùi”
Dù đã tắm sửa sạch sẽ, dùng lăn khử mùi nhưng mọi người vẫn cảm thấy cơ thể của bạn có mùi hôi khi họ ở gần. Điều này chứng tỏ những độc tố khi được tiêu hóa sẽ tạo ra khí có mùi hôi và nó thoát ra khỏi những lỗ chân lông trên cơ thể.
4. Đau cơ
Nếu không tập thể dục hoặc thực hiện các động tác khiến cơ thể mệt mỏi mà vẫn cảm thấy bị đau xương khơp, sự tích tụ độc tố có thể là lý do. Đau nhức cơ thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị viêm.
5. Dấu hiệu bất thường trên da
Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể chúng ta và thường xuyên bị ô nhiễm. Ngoài ra, các sản phẩm như dầu gội, dầu xả, xà phòng và kem dưỡng da có thể chứa các hóa chất độc hại. Tiếp xúc với rất nhiều hóa chất độc hại có thể dẫn đến các triệu chứng như mụn trứng cá, phát ban và bệnh chàm.
6. Khó ngủ
Một mặt, sự tích tụ độc tố khiến bạn cảm thấy kiệt sức và mặt khác nó làm cho vấn đề tồi tệ hơn, có thể làm hỏng giấc ngủ của bạn. Một lượng lớn chất độc trong cơ thể khiến mức độ hormone Cortisol kiểm soát giấc ngủ bị lung lay, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Mất ngủ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
7. Không thể giảm cân
Mặc dù bạn thực hiện tất cả các bài tập tại phòng tập thể dục nhưng vẫn tiếp tục tăng cân, có thể có điều gì đó không đúng với hormone của bạn. Các độc tố có thể tác động xấu đến mức độ của một số hormone trong cơ thể, bao gồm cả những chất chịu trách nhiệm duy trì cân nặng. Chuyển sang chế độ ăn uống hữu cơ lành mạnh sẽ cải thiện tình hình.
8. Hơi thở có mùi
Hôi miệng thường là triệu chứng liên quan tới vấn đề tiêu hóa . Nó xảy ra khi hệ thống tiêu hóa phải vật lộn để tiêu hóa tất cả những gì nạp vào cơ thể. Nhưng vấn đề tiêu hóa cũng có thể xảy ra khi gan đang “chiến đấu” để làm sạch tất cả các độc tố tích tụ. Loại bỏ các độc tố là cách duy nhất để bạn giải quyết vấn đề này.
9 .Móng chân xấu xí
Trọng lực kéo chất độc xuống cơ thể, móng chân của bạn có thể là thứ phải chịu đựng trước tiên. Các ngón chân, phần lớn thời gian ở trong tất và giày nên rất dễ xuất hiện nấm chân. Điều này khiến cho móng chân trở nên xấu xí.
10. Rụng tóc nhiều
Rụng tóc không phải là triệu chứng cho thấy cơ thể bị nhiễm độc quá nặng, nó có thể là dấu hiệu cho thấy các loại hóa chất như asen, chì, tali (được tìm thấy trong thuốc lá) đã vượt mức cơ thể cho phép.
Công hiệu cả nho khô ngâm với nước hay giấm

Nho khô ngâm cùng với thứ này, mỗi ngày ăn một thìa giúp giải độc. Không những thế, thứ này còn giúp “sửa chữa” tế bào gan hiệu quả. Hãy chia sẻ bài thuốc này với những người xung quanh để mọi người đều nhận được lợi ích tuyệt vời.
Nho có chứa glucose và vitamin rất hữu ích trong việc bảo vệ gan, giảm bớt cổ trướng và phù nề ở chi dưới, làm tăng albumin trong huyết tương và làm giảm transaminase.
Nước nho khô
Ngâm nho khô trong nước sẽ làm sạch gan bằng cách giảm lượng đường. Điều tuyệt vời nhất về nước nho khô là nó thúc đẩy sức khoẻ của gan và giúp loại bỏ độc tố trong máu một cách hiệu quả hơn thông qua các phản ứng sinh hóa cụ thể trong gan.
Nước nho khô là một nguồn tự nhiên của các chất chống oxy hoá, nó không chỉ giải độc mà còn có khả năng làm giảm sự tích tụ độc tố trong cơ thể.
Nho khô ngâm với giấm
Lấy một gói giấm ngâm nho khô và ăn một thìa mỗi ngày để sửa chữa các tế bào gan
Giấm ngâm nho khô, có tính axit, chứa đường, vitamin C, axit amin và nhiều chất chống oxy hoá.
Vị chua vào gan, dưỡng gan, có thể tăng cường chức năng gan, tăng độ ngon miệng và vitamin C cũng có thể bảo vệ gan, sửa chữa tế bào gan.
Đường trong nho khô là chất dinh dưỡng của gan, có thể làm tăng glycogen trong gan, cải thiện quá trình giải độc gan và bảo vệ tế bào gan.
Các công dụng khác của nho khô:
Bổ khí huyết
Nho khô giàu chất sắt và canxi, đó là một thành phần bổ ích cho trẻ em, phụ nữ và người thiếu máu. Nó có thể bổ sung khí huyết, làm ấm thận, điều trị thiếu máu và giảm tiểu cầu máu.
Hạ cholesterol và phòng bệnh
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất dinh dưỡng chứa trong nho khô ảnh hưởng đến sự hấp thu cholesterol trong cơ thể, do đó làm giảm cholesterol và ngăn ngừa sự cứng lại của mạch máu.
Bảo vệ mạch máu
Đây chủ yếu là do flavonoid trong quả nho khô, chất này không chỉ hoạt động như một chất chống oxy hoá, mà còn giúp làm sạch các gốc tự do trong cơ thể, do đó bảo vệ chức năng tim mạch của cơ thể.
Chống ung thư
Resveratrol trong nho khô có thể ngăn ngừa sự biến đổi tế bào ác tính và ức chế sự phát triển của tế bào khối u, do đó đạt được hiệu quả chống ung thư.
Thảo luận