Tâm Linh

Lịch sử Thánh Kinh 2

Lịch sử Thánh Kinh 2

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/bibbia.jpg

THÁNH KINH: MỘT CUỐN SÁCH HAY MỘT THƯ VIỆN? (2)

  Khi nói tới Thánh Kinh, chúng ta thường chỉ nghĩ tới một cuốn sách. Nhưng thật ra, Thánh Kinh là một thư viện, vì nó bao gồm 73 tác phẩm khác nhau, do nhiều soạn giả biên soạn, trong các thời đại khác nhau, với các sứ điệp nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của dân Israel. Còn hơn thế nữa, Thánh Kinh là cả một thế giới cần được khám phá, tìm hiểu và đào sâu. Lý do là vì nó không chỉ liên quan tới dân Israel, mà cũng liên quan tới các dân tộc khác sống trong vùng Trung Đông Cổ, mà các học giả gọi là ”Nửa vành trăng phì nhiêu”, chạy từ Ai Cập cho tới vùng Mêdôpôtamia, tức vùng Lưỡng Hà hay Iran và Irak ngày nay.

  I. THÁNH KINH LÀ MỘT THƯ VIỆN

 1. Tên gọi

  Thánh Kinh (Bibbia tiếng Latinh và tiếng Ý, Bible tiếng Pháp và tiếng Anh, Bibel tiếng Đức, Biblia tiếng Tây Ban Nha vv… ) bắt nguồn từ chữ hy lạp ”biblia”, số nhiều của từ trung tính ”biblion”, có nghĩa là cuốn sách nhỏ, là từ giảm thiểu của từ ”biblos” là cuốn sách. Như thế Thánh Kinh ”Biblia” có nghĩa là ”các cuốn sách nhỏ”. Thật thế, vì các sách dài nhất của Thánh Kinh, thí dụ như sách ngôn sứ Isaia có 66 chương, cũng không thể so sánh với các sách tiểu thuyết ngắn nhất trong nền văn chương Italia thuôc thế kỷ XX. Dịch ra tiếng Latinh từ ”Biblia” trở thành giống cái số ít ”Bibbia”.

 Hơn là một cuốn sách, Thánh Kinh là một thư viện bao gồm nhiều tác phẩm, rất khác nhau, và chia thành hai cuốn lớn: Thánh Kinh Cựu Ước dài gồm 46 tác phẩm, viết tắt là AT (Antico Testamento tiếng Ý, Ancien Testament tiếng Pháp) hay OT (Old Testament tiếng Anh); và Thánh Kinh Tân Ước ngắn hơn gồm 27 tác phẩm, viết tắt là NT (Nuovo Testamento tiếng Ý, Nouveau Testament tiếng Pháp, New Testament tiếng Anh).

 Từ ”Testamento” không có nghĩa ”di chúc” như trong từ vựng của chúng ta ngày nay, nhưng là từ bắt chước từ ”Testamentum” tiếng Latinh, dịch từ do thái ”berith”, ”giao ước ”, hay hiệp ước, công ước, khế ước hoặc giao kèo giữa hai bên, ở đây là giữa Thiên Chúa và dân Israel. Như thế Thánh Kinh là các sách nói về giao ước Thiên Chúa ký kết với dân Israel qua trung gian ông Môshê trong thời Cựu Ước, và đã thành toàn nơi Đức Giêsu Kitô trong thời Tân Ước.

 Thánh Kinh thường được gọi là ”la Scrittura” Sách, ”le Scritture” Các Sách (Rm 15,4; Ga 10,34-36), hay ”le Sacre Scritture” Các Sách Thánh. Đây là điều quan trọng và ít nhất nó có hai nghĩa hay ám chỉ hai điều: đây là Lời Chúa đã được viết ra thành văn bản; như vậy, có thể có một Lời Chúa không được viết ra. Đàng khác, điều đối với chúng ta là Lời Chúa là các bút tích chứ không phải các biến cố hay các lời đã được nói ra trước khi được biên soạn thành văn bản. Đây là vấn đề của truyền thống viết và truyền thống chuyền miệng, mà chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu.

  2. Các sách

  Phần thứ nhất của Thánh Kinh là Thánh Kinh Cựu Ước chung cho tín hữu do thái cũng như tín hữu kitô.

 Các tín hữu do thái, được các tín hữu tin lành theo, chỉ thừa nhân các sách đã được biên soạn bằng tiếng do thái, tức 39 cuốn. Trong khi các tín hữu công giáo thừa nhận 7 cuốn khác được biên soạn bằng tiếng hy lạp. Đó là các sách: Giuđitha, Tobia, 1 Macabê, 2 Macabê, Khôn Ngoan, Huấn Ca, Baruc và Thư Giêrêmia.

 Các tín hữu tin lành gọi 7 cuốn này là ”apocrifi” và các tín hữu công giáo gọi chúng là ”deuterocanonici”.

  Từ ”canone” có nghĩa là ”quy luật”. Một cuốn sách được gọi là ”canonico” ”hợp quy”, nếu đựơc thừa nhận như là quy luật đức tin. Quy luật các sách thánh là danh sách các tác phẩm được thừa nhận như là luật đức tin. Tuy nhiên, phải chú ý tới hai danh sách khác nhau. Cho tới thế kỷ thứ I trước công nguyên, các tín hữu do thái đã không đặt vấn đề liên quan tới 7 tác phẩm biên soạn bằng tiếng hy lạp nói trên. Nhưng vào năm 90 sau công nguyên các rabbi sống tại Palestina đã nhóm Công Nghị tại Jamnia, và dưới ảnh hưởng của phe bảo thủ mạnh hơn, họ chỉ thừa nhận các sách được biên soạn bằng tiếng do thái.

 Các tín hữu kitô đọc Thánh Kinh tiếng hy lạp theo danh sách của tín hữu do thái sống tại Alessandria bên Ai Cập, nơi Thánh Kinh do thái đã được dịch ra tiếng hy lạp gọi là Bản Dịch Bẩy Mươi hay Thánh Kinh hy lạp LXX. Tuy nhiên vào đầu thế kỷ thứ V khi dịch Thánh Kinh Do thái ra tiếng Latinh, gọi là bản Vulgata thánh Girolamo đã theo danh sách Thánh Kinh Do thái.

 Trong thời Cải Cách hồi thế kỷ XVI, các tín hữu tin lành theo thánh Girolamo và in 7 tác phẩm Thánh Kinh Cựu Ước nói trên vào cuối sách và gọi chúng là ”apocrifi”, ”apocryphos” trong tiếng hy lạp có nghĩa là ”bị giấu đi”, ”bí mật ”. Nhưng trong các ấn bản thuộc thế kỷ XIX các tác phẩm này bị loại bỏ luôn khỏi Thánh Kinh Tin lành.

 Trong Công Đồng Chung Trento, tín hữu công giáo thừa nhận 7 tác phẩm kể trên (Giuđitha, Tobia, 1 Macabê, 2 Macabê, Khôn Ngoan, Huấn Ca, Baruc và Thư Giêrêmia) là được linh hứng giống như các sách khác của Thánh Kinh Cựu Ước, và gọi chúng là các sách ”deuterocanonici”, nghĩa là được chấp nhận trong danh sách hợp quy đợt hai.

 Thánh Kinh Tân Ước giống nhau đối với tất cả mọi kitô hữu và gồm 27 tác phẩm.

 Như thế, ”thư viện kitô” hay Thánh Kinh Kitô gồm 66 (Tin Lành) hay 73 (Công Giáo) tác phẩm, đã được liệt kê trong các danh sách cổ xưa, chẳng hạn như danh sách của Công Đồng Phi châu nhóm tại thành phố Ippona năm 393 sau công nguyên, danh sách Công Đồng nhóm tại thành phố Cartagine năm 397 và 419.

  3. Việc sắp xếp các tác phẩm

  Việc sắp xếp thứ tự các tác phầm của Thánh Kinh Tân Ước giống nhau trong mọi sách Thánh Kinh. Trái lại, đối với Thánh Kinh Cựu Ước có hai loại sắp xếp.

  Thánh Kinh Do thái gồm 3 phần:

 1) Torah hay Lề Luật (chúng ta gọi là Pentateuco Ngũ Thư hay Ngũ Kinh) bao gồm 5 cuốn sách đầu tiên của Cựu Ước. Người Do thái lấy từ đầu tiên hay một từ trong câu đầu tiên để gọi tên sách

 1/ Bereshit (Từ khởi nguyên: Sáng Thế ); 2/ Shemốt (Các tên: Xuất Hành); 3/ Wayiqra (Và người gọi: Lêvi); 4/ Bemidbar (Trong sa mạc: Dân Số); 5/ Debarim (Các lời: Đệ Nhị Luật).

  2) Nebiim hay Ngôn Sứ , chia thành hai nhóm:

 các ngôn sứ trước (profeti anteriori) mà chúng ta gọi là các sách ”Sử Ký” và

các ngôn sứ sau (Profeti posteriori)

 – Nebiim rishonim (Các ngôn sứ trước: các Sách Sử Ký)

 6/ Yehoshua (Giôsua); 7/ Shofetim (Các Thủ Lãnh); 8/ Samuel (Samuel I-II); 9/ Sefer malchim (sách Các Vua I-II);

 – Nebiim aharonim (Các ngôn sứ sau: các Sách Ngôn Sứ)

 10/ Yeshaiyahu (Isaia); 11/ Yirmeyahu (Giêrêmia); 12/ Yekhezeqel (Êdêkien) 13/ Hoshea (Hôsê); 14/ Yoel (Giôen); 15/ Amos (Amốt); 16/ Obadiya (Ôvađia); 17/ Yonah Giôna); 18/ Mikah (Mika); 19/ Nakhum (Nahum); 20/ Khabaqquq (Khabacúc); 21/ Zephanyah (Xôphônia): 22/ Khaggay (Khácgai); 23/ Zekaryah (Dacaria); 24/ Malaki (Malakhi).

  3) Ketubim hay các Sách khác

  25/ Tehillim (Thánh Vịnh); 26/ Iob (Gióp); 27/ Mishley (Châm Ngôn); 29/ Shir hashirim (Diễm Ca); 30/ Kohelet (Giảng Viên); 31/ Ester (Étte); 32/ Daniel (Đanien); 33/ Ezra (Étra); Nekhemyah (Nơkhemia); 34/ Debarey hayomim I-II (Sử Biên I-II).

  Tín hũu do thái lấy ba chữ đầu tiên của ba nhóm sách nói trên (Torah, Nebiim, Ketubim) ghép lại với nhau thành từ Tanakh để gọi Thánh Kinh Do thái ”ha Tanakh”.

 Bản dịch Thánh Kinh đại Kết tiếng Pháp (TOB) theo kiểu sắp xếp này của Thánh Kinh Do thái, và để vào cuối 7 tác phẩm chỉ được các kitô hữu thừa nhận.

 Đa số các bản dịch Thánh Kinh khác đều theo cách sắp xếp của Bản dịch Thánh Kinh Hy lạp Bẩy Mươi, là Bản Thánh Kinh tín hữu Do thái Alessandria bên Ai Cập dùng, theo đó các sách được chia thành 4 nhóm: Ngũ Thư hay Ngũ Kinh, các Sách Sử Ký, các Sách Khôn Ngoan và Thơ Phú, các Sách Ngôn Sứ.

  4. Các thứ tiếng

  Thánh Kinh Cựu Ước được biên soạn bằng tiếng do thái và có vài đoạn bằng tiếng aramây. Hai thứ tiếng này (cũng như tiếng A rập) chỉ được viết với các phụ âm. Người đọc phải thêm các nguyên âm vào theo nghĩa họ hiểu. Bắt đầu từ thế kỷ thứ VII một số các hiền nhân do thái gọi là ”masoreti” đã thêm các phụ âm vào bên trên hay bên dưới các nguyên âm của văn bản để duy trì ý nghĩa chính xác của nó. Đây là lý do tại sao đôi khi người ta gọi bản văn kinh thánh do thái là ”Bản văn Masoretico”.

  Thánh Kinh Cựu Ước đã được dịch ra tiếng hy lạp bắt đầu vào thế kỷ thứ III trước công nguyên tại Alessandria bên Ai Cập. Theo truyền thuyết đã có 70 ký lục dịch Thánh Kinh do thái ra tiếng hy lạp. Họ làm việc riêng rẽ, nhưng bản dịch của họ lại giống nhau. Ý nghĩa của truyền thuyết này quan trọng: nó có nghĩa là một bản dịch như thế chỉ có thể được linh hứng bởi Thiên Chúa. Chính vì vậy bản dịch này được gọi là Bản Dịch của Bẩy Mươi Ký lục (la traduzione dei Settanta) hay Bản Dịch Bẩy Mươi (La Settanta), viết tắt là LXX.

 Cũng có các bản dịch hy lạp khác như các bản dịch của Aquila, của Simmaco, của Teodozione.

 Thánh Kinh Tân Ước đã được biên soạn bằng tiếng hy lạp, loại hy lạp bình dân được nói thời đó, không còn tương đương với tiếng hy lạp cổ điển nữa. Nó được gọi là tiếng hy lạp ”koine”, ”chung, thông dụng, thông thường”.

 Các chuyên viên dịch Thánh Kinh từ bản văn gốc, nghĩa là từ tiếng do thái cho các sách Thánh Kinh Cựu Ước, và từ tiếng hy lạp cho các sách Thánh Kinh Tân Ước.

 Trong số các bản dịch Thánh Kinh cổ xưa phải kể tới Bản dịch tiếng Siriac, tiếng Copte (tức ngôn ngữ cổ ai Cập) và tiếng Latinh. Bản văn Latinh cổ có trước thời thánh Girolamo gọi là Bản Vetus Latina . Trong khi bản văn Latinh do thánh Girolamo dịch gọi là Bản Vulgata . Hồi cuối thế kỷ thứ IV đầu thế kỷ thứ V thánh Girolamo đã sống trong một phòng gần hang đá Bếtlêhem để hoàn thành bản dịch Latinh phổ thông này.

  5. Cách phân chia thành chương và câu

  Để dễ tìm và trích các bản văn kinh thánh năm 1226 Đức Hồng Y Stephen Langton (1150-1228), Tổng Giám Mục Cantebury, Anh quốc, nảy ra ý tưởng chia các sách Thánh Kinh thành các chương. Sau đó năm 1551 nhà ấn loát Robert Etienne, người Pháp, chia các chương thành các câu.

 Tuy việc phân chia các sách kinh thánh thành các chương và câu không luôn luôn tương xứng với ý nghĩa của văn bản, nhưng nó rất thực tế và ích lợi, nên mọi ấn bản kinh thánh đều sử dụng. Như thế, để tìm một văn bản kinh thánh chỉ cần nói tên sách, chương và câu là có thể tìm ra ngay.

  – Trước hết là tên sách viết tắt, rồi số đầu tiên là chương, số theo sau là câu. Thí dụ: St 1,2 có nghĩa là sách Sáng Thế chương 1 câu 2; Đnl 30,11-14 có nghĩa là sách Đệ Nhị Luật chương 30 câu 11 tới 14.

 – Nếu muốn trích nhiều chương thì để một gạch nối giữa các chương. Thí dụ Xh 3-5; 6-13 có nghĩa là sách Xuất Hành chương 3 tới chương 5 và chương 6 tới chương 13.

 – Nếu muốn trích dẫn nhiều câu khác nhau trong cùng một chương, thì để gạch nối giữa các câu liền nhau, và để một chấm cho câu tiếp theo. Thí dụ Tv 37,1-2.8-10.12.14 có nghĩa là Thánh vịnh 37 các câu 1 tới 2, 8 tới 10, và các câu 12 và 14.

 – Nếu muốn trích dẫn một văn bản với các câu chính xác gồm nhiều chương khác nhau thì để một gạch ở giữa. Thí dụ Is 52,13-53,12 có nghĩa là sách ngôn sứ Isaia chương 52 câu 13 cho tới chương 53 câu 12.

 – Nếu muốn trích một văn bản với các câu tiếp theo thì viết tt. Thí dụ St 2,4-6.8; 3,5 tt.; 4,1-6,8 có nghĩa là sách Sáng Thế chương 2 các câu từ 4 tới 6, câu 8; chương 3 câu 5 và tiếp theo; chương 4 câu 1 tới chương 6 câu 8.

  II. DANH SÁCH CÁC TÁC PHẨM KINH THÁNH, NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN BIÊN SOẠN

  Sau đây là danh sách theo các ấn bản Thánh Kinh Công Giáo. Tuy chưa phải là danh sách lý tưởng chính xác, nhưng để cho thống nhất, tên các sách và kiểu viết tắt được lấy theo bản dịch Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước của Nhóm phiên dịch các Giờ Kinh Phụng Vụ.

  1. Thánh Kinh Cựu Ước

 1) Ngũ Thư hay Ngũ Kinh:

  1/ Sáng Thế (St): bao gồm các trình thuật tiền lịch sử tạo dựng vũ trụ và loài người và lịch sử các tổ phụ từ đầu cho tới khoảng năm 1.700 trước công nguyên.

 2/ Xuất Hành (Xh): gồm các trình thật cuộc giải phóng dân Israel khỏi Ai Cập và các luật lệ khoảng năm 1.250 trước công nguyên.

 3/ Lêvi (Lv): thu thập các luật lệ hướng đẫn cuộc sống của dân Israel

 4/ Dân Số (Ds): gồm các trình thuật lịch sử và luật lệ các thuộc các năm 1.250-1.200 trước công nguyên.

 5/ Đệ Nhị Luật (Đnl): gồm các luật lệ giao thoa với lịch sử.

 Bộ Ngữ thư bao gồm chất liệu do 4 truyền thống Giavít, Êlôhít, Đệ Nhị Luật và Tư Tế biên soạn trong các thế kỷ IX-V trước công nguyên. Bốn truyền thống này được viết tắt là: J, E, D, P (Priestercodex).

  2) Các sách Sử Ký:

  1/ Giôsuê (Gs): kể lại cuộc đánh chiếm Đất Hứa Canaan năm 1.200 trước công nguyên.

2/ Thủ Lãnh (Tl): kể lại cuộc định cư trong đất Canaan giữa các năm 1.200-1.000. Lần biên soạn cuối cùng trong các thế kỷ VI-IV trước công nguyên.

 3) Rút (R): chuyện bình dân

 4/ Samuel I (1 Sm): kể lại lịch sử của thủ lãnh và ngôn sứ Samuel, khởi đầu chế độ quân chủ với vua Saul năm 1.050 trước công nguyên.

 5/ Samuel II (2 Sm): các trình thuật đời vua Đavít năm 1.000 trước công nguyên. Nhân tố quan trọng nhất thuộc thế kỷ X, nhưng việc biên soạn cuối cùng thuộc thế kỷ VI trước công nguyên.

 6/ Các Vua I (1 V): trình thuật cuộc đời vua Salomon và các vua kế vị.

 7/ Các Vua II (2 V): trình thuật lịch sử các vua của vương quốc Israel miền Bắc và vương quốc Giuđa miền Nam cho tới thời lưu đầy, tức các năm 930-587 trước công nguyên. Chúng được biên soạn hồi thế kỷ VI, nhưng dùng các tài liệu cổ xưa hơn.

 8/ Sử Biên I-II (1 Sb; 2 Sb): bao gồm lịch sử từ thời Ađam cho tới sắc lệnh Vua Ciro ký năm 538 trước công nguyên cho phép dân Israel bị đầy bên Babilonia hồi hương. Chúng được biên soạn trong các thế kỷ V-IV trước công nguyên.

 9/ Étra (Er): trình thuật biến cố hồi hương từ Babilonia, năm 530.

 10/ Nơkhêmia (Nk): trình thuật việc tái thiết thành Giêrusalem và Đền Thờ sau khi dân Israel hồi hương (537-398 trước công nguyên). Chúng được biên soạn trong các thế kỷ V-IV trước công nguyên.

 11/ Tôbia (Tb): chuyện bình dân

 12/ Giuđitha (Gd): chuyện bình dân

 13/ Étte (Et): tiểu thuyết lich sử, được biên soạn giữa các thế kỷ IV-II trước công nguyên.

 14/ Macabê I-II (1 Mcb; 2 Mcb): trình thuật chiến tranh giành độc lập do nhà Macabê khởi xướng và lãnh đạo (các năm 175-134; 180-160) được biên soạn giữa các năm 135-63 trước công nguyên.

  3) Các sách Khôn Ngoan và Thơ Phú:

  1/ Gióp (G): đề cập tới vấn đề khổ đau của người công chính, được biên soạn hồi thế kỷ thứ V trước công nguyên.

 2/ Các Thánh Vịnh (Tv): gồm 150 sáng tác thơ thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau, một số rất cổ xưa, và việc biên soạn vĩnh viễn hoàn thành trước thế kỷ thứ IV trước công nguyên.

 3/ Châm Ngôn (Cn): đa số thuộc các thế kỷ VIII-VII trước công nguyên, nhưng một số được thêm vào sau này.

 4/ Giảng Viên (Gv): được biên soạn giữa các thế kỷ IV-III trước công nguyên.

 5/ Diễm Ca (Dc): thi ca trữ tình thuộc thế kỷ V-IV trước công nguyên.

 6/ Khôn Ngoan (Kn): do một tín hữu do thái biên soạn tại Alessandria bên Ai Cập khoảng năm 50 trước công nguyên.

 7/ Huấn Ca (Hc): của ông Giêsu con Sirak biên soạn vào thế kỷ thứ II trước công nguyên.

  4) Các Sách Ngôn Sứ

  1/ Isaia (Is): phần I (các chương 1-39) của ngôn sứ Isaia thuộc thế kỷ thứ VIII trước công nguyên; phần II (các chương 40-55) và phần III (các chương 56-66) là của các môn sinh thuộc các thế kỷ VI-V trước công nguyên.

2/ Giêrêmia (Gr): phần nòng cốt thuộc ngôn sứ Giêrêmia hoạt động từ năm 602 tới sau 587 trước công nguyên và được biên soạn trong các thế kỷ VII-VI trước công nguyên.

 3/ Ai Ca (Ac): thuộc thế kỷ thứ VI trước công nguyên.

 4/ Barúc (Br): thuộc thế kỷ thứ VI trước công nguyên.

 5/ Êdêkien (Ed): phần lớn do ngôn sứ biên soạn vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên.

 6/ Đanien (Đn): gồm hai phần được biên soạn vào hai thế kỷ III-II trước công nguyên.

 7/ Hôsê (Hs): thi hành sứ vụ và biên soạn giữa các năm 750-725 trước công nguyên.

 8/ Giôen (Ge): thuộc thế kỷ thứ V trước công nguyên

 9/ Amốt (Am): thuộc thế kỷ thứ VIII trước công nguyên.

 10/ Ôvađia (Ov): sách ngắn nhất của Thánh Kinh Cựu Ước, thuộc thế kỷ VI trước công nguyên.

 11/ Giôna (Gn): biên soạn giữa các thế kỷ V-III trước công nguyên.

 12/ Mikha (Mk): thuộc thế kỷ thứ VIII trước công nguyên.

 13/ Nahum (Nh): thuộc thế kỷ VII-VI trước công nguyên.

 14/ Khabacúc (Hb): thuộc thế kỷ VII-VI trước công nguyên.

 15/ Xôphônia (Xp): hoạt động và biên soạn sách vào thế kỷ thứ VII trước công nguyên.

 16/ Khácgai (Kg): thuộc thế kỷ VI-V trước công nguyên  

 17/ Dacaria (Dc): phần I (các chương 1-8) thuộc thế kỷ thứ VI trước công nguyên; phần II (các chương 9-14) thuộc thế kỷ thứ V trước công nguyên.

 18/ Malakhi (Ml): thuộc thế kỷ thứ V trước công nguyên.

  2. Thánh Kinh Tân Ước

 1) Gồm 4 Phúc Âm

  Ba Phúc Âm đầu tiên gọi là Nhất Lãm, vì có cùng cách sắp xếp lịch sử cuộc đời Chúa Giêsu, được biên soạn giữa các năm 43-70. Thánh sử Luca là tác giả của Phúc Âm và sách Công Vụ Tông Đồ.

 1/ Mátthêu (Mt)

2/ Máccô (Mc)

3/ Luca (Lc)

4/ Gioan (Ga) được biên soạn giữa các năm 90-100.

  2) Công Vụ Tông Đồ (Cv) được biên soạn giữa các năm 63-70 và 80-90.

 3) 13 thư của thánh Phaolô được viết giữa các năm 57-70 gồm các thư gửi gín hữu các giáo đoàn: Roma (Rm); 1 Côrintô (1 Cr); 2 Côrintô (2 Cr); Galát (Gl); Êphêxô (Ep); Philiphê (Pl); Côlôxê (Cl; 1 Thêxalônica (1 Tx); 2 Thêxalônica (2 Tx); 1 Timôthê (1 Tm); 2 Timôthê (2 Tm); Titô (Tt); Philêmôn (Plm); Do thái (Dt).

 Thư gửi tín hữu Do thái hay Diễn từ về chức Linh Mục của Chúa Giêsu được biên soạn sau này, nhưng được gán cho thánh Phaolô.

 4) Thư thánh Giacôbê (Gc)

5) Hai thư của thánh Phêrô: 1 Phêrô (1 Pr), 2 Phêrô (2 Pr)

6) Ba thư của thánh Gioan: 1 Gioan (1 Ga); 2 Gioan (2 Ga); 3 Gioan (3 Ga).

7) Thư Giuđa (Gđ)

8) Khải Huyền (Kh).

  3. Danh sách Thánh Kinh Cựu Ước, Bản Dịch Đại Kết (TOB)

  Có kiểu sắp xếp theo Thánh Kinh Do thái gồm 4 nhóm:

 1) Ngũ Thư

2) Các Ngôn Sứ:

     – 1/ Các Ngôn Sứ trước:

     – 2/ Các Ngôn Sứ sau:

 3) Các Sách khác

 4) Các sách ”Deuterocanonici” hay ”apofrifi”, tức 7 tác phẩm được biên soạn bằng tiếng hy lạp: Giuđitha, Tobia,, 1 Macabê, 2 Macabê, Khôn Ngoan, Huấn Ca, Baruc và thư của Giêrêmia.

 Để đầy đủ phải thêm vài đoạn bằng tiếng hy lạp của sách Đanien và sách Étte.

  III. MỘT VÀI DANH SÁCH THÁNH KINH KHÁC

 1. Thánh Kinh Samaritano

  Cộng đoàn tín hữu do thái ly khai sống tại Samaria thủ đô vương quốc Israel miền Bắc chỉ chấp nhận phần I của Thánh Kinh Do thái, tức Ngũ Thư gồm 5 cuốn đầu tiên của Thánh Kinh Cựu Ước, cộng thêm sách Giôsuê. Đôi khi Thánh Kinh Samaritano cũng được gọi là ”Esateuco samaritano” tiếng hy lạp có nghĩa là ”6 hộp” đựng các cuộn sách viết trên giấy làm bằng da thuộc, hay ”Pentateuco samaritanio” ”5 hộp”. Ngoài số sách hạn chế Thánh Kinh Samaritano còn có 2.000 chỗ dịch khác nhau.

  2. Thánh Kinh Chính Thống

  Các Giáo Hội Chính Thống theo danh sách Thánh Kinh Hy Lạp Bẩy Mươi, được dịch tại Alessandria bên Ai Cập giữa các thế kỷ III-I trước công nguyên. Thứ tự các sách khác với Thánh Kinh Do thái.

 Trong Công Nghị nhóm tại Giêrusalem năm 1672 các Giáo Hội chính thống vĩnh viễn chấp nhận danh sách Thánh Kinh Cựu Ước sau đây, trong khi danh sách Thánh Kinh Tân Ước giống danh sách của Giáo Hội công giáo và các Cộng Đoàn Kitô khác.

  1) Pentáteukhos (Ngũ Thư):

  Ghenesis (Sáng Thế); Hexodos (Xuất Hành); Levitikon (Lêvi); Arithmoi (Dân Số); Deuteronómion (Đệ Nhị Luật).

  2) Istoriká (Sách Sử Ký):

  Iesus tou Navé (Giosuê Ngôn Sứ); Kritai (Thủ Lãnh); Ruth; A Samuel hay Basiléon A (1 Basiléon = Vua 1 = 1 Samuel 1); B Samuel hay Basiléon B (2 Basiléon = Vua 2 = Samuel 2) A Basiléon hay Basiléon Gamma (3 Basiléon = Vua 3 = 1 Vua); B Basiléon hay Basiléon Delta (4 Basiléon = Vua 4 = 2 Vua); A Kronikón hay Paraleipoménon A (1 Paraleipoménon = Các điều được thêm vào = Sử Biên 2); B Kronikòn hay Paraleipoménon B (2 Paraleipoménon = Các điều được thêm vào = Sử Biên 2); A Esdras ( 1 Esdras = Esdra hy lap); B Esdras (2 Esdras = Esdra); Neemías; Esther với các phần thêm; Iudith (Giuditha); Tobít; Makkabáion A (1 Macabê); Makkabáion B (2 Macabê); Makkabáion Gamma (3 Macabê); Makkabáion Delta (4 Macabê).

 Khi đọc một số các sách cũ, chúng ta có thể gặp các trích dẫn theo Kinh Thánh Hy Lạp Bẩy Mươi trên đây: I-II-III-IV Vua; I-II Étra; I-II-III-IV Macabê.

  3) Poietiká (Các Sách Thơ):

  Psalmoi (Các Thánh Vịnh + Tv 151); Odài (Các Thánh Thi); Paroimíai (Châm Ngôn); Ekklesiastes (Ecclesiates : người tụ họp = Giảng Viên hay Qohelet); Asma Asmatón (Diễm Ca); Iob; Sofia Solomóntos (Sự Khôn Ngoan của Salomon); Sofia Seirach (Sự Khôn Ngoan của Sirach = Huấn Ca hay Ben Sira); Psalmòi Solomòntos (Các Thánh Vịnh của Salomon)

  4) Profetikà (Các Ngôn Sứ):

  – Mikroi profétes (Các Ngôn Sứ Nhỏ):

 Oseé; Amós; Michaías; Ioel; Obdiú; Ionas; Naúm; Abbakùm; Sofonìas; Aggaíos; Zakarías; Malachías;

 – Megàloi profétes (Các Ngôn Sứ Lớn):

 Esaias; Ieremías; Barúch; Thrénoi (Ai Ca); Epistolé Ieremíou (Thư Giêrêmia); Iezekiél; Sosànna (Susanna); Danièl bao gồm Proseuches tou Azarìa (Lời cầu của Azaria), Ton triòn paìdon aìnesis (Thánh thi của ba người trẻ); Bel kai dràgon (Bel và con rồng).

 So sánh với danh sách Thánh Kinh Chính thống, Thánh Kinh Công giáo không có các tác phẩm: Các Thánh Thi, Các Thánh Vịnh Salomon; sách Étra 1, Macabê 3, Macabê 4.

  3. Thánh Kinh Tin Lành

  Vào thế kỷ XVI Martin Luther, cha đẻ của phong trào cải cách, cũng đặt vấn nạn liên quan tới các Sách Thánh. Cho tới thời đó, Kitô giáo tây phương đã thừa nhận 73 tác phẩm như được liệt kê trong Bản Vulgata tiếng Latinh, dựa trên sự chỉ dẫn uy tín của Đức Giáo Hoàng Damaso I năm 382 và được Công Đồng Firenze tái khẳng định năm 1442.

 Trong bối cảnh việc phản đối các ân xá có được nhờ các việc bác ái, nhất là dâng cúng tiền bạc với ý chỉ cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội mau lên thiên đàng, Martin Luther coi thư của thánh Giacôbê, đặc biệt Gc 2,14-26, đề cao các việc lành phúc đức trong cuộc sống kitô, là không được linh hứng và xếp nó vào loại ”apocrifo”.

 Martin Luther cũng phê bình một vài văn bản của các sách ”deuterocanonici” đề cao tầm quan trọng của lời cầu nguyện và các việc bác ái đối với các người đã qua đời, mà truyền thống công giáo coi là nền tảng của giáo lý ân xá, đặc biệt là các văn bản: 2 Mcb 12,43-45; Tb 4,7-12; 14,10-11; Hc 3,30; 35,2.

 Martin Luther công nhận 39 tác phẩm của Thánh Kinh Cựu Ước Do thái trong bản dịch tiếng đức theo thứ tự của Bản vulgata. Trong Thánh Kinh Tân Ước ông coi thư Giacôbê, thư Giuđa, thư Do thái, sách Khải Huyền là các tác phẩm ”apocrifi” và xếp chúng vào cuối.

 Trong các thế kỷ sau đó, có hai trào lưu trong thế giới tin lành. Trào lưu Luther và Anh giáo tiếp tục duy trì các tác phẩm bị Luther coi là không hợp quy (non canonici), và trình bầy 7 tác phẩm ”deuterocanonici” vào phần cuối, nhưng lại coi thư Giacôbê, thư Giuđa, thư Do thái và sách Khải Huyền là các tác phẩm hợp quy.

 Tất cả các cộng đoàn tin lành khác chỉ coi 66 tác phẩm là hợp quy, và chỉ loại trừ 7 tác phẩm ”deuterocanonici” mà thôi.

  4. Danh sách Thánh Kinh Copte

  Thánh Kinh Etiopica bao gồm danh sách của Bản Dịch Hy Lạp Bẩy Mươi, cộng thêm vài tác phẩm bị các cộng đoàn kitô khác coi là ”apocrifi” như: Sách Giubilê, Sách Ênốc, 1 Macabê, 2 Macabê, 3 Macabê.

 Trong Thánh Kinh Tân Ước thì có thêm: hai thư I-II Clêmentê.

  5. Danh sách Thánh Kinh Siriac

  Bản dịch Thánh Kinh tiêng siriac gọi là Bản ”Peshitta” là bản Thánh Kinh chính thức của các Giáo Hội Siri.

 – Thánh Kinh Cựu Ước gồm vài văn bản ”apocrifi” như: Thánh vịnh 151; các Thánh Vịnh 152-155; sách Barúc 2.

 – Thánh Kinh Tân Ước thuộc thế kỷ thứ V chỉ có 22 tác phẩm thay vì 27, vì thiếu thư Phêrô 2, thư Gioan 2, 3; thư Giuđa, sách Khải Huyền.

 – Từ các thế kỷ VI-VII trở đi các ấn bản tân ước có đủ 27 tác phẩm. Nhưng Thánh Kinh Tân Ước gồm 22 tác phẩm vẫn tiếp tục được dùng bởi vài cộng đoàn siri bên Ấn Độ như:

  – Giáo Hội chính thống siro-malankara có trụ sở tại Kottayam trong bang Kerala;  

– Giáo Hội công giáo Siro-malabar có trụ sở tại Trichur trong bang Kerala.

  6. Danh sách Thánh Kinh Armeni

  Giáo Hội Tông Truyền Armeni có các nghi ngờ, khi đưa ”Di chúc của Mười Hai Tổ Phụ” vào danh sách các tác phẩm Thánh Kinh Cựu Ước. Liên quan tới Thánh Kinh Tân Ước họ nghi ngờ việc đưa thư Côrintô 3 và sách Khải Huyền vào danh sách.

  LM Giuse Linh Tiến Khải


by Tháng Mười Hai 9, 2012 Comments are Disabled chưa phân loại, Thánh Kinh Cựu Ước
Lịch sử hình thành Thánh kinh Tân Ước

Lịch sử hình thành Thánh kinh Tân Ước

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/lich-su-hinh-thanh-tan-uoc.jpg

       Nếu Thánh Kinh Cựu Ước đã mất mười thế kỷ để hoàn thành, thì Thánh Kinh Tân Ước đã chỉ được biên soạn trong khoảng một trăm năm và bao gồm 27 tác phẩm.

  1. Danh sách các tác phẩm tân ước

      Trước hết là 4 Phúc Âm của các thánh sử Mátthêu, Mạccô, Luca và Gioan kể lại cuộc đời Chúa Giêsu Kitô từ khi giáng sinh cho tới khi về Trời, cũng như các giáo huấn và các phép lạ Người làm trong ba năm rao giảng Tin Mừng. Thứ đến là sách Công Vụ các Tông Đồ, do thánh Luca biên soạn kể lại lich sử Giáo Hội thời khai sinh với hai gương mặt nổi bật của Tông Đồ Phêrô và Tông Đồ Phaolô. Rồi tới 14 thư của thánh Phaolô, kể cả thư gửi giáo đoàn Do thái được gán cho thánh nhân. Thực ra đây là Diễn từ về chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô do một tác gia vô danh sáng tác. Các thư thường được sắp xếp thành ba nhóm sau đây: nhóm thư nhất là các thư lớn gồm thư gửi giáo đoàn Roma (Rm), hai thư gửi giáo đoàn Côrintô (1-2 Cr), thư gửi giáo đoàn Galát (Gl), hai thư gửi giáo đoàn Thêxalônica (1-2 Tx); nhóm thứ hai là các thư viết trong tù gồm thư gửi giáo đoàn Philiphê (Pl), thư gửi giáo đoàn Côlôxê (Cl), thư gửi Philêmôn (Plm) và thư gửi giáo đoàn Êphêxô (Ep); nhóm thứ ba gồm các thư mục vụ liên quan tới kỷ luật trong cuộc sống cộng đoàn gồm hai thư gửi cho Timôthê (1-2 Tm) và thư gửi cho Titô (Tt).

        Các thư khác trong Thánh Kinh Tân ước gồm thư thánh Giacôbê (Gc), hai thư của thánh Phêrô (1-2 Pr), ba thư của thánh Gioan (1-3 Ga), thư của thánh Giuđa (Gđ). Tác phẩm sau cùng của Thánh Kinh Tân Ước là sách Khải Huyền (Kh).

  2. Tiến trình và thời gian biên soạn

        Nói chung giới học giả kinh thánh đều đồng ý cho rằng các tác phẩm tân ước đã thành hình trong vòng 100 năm. Riêng đối với các Phúc Âm, “eu-anghelion” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ”lời loan báo vui”, ”tin vui”, ”tin mừng” liên quan tới nội dung sứ điệp, là sự phục sinh của Chúa Kitô, tiến trình này gồm ba giai đoạn.

       Giai đoạn một là chứng tá của các Tông Đồ và các môn đệ thuộc thế hệ thứ nhất, tức thế hệ những người tai đã từng được lắng nghe các lời Chúa Giêsu giảng dậy và mắt đã từng trông thấy các phép lạ Chúa Giêsu đã làm. Truyền thống chung quanh Đức Giêsu Kitô đã bắt đầu ngay trong giai đoạn này, nghĩa là trước biến cố phục sinh. Đây cũng là điều đễ hiểu, vì các Tông Đồ và các môn đệ lập lại các giáo huấn của Chúa Giêsu và kể lại những gì mắt thấy tai nghe cho những ai chưa biết Người. Sau khi Chúa Kitô về Trời, các Tông Đồ và các môn đệ truyền lại cho tín hữu các giáo huấn ấy một cách trung thực, nhưng với sự hiểu biết sâu xa hơn, nhờ được Chúa Kitô phục sinh và Thánh Thần chân lý soi sáng. Nhưng để trung thực hơn, phải nói rằng ngay khi Chúa Giêsu rao giảng cũng đã có người tìm cách ghi chép lại các giáo huấn của Chúa, nếu không đầy đủ thì một cách tóm gọn, để sử dụng và kể lại cho những người khác khi cần. Vì vậy chúng ta không nên ngạc nhiên khi truyền thống viết đã manh nha ngay từ đầu.

        Giai đoạn hai là lời rao giảng của Giáo Hội. Mỗi Phúc Âm trước khi được ghi chép thành văn bản, đã có truyền thống chuyền miệng riêng, vì đã được rao giảng lâu trước đó. Truyền thống này không phải chỉ là truyền thống tông đồ, mà cũng là truyền thống của Giáo Hội nữa. Nó không chỉ do Giáo Hội làm và được làm trong Giáo Hội, mà nhất là được làm cho Giáo Hội. Nghĩa là các nhu cầu khiến cho cộng đoàn làm một việc lựa chọn, nhấn mạnh, và tổ chức các dữ kiện có được liên quan tới Chúa Giêsu Kitô, các giáo huấn và các việc Người làm. Như thế, thật là dễ hiểu bên cạnh các nhu cầu của Giáo Hội nói chung, còn có các nhu cầu của các giáo đoàn riêng rẽ nữa. Do đó, bên trong truyền thống chung có các truyền thống đặc biệt hay địa phương. Cả các truyền thống địa phương này cũng có thể được quy tụ lại, và như vậy đã nhào nặn ra cấu trúc của Phúc Âm. Trong số các nhu cầu đó có viêc truyền giáo, dậy giáo lý, phụng tự, hộ giáo, ước muốn hiểu biết và nhớ lại các lời nói và việc làm của Chúa Giêsu. Ngoài ra còn có việc chú ý tới lịch sử cuộc đời Chúa Giêsu Kitô nữa, vì hai lý do. Thứ nhất là nhu cầu cho các tín hữu thấy gương sống của Chúa Giêsu, và thứ hai là cho họ thấy Con Thiên Chúa đã tự đồng hóa với loài người như thế nào.

        Chúng ta cũng có thể hỏi việc đâm rễ sâu ấy nơi truyền thống liên quan tới Chúa Giêsu gây ra các hiệu qủa nào trong Giáo Hội thời các tông đồ. Theo học giả A. Voegtle nó có ba hiệu qủa: trước hết là sự kiện các kỷ niệm về Đức Giêsu phải phụ vụ cuộc sống Giáo Hội cống hiến một nguyện tắc lựa lọc trong đống các kỷ niệm. Thứ hai là sự kiện sử dụng các cử chỉ và lời nói của Đức Giêsu cho cuộc sống của các tín hữu miễn trừ sự bắt buộc phải đóng khung trong một bối cảnh thời gian chính xác cảc kỷ niệm trong khung cảnh cuộc sống của Đức Giêsu. Và sau cùng các nhu cầu của cộng đoàn cống hiến một nguyên tắc thời sự hóa các kỷ niệm ấy: nhớ lại điều Chúa Giêsu đã làm và nói không đủ, mà cần phải thời sự hóa nó nữa.

        Giới học giả kinh thánh thường cho rằng Phúc Âm thánh Mạccô được biên soạn giữa các năm 65-80, Phúc Âm thánh Mátthêu sau năm 70, Phúc Âm thánh Luca giữa các năm 80-90, và Phúc Âm thánh Gioan giữa các năm 95-110. Tuy nhiên, nhiều học giả nghĩ rằng vài thập niên trước đó truyền thống liên quan tới cuộc đời Chúa Giêsu đã được truyền miệng, hay qua các nguồn tài liệu viết đã bị thất lạc, chắng hạn như nguồn tài liệu gọi là ”Q” từ tiếng Đức ”Quelle”, có nghĩa là nguồn.

        Dựa trên sự kiện sách Công Vụ các Tông Đồ kết thúc một cách bất thình lình với sự kiện thánh Phaolô bị bỏ tù khoảng năm 62 cũng có giả thuyết cho rằng các văn bản Phúc Âm đã được biên soạn ra trước đó nữa. Theo trường phái kinh thánh Madrid, khi thánh Phaolô viết thư thứ II gửi tín hữu Côrintô giữa các năm 54-57 thánh Luca đã biên soạn Phúc Âm rồi và nó lưu hành trong ”tất cả mọi Giáo Hội”. Điều này bao hàm sự kiện một bản dịch tiếng Hy lạp của các nguồn tài liệu mà thánh Luca dùng để biện soạn Phúc Âm, trong đó có Phúc Âm thánh Mạccô đã lưu hành trong thập niên 40-50. Kết qủa là nếu càc nguồn tài liêu này đã lưu hành trong các cộng đoàn kitộ tiên khởi trong thập niêm 40-50, thì chúng đã phải được biên soạn ra trong thập niên 30-40, nghĩa là rất sớm hầu như ngay sau cái chết của Chúa Giêsu. Việc xác định thời gian biên soạn rất sớm này cũng dựa trên việc nhận diện các mảnh thủ bản Papiro 7Q4 và 7Q5, tức hai mảnh văn bản tìm thấy trong hang số 4 và hang số 5 tại Qumran gần Biển Chết. Các người Esseniêng đã cất dấu rất nhiều thủ bản kinh thánh và các tài liệu của cộng đoàn trong 11 hang núi đối diện với làng Qumran nơi họ sinh sống, trước khi quân Roma bao vây và đánh chiếm pháo đài Massada ở gần đó năm 70. Các chữ tìm thấy trên hai mảnh văn bản này liên quan tới văn bản Phúc Âm thánh Mạccô và thuộc. Nếu chấp nhận việc nhận diện này thì Phúc Âm thánh Mạccô đã được biên soạn ra trước năm 50. Như đã biết thánh sử Mạccô là thư ký và thông dịch viên của thánh Phêrô đã ghi lại các bài giảng của thánh Phêrô theo giọng văn nói. Trường phái Madrid cũng cho rằng các Phúc Âm đã được biên soạn bằng tiếng Aramây trong môi trường cộng đoàn kitô Giêrusalem, bị phân tán trước năm 70. Học giả Jean Carmignac cho rằng Phúc Âm thánh Mạccô được biên soạn giữa các năm 42-45, tức khoảng mươi năm sau khi Chúa Giêsu chết, sống lại và lên trời.

        Thánh Phaolô viết hai thư gửi tín hữu Thêxalônica năm 51 tại Côrintô, nơi thánh nhân sống từ mùa đông năm 50 tới mùa hè năm 52. Người viết hai thư gửi gửi tín hữu Côrintô và thư gửi tín hữu Galát giữa các năm 54-57 tại Êphêxô, nơi thánh nhân sống trong hai năm ba tháng. Thư gửi tín hữu Roma và Philiphê được viết giữa hai năm 57-58 tại Côrintô, nơi thánh nhân qua mùa đông. Năm 58 thánh Phaolô bị bắt tại Giêrusalem và bị nhốt tù tại Cesarea trong các năm 58-60. Năm 60 thánh nhân được giải về Roma và bị đắm tầu tại đảo Malta trong mùa đông. Trong thời gian bị quản thúc tại Roma giữa các năm 61-63 người viết các thư gửi tín hữu các giáo đoàn Colôxê, Êphêxô, và thư gửi Philêmôn. Các thư gửi Titô và hai thư gửi Tomôthê được viết khoảng năm 65.

        Hai thư của thánh Phêrô được viết khoảng năm 64. Thư gửi tín hữu Do thái được biên soạn khoảng năm 70. Thư thánh Giacôbê được biên soạn khoảng năm 80, thư thánh Giuđa được viết ra khoảng năm 85. Ba thư của thánh Gioan được viết vào khoảng năm 90. Và sách Khải huyền được biên soạn sau năm 95.

         Ngoài một số thời điểm chính xác có thể kiểm chứng, các thời gian biên soạn trên đây vẫn chỉ là các dự đoán, vì không có đủ các dữ kiện cần thiết giúp chứng minh một cách xác thực hơn. Thực ra cho tới nay một số thời điểm của việc biên soạn nhiều tác phẩm của Thánh Kinh Tân Ước vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ cho việc nghiên cứu của các học giả.

  3. Công viêc của các thánh sử

         Sau cùng mỗi Phúc Âm là tác phẩm của một thánh sử. Các thánh sử tỏ ra tôn trọng việc rao giảng đi trước. Tác giả Phúc Âm không như là một nhân chứng bỏ qua việc rao giảng của Giáo Hội đi trước tác phẩm của mình, mà quy chiếu trực tiếp về các kỷ niệm. Thánh sử viết Phúc Âm nhân danh Giáo Hội và vì nhu cầu của Giáo Hội.

        Tuy nhiên, việc tôn trọng truyền thống ấy không ngăn cản mỗi tác giả theo đuổi một công việc biên soạn với nhãn quan thần học riêng của mình. Có các lý lẽ để nói rằng mỗi tác giả phúc âm khai triển một nền thần học riêng, hay có một nhãn quan thần học riêng, có các chủ ý riêng và để đáp ứng các nhu cầu của cộng đoàn tín hữu.

        Sự khác biệt viễn tượng giữa một Phúc Âm với một Phúc Âm khác không chỉ được nhận ra trong các trình thuật riêng rẽ, mà nhất là trong tổng thể và kết cấu chung của mỗi Phúc Âm. Điển hình như phẫn dẫn nhập Phúc Âm thánh Luca 1,1-4.

        Trong mấy câu mở đầu thánh sử Luca miêu tả một cách rõ ràng hành trình của truyền thống, từ các nhân chứng đầu tiên cho tới Phúc Âm thánh nhân biên soạn.

       – Trước hết là ”Những người ngay từ đầu đã được chứng kiến và đã phục vụ lời Chúa”: Truyền thống khởi hành từ các nhân chứng đã mắt thấy tai nghe những điều Chúa Giêsu Kitô làm và nói, nghĩa là đã chứng kiến các sư kiện đã xảy ra ”giữa chúng ta”, các biến cố thật. Các chứng nhân này đươc miêu tả như là các người phục vụ Lời Chúa. Điều này có nghĩa trước hết rằng nhiệm vụ của họ là vâng phục Lời Chúa, chứ không phản bội nó. Nhiệm vụ của họ là thông truyền lại một cách trung thực, với ý thức trách nhiệm cao. Việc tôn trọng truyền thống này rất sống động trong cộng đoàn kitô tiên khởi. Nhưng nó cũng có nghĩa là các chứng nhân đó dấn thân trong các diễn văn họ nói: họ là các môn đệ của Chúa Giêsu, chứ không phải là các người trung lập. Họ phải thông truyền và sống Lời Chúa.

       – Giai đoạn thứ hai ”Nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật các biến cố đã được thực hiện giữa chúng ta”.

        Chúng ta đang ở mức độ hai của truyền thống. Không phải chỉ có các nhân chứng tai nghe mắt thấy, mà ”nhiều người”. Người ta không hạn chế ở việc thông truyền bằng miệng nữa. Truyền thống miệng giờ đầy được viết ra thành văn bản trong các tác phẩm đầu tiên. Có nhiều cố gắng khác nhau và chúng có tính cách vụn vặt.

       – Giai đoạn thứ ba: ”Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra”.

        Giai đoạn ba này là giai đoạn biên soạn phúc âm. Câu trên đây của thánh Luca cho thấy rõ sự lo lắng trung thành với nguồn gốc, cả khi đó không phải là một sự trung thành ”theo thứ tự thời gian” mà thánh nhân tìm kiếm, nhưng là một sư trung thành sâu xa hơn. Toàn Phúc Âm của thánh nhân chứng minh cho điều đó.

  4. Từ các Phúc Âm tới Đức Giêsu

        Trên đây là cuộc du hành của truyền thống đi từ Đức Giêsu tới các Phúc Âm. Nhưng chúng ta muốn làm một chuyến du hành ngược chiều: khởi hành từ các văn bản Phúc Âm hiện có, để từ từ đi ngược lên, qua từng lớp một, cho tới ngọn nguồn.

        Đây là một công việc khó khăn, phức tạp, không thể phân tích ở đây. Chỉ cần trả lời một câu hỏi thôi: đâu là các tiêu chuẩn giúp có thể đi qúa các văn bản, và qua cả giai đoạn truyền khẩu giả thiết lến cho tới Đức Giêsu?

        Có nhiều tác giả khác nhau đã tìm đưa ra các tiêu chuẩn cho phép vượt qúa các công thức đức tin của cộng đoàn kitô tiên khởi, và lên cho tới Đức Kitô của lịch sử. Chẳng hạn học giả Ignace. de la Potterie cho thấy bốn tiêu chuẩn xem ra có giá trị nhất và đươc ngành phê bình chấp nhận.

        – Thứ nhất là tiêu chuẩn của việc xác nhận nhiều, theo đó một dữ kiện tìm thấy trong tất cả hay hầu hết các nguồn phúc âm (tức nguồn Mạccô, nguồn Quelle, các nguồn đặc biệt của Mátthêu và Luca), và nói chung, trong các truyền thống của Tân Ước. Tuy nhiên tiêu chuẩn này qúa gắn liền với các nguồn tài liệu viết của các Phúc Âm, và hoàn toàn không biết tới giai đoạn truyền miệng trước đó. Nói cho cùng, một dữ kiện có thể được xác nhận trong nhiều văn bản không phải vì chúng nhất thiết phải lên cho tới Đức Giêsu, nhưng bởi vì nó có một nhiệm vụ quan trọng trong cộng đoàn kitô tiên khởi, và từ đó nó được ghi lại trong mọi mức độ của truyền thống tiếp theo. Như vậy tiêu chuẩn được xác nhận nhiều có giá trị của nó, nhưng để trở thành tiêu chuẩn chắc chắn cần phải có thêm các tiêu chuẩn khác nữa.

        – Thứ hai là tiêu chuẩn của sự không tiếp nối, theo đó cần phải coi là đích thật các dữ kiện của Phúc Âm (nhất là các lời Đức Giêsu nói) không thể giản lược vào các điều kiện của Do thái giáo cũng như các điều kiện sau này của Giáo Hội, đặc biệt trong các trường hợp, nơi truyền thống sau này đã khiến cho êm dịu hơn hay thay đổi các lời nói xem ra qúa táo bạo hoặc gây vấn đề.

        Tiêu chuẩn này hầu như được mọi học giả chấp thuận. Giá trị nền tảng của nó là điều không thể tranh luận. Tuy nhiên nó cũng qúa thu hẹp; vì dựa trên nó người ta chỉ coi là trung thực các cử chỉ ”độc đáo”, mới mẻ của Đức Giêsu, bẻ gẫy với qúa khứ. Nhưng hiển nhiên như thế là sai lầm, khi coi là không đích thật tất cả những gì trùng hợp với môi trường do thái hay vén mở cho thấy nó ích lợi cho các vấn đề của Giáo Hội sau đó. Dầu sao đi nữa, tiêu chuẩn này ích lợi vì giúp đưa ra ánh sáng tính cách độc đáo trong sứ điệp của Đức Giêsu. Chúng ta có thể nêu lên các thí dụ như: phép rửa của Đức Giêsu, các cám dỗ trong sa mạc, tương quan của Đức Giêsu với các môn đệ, kiểu Đức Giêsu thân thưa với Thiên Chúa Cha khi gọi Người là Abba Cha ơi vv…

      – Thứ ba là tiêu chuẩn của sự thích hợp, tiêu chuẩn này hệ tại việc xét xem một sự kiện của Phúc âm có tìm ra một ”Sitz im Leben”, tức có phù hợp với một môi trường chính xác trong cuộc sống của Đức Giêsu hay không. Trước hết là sự thích hợp với môi trường Palestina: tiếng nói, địa lý, tình trạng xã hội, chính trị, kinh tế, các khuynh hướng tôn giáo. Thứ hai là sự thích hợp với các đặc thái nền tảng sứ điệp của Đức Giêsu, sự độc đáo của nó, kiểu Đức Giêsu giải quyết các vấn đề và đưa ra các lập trường. Tiêu chuẩn này được dùng chẳng hạn như trong việc nghiên cứu các dụ ngôn, diễn văn trên núi, hay bài giảng Tám Mối Phúc Thật, kinh Lậy Cha.

      – Thứ tư là tiêu chuẩn liên quan tới các đặc thái chung của các lời nói và các hành động của Đức Giêsu. Tiêu chuẩn này cũng có thể xếp chung với tiêu chuẩn thứ ba. Nó nhằm minh nhiên các đặc tính nền tảng cung cách của Đức Giêsu, kiểu Người nói năng, làm các phép lạ, các tư tưởng thông thường của Người: sự hiện diện của các đặc tính này trong các văn bản khác trở thành chứng cớ sự trung thực của chúng.

  5. Một vài nét chính trong cuộc đời của Đức Giêsu

        Thứ tự thời gian cuộc đời Đức Giêsu vẫn còn được thảo luận, nhưng các thời điểm sau đây xem ra chắc chắn: Người sinh ra vào khoảng năm thứ 4 hay thứ 3 trước kỷ nguyên; năm 30 qua đời; năm 28 rời Nagiarét để bắt đầu rao giảng Tin Mừng. Đối với các đám đông dân chúng tại Galilea Đức Giêsu xuất hiện trước nhất như là một ngôn sứ của Nước Thiên Chúa, theo kiểu ông Gioan Tẩy Giả, mà vua Hêrốt Antipa đã nhốt tù. Tuy nhiên từ từ, khi Người thành lập một nhóm môn đệ, Đức Giêsu có các đặc tính của một Rabbi, một vị thầy của Do thái giáo, mặc dù Người đã không theo học trường của thầy nào và không cảm thấy gắn bó với các truyền thống được chấp nhận thời đó. Trước các giáo phái, đặc biệt là phái Pharisêu và phái Esseniêng, xem ra Người tuyệt đối độc lập. Ban đầu các lời giảng dậy và các phép lạ của Người gây hứng khởi, nhưng các Ký lục thuộc phái Pharisêu nghi ngờ không tin tưởng. Sự không tin tưởng của họ từ từ biến thành sự công khai thù ghét, và qua ảnh hưởng của họ bầu khí tại Galilea thay đổi. Đồng thời vua Hêrốt Antipa, người đã ra lệnh chém đầu Gioan Tẩy Giả, bắt đầu lo âu đối với hiện tượng cứu thế len lỏi giữa dân chúng.

        Sau một cuộc khủng hoảng như được cả bốn Phúc Âm ghi nhận, Đức Giêsu sống một thời gian trong vùng biên giới với quê hương của Người, sau cùng qua vùng Perea Người hướng về Giêrusalem. Tại Giêrusalem Người phải đối phó với sự chống đối của các tiến sĩ Luật giáo dân và các môi trường tư tế, pharisêu, và sađuxê. Ngay trước lễ Vươt Qua Người bị bắt, bị xử và kết án tử đóng đanh trên thập giá, sau một phiên tòa tôn giáo và dân sự. Ba Phúc Âm Nhất Lãm xem ra trình bầy cuộc mạo hiểm này chỉ trong vòng một năm và vài tháng. Trong khi Phúc Âm thánh Gioan cho tin liên quan tới nhiều chuyến đi Giêrusalem và nhắc lại ba lễ Vượt Qua, vì thế cuộc sống công khai của Chúa Giêsu kéo dài hơn hai năm. Và hai năm rao giảng và hoạt động này của Người đã đã đủ để thay đổi hoàn toàn gương mặt tôn giáo của toàn thế giới.

 LM Giuse Hoàng Minh Thắng


by Tháng Mười Hai 1, 2012 Comments are Disabled Thánh Kinh Tân Ước
Dụ ngôn Mười Điều Răn

Dụ ngôn Mười Điều Răn

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/11/10-dieu-ran.jpg

DỤ NGÔN MƯỜI ĐIỀU RĂN

          Để làm cho các con hiểu rõ mười điều răn là gì và việc tuân giữ nó quan trọng chừng nào, Thầy nói cho các con dụ ngôn này:

          Một người cha của một gia đình kia có hai người con trai, ông yêu hai người như nhau, và ông muốn trở nên ân nhân của hai người theo cùng một cách. Người cha này, ngoài nơi mà ông ở với các con ông, ông còn là chủ những sở hữu khác, nơi ông dấu những kho tàng lớn lao. Hai người con biết là có kho tàng này, nhưng họ không biết con đường nào để tới đó. Qủa vậy, vì những lý do đặc biệt, người cha không tiết lộ với các con ông con đường để tới đó, và như vậy đã từ nhiều năm rồi. Nhưng vào một lúc kia, ông gọi hai con trai lại và nói với họ: “Bây giờ đã đến lúc thuận tiện để các con biết kho tàng mà cha các con để dành cho các con nó ở đâu, để các con tới đó khi cha bảo các con. Trong khi chờ đợi, các con hãy nghe cho biết con đường và các dấu hiệu mà cha đã đặt ở đó, để các con không bị lạc mất con đường trúng. Vậy hãy nghe cha đây: Các kho tàng không ở trong đồng bằng, nơi nước đọng, nơi đại nhiệt thiêu đốt, nơi bụi bặm làm hư tất cả, nơi gai góc và các cây mâm xôi làm ngộp rau cỏ thảo mộc, và là nơi kẻ trộm có thể tới ăn cắp cách dễ dàng. Các kho tàng ở trên đỉnh ngọn núi cao kia, cao và gập ghềnh. Cha đã để nó ở đó, tận trên đỉnh, và chúng đang chờ các con. Ngọn núi có nhiều lối đi, cả đến có rất nhiều, nhưng chỉ có một đường là tốt. Các đường khác, một số thì tận cùng ở một vực thẳm, số khác thì dẫn vào một cái hang không có lối ra, số khác nữa thì tới những hố sâu nước bùn, số thì tới các hang rắn độc, số thì tới miệng núi lửa đầy lưu huỳnh cháy nóng, số thì tới những thành lũy không thể vượt qua được. Trái lại, con đường trúng thì mệt nhọc, nhưng dẫn tới đỉnh, không bị gián đoạn bởi các vực thẳm hay các chướng ngại khác. Để các con có thể nhận ra nó, cha đã để suốt dọc đường, tại những khoảng cách đều nhau, mười cái bia đá trên đó có khắc các chữ này: ‘Tình yêu, Vâng phục, Chiến thắng’, để hướng dẫn các con. Hãy đi theo đường đó và các con sẽ tới chỗ kho tàng. Rồi cha, bởi một con đường khác mà chỉ một mình cha biết, cha sẽ đến để mở các cửa cho các con để các con được sung sướng”.

          Hai người con chào cha. Ông nhắc lại bao lâu hai con trai ông còn nghe thấy: “Hãy theo con đường mà cha chỉ cho các con, vì sự lành của các con. Đừng để mình bị lôi kéo bởi các con đường khác, dù nó có vẻ như tốt hơn. Các con sẽ mất kho tàng và mất cha cùng với nó…”

          Đây, họ ở chân núi. Một bia đá đầu tiên được dựng ở dưới thấp, đúng vào chỗ bắt đầu con đường, ở giữa một loạt những con đường để lên núi theo đủ mọi hướng. Hai anh em bắt đầu leo lên trên con đường tốt. Nó vẫn còn rất tốt lúc bắt đầu, mặc dầu không một chút bóng mát. Từ trên trời, mặt trời chiếu thẳng xuống và dìm ngập nó trong ánh sáng và sức nóng. Đá có mầu trắng ở nơi nó được đục vào. Bầu trời trong ở bên trên đầu họ. Sức nóng của bầu trời bao phủ các chi thể họ. Đó là những điều hai anh em nhìn thấy và cảm thấy. Nhưng vẫn còn được kích thích bởi thiện chí, bởi các kỷ niệm về người cha và về các lời dặn dò của ông, hai người vui vẻ đi lên phía đỉnh. Đây, cái bia đá thứ hai… rồi cái thứ ba. Con đường càng lúc càng mệt, đơn độc, cháy nóng. Họ cũng không nhìn thấy các con đường khác là những đường có cỏ, có cây, có nước trong, nhất là nó ít dốc, vì nó thoai thoải từ từ, và được làm trên nền đất không có đá.

          -Cha chúng ta muốn cho chúng ta đi tới chỗ chết! – một người con nói khi tới cái bia đá thứ bốn, và anh ta bắt đầu bước chậm lại. Người con kia khuyến khích anh ta tiếp tục cuộc hành trình bằng cách nói: “Người yêu chúng ta như các thứ ngã của người và còn hơn nữa, vì người đã bảo toàn cho chúng ta một kho báu tuyệt vời như vầy. Con đường ở trong đá, không có quẹo ngang, đi thẳng từ dưới lên tới đỉnh, là chính ông đã đẽo. Những bia đá này, chính ông đã làm để hướng dẫn chúng ta. Anh ơi, hãy suy nghĩ: chính ông, một mình ông đã làm tất cả những điều này vì tình yêu, để tặng cho chúng ta, để làm cho chúng ta tới nơi không thể sai lầm và không nguy hiểm”.

          Họ lại đi. Nhưng các con đường đã bị loại bỏ ở phía dưới tiến lại gần con đường đục vào đá, và chúng càng hay lại gần hơn khi con đường dẫn tới đỉnh núi trở nên hẹp hơn. Và ôi, chúng đẹp đẽ, mát mẻ, có vẻ mời mọc chừng nào!…

          -Tôi rất muốn đi một trong các con đường kia. Có bao nhiêu con đường khác với con đường này để lên đỉnh núi – người anh trai không hài lòng nói khi tới bia đá thứ sáu.

          -Anh không thể nói vậy… Anh đâu có nhìn thấy là nó lên hay xuống.

          -Kia kìa, nó ở trên đó mà!

          -Anh dâu có chắc chỗ đó có phải là con đường này không. Hơn nữa, cha đã bảo là đừng bỏ con đường đúng.

          -Kẻ uể oải tiếp tục một cách miễn cưỡng. Đây, bia đá thứ bảy.

          Ôi! Với tôi, tôi bỏ đi thực sự đây!

          -Anh ơi, đừng làm vậy!

          Họ đi lên. Từ đây con đường thực sự rất khó. Nhưng đỉnh núi đã gần rồi…

           Đây, bia đá thứ tám, và một con đường đầy hoa chạy quanh ngay bên cạnh nó.

          -Ôi! Em thấy không? Con đường đó có lẽ không phải là con đường thẳng, nhưng rõ ràng là nó đi lên.

          Anh đâu biết đây có phải con đường đó không.

          -Có chứ! Anh nhận ra nó mà!

          Anh lầm đó.

          -Không, anh đi đây.

          -Đừng làm vậy. Hãy nghĩ tới Cha, tới các nguy hiểm, tới kho tàng.

          -Nhưng cầu cho chúng tiêu ma hết đi! Kho tàng mà làm gì nếu anh chết khi lên tới đỉnh? Đâu có nguy hiểm nào lớn hơn con đường này? Và đâu có sự thù ghét nào lớn hơn sự thù ghét của người cha đã chế diễu chúng ta bằng con đường này để làm cho chúng ta chết? Chào! Anh sẽ tới nơi trước em mà vẫn còn sống… – Và anh ta nhảy vào con đường kế bên, rồi biến mất trong lúc phát ra những tiếng kêu vui mừng sau các cây cho bóng mát.

          -Người em tiếp tục cách buồn rầu… Ôi! Con đường ở đoạn cuối thực là dễ sợ! Người bộ hành hầu không kham nổi nữa. Anh ta tựa như người say vì mệt mỏi, vì mặt trời! Tại bia đá thứ chín, anh ta đứng lại, thở hổn hển, tựa vào bia đá, đọc một cách máy móc các chữ được khắc ở trên. Rất gần đó có một con đường với bóng mát, nước và hoa đẹp… “Tôi sẽ đi vào đường đó chăng?… Nhưng không!   Không. Ở đây đã viết, và chính cha tôi đã viết: ‘Tình yêu, Vâng lời, Chiến thắng’.   Tôi phải tin vào tình yêu của Người, vào sự thật của Người, và tôi phải vâng lời để chứng tỏ tình yêu của tôi… Nào!… Cầu cho tình yêu nâng đỡ tôi…” Đây, bia đá thứ mười… Người bộ hành kiệt quệ, bị cháy bởi mặt trời, gù xuống để bước như ở dưới một cái ách… Đó là cái ách yêu thương và thánh thiện của sự trung thành, là tình yêu, sự vâng lời, mạnh mẽ, cậy trông, chính trực, khôn ngoan, tất cả… Thay vì dựa vào bia đá, anh ta ngồi bệt bên một chút bóng mát của tảng đá dựng trên mặt đất.   Anh cảm thấy như hầu chết. Từ con đường bên cạnh bay tới tiếng động của dòng suối và mùi cây rừng… “Cha ơi! Cha ơi! Hãy giúp con trong cơn cám dỗ này bằng thần trí của cha… Hãy giúp con trung thành tới cùng!”

          Từ xa, giọng nói vui vẻ của người anh: “Tới đây đi, anh chờ em. Ở đây là Thiên Đàng… Tới đi…”

          -Nếu em tới đó?… – Và anh ta kêu rất lớn: “Có đúng là người ta lên đỉnh được không?”

          -Đúng mà. Tới đi. Có một cái hành lang mát mẻ dẫn lên đó. Tới đi! Anh đã nhìn thấy đỉnh núi ở bên kia hành lang, ở trong đá.

          -Tôi tới? Tôi không tới?… Ai đến cứu tôi?… Tôi tới… – Anh chống tay để đứng dậy, và khi làm như vậy, anh quan sát thấy rằng các chữ được khắc không còn rõ nét như ở các bia đá đầu tiên: “Ở mỗi bia đá, các nét chữ trở nên mờ hơn…   Tựa như cha tôi mệt mỏi, phải khó khăn để khắc… Và… Coi này!… Ở đây cũng vậy, có cái dấu mầu nâu đỏ này, tôi bắt đầu nhìn thấy rõ từ bia đá thứ năm…   Nhưng ở đây nó làm đầy trong các khe của các chữ, và nó chảy xuống, để lại vết trên đá như dòng nước mắt đậm, giống như… máu…” Và với ngón tay, anh ta cào vào chỗ có một vết lớn như hai bàn tay. Và cái vết biến đi, để lộ ra những lời này, rõ như mới viết: “Cha yêu các con như vậy đó, cho tới đổ máu ra để dẫn các con tới kho tàng”.

          -Ôi! Ôi! Cha tôi! Và tôi, tôi đã có thể nghĩ tới không tuân theo mệnh lệnh của Cha sao? Xin tha, cha của con ơi, xin tha! – Người con gục vào bia đá để khóc, và lằn máu ở đầy trong các khe chữ tự mới lại, tươi bóng như hồng ngọc, và nước mắt trở thành đồ ăn đồ uống cho người con tốt, và sức mạnh… Anh đứng dậy… Vì tình yêu, anh gọi người anh rất mạnh, rất mạnh… Anh ta muốn kể điều khám phá của anh cho ông anh… tình yêu của cha, để nói với anh: “Hãy trở lại”. Nhưng không ai trả lời cả.

          Người thanh niên lại lên đường, hầu như lết bằng đầu gối trên đá nóng. Vì kiệt sức, thân xác anh thực sự tới mức, nhưng tâm hồn anh trong sáng. Đây, đỉnh núi… Và kìa, Cha!

          -Cha của con!

          -Con cưng!

          Người thanh niên lao mình vào lòng thân phụ. Người cha đón nhận anh và bao phủ anh bằng những cái hôn.

          -Con có một mình?

          -Vâng… Nhưng anh con sắp tới…

          -Không. Anh ấy không tới nữa. Anh đã bỏ con đường của mười bia đá. Anh đã không trở lại sau những tỉnh ngộ đầu tiên đã loan báo cho anh. Con muốn nhìn thấy anh không? Anh kia kìa, trong hố lửa… Anh cứng đầu trong tội. Cha sẽ còn tha thứ và còn chờ anh nếu sau khi nhận ra lỗi lầm, anh biết quay trở lại, và nếu dù có chậm trễ, anh ta cũng đi qua nơi mà tình yêu đã đi qua trước, trong khi chịu đựng tới nỗi đổ ra cho các con những thứ tốt nhất của máu người, cái đắt gía nhất ở nơi Người.

          -Anh đã không biết.

          -Nếu anh con đã nhìn với tình yêu những lời được khắc trên mười bia đá, thì anh đã đọc được ý nghĩa thực sự của nó. Con đã đọc được từ bia đá thứ năm, và con đã lưu ý anh ta khi nói: “Chỗ này chắc cha bị thương!” Và con đã đọc được nó ở bia đá thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín… luôn luôn rõ hơn, cho tới lúc con có cái trực giác muốn khám phá điều gì ở dưới lớp máu của cha. Con biết tên của cái trực giác này không? Sự kết hợp thực sự của con với cha. Các thớ thịt của qủa tim con hòa lẫn với các thớ thịt của qủa tim cha đã nhảy mừng và nói với con: “Ở đây mày sẽ có sự đo lường về cách thế người cha yêu mày”. Bây giờ con, kẻ có Tình Yêu, Vâng Lời, Chiến Thắng, hãy vào chiếm lấy kho báu và chính Cha tới muôn đời.

          Đó là dụ ngôn.

          Mười bia đá là mười giới răn. Thiên Chúa của các con đã khắc nó và đặt nó trên con đường dẫn tới kho báu đời đời, và Người đã khổ cực để dẫn các con vào con đường này. Các con đau khổ ư ? Thiên Chúa cũng vậy. Các con phải gắng sức với chính mình ư ? Thiên Chúa cũng vậy, và các con biết tới điểm nào không? Tới mức chịu đựng sự chia lìa chính mình Người và tự cố gắng để biết thực thể của loài người với tất cả những khốn nạn mà nhân tính mang theo với nó: sinh ra, chịu giá lạnh, đói khát, mệt nhọc và những chua cay, những xúc phạm, những thù ghét, những cạm bẫy, và sau cùng là cái chết bằng cách đổ hết máu Thầy ra để cho các con kho báu. Đó là điều Thiên Chúa chịu đựng khi xuống trần để cứu các con. Đó là điều Thiên Chúa trên Trời chịu đựng khi tự cho phép mình chịu đau khổ như vầy.

          Thực vậy, Thầy bảo các con rằng không một người nào, dù con đường về trời của họ lao nhọc tới đâu, có thể là con đường lao khổ hơn, đau thương hơn con đường mà Con Người đi từ Trời xuống đất, từ đất tới Lễ Hy Sinh, để mở các cửa của kho báu cho các con.

          Máu Thầy đã ở trong các bản của Lề Luật. Máu Thầy đã ở trên con đường mà Thầy vạch ra cho các con. Chính dưới làn sóng của máu Thầy mà cửa của các kho tàng mở ra. Chính bởi máu Thầy mà tâm hồn các con được tẩy rửa, được nuôi dưỡng, và được trở nên trong sạch và mạnh mẽ. Nhưng để cho nó không đổ ra cách vô ích, thì các con phải theo Lề Luật bất di bất dịch của mười giới răn.

          (Quyển 6, đoạn 144)

 “Bài thơ của Con Người-Thiên Chúa”

Viết bởi Maria Valtorta

Chuyển ngữ: Nữ tu Phạm thị Hùng CMR

 

by Tháng Mười Một 29, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)
Bài học tuyệt vời qua việc Sơn gỗ

Bài học tuyệt vời qua việc Sơn gỗ

 https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/11/son-go.jpg

           Cái lò lửa thô kệch của xưởng mộc được đốt lên sau một thời gian dài không dùng tới. Mùi chất keo sôi trong bát hòa lẫn với mùi đặc biệt của mạt cưa và dăm bào mới còn rơi ở chân bàn.

          Giêsu làm việc với cái cưa và cái bào. Người đang biến các mảnh gỗ thành các chân ghế hay ngăn kéo hoặc các vật dụng khác.

          Các đồ gỗ tầm thường của căn nhà nhỏ Nazarét đã được mang tới xưởng mộc: cái thùng nhồi bột cần sửa, một trong các khung cửi của Maria, hai cái ghế đẩu, một cái thang dùng ngoài vườn, một cái rương nhỏ, một cái cửa lò, tôi đoán vậy, bị gặm ở phía dưới, có lẽ bởi chuột.

          Giêsu làm việc để sửa những cái đã hư vì sử dụng hay vì thời gian.

          Tôma thì với tất cả dụng cụ nhỏ của nghề thợ bạc, chắc ông đã lấy ở giỏ của ông ra, cái giỏ mà ông để trên giường kê ở sát tường, cũng như giường của Zêlote. Ông làm việc với bàn tay nhẹ nhàng trên những lá bạc. Những lát của cái búa nhỏ mà ông đập trên cái đục, tạo ra những tiếng bạc tan biến mất trong tiếng động mạnh hơn của những dụng cụ làm việc mà Giêsu sử dụng.

          Thỉnh thoảng họ trao đổi vài lời. Tôma rất sung sướng được ở đó với Thầy và làm nghề thợ bạc của ông – qủa vậy, ông đã nói điều đó – Khi nghỉ đàm thoại, ông huýt sáo nho nhỏ. Thỉnh thoảng ông ngước mắt lên và suy nghĩ. Với vẻ trầm tư, ông nhìn đăm đăm vào bức tường ám khói của căn nhà.

          Giêsu quan sát ông và nói: “Tôma, con tìm hứng ở trên các bức tường đen này à? Đúng thực, cái đã làm cho nó có bộ mặt này là công việc lâu dài của một vị công chính. Nhưng Thầy không thấy rằng điều đó có thể cho người thợ kim hoàn một đề tài…”

          – Thưa Thầy, không. Thực sự, với các kim qúi, người thợ kim hoàn không thể làm cho sự nghèo khó thánh thiện trở nên thi vị…

          Nhưng với các kim loại, họ có thể bắt chước những thứ đẹp đẽ của thiên nhiên, làm cho vàng bạc trở thành cao qúi bằng cách dùng nó để làm ra các hoa lá có trong các thụ tạo. Con, con nghĩ tới những bông hoa, những chiếc lá này, và để nhớ lại hình dáng của nó, con ngồi bất động như vậy, mắt cắm vào các bức tường. Nhưng trong thực tế, điều con nhìn thấy là các khóm cây, các đồng cỏ của quê hương chúng ta, những cái lá nhẹ nhàng, những bông hoa giống như chiếc cúp hay các ngôi sao, hình dáng của các cộng và các lá…

          – Vậy con là thi sĩ, một thi sĩ hát với kim loại, những điều mà các nhà văn hát với tấm giấy da.

          – Đúng. Qủa vậy, thợ kim hoàn là một thi sĩ viết trên kim loại những vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhưng công việc của chúng con, tuy  đẹp và nghệ thuật, nhưng không có giá trị như công việc khiêm tốn và thánh thiện của Thầy. Vì việc của chúng con phục vụ cho sự phù vân của người giầu, còn việc của Thầy phục vụ cho sự thánh thiện, cho nhà cửa, cho nhu cầu của người nghèo.

          – Tôma, anh nói rất hay – Simon Zêlote (Phêrô) nói khi xuất hiện trước cửa ăn thông ra vườn, trong bộ đồ ngắn, tay áo xắn cao, ở đàng trước có đeo một tấm tạp dề cũ, tay mang một hộp sơn.

          Giêsu và Tôma quay lại nhìn ông và mỉm cười. Tôma trả lời: “Đúng, tôi nói hay. Nhưng tôi muốn rằng có lần công việc của thợ bạc sẽ dùng để trang hoàng một… một cái gì tốt và thánh…”

          – Cái gì?

          – Một bí mật. Tôi nghĩ tới nó lâu rồi, từ hồi chúng ta ở Rama, và tôi đem theo mình những dụng cụ thợ bạc nhỏ của tôi và tôi chờ đợi cái giờ này… Còn công việc của anh, Simon?

          – Ôi! Tôi, tôi không phải là nghệ sĩ có tài như anh. Tôma ơi, đây là lần đầu tiên tôi cầm một cái cọ trong tay, và cái vật tôi sơn không được đẹp, mặc dầu tôi để hết thiện chí vào đó. Tôi cũng đã bắt đầu bằng những chỗ khiêm tốn nhất… để cho quen tay… và tôi bảo đảm với anh là sự vụng về của tôi sẽ làm con bé cười thoải mái. Tôi rất bằng lòng vì giờ qua giờ, nó đã sinh lại trong một đời sống trong sáng, và phải như vậy để xóa bỏ đi cái qúa khứ và làm lại nó hoàn toàn mới cho Thầy, Thầy nhỉ.

          – Nhưng có lẽ Valêria không chịu nhường – Tôma nói.

          – Ôi! Nhưng anh muốn sao? Việc có nó hay không có nó có gì quan trọng đối với bà. Bà ta giữ nó là để nó không lạc lõng trong thế giới. Và chắc chắn sẽ rất tốt là con bé được cứu vĩnh viễn, và trong tất cả, nhất là về tâm hồn, phải không Thầy?

          – Đúng vậy. Phải cầu nguyện rất nhiều cho việc này. Tạo vật này đơn sơ và thực sự tốt. Nếu được nuôi dưỡng trong chân lý, nó có thể cho rất nhiều. Nó nghiêng chiều theo bản năng tự nhiên về với Ánh Sáng.

          – Chắc chắn rồi. Nó chả có sự an ủi nào ở dưới đất… và nó tìm ở trên Trời. Tội nghiệp! Con, con tin rằng khi Tin Mừng của Thầy được rao giảng cho khắp thế giới, thì những kẻ đầu tiên đón nhận nó, và là số đông đảo nhất, sẽ là các nô lệ, những kẻ không có một an ủi loài người nào, họ sẽ dựa vào lời hứa của Thầy để tìm thấy…

          Và con nói, nếu chính con được cái vinh dự loan báo nó, con sẽ có tình yêu đặc biệt đối với những kẻ khốn nạn này…

          – Và con sẽ làm rất tốt, Tôma ạ – Giêsu nói.

          – Đúng. Nhưng anh làm sao để tới gần họ?

          – Ồ, Tôi sẽ làm thợ bạc cho các bà và… là thầy của các nô lệ của họ. Một thợ bạc có thể vào trong nhà một người giầu, hoặc các đầy tớ của họ tới nhà ông ta… và tôi sẽ làm việc… Hai kim loại: Kim loại dưới đất cho người giầu, kim loại tâm hồn cho các nô lệ.

          – Nguyện Thiên Chúa chúc lành cho chương trình của con, Tôma. Hãy kiên trì trong ý hướng này.

          – Thưa Thầy vâng.

          – Tốt. Thầy đã trả lời cho Tôma rồi, xin Thầy đi với con… để coi  công việc của con, và để bảo con cái con phải sơn bây giờ. Những cái tầm thường đã, vì con là đứa rất ít khả năng.

          – Chúng ta đi, Simon – và Người bỏ các dụng cụ lại để ra ngoài với Zêlote. Một lúc sau, họ trở lại, Giêsu chỉ cho ông chiếc cầu thang trong vườn: “Hãy sơn cái này. Sơn làm cho gỗ không thấm nước và bảo trì nó lâu hơn, lại nữa, nó làm cho đẹp hơn. Cũng giống như nhân đức bảo trì và tô điểm tâm hồn con người. Tâm hồn có thể thô kệch… nhưng khi được phủ bằng nhân đức, nó trở nên đẹp, dễ coi. Con thấy, muốn sơn cho đẹp và có hiệu qủa thực sự thì phải cẩn thận biết bao. Để bắt đầu, phải ý tứ lấy những gì cần để tạo thành nó. Phải biết cái đồ đựng không còn dính đất hay sơn cũ; phải có dầu tốt và chất mầu tốt, và quậy đều chúng cách kiên nhẫn, làm cho nó thành một hợp chất không qúa đặc, không qúa lỏng.

          Không được chán nản làm cho tới khi hòa tan hết những cục nhỏ bé nhất. Điều đó xong rồi thì phải lấy một cái cọ. Cái cọ phải không rụng lông. Nó phải không cứng qúa, không mềm qúa, phải sạch sẽ mọi chất mầu cũ. Trước khi sơn, phải cọ gỗ cho khỏi những chỗ sù sì, những vảy sơn cũ, bùn đất, tất cả. Rồi với bàn tay vững vàng một cách thứ tự, luôn luôn theo cùng một hướng, trét sơn ra một cách kiên nhẫn, với rất nhiều kiên nhẫn. Thực vậy, trên cùng một tấm gỗ, có nhiều loại phản ứng khác nhau. Ví dụ chỗ mắt gỗ thì sơn sẽ bóng hơn, nhưng sơn không dính tốt ở đó, vì gỗ ở chỗ mắt đẩy sơn ra. Trái lại, trên các chỗ gỗ mềm thì sơn dính ngay, nhưng thường ít bóng, và vì vậy có thể tạo ra những vết phồng hay những khe nhỏ… Vậy người ta phải sửa lại bằng cách sử dụng bàn tay một cách cẩn thận để trét sơn. Rồi trong những đồ gỗ cũ thì có những phần mới giống như cái bậc này, ví dụ vậy. Để cho người ta không nhìn thấy cái cầu thang tội nghiệp bị chắp vá, nhưng chỉ rất cũ, thì phải làm sao cho cái bậc mới cũng giống như các bậc cũ. Đó, vậy đó”.

          Giêsu cúi trên chân cầu thang, vừa sơn vừa nói những lời đó… Tôma đã bỏ cái đục của ông xuống để lại gần coi. Ông hỏi: “Tại sao Thầy lại bắt đầu sơn bậc dưới thay vì bậc trên? Làm ngược lại không hay hơn sao?”

          – Điều đó có vẻ thuận lợi hơn, nhưng lại không vậy. Vì thực sự bậc dưới hư nhiều hơn, và bị hư vì nằm trên đất, vậy phải sơn nhiều lần: nước thứ nhất, rồi nước thứ hai và nước thứ ba nếu cần… Và để không phải ở không thì trong khi chờ bậc dưới khô, vì nó còn phải sơn một nước nữa, ta sẽ sơn phần đầu, rồi phần giữa cầu thang.

          – Nhưng làm như vậy có thể bị dính quần áo vào và làm hư các phần đã sơn.

          – Làm một cách khéo léo thì ta không làm dính, cũng không làm hư cái gì cả. Con thấy không? Ta làm như vầy này: Ta vơ gọn quần áo lại và đứng hơi xa ra, không phải vì ghê tởm cái sơn, mà là để không làm hư sơn là thứ tế nhị, bởi vì mới sơn – và bây giờ Giêsu giơ cao tay để sơn đầu cầu thang.

          Người tiếp tục nói: “Người ta cũng hành động như vậy với các tâm hồn. Thầy đã nói lúc đầu rằng sơn cũng giống như các nhân đức làm đẹp cho tâm hồn con người. Nó làm đẹp và bảo trì gỗ khỏi mọt, khỏi mưa nắng. Khốn cho ông chủ nhà nào không săn sóc các đồ được sơn và để nó hư hại! Khi nhìn thấy đồ gỗ đã bong sơn thì không được mất thời giờ, phải làm mới lại nước sơn… Các nhân đức cũng vậy: một cái đà hướng về sự công chính có thể hư hại hay biến mất hoàn toàn, nếu chủ nhà không canh chừng. Thể xác và tâm hồn bị trần trụi, phơi bày ra ngoài mưa gió và các ký sinh vật, tức là các đam mê và phóng đãng, có thể bị tấn công và mất lớp che chở làm cho nó đẹp, sau cùng sẽ chỉ còn tốt cho lò lửa…

          Dù là ở nơi chúng ta hay nơi những người chúng ta yêu, như các môn đệ của chúng ta chẳng hạn. Khi thấy họ thoái hóa, lơ là với các nhân đức giúp chúng ta chống lại cái tôi của chúng ta, thì phải lập tức gò cương lại bằng một công việc cần cù, nhẫn nại tới cùng của cuộc đời, để có thể yên nghỉ trong cái chết với một thân xác và một tâm hồn xứng đáng với sự phục sinh vinh hiển.

          Để cho các nhân đức là thực sự và tốt lành, phải bắt đầu bằng một ý hướng trong sạch, can đảm, dẹp bỏ mọi vấn rác, mọi nhơ uế và áp dụng nhân đức, không để sự bất toàn trong việc đào tạo nhân đức. Rồi sau đó giữ thái độ không qúa khắt khe, không qúa dễ dãi, vì sự khăng khăng và sự dễ dãi qúa mức đều có hại. Và cái cọ là ý chí, nó phải sạch sẽ mọi hướng chiều về con người khi trước, có thể làm ra những vết lằn trong lớp sơn siêu nhiên bởi những đường khứa của vật chất, và sửa soạn cho chính mình hay cho các người khác những thực hành kịp thời, tuy mệt mỏi nhưng cần thiết để thanh lọc cái tôi cũ cho khỏi mọi bệnh phong cùi cũ, để nó được trong sạch mà đón nhận các nhân đức. Qủa vậy, người ta không thể pha trộn sơn cũ với sơn mới.

          Rồi bắt đầu công việc một cách thứ tự, với suy xét chín chắn.

          Không nhảy từ chỗ nọ qua chỗ kia mà không có lý do chính đáng.

          Đừng làm một tí theo chiều nọ rồi một tí theo chiều kia. Thực sự người ta có thể bớt mệt một tí, nhưng nước sơn không đều. Đó là điều xảy ra nơi những tâm hồn vô trật tự. Họ bày ra những chỗ hoàn hảo, nhưng ở bên cạnh thì đây, những chỗ biến dạng, những mầu khác nhau… Những chỗ ăn sơn không đều, những chỗ mắt gỗ là những khuyết điểm về chất liệu: những đam mê đồi trụy, có được kìm hãm bởi ý chí, nhưng giống như cái bào khó lòng làm cho nó mướt trơn, nó tồn tại để chống cự, giống như cái mắt gỗ bị cắt ngang nhưng không bị phá hủy. Đôi khi nó lừa dối, vì nó có vẻ như được phủ bằng nhân đức, mà thật ra chỉ có một lớp sơn mỏng, sẽ rơi đi mau lẹ. Hãy chú ý tới những cái mắt của dâm đãng. Hãy làm sao cho nó được phủ kín bằng nhiều lớp của các nhân đức, để nó đừng chui ra và làm hư hỏng cái tôi mới. Và trên các phần mềm, những phần dính sơn dễ dàng, nhưng thất thường với những chỗ phồng và những khe, hãy dùng nhiều giấy nhám để mài nhẵn, mài nhẵn, mài nhẵn, rồi sơn một hay nhiều lớp sơn, để những chỗ này cũng nhẵn bóng như men cứng. Và cẩn thận, đừng thái qúa. Một sự hăng say thái qúa về nhân đức cũng có thể làm cho tạo vật phản loạn, sôi sục lên, tróc sơn khi vừa bị va chạm lần thứ nhất. Không, đừng qúa, đừng quắt. Một mức độ vừa phải của công việc trên bản thân và  trên mọi vật, phải được làm với thể xác và tâm hồn.

          Trong phần đông các trường hợp – vì Auréa là trường hợp đặc biệt ngoại lệ – có những phần mới lẫn lộn với các phần cũ, giống như nơi các người Israel chuyển từ Môise qua Đức Kitô, và cũng như dân ngoại với niềm tin cố cựu của họ, không thể đùng một phát có thể làm biến mất, nó sẽ khơi dậy những nuối tiếc và các kỷ niệm, ít nhất là trong những điều trong sạch nhất. Khi đó lại phải lưu ý hơn và khéo léo kiên trì, để những cái cũ tan đều hòa hợp với những cái mới, bằng cách dùng những thứ cũ đã có sẵn để hoàn tất các nhân đức mới. Như vậy, nơi các người Rôma thì lòng yêu quê hương và sự can đảm cương quyết là những yếu tố quan trọng, hai điều này có thể nói là cuồng tín. Vậy không được phá hủy nó, nhưng phải ghi khắc cho lòng ái quốc một tinh thần mới, tức là ý hướng làm cho Rôma một sự vĩ đại siêu nhiên, bằng cách làm cho nó thành trung tâm của Kitô giáo. Các con hãy sử dụng sự cương quyết trưởng thành của người Rôma, những người can đảm trong chiến đấu, để làm cho họ can đảm trong đức tin. Một ví dụ khác: Auréa.

          Sự ghê tởm của một khám phá độc ác đã đẩy nó tới chỗ yêu thích những gì trong sạch và ghét những cái dơ bẩn. Vậy hãy lợi dụng hai tình cảm này để dẫn nó tới một sự trong sạch toàn vẹn và ghét sự dâm đãng tựa như nó là tên Rôma độc ác.

          Các con hiểu Thầy không? Hãy lợi dụng các phong tục làm phương tiện để xâm nhập vào. Đừng phá hủy nó cách tàn bạo. Các con sẽ không có ngay đủ các thứ cần để tái thiết. Nhưng hãy rất từ từ thay thế những cái không thể để lại trong kẻ hoán cải, với tình bác ái, nhẫn nại bền bỉ. Và bởi vì vật chất ngự trị, nhất là nơi dân ngoại, dù đã trở lại, và nó luôn luôn tồn tại vì những giao tiếp với môi trường mà họ phải sống, các con hãy nhấn mạnh rất nhiều về sự mau qua của các thú vui giác quan. Chính bởi giác quan mà các thứ khác xâm nhập. Các con hãy canh chừng những cảm giác qúa mức nơi dân ngoại, và chúng ta cũng phải thú rằng nó cũng rất mạnh nơi chúng ta. Khi các con thấy rằng những giao tiếp với thế giới làm hư hỏng lớp sơn bảo vệ thì đừng tiếp tục sơn chỗ trên cao nữa, nhưng hãy trở lại chỗ thấp để giữ cho quân bình giữa thể xác và tinh thần, giữa chỗ cao và chỗ thấp.  Nhưng phải luôn luôn bắt đầu bằng thân xác, bằng các tật xấu về vật chất, để sửa soạn đón tiếp Vị Khách không chịu ở trong những thể xác ô uế cũng như những tâm hồn xông ra mùi hôi thối của dâm ô xác thịt … Các con hiểu Thầy không?

          Đừng sợ bị nhơ khi y phục của các con đụng vào những phần hạ cấp, vật chất, của những kẻ mà các con săn sóc tâm hồn. Hãy cẩn thận để đừng làm hư hại thay vì xây dựng. Hãy sống trong cái tôi được nuôi dưỡng bằng Thiên Chúa, được bao bọc bằng các nhân đức của các con. Hãy đến với họ cách tế nhị, nhất là khi các con phải săn sóc cái tôi siêu nhiên rất nhậy cảm của người khác. Và chắc chắn các con sẽ thành công làm cho những kẻ, dù đáng khinh nhất, thành những người xứng đáng cho nước Trời”.

          – Thầy đã nói một dụ ngôn thật đẹp! Con muốn viết cho Margziam

          – Zêlote nói.

           – Và với con thì phải làm hoàn toàn đẹp đẽ cho Chúa – Auréa nói nhẩn nha từng tiếng, vừa nói vừa tìm chữ. Nó đi chân đất và đứng ở cửa vườn đã từ một lúc.

          – Ồ, Auréa, con đã nghe chúng ta nói à? – Giêsu hỏi.

          – Con đã nghe Thầy. Thật là đẹp! Con có làm bậy không?

          – Con ơi, không. Con ở đây lâu chưa?

          – Chưa. Và con tiếc, vì con không biết rằng Thầy đã nói từ trước. Mẹ Thầy sai con đến nói với Thầy là sắp đến giờ ăn. Sắp sửa lấy bánh ra khỏi lò. Con đã học làm bánh… Thật là đẹp! Và con tẩy trắng vải. Về bánh và về vải, mẹ Thầy đã nói cho con hai dụ ngôn.

          – A! Thế à? Mẹ đã nói gì?

          – Nói rằng con giống như bột còn ở trên rây. Nhưng lòng nhân từ của Thầy đã làm sạch cho con, ơn sủng của Thầy đã làm việc nơi con, sự giảng dạy của Thầy đã tạo hình cho con, tình yêu của Thầy nướng chín con, và từ nắm bột thô kệch, được nhào lộn với biết bao cái của Thầy, sau cùng, nếu con để cho mình được làm việc bởi Thầy, con sẽ trở nên thứ bột của bánh thánh, bột và bánh hy sinh để dâng trên bàn thờ. Và về những tấm vải mầu tối, dính dầu, thô nhám, mà sau khi nhào với biết bao bồ hòn, và bao cú đập của hy sinh, nó trở nên sạch sẽ, mềm mại, và bây giờ mặt trời sẽ gởi các tia sáng của nó xuống cho nó, và nó sẽ trở nên trắng… Mẹ nói rằng mặt trời Thiên Chúa sẽ làm như vậy cho con, nếu con luôn luôn ở lại dưới mặt trời, và nếu con chấp nhận sự giặt giũ và cả hy sinh, để trở nên xứng đáng với Vua các vua, với Thầy, Chúa của con. Con đã học được biết bao điều đẹp đẽ… Con thấy như mơ… Đẹp! Đẹp!           Đẹp! Tất cả đều đẹp ở đây… Chúa ơi! Đừng đem con đi nơi nào khác.

          – Con sẽ không tự nguyện đi với Myrta và Noêmi?

          – Con thích ở đây hơn… nhưng… dù với các bà, nhưng không với các người Rôma. Không, Chúa ơi, không…

          – Con ơi, hãy cầu nguyện! – Giêsu nói khi đặt tay Người trên mái tóc mầu mật ong. “Con đã học cầu nguyện chưa?”

          – Ôi! Có. Thật là đẹp để nói: “Cha của con”, và nghĩ về Trời…

          Nhưng… Ý muốn của Thiên Chúa làm con hơi sợ… vì con không biết Thiên Chúa có muốn điều con muốn không…

          – Thiên Chúa muốn điều tốt cho con.

          – Thật à? Thầy đã nói vậy? Vậy con không sợ nữa… Con nghĩ con sẽ ở lại Israel… để càng ngày càng biết người Cha này là cha của con… Và lạy Chúa con! Để con làm môn đệ đầu tiên của nước Gaule.

          – Đức tin của con sẽ được chấp nhận, vì nó tốt. Ta đi thôi.

          Và tất cả đều ra để rửa ráy ở cái bể dưới dòng suối, còn Auréa thì chạy về với Maria, và người ta nghe thấy hai giọng nói của phụ nữ: giọng của Maria bộc lộ cách dễ dàng trọn vẹn, còn giọng kia thì không chắc chắn, còn ngập ngừng để tìm từ, rồi những tiếng cười dòn vì vài từ dùng sai mà Maria sửa chữa cách êm đềm…

          – Con bé học lẹ và biết rành – Tôma nhận xét.

          – Nó có thiện chí đầy tràn và tốt.

           – Lại nữa, nó có mẹ Thầy làm cô giáo. Cả Satan cũng không thể kháng cự lại mẹ!… – Zêlote nói.

          Giêsu thở dài, không nói.

          – Tại sao Thầy thở dài vậy? Con nói sai à?

          – Không. Rất đúng. Nhưng người ta kháng cự hơn là Satan. Nó, ít nhất, chỉ tránh cái nhìn của Maria thôi, còn có những người ở chung quanh mẹ, được mẹ dạy bảo, nhưng không cải thiện…

          – Nhưng không phải chúng con, phải không Thầy? – Tôma nói.

          – Không phải các con… Đi.

          Họ vào trong nhà, và thị kiến chấm dứt.

Quyển 6, đoạn 126: GIÊSU NÓI DỤ NGÔN VỀ VIỆC SƠN GỖ TRONG KHI NGƯỜI LÀM VIỆC

Trích trong bộ sách 10 quyển : “Bài thơ của CON NGƯỜI-THIÊN CHÚA”

Viết bởi: Maria Valtorta

Chuyển ngữ: Nữ tu Phạm thị Hùng CMR

 

Download BÀI THƠ CỦA CON NGƯỜI-THIÊN CHÚA

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

 

by Tháng Mười Một 21, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta), Tâm Linh
Cuộc đời Chúa Giêsu – Quyển 1 (Maria Valtorta)

Cuộc đời Chúa Giêsu – Quyển 1 (Maria Valtorta)

 https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/TIN-MUNG-nhu-da-duoc-ven-mo-cho-Toi.jpg

Download TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI 

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

Xin bấm: http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo 

      Trích lời dẫn nhập của Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng trong ” Maria Valtorta 3 “:  

      *Theo lời kể của Linh Mục Leo Maasburg, phụ trách các Nam thừa sai bác ái của Mẹ Têrêxa tại Vienne, thủ đô nước Áo, và là người thỉnh thoảng giải tội cho Mẹ trong 4 năm, Mẹ Têrêxa luôn luôn mang theo ba cuốn sách khi di chuyển: Đó là sách Thánh Kinh, Kinh Thần Vụ và một cuốn sách thứ ba. Khi cha hỏi Mẹ là sách gì, thì Mẹ trả lời là một cuốn sách của bà Maria Valtorta. Khi cha hỏi nội dung cuốn sách, thì Mẹ trả lời và lập lại một cách đơn sơ ”Cha hãy đọc nó”.

      *Một năm trước khi cha Pio qua đời, bà Elisa Lucchi, một ngưới tới xưng tội với cha xin lời khuyên liên quan tới việc đọc tác phẩm ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa” của Maria Valtorta, cha Pio trả lời: ”Không nhũng cha cho phép, mà còn khuyên con đọc nó nữa”.

        (Bài thơ của Con Người Thiên Chúa là tên dịch từ quyển tiếng Anh Poem of the Man God, tiếng Pháp là   L’Evangile tel qu’il m’a été révélé còn được dịch sang tiếng Việt là Tin Mừng như đã được vén mở cho tôi.)


                                MỤC LỤC

Tựa……………………………………………………………………5

Chú thích của dịch giả ………………………………………..9

1* “Người ta có thể gọi Maria là con thứ của Chúa Cha” ..15

2* Joakim và Anna khấn với Chúa ………………………………….16

3* Anna cầu nguyện ở Đền Thờ và Thiên Chúa nhận lời bà …21

4*“Joakim đã kết hôn với sự khôn ngoan của Thiên Chúa,

     được giữ kín trong con tim của người đàn bà công chính” 25

5* Anna, với một thánh vịnh, loan báo chức làm mẹ của bà …27

6* “Đấng Vô Tì Vết không bao giờ ngừng tưởng nhớ tới

     Thiên Chúa”  30

7* Việc sinh hạ Đức Trinh Nữ Maria ……………………………….33

8* “Linh hồn Người đã xuất hiện đẹp đẽ nguyên vẹn như khi

     Thiên Chúa nghĩ tới” 41

 9* “Bông huệ của má! Trong ba năm nữa, con sẽ ở đây” …..52

10* “Đây, con trẻ vẹn toàn với qủa tim bồ câu” ……………….56

11* “Niềm vui của má! Làm sao con biết những điều thánh này?

       Ai đã nói cho con?”   58

12* “Người con đã chẳng đặt sự khôn ngoan của chính Người

        trên môi mẹ mình sao?” 64

13* Maria được dâng vào Đền Thờ ……………………………….66

14* “Người Trinh Nữ Đời Đời chỉ có một tư tưởng:

       hướng lòng Người lên cùng Thiên Chúa”72

15* Cái chết của Joakim và Anna …………………………………74

16* “Chắc con sẽ là mẹ Đấng Kitô” ………………………………78

17* “Mẹ thấy lại tất cả những gì thần trí mẹ đã thấy nơi Thiên Chúa” 85

18* “Thiên Chúa sẽ ban cho con người chồng. Ông sẽ là thánh, vì con

đã phó mình cho Thiên Chúa Con sẽ nói với ông lời khấn của con” 88

19* Giuse được chỉ định làm chồng của người Trinh Nữ …….93

20* Hôn lễ của người Trinh Nữ với Giuse ………………………100

21* “Giuse được đặt như ấn tín trên ấn tín, như một Tổng Thần

       trước cửa Thiên Đàng” 107

22* Đôi tân hôn về tới Nazarét ……………………………………110

23* Truyền tin ……………………..118

24* Sự bất tuân của Evà thứ nhất …………………………………122

25* Evà mới thực thi sự vâng lời trong mọi dịp …………………126

26* Một lời giải thích nữa về tội nguyên tổ ………………………132

27* Báo cho Giuse về việc Êlisabét có thai ……………………… 135

28* “Hãy để Ta lo việc biện minh cho con với chồng của con” 139

29* Maria và Giuse đi Jêrusalem ……………………………………142

30* Từ Jêrusalem tới nhà Zacari ……………………………………144

31* “Đừng bao giờ lột bỏ sự bảo vệ của lời cầu nguyện” ……. 146

32* Tới nhà Zacari ……………………………………………………..148

33* Maria tiết lộ Thánh Danh cho Êlisabét ……………………… 153

34* Maria nói về Con Mẹ ……………………………………………..158

35* “Ơn của Thiên Chúa phải luôn luôn làm cho chúng ta

       nên tốt hơn” 161

36* Việc sinh hạ ông Tẩy Giả ………………………………………..163

37* “Sự trông cậy tươi nở như một bông hoa cho kẻ tựa đầu

       vào lòng từ mẫu của mẹ” 170

38* Lễ cắt bì cho ông Tẩy Gỉa ……………………………………….171

39* Hãy sửa soạn tâm hồn các con để đón nhận ánh sáng … 174

40* Lễ dâng Gioan Tẩy Giả vào Đền Thờ ……………………….. 176

41* “Nếu Giuse ít thánh thì Thiên Chúa đã không ban ánh sáng

       của Người cho ông” 182

42* Maria Nazarét giải thích với Giuse …………………………185

43* “Hãy để Thiên Chúa lo việc công bố cho các con là

       đầy tớ của Người” 188

44* Chiếu chỉ kiểm kê dân số ……………………………………190

45* “Yêu là làm thỏa lòng người yêu vượt ra ngoài tình cảm và

       lợi lộc”194

46* Cuộc hành trình về Bétlem …………………………………196

47* Chúa Giêsu giáng sinh ……………………………………….201

48* “Mẹ là Maria, mẹ đã cứu chuộc người đàn bà bằng việc làm mẹ

       bởi Thiên Chúa của mẹ” 207

49* Các mục đồng thờ lạy ……………………………………….211

50* “Nơi các mục đồng có tất cả những đức tính cần thiết để làm

      kẻ thờ lạy Ngôi Lời” 222

51* Cuộc viếng thăm của Zacari ……………………………….223

52* “Thánh Giuse cũng bảo vệ các linh hồn được thánh hiến” 228

53* Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ ……………………………231

54* Những giáo huấn giãi tỏa ra từ cảnh trước …………….236

55* Bài hát ru của Đức Trinh Nữ ……………………………….239

56* Ba nhà Đạo Sĩ thờ lạy ……………………………………….242

57* Suy niệm về Đức Tin của các nhà Đạo Sĩ ………………250

58* Trốn sang Ai Cập ……………………………………………..258

59* “Sự đau khổ đã là bạn trung thành của chúng ta. Nó có mọi vẻ mặt

        khác nhau và mọi thứ tên” 264

60* Thánh gia tại Ai Cập …………………………………………269

61* “Trong căn nhà này, trật tự được kính trọng” …………274

62* Bài học đầu tiên về việc làm của Chúa Giêsu ………… 279

63* “Cha đã không muốn băng qua các định luật về sự

        phát triển một cách ồn ào”  281

64* Maria là cô giáo của Giêsu, Giacôbê và Juđa ………….284

65* Chuẩn bị y phục cho lễ Vị Thành Niên của Chúa Giêsu 292

66* Khởi hành từ Nazarét cho lễ thành niên của Chúa Giêsu 295

67* Sát hạch về tuổi trưởng thành của Chúa Giêsu tại Đền Thờ 297

68* Giêsu thảo luận với các tiến sĩ ở Đền Thờ ……………..303

69* Sự đau đớn của Maria khi lạc mất Giêsu ………………313

70* Thánh Giuse qua đời ……………………………………….315

71* “Maria đã cảm thấy một đau đớn sắc nhọn

        do cái chết của Giuse” 322

72* Kết luận về đời sống ẩn dật …………………………….. 323

Hết quyển một.

 

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

 

by Tháng Mười Một 12, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta), Tâm Linh
Cuộc đời Chúa Giêsu – Quyển 6, 84: Từ biệt tại Kêriot

Cuộc đời Chúa Giêsu – Quyển 6, 84: Từ biệt tại Kêriot

 https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/11/chua-giang-day-tai-hoi-duong.jpg

TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

QUYỂN 6

Năm thứ ba đời sống công khai

 

84* TỪ BIỆT TẠI KÊRIOT

          Giêsu nói ở bên trong giáo đường Kêriot. Người ta chen chúc một cách khó tưởng tượng. Người đang trả lời cho người nọ người kia hỏi Người lời khuyên về những vấn đề đặc biệt cá nhân. Sau khi đã làm họ thỏa mãn, Người nói lớn:

          – Thưa qúi vị xứ Kêriot, hãy nghe dụ ngôn từ biệt của Thầy. Chúng ta hãy cho nó cái tên là: Hai ý muốn.

          Một người cha toàn vẹn có hai đứa con trai. Ông yêu cả hai đứa với cùng một tình yêu khôn ngoan. Cả hai đều được khuyến khích để đi vào con đường tốt. Không có một khác biệt nào về cách yêu thương và hướng dẫn chúng. Nhưng có sự khác nhau rõ ràng giữa hai người con: một đứa, người con cả thì khiêm nhường, vâng lời, làm theo ý muốn của cha, không cãi lý, luôn luôn vui vẻ và bằng lòng với công việc.

          Đứa kia, tuy nhỏ tuổi hơn, nhưng thường bất bình. Nó thường cãi lý với cha nó cũng như với cái tôi riêng của nó. Nó không ngừng suy nghĩ, làm những việc đắn đo rất loài người về những lời khuyên và những mệnh lệnh nó nhận được. Thay vì thi hành như nó được ban bố, anh ta cho phép mình sửa đổi, hoặc tất cả, hoặc một phần, tựa như người ra lệnh là người ngu đần. Người anh cả nói với anh ta: “Đừng làm như vậy, em làm cho cha buồn”. Nhưng anh ta trả lời: “Anh là thằng ngốc. Anh chỉ to xác và thô kệch. Hơn nữa, vì là con trưởng nên bây giờ anh đã trưởng thành. Ôi! Tôi không muốn ở lại ngang hàng, nơi ba đã đặt anh vào, nhưng tôi muốn làm hơn: áp đặt các đầy tớ để chúng hiểu rằng chính tôi là chủ. Anh thì với sự êm đềm vĩnh đại của anh, anh cũng chỉ giống như người đầy tớ thôi. Tận thâm tâm, anh không thấy rằng khi anh đi qua, chả ai thèm để ý, dù anh là trưởng nam sao? Có một số còn đi tới chỗ chế diễu anh…” Người con thứ bị quyến rũ, và còn hơn là bị quyến rũ, anh ta là đồ đệ của Satan. Anh ta chú tâm thi hành mọi lời xỏ xiên để quyến rũ người con cả, nhưng anh này trung thành với Chúa trong việc vâng giữ lề luật cũng như vẫn trung thành với cha anh, người mà anh tôn kính bằng lối sống hoàn hảo của anh.

          Nhiều năm qua đi, người con thứ bứt rứt vì không thể hoành hành như anh ta mơ, sau khi đã nhiều lần anh xin với cha anh: “Hãy ra lệnh cho con hành động nhân danh cha, vì danh dự của cha, thay cho cái anh ngu đần này, hiền còn hơn một con cừu”. Sau khi đã nhiều lần thúc đẩy anh cả của anh làm hơn những điều cha anh truyền để áp đặt các đầy tớ, các đồng hương, các láng giềng, anh ta tự nhủ:  “Ôi! Đủ rồi! Sự nổi tiếng của chúng ta đang bị liên lụy, bởi vì không ai muốn hành động. Tôi, tôi sẽ hành động”. Rồi anh ta bắt đầu làm việc chỉ với đầu óc của anh, lao đầu vào kiêu căng, nói dối, bất tuân không e dè.

          Người cha nói với anh: “Con ơi, hãy vâng phục anh cả của con, nó biết phải làm gì” ông ta nói: “Người ta nói với cha là con đã làm điều nọ điều kia, có đúng không?” Người con thứ nhún vai trả lời cho câu trước và câu sau của cha anh: “Anh ấy biết! Anh ấy biết! Anh ấy qúa rụt rè, ngập ngừng. Anh ấy thiếu điều kiện để chiến thắng. Con, con không hành động như vậy”. Người cha nói: “Đừng tìm sự giúp đỡ nơi người nọ người kia. Con muốn ai có thể giúp con hơn là chúng ta để làm rạng danh cho chúng ta. Đó là những bạn hữu giả, chúng kích thích con để rồi sau đó chúng cười vào các chi phí của con”. Người con thứ lại nói: “Ba ghen vì con là người đề xướng sao? Lại nữa, con biết là con hành động đúng”.

          Lại qua đi một thời gian nữa. Người con trưởng luôn luôn thăng tiến trong sự công chính, người con thứ ôm ấp những ước vọng xấu. 

          Sau cùng người cha nói: “Đã đến lúc phải chấm dứt những chuyện đó. Hoặc con phục tùng những điều cha nói, hoặc con mất tình yêu của cha”. Kẻ phản ngụy đi nói với các bạn xấu của anh, họ trả lời: “Bạn sẽ làm gì với chuyện đó? Ồ, không. Có cách hành động để đặt người cha trong điều kiện không thể thương đứa con nọ hơn đứa con kia chứ! Hãy đặt ông ta trong tay chúng ta, và chúng ta sẽ làm công việc của chúng ta. Bạn sẽ tránh được những thiệt hại về vật chất, và của cải sẽ sinh hoa lợi. Sau khi hủy bỏ những điều khoản qúa khoan dung, anh sẽ có thể cho họ những rạng ngời. Anh không biết rằng thà dùng bạo lực, dù bắt phải chịu khổ, còn hơn là bất động để phí phạm của cải sao?” Và đứa con thứ từ đó hoàn toàn đồi bại, liên kết với những đồng lõa bất xứng.

          Bây giờ hãy nói cho Thầy: người ta có thể trách cứ người cha là đã cho hai đứa con ông hai lối giáo dục khác nhau không? Không. Vậy làm sao một người con là thánh, còn người kia hư hỏng? Ý muốn đã được ban cho con người từ trước, có phải là được ban theo hai phương cách khác nhau không? Không. Nó được ban theo một cách duy nhất. Nhưng con người đã thay đổi nó theo ý thích của họ. Kẻ tốt thì làm cho nó thành tốt, kẻ xấu thì làm cho nó thành xấu.

          Thầy, hỡi các con người Kêriot, Thầy thúc giục các con, và đây là lần sau cùng Thầy thúc giục và khuyến khích các con theo con đường của sự khôn ngoan, chỉ theo với ý muốn tốt mà thôi. Thầy đang sắp kết thúc sứ mạng của Thầy. Thầy nói với các con những lời đã được hát lúc Thầy sinh ra: “Bình an cho những người thiện chí”. Bình an tức là sự thành công, tức là chiến thắng ở dưới đất và ở trên trời, vì Thiên Chúa ở với người có thiện chí muốn vâng lời Người. Thiên Chúa không nhìn vào những việc vang lừng mà người ta làm do họ tự đề xướng, cho bằng nhìn sự vâng lời khiêm tốn, mau mắn, trung thành với những việc Người đề nghị.

          Thầy nhắc lại cho các con hai giai đoạn trong lịch sử Israel, hai bằng chứng là Thiên Chúa không ở tại nơi mà con người muốn tự ý hành động, dày xéo lên mệnh lệnh mà họ đã nhận. Chúng ta hãy coi, sách Maccabê có chép rằng: Trong khi Juđa Maccabê cùng với Jonatha đi chiến đấu ở Galaad, và trong khi Simon đi giải phóng cho những miền khác ở Galilê, ông đã ra lệnh cho Giuse con của Jacari, và cho Azarias thủ lãnh của dân, là hãy ở lại Juđê để bảo vệ nó. Juđa nói với họ: “Hãy săn sóc dân chúng, đừng lao họ vào chiến tranh với các dân cho tới khi chúng tôi trở về”. Nhưng Giuse và Azarias nghe nói về các chiến thắng của các Maccabê, cũng muốn bắt chước họ nên nói với nhau: “Chúng ta cũng hãy làm nổi  danh chúng ta. Hãy đi chiến đấu với các dân ở chung quanh chúng ta”. Họ đã bị bại trận và bị đuổi bắt. Và sự thất bại của dân rất bi thảm, vì họ không vâng lời Juđa và các em ông, tưởng là mình hành động anh hùng, nhưng đó là kiêu căng và bất tuân.

          Và ta đọc thấy gì trong sách các vua? Ta đọc: Saul bị khiển trách lần thứ nhất, rồi lần thứ hai. Và ở lần thứ hai, ông bị bài xích vì không vâng lời tới nỗi Đavít đã được chọn để thay thế ông, vì ông bất tuân. Các con hãy nhớ, hãy nhớ: Chúa muốn lễ toàn thiêu, lễ hy sinh, hay Người muốn ta vâng lời tiếng nói của Người? Sự vâng lời có giá hơn lễ hy sinh; sự phục tùng có giá hơn chiên béo hy lễ. Vì sự phản động là một tội phù thủy, sự từ chối vâng lời là tội thờ tà thần: “Vì ông từ bỏ lời Chúa, Chúa cũng từ bỏ ông và cất lấy vương quyền của ông”.

          Các con hãy nhớ, hãy nhớ: Khi Samuel vâng lời, đổ đầy dầu vào chiếc sừng của ông và tới nhà Isai ở Bétlem, vì Chúa đã chọn một ông vua khác. Isai ngồi vào bàn tiệc với các con ông sau khi đã làm lễ hy sinh. Lúc đó các con của Isai được giới thiệu với Samuel.

          Trước tiên là Êliab, con trưởng, cao lớn, đẹp trai. Nhưng Chúa nói với Samuel: “Đừng chú ý tới khuôn mặt và vóc dáng của nó, bởi vì ta đã chừa nó ra. Ta không xét đoán theo cái nhìn của con người. Con người cảm phục những gì mắt họ nhìn thấy, nhưng Chúa nhìn trong qủa tim”. Và Samuel không nhận Êliab làm vua. Ông giới thiệu Abinadab. Nhưng Samuel nói: “Chúa cũng không chọn đứa này”. Và Isai giới thiệu với ông Samma, nhưng Samuel nói: “Nó cũng không được Chúa chọn”. Và tiếp tục như vậy tới hết bảy con trai của Isai hiện diện tại bữa tiệc. Samuel nói: “Có phải đây là tất cả các con trai của ông không?” Isai trả lời: “Không, còn một đứa nữa, còn nhỏ, đang chăn cừu”. “Hãy gọi nó tới, vì chúng ta sẽ không ngồi vào bàn trước khi nó về”. Và Đavít tới, một đứa trẻ tóc vàng, đẹp trai. Chúa nói: “Hãy xức dầu cho nó. Chính nó là vua”.

          Vì các con hãy luôn luôn biết điều này: Thiên Chúa chọn kẻ nào người muốn, và người cất lấy của kẻ nào không đáng vì đã làm hỏng ý Người bởi kiêu căng và bất tuân. Sau lần này, Thầy sẽ không trở lại giữa các con nữa. Ông Thầy đang kết thúc sứ mạng của Người. Sau đó, Người sẽ hơn là một người Thầy. Các con hãy chuẩn bị tâm hồn cho giờ ấy. Các con hãy nhớ, việc Thầy sinh ra đã được chào đón cho các kẻ có thiện chí, cũng vậy, việc thăng thiên của Thầy sẽ được chào đón cho những người có thiện chí theo Thầy như một người Thầy trong giáo thuyết của Thầy, và cho những kẻ sau đó sẽ theo Thầy như vậy, cả sau khi Thầy lên trời.

          Chào các ông, các bà, các trẻ em Kêriot. Chào. Chúng ta hãy nhìn vào mắt nhau. Chúng ta hãy làm sao cho con tim của chúng ta, của Thầy và của các con, tan hòa trong cái ôm ấp của tình yêu giã từ. Và nguyện cho tình yêu luôn luôn sống động, cho dù khi Thầy không còn nữa, không bao giờ còn nữa ở giữa các con…Tại đây, vào lúc Thầy đến lần thứ nhất, một người công chính đã tắt thở trong cái hôn của Vị Cứu Tinh của ông trong một thị kiến vinh quang… Ở đây, lần này là lần sau cùng Thầy đến, Thầy chúc lành cho các con với tình yêu.

           Chào!… Nguyện Thiên Chúa ban cho các con lòng tin, lòng trông cậy và lòng bác ái trong mức độ trọn hảo. Xin Người ban cho các con tình yêu, tình yêu, tình yêu, cho ông ta, cho thầy, cho những người tốt, cho những kẻ khốn nạn, cho kẻ có tội, cho những kẻ phải mang gánh nặng của một tội không phải là tội của họ.

          Các con hãy nhớ! Hãy nhân từ. Đừng bất công. Các con hãy nhớ là không những Thầy tha cho kẻ có tội, mà Thầy còn bao bọc tình yêu trên toàn thể Israel. Toàn thể Israel, gồm những kẻ tốt và những kẻ không tốt, cũng như trong một gia đình, có những người tốt và những người không tốt. Vậy khi bảo một gia đình là xấu vì một trong những phần tử của nó xấu, là điều bất công.

          Thầy đi… nếu còn ai trong các con cần nói với Thầy thì họ hãy đến nhà Maria Simon ở miền quê vào buổi chiều.

          Giêsu giơ tay chúc lành, rồi Người đi ra rất lẹ bởi một cái cửa phụ. Các người của Ngài theo sau. Người ta rì rầm:

          – Người không trở lại nữa.

          – Người muốn nói gì vậy?

          – Người có nước trên mi khi nói lời từ biệt.

          – Qúi vị có nghe không? Người nói Người sẽ lên!

          – Vậy ra Judas thực sự có lý! Chắc chắn sau này Người sẽ là vua, và người không còn ở giữa chúng ta như bây giờ nữa…

          – Nhưng tôi, tôi đã nói chuyện với các anh Người, họ nói Người sẽ không là vua như người ta nghĩ, nhưng là vua Cứu Chuộc như các tiên tri nói. Người sẽ là Đấng Messi, vậy đó!

          – Chắc chắn là vua Messi.

          – Nhưng không! Vua Cứu Chuộc, con người của đau thương.

          – Đúng.

          – Không! …

          Nhưng Giêsu đi lẹ về miền quê.

         *Theo lời kể của Linh Mục Leo Maasburg, phụ trách các Nam thừa sai bác ái của Mẹ Têrêxa tại Vienne, thủ đô nước Áo, và là người thỉnh thoảng giải tội cho Mẹ trong 4 năm, Mẹ Têrêxa luôn luôn mang theo ba cuốn sách khi di chuyển: Đó là sách Thánh Kinh, Kinh Thần Vụ và một cuốn sách thứ ba. Khi cha hỏi Mẹ là sách gì, thì Mẹ trả lời là một cuốn sách của bà Maria Valtorta. Khi cha hỏi nội dung cuốn sách, thì Mẹ trả lời và lập lại một cách đơn sơ ”Cha hãy đọc nó”.

         *Một năm trước khi cha Pio qua đời, bà Elisa Lucchi, một ngưới tới xưng tội với cha xin lời khuyên liên quan tới việc đọc tác phẩm ”Bài thơ của Con Người Thiên Chúa” của Maria Valtorta, cha Pio trả lời: ”Không nhũng cha cho phép, mà còn khuyên con đọc nó nữa”.

        -Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng (Maria Valtorta 3)

Download TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI 

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo 

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

by Tháng Mười Một 11, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta), Tâm Linh
Trọn bộ Kinh thánh Tân ước và Cựu ước (you tube)

Trọn bộ Kinh thánh Tân ước và Cựu ước (you tube)

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/11/tron-bo-Kinh-Thanh-youtube.jpg

 1-Tân Ước, sách: Gioan   (you tube )

2-Tân Ước sách: Luca (you tube )


3-Tân Ước sách: Máccô (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=3LouM32rnwo

4-Tân Ước sách:  Mátthêu  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=z8bqy8jEIPE

5-Tân Ước sách:  Tông Đồ Công Vụ (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=agg3_qvlTl4

6-Tân Ước sách: Thư Rôma (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=SVMRoYNh8UI

7-Tân Ước sách:  Thư Côrintô 1,2 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=ngd9cZxrYNI

8-Tân Ước sách: Thư Timôthê 1,2 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=1HiSexI6TN4

9-Tân Ước sách:Thư Galát (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=8A9uYl_vlW4

10-Tân Ước sách:  Thư Êphêsô  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=8lDKJGxLXPs

11-Tân Ước sách:  Thư Philípphê (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=RZSO1INBRv4

12-Tân Ước sách:  Thư Côlôxê  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=OoqaDtCqU8U

14-Tân Ước sách: Thư Thêxalônica 1,2  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=41AwbPOPfas

15-Tân Ước sách:  Thư Titô (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=mt6DsbHGGT0

16-Tân Ước sách: Thư Philêmon (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=HHgNl7L5oEw

17-Tân Ước sách: Thư Do thái (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=122g21lIg24

18-Tân Ước sách: Thư Giacôbê   (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=5G7HI0mkliI

19-Tân Ước sách: Phêrô 1,2  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=TZfePMrOGn8

20-Tân Ước sách: Thư Gioan 1,2,3  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=3G8gRnHTKto

21-Tân Ước sách: Giuđa  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=tqxgnjk4A9M

22-Tân Ước sách:  Khải Huyền (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=4aKY3kT5bY8

1-Cưu Ước sách : Sáng Thế Ký  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=Dx-hSje4tSo

2-Cựu Ước sách : Xuất Hành  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=yqNxADToTsg

3-Cựu Ước sách :  Lêvi  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=daFD4yKvSD0

4-Cựu Ước sách : Dân Số  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=f8PWIw38XbI

5- Cựu Ước sách :  Đệ Nhị Luật  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=7u_ssR7XLqs

6- Cựu Ước sách : Giô Suê (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=EtE7ZTd8exo

7- Cựu Ước sách : Thủ Lãnh  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=EFwbvCwWQrA

8- Cựu Ước sách : Rút  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=cQl3gmXHfZ0

9-Cựu Ước sách : Samuen 1  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=uP7OHeAu6Ks

10-Cựu Ước sách : Samuen 2  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=K3cAxuMgo6M

11-Cựu Ước sách : Các Vua 1 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=THBggPRoB5A

12-Cựu Ước sách : Các Vua 2 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=dqCan1_tdQg

13-Cựu Ước sách : Sử Biên 1 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=dXBOO7_AFkg

14-Cựu Ước sách : Sử Biên 2  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=GkP1-2KX8W0

15- Cựu Ước sách :  Ét Ra  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=0dOBn69PtCc

16- Cựu Ước sách : Nơkhemia  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=MO2T4uSmTo4

17- Cựu Ước sách : Tôbia  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=vxC-eqV_2v0

18-Cựu Ước sách :  Giuđitha  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=Bf3k34QoQ8I

19- Cựu Ước sách : Étte  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=VoltTOzClD4

20- Cựu Ước sách : Macabê 1 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=FHCwu0T71Ng

21- Cựu Ước sách :Macabê 2  (chương 1-9)  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=3q8rzfru1W8

22- Cựu Ước sách :Macabê 2  (chương 10-15)  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=pqPI57ZTi9Q

23- Cựu Ước sách : Gióp  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=ThIJhzWlEcQ

24-  Cựu Ước sách : Thánh Vịnh  (1-50)  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=YN7EGpOps9Y

25-  Cựu Ước sách : Thánh Vịnh  (51-150) (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=j4AZ2skVbYs

26- Cựu Ước sách : Châm Ngôn  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=fBLR1NBO3oo

27- Cựu Ước sách : Giảng Viên  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=Qpq1LlIUNSE

28- Cựu Ước sách : Diễm Ca  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=1WmrIiZdt4M

29- Cựu Ước sách : Khôn Ngoan  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=DPmavpMijok

30- Cựu Ước sách : Huấn Ca  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=aHOMW6W9vh0

31- Cựu Ước sách : Isaia  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=rUr8V89aaps

32- Cựu Ước sách : Giêrêmia  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=ywolF1RTeec

33- Cựu Ước sách : AiCa  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=FrTksGk3WwE

34- Cựu Ước sách : Barúc  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=gJYi5KD5Oow

35- Cựu Ước sách : Êdêkien  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=ZeX-xrudqXA

36- Cựu Ước sách : Đanien   (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=jUDGxkjx3wQ

37- Cựu Ước sách : Hôsê  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=aKc8wfr1WUE

38- Cựu Ước sách : Giôen  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=7aFtsHTOTTc

39- Cựu Ước sách : Amốt  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=c7z4vdv4sUc

40- Cựu Ước sách : Ovadia  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=3zuG9_lYYw4

41- Cựu Ước sách : Giôna  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=19FEboOjaFk

42- Cựu Ước sách : Mikha  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=XJCmWsdpShk

by Tháng Mười Một 3, 2012 Comments are Disabled Tâm Linh, Thánh Kinh Cựu Ước, Thánh Kinh Tân Ước
“Matta, Matta, con lo nhiều chuyện qúa!” – Quyển 5, mục 67 và link download trọn bộ sách 10 quyển

“Matta, Matta, con lo nhiều chuyện qúa!” – Quyển 5, mục 67 và link download trọn bộ sách 10 quyển

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/11/martamaria.jpg

TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

67* “MATTA, MATTA, CON LO NHIỀU CHUYỆN QÚA!

        Tôi hiểu ngay rằng chúng ta còn đang ở chung quanh khuôn mặt của Maria Mađalêna, vì tôi thấy cô ta trước tiên, trong bộ y phục đơn giản mầu hoa cà, như chiếc hoa tím lạt. Không một đồ nữ trang qúi giá nào. Bộ tóc chỉ thắt bím lại gọn ghẽ sau gáy. Cô ta có vẻ trẻ hơn là thời kỳ cô ta còn là tuyệt tác phẩm của các phòng trang điểm. Cô không còn cái nhìn sợ sệt của thời còn là nữ tội nhân, cũng không còn cái nhìn xấu hổ của lúc cô nghe dụ ngôn về con chiên lạc, cũng không còn sự xấu hổ đẫm nước mắt của buổi chiều trong phòng tiệc của người pharisiêu… Bây giờ đôi mắt cô bình an, lại trở nên trong sáng như mắt trẻ thơ với nụ cười bình an rạng rỡ.

        Cô đứng tựa vào một thân cây tại chỗ giới hạn vùng sở hữu của Bêtani, và cô nhìn về con đường. Cô chờ đợi. Rồi bỗng dưng cô hát ra tiếng kêu vui mừng. Cô quay về căn nhà và la rất lớn để người ta nghe thấy. Cô kêu bằng cái giọng tuyệt vời, êm như nhung và hấp dẫn độc nhất trên đời: “Người đến!… Chị Matta ơi! Họ đã nói rất đúng. Vị Rabbi ở đây!” Và cô chạy tới để mở cái cổng nặng nề. Nó kêu ken két. Cô không để cho các đầy tớ có giờ để làm. Rồi cô chạy ra đường, hai tay giơ ra như đứa trẻ chạy đến với mẹ, và cô kêu với giọng vui mừng yêu mến: “Ôi Thầy của con!” Và cô qùi phục dưới chân Giêsu và hôn nó trong bụi đất của con đường.

        – Bình an cho con, Maria. Thầy đến nghỉ ngơi dưới mái nhà của con.

        – Ôi Thầy của con! – Maria nhắc lại trong khi ngửa mặt lên với tâm tình kính trọng, yêu mến. Khuôn mặt nói lên biết bao điều… Vừa cám ơn, vừa chúc tụng, vừa vui mừng, vừa mời mọc, sung sướng vì Người đến…

        Giêsu đặt tay trên đầu cô và giống như Người lại tha thứ cho cô. Maria đứng dậy, đi bên cạnh Giêsu để vào nội khu đất sở hữu. Trong lúc đó, Matta và các đầy tớ chạy đến. Các đầy tớ mang theo các bình và các chiếc cúp. Matta chỉ đến với tình yêu của cô, nhưng nó rất lớn lao.

        Các tông đồ nồng nhiệt uống những đồ giải khát mà các đầy tớ tiếp đãi họ. Họ cũng muốn dâng cho Giêsu trước tiên, nhưng Matta đã đi trước họ. Nàng đã lấy một ly sữa và dâng cho Giêsu, chắc nàng biết rằng thứ này làm vui lòng Người.

        Khi các môn đệ đã giãn khát, Giêsu bảo họ: “Hãy đi báo tin cho các tín hữu. Tối nay Thầy sẽ nói với họ”.

        Các tông đồ lập tức ra khỏi vườn, phân tán đi mọi ngả.

        Giêsu tiến bước giữa Matta và Maria. Matta nói: “Xin mời Thầy vào. Trong khi chờ anh Lazarô, xin Thầy giải khát và nghỉ ngơi”.

        Trong khi họ đi vào một căn phòng mát mẻ mở cửa về phía dẫy hành lang rợp bóng. Maria lẹ làng bỏ đi rồi trở lại với một vò nước. Một người đầy tớ đi theo cô với một cái thau. Nhưng chính Maria muốn rửa chân cho Giêsu. Cô tháo đôi xăng đan đầy bụi và đưa cho người đầy tớ để anh ta lau sạch, đồng thời với chiếc áo khoác  để anh ta giũ cho sạch bụi. Rồi cô nhúng các bàn chân vào thau nước mà cô đã đổ thuốc thơm, khiến cho nó có mầu hồng lạt. Cô lau sạch rồi hôn chúng. Rồi cô thay nước, để nước  sạch cho đôi tay. Trong khi chờ người đầy tớ mang xăng đan tới, cô ngồi chồm hổm trên thảm tại chân Giêsu và vuốt ve chúng. Trước khi xỏ xăng đan vào cho Người, cô lại hôn chân và nói: “Đôi chân thánh đã đi biết bao đường đất để tìm con!”

        Matta thực tế hơn trong tình yêu của cô. Cô nghĩ đến những nhu yếu của con người và cô hỏi: “Thưa Thầy, ngoài các môn đệ Thầy, còn ai tới nữa không?”

        Giêsu trả lời: “Thầy chưa biết chính xác, nhưng con có thể sửa soạn cho năm người, thêm vào số các tông đồ của Thầy”.

        Matta đi khỏi.

        Giêsu đi ra ngoài vườn rợp bóng và tươi mát. Người chỉ có chiếc áo dài mầu xanh lơ đậm đơn giản. Áo khoác của Người, Maria đã gấp lại cẩn thận và để trên ghế trong phòng. Maria cũng theo Giêsu ra. Họ đi trên những lối đi được chăm sóc cẩn thận, giữa các luống hoa, cho tới một cái ao nuôi cá, trông như một chiếc gương bị rớt giữa đám cây xanh. Nước rất trong, chỉ hơi đụng đậy chỗ nọ chỗ kia do một con cá quậy, hoặc do những giọt nước li ti của tia nước chảy vào ở giữa ao.

        Có những chiếc ghế để ngồi ở gần một cái bể rất lớn, tựa như một cái hồ nhỏ, từ đó chảy ra những dòng nước nhỏ để tưới cây. Tôi tin rằng một trong những dòng nước này cung cấp nước cho ao cá. Còn những dòng khác nhỏ hơn, dùng để tháo nước ra khi tưới cây.

        Giêsu ngồi xuống trên một cái ghế đặt ngay trên thành bể. Maria ngồi ở chân Người, trên lớp cỏ được cắt đẹp đẽ. Lúc đầu thì không ai nói gì cả. Rõ ràng là Giêsu thưởng thức sự lặng lẽ, và nghỉ ngơi trong sự tươi mát của khu vườn. Maria sung sướng nhìn Người.

        Giêsu chơi với làn nước ở trong bể. Người nhúng đầu các ngón tay vào để vẽ trên mặt nước, tạo ra những sóng nhỏ. Rồi Người nhúng hết bàn tay vào trong nước mát: “Cái nước này đẹp tuyệt vời!” Người nói.

        – Nó làm vui lòng Thầy chừng nào! – Maria nói.

        – Ừ, Maria, bởi vì nó trong. Coi này, không một vết bùn nào. Đó là nước, nhưng nó trong tựa như không có gì ở trong bể cả; tựa như nó không phải là một yếu tố vật chất, nhưng tinh thần. Chúng ta có thể đọc ở dưới đáy những lời các con cá nhỏ nói với nhau.

        – Tựa như người ta đọc ở đáy các tâm hồn trong sạch, phải không Thầy? Và Maria thở dài với một sự hối tiếc kín đáo.

        Giêsu nhận ra cái thở dài mà nàng chận lại, và Người đọc được sự ân hận mà nụ cười che đi. Người liền chữa ngay cho nỗi khổ của Maria:

        – Những tâm hồn trong sạch, họ ở đâu, Maria? Một ngọn núi dời chỗ đi còn dễ hơn một tạo vật biết duy trì sự trong sạch cho khỏi ba thứ ô uế. Có qúa nhiều thứ lay động và dậy men ở chung quanh một người trưởng thành, và họ không thể luôn luôn ngăn cản được nó thâm nhập vào bên trong. Chỉ có các trẻ nhỏ là có tâm hồn thiên thần, tâm hồn còn được bảo vệ bởi sự ngây thơ về những hiểu biết  có thể biến thành bùn. Chính vì vậy mà Thầy rất yêu chúng. Thầy nhìn thấy nơi chúng một tia của sự trong sạch vô tận. Chỉ có chúng nó là còn mang được trong mình cái kỷ niệm của Trời.

        Mẹ Thầy là người đàn bà với tâm hồn trẻ thơ, và còn hơn nữa, Mẹ là người đàn bà có tâm hồn thiên thần. Mẹ là Evà vừa ra khỏi bàn tay Chúa Cha. Maria, con hãy tưởng tượng bông huệ đầu tiên nở ra trong vườn của trái đất nó thế nào. Những người đến với nước này, họ cũng rất đẹp, nhưng người đầu tiên vừa ra khỏi bàn tay Đấng Tạo Hóa! Đó là bông hoa hay hạt kim cương? Đó là những cánh hoa hay những lá bạc tinh ròng? Vậy thì mẹ Thầy còn trong sạch hơn bông huệ đầu tiên này, bông hoa đã ướp thơm các làn gió.  Hương thơm đồng trinh bất khả xâm phạm của mẹ tràn đầy Trời và đất. Và chính sau lưng mẹ, các kẻ tốt lành của mọi dòng thế kỷ sẽ bước theo.

        Thiên Đàng là ánh sáng, hương thơm và hòa hợp. Nhưng nếu ở trong đó, Chúa Cha không được sung sướng chiêm ngắm Đấng Hoàn Toàn Đẹp Đẽ, đấng đã làm cho trái đất trở thành Thiên Đàng; nếu trong tương  lai, Thiên Đàng không được chiếm hữu bông huệ sống, trong đó có ba cái bầu nhị cái bằng lửa của Thiên Chúa Ba Ngôi: Ánh sáng, hương thơm và hòa hợp, thì niềm vui của Thiên Đàng sẽ giảm đi một nửa. Sự trong sạch của Mẹ Thầy sẽ là viên ngọc của Thiên Đàng. Nhưng Thiên Đàng thì vô giới hạn! Con sẽ nói gì về một ông vua chỉ có một viên ngọc trong kho tàng của ông? Dù đó là viên ngọc tuyệt vời?

        Khi Thầy sẽ mở cửa Nước Trời… – đừng thở dài, Maria, chính vì việc này mà Thầy đã tới – thì nhiều người công chính và các trẻ nhỏ sẽ vào. Một cơ đội trong trắng ở đàng sau cẩm bào đỏ của Đấng Cứu Thế. Nhưng như vậy cũng còn qúa ít về số các viên ngọc, là các công dân của Jêrusalem đời đời. Và rồi… Khi giáo lý về Sự Thật và Sự Thánh Hóa được người ta biết đến, khi cái chết của Thầy ban lại Ân Sủng cho loài người, thì làm sao các người trưởng thành có thể chinh phục nước Trời, nếu đời sống tội nghiệp của con người là một vũng bùn liên tục làm cho họ dơ bẩn? Vậy có phải lúc đó Thiên Đàng của Thầy chỉ thuộc về đám trẻ nhỏ thôi sao? Ồ, không. Phải biết trở nên nhỏ, nhưng Nước Trời cũng mở ra cho các người lớn nữa.

        Giống như trẻ nhỏ… Đó là sự trong sạch. Con thấy làn nước này không? Nó có vẻ rất trong. Nhưng hãy quan sát: Chỉ cần với một cây sậy, Thầy quậy ở đáy bể là nó thành đục. Các đồ mục nát và bùn nổi lên. Sự trong suốt của nó trở thành vàng vàng, và sẽ không ai uống nó nữa. Nhưng nếu Thầy nhấc cái que ra, sự bình an trở lại, nước sẽ từ từ lấy lại sự trong suốt và vẻ đẹp của nó. Cái que là tội lỗi. Các linh hồn cũng vậy. Con hãy tin: sự sám hối là cái thanh tẩy linh hồn…

        Thình lình Matta chạy tới, thở dốc: “Maria, em còn ở đây sao? Chị có biết bao điều phải lo!… Thời giờ qua đi, các khách sắp sửa tới mà còn bao thứ phải làm: các nữ đầy tớ thì lo làm bánh, các nam đầy tớ thì lo chặt thịt và nấu nướng. Chị phải lo bàn ghế, khăn  bàn và đồ uống. Nhưng còn phải hái trái cây và pha nước bạc hà và nước mật ong…”

        Maria nghe các lời phàn nàn của chị cô chút đỉnh, rồi với nụ cười sung sướng, cô tiếp tục nhìn Giêsu và không nhúc nhích khỏi chỗ.

        Matta yêu cầu sự trợ giúp của Giêsu: “Thầy coi, con nổi nóng chừng nào! Thầy cho là chính đáng để con sửa soạn mọi thứ một mình sao? Thầy bảo nó phụ với con chứ!” Matta thực tình tức giận.

        Giêsu nhìn bà với một nụ cười nửa êm dịu, nửa như chế nhạo.

        Matta hơi bị xúc phạm: “Thầy ơi, con nói đứng đắn đó. Thầy coi nó nhàn hạ chừng nào! Trong khi con làm việc thì nó ngồi ở đây để nhìn…”

        Giêsu làm vẻ nghiêm trang hơn: “Matta, không phải là nhàn hạ, đó là tình yêu. Nhàn hạ là trước đây cơ. Con đã khóc biết bao vì sự nhàn hạ bất xứng đó. Nước mắt của con đã làm cho lẹ làng sự vận động của Thầy để cứu nó cho Thầy, và để trả nó cho tình thương ngay thẳng của con. Con muốn cãi cọ với nó về tình yêu của nó đối với Vị Cứu Tinh của nó sao? Con thích thà rằng nó ở xa đây để khỏi thấy con làm việc, và như vậy nó cũng ở xa Thầy sao? Matta, Matta! Vậy Thầy có phải nói với con rằng nó (và Giêsu để tay lên đầu Maria) đã đến từ rất xa, mà đã vượt qua con trong tình yêu không? Thầy có phải nói với con rằng nó, trước đây chẳng biết nói một lời nào tốt, mà bây giờ là kẻ uyên bác trong khoa học của tình yêu không? Hãy để cho nó bình an. Trước nó đã bệnh qúa nặng, bây giờ là thời kỳ dưỡng bệnh để sức khỏe trở lại bằng cách uống những đồ uống bổ dưỡng. Nó đã qúa khổ sở, bây giờ ra khỏi cơn ác mộng, nó nhìn vào nó và chung quanh nó, và nó khám phá ra cái ‘chính mình’ mới và thế giới mới. Hãy để nó được an toàn để làm việc đó. Chính với cái ‘mới’ của nó, nó phải quên qúa khứ để chinh phục cái vĩnh cửu… Nó sẽ chinh phục không phải chỉ bằng việc làm, mà còn bằng sự thờ phượng. Sẽ có một phần thưởng cho những kẻ cho vị tông đồ hay vị tiên tri một miếng bánh, nhưng một phần thưởng gấp đôi sẽ được ban cho kẻ quên cả ăn uống vì yêu Thầy, bởi vì nó có một tâm hồn lớn hơn thể xác, và một tâm hồn biết yêu mạnh hơn những nhu cầu của con người, dù là hợp pháp. Matta, con lo lắng nhiều chuyện qúa! Đối với nó, chỉ có một chuyện thôi, và chỉ một chuyện này là đủ cho tâm hồn nó và cho Chúa của nó, cũng là Chúa của con. Con hãy bỏ rơi những chuyện vô ích. Hãy bắt chước em con. Maria đã chọn phần tốt nhất, là phần sẽ không bao giờ bị lấy mất. Khi mọi nhân đức sẽ qua đi, bởi vì nó không cần thiết cho các công dân của Nước Trời nữa, thì chỉ còn lại nhân đức duy nhất là Đức Ái. Nó sẽ tồn tại muôn đời. Một mình nó là Bà Hoàng. Maria đã chọn nó, đã giữ nó như cái khiên và cây gậy. Với nó giống như với cánh của các thiên thần, nó sẽ tới được Nước Trời của Thầy”.

        Matta bị hạ giá, cúi đầu và bỏ đi. Maria nói để biện hộ cho chị cô:

        – Chị con yêu Thầy lắm, vì chị chịu cực rất nhiều để tôn vinh  Thầy…

        – Thầy biết, và chị ấy sẽ được thưởng. Nhưng chị ấy cần được thanh lọc, giống như người ta thanh lọc cái nước này, về cái lối suy nghĩ loài người của chị ấy. Con nhìn coi, cái nước này lại trở nên trong khi chúng ta nói. Matta sẽ được thanh lọc nhờ những lời Thầy đã nói với chị ấy. Con… con được, nhờ sự sám hối chân thành của con…

        – Không, thưa Thầy, bởi ơn tha thứ của Thầy. Sự sám hối của con không đủ để tẩy rửa tội lỗi nặng nề của con…

        – Nó đã đủ và sẽ đủ cho tất cả các chị em sẽ biết bắt chước con, cho tất cả những kẻ tội nghiệp, bị tàn tật về tâm hồn. Sự sám hối chân thành là cái lưới để lọc, rồi tình yêu sẽ là chất ngăn ngừa cho khỏi bị dơ trở lại. Đó là lý do vì sao các người mà cuộc sống đã làm cho trưởng thành và tội lỗi, có thể lại trở nên sạch tội như các trẻ nhỏ và được vào Nước Thầy giống như chúng. Bây giờ chúng ta về nhà thôi, để Matta không phải ở lâu qúa trong đau khổ. Chúng ta hãy mang tới cho chị ấy nụ cười của người bạn và người em.

        Chúa Giêsu nói :

        “Không cần bình luận. Dụ ngôn về nước đã là một sự bình luận để thi hành sự sám hối trong các con tim.

        Như vậy là con đã có cái vòng tròn đầy đủ về Maria Mađalêna. Từ sự chết đến sự sống. Đó là sự phục sinh lớn nhất trong Tin Mừng của Cha. Cô ta đã phục sinh từ bảy cái chết. Cô ta đã trở lại với sự sống. Con đã thấy cô ta giống như một cây hoa mọc lên ở giữa bùn, và cái cộng của bông hoa mới càng ngày càng vươn cao, rồi nở hoa cho Cha, tỏa hương thơm cho Cha, chết cho Cha. Con đã thấy cô ta là tội nhân, rồi ước ao tới nguồn nước, rồi sám hối, rồi được tha thứ, rồi yêu mến, rồi nghiêng xuống cách thương xót trên cơ thể bất động của Chúa cô, rồi là tôi tá của người Mẹ mà cô yêu mến, bởi vì đó là Mẹ Cha. Sau cùng, sám hối tại cửa Thiên Đàng.

        Hỡi các linh hồn sợ sệt, hãy học biết không phải sợ hãi Cha khi đọc đời sống của Maria Magđala.

        Hỡi các linh hồn biết yêu, hãy học ở nàng để biết yêu với sự nồng nàn của Sêraphim.

        Hỡi các linh hồn đã lầm lạc, hãy học ở nàng cái khoa học chuẩn bị cho Nước Trời.

        Cha chúc lành cho tất cả các con để giúp các con trỗi dậy. Hãy đi bằng an”.

 Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/05/cavathanhgia.gif

          GHI CHÚ: Được sự cho phép của dịch gỉa, và sự khuyến khích của Linh mục Giuse Hoàng Minh Thắng, TĐMVSK xin gởi đường link trọn bộ 10 quyển để đáp ứng cho những ai muốn download và đọc ngay bộ sách vô gía này.


Download TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI 

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo 

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

by Tháng Mười Một 2, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta), Tâm Linh
Cuộc đời Chúa Giêsu – Quyển 1,9 -10

Cuộc đời Chúa Giêsu – Quyển 1,9 -10

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/dangchua.jpg

9* “BÔNG HUỆ CỦA MÁ!  TRONG BA NĂM NỮA, CON SẼ Ở ĐÂY”

         Tôi thấy Joakim và Anna cùng với Zacari và Êlisabet. Họ ra

khỏi một căn nhà ở Jêrusalem, chắc chắn là nhà bạn hữu hay bà

con. Họ hướng về Đền Thờ để làm nghi thức thanh tẩy.

     Anna ẵm con bà trong tay. Cô bé được quấn tã rất cẩn thận, nhất

là được bọc trong một cái mền len nhẹ, chắc là rất mềm và ấm. Với

biết bao cẩn thận và biết bao tình yêu, bà ẵm và canh chừng tạo vật

bé nhỏ của bà. Thỉnh thoảng bà lật mép tấm vải mịn và ấm lên để

coi xem Maria có thở dễ dàng không, rồi bà phủ trở lại để tránh khí

lạnh của một ngày mùa đông đẹp trời nhưng rất lạnh.

     Êlisabét cầm các gói trong tay. Joakim cầm sợi giây để dắt hai

con chiên lớn và rất trắng. Zacari không mang gì cả. Ông rất đẹp

trong y phục vải gai trắng với chiếc áo khoác nặng bằng len, cũng

mầu trắng. Một Zacari rất trẻ hơn là ông mà tôi nhìn thấy trong thị

kiến về sinh nhật của ông Tẩy Giả, và còn đầy sinh lực. Êlisabét

cũng là một đàn bà đứng tuổi, nhưng còn tươi mát. Mỗi lần Anna

nhìn cô bé, bà cũng cúi xuống như xuất thần trên khuôn mặt nhỏ

đang ngủ. Bà cũng rất đẹp trong cái áo mầu xanh lơ ngả mầu tím

đậm, và khăn voan phủ trên đầu, rủ xuống vai và rủ trên áo khoác

mầu đậm hơn áo trong.

      Nhưng nhất là Joakim và Anna, rất trịnh trọng trong bộ y phục

ngày lễ. Trái với thói quen, ông không mặc áo mầu nâu đậm, nhưng

một áo dài mầu đỏ đậm – như mầu ngày nay chúng ta gọi là mầu đỏ

thánh Giuse – và các tua của áo khoác thì mới tinh và đẹp. Ông

cũng mang trên đầu một tấm khăn hình chữ nhật, có quấn quanh

một cái đai tròn bằng da. Tất cả y phục của ông đều mới và mỏng.

     Anna thì ôi! Hôm nay không mặc mầu đậm. Bà mặc một áo

mầu vàng rất lợt, hầu như ngà cũ, được thắt lại ở lưng, ở cổ và cổ

tay. Đầu bà phủ khăn voan rất mỏng, dệt hoa kiểu như hàng gấm,

cũng được giữ ở trán bởi một băng qúi và mỏng. Ở cổ có đeo giây

chuyền của thợ bạc và ở cổ tay có các vòng xuyến. Bà giống như

Bà Hoàng, xứng với những thứ bà mang trên áo, nhất là áo khoác

vàng lợt, viền theo kiểu Hy Lạp, thêu rất đẹp và hợp mầu sắc.

     – Tôi trông chị giống như trong ngày đám cưới của chị. Lúc đó

tôi còn là một con bé, nhưng tôi còn nhớ chị rất đẹp và sung sướng.

     – Nhưng bây giờ tôi còn hơn vậy nữa… Tôi đã muốn mang những

đồ trang sức đó cho nghi lễ này. Tôi đã giữ nó cho ngày lễ này… Và

 tôi không hy vọng được mang nữa cho một ngày như vầy.

     – Chúa đã yêu chị nhiều lắm – Êlisabét nói với tiếng thở dài.

     – Chính vì vậy mà tôi dâng cho Người cái mà tôi yêu nhất: bông

hoa này… Bông hoa của tôi.

     – Chị sẽ làm cách nào để dứt nó ra khỏi lòng chị khi đến giờ?

     – Tôi sẽ nhớ lại là tôi không có nó mà Thiên Chúa đã ban nó cho

tôi. Tôi sẽ luôn luôn sung sướng hơn vào giờ đó, khi tôi biết nó ở

trong Đền Thờ. Tôi sẽ bảo mình: “Nó cầu nguyện ở gần nhà tạm,

nó cũng cầu nguyện Thiên Chúa Israel cho má nó”, và tôi sẽ cảm

thấy bình an. Tôi sẽ cảm thấy một bình an lớn lao hơn khi tôi tự nói:

“Nó hoàn toàn thuộc về Người. Khi hai người già này, những kẻ đã

nhận được nó từ trời, không còn nữa, thì Người, Thiên Chúa, sẽ vẫn

là Cha nó”. Hãy tin tôi, tôi chắc chắn điều đó. Đứa trẻ này không

thuộc về chúng tôi. Tôi không còn ở trong tình trạng làm được gì…

mà Người đã đặt nó vào lòng tôi, ơn huệ của Thiên Chúa, để lau

nước mắt cho tôi, để củng cố niềm hy vọng và lời cầu nguyện của

chúng tôi. Vậy nó thuộc về Người. Đối với chúng tôi, chúng tôi là

những người được sung sướng để canh giữ nó… Nguyện cho Người

được chúc tụng.

      Họ tới các bức tường của Đền Thờ.

     – Trong khi qúi vị tới cửa Nicanore, tôi đi báo cho thầy cả, rồi tôi

cũng sẽ đến với qúi vị – Zacari nói, và ông biến đi sau cái cửa vòm

cung dẫn tới một sân rộng có các hành lang bao quanh.

Nhóm người tiếp tục đi qua nhiều sân kế tiếp nhau, bởi vì – tôi

không biết tôi đã bao giờ nói tới chưa – nội khu đền thờ không cùng

một mặt bằng, nhưng nó lên cao bởi nhiều chặng liên tiếp càng lúc

càng cao. Người ta vào mỗi chặng bằng các bậc thềm, và ở mỗi

chặng có một sân nhỏ, các hành lang và các lối vào được trang

điểm lộng lẫy bằng đá cẩm thạch, hoặc đồng hay vàng.

      Trước khi tới nơi hẹn, họ dừng lại để lấy ở giỏ ra các thứ họ

mang theo: Các bánh tráng, tôi thấy hình như vậy, nó rộng và bằng

phẳng, có trét bơ; bột trắng, hai con bồ câu ở trong lồng bằng cây

lác, và hai đồng tiền bằng bạc rất lớn: chắc chắn là đồng tiền,

nhưng nó nặng chừng nào! May mắn là thời đó không có túi, nếu

không thì nó làm thủng đáy túi.

     Đây là cái cửa Nicanore rất đẹp: Tất cả các công việc chạm trổ

bằng đồng khối dát bạc. Zacari đã ở bên cạnh một thầy cả, oai

phong trong y phục vải gai của ông. Anna nhận sự vảy nước, có lẽ

nước xá giải. Rồi người ta ra lệnh cho bà tiến lên trước bàn thờ Hy

Tế.

     Đứa trẻ không còn ở trong tay mẹ. Êlisabét đã ẵm nó và bà còn

đứng ở bên ngoài cửa vào. Đến lần ông, Joakim tiến vào đàng sau

vợ ông. Ông đi giật lùi để kéo một con chiên tội nghiệp, nó kêu bê

bê. Còn tôi… Tôi làm giống như cảnh thanh tẩy của Maria: Tôi

nhắm mắt lại để khỏi thấy cảnh giết chóc này.

     Bây giờ Anna đã được thanh tẩy.

     Zacari nói nhỏ mấy câu gì với bạn đồng nghiệp của ông, ông

này nghe với nụ cười, rồi ông lại với nhóm người đã tái tụ để chúc

 mừng cha mẹ đứa trẻ vì niềm vui của họ, và mừng đức tin của họ

vào lời hứa. Rồi ông tiếp nhận con chiên thứ hai, với bột và bánh

tráng.

     – Vậy là đứa trẻ này được dâng hiến cho Chúa? Phúc lành sẽ đi

kèm nó cũng như với ông bà. Đây, Anna đang tới. Bà là một trong

các cô giáo: Anna Phanuel thuộc chi tộc Azer. Lại đây bà ơi! Đứa

trẻ này người ta dâng hiến vào Đền Thờ. Bà sẽ là cô giáo của nó,

và dưới sự trông coi của bà, nó sẽ tăng trưởng trong sự thánh thiện,

như một Bánh Thánh để ca tụng.

     Anna Phanuel, tóc đã trắng xóa, vuốt ve đứa trẻ, nó thức dậy và

mở đôi mắt thơ ngây, ngạc nhiên nhìn mầu trắng toát này, những

vàng bạc này, sáng loáng dưới mặt trời.

     Chắc hẳn nghi lễ đã chấm dứt. Tôi không thấy nghi thức đặc biệt

để dâng hiến bé Maria. Có lẽ chỉ cần nói với thầy cả, nhất là nói

với Thiên Chúa ở gần nơi Thánh là đủ rồi.

     – Tôi muốn dâng của lễ cho Đền Thờ và vào chỗ mà tôi đã nhìn

thấy ánh sáng hồi năm ngoái – Anna nói.

     Họ vào đó, có Anna Phanuel đi hộ vệ. Họ không vào Đền Thờ

chính thức. Ta hiểu điều đó, vì đây là các phụ nữ và đứa nhỏ là con

gái. Vậy họ không vào chỗ mà Maria sẽ đến để dâng hiến Con Mẹ.

Nhưng ở rất gần cái cửa mở rộng, họ nhìn vào chỗ tối mờ mờ ở bên

trong, nơi vọng ra các tiếng hát êm đềm của các cô gái trẻ, nơi các

ánh sáng qúi tỏa ra một vùng sáng vàng trên hai dẫy đầu trùm khăn

trắng: hai hàng bông huệ thực sự.

     – Bông huệ của má! Trong ba năm nữa, con sẽ ở đây – Anna hứa

với Maria, cô như bị thôi miên, nhìn vào phía trong và mỉm cười với

tiếng ca chậm rãi các thánh vịnh.

     – Làm như nó hiểu! – Anna Phanuel nói. “Một cô bé đẹp, nó sẽ

rất thân thiết đối với tôi, giống như nó thuộc về tôi, người mẹ. Tôi

hứa điều đó với bà, nếu tuổi tác còn cho tôi thi hành”.

     – Bà ơi, bà sẽ ở đó – Zacari nói. “Bà sẽ nhận nó vào số các cô gái

trẻ được dâng hiến. Tôi cũng sẽ ở đó. Tôi muốn ở đây vào ngày đó

để bảo nó cầu nguyện cho chúng tôi ngay từ khi nó nhập Đền…” Và

ông nhìn vợ ông. Bà hiểu và thở dài.

     Nghi lễ chấm dứt. Anna Phanuel rút lui, trong khi những người

khác ra khỏi Đền Thờ, nói chuyện với nhau.

     Tôi nghe Joakim nói: “Không phải chỉ có hai con chiên tốt nhất

của tôi mà thôi. Tôi có thể dâng tất cả để ca tụng Chúa vì niềm vui

này”.

     Tôi không thấy gì khác nữa.

10* “ĐÂY, CON TRẺ VẸN TOÀN VỚI QỦA TIM BỒ CÂU”

       Chúa Giêsu nói:

       Salômôn đã nói trong sách Khôn Ngoan: “Nếu ai bé nhỏ, hãy

đến với ta”. Và thực sự, từ pháo đài của Người, từ các bức tường

của kinh thành Người, Đấng Khôn Ngoan đời đời đã nói với con trẻ

đời đời: “Hãy đến với Ta”. Người nóng lòng muốn chiếm hữu cô.

Sau này, người con của Con Trẻ hoàn toàn trong sạch sẽ nói: “Hãy

để các trẻ nhỏ đến với Thầy, vì nước Trời thuộc về chúng, và ai

 không trở nên giống như chúng thì sẽ không có chỗ trong nước

Thầy”.

      Các tiếng nói gặp nhau, và khi tiếng nói từ trời kêu với bé Maria:

“Hãy đến với Ta”, thì tiếng của Con Người nói lên khi nghĩ đến Mẹ

Người: “Hãy đến với Thầy, nếu các con biết làm trẻ nhỏ”.

Gương mẫu này, Cha ban cho các con nơi Mẹ Cha.

     Đây là con trẻ vẹn toàn với qủa tim bồ câu, đơn sơ và trong

sạch, đấng mà năm tháng và sự tiếp xúc với đời không thể đụng tới

bằng sự tàn bạo và trụy lạc của nó, hay bằng các con đường quanh

co dối trá của nó. Maria đã từ chối sự tiếp xúc này. Hãy đến với

Cha trong khi nhìn ngắm Mẹ.

     Con là kẻ đã nhìn thấy Mẹ, hãy nói cho Cha: cái nhìn trẻ thơ của

Người có khác với cái nhìn mà con đã thấy nơi Người ở dưới chân

Thánh Giá, hay trong sự hân hoan của lễ Hiện Xuống, hay vào giờ

mà mu mắt Người đã che lấy đôi mắt linh dương của Người trong

giấc ngủ sau cùng không? Không. Đây là cái nhìn không rõ ràng và

ngạc nhiên của trẻ nhỏ, rồi sẽ là cái nhìn ngạc nhiên và kính trọng

của sự Truyền Tin, rồi cái nhìn hạnh phúc của bà mẹ ở Bétlem, rồi

cái nhìn thờ lạy của người môn đệ đầu tiên và cao cả của Cha, rồi

cái nhìn tan nát của cực hình Golgôta, rồi cái nhìn rạng rỡ của sự

Sống Lại và Hiện Xuống, rồi cái nhìn che phủ trong giấc ngủ xuất

thần của linh thị sau cùng. Nhưng dù nó mở ra để nhìn lần đầu cũng

như khi nó kiệt quệ khép lại trước ánh sáng sau cùng, sau khi đã

thấy bao là niềm vui và ghê sợ, con mắt vẫn thanh quang, trong

sạch; một mảnh trời yên tĩnh, sáng ngời, luôn luôn giống nhau dưới

vầng trán của Maria. Giận dữ, dối trá, kiêu căng, ô uế, thù ghét, tò

mò… không bao giờ làm dơ bẩn nó bằng những làn mây ám khói

của chúng.

     Đó là con mắt nhìn về Thiên Chúa với tình yêu ở giữa nước mắt

hay tiếng cười. Con mắt mà vì tình yêu Thiên Chúa để vuốt ve, tha

thứ và chịu đựng tất cả. Và tình yêu đối với Thiên Chúa làm cho nó

không thể bị tổn thương trước các tấn công của Sự Ác, cái đã bao

lần dùng con mắt để thâm nhập vào tâm hồn. Con mắt trong sạch,

bình an, ân phúc mà các kẻ trong sạch, các thánh và các kẻ say mê

Thiên Chúa có được.

     Cha đã nói: “Con mắt là ánh sáng của cơ thể. Nếu mắt trong

sạch, tất cả cơ thể đều ở trong ánh sáng. Nếu mắt mờ ám, toàn thân

sẽ ở trong tối tăm”. Các thánh có con mắt này, nó là ánh sáng của

tâm hồn và hạnh phúc cho thân xác, vì cũng như Maria, suốt đời họ

chỉ nhìn Thiên Chúa, và còn hơn nữa: Họ chỉ tưởng nhớ tới Thiên

Chúa.

     Hỡi tiếng nói nhỏ, Cha sẽ giải thích cho con ý nghĩa của lời sau

cùng mà Cha đã nói với con.

Download TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI 

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo 

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI – QUYỂN 1,8

TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI – QUYỂN 1,8

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/10/OurLadySlayingSatan.jpg

8* “LINH HỒN NGƯỜI ĐÃ XUẤT HIỆN ĐẸP ĐẼ
NGUYÊN VẸN NHƯ KHI THIÊN CHÚA NGHĨ TỚI”

          Chúa Giêsu nói:

          Hãy chỗi dậy mau, hỡi bạn nhỏ của Cha. Cha ước ao nồng nàn

muốn mang con đi với Cha trong trời xanh Thiên Quốc của sự chiêm

ngắm về đức đồng trinh của Mẹ Maria. Con sẽ ra khỏi đó với tâm

hồn tươi mát giống như con vừa được tạo dựng bởi Chúa Cha, một

Evà nhỏ, chưa biết gì về xác thịt. Con sẽ ra khỏi đó với tâm hồn

được thắp sáng, vì con sẽ được chìm ngập trong tuyệt tác phẩm của

Thiên Chúa. Con sẽ ra khỏi đó với tất cả con người của con đầy

tràn tình yêu, vì con biết hiểu như Thiên Chúa biết yêu. Nói về sự

thụ thai của Mẹ Maria, đấng không tì vết, có nghĩa là ngụp lặn

trong trời xanh, trong ánh sáng, trong tình yêu. Hãy đến và hãy đọc

về vinh quang của Người trong sách của tiền nhân:

          “Thiên Chúa đã có ta từ khởi đầu các công trình của Người, từ

khởi nguyên, trước việc tạo dựng. Người đã đặt ta làm nguồn gốc

của mọi loài, trước khi trái đất được tạo dựng. Khi các vực thẳm

chưa hiện hữu, Người đã sinh ra ta. Khi các suối nước sự sống chưa

chảy, và các trái núi chưa được dựng nên với cái khối nặng nề vĩ

đại của chúng, và các ngọn đồi chưa được phơi ra dưới mặt trời, thì

ta đã được sinh ra. Khi Thiên Chúa dựng nên trái đất, sông ngòi và

cái trục của thế giới thì ta đã có. Ta đã hiện diện lúc Người sửa

soạn bầu trời. Qủa vậy, khi Người dùng một định luật bất biến để

đóng vực thẳm lại dưới bầu trời; khi người củng cố sự vững bền của

vòm trời ở trên cao, và khi Người làm ra các nguồn nước sự sống,

khi Người đặt định giới hạn cho biển cả và áp đặt các định luật cho

khối nước; khi Người truyền cho khối nước không tràn bờ, khi Người

 đặt nền móng cho trái đất, ta đã ở với Người để tổ chức mọi sự.

          Trong niềm vui vô tận, ta vui chơi giữa vũ trụ…”

Các con đã áp dụng những lời này cho Sự Khôn Ngoan, nhưng

nó nói về Mẹ, người mẹ hoàn toàn đẹp đẽ, hoàn toàn thánh thiện;

người mẹ Đồng Trinh của Đấng Khôn Ngoan là chính Cha, một

cách cá nhân: Cha, người đang nói với con. Cha đã muốn con viết

những câu thơ đầu của thi ca này trên đầu cuốn sách nói về Mẹ, để

người ta nhận ra và biết rằng Mẹ là sự khuây khỏa, là niềm vui của

Thiên Chúa, nguyên nhân của niềm vui vững bền, toàn vẹn, mật

thiết của Thiên Chúa độc nhất, Ba Ngôi, đấng cai trị các con, yêu

thương các con; đấng mà loài người đã làm cho bao lý do buồn. Mẹ

là lý do đã làm cho Thiên Chúa để cho giống người trường tồn,

trong khi vào lúc thử thách đầu tiên, nó đã đáng bị tiêu diệt; Mẹ là

nguyên nhân sự tha thứ mà các con đã nhận được.

          Có Maria để được yêu bởi Người! Ôi! Điều đó đã đáng chịu khổ

để tạo dựng loài người, để cho họ sống, để hạ lệnh rằng họ sẽ được

tha thứ, để có một Trinh Nữ Đẹp, một Trinh Nữ Thánh, một Trinh

Nữ Vô Nhiễm, một Trinh Nữ được chiếm hữu bởi Tình Yêu, người

con gái chí yêu, người Mẹ hoàn toàn trong sạch, vị Hiền Thê yêu

dấu! Thiên Chúa đã ban ơn cho các con, và còn ban cho các con

hơn nữa để được chiếm hữu Tạo Vật đã là sự ngon lành thỏa thích

của Người, là mặt trời của Mặt Trời Người, là hoa của vườn Người.

Và Người còn tiếp tục cho các con biết bao qua Mẹ, bởi lời xin của

Mẹ, vì niềm vui của Mẹ, bởi vì niềm vui của Mẹ hòa lẫn với niềm

vui của Thiên Chúa, và làm gia tăng nó bằng những ánh sáng làm

cho ánh sáng vĩ đại của Thiên Đàng lấp lánh, và mỗi tia sáng đều

là một ân huệ cho vũ trụ, cho loài người, cho ngay cả chính các

Thánh, những đấng hằng trả lời trong một tiếng kêu Alleluia linh

hoạt cho hết mọi phép lạ của Thiên Chúa. Mẹ được tạo dựng bởi

Thiên Chúa, bởi ước muốn được nhìn nụ cười rạng rỡ niềm vui của

đức Trinh Nữ.

          Thiên Chúa đã muốn ban một ông vua cho cái vũ trụ mà

Người đã tạo dựng nên từ hư vô, một ông vua để làm kẻ thứ nhất

trong thế giới vật chất, giữa tất cả các loài từ vật chất mà ra, và chính

nó ũng là vật chất; một ông vua chỉ hơi kém Thiên Chúa về bản tính

siêu nhiên, được phối hợp với Ân Sủng như nó đã là trong sự vô tội

của những ngày đầu tiên của nó. Những Trí Tuệ Tối Cao biết hết

mọi biến cố dù xa xôi nhất trong các chiều sâu của mọi thế kỷ,

đấng liên tục nhìn thấy mọi sự đã có, đang có và sẽ có, và trong khi

Người nhìn xem qúa khứ và quan sát hiện tại, Người nhìn sâu vào

tương lai xa xôi nhất, và Người biết cả thế nào là cái chết của con

người sau cùng. Tất cả những điều đó không lộn xộn, cũng không

gián đoạn. Người luôn luôn biết rằng ông vua mà người tiên liệu,

được tạo dựng để là một Bán Thiên Chúa ở bên cạnh Người trên

trời, kẻ thừa tự của Chúa Cha, được đi vào Nước Người trong tình

trạng trưởng thành, sau khi đã sống trong nhà mẹ nó – là trái đất mà

người đã tạo nên – trong suốt thời thơ ấu của người Con Thiên Chúa

trong thời kỳ nó cư ngụ trên trái đất, Người không phải không biết

 rằng nó sẽ chống lại chính nó bằng cách phạm tội ác là giết chết

Ân Sủng ở trong nó, và tội ăn cắp là chạy trốn Thiên Đàng.

          Vậy tại sao Người lại tạo dựng nên nó? Chắc chắn nhiều người

sẽ tự hỏi như vậy. Các con có thích hơn là thà đừng có mình không?

Với chính Mẹ, mẹ chẳng đáng sống những ngày trên mặt đất này

để được biết và cảm phục vẻ đẹp vô tận mà bàn tay Thiên Chúa đã

tung vãi trong vũ trụ, mặc dầu nghèo, trần trụi, và bị trở nên cay

đắng bởi sự độc ác của các con sao?

          Để cho ai mà Người đã làm ra các tinh tú, các hành tinh vận

chuyển như các mũi tên băng qua bầu trời, hoặc chuyển đi có vẻ

như chậm chạp nhưng hùng vĩ trong lộ trình sao xẹt của nó, để cho

các con ánh sáng và các mùa; cho các con mãi mãi, bất dịch, nhưng

luôn luôn thay đổi một trang mới để đọc trên không trung vào mỗi

buổi chiều, mỗi tháng, mỗi năm? Tựa như chúng muốn nói với các

con: “Hãy quên cái nhà tù, hãy để ra một bên những quảng cáo

đầy sự tối ám, hôi thối, dơ bẩn, độc hại, gian trá, phạm thượng, đồi

trụy của các bạn, và hãy cất cao mình lên, ít là bằng cái nhìn, về

vùng tự do vô biên giới của các tầng trời; hãy làm cho các bạn một

linh hồn trong sáng khi nhìn bao vẻ thanh quang. Hãy cho các bạn

một nguồn sáng và mang nó vào trong nhà tù tối đen của các bạn.

Hãy đọc các lời mà chúng tôi đã viết khi hát bài đồng ca thiên thể

của chúng tôi, du dương hơn chiếc phong cầm của Đại Thánh

Đường, những lời mà sự huy hoàng của chúng tôi viết, những lời mà

tình yêu của chúng tôi viết, bởi vì đấng đã ban cho chúng tôi hiện hữu

luôn luôn hiện diện đối với chúng tôi, và chúng tôi yêu Người vì đã

ban cho chúng tôi sự hiện hữu này, sự huy hoàng rực rỡ này, những

chuyển động này, sự tự do này và vẻ đẹp này ở giữa trời xanh đầy

dịu ngọt. Ở bên ngoài những thứ đó, chúng tôi thấy một trời xanh

còn tuyệt diệu hơn: Thiên Đàng. Chính bản thể của chúng tôi cho

chúng tôi hoàn thành được phần thứ hai của giới răn yêu thương,

bằng cách yêu các bạn là người đồng loại hoàn vũ của chúng tôi;

bằng cách yêu các bạn bởi tặng vật mà chúng tôi cho các bạn trong

khi cho các bạn phương hướng, ánh sáng, sức nóng và vẻ đẹp. Hãy

đọc lời mà chúng tôi nói cho các bạn, chính là lời đã gợi ra cho

chúng tôi: tiếng ca, sự rực rỡ, niềm vui của chúng tôi: Thiên Chúa”.

          Để cho ai mà người đã làm ra mầu xanh trong biếc này, chiếc

gương của trời, con đường về trái đất, nụ cười của dòng nước, tiếng

nói của đợt sóng? Chúng cũng là lời: tiếng xào xạc của tơ lụa, tiếng

cười bình an của trẻ thơ, tiếng thở dài của người già nhớ nhung và

khóc; cái tát của kẻ hung bạo, các chiếc sừng húc, các tiếng rống,

các tiếng gầm… Chúng luôn luôn không ngừng nói: “Thiên Chúa”.

Biển cả là để cho các con, cũng giống như bầu trời và các thiên

thể, và cùng với biển là các hồ, các sông, lạch, ao, và các suối

trong, tất cả những thứ dùng để mang các con, nuôi các con, giải

khát cho các con và tẩy rửa cho các con; tất cả những thứ phục vụ

các con trong khi phục vụ Đấng Tạo Hóa, mà không tràn bờ để dìm

ngập các con như các con đáng phải chịu.

          Để cho ai mà Người đã làm ra vô số gia đình các động vật,

như loài hoa bay và hát, như các tôi tớ chạy và làm việc cho các con,

nuôi các con, làm vui cho các con, vì các con là các vua của các thụ

tạo?

          Để cho ai mà Người đã tạo nên vô kể các loại cây cối, các hoa

giống như các con bướm, các hạt mầm, và các loài chim bất động:

các trái cây giống như các giây chuyền và các nữ trang bằng ngọc,

những cái thảm ở dưới chân các con, làm gối cho đầu các con nghỉ,

giải trí, lợi ích, niềm vui cho tâm hồn, cho các chi thể, mắt, mũi?

          Để cho ai mà Người đã làm ra các khoáng chất trong lòng đất

sâu, các chất muối ở bên dưới các suối nóng sôi hoặc băng giá,

chất lưu huỳnh, iốt, brome, nếu không phải vì sự thích thú của các

kẻ không phải là Thiên Chúa, mà là con Thiên Chúa, vật thể duy

nhất: loài người?

          Không cần thứ gì cho niềm vui hay nhu cầu của Thiên Chúa,

Người tự đầy đủ cho chính mình Người. Sự chiêm ngưỡng chính

mình Người là sự toàn phúc của Người, lương thực của Người, sự

sống của Người, sự nghỉ ngơi của Người. Tất cả mọi tạo vật không

thể làm gia tăng một nguyên tử của niềm vui vô tận của Người, vẻ

đẹp của Người, đời sống của Người, sức mạnh của Người. Tất cả

những thứ đó, Người làm ra cho tạo vật của Người, cho kẻ mà

Người muốn cho làm vua các vật được tạo dựng: cho con người.

          Để được thấy bao công trình của Thiên Chúa và cám ơn Người

vì uy quyền mà Người đã ban cho các con, điều đó cũng đáng chịu

khổ để sống, và các con phải biết ơn Người bằng đời sống của các

con. Các con phải biết ơn, cho dù các con không được cứu chuộc

vào lúc tận cùng thời gian. Quả vậy, vì được xếp vào hạng đầu tiên,

và các con vẫn luôn luôn được như vậy, mỗi người cách riêng, dù là

không tròn chức vụ, dù kiêu căng, dâm đãng, sát nhân… Thiên

Chúa vẫn chấp nhận cho các con được vui hưởng vẻ đẹp của vũ trụ,

và đối xử với các con như các con là người tốt, như những người con

tốt mà người ta dạy dỗ, và chấp nhận cho hết để làm cho đời sống

nó trở nên êm đềm và lành mạnh hơn. Điều mà các con biết là biết

nhờ ánh sáng của Thiên Chúa. Tất cả những gì các con khám phá

được đều là nhờ sự chỉ dẫn của Thiên Chúa, trong điều tốt. Còn

những hiểu biết khác, khi nó mang dấu hiệu của điều xấu, đều đến

từ kẻ Xấu Tối Cao: Satan.

          Đấng là Trí Tuệ Tối Cao biết tất cả. Người biết từ trước khi con

người hiện hữu rằng: bởi ý muốn tự do của nó, con người sẽ là kẻ

ăn cắp và sát nhân. Nhưng bởi vì Lòng Nhân Từ Đời Đời không có

giới hạn trong lòng tốt của Người, trước khi điều tội xảy ra, Người

đã nghĩ đến phương tiện để hủy diệt nó. Phương tiện đó là: Cha,

Ngôi Lời. Dụng cụ để làm phương tiện, một dụng cụ rất có hiệu

qủa: Maria. Và Đức Trinh Nữ được tạo dựng trong thượng trí của

Thiên Chúa. Hết mọi sự đều được tạo dựng cho Cha và bởi Cha:

Con yêu dấu của Chúa Cha.

      Cha, như một vị Vua, Cha phải có dưới chân vị Vua-Thiên-Chúa

của Cha những chiếc thảm và những báu vật mà không một triều

đình nào có thể có; và những lời ca, những tiếng nói, những tôi tớ

để bao bọc sự hiện hữu của Cha như không bao giờ có một đế

 vương nào có thể có; và những loài hoa, những đá ngọc, tất cả sự

tuyệt diệu, tất cả sự cao cả vĩ đại, tất cả những gì là qúi phái, là

thích thú; tất cả những gì có thể kéo ra từ tư tưởng của một Thiên

Chúa. Nhưng Cha phải là xác thể chứ không phải chỉ là thần trí.

Xác thể để cứu xác thể. Xác thể để siêu hóa thể xác và mang nó

lên trời nhiều thế kỷ trước giờ ấn định. Bởi vì thể xác được Thánh

Linh cư ngụ là một tuyệt tác phẩm của Thiên Chúa, và chính bởi

xác thể này mà Trời được tạo dựng.

          Để là thân xác, Cha cần một người mẹ. Để là Thiên Chúa, Cha

cần một người cha là Thiên Chúa. Đó là tại sao Thiên Chúa đã

dựng nên vị Hiền Thê và nói với Người: “Hãy đến với Ta, ở bên

cạnh Ta. Hãy nhìn tất cả những gì Ta làm cho Con chúng ta. Hãy

nhìn và hãy vui mừng, hỡi Trinh Nữ đời đời, người con đời đời. Hãy

để nụ cười của con đầy tràn Thiên Quốc này, và hãy cho các thiên

thần nốt nhạc dạo đầu, để nó dạy cho Thiên Đàng sự hòa hợp Thiên

Quốc. Ta nhìn con và ta thấy con như con sẽ là, ôi Người Nữ Vô

Nhiễm, bây giờ mới chỉ là một thần trí, thần trí mà trong đó Ta

chiêm ngắm Ta. Ta nhìn con và Ta ban cho biển cả và bầu trời mầu

xanh biếc như cái nhìn của con. Ta cho các hạt lúa thánh mầu tóc

của con; Ta cho bông huệ mầu trắng của con, và cho bông hồng

mầu hồng của con. Cũng giống như đối với làn da mịn màng của

con, những ngọc trai là những chiếc răng nhỏ của con. Ta làm ra

những trái dâu ngọt khi nhìn vào miệng con. Ta đặt vào họng chim

họa mi những nốt của giọng hát con, và Ta cho chim ca những tiếng

than của con. Khi đọc những tư tưởng trong tương lai của con, khi

nghe những nhịp đập của qủa tim con, Ta có được những khuôn

mẫu và những hướng dẫn cho việc tạo dựng. Hãy đến, hỡi Niềm

Vui của Ta! Cho con: Tất cả thế giới làm trò vui cho tới khi con là

ánh sáng nhảy múa trong tư tưởng của Ta. Đây, mọi thế giới cho nụ

cười của con. Cho con: Các tràng hoa tinh tú, các giây chuyền bằng

các thiên thể, mặt trăng ở dưới chân xinh xắn của con. Con hãy làm

cho con một khăn choàng bằng các tinh tú của giải Ngân Hà. Tất cả

cho con: Định tinh và hành tinh. Hãy đến và hãy tận hưởng, hãy

thưởng ngoạn muôn hoa sẽ giải khuây cho con trẻ của con, chúng

sẽ làm gối cho Con của lòng con. Hãy đến và hãy chiêm ngắm việc

tạo dựng ra các bầy thú, bầy chiên, bầy phượng hoàng và bồ câu.

Hãy theo sát gần Ta trong khi Ta làm các chậu cho biển cả và sông

ngòi, trong khi ta dựng lên các rặng núi và bao phủ nó bằng tuyết

và rừng cây, trong khi ta gieo lúa miến, các cây thảo, cây mộc và

các vườn nho, vườn oliu cho con, Sự Bình An của Ta. Và cây nho

cho con, các Cành của Ta sẽ mang các chùm nho Thánh Thể. Hãy

chạy, hãy bay, hãy hoan hỉ, ôi Người Đẹp của Ta. Và vũ trụ đang tự

tạo thành giờ nọ qua giờ kia, hãy sửa soạn cho nó yêu Ta, hỡi

Người Yêu, cho nó trở nên đẹp hơn bởi nụ cười của con, hỡi Mẹ của

Con Ta, Hoàng Hậu của Thiên Đàng Ta, Tình Yêu của Thiên Chúa

con”.

      Và còn nữa, khi nhìn thấy kẻ Sai Lầm và cảm phục Đấng Không

Sai Lầm: “Hãy đến với Ta, con là kẻ xóa bỏ nỗi cay đắng do sự bất

tuân của loài người, xóa bỏ sự gian dâm của loài người với Satan

 và sự vô ơn của loài người. Ta sẽ cùng với con để báo thù Satan”.

Thiên Chúa, người Cha, Đấng Tạo Hóa, đã tạo dựng nên người

nam và người nữ với một định luật tình yêu hoàn bị tới nỗi các con

không bao giờ có thể có cách nào để hiểu được nữa về sự toàn vẹn

này. Và các con sẽ ngây ngất khi nghĩ đến con người sẽ thế nào nếu

nó không chịu lụy những huấn lệnh của Satan!

          Hãy xem xét kỹ các thảo mộc trong các trái và hạt của nó. Nó

có sinh mầm giống và hoa trái do một sự thông dâm, hay do ảnh

hưởng của sự thụ tinh bởi hàng trăm sự phối hợp không? Không, từ

chiếc hoa đực, các hạt phấn bay ra, được hướng dẫn bởi các định

luật về thời tiết và từ trường, nó đến trên bầu nhị của hoa cái, bầu

này mở ra, nhận lấy nó và sản xuất. Sau đó là nó từ chối, nó không

làm ô uế cho mình để ngày hôm sau lại cảm thấy cùng một cảm

giác ấy nữa như các con làm. Nó sản xuất. Nó không nở hoa nữa

cho tới mùa năm sau, và khi nó nở hoa là có mục đích để truyền

giống.

      Hãy nhìn xem các con vật, hết các động vật. Có bao giờ các con

thấy một con đực hay một con cái đến với một con khác vì một sự

ôm ấp không sinh sản, hay một liên hệ không trong sạch không?

Không. Nhìn gần hay xa, loài bay hay bò, nhảy hay chạy, chúng

đều làm tròn cái nghi thức sinh sản, không trốn tránh, ngăn ngừa,

không dừng lại ở sự hưởng thụ, nhưng chúng đi cho tới cái hậu qủa

đứng đắn và thánh thiện của việc lưu truyền nòi giống, mục đích

duy nhất. Con người, các Á-Thiên-Chúa, bởi nguồn gốc Thiên Chúa

của họ do Ân Sủng mà Cha đã ban cho họ hoàn toàn, họ phải nhận

lãnh, với cùng một mục đích duy nhất, động tác đã được đặt định

cho loài vật, trừ khi các con tụt xuống ngang hàng với loài vật.

Nhưng các con đã không hành động như cây cỏ và loài vật. Các

con đã có Satan làm thầy. Các con đã muốn nó là thầy, và các con

vẫn còn muốn như vậy. Và các hành động các con làm thì xứng hợp

với vị thầy mà các con đã muốn. Nhưng nếu các con trung thành

với Thiên Chúa, các con sẽ có niềm vui được có con cái một cách

thánh thiện, không đau đớn, không dấn thân vào những liên lạc tà

dâm, bất xứng, mà chính những loài vật không có linh hồn biết lý

luận và thiêng liêng cũng không biết tới.

          Thiên Chúa đã muốn đối chọi với người đàn ông và người đàn

bà bị hư hỏng bởi Satan, bằng một người đàn ông sinh bởi một

người đàn bà được siêu hóa tuyệt vời bởi Thiên Chúa, tới điểm

sinh con mà không cần biết tới đàn ông. Bông hoa sinh ra một bông

hoa mà không cần đến sự thụ tinh vật chất, một Đàn Bà trở thành

Mẹ chỉ bởi hiệu qủa của một cái hôn của Mặt Trời trên tràng hoa

không bị xâm phạm của Bông Huệ Maria.

       Đó là sự phục thù của Thiên Chúa!

       Ôi Satan! Hãy rít lên sự thù hằn của mi khi Người được sinh ra.

Cô bé này đã thắng mi. Trước khi mi là kẻ phản loạn, kẻ tà vạy, kẻ

đồi bại, thì mi đã là kẻ bại trận, và cô là kẻ thắng mi. Hàng ngàn cơ

binh giàn trận cũng không thể làm được gì chống lại sức mạnh của

cô. Ôi kẻ đồi bại muôn thuở! Các khí giới của loài người đều rơi

 khi đập vào lớp vảy của mi, và không luồng gió nào đủ mạnh đề

làm tan biến được mùi hôi thối của hơi thở mi. Nhưng gót chân của

trẻ nhỏ này, hồng hào như phía bên trong của bông hồng trà, nhẵn

bóng và tế nhị đến nỗi lụa cũng còn có vẻ ghồ ghề khi so sánh với

nó, bé tí tới nỗi có thể đi vào giữa chiếc cúp của một bông tu-líp và

làm cho thứ sa-tanh thảo mộc này thành một đôi giầy. Đó, nó nghiền

nát mi không sợ sệt, và nhốt mi vào trong hang của mi. Đó, chỉ một

tiếng khóc oe oe của cô đã làm cho mi chạy trốn, dù mi không sợ

các đạo binh. Và đây, hơi thở của cô thanh tẩy thế giới cho khỏi sự

tanh hôi của mi. Mi bại trận. Tên cô, cái nhìn của cô, sự trong sạch

của cô là gươm đao, là sét, là đá xuyên thấu mi, cắm mi xuống đất,

nhốt mi vào trong hang hỏa ngục. Ôi! Kẻ bị nguyền rủa, đã lấy mất

của Thiên Chúa niềm vui là cha của hết mọi người được tạo dựng!

Từ nay mi sẽ vô ích để làm hư hỏng những kẻ được tạo dựng

trong tình trạng vô tội, bằng cách đưa họ tới những phối hợp và thọ

thai qua những khúc quanh dâm đãng ngoài ý Thiên Chúa, đấng,

trong tạo vật yêu dấu của Người, ban cho họ các con cái theo những

qui luật mà nếu được tôn trọng, nó sẽ duy trì trên mặt đất một sự

quân bình giữa các phái và các nòi, có thể ngăn cản chiến tranh

giữa các dân tộc, và sự bất hạnh trong các gia đình.

          Trong khi vâng lời, họ sẽ được biết tới tình yêu và họ sẽ được

chiếm hữu một cách đầy đủ và an bình cái điều lan tỏa ra từ Thiên

Chúa, từ siêu nhiên xuống tới tự nhiên, để thân xác cũng được cảm

thấy niềm vui thánh, vì nó đã phối hợp với linh hồn, và được tạo

dựng bởi cùng một đấng đã tạo dựng nên linh hồn.

          Ôi hỡi loài người! Bây giờ tình yêu của các con, những tình yêu

của các con, chúng là gì? Hoặc chúng là dâm ô mang vẻ mặt tình

yêu, hoặc chúng là cái sợ bất khả lành: sợ bị mất tình yêu của

người hôn phối vì lẽ sự dâm đãng của nó và các thứ khác. Các con

không bao giờ chắc chắn chiếm được con tim của người vợ hay

chồng từ lúc mà sự dâm đãng đã xâm chiếm thế giới. Và các con

run sợ, khóc lóc, trở thành điên vì ghen, đôi khi thành sát nhân để

báo thù sự phản bội, và thất vọng; trong những trường hợp khác thì

bị mất nghị lực hay thành cuồng trí.

       Satan! Đó là điều mi đã làm cho con cái Thiên Chúa. Những kẻ

mà mi đã làm hư hỏng, đáng lẽ đã được biết niềm vui sinh con

không đau đớn, và niềm vui được vào đời và chết không sợ sệt.

Nhưng bây giờ mi bị thất bại trong một người Đàn Bà và bởi một

người Đàn Bà. Kể từ giờ này, những kẻ yêu Người sẽ trở lại làm

Con Thiên Chúa, thắng vượt các cám dỗ của mi để duy trì sự trong

trắng trinh khiết của họ. Từ nay, tuy không thể được làm mẹ mà

không đau đớn, nhưng người phụ nữ sẽ được an ủi khích lệ. Từ nay,

Mẹ sẽ là kẻ hướng dẫn cho các vợ chồng, là người mẹ cho kẻ hấp

hối, nhờ vậy, sẽ là êm ái được chết trên lòng kẻ bảo vệ họ khỏi tay

mi, tên bị nguyền rủa, và khỏi sự phán xét của Thiên Chúa.

Maria (Valtorta), tiếng nói nhỏ của Cha, con đã thấy sự sinh ra của

người Con Đức Trinh Nữ và sự sinh ra trên trời của Mẹ Người, vậy

con đã thấy rằng ngoài tội lỗi, còn có sự đau đớn để sinh con và

phải chết không biết trước. Nhưng nếu Đấng Siêu Vô Tội Mẹ Thiên

Chúa được dành cho các ơn phúc toàn vẹn của Trời, thì tất cả những

ai là con cháu của các cha mẹ đầu tiên mà biết giữ mình sạch tội và

trung thành làm con Thiên Chúa, thì họ sẽ được ơn sinh con không

đau đớn như đáng lẽ họ phải chịu, vì họ đã biết phối hợp và mang

thai không dâm đãng, và được chết không lo âu.

       Sự trả thù tuyệt diệu của Thiên Chúa trên sự báo thù của Satan,

là đem sự trọn lành của tạo vật yêu qúi tới một sự siêu trọn lành,

để ít nhất là trong một tạo vật, vô hiệu hóa tất cả kỷ niệm của nhân

loại có thể đã mở lối cho nọc độc của Satan thấm vào. Chính vì vậy

mà không phải là do tiếp theo một sự phối hợp trong trắng của loài

người, nhưng bởi một sự ôm ẵm của Thiên Chúa, đã biến đổi thần

trí trong một sự cực kỳ hoan lạc trong lửa, mà Con Người đã đến

trong thế gian.

       Sự Trinh Khiết của Đức Trinh Nữ!…

       Hãy đến, hãy chiêm ngắm các bề sâu của sự trinh khiết này, mà

sự suy ngắm sẽ làm cho con choáng váng trước vực thẳm! Là gì cái

đồng trinh bó buộc của người đàn bà mà không người đàn ông nào

cưới? Nó còn kém hơn là không. Là gì, sự đồng trinh của các kẻ

muốn đồng trinh để thuộc về Thiên Chúa, nhưng chỉ biết là vậy

trong thân xác, còn tâm hồn thì để cho thấm nhập vào biết bao tư

tưởng ngoại lai, mơn trớn và chấp nhận những mơn trớn của tư

tưởng loài người? Điều này bắt đầu là một ấu trùng của đồng trinh,

nhưng chẳng nhiều nhặt gì. Là gì, sự đồng trinh của một tu sĩ chỉ

sống bằng Thiên Chúa? Rất nhiều. Nhưng nó luôn luôn không phải

là một sự đồng trinh vẹn toàn như của Mẹ Cha.

       Luôn luôn có một sự thông đồng vô ý thức, dù là nơi các người

thánh nhất: sự thông đồng nguyên thủy của thần trí với tội lỗi, tội

mà phép rửa đã giải phóng cho. Nhưng giống như một người đàn bà

xa lìa người chồng bởi cái chết, bà không tìm lại được sự đồng trinh

hoàn toàn. Cũng vậy, phép rửa không trả lại sự đồng trinh này hoàn

toàn như của các cha mẹ đầu tiên trước khi phạm tội. Một cái thẹo

vẫn tồn tại, đau đớn, không quên được, và luôn luôn ở trong hoàn

cảnh có thể bị thương lại, giống như một số bệnh mà có từng kỳ vi

khuẩn hoạt động trở lại.

          Nơi Đức Trinh Nữ không có dấu vết của sự thông đồng với tội

lỗi. Linh hồn Người hiển hiện đẹp đẽ và nguyên vẹn như khi Chúa

Cha đã nghĩ đến, và qui tụ nơi Người hết mọi ân phúc: Đó là Vị

Trinh Nữ, đó là Đấng Duy Nhất, đó là Đấng Trọn Lành, đó là Đấng

Toàn Vẹn. Được nghĩ đến thế nào, được sinh ra thế nào, Người vẫn

vậy, cũng như Người được đội triều thiên và tồn tại muôn đời như

vậy. Đó là Đức Trinh Nữ, đó là Vực Thẳm không thể nào đụng tới

của sự trong sạch, của ân phúc, tự biến mất trong vực thẳm mà

Người đã vọt ra, trong Thiên Chúa, đấng không thể đụng tới, Đấng

Trong Sạch, đấng Ân Sủng tuyệt đối nơi tột bực.

          Đây là sự phục thù của Thiên Chúa Duy Nhất Ba Ngôi. Ngược

lại với tất cả mọi tạo vật bị tục hóa, Người dựng nên một Ngôi Sao

toàn vẹn. Ngược lại với sự tò mò không trong sạch, đấng được dành

riêng này chỉ thỏa mãn với tình yêu của Thiên Chúa thôi. Ngược

 lại với những kiến thức xấu, đây là Đấng Vô Tri tối thượng. Nơi

Người, chẳng những không biết gì về tình yêu hạ cấp, chẳng những

không biết gì về tình yêu mà Thiên Chúa ban cho các đôi loài

người, nhưng còn hơn nữa, nơi Người không hề có cơn sốt độc hại,

di sản của tội lỗi. Nơi Người chỉ có sự khôn ngoan vừa băng gía vừa

cuồng nhiệt của tình yêu Thiên Chúa. Lửa cán bóng láng xác thịt

để làm cho nó thành một tấm gương trên bàn thờ, nơi Thiên Chúa

kết hôn với một Người Trinh Nữ mà không làm hạ giá mình, vì sự

trọn lành của Người bao trùm Hiền Thê, như vậy Người xứng hợp

với vị Hiền Thê chỉ có một độ ở bên dưới Phu Quân, chịu lụy Người

vì là đàn bà, nhưng không tì ố, giống như Người.

 

Download TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI 

Viết bởi Maria Valtorta

Dịch gỉa: Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Quyển 1-Chuẩn Bị.pdf

http://www.mediafire.com/view/?4bcyq77ze4ai2yo 

Quyển 2_Năm I Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?ea5acw4wttbdudd

Quyển 3-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?o6gi6p73sk5lrhd

Quyển 4-Năm II Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?s9akma9mmdzdb26

Quyển 5-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?yrq9nq416v5s4dx

Quyển 6-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?8vl7kzjkskplk1b

Quyển 7-Năm III Đời Sống Công Khai.pdf

http://www.mediafire.com/view/?apbbvph8ndui8m3

Quyển 8-Chuẩn Bị Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?kbp3i58kizp5ad1

Quyển 9-Cuộc Tử Nạn.pdf

http://www.mediafire.com/view/?txb433uklyoke1x

Quyển 10-Vinh Quang.pdf

http://www.mediafire.com/view/?oln727ghllo7536

 

by Tháng Mười 8, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)