Tâm Linh

Tình yêu hy hiến của Chúa Giêsu Kitô đem lại ơn cứu độ cho con người

“Chúng ta sẽ được kể là công chính, vì tin vào Đấng đã làm cho Đức Giêsu, Chúa chúng ta, sống lại từ cõi chết; Đức Giêsu chính là Đấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại để chúng ta được nên công chính”  (Rm 4,24-25).

“Nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người… Nếu tội lỗi đã thống trị bằng cách làm cho người ta phải chết, thì ân sủng cũng thống trị bằng cách làm cho người ta nên công chính để được sống đơì đời, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” Rm 5,15.21)

“Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Kitô nhờ được chết như Người chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Nguời đã sống lại. Chúng ta biết rằng con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Kitô,  như vậy con người do tội lỗi thống trị đã bị hủy diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa… Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ sống lại với Người. Đó là niềm tin của chúng ta”  (Rm 6,5-6.8)

“Đức Kitô đã đến làm Thượng Tế đem phúc lộc của thế giới tương lai. Để vào cung thánh, Người đã đi qua một cái lều lớn hơn và hoàn hảo hơn, không do bàn tay con người làm nên, nghĩa là không thuộc về thế giới thọ tạo này. Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình. Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta… Nhờ Thánh Thần hằng thúc đẩy, Đức Kitô đã tự hiến như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiến Chúa. Màu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống” (Dt 9,11-14).

 

by Tháng Tư 17, 2014 Comments are Disabled Đèn soi lối, Tâm Linh

Sống tinh thần mùa Chay: cầu nguyện, hoán cải, bác ái yêu thương

Cầu nguyện – Hoán cải – Bác ái yêu thương

 “Thôi ta hãy đứng lên đi về cùng cha… “ (Luca 15,18)

 “Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết,
và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta.
Ðừng làm điều ác nữa.

17 Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình,
sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi,
biện hộ cho quả phụ.” (Isaia 1,16-17)

“Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao:
mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,
trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm?
7 Chẳng phải là chia cơm cho người đói,
rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ;
thấy ai mình trần thì cho áo che thân,
không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?” (Isaia 58,6-7)

“Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng:
“Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc
dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.35 Vì xưa Ta đói,
các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ,
các ngươi đã tiếp rước;36 Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc;
Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.”
37 Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa,
có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống;
38có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc?
39 Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu? ”
40 Đức Vua sẽ đáp lại rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi
làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây,
là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.”41 (Máthhêu 25,34-41)

by Tháng Tư 1, 2014 Comments are Disabled Đèn soi lối, Tâm Linh
Các bản dịch Thánh Kinh Tân Ước tiếng Latinh và không Latinh

Các bản dịch Thánh Kinh Tân Ước tiếng Latinh và không Latinh

CÁC BẢN DỊCH THÁNH KINH TÂN ƯỚC TIẾNG KHÔNG LATINH

VÀ CÁC BẢN DỊCH TIẾNG LATINH

      Thánh Kinh Tân Ước đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Bên cạnh các bản dịch tiếng Hy lạp như chúng ta đã tìm hiểu còn có các bản dịch tiếng Latinh và tiếng không Latinh.

I. Các bản dịch Thánh Kinh Tân Ước không Latinh

      1. Bản dịch tiếng Siriac

      Trong số các bản dịch cổ của Thánh Kinh Tân Ước có các bản dịch tiếng Siriac. Đó là bản dịch ”Diatessaron” của học giả Taziano. Từ ”Diatessaron” bắt nguồn từ kiểu gọi Hy lạp ”tò dia tessarôn euanghélion” có nghĩa là ”Tin Mừng từ 4 Tin Mừng”.

           1) Bản ”Diatessaron”

      Đây là bản văn hòa hợp 4 sách Phúc Âm. Học giả Taziano, qua đời năm 180 sau công nguyên, biên chép 4 Phúc Âm tiếng Hy lạp rồi dịch ra tiếng Siriac. Bản dịch ”Diatessaron” rất thông dụng, nhưng nguyên bản Siriac đã bị mất. Chỉ còn lại vài bản dịch và nhiều lời trích. Năm 1933 người ta đã tìm thấy một mảnh văn bản Hy lạp viết trên da thuộc vào khoảng năm 220 sau công nguyên, tại Dura Europos trên sông Euphrate. Vì nó cổ xưa như thế, nên giới học giả rất chú ý đến bản dịch Diatessaron trong việc phê bình bản văn Tân Ước.

      Vào thế kỷ thứ ba người ta đã dịch 4 Phúc Âm riêng rẽ. Hiện bản dịch này còn được giữ trong Codice Curetoniano và Codice Sinaitico Siriaco, được trích dẫn trong phần phê bình của Thánh Kinh Tân Ước.

           2) Vào thế kỷ thứ V có thêm bản văn Pescitta Tân Ước bao gồm mọi tác phẩm Tân Ước, trừ 5 tác phẩm Deuterocanonici, tức thư thứ II thánh Phêrô, thư thứ II và thứ III thánh Gioan, thư thánh Giuđa và sách Khải Huyền.

          3) Vào đầu thế kỷ thứ VI Đức Giám Mục Filosseno cho soạm một bản dịch tiếng Siriac khác bao gồm toàn Kinh Thánh Tân Ước, kể cả các tác phẩm Deuterocanonici. Bản văn này không còn được bao nhiêu, nhưng có một bản tái duyệt do Ông Tommaso Arclense hay Tommaso thành Eraclea biên soạn vào thế kỷ thứ VII. Vì thế người ta gọi bản dịch Tân Ước tiếng Siriac này là bản Filosseniana hay Arclense.

          4) Vào khoảng năm 600 sau công nguyên có thêm bản dịch ”Siriac Palestine”, là thứ tiếng Aramây vùng Galilea. Từ bản dịch này chỉ còn lại các phần dùng trong phụng vụ.

      2. Bản dịch tiếng Copte

      Ngoài các bản dịch tiếng Siriac kể trên Thánh Kinh Tân Ước cũng được dịch ra tiếng Copte, là thổ ngữ Ai Cập. Sau đây là các bản dịch chính:

          1) Bản ”Copte Bohairica”, là loại thổ ngữ thông dụng tại miền bắc Ai Cập.

         2) Bản ”Copte Sahidica”, là thổ ngữ thông dụng tại miền nam Ai Cập. Gần với bản dịch Copte Sahidica còn có các bản dịch: “Achmimica”, ”Subachmimica” và ”Fayumica”.

      Các bản dịch Copte của Thánh Kinh Tân Ước khá cổ xưa, ít nhất là một phần thuộc thế kỷ thứ II và chúng có tầm quan trọng rất lớn đối với ngành phê bình văn bản Tân Ước.

      3. Bản dịch tiếng Armeni

      Cũng có bản dịch Thánh Kinh Tân Ước tiếng Armeni, thuộc thế kỷ thứ V. Nó chứa đựng vài kiểu đọc văn bản đặc biệt và gần với bản văn Hy lạp Koridethi.

      4. Bản dịch tiếng Giorgia

      Sau cùng vào khoảng năm 500 có thêm bản dịch tiếng Giorgia, có lẽ dịch từ bản văn Armeni, vì nó rất giống bản văn tiếng Armeni. Sau đó nó được sửa lại dựa trên các thủ bản Hy lạp.

II. Các bản dịch Tân Ước tiếng Latinh

      Trên đây là các bản dịch Kinh Thánh Tân Ước không Latinh. Bây giờ chúng ta tìm hiểu các bản dịch Thánh Kinh tiếng Latinh. Trước hết là bản ”Vetus Latina”.

      1. Bản ”Vetus Latina”

     ”Vetus Latina” là một kiểu gọi quy ước. Nó ám chỉ tất cả các bản dịch Kinh Thánh Latinh cổ xưa, có trước bản Vulgata của thánh Giêrolamo. Phần Cựu Ước của bản Vetus Latina được dịch từ một bản văn Bẩy Mươi, và phần Tân Ước được dịch từ một bản văn Hy lạp tái duyệt thuộc nhóm thủ bản D.

      Tình trạng hiện nay của bản Vetus Latina không cho phép chúng ta biết một cách chắc chắn đã có bao nhiêu bản dịch Kinh Thánh tiếng Latinh trước thánh Giêrolamo. Việc nghiên cứu khá phức tạp, vì đã có nhiều trao đổi lẫn lộn giữa các bản dịch khác nhau, cả giữa các bản tái duyệt của cùng một bản văn. Ngoài ra, các bản dịch hay bản tái duyệt đã được sửa chữa nhiều lần.

       2. Hai bản dịch La tinh chính: bản Phi châu và bản Âu châu

       Như giả thiết tìm hiểu chúng ta có thể nói đến hai bản dịch chính, vì các bản dịch khác có tính cách phụ thuộc hay phiến diện: một bản dịch phát xuất từ Phi châu, bản dịch thứ hai có nguồn gốc Âu châu, có thể là Roma hay Lyon. Lý do chính khiến cho giới nghiên cứu giả thiết hai bản dịch La tinh này là các khác biệt từ ngữ và kiểu hành văn tìm thấy trong các lời trích Kinh Thánh Latinh của các tác gỉa Phi châu như thánh Cipriano và các lời trích của các tác giả Âu châu, đặc biệt là các tác gỉa gốc Italia như Novaziano. Bằng chứng là có các thủ bản Codici Vetus latina phần Tân Ước có các bản văn giống các lời trích của các tác giả Italia và Âu châu; trong khi phần Cựu Ước có ít chứng tích hơn và không đầy đủ. Dầu sao đi nữa, cả việc phân biệt hai bản văn Latinh này ngay trong các sách Kinh Thánh có chứng tích cũng không đáng kể cho lắm. Có lẽ bản dịch Latinh Âu châu được soạn thảo theo bản dịch Latinh Phi châu.

      Ngoài ra cũng còn phải giả thiết rằng đã có nhiều dịch giả, xét vì có sự khác biệt giữa từ vựng và kiểu hành văn giữa các sách và các nhóm sách thánh. Nhiều tác phẩm Kinh Thánh có nhiều dịch giả khác nhau, trái lại cũng có khi một dịch giả dịch nhiều tác phẩm khác nhau. Từ nhiều bản dịch từng phần chắp lại với nhau người ta đi đến chỗ có toàn văn bản. Hai bản văn Latinh chính là bản Phi châu và bản Âu châu. Xem ra đã không có bản dịch trọn vẹn toàn bộ Thánh Kinh nào bằng tiếng Latinh. Các phần dịch, dài ngắn tùy theo, cũng đã bị sửa chữa rất nhiều vì nhiều lý do: như viết lầm, ước muốn loại bỏ các kiểu nói sai thật, hay tuy đúng nhưng bị dịch giả coi là sai, khuynh hướng sửa đi chữa lại một bản văn Latinh dựa trên bản văn Hy lạp, tìm hòa đồng các kiểu dịch khác nhau vv… Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao vào khoảng năm 400, thánh Agostino và thánh Giêrolamo than phiền vì có qúa nhiều khác biệt giữa các bản dịch Kinh Thánh Latinh.

      Bản Vetus Latina, ít nhất là một phần, đã được dịch hồi thế kỷ thứ II. Thật thế, Kitô giáo đã được phổ biến và gặt hái nhiều thành công giữa nhiều dân tộc nói tiếng Latinh. Mặc dù trong các thành phố lớn giới ăn học cũng nói và hiểu tiếng Hy lạp, nhưng dân chúng chỉ hiểu và nói tiếng Latinh. Sự kiện này khiến cho việc dịch Thánh Kinh ra tiếng Latinh là điều cần thiết.

      Tuy nhiên, chúng ta cũng có các lý chứng trực tiếp cho biết bản Vetus Latina đã được dịch hồi thế kỷ thứ II. Vào tháng 7 năm 180 tại Scillium bên Phi châu có xảy ra vụ xử án các Kitô hữu. Quan lãnh sự hỏi các tín hữu: ”Trong hộp có những gì vậy?”. Một tín hữu trả lời ”Các sách và thư của Phaolô người công chính”. Dựa trên chứng từ đó chúng ta biết được là các Kitô hữu đem theo mình ít nhất là một phần các tác phẩm Kinh Thánh. Và bởi vì các vị tử đạo tại Scillium là những người dân thường đến từ một làng nói tiếng Latinh, nên có thể suy luận rằng ngay từ thời đó họ đã có một bản dịch Kinh Thánh tiếng Latinh.

      Cũng tại vùng lãnh sự Phi châu vào khoảng năm 200, trong các bút tích của mình Giáo Phụ Tertulliano có đề cập tới các bản dịch hay bản ”giải thích” Thánh Kinh. Cũng tại đây vào khoảng năm 250 thánh Cipriano đã nhiều lần trích dẫn Thánh Kinh La tinh và một cách luôn luôn đồng nhất. Từ đó có thể biết rằng vào năm 250 đã có bản dịch Thánh Kinh tiếng La tinh được sử dụng một cách thông thường. Như thế nguồn gốc đầu tiên của bản dịch đó phải có từ trước nữa, vào khoảng năm 200.

      Tại Roma vào năm 250 tác giả Novaziano cũng trích một bản văn Kinh Thánh La tinh, khác với bản văn mà thánh Cipriano sử dụng. Như thế, chúng ta thấy ngay tại Italia cũng đã có một bản dịch La tinh thứ hai được sử dụng, hay ít nhất đó là một bản văn La tinh tái duyệt bản dịch được phổ biến bên Phi châu.

      Bản Vetus Latina quan trọng đối với việc phê bình văn bản. Nó giúp dựng lại bản văn Hy Lạp Tân Ước dễ dàng hơn các bản dịch khác, vì nó dịch rất sát bản văn Hy lạp. Ngoài ra bản Vetus Latina còn rất hữu ích đối với việc phê bình bản văn Thánh Kinh Cựu Ước Hy lạp, vì nó được dịch từ một bản văn Bẩy Mươi khá tốt. Thế rồi, bản Vetus Latina đã được thánh Giêrolamo dùng để soạn bản dịch Latinh Vulgata. Tất cả những sách Deuterocanonici cựu ước mà thánh Giêrolamo đã không dịch, tức các sách Khôn Ngoan, Huấn Ca, Baruc, Macabây I-II, đã được lấy lại từ bản Vetus Latina. Sách Thánh vịnh của bản văn Vulgata cũng lấy lại từ bản Vetus Latina. Thánh Giêrolamo đã tái duyệt nó, chứ không thay thế bằng bản dịch riêng. Cũng nên ghi nhận rằng bản dịch Tân Ước Latinh trong cuốn Vulgata cũng là bản dịch Vetus Latina được thánh Giêrolamo tái duyệt. Ngoài ra cũng không được quên rằng phụng vụ, các Giáo Phụ và các tác giả Latinh đã sử dụng rộng rãi bản Vetus Latina, cả sau này nữa, vì nó đã chỉ được thay thế từ từ bằng bản Vulgata.

      3. Các thủ bản Tân Ước tiếng Latinh

      Bản Vetus Latina được duy trì trong một số thủ bản Codici không đầy đủ và trong một số mảnh văn bản, bị ảnh hưởng bởi bản Vulgata. Bản văn Tân Ước được đánh dấu với mẫu tự Latinh viết thường. Đặc biệt quan trọng có:

            – Thủ bản Vodice k (hay Codice Bobbio), thuộc thế kỷ thứ V-VI, gồm một phần Phúc âm thánh Mátthêu và Máccô được lưu giữ tại Torino, trung bắc Italia.

            – Thủ bản Codice a (hay Codice Vercelli) thuộc thế kỷ IV-V, có lẽ là thủ bản các Phúc Âm Latinh cổ xưa nhất. Nó thuộc bản tái duyệt Âu châu.

           – Ngoài ra còn các có các thủ bản quan trọng khác như Codice e (Palatino) thuộc thế kỷ thứ V; Codice b (Verona) thuộc thế kỷ thứ V; Codice f (Brescia) thuộc thế kỷ thứ VI.

      Vì có ít tài liệu trực tiếp nên các lời trích của các Giáo Phụ Latinh như thánh Cirpiano, thánh Ambrogio, Giáo Phụ Ambrosiastro vv… cũng rất quan trọng đối với nghành phê bình văn bản.

      Các tu sĩ Biển Đức thuộc tu viện Beuren bên Đức đã tái duyệt bản Vetus Latina: ”Vetus Latina. Die Reste der altlatainishen Bibel nach Petrus Sabatier neu gesammelt und herausgegeben von der Erzabteil Beuron”. Để thực hiện công tác này các tu sĩ đã thu tập tất cả các thủ bản Codici, các Lezionari, tức sách bài đọc gồm các bản văn dùng cho phụng vụ, và mọi lời trích của các tác giả Kitô dọc lên cho tới thời hoàng đế Carlo Cả, tức khoảng năm 800. Trước đó đã có học giả Pietro Sabatier, là người đã cho ấn hành tất cả các văn bản và lời trích Kinh Thánh Vetus Latina, được biết cho tới thời đó. Bản văn tái duyệt cũng bao gồm danh mục giúp nghiên cứu sự phát triển tư tưởng thần học, sự hình thành của từ vựng giáo hội học và sự hình thành của bản Vulgata. Nó cũng quan trọng đối với việc nghiên cứu tiếng Latinh hậu cổ điển và tân thời.

       Linh Mục Giuse Hoàng Minh Thắng

 

by Tháng Sáu 1, 2013 Comments are Disabled Thánh Kinh Tân Ước
Các con chẳng bao giờ suy nghĩ rằng  các con rất đắt giá đối với Cha (c9,5) – Từ biệt La-gia-rô (c6)

Các con chẳng bao giờ suy nghĩ rằng các con rất đắt giá đối với Cha (c9,5) – Từ biệt La-gia-rô (c6)

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2013/02/hap-hoi-vuon-cay-dau.jpg

5* NHỮNG NHẬP ĐỀ KHÁC NHAU:

E. “CÁC CON CHẲNG BAO GIỜ SUY NGHĨ RẰNG
CÁC CON ĐÃ ĐẮT GIÁ CHỪNG NÀO CHO CHA”

         Chúa Giêsu nói:

        Từ nay con đã hiểu biết những đau khổ đi trước cuộc tử nạn thực sự của Cha, bây giờ Cha sẽ cho con biết những đau thương của Cha trong cuộc tử nạn bằng hành động. Những đau đớn này sẽ đánh động tâm trí các con hơn khi các con chiêm ngắm. Nhưng các con suy niệm những cực hình của Cha rất ít, qúa rất ít. Các con chẳng suy nghĩ đến việc các con đã đắt gía chừng nào cho Cha, và phần rỗi của các con đã được thực hiện với bao là cực hình.

        Các con phàn nàn vì một tí trầy da, một cú va chạm, một tí nhức đầu. Các con không suy nghĩ rằng Cha, Cha chỉ còn là một vết thương, và vết thương trở nên trầm trọng hơn bởi rất nhiều thứ, và những thứ này tự sử dụng mình để hành hạ đấng tạo thành nên nó, bởi vì nó hành hạ Thiên Chúa Con đã bị hành hạ rồi, và nó không kính trọng Đấng Tạo Hóa của nó và là cha của việc tạo dựng.

        Nhưng các sự vật không đắc tội. Kẻ có tội là, và luôn luôn là con người, kẻ đắc tội từ ngày nó nghe Satan trong thiên đàng dưới đất. Các sự vật không có gai, không nọc độc, không độc ác cho tới lúc đó, các vật được tạo dựng cho con người, tạo vật được tuyển chọn. Thiên Chúa đã đặt con người làm vua, cho họ hình ảnh Người và giông giống như Người. Và trong tình yêu thân phụ của Người, Người không muốn các vật trở thành bẫy cho con người. Chính Satan đã gài bẫy, bắt đầu là trong con tim loài người, rồi cùng với hình phạt bởi tội, nó sản xuất cho họ những khó khăn và gai góc.

         Đây, Cha, một con người, Cha cũng chịu khổ cho các sự vật và bởi các sự vật, cùng với bởi con người. Con người đã cho Cha những hành hạ và lăng mạ, còn các sự vật là các khí giới.

         Bàn tay mà Thiên Chúa đã làm cho con người để phân biệt nó với các vật thô lỗ, bàn tay mà Thiên Chúa đã dạy con người sử dụng, bàn tay mà Thiên Chúa đã đặt xứng hợp với trí tuệ và cho nó có khả năng thi hành những mệnh lệnh của trí tuệ, phần chi thể rất hoàn bị này của các con, đáng lẽ nó phải chỉ có những âu yếm êm đềm cho Con Thiên Chúa, đấng chỉ có những âu yếm êm đềm cho nó, và chữa lành nó nếu nó bệnh. Nhưng nó đã phản động chống lại Con Thiên Chúa, đã đánh Người những bạt tai, những cái vả bằng tay bọc sắt. Nó tự trang bị khí giới, roi vọt, tự trở thành những gọng kìm để giật râu, giật tóc, và búa để đóng đinh.

         Những bàn chân con người, đáng lẽ nó phải lẹ làng chạy tới tôn thờ Con Thiên Chúa, nó đã lanh lẹ tới để bắt Cha, xô đẩy Cha, lôi kéo Cha qua các nẻo đường cho tới nơi các lý  hình,  và  cho  Cha những cú đá mà nó cho là bất chính nếu làm cho một con lừa bất kham.

         Miệng con người, đáng lẽ phải dùng để nói những lời – tiếng nói mà chỉ con người mới được ban giữa tất cả mọi sinh vật được tạo dựng – để ca ngợi và chúc tụng Con Thiên Chúa, đã tự làm đầy bằng những lời phạm thượng, những lời dối trá, những lời lăng mạ, cùng một lúc với nước bọt phun ra để chống lại Cha.

         Trí tuệ con người, một bằng chứng về nguồn gốc trên trời của nó, đã mòn mỏi để tưởng tượng ra những kiểu hành hạ tinh xảo nghiêm khắc nhất. Con người, toàn bộ con người, đã dùng tất cả những gì cấu tạo nên nó để hành hạ Con Thiên Chúa. Nó đã kêu gọi trái đất, dưới mọi hình thức, giúp nó trong việc hành hạ. Nó đã dùng đá của dòng suối làm tạc đạn để đả thương Cha, dùng cành cây làm dùi côn để đánh Cha, dùng sợi gai cuốn lại làm giây để lôi Cha và làm xẻ thịt Cha. Nó dùng chà gai làm triều thiên như lửa cắm vào cái đầu mệt mỏi của Cha. Nó dùng những khoáng chất như một cái roi lợi hại hơn. Nó dùng cả cây sậy làm dụng cụ để hành hạ, những cục đá trên đường làm bẫy cho đôi chân lảo đảo của người hấp hối phải leo lên để chịu đóng đinh.

         Rồi những thứ ở dưới đất liên kết với những thứ ở trên trời: Cái lạnh lúc hừng đông cho tấm thân đã qúa kiệt quệ vì cơn hấp hối trong vườn. Gió làm cho dữ dội hơn các vết thương, mặt trời làm tăng nhiệt và sốt, ruồi muỗi, bụi bặm làm mờ đôi mắt mệt mỏi mà tay bị trói không thể bảo vệ được.

         Và những thứ trên trời liên kết với những vải sợi che đậy sự trần truồng cho Con Người: đồ da trở nên roi, áo len dính vào các vết thương mở ra bởi roi đòn, làm cho khốn khổ ở mỗi cử động bởi sự cọ sát và xé rách.

         Tất cả, tất cả, tất cả đều dùng để hành hạ Con Thiên Chúa, đấng mà bởi Người, mọi sự được tạo thành, vào lúc Người trở nên tấm bánh dâng tiến Thiên Chúa. Tất cả mọi sự đều trở nên thù hận và chống lại Người. Maria ơi, Giêsu của con, Người không nhận được một sự khích lệ nào do bất cứ một cái gì. Giống như những con rắn độc trở thành điên tiết, tất cả mọi sự hiện hữu đều cắn xé vào da thịt Cha và làm tăng nỗi khổ của Cha.

         Phải nghĩ đến những điều ấy khi các con đau khổ. Hãy so sánh nỗi bất toàn của các con với sự toàn vẹn của Cha, nỗi khổ của Cha và nỗi khổ của các con, để nhận biết rằng Chúa Cha yêu các con, vì Người đã không yêu Cha vào giờ ấy, và hãy yêu Người với tất cả con người của các con, như Cha đã yêu Người, mặc dù sự khắt khe của Người.

 6*  TỪ BIỆT LAZARÔ

         Giêsu đang ở Bêtani. Bây giờ là buổi chiều, một buổi chiều yên tĩnh của tháng tư. Qua các cửa sổ lớn của phòng tiệc, ta thấy khu vườn của Lazarô toàn là hoa nở. Ngoài kia, vườn cây ăn trái giống như một đám mây những cánh hoa nhẹ. Một mùi thơm của mầu xanh mới, mùi hơi đắng của hoa các cây ăn trái, của hoa hồng và nhiều thứ hoa pha trộn nhau. Cùng theo vào với làn gió êm của buổi chiều, làm hơi gợn sóng chiếc màn gió giăng trên cửa ra vào, và làm rung động ánh sáng của chiếc đèn treo ở giữa phòng, một mùi thơm tươi mát của hoa dạ hương, hoa linh lan, hoa lài, pha lẫn với mùi tinh dầu hiếm qúi của thuốc thơm mà Maria Mađalêna đã xức cho Giêsu của cô. Mái tóc Người vẫn còn có vẻ đậm mầu hơn từ khi xức dầu.

         Trong phòng thấy có Simon, Phêrô, Mathêu và Batôlômêo. Không thấy các người khác, có lẽ họ ra ngoài vì bận việc.

         Giêsu đứng dậy khỏi bàn và quan sát những ru-lô giấy da mà Lazarô chỉ cho Người. Maria Magđala lượn quanh trong phòng. Cô giống như con bướm bị ánh sáng lôi cuốn, cô ta chỉ biết lượn đi lượn lại chung quanh Giêsu của cô. Matta trông chừng các người đầy tớ đang dọn đi những cái khăn rực rỡ qúi báu đã trải trên bàn.

         Giêsu đặt chiếc ru-lô xuống trên cái bàn nhỏ cao cẩn ngà voi nổi bật trên nền gỗ đen bóng, rồi Người nói: “Lazarô, ra ngoài đi.   Thầy cần nói chuyện với con”.

         -Lạy Chúa, ngay lập tức – Rồi Lazarô đứng dậy khỏi cái ghế của ông ở bên cạnh cửa sổ và theo Giêsu đi ra vườn, nơi những tia sáng sau cùng của ban ngày hòa lẫn với những tia đầu tiên của vầng trăng sáng rực rỡ.

         Giêsu đi về phía bên kia vườn, nơi có ngôi mộ của Lazarô, bây giờ đầy hoa hồng bao quanh cái cửa mộ rỗng. Bên trên, trên một tảng đá hơi nghiêng có khắc những chữ: “Lazarô, hãy ra ngoài!” Giêsu dừng lại ở đó. Ngôi nhà đã khuất sau các cây và các hàng rào cây, người ta không còn nhìn thấy nữa. Ở đây yên lặng tuyệt đối và cô quạnh tuyệt đối.

         -Lazarô, bạn Thầy – Giêsu nói trong khi đứng ngay trước mặt Lazarô và nhìn ông chằm chằm với nụ cười buồn trên khuôn mặt gầy và lợt lạt hơn thường lệ. “Lazarô, bạn Thầy, con biết Thầy là ai không?”

         -Thầy? Nhưng Thầy là Giêsu Nazarét, Giêsu êm dịu của con, Giêsu thánh của con, Giêsu toàn năng của con.

         -Những điều đó là với con. Còn với thế giới thì Thầy là ai?

         -Thầy là Đấng Messi của Israel.

         -Và sao nữa?

         -Thầy là đấng Thiên Chúa đã hứa, đấng thiên hạ đợi trông… Nhưng tại sao Thầy hỏi con vậy? Thầy nghi ngờ đức tin của con sao?

         -Không, Lazarô. Nhưng Thầy muốn ký thác cho con  một  sự thật. Chưa có ai biết điều này, trừ Mẹ Thầy và một trong những người của Thầy. Mẹ Thầy, bởi vì không có gì mà Mẹ không biết. Người kia, bởi vì nó tham dự vào chuyện này. Đối với những người khác, trong ba năm nay, Thầy đã nói nhiều lần, nhưng tình yêu của họ có hiệu qủa như một thứ thuốc mê, nó đặt trở ngại cho sự thật mà Thầy đã loan báo. Họ đã không thể hiểu hết… Nhưng thà rằng họ không hiểu, nếu không, để ngăn cản một tội ác, họ lại phạm một tội ác khác một cách vô ích, vì việc phải đến sẽ đến, mặc dầu là tội sát nhân. Nhưng Thầy muốn nói điều đó với con.

         -Thầy nghĩ rằng con yêu Thầy ít hơn họ sao? Thầy nói về tội ác nào vậy? Thứ tội ác nào phải xảy ra? Nói đi Thầy, nhân danh Thiên Chúa! – Lazarô bứt rứt.

         -Ừ, Thầy nói. Thầy không nghi ngờ tình yêu của con. Thầy chỉ nghi ngờ một chút rằng: chính ở con, Thầy ký gởi ý muốn của Thầy…

         -Ôi! Giêsu của con! Nhưng chuyện đó người ta chỉ làm khi người ta gần chết. Con, con đã làm khi con hiểu rằng con sẽ không trở lại, và con phải chết.

         -Nhưng Thầy, Thầy phải chết.

         -Không! – Lazarô phát ra một tiếng rên sâu thẳm.

         -Đừng có la lên. Đừng để ai nghe thấy. Thầy cần nói với một mình con. Lazarô bạn Thầy, con có biết lúc này đang xảy ra chuyện gì không? Lúc này là lúc con đang ở gần Thầy, trong tình bạn trung thành mà con dành cho Thầy ngay từ những lúc đầu tiên, và nó không hề bị xáo trộn bởi bất cứ một nguyên nhân tác động nào? Có một người, với những người khác, đang mặc cả về giá bán Con Chiên. Con biết con chiên đó tên gì không? Nó gọi là: Giêsu Nazarét.

         -Không! Qủa thực Thầy có những kẻ thù, nhưng không ai có thể bán Thầy! Ai? Đứa nào vậy?

         -Một trong những người của Thầy. Đó chỉ có thể là một trong những người mà Thầy đã làm cho nản lòng thê thảm. Một người mà vì mệt mỏi chờ đợi, muốn loại trừ con người mà từ nay chỉ còn là mối nguy hiểm cá nhân. Hắn tin hắn có thể vãn hồi danh tiếng, theo như hắn nghĩ, ở bên những kẻ mạnh của thế giới. Nhưng trái lại, hắn sẽ bị khinh miệt bởi thế giới những kẻ sống cũng như thế giới các kẻ ác phạm. Hắn đi đến chỗ chán ngán Thầy, mệt mỏi phải chờ đợi cái điều mà với mọi phương tiện, hắn cố gắng để đạt tới: sự vinh quang nhân loại, điều mà trước tiên hắn theo đuổi ở Đền Thờ, rồi hắn tin là có thể đạt được với Vua Israel, bây giờ hắn lại tìm kiếm nó trong Đền Thờ và nơi những người Rôma… Hắn hy vọng… Nhưng Rôma, nếu họ biết thưởng công những tôi tớ trung thành của họ, họ cũng biết chà đạp dưới chân, bằng sự khinh bỉ, những tên chó săn đê tiện. Hắn đã chán ngán Thầy, chán ngán chờ đợi, chán ngán cái gánh nặng hắn phải mang để làm người tốt. Đối với kẻ xấu, nếu phải tỏ ra tốt, họ phải giả vờ là mình tốt. Đó là một gánh nặng, người ta có thể chịu đựng một ít thời gian… và rồi… và rồi người ta không thể nữa… người ta sẽ tự giải phóng cho mình để lại trở nên tự do. Tự do? Đó là điều những kẻ xấu tin. Nhưng đó không phải là tự do. Thuộc về Thiên Chúa là tự do. Chống lại Thiên Chúa, đó là ngục tù với những thanh sắt và xiềng sắt, những gánh nặng và những roi đòn mà không một người tù khổ sai chèo thuyền nào, không một người nô lệ đi xây cất nào, phải chịu dưới làn roi của tên cai ngục như vậy.

         -Ai vậy? Nói cho con đi. Ai vậy Thầy?

         -Vô ích.

         -Không. Có ích chứ… A!… chỉ có thể là hắn: cái tên lúc nào cũng có việc trong nhóm của Thầy. Tên mà mới đây không lâu, đã xúc phạm đến cô em của con. Đó là Judas Iscariot.

         -Không. Đó là Satan. Thiên Chúa mặc xác thịt nơi Thầy: Giêsu. Satan mặc xác thịt nơi hắn: Judas Kêriot. Một ngày… rất xa rồi… ở đây, trong khu vườn của con, Thầy đã an ủi những nước mắt, Thầy đã tha thứ cho một linh hồn bị rơi vào đống bùn. Thầy đã nói rằng sự bị chiếm hữu là sự truyền nhiễm của Satan, nó chích thứ nước cốt thịt của nó vào trong vật thể để làm cho nó biến tính. Thầy đã nói đó là cuộc hôn nhân của linh hồn với Satan và với các thú tính. Nhưng sự chiếm hữu chỉ là một tí so với việc nhập thể. Thầy sẽ được chiếm hữu bởi các thánh của Thầy, và các thánh của Thầy cũng được chiếm hữu bởi Thầy. Nhưng chỉ mình Đức Kitô là Thiên Chúa đúng như Người là ở trên Trời, bởi vì Thầy là Thiên Chúa mặc lấy xác thể. Chỉ có một sự nhập thể Thiên Chúa. Cũng vậy, chỉ có một sự nhập thể Satan: Lucifer, đúng như nó là ở trong nước của nó, bởi vì chỉ trong việc giết Con Thiên Chúa, Satan mới nhập thể. Hắn, trong lúc Thầy nói với con đây, đang ở trước Đại Pháp Đình. Hắn lo toan cho việc hạ sát Thầy và dấn thân vào việc đó. Nhưng không phải hắn, mà là Satan. Bây giờ hãy nghe đây, Lazarô, người bạn trung thành. Thầy nói với con vài lời thỉnh cầu. Con đã không bao giờ từ chối Thầy điều gì. Tình yêu của con to lớn đến độ, vẫn không làm suy giảm sự kính trọng, con đã luôn luôn linh hoạt ở bên Thầy bằng hàng ngàn sự giúp đỡ, bằng biết bao dự phòng và bao lời khuyên khôn ngoan mà Thầy hàng chấp nhận, bởi vì Thầy thấy trong qủa tim con một lòng thật sự ước ao cho ích lợi của Thầy.

         -Ôi! Chúa của con! Nhưng niềm vui của con chính là được săn sóc Thầy. Con sẽ làm gì bây giờ nếu con không còn được săn sóc cho Thầy của con và Chúa của con nữa? Thật là qúa ít, qúa ít, những điều mà Thầy đã cho phép con làm! Món nợ của con đối với Thầy là người đã trả Maria lại cho tình yêu và danh dự của con, và Thầy đã ban sự sống lại cho con như là… Ôi! Tại sao Thầy nhắc cho con cái chết để làm cho con sống cái giờ này? Từ nay, tất cả sự sợ hãi về cái chết và tất cả những lo lắng của linh hồn, do Satan mang tới, vào lúc con phải trình diện trước Thẩm Phán Vĩnh Cửu, con đã vượt thắng hết, và khi đó là bóng tối… Giêsu, Thầy làm sao vậy? Tại sao Thầy run và tái mét hơn bao giờ hết? Mặt Thầy còn trắng bạch hơn bông hồng trắng này héo dưới ánh trăng. Ôi, Thầy! Dường như máu và sự sống đã rời bỏ Thầy…

         -Thật sự, Thầy giống như một người đang chết. Những mạch máu đã mở rộng. Toàn thể Jêrusalem, và từ đó Thầy có thể nói: tất cả các kẻ thù của Thầy ở giữa những người quyền hành của Israel, dính những cái miệng trống rỗng của họ vào Thầy, để hút máu và sự sống của Thầy. Họ muốn làm cho câm đi, cái tiếng nói mà từ ba năm nay đã quấy rầy họ, tất cả chỉ vì yêu họ… Bởi vì mọi lời Thầy, dù là những lời của tình yêu, đều là những lay động và mời gọi tâm hồn họ tỉnh ngộ. Nhưng họ không muốn nghe tâm hồn họ, và họ đã trói nó bằng sợi giây nhục dục chấp ba. Và không phải chỉ những người quyền hành… nhưng là toàn thể Jêrusalem sẽ hăm hở chộp lấy Đấng Vô Tội và muốn cái chết cho Người. Và cùng với Jêrusalem, là cả miền Juđê, và cùng với Juđê là Pêrê, Iđumê, miền Thập Tỉnh, miền Galilê, Syro-Phênici… toàn thể Israel họp nhau tại Sion  để mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô từ người sống thành người chết… Lazarô, con đã chết và đã sống lại, hãy nói cho Thầy: chết là gì? Con đã cảm thấy gì? Con nhớ được những gì?

         -Chết?… Con không nhớ được rõ ràng nó là thế nào. Từ một sự đau đớn lớn lao, tiếp đến một sự mệt mỏi lớn lao… Rồi hình như con không phải chịu đựng nữa, mà chỉ có một giấc ngủ say. Ánh sáng và tiếng động càng lúc càng trở nên yếu và xa xăm… Các cô em con và Maximin nói là con có làm những dấu hiệu tỏ ra đau đớn dữ dội… Nhưng con, con chả nhớ gì hết…

         -Đúng. Tình thương của Chúa Cha đã làm cho trung tâm cảm giác trí thức của người đang chết cùn lụt đi, để họ chỉ còn phải chịu đựng trong thân xác thôi, để nó được thanh tẩy trong cơn hấp hối, giống như một tiền luyện ngục. Nhưng Thầy… và từ cái chết, con nhớ được gì?

         -Chẳng có gì cả Thầy ạ. Con có một khoảng trống tối mù trong trí thức, một khoảng không trống rỗng. Trong đời con, con đã có một khoảng ngắt mà con không biết làm sao để nối liền lại. Con không nhớ. Nếu con nhìn vào đáy cái lỗ đen này, nơi đã giữ con trong bốn ngày, thì dù đó là ban đêm và con giống như ở trong bóng tối, và dù không nhìn thấy, con cũng cảm thấy cái lạnh ẩm bốc lên từ nội tạng và thổi lên mặt, đó là cảm giác. Nhưng khi con nghĩ tới bốn ngày này, con không có gì. Hư không, đó là từ để tả.

         -Đúng. Những kẻ trở lại thì không thể nói  được.  Mầu  nhiệm được tiết lộ từ từ cho những kẻ đi tới đó. Nhưng Thầy, Lazarô, Thầy biết điều Thầy sẽ phải chịu đựng. Thầy  biết  rằng  Thầy  sẽ  chịu đựng với tất cả ý thức. Không có một đồ uống nào làm cho dịu bớt, không một mê mệt nào làm cho cơn hấp hối của Thầy bớt khốc liệt. Thầy cảm thấy Thầy đang chết. Thầy đã cảm thấy nó… Thầy đã đang chết, Lazarô. Giống như người phải chịu đựng một thứ bệnh nan y, Thầy tiếp tục chết trong ba mươi ba năm nay rồi. Cái chết càng lúc càng gia tốc theo đà Thầy tới gần giờ này. Trước tiên, chết là biết rằng mình sinh ra để làm Đấng Cứu Chuộc. Rồi chết vì thấy mình bị đánh bại, bị kết án, chế diễu, bách hại, xiềng xích… Mệt chừng nào! Rồi… Chết bởi phải có ở bên cạnh, càng lúc càng gần, cho tới lúc nó quấn chặt lấy Thầy như con bạch tuộc với người đắm tàu, cái đứa sẽ trở nên cho Thầy một tên phản bội. Thật muốn nôn mửa! Bây giờ Thầy chết, bị xé nát vì phải nói “vĩnh biệt” với các bạn thân, và với Mẹ Thầy.

         -Ôi! Thầy! Thầy khóc? Con biết rằng Thầy cũng đã khóc trước mồ của con. Nhưng bây giờ… Thầy lại khóc nữa. Thầy lạnh ngắt. Tay Thầy lạnh như tay người chết. Thầy đau khổ… Qúa đau khổ!…

         -Thầy cũng là người, Lazarô. Thầy không phải chỉ là Thiên Chúa mà thôi. Là người, Thầy có những cảm giác, những tâm tình. Và tâm hồn Thầy lo lắng khi nghĩ đến Mẹ Thầy… Cũng vậy, Thầy nói với con, sự hành hạ trở nên kinh khủng ghê gớm cho Thầy bởi phải chịu đựng sự kề cận với tên phản bội, sự thù ghét qủi quái của đủ thứ người, sự câm điếc của những kẻ, tuy không ghét, nhưng không biết yêu cho linh hoạt, vì yêu một cách linh hoạt là phải trở nên như người yêu muốn và như người yêu dạy.  Trái lại, ở đây… Đúng, có nhiều kẻ yêu Thầy, nhưng họ vẫn là họ, chứng nào tật nấy. Họ không trở nên một cái tôi khác vì tình yêu đối với Thầy. Con có biết ai trong những người thân yêu nhất của Thầy, đã biết thay đổi bản tính tự nhiên của mình, để trở nên của Đức Kitô, như Đức Kitô muốn không? Chỉ có một người thôi: Em Maria của con. Nàng đã bước từ một thú tính hoàn toàn hư hỏng để tiến tới một siêu tính thần linh. Và việc đó nhờ một sức mạnh duy nhất là tình yêu.

         -Thầy đã cứu chuộc cô ta.

         -Thầy đã cứu chuộc tất cả bởi lời Thầy. Nhưng chỉ mình cô ta đã thay đổi hoàn toàn nhờ tác động của tình yêu. Nhưng Thầy đã nói: những khổ não đến với Thầy bởi tất cả những thứ này thật là kinh khủng. Và Thầy chỉ thở hắt ra khi tất cả đã được làm trọn. Sức lực của Thầy gập lại… Thập giá sẽ nhẹ hơn những hành hạ về trí tuệ và tình  cảm…

         -Thập giá?! Không! Ôi! không! Cái đó qúa tàn khốc! Qúa nhục nhã! Không! – Lazarô từ nãy đến giờ vẫn giữ đôi tay lạnh giá của Giêsu trong tay ông, trong khi đứng đối diện với Thầy của ông, bây giờ ông buông ra và ngồi sụp xuống cái ghế ở gần ông, lấy hai tay ôm mặt và khóc một cách tuyệt vọng.

         Giêsu lại bên ông, đặt tay trên đôi vai đang rung động vì nức nở. Người nói: “Cái gì vậy? Chính Thầy là kẻ sắp chết, phải yên ủi con là người sống? Bạn ơi, Thầy cần sức mạnh và sự giúp đỡ, và Thầy xin con. Chỉ có con mới có thể cho Thầy. Những người khác, rất tốt là họ không biết, bởi vì nếu họ biết, họ sẽ làm đổ máu… Thầy không muốn các con chiên trở thành những chó sói, dù là bởi tình yêu đối với Đấng Vô Tội. Mẹ Thầy… ôi! Trái tim Thầy như bị đâm thâu khi nói đến Mẹ!… Mẹ Thầy đã phải lo lắng chừng nào! Bà cũng đang chết vì kiệt quệ. Mẹ cũng đã chết từ ba mươi ba năm, và bây giờ Mẹ chỉ còn là một vết thương, giống như nạn nhân của một cuộc hành hình dã man. Thầy qủa quyết với con rằng những tư tưởng đó là một cuộc giao chiến giữa thần trí và con tim Thầy, giữa tình yêu và lý trí để quyết định là có chính đáng không việc xa lìa Mẹ, gởi Mẹ trở về ngôi nhà của Mẹ, nơi mà Tình Yêu đã làm cho Mẹ trở thành mẹ, và thưởng thức nụ hôn cháy lửa của Người và nhảy mừng trong sự xuất thần của kỷ niệm này, và với những con mắt linh hồn không ngừng xem thấy không khí bị thổi và bị lay động bởi làn ánh sáng của sứ thần. Ở Galilê, tin tức về cái chết của Thầy sẽ chỉ đến vào lúc hầu như Thầy đã có thể nói với Mẹ: “Mẹ ơi, con đã thắng!” Nhưng Thầy không thể, không, Thầy không thể làm như vậy. Giêsu đáng thương, bị đè nặng bởi tội lỗi thế giới, cần phải được khích lệ, mà Mẹ Thầy sẽ cho Thầy sự khích lệ này. Thế giới còn đáng thương hơn, nó cần cả hai Nạn Nhân. Bởi vì người đàn ông đã phạm tội với người đàn bà, nên Người Đàn Bà phải chuộc tội, cũng như Người Đàn Ông chuộc tội. Bao lâu thời gian chưa điểm, Thầy còn cho Mẹ những nụ cười bảo đảm… Nhưng Mẹ run… Thầy biết. Mẹ cảm thấy cuộc tra tấn đang tiến lại gần. Thầy biết. Và Mẹ đẩy nó ra do một sự ghê tởm tự nhiên, và do một tình yêu thánh. Cũng như Thầy, Thầy đẩy cái chết ra, bởi vì Thầy là một người sống mà phải chết. Nhưng khốn nạn, nếu Mẹ biết rằng chỉ còn năm ngày nữa… Mẹ sẽ không sống nổi cái giờ này. Nhưng Thầy muốn Mẹ sống, để có thể kéo ra sức mạnh từ làn môi Mẹ, cũng như Thầy đã kéo sự sống ra từ cung lòng Mẹ. Thiên Chúa muốn có Mẹ trên đồi Calvê của Thầy, để hòa nước của nước mắt đồng trinh Mẹ với rượu máu Thiên Chúa của Thầy, để cử hành thánh lễ Misa đầu tiên. Con biết Lễ Misa là gì không? Con không biết, con không thể biết. Đó là cái chết của Thầy được áp dụng trường tồn cho nhân loại còn sống hay đang phải đau khổ. Đừng khóc, Lazarô! Mẹ rất mạnh, Mẹ không khóc. Mẹ đã khóc trong suốt cuộc đời làm mẹ của Mẹ rồi. Bây giờ Mẹ không khóc nữa. Mẹ đã đóng đanh nụ cười trên khuôn mặt Mẹ… Con có thấy khuôn mặt Mẹ thế nào trong thời gian sau cùng này không? Mẹ đã đóng đanh nụ cười trên mặt Mẹ để khích lệ Thầy. Thầy bảo con hãy bắt chước Mẹ Thầy. Thầy không thể giữ cái bí mật của Thầy cho một mình Thầy nữa. Thầy nhìn khắp chung quanh để kiếm một người bạn chân thành và chắc chắn, Thầy đã gặp cái nhìn ngay thật của con. Thầy tự nhủ: “Với Lazarô”. Thầy, khi con có một ách nặng đè trên tim, Thầy đã kính trọng điều bí mật của con, và Thầy đã bảo vệ nó chống lại những tò mò, dù là rất tự nhiên của con tim. Thầy cũng xin con một sự kính trọng như vậy đối với bí mật của Thầy. Sau này… sau khi Thầy chết, con sẽ nói. Con sẽ nói về cuộc đàm thoại này, để người ta biết rằng Giêsu đã hoàn toàn ý thức để đến với cái chết, đến với những hành hạ mà Người đã biết trước. Và để người ta cũng biết rằng không có gì mà Người không biết, dù là về người khác, dù là về định mệnh của Người; cũng để người ta biết rằng trong lúc Người còn có thể chạy trốn, Người đã không muốn trốn, bởi vì tình yêu vô biên của Người đối với loài người chỉ cháy bằng sự hoàn tất lễ hy sinh của Người cho họ.

         -Ôi! Trốn đi Thầy! Trốn đi! Con muốn giúp Thầy chạy trốn ngay đêm nay. Có một lần Thầy đã chạy trốn sang Ai Cập! Bây giờ cũng hãy trốn đi. Nào, chúng ta đi ngay. Chúng ta mang theo Mẹ Maria và hai cô em của con, và chúng ta đi… Thầy biết, không một sự giầu sang nào có thể giữ con lại. Sự giầu có của con cũng như của Maria và Matta, là chính Thầy. Nào, chúng ta đi.

         -Lazarô ơi, khi ấy Thầy trốn là vì chưa đến giờ. Bây giờ giờ đã đến, nên Thầy ở lại.

         -Vậy thì con đi với Thầy. Con sẽ không rời Thầy.

         -Không. Con ở lại đây. Bởi vì được phép ăn con chiên vượt qua tại nhà mình, nếu nơi ở cách Jêrusalem không xa hơn khoảng đường được đi trong ngày Sabát. Vậy cũng như mọi năm, con sẽ ăn con chiên của con ở đây. Nhưng rồi hãy để các cô em của con tới… vì lẽ Mẹ Thầy… Ôi! Chẳng giấu gì con, ôi Tử Đạo, những bông hồng của tình yêu Thiên Chúa! Vực thẳm! Vực thẳm! Và ở kia, bây giờ đang nổi dậy, đang bốc lên những ngọn lửa thù ghét để cắn vào qủa tim Mẹ! Các cô em của con thì được. Các cô can đảm và linh hoạt… Và Mẹ Thầy sẽ là một kẻ hấp hối, cúi mình trên thi thể của Thầy. Một mình Gioan thì không đủ. Đó là tình yêu, Gioan, nhưng nó thiếu sự già dặn chín chắn. Nó sẽ trưởng thành để trở nên một người trong sự tan nát của những ngày sắp tới. Nhưng Mẹ sẽ cần đến các bà trên những vết thương ghê gớm của Mẹ. Con sẽ cho Thầy các em con chứ ?

         -Nhưng con luôn luôn cho Thầy tất cả, tuyệt đối tất cả, với niềm vui. Con chỉ khổ bởi vì Thầy hỏi con qúa ít!…

         -Con thấy Thầy không nhận của ai khác như Thầy đã nhận của các bạn ở Bêtani. Đó cũng là một trong những điều mà những kẻ bất công đã kết tội Thầy nhiều lần. Nhưng ở đây, giữa các con, Thầy tìm thấy đủ để an ủi Người vì những sự chua cay của người. Ở Nazarét, chính Thiên Chúa được an ủi ở bên cạnh Sự Hoan Lạc Độc Nhất của Thiên Chúa, còn ở đây là Người. Trước khi lên đường đến với cái chết, Thầy cám ơn con, người bạn trung thành, âu yếm, lịch thiệp, ân cần, biệt đãi, thông cảm, kín đáo, quảng đại. Thầy cám ơn con vì tất cả. Sau này Cha Thầy sẽ thưởng cho con.

         -Nhưng con đã có tất cả với tình yêu của Thầy và với sự cứu chuộc  của  Maria.

         -Ồ, không. Con còn phải có rất nhiều. Con sẽ có. Hãy nghe đây. Đừng thất vọng như vậy. Hãy cho Thầy sự thông minh của con, để Thầy có thể nói với con điều Thầy còn xin con nữa. Con hãy ở lại đây và chờ đợi…

         -Không. Điều đó thì không. Tại sao Maria và Matta được mà con không được?

         -Bởi vì Thầy không muốn cho con làm thối nát thân con như tất cả những người tự làm mình thối nát. Jêrusalem trong những ngày sắp tới sẽ hư thối như không khí ở chung quanh một xác chết đang thối rữa. Nó sẽ thình lình nổ tung khi một người qua lại vô ý đụng chân vào. Người bị nhiễm trùng làm lan sự nhiễm trùng. Chướng khí của họ làm cho những kẻ ít độc ác cũng trở thành điên, kể cả các môn đệ Thầy. Họ sẽ chạy trốn. Họ sẽ đi đâu trong sự hỗn loạn của họ? Tới nhà Lazarô. Trong ba năm nay, đã bao lần họ đến đây để tìm một cái bánh, một cái giường, một sự bảo vệ, một nơi trú, một vị Thầy… Bây giờ họ cũng sẽ trở lại. Giống như những con chiên bị tan đàn vì chó sói bắt mất kẻ chăn, chúng sẽ chạy về chuồng. Con hãy thu thập họ. Hãy làm cho họ lại can đảm. Hãy nói với họ rằng Thầy tha cho họ. Thầy giao phó cho con sự tha thứ của Thầy cho họ. Họ sẽ không được bình an vì đã bỏ trốn. Hãy bảo họ đừng rơi vào một tội lớn hơn, tức là tuyệt vọng về sự tha thứ của Thầy.

         -Tất cả đều chạy trốn à?

         -Tất cả, trừ Gioan.

         -Thưa Thầy, Thầy sẽ không bảo con đón nhận Judas chứ? Hãy làm cho con chết vì hành hạ, nhưng điều này thì đừng bảo con. Đã nhiều lần tay con run lên trên thanh gươm lo âu, muốn giết sự ô nhục của gia đình, nhưng con đã không làm, vì con không phải là kẻ tàn bạo. Con chỉ thử làm thôi. Nhưng con thề với Thầy rằng nếu con gặp lại Judas, con sẽ xiết cổ nó như một đứa phải chịu trận.

         -Con sẽ không bao giờ gặp lại nó nữa. Thầy qủa quyết điều đó với con.

         -Nó sẽ trốn? Không sao. Con đã nói: “Nếu con gặp nó”. Bây giờ con nói: “Con sẽ tìm gặp nó, dù là ở tận chân trời góc bể, và con sẽ giết nó”.

         -Con không được ước ao như vậy.

         -Con sẽ làm điều đó.

         -Con sẽ không làm, bởi vì nơi nó ở, con không tới được.

         -Ở trong giữa Đại Pháp Đình? Trong nơi Thánh? Ở những nơi đó cũng vậy, con sẽ gặp nó và con sẽ giết nó.

         -Nó sẽ không ở những nơi ấy.

         -Trong nhà Hêrôđê? Con sẽ bị giết, nhưng trước đó con đã giết nó rồi.

         -Nó sẽ ở nhà Satan. Còn con, con sẽ không bao giờ ở nhà Satan. Nhưng hãy bỏ ngay những tư tưởng sát nhân của con đi, nếu không, Thầy sẽ lánh xa con.

         -Ôi! ôi!… Nhưng… Vâng, vì Thầy… Ôi! Thầy! Thầy! Thầy!…

         -Ừ, Thầy của con… Con sẽ đón nhận các môn đệ, con sẽ củng cố cho họ, dẫn dắt họ về với bình an. Thầy là sự bình an. Và cả sau đó… sau đó con sẽ giúp họ. Bêtani sẽ luôn luôn là Bêtani, bao lâu sự thù ghét không đến lục soát ở cái tổ ấm tình yêu này, vì hy vọng làm phân tán ngọn lửa của nó. Nhưng trái lại, nó sẽ lan ra khắp thế giới, và thắp sáng tất cả lên. Lazarô, Thầy chúc lành cho con vì tất cả những gì con đã làm và những gì con sẽ làm.

         -Chẳng có gì. Chẳng có gì. Thầy đã kéo con ra khỏi sự chết, và Thầy không cho phép con bảo vệ Thầy. Vậy con sẽ làm gì?

         -Con đã cho Thầy những căn nhà của con. Con thấy không?  Điều đó đã được viết: căn nhà Thầy ở đầu tiên tại Sion tọa lạc trên mảnh đất thuộc về con. Căn nhà sau cùng cũng vậy nữa. Định mệnh đã cho Thầy là khách của con. Nhưng con không thể bảo vệ Thầy khỏi cái chết được. Thầy đã hỏi con ngay lúc đầu tiên của cuộc đàm thoại này rằng: “Con biết Thầy là ai không?” Bây giờ Thầy trả lời: “Thầy là Đấng Cứu Thế”. Đấng Cứu Thế phải hoàn tất sự hy sinh của mình cho tới việc sát tế sau cùng. Ngoài ra, con hãy tin rằng: Đấng bị treo trên thập giá, bị phơi bày ra trước cái nhìn khinh bỉ của thế giới, không phải là một người còn sống, mà là người đã chết. Bởi vì Thầy đã chết, bị giết bởi vắng bóng tình yêu hơn, và trước khi bị giết vì hành hạ.

         Và bạn ơi, còn một điều nữa: ngày mai, lúc hừng đông, Thầy sẽ đi Jêrusalem, và con sẽ nghe nói rằng dân thành Sion đã hoan hô vị Vua của nó như một kẻ chiến thắng, vị vua đầy hiền dịu, đi vào thành, cỡi trên một con lừa. Chớ gì sự khải hoàn này không làm cho con ảo tưởng, và không làm cho con đoán xét rằng Sự Khôn Ngoan đang nói với con đây đã không khôn ngoan trong buổi chiều êm đềm này. Còn nhanh hơn ngôi sao đổi ngôi vạch một đường trên nền trời rồi biến mất trong không gian không ai biết, lòng ưu ái của dân chúng cũng biến mất như vậy. Và trong vòng năm buổi chiều nữa, cũng vào giờ này, Thầy sẽ bắt đầu chịu sự hành hạ với một cái hôn lừa đảo, nó sẽ biến những cái miệng ngày mai mở ra để tung hô vạn tuế, thành những cơ đoàn phạm thượng ghê gớm, và những tiếng kêu kết án hung dữ.

         Phải, hỡi Sion, hỡi Israel, sau cùng ngươi sẽ có Con Chiên Vượt Qua. Ngươi sẽ có nó trong nghi thức sắp tới. Này đây, Hy Lễ đã được chuẩn bị từ bao thế kỷ. Tình Yêu đã sinh ra nó bằng cách sửa soạn nó như một cuộc phối hợp phu thê trong một cung lòng không tì ố, và Tình Yêu đã tiêu hao nó. Đây là Hy Lễ có ý thức, không phải như một con chiên, trong khi người bán thịt mài dao để cắt cổ nó, nó vẫn gặm cỏ non, hay không hề biết gì khi húc cái mũi hồng vào vú mẹ. Nhưng Ta, Ta là Con Chiên rất ý thức để nói “vĩnh biệt” với đời sống, vời người mẹ, với bạn bè, và đi đến với kẻ sát tế để nói: “Này tôi đây”. Tôi là của nuôi loài người. Satan đã đặt trong con người một cái đói không bao giờ được no nê, không bao giờ có thể no thoả. Chỉ có một thứ đồ ăn có thể làm cho no, bởi vì nó làm dịu cơn đói. Của ăn đó đây: Con Người. Đây là bánh của ngươi, đây là rượu của ngươi. Hỡi loài người, hãy ăn lễ Vượt Qua của ngươi. Hãy vượt qua biển đỏ lửa hoả hào của Satan. Được nhuộm bằng máu Ta, ngươi sẽ vượt qua và được thoát lửa hỏa ngục. Các ngươi có thể vượt qua. Các tầng trời, bị dồn ép bởi ước muốn của Ta, các cửa đời đời của nó đã hé mở. Hãy nhìn, hỡi vong linh các kẻ chết! Hãy nhìn, hỡi nhân loại đang sống! Hãy nhìn, hỡi các linh hồn sẽ mặc một thân xác trong tương lai! Hãy nhìn, hỡi các thiên thần của Thiên Đàng! Hãy nhìn, hỡi các qủi của hỏa ngục! Hãy nhìn, Lạy Chúa Cha! Hãy nhìn, ôi Thánh Linh! Lễ vật Hy Sinh mỉm cười, nó không khóc nữa.

         Tất cả đã được nói. Từ biệt bạn. Con cũng vậy, Thầy sẽ không thấy con nữa trước khi chết. Chúng ta hãy cho nhau cái hôn từ biệt, và đừng nghi ngờ. Họ sẽ nói với con: “Đó là thằng điên! Đó là thằng qủi! Một tên dối trá! Nó đã chết, mà nó nói nó là sự sống”. Với họ, và đặc biệt với chính mình con, hãy trả lời: “Người đã là, và Người vẫn là sự thật và sự sống. Người là kẻ thắng sự chết. Tôi biết điều đó. Người không thể chết mãi. Tôi chờ Người”. Và khi chưa cháy hết dầu của ngọn đèn mà bạn hữu chuẩn bị sẵn sàng để làm ánh sáng soi cho nhân loại được mời đến dự tiệc cưới của kẻ chiến thắng, thì Người – chú rể – đã trở lại. Và ánh sáng lần này sẽ không bao giờ tắt nữa. Hãy tin điều đó, Lazarô. Hãy vâng theo ước muốn của Thầy. Con nghe con chim họa mi này, nó hót dường như sau khi đã phải nín lặng vì tiếng nức nở của con. Hãy làm như nó. Tâm hồn con, sau những tiếng khóc không thể tránh được trên Lễ Vật Hy Sinh, nó sẽ hát với sự bảo đảm, bài ca của đức tin. Nguyện con được chúc phúc bởi Chúa Cha, bởi Chúa Con, bởi Chúa Thánh Thần.

         Con đã chịu đựng chừng nào suốt đêm, từ 23 giờ ngày thứ năm: mồng một tháng ba, cho tới năm giờ sáng ngày thứ sáu. Con thấy Chúa Giêsu trong nỗi lo âu hơi bớt hơn ở Gétsêmani một tí, đặc biệt là khi Người nói về Mẹ Người, về tên phản bội, và khi Người tỏ ra sợ hãi cái chết. Con vâng lệnh Chúa Giêsu để viết vào một cuốn sổ riêng, để làm thành một tập Cuộc Tử Nạn chi tiết hơn. Cha thấy khuôn mặt của con sáng nay… hình ảnh lờ mờ về những đau khổ đã chịu đựng… Con không nói hơn về sự kiện này, vì con ngượng không tả được.

 

by Tháng Hai 11, 2013 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)
Cha đã khổ khi thấy Mẹ phải khổ – Cha đã là, vẫn là Con Thiên Chúa, cũng là Con Loài Người (9, 3+4)

Cha đã khổ khi thấy Mẹ phải khổ – Cha đã là, vẫn là Con Thiên Chúa, cũng là Con Loài Người (9, 3+4)

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2013/01/Duc-me-sau-bi.jpg

“Bài Thơ của Con Người – Thiên Chúa”

Viết bởi: Maria Valtorta

Chuyển ngữ:  Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

Cuộc Khổ Nạn – Quyển 9

3* NHỮNG NHẬP ĐỀ KHÁC NHAU:

C. “CHA ĐÃ KHỔ KHI THẤY MẸ CỦA CHA PHẢI KHỔ”

        Chúa Giêsu nói với con:

 Cha không quên những đau khổ của Maria Mẹ Cha: đau khổ bởi thấy Mẹ phải nát lòng vì viễn ảnh những đau thương của Cha, đau khổ bởi thấy Mẹ phải khóc. Vì thế Cha không từ chối gì cùng Mẹ. Mẹ đã cho Cha tất cả, Cha cũng cho Mẹ tất cả. Mẹ đã chịu hết mọi thứ đau thương, Cha cũng cho Mẹ tất cả niềm vui.

Cha muốn rằng khi các con nghĩ đến Mẹ Maria, các con hãy suy ngắm cơn hấp hối dài mà Mẹ đã chịu trong suốt ba mươi ba năm, và lên tới tột đỉnh dưới chân Thánh Giá. Mẹ đã chịu cơn hấp hối đó cho các con. Cho các con, những chế diễu của đám đông coi Người là mẹ một thằng điên. Cho các con, những phiền trách của bà con và của những nhân vật quan trọng. Cho các con, sự từ chối bề ngoài của Cha: “Mẹ và anh em Thầy là những kẻ làm theo ý Thiên Chúa”.

        Và ai đã làm hơn Mẹ trong việc vâng theo Ý Muốn đáng sợ này, là cái bắt Mẹ phải chịu tra tấn bởi nhìn thấy Con Mẹ chịu cực hình?

        Cho các con, những mệt nhọc khi cần phải đến tìm Cha ở nơi nọ nơi kia. Cho các con, những hy sinh: từ việc phải rời mái nhà nhỏ của Mẹ để trà trộn vào đám đông, tới việc từ bỏ quê quán để tìm đến ở giữa sự huyên náo của Jêrusalem. Cho các con, nhiệm vụ phải giao thiệp với kẻ luôn luôn che dấu sự phản bội trong qủa tim hắn. Cho các con, nỗi đau phải nghe thiên hạ kết án Cha là bị qủi ám, là theo tà giáo. Tất cả, tất cả cho các con.

        Các con chẳng biết rằng Cha yêu Mẹ Cha chừng nào. Các con chẳng suy nghĩ rằng con tim của người con Mẹ Maria nhậy cảm và tình nghĩa chừng nào. Các con nghĩ rằng các khổ hình của Cha chỉ là thuần túy thể xác, hay cùng lắm, các con kể thêm được khổ hình tinh thần do sự ruồng bỏ sau cùng của Chúa Cha.

        Không, các con ơi. Những tình cảm của con người, Cha đều cảm thấy. Cha phải khổ khi thấy Mẹ Cha phải khổ, khi thấy mình phải dẫn Mẹ như một con chiên tới nơi cực hình, phải làm cho lòng Mẹ tan nát bởi các cuộc chia ly liên tiếp, ở Nazarét trước khi đi rao giảng, cuộc từ giã cấp bách trước cuộc tử nạn của Cha mà Cha đã chỉ cho con, từ giã trước bữa Tiệc Ly mà Mẹ đã biết sự phản bội của Judas, rồi cuộc từ giã khủng khiếp trên Calvê.

        Cha đau khổ khi thấy mình bị khinh dể, bị ghét, bị vu khống, bị bao vây bởi những kẻ tò mò nguy hiểm, không chịu quay về với sự thiện, mà chỉ quay về sự ác. Cha đã khổ vì đủ mọi thứ dối trá mà cha nghe hay nhìn thấy ở chung quanh Cha: Sự gian dối của những người Pharisiêu giả nhân giả nghĩa, chúng gọi Cha là Thầy, và chúng hỏi Cha những câu hỏi, không phải bởi chúng tin vào sự thông biết của Cha, nhưng để dẫn Cha vào bẫy; sự gian dối của những người mà Cha đã ban cho biết bao ơn lành, mà họ đã trở nên những kẻ kết án Cha nơi Đại Pháp Đình hay nơi tòa án. Sự gian dối của những kẻ có dự mưu lâu dài, tinh tế như Judas, kẻ đã bán Cha mà vẫn làm ra vẻ mình là môn đệ, kẻ đã chỉ Cha cho lý hình bằng một dấu hiệu của tình yêu. Cha đã chịu đựng sự dối trá của Phêrô, kẻ bị bắt giữ bởi sự sợ hãi loài người.

Bao là dối trá, bao là phản tặc đối với Cha là Chân Lý! Ngày nay cũng còn biết bao dối trá có liên can tới Cha. Các con nói rằng các con yêu Cha, nhưng các con không yêu Cha. Các con đặt tên Cha trên môi các con, nhưng trong qủa tim, các con tôn thờ Satan, và các con theo các luật phản trái với luật của Cha.

        Cha đau khổ khi nghĩ rằng trước giá trị vô biên của sự hy sinh của Cha: lễ Hy Sinh của một Thiên Chúa, qúa ít người được cứu rỗi. Tất cả, Cha nói: tất cả mọi người, qua mọi thế kỷ của trái đất, thích sự chết hơn là sự sống đời đời, làm cho lễ hy sinh của Cha thành vô ích. Tất cả đều hiện diện trước mắt Cha. Và với sự hiểu biết này, Cha đã ra đi để gặp cái chết.

        Hỡi Gioan nhỏ, con coi Giêsu của con và Mẹ Người đã chịu đau khổ một cách sâu xa và lâu dài trong cái tôi luân lý của các Ngài. Vậy hãy kiên nhẫn, nếu con phải chịu đựng. “Không có môn đệ nào hơn thầy mình”. Cha đã nói rồi.

        Ngày mai, Cha sẽ nói về những đau khổ tinh thần. Bây giờ con hãy nghỉ ngơi. Bình an  cho  con.

        Tiếp đó Mẹ Maria đã trả lời cho lời cầu nguyện phát ra từ trái tim con, sau khi con đọc những lời được viết dưới mẫu ảnh Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ: “Lạy Mẹ rất dịu hiền của chúng con, xin hãy tỏ cho chúng con những bí mật của trái tim vô nhiễm Mẹ. Xin hãy cho một tia sáng rất êm đềm, rất trong trắng của Mẹ xuyên thấu vào trái tim chúng con, để thay đổi và chuẩn bị chúng con cho cuộc viếng thăm của Chúa Thánh Thần”. Và con đã thêm vào: “Lạy Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ con, xin hãy tiết lộ cho con những bí mật của trái tim Mẹ, và chuẩn bị tim con bằng ánh sáng của Mẹ”.

        Mẹ đã trả lời: “Mẹ đã dìm con vào trong trái tim Mẹ, và Mẹ cho con biết những niềm vui và những nước mắt của Mẹ. Mẹ đã cho chiếu vào tim con những luồng sáng bác ái của Mẹ, để làm cho con hiểu tiếng nói của Con Mẹ và những ánh sáng của Chúa Thánh Linh. Vì nếu không có ánh sáng của Thánh Linh, trái tim các con sẽ ở trong tối tăm và yên lặng. Luôn luôn là Chúa Thánh Linh, bạn tình của Mẹ, làm cho các con hiểu biết chân lý và thánh hóa các con cho Thiên Chúa. Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần phải hiện diện trong qủa tim các con, để các con có thể hiểu những bí mật của Thiên Chúa trong ba điều thể hiện này: Quyền Phép, Sự Cứu Chuộc, và Tình Yêu. Chúa Cha luôn luôn hiện diện trong các con thực của Người bởi lòng tốt của Người, Chúa Con thể hiện bằng giáo lý của Người, Chúa Thánh Thần bởi ánh sáng của Người, bởi vì Người không bao giờ vắng bóng ở nơi có sự thánh hóa, và lời của Giêsu con Mẹ là sự thánh hóa do sự ban phép của Chúa Cha, đấng yêu thương các con. 

4* NHỮNG NHẬP ĐỀ KHÁC NHAU:

D. “CHA ĐÃ LÀ, VÀ CHA VẪN LÀ CON THIÊN CHÚA,
NHƯNG CHA CŨNG LÀ CON LOÀI NGƯỜI”

         Chúa Giêsu nói:

        Sự đau khổ của cơn hấp hối về tinh thần của Cha, con đã chiêm ngắm trong buổi chiều thứ năm. Con đã thấy Giêsu của con ngã sụp như một người bị đánh tử thương, cảm thấy sự sống của mình chạy trốn qua các vết thương làm cho mất máu, hay như một người bị chế ngự bởi sự tổn thương tâm thần qúa sức chịu đựng. Con thấy sự tăng trưởng của tổn thương này đã đạt tới cực điểm của nó trong việc máu tràn ra, vì bị kích động do mất thăng bằng về tuần hoàn, bởi nỗ lực Cha đã làm để thắng mình và chịu đựng những sức nặng chụp xuống trên Cha.

        Cha đã là, và Cha vẫn là Con Thiên Chúa tối cao, nhưng Cha cũng là con loài người. Cha muốn rằng qua những trang này, lưỡng tính giống nhau và toàn thiện của Cha được giải thích rõ ràng.

        Do Thiên Tính của Cha, các lời Cha được làm chứng để tin, và nó cho lời Cha có những âm giọng mà chỉ mình Thiên Chúa có thể có. Do nhân tính của Cha, Cha có những nhu cầu, những khát vọng, những thống khổ mà Cha đã tỏ cho các con thấy là Cha chịu đựng trong xác thịt của một người thật, và Cha đề nghị với các con như một kiểu mẫu cho nhân tính của các con, cũng như Cha huấn luyện trí tuệ các con bằng giáo thuyết của Thiên Chúa thật.

        Qua dòng thời gian của bao thế kỷ, do những hành động tán loạn của nhân tính bất toàn của các con, các con đã làm cho thiên tính rất thánh của Cha cũng như nhân tính rất hoàn hảo của Cha bị giảm bớt, bị biến dạng trong khi các con trình bày lưỡng tính ấy. Các con đã làm cho nhân tính của Cha trở thành không thực tế và vô nhân, cũng như làm cho bộ mặt Thiên Chúa của Cha trở thành qúa nhỏ, bằng cách các con từ chối bao nhiêu điểm mà các con không muốn biết, hay vì các con không thể nhận ra với trí tuệ đã bị giảm thiểu bởi trụy lạc, tật xấu, thuyết vô thần, thuyết nhân bản, thuyết duy lý.

        Vào giờ bi thảm này, giờ khai mào cho những khốn nạn của toàn thế giới, Cha đến để làm dịu mát trong trí óc các con, bộ mặt lưỡng tính của Cha: Là Thiên Chúa và là người, để các con biết Cha đúng như Cha là, để các con biết Cha sau bao điều mà chủ nghĩa ngu dân đã che đậy Cha cho khỏi trí tuệ các con, để các con yêu Cha và trở về với Cha, và để các con được cứu rỗi nhờ trung gian của Cha. Đó là dung nhan Vị Cứu Tinh của các con mà ai tin và yêu Người thì được cứu rỗi.

        Trong những ngày này, Cha đã cho con biết những đau khổ thể chất của Cha, nó đã hành hạ nhân tính của Cha. Cha đã cho con biết những đau khổ tinh thần của Cha, nó liên kết, đan lồng vào và hòa tan với những đau khổ của Mẹ Cha, giống như những cây leo chằng chịt ở vùng nhiệt đới, người ta không thể gỡ ra được, không thể tách ra từng giây riêng biệt, mà chỉ có cách, với một lát dao, người ta cắt gọn hết để mở một lối đi; hay giống như các mạch máu của cơ thể, người ta không thể tách rời một mạch để máu không đi vào, bởi vì chỉ có một thứ máu lỏng làm đầy tất cả các mạch. Hay hơn nữa, người ta không thể ngăn cản một thai nhi đang thành hình trong lòng mẹ cho khỏi chết nếu người mẹ chết, bởi vì sự sống là vậy: sức nóng, của nuôi, máu của người mẹ, theo nhịp cử động của qủa tim bà, thấm nhập, chuyển vào cho thai nhi qua các nội màng để thai nhi sống, rồi sinh ra là một người.

        Mẹ, ôi người mẹ trong trắng đã mang Cha, không phải chỉ trong chín tháng mà các bà mang cái qủa của giống người, nhưng trong suốt đời Mẹ. Trái tim chúng ta đã liên kết bởi những sợi giây thiêng liêng và luôn luôn cùng một nhịp đập. Không một giọt nước mắt từ mẫu nào rơi xuống mà không thấm ướt trái tim Cha bằng muối của nó, và không một tiếng rên rỉ nội tâm nào của Cha mà không vọng vang trong lòng Mẹ để khơi dậy nỗi đau thương của Mẹ.

        Các con khổ khi thấy bà mẹ của một đứa con đang chờ chết vì một chứng bệnh nan y, hoặc mẹ của một kẻ bị kết án tử hình bởi sự nghiêm khắc của công lý loài người. Vậy hãy nghĩ đến Mẹ Cha là người mà ngay từ phút đầu tiên cưu mang Cha, đã run sợ khi nghĩ đến Cha sẽ bị kết án; người mẹ mà từ lần đầu tiên cho Cha một cái hôn trên làn da mềm đỏ hồng của bé sơ sinh, đã cảm thấy những vết thương tương lai của con mình. Người mẹ này đã muốn cho Cha mười, một trăm, một ngàn lần sự sống của mình, để ngăn cản Cha trưởng thành và tiến tới lúc phải sát tế hy sinh. Người mẹ này đã biết, đã phải ước ao cái giờ kinh khủng này để nhận lãnh Thánh Ý Chúa, vì vinh danh Chúa và vì lòng tốt đối với nhân loại. Không, không có một cơn hấp hối nào dài hơn, và chấm dứt trong một đau thương lớn hơn cơn hấp hối của Mẹ Cha.

        Và không có một đau khổ nào lớn hơn và hoàn toàn hơn đau khổ của Cha. Cha là một với Chúa Cha. Người đã yêu Cha bằng tất cả vĩnh cửu như một mình Thiên Chúa có thể yêu. Người được thỏa lòng nơi Cha, và Người tìm thấy nơi Cha niềm vui Thiên Chúa của Người. Và Cha, Cha đã yêu Người như một mình Thiên Chúa có thể yêu, và Cha đã tìm thấy niềm vui Thiên Chúa của Cha trong sự hợp nhất với Người. Những tương quan khôn tả nối kết đời đời Chúa Cha với Con Ngài thì không thể giải thích được, dù là với ngôn ngữ của Cha, vì nó toàn vẹn, trong khi sự thông minh của các con thì không toàn vẹn. Các con không thể hiểu, không thể biết được Thiên Chúa là gì bao lâu các con chưa ở với Người trên Trời.

        Và rồi, giống như sức của nước dâng cao ép vào bờ đê, Cha cảm thấy sự công thẳng của Chúa Cha đối với Cha cứ tăng trưởng lên từng giờ và từng giờ. Để làm chứng nhân chống lại loài người hung bạo, không muốn hiểu Cha là ai, trong đời sống công khai của Cha, Người đã mở Trời ra ba lần: ở sông Giođan, trên núi Tabor, và ở Jêrusalem buổi chiều trước cuộc tử nạn. Nhưng Người đã làm thế vì loài người, chứ không phải để cho Cha một chút khuây khỏa. Từ đây, Cha là kẻ phải đền tội.

        Maria ơi, nhiều khi Thiên Chúa cho loài người biết một trong các tôi trung của Người, để lay động và lôi kéo họ về với Người qua sự trung gian của người tôi tớ này, nhưng cũng có khi bằng chính những đau khổ của người đó. Bằng cách ăn bánh cay đắng của sự công thẳng Thiên Chúa, người tôi trung này đích thân trả cái giá cho sự nâng đỡ và phần rỗi của anh em mình. Không phải sao? Các nạn nhân phải đền tội đều biết sự công thẳng của Thiên Chúa. Chỉ sau khi sự công thẳng được nguôi thì sự vinh quang mới tới. Điều đó không giống như tình yêu Cha: Cha cho các nạn nhân của tình yêu Cha những cái hôn. Cha là Giêsu, là Đấng Cứu Chuộc. Cha đã chịu đau khổ, và do kinh nghiệm cá nhân, Cha biết thế nào là cái khổ bị Chúa Cha nhìn với vẻ khắt khe, và bị Người bỏ rơi. Cha không bao giờ khắt khe và không bao giờ bỏ rơi ai. Cha tiêu hủy nạn nhân của tình yêu Cha giống như vậy, nhưng trong lò lửa của tình yêu.

        Giờ đền tội càng tới gần, Cha càng cảm thấy Chúa Cha xa dần. Luôn luôn: càng xa cách Chúa Cha, nhân tính của Cha càng cảm thấy bị giảm bớt sự nâng đỡ của thiên tính, và Cha chịu đựng điều đó bằng mọi cách.

        Sự xa cách Thiên Chúa dẫn tới sự sợ hãi, sự dính bén vào đời sống, sự lạt lẽo, sự mệt mã, sự buồn chán. Sự xa cách càng sâu xa, hậu qủa càng trầm trọng. Sự xa cách hoàn toàn sẽ dẫn tới tuyệt vọng. Vì theo thánh chỉ của Thiên Chúa, người ta càng cảm thấy bất xứng với Thiên Chúa thì người ta càng khổ, vì linh hồn sống động cảm thấy bị xa lìa với Thiên Chúa cũng như thân xác sống động cảm thấy bị cắt mất một chi thể. Đó là một nỗi đau lạ lùng, nặng nề, mà ai không cảm thấy thì không hiểu được. Cha đã cảm thấy. Cha đã phải biết tất cả để Cha có thể biện hộ cho các con trước tòa Chúa Cha về tất cả mọi vấn đề, kể cả nỗi thất vọng của các con. Ôi! Cha đã cảm thấy thế nào là câu nói: “Tôi cô đơn một mình. Tất cả đã phản bội tôi, bỏ rơi tôi. Kể cả Chúa Cha, kể cả Thiên Chúa cũng không giúp tôi nữa”.

        Chính vì thế mà Cha đã thực hiện những kỳ công bí nhiệm của ơn thánh trong những con tim khốn nạn vì bị thất vọng đè nặng, và Cha xin những linh hồn ưu tuyển của Cha uống chén rất đắng mà Cha đã có kinh nghiệm uống, để cho những người bị chìm trong biển thất vọng không từ chối Thánh Gía mà Cha trao cho họ như một cái neo cứu rỗi, nhưng họ hãy bám chặt vào nó để Cha có thể dẫn họ vào bờ bến hạnh phúc, nơi chỉ có sống trong bình an.

        Trong buổi chiều thứ năm, một mình Cha biết Cha cần Chúa Cha chừng nào! Tâm hồn Cha đã ở trong cơn hấp hối vì phải cố gắng vượt qua hai đau khổ lớn nhất của con người: phải từ giã người mẹ rất yêu mến của Cha và phải kề cận với người bạn bất trung. Đó là hai vết thương thiêu đốt trái tim Cha. Vết thương thứ nhất thiêu đốt bằng nước mắt, vết thương thứ hai bằng sự thù ghét.

        Cha đã phải bẻ bánh với tên Cain của Cha. Cha phải nói với nó như bạn hữu để không tố giác nó cho những người khác mà Cha biết có thể gây bạo động để ngăn cản tội ác, vả lại, vô ích, vì tất cả đã được ghi trong cuốn sách lớn của đời sống: sự chết thánh thiện của Cha và cái chết tự vẫn của Judas. Chúa Cha không kết án một cái chết vô ích nào nữa. Không dòng máu nào ngoài dòng máu của Cha phải đổ ra hay bị làm cho đổ ra nữa. Sợi giây thắt nghẹn sự sống này đã dấu sẵn trong cái túi dơ bẩn là thân xác tên phản bội. Máu nó đã được bán cho Satan. Máu này, khi rơi xuống đất, không thể được pha trộn với máu rất thanh khiết của Đấng Vô Tội.

        Hai vết thương này đã rất đủ để biến Cha thành kẻ hấp hối trong cái tôi của Cha. Nhưng Cha là kẻ phải đền tội, là nạn nhân, là con chiên. Con chiên này, trước khi bị cắt họng, đã biết dấu hiệu của thanh sắt đỏ. Nó biết những cú đánh, nó biết sự lột da, nó biết việc buôn bán ở hàng thịt. Không phải chỉ ở phút sau cùng nó mới biết cái lạnh của con dao đâm thấu vào họng để làm chảy máu và giết chết. Trước đó, nó đã phải từ bỏ tất cả: đồng cỏ, nơi nó đã lớn lên, người mẹ mà trong lòng bà, nó được nuôi nấng và sưởi ấm, các bạn bè nó đã cùng sống. Tất cả, Cha đã biết tất cả, Cha: Con Chiên Thiên Chúa.

        Vậy Satan tiến lại trong khi Chúa Cha rút về Trời. Nó đã đến vào lúc khởi đầu của sứ mạng Cha, để thử làm cho Cha trở lưng. Bây giờ nó lại đến. Đây là giờ của nó, ngày Sabát của Satan.

        Từng đoàn và từng đoàn qủi sứ ở trên mặt đất đêm ấy để dẫn dắt tới chung kết việc mê hoặc các con tim, và đặt vào đó ước muốn hạ sát Đức Kitô ngày hôm sau. Mỗi Pháp Đình Viên có thằng qủi của họ. Hêrôđê có tên qủi của ông, Pilatô cũng vậy, và cả những người Do Thái sẽ xin máu Cha đổ xuống trên họ, cũng được qủi hộ tống. Các tông đồ cũng có tên cám dỗ ở bên cạnh. Nó ru ngủ các ông trong khi Cha phải héo hon. Nó chuẩn bị cho các ông đi tới chỗ hèn nhát. Con hãy quan sát năng lực của kẻ trong sạch: Gioan, kẻ trong sạch, là người đầu tiên trong tất cả, đã tự giải phóng khỏi nanh vuốt của ma qủi và trở lại ngay với Giêsu của ông, và đã hiểu niềm ước ao không diễn tả được của Thầy mình, và dẫn Mẹ Maria đến cho Cha. Nhưng Judas có Lucifer, và Cha, Cha cũng có Lucifer. Hắn có nó ở trong tim, Cha có nó ở bên cạnh. Chúng ta là hai nhân vật chính của tấn bi kịch, và Satan săn sóc từng người trong hai chúng ta. Sau khi đã dẫn Judas tới điểm không tài nào trở lui được nữa, nó quay về phía Cha.

        Với mưu cơ hoàn hảo của nó, nó bày ra trước mắt Cha những hành hạ về thể xác với một vẻ thực tế không tài nào tả hơn được. Ở trong sa mạc cũng vậy, nó đã bắt đầu bằng thể xác. Cha đã thắng nó bằng lời cầu nguyện. Thần trí Cha đã chế ngự cái sợ của thể xác.

        Khi ấy nó bày cho Cha thấy chết như vậy là vô ích. Tốt hơn là hãy sống cho chính mình, không cần bận rộn tới loài người vô ơn; sống giầu sang, hạnh phúc, được yêu mến; sống cho Mẹ Cha để không làm mẹ phải khổ; sống để dẫn về cho Thiên Chúa, sau một thời gian dài giảng đạo cho biết bao người mà dù sau khi Cha chết, họ cũng sẽ không quên Cha. Như vậy Cha sẽ là thầy không phải chỉ trong ba năm, nhưng trong nhiều ngũ niên và nhiều ngũ niên. Và Cha sẽ kết thúc sau khi đã làm cho tất cả đều thấm nhuần giáo lý của Cha. Các thần của nó sẽ giúp Cha hấp dẫn loài người. Phải chăng Cha không thấy các thiên thần của Thiên Chúa không can thiệp để giúp Cha? Rồi sau đó Thiên Chúa sẽ tha cho Cha khi Ngài nhìn thấy mùa gặt các kẻ tin mà Cha dẫn về cho Ngài. Trong sa mạc nó cũng cám dỗ cha thử thách Thiên Chúa cách bất cẩn. Cha đã thắng nó bằng lời cầu nguyện. Thần trí Cha đã chế ngự các cám dỗ về tinh thần.

        Nó lại bày ra cho Cha sự từ bỏ của Thiên Chúa. Chúa Cha không thương Cha nữa. Cha bị chất đầy tội lỗi thế giới. Cha làm Người kinh tởm. Người lánh mặt, Người bỏ Cha một mình. Người giao phó Cha cho sự chế nhạo của một lũ đông hung dữ. Người không chấp nhận cho Cha dù một tí khích lệ thần linh của Người. Cô đơn, cô đơn, cô đơn. Vào giờ này, chỉ có Satan ở gần Đấng Kitô. Thiên Chúa và loài người vắng mặt, vì họ không yêu Cha. Họ ghét Cha hoặc họ dửng dưng. Cha đã cầu nguyện để lời cầu nguyện của Cha che lấp tiếng của Satan. Nhưng lời cầu nguyện của Cha không bay lên với Thiên Chúa nữa, nó rơi trở lại trên Cha như những cục đá trong khổ hình ném đá, và nó chà nát Cha dưới khối nặng của nó. Trước đây, lời cầu nguyện của Cha luôn luôn là một sự âu yếm dâng lên Chúa Cha, một tiếng nói bay lên và được đáp trả bằng những âu yếm của tiếng nói người cha, bây giờ nó như chết, nặng nề, tung lên một cách vô ích về một bầu trời khép kín.

        Khi ấy Cha cảm thấy sự chua cay từ đáy chén đắng, mùi vị của sự tuyệt vọng. Đó cũng là điều Satan mong ước: dẫn Cha tới tuyệt vọng để biến Cha thành nô lệ của nó. Cha đã thắng sự tuyệt vọng chỉ nhờ sức mạnh của riêng Cha, bởi vì Cha muốn thắng nó. Chỉ với sức mạnh của một người, vì Cha chỉ còn là một người, và Cha chỉ còn là một người không được Thiên Chúa giúp đỡ.

        Khi Thiên Chúa giúp thì rất dễ dàng để nâng bổng cả thế giới lên và cầm giữ nó như một trò chơi trẻ con, nhưng khi Thiên Chúa không giúp nữa thì sức nặng của một bông hoa cũng làm cho mệt mỏi.

        Cha đã thắng sự tuyệt vọng và kẻ tạo ra nó là Satan, để phục vụ Thiên Chúa và các con, trong khi ban Sự Sống cho các con. Cha đã biết cái chết. Không phải cái chết của kẻ bị đóng đinh – nó ít khốc liệt hơn – nhưng là cái chết toàn diện, có ý thức, của một tay đô vật té ngã sau khi đã toàn thắng, trái tim bị bể ra, máu trào ra do sự cố gắng vượt sức. Cha bị đổ mồ hôi máu. Cha đổ mồ hôi máu để trung thành với thánh ý Thiên Chúa.

        Đó là tại sao một thiên thần đã đến trong cơn đau khổ của Cha, để tỏ cho Cha thấy niềm hy vọng của bao linh hồn sẽ được cứu rỗi nhờ sự hy sinh của Cha, nó như một liều thuốc cho cái chết của Cha.

        Tên của các con! Đối với Cha, mỗi người là một giọt thuốc tiêm vào mạch máu của Cha, để làm cho nó lại căng lên và hoạt động trở lại. Mỗi người là một sự sống trở lại, một ánh sáng trở lại, một sức mạnh trở lại cho Cha, để trong những hành hạ vô nhân đạo, Cha không kêu la cái đau của một con người, không thất vọng đối với Thiên Chúa mà nói rằng Người qúa khắt khe và bất công đối với Nạn Nhân của Người. Cha đã tự nhắc lại tên các con, Cha đã thấy các con, Cha đã chúc phúc cho các con ngay từ lúc đó. Từ lúc đó, Cha đã mang các con trong trái tim Cha. Và khi đến giờ để các con xuất hiện trên trái đất, thì từ trên Trời, Cha đã nghiêng mình xuống để đón các con, hoan hỷ với tư tưởng rằng: một bông hoa tình yêu mới nở trên thế gian, và nó sẽ sống cho Cha.

        Ôi! hỡi những kẻ được chúc phúc của Cha, sự ủy lạo của Đức Kitô tử nạn! Mẹ Cha, người môn đệ của Cha, và các bà đạo đức vây quanh cái chết của Cha, nhưng các con cũng ở đó. Đôi mắt hấp hối của Cha đã thấy cùng một lúc, khuôn mặt tan nát của Mẹ Cha và khuôn mặt thân yêu của các con, và nó đã khép lại như vậy. Nó sung sướng để khép lại, bởi vì nó đã cứu rỗi các con. Ôi, các con là những kẻ đã xứng đáng sự hy sinh của một Thiên Chúa!

Cuộc Khổ Nạn – Quyển 9

Chương 1: NHỮNG NHẬP ĐỀ KHÁC NHAU:
A- “NGƯỜI CON CỦA THIÊN CHÚA VÀ CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG TÌ Ố
XUẤT HIỆN NHƯ MỘT CON SÂU”.

Chương 2: NHỮNG NHẬP ĐỀ KHÁC NHAU:
B- “CHỈ CẦN NÓI SỰ THẬT LÀ ĐỦ ĐỂ BỊ GHÉT”

 

by Tháng Một 29, 2013 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)
Chỉ cần nói sự thật là đủ để bị ghét (9,2)

Chỉ cần nói sự thật là đủ để bị ghét (9,2)

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2013/01/giuda-ban-Chua.jpg

“Bài Thơ của Con Người-Thiên Chúa”

Viết bởi: Maria Valtorta

Chuyển ngữ:  Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

CHƯƠNG 2: NHỮNG NHẬP ĐỀ KHÁC NHAU:

B- “CHỈ CẦN NÓI SỰ THẬT LÀ ĐỦ ĐỂ BỊ GHÉT”

        Chúa Giêsu nói:

        Cái nhìn  của Cha  đã  đọc được  hết con  tim  của Judas  Iscariot. Đừng ai nghĩ rằng sự thông sáng của Thiên Chúa không có khả năng thấu hiểu con tim này. Nhưng như Cha đã nói với Mẹ Cha là phải có nó. Khốn cho nó vì nó phản bội, nhưng phải có một tên phản bội.

        Lòng đầy phức tạp, tráo trở, qủi quyệt, tham lam, dâm đãng, trộm cắp, thông minh, kiến thức hơn phần đông các kẻ khác, hắn biết cách làm cho người ta phải nể. Vì táo bạo, hắn đã dẹp đường cho Cha, dù có khó khăn. Hắn thích nhất là ra khỏi hàng ngũ và làm tăng giá trị địa vị được tín nhiệm của hắn ở bên Cha. Tính hay phục vụ của hắn không do lòng bác ái, mà duy nhất chỉ là một thứ mà các con gọi là “người hay làm”. Điều đó cho phép hắn giữ túi tiền và lại gần phụ nữ. Hai điều đó cùng với điều thứ ba là chức vụ nhân đạo của hắn, hắn thích vì được thả lỏng.

        Người đàn bà trong trắng, khiêm nhường, dứt bỏ sự giầu sang thế gian, không thể không cảm thấy ghê tởm loại rắn độc này. Cha cũng vậy, Cha cảm thấy ghê tởm. Một mình Cha, Chúa Cha và Thánh Linh, biết Cha phải cố gắng nỗ lực biết bao để chịu đựng nó ở bên cạnh Cha, nhưng Cha sẽ cắt nghĩa cho con vào một lần khác.

        Cha không phải không biết sự thù hằn của các thầy cả, các Pharisiêu, các luật sĩ, các Saddu. Đó là những con cáo qủi quyệt, chỉ tìm đẩy Cha vào hang của chúng để xé Cha ra thành trăm mảnh. Chúng khát máu Cha và chúng giương bẫy khắp nơi để chụp lấy Cha, để có lợi khí kết án và làm cho Cha biến mất. Trong ba năm trường, chúng đã giương bẫy, và chúng chỉ hạ xuống khi chúng biết rằng Cha đã chết. Tối hôm đó chúng ngủ một cách sung sướng, vì tiếng nói kết án chúng đã im đi vĩnh viễn, chúng tin như vậy. Nhưng không, tiếng nói này chưa tắt, và nó không bao giờ tắt. Nó vang lên, vang lên, và nó nguyền rủa những kẻ giống như chúng của thời nay. Biết bao đau đớn cho Mẹ Cha vì những kẻ ấy. Và nỗi đau đớn này, Cha không bao giờ quên.

        Đám đông hay thay đổi, đó không phải là chuyện mới. Đó là một con mãnh thú, nó liếm tay người dạy thú nếu người này có trang bị roi da và cho nó một miếng thịt để làm dịu cơn đói của nó. Nhưng chỉ cần người này té ngã và không thể sử dụng cái roi da, hay không quăng mồi cho nó ăn, là nó chộp lấy ông ta và xé ra từng mảnh. Chỉ cần là người tốt và dám nói sự thật là đủ để bị đám đông ghét, sau những lúc đầu thiện cảm. Sự thật chính là lời khiển trách và cảnh cáo. Lòng tốt lấy cái roi da đi và làm cho những kẻ xấu không sợ gì nữa. Từ đó đưa đến những câu: “Đóng đanh nó vào thập giá” sau khi chúng đã hô “vạn tuế”. Đời sống làm thầy của Cha tràn đầy hai câu này. Và câu sau cùng là “đóng đanh nó vào thập giá”. Câu “vạn tuế” thì giống như việc lấy hơi của một ca sĩ để có thể lên cung bắc. Mẹ Maria, trong buổi chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, đã nghe lại trong lòng Mẹ những tiếng vạn tuế dối trá, đã trở thành những tiếng kêu đòi chết cho Con Mẹ, và lòng Mẹ tan nát. Điều này nữa, Cha cũng không quên.

        Tính nhân loại của các tông đồ thì ôi, nó lớn chừng nào! Cha mang nó trên cánh tay Cha để nâng nó lên trời, những cái khối nặng mà trái đất kéo ghì xuống. Kể cả những người biết mình không phải là thừa hành của một ông vua trần thế như kiểu Judas Iscariot, những người không như hắn, luôn tìm dịp để lên cao, để thay thế chỗ Cha trên ngai vàng, cũng luôn luôn khát khao danh vọng. Đã có một ngày, cả đến Gioan và anh ông cũng đã ước ao danh vọng này, nó làm chói mắt các con như một ảo ảnh cả về những sự trên trời. Đó không phải là khát vọng thuộc về Thiên Đàng mà Cha muốn các con có, nhưng đó là những tham vọng của con người ước rằng sự thánh thiện của mình được người ta biết tới. Nhưng không phải chỉ có thế mà thôi, đây là thứ tham vọng trao đổi, một thứ cho vay nặng lãi mà ở đó, người ta hiến một chút tình yêu cho đấng mà Cha đã bảo các con rằng phải hiến toàn bộ con người các con, để đòi lấy một chỗ ở bên phải Người trên Trời.

        Không, các con ơi, không. Trước hết phải biết uống tất cả chén đắng mà Cha đã uống. Tất cả, tức là với đức bác ái cho đi để đổi lấy sự thù ghét; lấy sự trong sạch chống lại tiếng kêu của giác quan; dũng cảm trong thử thách, toàn thiêu cho tình yêu Thiên Chúa và nhân loại anh em. Rồi sau khi đã hoàn tất hết những bổn phận đó, cũng còn nói: “Chúng tôi là những đầy tớ vô ích”, trong khi chờ đợi Cha Thầy cũng là Cha các con, nhờ lòng nhân từ của Người, ban cho các con một chỗ trong Nước Người. Phải tự bóc lột, như con thấy người ta bóc lột Cha trong sân tòa án, tất cả những gì là nhân loại, chỉ giữ lại điều cần thiết là sự trọng kính đối với hồng ân Thiên Chúa , đó là sự sống, và đối với anh em mà chúng ta có thể làm ích cho họ ở trên trời hơn là ở dưới đất, để Thiên Chúa mặc cho các con chiếc áo bất tử, được thanh tẩy trong máu Con Chiên.

        Cha đã tỏ cho con thấy những đau thương chuẩn bị cho cuộc tử nạn. Những điều khác, Cha sẽ chỉ cho con sau. Mặc dầu vẫn là những đau thương, nhưng nó cũng là sự nghỉ ngơi cho linh hồn con để chiêm ngắm. Bây giờ đủ rồi, hãy nghỉ ngơi bằng an.

 

by Tháng Một 25, 2013 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)
Cuộc Khổ Nạn – Quyển 9 chương 1 “Bài Thơ của Con Người-Thiên Chúa”

Cuộc Khổ Nạn – Quyển 9 chương 1 “Bài Thơ của Con Người-Thiên Chúa”

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2013/01/chua-giesu.jpg

BÀI THƠ CỦA CON NGƯỜI-THIÊN CHÚA

Viết bởi: Maria Valtorta

Chuyển ngữ:  Nữ tu Phạm Thị Hùng CMR

      Kính thưa qúy độc gỉa, 

     Để chuẩn bị bước vào Mùa Chay và Phục Sinh, TĐMVSK xin đăng quyển 9 “Bài Thơ của Con Người-Thiên Chúa” về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu.

“Bài Thơ của Con Người-Thiên Chúa”

 MỤC LỤC

quyển 9

 Cuộc Khổ Nạn

1* Những nhập đề khác nhau: “Người con của Thiên Chúa và của người đàn bà không tì ố xuất hiện như một con sâu”   6

2* Những nhập đề khác nhau: “Chỉ cần nói sự thật là đủ để bị ghét”  11

3* Những nhập đề khác nhau:“Cha đã khổ khi thấy Mẹ Cha phải khổ”  14

4* Những nhập đề khác nhau:“Cha đã là, và Cha vẫn là Con Thiên Chúa, nhưng Cha cũng là con loài người”  18

5* Những nhập đề khác nhau: “Các con chẳng bao giờ suy nghĩ rằng các con đã đắt giá chừng nào cho Cha” 27

6* Từ biệt Lazarô                                                    30

7* Judas đi tìm các thủ lãnh của Đại Pháp Đình           47

8* Từ Bêtani tới Jêrusalem                                       61

9*  Giêsu vào thành Jêrusalem                                  70

10* Buổi chiều ngày Chúa Nhật lễ lá                           92

11* Thứ hai sau khi vào thành Jêrusalem (thứ hai Tuần thánh)  a- Ban ngày   98

12* Thứ hai trước lễ Vượt Qua (Thứ hai Tuần Thánh) b- Ban đêm    125

13* Thứ ba trước lễ Vượt Qua (Thứ ba Tuần Thánh) Ban ngày         134

14* Thứ ba trước lễ Vượt Qua(Thứ ba Tuần Thánh) Ban đêm          143

15* Thứ tư trước lễ Vượt Qua (Thứ tư Tuần Thánh) a- Ban ngày     149

16* Thứ tư trước lễ Vượt Qua  (Thứ tư Tuần Thánh) b – Ban đêm    207

17* Thứ năm trước lễ Vượt Qua (Thứ năm Tuần Thánh)  Ban ngày   218

18*  Mô tả phòng Tiệc Ly và sự từ giã Mẹ trước bữa tiệc sau cùng    242

19*  Bữa tiệc Vượt Qua                                           247

20* Suy niệm về bữa Tiệc Ly                                    293

21*  Hấp hối và bị bắt tại Gétsêmani                          296

22* Những phiên tòa khác nhau                               324

23*  Suy niệm về thái độ của Pilatô đối với Giêsu          366

24* Judas Kêriot sau việc phản bội.                            374

25* Nếu Judas đã qùi dưới chân Mẹ mà nói: “Xin thương”, thì người Mẹ Tình Thương sẽ đón nhận nó như một kẻ bị thương.                                           386

26* Mẹ Maria phải hủy bỏ Evà                                   390

27* Gioan đi đón Mẹ                                               404

28* Từ tòa án tới Calvê                                            412

29* Đóng đinh vào thập giá                                     432

30*  Ngôi mộ của Giuse Arimathi. Sự lo lắng kinh khủng

của Maria. Việc xức thuốc thơm cho Chúa.                   470

31*  Trở về nhà Tiệc Ly                                           486

32*  Đêm Thứ Sáu Tuần Thánh                                503

33*  Lời than khóc của Đức Trinh Nữ                          511

34* Trong ngày Thứ Bảy Tuần Thánh                         535

35*  Đêm Thứ Bảy Tuần Thánh                                550

http://s.daminhvn.net/daminhvn/tulieubaiviet/hinhanh/chua-gie-su/GiesuCauNguyen.jpg

 

1* NHỮNG NHẬP ĐỀ KHÁC NHAU:

A- “NGƯỜI CON CỦA THIÊN CHÚA VÀ CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG TÌ Ố XUẤT HIỆN NHƯ MỘT CON SÂU”.

       Chúa Giêsu nói:

       Và bây giờ, hãy đến. Mặc dầu chiều nay con sẽ như một người gần tắt thở. Hãy đến để Cha dẫn con vào những nỗi thống khổ của Cha. Con đường chúng ta phải cùng đi thì thật dài, vì không một thứ đau thương nào mà Cha được thoát khỏi, dù là thể xác hay tinh thần, dù là con tim hay trí tuệ. Cha đã cảm nhận tất cả, Cha đã nuôi mình bằng tất cả, Cha đã giải khát bằng tất cả cho đến chết vì tất cả những thứ đau thương này.

       Nếu con đặt miệng con trên môi Cha, con sẽ cảm thấy nó hãy còn những vị chua cay của từng ấy đau thương. Nếu con có thể nhìn thấy con người nhân loại của Cha dưới những lớp y phục bây giờ rực sáng, con sẽ thấy rằng sự chói sáng này phát ra từ hàng ngàn và hàng ngàn vết thương phủ kín như một lớp vải điều sống động, những phần thân thể bị xé nát, bị chảy máu, dấu vết của những trận đòn, bị xuyên thâu vì tình yêu đối với các con.

       Bây giờ nhân tính của Cha rực sáng, nhưng đã có một ngày nhân tính này giống như thân xác một người cùi, vì bao đánh đập và hạ nhục. Người-Thiên-Chúa, đấng đã có trong chính Ngài một vẻ đẹp toàn vẹn về thể xác, đúng là người con của Thiên Chúa và của người đàn bà không tì ố, khi ấy xuất hiện dưới con mắt của những kẻ nhìn Người với tình yêu, với sự tò mò hay khinh bỉ, xấu xa như một con sâu, đúng như Đavít đã nói: là sự nhục nhã của loài người, là đồ bỏ của dân chúng.

       Tình yêu của Cha đối với Chúa Cha và với con cái của Người đã dẫn Cha đến việc giao phó thân thể Cha cho những kẻ đánh Cha, giơ mặt ra cho những kẻ bạt tai Cha, và cho họ bao phủ Cha bằng những đờm rãi, cho những kẻ tin rằng mình làm những kỳ công đáng thưởng trong việc giật tóc, giật râu Cha, và xuyên thủng đầu Cha bằng những gai nhọn, trong việc làm cho trái đất và những kẻ đồng lõa với nó làm những trận cuồng phong hành hình trên Vị Cứu Tinh của nó, làm trật khớp các chi thể, để lộ các xương ra, lôi giật quần áo, và như vậy, làm cho sự trong trắng của Cha những hành hình lớn nhất, trói Cha vào cột, treo Cha lên như một con chiên bị cắt cổ, bị treo vào cái móc của người đồ tể, gào thét chung quanh cơn hấp hối của Cha như một bầy chó đói mà mùi máu làm cho chúng càng thêm hung bạo.

       Bị buộc tội, bị kết án, bị giết, bị phản bội, bị từ chối, bị bán; bị ruồng bỏ bởi cả Thiên Chúa, chỉ vì tội lỗi mà Cha đã mang lấy trên thân Cha. Cha trở nên nghèo nàn hơn một người ăn mày bị lục lọi bởi quân cướp đường, bởi vì người ta đã không để lại cho Cha một mảnh áo để che đậy tấm thân tử đạo trần truồng tái mét. Cả đến sau cái chết, Cha cũng không thoát khỏi vết thương và những vu khống của kẻ thù. Cha bị chìm dưới đống bùn tội lỗi của các con; bị đẩy tới tận đáy sâu vực thẳm tối tăm của đau thương, không một tia sáng nào của trời cao trả lời cho cái nhìn hấp hối của Cha, không một lời nào của Thiên Chúa trả lời cho tiếng gọi sau cùng của Cha.

       Isaie đã nói cái lý do của từng ấy đau thương rằng: “Qủa thật Người đã nhận lấy trên thân Người mọi tội lỗi của chúng ta, và Người đã mang lấy đau thương của chúng ta”.

       “Đau thương của chúng ta!” Đúng, Cha đã mang lấy hết thay cho các con, để Cha nâng đỡ, thoa dịu, và tiêu hủy nỗi đau thương của các con nếu các con trung thành với Cha. Nhưng các con đã không muốn trung thành. Vậy Cha đã có gì? Các con đã nhìn Cha “như một người hủi, như một kẻ bị Thiên Chúa đánh phạt”. Phải, Cha đã mang trên Cha cái hủi của số tội lỗi vô vàn của các con, nó ở trên Cha như bộ áo thống hối ăn năn, như chiếc áo nhặm. Nhưng sao các con không thấy Thiên Chúa lộ ra trong đức ái vô hạn của Người dưới bộ áo mà vì các con, Người đã mang lấy trên sự thánh thiện của Người?

       “Bị thương tích vì sự bất công của chúng ta, bị đâm thâu vì tội ác của chúng ta”, Isaie đã nói. Bằng cái nhìn tiên tri của ông, ông đã thấy Con Người trở thành một vết thương bao la để cứu chữa những vết thương của nhân loại. Và đâu phải chỉ có các vết thương trên thân xác thôi sao!

       Nhưng điều các con làm Cha bị tổn thương nhiều nhất là tình cảm và trí tuệ. Từ tình cảm và từ trí tuệ, các con đã biến Cha thành đồ chơi và một cái đích nhắm. Các con đã đánh đập Cha trong tình bạn hữu Cha dành cho các con qua trung gian Judas, trong sự trung thành mà Cha trông đợi ở các con qua Phêrô là người đã chối Cha, trong sự biết ơn vì bao điều lành Cha đã làm, qua trung gian của những người đã kêu gào: “Nó đáng chết!” sau khi Cha đã chữa họ khỏi bao thứ bệnh tật; qua tình yêu và sự đau khổ xé lòng của Mẹ Cha, qua những người trong tôn giáo khi họ tuyên bố rằng Cha nói phạm thượng tới Thiên Chúa, Cha, chỉ vì lòng nhiệt thành với Thiên Chúa, Cha đã đặt mình trong tay loài người, trong việc nhập thể và chịu đau khổ suốt đời, và phó mình cho sự hung dữ của loài người, không thốt ra một lời, không một phàn nàn.

       Chỉ cần một cái nhìn, Cha có thể biến tất cả các kẻ buộc tội, các kẻ xét xử và các lý hình thành tro bụi, nhưng Cha đã tự ý tới để làm trọn Lễ Hy Sinh như một con chiên, vì Cha là  Con  Chiên Thiên Chúa, và muôn đời Cha là vậy. Cha đã để mình bị dẫn tới chỗ bị tước đoạt hết và tới cái chết, để làm cho thịt Cha thành Sự Sống cho các con.

       Khi Cha được dưỡng dục, Cha đã bị nung nấu bởi đủ thứ đau khổ không tên, hay với tất cả các thứ tên. Cha đã bắt đầu chết ở Bétlem khi Cha nhìn thấy ánh sáng của trái đất khác biệt một cách lo âu đối với Cha là Sống của Trời. Cha đã tiếp tục sống trong nghèo nàn, trốn tránh, lưu đày, trong công việc, trong sự không thông cảm, trong sự mệt mỏi, sự phản bội, trong những tình cảm mà người ta lấy mất của Cha; trong sự hành hạ, sự dối trá, sự phạm thượng. Đó là những cái con người dành cho Cha là kẻ đến để kết hợp họ với Thiên Chúa.

       Maria (Valtorta) ơi, hãy nhìn Vị Cứu Tinh  của  con.  Người  không còn áo trắng, không còn đầu tóc hoe vàng, không còn cái nhìn lam ngọc như con vẫn thấy Người. Y phục của Người đỏ những máu, rách nát và đầy dơ bẩn, đầy đờm rãi. Mặt mũi Người sưng phù, biến dạng, cái nhìn bị phủ mờ vì máu và nước mắt. Mắt Người nhìn con qua lớp màng bụi cát làm cho nặng mí mắt. Các bàn tay của Cha, con thấy không, nó đã là một vết thương rồi, trong khi chờ đợi vết  thương  sau  cùng.

       Hỡi Gioan nhỏ, hãy nhìn Cha giống như người anh Gioan của con đã nhìn. Các bước đi của Cha đã để lại sau Cha những vết máu. Mồ hôi pha loãng những máu chảy ra từ những chỗ nứt bởi roi đòn và những máu còn lại của cơn hấp hối trong vườn. Tiếng nói phát ra trong những hơi thở dốc lo âu của một trái tim đã chết vì bị đủ thứ hành hạ, từ cặp môi cháy nóng và bầm tím.

       Từ giờ trở đi, con sẽ thấy Cha thường như vậy. Cha là Vua của đau thương và Cha đến nói với con về những đau thương của Cha trong cẩm bào vương giả. Hãy theo Cha, dù con bị hấp hối. Cha biết, và Cha đầy tình thương. Trước cặp môi của con bị tẩm thuốc độc bởi những đau thương của Cha, có đặt mật ong thơm lành của sự chiêm ngắm thanh tịnh nhất. Nhưng con phải thích những chiêm ngắm đẫm máu hơn, bởi vì nhờ nó mà con có được sự sống, và với nó, con sẽ dẫn dắt những người khác tới Sự Sống. Hãy hạ bàn tay đẫm máu của Cha xuống, và hãy tỉnh thức chiêm ngắm nơi Cha, Đấng Cứu Thế.

       Con Thấy Chúa Giêsu như Người tự diễn tả. Chiều nay, từ 19 giờ, con thực sự ở trong cơn hấp hối.

       Sáng nay, 11 tháng 2, lúc 7g30, Chúa Giêsu nói với con:

Chiều hôm qua, Cha đã không muốn nói với con rằng Cha là mồi của đau thương, vì Cha đã bắt đầu diễn tả và cho con thấy những đau khổ của Cha. Chiều hôm qua là lời mở đầu, và con đã qúa mệt, cô bạn của Cha! Nhưng trước khi cơn hấp hối trở lại, Cha phải khiển trách nhẹ con:

        Sáng hôm qua con đã ích kỷ. Con đã nói với cha linh hướng: “Chúng ta hy vọng con có thể chịu đựng, bởi vì sự mệt mỏi của con là lớn nhất”. Không, sự mệt mỏi của ngài là lớn nhất, bởi vì ngài mệt mỏi mà không được thưởng cái phước nhìn thấy và chiếm hữu Giêsu như con, mặc dù nhân tính thánh thiện của ngài. Đừng bao giờ ích kỷ, dù trong những điều nhỏ mọn nhất. Một môn đệ, một Gioan nhỏ, phải rất khiêm nhường và bác ái, giống như Giêsu của mình.

       Bây giờ hãy ở lại với Cha. “Các bông hoa đã xuất hiện… thời gian xén tỉa đã tới…và người ta đã nghe tiếng chim cu gáy ngoài đồng…” Và đây là những bông hoa mọc lên trong vũng máu Đức Kitô của con. Đấng mà người ta đã cắt đi như một cành trong khi tỉa, chính là Đấng Cứu Thế. Tiếng chim cu gọi bạn tình đến dự tiệc cưới đau thương và thánh thiện, chính là tiếng Cha, đấng yêu con.

       Hãy đứng dậy và hãy đến, như bài đọc thánh lễ hôm nay nói. Hãy đến chiêm ngắm và chịu đựng. Đó là ơn Cha ban cho các kẻ ưu tiên của Cha.

 http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR3lKbdXxf3RYX1MOWpCwBtW1AKa5vkGvgJCY--NppJoseNwHyb

by Tháng Một 23, 2013 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta)
Tóm tắt lịch sử Israel – Lịch sử biên soạn Thánh Kinh

Tóm tắt lịch sử Israel – Lịch sử biên soạn Thánh Kinh

LỊCH SỬ BIÊN SOẠN THÁNH KINH CỰU ƯỚC, CÁC VĂN THỂ

      Thánh Kinh là cuốn sách kể lại cuộc tình của Thiên Chúa với dân Israel. Con đường tình ấy đã có lịch sử biên soạn dài 1.000 năm cho Thánh Kinh Cựu Ước và 100 năm cho Thánh Kinh Tân Ước.

I. TÓM TẮT LỊCH SỬ ISRAEL

       Israel là một trong các dân tộc sống trong vùng mà giới học giả kinh thánh gọi là ”Nửa vành trăng phì nhiêu”, trải dài từ Ai Cập sang tới Mêdôpôtamia, tức vùng Lưỡng Hà là Iran Irak ngày nay. Trước thời các tổ phụ mấy ngàn năm, đã có nhiều nền văn minh phát triển trong vùng này. Ai Cập là nền văn minh đã đạt tột đỉnh sự cường thịnh của nó vào năm 3.500 trước công nguyên. Ngoài ra còn có nền văn minh Híttít, Sumero-Accadic, Babilonia, và nền văn minh Minoica trên đảo Creta

 1. Thời các Tổ phụ (1850-1500)

      Lịch sử dân Israel bắt đầu với ơn gọi của tổ phụ Abraham vào khoảng năm 1850 trước công nguyên. Từ thành Ur trong vùng Mêdôpôtamia, ông Abraham đã lắng nghe tiếng Thiên Chúa mời gọi từ bỏ nếp sống định cư, để lang thang sống đời du mục, và đi đến miền đất Thiên Chúa sẽ chỉ cho ông là đất Canaan. Abraham đến Haran, đi dọc đất Canaan và cùng các đoàn vật của mình dừng chân nay đây mai đó, tại những nơi có đồng cỏ, có nước và chỗ dựng lều, đặc biệt tại Hebron, mạn bắc sa mạc Negheb.

       Thiên Chúa hứa ban cho Abraham dòng dõi đông đúc (St 15; 17). Nhưng vì đợi mãi mà không thấy có con, trong khi hai vợ chồng ngày càng gìa, bà Sara để cho tổ phụ Abraham ăn nằm với nữ tỳ là Haga để có người nối dõi tông đường (St 16). Ismael là đứa con Haga sinh cho bà Sara. Sau đó khi có con riêng là Igiaác, bà Sara sợ Ismael giành quyền của Igiaác nên yêu cầu Abraham đuổi Haga và Ismael đi (St 21). Ismael sẽ là tổ phụ các dân tộc A Rập.

      Igiaác sinh ra Edau và Giacóp. Nhờ mẹ là bà Rebecca giúp, Giacóp lừa được Edau để cướp chức trưởng nam của anh và được phúc lành của cha, nhưng ông phải chạy trốn về Haran để khỏi bị Edau báo thù. Tại Haran Giacóp làm việc cho ông Laban. Ông Laban có hai con gái là Lea và Rakhel. Giacóp yêu Rakhel là cô em xinh đẹp hơn chị, và bằng lòng làm rể 7 năm, chăm chỉ làm việc cho ông Laban để lấy Rakhel. Nhưng ông Laban đánh lừa Giacóp, thay vì gả Rakhel thì ông gả Lea. Sáng ra Giacóp mới khám phá ra không phải Rakhel mà là Lea. Giacóp khiếu nại, nhưng ông Laban cho biết tập tục không gả cô em trước cô chị. Vì thế để lấy được người mình yêu là Rakhel, ông phải làm rể thêm 7 năm nữa… Sau khi bà Rakhel sinh Giuse cho ông, thì Giacóp xin ông Laban cho ông hồi hương. Ông Laban muốn trả công cho Giacóp vì những năm phục vụ, khiến cho đàn vật của ông gia tăng rất nhiều. Giacóp đã dùng mưu để gầy cho mình các đoàn chiên dê khỏe mạnh nhất, trong khi các con yếu là của ông Laban. Ông Laban đổi thái độ đối với Giacóp. Tiếng Thiên Chúa bảo ông Giacóp trở về quê cha đất tổ. Thế là lợi dụng lúc ông Laban bận đi xén lông chiên, Giacóp cùng các vợ con trốn đi. Được tin báo, ông Laban cùng các con trai và đầy tở đuổi theo kịp và trách móc Giacóp xử tệ với ông. Giacóp nổi nóng trách móc bố vợ: ” Suốt 20 năm con đã ở với cha, chiên cái dê cái của cha của cha không hề sẩy thai, con không hề ăn con chiên đực nào trong đàn vật của cha. Con vật bị cắn xé con không đưa về cho cha, chính con chịu đền; con bị mất trộm vào ban ngày hay ban đêm cha đều đòi con phải trả. Ban ngày con bị nắng thiêu, ban đêm con bị lạnh buốt, không sao chợp mắt ngủ được. Con ở nhà cha đã được 20 năm, con đã phục vụ cha được 14 năm để được hai cô con gái của cha, 6 năm để được chiên của cha, cha đã đổi công xá của con 10 lần. Giả như Thiên Chúa của cha con, là Thiên Chúa ông Abraham thờ và là Đấng ông Igiaác khiếp sợ, đã không ở với con, thì bây giờ hẳn cha đã để con về tay không. Thiên Chúa đã thấy cảnh khổ cực và công lao vất vả của con, và đêm qua Người đã phán xử” (St 31,38-42).

      Ông Laban và Giacóp ký kết giao ước với nhau. Sáng hôm sau, ông Laban dậy sớm, hôn các con các cháu và chúc phúc cho chúng, rồi lên đường về nhà. Ông Giacóp sai các sứ giả đi trước gặp Edau để dọ ý. Khi biết Edau cùng 400 người cũng đang tiến đến gặp ông, Giacóp liền chia người và đoàn vật của ông làm hai trại. Rồi ông lấy một phần của cải tay ông đã làm ra để làm tặng phẩm biếu ông Edau: 200 dê cái và 20 dê đực, 200 chiên cái và 20 chiên đực, 30 lạc đà cái đang cho con bú và con của chúng, 40 bò cái và 10 bò đực, 20 lừa cái và 20 lừa con. Ông giao từng đàn vật riêng rẽ cho các đầy tớ và dặn họ nói với Edau rằng đây là tặng phẩm ông ấy gửi biếu ngài Edau.

      Giacóp cũng chia đoàn người thành 3 nhóm: các nữ tỳ với con của họ đi đầu, tiếp đến là Lea và các con của bà, sau cùng la Rakhel và Giuse. Giacóp vượt lên phía trước sụp xuống đất lậy 7 lần trước khi đến gần anh mình. Ông Edau chạy lại đón em, ôm chầm lấy, bá cổ mà hôn, rồi cả hai cùng khóc. Giacóp giới thiệu mọi người với anh, và năm nỉ anh nhận qùa biếu. Edau muốn hộ tống Giacóp nhưng Giacóp không muốn, rồi hai hên người chia tay…

      Giacóp có 12 người con là nguồn gốc của 12 chi tộc Israel. Vì ghen ghét với Giuse các anh của ông ban đầu muốn giết ông, nhưng sau đó họ bán ông cho các lái buôn người Madian (St 37) Giuse bị dẫn sang Ai Cập và bị bán làm đầy tớ cho quan thái giám của Pharaông Ai Cập là Potipha. Vợ quan thấy Giuse đẹp trai nên say mê ông và quyến rũ ông, nhưng Giuse nhất mực từ chối, vì không muốn phạm tội mất lòng Thiên Chúa và phản bội lòng tin tưởng của quan Potipha. Khi thấy không tài nào quyến rũ được Giuse, bà vợ quan vu khống cho ông tội sàm sỡ với bà. Quan tin lời vợ bỏ tù Giuse. Nhưng vì luôn luôn có Thiên Chúa ở cùng nên trong tù ông Giuse lại được lòng quan cai ngục. Quan đặt ông cai quản các người tù. Trong số các tù nhân có cả quan chước tửu và quan chánh ngự thiện của Pharaông. Hai ông nằm mơ và được Giuse giải thích các giấc mộng: quan ngự thiện bị xử tử, quan chước tửu được phục chức. Nhưng ông quên lời Giuse xin ông bầu cử Pharaông trả tự do cho Giuse. Mãi cho đến một hôm Pharaông nằm mơ thấy ông đứng bên bờ sông Nil và trông thấy 7 con bò cái hình dáng đẹp đẽ béo tốt đi lên, rồi 7 con bò xấu xí đa thịt gầy còm đi lên đứng bên cạnh, và chúng ăn thịt 7 con bò hình dáng đẹp đẽ và béo tốt.

      Rồi Pharaông lại chiêm bao lần thứ hai: vua thấy 7 bông lúa đâm lên trên cùng một cọng, mẩy và tốt. Rồi có 7 bông lúa lép và nám cháy vì gió đông mọc lên sau chúng. Bẩy bông lúa lép nuốt chửng 7 bông lúa mẩy và chắc. Sáng ra Pharanog cho vời tất cả các phù thủy và hiền sĩ Ai Cập đến, rồi kể cho họ nghe giấc mộng. Nhưng không ai giải thích được, lúc ấy quan chước tửu mới sực nhớ tới Giuse và kể lại tài giải thích các giấc mộng của ông. Pharaông cho vời Giuse đến và ông đã giải thích các giấc mộng của vua: Bẩy con bò cái béo tốt là 7 năm, bẩy bông lúa tốt là 7 năm. Bẩy con bò cái ốm nhom xấu xí là 7 năm, bẩy bông lúa còi và cháy nám vì gió đông là 7 năm. Sắp tới là 7 năm rất sung túc trong toàn cõi Ai Cập. Tiếp sau những năm đó là 7 năm đói kém, nạn đói rất trầm trọng sẽ làm cho xứ kiệt quệ. Ông Giuse xin vua xem có người nào thông minh và khôn ngoan, thì đặt người ấy cai quản xứ Ai Cập, rồi đặt các quản đốc lo việc trong xứ, đánh thuế một phần năm trên thóc lúa trong 7 năm sung túc. Rồi thu tích mọi lương thực của 7 năm được mùa, chất chứa lúa mì trong thành, để Pharông toàn quyền xử dụng trong 7 năm đói kém.

      Thế là Pharông đặt ông Giuse làm Tể tướng cai quản toàn nước Ai Cập. Năm ấy ông Giuse được 30 tuổi. Trong 7 năm đói kém các con của ông Giacóp cũng phải sang Ai Cập mua lúa mì. Giuse nhận ra các anh, nhưng họ không nhận ra ông. Ông giả vờ không biết họ và nói chuyện với họ qua người thông ngôn. Sau cùng không dằn lòng được nữa ộng tỏ mình ra cho các anh. Giuse gửi qùa cáp về cho cha và gia đình ông Giacóp sang sống bên Ai Cập, được Pharông qúy trọng. Đó là vào khoảng thế kỷ XVI trước công nguyên, khi Ai Cạp do người Hyksos cai trị (1750-1550). Và dân Israel đã sống 400 năm bên Ai Cập.

 2. Thời xuất hành (1300-1250)

      Dân Israel sống 400 năm bên Ai Cập và sinh sôi nảy nở đông đúc khiến cho Pharaông Seti I lo sợ nên ra lệnh sát hại các con trai người Do thái. Khi không giấu được con nữa, bà mẹ ông Môshê bỏ con vào trong một cái thúng rồi bỏ trôi trên sông Nil. Thúng giạt vào nơi công chúa Ai Cập thường xuống tắm sông, và Môshê được công chúa cứu sống, nhận làm con, rồi giao cho chính mẹ của ông đem về nuôi hộ. Sau đó bà đem Môshê lại cho công chúa để công chúa giáo dục ông. Môshê trở thành hoàng tử trong triều đình Ai Cập.

      Hồi đó Pharaông Ramses II bắt dân Do thái làm lụng vất vả để xây thành phố Pi Ramses. Một hôm Môshê đi xem người do thái làm việc. Khi thấy đốc công Ai Cập đánh đập dân mình tàn bạo, ông giết tên cai Ai Cập rồi vùi xác vào cát. Nhưng câu chuyện vỡ lở tới tai Pharaông Ramses II và Pharaông tìm cách giết Moshê. Môshê bỏ trốn vào trong sa mạc và tới sống tại Madian. Tại đây, ông trở thành con rể của tư tế Giêtrô và chăn đoàn vật cho ông. Một hôm khi ông tới núi Horeb trong bán đảo Sinai, Thiên Chúa đã kêu gọi ông lãnh đạo cuộc giải phóng dân Israel khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập (Xh 3-15).

      Trong cuộc hành trình qua sa mạc Sinai, dân Israel đói khát kêu ca lẩm bẩm than trách Thiên Chúa. Thiên Chúa đã cho họ nước uống, bánh và thịt để ăn. Nhưng tại Rơphiđim, vì không có nước uống họ lại gây sự với ông Môshê và muốn ném đá ông. Thiên Chúa đã truyền cho ông cầm gậy đập vào tảng đá để vọt nước ra cho dân uống. Nhưng thay vì đập một lần là đủ, ông đã đập hai lần. Vì thế ông và anh ông là thầy cả Aharon bị phạt không được vinh dự dẫn dân Israel vào Đất Hứa (Ds 20,1-13).

      Khi tới gần Đất Hứa, ông Môshê sai ông Giôsuê và một số người khác vào thám thính đất Caaan. Nhưng khi nghe một vài người trong đội thám thính xuyên tạc tường thuật và miêu tả các dân sống trong vùng, con cái Israel lo sợ không muốn vào Đất Hứa. Họ nổi loạn đòi ném đá ông Môshê và bầu một thủ lãnh khác dẫn họ trở về Ai Cập. Giavê Thiên Chúa nổi giận đánh phạt các người xuyên tạc và truyền cho ông Môshê dẫn toàn dân trở vào trong sa mạc, và Người phạt họ lang thang 40 năm trời, để cho thế hệ các người phản loạn chết hết trong sa mạc, và chỉ có con cháu họ đươc vào Đất Hứa mà thôi.

 Trước khi qua đời, ông Môshê đặt tay trên Giôsuê phong Giôsuê làm thủ lãnh thay ông dẫn đưa dân Israel vào Đất Hứa (1230-1220).

 2. Thời các Thủ lãnh (1200-1020)

      Sau khi hoàn tất cuộc vào Đất Hứa, các chi tộc sống hầu như độc lập trong vùng đất của mình. Chỉ khi nào bị đàn áp hay hiểm nguy các chi tộc mới huy động và liên minh với nhau để chống lại các thù địch. Trong suốt thời gian này Thiên Chúa đã chọn các Thủ Lãnh hướng dẫn dân Israel, đặc biệt khi phải chống lại các dân tộc khác đàn áp ước hiếp họ, nhất là người Philitinh. Sách thủ Lãnh kể lại chuyện của 12 Thủ Lãnh trong đó có bà Deborah và ông Samson (Tl 1-16).

      Năm 1050, khi nghe quân Philitinh cướp Hòm Bia Thiên Chúa và hai con đã bị giết, thầy cả Eli té ngửa ra sau, đầu đập vào cạnh cửa giập gáy mà chết. Vào khoảng năm 1040 Samuel được Thiên Chúa chọn làm ngôn sứ kiêm Thủ Lãnh dân Israel.

 3. Thời quân chủ (1030-587)

       Khi Samuel già ông đặt các con ông làm thủ lãnh, nhưng họ ngả theo lợi lộc, nhận qùa hối lộ và làm sai lệch công lý. Vì thế toàn thể các kỳ mục tụ tập nhau lại và xin ông Samuel lập cho họ một vi vua để xét xử và lãnh đạo họ, giống như các dân tộc khác.

      Samuel bất bình, nhưng Thiên Chúa bảo ông cứ nghe lời họ xin, vì họ gạt bỏ Người cứ không gạt bỏ ông. Thiên Chúa cũng truyền cho ông nói cho họ biết các hậu qủa tiêu cực sẽ xẩy ra cho họ và cho con cái của họ, khi sống dưới quyền cai trị của các vua. Nhưng dân chúng không chịu nghe tiếng ông Samuel. Thiên Chúa truyền cho Samuel xức dầu tấn phong Saul làm vua đầu tiên của dân Do thái (1030-1010 trước công nguyên).

      Trong cuộc chiến với người Philitinh vua Saul đã tự ý dâng tế lễ toàn thiêu cho Thiên Chúa, mà không chờ ngôn sứ Samuel tới để ông làm điều đó. Vì thế, ông sẽ bị phế bỏ và Thiên Chúa sẽ chọn một người khác. Thiên Chúa sai ngôn sứ Samuel xức dầu phong vương cho Đavít. Tuy nhiên, trong những ngày còn sống Saul được sự trợ giúp của Đavít. Chiến thắng của Đavít trên Goliát đã khiến cho quân Philitinh tán đởm kinh hồn, và từ đó trở đi Đavít là ngôi sao sáng trong triều đình của vua Saul, đánh đâu thắng đó. Nhưng vua Saul ghen tức với Đavít, và mấy lần tìm cách sát hại Đavít, khiến cho Đavít phải bỏ trốn và trở thành thủ lãnh của những người sống ngoài vòng pháp luật (1 Sm 17-24). Có dịp để trả thù và sát hại vua Saul, nhưng Đavít tôn trọng đấng được xức dầu của Thiên Chúa, mà không ra tay hạ sát vua Saul (1 Sm 26). Trong thời gian 2 năm Đavít và các quân binh của ông phục vụ vua Akhis người Philitinh, nhưng các vương hầu Philitinh khác không muốn ông cùng họ đánh nhau với người Do thái, vì sợ ông làm phản.

      Sau khi vua Saul qua đời trong trận đánh tại núi Gilboa năm 1010, Đavít lên làm vua Giuđa và toàn cõi Israel (1010-970 trước công nguyên), đánh đông dẹp bắc và thành lập một vương quốc rộng lớn, khiến cho mọi dân tộc chung quanh phải vị nể (2 Sm 8).

      Năm 972 vua Salomon lên ngôi thế vua cha cai trị vương quốc cho tới năm 933 trước công nguyên, và xây Đền Thờ Giêrusalem nguy nga lộng lẫy trong vòng 4 năm để dâng kính Thiên Chúa (1 V 6,1).

      Sau khi vua Salomon qua đời năm 933 trước công nguyên, vương quốc bị chia đôi thành vương quốc Israel miền Bắc và vương quốc Giuđa miền Nam.

           1) Vương quốc miền Bắc được cai trị bởi 18 vua sau đây:

      Gieroboam I (933-911), Nađáp (911-919), Baesha (910-887) Ela (887-886), Zimri (7 ngày), Omri (886-875) người xây cất thủ đô Samaria, Akhab (875-853), Akhazias (853-852), Gioram (852-841), Giehu (841-814), Gioakhaz (820-803), Gioas (803-787),m Gieroboam II (787-747), Dakharia (747), Shallum (747-746), Menahem (746-737), Pekahya (736-735), Pekah (735-732), Hosea (732-724).

      Ngôn sứ Elia hoạt động dưới thời vua Akhab, ngôn sứ Eliseo hoạt động dưới thời vua Gioram, hai ngôn sứ Amos và Hosea hoạt động dưới thời vua Gieroboam II.

      Năm 722 trước công nguyên vua Sargon II vua Assiria đánh chiếm vương quốc miền Bắc, đốt phá thủ đô Samaria bình địa, và đầy dân Do thái sang Ninive. Vương quốc miền Bắc biến khỏi lịch sử.

           2) Vương quốc Giuđa miền Nam được cai trị bởi các vua:

      Roboam (933-916), Abiyam (915-913), Asa (912-871) Giosaphat (870-846), Gioram (848-841), Akhazias (*41) Athalia (841-835), Gioas (835-796), Amasias (811-782), Azarias (= Ozias 781-740), Giotam (740-735), Akhaz (735-716), Ezekias (716-687), Manasse (687-642), Amon (642-640), Giosias (640-609), Gioakhaz (609), Giogiakim (609-598), Giogiakin (598-597), Sedecias (597-587).

      Ngôn sứ Nakhum hoạt động dưới thời vua Manasse, hai ngôn sứ Sophonia và Giêrệmia hoạt động dưới thời vua Giosias, hai ngôn sứ Giêrêmia và Khabacuc hoạt động dưới thời vua Giogiakim, ngôn sứ Edekien hoạt động dưới thời vua Sedecias.

      Năm 598 trước công nguyên vua Nabucodonosor của Babilonia bao vây thành Giêrusalem; thành đầu hàng, nhà vua và dân Do thái bị đi đầy đợt đầu tiên, trong số các người bị đi đầy có ngôn sứ Edekiel. Năm 589 trước công nguyên vua Sedecias nổi loạn chống đế quốc Babilonia. Năm 587 thành Giêrusalem bị chiếm và Đền Thờ bị đốt phá. Dân Do thái bị đi đầy bên Babilonia đợt thứ hai. Và năm 582-581 bị đi đầy đợt thứ ba.

 4. Thời đế quốc Ba Tư (538-333 trước công nguyên)

      Năm 538 vua Ciro cho phép người Do thái hồi hương dưới sự hướng dẫn của ông Shesbazar. Giữa các năm 520-515 người Do thái tái thiết Đền Thờ Giêrusalem. Hai ngôn sứ Khacgai và Dacaria hoạt động trong thời gian này.

      Năm 458 ông Esdra hoạt động tại Giêrusalem. Năm 445 ông Nehemia hiện diện tại Giêrusalem xúc tiến việc tái thiết tường thành. Năm 432 ông Nehemia hiện diện tại Giêrusalem lần thứ hai và đề ra các cải cách khác nhau.

      Giữa các năm 440-400 cộng đoàn Do thái Palestina liên lạc với các người do thái sống trong vùng Ai Cập Thượng.

      Khoảng năm 400 hoàn thành việc biên soạn toàn bộ Ngũ Thư.

 5. Thời đế quốc Hy Lạp (333-63)

      Năm 333 Aláchxăng Đại đế, con vua Philiphê của Macedonia, bắt đầu đánh chiếm các nước vùng Tiểu Á, Siria, Ai Cập, Ba Tư cho tới biên giới Ấn Độ và thành lập một đế quốc rộng mênh mông. Trước khi qua đời năm 323, ông chia đế quốc cho các tướng lãnh cai trị.

     Nhà Lagid cai trị Ai Cập, nhà Seleucid cai trị Siria và Babilonia. Vào thế kỷ thứ III Thánh Kinh Do thái được dịch ra tiếng Hy Lạp bên Alessandria: đó là bản dịch Septanta hay Bản Dịch Bẩy Mươi viết tắt là LXX. Giữa các năm 320-200 Palestina nằm dưới quyền cai trị của nhà Lagid. Nhưng sau đó giữa các năm 200-142 Palestina nằm dưới quyền cai trị của nhà Seleucid. Chương trình hy lạp hóa Palestina khiến cho dân Do thái gặp rất nhiều khó khăn với các vua nhà Seleucid.

      Năm 167 trước công nguyên, vua Antioco Epifane IV ra sắc lệnh cấm Do thái giáo và dâng kính Đền Thờ Giêrusalem cho thần Zeus. Cuộc bách hại Do thái giáo khiến cho thầy cả Mattathias nổi loạn. Ông và các con cùng các tín hữu trung thành với Lề Luật vùng dậy tổ chức phong trào kháng chiến. Cuộc kháng chiến do Giuđa con của ông lãnh đạo. Năm 164 trước công nguyên quân kháng chiến tái chiếm thành Giêrusalem và thanh tẩy Đền Thờ. Năm 160 Giuđa Macabei tử trận.

      Gionathan anh của Giuđa lên lãnh đạo (160-143) và đánh chiếm mở rộng đất của người Do thái. Gionathan được chỉ định làm thượng Tế năm 152.

      Simon, một người anh khác của Giuđa, tiếp nối sự lãnh đạo của nhà Macabei (143-134).

      Dân Do thái được độc lập (142-63). Gioan Hyrcano con của Simon cai trị giữa các năm 134-104. Aristobulo I con ông cai trị giữa các năm 104-103 lấy tước hiệu là vua. Tiếp đến là Alessandro Janné, em của Aristobulo, cai trị giữa các năm 103-76 trước công nguyên. Rồi tới phiên Alessandra vợ ông cai tri giữa các năm 76-67. Sau đó hai con của Alessandra là Hyrcano II và Aristobulo II tranh giành quyền bính và chức Thượng Tế. Năm 63 trước công nguyên Pompeo tướng Roma đánh chiếm Giêrusalem.

 6. Thời đế quốc Roma (từ năm 63 trở về sau)

      Năm 50 trước công nguyên đất Palestina sống trong rối loạn: Hyrcano II là thượng tế, nhưng tướng Antipater lãnh đạo quốc gia.

     Năm 40 Palestina bị người Parthe xâm lăng. Antigone con vua Aristobulo II là vua và là Thượng tế. Xảy ra các tranh chấp nội bộ giữa các phe phái khác nhau.

      Năm 37 trước công nguyên, Hêrôđê, con vua Antipater, chiếm thành Giêrusalem và cai trị nó cho tới năm thứ 4 trước công nguyên, là năm Đức Giêsu Con Thiên Chúa nhập thể làm người và chào đời, khai mào công trình cứu độ con người.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THÁNH KINH CỰU ƯỚC

       Thánh Kinh Cựu Ước đã thành hình từ từ dọc dài 1.000 năm theo các chặng chính sau đây:

 1. Dưới thời vương quốc Giêrusalem (vua Đavít 1010-970, và vua Salomon 972-933 trước công nguyên)

      Vua Salomon đã thừa hưởng được từ vua Đavít một vương quốc rộng lớn, hùng mạnh và thịnh vượng chưa từng thấy trong lịch sử dân Israel. Nhà vua tổ chức triều chính theo kiểu tổ chức của Pharaô Ai Cập với giới ký lục có bổn phận biên chép mọi sự. Bầu khí hòa bình và sự thịnh vượng chính trị, kinh tế cũng giúp cho nền văn hóa nở hoa. Người ta bắt đầu biên soạn các truyền thống. Thánh Kinh Cựu Ước ghi lại hai tác phẩm bị mất: ”Sách của người công chính”, và ”Sách các cuộc chiến của Giavê”.

      Dưới thời vua Salomon người ta cũng biên soạn: lịch sử Hòm Bia Thánh (1 Sm 2-5) lịch sử kể vị vua Đavít (2 Sm 9-20). Thế rồi người ta cũng thu thập các bài thơ như Thánh thi của Hòm Bia và Điếu văn khóc Abner, chắc chắn là do chính vua Đavít biên soạn (2 Sm 1; 3). Có lẽ vài thánh vịnh và các câu nói, sau này sẽ được gom lại trong sách các Châm Ngôn, cũng đã được sáng tác trong thời này.

      Nhưng nhất là người ta biên soạn Lịch sử thánh của vương quốc Giuđa miền Nam, cũng gọi là Truyền Thống Giavít (viết tắt là J).

 2. Trong thời vương quốc miền Bắc (935-721)

      Sau khi vua Salomon băng hà, vương quốc thống nhất bị chia đôi thành vương quốc Israel miền Bắc, và vương quốc Giuđa miền Nam. Năm 722 trước công nguyên Vương quốc miền Bắc bị vua Sargon II của đế quốc Assiria đánh chiếm. Thủ đô Samaria bị phá hủy và thiêu rụi hoàn toàn.

      Vào thế kỷ thứ IX người ta biên soạn các truyền thống liên quan tới ngôn sứ Elia (1 V 17-19; 21; 2 V 1-2); và vào khoảng năm 750 ”Hạnh ngôn sứ Elidêô” (2 V 3-9) hay các trang đẹp của lịch sử như trình thuật cuộc cách mạng của ông Giêhu (2 V 9-10).

      Một vài lời sấm của ngôn sứ Amos và Hosê cũng được ghi chép. Chắc hẳn vào năm 750 người ta cũng biên soạn Lịch sử vương quốc miềm Bắc, mà chúng ta gọi là Truyền thống Êlôhít (viết tắt là E).

      Sau cùng người ta cũng thu thập các luật lệ để thích ứng luật cũ với tình trạng mới của xã hội. Chúng mang nặng ảnh hưởng sứ điệp của các ngôn sứ, nhất là của ngôn sứ Hosê. Các tập luật lệ này được gọi là Truyền Thống Đệ Nhị Luật (viết tắt là D) và sẽ là nhân tố của sách Đệ Nhị Luật.

 3. Trong thời vương quốc Giuđa (721-587)

      Trước khi vương quốc Israel miền Bắc bị đế quốc Assiria xâm lăng và tàn phá vào năm 722 trước công nguyên, một số thầy Lêvi chạy trốn về Giêrusalem, đem theo các tác phẩm văn chương biên soạn tại miềm Bắc như Lịch sử miền Bắc, tức Truyền Thống Êlôhít, các sưu tập luật lệ, sấm ngôn của các ngôn sứ đã rao giảng tại vương quốc miền Bắc vv… Các Luật Lệ xem ra qúa in dấu tinh thần miền Bắc, vì thế chúng bị ”kỳ thị” và lãng quên trong một thế kỷ, vì bị để nằm mốc meo trong thư viện của Đền Thờ. Năm 622 trước công nguyên, tình cờ trong một lần tu sửa Đền Thờ vua Giosia khám phá ra các Luật Lệ này và dựa trên đó để phát động cuộc canh cải tôn giáo. Một số các ký lục bắt đầu trộn lẫn hai tài liệu với nhau: Lịch sử miềm Nam hay Truyền Thống Giavít và Lịch sử miền Bắc hay Truyền Thống Êlôhít, và làm thành một tài liệu thứ ba gọi là Truyền Thống Giêhôvít (viết tắt là JE). Việc hòa nhập hai truyền thống khéo đến độ khó có thể phân biệt được chúng trong văn bản Giêhôvít. Nó là gia tài chung của các chi tộc miền Bắc và miền Nam.

      Cuộc cải các tôn giáo do vua Giôsia phát động sẽ đưa ra ánh sáng các Luật Lệ bắt nguồn từ miền Bắc. Chúng sẽ được bổ túc và trở thành sách Đệ Nhị Luật.

      Dưới ánh sáng giáo huấn của sách Đệ Nhị Luật người ta bắt đầu tổ chức các truyền thống liên quan tới Giôsuê, các Thủ Lãnh, Samuel và các Vua. Được biên soạn lại các sách này sẽ trở thành một minh giải bằng hình những gì soạn giả Đệ Nhị Luật tìm diễn tả bằng các diễn văn.

      Sau cùng người ta cũng biên chép ra các sấm ngôn của các ngôn sứ: Xôphônia, Nakhum, Habakkúc, Giêrêmia. Nhiều Thánh Vịnh chắc chắn đã được sáng tác trong thời gian này, trong khi các nhà khôn ngoan tiếp tục các suy tư của họ liên quan tới nhiều vấn đề cuộc sống, đặc biệt về cái chết của vua Giôsia.

 4. Trong thời lưu đầy bên Babilonia (587-538)

      Năm 587 trước công nguyên Nabucodonosor vua Babilonia thống lãnh đại binh tiến đánh vương quốc Giuđa, triệt hạ Giêrusalem và đốt phá bình địa Đền Thờ và thành thánh. Dân Do thái mất hết mọi sự bị đầy sang Babilonia và chỉ còn lại các Truyền Thống. Vì thế họ đọc lại các Truyền Thống đó với tất cả sự đam mê. Hai ngôn sứ Êdêkien và Isaia II đã rao giảng trong thời gian này, một vị vào ban đầu vị kia vào cuối thời lưu đầy.

      Các tư tế thu thập các luật lệ đã biên soạn tại Giêrusalem vào cuối thời vương quốc Giuđa: Luật lệ sự thánh thiện (Lv 17-26). Được khai triển sau thời lưu đầy nó sẽ trở thành sách Lêvi.

      Để nâng đỡ niềm tin và lòng hy vọng của dân Israel, một lần nữa các tư tế tìm dẫn đưa họ trở về nguồn. Việc đọc lại lịch sử này được gọi là Truyền Thống Tư Tế và là truyền thống thứ 4 làm thành chất liệu của Bộ Ngũ Thư hay Ngũ Kinh, tức 5 cuốn sách đầu tiên của Thánh Kinh Cựu Ước. Như thế các yếu tố của Bộ Ngữ Thư đã sẵn sàng, chỉ cần thu thập chúng vào một tác phẩm duy nhất. Điều này sẽ được thực hiện vào năm 400 trước công nguyên.

      Các tai ương, khổ đau khốn khó phải chịu cũng như việc tiếp xúc trước hết với tư tưởng Babilonia và sau đó với tư tưởng Ba Tư, sẽ dẫn đưa các nhà khôn ngoan tới chỗ đào sâu suy tư về các vấn đề cuộc sống con người. Sự kiện này sẽ dẫn đưa tới chỗ biên soạn các tác phẩm như sách ông Gióp trong các thế kỷ sau thời lưu đầy.

      Một cách dễ dàng người ta cũng có thể tưởng tượng được rằng lời cầu nguyện của các tín hữu cũng sẽ có một giọng điệu khác. Một Thánh Vịnh, chẳng hạn thánh vịnh 137 hay 44; 80; 89 có thể nảy sinh ra như lời kêu cầu lên Thiên Chúa tín trung. Tại Giêrusalem, một số tín hữu Do thái không bị đi đầy đã than van khóc lóc với các lời được thu góp trong sách Ai Ca, được gán một cách sai lầm cho ngôn sứ Giêrêmia.

  5. Trong thời thống trị của đế quốc Ba Tư (538-333)

      Năm 538 vua Ciro ký sắc lệnh cho dân Do thái hồi hương chấm dứt 50 năm lưu đầy bên Babilonia. Trong thời gian này có nhiều ngôn sứ đã rao giảng như: Khácgai, Dacaria, Malakhi, Ôvađia, và nhất là Isaia III.

      Nhưng nhất là thời đại này bị ảnh hưởng của các ký lục và các nhà khôn ngoan. Các ký lục như Étra đọc lại các tác phẩm và thu thập chúng lại như bộ Ngũ Thư, hay bổ túc chúng như các sách Sử Biên, Étra, Nơkhêmia.

      Các nhà khôn ngoan cũng thu thập các suy tư đã có từ trước và bắt đầu biên soạn các tác phẩm lớn như sách Rút, Giôna, Châm Ngôn, Gióp.

       Các Thánh Vịnh bắt đầu được hiệp nhất thành các tập và mau chóng trở thành sách Thánh Vịnh.

 6. Dưới thời đô hộ của Người Ky Lạp (333-63) và của người Roma (từ sau năm 63 trước công nguyên)

      Năm 333 Aláchxăng Đại đế bắt đầu đánh chiếm khắp nơi và thành lập một đế rộng mênh mông trải đài từ Ai Cập sang toàn vùng Medopotamia cho tới sát biên giới Ấn Độ. Năm 63 trước công nguyên Pompeo thống lĩnh đạo binh Roma đánh chiếm Palestina. Sau khi nằm đưới ách thống trị của đế quốc Hy Lạp, nước Palestina rơi vào tay đế quốc Roma.

      Trong thời gian này có ngôn sứ Dacaria II rao giảng. Tiến trình hy lạp hóa Palestina khơi dậy các phản ứng khác nhau phò hay chống. Các tác phẩm của nền văn chương khôn ngoan được sáng tác trong thời gian này như các sách: Giảng Viên (Qohelet), Huấn Ca (Ben Sira), Tobia, Diễm Ca, Barúc, Khôn Ngoan. Thánh Kinh Do thái được dịch ra tiếng Hy Lạp tại Alessandria bên Ai Cập, gọi là bản dịch Hy Lạp Bẩy Mươi (viết tắt LXX).

      Các cuộc bách hại người Do thái do vua Antioco IV Epifane phát động năm 167 trước công nguyên làm nảy sinh ra nền văn chương kháng chiến với các tác phẩm như: sách Étte, Giuđitha, Macabê I-II. Nó cũng khiến cho một trào lưu văn chương, thần học phát triển với một loại văn thể đặc biệt là trào lưu khải huyền. Tác phẩm điển hình nhất là sách ngôn sứ Đanien.

      Các Thánh Vịnh cuối cùng được sáng tác và làm thành sách Thánh Vịnh.

      Trong lịch sử hình thành kéo dài 1.000 năm đó tác phẩm cuối cùng của Thánh Kinh Cựu Ước là sách Khôn Ngoan, được biên soạn ra vào năm 50 trước công nguyên.

      Tuy nhiên, nhiều chất liệu của Thánh Kinh Cựu Ước đã có từ nhiều thế kỷ trước và đã hiện hữu trong truyền thống chuyềm miệng và các anh hùng ca. Các biến cố, các câu chuyên hay giai thoại được kể lại từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các chi tộc. Chẳng hạn như cuộc đời của các tổ phụ (St 12-50), hay biến cố xuất hành, cuộc giải phóng dân Israel khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập, lịch sử đánh chiếm Đất Hứa, những chuyện xảy ra thời các thủ lãnh, các luật lệ vv… Tất cả là các chất liệu đã có từ thế kỷ XIX tới thế kỷ XI trước công nguyên, đa số trong hình thái chuyền miệng, và nói chung đã được biên soạn ra sau đó, bắt đầu từ thời quân chủ, đặc biệt dưới triều đại của vua Salomon.

III. CÁC VĂN THỂ TRONG THÁNH KINH

       Để kể lại lịch sử hay miêu tả các kinh nghiệm của Israel dân được tuyển chọn, các soạn giả kinh thánh dùng nhiều văn thể khác nhau.

      Văn thể là các kiểu diễn tả khác nhau nhằm kể lại các biến cố hay miêu tả các thực tại. Chẳng hạn khi kể lại bệnh tình của một người thân cho một bác sĩ hay cho một nhân viên của văn phòng bảo hiểm sức khỏe, chúng ta dùng các giọng văn khác nhau. Và khi kể, chúng ta cũng dùng các giọng điệu khác nhau tùy theo mức độ thân quen với vị bác sĩ hay nhân viên bảo hiểm sức khỏe. Thế rồi việc kể lại đó cũng còn tùy thuộc tình trạng của người bệnh đang giở sống giở chết hay đã khỏi bệnh nữa vv…

      Tiến sâu hơn một chút, các kiểu trình bầy sự vật hay các văn thể tương ứng với các nhu cầu khác nhau trong cuộc sống của một nhóm người. Mỗi nhóm xã hội đều có một số văn bản nào đó. Thí dụ một hiệp hội câu cá có nội quy riêng đưa ra các điều luật của hội mà mọi thành viên đều phải tuân giữ (nội quy là văn bản có tính cách luật pháp). Thế rồi hội cũng có các khẩu hiệu hay các câu ngắn gọn đánh động tiêu biểu (Hãy di nghỉ hè và câu cá!”), các giai thoại câu cá hi hữu, được thêm mắm thêm muối, thêu thùa, phóng đại trở thành một loại ”anh hùng ca” của hội, trong đó người ta kể lại vụ câu một con kình ngư, hay một con cá mập, hoặc vụ đuổi theo một con cá gươm, như là một cuộc mạo hiểm với các tình tiết nguy hiểm, kỳ bí hấp dẫn đến độ mọi người ta phải há miệng ra mà nghe vv… Ngoài ra, hội còn tổ chức các buổi tranh giải, các lễ kỷ niệm, các buổi gặp gỡ, các bữa tiệc vui vv…

      Như thế, để hiện hữu, mỗi xã hội, mỗi hiệp hội đều tạo ra một nền văn chương riêng. Một dân tộc có các luật lệ, các biến cố và trình thuật lich sử, các buổi lễ, các kỷ niệm, các anh hùng ca, các bài thơ phú, cũng như các bài hát riêng của mình.

 1. Các câu chuyện

      Cần phải nhớ lại qúa khứ và trao ban cho mọi người một tâm thức chung. Chính khi nghe các bô lão kể chuyện mà người ta ý thức được mình thuộc về một gia đình, một chi tộc, một chủng tộc, một vùng miền, một quốc gia. Các câu chuyện kể lại cuộc đời các tổ phụ trong sách Sáng Thế thuộc loại này.

2. Anh hùng ca

      Anh hùng ca cũng là một văn thể kể lại những chuyện qúa khứ, nhưng với mục đích khơi dậy lòng hăng say, hãnh diện và ca ngợi các vị anh hùng của dân tộc, vì thế chúng thường được thêu dệt bằng nhiều chi tiết đặc biệt hay đẹp, đáng khâm phục. Nhiều trang trong sách Xuất Hành và đặc biệt sách Thủ Lãnh thuộc loại này.

3. Các luật lệ

      Các luật lệ giúp tổ chức cuộc sống chung của một dân tộc. Tất cả các văn bản nói về luật lệ trong sách Xuất Hành, Lêvi, đặc biệt là Đệ Nhị Luật đều thuộc loại văn thể này.

4. Phụng vụ, các việc cử hành, các lễ nghi

      Chúng diễn tả cuộc sống chung của một dân tộc, chẳng hạn các hiến tế, các bữa ăn trong một ngày lễ nối kết và gắn chặt các liên hệ trong gia tộc. Như là các hành động tôn giáo chúng biểu lộ tương quan của con người với Thiên Chúa. Sách Lêvi và sách Đệ Nhị Luật thuộc loại này.

5. Các bài thơ, các thánh thi và thánh vịnh

      Chúng diễn tả các tâm tình đức tin của dân Chúa. Tín hữu cầu nguyện với Thiên Chúa, giải bầy các ưu tư, lo lắng, phiền muộn, khổ đau, hay nỗi vui sướng, hạnh phúc, hoặc tâm tình tri ân cảm mến đối với Thiên Chúa, hay sự uất ức trước các bất công tàn ác ủa con người, và đôi khi cả lời nguyền rủa thù địch và giao phó chúng cho sự công thẳng của Thiên Chúa.

6. Các sấm ngôn

      Đây là văn thể các ngôn sứ thường dùng. Chúng là các lời phán trang trọng của Thiên Chúa nhằm tố cáo các tội lỗi và cung cách sống phản bội của dân Israel, mời gọi họ bỏ đường tội lỗi để ăn năn hoán cải, trở về với Ngài, hay những lời đe dọa đánh phạt tội lỗi của họ, hoặc các khích lệ họ sống thánh thiện tốt lành.

 7. Giáo huấn

      Đây là văn thể thông thường của các ngôn sứ, của hàng tư tế. Nó thường được trình bầy trong hình thái dậy dỗ, nhưng cả trong các trình thuật và các câu chuyện hay các dụ ngôn nữa.

 8. Các suy tư khôn ngoan

      Các suy tư khôn ngoan liên quan tới các vấn nạn ngàn đời của con người như: tại sao có sự sống, cái chết, sự dữ và khổ đau vv… Đây là các đề tài được các sách khôn ngoan của Thánh Kinh nói tới.

 9. Huyền thoại

      Huyền thoại là một văn thể có tính cách khôn ngoan, đặc biệt phong phú và sâu sắc. Nó không phải là sản phẩm của óc tượng tượng, chống đối tôn giáo hay phản lịch sử, mà nó là một khả năng nắm bắt được một cách trực giác các thực tại tôn giáo, vô hình và siêu việt.

      Mười một chương đầu sách Sáng Thế chứa đựng rất nhiều yếu tố huyền thoại là kiểu diễn tả chung của các dân tộc vùng Trung Đông Cổ ngày xưa như hình ảnh cặp vợ chồng Adam Eva, vườn Eden hay vườn Địa Đàng, con Rắn, lụt hồng thủy, tháp Babel vv… Các soạn giả kinh thánh lấy lại các hình ảnh biểu tượng, các kiểu diễn tả chung của các dân tộc khác và sử dụng chúng cho các trình thuật của mình, nhưng thanh tẩy chúng khỏi quan niệm đa thần và trao ban cho chúng sứ điệp thần học.

     Mỗi kiểu diễn tả, mỗi loại văn thể, có sự thật của nó. Chúng ta không thể trách chuyện bằng hình Asterix là không chính xác như một cuốn sách lịch sử. Cũng thế, không được đọc trình thuật tạo dựng trong chương 1 và chương 2 sách Sáng Thế như một khảo luận khoa học nhằm giải thích nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người. Chương 1 là một bai thơ phụng vụ. Chương 2 là một câu chuyện. Cũng không được đọc trình thuật dân Do thái vượt qua Biển Đỏ sách Xuất Hành chương 14 như là một bài phóng sự trực tiếp biến cố xảy ra, vì nó là một anh hùng ca.

      Như thế, mỗi lần có thể, đều phải hỏi xem văn bản chúng ta đang đọc có văn thể nào và đâu là loại sự thật mà nó muốn nhắn gửi chúng ta.

       Linh mục Giuse Linh Tiến Khải

 

by Tháng Mười Hai 29, 2012 2 comments Tâm Linh, Thánh Kinh Cựu Ước
Video nhạc thánh ca mừng Giáng Sinh 2016

Video nhạc thánh ca mừng Giáng Sinh 2016

Kính giới thiệu Anh Chị Em,

Video nhạc Giáng Sinh thì nhiều, đủ thể loại, thể loại tạo cảm giác sâu lắng còn hiếm.

Chúng tôi xin giới thiệu một video tổng hợp Thánh Ca Giáng Sinh: đã hay về phần hòa âm, phối khí; lại được tác giả chọn lựa kỹ lưỡng những bài Thánh Ca ý nghĩa, ca sĩ và ca đoàn trình bày.
Video dài hơn 5 giờ, mở âm thanh nhỏ vừa đủ nghe trong dịp Giáng Sinh thì thật là thánh thiện, thư giãn và bổ ích.
Cầu chúc Anh Chị Em Mùa Giáng Sinh và Năm Mới 2017 an lành, thánh đức, hạnh phúc trong phục vụ tha nhân đau yếu nghèo khó.

by Tháng Mười Hai 18, 2012 6 comments Tâm Linh
Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa (Maria Valtorta – Quyển 1)

Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa (Maria Valtorta – Quyển 1)

https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/Grande-1852-lot-de-10-chretiens-magazine-maria-valtorta-octobre-20121.jpg


”Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa”

hay ”Tin Mừng như đã được vén mở cho tôi”:
một tác phẩm độc nhất vô nhị

       ”Bài thơ của Con Người – Thiên Chúa” hay ”Tin Mừng như đã được vén mở cho tôi” của bà Maria Valtorta là một tuyệt tác độc nhất vô nhị trong nền văn chương của Kitô giáo. Tuy không được – hay đúng hơn chưa được – Giáo quyền công nhận là ”mạc khải”, nhưng từ năm 1966 không còn bị cấm đọc và phổ biến nữa.

       Các thị kiến không chỉ bao gồm toàn cuộc đời Chúa Cứu Thế, mà còn trình thuật quãng đời thơ ấu của Mẹ Maria. So sánh với các tác phẩm được mạc khải khác, tác phẩm của bà Maria Valtorta đầy đủ nhất và rất chính xác trong tương quan với bốn Phúc Âm. Các thị kiến đã được viết lại ngay lập tức và một cách trực tiếp sau khi được vén mở.

       Các trình thuật rất trung thực với Phúc Âm, và giúp người đọc hiểu bối cảnh các giáo huấn của Chúa Giêsu với rất nhiều chi tiết súc tích, sống động hấp dẫn. Đặc biệt tác phẩm bao gồm các hiểu biết sự kiện lịch sử, địa lý, trắc địa, địa chất, khoáng chất và phong cảnh chính xác về Thánh Địa, khiến cho các chuyên viên kinh thánh và các học giả phải kinh ngạc.

       Bạn không bị bắt buộc phải tin, vì đây không phải là tín lý. Nhưng cũng đừng bỏ lỡ một cơ hội đọc một tác phẩm hay, và đừng nản lòng vì mấy chục trang dẫn nhập khô khan. Hãy kiên nhẫn vượt thắng nó và hãy đọc tác phẩm với tâm trí rộng mở, không thành kiến, đơn sơ, chân thành, bạn sẽ nếm hưởng được tình yêu bao la của Thiên Chúa Ba Ngôi, sẽ yêu mến Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Cha Thánh Giuse nhiều hơn và xót thương nhân loại sâu xa hơn. Và cuộc sống của bạn sẽ được biến đổi.

       Roma 15-8-2012
Lễ Đức Mẹ hồn xác lên Trời
Linh mục Giuse Hoàng minh Thắng
Giáo sư Thánh kinh Đại học Giáo hoàng Urbaniana Roma (1991-2011)

Bấm vào đây để download nguyên bài: Bai tho Con Nguoi Thien Chua Quyen 1

http://i646.photobucket.com/albums/uu185/vanhoai1111/th_706423obhm2yl2at.gif

GHI CHÚ: Để dễ đọc cả quyển sách, xin bấm vào biểu tượng https://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/mui-ten.png phía trên bên phải trong file PDF .

[viewpdf width=”591px” height=”795px”]tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/12/BÀI-THƠ-CỦA-CON-NGƯỜI-THIÊN-CHÚA-Quyển-1.pdf[/viewpdf]

by Tháng Mười Hai 11, 2012 Comments are Disabled Cuộc đời Chúa Giê-su (Maria Valtorta), Tâm Linh